Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt đến sức khỏe phụ nữ huyện hòn đất, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 196 trang )

 
 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN


PHẠM THỊ NGA

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
NƯỚC TRONG SINH HOẠT ĐẾN SỨC KHỎE PHỤ NỮ
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC (TRỪ ĐỊA LÝ TỰ
NHIÊN)
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.31.95

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

 


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học –


Quản lý khoa học, Khoa Địa lý trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Út đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt thời gian nghiên cứu và viết báo cáo. Những kinh nghiệm
và sự tận tâm của một nhà giáo ở Cô sẽ là tài sản vô cùng quý báu cho tôi
trên bước đường nghiên cứu và giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên – Môi trường Kiên Giang, cơ
quan, ban ngành các cấp của huyện Hòn Đất, Ủy ban nhân dân huyện Hòn
Đất, Bệnh viện đa khoa huyện Hòn Đất, Ủy ban và trạm y tế các xã Mỹ
Lâm, Bình Giang, Nam Thái Sơn, thị trấn Hịn Đất đã nhiệt tình giúp đỡ và
cung cấp những thơng tin cần thiết trong quá trình thu thập dữ liệu và khảo
sát thực địa.
Xin ghi ơn sâu sắc sự động viên, hỗ trợ về tinh thần và vật chất của Bố
mẹ, chồng, các anh em trong gia đình trong suốt thời gian tơi hồn thành
luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2013.

Phạm Thị Nga

 

HV: Phạm Thị Nga

i

CBHD: TS Trần Thị Út


 

Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

 

HV: Phạm Thị Nga

ii

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

 

HV: Phạm Thị Nga

iii

CBHD: TS Trần Thị Út



 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................ i
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn…………………………………………….…..ii
Nhận xét của cán bộ phản biện…………………………………………………iii
Mục lục…………………………………………………………………….…....................iv
Danh mục bảng ................................................................................................. viii
Danh mục hình ảnh ...............................................................................................x
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................... 1

1.1. Tầm quan trọng của đề tài: ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
1.5. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
1.7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN TƯ LIỆU........................................................... 5


2.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài .........................................................5
2.1.1. Nước sạch ..................................................................................................5
2.1.2. Chất thải .....................................................................................................9
2.1.3. Ô nhiễm nước...........................................................................................11
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................14
2.2.1. Tầm quan trọng của nước và thực trạng nước sạch ở Việt Nam ..............14
2.2.1.1. Tầm quan trọng của nước ......................................................................14
2.2.1.2. Thực trạng nguồn nước sạch ở Việt Nam ..............................................17
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước .....................................................20
2.2.3. Các bệnh liên quan đến môi trường nước .................................................24
 

HV: Phạm Thị Nga

iv

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

2.3.3.1. Các bệnh liên quan đến môi trường nước ............................................. 24
2.2.3.2. Thực trạng các bệnh liên quan đến môi trường .................................... 28
2.2.4. Một số biện pháp xử lý nước ................................................................... 30
2.2.4.1. Làm trong nước......................................................................................31
2.2.4.2. Khử khuẩn nước ....................................................................................31

2.2.4.3. Xử lý nước ngầm ...................................................................................32
2.2.5. Vai trò của phụ nữ hiện nay .....................................................................32
CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………..…….34

3.1. Giới thiệu về nghiên cứu..............................................................................34
3.2. Khu vực nghiên cứu .....................................................................................34
3.3. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................35
3.3.1. Dữ liệu sơ cấp ...........................................................................................35
3.3.2. Dữ liệu thứ cấp..........................................................................................37
3.4. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................38
3.4.1. Phương pháp xử lý dữ liệu đối với dữ liệu định lượng: ...........................38
3.4.2. Đối với dữ liệu định tính:.........................................................................39
3.4.3. Khung nghiên cứu: ...................................................................................39
CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 42

4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất ......... 42
4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hịn Đất ...........................................................42
4.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................42
4.1.1.2. Địa hình..................................................................................................42
4.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................43
4.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................43
4.1.1.5. Thổ nhưỡng ............................................................................................45
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất ................................................45
4.1.2.1. Đặc điểm dân số – xã hội .......................................................................45
4.1.2.2. Đặc điểm kinh tế ....................................................................................47
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực khảo sát .............................................53

 

HV: Phạm Thị Nga

v

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

4.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội các xã khảo sát ............................53
4.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội các hộ khảo sát .............................................55
4.1.4. Khái qt tình hình vệ sinh mơi trường, sử dụng nước sinh hoạt và các
bệnh liên quan đến nguồn nước ở huyện Hịn Đẩt.....................................59
4.1.4.1. Vệ sinh mơi trường ................................................................................59
4.1.4.2. Sử dụng nước sinh hoạt .........................................................................65
4.1.4.3. Các bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt ......................................67
4.2. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của phụ nữ trên địa bàn huyện Hòn Đất
........................................................................................................................... 67
4.2.1. Nguồn nước, chất lượng nước sinh hoạt .................................................. 67
4.2.1.1. Nguồn nước sinh hoạt ............................................................................67
4.2.1.2. Chất lượng nguồn nước .........................................................................70
4.2.2. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của phụ nữ trên địa bàn Hòn Đất .....79
4.2.2.1. Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng nước của phụ nữ tại địa …..79
4.2.2.2. Kiến thức, hành vi của phụ nữ trong sử dụng nước...............................91
4.3. Thực trạng bệnh liên quan đến sử dụng nước sinh hoạt của phụ nữ tại địa

phương ..........................................................................................................111
4.3.1. Các chương trình phịng chống bệnh tật liên quan đến môi trường nước
cho phụ nữ tại địa phương........................................................................111
4.3.1.1. Các chương trình..................................................................................111
4.3.1.2. Cơng tác truyền thơng ......................................................................... 115
4.3.2. Thực trạng bệnh liên quan đến sử dụng nước sinh hoạt ........................ 118
4.3.2.1. Thực trạng bệnh tật trên địa bàn nghiên cứu .......................................118
4.3.2.2. Thời điểm xuất hiện bệnh tật liên quan đến mơi trường nước ............124
4.3.2.3. Ước tính tổn thất kinh tế ......................................................................126
4.3.3. Kiến thức, hành vi của phụ nữ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.129
4.3.3.1. Biện pháp phịng ngừa bệnh ................................................................129
4.3.3.2. Hình thức chữa trị ................................................................................130
4.3.4. Mong đợi của phụ nữ và địa phương .....................................................133
4.3.4.1. Phụ nữ ..................................................................................................133
 

HV: Phạm Thị Nga

vi

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

4.3.4.2. Địa phương ..........................................................................................137
CHƯƠNG 5.


TĨM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................142

5.1. Tóm tắt…………………………………………………………………...142
5.2. Kết luận………………………………………………………………….144
5.3. Kiến nghị………………………………………………………………...146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................156
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 159

 

HV: Phạm Thị Nga

vii

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.2. Các loại bệnh và thời gian tồn tại của các vi khuẩn trong nước ....... 25
Bảng 3.1. Phân bố điều tra ở khu vực nghiên cứu ............................................. 36
Bảng 4.1. Các chỉ số về dân cư – xã hội huyện Hòn Đất .................................. 46
Bảng 4.2. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội các xã khảo sát........................ 54
Bảng 4.3. Nhóm nhân khẩu các hộ khảo sát ...................................................... 56
Bảng 4.4. Tỷ lệ nữ, nữ trong tuổi lao động, nữ từ 18 tuổi ................................. 56

Bảng 4.5. Trình độ người được phỏng vấn ........................................................ 57
Bảng 4.6. Nghề nhiệp của phụ nữ ở các hộ điều tra .......................................... 58
Bảng 4.7. Thu nhập bình quân của các hộ khảo sát……………………..……..……63
Bảng 4.8. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu ............ 70
Bảng 4.9. Kết quả quan trắc nước mặt lục địa ................................................... 72
Bảng 4.10. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra ......................................... 80
Bảng 4.11. Nghề nhiệp của đối tượng điều tra .................................................. 82
Bảng 4.12. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ điều tra ........................ 83
Bảng 4.13. Các chương trình nước sạch………………………………………………88
Bảng 4.14. Số liệu cấp nước hợp vệ sinh (HVS) của các xã ............................. 85
Bảng 4.15. Các chương trình vệ sinh mơi trường đã thực hiện ......................... 87
Bảng 4.16. Hành vi uống nước đun sôi của phụ nữ nghiên cứu ...................... 105
Bảng 4.17. Hành vi xử lý nước thải của phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu ....... 107
Bảng 4.18. Kiến thức của phụ nữ biết về các bệnh do sử dụng nước chưa sạch ...... 108
Bảng 4.19. Các chương trình phịng chống bệnh tật cho phụ nữ .................... 113
Bảng 4.20. Các phương tiện cung cấp thông tin về nước sạch, vệ sinh mơi
trường, phịng chống bệnh tật được phụ nữ biết đến trên địa bàn ................... 115
Bảng 4.21. Dân số và tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa của hai xã .................... 127
Bảng 4.22. Chi phí và tổn thất liên quan đến bệnh viêm phụ khoa ................. 127
Bảng 4.23. Kết quả tính tốn tổn thất kinh tế do mắc bệnh viêm phụ khoa liên
quan đến sử dụng nước sinh hoạt. ................................................................... 128
Bảng 4.24. Biện pháp phòng ngừa bệnh trong gia đình .................................. 130
 

HV: Phạm Thị Nga

viii

CBHD: TS Trần Thị Út



 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

Bảng 4.25. Biện pháp chữa trị bệnh trong gia đình ......................................... 131
Bảng 4.26. Các bài thuốc dân gian trị các bệnh liên quan đến sử dụng nước . 132
Bảng 4.27. Mong đợi về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ............ 136

 

HV: Phạm Thị Nga

ix

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng nước sinh hoạt đến sức khỏe phụ
nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

DANH MỤC HÌNH ẢNH
 
Bản đồ 1. Khu vực nghiên cứu của đề tài – Huyện Hòn Đất. ............................41
Bản đồ 2. Các xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Hịn Đất.................................52 
Hình 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài ..............................................................40
Hình 4.1. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS và hộ chăn ni HVS ............................... 86

Hình 4.2. Cách nhận biết nước sạch .................................................................. 93
Hình 4.3. Nước dùng cho hạng mục nấu ăn của phụ nữ trên địa bàn................ 94
Hình 4.4. Nước dùng cho hạng mục uống của phụ nữ trên địa bàn .................. 96
Hình 4.5. Nước dùng cho hạng mục tắm rửa của phụ nữ nghiên cứu ............... 97
Hình 4.6. Nước dùng cho hạng mục giặt giũ của phụ nữ nghiên cứu ............... 98
Hình 4.7. Nước dùng cho hoạt động vệ sinh nhà cửa của phụ nữ trên địa bàn . 99
Hình 4.8. Thời gian sử dụng nước của đối tượng nghiên cứu ......................... 101
Hình 4.9. Dụng cụ trữ nước của dân số nghiên cứu. ....................................... 102
Hình 4.10. Hành vi vệ sinh dụng cụ trữ nước của phụ nữ trên địa bàn. .......... 104
Hình 4.10. Bệnh liên quan đến nước sinh hoạt của phụ nữ TT. Hịn Đất ....... 119
Hình 4.11. Bệnh liên quan đến nước sinh hoạt của phụ nữ xã Nam Thái Sơn 119
Hình 4.12. Bệnh liên quan đến nước sinh hoạt của phụ nữ xã Bình Giang .... 120
Hình 4.13. Bệnh liên quan đến nước sinh hoạt của phụ nữ xã Mỹ Lâm ......... 120
Hình 4.14.Thời điểm xuất hiện bệnh tật liên quan đến môi trường nước ....... 124

Ảnh 1. Nước sông, kênh ..................................................................................115
Ảnh 2. Nước giếng khoan .................................................................................110
Ảnh 3. Bồn chứa nước mưa ..............................................................................115
Ảnh 4. Nước bình (nước khác) .........................................................................110

 

HV: Phạm Thị Nga

x

CBHD: TS Trần Thị Út


 

Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng nước sinh hoạt đến sức khỏe phụ
nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSL

: Đồng bằng sông Cửu Long

HTX

: Hợp tác xã

HVS

: Hợp vệ sinh

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

CN - TTCN

: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp


TGLX

: Tứ giác Long Xuyên

TN - MT

: Tài nguyên và môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới

 

HV: Phạm Thị Nga

xi

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 

 

CHƯƠNG 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tầm quan trọng của đề tài:
Nước luôn là vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu trong các hoạt
động sống. Không phải chỉ các quốc gia nằm trong vùng khô hạn khan hiếm
nước mới có những quan tâm đặc biệt về nước mà tất cả các nước trên thế giới
đều có sự quan tâm đến các vấn đề về nước bởi nó chiếm giữ một vị trí quan
trọng trong cơ thể con người cũng như trong sinh hoạt, đời sống và trong các
hoạt động kinh tế. Có nước để sử dụng đối với nhiều nơi đã là vấn đề khó khăn,
có nước sạch để sử dụng lại là một việc càng khó khăn hơn nữa, đăc biệt là đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Đồng Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có hệ thống sơng lớn là sông
Tiền, sông Hậu (nhánh sông Mêkông) tỏa đi khắp vùng chi phối nguồn nước mặt
nơi đây. Với sự phát triển kinh tế hiện nay khiến cho lượng nước thải, rác thải
của các nhà máy, xí nghiệp và thói quen trong sinh hoạt (thường vứt rác ra sông
của người dân sinh sống hai bên bờ) là rất lớn khiến cho nguồn nước mặt ở nhiều
khu vực sông trở nên ô nhiễm. Huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang là nơi nằm trong
hệ thống sông này nên hiện trạng của nguồn nước nơi đây cũng khơng tránh khỏi
tình trạng ơ nhiễm chung. Trong các huyện thị của tỉnh Kiên Giang thì Hịn đất là
huyện có diện tích lớn nhất và trải dài chạy dọc theo con sông Hà Tiên-Rạch Giá,
người dân sống tập trung theo hai bên bờ sông, nguồn sông ở đây đảm nhận
nhiều vai trò, vừa là nguồn cung cấp nước cho người dân sinh hoạt vừa là nơi
chứa đựng chất thải từ mọi hoạt động sống và sản xuất. Tỉnh Kiên Giang cũng đã
có nhiều biện pháp trực tiếp đi xuống từng địa phương giúp người dân xử lý
nguồn nước sinh hoạt, cấm xây dựng các cầu tiêu trên sơng, kêu gọi, khuyến
khích, chỉ dẫn cho người dân biết tự làm sạch nguồn nước để sử dụng… nhưng

hiệu quả rất hạn chế, vẫn chỉ là biện pháp tạm thời mới chỉ đánh động, khơi dậy
phần nào nhận thức sử dụng nước sạch trong dân. Do đó, ảnh hưởng của việc sử
dụng nguồn nước đến sức khỏe của người dân nơi đây là không nhỏ. Theo Báo
cáo kết quả y tế năm 2012 của Trung tâm y tế huyện Hịn Đất thì có rất nhiều căn
bệnh liên quan và do bị ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước gây ra như tiêu chảy
205 ca, hội chứng lị 333 ca, lị trực trùng 13 ca, và các bệnh ngoài da… đặc biệt
là đối với phụ nữ, sử dụng các nước sinh hoạt không vệ sinh rất dễ bị nhiễm các
bênh phụ khoa, gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản, số ca khám và điều trị các
 

HV: Phạm Thị Nga

1

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

bệnh phụ khoa lên đến 32.577 ca trên tổng số phụ nữ đã có gia đình: 32.776
người. Ngồi ra, nguồn nước cịn là ngun nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh nguy
hiểm như nhiễm sán (nhiễm kí sinh trùng): 107 ca, ngộ độc thuốc trừ sâu từ
nguồn nước: 87 ca và đây cũng là nguyên nhân quan trong gây nên bệnh ung thư
(đã được khám và điều trị trực tiếp ở các tuyến trên). Tác động của nguồn nước
đến sức khỏe không giành riêng cho bất kì đối tượng nào trong dân nhưng đối
tượng nhạy cảm và dễ bị nhiễm các căn bênh do nguồn nước nhất lại là phụ nữ.
Chính vì thế trong khn khổ luận văn Thạc sĩ tơi nghiên cứu khía cạnh tiêu cực

của sử dụng nguồn nước không sạch đối với một bộ phận người dân địa phương
qua đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt đến sức
khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang”. Từ đó đưa ra một cái nhìn cụ thể
và cần thiết cho việc giải quyết đem lại nguồn nước sạch cho khu vực nông thôn,
đảm bảo sức khỏe cho người dân nói chung, phu nữ nói riêng của huyện Hòn Đất
và tất cả các huyện thị khác trong tỉnh cũng như các vùng nông thôn của ĐBSCL.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng sử dụng nước trong sinh hoạt của phụ nữ và ảnh hưởng
của nó đến sức khỏe phụ nữ tại địa phương
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu chất lượng nguồn nước trong sinh hoạt của phụ nữ tại địa
phương.
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi phụ nữ trong sử dụng nước sinh hoạt
và phòng chống bệnh tật liên quan đến mơi trường nước tại địa phương.
- Tìm hiểu những bệnh mà phụ nữ gặp phải khi sử dụng nguồn nước tại địa
phương
- Tìm hiểu các chương trình cung cấp nước sạch, vệ sinh mơi trường và
phịng chống bệnh tật liên quan đến môi trường nước tại địa phương.
- Đưa kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình nước sạch và
phịng chống bênh tật cho phụ nữ tại địa phương.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu 1. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của phụ nữ tại địa bàn như thế
nào?
 

HV: Phạm Thị Nga

2


CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

- Câu 2. Những bênh tật liên quan đến nguồn nước không sạch và phụ nữ
mắc phải những bệnh gì khi sử dụng nước này?
- Câu 3. Kiến thức, thái độ, hành vi phụ nữ trong việc sử dụng nước sinh hoạt
và phòng chống bệnh tật liên quan đến môi trường nước tại địa phương như thế
nào?
- Câu 4. Những chương trình nào liên quan đến nước sạch, phòng chống
bệnh tật cho phụ nữ đã và đang thực hiện tại địa phương? Kết quả và khó khăn
cịn tồn tại là gì?
- Câu 5. Kiến nghị nào phù hợp để chương trình nước sạch, vệ sinh mơi
trường và phịng chống bệnh tật đạt hiệu quả?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ trên địa bàn huyện Hòn Đất (là
nữ giới tính từ khi bước vào tuổi kết hơn-18 tuổi trở lên) trong việc sử dụng nước
sinh hoạt tại địa phương, từ đó tìm hiểu những tác động của việc sử dụng nguồn
nước đến sức khỏe của họ. Đối tượng phải làm việc trong các nhóm ngành nghề
khác nhau, đã có thời gian sinh sống tại huyện Hòn Đất để đảm bảo tính chính
xác khi đưa ra những đánh giá, đề xuất cụ thể về tác động của nguồn nước.
1.5. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn không gian và thời gian: Huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang là
huyện nằm tận cùng phía nam của tổ quốc đồng thời nằm trên khu vực có lịch sử
khai phá rất mới nên trước thập niên 90 (thế kỉ XX) dân cư sinh sống còn khá
thưa thớt. Do đó đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề sử dụng nước sinh hoạt của người

dân địa phương trong những năm gần đây để thấy được chất lượng của nguồn
nước và sự tác động của nó đến sức khỏe người dân trong cộng đồng dân cư.
Mặt khác, đề tài chỉ lựa chọn nghiên cứu trên 4 xã trực thuộc địa bàn
nghiên cứu: xã Mỹ Lâm, xã Nam Thái Sơn, xã Bình Giang và thị trấn Hịn Đất, ở
vị trí địa lý khác nhau và có tình hình phát triển kinh tế khác nhau thì có tính đại
diện cho các xã khác trong huyện.
1.6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương huyện Hòn
Đất nghiên cứu đưa ra những đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nước, hiệu quả trong sử dụng nước và việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.
Có thể thơng qua các phương tiện truyền thơng như báo, chương trình truyền
 

HV: Phạm Thị Nga

3

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

thanh, truyền hình, trạm y tế các xã kết quả nghiên cứu sẽ được thông tin đến các
cơ quan chức năng và đến chính người dân địa phương nhằm góp phần giải quyết
các vấn đề liên quan đến sử dụng nước trong sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho
phụ nữ tại địa phương.
1.7. Bố cục luận văn

Chương 1. Đặt vấn đề (4 trang). Trình bày tầm quan trọng của đề tài, mục
tiêu và đối tượng nghiên cứu từ đó thấy được ý nghiã của việc nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (27 trang). Trình bàycác khái
niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu và tổng quan những nghiên cứu có liên
quan đến chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân đặc biệt là
người dân nông thôn Việt Nam và các bệnh tật liên quan đến môi trường nước
đặc biệt là trên đối tượng phụ nữ.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (8 trang). Trình bày các phương pháp
sử dụng trong nghiên cứu và vùng nghiên cứu. Trong đó gồm các phương pháp
thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu để so sánh thực trạng sử dụng nước và kết
quả bệnh tật liên quan giữa các xã nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu (99 trang). Giới thiệu điều kiện tự nhiên –
kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu và trình bày các yếu tố liên quan và thực
trạng sử dụng nước, thực trạng bệnh tật có liên quan đến việc sử dụng nước của
phụ nữ trên địa bàn. Qua đó ước tính tổn thất kinh tế của bệnh xảy ra do sử dụng
nước chưa sạch và đánh giá, đồng thời cho biết về những mong đợi của phụ nữ
và địa phương.
Chương 5. Tóm tắt, kết luận và kiến nghị (12 trang). Trình bày các phương
pháp đã sử dụng trong nghiên cứu và kết quả trong nghiên cứu từ đó đưa ra
những kiến nghị thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

 

HV: Phạm Thị Nga

4

CBHD: TS Trần Thị Út



 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN TƯ LIỆU

2.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1. Nước sạch
Nước là tài ngun vơ cùng q giá mà chưa loại hoạt chất nào có thể thay
thế được, đối với con người nước chiếm tỉ lệ 70% cơ thể người trưởng thành, có
vai trị vận hành dinh dưỡng, tuần hồn máu và tham gia các phản ứng sinh hóa
trong cơ thể, thiếu nước con người không thể hoạt động; đối với đời sống và sản
xuất nước có nhiều cơng dụng khơng thể thay thế trong sinh hoạt, trong q trình
sản xuất. Do đó bất kì ai, bất kì quốc gia nào sống ở đâu cũng cần sử dụng đến
nước, tuy nhiên mỗi nơi có lịch sử địa chất tạo nên kết cấu đất đá khác nhau, đặc
điểm địa hình, lượng mưa và mật độ phân bố dân cư cũng khác làm cho lưu
lượng nước và chất lượng nước mỗi nơi mỗi khác. Nhưng hiện nay do những ảnh
hưởng quan trọng về sức khỏe và đời sống con người khiến cho các nước trên thế
giới đều quan tâm đến một vấn đề chung đó là nước sạch.
Tuy nhiên tùy vào nhận thức, phong tục tập quán và trình độ phát triển kinh
tế, khoa học kĩ thuật của từng cộng đồng mà nước sạch được quan niệm có khác
nhau. Riêng đối với Việt Nam, trong từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2005) thì
“nước sạch là nước khơng bị nhiễm bẩn và các chất độc hại, dùng cho sử dụng
hàng ngày của con người”. Đây là khái niệm đơn giản, dễ hiểu có thể dùng để
trao đổi thơng tin cịn trong các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng nước
nhằm đảm bảo sức khỏe con người có nhiều khái niệm khác mang tính khoa học
hơn.

Năm 2009, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành khái niệm nước sạch theo qui
chuẩn cụ thể kèm theo Thông Tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009 về nước
sạch. Theo qui chuẩn nước sạch chia thành hai loại nước sạch dùng cho mục đích
sinh hoạt và nước sạch dùng cho ăn uống. Nước dùng cho mục đích sinh hoạt


                                                            
Hồng Phê chủ biên (1995), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 747.

 

HV: Phạm Thị Nga

5

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

thơng thường khơng sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực
phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (gọi tắt là nước sinh hoạt). Trong đó có
14 chỉ tiêu đựơc qui định giới hạn cho phép, gồm các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu
về các thành phần vô cơ, hữu có và chỉ tiêu vi sinh.
Ngồi nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho ăn uống cũng được Bộ Y tế
Việt Nam qui định theo qui chuẩn nước dùng cho ăn uống ban hành theo Thông
Tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009.

Nước dùng cho ăn uống là nước được dùng cho ăn uống, dùng cho các cơ
sở để chế biến thực phẩm và đảm bảo 109 chỉ tiêu đáp ứng Qui chuẩn quốc gia
về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế ban hành năm 2009. Qui chuẩn nước
sạch cho ăn, uống năm 2009 của Bộ Y tế là qui chuẩn mới nhất, gồm 32 chỉ tiêu
cảm quan và thành phần vô cơ, 24 chỉ tiêu về hàm lượng của các chất hữu cơ, 32
chỉ tiêu về hóa chất bảo vệ thực vật, 17 chỉ tiêu về hóa chất khử trùng và sản
phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức xạ nhiễm, 2 chỉ tiêu về vi sinh vật. Là qui chuẩn đầy
đủ, phù hợp nhất về chất lượng nước ăn uống so với các qui chuẩn đã ban hành
trước đây, hiện nay các bộ, ban ngành quản lý nước cho ăn, uống, chế biến thực
phẩm đều dựa theo qui chuẩn này.
Tuy nhiên nước ăn, uống sạch được Tổng Cục Môi Trường Việt Nam, 2012
khái niệm một cách đơn giản, dễ hiểu như sau: “Nước uống sạch là nước khơng
có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, khơng có các chất tan
và khơng tan độc hại cho con người, khơng có các vi khuẩn gây bệnh và không
gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài”.
Ngoài ra, do xu thế tồn cầu hóa Việt Nam mở rộng giao lưu, hợp tác với
các quốc gia về nhiêù mặt nên một số khái niệm, thuật ngữ quốc tế cũng được
các nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng như khái niệm nước sạch của Bộ Y tế
Canada, 2008:“Nước uống hay nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối
                                                            
Xem thêm Phụ Lục 5, Qui chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế, 2009.

Xem thêm Phụ Lục 3, Qui chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế, 2009. 
 


HV: Phạm Thị Nga

6


CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

thiểu để con người hoặc các lồi động vật, thực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thu
hoặc sử dụng mà ít gặp nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài”.
Các quốc gia trên thế giới đều có chuẩn qui định về chất lượng nước dùng
cho ăn uống cũng như cho sinh hoạt vì nước ăn uống hay nước sử dụng trong
sinh hoạt của con người được lấy từ nhiều nguồn khác nhau là nước mặt, nước
ngầm và nước mưa.Trong Nghiên cứu chất lượng và tình hình sử dụng nước sinh
hoạt ở một số vùng sinh thái Việt Nam, 2006 của tác giả Nguyễn Thị Loan thì
nước ngầm, nước mưa, nước mặt được khái niệm như sau:
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được tàng trữ trong
các lỗ hổng và khe hở đất đá, dưới các tầng chứa nước có các lớp đất đá có thành
phần hạt thơ (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính thấm nước, dẫn nước tốt mà
con người có thể khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình.
Nước mưa là hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành các đám mây, nước
trong các đám mây rơi xuống bề mặt trái đất gọi là nước mưa. Nước mưa có thể
tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc dạng khác là tuyết. Khi rơi xuống đất nước mưa
tham gia vào các dòng chảy như sông, suối, ao, hồ hoặc được các thảm thực vật
giữ lại hay thấm hút qua các lớp đất đá tạo thành các mạch nước ngầm.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa (hay tuyết) và mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Tuy nhiên, trong bài viết Những thách thức về cung cấp nước uống ở Việt
Nam và một số nước khác, 1995 của tác giả Lê Văn Bảo và Nguyễn Văn Bình thì

nước trong tự nhiên không bao giờ là tinh khiết. Trong nước sông hồ thường có
nhiều chất lơ lửng, một số chất khống hồ tan và các vi sinh vật gây bệnh cho
con người. Nước lấy từ các giếng khơi và giếng khoan thường trong và ít vi
khuẩn gây bệnh hơn, nhưng lại nhiều muối khống hồ tan hơn, đặc biệt là sắt.
Nước mưa khi rơi xuống mặt đất thường cuốn theo bụi bẩn trong khơng khí hoặc
khí thải độc hại từ các khu công nghiệp, hoạt động sống của con người làm cho
nước mưa chứa nhiều thành phần độc hại. Do vậy, trước khi sử dụng cho sinh
 

HV: Phạm Thị Nga

7

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loại bỏ chất lơ lửng, bụi bẩn, sắt, và
một số chất độc hại. Đối với vùng nông thôn, nước lấy từ sông hồ về phải đánh
phèn, để lắng hoặc lọc qua một lớp sỏi, cát dày trước khi dùng. Ở các đơ thị, khi
có điều kiện, người ta khử trùng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong nước và
cung cấp nước đó tới người dùng qua hệ thống ống dẫn kín gọi là nước máy (hay
nước Phông-ten). Tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý và khử trùng, nước có thể
đạt độ trong sạch tới mức uống được. Tuy nhiên mức độ khử trùng càng cao thì
chi phí sản xuất càng lớn, làm giá thành nước tăng lên. Do đó, khơng phải ở đâu
con người cũng khử trùng nước máy tới mức có thể uống ngay được.

Hệ thống nước máy cung cấp nước sạch cho người dân các quốc gia hiện
nay đang được xem là biện pháp cung cấp nước sạch an toàn. Theo Hướng dẫn
nước uống của Bộ Y tế Canada, 2008, các nhà máy nước sau khi đưa nước qua
hệ thống bồn lọc có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như dùng Clo, Ozone,
Chloramines và Chlorine dioxide để khử trùng nước. Mỗi biện pháp có tính hiệu
quả riêng tùy vào mục đích sử dụng, đối với chất khử trùng là Ozone,
Chloramines và Chlorine dioxide thường được sử dụng để xử lý nước trong các
nhà máy còn đối với hệ thống phân phối nước trong cộng đồng dân cư các nhà
máy vẫn dùng chất khử Clo để khử trùng đến tận cuối nguồn cung cấp, dùng Clo
khử trùng nước phân phối được xem là biện pháp hiệu quả tiệt trùng, diệt khuẩn
gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, theo Giáo sư Lâm Minh Triết (năm 2012)
thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM thì nếu các nhà máy lấy nước từ nguồn có chất
lượng kém, phải dùng lượng Clo nhiều hơn mức bình thường thì ngồi tác dụng
làm sạch nước phân phối, nước này có thể gây mùi khó chịu và có thể gây nguy
hiểm cho người sử dụng do một số nơi nước bị ô nhiễm chất hữu cơ khi được
khử trùng bằng Clo các chất hữu cơ sẽ bị Clorine hóa trong nước và các hợp chất
Trihalomethanes (THMs) được hình thành trong quá trình khử trùng bằng Clo có
thể gây bệnh ung thư cho người sử dụng. Ngồi ra, trong mơi trường Clo các vi


                                                            
 Lê Văn Bảo, Nguyễn Văn Bình (1995), “Những thách thức về cung cấp nước uống ở Việt Nam

và một số nước khác”, Tạp chí Vệ Sinh Phịng Dịch, 4, trang 62 – 68.
 

HV: Phạm Thị Nga

8


CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

khuẩn như Coliform, Crytosporidium và Giardia Lamblia vẫn có thể tồn tại và
gây bệnh. Điều này có nghĩa là nước máy (nước Phơng-ten) mặc dù đã được xử
lý nhưng vẫn chưa thật sự là diệt khuẩn và không gây bệnh. Do vậy, đây là nước
được dùng chủ yếu cho sinh hoạt vì có thể đảm bảo được các qui chuẩn về chất
lượng nước sinh hoạt, nhưng đối với nước dùng cho ăn uống thì chưa đảm bảo về
chất lượng.
Đảm bảo nguồn nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt cho các quốc gia từ
thành thị đến vùng nơng thơn trong thời kì dân số tăng nhanh, hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp phát triển như hiện nay là điều rất khó khăn. Do đó nước
sạch đang được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất
lượng cuộc sống của các quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Chất thải
Từ khi hoạt động công nghiệp xuất hiện và phát triển, các nước trên thế giới
quan tâm nhiều hơn đến chất thải và việc xử lý chất thải. Từ đó đã phát sinh
nhiều cách nói khác nhau về chất thải cũng như cách xử lý chất thải. Đối với khái
niệm chất thải, trong Từ điển Tiếng Việt, 2005 của Hồng Phê, 2005 thì “chất
thải là rác và những vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng nói chung”. Hay trong
Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, 2000 đã định nghĩa “chất thải là
nói những chất mà người ta loại bỏ đi vì khơng dùng được nữa”. Tuy nhiên
trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các vật chất thải ra sau
khi được sử dụng vẫn có thể tái sử dụng hoặc tái chế lại để sử dụng. Việc rác
được thu gom, xử lý và tái tạo trong một qui trình hiện đại của các nhà máy rác

hiện nay khiến cho con người nhìn nhận về rác khơng đơn thuần là những thứ
được bỏ đi sau quá trình sử dụng. Do đó, đã có nhiều khái niệm bao quát đầy đủ
hơn, như khái niệm chất thải theo Công ước quốc tế Basel về các vấn đề môi
trường, 1989 của Liên Hợp Quốc thì “chất thải là những chất hoặc đối tượng, mà
                                                            



Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 144.



Nguyễn Lân (2000), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, NXB Tp.Hồ Chí Minh, trang 297.

 

HV: Phạm Thị Nga

9

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

được xử lý hoặc được định để được xử lý hoặc được yêu cầu phải được xử lý theo
quy định của pháp luật quốc gia”.

Theo Bảng thuật ngữ Mơi Trường Thống kê của Phịng Thống kê Liên Hợp
Quốc thì,
Chất thải là vật liệu mà khơng phải là sản phẩm chính (có nghĩa là các sản
phẩm sản xuất cho thị trường) mà người sử dụng ban đầu khơng cịn tiếp tục sử
dụng trong điều kiện hay mục đích riêng của mình và người đó muốn xử lý. Chất
thải có thể được tạo ra trong q trình khai thác nguyên liệu, chế biến nguyên
liệu thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, và
các hoạt động khác của con người. Dư tái chế hoặc tái sử dụng tại nơi phát sinh
được loại trừ.
Ngồi các khái niệm đã đề cập, cịn có nhiều khái niệm chất thải khác được
đưa ra từ các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường như sau: “chất thải là bất
kì loại vật liệu nào mà cá nhân khơng cịn dùng nữa, hoặc chúng khơng cịn tác
dụng gì nữa với cá nhân đó, chúng cũng khơng cịn tác dụng gì trong bất cứ hoạt
động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ”
Nhìn chung, các khái niệm chất thải đều đề cập đến các vật chất được loại
bỏ, không còn sử dụng nữa. Tuy nhiên, chất thải tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
như rắn, lỏng, khí có thể gây hại đến sức khỏe con người hoặc khơng, có thể xử
lý để tái sử dụng cũng có thể khơng… Hơn nữa, lượng chất thải thải ra ngày càng
nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, để không ảnh hưởng đến
môi trường sống con người các quốc gia đều phải tổ chức quản lý chất thải. Quản
lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của con
người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của chất thải vào môi
trường và xã hội.

                                                            
Ray, A (2008), Quản lý chất thải trong phát triển Châu Á: có thể thương mại và hợp tác giúp
đỡ?, Tạp chí Mơi trường và Phát triển 17, trang 3.


 


HV: Phạm Thị Nga

10

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

Để quản lý chất thải Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã qui định và phân
loại chất thải theo dạng gồm dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí; theo nguồn gốc
phát sinh gồm chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt;
theo mức độ nguy hiểm gồm chất thải nguy hại (chất thải chứa các yếu tố độc hại
như phogs xạ, chất dễ gây nhiễm và gây độc…) và chất thải khơng nguy hại.
Chất thải có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh, bao gồm cả mơi trường khơng khí, đất và nước. Đối với hệ thống nước
mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi
rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý.
Do tập quán sinh sống men theo dịng chảy dẫn đến tình trạng lấn chiếm lịng, bờ
sơng kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô
nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước
tù. Mơi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây
mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà cịn gây khó khăn trong việc
lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Môi
trường nước mặt bị ô nhiễm cao từ chất hữu cơ như trong rác có phân súc vật,
thức ăn thừa... kết hợp chất thải độc hại từ các bao bì đựng phân bón, thuốc trừ

sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm... nếu không được thu gom xử lý sẽ làm cho nước
ngầm bị ơ nhiễm
2.1.3. Ơ nhiễm nước
Khi tài nguyên nước được đánh giá là tài nguyên q giá của nhân loại, thì ơ
nhiễm nước trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe con người và sự phát triển
kinh tế - xã hội của các quốc gia. Để bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm các
quốc gia, các tổ chức quốc tế đều có những chương trình, luật định về bảo vệ tài
nguyên nước, xem bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ chính sự sống của con
người.
Theo Hiến chương châu Âu về tài nguyên nước (European chater on water
resources, 2001) đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con
người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
 

HV: Phạm Thị Nga

11

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

người, cho cơng nghiệp, nơng nghiệp, cho động vật ni và các lồi hoang dã".
Nước sạch và vệ sinh môi trường hay chất lượng nước và sức khỏe luôn là những
vấn đề đi đôi với nhau, để có nước sạch sử dụng cho hoạt động sống của con
người, sử dụng cho các ngành sản xuất phát triển kinh tế thì các hoạt động vệ

sinh mơi trường cần được thực hiện một cách triệt để, đơn giản vì khi chất thải từ
hoạt động sống và sản xuất của con người thải ra không được tập trung xử lý sẽ
làm môi trường sống trở nên ô nhiễm, mơi trường ơ nhiễm này có các dịng chảy
nước mặt đó là sơng, hồ, kênh, rạch… dịng chảy nước ngầm, nước mưa và các
vùng biển, đại dương, đó là sự ô nhiễm nước. Ô nhiễm tài nguyên nước ngược lại
sẽ tác động đến sức khỏe con người và sinh vật vì sự cần thiết của nước đối với
cơ thể sống, mối quan hệ chặt chẽ này bắt buộc các quốc gia phải quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề ô nhiễm nước hiện nay.
Theo Tổng Cục Môi Trường Việt Nam, năm 2010 thì “Ơ nhiễm tài ngun
nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục
đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến
đời sống con người và sinh vật”. Trong từ điển Tiếng Việt, “Ô nhiễm tài nguyên
nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt
động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc
sống các sinh vật trong tự nhiên”.
Do vai trò quan trọng của nước đối với sự sống của con người và sinh vật
nên để xác định nước ô nhiễm các nhà khoa học đều đánh giá dựa trên khả năng
tác động của nguồn nước đối với sức khỏe con người trên cơ sở này các khái
niệm về ơ nhiễm nước tuy có cách nói khác nhau, có khái niệm nghe đơn giản
cũng có khái niệm chi tiết phức tạp nhưng đều đề cập và nhấn mạnh đến việc
nguồn nước có thể gây hại đến sức khỏe người và sinh vật nói chung.
Đối với vấn đề ơ nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay, năm 2012
Ông Des Cleary, Cố vấn trưởng về dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá ngành nước


                                                            

Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 920.

 


HV: Phạm Thị Nga

12

CBHD: TS Trần Thị Út


 
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt
đến sức khỏe phụ nữ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” 
 

Việt Nam cho rằng hiện nay ao, hồ và kênh rạch đang trở thành các khu chứa
nước thải và kênh tiêu. Hồ tự nhiên và kênh rạch ở các khu đô thị đang bị ô
nhiễm một cách trầm trọng. Đặc biệt ô nhiễm nước do việc sử dụng thuốc trừ sâu
và phân hoá học đã đến mức báo động. Trước những đánh giá khoa học về chất
lượng nguồn nước đang bị suy thối khơng chỉ riêng đối với Việt Nam mà của
các quốc gia trên thế giới nói chung, để có biện pháp khống chế và giảm thiểu
tình trạng chất lượng nước bị ơ nhiễm các tổ chức chính phủ cũng như các nhà
khoa học nghiên cứu về nước sạch và vệ sinh môi trường đã tìm ra những ngun
nhân tác động gây ơ nhiễm tài nguyên nước. Là những ảnh hưởng hoạt động
sống của con người gồm xả thải chất thải sinh hoạt trên các sông kênh làm ô
nhiễm nguồn nước mặt đặc biệt ở các khu vực đô thị, khai thác nước ngầm tràn
lan không đảm bảo kĩ thuật gây sụt lún và ô nhiễm nước ngầm, khai thác đất và
rừng làm ảnh hưởng đến các mạch nước ngầm; ảnh hưởng do canh tác nơng
nghiệp gồm việc chưa có hệ thống xử lý chất thải chăn ni và sử dụng bừa bãi
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm cho chất thải và hóa chất thấm vào đất, vào
nước mặt, các mạch nước ngầm; ảnh hưởng do sự phát triển công nghiệp và dịch
vụ gồm sự gia tăng các nhà máy xí nghiệp dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cao bắt

buộc việc khai thác nước phải nhiều hơn cả nước mặt lẫn nước ngầm bên cạnh đó
là lượng chất thải thải ra làm ô nhiễm các nguồn nước.
Cùng với sự phát triển của xã hội loại người hiện nay, nhu cầu phát triển
kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao dù biết đã tác động ít nhiều đến tài
nguyên nước nhưng con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố
tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các
nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm
ngày càng trầm trọng hơn.



                                                            
www.warecod.org.vn, Tiết kiệm tài nguyên nước (3/2013).

 

HV: Phạm Thị Nga

13

CBHD: TS Trần Thị Út


×