Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Onmyodo một hướng phát triển đặc biệt của triết lý âm dương ngũ hành ở nhật bản sự hình thành, phát triển và vai trò trong đời sống văn hóa, xã hội chính trị nhật bản qua các thời kỳ đề tài sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM 2013
Tên cơng trình

ONMYODO- MỘT HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẶC
BIỆT CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Ở
NHẬT BẢN
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRỊ
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA-XÃ HỘI CHÍNH
TRỊ NHẬT BẢN QUA CÁC THỜI KỲ
Sinh viên thực hiện
Chủ nhiệm: Cao Đan Thy, Lớp Nhật Bản 1-10, khóa 2010 – 2014
Thành viên: Cao Thụy Vy, Lớp Nhật Bản 1-10, khóa 2010 – 2014
Nguyễn Ngọc Thanh Trúc, Lớp Nhật Bản 1-10, khóa 2010 –2014

Giáo viên hướng dẫn
Phó Giáo sư - Tiến sĩNguyễn Tiến Lực, Trưởng bộ môn Nhật Bản học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3- 2013


Mục lục
Tóm tắt đề tài ................................................................................................... 1
PHẦN I – MỞ ĐẦU........................................................................................ 3
1.1.


Về đề tài nghiên cứu: .............................................................................. 3

1.2.

Lịch sử nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4

1.3.

Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 7

1.4.

Phương pháp nghin cứu: ......................................................................... 8

PHẦN II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VỀ ÂM DƯƠNG ĐẠO . 10
1.1.

Về khái niệm “Âm Dương Đạo” ........................................................... 10

1.2.

Về bản chất của Âm Dương Đạo .......................................................... 10

1.3.

Bước đầu định nghĩa Âm Dương Đạo ................................................... 11

1.4.


Một số nội dung của Âm Dương Đạo ................................................... 14

CHƯƠNG 2 – SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ÂM DƯƠNG ĐẠO . 29
2.1.

Từ khởi thủy cho đến sự du nhập vào Nhật Bản ................................... 29

2.2.

Quá trình hình thành và phát triển tại Nhật Bản .................................... 32

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA ÂM DƯƠNG ĐẠO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHẬT BẢN : ................................................. 89
3.1.

Về tư tưởng .......................................................................................... 89

3.2.

Về chính trị .......................................................................................... 89

3.3.

Về khoa học cơ bản .............................................................................. 90

3.4.

Về tôn giáo ........................................................................................... 91

3.5.


Về văn hóa ........................................................................................... 92

PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..…………..96


1

Tóm tắt đề tài
Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tơi có tên là “Onmyodo – một hướng phát
triển đặc biệt của triết lý Âm Dương Ngũ Hành ở Nhật Bản. Sự hình thành,
phát triển và vài trị trong đời sống văn hóa – xã hội chính trị Nhật Bản qua các
thời kỳ”. Qua tìm hiểu tư liệu và tìm hiểu thực tế, những tài liệu và hiểu biết về
Onmyodo (Âm Dương Đạo) trong bộ môn chúng tôi chưa nhiều, vì vậy, chúng
tơi tiến hành tìm hiểu về Âm Dương Đạo với mong muốn đóng góp nghiên cứu
của mình cho các nghiên cứu sau này.
Nội dung của bài nghiên cứu được chia làm ba chương lớn.
Chương 1 chú trọng vào việc khái quát một số khái niệm và lý thuyết về Âm
Dương Đạo dựa trên lý thuyết về Âm Dương Ngũ Hành và sự hỗn dung giữa lý
thuyết Âm Dương Ngũ Hành với các tơn giáo, tín ngưỡng dân gian khác.
Chương 2, chúng tơi tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Âm
Dương Đạo qua các thời kì, từ khi các nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành được
truyền vào Nhật Bản cho đến hình thái tồn tại của Âm Dương Đạo trong thời
hiện đại. Cụ thể, hình thái Âm Dương Đạo trong tiến trình lịch sử được thể hiện
ở 3 hình thức như sau:
- Giai đoạn khởi thủy và tiến trình tiếp nhận các nguyên lý Âm Dương, Ngũ
Hành và các mặt kỹ thuật Thiên văn, Lịch pháp, Chiêm bốc....từ Đại Lục
song song với các tôn giáo, tín ngưỡng khác.

- Giai đoạn hình thành phát triển : tồn tại chủ yếu ở 3 dạng: Âm Dương Đạo
Luật Lệnh (thời Asuka đến hết Nara), Âm Dương Đạo Cung Đình (thời
Heian) và Âm Dương Đạo Cách Tân thời Hiện đại.
Chương 3 dựa trên tiến trình hình thành phát triển này, chúng tôi rút ra một số
đánh giá về vai trị của Âm Dương Đạo cả về mặt chính trị, văn hóa, xã hội
v.v...


2

Với những nội dung trên, chúng tôi hi vọng đã phần nào khái qt và hệ thống
hóa được q trình hình thành phát triển cũng như một số vai trị, ảnh hưởng
của Âm Dương Đạo qua các thời kỳ. Chúng tơi hi vọng từ sự hình thành phát
triển và ảnh hưởng này chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan cũng như căn cứ cụ
thể để đánh giá chính xác hơn vị trí của Âm Dương Đạo trong nền văn hóa
Nhật Bản.


3

PHẦN I – MỞ ĐẦU
1.1.

Về đề tài nghiên cứu:

Lịch sử Nhật Bản thế kỷ 5, 6 mở đầu với quá trình giao lưu, tiếp nhận nền văn
hóa, văn minh từ Đại Lục. Nhiều triết lý, tư tưởng mới lạ được truyền vào Nhật
Bản như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo v..v...Những triết lý, tư tưởng này đã
góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng, mở rộng và làm phong phú thêm bản
sắc văn hóa Nhật Bản bấy giờ cịn rất sơ khai.

Trong q trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa này, tư tưởng, triết lý về Âm
Dương, Ngũ Hành cũng được truyền vào Nhật Bản. Nền tảng Âm Dương, Ngũ
Hành này qua một q trình tiếp xúc, dung hịa nào đó với văn hóa bản địa
cũng như các văn hóa ngoại lai được truyền bá song song cùng thời đã hình
thành nên một hình thái tín ngưỡng gọi là Onmyodo (陰陽道), âm Hán Việt là
Âm Dương Đạo. Qua các thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản, hình thái Âm Dương
Đạo này đã có nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và xã hội Nhật Bản,
cụ thể là ở các mặt chính trị, tín ngưỡng, văn hóa.....Đặc biệt là trong thời Nara
(奈良時代 710-794 SCN) và thời Heian (平安時代 794-1185 SCN), khi
nghiên cứu về văn hóa, xã hội Nhật Bản trong những thời kỳ này, ngoài Thần
đạo, Nho giáo, Phật giáo v.v.... người ta không thể không nhắc đến Âm Dương
Đạo với những đóng góp và ảnh hưởng trên nhiều mặt của nó.
Có thể nói, Âm Dương Đạo là một hình thái tồn tại và phát triển khá đặc biệt
của tư tưởng, triết lý về Âm Dương Ngũ Hành ở Nhật Bản. Việc tìm hiểu về
Âm Dương Đạo cũng là góp phần hiểu rõ hơn sự đa dạng trong bản sắc văn hóa
Nhật Bản, và là một vấn đề đáng được quan tâm, nghiên cứu. Tuy vậy, tại Việt
Nam, về cơ bản thì Âm Dương Đạo là gì, hình thành phát triển ra sao, có vai
trị, tác động thế nào đến đời sống văn hóa Nhật Bản thì vẫn cịn rất mơ hồ và
sơ sài. Các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến Âm Dương Đạo thì cịn hạn chế,
rời rạc, thiếu sự tổng quát, đánh giá đúng mức.Trong các tài liệu, cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước, Âm Dương Đạo vẫn còn hiện lên như một loại


4

hình tín ngưỡng bí ẩn, kỳ lạ và khó hiểu, đơi khi cịn bị đánh đồng với mê tín dị
đoan và bị phủ nhận sự đóng góp, ảnh hưởng của nó trong văn hóa.
Nhận thấy được sự cần thiết của việc làm rõ phần nào những mơ hồ, bí ẩn xung
quanh Âm Dương Đạo, cũng như góp phần tạo ra một cái nhìn khách quan hơn
về vai trị, vị trí của Âm Dương Đạo trong đời sống, văn hóa Nhật Bản, để từ

đó có thể đánh giá một cách chính xác hơn về Âm Dương Đạo, nhóm chúng tơi
quyết định chọn đề tài này với tiêu đề là “Onmyodo – Một hướng phát triển đặc
biệt của triết lý Âm Dương Ngũ Hành ở Nhật Bản”, trong đó cố gắng làm nổi
bật sự hình thành phát triển của Âm Dương Đạo và qua đó thấy được vai trị
của hình thái văn hóa tín ngưỡng này qua các thời kỳ phát triển đó. Hi vọng
cơng trình của chúng tơi sẽ có thể đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu sâu
hơn nền văn hóa đa dạng của Nhật Bản.
1.2.

Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về Âm Dương Đạo ít nhiều đã được tiến hành trong và ngoài nước.
Trong khả năng tìm kiếm và thời gian cho phép, chúng tơi đã có tham khảo một
số cơng trình, cụ thể như sau:
+ Về phía trong nước thì chúng tơi nhận thấy cịn ít các cơng trình nghiên cứu
trực tiếp về Âm Dương Đạo, chủ yếu là chỉ liên quan đến một vài phần về văn
hóa.Cụ thể, chúng tơi tham khảo cơng trình “Thần đạo và ảnh hưởng của Thần
đạo trong văn hóa Nhật Bản” của Nguyễn Võ Kiều Trinh – Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Châu Á Học – 2010. Trong công trình nghiên cứu về Thần đạo
này, chúng tơi tham khảo một phần mối liên hệ của Âm Dương Đạo với kết cấu
xây dựng Thần Xã (nơi thờ tự Thần đạo) và những nghi lễ của Thần đạo. Về
quá trình truyền bá Âm Dương Đạo và việc học tập Âm Dương Đạo ở Nhật
Bản, chúng tôi tham khảo phần bài giảng “Lịch sử Tư tưởng Nhật Bản” của
Tiến sĩ Đoàn Lê Giang biên soạn-2004. Các truyền thuyết dân gian liên quan
đến Âm Dương Sư (tên gọi người thực hành Âm Dương Đạo) nổi tiếng Abe no
Seimei (安倍晴明) thì tham khảo ở quyển “Truyện cổ nước Nhật và bản sắc
dân tộc Nhật Bản” của Đoàn Nhật Chấn – Nhà xuất bản Văn học -1996.


5


+ Về nghiên cứu ở nước ngồi thì chúng tơi tham khảo thơng qua một số cơng
trình tiếng Nhật, tiếng Anh, cũng như một số sách đã dịch qua tiếng Việt. Các
tài liệu, cơng trình này có nội dung từ khái quát cơ bản cho đến tập trung chi
tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau trong nhiều thời kỳ, và từ những tư liệu khá
phong phú này chúng tơi có thể trình bày một cách cụ thể, tổng quát và hệ
thống hơn quá trình hình thành phát triển và vai trị của Âm Dương Đạo.
Về tài liệu tiếng Nhật thì chúng tơi tham khảo chính ở quyển “日本宗教事典”
(Từ điển tơn giáo Nhật Bản) –Nhà xuất bản Koubundou - 1994 về sự hình
thành phát triển và một số ảnh hưởng của Âm Dương Đạo trong đời sống văn
hóa xã hội Nhật Bản. Với quyển “陰陽道とは何か-日本史を呪縛する神秘の
原理” (tạm dịch: “Âm Dương Đạo là gì? – Một số ngun lý chú thuật huyền
bí trong lịch sử Nhật Bản ”) của tác giả Toya Manabu (戸失学) - Nhà xuất bản
PHP 新書-2006 thì trong đó đề cập đến nhiều khía cạnh của Âm Dương Đạo
như lịch sử hình thành phát triển, mối liên hệ với chính trị, các Âm Dương Sư
tiêu biểu, một số nguyên lý chủ yếu v.v... Về phương diện Âm Dương Đạo ở
thời hiện đại thì tham khảo quyển “現代・陰陽師入門、プロが教える陰陽
道” (tạm dịch: “Nhập môn Âm Dương Sư hiện đại – Âm Dương Đạo chuyên
môn”) của Takahashi Keiya (高橋圭也)- Nhà xuất bản Asahi Sonorama (朝日
ソノラマ) – 2000.
Về tài liệu tiếng Anh thì có “Sources of Japanese Tradition” tập 1 (tạm dịch:
Nguồn gốc các truyền thống văn hóa Nhật Bản) của Ryusaku Tsunoda, Wm
T.Bary, Donald Keone – Columbia University Press New York, trong đó trình
bày rõ quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành nói
chung và hình thái Âm Dương Đạo nói riêng trong thời Heian. Chúng tơi cũng
tham khảo 2 cơng trình “Japanese Demon Lore- Oni from Ancient Times to the
Present” (tạm dịch: “Nghiên cứu về hình tượng Quỷ Nhật Bản từ xưa đến nay”
của Noriko T.Reider – luận văn của USU Press – Utah State University -2010
cho vấn đề phù chú, trừ tà của Âm Dương Đạo, hình tượng các Âm Dương Sư
trong văn hóa dân gian như truyện cổ, kịch Noh và trong các tiểu thuyết thời



6

đại, và “Extremely Makeover for a Heian-era Wizard” (tạm dịch: “Nghiên cứu
về sự thay đổi hình tượng của một pháp sư thời Heian”) của Tiến sĩ Laura
Miller – bài giảng khoa Văn hóa Nhật của Loyola University of Chicago –
2008 cho vấn đề hình ảnh Âm Dương Đạo trong văn hóa đại chúng dưới sự ảnh
hưởng của ngành cơng nghiệp giải trí (truyền hình, truyện tranh v.v...).
Về tài liệu đã chuyển ngữ sang tiếng Việt thì chúng tơi tham khảo chính ở 4
cơng trình sau đây: thứ nhất là “Tơn giáo Nhật Bản” (Nihon no Shuukyou) của
Murakami Shigeyoshi – Nhà xuất bản Iwanami Shoten-1981- Bản dịch tiếng
Việt của TS Trần Văn Thình - Nhà xuất bản Tơn giáo-2005, trong đó khái quát
hóa sự truyền bá Đạo giáo, Nho giáo và các nền tảng Âm Dương Ngũ Hành, về
sau phát triển thành Âm Dương Đạo ở Nhật Bản, sự phát triển Âm Dương Đạo
cung đình thời Heian v.v.... Thứ hai là “Lịch sử tôn giáo Nhật Bản” (Nihon
Shukyoushi) của Fumihiko Sueki - Nhà xuất bản Iwanami Shoten-2006- Bản
dịch tiếng Việt của TS Phạm Thu Giang- Nhà xuất bản Thế giới-2011 với sự
khái quát rõ nét của Âm Dương Đạo đặt trong quan hệ mật thiết với các tơn
giáo, tín ngưỡng khác như Phật, Thần đạo v.v...cũng như đánh giá về vai trị
“lợi ích trần thế” của Âm Dương Đạo. Thứ ba là “Nhật Bản Tư tưởng Sử”
(Nihon Shisoshi) của Ishida Ichiro -Tập 1: Tư tưởng Cổ thời đại và Trung cổ
thời đại- bản dịch tiếng Việt của Chân Vũ Nguyễn Văn Tần- Tủ sách Kim văn1963 nhìn nhận Âm Dương Đạo như một tín ngưỡng lệch lạc, mê tín, phát triển
trên giáo lý Sấm Vĩ, chiêm tinh bùa phép v..v.., ngoài ra cũng thể hiện rõ sự
truyền bá và học tập Âm Dương Đạo ở Nhật. Thứ tư là ““Lịch sử Nhật BảnTập 1:Từ Thượng cổ đến năm 1334” (A History of Japan to 1334) của George
Sansom- bản tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội- 1994 thì
phân tích cụ thể những ảnh hưởng mạnh mẽ của Âm Dương Đạo đối với đời
sống tinh thần Nhật Bản, đặc biệt là tầng lớp quý tộc cung đình thời Heian.
Ngồi ra chúng tơi cũng cố gắng tìm các trích đoạn hoặc nguyên bản các tài
liệu này để đối chiếu lại thơng tin cho chính xác hơn.



7

1.3.

Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu

Với một chủ thể còn khá xa lạ và mơ hồ như Âm Dương Đạo thì thiết nghĩ việc
tìm hiểu về lịch sử hay nói cách khác, là diễn tiến, là sự khái quát về quá trình
hình thành và phát triển là việc thiết yếu cần làm đầu tiên, để qua đó có thể trả
lời cho câu hỏi về bản chất (“nó là gì?”) và đánh giá (“nó có ảnh hưởng, vai trị
thế nào?”) một cách khách quan, chính xác nhất. Cho nên khi chọn đề tài này,
chúng tôi đặt mục tiêu chính và trọng tâm là hệ thống hóa lại một cách cụ thể,
chi tiết sự hình thành và phát triển của Âm Dương Đạo qua các giai đoạn, thời
kỳ của lịch sử Nhật Bản. Qua q trình lịch sử đó, chúng tơi có thể phần nào rút
ra được một số những ảnh hưởng, vai trò chủ yếu của Âm Dương Đạo trong
đời sống và văn hóa Nhật Bản.
Do đó, đề tài của nhóm chúng tơi chỉ giới hạn trong khn khổ:
+ Đối tượng:
- Tổng quan sự hình thành, phát triển của Âm Dương Đạo qua các thời kỳ lịch
sử Nhật Bản.
- Một số ảnh hưởng, vai trò của Âm Dương Đạo đến đời sống chính trị, văn
hóa, xã hội Nhật Bản.
+ Thời gian:
Bám sát lịch sử hình thành và phát triển của Âm Dương Đạo qua các giai đoạn
từ khi được truyền vào Nhật Bản cho đến tình hình/xu hướng Âm Dương Đạo
trong thời hiện đại ngày nay.
+ Không gian:
Không gian chính trị, văn hóa và đời sống của Nhật Bản chịu ảnh hưởng và tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp của Âm Dương Đạo.
Để thực hiện mục tiêu đề ra ở trên, chúng tôi tiến hành theo một số nhiệm vụ
cơ bản như sau:


8

+ Bước đầu tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của Âm Dương Đạo trên cơ sở
nền tảng là Âm Dương Ngũ Hành và xét trong một hệ thống văn hóa chung có
sự tác động ảnh hưởng qua lại với các tư tưởng, triết lý khác.
+ Tìm hiểu về tiến trình truyền bá văn hóa từ Đại Lục vào Nhật Bản, trong đó
có tư tưởng, triết lý xung quanh Âm Dương, Ngũ Hành, sự tiếp nhận của Nhật
Bản trước các văn hóa ngoại lai đó
+ Hệ thống hóa q trình hình thành phát triển của Âm Dương Đạo trong tiến
trình lịch sử Nhật Bản
+ Đúc kết lại những vai trò, ảnh hưởng tiêu biểu của Âm Dương Đạo
+ Đúc kết ý nghĩa thực tiễn của đề tài đối với việc nghiên cứu văn hóa Nhật
Bản.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:

Để bài nghiên cứu đạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành với một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tích hợp các nguồn tài liệu khác
nhau để tăng tính khách quan và làm phong phú nội dung. Các tài liệu được
chọn lọc và đối chiếu để tìm ra thơng tin cần thiết và có độ chính xác cao
nhất.Sau là nghiên cứu, phân tích các tài liệu để tìm ra được những luận cứ có
giá trị cho việc nghiên cứu.
+ Phương pháp liên ngành : kết hợp tìm hiểu về lịch sử đi kèm với tìm hiểu về

tơn giáo-tín ngưỡng, chính trị, phong tục tập qn....để có được cái nhìn khái
qt hơn về từng giai đoạn phát triển cũng như vai trò của Âm Dương Đạo
trong từng thời kỳ.
+ Phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic: nhằm hệ thống hóa được
tiến trình hình thành phát triển của Âm Dương Đạo. Trong đó cũng có dùng
phương pháp đối chiếu đồng đại giữa lịch sử Nhật Bản song song với lịch sử


9

Trung Quốc và Triều Tiên để tìm ra được tổng thể tình hình chung và tác động
ngoại giao, văn hóa giữa các nước với nhau trong từng thời điểm xác định.


10

PHẦN II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VỀ ÂM DƯƠNG ĐẠO
1.1.

Về khái niệm “Âm Dương Đạo”

Đề tài nghiên cứu của chúng tơi xoay quanh đối tượng chính là một hình thái
có tên gọi là Onmyodo (陰陽道),phiên âm Hán Việt là Âm Dương Đạo. Chữ
“Đạo” (道) trong “Âm Dương Đạo” có thể hiểu theo nhiều nghĩa : để chỉ về
một tông phái,một tôn giáo như người ta hay gọi Đạo Phật, Đạo giáo, Đạo Cơ
Đốc v....v..., hoặc đơn giản hơn là chỉ về một “con đường”, một hướng đi mà
nhiều người theo đuổi. Thường thì trong một khái niệm hay một tên gọi thường
hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chỉ đơn thuần về mặt hình thức của ngơn
từ, trong trường hợp này thìkhái niệm Onmyodo có thể hiểu theo nhiều cách

khác nhau.Tuy nhiên sau quá trình nghiên cứu nội dung cũng như sự phát triển
của Onmyodo trong lịch sử, chúng tơi nhận thấy khái niệm này có thể hiểu một
cách khái quát là “con đường thiên về Âm Dương”, hay tiếng Anh là “The way
of Yin and Yang”. Cho nên, để để thuận tiện cho việc nghiên cứu và theo dõi,
trong suốt quá trình trình bày nội dung chúng tơi sẽ gọi hình thái nàytheo đúng
bản chất cũng như âm Hán Việt là“Âm Dương Đạo”.
1.2.

Về bản chất của Âm Dương Đạo

Sau khi tiến hành nghiên cứu về bản chất thơng qua các cấu trúc hoạt động, lễ
nghi, hình thái thể hiện của Âm Dương Đạo, chúng tôi nhận thấy Âm Dương
Đạo thiên về phạm trù tín ngưỡng hơn cả.
Nói vềphạm trù “tín ngưỡng” thìtrong Từ điển tiếng Việt1có định nghĩa về tín
ngưỡngnhư sau:“ làlịng tin và sự tơn thờ một tơn giáo”. Cịn theoĐào Duy
Anh2 thì tín ngưỡng là: “lịng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tơn giáo hoặc một
chủ nghĩa”. Nói chung, khi xem xét một sự vật, hiện tượng có thuộc về phạm
trù tín ngưỡng hay khơng thì thường xét nó trên vai trị về tơn giáo với một hệ
1
2

Xem: Nguyễn Như Ý (chủ biên) – “Đại từ điển tiếng Việt”, tr 1646
Xem: Đào Duy Anh - Việt Nam văn hóa sử cương. - Nxb Thuận Hóa, tr 283


11

thống niềm tin nào đó mà con người tin tưởng cũng như dựa vào đó để giải
thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân, cộng đồng.Dựa trên
những ngun tắc này thì có thể thấy Âm Dương Đạomang hình thái tâm linh,

yếu tố tơn giáo rõ nét.Tuy vậy, theo nhóm chúng tơi, Âm Dương Đạo chưa thể
được xem là một tôn giáo rõ ràng như Phật giáo, Cơ đốc giáo....Trên thực tế,
nghiên cứu về Âm Dương Đạo cho thấy là Âm Dương Đạo không mang những
đặc trưng cần có của một tơn giáo như khơng có một người sáng lập cụ thể,
không tôn thờ giáo chủ, khơng có giáo đồn, giáo hội, thánh đường...và nhất là
khơng có một lý thuyết, giáo lý, kinh điển rõ ràng như Phật giáo, Cơ đốc giáo,
Hồi giáo.... Âm Dương Đạo có mang những yếu tố tơn giáo, tâm linh như thờ
thần, cúng bái, tế lễ....nhưng mặc khác lại thiên về tính dân gian hơn với các
huyền thoại, truyện kể, truyền thuyết.....
Cho nên, xét trên nhiều yếu tố, thì Âm Dương Đạo phù hợp với phạm trù “tín
ngưỡng” hơn là “tơn giáo”. Vậy nên, trong đề tài, chúng tôi xem xét, nghiên
cứu Âm Dương Đạo dưới góc độ là một tín ngưỡng của Nhật Bản.
1.3.

Bước đầu định nghĩa Âm Dương Đạo

Về định nghĩa thế nào là Âm Dương Đạo thì các nhà nghiên cứu trên thế giới
có nhiều quan điểm khác nhau.
Từ điển Tôn giáo Nhật Bản3cho rằng Âm Dương Đạo “là tín ngưỡng từ thời cổ
đại Trung Quốc dựa trên tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành. Thực tế tư tưởng Âm
Dương Ngũ Hành có nhiều yếu tố thần bí, trong đó có nhiều yếu tố cấu thành
từĐạo giáo nhưng sau q trình truyền bá vào Nhật Bản đã có nhiều sự phát
triển khác. Đúng là Âm Dương Đạo có gốc rễ từ Trung Quốc cổ đại nhưng nó
chỉ là nền tảng. Âm Dương Đạo của thờiCổ đại Trung Quốc không phải là Âm
Dương Đạo được truyền vào Nhật Bản. Từ trước đến nay hình thái của Âm
Dương Đạo ln được giải thích là truyền bá từ Trung Quốc, nhưng hiện nay
sự kiến giải này đã bị phủ nhận. Cho nên Trung Quốc cổ đại chỉ là cái nôi, Âm
Dương Đạo được hình thành và triển khai một cách tự thân ở Nhật Bản”. Nói
3


Xem : “日本宗教事典”


12

ngắn gọn thì quan niệm này cho rằng Âm Dương Đạo là một tín ngưỡng hình
thành phát triển ở Nhật Bản sau khi du nhập các tư tưởng Âm Dương, Ngũ
Hành từ cái nơi là Trung Quốc.
Trong khi đó, trong cuốn “Nhật Bản Tư Tưởng Sử” của mình,Ishida Ichiro4 lại
cho rằng “Âm Dương Đạo là môn học về những lý tương hỗ giữa 2 khí Âm
Dương với Ngũ Hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy) và những tương liên tương
hỗ này ứng hiện như thế nào vào khoa thiên văn cùng những hiện tượng trong
vũ trụ. Nói một cách thích trung thì Âm Dương Đạo là một khoa học về thiên
nhiên nhưng phi khoa học tính bởi những lý luận chất phác và thơ sơ đưa ra để
giải thích về vũ trụ thế gian”.
Đồng ý kiến với Ishida Ichiro, trong bài giảng “Nhật Bản Tư Tưởng Sử” của
mình, Đồn Lê Giang5 đã mở rộng ra thêm với Âm Dương Đạo là “khoa học
thơ sơ giải thích các hiện tượng của tự nhiên và thiên văn bằng 2 khí Âm
Dương và bằng quan hệ tương hỗ của Ngũ Hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy),
trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ Hành này, Âm Dương Đạo chú trọng vào
việc bói Dịch ( sử dụng Kinh Dịch để bói), vào thuyết Sấm Vĩ (giải thích lại lời
của kinh sách theo kiểu tiên tri), vào thuyết Thiên nhân tương cảm (quan niệm
việc người cảm). Ở Nhật Bản người ta dùng Âm Dương Đạo làm một phương
thuật để sắp xếp lịch và thiên văn học (2 ngành này phát triển rất mạnh ở Trung
Quốc), việc tiếp thu ngành này một cách có hệ thống là vào thế kỉ 6”.
Tuy vậy, cũng có một số ý kiến trái ngược. Một số cho rằng nó có nền tảng
từĐạo giáo, xem Âm Dương Đạo như là một nhánh của Đạo giáo. Trong đó, có
Joseph M. Kitagawa6. Ơng cho rằng “Âm Dương Đạo là ma thuật Âm Dương
và Lão giáo”.


4

Xem Ishida Ichiro, “Nhật Bản tư tưởng sử, tập 1: Tư tưởng thời Cổ đại và Trung cổ đại”, trang 108
Xem Đoàn Lê Giang, “Nhật Bản tư tưởng sử”, 2004
6
Xem Joseph M. Kitagawa, “Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản – On Understanding Japanese Religions”,
trang 779
5


13

Đồng ý kiến với ơng cịn có tác giả Toya Manabu7. Theo đó, ơng xem Âm
Dương Đạo là "ngun lý tạo ra bởi Thiên hoàng Tenmu bằng cách kết hợp
Đạo giáo và Cổ Thần đạo”.
Trái ngược vớiJoseph M. Kitagawa và Toya Manabu thì có Takahashi Keiya8.
Ơng phủ nhận Âm Dương Đạo đến từ Đạo giáo mà cho rằng “Âm Dương Đạo
là hình thức bói tốn sử dụng triết lý Âm Dương Ngũ Hành để biết được sự
biến đổi của tự nhiên và vận mạng con người. Âm Dương đạo không phải là
Đạo giáo và bản thân nó khơng là một tơn giáo. Trong khi Đạo giáo có những
triết lý dạy người như tư tưởng Vơ vi của Lão Trang thì Âm Dương Đạo hồn
tồn khơng có những triết lý như thế. Nó giống một hệ thống kỹ thuật hơn là
một tơn giáo”.
Nói chung, có nhiều cách nhìn và quan điểm khác nhau về Âm Dương Đạo. Về
phía nhóm nghiên cứu thì dựa trên quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi
cũng đã rút ra được một định nghĩa riêng về Âm Dương Đạo. Để đưa ra định
nghĩa này, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn, phân tích và
so sánh những nét chung và riêng giữa Âm Dương Đạo với những học thuyết,
tín ngưỡng và tơn giáo có nét tương đồng với nó như Đạo giáo Thần tiên, phái
Âm Dương Gia Trung Quốc9…. , tìm hiểu về cơ sở lý luận của Âm Dương Đạo

là Âm dương Ngũ hành cũng như sự hỗn dung, kết hợp của nó với những yếu
tố của các tơn giáo khác như Thần đạo, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
v..v...Mặc dù định nghĩa này có thể chưa thật chính xác nhất nhưng chúng tôi
nghĩ đây là định nghĩa gần sát với bản chất thật của Âm Dương Đạo nhất.
Chúng tôi định nghĩa về Âm Dương Đạo như sau:
Âm Dương Đạo là một tín ngưỡng hỗn dung của Nhật
Bản,trong đó chú trọng vào việc thực hành Thiên văn,Lịch

7

Xem Toya Manabu, “戸失学 – 陰陽道とは何かー日本史を呪縛する神秘の原理 ”, trang 6
XemTakahashi Keiya,“高橋圭也 - 現代・陰陽師入門、プロが教える陰陽道”, trang 17
9
Âm Dương gia là trường phái tư tưởng hưng khởi vào cuối thời Chiến Quốc (475TCN-221TCN). Họ
đã xã hội hóa tư tưởng ngũ hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ cho rằng diễn biến của XH cũng giống như
sự thay đổi của ngũ hành tuần hoàn xung quanh “Đạo”. Nhân vật tiêu biểu nhất của Âm Dương gia
chính là phương sĩ nước Tề: Trâu Diễn, người có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng XH vào cuối thời TầnHán
8


14

pháp, bùa chú, Dịch học…để tiên đoán vận mệnh,điềm tốt
xấu trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, được
hình thành trên cơ sở lý thuyết Âm Dương Ngũ hành kết
hợp với một số yếu tố khác của các tơn giáo, tín ngưỡng
bản địa (Thần đạo, Shaman giáo,…) và ngoại lai (Nho
giáo, Phật giáo, Đạo giáo).
Qua phần định nghĩa này, chúng tôi cho rằng Âm Dương Đạo ra đời là kết quả
của sự hỗn dung giữa các triết lý, tư tưởng xoay quanh sự vận động Âm Dương,

Ngũ Hành với các kỹ thuật khoa học như Thiên văn, Lịch pháp, Dịch học các
yếu tố huyền bí như chú thuật, bùa phép, và đồng thời chịu ảnh hưởng từ các
tôn giáo, tín ngưỡng bản địa cũng như ngoại lai du nhập vào Nhật Bản. Qua đó,
Âm Dương Đạo là sản phẩm tinh thần của Nhật Bản,mang những nét thuần
Nhật và có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa, xã hội Nhật Bản.
1.4.

Một số nội dung của Âm Dương Đạo

Để hiểu rõ thêm về Âm Dương Đạo thì cũng cần tìm hiểu những triết lý, tư
tưởng và các yếu tố bên trong Âm Dương Đạo như sau:
1.4.1. Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành
Theo chúng tôi nghiên cứu được, cơ sở hình thành của Âm Dương Đạo là
thuyết Âm Dương Ngũ Hành từ Trung Quốc truyền sang. Đây là học thuyết cốt
yếu trong nội dung của Âm Dương Đạo nên cũng cần được nghiên cứu qua.
a. Nguồn gốc
Học thuyết Âm Dương đã có từ ngàn xưa nhưng cội nguồn của lý thuyết này
đến nay vẫn mang tính thần bí, chủ yếu dựa vào những truyền thuyết, thần
thoại mà người xưa kể lại.Theo Kinh Dịch, tương truyền vua Phục Hy (2852
TCN) trong một lần tình cờ nhìn thấy xốy trên lưng một con long mã ở sơng
Hồng Hà mà nghĩ ra Ngũ Hành Tương Sinh và Hà đồ, từ Hà đồ mà làm ra
Thiên tiên Bát quái và 64 quẻ đầu tiên. Ông dùng những nét để thể hiện Hà Đồ,


15

một nét liền (-) tức “vạch lề” tượng trưng cho Dương, một nét đứt (--) tức
“vạch chẵn” tượng trưng cho Âm.Đây là những ký hiệu xưa nhất của người
Trung Quốc về Âm Dương Ngũ Hành, và người ta quan niệm “nó bao trùm
mọi ngun lý của vũ trụ, khơng vật gì khơng được tạo thành bởi âm dương,

khơng vật gì khơng được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau”10.
1000 năm sau đó, khoảng thời Hồng Đế(3000 năm TCN), cuốn Hoàng Đế Nội
Kinh Tố Vấn ra đời. Cuốn sách này được cho là do Hoàng Đế cùng các đại
thần của ngài viết nên. Đây là một cuốn sách viết về việc ứng dụng Âm Dương
Ngũ Hành trong y khoa.
2000 năm sau vua Phục Hy (tức cách đây 4000 năm – thời nhà Hạ), vua Đại Vũ
trong một lần trị thủy trên sơng Lạc mà nhìn thấy con rùa trên mai, đầu và chân
có những dấu chấm mà nghĩ ra Lạc Thư nói về Ngũ hành Tương Khắc, viết nên
Hồng Phạm Cửu Trù. Từ Hồng Phạm Cửu Trù này, khái niệm Ngũ Hành lần
đầu được nhắc đến.
1000 năm sau đó, thời Chu 1200 năm TCN, khi vua Văn Vương bị nhốt trong
ngục Dữu Lý 7 năm, ông đã dựa vào Lạc Thư và Tiên thiên Bát quái để viết
thành Hậu thiên Bát quái, cấu trúc nên 64 quẻ Hậu Thiên. Sau đó, ơng cùng con
trai Chu Cơng Đán viết Sốn Tử, Hào Tử để giải thích cho 64 quẻ.
500 năm sau, thời Xuân Thu – Chiến Quốc 551- 479 TCN, lúc về già, Khổng
Tử viết nênThập Dực (để giải thích Kinh Dịch), Hệ Từ Thương, Hạ Truyện và
Thuyết Quái Truyện, hồn thành Chu Dịch trong đó có nhắc đến Âm Dương,
Thái Cực và Lưỡng Nghi.
200 năm sau, phái Âm Dương Gia xuất hiện, phát triển học thuyết về Âm
Dương Ngũ Hành.Cũng trong giai đoạn này (từ Chiến quốc 350 TCN đến Thời
Hán 179 – 104 TCN), học thuyết về Âm Dương Ngũ Hành dần dần hoàn thiện.
Tuy nhiên, nguồn gốc hình thành trên của Âm Dương Ngũ Hành vẫn chưa
thuyết phục được nhiều nhà nghiên cứu vì chúng chỉ được nhắc đến qua các
10

Xem: Trần Thị Huyền, “Học thuyết Âm dương Ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung
Quốc”( />

16


truyền thuyết, khơng có cơ sở rõ ràng. Những đồ hình như Hà Đồ, Lạc Thiên,
Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái cũng chưa được xác định rõ là có
thực sự xuất hiện vào những giai đoạn này hay khơng vì đến tận thời Tống
(1000 năm SCN), mới được công bố.
1000 năm SCN, vào thời Tống, xuất hiện Trần Đồn Lão Tổ với sự ra đời của
mơn Tử vi; Triệu Khang Tiết với Mai Hoa Dịch số. Trong suốt hơn 2000 năm,
mỗi triều đại của Trung Quốc đều có nhiều triết gia nổi tiếng về Âm Dương
Ngũ Hành như thời Hán có Mao Diên Thọ, Kinh Phịng, Mạnh Hỷ,… ; thời
Tống có Trần Đồn Lão Tổ, Triệu Khang Tiết,… và nổi tiếng nhất là Chu Hy
với thuyết Vô cực.
b. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành – cơ sở của Âm Dương Đạo
Vì thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành là hai tư tưởng triết học luôn đi cùng
với nhau và là nền tảng chính của Âm Dương Đạo nên chúng tơi cũng xin giải
thích rõ về thuyết Âm Dương Ngũ Hành này như sau:
- Thuyết Âm Dương là những nguyên lý giải thích sự sinh tử của vạn vật bằng
sự hịa hợp, tuần hồn của hai ngun khí xung khắc là Âm và Dương.
- Thuyết Ngũ Hành là những nguyên lý giải thích sự thống nhất trong trật tự
thay đổi và tính đa dạng của sự vật; giải thích sự thay đổi, sinh tử trong vũ
trụ dựa trên 5 nguyên khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
+ Về Thuyết Âm Dương
Âm Dương bắt nguồn từ “Dịch” được xem là một loại thuyết khai sinh vũ trụ.
Hai yếu tố trái ngược nhau: “Dương” năng động, phát triển và “Âm” thụ động,
trầm tĩnh là nguyên nhân cho sự biến đổi sinh, diệt của vạn vật dựa trên sự hòa
hợp và tuần hoàn của chúng. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai yếu tố này khơng
mang tính chất tuyệt đối mà chỉ là sự thay đổi tương đối của vạn vật.
Trung Quốc thời cổ đại, người ta cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là thiên địa,
khi đó, Âm Dương chưa tách rời, vẫn còn ở trạng thái hòa lẫn vào nhau (hay


17


còn gọi là Thái Cực). Sách Kinh Dịch cho rằng “ Trong Dịch có Thái Cực, Thái
Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.
Từ trạng thái hợp nhất, Thái Cực chia tách ra thành hai trạng thái trái ngược là
Âm và Dương (Lưỡng Nghi).Người ta dựa vào vịng tuần hồn của hai ngun
khí này để lý giải vạn vật và đặc biệt dùng để dự báo tương lai.

Nếu hai nguyên khí Âm Dương này thay đổi thì tất nhiên hoạt động của con
người, xu hướng xã hội cũng bị ảnh hưởng. Từ Thái Cực đồ, người xưa cũng
đã đưa ra lý thuyết “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm” để giải thích
các sự vật, hiện tượng và con người.Nhiều lý thuyết về Âm Dương của người
xưa vẫn đúng đến ngày nay.
+ Về Thuyết Ngũ Hành
Năm nguyên tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy được cho là những ngun lý giải
thích sự hình thành và biến đổi của vũ trụ cũng như các hiện tượng trong giới
tự nhiên và xã hội con người. Những “nguyên tố” này có thể được hiểu: “Mộc”
ở đây khơng có nghĩa là cây mà là từ dùng để chỉ khả năng sinh trưởng và phát
triển tự nhiên của cây. Khả năng đó được gọi là “Khí”.Các yếu tố khác có thể
được hiểu tương tự.Nhờ vào sự tuần hoàn của 5 yếu tố này mà vũ trụ hình
thành và phát triển.Chữ “Hành” trong Ngũ Hành hàm ý “vận động tuần hoàn”.
-Hành Mộc: mang những đặc trưng và tính chất của lồi cây như tính dẻo dai
(hình dáng thẳng và cong của những loài cây). Là đại diện của mùa xuân.
-Hành Hỏa mang những đặc trưng và tính chất của lửa như sự sáng sủa và lịng
nhiệt tình. Là đại diện của mùa hạ.


18

-Hành Thổ mang những đặc trưng và tính chất của đất trong ngành trồng trọt,
sự thơng suốt, tính kiên định.Là đại diện của những thời khắc chuyển mùa.

-Hành Kim mang những tính chất và đặc trưng của kim loại như sự lạnh lùng
và cứng rắn. Là đại diện của mùa thu.
-Hành Thủy mang những tính chất và đặc điểm của nước như những dòng nước
lạnh và ẩm ướt.Là đại diện của mùa đơng.
Ngũ Hành vận động tuần hồn với nhau theo 3 trật tự: tương sinh, tương khắc
và tỷ hòa. (các hành trong Ngũ Hành có 3 mối liên hệ với nhau…). Trong đó,
Tương Sinh và Tương Khắc là đặc biệt hơn cả nên sẽ được giải thích kỹ sau.
-Tương Sinh là mối quan hệ thích nghi lẫn nhau. Có thể nói từ này có nghĩa là
mối quan hệ “hợp tác tốt”.
-Tương Khắc là mối quan hệ khắc chế lẫn nhau. Có thể nói từ này có nghĩa là
mối quan hệ “hợp tác xấu”.
-Tỷ hòa là mối quan hệ tác động qua lại giữa những hành giống nhau khiến
chúng phát triển theo hướng tăng tiến, nếu tốt sẽ càng tốt, nếu xấu sẽ càng xấu.
Về Ngũ hành Tương Sinh:
Ngũ hành Tương Sinh là thuyết nhấn mạnh sự tuần hồn hịa hợp giữa các
Hành hay nói cách khác là “cùng nhau ổn định”.Thuyết này dựa vào các ngành
khoa học tự nhiên cơ bản. Sự tuần hoàn giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ được thể hiện như sau: Hành Mộc sinh ra Hành Hỏa, Hành Hỏa sinh ra
Hành Thổ, Hành Thổ sinh ra Hành Kim, Hành Kim sinh ra Hành Thủy, Hành
Thủy sinh ra Hành Mộc. Trật tự đó lần lượt được gọi là “Mộc sinh Hỏa”, “Hỏa
sinh Thổ”, “Thổ sinh Kim”, “Kim sinh Thủy”, “Thủy sinh Mộc”.


19

Hình 1.2 : Ngũ Hành Tương Sinh Đồ: nhấn mạnh
mối quan hệ “cùng nhau ổn định” của nhóm Ngũ
Hành. “Tương Sinh” có nghĩa là một trạng thái được
sinh ra lần lượt từ một trạng thái trước đó. Nguồn:
/>

Để giải thích cho sự hình thành của lý thuyết này, người xưa dựa vào những
điều mà họ quan sát được trong tự nhiên để lý giải:
-Mộc sinh Hỏa là do đốt củi (Mộc) thì từ củi sẽ sinh ra lửa.
-Hỏa sinh Thổ là do lửa cháy thì sinh ra tro (Thổ).
-Thổ sinh Kim là do từ những ngọn núi san sát nhau do đất hình thành, đá hình
thành. Kim loại ở trong đá nên đất sinh kim loại. Trong lòng đất cũng có những
kim loại quý sáng lấp lánh là vàng (Kim).
-Kim sinh Thủy là do trên núi có rất nhiều mây và mưa. Từ núi, đá hình thành
và trong đá có kim loại nên nước (Thủy) sinh ra từ kim loại. Khi độ ẩm cao,
trên bề mặt kim loại có nước nên có thể nói nước sinh ra từ kim loại.
-Thủy sinh Mộc là do nhờ vào độ ẩm của nước mà cây mới phát triển được nên
cây (Mộc) sinh ra từ nước.
Người

ta

cho

rằng

sự

tác

động

lần

lượt,


xoay

vịng

MộcHỏaThổKimThủy có tác động đến mọi sự vật.
Về Ngũ hành Tương Khắc
Ngũ Hành Tương Khắc là thuyết nhấn mạnh sự tuần hồn đấu tranh giữa các
Hành nói cách khác là “đấu tranh lẫn nhau”. Sự tuần hồn đó được thể hiện như
sau: Hành Mộc xung khắc với Hành Thổ, Hành Thổ xung khắc với Hành Thủy,
Hành Thủy xung khắc với Hành Hỏa, Hành Hỏa xung khắc với Hành Kim,
Hành Kim xung khắc với Hành Mộc. Trật tự đó lần lượt được gọi là “Mộc khắc
Thổ”, “Thổ khắc Thủy”, “Thủy khắc Hỏa”, “Hỏa khắc Kim”, “Kim khắc Mộc”


20

Hình 1.3 : Ngũ Hành Tương Khắc Đồ: nhấn mạnh
mối quan hệ “đấu tranh lẫn nhau” của Ngũ Hành.
“Tương Khắc” có nghĩa là một bên đối kháng áp đảo
hơn hẳn đối phương.Nguồn:
/>
Thuyết này cũng dựa vào các ngành khoa học tự nhiên cơ bản, dựa vào các
quan sát tự nhiên của người xưa mà hình thành.
-Mộc khắc Thổ là do rễ cây đâm sâu trong đất để hút chất dinh dưỡng nên làm
hại đến đất.
-Thổ khắc Thủy là do đất hút nước và ngăn chặn dòng chảy của nước.
-Thủy khắc Hỏa là do nước dập tắt lửa.
-Thủy khắc Kim là do tuy kim loại rất rắn chắc nhưng vẫn bị nấu chảy do lửa.
-Kim khắc Mộc là do những cái cây lớn thường bị chặt do rìu và cưa (làm từ
kim loại).

Mối quan hệ giữa Ngũ hành Tương Sinh và Ngũ Hành Tương Khắc:
Nếu nói riêng thì Ngũ Hành Tương Sinh và Ngũ Hành Tương Khắc không thật
sự sâu sắc về nội dung. Ví dụ như, Ngũ Hành Tương Sinh cho rằng nước sinh
cây. Nhưng trên thực tế, nếu lượng nước q mức (q ít hoặc q nhiều) thì sẽ
cho tác động ngược lại, cây sẽ héo hoặc úng. Có thể nói, trong Ngũ Hành
Tương Sinh đã bao gồm Ngũ Hành Tương Khắc và ngược lại, trong Ngũ Hành
Tương Khắc cũng bao gồm cả Ngũ Hành Tương Sinh. Tuy nhiên, mức độ liên
quan thì khơng thể được khảo sát đầy đủ.
Bảng phân chia Ngũ hành:


21

Người ta quan niện phân chia mọi sự vật ra thành năm nhóm theo Ngũ Hành.
Bảng sau đây là bảng phân chia theo các nhóm đó. Sự phân chia này là kết quả
từ những kinh nghiệm ngày thường của người xưa.
Ngũ hành

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Năm hành tinh


Sao Mộc

Sao Hỏa

Sao Thổ

Sao Kim

Sao Thủy

Năm màu

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Năm phương

Đơng

Tây

Trung tâm


Nam

Bắc

Năm mùa

Xn

Hạ

Chuyển mùa

Thu

Đơng

Tháng tám

Tháng mười

Tháng bảy

Thángmười một

Tháng chín

Tháng mười hai

Tháng ba
Tháng giêng


Tháng tư

Tháng

Tháng sáu
Tháng hai

Tháng năm

Tháng ba

Tháng sáu

(theo âm lịch)

Tháng chin
Tháng mười hai

Ngũ vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn


Năm loại cây

Cây gai

Lúa mạch

Lúa nước

Hạt kê

Đậu tương

Ngũ âm

Giốc (La)

Chủy (Đơ)

Cung (Fa)

Ngũ giác

Mắt

Tai

Mũi

Miệng


Da

Gan

Tim

Lá lách

Phổi

Thận

Lá lách

Phổi

Tim

Gan

Thận

Nhân

Nghĩa

Tín

Lễ


Trí

Giáp

Bính

Mậu

Canh

Q

Ất

Đinh

Kỷ

Tân

Nhâm

Thương
(Sol)

Vũ (Rê)

Ngũ tạng


Ngũ thường

Mười Can

Mùi
Dần

Tỵ

Tuất

Thân



Mão

Ngọ

Thìn

Dậu

Hợi

Mười hai con giáp

Sửu



22

Khi đọc bảng theo chiều dọc, ta có thể thấy mối quan hệ tương tác lẫn nhau
giữa những sự vật trong cùng một Hành. Ví dụ như theo cột hàng dọc của Hành
Mộc, hành tinh thì có sao Mộc, màu thì có màu xanh, phương thì có phương
Bắc, mùa thì có mùa xuân. Hơn nữa, tượng trưng cho màu xanh là mùa xuân và
phương Bắc, nơi và lúc mọi vạn sinh sôi và phát triển.Ngũ sắc này đặc biệt coi
trọng sự xuất hiện của vạn vật trong không gian và thời gian.
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là tên gọi chung chỉ thuyết Âm Dương và thuyết
Ngũ Hành ở Trung Quốc thời Cổ đại. Nguyên lý Vũ trụ sinh thành phát triển
cũng bao gồm cả đạo đức của con người.
Ban đầu, thuyết Âm Dương Ngũ Hành được dùng để giải thích sự thay đổi của
4 mùa. Khởi nguyên, thế giới ở trong tình trạng hỗn mang khơng phân biệt
được bất cứ thứ gì (Thái Cực), trong lúc hồn mang đó, một nguyên khí nhẹ,
trong sạch và ấm áp đã bay lên thành “Thiên” gọi là “Dương khí” và một khí
nặng, đục và lạnh đã lắng xuống thành “Địa” gọi là “Âm khí”. Hai nguyên khí
này xuất hiện lần lượt theo chu kỳ trong năm, từ đó mà Ngũ Hành được sinh ra
gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, từ đó mà xuất hiện 4 mùa.
Âm Dương Đạo dựa vào sự vận động của hai nguyên khí Âm Dương này để
giải thích sự tồn tại của vũ trụ và dựa vào Ngũ Hành để đưa ra những suy nghĩ,
phán đoán để hành động.
c. Hà Đồ và Lạc Thư
Trong Âm Dương Đạo cũng có những kiến thức, nguyên lý về Hà Đồ và Lạc
Thư
+ Về Hà Đồ
Tương truyền là do vua Phục Hy vô tình nhìn thấy những hoa văn trên lưng con
Long Mã xuất hiện ở Hoàng Hà mà viết thành.


23


Hình 1.4: Hà Đồ
5 số lẻ 1,3,5,7,9 thể hiện Trời – Dương, còn 5 số chẵn
0,2,4,6,8 thể hiện Đất – Âm. Trời Đất gặp nhau mà
vạn vật hình thành. Nguồn:
/>
+ Về Lạc Thư
Tương truyền vào thời nhà Hạ, trong một lần trị thủy giúp dân, vua Đại Vũ đã
nhìn thấy hoa văn trên lưng con Rùa thần xuất hiện ở sơng Hồng Hà. Từ
những hoa văn này mà ơng viết nên Lạc Thư.
Hình 1.5 :Lạc Thư
Số 1 và 9 là đại diện cho Thủy và Hỏa, đứng
ở vị trí Bắc và Nam; số 3 và 7 là đại diện cho Mộc và
Kim, đứng ở vị trí Đơng và Tây. Cịn 4 số 2, 4, 6, 8
lần lượt là đại diện cho Thổ, Mộc, Kim, Thổ, trụ tại 4
góc Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Như
vậy, theo Lạc Thư, 4 phương là các số Dương và 4
góc là các số Âm. Nguồn:
/>
Chúng ta có thể hiểu Lạc thư một cách đơn giản qua những con số như sau:
4

9

2

3

6


7

8

1

6

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tổng của các hàng dọc, hàng ngang và hàng
chéo luôn bằng 15 và các vị vua Trung Quốc thời cổ đại luôn cho rằng đây là
một điều kì lạ.
Ngồi Âm Dương, Ngũ Hành, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương Đạo còn áp dụng
nhiều lý thuyết khác về Can, Chi, Tam Tài... trong thực hành Thiên văn, Lịch


×