Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bai du thi ve phap luat hinh su k3 luat sua doi 20099

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.04 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

.


<b>PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG THCS CHƯ ÊWI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b>BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT KỲ III</b>
<b>( Chủ đề về Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi năm 2009)</b>
Người thực hiện : Phạm Trọng Nhàn


Giới tính : Nam
Sinh năm : 1970
Dân tộc : Kinh


Đơn vị: Trường THCS Chư Ê Wi
Chức vụ: Giáo viên


<b>BÀI LÀM</b>

<b> </b>



<b>Câu 1: Bạn hãy xác định phương án trả lời sai.</b>
Văn bản luật về hình sự đang có hiệu lực thi hành là:
a. Bộ luật Hình sự năm 1999.


b. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2008).
c. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009).
<b>Trả lời:</b>


Phương án trả lời sai là phương án ( b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật hình sự ( năm 2008).


<b>Câu 2: Bạn hãy xác định phương án trả lời sai.</b>



Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009) đã bãi bỏ
hình phạt tử hình đối với:


a. Tội hiếp dâm, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội buôn lậu.
b. Tội hiếp dâm trẻ em, tội cướp tài sản, tội nhận hối lộ.


c. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái
giả; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.


d. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ, tội đưa hối lộ, tội huỷ hoại vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi năm 2009 thì tại chương
XIX: Về các tội phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng tại <b>Điều 221: Tội chiếm</b>
<b>đoạt tàu bay, tàu thuỷ</b>


1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm
chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai


năm đến hai mươi năm:
a) Có tổ chức;


b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;


c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
d) Tái phạm nguy hiểm.


3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị


phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.


4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm
năm.


và <b>Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép </b>
<b>hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự</b>


1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ
một năm đến bảy năm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười hai năm:


a) Có tổ chức;


b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;


đ) Tái phạm nguy hiểm.


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm
đến mười lăm năm:


a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.


4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm


năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:


a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tại chương XXI : Câc tội phạm về chức vụ. Căn cứ tại mục B: Các tội phạm khác
về chức vụ theo: <b>Điều 289</b>. Tội đưa hối lộ


1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi
phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến
mười ba năm:


a) Có tổ chức;


b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;


c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;


đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba
năm đến hai mươi năm:


a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.



4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm
hoặc tù chung thân:


a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.


5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối
lộ.


6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì
được coi là khơng có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi
bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần
hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.


Thì căn cứ vào các Chương, Mục, Điều như đã nêu ở trên thì phương án ( d)
Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ, tội đưa hối lộ, tội huỷ hoại vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự.được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự (năm 2009) đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với:


<b>Câu 3: Bạn hãy xác định phương án trả lời đúng.</b>


Người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi trộm cắp tài sản phải chịu trách nhiệm
hình sự trong trường hợp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b. Tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng.


c. Tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành


chính về hành vi chiếm đoạt hoặc kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án
tích mà cịn vi phạm.


d. Cả 3 phương án trên.
<b>Trả lời: </b>


<b>Tại chương XIV : Điều 138, Mục 1 về: Tội trộm cắp tài sản</b>


1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về
tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


Thì căn cứ vào các Chương XIV, Điều 138 , Mục 1 như đã nêu ở trên thì
phương án ( d) là phương án đúng.


<b>Câu 4: Bạn hãy xác định phương án trả lời sai.</b>


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009) đã bổ sung
các tội phạm mới:


a. Tội in, phát hành, mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách Nhà nước; tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách Nhà nước; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật
trong hoạt động chứng khốn; tội sử dụng thơng tin nội bộ để mua bán chứng khoán;
tội thao túng giá chứng khốn.


b. Tội gây ơ nhiễm nguồn nước; tội gây ơ nhiễm đất; tội sử dụng trái phép chất
ma tuý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

d. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng
Internet hoặc thiết bị số của người khác; tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.


<b>Trả lời:</b>


Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự ( năm 2009) đã bổ
sung thìa tại chương XVI : Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì tại
Điều 164a, 164b, 181a, 181b, 181c


<b> Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu </b>
<b>nộp ngân sách nhà nước</b>


1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm:


a) Có tổ chức;


b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;


d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
đ) Thu lợi bất chính lớn;



e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.


3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.


<b> Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ </b>
<b>thu nộp ngân sách nhà nước</b>


1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng
đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

a) Có tổ chức;


b) Phạm tội nhiều lần;


c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


3. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.


<b> Điều 181a. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong </b>
<b>hoạt động chứng khốn</b>



1. Người nào cố ý cơng bố thơng tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến
việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức
thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm


đến năm năm:
a) Có tổ chức;


b) Thu lợi bất chính lớn;


c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.


3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.


<b> Điều 181b. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khốn</b>


1. Người nào biết được thơng tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại
chúng chưa được cơng bố mà nếu được cơng bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá
chứng khốn của cơng ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thơng
tin này để mua bán chứng khốn hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư
vấn cho người khác mua bán chứng khốn trên cơ sở thơng tin lớn, thì bị phạt
tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.



2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:


a) Có tổ chức;


b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;


d) Tái phạm nguy hiểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b> Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán</b>


1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khốn sau đây
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:


a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu
giả tạo;


b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lơi kéo người khác liên tục
mua bán.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm:


a) Có tổ chức;


b) Thu lợi bất chính lớn;



c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.


3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.


Vậy theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ( năm 2009)
thì phương án ( c) là phương án trả lời sai.


<b>Câu 5: </b>


Do khơng có tiền chơi điện tử, ngày 15/12/2009, A. và B. (đều 15 tuổi, học
sinh lớp 10) rủ nhau đi cướp tài sản. Thấy chị X. đi xe máy một mình, phía trước có
treo túi sách, A. điều khiển xe máy áp sát chị X. và B. ngồi sau giật túi sách, làm chị
X. bị ngã gây thương tích nặng. Sau khi giật được túi sách, A. và B. điều khiển xe về
quán cà phê gần trường học, kiểm tra trong túi có 1 triệu đồng và một số giấy tờ của
chị X.. Vừa lúc đó có C. 16 tuổi (học cùng trường và là bạn thân của A. và B.) đi tới,
A. và B. đã kể lại chuyện cướp giỏ xách của chị X. cho C. nghe và rủ C. cùng đi chơi
điện tử nhưng C. từ chối.


<b>Hỏi:</b>


a. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi của A., B. và C. có phạm tội
khơng? nếu có thì phạm tội gì? mức hình phạt áp dụng đối với hành vi đó?.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Trả lời:</b>


<b>a) Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi của A, B, và C có phạm tội </b>
<b>căn cứ theo chương XIV: Các tội xâm phạm sỡ hữu tại Điều: 136 Mục: 1 và </b>


<b>Mục 2 khoản (a)</b>


<b> Điều 136. Tội cướp giật tài sản</b>


1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm:


( a) tổ chức;


Như vậy hành vi của A, B, C là có phạm tội. Hành vi của A, B, C phạm vào
tội cướp giật tài sản thao Điều 136 mục 2 ý a.


Tuy nhiên đối với hành vi của A, B và C căn cứ theo chương X: Những quy
định đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều :<b> 68, Áp dụng Bộ luật hình sự </b>
<b>đối với người chưa thành niên phạm tội</b>


<b> </b>Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định
khác của <b>Phần chung </b> Bộ luật không trái với những quy định của Chương này.của
Bộ luật Hình sự và Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội


Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây
đối với mỗi tội phạm:


1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;



3. Cải tạo khơng giam giữ;
4. Tù có thời hạn.


5. Mức hình phạt được áp dụng đối với hành vi của A, B, C theo điều 71 là Cảnh
cáo, phạt tiền.


b) Nếu phát hiện hành vi phạm tội nêu trên, tôi phải khuyên răn, phân tích cho A,
B biết những hành vi đó là vi phạm pháp luật để từ đó a, B từ bỏ hành vi cướp giật
tài sản của người khác. Vì khơng những vi phạm pháp luật mà cịn có thể làm cho
người mất tài sản sảy ra tai nạn lúc đó hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Biện pháp giáo dục, ngăn chặn có hiệu quả nhất là cần có sự gắn kết chặt chẽ từ </b>


<b>nhiều phía. Như vậy ta sẽ tìm hiểu một vài nguyên nhândẫn đến vị thành niên </b>


<b>phạm tội</b>


<i> * Thứ nhất, bỏ học là mầm mống của tội phạm: </i>


Theo nghiên cứu của Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm người
chưa thành niên, thì 2/3 số em được phỏng vấn cho biết đã bỏ học từ thời điểm lớp 9
hoặc sớm hơn nữa với nhiều lý do khác nhau, như gia đình khơng có tiền cho đi học,
hoặc khơng thích đi học. 40% các đối tượng này cho biết đã sử dụng rượu, 10% có sử
dụng ma túy, 87% đối tượng thừa nhận có vi phạm pháp luật. Hầu hết các đối tượng
đều không được tham gia vào một chương trình phịng ngừa nào tại cộng đồng.


Tội phạm nói chung và tội phạm là người chưa thành niên nói riêng trên địa
bàn tỉnh ta ngày càng có diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Theo hồ sơ của
cơ quan chức năng, hiện nay tồn tỉnh có trên 1000 học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà


đi lang thang có biểu hiện nghi vấn phạm tội đã được đưa vào diện quản lý, trong đó
tập trung vào lứa tuổi THPT và THCS.


<i> * Thứ hai, gia đình bất ổn, cha mẹ thiếu làm gương: </i>


Theo tôi nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm tội có thể bắt nguồn từ yếu tố
tiêu cực trong mơi trường gia đình như do hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố
mẹ có tư cách đạo đức kém, gia đình bất hịa, thiếu gương mẫu về mặt đạo đức, gia
đình khơng hịa thuận, bình đẳng, tơn ti trật tự bị đảo lộn; phương pháp giáo dục của
gia đình khơng hợp lý, q nuông chiều hoặc quá khắt khe, đánh đập con cái … dẫn
đến con cái ỷ lại, lười lao động, ích kỷ, hay đua đòi, coi thường bố mẹ và nhiều người
thân khác. Một số gia đình có quan điểm sai lầm trong nhận thức giáo dục con cái,
không thấy hết trách nhiệm của gia đình, đổ lỗi cho xã hội; các hành vi sai phạm ban
đầu của các em thường bỏ qua, không được uốn nắn, kiểm tra, nhắc nhở. Bên cạnh
đó, một số gia đình lo làm ăn kinh tế, không quan tâm đến việc học hành, sinh hoạt
của con cái. Nếu khơng lơi kéo trẻ bằng tình u thương và trách nhiệm, “thả” con
như một con thú hoang thì con cái dễ sa vào vịng tội lỗi.


<i> * Thứ ba: Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính quyền, cơ quan</i>
<i>chức năng và đồn thể trong cơng tác phịng ngừa: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nhằm mục đích để hạn chế tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, trong thời
gian đến các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập
trung và việc tiếp tục Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phịng, chống tội
phạm đến tận cơ sở, gắn với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động
tồn dân tham gia phịng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là công tác
giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hóa cho thanh, thiếu niên. Đồng thời đó, cần tiến
hành điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người
phạm tội tại gia đình và cộng đồng. Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh văn
hóa và dịch vụ văn hóa, khơng để văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại xâm nhập vào


thanh, thiếu niên. Ngoài ra, giữa gia đình, nhà trường, các đồn thể, tổ chức xã hội
cần có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng và phối hợp đồng bộ để quản lý, giáo dục
thanh, thiếu niên và học sinh, sinh viên, tạo môi trường để các em có điều kiện vui
chơi, giải trí lành mạnh, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển
tội phạm.


Theo tơi thì một số nơi cơng tác chống tội phạm nặng về mặt chống và
trừng trị, chưa chú ý đến cơng tác phịng ngừa. Cho nên đi đơi với trừng trị, chống tội
phạm vị thành niên cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác phịng ngừa, nhất là phía gia đình
cần phải quản lý, giáo dục con cái của mình sâu sát hơn. Ngồi ra, cơng tác quản lý
giáo dục học sinh của nhà trường phải đáp ứng nhu cầu của xã hội; các tổ chức đoàn,
đội, hội phải hoạt động hiệu quả hơn; lôi cuốn được nhiều thanh, thiếu niên, học sinh
tham gia, để khơng cịn nhiều cơ hội tụ tập “ Nhàn cư vi bất thiện”. Cùng với cơng
tác phịng ngừa, lực lượng CA cần xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng dân
quân, Ban bảo vệ thơn, xóm ( dân phố) tăng cường cơng tác tuần tra tại các khu vực
trọng điểm, duy trì việc trực bảo vệ tại địa bàn, kịp thời có mặt khi nhận tin báo của
nhân dân về hoạt động phạm pháp của đối tượng.


Cần phải biết trẻ từ 10-15 tuổi thường khủng hoảng nhiều nhất vì lứa tuổi
đó diễn ra nhiều thay đổi từ tâm lý và sinh lý; các em tuổi này cần được chia sẻ đầy
đủ, nếu không rất dễ phạm tội. Cơng tác phịng ngừa cũng cần chú trọng việc quản lý,
giáo dục vị thành niên chậm tiến, đối tượng hình sự, cần mở các lớp giáo dục pháp
luật dành cho đối tượng này. Nếu qua giáo dục không tiến bộ, cần kiên quyết đề nghị
đưa vào Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục lao động. Phải kết hợp cả ba mặt giáo
dục từ “ Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Nhưng trong đó gia đình là quan trọng vì
đó là cái nơi đầu tiên của cuộc đời mỗi con người. Gia đình phải dạy bảo con cái giữ
được nề nếp gia phong; dạy cho con có lịng u thương, lịng nhân ái; dạy con học
tập để nâng cao hiểu biết, điều hay lẽ phải từ tấm bé. “Đặc biệt gia đình phải thực sự
quan tâm đến con, phải biết các mối quan hệ và thời gian vật chất của con. Cụ thể là
phải biết con mình làm gì trong 24 giờ của một ngày, giao du với ai…”



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN</b>
<b>TRƯỜNG THCS CHƯ ÊWI</b>


<b>BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT KỲ III</b>



<b>( Chủ đề về Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi năm 2009)</b>


<b>Ngành GD-ĐT tổ chức diễn đàn học sinh đăng ký phong trào quốc gia</b>
<b>phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>

<!--links-->
Bài dự thi về Công Đoàn
  • 3
  • 598
  • 1
  • ×