Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt thanh toán quốc tế của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.65 KB, 11 trang )

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT tại
NHTM
Phần này luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT tại các ngân hàng thương mại như khái niệm
thanh toán quốc tế, các loại hình thức thanh tốn quốc tế trong ngân hàng thương
mại cũng như hiệu quả hoạt động TTQT nói chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động TTQT và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế
trong ngân hàng thương mại.
1.1. Khái quát về TTQT
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Hoạt động TTQT có những đặc điểm cơ bản là chịu sự chi phối và điều
chỉnh của luật pháp quốc tế, đồng thời TTQT cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn
như rủi ro chính trị, lãi suất, tỷ giá…
TTQT có vai trị vơ cùng quan trọng là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước
và phấn kinh tế bên ngoài, mở rộng quan hệ ngoại giao và thực hiện các chính sách
mở cửa kinh tế. Hoạt động TTQT giúp các ngân hàng thương mại tăng doanh thu,
phân tán rủi ro, bổ sung ngoại tệ và nâng cao uy tín trên thị trường.
Các cơng cụ TTQT bao gồm hối phiếu, séc, thẻ thanh toán
Các phương thức thanh toán quốc tế: Phương thức trả trước, ghi sổ, nhờ thu,
phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay, phương thức tín dụng chứng từ.
1.2 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại
Khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM thì có rất nhiều
quan điểm đa dạng, tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong
luận văn này, hiệu quả hoạt động TTQT được nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí
bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các yếu
tố đầu ra hay khả năng sinh lợi hoặc giảm thiểu chi phí để nhằm tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.




Từ đó có thể khái quát rằng: Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một
phạm trù kinh tế phản ánh doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra
để tiến hành hoạt động TTQT”.
Hiệu quả TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM
Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu trực tiếp và gián tiếp.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu trực tiếp
 Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thơng qua chỉ tiêu lợi nhuận
rịng từ các hoạt động TTQT.
Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT.


Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thơng qua doanh thu từ

phí hoạt động TTQT
n
DT = Σ Pi x Qi
i=1
Trong đó:
DT: Doanh thu từ phí hoạt động TTQT
Pi: Giá cả dịch vụ thứ i
Qi: Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ
n: Số lượng dịch vụ.
 Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa lợi
nhuận TTQT so với doanh thu TTQT
Tỷ lệ giữa L N TTQT so với D T TTQT = lợi nhuận TTQT/doanh thu TTQT



Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh

Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/tổng
doanh thu NH
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của doanh thu do hoạt động TTQT mang lại
so với tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác của NH.
 Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thơng qua tỷ lệ giữa chi phí
TTQT và doanh thu TTQT
Tỷ lệ CP TTQT so với DT TTQT = CP TTQT/DT TTQT.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu gián tiếp
Thể hiện qua các chỉ tiêu như tăng cường và củng cố nguồn vốn cho NH,


tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ
tín dụng XNK, tăng cường các hỗ trợ dịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu,
bảo lãnh…), đẩy mạnh quản lý rủi ro hoạt động TTQT, thông qua sự phát triển và
mở rộng của mạng lưới các ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng
cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM
Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM
thành hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.
Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường
kinh tế, mơi trường pháp luật, mơi trường chính trị... phân tích các yếu tố này nhằm
tìm ra cơ hội và thách thức trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ làm cơng tác thanh tốn quốc tế; Nền tảng cơng nghệ thơng tin; Năng lực tài
chính; Năng lực quản trị điều hành; Năng lực quản trị rủi ro
1.3. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt

động TTQT và bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam.
Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động TTQT như Kinh nghiệm tài trợ XNK trong hoạt động TTQT của Ngân
hang XIMBANK (Mỹ), Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động TTQT của NH Bangkok
Thái Lan, Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động TTQT của NHTM Trung
Quốc khi hội nhập quốc tế
Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam như: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng
biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc HĐQT, thành viên Hội đồng tín
dụng khơng được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro; Tăng vốn điều lệ và xử lý
dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hố tài chính, nâng cao
khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT; Xây dựng các quy chế
quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra,
kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro;
Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác,
giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới; Đẩy mạnh các hoạt động tài


trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước
nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động TTQT.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
2.1. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV (Bank for
Investment and Development of Vietnam) được thành lập theo quyết định 177/TTg
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng
thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây

dựng và phát triển của đất nước:




Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

Đến nay BIDV đã trở thành một NHTM phát triển mạnh, tạo được niềm tin
và uy tín trên thị trường. Giai đoạn 2006-2010, BIDV dã duy trì tốc độ tăng trưởng
cao, an toàn và hiệu quả; hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch
kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010: Tổng tài sản tăng bình quân gần 25%/năm, đến
31/12/2010 đạt khoảng 366.268 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với 2006; Huy động
vốn tăng bình quân 23,3%/năm, đến 31/12/2010 đạt 251.924 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần
so với năm 2006; Dư nợ tín dụng tăng bình qn gần 25%/năm, đến 31/12/2010 đạt
254.192 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2006; Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân
46% /năm, đến 31/12/2010 đạt hơn 4.626 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2006.
2.2 Thực trạng hoạt động TTQT tại BIDV
2.2.1. Hoạt động TTQT tại BIDV
Hiện nay, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp cho khách
hàng các phương thức thanh toán quốc tế sau:
Phương thức chuyển tiền.
-

Phương thức nhờ thu.
Phương thức tín dụng chứng từ.


Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển
tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền mậu dịch thanh toán XNK chiếm tỷ trọng chủ yếu
(khoảng 80%) doanh số chuyển tiền, phần còn lại là chuyển tiền phi mậu dịch.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu
Doanh số nghiệp vụ nhờ thu chiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động kinh
doanh quốc tế của BIDV. Hiện nay, tuy doanh số các nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu,
nhờ thu xuất khẩu có tăng lên song số giao dịch còn khiêm tốn. Phương thức nhờ
thu trơn ít được sử dụng, chủ yếu nhờ thu séc du lịch do khách hàng nước ngoài trả
và nhờ thu séc do khách hàng nước ngoài trả cho người hưởng cá nhân Việt Nam.
Nghiệp vụ bán séc trắng, đổi séc và hồn tiền séc rất nhanh chóng, chính xác cho
khách hàng và thời gian giao dịch séc được rút ngắn. Doanh số thanh toán séc năm
2010 ước đạt 27.892 tỷ đồng.
Hoạt động thanh tốn quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức thanh tốn hàng hóa theo tín dụng chứng từ đang là một hoạt
động chủ yếu của nghiệp vụ Thanh toán quốc tế của BIDV.
Trong những năm gần đây, doanh số thơng báo L/C và thanh tốn L/C tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, doanh số thơng báo L/C và thanh
tốn L/C tăng lên rất nhiều so với năm 2006 chứng tỏ các khách hàng xuất nhập
khẩu đã đến sử dụng dịch vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng đã tăng
một cách đáng kể cả về số lượng và giá trị từng thương vụ.
2.2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV.
2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu trực tiếp
Để thực hiện được kế hoạch của hoạt động TTQT giai đoạn 2006-2010, hoạt
động TTQT tại BIDV đã và đang được mở rộng và phát triển. Doanh số hoạt động
thanh tốn quốc tế của BIDV khơng ngừng được phát triển qua các năm. Cụ thể:
- Doanh thu TTQT, chi phí TTQT và lợi nhuận TTQT của BIDV có xu
hướng gia tăng qua các năm. Song tốc độ tăng trưởng của doanh thu TTQT ln
cao hơn tốc độ tăng chi phí TTQT do đó lợi nhuận TTQT ln có chiều hướng gia
tăng. Chi phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại.

- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có chiều hướng
gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của BIDV đã từng
bước phát triển và mang lại hiệu quả tốt hơn.


- Tỷ trọng giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại trên tổng doanh
thu của các BIDV tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần khơng nhỏ
vào tổng doanh thu của các BIDV.
Những kết quả nói trên đã khẳng định uy tín của BIDV trong lĩnh vực thanh
toán XNK trên trường quốc tế cũng ngày càng được nâng cao, thơng qua việc các
ngân hàng nước ngồi chấp nhận những thư tín dụng nhập khẩu do BIDV mở có giá
trị lên tới cả trăm triệu USD, lựa chọn BIDV là ngân hàng xác nhận cho những thư
tín dụng nhập khẩu do các NHTM khác trong nước phát hành, phát hành tái bảo
lãnh cho các thư bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng nước ngoài và trị giá cũng như
số món của các giao dịch tái bảo lãnh này ngày càng gia tăng.
Tính đến cuối năm 2010, BIDV đã có quan hệ đại lý và trao đổi mã khoá
SWIFT với hơn 900 ngân hàng ở gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp tục mở
rộng quan hệ đại lý, thanh toán với gần 1.600 định chế tài chính trong nước và quốc
tế, là sự lựa chọn tin cậy của các tổ chức quốc tế lớn như World Bank, ADB, JBIC,
NIB…, có thể đi thẳng tới 20.300 địa chỉ SWIFT của các ngân hàng đại lý, chi
nhánh ngân hàng và các phòng ban của họ, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán xuất
nhập khẩu và các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại khác.
2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu gián tiếp.
Hiện nay, BIDV đang thực hiện một số hoạt động ngân hàng quốc tế như
nhận tiền gửi và cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, TTQT, bảo lãnh nước ngoài
và các dịch vụ TTQT khác. Hoạt động TTQT đã thu được những hiệu quả nhất
định, thể hiện ở các chỉ tiêu:

Hoạt động TTQT góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ
cho ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nghiệp vụ TTQT thì trong những năm qua, BIDV
cũng khơng ngừng tăng trưởng và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến
ngoại tệ như vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong và ngoài
nước, đầu tư tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán séc, chi trả kiều hối, thanh
toán thẻ... Năm 2010, BIDV được bình chọn là Ngân hàng có dịch vụ huy động vốn
tốt nhất” và “Ngân hàng có dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tốt nhất” do Diễn đàn
kinh tế Việt Nam (VEF) và Báo VietnamNet tổ chức bình chọn.


Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

của ngân hàng phát triển.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV giai đoạn này cũng đánh dẫu


những chuyển biến và nỗ lực đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động mua bán ngoại tệ được quản lý tập trung
tại Hội sở chính của BIDV, đã thực hiện với nhiều ngoại tệ khác nhau: USD, EUR,
JPY, GBP, AUD...

Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân
hàng phát triển.
Hoạt đơng tín dụng XNK chiếm một thị phần quan trọng trong tổng dư nợ
của BIDV. Nhận thức được tầm quan trọng đó, BIDV đã khơng ngừng hồn thiện
các mặt cơng tác nhằm đảm bảo u cầu đặt ra của Ban lãnh đạo và Hội đồng quản
trị đề ra. Hoạt động tín dụng XNK của BIDV được coi là hoạt động mang lại lợi
nhuận lớn cho ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro.
BIDV đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, chủ động với các khoản đi vay của mình
nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.



Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác của ngân

hàng phát triển.
Hoạt động TTQT đã góp phần phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh
doanh BIDV. Với mức phí cạnh tranh và nghiệp vụ TTQT nhanh gọn, chính xác
góp phần tạo ra một nguồn thu khơng nhỏ cho BIDV. Thơng qua các hoạt động
TTQT, uy tín của BIDV cũng dần được nâng cao trên thị trưởng tài chính và tiền tệ
quốc tế. Hiện tại, phần lớn giao dịch của BIDV được thực hiện qua mạng SWIFT
(khoảng hơn 90%) đã đáp ứng được các nghiệp vụ khác nhau như thanh tốn XNK,
chuyển tiền cho các cơng ty, cá nhân…

Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển và
nâng cao uy tín của BIDV trên trường quốc tế.
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại BIDV

Mặt tích cực
Hoạt động thanh tốn quốc tế tại BIDV giai đoạn 2006-2010 đã thu
được những kết quả đáng khích lệ. Thu từ hoạt động TTQT đã góp phần không nhỏ
vào doanh thu qua các năm. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
Hoạt động TTQT đã góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ
cho BIDV. Sự phát triển của các dịch vụ TTQT gắn liền với sự tăng trưởng các sản
phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như cho vay bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại
tệ, nhận và chi trả kiều hối, tiền gửi bằng ngoại tệ …


Mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua BIDVvẫn cịn
nhiều hạn chế làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế

của Ngân hàng BIDV như Cơng nghệ thanh tốn chưa hiện đại; Các giao dịch
TTQT còn mắc nhiều lỗi tác nghiệp; Sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thanh toán chưa đa
dạng; Chưa có mơ hình quản lý rủi ro độc lập.
Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, những ngun nhân chủ quan gồm có: Trình độ cán bộ TTQT cịn
hạn chế. Cơng nghệ cho hoạt động TTQT chưa đáp ứng được với yêu cầu thanh
toán hiện đại. Chưa quan tâm đầu tư đúng mức đến công tác khách hàng, quảng bá
hình ảnh và hoạt động TTQT. Thiếu các biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong
TTQT đặc biệt là rủi ro về cung ứng ngoại tệ vào thời điểm thanh toán và rủi ro về
tỷ giá.
Thứ hai những nguyên nhân khách quan đó là: Hành lang pháp lý cho hoạt
động TTQT của Ngân hàng Thương mại còn thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ thường xuyên thay đổi làm
ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Thị trường ngoại hối chưa phát triển, tỷ giá ngoại
tệ biến động liên tục. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, đặc
biệt trong hoạt động TTQT.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV
3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh tại BIDV
Để thực hiện thành công những mục tiêu đã hoạch định, BIDV sẽ tập trung
vào một số nội dung trọng yếu sau: Đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, gia
tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, góp phần có hiệu quả
trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô; Chuyển dịch
mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy động vốn trung dài
hạn; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tài sản nợ-có; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; phấn đấu cải thiện hơn
nữa xếp hạng năng lực tài chính của BIDV; Tiếp tục thực hiện các cơng việc trong
lộ trình cổ phần hóa BIDV, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho NHTMCP BIDV
hoạt động và hướng tới xây dựng Tập đồn Tài chính Ngân hàng BIDV theo mơ

hình Cơng ty mẹ - con; Kết nối có hiệu quả thị trường tài chính Việt Nam với các


thị trường các nước trong khu vực, nâng tầm ảnh hưởng và vị thế của BIDV tại các
thị trường nước ngồi; Cơng tác marketing cần được đẩy mạnh tồn diện trên tất cả
các mặt. Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt
động TTQT và hướng tới các chuẩn mực quốc tế: Hệ số an toàn vốn đạt tiêu chuẩn
quốc tế, áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân
lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập KTQT.
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV
Mở rộng thị trường hoạt động, phát triển các dịch vụ TTQT truyền thống,
củng cố và mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế phát triển đồng bộ các
phương thức thanh toán khác nhau như phương thức nhờ thu, phương thức chuyển
tiền, thanh tốn mậu biên… đáp ứng nhanh chóng chính xác nhu cầu giao dịch
thanh tốn của khách hàng; Hồn thiện hơn các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, đáp
ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh tốn hàng hố XNK; Mở
rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi hợp lý. Đây là
nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển và mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc
tế ở ngân hàng; Hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn ngân hàng theo hướng hội
nhập với cộng đồng thế giới; Phối hợp tác nghiệp hơn nữa giữa các phịng nghiệp
vụ chun mơn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu Thanh toán quốc tế; Tiếp tục đào
tạo trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm cơng tác Thanh tốn quốc tế, nâng cao hơn
nữa tinh thần trách nhiệm và thái độ văn minh trong giao dịch với khách hàng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV
Gồm các nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất nhóm đề xuất nhằm đa dạng hóa dịch vụ, cắt giảm chí phí, xây
dựng chính sách phù hợp bao gồm:
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và cắt giảm chi phí hoạt động TTQT
- Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu

Thứ hai nhóm đề xuất về quản lý và đào tạo bao gồm:
- Tăng cường quản lý và sử dụng tốt các phương thức TTQT
- Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động.
Thứ ba là nhóm thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệp vụ
có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ
Thứ tư là nhóm đề xuất về cơng nghệ bao gồm các giải pháp


- Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng
thương mại hiện đại trong khu vực.
- Thuê đường truyền thông riêng của BIDV
Thứ năm là nhóm đề xuất về phát triển và phịng ngừa rủi ro từ ngân hàng đại lý
- Phòng ngừa rủi ro từ ngân hàng đại lý
- Lựa chọn và phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý
Thứ sáu là nhóm đề xuất về trích lập quỹ dự phịng và tăng cường giám sát
hoạt động TTQT trong hệ thống.
- Thành lập quỹ phịng ngừa rủi ro TTQT:
- Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT.
3.3. Một số kiến nghị
Kiến nghị với Chính phủ
TTQT là một trong những mảng hoạt động kinh doanh NH có liên quan trực
tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm, uy tín của nhiều bên tham gia ở các Quốc gia khác
nhau. Chính vì lẽ đó, việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động tài
chính – NH, cho hoạt động TTQT phù hợp với luật pháp quốc tế là rất cần thiết.
Do vậy, để thúc đẩy hoạt động TTQT của NHTM thì NN cần phải có những
biện pháp như:
Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng
Nâng cao vai trò của NN trong việc điều hành và quản lý nền kinh tế
Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng, duy trì chính
sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của NN.

Nâng cao tiềm lực quỹ dự trữ và xác lập cơ cấu ngoại tệ hợp lý:
NN cần có chính sách khuyến khích và kiểm sốt hoạt động XNK
Phát triển mạnh các hoạt động KT đối ngoại
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Là cơ quan chuyên trách quản lý NN trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng,
NHNN cần thực hiện những giải pháp sau để tăng cường hoạt động phòng ngừa
và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của các NHTM:
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTQT
Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ
thống NHTM.
Hồn thiện hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro hoạt động TTQT cho toàn
bộ hệ thống NHTM.


Kiến nghị với khách hàng là DN XNK
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới WTO (7/11/2006), do đó khi tham gia các quan hệ thương
mại quốc tế các NHTMVN và các DN XNK của Việt Nam cần phải hiểu rõ về
thông lệ và tập quán quốc tế và quy định của WTO để phòng ngừa và hạn chế rủi
ro trong TTQT. Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng,
những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu những vấn đề lý thuyết căn bản trong chất lượng TTQT, kết
hợp với phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động TTQT của BIDV, trong
khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TTQT như: khái niệm, đặc điểm,
vai trò của TTQT. Chỉ ra các phương thức thanh toán quốc tế, hiệu quả TTQT.
Đồng thời luận văn cũng đề cập các nhân tố tác động tới chất lượng thanh toán quốc
tế của ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng đề cập tới các nhân tố tác động lên hiệu

quả hoạt động TTQT của ngân hàng.
2. Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở những đánh giá, phân tích mơi trường
kinh doanh, kết quả thực hiện các nghiệp vụ TTQT, lượng khách hàng sử dụng dịch
vụ thanh toán quốc tế … Luận văn đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan,
chủ quan giải thích cho những mặt tích cực hay những hạn chế còn tồn tại.
3. Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế của hiệu quả hoạt động TTQT
của BIDV, đồng thời xem xét đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
chung, định hướng phát triển hoạt động TTQT của BIDV, tác giả đã mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.
Ngoài ra, trên cơ sở học tập nghiên cứu và thực tiễn, tác giả cũng đề xuất
một số kiến nghị với Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế.



×