Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.38 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NINH
………
<b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH </b>
<b>LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2010-1011 </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>
<b>MƠN NGỮ VĂN- BẢNG A </b>
( Hướng dẫn này có 04 trang )
<b>Câu 1 (8 điểm ) </b>
<b>1.</b> <b>Yêu cầu về kĩ năng: </b>
- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng phối hợp các phương thức biểu đạt
và các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề.
- Bố cục khoa học, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, ngơn từ chính xác.
<b>2.</b> <b>Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đạt những nội dung sau: </b>
2.1 Giải thích ý kiến:
- Nhìn dịng chảy của những con sơng như một ứng xử của nó với những trở ngại- nó ln
tìm đường vịng để tránh núi đồi, tiếp tục chảy cho đến khi ra biển, hay hồ vào dịng sơng
khác...
- Đây là lời khuyên con người hãy học cách ứng xử của dịng sơng: gặp trở ngại, khơng
chịu lùi bước, mà phải tìm con đường khác để tiếp tục thực hiện cơng việc, mục đích của
mình; gặp khó khăn, ngăn trở phải biết vịng tránh; cần thay đổi, điều chỉnh mọi vấn đề
- Đây cũng là lời khuyên con người nên có cách ứng xử, xử lí linh hoạt, mềm mại, phù
hợp trong mọi hồn cảnh.
2.2 Bình luận ý kiến:
- Đây là một cách nhìn thiên nhiên có chiều sâu nhân bản, thể hiện quan điểm con người
gắn bó với thiên nhiên, sống hồ nhập và học tập được từ thiên nhiên nhiều điều bổ ích,
trong đó có bài học nhân sinh: lối sống, cách ửng xử, hành xử ở đời.
- Cách ứng xử của dòng sông vừa thể hiện sự thông minh, khôn khéo, linh hoạt vừa thể
hiện bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi trước những thử thách, khó khăn, những tình huống bất
ngờ nảy sinh... vì vậy nó rất đáng để chúng ta học tập- đó là ý kiến xác đáng.
- Cuộc sống của con người thường gặp nhiều thử thách, ngăn trở. Con người làm một việc
gì đó cũng thường gặp trở ngại, hay những khó khăn, những vấn đề mới nảy sinh... lúc đó
con người cần học theo cách ứng xử của dịng sơng: khơng nản lịng, khơng dừng lại,
khơng quay đầu mà phải tìm cách đi tiếp, tìm ra con đường phù hợp, cách thức mới, khơn
khéo vịng tránh, thay đổi linh hoạt để đạt được mục đích.
- Trong giao tiếp, ứng xử, chúng ta cũng không nên lấy đối đầu làm nguyên tắc, không
nên cứng nhắc, bất biến, mà cần linh hoạt, mềm mỏng, thay đổi nhiều hình thức cho phù
hợp- miễn là có hiệu quả.
( Kết hợp phân tích một số dẫn chứng để thuyết phục cho các ý bình luận)
2.3 Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
2
- Tuỳ từng hoàn cảnh, sự việc, vấn đề mà ta lựa chọn cách ứng xử, xử thế cho phù hợp và
mang tính tích cực nhất: hoặc là tìm mọi cách, thay đổi, chọn lựa giải pháp khác để thành
công; hoặc ta cần dũng cảm đối mặt với trở ngại đấu tranh với chính nó, khuất phục nó,
vượt lên nó, khơng hề né tránh. Như vậy, con người sẽ có cách ứng xử đa dạng hơn, bản
lĩnh hơn, mạnh mẽ hơn phù hợp với mn vàn tình huống khác nhau của đời sống. Con
người cần khẳng định mình là tinh hoa của sự sống trong vũ trụ này.
2.4 Bài học rút ra:
Từ việc bàn luận, hiểu ý kiến trên mà chúng ta rút ra những bài học bổ ích cho mình:
- Cần kiên trì cho mục tiêu, mục đích của bản thân. Khơng ngại khó khăn, thử thách, biết
lựa chọn, thay đổi đường hướng, phương pháp, cách thức cho phù hợp với những hồn
cảnh, điều kiện khác nhau để thành cơng.
- Dám đấu tranh, đối mặt với mọi trở ngại, chiến thắng chính nó, vượt qua chính nó để đi
lên phía trước...
<b>3.</b> <b>Cách cho điểm: </b>
- <b>Điểm 8: Bài viết đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết </b>
phục, hiểu sâu sắc vấn đề. Văn phong trong sáng, có cảm xúc. Hầu như khơng mắc lỗi
diễn đạt, lỗi chính tả.
- <b>Điểm 6: Trình bày được phần lớn các ý đã nêu trên, hoặc đủ ý nhưng còn sơ lược. </b>
Hành văn trơi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt.
- <b>Điểm 4: Trình bày được một nửa các ý nêu trên, hoặc phần lớn các ý chính, nhưng sơ </b>
lược, cịn mắc một số lỗi diễn đạt.
- <b>Điểm 2: Trình bày được vài ý trong yêu cầu. Hiểu vấn đề chưa sâu, phiến diện, còn </b>
mắc nhiều lỗi trong diễn đạt, bố cục, trình bày.
<b>Câu 2: (12 điểm) </b>
<b>1.</b> <b>Yêu cầu về kĩ năng: </b>
- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, yêu cầu sử dụng kết hợp các thao tác lập luận và
các phương thức diễn đạt. Thể hiện năng lực cảm thụ tác phẩm thơ theo định hướng-
không phân tích tác phẩm đơn thuần, biết khám phá những đặc sắc nghệ thuật để làm
bật giá trị nội dung tư tưởng.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, trong sáng. Hành văn lưu lốt, trong sáng, có cảm xúc.
<b>2.</b> <b>Yêu cầu về nội dung kiến thức: </b>
<b>a.</b> <b>Giới thiệu chung: </b>
a.1. Giới thiệu sơ lược về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng.
a.2. Giải thích sơ lược ý kiến: Đây là ý kiến đánh giá về đặc điểm cảm xúc và giá trị tư
tưởng của bài Vội vàng. Xuân Diệu đã bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với cuộc đời,
trong nguồn cảm hứng cuồng nhiệt và qua những tình cảm ấy, nhà thơ thể hiện một quan
niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ.
<b>b.</b> <b>Làm sáng rõ nhận định: </b>
<b>b.1“ Vội vàng” là tiếng nói yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt: </b>
3
của Xuân Diệu chúng trở nên lung linh, kì diệu, tuyệt đẹp. Âm hưởng những câu thơ như
những tiếng thốt lên đầy ngỡ ngàng, tiếng kêu lên sung sướng vì phát hiện ra vẻ đẹp kì thú
của cuộc sống quanh mình: <i>Này đây và này đây- điệp khúc tuôn trào. Nhân vật trữ tình </i>
như muốn khoe, muốn mời mọc mọi người hãy đến xem, ngắm cảnh sắc trần gian đó. Phải
yêu cuộc đời mãnh liệt mới có được những phát hiện và cảm hứng như thế. ( phân tích các
dẫn chứng tiêu biểu trong bài thơ).
<b>b.1.2. </b><i>Vì yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt nên Xuân Diệu mới nuối tiếc, lo sợ cái hữu </i>
<i>hạn của thời gian và tuổi trẻ: Nhà thơ cảm nhận sâu sắc về cái hữu hạn của thời gian: </i>
<i>Xuân đương tới - đương qua, xuân cịn non- sẽ già, tuổi trẻ khơng hai lần thắm lại, chẳng </i>
<i>cịn tơi mãi...một sự nhạy cảm hơn người! khác biệt, đi trước thời gian. Nhân vật trữ tình </i>
sôi trào trong những trạng thái cảm xúc nuối tiếc, lo sợ về sự hữu hạn của thời gian và đời
người. Những câu thơ mang hình thức triết lí, triết luận nhưng tràn đầy xúc cảm với hệ
thống từ ngữ biểu cảm trực tiếp: <i>hoài xuân, buâng khuâng, tiếc, buồn, sợ, ôi chẳng bao </i>
<i>giờ…, từ ngữ miêu tả rất ấn tượng: Tới-qua, non- già, hết- mất, rộng- hẹp…sự kết hợp đối </i>
lập, tương phản đó tạo nên hiệu quả diễn đạt ấn tượng nhất về nỗi niềm lo sợ, nuối tiếc…
<b>b.1.3. Vì yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt nên Xuân Diệu mới cuống quýt, vội vàng trong </b>
<i>cuộc sống, nhiều khát vọng, tham vọng khơn cùng: Muốn tắt nắng, buộc gió, muốn ôm cả </i>
<i>sự sống, muốn riết mây đưa và gió lượn, muốn thâu , muốn cắn…; quí từng phút giây cuộc </i>
sống: mau đi thơi...Lí do, mục đích: là để tận hưởng, chiếm lĩnh tất cả những ngon lành,
tươi đẹp của thiên nhiên, của tuổi trẻ, của đời người, không muốn cuộc đời, nhất là tuổi trẻ
trôi đi phí hồi…
<b>b.2. “ Vội vàng” thể hiện một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca </b>
<b>truyền thống </b>
<b>Giải thích, lập luận: Quan niệm nhân sinh là quan niệm về đời sống con người, trong đó </b>
có quan niệm về thế giới quanh ta, và hạt nhân là quan niệm sống. Đằng sau những tình
cảm nồng nhiệt với cuộc sống ấy là quan niệm nhân sinh mới, tức là: mỗi một trạng thái
cảm xúc yêu đời, yêu sống mãnh liệt trên đều có ý nghĩa cho một quan niệm nhân sinh, cụ
<b> b.2.1. Khi nhà thơ ngạc nhiên, sung sướng phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất, </b>
điều ấy cũng có nghĩa là: Xuân Diệu quan niệm cái đẹp có ngay trong cuộc sống quanh ta,
ở những gì quen thuộc, bình dị nhất. So sánh với quan niệm truyền thống: cái đẹp chỉ có ở
cõi Tiên, trên Trời, trong lí tưởng của con người ( lấy một vài dẫn chứng minh hoạ: quan
niệm Đẹp như Tiên, Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp- nhưng là thiên nhiên có
tính khn mẫu, khơng tự nhiên, bình dị, truyện Từ Thức lên Tiên...)
<b>b.2.2. Khi nhà thơ nuối tiếc lo sợ cho cái hữu hạn của thời gian, của tuổi trẻ, đời người ấy </b>
là Xuân Diệu quan niệm thời gian tuyến tính, nó trơi chảy, mất đi, cảm nhận thời gian gắn
<i>liền với đời người, chứ không như quan niệm cũ: Thời gian tuần hồn, nó khơng mất đi, </i>
chỉ có con người là già đi ( có thể liên hệ với Cáo tật thị chúng- Mãn Giác: Xuân đi trăm
<i>hoa rụng- Xuân tới trăm hoa tươi...) </i>
4
- So sánh với quan niệm sống của người xưa: bình thản, ung dung, đón nhận quy luật của
cuộc đời, vũ trụ, tuy có tiếc là tuổi cao không giúp nhiều cho dân cho nước... ( qua tư thế
của nhân vật trữ tình trong một số bài thơ Trung đại )
- Chỉ ra tính tích cực trong quan niệm sống của Xuân Diệu: trước đây nhiều người cho
rằng đây là quan niệm sống tiểu tư sản, sống gấp, sống hưởng thụ- như vậy là tiêu cực.
song thực chất Xuân Diệu quý trọng thời gian, tuổi trẻ, đời người... làm sao để những cái
đó khơng trơi đi phí hồi; sống cao độ mỗi phút giây, vừa tận hưởng vừa thể hiện những gì
ngon lành nhất, tốt đẹp nhất của tuổi trẻ: đó là mạnh mẽ, táo bạo, dám mơ ước, khát vọng
lớn. Quan niệm này cịn có ý nghĩa tích cực trong thời đại của chúng ta, thôi thúc thanh
niên sống có ý nghĩa, học tập, lao động khẩn trương, khơng lãng phí thời gian, cũng là
đóng góp phần tốt đẹp nhất của đời người cho đất nước....
<b>3.</b> <b>Cách cho điểm: </b>
- <b>Điểm 11-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản trên. Lập luận chặt chẽ, cảm thụ </b>
tinh tế, đúng hướng, có so sánh hợp lí, giàu sức thuyết phục hiểu sâu sắc vấn đề. Văn
phong trong sáng, có cảm xúc. Hầu như khơng mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- <b>Điểm 9-10:Trình bày được phần lớn các ý đã nêu trên, hoặc đủ ý nhưng một số ý cịn </b>
cịn sơ lược. Hành văn trơi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt.
- <b>Điểm 7-8: Trình bày được một nửa các ý nêu trên, hoặc phần lớn các ý chính, nhưng </b>
sơ lược, cịn mắc một số lỗi diễn đạt.
- <b>Điểm 5-6: Trình bày được vài ý trong yêu cầu. Hiểu vấn đề chưa sâu, phiến diện, còn </b>
mắc nhiều lỗi trong diễn đạt, bố cục, trình bày.
- <b>Điểm 3-4: Bài viết quá sơ sài, phân tích chung chung, mắc nhiều lỗi diễn đạt, bố cục, </b>
trình bày.
- <b>Điểm 1-2: Bài viết lạc vấn đề. </b>
<b>* Lưu ý: </b>
- Nếu bài viết chỉ phân tích đơn thuần, khơng theo định hướng, mà phân tích sâu sắc cũng
<i>chỉ cho điểm trung bình. </i>
- Cần trân trọng những bài viết sáng tạo mà vẫn đáp ứng yêu cầu của đáp án.
- Các giám khảo dựa vào thực tế bài viết để cho các mức điểm còn lại.
- Điểm của bài viết là tổng điểm của hai câu, cho lẻ đến 0,5.