Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ năm II trường Đại học Đồng Tháp và giải pháp Shadowing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.22 KB, 6 trang )

113
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ NĂM II TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
VÀ GIẢI PHÁP SHADOWING
SV. Lê Phước Thiện
SV. Nguyễn Thị Cẩm Thu
ThS. Lê Hồng Phương Thảo
Tóm tắt. Tiếng Anh được xem là chiếc chìa khóa đắc lực cho việc trao đổi
thơng tin và hội nhập quốc tế. Trong đó, kỹ năng nói chính là cơng cụ thơng dụng, phổ
biến và hữu ích nhất. Tuy nhiên, nhiều sinh viên (SV) chuyên ngữ Trường Đại học
Đồng Tháp vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát âm tiếng Anh. Vì vậy, việc áp
dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng phát âm cũng như nói tiếng Anh có hiệu quả sẽ
đem lại nhiều lợi ích tích cực. Trên cơ sở này, bài viết nêu lên thực trạng rèn luyện kỹ
năng phát âm và đề xuất sử dụng phương pháp Shadowing để góp phần nâng cao kỹ
năng phát âm tiếng Anh.
1. Mở đầu
Thế kỷ 21 là thế kỷ của tồn cầu hố, thế kỷ của sự giao lưu và hội nhập quốc tế.
Trong quá trình đó, tìm cách làm sao để phá vỡ tất cả các biên giới về quốc gia, bộ tộc,
tôn giáo và văn hóa để có thể tìm thấy tiếng nói chung; để tạo sự hiểu biết, trao đổi, giao
lưu và học hỏi trở thành yếu tố then chốt. Và tiếng Anh có thể nói là một trong những
cơng cụ hữu dụng để phá vỡ các biên giới, rào cản đó, trở thành ngôn ngữ quốc tế,
“ngôn ngữ của hội nhập”. Việt Nam cũng hoà trong xu thế hội nhập của thế giới song
song với q trình đổi mới tồn diện đất nước. Trên con đường tồn cầu hóa ấy, Việt
Nam đang đứng trước thách thức to lớn có tính chất sống cịn trong lịch sử: phải tìm ra
con đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, thực hiện thành cơng sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng. Phát triển đất nước trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin. Với bối cảnh đó, Việt Nam đã sớm nhận định “phải đầu
tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ” là kim chỉ nam giúp ta, khẳng định vị thế
trên hành trình hội nhập. Ngoại ngữ đã có một vai trị, vị trí mới về chất. Đó là thực sự
trở thành cơng cụ giao tiếp cần thiết, phương tiện thông tin nhạy bén và phong phú;
được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết về nhân cách của con


người Việt Nam hiện đại. Mục tiêu chiến lược của ngoại ngữ gắn chặt với những mục
tiêu lớn của giáo dục và đào tạo, được xác định trên 3 bình diện: nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trị
và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.
Điều này đã được khẳng định trong Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
Chính vì lẽ đó, để đạt được những kết quả tốt trong việc học nói, trước hết cần
“chữa bệnh từ gốc”, tức là muốn nói tiếng Anh chuẩn (standard English) thì phải có
nền tảng phát âm chính xác. Hơn nữa, SV cần có phương pháp học tập phù hợp.
Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó, phương pháp Shadowing là một giải pháp
phù hợp, giúp nâng cao trình độ phát âm từ “kiến thức trên sách vở cơ bản” lên trình
độ “vận dụng lưu lốt” một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
2. Khái qt về Shadowing
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về shadowing nhưng tóm lại ta có thể khái
quát Shadowing hay Speech shadowing là một kỹ thuật đơn giản để luyện phát âm, kỹ
thuật này khác với kỹ thuật nghe và lặp lại vì với Shadowing, người học nghe và lặp


114
lại ngay sau đó càng nhanh càng tốt, người ta cịn gọi đây là ngơn ngữ của vẹt vì cách
thức để người học luyện tập Shadowing khá giống cách mà vẹt bắt chước tiếng người.
Có 3 bước để luyện tập phương pháp này, đầu tiên tìm một tài liệu là video hay audio
mà bạn thích, cố gắng chọn những tài liệu của người bản xứ có phụ đề hoặc bản dịch
để dễ theo dõi, tài liệu đó có thể là một đoạn phim, một đoạn sách điện tử hoặc đoạn
hài để tạo hứng thú khi luyện tập, tài liệu được chọn để luyện tập có thể là một đoạn
ngắn hay dài hơn tùy vào khả năng và sở thích của mỗi người. Tiếp theo là nghe vài
lần để người học quen với tài liệu ấy, cuối cùng là người học vừa nghe tài liệu đồng
thời bắt chước lặp lại như những gì họ nghe ngay sau khi họ vừa đọc [4]. Shadowing
là một kỹ thuật đơn giả nhưng khá hiệu quả. Nó giúp người học cải thiện khá nhiều cả
về giọng, ngữ điệu, nhịp điệu và nhịp độ khi đọc từ và câu. Đặc biệt với việc sử dụng
các tài liệu luyện tập do người bản xứ đọc, nó giúp người học cải thiện kỹ năng nghe

giọng người bản xứ cũng như phát âm và nói giống người bản xứ hơn [5].
Shadowing được áp dụng phổ biến cho người học ngơn ngữ đặc biệt trong
luyện nói và phát âm. Nó giúp người học thích ứng với cách đọc của cả câu theo ngữ
điệu, người học sau khi luyện tập kỹ thuật này sẽ cải thiện đáng kể về phát âm, sự trôi
chảy và ngữ điệu như người bản xứ [1], [2], [3].
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát là 80 SV năm II chuyên ngành tiếng Anh (năm học 2015 –
2016), Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Đồng Tháp.
- Bảng câu hỏi (questionnaire) là công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng trong
nghiên cứu này. Mục đích của cơng cụ này là tìm ra thái độ, thực trạng kỹ năng phát
âm; nguyên nhân phát âm chưa tốt/chưa đạt chuẩn; những phương pháp học và những
khó khăn, trở ngại mà SV gặp phải trong quá trình phát âm và sự hiểu biết của SV về
Shadowing. Bảng câu hỏi là do chúng tôi thiết kế (bằng tiếng Việt), gồm 11
câu, xoay quanh 2 nội dung chính: (1) thái độ, thực trạng của việc phát âm, nguyên
nhân cũng như khó khăn trong phát âm; (2) những hiểu biết của SV về Shadowing.
- Tiến trình khảo sát: Trước hết, được sự cho phép của Trưởng khoa SP Ngoại
ngữ và giáo viên bộ môn, chúng tôi yêu cầu SV ở lại lớp vào giờ giải lao để tiến hành
phát bảng câu hỏi cho mỗi SV; hướng dẫn, giải thích mục đích, yêu cầu của bảng câu
hỏi và thu lại phiếu ngay sau đó khi sinh viên đã hồn thành (trong khoảng 15 phút).
Sau đó tiến hành thống kê để thu dữ liệu. Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá để đưa
ra hướng đề xuất.
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Thái độ, nhận thức về kỹ năng pháp âm


115

Theo kết quả của Biểu đồ 1, có đến 71 SV cho biết kỹ năng phát âm là một kỹ
năng rất quan trọng; cịn lại 9 SV cho rằng đó là một kỹ năng quan trọng. Qua đó ta thấy

hầu hết SV đều nhận thức được vai trò của kỹ năng phát âm trong việc học tiếng Anh.
Tuy nhiên, thực trạng rèn luyện phát âm hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả có
lẽ bởi vì đa phần SV chưa có sự đam mê, u thích khi học phát âm và cũng chưa chú
ý rèn luyện phát âm thường xuyên. Qua Biểu đồ 2, ta thấy có đến 39 SV nói rằng họ
học phát âm ở THPT chủ yếu là do bắt buộc, trong khi tự nguyện là 37 SV, cịn 5 SV
chọn lý do khác. Thực trạng này, có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và
sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
3.2.2. Nguyên nhân gây ra thực trạng pháp âm không đạt chuẩn
Thứ nhất, chương trình học ở THPT thiên nhiều về lý thuyết ngữ pháp, chưa có
sự đầu tư đồng đều giữa các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết – phát âm – ngữ pháp.
Theo đó, nó dẫn đến một hệ lụy ở bậc đại học là: SV phát âm theo thói quen, qn tính
của lớp học ở THPT, chưa quan tâm đến mức độ phát âm chuẩn tiếng Anh hay khơng.
Do vậy, qua khảo sát chỉ có 12 SV nói rằng luôn chú ý chỉnh sửa lại phát âm khi họ mắc
lỗi sai về phát âm, 64 SV cho biết thỉnh thoảng chú ý chỉnh sửa phát âm (Biểu đồ 3).

Thứ hai, phương pháp luyện tập phát âm chưa thật sự phù hợp. Qua kết quả
của Biểu đồ 4, ta thấy nhiều bạn SV còn đang loay hoay lựa chọn, chưa tìm được
phương pháp luyện tập phát âm phù hợp cho mình. Cụ thể, lựa chọn nghe tài liệu tiếng
Anh của người bản ngữ để bắt chước chiếm số lượng cao nhất, 54 ý kiến lựa chọn. Kế
đến là sử dụng từ điển để xem phiên âm nhận được 52 sự lựa chọn. Ý kiến lựa chọn
phương pháp nói tiếng Anh trong lớp và phát âm theo qn tính có số lượng tương
đương với 31 bạn SV. Tiếp theo, làm nhiều bài tập có liên quan đến lý thuyết phát âm
nhận được 19 sự đồng tình. Cuối cùng, số lượng thấp nhất là phương pháp nói tiếng
Anh với người nước ngồi chỉ có 9 ý kiến lựa chọn.


116

Qua thống kê về kết quả khảo sát trên cho thấy đa phần SV chuyên ngữ năm II
Trường Đại học Đồng Tháp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra đâu là

phương pháp rèn luyện kỹ năng phát âm hiệu quả nhất, phù hợp với bản thân mình nhất.
Phần nhiều các bạn chọn phương pháp tự luyện tập thông qua những nguồn tài liệu tiếng
Anh, tuy nhiên vấn đề được đặt ra là nguồn tài liệu các bạn đã và đang sử dụng có phải
là “chuẩn” nhất về phát âm hay chưa. Ngồi ra, rất ít SV lựa chọn luyện tập thơng qua
trực tiếp nói tiếng Anh với người nước ngoài cho thấy điều kiện thực tế tại nhiều trường
đại học nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn cịn khá hạn chế. Khơng như khu
vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều người nước ngồi, cơ hội trao đổi và
trị chuyện với họ khá dễ dàng, thuận tiện, thường xuyên. SV chuyên ngữ Trường Đại
học Đồng Tháp hiện nay chưa có nhiều cơ hội để thực hành phát âm, nói với người bản
ngữ, điều đó cũng dẫn đến tâm lý bị động, ngại nói khi có cơ hội, ảnh hưởng rất nhiều
đến khả năng sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng phát âm và nói.

Thứ ba, thời gian SV dành cho việc luyện tập phát âm là chưa nhiều. Thông
qua khảo sát, có 40 SV các bạn nói rằng tỉnh thoảng mới luyện tập phát âm, chiếm tỷ
lệ cao nhất. Chỉ có 30 SV ý kiến cho biết thường xuyên luyện tập phát âm, 3 SV chọn
hiếm khi và 7 SV nói rằng mức độ luyện tập phát âm của mình là rất thường xuyên.
Có thể thấy có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng
lơ là trên của các bạn SV. Đầu tiên, là nguyên nhân khách quan đến từ chương trình
đào tạo. Bên cạnh các mơn học chuyên ngành, các bạn SV chuyên ngữ năm II Trường
Đại học Đồng Tháp hiện nay phải dành rất nhiều thời gian cho việc học các mơn
chung. Hơn nữa, ngồi việc lên lớp đều đặn, các bạn còn phải còn phải dành khá nhiều
thời gian cho những bài tập nhóm, bài thuyết trình trên lớp dẫn đến tình trạng “quá


117
tải”, không đủ thời gian. Tiếp theo là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân
người học. Vẫn còn nhiều SV chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của
kỹ năng phát âm. Các bạn đầu tư nhiều cho kỹ năng nghe – nói mà quên mất rằng phát
âm chính là nên tảng cơ bản cho những kỹ năng còn lại. Nếu ta phát âm đúng, ta sẽ
gặp nhiều thuận lợi trong việc nghe tiếng Anh. Nếu ta phát âm chuẩn, khi giao tiếp

người đối diện sẽ dễ dàng hiểu ý ta.
3.2.3. Tự đánh giá về khả năng pháp âm
Vì những nguyên nhân trên mà tình trạng phát âm tiếng Anh của nhiều SV
chuyên ngữ năm II Trường Đại học Đồng Tháp chưa thật sự tốt. Cụ thể, qua Biểu đồ 6
ta thấy rằng 67 SV tự đánh giá khả năng phát âm của mình chỉ ở mức tạm được. Mức
độ tốt chỉ chiếm 7 SV. Cịn lại 6 SV cho rằng mình chưa được tốt về kỹ năng phát âm.
Đặc biệt, khơng có SV nào dám khẳng định mình đang có khả năng phát âm rất tốt.
Điều đó cho thấy, việc rèn luyện phát âm đang là một vấn đề hết sức cần thiết cho SV.

3.2.4. Hiểu biết về Shadowing
Theo kết quả khảo sát, hầu như SV chưa biết về phương pháp Shadowing, có
đến 69 sinh viên khơng biết phương pháp này, chỉ có 11 sinh viên đã từng nghe qua
Shadowing, 4 SV biết phương pháp này thông qua thầy cô giới thiệu, 4 SV thông qua
bạn bè, 2 SV biết được khi đọc báo, 1 SV thông qua sách vở (biểu đồ 7)

4. Kết luận
Phát âm là kỹ năng khá quan trọng, nó hỗ trợ rất nhiều cho việc nói và giao
tiếp. Qua khảo sát cho thấy thực trạng của SV chuyên ngữ năm II vẫn cịn gặp khá
nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Do vậy, chúng tôi đề xuất giải pháp
rèn luyện pháp âm tiếng Anh bằng phương pháp Shadowing (được trình bày khái qt
ở phần trên). Chúng tơi cũng đang triển khai thực nghiệm giải pháp này và bước đầu
đã thu được những kết quả tích cực.


118
Tài liệu tham khảo
[1].

Hamzah Md Omar, M., & Miko, U. (2010). Using'A shadowing'technique'to
improve english pronunciation deficient adult Japanese learners: An action research

on expatriate japanese adult learners. Journal of Asia TEFL, 7(2), 199-230.

[2].

Hsieh, K. T., Dong, D. A., & Wang, L. Y. (2013). A preliminary study of
applying shadowing technique to English intonation instruction. Taiwan
Journal of Linguistics, 11(2), 43-66.

[3].

Luo, D., Shimomura, N., Minematsu, N., Yamauchi, Y., & Hirose, K. (2008).
Automatic pronunciation evaluation of language learners' utterances generated
through shadowing. In INTERSPEECH (pp. 2807-2810).

[4].

/>
[5].

o/2013/07/shadowing-easy-technique-toimprove.html



×