ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ KIM THOA
TỪ NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NGHỀ
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
TP.HCM – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ KIM THOA
TỪ NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NGHỀ
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Học viên thực hiện: Lê Kim Thoa
Người hướng dẫn: TS. Huỳnh Bá Lân
TP.HCM – 2013
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................... 7
5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................... 8
6.Bố cục của luận văn ....................................................................................... 9
Chương 1: Những vấn đề chung .................................................................. 12
1.1.Giới thiệu sơ lược về Hội An .................................................................... 12
1.1.1.Vị trí địa lý ....................................................................................... 12
1.1.2.Lịch sử ............................................................................................. 13
1.1.3.Văn hóa ............................................................................................ 17
1.2.Đơi nét về một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An ...... 20
1.2.1.Cơ sở hình thành một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở
Hội An ....................................................................................................... 21
1.2.2.Đặc điểm một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở
Hội An ....................................................................................................... 23
1.3.Cơ sở lý thuyết về từ ngữ nghề nghiệp ..................................................... 29
1.3.1.Khái niệm từ ngữ nghề nghiệp ........................................................ 29
1.3.2.Từ ngữ nghề nghiệp trong hệ thống từ vựng tiếng Việt .................. 30
1.3.3.Phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với các lớp từ khác .......................... 31
1.4.Từ và ngữ .................................................................................................. 34
1.4.1.Khái niệm từ và ngữ ........................................................................ 34
1.4.2.Yếu tố tạo từ và ngữ......................................................................... 35
1.4.3.Phương thức tạo từ và ngữ ............................................................... 36
1.5.Nghĩa của từ .............................................................................................. 37
1.6.Tiểu kết ...................................................................................................... 42
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống ở Hội An ............................................................ 43
2.1.Từ loại của từ ngữ nghề nghiệp ................................................................ 45
2.1.1.Từ ngữ nghề nghiệp là danh từ/danh ngữ ........................................ 45
2.1.2.Từ ngữ nghề nghiệp là động từ/động ngữ ....................................... 46
2.2.Đặc điểm cấu tạo từ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An .................................................................................... 47
2.2.1.Từ nghề nghiệp có cấu tạo là từ đơn................................................ 48
2.2.2.Từ nghề nghiệp có cấu tạo là từ ghép .............................................. 49
2.3.Đặc điểm cấu tạo ngữ (cụm từ) của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An .................................................................................... 56
2.3.1.Ngữ danh từ nghề nghiệp................................................................. 56
2.3.2.Ngữ động từ nghề nghiệp ................................................................ 57
2.4.Tiểu kết ...................................................................................................... 59
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu
thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An...................................................... 61
3.1.Các trường nghĩa từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công
nghiệp ở Hội An .............................................................................................. 61
3.2.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống ở Hội An ................................................................ 68
3.2.1.Kiểu biến đổi nghĩa gần với nghĩa gốc ............................................ 70
3.2.2.Kiểu biến đổi khác hoàn toàn so với nghĩa gốc ............................... 72
3.3.Cách định danh của từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống ở Hội An ........................................................................ 73
3.3.1.Tên gọi dùng từ ngữ địa phương ..................................................... 73
3.3.2.Định danh mơ phỏng theo hình dáng của sự vật ............................. 74
3.3.3.Định danh theo động tác sử dụng, theo số lượng ............................ 77
3.4.Tính chất chun biệt hóa về nghĩa của một số từ ngữ chung .................. 80
3.5.Tiểu kết ...................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 90
Phụ lục 1: Danh sách cộng tác viên ............................................................. 95
Phụ lục 2: Quy trình sản xuất của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An .................................................................................. 99
Phụ lục 3: Bảng từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống ở Hội An ................................................................... 106
Phụ lục 4: Hình ảnh về một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở
Hội An .......................................................................................................... 165
1
DẪN NHẬP
1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km
về phía Bắc, cách TP.Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Với vị trí trung độ
của cả nước, giao điểm giữa hai vùng kiến tạo địa lý, giao thoa hai miền khí
hậu Bắc - Nam, địa hình đa dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng
với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng...tạo cho
Quảng Nam tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Qua bao thăng trầm biến cố,
Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài ngun văn hóa vơ cùng độc đáo, có
giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là hai di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội
An và thánh địa Mỹ Sơn, cùng kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương
Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ của
nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt.
Thiên nhiên cịn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vơ cùng q giá. Đó là 125 km bờ biển kéo
dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ và sạch đẹp cùng với
Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng
Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm.
Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử
của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển mạnh ngành du lịch. Và ở đó, trên mảnh đất và con người
xứ Quảng hiền hòa, thân thiện và hiếu khách, ln mong được chào đón du
khách từ mọi phương trời đến với Quảng Nam.
Trong lịch sử hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc, Quảng Nam là
vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa. Quá trình khai phá, sáng tạo của các
thế hệ người dân xứ Quảng đã lưu lại trên vùng đất này cả một nguồn di sản
2
vơ cùng phong phú. Quảng Nam cịn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống
được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm năm, nghề
và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời
lịch sử của mỗi làng q, thơn xóm của vùng đất này. Hiện tại tỉnh Quảng
Nam có 61 làng có nghề truyền thống. Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng
Nam vẫn lưu giữ được những tài ngun văn hóa vơ cùng độc đáo, có giá trị
nhân văn sâu sắc này.
Vào khoảng thế kỷ XV, theo chân của những cư dân Đại Việt từ vùng
chiêm trũng Bắc Bộ trong cuộc hành trình Nam tiến, các làng nghề đã tìm
thấy cho mình mảnh đất sống nơi eo biển miền Trung này. Đặc biệt, sự xuất
hiện và phát triển hưng thịnh của thương cảng Hội An lúc bấy giờ càng làm
cho sức sống của vùng đất cũng như của các làng nghề trở nên mạnh mẽ hơn
bao giờ hết.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến
dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài Phố,
Ketchem, Cotam,…Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc
cịn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn
hóa: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản; trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của văn hóa Việt và Trung Hoa. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần
như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều cơng trình nhà
ở, hội qn, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ,…và
những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ.
Cảnh quan phố phường Hội An bao qt một màu rêu phong cổ kính trơng hư
hư, thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An
là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được
xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đơ thị cổ. Ngồi những
giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An cịn lưu giữ một nền văn hóa phi
3
vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập
quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa đang được bảo
tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề
truyền thống, các món ăn đặc sản,…làm cho Hội An ngày càng trở thành
điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Trong kho tàng di sản văn hóa Hội An, các nghề truyền thống là một bộ
phận rất quan trọng. Chúng là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo,
năng động của các tầng lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An.
Trong quá khứ, sự có mặt nhộn nhịp của các nghề, làng nghề truyền thống ở
Hội An từ nghề nông, nghề đánh bắt sông nước đến các nghề thủ công, nghề
buôn bán, dịch vụ,… là biểu hiện sinh động của q trình đơ thị hóa, q trình
hình thành các đơ thị theo kiểu phương Đơng, mà Hội An là một trường hợp
tiêu biểu. Trong đó các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hội An đã góp
phần khơng nhỏ tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất Hội An và
có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế và du lịch.
Mỗi ngành nghề có một phạm vi giao tiếp giữa nhóm người sản xuất
thơng qua cơng cụ giao tiếp mang tính đặc trưng riêng gọi là từ ngữ nghề
nghiệp. Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ chỉ nguyên liệu sản xuất,
phương thức và công cụ sản xuất, các công đoạn sản xuất, bộ phận sản phẩm
và sản phẩm…
Ví dụ:
Nghề làm nhà tranh tre dừa: lẹm, riếng, xóc tranh, nứt tranh, chằm lá,
bức phong, bức quả, giật cấp, rượng, phên âm dương, phên lá xen cộng, bờ
hồi,…
Nghề làm lồng đèn: khuy, chỉ nhợ, hui tre, lác, bo, đèn na, đèn kim
cương, đèn đu đủ,…
4
Nghề thêu: cây nhành, lỗ mộng, mễ, đê, xỏa đầu, thêu đâm xô, thêu
chăng chặn, thêu sa hạt,…
Nghề rèn: ống trắm, bệ thổi, đục tun, đá mài, đá thí, đờn, trui, làm
khâu,chặt sắt,…
Với đề tài “Từ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An”, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc từ ngữ nghề
nghiệp của một số nghề truyền thống tiêu biểu có từ lâu đời của cư dân Hội
An. Mục đích nghiên cứu của luận văn là miêu tả hệ thống từ ngữ nghề
nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An về hai
phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa với mong muốn sẽ góp phần lưu giữ và bổ
sung vốn từ ngữ nghề nghiệp, không để chúng mai một theo thời gian; xác
định rõ hơn giá trị văn hóa và tiềm năng phát triển của đơ thị cổ Hội An; đồng
thời giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu về đời sống xã hội của người dân
cũng như nguồn gốc hình thành phương ngữ Quảng Nam.
2.Lịch sử nghiên cứu
Tìm hiểu từ ngữ nghề nghiệp là một vấn đề khá lý thú và cần thiết, nhất
là đối với tình hình đa dạng về phương ngữ và phong phú về nghề nghiệp ở
Việt Nam. Đã có rất nhiều quan điểm của nhiều tác giả khác nhau được đưa ra
khi định nghĩa về từ ngữ nghề nghiệp trong vốn từ vựng tiếng Việt. Để giúp
nhìn nhận lại lịch sử nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, dưới đây chúng tôi
xin khái quát một số tư liệu cũng như các cơng trình nghiên cứu có liên quan:
Cách đây gần nửa thế kỷ, Nguyễn Văn Tu đã cho xuất bản hai cuốn
giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” (1968), “Từ và vốn từ tiếng Việt
hiện đại” (1976). Đây là hai cơng trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản
cho những nhà nghiên cứu vấn đề từ nghề nghiệp. Nguyễn Văn Tu đã xếp từ
nghề nghiệp cùng với văn nói, từ thân mật, từ lóng,… vào loại phong cách nói
5
của tiếng Việt.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” [5,1981] đã
nhận định từ ngữ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục
vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các nghề tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc. Ơng cịn tiến hành
phân biệt từ ngữ nghề nghiệp với thuật ngữ khoa học.
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” [40, 2000] đã
cho rằng từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao
động và quá trình sản xuất của một ngành nghề nào đó trong xã hội. Những từ
ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng.
Những người khơng làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ
nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như khơng sử dụng chúng. Ngồi ra, ơng cịn
so sánh những điểm giống và khác nhau của từ ngữ nghề nghiệp với các lớp
từ khác.
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang trong “Ngôn ngữ học xã hội – Những
vấn đề cơ bản” [42, 1999], từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ có tính
chun mơn cao mà chỉ có người làm trong nghề đó mới có thể hiểu được.
Thậm chí ở trình độ chuyên môn sâu, rất nhiều thuật ngữ mà ngay cả những
người làm trong nghề ở trình độ bình thường cũng cảm thấy khó hiểu hoặc
khơng thể hiểu được (nếu khơng được giải thích đến nơi đến chốn). Tác giả
xem từ ngữ nghề nghiệp như là một phương ngữ xã hội để xem xét và phân
tích.
Hai tác giả Nguyễn Cơng Đức và Nguyễn Hữu Chương trong giáo trình
“Từ vựng tiếng Việt” [31, 2004] lại xem xét từ ngữ nghề nghiệp trong khả
năng hành chức của nó. Từ nghề nghiệp chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ
6
và có xu hướng trở thành từ tồn dân khi các khái niệm chun mơn của một
nghề nào đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Tác giả Trần Thị Ngọc Lang trong cuốn “Một số vấn đề phương ngữ xã
hội” [57, 2005], có nhắc đến kết quả nghiên cứu của hai tác giả: Hà Thị Ánh
và Ngô Trung Dũng. Hai tác giả này đã thu thập lớp từ ngữ nghề nghiệp của
bốn ngành nghề tại thành phố Hồ Chí Minh (ngành cầu đường, ngành may
mặc – da giày, nghề mộc, nghề kim hoàn), lập bảng chọn ra các từ ngữ nghề
nghiệp cơ bản, từ đó miêu tả các đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và quá trình
hành chức của chúng.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình khảo sát chuyên sâu về từ ngữ nghề
nghiệp như “Từ ngữ nghề nghiệp của một số ngành nghề tại thành phố Hồ
Chí Minh” của Hà Thị Ánh và Ngơ Trung Dũng (2005), “Từ nghề nghiệp cổ
truyền ở Quảng Nam” của Trần Thị Quỳnh Như (2010), “Đặc điểm cấu tạo
và ngữ nghĩa của lớp từ chỉ nghề cá ở Phú Yên” của Nguyễn Ngọc Hoàng My
(2010), “Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp tiếng Hải Phòng” của Phạm Văn
Hảo, “Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng – qua tư liệu nghề làm muối
ở xã An Hoà, Quỳnh Lưu, Nghệ An” của Phạm Tất Thắng (2004), “Từ ngữ
nghề làm muối tại Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Thị Thanh Nga, “Một số từ địa
phương trong hoạt động nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long – Phú
Tân, An Giang” của Tơ Đình Nghĩa…
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Hội An là thành phố có bề dày về lịch sử hình thành ở nhiều phương
diện. Trong khả năng tìm hiểu, chúng tơi chỉ đưa ra một số ngành nghề truyền
thống tiêu biểu, hiện nay đang cịn được duy trì, có giá trị khắc họa bức tranh
7
sinh động, đặc trưng nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát chung về nghề
truyền thống ở Hội An.
Với đề tài “Từ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An”, đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ và ngữ nghề
nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An ở hai
bình diện cấu tạo và ngữ nghĩa.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An phát triển đa dạng,
phong phú, bao gồm nhiều nhóm nghề khác nhau. Trong khn khổ luận văn,
chúng tơi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở cấu tạo và ngữ
nghĩa từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
ở Hội An mà chúng tôi đã khảo sát được: Nghề làm nhà tranh tre dừa, Nghề
làm lồng đèn, Nghề thêu, Nghề rèn.
Chúng tôi dựa vào quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu về từ để giải
quyết vấn đề từ và xem đây là cơ sở để nhận diện đơn vị trong lớp từ nghề
nghiêp: “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong kiểu cấu tạo nhất định,
tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ
nhất tạo câu” .[5, tr16]
4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
4.1.Ý nghĩa lý luận
Trong việc nghiên cứu từ nghề nghiệp, luận văn “Từ nghề nghiệp cổ
truyền ở Quảng Nam” của Trần Thị Quỳnh Như (2010) cũng đã phân tích,
thống kê, miêu tả từ nghề nghiệp của một số nghề thủ công cổ truyền ở Quảng
Nam. Trong đề tài “Từ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An” này để tránh sự trùng lặp với những ngành nghề mà
8
luận văn kể trên đã đề cập, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu sâu các ngành nghề
khác. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung tại một vùng có nhiều nét
đặc trưng và nổi bật về các làng nghề truyền thống trên địa bàn Quảng Nam là
Hội An – cụ thể là lớp từ ngữ nghề nghiệp của bốn nghề: nghề làm nhà tranh
tre dừa, nghề làm lồng đèn, nghề thêu và nghề rèn. Ngoài việc miêu tả cấu tạo
của từ ngữ nghề nghiệp, luận văn cố gắng làm rõ hơn một số đặc điểm ngữ
nghĩa của lớp từ ngữ nghề nghiệp của các nghề truyền thống và cũng mong
muốn góp phần bổ sung vào vốn từ ngữ nghề nghiệp của Quảng Nam, nghiên
cứu phương ngữ Quảng Nam, biên soạn từ điển Quảng Nam.
4.2.Ý nghĩa thực tiễn
Trong lời ăn tiếng nói của người Quảng Nam, từ ngữ nghề nghiệp là
một trong những bộ phận từ vựng hình thành những đặc trưng riêng trong
ngôn ngữ của người dân xứ Quảng. Kết quả nghiên cứu về lớp từ ngữ nghề
nghiệp giúp người đọc có một cái nhìn khái qt về tính cách, con người và
lời ăn tiếng nói của người Quảng Nam.
Là một cơng trình nghiên cứu thuộc chun ngành ngơn ngữ học nhưng
khi hồn thành, chúng tơi mong sẽ góp một phần nhỏ trong việc cung cấp
những kiến thức liên quan đến lớp từ ngữ nghề nghiệp, đến vấn đề phương
ngữ cho những ai muốn tìm hiểu sâu về văn hóa của Hội An.
5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và khảo sát lớp từ ngữ nghề nghiệp ở Hội An,
để thu thập được nguồn ngữ liệu đưa vào luận văn chúng tôi đã kết hợp một
số phương pháp nghiên cứu sau:
9
Qua các nguồn sách, báo, từ điển, internet… chúng tôi đã sưu tầm và
đối chiếu thấy rõ hơn nguồn gốc, phương ngữ và đặc điểm của các từ ngữ
nghề nghiệp.
Phương pháp điều tra điền dã: Với đề tài này chủ yếu chúng tơi tiến
hành đi thực tế tìm hiểu, phỏng vấn cộng tác viên có liên quan đến những
nghề nghiệp trong luận văn và ghi chép lại. Sau đó, tổng hợp những tư liệu
tìm được và nhận xét về ngữ liệu.
Phương pháp phân loại, thống kê: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu tìm được
trong quá trình đi điền dã chúng tơi đưa ra phân loại theo những tiêu chí về
đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.
Phương pháp phân tích, miêu tả: Việc giải thích kết hợp phân tích và
miêu tả sẽ giúp làm nổi bật những đặc trưng của từ ngữ nghề nghiệp một số
nghề truyền thống ở Hội An, đặc biệt là nguồn gốc văn hóa của các từ.
5.2.Nguồn tư liệu
Chúng tôi dựa vào các báo cáo nghiên cứu điều tra, điền dã mang tính
Dân tộc học của trung tâm bảo tồn di tích ở Hội An. Qua các bài báo cũng
như các bài viết, các loại sách có liên quan đến vấn đề từ ngữ nghề nghiệp
được chúng tơi tìm hiểu và đưa vào luận văn với sự tiếp thu mang tính kế
thừa. Cùng với thời gian đi khảo sát thực tế tại địa phương của bản thân kết
hợp với những tư liệu tham khảo và những công trình đi trước sẽ là nền tảng
giúp chúng tơi phát triển, hoàn thành luận văn.
6.Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
10
Chương 1 bao gồm các phần sau: Giới thiệu sơ lược về Hội An; đôi nét
về một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An; cơ sở lý thuyết
về từ ngữ nghề nghiệp; các khái niệm về từ, ngữ và nghĩa của từ.
Trong phần giới thiệu sơ lược về Hội An được chúng tôi khái quát trên
ba phương diện đó là vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa. Qua đó để có cái nhìn
chung tổng quan về tiến trình phát triển của đơ thị cổ Hội An. Phần tiếp theo
chúng tôi điểm qua đôi nét về cơ sở hình thành và đặc điểm của một số nghề
tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An nhằm khắc họa bước đầu những
nền tảng về các nghề truyền thống được đề cập trong luận văn. Một vài cơ sở
lý thuyết về từ ngữ nghề nghiệp và các khái niệm về từ, ngữ, nghĩa của từ ngữ
nghề nghiệp giúp cho việc phân tích các từ ngữ nghề nghiệp ở các chương
tiếp theo có cơ sở vững chắc hơn.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống ở Hội An.
Trong chương này chúng tơi phân tích đặc điểm cấu tạo từ và ngữ nghề
nghiệp của bốn nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An: nghề làm
nhà tranh tre dừa, nghề làm lồng đèn, nghề rèn. Xét về mặt từ loại gồm có từ
ngữ nghề nghiệp là danh từ/danh ngữ và từ ngữ nghề nghiệp là động từ/động
ngữ. Xét về mặt cấu tạo từ nghề nghiệp gồm có từ nghề nghiệp có cấu tạo là
từ đơn và từ ngữ nghề nghiệp có cấu tạo là từ ghép. Xét về mặt cấu tạo ngữ
nghề nghiệp gồm có ngữ danh từ nghề nghiệp và ngữ động từ nghề nghiệp.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu
thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An.
Trong chương 3, chúng tôi khảo sát từ ngữ nghề nghiệp trên các trường
nghĩa sau: Trường nghĩa chỉ nguyên liệu sản xuất, trường nghĩa chỉ phương
thức và công cụ sản xuất, trường nghĩa chỉ công đoạn sản xuất, trường nghĩa
11
chỉ bộ phận sản phẩm và sản phẩm. Qua đó chúng tơi hình thành được bảng
từ vựng về từ ngữ nghề nghiệp của bốn nghề được đề cập trong luận văn.
Để hiểu rõ hơn bản chất từ loại, chúng tôi đã phân tích q trình chuyển
nghĩa của từ ngữ nghề nghiệp của bốn nghề trên. Đồng thời cách định danh
của từ ngữ nghề nghiệp cũng được phân loại theo một số tiêu chí sau: Định
danh dùng từ ngữ địa phương; định danh mơ phỏng theo hình dáng sự vật,
theo số lượng; định danh theo yếu tố Hán Việt. Bên cạnh đó, tính chất chun
biệt hóa về nghĩa của một số từ ngữ cũng được chúng tôi đề cập trong chương
này.
Phần cuối của luận văn là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục từ
ngữ của một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An.
Phụ lục 1: Danh sách cộng tác viên
Phụ lục 2: Quy trình sản xuất của một số nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống ở Hội An
Phụ lục 3: Bảng từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống ở Hội An
Phụ lục 4: Hình ảnh về một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
ở Hội An
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Giới thiệu sơ lược về Hội An
1.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Hội An có tọa độ 15°53' vĩ Bắc, 108°20' kinh Đơng. Về mặt
địa lý, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Bắc giáp
huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển Đơng với Cù Lao Chàm che
chắn.
So với diện tích tỉnh Quảng Nam thành phố Hội An có tổng diện tích là
6.084 ha/1.040.514 ha, nghĩa là chiếm 0,58% tổng diện tích tự nhiên của cả
tỉnh. Phần đất liền chỉ có 4.535 ha (74,53%), trong khi đó, phần hải đảo lại có
đến 1.549 ha (25,47%) nhưng gần như tồn bộ là núi đá và rừng.
Địa hình, địa mạo Hội An hết sức đa dạng và phức tạp. Hội An thuộc
địa hình cồn – bàu – cửa sông – ven biển, vừa bị chia cắt bởi hệ thống sông
lạch chằng chịt, vừa có biển, có hải đảo, lại vừa có núi, có rừng. Hội An là nơi
hội tụ của các nguồn sông lớn của xứ Quảng đó là: sơng Thu Bồn, sơng Ô
Gia/ Vu Gia, sông Chiên Đàn, sông Đế Võng hay Lộ Cảnh Giang. Các nguồn
sông này hợp lưu với nhau – hội thủy – để trước khi ra biển qua Cửa Đại. Hội
An nằm trên con sông hợp lưu – hội thủy đó. Đây là huyết mạch giao thơng,
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa của cả xứ
Quảng, là nguồn vơ tận bồi đắp nên nhiều vùng đất trù phú, cùng với trữ
lượng vơ kể về sản vật; đồng thời góp phần tạo nên phong cách sắc thái văn
hóa của xứ Quảng từ ngàn xưa.
Hội An nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai
mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) với những đợt gió
mùa Đơng Bắc có tốc độ cực đại lên đến 40 m/s, thường kèm theo mưa, bão,
13
lũ, lạnh; mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9) với gió Đơng Nam mát mẻ và cả
gió phớn Tây Nam khơ nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hội An khoảng
25,9°C và biên độ trung bình dao động trong khoảng từ 15-38°C, lạnh nhất là
các tháng 12, 1 và nóng nhất là các tháng 7, 8. Độ ẩm khơng khí ở đây khá
cao, trung bình từ 80 – 85% và lượng mưa trung bình năm 2.087 mm, Hội An
cũng là một trong những vùng đất mưa nhiều.
Dân số Hội An hiện nay là 90 nghìn người. Hội An hiện có 9 phường
(Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phơ, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An,
Cửa Đại, Cẩm Nam), 3 xã trong đất liền (Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh) và
1 xã hải đảo (Tân Hiệp) cách đất liền 15 km.
1.1.2.Lịch sử
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất
Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Qua kết quả nghiên
cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những cơng cụ
sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh,
kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh
luyện cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa
Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền - sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).
Đặc biệt, tại các hố khai quật các di chỉ ở Hội An thuộc thời kỳ này đã
phát hiện được hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, gốm và
những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa Đơng
Sơn (phía Bắc), những hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Ĩc Eo
(phía Nam), hoặc đồ trang sức với cơng nghệ chế tác tinh luyện có nguồn gốc
Ấn Độ, Trung Quốc,…chứng minh cư dân Hội An thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh
đã có sự giao lưu rộng rãi với bên ngồi. Điều này cũng cho phép khẳng định
đầu Cơng ngun đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời Vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất
14
Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa
Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng
trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển,
thu hút nhiều thuyền buôn Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng,
trầm hương, nước ngọt...Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài,
Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên
sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo - tín ngưỡng Mỹ
Sơn.
Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng nước
Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara,
tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ II - XIV và đồ trang sức,
những mảnh vật dụng bằng thủy tinh màu nổi tiếng của vùng Trung Cận
Đông, Nam Ấn Độ được phát hiện càng làm sáng tỏ giả thuyết từng có một
Lâm Ấp phố (thời Champa) trước Hội An (thời Đại Việt), từng tồn tại một
Chiêm cảng với nền mậu dịch hàng hải phát triển phồn thịnh.
Đầu thế kỷ thứ XIV, sau sự kiện vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai
châu Ơ và Lý để làm sính lễ cưới cơng chúa Huyền Trân của thượng hồng
Trần Nhân Tơng, biên giới phía Nam của nước Đại Việt đã đến bờ Bắc sông
Thu Bồn. Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ (Hồ Hán Thương) tiếp tục mở rộng bờ cõi
đến cả Chiêm Động, Cổ Lũy (tương ứng vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày
nay), chia vùng đất mới thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; đặt lộ Thăng
Hoa thống lãnh 4 châu, cử An phủ sứ lộ trơng coi việc bình định và khai khẩn.
Chiến lược di dân từ các vùng phía Bắc đã được các triều đại phong kiến Đại
Việt trong thời kỳ này sơ khởi đã phải gián đoạn; phần thì do sự tranh chấp,
thơn tính xảy ra liên miên giữa hai nước Việt - Chiêm, phần thì do quân Minh
15
xâm lược đặt ách đô hộ nước ta.
Cho đến giữa thế kỷ XV, năm 1471, đại binh "Nam tiến bình Chiêm"
của vua Lê Thánh Tông kéo vào triệt hạ kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành,
đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, bắt đầu cho sự hiện diện chính thức của
người Việt ở miền Trung. Tuy nhiên, phải đến thời các chúa Nguyễn vào trấn
thủ vùng Thuận Hóa - Quảng Nam thì sự nghiệp khai phá đất Đàng Trong
mới thật sự bước vào thời cao điểm.
Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất
bản hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, thoát khỏi ách
kiềm tỏa của vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện kế sách tạo dựng một khu vực
quản chế độc lập, phát triển lâu dài, dựa vào ưu thế của vùng đất “Hoành Sơn
nhất đái, vạn đại dung thân”, cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo
Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống
mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa - Nghệ An Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dịng
sơng Thu Bồn thơ mộng.
Để thu phục nhân tâm, có đủ sức đương đầu với thế lực hùng mạnh của
chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã ban hành và thực thi
hàng loạt các chính sách tích cực, xây dựng và củng cố uy lực của một thể chế
chính quyền mới như khuyến khích khai hoang, trọng dụng người tài, xây
dựng lực lượng quân đội hùng hậu…Thời các chúa Nguyễn kế nghiệp sau đó
ở Đàng Trong là thời kỳ phát triển rất mạnh của nền công nghiệp hàng hải
mậu dịch quốc tế và là thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại Đông Á.
Cùng với tài thao lược của các chúa Nguyễn đương thời; cộng đồng cư dân
Hội An - xứ Quảng đã biết phát huy tính cần cù, trí thơng minh, óc sáng tạo
16
để xây dựng nên phố thị, làng quê ngày càng thêm trù phú.
Từ giữa thế kỷ XVI, các “Chiêm cảng” ở miền Trung vốn có truyền
thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm
năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn
đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khơn khéo, thống
mở…nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền
buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Xiêm,…tấp nập đến giao thương.
Từ một “Chiêm cảng” bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở
thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước
và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ vai trò trung tâm điều phối cho các
thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng
với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên,…trở thành những thương cảng
trọng yếu ở Đàng Trong. Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng,
Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia),
Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin),…nối kết với Formosa (Đài Loan),
Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống
thương mại hoàn chỉnh của châu Á.
Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm”
Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng
thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.
Dưới thời Pháp thuộc, Đà Nẵng là đất “nhượng địa”, còn Quảng Nam
trở thành đất “bảo hộ”. Bên cạnh chính quyền Nam triều cịn có chính quyền
bảo hộ của thực dân Pháp cai trị, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm
chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tịa sứ tại Hội An cùng các cơ quan
17
đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ kháng chiến, thực
dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ đều chọn Hội An làm tỉnh lỵ, đặt nhiều cơ quan
đầu não chính trị, quân sự của Quảng Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng NamĐà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng
thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Hội
An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐBXD công nhận Hội An là Đô thị loại III. Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban
hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng
Nam trên cơ sở tồn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã
Hội An.
1.1.3.Văn hóa
Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa
lớn, đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa
Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo
cổ người Pháp phát hiện. Năm 1937, nữ học giả Madeleine Colani chính thức
xác nhận đây là một nền văn hóa. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An
đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn
tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai
loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã
minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch
ngoại thương. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là khu vực Hội An khơng
có những dấu tích của thời kỳ đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây đã từng
18
tồn tại và có sự phát triển rực rỡ nền văn hóa Sa Huỳnh muộn.
Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, suốt từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, một
dải đất miền trung Việt Nam nằm dưới sự thống trị của Vương quốc Chăm
Pa. Những di tích đặc trưng của nền văn hóa này là các nhóm điện thờ đạo
Hindu phân bổ dọc từ miền Trung tới miền Nam, và một trong những trung
tâm đó nằm ở lưu vực con sơng Thu Bồn. Ở đây, có thể thấy một thủ phủ
mang tính chính trị tại Trà Kiệu và một trung trung tâm mang tính tơn giáo
nằm tại Mỹ Sơn. Những dấu tích đền tháp Chăm cịn lại, những giếng nước
Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa,
Trung Đông thế kỷ II - XIV làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm
Ấp phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh.
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một
thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật
Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời
kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay
được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ XIX, do giao thơng
đường thủy ở đây khơng cịn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái,
nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An
may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được q trình
đơ thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ XX. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến
trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú
ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt
Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ
19
XVII đến thế kỷ XIX, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ
giữa các ngôi nhà phố là những cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng minh
chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An
cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội
qn, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố
truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc
Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các cơng trình kiến trúc, Hội An
cịn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống
thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín
ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát
triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
cổ.
So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch
sử và địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời
và là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể
nhận thấy ở văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư
trú ở Hội An từ cuối thế kỷ XV chung sống hịa bình với bộ phận dân cư
người Chăm vẫn định cư rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương
cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền
văn hóa khác nhau. Điều này giúp cho Hội An có được một nền văn hóa nhiều
tầng, nhiều lớp và đa dạng, thể hiện ở tất cả các hình thái văn hóa phi vật thể
như phong tục tập quán, văn học dân gian, ẩm thực, lễ hội,... Một đặc điểm
nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân. Khác với Huế, kinh thành
cũ, nơi nhiều di sản văn hóa mang tính chất cung đình, hệ thống di tích của
Hội An là những thiết chế văn hóa cổ truyền của cuộc sống đời thường. Ở Hội
An, văn hóa phi vật thể vẫn đang sống và tương thích với hình thái văn hóa
vật thể.
20
1.2.Đôi nét về một số nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Hội An
Với những giá trị truyền thống phong phú, các nghề truyền thống Hội
An được xem là nét văn hóa mang đậm hồn dân tộc. Nghề truyền thống với
chiều sâu văn hóa đặc sắc của vùng đất và con người Hội An là sản phẩm hấp
dẫn du khách trong nhiều năm qua. Quá trình bảo tồn và phát huy giá trị các
làng nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế và các nghề may mặc,
làm lồng đèn, nghề làm nhà tranh tre dừa, nghề thêu, nghề rèn…ở Hội An
những năm qua cho thấy tiềm năng và thế mạnh của các nghề truyền thống
gắn với kinh tế du lịch. Hoạt động nghề truyền thống ở thương cảng Hội An
xưa rất nhộn nhịp với khoảng hơn 50 nghề tập trung vào bốn nhóm, gồm: thủ
cơng mỹ nghệ, dịch vụ khai thác, chế biến gia cơng và nhóm nghề đặc biệt.
Lâu nay, việc bảo tồn và khai thác du lịch ở các làng nghề mộc Kim Bồng,
gốm Thanh Hà, rau Trà Quế theo hướng giữ gìn nguyên vẹn cảnh quan,
khơng gian sinh động của làng nghề hay trình diễn, giới thiệu các công đoạn
sản xuất… là hướng đi đúng đắn và phát huy hiệu quả rõ nét. Hình ảnh những
xa quay, nong tằm, khung dệt; bóng dáng những thôn nữ xe chỉ, luồn kim…
trong khoảng không gian tằm tang quê cũ ở Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội
An thời gian gần đây là một nét mới trong nỗ lực giới thiệu về nghề nuôi tằm,
ươm tơ, dệt vải ở Hội An. Cạnh đó, những dụng cụ đánh bắt sơng nước cũng
ln thu hút sự chú ý, tìm hiểu của du khách.
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;