DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Cụm từ viết đầy đủ
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
CSVC
Cơ sở vật chất
CNTT
Công nghệ thông tin
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NVTB
Nhân viên thiết bị
PPDH
Phương pháp dạy học
PHBM
Phịng học bộ mơn
PGD & ĐT
Phịng Giáo dục và Đào tạo.
QLGD
Quản lý giáo dục
QTDH
Quá trình dạy học
TBDH
Thiết bị dạy học
THPT
Trung học phổ thơng.
TKB
Thời khóa biểu.
UBND
Ủy ban nhân dân
i
I. LỜI GIỚI THIỆU
Thế kỷ hiện nay, thế kỷ của khoa học và công nghệ, thời kỳ của xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Ở mọi quốc gia, giáo
dục luôn được coi là tiêu điểm của sự phát triển, là chìa khóa để đất nước phát triển
kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị. Giáo dục ln có vị trí quan trọng để phát triển
nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
Ở nước ta, Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đảng ta đã khẳng
định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”,
có thể nói: Nếu điều kiện cần để phát triển giáo dục là nguồn nhân lực, chất lượng đội
ngũ nhà giáo thì cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) được xem là điều
kiện đủ.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu ra
phương hướng: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách
quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
và bảo vệ tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp dạy và học, cơ chế
quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học…trong toàn hệ thống giáo dục”.
Mục tiêu giáo dục của bậc Trung học phổ thông (THPT) hiện nay hướng tới
giáo dục tồn diện, khơng chỉ giáo dục tri thức mà còn rèn luyện kỹ năng, giáo dục
nhân cách học sinh (HS). Nội dung chương trình giáo dục THPT tơn trọng nhu cầu khả
năng, hứng thú của người học (Khác với trước kia nội dung mang tính hàn lâm, chú
trọng hệ thống khái niệm, định lý, học thuyết của các môn khoa học...) coi trọng các
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, cách giải quyết các vấn đề của thực tiễn, nâng
cao khả năng tìm kiếm việc làm, hịa nhập vào cuộc sống. Luật Giáo dục cũng yêu
cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
1
học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học,
khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”.
Trong thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển, điều kiện về
CSVC và thiết bị dạy học (TBDH) trong nhà trường được đầu tư đáng kể, có thể cho
phép triển khai tổ chức các hình thức dạy học mang tính chuyên sâu nhằm phát huy tối
đa tính tích cực của HS. Vì thế cần khai thác hiệu quả phương pháp thí nghiệm và
phương pháp thực hành được sử dụng ở các môn học với sự hỗ trợ của TBDH.
Dạy học theo phịng học bộ mơn (PHBM) là một xu hướng tất yếu của q trình hiện
đại hố giáo dục phải được đặt ra ngay từ bậc THPT. Xây dựng PHBM ở các trường
học là ý tưởng mang tầm chiến lược trong chủ trương đổi mới phương pháp dạy học
( PPDH), giúp HS sớm làm quen với môi trường khoa học, có những kiến thức thực
tiễn và giúp cơng việc giảng dạy của giáo viên (GV) tiện lợi hơn và coi đó như là một
trong những mục tiêu chiến lược tạo nên thành công trong phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Hiện nay, tại các trường phổ thông trong cả nước đã tiến hành đầu tư xây dựng
và đưa vào sử dụng PHBM theo Quyết định số 32/2004/ QĐ-Bộ GD & ĐT ban hành
quy chế công nhận PHBM trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia. Quyết định này tiếp
tục được điều chỉnh tại Quyết định 37/2008/QĐ-BGD&ĐT về PHBM (Gọi là Quyết
định 37) thay thế cho Quyết định 32/2004 . Theo quy định, các PHBM không chỉ đáp
ứng được các điều kiện đạt chuẩn về CSVC mà còn cần đáp ứng các yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay; Yêu cầu mỗi nhà trường cần thực hiện tốt hoạt động
dạy và học tại PHBM, việc sử dụng và bảo quản PHBM phải đạt hiệu quả.
Đề án “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tê” của Bộ GD&ĐT vừa được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
thơng qua. Đề án đã đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp mấu chốt trong đó chú trọng tới nhiệm
vụ chuyển từ giáo dục chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập
trung phát triển tồn diện năng lực và phẩm chất người học (năng lực công dân). Khâu
đột phá được xác định là khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục. Vì vậy quản
lý khai thác hiệu quả PHBM sẽ góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu để giáo dục
Việt Nam đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
2
II. TÊN SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng phịng học
bộ mơn ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay”
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ và tên: Phan Thị Nhàn
Địa chỉ tác giả sáng kiến kinh nghiệm:
Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0986 023 736
Gmail:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Phan Thị Nhàn
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lí giáo dục
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN: 25/9/2018
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cơng tác quản lý khai thác sử dụng phịng học
bộ môn kết hợp với thực tiễn công tác quản lý khai thác sử dụng PHBM tại nhà
trường, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng PHBM
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn
hiện nay.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân
hiện nay .
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết
Xuân hiện nay.
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu phân tích thực tiễn cơng tác quản lý khai thác sử
dụng PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Thời gian là 2 năm: 2017 – 2019
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh
Vĩnh Phúc đã được quan tâm, xong vẫn còn một số bất cập ở một số vấn đề:
Nhận thức về vai trị của PHBM trong q trình dạy học của một số bộ phận giáo viên,
học sinh chưa đúng mức; kỹ năng dạy học tại PHBM của một số giáo viên còn hạn
chế, chất lượng một số thiết bị chưa cao, một số thiếu đồng bộ, việc tổ chức quản lý
khai thác sử dụng PHBM chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Nếu các biện pháp đề xuất trong sáng kiến đảm bảo tính khoa học và phù hợp
với thực tế nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng PHBM ở trường
THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác sử dụng PHBM ở
trường THPT.
b. Điều tra, khảo sát thực trạng việc khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT
Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc.
c. Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT
Nguyễn Viết Xuân, có thể áp dụng cho các trường THPT trong toàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu quản lý và quản lý giáo dục, lý luận dạy học.
- Tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ có liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước,
Quốc hội, của ngành giáo dục và đào tạo về công tác xây dựng, khai thác sử dụng PHBM.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng, khai thác sử dụng PHBM.
- Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
4
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát.
- Quan sát cách thức quản lý khai thác PHBM và hoạt động sử dụng PHBM của
nhân viên thiết bị, giáo viên, học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Sử dụng phiếu hỏi để điều tra các đối tượng khảo sát như: tổ trưởng chuyên
môn, giáo viên, nhân viên thiết bị, học sinh trong phạm vi toàn tường.
- Điều tra thực trạng việc quản lý khai thác sử dụng PHBM trường THPT Nguyễn
Viết Xuân.
- Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý mà đề tài đưa ra sau khi
nghiên cứu lý luận và thực trạng.
6.2.3. Phương pháp toạ đàm (trị chuyện, phỏng vấn)
- Thu thập thơng tin qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo
sát để thu thập những thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Tổng kết kinh nghiệm trong khai thác sử dụng PHBM của một số nhân viên
thiết bị, GV trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
- Nghiên cứu, đánh giá qua các phiếu hỏi CBGV, NV, học sinh để chứng minh
cho tính khả thi của những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai
thác sử dụng PHBM rồi đưa ra kết luận.
6.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập trong nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, xử lý các số liệu thu được từ các
điều tra để rút ra kết luận.
7. Những đóng góp mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
+ Phân tích thực trạng việc quản lý khai thác sử dụng PHBM ở trường THPT
Nguyễn Viết Xuân hiện nay.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý khai thác sử dụng hiệu quả PHBM phù
hợp với điều kiện CSVC, TBDH và đặc điểm tình hình phát triển giáo dục của trường
THPT Nguyễn Viết Xuân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đáp ứng yêu
cầu, mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG
PHỊNG HỌC BỘ MƠN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1. Các khái niệm cơ bản của đề tài SKKN
1.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Đây là một trong các loại hình hoạt động đặc biệt và quan
trọng nhất của con người. Quản lý tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại
khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và
trong mọi thời đại. Bàn đến khái niệm quản lý có nhiều quan điểm khác nhau. Bản
thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên khái niệm
quản lý cũng có nhiều cách lý giải khác nhau. Cho đến nay, vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại
càng phong phú.
Quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý
Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về quản lý :”Quản lý xã hội một cách
khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ
thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn
những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát
triển tối ưu theo mục đích đặt ra”[6]
Theo F.W Taylor cho rằng "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác
làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm "[36].
Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều
chỉnh và kiểm soát ấy”[36].
Theo Harold Koontz – Cyric Odonnell - Heinz Weihrich trong cuốn “Những
vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự nỗ lực của
6
cá nhân để đạt được mục tiêu quan trọng trong điều kiện chi phí thời gian, cơng sức,
tài liệu, vật liệu ít nhất và đạt được kết quả cao nhất”[18 ]
Ở góc độ quản lý với tư cách là một chức năng xã hội dưới dạng chung nhất thì
quản lý được xác định là cơ chế để thực hiện sự tác động có mục đích nhằm đạt được
những kết quả nhất định. Đề cập đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý
tưởng sâu sắc của Các Mác: “Một nghệ sĩ vỹ cầm thì tự điều khiển mình cịn dàn nhạc
thì cần nhạc trưởng”[38].
Cịn ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý cũng bàn nhiều về
khái niệm quản lý.
Theo Từ điển Tiếng Việt 2013 – Nhà xuất bản Đà Nẵng : Quản lý là tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là những tác động có định hướng,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ
chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [33].
Hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhấn mạnh khía cạnh
quản lý là chức năng đặc biệt của mọi tổ chức: “Hoạt động quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức” [10].
Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích
của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [25].
Đề cập đến vấn đề quản lý, tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế Ngữ cho
rằng. "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định". 31, tr. 29
Tác giả Nguyễn Văn Lê quan niệm. "Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa
học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp
thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ". 25, tr. 6
Gắn quản lý với những lĩnh vực hoạt động cụ thể, tác giả Nguyễn Minh Đạo
định nghĩa:
7
“Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống
luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [8, tr 28]
Trong giáo trình Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lí luận và thực
tiễn, các tác giả cho rằng: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn
và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn
lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”. [5, tr. 194 ]
Tuy có nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều
có một điểm chung thống nhất như sau: “Quản lý là một quá trình được tiến hành
trong một tổ chức hay một nhóm xã hội, tác động có định hướng phù hợp quy luật
khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng
hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu
quản lý trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các
chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ
chính sách đường lối chủ chương trong các phương pháp quản lý và cơng vụ quản
lý để đạt mục tiêu quản lý.
Tóm lại, Quản lý là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá
trình xã hội, những hành vi hoạt động của con người, huy động tối đa các nguồn lực
khác nhau để đạt tới mục đích theo ý muốn của nhà quản lý và phù hợp với quy luật
khách quan.
Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm:
- Chủ thể quản lý (Người quản lý, tổ chức quản lý): Đề ra mục tiêu dẫn dắt điều
khiển các đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu định sẵn.
- Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con người (được tổ chức thành một
tập thể, một xã hội…), thế giới vô sinh (các trang thiết bị kỹ thuật…), thế giới hữu
sinh (vật nuôi, cây trồng…)
- Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ đó hoạt động quản lý được thực
hiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý được vận
hành điều chỉnh.
- Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, đây là căn cứ để
chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý.
8
Nghiên cứu về bản chất của hoạt động quản lý người ta nhận thấy nó có tính tất
yếu khách quan đồng thời có tính tất yếu chủ quan vì được thực hiện bởi người quản
lý. Mặt khác nó vừa có tính giai cấp lại vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoa học lại
vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật lại vừa có tính xã hội rộng rãi… chúng là
những mặt đối lập trong một thể thống nhất, đó là biện chứng, là bản chất của hoạt
động quản lý.
Các chức năng quản lý
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang "Chức năng quản lý là một dạng hoạt động
quản lý, thơng qua đó, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện
mục tiêu nhất định". [36, tr. 32]
Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra.
- Lập kế hoạch: là chức năng khởi đầu, là tiền đề của mọi q trình quản lý. Kế
hoạch hóa có nghĩa là xác định mục đích, mục tiêu đối với tương lai của tổ chức và
con đường, biện pháp cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
- Tổ chức: Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những
con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng
tương tác với nhau một cách tối ưu. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có
thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn nhân lực và vật lực. Công tác tổ chức bao
gồm việc xác định và nhóm gộp các hoạt động giao phó quyền hành của người quản lý
và tạo sự liên hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách tự giác và hăng hái.
- Chỉ đạo (lãnh đạo): Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến
những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các hoạt động,
các trạng thái vận hành của tổ chức đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải
điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hành của
tổ chức, quản lý nhằm nắm vững mục tiêu chiến lược đã đề ra.
- Kiểm tra đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá trạng thái của tổ
chức, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào, kịp
thời phát hiện những sai sót trong q trình hoạt động, tìm ngun nhân thành cơng,
thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm.
Muốn cho hệ thống quản lý vận hành có kết quả thì q trình quản lý là một thể
thống nhất trọn vẹn. Cần lưu ý vai trò của thơng tin rất quan trọng, nó được coi như
9
“mạch máu” của hoạt động quản lý. Chính vì vậy trong những nghiên cứu gần đây coi
thông tin như một chức năng trung tâm liên quan đến các chức năng quản lý khác.
Kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong chu trình quản lý
1.2. Phịng học bộ mơn
1.2.1. Khái niệm về PHBM
PHBM về mặt bản chất, đó là phịng chun dụng cho một môn học. Trong tài
liệu lưu hành nội bộ của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam năm 1972 có bài viết của
viện sỹ X.I.Sapôvalencô (Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xơ) có đề cập
đến PHBM và trong tài liệu của ông đã chỉ ra một số khái niệm về PHBM: "PHBM là
những phòng học được trang bị những tài liệu trực quan, những thiết bị học tập, bàn
ghế và các dụng cụ khác phục vụ học tập mà ở đó chúng được sử dụng một cách tích
cực trong bài học, trong giờ ngoại khóa và giáo trình tự chọn và cơng tác giáo dục
học sinh được tiến hành một cách có hệ thống với mức độ khoa học cao về các vấn đề
hoàn thiện quá trình giáo dục trong nhà trường”[46]. Như vậy ơng cho rằng PHBM
khơng chỉ có hoạt động dạy và học mà ở đó các TBDH được sử dụng nhằm phát huy
tính tích cực của HS, ngồi ra nó được sử dụng trong các giờ ngoại khố và cơng tác
giáo dục khác cho HS để hồn thiện q trình giáo dục.
Theo nhóm tác giả Viện khoa học giáo dục Việt Nam định nghĩa như sau: “
PHBM là những phòng học được trang bị những tài liệu trực quan, những thiết bị học
tập, bàn ghế và các dụng cụ khác phục vụ học tập mà ở đó chúng được sử dụng một
cách tích cực trong bài học, trong giờ ngoại khóa. Giáo trình tự chọn và công tác giáo
10
dục học sinh được tiến hành một cách hệ thống với mức độ khoa học cao về các vấn
đề hoàn thiện q trình giáo dục trong nhà trường” [32].
Có thể nhận biết được PHBM qua một số đặc điểm cơ bản sau:
- TBDH được bố trí sẵn theo yêu cầu của mơn học.
- Có tủ (giá) đựng TBDH để ngay trong khn viên lớp học; Có khu vực chuẩn
bị các bài thí nghiệm thực hành của GV và HS.
- Phịng học và bàn ghế được thiết kế theo các yêu cầu đặc trưng của bộ môn
kết hợp với sử dụng TBDH. Hệ thống chỗ ngồi được bố trí cơ động, thuận tiện cho
việc học tập theo hướng tăng cường sự hoạt động của HS. Bàn học có thể vừa là nơi
ghi chép những kiến thức lí thuyết nhưng cũng có thể là nơi thực hiện các thí nghiệm
(với bài học dạy lí thuyết có thực hành thí nghiệm)
- HS khơng học ở một phòng cố định mà thay đổi theo từng bộ môn. Hoạt động
dạy và học của thầy và trò được xây dựng theo hướng gắn với việc sử dụng TBDH bộ
môn. GV là người tổ chức cho HS tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động với
TBDH dưới các hình thức học lí thuyết kết hợp với thí nghiệm, thực hành tại PHBM.
1.2.2. Yêu cầu của PHBM
Theo Quyết định 37 về PHBM được BGD&ĐT ban hành có thể phân tích cấu
trúc và trang bị tối thiểu của PHBM như sau:
Về cấu trúc khơng gian:
Phịng học bộ môn thường được cấu trúc thành hai khu vực:
- Khu vực tổ chức các hoạt động dạy học ( PHBM)
- Khu vực bảo quản các TBDH. ( Kho để TBDH)
Cấu trúc khơng gian của PHBM có thể là cấu trúc mở, diện tích cho PHBM
phải đủ rộng, tạo điều kiện thoải mái cho các hoạt động của HS.
Về trang bị cho PHBM: gồm hệ thống thiết bị phụ trợ và TBDH
* Hệ thống thiết bị phụ trợ:
Các hệ thống thiết bị phụ trợ được trang bị bằng những thiết bị có chất lượng
cao và ln ở trong trạng thái vận hành phục vụ hoạt động dạy học của GV và
HS. Các PHBM đều phải được trang bị đầy đủ các hệ thống sau:
11
- Hệ thống điện
- Hệ thống phòng chống cháy nổ
- Hệ thống nước
- Hệ thống phòng chống độc hại...
- Hệ thống ánh sáng
*Thiết bị dạy học trong PHBM
Bất kì PHBM nào nếu trang bị đầy đủ, đều có hai hệ thống TBDH: Thiết bị
dùng chung và thiết bị môn học.
- Các thiết bị dùng chung gồm: Máy tính, Projecter + Màn chiếu, máy chiếu
OVH, máy chiếu vật thể, Ti Vi + Đầu Video, hệ thống tủ, giá chứa TBDH… và
những thiết bị hiện đại khác.
- Thiết bị môn học bao gồm:
+ TBDH mơn học chuẩn theo chương trình
+ TBDH tự làm của GV và HS.
1.2.3. Tác dụng PHBM đối với QTDH
So với phòng học truyền thống (kiểu dạy truyền thống) thì PHBM đem lại hiệu
quả cao trong QTDH.
1.2.3.1. PHBM làm tăng tần suất sử dụng, độ bền của TBDH và đem lại những lợi ích
về kinh tế.
Khi có PHBM sẽ không phải chuyển TBDH từ lớp này sang lớp khác do đó sẽ
tránh được hư hỏng khi di chuyển đồng thời tiết kiệm được thời gian. Điều quan trọng
nữa là GV không thể dạy chay khi xung quanh họ các TBDH được chuẩn bị sẵn sàng.
Chính vì lẽ đó mà phần lớn các TBDH đều được khai thác triệt để sử dụng một cách có
hiệu quả.
Các tủ và giá đựng thiết bị là những giá tủ chuyên dùng theo tiêu chuẩn quy
định. Có những loại tủ chỉ đựng hố chất, có những tủ chỉ đựng tiêu bản, có những tủ
chỉ đựng các dụng cụ khác. Bởi vậy mà TBDH được được bảo quản một cách tốt nhất.
Nếu khơng có PHBM, GV phải mang thiết bị dạy học đến từng lớp. Điều đó
buộc GV phải lựa chọn một vài thí nghiệm với những dụng cụ nhẹ, gọn, dễ vận
chuyển, không độc hại…Từ đó sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng TBDH.
PHBM có khả năng đem lại lợi ích về kinh tế vì TBDH được sử dụng lâu dài (hạn chế
hỏng hóc, trục trặc) tăng tuổi thọ do đó có điều kiện đầu tư thêm các hạng mục khác
nhằm phục vụ QTDH trong nhà trường.
12
1.2.3.2. Chỉ có PHBM mới có điều kiện lắp đặt phương tiện dạy học hiện đại.
Hiện nay các phương tiện hiện đại đã được sử dụng rất nhiều trong các trường
học: máy chiếu qua đầu, radio, catsette, máy vi tính, máy chiếu đa năng...) Những
phương tiện này phần lớn là cồng kềnh, dễ vỡ, dễ hư hỏng, đặc biệt lại đắt tiền, vì vậy
phải lắp đặt cố định ở PHBM, nếu khơng có PHBM thì việc khai thác các thiết bị sẽ
kém hiệu quả, thậm chí khơng được khai thác.
1.2.3.3. PHBM giúp cho năng lực thực hành của GV được nâng lên và địi hỏi GV
phải nâng cao trình độ tiếp cận với khoa học công nghệ.
Một thực tế khá phổ biến đối với GV đứng lớp hiện nay là: Năng lực sư phạm,
trình độ chun mơn, năng lực thực hành của một số GV còn hạn chế do đã từ lâu “lối
mòn” đọc chép cùng với tâm lý ngại chuẩn bị TBDH để đỡ mất thời gian. Vì vậy,
muốn sử dụng thành thạo các TBDH hiện đại đòi hỏi GV phải không ngừng học hỏi
nâng cao kỹ năng sử dụng đáp ứng với nhu cầu bài dạy.... Bởi vậy việc tổ chức dạy
học tại PHBM giúp cho trình độ chuyên môn của GV được nâng lên. Năng lực thực
hành, tư duy lơ gích, tư duy sáng tạo của thầy và trị khơng ngừng được phát triển. Khi
đã sử dụng nhiều lần thì trình độ sử dụng TBDH của GV sẽ thành thạo, họ sẽ bớt ngại
làm thí nghiệm từ đó tạo khơng khí học tập nghiên cứu của thầy trị thực sự nghiêm
túc, có hiệu quả.
1.2.3.4. PHBM tạo ra được khơng khí học tập khoa học của HS.
Đã đến học tại PHBM điều tất yếu các em HS đã mang theo một tâm thế là ở đó
sẽ được quan sát thí nghiệm do GV làm hoặc các em trực tiếp làm thí nghiệm, sử dụng
một loại thiết bị nào đó. Trường hợp những thiết bị khó hoặc gây nguy hiểm cho giáo
viên và học sinh thì các em được quan sát thí nghiệm ảo hoặc qua phim ảnh. Bởi vậy,
học ở PHBM dần dần các em sẽ hình thành các kĩ năng sau:
+ Kĩ năng tổ chức lao động khoa học.
+ Kĩ năng quan sát, nhận biết.
+ Kĩ năng thực hành.
+ Kĩ năng hợp tác.
Với không gian của PHBM, giờ học sẽ mang lại một sắc thái nghiên cứu khoa
học. Điều đó có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của HS.
13
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VIẾT XUÂN
2.1. Khái quát về trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc được thành lập trên
cơ sở được tách ra từ trường phổ thông cấp 3 Vĩnh Tường theo Quyết định số
707/TCCB ngày 28/8/1972 của ty giáo dục Vĩnh Phú trường mang tên: Trường cấp 3
Nghĩa Hưng, đến tháng 7/1973 trường mang tên trường cấp 3 Nguyễn Viết Xuân,
tháng 7/1992 có sự chuyển đổi về quy mơ giáo dục trường được đổi tên thành trường
cấp 2-3 Nguyễn Viết Xuân, từ ngày 19/8/1996 tới nay trường mang tên trường THPT
Nguyễn Viết Xuân.
Năm học 2019 - 2020 Nhà trường có 29 lớp với 1194 học sinh và 80 CB, GV,
CNV. Cơ cấu tổ chức Nhà trường gồm có 06 tổ: 05 tổ chun mơn và 01 tổ Văn
phịng. Trong những năm gần đây, nhà trường được UBND các cấp, sở GD – ĐT Vĩnh
Phúc hết sức quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường phát triển về qui mô, cơ sở vật
chất, đặc biệt chất lượng giáo dục có nhiều bước chuyển biến vượt bậc.
2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 38/2011/NQ- HĐND ngày 19/12/2011 của
HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về “Ban hành một số cơ chế, chính sách tăng cường CSVC
trường học đến năm 2015” và Kế hoạch số 1103/KH-UBND ngày 04/4/2012 của
UBND tỉnh về thực hiện nghị quyết số 38 của UBND tỉnh, đến nay trường THPT
Nguyễn Viết Xn đã có 04 phịng học bộ mơn (Hóa, Sinh, Lý, Cơng nghệ) , 01 thư
viện, 01 nhà GDTC, 03 phịng máy tính đã kết nối Internet, có hệ thống camera giám
sát các hoạt động dạy –học tại các phòng học.
Bảng 2.1. Thống kê số phòng học kiên cố, nhà GDTC, PHBM, phòng thư viên, số máy
4
1
3
Máy
chiếu
1
Máy vi
tính
100
P.Máy
tính
29
TV
29
PHBM
29
Nhà
GDTC
Nguyễn Viết Xuân
Tỷ lệ
PH kiên
cố (%)
1.
PH kiên
cố
TRƯỜNG THPT
Số PH
S
TT
Số lớp
tính năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Viết Xuân
135
23
14
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên thiết bị
Xác định rõ đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định
chất lượng giáo dục, Nhà trường luôn quan tâm , chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên
theo đúng tinh thần chỉ thị 40-CT/ TW của Ban Bí thư và kế hoạch số 87-KH/TU của
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc theo chuẩn giáo viên các cấp.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cơ bản đủ về số lượng. BGH nhà trường
luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
tạo điều kiện để CBQL, giáo viên đi học nâng chuẩn, tham gia các lớp bồi dưỡng lí luận
chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và QLNN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh ở tất cả các mơn học.
Năm học 2019 – 2020 trường có 76 cán bộ quản lý và giáo viên. Trong đó 100% đạt
chuẩn về trình độ, 18 cán bộ quản lý, giáo viên đã học xong chương trình Thạc sỹ, 04
giáo viên đang học Cao học.
Đội ngũ nhân viên thiết bị luôn được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho đi
học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý TBDH khi có chỉ đạo của sở.
2.
Nguyễn Viết
Xuân
4
0
4
0
2
1
1
0
Đạt
chuẩn
Chưa
qua đào
tạo
Kiêm
nhiệm
Chưa
qua đào
tạo
Số
NVTV
Chuyên
trách
Đạt
chuẩn
Kiêm
nhiệm
TRƯỜNG
THPT
Chuyên
trách
S
TT
Số
NVTB
Bảng 2.2: Thống kê số lượng NVTB trường THPT Nguyễn Viết Xuân
1
0
Nhận xét: Theo bảng thông kê cho thấy trường THPT Nguyễn Viết Xuân chưa
có NVTB chuyên trách. Đây là điểm yếu gây nên khó khăn trong cơng tác quản lí
TBDH, PHBM.
2.4. Thực trạng quản lý sử dụng phịng học bộ mơn ở trường trung học phổ thông
Nguyễn Viết Xuân
2.4.1 .Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của PHBM đối với quá trình dạy học.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về sự cần thiết của PHBM đối với QTDH
ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát
50 giáo viên của trường.
15
Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề về nhận thức tầm quan
trọng của PHBM đối với QTDH.
Quy trình thực hiện
- Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát.
- Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung sẽ triển khai.
- Xác định thành phần điều tra khảo sát.
- Thực hiện việc điều tra, khảo sát.
- Thu thập các phiếu điều tra và xử lí các phiếu điều tra.
- Tổng hợp kết quả trả lời và các ý kiến phỏng vấn.
Chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên
theo 4 mức độ
Rất quan trọng (RQT)
(3 điểm)
Quan trọng (QT)
(2 điểm)
Khơng quan trọng (KQT)
(1 điểm)
Điểm trung bình : X điểm (1≤ X ≤ 3)
k
Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:
X
X : Điểm trung bình
X K
i
i n
i
n
Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n : Số người tham gia đánh giá
Bảng 2.3: Nhận thức của GV trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân
TẦM QUAN TRỌNG
TT
NỘI DUNG QUẢN LÝ
RQT
QT
KQT
Điểm
Thứ
bậc
1
Kế hoạch hóa việc xây dựng
PHBM
27
10
13
2.28
8
2
Quản lý việc sử dụng PHBM
của giáo viên.
23
18
9
2.28
8
3
Quản lý việc học tập của học
sinh ở PHBM
30
15
5
2.50
2
4
Quản lý việc học sinh bảo quản
PHBM
29
15
6
2.46
5
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân viên thiết bị
30
17
3
2.54
3
1
16
6
Tăng cường nguồn lực tài chính
28
10
12
2.32
7
7
Kiểm tra đánh giá
30
13
7
2.46
3
8
Ứng dụng CNTT vào dạy học ở
PHBM
27
17
6
2.42
5
9
Sinh hoạt chuyên môn ở PHBM
26
11
13
2.26
10
30
10
10
2.4
6
10 Cơng tác xã hội hóa giáo dục
Nhận xét : Qua số liệu ở bảng cho thấy GV quan tâm đến các biện pháp xây dựng
PHBM của Hiệu trưởng. Giáo viên đánh giá cao các nội dung như: Quản lý việc học
tập của học sinh ở PHBM, quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên, kiểm tra đánh giá. Giáo viên nhận thức rằng việc ứng dụng CNTT trong xây
dựng PHBM không cần thiết ở mức độ cao. Nhiều người lo ngại khó quản lý học sinh
(mất trật tự, thậm chí trốn học), khơng kịp thời gian trong di chuyển đến PHBM. Một
số GV không muốn thay đổi phương thức dạy học cũ, ngại sự “thay đổi” theo chiều
hướng tích cực, chủ động trong mơi trường phịng học mới dạy học tương tác giữa
thầy và trò. Đánh giá chung nhận thức của GV về các nội dung trên là khá tốt, đây là
điều kiện thuận lợi để Hiệu trưởng có thể xây dựng những biện pháp cụ thể trong quá
trình quản lý khai thác, sử dụng PHBM.
2.4.2. Thực trạng hoạt động chỉ đạo dạy và học ở PHBM
Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 giáo viên ở trường thu được kết quả như bảng 2.4 và
bảng 2.5
Bảng 2.4: Thực trạng việc thực hiện hoạt động dạy ở PHBM của giáo viên
Số người tán thành ở các mức độ
TT
1
Nội dung thực hiện
GV nắm vững nội dung chương
trình.
Thực hiện
tốt
Thực hiện
Trung
bình
Thực hiện
chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
28
56,0
11
22,0
11
22,0
17
2
GV lập kế hoạch dạy học ở PHBM
14
28,0
12
24,0
23
46,0
3
GV chuẩn bị hồ sơ, giáo án lên lớp.
27
54
20
40
3
6,0
4
GV chuẩn bị TBDH ở PHBM để
dạy trước 1 ngày.
18
36,0
13
26,0
19
38,0
5
Sử dụng TBDH hợp lý và PHBM
hiệu quả
16
32,0
19
38,0
15
30,0
6
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy
và biết phối hợp sử dụng các
TBDH trong PHBM
23
46,0
17
34,0
10
20,0
7
Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả
để làm thực nghiệm.
26
52,0
17
34,0
7
14,0
8
Phát huy tính tích cực của học sinh,
tạo bầu khơng khí khoa học trong
giờ dạy ở PHBM.
21
42,0
13
26,0
16
32,0
9
Đánh giá đúng kết quả học tập của
học sinh.
23
46,0 17
34,0
10
20,0
10
Hướng dẫn học sinh sử dụng và
bảo quản PHBM
22
44,0
38,0
9
18,0
19
Bảng 2.5: Thống kê số tiết dạy ở PHBM của một số bộ môn
STT
Môn học
Tổng số tiết học tại PHBM
1
Vật lý 10,11,12.
120 tiết
2
Hóa học 10,11,12.
120 tiết
3
Sinh học 10,11,12.
21 tiết
4
Công nghệ 11,12.
70 tiết
5
Tiếng Anh
150 tiết
6
Tin học
500 tiết
Nhận xét: Đa số GV dạy ở PHBM thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương
trình, đó chủ yếu là những giờ thực hành. Qua khảo sát thực tế cho thấy vẫn còn một
số GV lúng túng trong việc quản lý học sinh học tại PHBM, việc lên chương trình, kế
hoạch, nội dung dạy học tại PHBM cũng chưa được đồng loạt các GV quan tâm, chưa
đưa ra được những giải pháp cụ thể cho quá trình dạy học ở PHBM.
18
Để chuẩn bị cho 1 giờ dạy ở PHBM đối với GV là một vấn đề gặp nhiều khó
khăn, bởi dạy học ở PHBM cần phải chuẩn bị trước các thí nghiệm thực hành, yêu cầu
GV phải sử dụng thành thạo các TBDH, phải hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, sau
khi sử dụng lại phải thực hiện khâu vệ sinh…do vậy mất nhiều thời gian công sức.
Trong khi điều kiện riêng của mỗi GV lại khác nhau vì vậy chỉ có những GV tâm
huyết mới thực hiện tốt, phần lớn các GV chỉ chuẩn bị trong thời gian ngắn trước khi
vào lớp, vì thế nên có những thí nghiệm không thành công, hoặc khi gặp những thiết bị
chất lượng khơng đảm bảo thì giờ dạy kém hiệu quả. Thực tế chỉ có 32,0% tổng số GV
sử dụng tốt các TBDH và khai thác PHBM hiệu quả. Nhiều GV chưa có nhiều kỹ năng
sử dụng TBDH, PHBM bởi họ chưa được đào tạo và tập huấn thường xuyên, chủ yếu
là do kinh nghiệm và tự học hỏi, mày mò do vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng.
Mặt khác, sự kết hợp giữa các TBDH với ứng dụng CNTT trong giảng dạy địi
hỏi phải có trình độ Tin học nhất định, chính điều này có những lúc gây khó khăn cho
GV giảng dạy ở PHBM. Bên cạnh đó độ chính xác và chất lượng của TBDH của các
nhà trường cũng là một vấn đề làm cho GV ngại sử dụng. Có những GV chỉ coi
PHBM là nơi tổ chức học nhóm với mơ hình các loại bàn thiết kế đặc thù và để không
phải di chuyển các thiết bị xuống các phòng học truyền thống, còn sử dụng PHBM
một cách có hiệu quả ở các nhà trường chưa cao.
Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm ở PHBM của các GV thực hiện tốt với tỉ lệ
52,0%, đây là một hoạt động có tính hiệu quả cao khi dạy học ở PHBM, vì thơng qua
hoạt động nhóm HS đã giải quyết được các tình huống GV đặt ra và được sống trong
bầu khơng khí khoa học, được tự tay làm các thí nghiệm để khắc sâu kiến thức. Việc
kiểm tra đánh giá HS ở PHBM cũng được các GV rất quan tâm, kiểm tra bằng các
hình thức khác nhau như: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của HS,
kiểm tra q trình thực hành thí nghiệm, kiểm tra theo định kỳ và đánh giá HS theo
quy chế. Tuy nhiên, một số GV thực hiện vẫn chưa tốt việc kiểm tra đánh giá này.
GV đã hướng dẫn HS sử dụng và bảo quản PHBM để đảm bảo độ bền của thiết
bị, nhưng còn nhiều GV chưa quan tâm đến vấn đề này, có GV cho rằng đây là cơng
việc của NVTB, có GV chỉ quan tâm tới giờ dạy, cịn việc bảo quản và giáo dục HS thì
chưa thành ý thức thường xuyên. Vì thế nhiều PHBM mới xây dựng nhưng do ý thức
19
chưa tốt của HS nên xảy ra tình trạng: sau giờ học các PHBM cịn bẩn, hệ thống điện
khơng ổn định, các thiết bị hỏng và mất như phòng máy tính mất chuột, học sinh khóa
máy bằng mật khẩu, bàn phím gẫy...
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Những điểm mạnh và điểm yếu, thuận lợi và khó khăn.
2.5.1.1. Về điểm mạnh
Nhà trường đã thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành và nhận thức việc sử
dụng PHBM có một ý nghĩa hết sức quan trọng để khai thác các thiết bị dạy học nhằm
đổi mới PHDH và nâng cao chất lượng giáo dục, luôn quan tâm đến CSVC, trang thiết
bị phục vụ dạy học, thường xuyên có kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị
trong PHBM.
Đội ngũ GV có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lịng u nghề và tinh
thần trách nhiệm cao trong cơng việc nên có ý thức trong việc sử dụng và quản lý
TBDH trong quá trình dạy ở PHBM.
Học sinh được làm quen với môi trường khoa học và phát huy tính tích cực
trong q trình học tập.
2.5.1.2. Về điểm yếu
Nhà trường chưa có kế hoạch nâng cấp và phát triển PHBM với những giải pháp
cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế. Chất lượng các PHBM chưa được quan tâm,
một số TBDH chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng của đổi mới PPDH. Cơng tác xã hội hóa
giáo dục chưa hiệu quả nên việc xây dựng các PHBM vẫn chờ vào sự đầu tư của ngân
sách nhà nước nên rất thụ động.
Trình độ GV khơng đồng đều, một số GV ngại chuẩn bị TBDH ở PHBM nên
vẫn dạy chay, hoạt động dạy và học của một số trường cịn mang tính hình thức, chưa
đi vào chiều sâu. NVTB chưa được tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn hàng năm để
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Nhiều học sinh chưa có nề nếp học ở PHBM, ý thức giữ gìn của cơng chưa cao.
20
Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG
PHỊNG HỌC BỘ MƠN Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XN
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
QTDH được xem như một hệ thống tồn vẹn bao gồm các thành tố liên hệ
tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. Các thành tố của QTDH là: Mục đích dạy
học, nội dung dạy học, PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, GV,
HS. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống địi hỏi các biện pháp phải được tổ chức hợp lý
để cho tác động có tính hệ thống đến tồn bộ các thành tố của QTDH nhằm tạo ra
những thay đổi tích cực và đạt được mục tiêu của quá trình này. Mục tiêu dạy học tại
PHBM luôn gắn liền với mục tiêu bộ môn, nằm trong hệ thống mục tiêu giáo dục
chung của bậc THPT. Vì vậy địi hỏi các biện pháp đưa ra phải đồng bộ và cân đối,
đồng thời phải xác định trọng tâm và ưu tiên hợp lí.
3.1.2.Nguyên tắc tính kế thừa
Trước những thay đổi do yêu cầu thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ
thông, công tác quản lý khai thác, sử dụng PHBM của nhà trường cũng cần phải thay
đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những kết quả đã đạt được, nghiên cứu trước đó
và phát huy, sự sáng tạo đổi mới để phù hợp với giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Tuy
nhiên kế thừa phải mang tính sáng tạo chứ khơng sao chép một cách máy móc mà cần
kế thừa và phát triển các biện pháp để hoàn thiện hơn.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Ngồi tính kế thừa, kinh nghiệm thực tiễn là một kho báu vô giá. Thực tiễn thì
ln biến động, do vậy có được sự chỉ bảo của đội ngũ đi trước cũng là nguồn tham
khảo giá trị. Việc đưa ra các biện pháp quản lý sử dụng PHBM còn phải dựa vào điều
kiện thực tiễn hiện có của nhà trường. Mỗi đơn vị có đặc thù về nguồn nhân lực là con
người, đặc thù về trang bị CSVC và các điều kiện khác, do vậy các biện pháp nêu ra để
áp dụng vào đó phải là đặc trưng, phù hợp với mỗi nhà trường.
21
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động
quản lý khai thác sử dụng PHBM một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Để đạt
được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình
quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp cần được kiểm chứng,
khảo nghiệm một cách khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế của nơi áp dụng.
Chính vì vậy việc nghiên cứu kĩ điều kiện thực tiễn tại cơ sở áp dụng biện pháp là điều
hết sức cần thiết trong việc đưa ra các biện pháp hiệu quả.
3.2. Các biện pháp quản lý
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của PHBM cho các lực
lượng có trách nhiệm trong các nhà trường.
Có thể nói đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì có nhận thức
đúng đắn thì mới có hành động đúng và có nhận thức đúng vấn đề mới tìm ra các giải
pháp để đạt mục tiêu đề ra.
3.2.1.1 Mục đích.
Nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, GV, NVTB và HS hiểu về tầm quan
trọng của PHBM trong quá trình dạy học nhằm đổi mới PPDH trong bối cảnh hiện
nay. Biến nhận thức thành ý thức, hành động trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng
có hiệu quả PHBM của từng thành viên trong nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Đội ngũ cán bộ quản lý cần nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước, Pháp luật, Luật giáo dục, đặc biệt là công tác đổi mới QLGD theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết TW 6 lần 2 về phát
triển giáo dục, khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, lối sống và đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, GV, nhân viên. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền với cán bộ
quản lý và các lực lượng khác trong nhà trường về PHBM để có được nhận thức sâu
sắc, thấu đáo về việc khai thác và sử dụng PHBM. Nắm vững nội dung, phương pháp
quản lý để chỉ đạo tốt công tác xây dựng PHBM đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
22
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
* Đối với cán bộ quản lý các nhà trường
Tuyên truyền cho GV, NV, HS, Hội cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng
của PHBM trong QTDH để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, qua hội nghị của
các ban ngành đoàn thể, các bản tin giáo dục qua hệ thống phát thanh nhà trường và
địa phương hoặc website của nhà trường.
Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của ngành
và cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở Giáo
dục và Đào tạo về PHBM và TBDH. Trên cơ sở đó vận dụng có hiệu quả vào công tác
quản lý khai thác, sử dụng PHBM, từ đó tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, nhân viên,
học sinh ở trường mình hiểu được và vận dụng trong thực tiễn.
Xây dựng hệ thống PHBM đạt chuẩn và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức và ý thức chủ động của Hiệu trưởng, vì thế Hiệu trưởng nhà trường cần có nhận
thức sâu sắc về vai trị, tầm quan trọng của PHBM để đưa ra những chủ trương và các
giải pháp phù hợp với thực tiễn của từng nhà trường.
Không ngừng học tập về tu dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị,
về quản lý Nhà nước, QLGD để có kiến thức quản lý nhà trường trong giai đoạn đổi
mới về giáo dục. Người quản lý phải học hỏi từ đồng nghiệp, biết lắng nghe và biết tự
điều chỉnh mình. Tham quan học tập ở các trường đạt chuẩn Quốc gia, học hỏi các
điển hình tiên tiến để đúc rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của các mơ hình về
khai thác, sử dụng PHBM, áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn của trường mình. Xây
dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho GV, NVTB. Nếu có điều kiện mời
giảng viên chuyên ngành về bồi dưỡng cho GV tại trường. Từ đó tổ chức cho GV
nghiên cứu và học tập nâng cao nhận thức về lý luận và khoa học PHBM, quá trình
thực hiện QTDH ở PHBM. Trong quá trình tổ chức đó người quản lý phải chủ động đi
đầu và tạo điều kiện cho GV từng bước áp dụng trong QTDH, phù hợp với đặc trưng
của môn học và khả năng của mỗi GV, trình độ của HS.
* Đối với các tổ trưởng chuyên môn
Quyết định 37 về PHBM quy định rõ: ”Tổ trưởng chuyên môn là người giúp
lãnh đạo nhà trường theo dõi hoạt động của PHBM và thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định”[5], vì thế Tổ trưởng chuyên môn cần nhận thức đúng tầm quan trọng trong
của PHBM và vai trị, nhiệm vụ của mình để chỉ đạo tổ chuyên môn dạy học ở PHBM
23
có hiệu quả. Người tổ trưởng chun mơn phải được thường xuyên bồi dưỡng về
chuyên môn và nghiệp vụ quản lý để có nhân cách tổng hịa của người GV môn học,
nhà sư phạm và là nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ. Từ nhận thức đúng
và tồn diện, tổ trưởng chun mơn nắm bắt được các định hướng chuyên môn về
PHBM của Sở GD&ĐT và của nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch, giải pháp thực
hiện. Cần lựa chọn những GV có năng lực chuyên môn tốt làm “nhân tố” để thực hiện
hiệu quả vai trò của PHBM.
* Đối với đội ngũ giáo viên
Trong nhà trường, GV là lực lượng lao động trực tiếp nhất và là lực lượng
chính trong cơng tác dạy học ở nhà trường nói chung và PHBM nói riêng. GV trực tiếp
tạo ra sản phẩm của giáo dục và quyết định chất lượng dạy học. Vì thế đội ngũ GV dạy
ở PHBM có vai trị rất quan trọng. Cần tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng chuyên
đề về PHBM và đổi mới PPDH để từ đó GV được đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm để sáng tạo trong nghề dạy học. Để tăng cường nhận thức cho GV có
thể tạo điều kiện cho GV đi học các lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị,
chun mơn nghiệp vụ.
100% GV phải được nghiên cứu học tập các văn bản quy định về PHBM, đặc
biệt hiểu được vị trí, tầm quan trọng của PHBM trong quá trình giáo dục và giảng dạy.
Thổi bùng lên trong GV ngọn lửa về ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, tự giác, tích
cực sáng tạo để mọi GV đều hiểu rõ và thực hiện đúng. GV cần làm tốt cơng tác bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng, GV cần có sổ sinh hoạt chuyên môn để ghi chép nội dung sinh
hoạt chuyên đề, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Tích cực đọc sách
báo, sách tham khảo, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kinh nghiệm. Học hỏi các đồng
nghiệp có năng lực chun mơn giỏi để có thêm những vốn quý trong giảng dạy.
Đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, chun mơn nghiệp vụ và việc giáo viên
tự học, tự bồi dưỡng là rất quan trọng. Địi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn, định
hướng được sự phát triển. Mặt khác phải là sự tự giác của bản thân mỗi giáo viên. Bởi
vì khoa học ln phát triển khơng ngừng, địi hỏi những nhà giáo dục phải đổi mới để
đáp ứng được yêu cầu thời đại.
24