Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trí tuệ nhân tạo và tiếp cận công lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.16 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ TIẾP CẬN CƠNG LÝ</b>


<i><b>TS. Nguyễn Bích Thảo </b></i>


<i>Bộ mơn Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQGHN </i>


<b>1.</b> <b>Tổng quan về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm </b>
<b>tăng cường tiếp cận công lý </b>


Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) được định nghĩa là một ngành
của khoa học máy tính, bao gồm các cơ sở lý thuyết và việc lập trình xây dựng các
hệ thống máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ thường địi hỏi trí thơng minh của
con người như nhận thức thị giác, nhận dạng giọng nói, ra quyết định và dịch giữa
các ngôn ngữ. Liên minh châu Âu định nghĩa trí tuệ nhân tạo là một hệ thống các
phương pháp khoa học, lý thuyết và kỹ thuật nhằm mục tiêu dùng máy tính để tái
tạo khả năng nhận thức của con người, để máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ
phức tạp mà trước đây do con người thực hiện.20


Theo các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, AI có các đặc tính cơ bản sau đây:
(1) tính sáng tạo, (2) tính khơng thể dự đốn trước, (3) tính độc lập, tự chủ trong
hoạt động, không có sự can thiệp của con người; (4) tính hợp lý; (5) khả năng tự
học tập và không ngừng cải tiến, phát triển thông qua sự tương tác với môi trường;
(6) khả năng thu thập dữ liệu và truyền đạt, (7) tính hiệu quả, chính xác, và (8) khả
năng tự do sử dụng các phương án thay thế.21


AI thực chất không phải là một công nghệ đơn lẻ mà là tập hợp các công
nghệ khác nhau, thực hiện nhiều chức năng khác nhau, các chức năng này có thể
thay thế cho một số hoạt động đòi hỏi trí tuệ con người.


Một là, công nghệ giao tiếp như nhận diện ngôn ngữ, giọng nói, hình ảnh,
thúc đẩy sự tương tác giữa con người và máy tính, cho phép người dùng có thể nhận


được phản hồi dưới hình thức lời nói hoặc hình ảnh đối với các câu hỏi do họ đặt ra
cho máy tính bằng ngôn ngữ phổ thông và đơn giản.


Hai là, công nghệ phân tích và dự đoán. Dựa trên dữ liệu cung cấp cho hệ
thống máy tính, máy tính (AI) có thể dự đoán được kết quả, phân tích diễn biến và
xu hướng. Tuy nhiên, dự đốn của AI chỉ hồn tồn dựa trên dữ liệu trong quá khứ
được cung cấp, do đó AI sẽ khơng thể dự đốn chính xác trong những trường hợp
chưa có tiền lệ hoặc hiếm khi xảy ra.


Ba là, trí tuệ nhân tạo còn bao gồm “machine learning” (máy học), đây là
một lĩnh vực nhỏ của khoa học máy tính, nó có khả năng tự học hỏi dựa trên dữ liệu
20<sub> European Commission for the Efficiency of Justice (CEPEJ), </sub><i><sub>European Ethical Charter on the Use of </sub></i>


<i>Artificial Intelligence in Judicial Systems and Their Environment</i>, December 2018, p. 69.


21<sub> Shlomit Yanisky Ravid & Xiaoqiong (Jackie) Liu, </sub><i><sub>When Artificial Intelligence Systems Produce Inventions: The </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đưa vào mà không cần phải được lập trình cụ thể, từ đó có khả năng tự đưa ra quyết
định và hành động.


Các đặc điểm và chức năng nói trên của AI hiện đang được ứng dụng ngày
càng rộng rãi trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp nhằm tăng cường tiếp cận công lý.
Hiện nay, các nước phát triển cũng như đang phát triển đều đang phải đối mặt với
vấn đề người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận công lý, nhất là công lý trong
lĩnh vực dân sự (civil justice). Trên thế giới, quan niệm về tiếp cận công lý dân sự
hiện nay đã mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ bao gồm việc tiếp cận quy trình tố
tụng dân sự tại tịa án, mà được hiểu là khả năng đạt được sự công bằng trong việc
giải quyết các vấn đề dân sự, có nghĩa là khả năng của người dân, khi gặp các vấn
đề vướng mắc, các xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp về dân sự, có thể tiếp cận được
cơ chế giải quyết một cách công bằng, thỏa đáng với kết quả khiến họ hài lịng.


Quan niệm về tiếp cận cơng lý trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng như vậy bắt
đầu từ thập kỷ 1960 khi quy trình tố tụng dân sự tại tòa án ở cả các nước theo mơ
hình tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn đều bộc lộ những hạn chế rất lớn, đặc
biệt là chi phí và thời gian giải quyết quá dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
tiếp cận công lý của người dân. Do đó, tăng cường tiếp cận công lý về dân sự bao
gồm: Thứ nhất, xây dựng một hệ thống cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự đa dạng,
khơng chỉ có tịa án mà còn có các thiết chế và phương thức khác để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người dân; Thứ hai, giảm thiểu chi phí giải quyết tranh
chấp, bảo đảm tương xứng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích nhận được, trong đó tăng
cường ứng dụng công nghệ hiện đại được xem là giải pháp đột phá để giảm chi phí;
Thứ ba, bảo đảm cho người dân được tiếp cận thông tin pháp luật và dịch vụ tư vấn
pháp lý, trợ giúp pháp lý khơng chỉ trong tố tụng hình sự mà cả trong tố tụng dân sự
(tuy nhiên, nguồn lực trợ giúp pháp lý không bao giờ đủ để đáp ứng nhu cầu, vì
vậy, bản thân hệ thống tư pháp dân sự phải tự điều chỉnh để bảo đảm công lý trong
trường hợp đương sự không có luật sư và cũng không tiếp cận được trợ giúp pháp
lý); Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp dân sự (bao gồm cả thủ tục,
thiết chế và con người) hướng đến chất lượng, bảo đảm kết quả giải quyết đúng đắn,
công bằng; Thứ năm, xây dựng hệ thống tư pháp dân sự bảo đảm cho đương sự có
tiếng nói, được tham gia một cách tích cực, chủ động, thực chất; Thứ sáu, xây dựng
hệ thống tư pháp dân sự thân thiện với người dân, trong đó ứng dụng công nghệ
thông tin truyền thông, mạng xã hội cũng được xem là giải pháp đột phá để tăng
cường kết nối, tương tác giữa hệ thống tư pháp với người dân, giúp người dân tiếp
cận thông tin, hướng dẫn về pháp luật và tư pháp.22


22<sub> Nguyễn Bích Thảo, </sub><i><sub>Công lý và tiếp cận công lý trong tố tụng dân sự</sub></i><sub>, trong Sách trong sách: Đào Trí Úc, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ứng dụng công nghệ AI có thể giải quyết được nhiều vấn đề kể trên nhằm
góp phần tăng cường tiếp cận công lý nói chung và công lý trong lĩnh vực dân sự
nói riêng. AI thường được ứng dụng trên những phương diện sau đây: (1) cung cấp
thông tin pháp luật cho người dân và thúc đẩy sự giao tiếp giữa tòa án với người


dân một cách nhanh chóng, hiệu quả; (2) tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến hữu hiệu; (3) cung cấp cơng cụ tìm kiếm,
phân tích nâng cao để dự đoán kết quả giải quyết vụ án; (4) hỗ trợ thẩm phán trong
việc ra phán quyết về vụ việc đảm bảo tính nhất quán và thống nhất (thẩm phán
điện tử thay thẩm phán robot)…


Các phần tiếp theo của bài viết phân tích, khảo sát kinh nghiệm của Trung
Quốc và Liên minh châu Âu trong việc ứng dụng AI nhằm tăng cường tiếp cận công
lý, những vấn đề pháp lý đặt ra và phản ứng về chính sách của quốc gia/khu vực
này. Châu Âu và Trung Quốc thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau về ứng dụng AI
trong lĩnh vực tư pháp: nếu như Trung Quốc có những bước đi rất mạnh mẽ, táo
bạo, đột phá thì châu Âu thể hiện thái độ dè dặt, thận trọng và rất quan tâm đến khía
cạnh đạo đức, bảo vệ các quyền cơ bản của con người khi ứng dụng AI trong hoạt
động tư pháp.


<b>2. Chính sách và thực tiễn của Trung Quốc về ứng dụng cơng nghệ trí </b>
<b>tuệ nhân tạo trong hoạt động tư pháp nhằm tăng cường tiếp cận công lý</b>


Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có những cải cách mang tính đột phá
trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo, vào
hoạt động tư pháp nhằm tăng cường tiếp cận công lý cho người dân. Ứng dụng AI
tạo điều kiện cải thiện hiệu quả trên toàn hệ thống tòa án và cho phép tăng khả năng
tiếp cận các dịch vụ tư pháp. Việc sử dụng AI góp phần cung cấp hướng dẫn về
pháp luật cho các đương sự và dự đoán khả năng thắng kiện, hỗ trợ trong việc quản
lý rủi ro đối với vụ án. Hơn nữa, với việc sử dụng AI để hỗ trợ các thẩm phán trong
việc ra quyết định dựa trên phân tích các vụ kiện trước đó có tình tiết tương tự, các
đương sự có thể yên tâm về tính chắc chắn và nhất quán hơn trong các quyết định tư
pháp của tòa án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ứng dụng AI trong hệ thống tòa án Trung Quốc được thể hiện ở các lĩnh vực


nổi bật sau đây:23


Thứ nhất: Nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân và hỗ trợ người dân
soạn thảo đơn từ trong hoạt động tố tụng


Các tòa án địa phương ở chín khu vực cấp tỉnh, bao gồm Bắc Kinh, Thượng
Hải và Quảng Đông, đã chính thức ra mắt robot mới hỗ trợ trong các phòng dịch vụ
của tòa án, nhằm tạo điều kiện cho công chúng truy cập vào các hướng dẫn về các
thủ tục tố tụng và tư pháp, cũng như cung cấp thông tin cơ bản về các thẩm phán và
thư ký tòa án. Các robot cũng có khả năng tự động soạn thảo đơn khởi kiện cho
đương sự. Chẳng hạn, robot có tên là Xiao Fa được sử dụng ở trên 100 tịa án trên
tồn quốc có khả năng trả lời miệng các câu hỏi trực tiếp của người dân, hoặc trả lời
bằng văn bản (in ra trực tiếp) các câu hỏi được gõ trên bàn phím máy tính gắn với
robot. Robot Xiao Fa hoạt động trên cơ sở tiếp cận và phân tích kho dữ liệu lớn
thường xuyên cập nhật về 40.000 thủ tục pháp lý và các câu trả lời cho 30.000 câu
hỏi pháp lý thường gặp, hơn 7.000 văn bản pháp luật và 5 triệu bản án.24<sub> Nhờ đó, </sub>
các cán bộ tòa án được giải phóng khỏi việc giải đáp rất nhiều câu hỏi pháp lý đơn
giản để tập trung nguồn lực vào các vụ việc phức tạp. Robot Xiao Fa được lập trình
để sử dụng phù hợp với nhu cầu tiếp cận pháp luật của người dân ở từng khu vực,
địa phương cụ thể. Chẳng hạn, robot Xiao Fa ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, nơi
tập trung nhiều lao động nhập cư, được lập trình để cung cấp cho người lao động
thông tin về các tranh chấp liên quan đến lao động, trong khi các robot được sử
dụng tại tòa án Bắc Kinh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực luật dân sự và thương mại


Thứ hai: Hỗ trợ phân tích, đánh giá khả năng thắng kiện và đề xuất phương
thức giải quyết tranh chấp thay thế


Các robot ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Giang Tơ cịn có khả năng đánh giá,
dự đoán kết quả vụ án trước khi nộp đơn khởi kiện. Đánh giá của robot dựa trên
việc phân tích hơn 7.000 văn bản pháp luật Trung Quốc và rất nhiều quyết định của


tòa án được lưu trong hệ thống. Các robot cũng có thể đề xuất các phương thức giải
quyết tranh chấp khác cho các đương sự khi vụ kiện mới được đưa ra tòa án. Ví dụ,
các robot sẽ đề nghị các bên xem xét hòa giải hoặc tiến hành các phương thức giải
quyết tranh chấp khác như trọng tài nếu có một điều khoản trọng tài.


Thứ ba: Hỗ trợ việc nộp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ điện tử


Các tòa án Thượng Hải và Hà Nam đã sử dụng côn nghệ AI để quét và gửi
hồ sơ vụ án điện tử, giúp đẩy nhanh quá trình giao nộp tài liệu và phân loại chứng
23<sub> Adoption of AI in Chinese Courts Paves the Way for Greater Efficiencies and Judicial Consistency, </sub>




</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngoài ra, sử dụng phương tiện điện tử có thể tăng tốc độ chuyển hồ sơ vụ án
giữa các tòa án khác nhau, đặc biệt đối với các vụ án có kháng cáo trong đó tòa án
sơ thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án sang tòa phúc thẩm.


Thứ tư: Hỗ trợ ghi biên bản phiên tòa, phiên họp theo thời gian thực


Các tòa án địa phương ở Thượng Hải, Chiết Giang và ba tỉnh khác ở Trung
Quốc đã triển khai Hệ thống nhận dạng giọng nói ứng dụng AI để ghi biên bản tự
động theo thời gian thực các phiên tòa, phiên họp của tòa án, thay thế cho các thư
ký tòa án. Hệ thống nhận dạng giọng nói AI có khả năng tự động phân biệt giọng
nói của các thẩm phán, nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác,
và ghi lại biên bản phiên tòa một cách đồng bộ nhất có thể để các đương sự có thể
xem biên bản theo thời gian thực.


Thứ năm: Hỗ trợ hoạt động xét xử của thẩm phán, bảo đảm tính thống nhất
và nhất quán trong việc ra quyết định



Tòa án nhân dân cấp cao Thượng Hải hiện đang thí điểm thiết lập Hệ thống
tư pháp hỗ trợ AI, có khả năng phân tích và tự động đối chiếu các vụ kiện mà tòa án
có phán quyết tương tự nhau để các thẩm phán tham khảo. Hệ thống này cũng có
khả năng tiến hành phân tích những khác biệt về tình tiết vụ án bằng cách so sánh
chứng cứ trong vụ án cần giải quyết với chứng cứ trong các vụ án trước đã được
giải quyết. Điều này sẽ giúp các thẩm phán bảo đảm tính nhất quán trong thực tiễn
xét xử của họ.25


Việc ứng dụng AI trong hoạt động tư pháp của Trung Quốc đã thu được
những kết quả rất tích cực, mặc dù chi phí đầu tư không nhỏ (trung bình một robot
Xiao Fa có giá từ 7.000 đến 22.000 USD).26 Nhà nước sẵn sàng bỏ ra khoản đầu tư
này, đổi lại, lợi ích cho xã hội là rất lớn. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế
giới, có 5 nhân tố tố dẫn đến sự bùng nổ về ứng dụng công nghệ nói chung và AI
nói riêng trong lĩnh vực pháp luật ở Trung Quốc, trước tiên phải kể đến sự ủng hộ
và hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước, tiếp đó là các nhân tố như nhu cầu tiếp cận pháp
luật và công lý rất lớn từ phía công chúng do lượng án tồn đọng khổng lồ tại các tòa
án, số lượng văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều, sự bùng nổ của điện thoại
thông minh…27<sub> Điều này cũng khá tương tự với bối cảnh Việt Nam hiện nay. </sub>


<b>3. Chính sách và thực tiễn của Liên minh châu Âu về ứng dụng cơng </b>
<b>nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tư pháp </b>


Khác với Trung Quốc, Châu Âu có thái độ khá thận trọng trong việc ứng
dụng AI vào hoạt động của tòa án. Trong khi một số nước châu Âu đã chủ động ứng
25<sub> Shanghai Court Adopts New AI Assistant, </sub>


26<sub> Courts Embrace AI to Improve Efficiency, 16/11/2017, </sub>





27<sub> World Economic Forum, 5 factors driving the Chinese lawtech boom, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

dụng cơng nghệ này thì nhiều nước khác vẫn coi đây là vấn đề mới, và việc ứng
dụng công nghệ mới chỉ dừng lại ở hệ thống công nghệ thông tin. Hiện nay, các
phần mềm dự đoán kết quả giải quyết vụ án chưa được các thẩm phán ở châu Âu sử
dụng, dù đã có một vài ứng dụng thử nghiệm ở vài nơi, nhưng chưa được sử dụng
trên quy mô lớn. Nhu cầu sử dụng lại xuất phát từ khu vực tư nhân nhiều hơn, do
các luật sư và đương sự mong muốn giảm thiểu tính không chắc chắn và khó dự
đoán trước của các quyết định tư pháp.28<sub> Một trong những nước đi đầu là quốc gia </sub>
nhỏ bé Estonia. Tháng 3 năm 2019, Bộ Tư pháp Estonia đã chính thức yêu cầu giám
đốc dữ liệu quốc gia thiết kế một thẩm phán robot để giải quyết các tranh chấp dân
sự nhỏ đang tồn đọng tại các tòa án. Thẩm phán robot hoạt động dựa trên trí tuệ
nhân tạo, có nhiệm vụ phân tích các tài liệu pháp lý và thông tin liên quan khác và
đưa ra quyết định. Một khái niệm mới xuất hiện trong các văn kiện của EU là “công
lý dự đoán” (predictive justice). Người dân có nhu cầu chính đáng trong việc dự
đoán trước kết quả giải quyết vụ án để từ đó quyết định lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp nào, đây là một khía cạnh mới của khái niệm “tiếp cận công lý”,
và công cụ AI có thể cung cấp giải pháp đó. Cơng cụ phân tích dự đốn dựa trên
công nghệ AI sẽ tạo ra một loại chuẩn mực mới trong việc ra quyết định của thẩm
phán, không chỉ là chuẩn mực mang tính chất bổ sung, “ngoại vi” mà có thể về lâu
dài sẽ trở thành chuẩn mực chính yếu, chủ đạo, nghĩa là quyết định của tòa án sau
này có thể sẽ khơng cịn dựa trên tư duy, lập luận pháp lý qua từng vụ việc
(case-by-case reasoning) của thẩm phán, mà dựa trên những tính toán thống kê trên cơ sở
phân tích các quyết định của tòa án đó và các tòa án khác trong các vụ việc tương
tự. Điều đó sẽ làm thay đổi căn bản hệ thống tố tụng dân sự.


Tháng 12/2018, Hội đồng châu Âu (thông qua Ủy ban châu Âu về hiệu quả
tư pháp – CEPEJ) ban hành Hiến chương đạo đức đầu tiên về sử dụng trí tuệ nhân
tạo trong hệ thống tư pháp. Hiến chương cung cấp một khung các nguyên tắc nhằm
hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp và chuyên gia tư pháp khi


họ phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của AI trong các hệ thống tư pháp
quốc gia. Quan điểm của CEPEJ được thể hiện trong Hiến chương là việc áp dụng
AI trong lĩnh vực tư pháp có thể góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt
động tư pháp và cần được khuyến khích, nhưng phải được thực hiện một cách có
trách nhiệm, tuân thủ các quyền cơ bản được bảo đảm trong Công ước châu Âu về
Nhân quyền (ECHR) và Công ước của Hội đồng Châu Âu về bảo vệ dữ liệu cá
nhân, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc đạo đức được nêu trong Hiến chương. Đối
với CEPEJ, điều quan trọng là đảm bảo rằng AI vẫn là một công cụ phục vụ lợi ích
chung và việc sử dụng nó phải tôn trọng các quyền cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

CEPEJ đã xác định các nguyên tắc cốt lõi sau đây cần được tôn trọng trong
lĩnh vực AI và tư pháp:


Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản: đảm bảo rằng việc thiết kế và triển
khai các công cụ và dịch vụ trí tuệ nhân tạo phải phù hợp với các quyền cơ bản, như
quyền được xét xử cơng bằng, quyền bình đẳng và được tơn trọng trong q trình
tranh tụng; đảm bảo tính độc lập của thẩm phán trong việc ra quyết định.


Nguyên tắc không phân biệt đối xử: ngăn chặn sự phát triển hoặc tăng cường
bất kỳ sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Các phương pháp
xử lý dữ liệu ứng dụng AI có khả năng dẫn đến phân biệt đối xử thông qua việc
nhóm hoặc phân loại các dữ liệu về cá nhân, do đó các chủ thể liên quan phải đảm
bảo rằng các phương pháp này không được tạo ra hoặc gia tăng phân biệt đối xử.
Đặc biệt cần chú trọng điều này khi việc xử lý dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa
trên các dữ liệu “nhạy cảm” như dữ liệu về màu da, dân tộc, hoàn cảnh kinh tế - xã
hội, chính kiến, tôn giáo, tín ngưỡng, tư cách thành viên cơng đồn, dữ liệu gen, dữ
liệu sinh trắc, dữ liệu liên quan đến sức khỏe, đời sống tình dục hoặc xu hướng tình
dục. Trong trường hợp phát hiện có phân biệt đối xử, cần xem xét áp dụng các biện
pháp khắc phục nhằm hạn chế hoặc trung lập hóa các rủi ro này.



Nguyên tắc chất lượng và bảo mật: dữ liệu dựa trên các quyết định tư pháp
được nhập vào phần mềm AI cần được lấy từ nguồn tin cậy đã được chứng nhận và
khơng được chỉnh sửa. Tồn bộ quá trình phải có thể truy xuất được để bảo đảm rằng
nội dung, ý nghĩa của quyết định được xử lý không bị chỉnh sửa. Các mơ hình và
thuật tốn phải có thể lưu trữ và thực hiện được trong môi trường cơng nghệ an tồn.


Ngun tắc minh bạch, vơ tư và công bằng: làm cho các phương pháp xử lý
dữ liệu có thể tiếp cận được và dễ hiểu, cho phép kiểm tra từ bên ngoài;


Nguyên tắc “đặt dưới sự kiểm soát của người dùng” (“under user control”).
Quyền tự chủ của người dùng phải được tăng cường và không bị hạn chế thông qua
việc sử dụng các công cụ và dịch vụ AI. Người dùng phải được cung cấp thông tin
đầy đủ về hệ thống.


Như vậy, về mặt chính sách, Hiến chương của CEPEJ hiện nay đang tập
trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa công nghệ AI và vấn đề đạo đức, bảo vệ quyền
con người, đặc biệt là quyền bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử và quyền bảo vệ
dữ liệu cá nhân. Đây mới chỉ là một khía cạnh pháp lý của việc ứng dụng AI trong
hoạt động tư pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phiên dịch, thư ký tòa án (ghi biên bản phiên tòa, phiên họp); giá trị pháp lý của các
đơn từ, văn bản do AI soạn thảo; trách nhiệm pháp lý khi AI đưa ra hướng dẫn pháp
luật hoặc tư vấn pháp luật không đúng cho người dân; trách nhiệm của thẩm phán
đối với bản án khi ứng dụng cơng nghệ phân tích, dự đốn của AI để ra quyết định?


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. <i>AI4J – Artificial Intelligence for Justice</i>, Workshop at the 22nd European Conference
on Artificial Intelligence, The Hague, The Netherlands, August 30, 2016.



2. Karim Benyekhlef, Jane Bailey, Jacquelyn Burkell & Fabien Gélinas (eds.),
<i>eAccess to Justice</i>, University of Ottawa Press, 2016.


3. Cabral, James E et al. “Using Technology to Enhance Access to Justice”
(2012) 26:1 Harvard Journal of Law & Technology 241.


4. Courts Embrace AI to Improve Efficiency, 16/11/2017,



5. Robot gives guidance in Beijing court, 13/10/2017,



6. Adoption of AI in Chinese Courts Paves the Way for Greater Efficiencies and


Judicial Consistency,





7. Shanghai Court Adopts New AI Assistant,


8. World Economic Forum, 5 factors driving the Chinese lawtech boom,





9. European Commission for the Efficiency of Justice (CEPEJ), <i>European </i>
<i>Ethical Charter on the Use of Artificial Intelligence in Judicial Systems and </i>
<i>Their Environment</i>, December 2018.



10. Faculty of Law, University of Ottawa, <i>Emerging Technological Solutions to </i>
<i>Access to Justice Problems: Opportunities and Risks of Mobile and </i>
<i>Web-based Apps</i>, Knowledge Synthesis Report Submitted to Social Sciences and
Humanities Research Council, October 13, 2016.


11. Roger Smith, <i>Artificial Intelligence and Access to Justice</i>, Jan. 23, 2019,


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

13. Thompson, Darin, "<i>Creating New Pathways to Justice Using Simple Artificial </i>
<i>Intelligence and Online Dispute Resolution</i>" (2015). Osgoode Legal Studies
Research Paper Series. 152.




14. Eugene Volokh, <i>Chief Justice Robots</i>, Duke Law Journal, Vol. 68:1135, 2019,
available at:



15. Shlomit Yanisky Ravid & Xiaoqiong (Jackie) Liu, <i>When Artificial </i>


<i>Intelligence Systems Produce Inventions: The 3A Era and an Alternative </i>


<i>Model for Patent Law</i>, Cardozo Law Review, forthcoming 2017,


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /> Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia
  • 118
  • 2
  • 49
  • ×