Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghệ thuật quân sự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
----- µ -----

Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC TỔNG
TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

Chủ nhiệm đề tài
NGUYỄN VĂN HẬU
Sinh viên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM
KHÓA 2006 - 2010

Tp.Hồ Chí Minh
04 – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
----- µ -----

Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC TỔNG
TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ SƠN ĐÀI
Chủ nhiệm đề tài :
NGUYỄN VĂN HẬU


SV ngành lịch sử Việt Nam
Khóa 2006 - 2010
Các thành viên :
LÊ THỊ THỦY
SV lịch sử
Khóa 2007 -2011
DƯƠNG TRUNG KIÊN
SV ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Khoá 2005 - 2009

Tp.Hồ Chí Minh 04 - 2009


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Đề tài “ Nghệ thuật qn sự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975” là đề tài nghiên cứu do nhóm sinh viên khoa Lịch Sử thực hiện. Trên cơ sở
nghiên cứu và vận dụng các phương pháp chuyên môn cũng như các phương pháp
liên ngành khác, đề tài hướng tới tìm hiểu một cách hệ thống và sâu sắc hơn lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước nói riêng. Đây cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn
thảo với nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu. Trong khn khổ đề tài này, chúng
tơi đi sâu tìm hiểu “ Nghệ thuật quân sự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
của chúng tôi bao gồm hai chương. Trong chương 1, chúng tôi trình bày các vấn đề
sau:
- Khái niệm nghệ thuật quân sự.
- Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì lịch sử
Trong chương 2, chúng tơi nghiên cứu: Nghệ thuật quân sự trong cuộc tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975.



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ................ 3
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................... 3
3.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 3
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3

4. Kết cấu của đề tài .......................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 3
8. Đóng góp của đề tài ....................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM QUA
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ .......................................................................... 6
1.1. KHÁI NIỆM NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ................................ 6
1.2. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI
KỲ LỊCH SỬ ............................................................................................... 6
1.2.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An
Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước) ......................................................... 7
1.2.2. Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc (Từ
thế kỷ II Tr. CN đến thế kỷ X) ............................................................................... 8
1.2.3. Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc (từ thế kỷ X đến thế
kỷ XV) ................................................................................................................... 8
1.2.4 Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ
nước từ đầu thứ kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX ....................................................... 9

1.2.5. Giai đoạn gần 100 năm chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực
dân Pháp (từ 1858 đền Cách mạng Tháng Tám 1945) ........................................10
1.2.6. Giai đoạn 30 năm đấu tranh cách mạng, gồm hai cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) .................11
1.2.7 Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc
và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
(từ sau năm 1975) 12

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN
CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975 ........................................................... 14
2.1. SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN CÁC CHIẾN DỊCH LỚN TRONG
MÙA XUÂN 1975 ...................................................................................... 14
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ta trong năm 1975 ...14
2.1.1.1. Tình hình địch ...................................................................14
2. 1.1.2. Tình hình ta .......................................................................15
2.1.2. Diễn biến các chiến dịch trong tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân
năm 1975 .............................................................................................................15


2.1.2.1. Chiến dịch Tây Nguyên ........................................................16
2.1.2.2. Chiến dịch Huế và chiến dịch Đà Nẵng ...............................19
2.1.2.3. Chiến dịch Hồ Chí Minh ......................................................22

2.2. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ
NỔI DẬY XUÂN 1975 .............................................................................. 27
2.2.1. Vận dụng sáng tạo nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ở bước kết thúc
..............................................................................................................................27
2.2.2. Đánh giá đúng so sánh lực lượng địch – ta, xác định thời cơ hạ
quyết tâm kịp thời chính xác ..............................................................................27
2.2.3. Tổ chức lưc lượng, vân dụng phương thức tác chiến chiến lược và

triển khai thế trận đúng đắn, sáng tạo ................................................................28
2.2.3.1.Về tổ chức lực lượng ...............................................................28
2.2.3.2. Về phương thức tác chiến ......................................................28
2.2.3.3. Về triển khai thế trận chiến lược .............................................28
2.2.4. Tổ chức chiến dịch khoa học, vận dụng nghệ thuật chiến dịch ở bước
phát triển cao .......................................................................................................29
2.2.4.1. Về tổ chức, sử dụng lực lượng .................................................29
2.2.4.2. Về nghệ thuật chọn hướng chủ yếu .........................................29
2.2.4.3. Về phương thức tác chiến ........................................................30
2.2.4.4. Về nghệ thuật tạo tình huống và thời cơ chiến lược .................30
2.2.4.5. Về nghệ thuật tạo ra đột biến và chiến lược dẫn đến nhảy vọt về
cục diện chiến tranh và sụp đổ dây chuyền về chiến lược ...................................30
2.2.5. Nghệ thuật và tác chiến phịng khơng – khơng qn ........................36
2.2.5.1. Về phịng khơng .........................................................................36
2.2.5.2 Về khơng qn ............................................................................40
2.2.6. Nghệ thuật sử dụng các binh chủng chiến đấu và đảm bảo chiến đấu
..............................................................................................................................43
2.2.6.1.Về đặc công ............................................................................... 43.
2.2.6.2. Về pháo binh ................................................................................44
2.2.6.3 Về bộ đội tăng thiết giáp .................................................................48
2.2.6.4 Về công binh .................................................................................49
2.2.8. Công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật cho tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 – một sáng tạo của chiến tranh nhân dân ........................................52
2.2.8.1. Về công tác hậu cần ......................................................................52
2.2.8.2. Về công tác kỹ thuật ......................................................................53

KẾT LUẬN ................................................................................................ 54


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước đã hình
thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh,
mỗi giai đoạn lịch sử, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm để giải phóng và bảo vệ
đất nước. Lịch sử tiến hành các cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa chống ngoại
xâm của dân tộc ta là lịch sử của ngững cuộc chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân
sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân.
Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc vừa qua là thắng lợi của đường lối quân sự của Đảng. Đường
lối ấy vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
về chiến tranh và quân đội vào điều kiện thực tế của Việt Nam, kế thừa và phát triển
truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những
kinh nghiệm quân sự tiên tiến trên thế giới.
Những biểu hiện tập trung của truyền thống quân sự Việt Nam là: Truyền
thống yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lập tự cường, anh dũng bất khuất, quyết
chiến quyết thắng. Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm với ý chí “ đánh cho
lịch sử biết rằng nước Nam anh hùng chi hữu chủ”, “ thà hi sinh tất cả, chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ”, “ khơng có gì q hơn
độc lập tự do”, nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục. Khi ngọn cờ
đại nghĩa được phất cao thì cả dân tộc vùng lên quyết chiến quyết thắng.
Truyền thống quân sự nổi bật của dân tộc Việt Nam là truyền thống cả nước
đồng lòng, chung sức đánh giặc. Từ lâu trước họa ngoại xâm, nhân dân Việt Nam
đã sớm có ý thức cố kết dân tộc để giữ nước, sớm biết gắn quyền lợi của Tổ quốc
với quyền lợi của gia đình và bản thân, gắn bó nước với nhà, làng với nước trong
mối quan hệ keo sơn. Mỗi khi có giặc thì “ cả nước chung sức đánh giặc”, thực hiện
“tân dân vi binh”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí
có trong tay như: mác, rìu, dao, gậy tầm vơng vốt nhọn…đến những vũ khí tương
đối hiện đại. Lực lượng tiến hành chiến tranh u nước khơng chỉ có qn đội mà

dân chúng cả nước cùng tham gia. Trong xây dựng lực lượng với chính sách “ngụ
binh ư nơng”, đã biết tổ chức ra nhiều thứ quân (quân địa phương, quân trung
ương), có lực lượng vũ trang và bán vũ trang.
Truyền thống quân sự Việt Nam còn thể hiện ở một nền nghệ thuật quân sự
độc đáo của một dân tộc nhỏ chống lại những đạo quân xâm lược lớn mạnh. Nét nổi
bật về nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam là nghệ thuật toàn dân đánh giặc
với nhiều hình thức linh hoạt nghệ thụât dùng mưu và dùng thế của một đội quân
lấy ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn; nghệ thuật thắng địch trong những cuộc đấu tranh
lâu dài, đồng thời lại có nghệ thuật đánh thắng địch trong những cuộc đấu tranh
tương đối ngắn; luôn quán triệt tư tưởng quân sự truyền thống – tư tưởng tiến công,
phát huy cao độ tinh thần anh dũng và trí thơng minh, vận dụng nhiều cách đánh
phù hợp, tạo thành thế trận cả nước đánh giặc, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng
mạnh, kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh


2
lớn; kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh chính trị, chú trọng “tâm cơng” (binh
vận) với tinh thần “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”;
kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao…tạo nên sức
mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Truyền thống quân sự Việt Nam là một tài sản
vô giá, là một nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh quân sự mang bản sắc Việt Nam
cần được phát huy và kế thừa trong điều kiện mới, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc lao động hịa bình của nhân dân Việt Nam.
Hệ thống các quan điểm và chủ trương chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành
chiến tranh nhân dân chống lại sự xâm lược và ách thống trị của đế quốc nhằm giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đó là các quan điiểm cơ bản về tính
chất và đặc điểm của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; về đối tượng
tác chiến chiến lược; về nhiệm vụ quân sự của Nhà nước và của lực lượng vũ trang,
về xây dựng các lực lượng vũ trang, xây dựng hậu phương, xây dựng nền quốc
phòng; về phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Đường lối quân

sự của Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận của đường lối của cách mạng Việt
Nam.
Lịch sử chiến tranh và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đã ghi nhận rằng:
Nghệ thuật quân sự là một nhân tố quan trọng trong chiến tranh. Nhân dân Việt
Nam thắng giặc ngoại xâm khơng chỉ bằng ý chí quật cường mà cịn là sự kết hợp
chặt chẽ ý chí với tài trí sáng suốt, thơng minh, đánh bằng mưu kế - thắng bằng thế
thời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao
là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 là bước phát triển mới cả về chỉ
đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Nghệ thuật quân sự Việt Nam
đạt tới đỉnh cao vừa hàm chứa tính hiện đại của cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX, vừa
mang nét đặc trưng nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc. Biết bao thế hệ
người Việt Nam đã chiến đấu vô cùng anh dũng, cực kỳ thông minh và trí tuệ đã để
lại một di sản tinh thần, một di sản đạo đức vô giá, một di sản nghệ thuật quân sự
phong phú. Những di sản có giá trị lý luận và thực tiễn đó, kể cả truyền thống quân
sự ưu Việt cần được trân trọng giữ gìn nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong
điều kiện mới, góp phần xây dựng, củng cố vững mạnh nền quốc phòng tồn dân
theo tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhân dịp kỷ niệm 34 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
(30/04/1975 – 30/04/2009), nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật
quân sự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975” làm đề tài nghiên cứu
khoa học sinh viên, nhằm tìm hiểu nghệ thuật quân sự độc đáo trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy xuân 1975 , góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật
quân sự Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tập trung vào các mục đích sau:
Tìm hiểu nghệ thuật qn sự trong cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy xn
1975, từ đó tìm ra những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của sự kiện lịch sử này
trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Qua đó để hiểu một cách hệ thống và



3
sâu sắc hơn lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung, trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng.

3. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Cơ sở thực tiễn
Đường lối quân sự của Đảng cộng sản trong kháng chiến chống Mỹ, diễn
biến lịch sử và những nội dung cơ bản của nghệ thuật quân sự trong tổng tiến công
và nổi dậy xuân 1975.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu cơ bản là: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngồi ra đề tài cịn sử
dụng một số phương pháp liên ngành khác như: so sánh, phân tích.

4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm hai chương:
Chương I: Tìm hiểu nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Chương II: Tìm hiểu nghệ thuật quân sự độc đáo trong cuộc tổng tiến công
và nổi dậy xuân 1975.

5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Những nội dung thuộc nghệ thuật quân sự, bao gồm: chỉ đạo
chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trong cuộc tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975.


6. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Chiến trường miền Nam.
Thời gian: Từ chiến dịch Buôn Ma Thuột đến chiến dịch Hồ Chí Minh.

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, giới sử học đã lần lượt cơng bố rất
nhiều cơng trình khoa học lịch sử, nhiều tác phẩm sử học, trong đó phản ánh từng


4
khía cạnh khác nhau của lịch sử quân sự. Các cơng trình nghiên cứu đó đề cập đến
lịch sử dân tộc nói chung, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước, các trận
đánh lớn hoặc các danh nhân quân sự, các anh hùng dân tộc Việt Nam. Những bộ
lịch sử lớn được xuất bản như Lịch sử Việt Nam (2 tập) do Uỷ ban khoa học xã hội
Việt Nam tổ chức thực hiện, các bộ Giáo trình lịch sử Việt Nam của Đại học Tổng
hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội..., đều là những cơng trình thơng sử có đề cập đến
nội dung và truyền thống quân sự - truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Nhiều cơng trình chun khảo về các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh lớn
trong lịch sử được xuất bản như Kháng chiến chống Tống, Kháng chiến chống
Nguyên - Mông, Khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Cách
mạng Tây Sơn Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, 80 năm chống Pháp, Chống xâm
lăng, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước... Những danh nhân đã và đang được quan tâm nghiên cứu như các anh hùng
dân tộc Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê
Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh v.v..
Nhiều nhà sử học Việt Nam đã có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu v ề
truyền thống quân sự anh hùng của dân tộc. Giới sử học nước ngoài như ở Trung
Quốc, Pháp, Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản, v.v. trên những quan điểm và mục đích khác
nhau đều đã nghiên cứu và cơng bố một số cơng trình lịch sử Việt Nam, về các cuộc
chiến tranh và một số nhân vật quân sự tiêu biểu của Việt Nam.

Nhiều nhà sử học nước ngồi tìm hiểu để trả lời câu hỏi lớn: Tại sao dân tộc
Việt Nam có sức sống mãnh liệt và có truyền thống quân sự đặc biệt như vậy? Tại
sao một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù to
lớn và hùng mạnh?
Hàng trăm công trình nghiên cứu lịch sử và tổng kết hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ đã được công bố. Những bộ lịch sử quan trọng như Sự
nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (6 tập), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2 tập), Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 (9 tập), Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (2
tập), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (2 tập), Giáo trình Lịch sử quân sự (5
tập), những cơng trình chun khảo như Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ - trung
đại (2 tập), và các tác phẩm như:
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc – Đại tướng
Võ Nguyên Giáp – NXB Sự thật Hà Nội – 1979.
Chiến tranh nhân dân quốc phịng tồn dân – Đại tướng Văn Tiến Dũng –
NXB Quân đội nhân dân – 1979.
Những tháng ngày quyết định – Đại tướng Hoàng Văn Thái – NXB Quân đội nhân
dân.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Thắng lợi và bài học – Ban
chỉ đạo chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội –
1995.
Từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn – Thiếu tướng GS – TS Huỳnh Nghĩ – NXB
trẻ.
Cùng hàng trăm bộ lịch sử quân sự các ngành, các quân, binh chủng, các địa
phương và đơn vị đã được xuất bản.


5
Ngồi những cơng trình nói trên, tạp chí Lịch sử quân sự thuộc Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam từ năm 1982 đến nay đã công bố nhiều chuyên luận khoa học về

truyền thống quân sự. Rất nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự đã
được nghiên cứu, trao đổi. Những năm qua, nhiều nội dung của lịch sử quân sự
được nghiên cứu sâu sắc hơn. Các cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhiều đề
tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở được triển khai và công bố. Nguồn
sử liệu phong phú và đa dạng. Sự giao lưu và hợp tác khoa học giữa các cơ quan
chuyên trách và các nhà nghiên cứu sử học được tiến hành thường xuyên và có hiệu
quả.

8. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, tập hợp giới thiệu một cách hệ thống các nguồn tư liệu liên quan
đến nghê thuật quân sự Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Thứ hai, bước đầu trình bày, phân tích những nội dung về nghệ thuật quân sự
trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trên cả ba lĩnh vực chủ yếu: Chỉ
đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.
Thứ ba, qua đó làm rõ những đặc điểm, tính độc đáo của nghệ thuật quân sự
trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trong hệ thống, kho tang nghệ thuật
quân sự Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC
THỜI KỲ LỊCH SỬ
1.1.

KHÁI NIỆM NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ

Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn về chuẩn bị tiến hành chiến tranh,
chủ yếu là đấu tranh vũ trang bao gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và

chiến thuật.
Về lý luận: xác định tính chất, đặc điểm, loại hình, phương thức tiến hành
chiến tranh.
Về thực tiễn: tồn bộ các hoạt động trong q trình chuẩn bị thực hành chiến
tranh và kết thúc chiến tranh, gồm lập kế hoạch, điều hành chiến tranh và tổng kết
khi chiến tranh kết thúc.
Các yếu tố cấu thành nghệ thuật quân sự:
Thứ nhất, Chiến lược quân sự
Thứ hai, nghệ thuật chiến dịch: nghiên cứu đặc điểm, tính chất, nội dung
từng chiến dịch và các hoạt động.
Thứ ba, chiến thuật quân sự: là tên chung của các biện pháp giao chiến và
đánh bại đối thủ trong một trận đánh. Những thay đổi trong lý luận và kỹ thuật quân
sự theo thời gian được phản ánh trong những thay đổi chiến thuật quân sự. Chiến
thuật quân sự nghiên cứu tính chất, đặc điểm, nội dung của từng trận đánh và hoạt
động của người đánh. Chiến thuật quân sự là yếu tố nhỏ nhưng có ý nghĩa góp phần
thay đổi chiến lược quân sự.
1.2.

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI
KỲ LỊCH SỬ

Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có lịch sử lâu đời. Trong lịch sử
Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử
q trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá
và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu Á nói chung, vùng
Đơng - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thơng tự nhiên trong vùng, Việt Nam
có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành
nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên

phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại
đều muốn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành
trướng liên tục gây chiến tranh thơn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân
sự của dần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


7
Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của lồi người, một xứ sở của văn
minh nơng nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hố bản địa với bản sắc riêng.
Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền
văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt
rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu
biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh
thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam
thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch
hoạ.
Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công
xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến
thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ Âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm
lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hố bản địa vững bền
nên dân tộc ta khơng bị đồng hố; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương
Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hố dân tộc
Việt Nam.
Việt Nam cịn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất
nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và
giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước
và giữ nước. Cơng cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết
giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng
giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Chính vì

thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sơng đất nước này
là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vơ
giá truyền lại mn đời. Tình u quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh
và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó. Truyền
thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất
hiện từ buổi đầu dựng nước, có một q trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu
chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình,
giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã
nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thơng minh và tài thao lược; xây
dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có
những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến cơng vang dội, lập nên những
chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai
đoạn như sau:

1.2.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An
Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước)
Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử
quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc
phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế
kỷ thứ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ thứ II Tr.CN). Vừa dựng nước tổ tiên ta
đã phải đánh giặc giữ nước. Qua cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch hoạ, ý thức
cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc ta đã phát sinh và phát triển. Người


8
Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân xâm lược
Tần lớn mạnh và bài học mất nước thời An Dương Vương. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã ghi vào lịch
sử trang mở đầu của truyền thống quân sự Việt Nam. Thành Cổ Loa và các vũ khí
bảo vệ thành như nỏ Liên Châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện

tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc.

1.2.2. Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc
(Từ thế kỷ II Tr. CN đến thế kỷ X)
Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu đã dẫn
đến một thảm hoạ lớn: nước ta bị phong kiến phương Bắc qua nhiều triều đại như
Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tần, Tuỳ và Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc
kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hoá thâm độc của ngoại bang là một thử
thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Lịch sử quân sự Việt
Nam giai đoạn này chứng tỏ, từ rất sớm người Việt đã có ý thức dân tộc ý chí quật
cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh bảo vệ giống nịi tổ tiên, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá lâu đời quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó
được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đơ hộ, chống sự
đồng hố tàn bạo, thâm hiểm của phong kiến phương Bắc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu
tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm “giành lại giang
san, cởi ách nơ lệ”
Khởi nghĩa Lý Bí thành cơng dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân,
kháng chiến chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi
nghĩa lớn chống chính quyền đơ hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và
Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766-791), của Dương
Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy khơi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ
(905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và
chống đồng hoá của nhân dân ta. Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm
931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm
giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan
giặc Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát
triển mới của lịch sử quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỷ
thứ X.

1.2.3. Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc (từ thế kỷ X đến

thế kỷ XV)
Nước Đại Việt độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia văn minh,
thịnh vượng, thì ở phương Bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn
mạnh và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe doạ. Nhân dân ta lại phải tiếp tục sự
nghiệp đánh giặc giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước ln ln gắn bó
khăng khít trong lịch sử Việt Nam. Năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một
giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc ta với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn


9
hố Thăng Long và nhiều võ cơng hiển hách trong sự nghiệp giữ nước. Chiến công
của Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “loạn 12 sứ quân” thống nhất giang sơn cùng với chiến
thắng trong kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (981), khẳng định chủ
quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt
dưới các vương triều Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407) và Lê Sơ
(1428-1527).
Giai đoạn này khẳng định sự phát triển của binh chế và kế sách giữ nước tiến
bộ của Nhà nước Đại Việt. Một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm
cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương
binh các làng bản. Lịch sử kỹ thuật quân sự giai đoạn này có bước phát triển mới, từ
bạch khí chuyển sang hoả khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh
cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc
sơn hà - tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng, chứng tỏ sự phát triển của tinh thần
yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền của dân tộc ta. Ba lần
kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch
tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn phản ánh bước trưởng thành về tư tưởng, lý
luận quân sự Việt Nam, của tư duy quân sự gắn nước với dân, dựa vào dân để tiến
hành cuộc chiến tranh giữ nước. Cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ đã để lại
bài học sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh. Khởi nghĩa Lam Sơn (14181427) nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân

tộc mang tính chất nhân dân sâu rộng. Bình Ngơ đại cáo vang động núi sơng, thể
hiện ước vọng của cả nước: “Mở nền muôn thuở thái bình”. Lịch sử quân sự dân tộc
thế kỷ X - XV để lại những bài học lớn về tổ chức, xây dựng lực lượng và tiến hành
chiến tranh nhân dân chống xâm lược, về kế sách và nghệ thuật đánh giặc giữ nước.
Kỷ nguyên Đại Việt thật đáng tự hào với bao thành tựu trên cả hai lĩnh vực xây
dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ cơng.

1.2.4 Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ
nước từ đầu thứ kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX
Từ thế kỷ XVI, trong khi nhiều nước châu Âu chuyển sang giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, thì ở Đại Việt, Nhà nước phong kiến đang bước sang giai
đoạn khủng hoảng và trở thành lực cản của sự phát triển xã hội. Nước ta đắm chìm
trong một thời kỳ dài hơn hai thế kỷ bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê Mạc (1543-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672). Lịch sử quân sự Việt
Nam thời kỳ này tiếp tục phát triển với sự hoàn thiện của các tổ chức quân sự, trang
bị vũ khí kỹ thuật, tư tưởng - lý luận mới trong điều kiện hoả khí phát triển; đặc biệt
nổi bật là hoạt động chiến tranh giữa các phe phái phong kiến và những cuộc khởi
nghĩa nông dân chống áp bức. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến sự bùng nổ cao
trào khởi nghĩa nông dân và đưa đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Từ một
cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn phát triển thành một phong trào dân
tộc rộng lớn, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất
quốc gia và thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784 - 1785) và
chống Thanh (1788-1789). Quang Trung - Nguyễn Huệ, một thủ lĩnh áo vải của


10
phong trào nông dân trở thành anh hùng dân tộc với tài năng chính trị - quân sự kiệt
xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoả khí, nghệ thuật tập trung binh lực,
hiệp đồng giữa các loại quân với cách định thần tốc, táo bạo trên nhiều mũi, nhiều
hướng đã phát huy được hiệu quả chiến đấu rất cao.
Sau khi Quang Trung mất (1792), triều đại Tây Sơn suy yếu và bị Nguyễn

Ánh đánh bại. Triều Nguyễn thành lập (1802), đóng đơ ở Phú Xn (H) với tên
nước là Việt Nam. Nhà Nguyễn tổ chức một quân đội lớn, đắp thành luỹ, đúc nhiều
súng thần công, nhằm chống lại các cuộc khởi nghĩa nơng dân và đề phịng sự xâm
lược của ngoại bang. Nhưng trong bối cảnh thế giới thế kỷ XIX, triều Nguyễn là
một vương triều quân chủ chun chế bảo thủ, khơng có khả năng đưa đất nước tiến
kịp trào lưu tiến hoá của thời đại mới, làm cho thế nước suy yếu. Vì vậy, từ giữa thế
kỷ XIX, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược.

1.2.5. Giai đoạn gần 100 năm chống sự xâm lược của chủ nghĩa
thực dân Pháp (từ 1858 đền Cách mạng Tháng Tám 1945)
Bước sang thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây, trong đó có Pháp đã
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và ráo riết tìm kiếm thị trường, tiến hành
chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á và châu Á. Đối tượng cuộc chiến tranh giữ
nước của dân tộc ta từ đây không phải là một quốc gia phong kiến phương Đông
nữa mà là một cường quốc tư bản phương Tây đi trước ta một phương thức sản
xuất, có nền kinh tế phát triển, có quân đội mạnh với vũ khí trang bị hiện đại.
Lịch sử quân sự Việt Nam bước sang giai đoạn chống thực dân Pháp xâm
lược. Hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn này chủ yếu là đấu tranh vũ
trang của quân và dân cả nước chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân,
giành độc lập tự do. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của một
số vị vua có tinh thần yêu nước thuộc triều đình nhà Nguyễn, của các sĩ phu hoặc
những nhà yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; là hoạt động vũ trang
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau bao năm bơn ba tìm đường cứu nước đã trở về
Tổ quốc, trở thành lãnh tụ của Đảng và của cả dân tộc. Trong giai đoạn này, lực
lượng vũ trang cách mạng ra đời, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh xuất hiện và trở
thành ngọn đuốc soi đường cho các hoạt động vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Sự
xuất hiện Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo là nhân tố
cơ bản, tất yếu, quyết định những thắng lợi oanh liệt và các bước nhảy vọt lớn trong

lịch sử nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng. Đảng kết hợp tinh thần
cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất
của dân tộc, đưa sự nghiệp giải phóng đất nước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ vẻ
vang của Đảng trong vòng 15 năm (1930-1945), cách mạng Việt Nam trải qua cao
trào (1930-1931), cao trào dân chủ (1936-l939) cao trào cứu nước trong thời gian
Chiến tranh thế giới thứ hai (l939-1945) dẫn tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng
tháng Tám 1945. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Bà Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ


11
Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập, tun bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là thành tựu tuyệt vời của ý chí, tinh thần,
trí tuệ con người và văn hố cứu nước, giữ nước Việt Nam. Tinh thần và trí tuệ ấy
xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, được nâng lên một tầm cao mới. Nó
kết tinh truyền thống quân sự của một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm chống
phong kiến bành trướng xâm lược phương Bắc và gần một thế kỷ đấu tranh chống
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Cách mạng Tháng Tám thành cơng,
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ ra đời, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc
lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử quân sự Việt Nam chuyển sang một giai
đoạn phát triển mới: giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc,
bảo vệ nhà nước và chế độ mới ở Việt Nam.

1.2.6. Giai đoạn 30 năm đấu tranh cách mạng, gồm hai cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, một lần nữa phát động
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời
đã đứng trước một thử thách khắc nghiệt như “ngàn cân treo sợi tóc” . Lợi dụng
nước ta đang chồng chất khó khăn, bè lũ đế quốc “định hãm ta trong thế cô độc,

buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc”. Nhưng Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược tài tình, khéo lợi dụng mâu thuẫn của kẻ địch,
tranh thủ hồ hỗn với Pháp để đẩy gần 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị
kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn
quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đoàn kết chặt chẽ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do, với tinh
thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”. Từ 1945 đến 1954, quân dân cả nước đã tiến hành một cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, giành được những thắng lợi rực
rỡ, làm thất bại nhiều kế hoạch chiến lược của thực dân Pháp. Lịch sử quân sự dân
tộc phát triển lên tầm cao mới, ghi thêm nhiều chiến công lớn. Tiêu biểu là chiến
thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Hồ
Bình, Tây Bắc (1952) và cuối cùng là chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh
cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Chiến công
này là mốc vàng lịch sử đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp,
dẫn đến ký Hiệp định Giơnevơ (1954), giải phóng hồn toàn miền Bắc Việt Nam và
quy định sau hai năm, tiến tới hồ bình thống nhất Bắc - Nam. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp chứng tỏ sức mạnh của một quân đội kiểu mới,
thể hiện một đường lối quân sự và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng
tạo của Đảng ta.
Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền
tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự
của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cách mạng thế giới,
dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh hùng với đế quốc Mỹ - kẻ
hiếu chiến lớn mạnh và tàn bạo nhất thời đại. Nhân dân miền Nam đã anh dũng


12
đứng lên. Cả nước cùng đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Miền
Nam là tiền tuyến lớn; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa, hậu

phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Quân và dân Việt Nam anh hùng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược
trải qua năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau, làm thất bại bốn chiến lược chiến
tranh xâm lược với quy mô ngày càng lớn, với tính chất ác liệt, dã man của chúng.
Địn tiến công chiến lược Mậu Thân 1968, thắng lợi của cuộc tiến công năm 1972,
cùng với chiến công xuất sắc của quân dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng
máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp
định Pari, rút quân về nước. Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Quân và dân cả nước thực hiện trọn vẹn quyết tâm chiến lược “đánh cho Mỹ cút,
đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử đấu
tranh chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó “mãi
mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời
về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm cỡ
quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.1 Đây là giai đoạn hào hùng
nhất của lịch sử quân sự Việt Nam, giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đường lối tiến
hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; nâng tư tưởng
và nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới.

1.2.7 Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía
Bắc và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa (từ sau năm 1975)
Nước Việt Nam vừa độc lập, thống nhất, đang bước vào cơng cuộc xây dựng
trong hồ bình thì các thế lực thù địch mưu toan phá hoại thành quả cách mạng của
nhân dân ta, dùng hành động tiến công xâm lược, gây nên nhiều tội ác man rợ từ hai
đầu biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc Tổ cuốc Quân, dân ta buộc phải tiếp tục
cầm súng bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Trong giai đoạn đất nước đổi mới, các lực lượng vũ trang của ta được xây dựng

theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phù hợp với
tình hình mới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng bảo vệ nền độc lập, tự
do và chủ quyền đất nước Việt Nam .
Dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm,
lúc thịnh lúc suy, khi thành công khi thất bại, nhưng lịch sử quân sự nước ta là một
quá trình phát triển liên tục, khi hồ bình thì xây dựng tiềm lực, hễ giặc đến là tồn

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IV”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 5, 6.


13
dân, cả nước một lòng đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nhân dân ta đã vượt qua
mọi gian nan thử thách, đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử quân sự luôn luôn là nội dung nổi bật của lịch sử Việt
Nam. Tất cả những hoạt động quân sự, trong đó nổi bật là chiến tranh và khởi nghĩa
vũ trang u nước chống ngoại xâm nói trên đã tơ đậm và làm rạng rỡ truyền thống
quân sự Việt Nam. Đó là những cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng và tài giỏi
của một dân tộc nhỏ chống lại sự xâm lăng của những thế lực xâm lược to lớn quân
đông và giàu mạnh. Lịch sử quân sự Việt Nam để lại những trang oanh liệt, hào
hùng - của một dân tộc anh hùng.


14

CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG

VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
2.1. SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN CÁC CHIẾN DỊCH LỚN TRONG MÙA
XUÂN 1975
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ta trong năm 1975
2.1.1.1. Tình hình địch
Vào tháng 12 năm 1974 Nguyễn Văn Thiệu đã họp với tư lệnh các quân
đoàn, quân khu tại phủ tổng thống ngụy quyền để phán đoán hoạt động của ta trong
năm 1975. Chúng nhận định rằng: Năm 1975 ta có thể đánh với quy mô lớn hơn
năm 1974, nhưng không thể có quy mơ như năm 1968 (Mậu Thân) và khơng bằng
năm 1972; Qn ta chưa có khả năng (qn giải phóng) đánh chiếm thị xã lớn hoặc
thành phố và dù có đánh chiếm cũng khơng giữ được; Về phương hướng, thời gian:
đầu năm 1975 phương hướng tiến công của ta là Quân khu III, chủ yếu là Tây Ninh,
và ta sẽ đánh trước hoặc sau tết cho đến tháng 6 năm 1975(trước mùa mưa).
Từ nhận định tình hình, Thiệu đã lệnh chỉ huy quân ngụy chủ động đánh
trước để phá kế hoạch của ta. Cụ thể: Ráo riết mở các chiến dịch “bình định” ngăn
chặn hoạt động Đơng Xn của ta; Vẫn giữ nguyên thế bố trí chiến lược mạnh ở hai
đầu (Quân khu I và Quân khu III), chưa tăng cường lực lượng gì đáng kể cho Quân
khu II, trong đó có địa bàn chiến lược quan trọng là Tây Nguyên; Đến đầu năm
1975, lực lượng quân sự địch trên chiến trường miền Nam là rất lớn: với đầy đủ
binh chủng, quân chủng, hải lục, không quân khá mạnh. Ngồi ra cịn có lực lượng
cảnh sát lên tới 15 vạn tên để củng cố hệ thống kìm kẹp của chúng, bố trí theo yêu
cầu của cái gọi là “chiến tranh diên địa” nhằm “bảo vệ đến tối đa an ninh lãnh thổ”,
với hệ thống kiểm soát gồm 8000 đồn bốt cắm sâu xuống tận xã, cấp.
Trên vùng Quân khu I: Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi là địa
bàn tiếp giáp miền Bắc, có căn cứ quân sự liên hợp lớn Đà Nẵng. Tại đây lực lượng
của địch khá mạnh gồm năm sư đoàn, bốn liên đoàn biệt động, hai mươi mốt tiểu
đoàn, một số đại đội, trung đội pháo, năm thiết đoàn, sáu chi đội xe tăng thiết giáp,
một sư đồn khơng qn tập trung phịng ngự mạnh ở Huế và Đà Nẵng; Quân khu
II : gồm Tây Nguyên và các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Bình Thuận. Địch bố trí
hai Sư đồn chủ lực, bảy liên đoàn biệt động quân, mười bốn tiểu đoàn và nhiều đại

đội trung đội pháo, năm thiết đoàn, mười ba chi đội xe tăng thiết giáp, hai sư đồn
khơng quân tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên và Bình Định. Các tỉnh khu V
và một số tỉnh ở Cao Nguyên Trung Bộ: Tuyên Đức- Lâm Đồng chỉ bố trí qn địa
phương phịng ngự vì chúng cho rằng ở đó khó có hoạt động lớn của bộ đội chủ lực
ta; Quân khu III : tức Miền Đông Nam Bộ địch bố trí một lực lượng chủ lực mạnh
với ba sư đoàn, bảy liên đoàn biệt động quân, mười bốn tiểu đoàn và một số đại đội
trung đội pháo, bảy thiết đoàn, mười lăm chi đoàn tăng thiết giáp, hai sư đoàn


15
khơng qn chiến đấu. Miền Đơng Nam Bộ có Sài Gịn là thủ đơ của miền Nam,
đây là địa bàn xung yếu và quan trọng bậc nhất, nên địch triển khai phịng ngự theo
hình vịng cung từ tây Bắc và đơng Bắc để bảo vệ Sài Gịn từ xa trên dưới 50 km;
Quân khu IV: gồm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long địch cho rằng ở đây lực
lượng của ta khơng mạnh lắm nên chúng bố trí ba sư đoàn bộ binh, mười tám tiểu
đoàn bảo an, mười lăm tiểu đoàn, mười lăm đại đội pháo, năm thiết đoàn, mười bảy
chi đội thiết giáp, một sư đồn khơng qn. Quân chủ lực giữ Cần Thơ, Chương
Thiện, đường số 4, và toàn bộ tuyến biên giới. Ngoài ra, trên mỗi qn khu địch cịn
bố trí một lực lượng đơng đảo quân địa phương và phòng vệ dân sự.
Như vậy, qua cách nhận định và hình thái bố trí lực lượng chiến lược như
trên của địch ta có thể thấy rằng đến đầu năm 1975 địch cịn có lực lượng mạnh,
song lại bị phân tán trên một địa bàn quá rộng lớn, bộc lộ nhiều điểm yếu, sơ hở đặc
biệt trên địa bàn khu II gồm Tây Nguyên và các tỉnh ven biển miền Trung. Mặt
khác so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, trong khi đó địch lại
đánh giá ta khơng đúng, sai lầm trong bố trí lực lượng chiến lược và chủ trương tác
chiến, do đó đây chính là chỗ yếu của địch để chúng ta khai thác, để tiến cơng địch.
2.1.1.2. Tình hình ta
Sau khi Mỹ rút quân về nước, mục tiêu của ta là tiêu diệt và làm tan rã hoàn
toàn ngụy qn, ngụy quyền, giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất Tổ Quốc.
Từ phân tích đánh giá tình hình giữa ta và địch, thực hiện mục tiêu trên do Bộ chính

trị đề ra ta đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
“chọn chiến trường Tây Nguyên làm hướng chiến lược chủ yếu” mở đầu cuộc tiến
công lớn năm 1975 lấy Buôn Ma Thuột làm khâu đột phá chiến lược của chiến dịch
Tây Nguyên. Chủ trương chiến lược của ta là: đánh đòn quyết định cuối cùng vào
trung tâm đầu não của địch ở Sài Gịn muốn làm được điều đó, ta cần phải đánh
những đòn thật mạnh, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân sự địch ở chiến trường
Tây Nguyên và phía Bắc của địch.
Từ phân tích tình hình địch đã bị động phân tán và nhất là khơng phán đốn
được ý định chiến lược của ta, cùng với so sánh lực lượng có lợi cho ta, được chuẩn
bị đầy đủ về mọi mặt cả lực lượng và thế trận, cũng như tinh thần quyết tâm thực
hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, với
tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” chỉ trong 55 ngày đêm quân ta đã dành toàn
thắng bằng ba địn tiến cơng chiến lược mạnh mẽ nối tiếp nhau. Đó là: Chiến dịch
Tây Nguyên (4/3-24/3) (mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột tạo bước ngoặt
quyết định của cuộc chiến tranh); Chiến dịch Huế và chiến dịch Đà Nẵng (quét sạch
địch ở ven biển miền Trung); Chiến dịch Hồ Chí Minh (địn quyết định kết thúc
chiến tranh, giải phóng Sài Gịn, Gia Định dẫn tới giải phóng các tỉnh còn lại).

2.1.2. Diễn biến các chiến dịch trong tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân
năm 1975


16

2.1.2.1. Chiến dịch Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn, đây là một chiến trường rừng núi
nối liền với ven biển miền Trung có vị trí chiến lược quan trọng, có địa hình hiểm
trở gồm 5 tỉnh: Kom Tum, Gia Lai, Phú Bổn, Đắc Lắc, Quảng Đức. Các lực lượng
vũ trang và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi liên
tiếp biến Tây Nguyên thành một chiến trường được chuẩn bị tốt, và thuận lợi cho

các binh đoàn cơ động chiến lược của ta hoạt động tiến công địch trên một thế trận
rất mạnh.
Về phía địch, tại Tây Nguyên là Quân khu II của địch, nhưng do chủ quan
đánh giá sai lầm ý định tác chiến của ta nên địch chỉ bố phòng ở đây một sư đoàn
chủ lực, bảy liên đoàn biệt động quân, bốn thiết đoàn xe tăng, xe bọc thép. Chúng
phán đốn rằng nếu ta có đánh Tây Ngun thì sẽ đánh phía Bắc là Kom Tum và
Plâyku nên chúng tập trung lực lượng giữ Plâyku- Kom Tum; Ở Nam Tây Nguyên
cụ thể là ở Đắc Lắc với thị xã Bn Ma Thuột là trung tâm chính trị- kinh tế của
địch, nơi đặt sở chỉ huy của Sư đoàn 23 ngụy thì chúng lại đánh giá ta sai lầm khi
cho rằng ta chưa đủ sức đánh thị xã lớn và thành phố, mà dù có đánh cũng khơng
giữ được, do vậy ở Bn Ma Thuột địch bố trí lực lượng khơng mạnh mà cịn nhiều
sơ hở.
Về phía ta, từ phân tích tình hình địch, và chiến trường đối với ta giải phóng
được Bn Ma Thuột sẽ đập tan được hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên,
tạo ra được một thế trận hiểm, cơ động có thể làm thay đổi nhanh cục diện chiến
trường. Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã bàn kế hoạch và thống nhất nhiệm vụ
mục tiêu của chiến dịch. Lần này rút kinh nghiệm từ Tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân năm 1968 và Tiến công chiến lược Xuân hè năm 1972 sau khi giải phóng
được Quảng Trị song vẫn khơng giữ được Quảng Trị. Về cách đánh chúng ta có sự
phát triển mới. Cách đánh của chiến dịch Tây Nguyên đó là: Thứ 1: phải sử dụng
lực lượng tương đối lớn cỡ trung đoàn và sư đoàn đánh chia cắt địch về chiến lược,
tách Tây Nguyên với đồng bằng ven biển, cô lập Buôn Ma Thuột, đồng thời đánh
nghi binh để tạo ra sự bí mật bất ngờ khi nổ súng đánh Bn Ma Thuột ở phía nam
Tây Ngun; Thứ 2: phải tổ chức thực hiện chắc thắng trận then chốt mở màn đánh
chiếm Buôn Ma Thuột bằng cách tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành
tương đối mạnh cỡ trung đoàn, tập kết từ xa vận động đến, bỏ qua những mục tiêu
vịng ngồi, bất ngờ thọc sâu vào bên trong thị xã phối hợp với các đơn vị đặc cơng
và bộ binh bí mật bố trí sẵn từ trước nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu chỉ huy đầu
não và vị trí xung yếu. Sau đó, từ bên trong đánh ra ngồi, tiêu diệt các cứ điểm bị
cơ lập đã mất chỉ huy, đồng thời nhanh chóng hình thành một lực lượng dự bị binh

chủng hợp thành để sẵn sàng đánh bại các cuộc phản kích của địch hịng chiếm lại
Bn Ma Thuột.
Đây chính là cách đánh tiết kiệm thời gian, giảm tổn thất tối đa, nhanh chóng
tiêu diệt địch giải phóng thị xã Bn Ma Thuột tạo biến động mạnh trên chiến
trường đây là một cách đánh rất sáng tạo của quân đội cách mạng, song cách đánh
này bộc lộ hai vấn đề khó đó là: Tổ chức hiệp đồng và chỉ huy cánh quân phải thống
nhất được về thời gian, hành động theo kế hoạch, vượt sông, vượt qua các chốt


17
phòng ngự của địch từ xa đến sát thị xã; Giữ được bí mật đến lúc ta nổ súng tạo cho
địch sự bất ngờ.Thực hiện cách đánh đó: Ta tung vào chiến dịch một lực lượng lớn
hơn địch nhiều lần tổ chức thành binh chủng hợp thành, kết hợp với đặc cơng, bộ
binh được bí mật triển khai để tấn công nhanh, mạnh mẽ vào thị xã Buôn Ma Thuột
khiến địch không kịp trở tay. Để thực hiện chiến dịch, bên cạnh các Sư Đoàn 320,
Sư đoàn 10, và Sư đồn 968 hiện đóng sẵn ở Tây Ngun, cuối tháng 12 năm 1974,
Bộ Tổng tư lệnh điều thêm Sư đoàn 316 lên Tây Nguyên, đưa lực lượng của họ tại
đây lên bốn Sư đoàn, cùng với bốn Trung đoàn bộ binh 25, 29B, 271, 95A, Trung
đồn đặc cơng 198, hai Tiểu đồn đặc cơng 14, 27, hai Trung đồn pháo binh 40,
675, Trung đoàn tăng thiết giáp 273, ba Trung đồn phịng khơng 232, 234, 593, hai
Trung đồn cơng binh 7, 575, và Trung đồn ơ tơ vận tải.. Ngồi ra, Sư Đồn 3 của
Qn khu V tại Bình Định đánh chia cắt đường 19 và tấn cơng Sư đồn 22 địch
không cho ứng cứu để phục vụ trực tiếp chiến dịch này.
Diễn biến, ngày 1/3 Sư đoàn 968 đánh diệt hai cứ điểm trên đường 19
phía tây Plâyku, áp sát quân lỵ Thanh An để nghi binh cho hướng tiến cơng chính
Bn Ma Thuột, khiến cho địch càng tin chắc ta đánh Plâyku và Bắc Tây Nguyên.
Ngày 4/3 Trung đoàn 95A và Sư đoàn 3 quân khu V đánh diệt nhiều vị trí và cắt đứt
đường số 19 trên hai đoạn Tây và Đông An Khê, khởi đầu chiến dịch Tây Nguyên
địch tung hai trung đoàn của Sư đoàn 22, Lữ đoàn kỵ binh số 2 từ Plâyku xuống
giải cứu An Khê, tung liên đoàn biệt động số 4, số 6 thọc sâu vào Kom Tum, Tây

Bắc Plâyku để tìm Sư đồn 10 và Sư đồn 320 của ta. Đêm ngày 5/3 trung đoàn 1
bộ binh 25 của Tây Ngun cắt đứt đường 21 phía đơng Chư Cúc. Ngày 7/3 ta tiêu
diệt cứ điểm Chư Xê trên đường 14 và giữ chắc đường 14. Ngày 8/3 Trung đoàn 48,
Sư đoàn 320 đánh chiếm chi khu quân sự Thuần Mẫn, cắt đứt hẳn đường 14 tạo thế
bao vây cô lập Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Đắc Soong, Núi Lửa mở toang hành lang
chiến lược Bắc Nam phía đơng Trường Sơn. Đến ngày 9/3 quân ta đã triển khai lực
lượng cài xong thế chiến lược, chia cắt hoàn toàn Tây Nguyên với đồng bằng ven
biển, chia cắt phía Bắc với phía Nam Tây Ngun, Bn Ma Thuột hồn tồn bị cơ
lập. Đến lúc này địch vẫn chủ quan , nhận định sai lầm, vẫn loay hoay tập trung đối
phó ở Tây Plâyku. 2h sáng ngày 10/3 ta tấn công Buôn Ma Thuột mở đầu bằng cuộc
tấn cơng vào sân bay Hịa Bình, hậu cứ Trung đồn 53, sân bay thị xã, kho mai Hắc
Đế. Hỏa tiễn của ta bắn mạnh vào sư đoàn 23 ngụy kéo dài đến 6h30 sáng khiến
địch rối loạn, cơ quan đầu não tê liệt. Các loại xe cơ giới, xe tăng, xe pháo của ta
kéo thẳng vào thị xã. 17h30 ta làm chủ hoàn toàn sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc.
Ngày 10/3 ta đánh chiếm phần lớn thị xã, cịn lại khu vực Sư đồn bộ Sư đồn 23 và
một số mục tiêu phía Đơng. 7h20 pháo hạng nặng của ta bắn vào Sư đoàn bộ Sư
đoàn 23 địch, bộ binh tiến đánh Sư đoàn 23, bắt được tên đại tá tỉnh trưởng kiêm
tiểu khu trưởng Đắc Lắc và tên đại tá Sư đồn phó Sư đoàn 23 cùng nhiều tên khác.
Đến 10h30 ngày 11/3 ta chiếm hồn tồn thị xã Bn Ma Thuột.
Trận Bn Ma Thuột thắng lợi nhanh tới mức kì diệu. Sau khi chiếm được
Buôn Ma Thuột ta khẩn trương triển khai lực lượng sẵn sàng đánh bại địch phản
kích đồng thời giải phóng các địa bàn: Bn Hồ (12/3), Chư Nga (13/3), Bản Đôn
(14/3), Lạc Thiện (13/3). Ngày 12-13/3 địch dùng máy bay lên thẳng đổ Trung đoàn
bộ binh 45 Sư đoàn 23 và một Đại đội pháo xuống điểm cao 581(Đơng Bn Ma
Thuột), đổ Trung đồn 44 và sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 xuống Phước An. Ta bố trí


18
sẵn lực lượng pháo kích, cùng các loại súng cao xạ của ta bắn cấp tập vào đội hình
chưa kịp chấn chỉnh của địch, xe tăng, xe bọc thép của ta càn thẳng vào đội hình

vừa đổ bộ xuống của địch tiêu diệt phần lớn địch, bộ phận còn lại hốt hoảng tháo
chạy về phía đường 21, bỏ lại nhiều vũ khí, qn dụng. Ngày 14/3 ta tiêu diệt Trung
đồn 44, 45 cùng tàn quân Trung đoàn 53 và Liên đoàn biệt động số 21 của địch.
Như vậy cuộc phản kích của Qn đồn 2 địch ở Tây Ngun đã bị ta đập
tan, Sư đồn 23 ngụy bị xóa sổ, địch lún sâu vào thế bị động và thất bại thêm một
bước. Ngày 14/3 Nguyễn Văn Thiệu quyết địch cho quân địch rút khỏi Kom Tum,
Plâyku về đồng bằng ven biển, chọn đường số 7 để rút quân. Từ sáng 15/3 Quân
đoàn 2 ngụy bắt đầu cuộc rút chạy. Ta nhanh chóng nắm bắt tình hình, Bộ tư lệnh
mặt trận Tây Nguyên vừa bám sát tình hình địch vừa ra lệnh cho các Trung đoàn 92,
25, Sư đoàn 320; Sư đoàn 10 trên đường 14, 19, 21 sẵn sàng chặn đánh địch. Ngày
16/3 phát hiện địch rút chạy trên đường số 7, Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho Sư
đoàn 320 truy đuổi cấp tốc địch ngay đêm 16/3. Sáng ngày 17/3 quân ta băng rừng
chặn đánh địch ở Phú Bổn. Ngày 17/3 đánh địch ở Cheo Reo địch chạy về Phú Túc,
Củng Sơn, còn một vạn tên bị chặn lại ở Cheo Reo. Ngày 18/3 ta giải phóng thị xã
Phú Bổn, ngày 19/3 giải phóng quận Phú Nhơn, Mỹ Trạch, Phú Thiện. Ngày 21/3
đánh địch ở Phú Tức, ngày 24/3 đánh địch ở Củng Sơn diệt và bắt sống gần hết
địch. Ta tiêu diệt sáu Liên đoàn biệt động quân, ba Trung đoàn thiết giáp, bắt sống
8000 tên, phá hủy 1400 xe các loại trong đó có 124 xe tăng. Trong tình thế nguy
ngập, địch điều Trung đồn bộ binh 44 Sư đoàn 22 từ Bồng Sơn và Lữ đồn 3 từ Đà
Nẵng và Sài Gịn lên Khánh Dương, và đèo Mađrắc (đèo Phượng Hoàng). Trên
đường truy đuổi địch tại đường số 7 ta giải phóng thị xã Kon Tum (18/3), giải
phóng Plâyku (18/3), giải phóng Thanh Bình (19/3). Chiến dịch Tây Nguyên đã
toàn thắng.
Kết quả, ta giải phóng cả vùng Tây Nguyên chiến lược rộng lớn với hơn
60 vạn dân. Ta tiêu diệt và làm tan rã 12 vạn tên địch, thu tồn bộ vũ khí và phương
tiện chiến tranh của địch.
Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Sau thắng
lợi này quân ta đã ở thế uy hiếp trực tiếp tuyến phòng ngự ven biển miền Trung của
địch. Hệ thống bố trí chiến lược của chúng trên chiến trường miền Nam đứng trước
nguy cơ bị chia cắt làm hai. Quân khu III bị uy hiếp, Quân khu I bị cơ lập. Tồn bộ

hệ thống qn sự và kìm kẹp của địch ở miền Nam bị rung chuyển dữ dội. Thắng
lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã giáng một đòn quyết định vào lực lượng chủ yếu
của địch ở Quân khu II, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để giải phóng các tỉnh cịn
lại của Qn khu II với nhịp độ dồn dập: Ngày 1/4 giải phóng tỉnh Bình Định với
thành phố Quy Nhơn; Ngày 2/4 giải phóng tỉnh Lâm Đồng với thị xã Bảo Lộc;
Ngày 2,3/4 giải phóng tỉnh Khánh Hòa với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam
Ranh; Ngày 4/4 giải phóng tỉnh Tuyên Đức với thành phố Đà Lạt.
Nhìn lại chiến dịch Tây Nguyên đã cho thấy sự sắc sảo về chỉ đạo chiến lược
quân sự và nghệ thuật tác chiến chiến dịch của ta. Trận Bn Ma Thuột là địn táo
bạo, bất ngờ, chống váng đánh mạnh, đánh dứt điểm nhanh khiến địch không kịp
trở tay. Tiếp đó là đánh tiêu diệt nhanh gọn quân địch ứng cứu Tây Nguyên bằng
đường không làm địch hoảng loạn, rung chuyển mạnh tới tận cơ quan đầu não ngụy
quyền Sài Gòn. Thất bại liên tiếp đã làm cho địch mắc hết sai lầm này đến sai lầm


19
khác, từ sai lầm về chiến thuật đi đến sai lầm về chiến lược khi quyết định rút chạy
ở Tây Nguyên, về co cụm giữ đất dọc duyên hải miền Trung. Nhưng đó là thời cơ
để quân ta thực hiện truy kích chặn đánh tiêu diệt địch trên đường rút chạy. Điều đó
cũng đã chứng minh sai lầm về chiến lược thì thất bại là điều tất yếu. Bằng nghệ
thuật chỉ đạo trong chiến tranh và nghệ thuật chiến dịch, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, sự thông minh và quyết tâm cao chúng ta đã điều địch theo ý định của ta, tạo
ra thời cơ, nắm thời cơ để tạo ra từng bước ngoặt của chiến tranh.

2.1.2.2. Chiến dịch Huế và chiến dịch Đà Nẵng
Chiến dịch tiến công Huế
Thắng lợi của Tây Nguyên đã đánh một bước suy sụp mới của Mỹ- Ngụy,
tạo ra một bước ngoặt trong cục diện quân sự chính trị miền Nam. Từ chiến thắng
Tây Nguyên, chiến tranh cách mạng ở miền Nam bước vào giai đoạn phát triển
nhảy vọt từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến cơng chiến lược trên tồn

chiến trường miền Nam. Tháng 3 năm 1975 phối hợp với chiến trường Tây Nguyên
tại Mặt trận Trị Thiên cũng như Mặt trận đồng bằng khu V ta đẩy mạnh hoạt động
tiến công địch. Chiến trường Trị Thiên- Huế và chiến trường đồng bằng khu V
(gồm Đà Nẵng) là địa bàn rộng lớn lực lượng của ta phát triển mạnh có đầy đủ điều
kiện để đứng chân và triển khai tiến công Huế và Đà Nẵng trên một thế trận được
chuẩn bị tốt.
Huế và Đà Nẵng là hai thành phố đông dân ở phía Bắc miền Nam là khu vực
phịng thủ mạnh nhất của qn khu I Ngụy. Tập đồn phịng ngự Thừa Thiên Huế
có trên bốn vạn qn thiện chiến. Cịn Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp hải- lụckhông quân hiện đại và mạnh bậc nhất ở miền Nam.
Về phía ta: Sau thắng lợi ở Tây Nguyên, Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương,
Bộ tổng tư lệnh đã kịp thời chỉ đạo mặt trận Trị Thiên và Quân đồn 2 của ta nhận
rõ thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tiến công địch. Khi Tây Nguyên thất thủ
nhận rõ thời cơ xuất hiện, Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương và Bộ tổng tư lệnh
kịp thời chỉ đạo chuyển hướng tiến cơng. Phán đốn địch có thể rút bỏ Huế để về
Đà Nẵng phòng thủ từ đèo Hải Vân trở vào, Bộ tổng tư lệnh đã chỉ thị cho Quân
khu Trị Thiên và Quân đoàn 2 táo bạo đưa lực lượng thọc qua tuyến phịng thủ bên
ngồi, cắt đứt đường số 1 và áp sát Huế nhằm mục tiêu: tiêu diệt Sư đồn 1 bộ binh
địch khơng cho chúng rút về Đà Nẵng, giải phóng Huế và tồn bộ Trị Thiên. Ngày
19/3 chúng ta giải phóng thị xã Quảng Trị rồi tồn bộ tỉnh Quảng Trị, phá vỡ tuyến
phịng thủ phía Bắc. Ngày 19/3 Bộ tổng tư lệnh hạ quyết tâm mở trận tiến cơng lớn
tiêu diệt tập đồn phòng ngự Thừa Thiên Huế. Thực hiện mệnh lệnh Bộ tổng tư
lệnh, ngày 21/3 từ ba hướng Bắc- Tây- Nam các lực lượng vũ trang quân khu Trị
Thiên và Quân đồn 2 đồng loạt tiến cơng hình thành nhiều mũi bao vây Huế. Ngày
22/3 quân ta bắt đầu tiến công Huế cánh quân chủ yếu thuộc Quân đoàn 2 từ hướng
Nam đang đánh địch ở Núi Bông, kịp thời thay đổi hướng đánh thọc sâu vào đường
số 1 đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc triệt đường rút không cho địch chạy về Đà Nẵng.
Đồng thời một đơn vị quân của ta chặn đường rút ra biển ở cửa Tư Hiền. Ta đã đánh


20

thiệt hại nặng Sư đoàn bộ binh số 1 của địch và Lữ đồn 147 lính thủy đánh bộ, cắt
đứt Huế và Đà Nẵng.
Từ hướng Bắc, quân ta vượt qua tuyến phòng thủ Mỹ Chánh, qua Phong
Điền, Hướng Điền tiến về của Thuận An. Đồng thời pháo binh tầm xa của ta chế áp
sân bay Phú Bài, sở chỉ huy sư đoàn Ngụy số 1 ở Mang Cá. Đường bộ bị cắt, đường
khơng bị khống chế, hệ thống phịng thủ bị phá vỡ, địch hoang mang hoảng loạn rút
chạy về cửa Tư Hiền, Thuận An để rút chạy theo đường biển về Đà Nẵng. Pháo
binh của ta pháo kích dữ dội vào cửa Tư Hiền, Thuận An không cho tàu địch vào,
đồng thời pháo kích vào đội hình đơng, hoảng loạn của địch gây cho chúng thiệt
hại nặng. Ngày 24/3 quân ta đã bao vây chặt toàn bộ tập đoàn phòng ngự của địch ở
Huế. Ngày 25/3 các cánh quân của ta tiến công vào cảng Tân Mỹ- Thuận An, và
nhiều hướng trong thành phố tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân địch
dồn về đây. 10h30 ngày 25/3 quân ta kéo cờ cách mạng trên đỉnh cột cờ trước Ngọ
Mơn.Thành phố Huế hồn tồn giải phóng.
Sau bốn ngày chiến đấu khẩn trương, quân và dân ta đã tiêu diệt hồn tồn
tập đồn phịng ngự Thừa Thiên Huế. Tiêu diệt Sư đoàn 1 Ngụy. Thắng lợi vang dội
này đã giáng một đòn nặng nề vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở vùng đồng
bằng ven biển miền Trung, làm suy yếu và uy hiếp rất mạnh Quân đoàn 1 và Quân
khu I Ngụy. Thắng lợi này khẳng định qn ta khơng những có khả năng qt sạch
những tập đồn phịng ngự mạnh của địch ở chiến trường rừng núi mà cịn có khả
năng tiêu diệt các tập đồn phịng ngự mạnh ở đồng bằng ven biển và thành phố.
Thắng lợi của Thừa Thiên Huế đã càng đẩy quân Ngụy nhanh hơn trên đường suy
sụy tinh thần, tổ chức.
Chiến dịch Đà Nẵng
Đà Nẵng là một căn cứ liên hợp Hải- Lục- Không quân hiện đại và mạnh bậc
nhất ở miền Nam. Sau khi thất thủ ở Huế, quân địch tập trung về Đà Nẵng khoảng
bảy vạn năm nghìn qn. Ngồi ra địch cịn một Sư đồn khơng qn bố trí ở sân
bay Đà Nẵng, sân bay nước Mặn và nhiều tàu chiến ở cảng và bờ biển. Nguyễn Văn
Thiệu tuyên bố “Tử thủ Đà Nẵng bằng mọi giá”.
Phát triển đà thắng lợi, với tinh thần tiến công mạnh khẩn trương, nắm lấy

thời cơ mới Bộ tổng tư lệnh và Quân ủy Trung ương lệnh cho Quân khu V tiến
xuống cắt đường số 1 giữa Tam Kỳ và Đà Nẵng, tiêu diệt Sư đoàn bộ binh số 2
Ngụy, không cho chúng co cụm về Đà Nẵng đồng thời nhanh chóng tổ chức pháo
kích vào Đà Nẵng chuẩn bị cho trận tiến công lớn vào Đà Nẵng. Ngày 24/3 Sư đồn
bộ binh số 2 của ta có xe tăng và pháo yểm trợ tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ.
Ngày 24/3 Trung đoàn bộ binh 94 (thiếu) và bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi,
cùng hai tiểu đồn đặc cơng, pháo binh thiết giáp khu V giải phóng thị xã Quảng
Ngãi. Ngày 25/3 giải phóng tồn bộ tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương đánh giá xu thế phát triển của tình hình
quyết định mở trận tiến công lớn vào Đà Nẵng với tư tưởng chỉ đạo: “kịp thời nhất,
nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất và chắc thắng”. Thực hiện quyết tâm
đó Bộ tổng tư lệnh chỉ thị cho Quân đoàn 2 và Quân khu V: “hành động táo bạo, bất
ngờ làm cho địch không kịp trở tay, tập trung lực lượng diệt sinh lực lớn của địch ở


×