Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 188 trang )

1
BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Giới thiệu:
Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp cho
người học có cái nhìn tổng quan về việc phân tích hoạt động kinh doanh ở các cá
nhân, tổ chức kinh doanh để thấy được ưu điểm khuyết điểm trong quá trình
kinh doanh trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
trong hệ thống quản lý doanh nghiệp;
- Xác định được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh
doanh;
- Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt
động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;
- Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận
dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.
- Nghiêm túc vận dụng các phương pháp vào phân tích.
Nội dung chính:
1.1.Khái niệm nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh:
1.1.1 Khái niệm:
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh
giá tồn bộ q trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn tiềm năng cần được
khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
1.1.2 Nội dung:
Nội dung của Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh giá quả
trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố
ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Ví dụ: Doanh thu = Số lượng x Đơn giá


Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


2
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ.
1.1.3 Ý nghĩa:
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát triển những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các
quyết định kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong các
chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro.
1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh:
1.2.1.Phương pháp so sánh:
Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: năm trước (kỳ trước),
kế hoạch, dự toán, định mức, các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực,… Các chỉ
tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả
mà doanh nghiệp đã đạt được.
Điều kiện được so sánh:
Các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất, các chỉ tiêu kinh tế phải được quan
tâm về mặt thời gian và không gian.
Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương tiện
được xem xét, mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần có,

thời gian phân tích được cho phép,...
- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hoạch toán phải thống nhất trên 3 mặt sau:
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


3
+ Phải cùng một phương pháp tính tốn.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Ví dụ:
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp M là 200 triệu đồng,
Doanh nghiệp N là 100 triệu đồng. Nếu ta kết luận doanh nghiệp M kinh doanh
có hiệu quả gấp 2 lần doanh nghiệp N là chưa có cơ sở mà phải dựa trên cơ sở
cùng thời gian, quy mô kinh doanh. Giả định vốn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp M gấp 5 lần so với vốn hoạt động của doanh nghiệp N thì kết luận
doanh nghiệp N kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn doanh nghiệp M.
Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả biểu hiện khối lượng quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế.
So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ
tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế tốn – tài chính.
So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và
chiều hướng biến động giữa các kỳ từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính.

Ví dụ: Cơng ty A có 2 chỉ tiêu sau:
Doanh thu tiêu thụ kế hoạch là 400 triệu đồng, thực tế 500 triệu đồng.
Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch là 40 triệu đồng, thực tế là 45 triệu đồng.
Hãy so sánh sự biến động và nhận xét ?.

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


4
Bảng 1.1 - So sánh biến động Doanh thu, tổng quỹ lương công ty A
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Kế hoạch

1.Doanh thu tiêu thụ

Thực tế

Biến động
Mức

%

400

500

+100


+25

40

45

+5

+12,5

2.Tổng quỹ lương

Nhìn vào bảng so sánh trên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ
(25%) nhanh hơn tổng quỹ lương (12,5%). Như vậy căn cứ vào mục tiêu kế
hoạch thì việc chi trả lương cho cơng nhân là chưa hợp lý.
1.2.2.Phương pháp phân tích nhân tố:
Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến
động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 4 bước:
B1: Xác định đối tượng phân tích
B2: Thiết lập mối quan hệ các nhân tố, sắp xếp các nhân tố từ nhân tố
lượng đến nhân tố chất.
B3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc
B4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
Ví dụ: Cơng ty H có tài liệu sau:
- Số lượng SP kỳ kế hoạch là 800, thực tế 1.000
- Mức tiêu hao vật liệu kỳ kế hoạch 9kg, thực tế 8,5kg
- Đơn giá vật liệu kỳ kế hoạch 40.000 đồng, thực tế 45.000 đồng.
Yêu cầu: Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định biến động tổng
chi phí vật liệu giữa kỳ thực tế so với kế hoạch.

Giải
Xác định đối tượng phân tích, thiết lập mối liên hệ
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


5
Tổng CP VL = Số lượng SP x Mức tiêu hao vật liệu x Đơn giá vật liệu
Tổng CP VL kỳ kế hoạch = 800 x 9 x 40.000 = 288 triệu đồng
Tổng CP VL kỳ thực tế = 1.000 x 8,5 x 45.000 = 382,5 triệu đồng
Tổng CPVL = 382,5 – 288 = 94,5 triệu đồng
Thay thế các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng số lượng SP
1.000 x 9 x 40.000 – 800 x 9 x 40.000 = 72 triệu đồng
Ảnh hưởng mức tiêu hao
1.000 x 8,5 x 40.000 – 1.000 x 9 x 40.000 = - 20 triệu đồng
Ảnh hưởng đơn giá vật liệu
1.000 x 8,5 x 45.000 – 1.000 x 8,5 x 40.000 = 42,5 triệu đồng
Tổng các nhân tố = 72 – 20 + 42,5 = 94,5 triệu đồng
Phương pháp hồi quy:
Là mối quan hệ nguyên nhân phát sinh và kết quả của hiện tượng kinh tế
thường có quan hệ tỷ lệ thuận hoặc quan hệ tỷ lệ nghịch. Các chỉ tiêu được thể
hiện thông qua phương trình tuyến tính có dạng sau:
Y = a +bX
Từ phương trình trên kết hợp với n lần quan sát ta thiết lập được hệ thống
phương trình sau:
XY = a X + b X (1)
Y = n a + b X (2)
Trong đó :
X là biến số độc lập
Y là biến số phụ thuộc

a, b là thông số của hệ phương trình
n là số lần quan sát thực nghiệm
Ví dụ:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


6
Cơng ty H đang xây dựng cơng thức dự đốn chi phí kinh doanh theo hai
yếu tố định phí và biến phí, cơng ty đã thu thập số liệu dựa trên n lần quan sát
thực nghiệm với X là khối lượng tiêu thụ, Y là tổng chi phí kinh doanh tương
ứng. Tổng định phí của cơng ty đáp ứng trong phạm vi phù hợp từ 10.000 sản
phẩm đến 15.000 sản phẩm mỗi năm. Sau khi tính tốn được thơng số a là tổng
định phí hoạt động hàng năm, b là biến phí đơn vị sản phẩm.
a = 120.000.000 đồng, b = 30.000 đồng
Cơng thức dự tốn chi phí Y = 120.000.000 + 30.000X
Bảng 1.2 - Kế hoạch dự toán chi phí kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Khối lượng SP

Tổng định phí Tổng biến phí (bX)
(a)

Tổng chi phí (Y)

10.000

120

300


420

11.000

120

330

450

12.000

120

360

480

13.000

120

390

510

14.000

120


420

540

15.000

120

450

570

1.3. Tổ chức và phân loại hoạt động kinh doanh
1.3.1 Phân loại:
- Theo thời điểm kinh doanh: trước kinh doanh, trong kinh doanh và sau
khi kinh doanh.
- Theo thời điểm lập báo cáo: thường xuyên, định kỳ.
- Theo nội dung: phân tích chỉ tiêu tổng hợp, phân tích chun đề.
1.3.2 Tổ chức:
Cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp phụ
thuộc vào loại hình doanh nghiệp, đặc điểm, điều kiện kinh doanh.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


7
Cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có thể nằm ở một bộ
phận riêng biệt đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham
mưu cho giám đốc.
Cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện ở nhiều
bộ phận riêng biệt căn cứ theo chức năng của quản lý, nhằm cung cấp và thỏa

mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, trách nhiệm, trong
lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định đối với chi phí, doanh thu,… trong
phạm vi được giao.
Câu hỏi và bài tập
1.Tại sao ở doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh?
2.Trình bày nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh?
3.Trình bày nội dung của phương pháp so sánh?
4.Tại sao phương pháp so sánh phải quan tâm đến điều kiện thời gian và
khơng gian?
5.Trình bày nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn?
6.Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hồn khi sử
dụng phân tích?
7.Trình bày nhiệm vụ của phân tích kinh doanh?
8.Muốn tổ chức tốt cơng tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp thì cần
phải quan tâm đến yếu tố nào?
9.Có tài liệu một cơng ty trong năm như sau:
1.
2.
3.
4.

Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất hàng hóa
Giá trị sản xuất hàng hóa
Giá trị sản xuất hàng hóa tiêu thụ
Chi phí đầu tư sản xuất

Kế hoạch
1.000

900
900
750

Thực tế
1.025
880
800
780

Yêu cầu:
1. Hãy xác định khái quát các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất?
2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu sản xuất?
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


8
3. Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí đầu tư?
10.Trong kỳ phân tích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ba loại mặt hàng
như sau:
Sản phẩm

Đơn vị tính

A
B
C

Kg
Tấn

Mét

Khối lượng sản phẩm
Kế hoạch
Thực hiện
700
750
600
600
1.000
950

Yêu cầu:
Phân tích kết quả sản xuất sản phẩm theo mặt hàng với thước đo hiện vật?
11. Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như sau:
Mặt hàng sản xuất
A
B
C

Sản lượng
Đơn giá
kế hoạch
Kế hoạch
Thực tế
10.000
9.600
20
30.000
32.000

16
15.000
15.000
12

Yêu cầu:
1.Đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch mặt hàng chung của doanh
nghiệp?
2.Đánh giá tình hình hồn thành mặt hàng chủ yếu?
12. Có tài liệu doanh nghiệp như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất sản lượng
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Ký hiệu
Q
V
H

Năm trước
127.800
15.000
8,52

Năm nay
175.266
18.200
9,63


Yêu cầu:
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp?

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


9
13. Có số liệu về tình hình cung cấp và dự trữ vật liệu cho sản xuất tại một
doanh nghiệp trong một kỳ như sau:
Đơn vị
tính
Cái

Chỉ tiêu
1. Khối lượng sản phẩm sản
xuất
2. Mức tiêu hao NVL 1 sản
phẩm
3. Tổng mức tiêu hao
4. Vật liệu tồn kho đầu kỳ
5. Vật liệu thu mua trong kỳ
6. Vật liệu tồn kho cuối kỳ

Kế hoạch
14.000

Thực
hiện
14.500


Kg

20

18

Kg
Kg
Kg
Kg

280.000
12.000
350.000
82.000

261.000
14.000
340.000
93.000

Hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khối lượng sản
phẩm sản xuất?
14. Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Giá trị sản xuất sản lượng
Q

Tổng chi phí vật liệu
C
Hiệu suất sử dụng
H

Năm trước
550.000
250.000
2,2

Năm sau
611.000
260.000
2,35

Yêu cầu:
Hãy phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp?
15. Hãy phân tích tình hình hồn thành kế hoạch sử dùng lao động của
doanh nghiệp X qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất sản lượng
Số lượng lao động bình
quân theo danh sách
Trong đó: + Cơng nhân
sản xuất
+ Nhân viên

Đơn vị tính
Triệu đồng


Kế hoạch
500

Thực hiện
580

Người

150.000

150.000

Người
Người

1.200.000
200

1.176.240
225

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


10
BÀI 2 - PHÂN TÍCH MƠI TRUỜNG KINH DOANH,
THỊ TRƯỜNG, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kiến
thức căn bản về kỹ năng phân tích mơi trường, thị trường kinh doanh, và chiến

lược kinh doanh, giúp các chuyên gia phân tích có đầy đủ thơng tin cho các nhà
quản lý xác định được thị phần trên từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp phục vụ
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu:
- Phân biệt được sự ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mơ
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trình bày được ý nghĩa nội dung của phân tích thị trường;
- Xây dựng và đánh giá được các chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp;
- Tổ chức thực hiện điều tra thăm dị thị trường theo nhóm để xác định
thái độ của người tiêu dùng đến sản phẩm của doanh nghiệp;
- Phân tích hướng tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị trường trong
tương lai của doanh nghiệp;
- Tổ chức nhóm lập một số chiến lược kinh doanh với quy mô nhỏ để
phân tích đánh giá.
- Nghiêm túc tiếp thu và phân tích hướng tăng trưởng, thâm nhập thị
trường của các doanh nghiệp.
Nội dung chính:
2.1.Chức năng, vai trị của doanh nghiệp:
2.1.1.Khái niệm doanh nghiệp là gì:
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp gồm những bộ
phận gắn bó với nhau, có vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật, hoạt động
theo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hoạch tốn kinh doanh
hồn chỉnh, có nghĩa vụ và được hệ thống pháp luật thừa nhận cũng như bảo vệ.
2.1.2.Chức năng của doanh nghiệp:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


11
Vừa là một đơn vị sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất ra của cải vật chất

hoặc thực hiện nhiệm vụ cung cấp cho nhu cầu thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận.
Thực hiện chức năng là đơn vị sản xuất trên thị trường với tư cách là một chủ
thể sản xuất kinh doanh, tiến hành các quá trình hoạt động và xác lập các mối
quan hệ cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Vừa là một đơn vị phân phối: Doanh nghiệp bán ra thị trường thành quả
sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu về tiền hoặc các
hình thức thanh tốn của khách hàng. Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng
phải thanh tốn các khoản phí, đóng thuế, trả lương,... thực hiện chức năng phân
phối, doanh nghiệp phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo ra động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển, đồng thời bảo đảm sự công bằng xã hội.
2.1.3.Vai trò của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hóa: trong cơ chế thị trường
doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hoá trong khn khổ pháp luật, có
quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật: Doanh
nghiệp được xem là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân riêng biệt với các chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty hợp danh,... đều được đối xử
như nhau.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế, là tế bào của nền kinh tế quốc dân:
Nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ là một tế
bào, một mắt xích. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước tạo ra môi trường
thuận lợi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuân khổ của hệ thống
pháp luật nhằm đảm bảo cho sự tự do ấy tạo thành sức mạnh kinh tế chung của
cả nước.
Doanh nghiệp là một tổ chức xã hội: Doanh nghiệp là một tập hợp những
con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt
các mục tiêu chung đã định. Ngoài việc phải chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật và chun mơn

cơng nhân viên chức, doanh nghiệp có trách nhiệm làm tốt các vấn đề xã hội
như bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh:
2.2.1.Mơi trường vi mơ:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


12
Khách hàng:
Nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị
trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến
lược kinh doanh. Khách hàng bao gồm:
- Người tiêu dùng
- Nhà sản xuất
- Các nhà buôn bán trung gian
- Các cơ quan nhà nước
- Khách hàng quốc tế
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm có các doanh nghiệp hiện có mặt
trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong
tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mơ lớn trong ngành
càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng găy gắt. Cạnh tranh là quá
trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhẳm đứng vững được trên thị
trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về gia trị
sử dụng của sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh
một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như
loại doanh nghiệp đo ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp có chỉ thu được lợi
nhuận thấp bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi
nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích cạnh tranh đã tạp áp
lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, vì

đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Phân tích các đối thủ trong nghành nhằm nắm được các điểm mạnh và
yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng
vững mạnh trong môi trường ngành.
Các nhà cung ứng
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu cơ
vào cơ bản như sau: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn thông tin công nghệ… Số
lượng và chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả
năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối ưu. Phân tích các nguồn
cung ứng nhằm xác định khả năng thỏa mãn nhu cầu đối với các yếu tố đầu vào
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


13
của q trình sản xuất để từ đó xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận
dụng các nguồn cung ứng này
Công chúng trực tiếp
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường bao gồm cả 7
loại cơng chúng trực tiếp
- Giới tài chính.
- Cơng chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin.
- Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan nhà nước.
- Công chúng trực tiếp thuộc nhóm cơng nhân hành động.
- Cơng chúng trực tiếp địa phương.
- Quần chúng đông đảo.
- Công chúng nội bộ.
2.2.2.Mơi trường vĩ mơ:
Yếu tố nhân khẩu:
Có ý nghĩa đối với q trình phân tích mơi trường kinh doanh. Dân số tăng

kéo nhu cầu con người tăng theo và các doanh nghiệp phải thỏa mãn những nhu
cầu đó. Điều này có nghĩa là thị trường cũng tăng cùng với sức mua khá lớn.
Yếu tố kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tài
chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp,…Khi
phân tích các yếu tố kinh tế cần lưu ý đến tình hình phân bố thu nhập của dân
cư.
Yếu tố tự nhiên:
Nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,…biến
động nào của các yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến hàng hóa của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Yếu tố khoa học kỹ thuật:
Là lực lượng mang lại kịch tính, có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến
môi trường kinh doanh. Mọi kỹ thuật mới đều thay đổi đến vị trí của kỹ thuật cũ.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


14
Yếu tố chính trị:
Thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của nhà nước đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường một mặt kích thích sản xuất
phát triển, năng động, lực lượng sản xuất và dịch vụ dồi dào. Nhưng mặt khác
lại chứa đựng mầm mống của khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh
không lành mạnh vì vậy phải có sự can thiệp của nhà nước bằng các văn bản
pháp luật để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
Yếu tố văn hóa:
Là những giá trị văn hóa cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ
thế hệ bố mẹ sang con cái và được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã
hội, pháp luật, tơn giáo, hệ thống kinh doanh và chính quyền.
Giá trị văn hóa được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân

mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn
xã hội, tự nhiên và vũ trụ.
2.3.Phân tích thị trường:
2.3.1.Ý nghĩa:
Thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Chiến lược kinh doanh để làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.3.2.Nội dung phân tích:
Xác định thái độ của người tiêu dùng:
Thái độ của người tiêu dùng quyết định hành vi của họ. Để nghiên cứu
thái độ của người tiêu dùng người ta thường dùng phương pháp so sánh thí
điểm.
Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu của sản phẩm:
Theo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thị trường xác nhận thị trường của
một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm 4 bộ phận:
- Thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh tranh.
- Thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
- Thị trường khơng tiêu dùng tương đối
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


15
- Thị trường không tiêu dùng tuyệt đối.
Các doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng
của sản phẩm.
Thị trường mục tiêu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp và là cơ sở
xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của thị trường mục
tiêu vừa thể hiện thế và lực của doanh nghiệp, vừa thể hiện tình trạng và mức độ
cạnh tranh hiện tại trong ngành.
Thị trường tiềm năng bao gồm thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh

tranh và phần thị trường không tiêu dùng tương đối. Quy mô của thị trường tiềm
năng phản ánh khả năng và triển vọng phát triển thị trường của doanh nghiệp
trong tương lai.
- Phân tích và lựa chọn các hướng tăng trưởng thị trường theo lĩnh vực
kinh doanh.
- Phân tích các tác động của các kết quả đổi mới đến sự thay đổi của nhu
cầu thị trường.
- Phân tích tác động qua lại giữa các sản phẩm để xác định hướng tăng
trưởng thị trường.
Ví dụ:
Công ty M, N, I, K sản xuất một loại sản phẩm với bốn nhãn hiệu khác
nhau. Để đánh giá ý kiến của người tiêu dùng đối với sản phẩm của từng công
ty, người ta chọn 5 tiêu chuẩn và đánh giá theo số điểm từ 0 đến 10 cho từng
tiêu chuẩn. Ý kiến của người tiêu dùng được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


16
Bảng 2.1 - Các tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng
của công ty M, N, I, K
Nhãn hiệu

M

N

I

K


1.Giá cả

7

7

8

8

2.Hiệu năng

9

8

8

6

3.Thẩm mỹ

5

6

6

7


4.Độ an tồn

7

7

7

8

5.DV sau BH

4

5

6

6

Tổng điểm

32

33

35

35


Tiêu chuẩn

Tính theo hệ số có kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.2 - Tính điểm tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng
công ty M, N, I, K
Nhãn hiệu

Tiêu chuẩn

M

N

I

K

HS Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
TT
HS
TT
HS
TT
HS
TT
HS

1.Giá cả


3

7

21

7

21

8

24

8

24

2.Hiệu năng

2

9

18

8

16


8

16

6

12

3.Thẩm mỹ

1

5

5

6

6

6

6

7

7

4.Độ
tồn


an

2

7

14

7

14

7

14

8

16

5.DV
BH

sau

1

4


4

5

5

6

6

6

6

62

35

66

Tổng điểm

62

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh

65


17

Qua bảng số liệu cho thấy sản phẩm I được số điểm tính theo hệ số cao
nhất, như vậy thái độ của người tiêu dùng tập trung vào sản phẩm I.
2.4.Chiến lược kinh doanh:
2.4.1.Yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh
Yêu cầu:
Phải nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế
cạnh tranh.
Phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để
thực hiện mục tiêu.
Phải dự đoán được mơi trường kinh doanh trong tương lai.
Phải có chiến lược dự phịng.
Phải kết hợp độ chín mùi với thời cơ.
Căn cứ xây dựng:
Khách hàng
Khả năng của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
2.4.2.Nội dung của chiến lược kinh doanh:
Chiến lược tổng quát:
Khả năng sinh lời: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Do vậy một
trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược kinh doanh là lợi nhuận có khả
năng sinh ra. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, lợi nhuận là sự dôi ra của giá
bán so với chi phí đã bỏ ra.
Thế lực trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy
luật phổ biến, kinh doanh không thể lẩn chốn cạnh tranh, cạnh tranh luôn gắn
liền với kinh doanh. Canh tranh và kinh doanh chỉ là hai mặt của một vấn đề. Vì
vậy chiến lược kinh doanh phải đạt được mục tiêu giành thắng lợi trong cạnh
tranh để xác lập được chỗ đứng của mình trên thị trường.

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh



18
An tồn trong kinh doanh: Kinh doanh ln ln gắn với may rủi. Chiến
lược kinh doanh càng táo bạo thì khả năng thu lợi càng lớn, nhưng rủi ro càng
nhiều. Rủi ro là sự bất chắc trong kinh doanh, vì thế khi xây dựng chiến lược
kinh doanh, doanh nghiệp không nên chỉ nghĩ đến việc dám chấp nhận nó mà
phải tìm cách ngăn ngừa, tránh né, hạn chế sự hiện diện của nó hoặc nếu rủi ro
có xảy ra thì thiệt hại cũng chỉ ở mức thấp nhất.
Chiến lược bộ phận:
Chiến lược sản phẩm: Là xương sống của chiến lược kinh doanh. Thị
trường cạnh tranh càng gay gắt, vai trò của chiến lược sản phẩm càng trở nên
quan trọng. Không có chiến lược sản phẩm thì khơng có chiến lược giá cả.,
chiến lược phân phối, chiến lược quảng cáo tiếp thị. Nhưng nếu chiến lược sản
phẩm sai lầm thì các chiến lược kia có chất lượng đến đâu cũng khơng có ý
nghĩa gì cả.
Chiến lược giá cả: Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả
ngày càng nhường chỗ cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Nhưng giá cả
vẫn ln có vai trị quan trọng.
Chiến lược phân phối: Là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp
cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa
chọn. Chiến lược phân phối có vai trị quan trọng ở chỗ nếu được xây dựng hợp
lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong
kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho các chức năng của quá trình
phân phối được thực hiện đầy đủ, nhờ vậy nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược quảng cáo tiếp thị: Là chiến lược sử dụng các kỹ thuật yểm trợ
bán hàng nhằm mục đích làm cho cung và cầu về một loại sản phẩm nào đó gặp
nhau. Chiến lược quảng cáo tiếp thị sẽ làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn,
quyết định các kênh phân phối hợp lý hơn và giúp cho doanh nghiệp tránh được

rủi ro trong kinh doanh, tăng thế lực trên thị trường.
2.5.Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh:
2.5.1.Những nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh
nghiệp.
Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


19
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa DN
với thị trường về mặt lợi ích.
2.5.2.Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh.
Nhóm tiêu chuẩn định lượng
Nhóm tiêu chuẩn định tính
2.5.3.Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh:
Chọn một số các tiêu chuẩn đặc trưng cho mục tiêu chủ yếu của doanh
nghiệp.
Cho điểm cho mỗi tiêu chuẩn.
Tiến hành đánh giá và cho điểm từng tiêu chuẩn của từng chiến lược kinh
doanh dự kiến.
Tiến hành so sánh và lựa chọn.
Ví dụ:
Ba tiêu chuẩn được chọn để so sánh lựa chọn chiến lược kinh doanh là:
tổng lợi nhuận, thị phần, mức an toàn trong kinh doanh. Bảng cho điểm của ba
tiêu chuẩn này như sau:
Bảng 2.3 - Mức độ đáp ứng của các tiêu chuẩn
Mức độ đáp ứng

Kém


Yếu

Trung
bình

Khá

Cao

1.Tổng lợi nhuận

1

2

3

4

5

2.Thị phần

1

2

3


4

5

3.An tồn

1

2

3

4

5

Tiêu chuẩn

Căn cứ vào bảng số liệu trên tiến hành tính điểm cho từng tiêu chuẩn của
các chiến lược kinh doanh dự kiến.

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


20
Bảng 2.4 - Tính điểm tiêu chuẩn cho từng chiến lược
Tiêu chuẩn Tổng lợi nhuận Thị phần

An toàn


Chiến lược KD

Tổng
cộng

Chiến lược 1

3

2

3

8

Chiến lược 2

2

3

3

8

Chiến lược 3

4

1


2

7

Chiến lược 4

4

2

2

8

Qua bảng trên cho thấy có 3 chiến lược đạt 8 điểm được chọn. Chiến lược
3 được 7 điểm bị loại. Nếu coi trọng chỉ tiêu lợi nhuận thì chọn chiến lược 4 vì
tiêu chuẩn lợi nhuận đạt 4 điểm, chiến lược 1, 2 loại. Nếu coi trọng vừa tổng lợi
nhuận, vừa an tồn thì chọn chiến lược 1 loại chiến lược 2, 3.
Câu hỏi và bài tập
1.Chủ thể kinh doanh có đặc điểm gì?
2.Trình bày chức năng, vai trị chủ yếu của doanh nghiệp?
3.Loại hình doanh nghiệp nào đang phát triển tại Việt Nam? Tại sao?
4.Phân tích các yếu tố quan trọng của sức mạnh cạnh tranh?
5. Có tài liệu về điều tra ý kiến của người tiêu dùng về tiêu chuẩn và nhãn
hiệu, hệ số cho điểm của 5 sản phẩm A, B, C, D, E sau đây:
Tiêu chuẩn

Hệ số


A

B

C

D

E

1.Giá cả

3

9

8

7

6

7

2.Hiệu hàng

3

8


8

9

7

8

3.Dịch vụ sau bán
hàng

2

8

6

8

6

7

4. Độ an tồn

1

7

9


8

8

7

5.Thẩm mỹ

1

7

5

7

5

6

10

39

36

39

32


35

Cộng điểm

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


21
Yêu cầu:
Tính điểm và đánh giá thái độ của người tiêu dùng có xu hướng tập trung
vào sản phẩm nào?

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


22
BÀI 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TRONG SẢN XUẤT
Giới thiệu:
Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất nhằm cung cấp cho
người học kiến thức và kỹ năng phân tích các yếu tố sản xuất trong doanh
nghiệp trên cơ sở đó xác định được mức độ tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
trong q trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu:
- Trình bày đựơc các yếu tố sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, những
mặt cân đối và mặt mất cân đối giữa các yếu tố sản xuất;
- Phân biệt được các loại năng suất lao động;
- Vận dụng được các phương pháp phân tích của phân tích hoạt động kinh
doanh để đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động,

tài sản cố định, nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Vận dụng được thành thạo các bài tập ứng dụng.
Nội dung chính
3.1.Phân tích tình hình quản lý kỹ thuật của sản xuất
3.1.1.Phân tích trình độ tổ chức - kỹ thuật của sản xuất
Năng lực sản xuất ở doanh nghiệp được biểu hiện bằng khối lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được để cung cấp cho thị trường trong
từng kỳ nhất định. Kết quả và hiệu quả sản xuất lại phụ thuộc vào tình độ kỹ
thuật tổ chức sản xuất. Phân tích trình độ tổ chức kỹ thuật của sẩn xuất có hai
nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất là phân tích kinh tế của việc áp dụng kỹ thuật mới.
- Nhiệm vụ thứ hai là phân tích sự cân đối giữa các yếu tố kỹ thuật trong
sản xuất.
Việc xây dựng cơ sở kỹ thuật cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
là vấn đề chủ yếu của việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Kế hoạch của doanh
nghiệp gồm hai nội dung, nội dung thứ nhất là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ, nội
dung thứ hai là phần về trình độ tổ chức kỹ thuật của sản xuất. Chính nội dung
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


23
thứ hai này là nhằm cụ thể hoá những yêu cầu cần thiết để thực hiện nội dung
thứ nhất.
Thực chất phương pháp phân tích kinh tế của việc áp dụng kỹ thuật mới là
sự so sánh mức độ hiệu quả của phương án có thể ứng dụng để chọn phương án
có hiệu quả nhất. Để đạt được các kết quả, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc
của phương pháp so sánh trong quá trình định lượng trên cơ sở những dự kiên có
thể áp dụng được trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về hình thức, ta có thể lập bảng so sánh tổng hợp ở một số chỉ tiêu qua

bảng phân tích sau:
Bảng 3.1 - Tổng hợp các chỉ tiêu
Phương án dự Vốn Doanh
kiến
thu
đầu tư
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3

V1
V2
V3

D1
D2
D3

Chi phí
hoạt
động
C1
C2
C3

Tỷ suất lợi nhuận
Vốn Doanh
Chi
đầu tư
thu

phí
Pv1
PD1
PC1
Pv2
PD2
PC2
Pv3
PD3
PC3

Phương án được chọn là phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng
thời có tính đến tính khả thi mà doanh nghịêp có thể đạt được. Có thể dùng
phương pháp cho điểm tính trội hơn của các chỉ tiêu kinh tế trên bảng tính, để
lựa chọn phương án về mặt lý luận, nếu các nội dung kỹ thuật trong kế hoạch
được hoàn thành thì các nội dung khác trong kế hoạch cũng được hồn thành
theo.
Trong thực tế có doanh nghiệp hồn thành về sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, nhưng lại không hoàn thành các biện pháp về kỹ thuật. Điều này chứng tỏ
là kế hoạch sản xuất đặt ra chưa phải là tích cực, vì khơng cần thực hiện kỹ thuật
mới doanh nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch, chứng tỏ ở doanh nghiệp thực tế
vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết công suất.
Như vậy tiềm năng sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp là phần chênh
lệch giữa năng lực sản xuất ở doanh nghiệp có thể đạt được với kết quả thực tế.
Năng lực sản suất ở doanh nghiệp là một chỉ tiêu khó xác định một cách
chính xác. Thường có thể xác định dễ nhất là căn cứ vào cơng suất mới được
thiết kế, nhưng qúa trình hoạt động theo thời gian, thì tiềm năng đó ngày càng
giảm đi. Nhất là trong giai đọan hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ
chế thị trường, sự đa dạng hoá sản xuất sản phẩm và các sản phẩm sản xuất ngày
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh



24
càng được hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, làm cho dây
chuyền sản xuất và quy trình cơng nghệ ln thay đổi, theo tính linh hoạt biến
động của thị trường.
Nhiệm vụ thứ hai của phân tích kinh tế về kỹ thuật mới là phân tích cân
đối giữa các yếu tố kỹ thuật mới. Có nghĩa là cần phải đảm báo cân đối giữa
nghiên cứu, triển khai trong sản xuất với việc đảm bảo cơ sở tổ chức, quản lý
phù hợp với việc áp dụng kỹ thuật mới đó. Có thể nói khái niệm kỹ thuật tổ chức
- kỹ thuật là một khái niệm tổng hợp, bao gồm bản thân kỹ thuật mới, cải tiến tổ
chức và cải tiến quản lý. Theo kinh nghiệm cho thấy trình độ triển khai kỹ thuật
mới đã vượt xa trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý lao động. Quá trình
vận dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bị kìm hãm thường
do khâu tổ chức quản lý và tổ chức ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Sự
thống nhất giữa kỹ thuật, tổ chức quản lý là điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu
quả của sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kỹ thuật mới thường dựa vào
hai nhân tố chủ yếu: danh mục kỹ thuật mới (tên gọi máy móc kỹ thuật mới) và
hiệu quả sử dụng của từng danh mục kỹ thuật mới.
Hiệu quả sử dụng kỹ thuật mới có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các
tiềm năng sản xuất, trước hết ảnh hưởng tới năng suất lao động, suất chi phí
nguyên vật liệu và hiệu suất sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng các tiềm năng sản
xuất lại ảnh hưởng tới giá thành, tổng sản lượng và lợi tức. Khi phân tích kỹ
thuật mới, người ta cịn phân tích hai chỉ tiêu là chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật mới và
chỉ tiêu tình trạng của kỹ thuật mới.
Người ta thường phân loại các chỉ tiêu phản ánh trình độ kỹ thuật – tổ
chức của sản xuất, thành nhóm để tiện cho quá trình đánh giá phân tích như sau:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh về trình độ khoa học kỹ thuật của sản
xuất.

Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình tổ chức lao động khoa học.
Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh về trình độ tổ chức quản lý của sản xuất
kinh doanh.
3.1.2.Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất
Để quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp được tiến hành liên tục
và có hiệu quả, thì doanh nghiệp phải biết sử dụng và khai thác triệt để các
nguồn năng lượng sẵn có của mình. Các yếu tố quyết định năng lực sản xuất,
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


25
đồng thời quyết định đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm hai
nhóm:
Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý và nhóm các yếu tố thuộc về cơ
sở vật chất kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Các yếu tố thuộc về vật chất kỹ
thuật của sản xuất kinh doanh được phân thành ba yếu tố, gọi là các yếu tố quyết
định đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm:
Các yếu tố thuộc về lao động, gồm số lượng và chất lượng lao động (lao
động sử dụng);
Các yếu tố về trang bị và sử dụng tài sản cố định (thiết bị máy móc cho
sản xuất kinh doanh)
Các yếu tố thuộc về cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu (tài nguyên cho
sản xuất kinh doanh)
Nếu doanh nghiệp có đầy đủ ba yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật
của sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp biết sử dụng và khai thác tất cả các yếu
tố trên để tham gia hoạt động kinh doanh một cách đồng bộ sẽ tạo ra năng lực
sản xuất kinh doanh rất lớn.
Tạo ra sự cân đối và đồng bộ của các yếu tố sản xuất kinh doanh đây là
biểu hiện các yếu tố phản ánh trình độ tổ chức quản lý ở doanh nghiệp. Có thể
nêu ra một số mặt cân đối chủ yếu sau:

- Cân đối giữa hoạt động kinh doanh hiện tại với các hoạt động kinh
doanh ở các mục tiêu tương lai;
- Cân đối giữa kết quả sản xuất (hoặc thu mua) với kết quả tiêu thụ và tồn
kho;
- Cân đối giữa chi phí với doanh thu;
- Cân đối giữa các loại vốn và nguồn vốn sử dụng;
- Cân đối giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh;
- Cân đối giữa các bộ phận (phân xưởng, công đoạn) trong hoạt động sản
xuất kinh doanh…
Cho dù doanh nghiệp có đầy đủ ba yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ
thuật, sức lao động, thiết bị và nguyên vật liệu thì vẫn chưa đủ, nếu như trong
hoạt động tổ chức quản lý không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn
đến kết quả hoạt động kinh doanh bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh


×