Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đời sống sinh hoạt của cộng đồng người hoa ở quận cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.84 KB, 59 trang )

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Đông Phương học – Ngành Trung Quốc học

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011
Tên cơng trình:

Sinh viên thực hiện :
1. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh

0956110013

(chủ nhiệm đề tài)
2. Hoàng Thị Bích Hồng

0956110082

3. Nguyễn Thị Bích Phương

0956110186

4. Trần Thị Thanh Thủy

0956110224

5. Lê Tuấn Vinh

1056110163

Giáo viên hướng dẫn :


Thạc sĩ Hoàng Thị Thu Thủy (Giảng viên khoa Đông Phương học)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013


MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
DẪN LUẬN ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở QUẬN
CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................... 12
1. Đôi nét về thành phố Cần Thơ ...................................................................... 12
2. Quận Cái Răng – cửa ngõ của Thành phố Cần Thơ ..................................... 14
3. Cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng ....................................................... 17
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA ............................. 22
1. Đời sống chính trị của người Hoa ở quận Cái Răng..................................... 22
1.1. Chính sách của nhà nước đối với người Hoa ......................................... 22
1.2. Đội ngũ cán bộ người Hoa ..................................................................... 23
1.3. Ý thức chính trị của người Hoa .............................................................. 24
2. Đời sống kinh tế của người Hoa ở quận Cái Răng ....................................... 24
2.1. Các hoạt động kinh tế ............................................................................. 25
2.2. Đánh giá mức sống ................................................................................. 29
2.3. Đời sống kinh tế người Hoa xưa và nay ................................................. 30
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA .................................. 32
1. Đời sống văn hóa của người Hoa ở quận Cái Răng...................................... 32
1.1. Đời sống văn hóa vật chất ...................................................................... 32
1.2. Đời sống văn hóa tinh thần ..................................................................... 34
2. Đời sống xã hội của người Hoa ở quận Cái Răng............................................ 45
2.1. Đời sống thường nhật ............................................................................. 45
2.2. Y tế ......................................................................................................... 47
2.3. Giáo dục ................................................................................................. 49

2.4. Phong trào cộng đồng (văn nghệ - thể dục thể thao).............................. 50
LỜI KẾT ............................................................................................................. 51
LỜI KIẾN NGHỊ................................................................................................ 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 55




TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trải dài trên đất nướcViệt Nam ta, từ Bắc chí Nam có rất nhiều nơi là địa
bàn sinh sống của người Hoa, bên cạnh số ít những nét tiêu cực khó thể tránh
khỏi, họ đã có những đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa xã hội của người
Việt Nam chúng ta, cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ
là một ví dụ điển hình.
Quận Cái Răng – một trong những quận lớn nhất ở thành phố Cần Thơ, có
vị trí địa lý khá quan trọng, vừa là cửa ngõ của thành phố, vừa là trung tâm kinh
tế - chính trị, với dân số đa dân tộc, mỗi dân tộc với những đặc thù riêng của
mình về bản sắc, hình thành nên một vùng đa văn hóa. Địa bàn hoạt động chính
của nhóm là phường Lê Bình, nơi tập trung cơ quan hành chính của quận Cái
Răng và là nơi có khá nhiều bà con người Hoa sinh sống.
Người Hoa ở quận Cái Răng hầu hết là người Triều Châu, có một thực tế
là hiện nay người Hoa ở đây đang ngày càng có dấu hiệu ít đi.Về mặt chính trị,
thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, nhà nước cũng có những chính sách đối
xử hịa đồng và cơng bằng với tất cả các dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng
dân tộc người Hoa nói riêng.
Và thực tế là người Hoa cũng tham gia vào bộ máy chính quyền địa
phương nhưng số lượng khá khiêm tốn. Ngồi ra cịn có các chính sách ủng hộ
người nghèo, tun truyền giáo dục và khuyến khích tinh thần học tập, sáng tạo
và không ngừng vươn lên, tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

của đồng bào người Hoa về các đường lối, chính sách của Đảng, nhằm ngăn chặn
những âm mưu lợi dụng những sơ hở của ta trong thực hiện chính sách dân tộc
để xun tạc, lơi kéo bà con người Hoa bạo động, gây mất đoàn kết. Và đáp lại, ý
thức chính trị của người Hoa nơi đây khá tốt. Nhìn chung khơng có hiện tượng
lơi kéo bè phái, gây rối loạn an ninh chính trị nào.
So với dân tộc thiểu số còn lại ở Cái Răng thì dân tộc Hoa có đời sống
kinh tế khá giả hơn, số hộ nghèo chiếm rất ít, vì chủ yếu là dân kinh doanh buôn
bán nên thu nhập cũng ở mức khá. Kinh tế của người Hoa ở Cái Răng chủ yếu là
công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp (lập chành, xây dựng nhà máy xay xát lúa; sản




xuất và kinh doanh tương; làm men, gạch ngói,…) và thương mại dịch vụ (kinh
doanh hàng hóa; bn bán từ các mặt hàng thiết yếu như mắm muối, lúa gạo đến
các mặt hàng xa xỉ phẩm như vàng bạc, buôn bán trái cây, quần áo, các đồ gia
dụng, vàng nhang,…). Tuy nhiên, đời sống kinh tế của người Hoa ngày nay
không tốt bằng lúc xưa, do sự gia tăng dân số của người Kinh và Khmer.
Hầu như người Hoa bất cứ đâu trên thế giới, dù đi đâu, ở nơi nào, họ cũng
đều giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, và ở Cái Răng cũng vậy, song cũng không thể
tránh khỏi những ảnh hưởng từ văn hóa người Việt do quá trình sinh sống và tiếp
xúc lâu dài. Về phương diện kiến trúc, nhà ở của người Hoa cũng khác nhiều so
với trước đây, tuy nhiên tông màu đỏ những là nét đắc trưng riêng biệt trong nhà
mỗi người Hoa, cùng với đó là các lời chúc mừng, cầu nguyện như “Vạn sự như
ý”, “Mã đáo thành công”, “Ngũ phúc lâm môn”… được ghi trên các tờ giấy màu
đỏ treo trong nhà. Chùa, đình, miếu từ kiến trúc, màu sắc cho đến vật liệu xây
dựng đều đậm chất Trung Hoa. Về trang phục thì vẫn giữ nét “sườn xám” đi kèm
với các phụ kiện như vòng cổ, hoa tai, vòng tay; ngoài như cũng như người Việt,
thế hệ trẻ người Hoa ở đây cũng bị chi phối bởi văn hóa phương Tây với các
trang phục mang tính hiện đại, sành điệu, hợp thời trang.Trong việc ăn uống hằng

ngày, những người Hoa lớn tuổi ở Cái Răng vẫn muốn giữ những nếp sống
truyền thống như tự làm bánh, sủi cảo, há cảo…thỉnh thoảng họ vẫn tự làm để
thưởng thức. Tuy nhiên ngày nay, các món ăn trong siêu thị có vẻ chiếm ưu thế
hơn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Trong đời sống văn hóa tinh thần, người Hoa vẫn
cịn giữ được những tín ngưỡng tơn giáo, tục thờ cúng trong gia đình, dịng họ,
thờ cúng tổ tiên; ngồi ra họ còn thờ cúng trong cộng đồng, biến nơi đây mang
đậm sắc thái tín ngưỡng người Hoa, các vị thần thánh mà cộng đồng người Hoa
tại đây thờ đó là Quan Công, bà Thánh Mẫu và ông Bổn. Về các lễ hội truyền
thống thống, họ vẫn còn giữ lại những lễ hội vốn có như: lễ đón giao thừa, Tết
Nguyên Đán, Tết Ngun Tiêu, lễ Tống Gió, lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ
vía Ơng, lễ Vu Lan, lễ Ông hồi sinh, lễ cúng bình an, Tết Thanh Minh, Tết Đoan
Ngọ, lễ Trung Nguyên và Tết trung thu. Trong phong tục và nếp sống của người
Hoa nổi bật là tinh thần hiếu khách. Đối với người Hoa nơi đây, họ cũng cịn hai
dịp lễ khá quan trọng đó là lễ mừng thọ và lễ tang. Trong sinh hoạt hằng ngày,




người Hoa cũng đã đồng hóa hầu như hồn tồn với người Việt. Song, chuyện
sinh con đẻ cái cũng khá đặc biệt, vì người Hoa ở đây cho rằng khi người vợ sinh
con nhất là con trai, thì họ đã bước một bước dài từ người ngoài đến thực sự hịa
nhập vào gia đình nhà chồng, cịn anh con trai thì hồn thành được nghĩa với tổ
tơng dịng tộc, chính vì vậy mà nghi thức phong tục khá phức tạp hơn so với
người Việt. Ngoài ra quan điểm sống của người Hoa là chữ tín và tính kiên định,
tất nhiên quan điểm này cũng có hai mặt trái chiều của nó. Về mặt dịch vụ cộng
đồng, y tế và giáo dục là hai dịch vụ quan trọng hàng đầu, và hai dịch vụ này đều
nằm trong chính sách đặc biệt của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số, họ được
đối xử bình đẳng như người Kinh. Đối với Y tế thì điều đặc biệt nhất là nghề
Đơng Y vẫn giữ được chỗ đứng nhất định mặc dù cũng bị mai một dần theo năm
tháng. Đối với giáo dục thì ngày nay người Hoa phát triển khơng thua kém gì

người Việt nên khơng cịn được nhiều ưu đãi nữa (trong khi người Khmer vẫn
được). Người Hoa ở đây hầu như khơng tham gia những hoạt động mang tính
cộng đồng như văn nghệ hay thể dục thể thao, họ chủ yếu tham gia những hoạt
động của cộng đồng người Hoa tổ chức, chính vì đặc thù văn hóa trong lĩnh vực
này nên sinh ra hiện tượng như thế.
Trên đây là tóm tắt sơ lược tồn bộ đề tài của nhóm, phần chi tiết sẽ được
đi sâu hơn trong phần trình bày từng chương cụ thể.




DẪN LUẬN
1. Tính cấp thiết của cơng trình
Cần Thơ là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương nước ta, là
trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ
chiếm một vị trí quan trọng về địa lý, kinh tế, xã hội không chỉ đối với vùng đồng
bằng sông Cửu Long mà cả đất nước. Cần Thơ vừa mang nét đẹp văn hóa của
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, vừa ẩn trong mình nét đẹp đặc trưng
của vùng đất Tây Đơ.. Đặc trưng văn hố Tây Đơ được thể hiện qua nhiều
phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng...Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều
dân tộc khác nhau, như người Kinh, người Hoa, người Khmer... Trong đó, cộng
đồng người Hoa tại đây đã đóng góp khơng ít để xây dựng được một thành phố
Cần Thơ như ngày hơm nay.
Tính đến năm 2005 dân tộc Hoa ở TP Cần Thơ có 199.778 người, chiếm
1,24% dân số tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long và chiếm 23,2% dân số Hoa
toàn quốc1. Điều này cho thấy ngươi Hoa chiếm một số lượng đáng kế trong
cộng đồng cư dân ở Cần Thơ. Ngay trong chính cộng đồng người Hoa ở nơi đây
cũng chứa nhiều sự đa dạng về văn hóa và phong tục sống khác nhau. Ví dụ
Người Hoa gốc Quảng Đơng làm nghề mua bán, trong khi người Hoa gốc Hẹ làm
nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc.... Tại thành phố

Cần Thơ ngoài quận Ninh Kiều và Ơ Mơn là nơi có nhiều người Hoa sinh sống
nhất, quận Cái Răng cũng là địa bàn tập trung số lượng lớn người Hoa. Quận Cái
Răng là nơi sở hữu và bảo tồn nhiều địa điểm tín ngưỡng và văn hóa của người
Hoa, nổi bật là chùa Hiệp Thiên Cung với lịch sử 156 năm, miếu Thiên Hậu –
môt trong những ngôi chùa Hoa hiếm hoi ở Cần Thơ thờ nữ thần,… Điều đó là
minh chứng sống động cho bề dày lịch sử và đời sống tinh thần phong phú của
người Hoa sinh sống ở đây.Người Hoa ở Cái Răng hầu như là người Triều Châu
và tập trung nhiều nhất tại phường Lê Bình (thuộc quận Cái Răng). Vì thế nhóm
chúng tơi tập trung khảo sát và nghiên cứu tại khu vực này. Đây là một điều kiện
thuận lợi để chúng tơi tiến hành tìm hiểu về cộng đồng người Hoa ở đây, ngồi
                                                            
1

Tạp chí Tâm Lý học, số 3 (72), 2005




mục đích thực địa và để gần gũi hơn với đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc
Hoa, nhóm cịn mong muốn góp thêm một góc nhìn khác vào đề tài nghiên cứu
khoa học chung của khoa.
Với những lý do đã trình bày trên, nhóm chúng tơi cho rằng việc tìm hiểu về
vấn đề đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng – Thành
phố Cần Thơ nói chung và ở phường Lê Bình nói riêng là một việc làm cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu của cơng trình
Đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa trên đất nước ta được nhiều
cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về đề tài này, ở những khu vực khác nhau trên cả mảnh đất hình chữ
S này, như Hội An, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai và các tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long ... – những cộng trình này qui mơ và đạt được nhiều
kết quả tốt. Tuy nhiên, về đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở quận
Cái Răng – thành phố Cần Thơ thì hầu như chưa có đề tài nào tập trung chuyên
đề này mà nó mới chỉ được đề cập lướt qua trong những cơng trình có liên
quan.Một số bài báo liên quan đến đề tài mà nhóm đang nghiên cứu cũng đã giúp
ích cho chúng tơi, như:
Trong sách “Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả PGS. TS. Phan An năm
2005 đã nghiên cứu về đời sống của người Hoa ở các tỉnh thành và quận huyện
của vùng Nam Bộ, với những cộng đồng người Hoa khác nhau. Từ đó cho thấy
những đóng góp của cơng đồng người Hoa trong nền kinh tế văn hóa của đất
nước.
Trong cuốn “Cái Răng hình thành và phát triển” của Ủy Ban Nhân Dân
Cái Răng – TP Cần Thơ, xuất bản năm 2011 đã trình bày một cách khái quát và
car cụ thể về quá trình hình thành và phát triển của quận Cái Răng. Bài viết như
một cuốn cẩm năng đầy đủ về mọi giai đoạn thăng trầm đi từ quá khứ đến hiện
tại. Trong đó cũng đề cập đến vị trí của cộng đồng người Hoa trong sự hình
thành và phát triển của Cái Răng trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội.
Qua bài viết “Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam Bộ” của
Nguyễn Duy Bính, chúng tơi đã có những so sánh nhỏ về những khác biệt của




người Hoa gốc Triều Châu với những cộng đồng người Hoa khác, từ đó, đối
chiếu với người Hoa Triều Châu ở nơi chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu.
Hay là bài “Một số đặc điểm tâm lý của người Hoa ở đồng bằng sông Cửu
Long và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế của cộng đồng người
Hoa ở khu vực này” của Vũ Dũng, giúp chúng tôi có cái nhìn khái qt đối với
người Hoa trong một khu vực rộng lớn và từ đó có thể liên hệ với người Hoa ở
Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.

Nhóm còn tham khảo những báo cáo của các cơ quan chức năng thành
phố Cần Thơ và quận Cái Răng như:
Trong Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào dân
tộc thiểu số Việt Nam quận Cái Răng và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban
nhân dân quận Cái Răng năm 2009 cũng có đề cập đến những thi đua đóng góp
xây dựng để góp phần làm quận Cái Răng ngày càng phát triển hơn, mà cụ thể là
tình hình người Hoa Cái Răng tham gia vào các hoạt động cộng đồng do địa
phương tổ chức.
Hay trong Bảng thống kê dân số và dân tộc thiểu số trên địa bàn phường
Lê Bình quận Cái Răng của Ủy Ban Nhân Dân phường Lê Bình (20/10/2011) đã
thống kê những con số cụ thể về số hộ và số khẩu của người Hoa của cả quận Cái
Răng và ở các phường thuộc quận Cái Răng.
Chúng tơi cũng tìm hiểu thêm các thông tin và dữ liệu từ mạng internet
như:
Bài viết Chùa Hiệp Thiên Cung – Một địa điểm tín ngưỡng và văn hóa ở
Cái Răng, Cần Thơ theo website báo Cần Thơ đã miêu tả một cách cụ thể về kiến
trúc của chùa Hiệp Thiên Cung, đồng thời nói lên được tính chất quan trọng của
chùa Hiệp Thiên Cung trong đời sống người Hoa ở đây.2
Bài viết Lễ vía bà Thiên Hậu – một nét văn hóa của người Hoa ở Cần Thơ
trên trang tourmiennam.com đã cho thấy ý nghĩa của việc thờ cúng bà thiên Hậu
                                                            
2

Theo website báo Cần Thơ,Chùa Hiệp Thiên Cung – Một địa điểm tín ngưỡng và văn hóa ở Cái Răng,
Cần Thơ, web-du-lich.com
Link: /> 





và giá trị cũng như ảnh hưởng của bà Thiên Hậu trong đời sống tín ngưỡng của
cộng đồng người Hoa.3
Những bài viết trên khơng chỉ cho thấy một cái nhìn tổng quan về đời
sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ
nói chung và phường Lê Bình nói riêng mà cịn phản ánh những vấn đề cịn tồn
tại của nó. Từ những nguồn tài liệu trên nhóm chúng tơi muốn tìm hiểu sâu và có
những so sánh cơ bản để làm rõ hơn về những đặc sắc của cộng đồng người Hoa
ở quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ, mà tập trung chủ yếu là ở phường Lê
Bình.

3. Mục đích và nhiệm vụ của cơng trình
3.1. Mục đích
Cơng trình nghiên cứu với mục đích tìm hiểu đời sống sinh hoạt thực tế
của cộng đồng người Hoa quận Cái Răng nói chung và phường Lê Bình nói
riêng, trên nhiều phương diện khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến các mặt trong
đời sống xã hội thường ngày. Qua đó, phác họa bức tranh chung về cộng đồng
người Hoa ở TP. Cần Thơ.
Là những sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học, khi thực hiện đề tài
nghiên cứu này, chúng tơi cịn mong muốn có thể vận dụng những kiến thức
chuyên ngành về đất nước và con người Trung Quốc (đặc biệt là văn hóa Trung
Hoa) đã được học trên lý thuyết vào các trường hợp thực tế, thực hiện
phương“học đi đôi với hành” để so sánh, đối chiếu, phân tích và có được cái
nhìn khách quan tổng thể nhất.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên một cách có hiệu quả, nhóm cần hồn
thành các nhiệm vụ:

                                                            
3


Lễ vía bà Thiên Hậu – một nét văn hóa của người Hoa ở Cần Thơ, tourmiennam.com
Link: />_Tho.htm
 




Chủ động cọ xát thực tế (tiến hành phỏng vấn, phát bảng hỏi,…), tiếp xúc,
thăm dò ý kiến, gần gũi với người Hoa địa phương, giữ thái độ thân thiện và ứng
xử có văn hóa. Tham gia các nghi lễ và các hoạt động cộng đồng dành cho người
Hoa trong thời gian lưu lại địa phương để tìm hiểu một cách chân thực nhất.
Quan sát, trò chuyện, tạo mối liên hệ với họ, qua đó nắm bắt được những thơng
tin bổ ích nhất mà họ cung cấp.
Liên hệ chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức chức năng có liên
quan để nắm được nguồn thông tin, số liệu, tài liệu chính xác về dân số, hộ khẩu,
đời sống kinh tế, tình hình giáo dục... của người Hoa ở đây.
Thường xun đọc tài liệu nghiên cứu và khơng ngừng tìm hiểu về người
Hoa để bổ sung kiến thức nền.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.

Cơ sở lý luận

Cơng trình nghiên cứu đề tài được chúng tơi thực hiện dựa trên quan
điểm toàn diện, biện chứng, căn cứ vào những tài liệu sách, báo chí, thơng tin
internet, tài liệu xã hội học, văn hóa học và kinh tế học chính xác và đáng tin cậy.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu


Những phương pháp mà nhóm chúng tơi sử dụng trong q trình nghiên
cứu là:
-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic: Đây là hai phương pháp đóng
vai trị nền tảng trong nghiên cứu biện chứng, những kết luận rút ra
phải có tính kế thừa, logic. Phương pháp này giúp chúng tơi nắm bắt
được người Hoa ở đây trong quá trình nhập cư, sinh sống và phát triển
trải qua như thế nào.

-

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu: Nhóm thực
hiện cơng trình tiến hành thực địa, bám sát địa bàn, tiếp cận người dân
địa phương để lấy thông tin thơng qua các bảng hỏi, những cuộc trị
chuyện, phỏng vấn.

-

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Dựa trên các tài liệu lịch sử để tiến
hành so sánh cuộc sống đồng bào người Hoa xưa và nay, giữa cộng




đồng người Hoa ở phường Lê Bình quận Cái Răng và với những địa
phương khác.
-


Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu cụ thể đời sống sinh hoạt
của cộng đồng người Hoa quận Cái Răng bằng cách phân tích trên
nhiều phương diện: kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội. Sau đó dùng
tư duy tổng hợp để phác họa bức tranh chung về đời sống người Hoa
tại địa phương.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tập trung xoay quanh đời sống sinh hoạt
của cộng đồng người Hoa trên hầu hết các phương diện chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, phong tục và tín ngưỡng của họ.
Phạm vi thời gian: Nhóm chúng tơi tiến hành tìm hiểu về đời sống sinh
hoạt của người Hoa từ khi có sự xuất hiện trên đất nước ta cho đến nay.
Phạm vi không gian: Cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng sinh sống
dàn trải trên khắp thành phố Cần Thơ nhưng chỉ có 3 quận tập trung nhiều và đời
sống mang đậm nét của người Hoa nhất. Cái Răng là một trong số ba quận đó.
Chúng tơi chỉ nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi quận Cái Răng, chủ yếu ở
phường Lê Bình. Phường Lê Bình, có diện tích 2,46 km2, dân số năm 2004 là
13968 người, mật độ dân số đạt 5678 người / km2 (Theo Mã số đơn vị hành
chính Việt Nam. Bộ Thơng tin và Truyền thơng).
Phạm vi nội dung: Nhóm chúng tơi tập trung nghiên cứu về các vấn đề
như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và tĩn ngưỡng của cộng đồng
người Hoa ở đây.

6. Đóng góp của đề tài
Cơng trình nghiên cứu đóng góp thêm những cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở thành phố Cần
Thơ nói chung. Cơng trình sẽ làm rõ hơn và có những so sánh cơ bản về cộng
đồng người Hoa ở quận Cái Răng với những nơi khác. Đồng thời đây sẽ là một



10 

cơng trình cụ thể về đời sống của người Hoa phường Lê Bình, Cái Răng trên
nhiều phương diện khác nhau.

7. Ý nghĩa của cơng trình
7.1.

Ý nghĩa lý luận

Đề tài khái quát đầy đủ về đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Hoa ở
phường Lê Bình, quận Cái Răng. Đề tài là cơ hội để sinh viên hiểu sâu và khách
quan hơn về đời sống kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của cộng đồng người
Hoa TP. Cần Thơ, trên cơ sở những kiến thức nền đã học trong nhà trường.
Đề tài giúp người đọc hiểu rõ thêm về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục và tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu ở đây.
7.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Cơng trình nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơng trình có liên
quan. Ngồi ra cịn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến cộng đồng
người Hoa ở Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng Sơng Cửu Long nói chung.
Ngồi ra thơng qua đề tài này chúng tơi sẽ giúp các cơ quan chính quyền
hiểu hơn về đời sống của người Hoa để các cơ quan chức năng có các chính sách
quản lý phù hợp, giúp cộng đồng người Hoa gắn bó và góp phần xây dựng phát
triển địa phương.

8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục tham khảo, phần phụ lục

bảng, biểu thì nội dung đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng – TP.
Cần Thơ. Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu về TP. Cần Thơ, quận Cái
Răng và cộng đồng người Hoa sinh sống nơi đây. Qua đó, tìm hiểu đơi nét về q
trình hình thành, phát triển và đặc điểm chung của bà con người Hoa quận Cái
Răng.
Chương 2: Đời sống chính trị - kinh tế của cộng đồng người Hoa ở quận
Cái Răng. Ở chương 2, nhóm chúng tơi đi sâu tìm hiểu về hai phương diện đóng


11 

vai trị quan trọng trong cuộc sống: chính trị và kinh tế. Về chính trị, nhóm tìm
hiểu về đội ngũ cán bộ là dân tộc Hoa tại địa phương; cũng như ý thức chính trị
của bà con người Hoa.Về kinh tế, nhóm tập trung liệt kê các hoạt động kinh tế,
và đánh giá mức sống người Hoa hiện nay.
Chương 3: Đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng người Hoa ở quận
Cái Răng. Ở Chương 3, nhóm chúng tơi nghiên cứu về đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của cộng đồng người Hoa: về các phong tục, nếp sống, lễ hội, kiến
trúc, trang phục, ẩm thực,… Bên cạnh đó, nhóm cịn dành một phần để đánh giá
mức độ tham gia các hoạt động xã hội do chính quyền địa phương tổ chức của bà
con người Hoa; cũng như những chính sách về y tế, giáo dục dành cho đồng bào
người Hoa.


12 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Đôi nét về thành phố Cần Thơ

1.1.

Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm ở tọa độ địa lý 105°13’38’’ – 105°50’35’’ kinh
Đông và 9°55’08’’ – 10°19’38’’ vĩ Bắc, ngay vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ
sơng Cửu Long: phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và
Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Với diện tích khoảng 1389,59 km2, Cần Thơ chiếm 3,49% tồn bộ diện
tích khu vực đồng bằng song Cửu Long. Thành phố được chia thành 9 đơn vị
hành chính gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt); 4
huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) và 85 xã, phường, thị trấn.
Thành phố Cần Thơ hình thành cách nay khoảng 2500 năm. Về mặt lịch
sử, sự phát triển của vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt trên bản đồ Việt
Nam từ năm 1739 với tên gọi Trấn Giang. Sau đó, Cần Thơ đã trải qua nhiều lần
sát nhập, chia tách và thay đổi chính quyền từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc
và thời chính quyền Ngơ Đình Diệm. Sau 1975 đến nay, Cần Thơ tiếp tục trải
qua 2 lần chia tách: tháng 12/1991, tỉnh Hậu Giang (cũ) được chia tách thành 2
tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Sau đó, 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ tiếp tục được chia
tách và nâng cấp thành Thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang
ngày nay. Ngày 24/6/2009, Cần Thơ được công nhận là đơ thị loại 1, do đó đã trở
thành thành phố đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương4.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân số
Năm 2009. dân số Cần Thơ là 1.187.089 người (chiếm 1,4% dân số cả
nước), mật độ dân số khoảng 854 người/km2. Cơ cấu dân số theo giới: nữ chiếm
50,87%, nam chiếm 49,13%. Tỉ lệ gia tăng dân số đạt 0,95%.

                                                            
4
Sổ tay hướng dẫn du lịch thành phố Cần Thơ – 2012, Nxb Trẻ.


13 

Phân bố dân cư không đồng đều, dân cư chủ yếu tập trung ở các quận
Ninh Kiều (8.407 người/km2), Cái Răng, Bình Thủy và Thốt Nốt. Tỉ lệ dân thành
thị là 66% và nông thôn là 34%.
1.2.2. Dân tộc và tôn giáo
Ba dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn Cần Thơ gồm: người Kinh
(96,84%), người Khmer (1,7%), người Hoa (1,4%). Các dân tộc khác như: Chăm,
Ấn, Tày, Nùng,… có số lượng khơng đáng kể. Tuy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ,
nhưng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, và đặc biệt là dân tộc Hoa đã có những
đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thành phố, đặc biệt là lĩnh vực kinh
tế.
Tơn giáo chính ở Cần Thơ gồm: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên chúa
giáo và Tin lành.
1.2.3. Thành tựu kinh tế năm 2010
- GDP/người đạt: 1950 USD/năm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình: 15,03%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 920 triệu USD.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt: 480 triệu USD.
1.3.

Những điểm nổi bật

1.3.1. Hạ tầng giao thông
- Sân bay Cần Thơ: sân bay lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

- Cầu Cần Thơ: cây cầu dây văng dài nhất Đơng Nam Á (chính thức thơng
xe ngày 24/4/2010, nối thơng quốc lộ 1A và chấm dứt gần 100 năm hoạt động
của phà Cần Thơ).
- Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
1.3.2. Du lịch
Cần Thơ thừa hưởng trọn vẹn nét văn hóa đặc trưng vùng Tây Nam Bộ
nên đã và đang phát triển tốt mơ hình du lịch sinh thái. Du lịch miệt vườn chính
là đặc trưng của du lịch Cần Thơ. Ở đây có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và phong
phú:
- Gắn liền với sông nước – miệt vườn: chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong
Điền, vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Bằng Lăng, khu du lịch Phù Sa.


14 

- Các điểm di tích – lịch sử: bến Ninh Kiều, di tích Khám Lớn Cần Thơ,
chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9,
mộ thủ kHoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị.
- Các điểm du lịch văn hóa tâm linh: Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ
Miếu), Hội Linh Cổ Tự, Long Quang Cổ Tự, chùa Munir Ansay, chùa Ông.
- Các điểm du lịch làng nghề: làng Hoa Thới Nhựt, làng đan lưới Thơm
Rơm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lọp Thới Long, làng làm lò đất
Bà Rui.
1.3.3. Các lễ hội lớn
- Lễ hội cúng đình Bình Thủy, lễ hội Gò Tháp, hội Vàm Láng, lễ hội cúng
biển Mỹ Long, lễ hội Nguyễn Đình Chiểu, (người Kinh).
- Lễ hội chùa Ơng, các ngày vía 2/2, 23/3 24/6, 22/7 (âm lịch) (người Hoa).
- Lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đơlta, Hội đua Bị (người Khmer).

2. Quận Cái Răng – cửa ngõ của Thành phố Cần Thơ

2.1.

Tên gọi “Cái Răng”

Có nhiều lý giải thú vị xung quang cái tên “Cái Răng”. Khi công cuộc
khai khẩn miền Nam được đẩy mạnh, vùng Cần Thơ mở mang nhanh chóng thì
tên gọi Cái Răng được đề cập đến khá nhiều, trở thành địa danh quen thuộc cùng
với nhiều nơi khác có tên gắn liền với chữ “cái”. Dựa theo phương pháp nghiên
cứu về sự hình thành địa danh Nam Bộ, truyện kể dân gian; có thể hiểu tên gọi
“Cái Răng” qua các lối giải thích sau:
-

Ở vùng sơng nước, có rất nhiều địa danh gắn liền với chữ “Cái” (Cái Bè, Cái
Thia, Cái Sắn, Cái Da, Cái Nai, Cái Côn,…). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng,
người ta thường đặt tên các con rạch nối từ sông lớn bắt đầu bằng chữ “cái”,
sau đó gắn liền với tên các lồi thực vật, động vật, nhân vật có ảnh hưởng
trong vùng mà mọi người quen miệng gọi. Với cách lý giải này thì từ “Cái
Răng” sẽ được hiểu nôm na là : con rạch có hàm răng. Chi tiết này gắn liền
với một câu chuyện kể dân gian được người địa phương truyền miệng lâu
nay. Họ kể rằng nơi đây xưa có rất nhiều cá sấu. Có 1 con cá sấu lớn mê xem


15 

hát bội, trườn sâu vào đất liền xem hát, cắm lại chiếc răng trên mảnh đất này.5
Đây là một lối giải thích nơm na, khơi hài nhưng nghe qua rất thú vị. Cho tới
bây giờ, trong các dịp “trà dư tửu hậu”, các vị cao niên vẫn còn luận bàn.
-

Cũng có ý kiến cho rằng, khơng hề có địa danh rạch (sơng) “Cái Răng”, trong

khi đã có tên sơng là Cái Lớn, Cái Bé. Đặc biệt là ghi rõ tên sơng Ba-Lãng
(tiếng Hán gọi là Nê-Trạch), có lẽ thời điểm này Cái Răng được gọi là Đà
Răng (đà là con sông nhánh, do sông lớn nứt ra).

-

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển lại cho rằng: “Cái Răng – địa danh duy
nhất dẫn đầu bằng chữ “cái” mà mình biết chắc điển tích”. Theo đó, “Cái
Răng, do chữ Khmer Kran là “cà ràng – ơng Táo” – tức thứ lị nắn bằng đất
do người Khmer chế tạo và sử dụng đầu tiên, bày bán nhiều tại chợ Cái Răng
rồi sau đó thành danh ln. Kiểu lị này chụm củi chứ khơng chụm than,
người Việt ở Hậu Giang vẫn thường dùng và gọi bằng bốn chữ đi chung Cà
Ràng – ông Táo”.6 Sự thật, hỏi chuyện nhiều người cao tuổi cho biết đến thập
niên 50-60 thế kỉ XX, rất nhiều ghe bán “cà ràng ông Táo” vẫn dồn về đây
bán tại bến chợ, gặp kiểu ghe buồm mui tròn cất lên, ai ai cũng biết là ghe
bán loại vật dụng này.
Dù sao, các lối giải thích sự hình thành địa danh Cái Răng cũng cho ta thất

phảng phất nét văn hóa dân gian khá thú vị, mà nhiều nhà nghiên cứu thống nhất:
Ở Nam Bộ chỉ có địa danh “Cái Răng” là ngoại lệ, không bắt nguồn từ con sông
cái như hàng trăm địa danh khác.
2.2.

Địa lý hành chính

Cái Răng được bà mẹ Cần Thơ ban cho một vị trí địa lý cực kì lợi thế, ít
nơi nào sánh được: phía Bắc giáp với khu vực nội thành (Q. Ninh Kiều), phía
Nam bắt gặp đất Hậu Giang, phía Đơng mênh mơng sơng nước, chạm bờ Vĩnh
Long xanh ngát, phía Tây – Nam là cả dãy đất Tây sông Hậu đợi chờ. Trên 150
năm hình thành, qua bao biến cố lịch sử, vùng đất này vẫn giữ được cái gốc rễ

                                                            
5
 Mỹ Kim, Tạp chí văn nghệ Cần Thơ , 03/2000.
6

 Tự vị tiếng nói miền Nam, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 1998, tr.91.


16 

ban đầu. Quận Cái Răng ngày nay chiếm gần phân nửa nội thành Cần Thơ, được
thành lập vào ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP của Chính
phủ, với diện tích tự nhiên 6.886,38 ha, gồm 07 đơn vị hành chính cấp phường
(Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú
Thứ: trong đó có 4 phường đạt chuẩn văn hóa – năm 2006) và 63 khu vực (trong
đó có 58 đạt chuẩn văn hóa).
- Thu nhập bình qn: 767 USD/năm/người (năm 2006).
- Cơ sở cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 921 (năm 2005).
- Cơ sở thương mại dịch vụ: 2.812 (năm 2005).
- Diện tích lúa: 4.862 ha, sản lượng lúa: 23.482 tấn (năm 2005).
- Diện tích vườn: 3.876 ha (năm 2006).
- Số dự án lớn đầu tư trên địa bàn: 62.7
* Đôi nét về phường Lê Bình (địa bàn khảo sát chủ yếu của nhóm)
Từ khu “Chợ Cái Răng”, rồi “Thị trấn Cái Răng” một thời – nay, phần đất
ấy trở thành phường Lê Bình, mang tên của một anh hùng liệt sĩ của những ngày
đầu kháng Pháp tại quận Cái Răng.
-

Diện tích: 236,71 ha (đất nông nghiệp: 118,49 ha).


-

Dân số: 15.765 người. (2011).

-

Khu vực: 8 (trong đó đều đạt chuẩn văn hóa).

-

Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/năm (2010).
Hiện nay, các cơ quan hành chính của quận Cái Răng đều đặt tại phường

Lê Bình. Từ bề dày lịch sử hình thành, Lê Bình liện tục là nơi đặt cơ quan đầu
não cấp quận, huyện qua nhiều thời kỳ. Phường ngày nay vẫn còn lưu lại những
dấu ấn của giai đoạn mở đất, đấu tranh cách mạng và truyền thống văn hóa. Đặc
biệt, nơi đây cũng là điểm khởi phát sớm nhất về ngành công-thương nghiệp lúa
gạo của cầu Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long.
Phường Lê Bình là địa bàn tập trung nhiều người Hoa sinh sống nhất ở
quận Cái Răng, và lưu giữ nhiều cơng trình văn hóa của người Hoa từ thời kỳ
trước.
                                                            
7
Cái Răng hình thành và phát triển, Nxb Văn nghệ, 2011.


17 

2.3.


Dân cư – thành phần dân tộc

Toàn quận Cái Răng có 22.493 hộ dân với 87.770 khẩu, mật độ dân số là
1380 người/km2. Trong đó, dân tộc Khmer 102 hộ (chiếm tỷ lệ 0,46%DS), với
399 khẩu; dân tộc Hoa 386 hộ (chiếm tỷ lệ 1,76% DS) với 1.894 khẩu, dân tộc
Chăm 07 hộ với 26 khẩu8.
Đồng bào các dân tộc quận sống đan xen với đồng bào người Kinh, tập
trung đơng nhất ở phường Lê Bình, Thường Thạnh và Ba Láng, trong đó: đa số
đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở phường Thường Thạnh, làm nghề nông,
làm thuê…; đồng bào người Hoa sinh sống tập trung ở phường Lê Bình, nghề
nghiệp chủ yếu là sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch
vụ; đồng bào dân tộc Chăm tập trung tại phường Ba Láng, sống bằng nghề mua
bán nhỏ và chài lưới. Trên địa bàn quận không chỉ có chùa Phật giáo Nam tơng
Khmer, mà cịn có các chùa người Hoa.
Đóng góp của cộng đồng người Hoa đối với sự phát triển của Cái Răng
nói chung và phường Lê Bình nói riêng rất đáng ghi nhận. Đời sống sinh hoạt
của đồng bào người Hoa hòa nhập với người Kinh và các dân tộc thiểu số khác,
tuy vậy, họ vẫn giữ được những nét đặc trưng của riêng mình.

3. Cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng
3.1.

Vài nét về sự hình thành cộng đồng người Hoa ở quận Cái Răng

Điểm lại sách “Gia Định Thành Thơng Chí” của Trịnh Hồi Đức (1820)
có nêu tên huyện Vĩnh Định với 37 xã, thôn nhưng không thấy tên làng Thường
Thạnh (vùng Cái Răng xưa); chỉ có làng Tân An, Bình Thủy. Đến đời Minh
Mạng thứ 20 (Kỷ Hợi 1839), vùng Trấn Giang (Cần Thơ) lập thành huyện Phong
Phú thì đất Cái Răng xưa, vẫn còn là nơi Hoang vu hiểm địa, theo mô tả: Cuối
đông qua xuân, nước khô bùn cứng, ghe thuyền không qua được; từ mùa hạ qua

mùa đông nước mưa tràn bờ, thì ghe thuyền cưỡi lên cỏ và bèo mà đi, cứ trơng
theo phía tả hay phía hữu rừng cây mà nhận dấu đường. Nơi đây không có bóng
                                                            
8
UBND Quận Cái Răng, Báo cáo “Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 16 tháng 02
năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố”.


18 

người, có rất nhiều muỗi và đỉa, người qua lại khổ sở”9.
Khi vua Minh Mạng chấp thuận chủ trương “khẩn Hoang lập ấp, lập đồn
điền” của Nguyễn Tri Phương, thì vùng Cái Răng mới thực sự chuyển biến. Theo
sách lịch sử Đảng bộ Thị trấn Cái Răng (2003): “Cái Răng trở thành làng vào
đời Minh Mạng, được gọi là làng Thường Thạnh. Đến tháng 12 năm 1834, các
ông Nguyễn Văn Tâm, Hồ Tôn Phước, Hồ Tôn Tây đứng ra xin lập làng mới tách
ra từ làng gốc Thường Thạnh, với dân số 17 người”. Làng mới đó có tên là làng
Trường Thạnh. Lúc này dân số trong làng chỉ có người Kinh, chưa có sự xuất
hiện của người Hoa.
20 năm sau (1854), năm Tự Đức thứ 7, đội trưởng Nguyễn Văn Tấn
(thuộc đệ tứ đội cơ An Dõng) đứng ra xin phép lập 1 đội với 50 đinh tịch của
làng Thường Thạnh để khai thác, lập đồn điền ở 2 khoảng đất rộng trên 200 mẫu.
Sự kiện trên cho thấy. dù dân số cịn ít, đến năm 1854, việc khẩn Hoang lập ấp
khá nhanh, đất Cái Răng càng mở rộng. Và đây chính là khoảng thời gian mà
cộng đồng người Hoa bắt đầu di dân đến vùng đất trù phú này sinh sống. Điều
này rất dễ dàng kiểm chứng.
Người Hoa đi đến đâu cũng sẽ mang theo đình chùa của họ. Chùa Hiệp
Thiên Cung ở phường Lê Bình, quận Cái Răng hiện nay là ngơi chùa của người
Hoa có lịch sử lâu đời nhất ở đây. Anh Hồ Quốc Tuấn – thành viên Ban quản trị
chùa cho biết: “Những người Hoa đầu tiên đặt chân đến Cái Răng lập nghiệp đã

xây chùa này”. Chùa được xây dựng từ năm 1848, đánh dấu sự có mặt của người
Hoa trên đất Cái Răng.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử, những người Hoa đầu tiên di cư đến Cái
Răng chính là các thương buôn. Họ đi bằng đường thủy, gặp vùng đất trù phú,
đất rộng người thưa, lại thêm địa hình bằng phẳng, sơng ngịi, kênh rạch chằng
chịt, nên quyết định dừng lại, định cư và sinh sống tại đây. Công việc buôn bán
buổi đầu cũng chủ yếu diễn ra ở bến sông nên bà con người Hoa ln quan niệm
rằng: chính các vị thần sông, thần biển (như bà Thiên Hâu) đã phù hộ cho họ rất
nhiều. Chính vậy nên các ngơi chùa thường được xây cất ở mé sơng chính là để
                                                            
9
 Đại Nam nhất thống chí, Nxb Văn hóa – Bộ giáo dục, Sài Gòn 1966.


19 

các vị thần trấn giữ, ngăn chặn mọi điều xui xẻo, đem lại những điều may mắn,
tốt lành.
Như vậy có thể nói, làng Thường Thạnh khi thành lập chỉ 10 người (theo
quy định xưa, đủ con số này mới được lập 1 ấp). Từ hạt nhân Thường Thạnh, rồi
thêm Trường Thạnh, sau này cả một vùng đất phì nhiêu cặp theo bờ Tây sông
Hậu được khẩn Hoang trồng trọt, lập thêm làng mới mà cộng đồng các dân tộc
Kinh – Hoa – Khmer đã đồn kết góp sức, biến vùng đất Hoang vu ngày nào
thành ruộng vườn, nơi phì nhiêu nhất nhì của Nam kì lục tỉnh.
Trên vùng đất này ngay từ buổi đầu, đã hội tụ được cộng đồng 3 dân tộc:
Kinh – Hoa – Khmer, gần như đã có sự phân cơng tự nhiên: người Khmer đa số
làm ruộng; người Việt làm ruộng, lập vườn; người Hoa thì làm thương mại và
trồng rẫy. Họ đồn kết, sống hịa hợp bên nhau, cùng khẩn Hoang lập nghiệp,
dốc sức mở mang, xây dựng Cái Răng phát triển nhanh chóng, và cực thịnh vào
thập niên đầu của thế kỉ XX, như lời thơ ca ngợi:

“Chợ Cái Răng xứ hào Hoa
Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thinh
Để khi hứng cảnh, sinh tình hát ca” 10
3.2.

Dân cư – phân bố dân cư

Như đã đề cập ở trên, quận Cái Răng là một trong 3 địa bàn tập trung
nhiều người Hoa sinh sống nhất tại thành phố Cần Thơ, với tổng số 397 hộ
(chiếm 1,77% toàn quận) và 1958 nhân khẩu (chiếm 2,23%). Số người Hoa ở 7
phường trong quận Cái Răng cụ thể như sau: 11
STT

Đơn vị

Quận Cái Răng

Tổng số
hộ
22.478

Dân tộc Hoa
Số khẩu
Hộ
87.770

397 (1,77%)

                                                            

10
 Nam kỳ nhân vật, phong tục diễn ca, 1909.
11

Trích từ bảng số liệu quận Cái Răng 2011 (UBND quận Cái Răng)

Khẩu
1958


20 

(2,23%)
1512

1

Phường Lê Bình

4.203

15.765

301 (7,16%)

2

Phường Hưng Phú

1.652


17.949

54 (3,27%)

307 (1,71%)

3.041

10.056

4 (0,13%)

16 (0,16%)

2.622

6.431

18 (0,67%)

64 (1,00%)

4.680

12.319

18 (0,38%)

49 (0,40%)


3
4
5

Phường Hưng
Thạnh
Phường Ba Láng
Phường Thường
Thạnh

(9,59%)

6

Phường Phú Thứ

4.516

18.232

2 (0,04%)

10 (0,05%)

7

Phường Tân Phú

1.764


7.018

0 (0,00%)

0 (0,00%)

Có thể thấy, phường Lê Bình là địa bàn tập trung cộng đồng người Hoa
đơng đảo nhất, đặc biệt là khu vực thị trấn, xung quanh chợ Cái Răng. 1512
người Hoa sinh sống ở đây (có 750 nam, 762 nữ

12

) sinh sống hịa đồng bên

người Kinh và các dân tộc khác, nhưng vẫn tập trung theo từng khu riêng biệt, rất
dễ nhận ra nhờ những đặc trưng riêng trong kiến trúc nhà ở, câu đối, bàn thờ,…
3.3.

Tình hình chung

Đánh giá một cách tổng quan, cộng đồng người Hoa sinh sống ở quận Cái
Răng nói chung và phường Lê Bình nói riêng có một số đặc điểm chính sau đây:
Một là, về nguồn gốc, người Hoa ở đây chủ yếu là người Triều Châu, tiếp
đến là người Quảng Đơng, ít nhất là người Hẹ (Khách Gia). Theo lời kể của
người dân, ban đầu, người Hoa ở Cái Răng gồm 5 bang, là Triều Châu, Quảng
Đông, Hẹ, Phúc Kiến, Hải Nam, nhưng sau này do số lượng q ít, họ dần di cư
                                                            
12
UBND phường Lê Bình, Bảng thống kê dân số và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn,

10/2011.


21 

đi nơi khác hoặc trở về Trung Quốc nên nay khơng cịn người Hẹ, Hải Nam nữa.
Bây giờ đa phần là người Triều Châu, rất ít người Quảng Đơng.
Hai là, về số lượng, người Hoa đang ngày càng ít đi, ngun nhân chính là
do họ khơng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như người Khmer, mà gần như
bình đẳng với người Kinh, nên có nhiều trường hợp con cái sinh ra, trong giấy
khai sinh đổi thành dân tộc Kinh. Có tài liệu cho rằng hiện tượng này là “Việt
hóa”. Một nguyên nhân nhỏ nữa khiến số lượng người Hoa ít đi là do nhiều
người làm ăn buôn bán phát đạt, giàu có, quyết định cùng gia đình trở về Trung
Quốc hoặc xuất ngoại sang Hoa Kì, Canada,… - tuy nhiên số này khơng nhiều.
Ba là, về tình hình kinh tế, 90% hộ gia đình người Hoa trên địa bàn quận
Cái Răng là hộ kinh tế, kinh doanh buôn bán. Mức sống của họ so với mặt bằng
chung trong quận là tương đối khá, số hộ nghèo và cận nghèo ít. Điển hình như
tại phường Lê Bình, chỉ có 2 hộ nghèo là người Hoa (chiếm 2,5% số hộ nghèo
toàn phường). Tuy vậy, đời sống người Hoa hiện nay tại địa phương thật sự
không khấm khá bằng giai đoạn trước 1975.
Bốn là, về đời sống chính trị, cộng đồng người Hoa ủng hộ và tuân thủ
mọi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật nhà nước; tuy sự tham gia các
hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức cịn chưa nhiệt tình. Đồng bào dân
tộc Hoa đã có những chỗ đứng trong bộ máy chính quyền tại phường, quận,
nhưng số lượng cịn ít.
Năm là, về đời sống văn hóa – xã hội, hoạt động của cộng đồng người
Hoa rất đồn kết, phong phú và tích cực. Nhiều bang, hội được thành lập và duy
trì để thúc đẩy cơng tác bảo tồn các đặc trưng văn hóa của dân tộc Hoa, tuy
nhiên, cũng không tránh khỏi nhiều mất mát do thời gian và quá trình sống chung
với người Việt.

Trên đây là những nhận định tổng quan nhất về tình hình của cộng đồng
người Hoa trên địa bàn quận Cái Răng. Hai chương tiếp theo sẽ đi sâu và chi tiết
hơn về đời sống sinh hoạt của người Hoa ở đây trên các phương diện: kinh tế chính trị (chương 2), văn hóa – xã hội (chương 3).


22 

CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - KINH TẾ CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở QUẬN CÁI RĂNG
1.

Đời sống chính trị của người Hoa ở quận Cái Răng
1.1. Chính sách của nhà nước đối với người Hoa
Trong những năm vừa qua, quận Cái Răng, Cần Thơ quán triệt chỉ thị số

68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) và Nghị quyết Trung
ương VII (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc và
công tác tôn giáo; Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 8 tháng 11 năm 1995 của Ban Bí
thư Trung Đảng (khóa VII) và Chỉ thị số 501/1996/CT-TTg, ngày 03 tháng 8
năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách đối với
người Hoa; Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và
giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng
đồng bằng sơng Cửu Long đến năm 2010; Quyết định số 1407/QĐ-UBND, ngày
06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn thành phố
Cần Thơ đến năm 2010”; Kế hoạch số 38/KH-UBND, ngày 25 tháng 9 năm 2009
của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số

06/2008/CT-TTg, ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính Phủ “Về
phát huy vai trị của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Thực hiện các văn bản trên, Ủy ban nhân
dân quận đã phê duyệt kế hoạch “Hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn trên địa bàn quận đến năm 2010” và phát huy vai trò của người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức tuyên truyền, vận
động người Hoa thực hiện các phong trào xóa đói giảm nghèo, nhà tình nghĩa,


23 

nhà tình thương; tạo điều kiện cho người Hoa phát triển sản xuất kinh doanh, vận
động người Hoa tham gia các công tác xã hội.
Tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào người
Hoa về các đường lối, chính sách của Đảng, nhằm ngăn chặn những âm mưu lợi
dụng những sơ hở của ta trong thực hiện chính sách dân tộc để xun tạc, lơi kéo
bà con người Hoa bạo động, gây mất đoàn kết.
Riêng văn phịng HĐND & UBND quận Cái Răng bố trí 01 đồng chí Phó
Chánh Văn phịng và 01 chun viên khối văn hóa xã hội kiêm cơng tác dân tộc;
đối với các phường hiện tại do chưa có quy định chức danh cụ thể nên Văn
phòng UBND phường và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường kiêm phụ trách công
tác dân tộc. Hàng năm, quận đều cử cán bộ quận, phường tham gia các lớp tập
huấn bồi dưỡng kiến thức Dân tộc, Tôn giáo do Ban Dân tộc và Ban Tôn giáo
thành phố phối hợp tổ chức.
Thực hiện Công văn số 193/BDT-CS ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Ban
Dân tộc thành phố về việc rà soát thống kê số hộ dân tộc thiểu số, chỉ đạo các
phường rà soát, thống kê số hộ các dân tộc thiểu số trên địa bàn, để tổng hợp báo
cáo về Ban Dân tộc thành phố. Hồn thành quyết định 170/2003/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu tiên hưởng thụ văn hóa đồng bào dân tộc
thiểu số, nhất là các lễ hội của đồng bào Khmer và Hoa.
1.2.

Đội ngũ cán bộ người Hoa

Thường xuyên thống kê số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận báo
cáo về Ban Dân tộc thành phố. Theo thống kê của văn phịng HĐND – UBND
năm 2011,tồn quận có 15 đảng viên là người dân tộc Hoa, đại biểu Hội đồng
nhân dân quận là 01 người; cán bộ công chức quận là 05 người; cấp phường 07
người; có 3 đồng chí thuộc cấp Ủy là đồng chí Huỳnh Khải Văn ( chi cục thuế
Cái Răng), đồng chí Trương Thị Kim Loan (TH Phú Thứ 1), đồng chí Tăng Chí
Hùng (THCS Phường Thạnh). Hội viên các Hội đoàn thể trên 30 người và 15
người có uy tín.


×