Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nha Ha Noi hoctrong van chuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.88 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nhà "Hà Nội học" trong văn chương</b>



<b>- Giới nghiên cứu, phê bình tơn vinh Nguyễn Huy Tưởng là “nhà chép sử bằng văn chương”</b>
<b>xuất sắc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Nhưng theo chúng tơi, bên cạnh danh</b>
<b>hiệu cao q và đích thực đó, có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng cịn là “nhà Hà Nội học” trong</b>
<b>văn chương. </b>


Nhà văn Nguyễn Tuân trong lời bạt cuốn tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô đã cảm nhận: “Đọc lại
tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vương vấn
ngàn năm Thăng Long chốn cũ”


Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng bị lôi cuốn bởi các sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Huy
Tưởng vì theo ơng: “Những cái tên sách gợi lên hình ảnh một cái đài tưởng niệm bằng ngơn ngữ,
một vịng nguyệt quế từ bàn tay nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt lên trán những trai thanh, gái lịch
của Hà Nội rất giàu lòng yêu nước”


Nhà văn Nguyễn Đình Thi (trái) và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
những ngày đầu sau Cách mạng ở Hà Nội. Ảnh tư liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chiến như một định mệnh khiến anh luôn xuất hiện đúng lúc bên Trinh – người yêu cũ trong những


tình huống hiểm nghèo.


Khi xảy ra tác chiến ở nhà máy đèn, chồng Trinh bị một tên lính Pháp bắn chết, Trần Văn đã ngẫu
nhiên cứu được mẹ con Trinh ra khỏi hầm trú ẩn. Rồi sau một trận đánh, Trần Văn lại tình cờ gặp
Trinh đang bế đứa con nhỏ trên tay, mệt mỏi, tuyệt vọng trong đám người hỗn độn chưa kịp tản cư.
Lúc này, trước mặt anh “Trinh chỉ là một người cơ nhỡ, một nạn nhân của chiến tranh. Nhìn Trinh
nhỏ bé trong bóng tối, lảo đảo vì mệt mỏi, khuỵu ln, trật giày ln, anh thấy ngậm ngùi thương
xót. Anh nghĩ phụ nữ và trẻ con là những người phải chịu cái gánh nặng của chiến tranh nặng nề
hơn cả, vì là những người yếu đuối nhất đời, mỏng manh như cái bóng nước chỉ một giọt mưa nhẹ
cũng đủ làm cho tan đi như đã khơng có. Trong lúc này, giúp họ cũng lớn như đánh giặc”(5).


Khi ấp ủ dự định viết một trường thiên tiểu thuyết về Liên khu I, Nguyễn Huy Tưởng đã nghĩ đến
cái tên: Thề với phố phường, rồi Sống mãi với phố phường và cuối cùng mới là Sống mãi với Thủ
đơ. Cịn với truyện phim Lũy hoa, lấy từ cái “xương sườn” của Sống mãi với Thủ đơ (theo cách nói
của Nguyễn Tuân) đã bao quát toàn bộ Sống mãi với Thủ đô thể hiện trọn vẹn ý tưởng của nhà văn,
với kết thúc ngày về chiến thắng của Trung đoàn Thủ đơ, ban đầu có tên là Hoa trên chiến lũy.
Như vậy nhan đề Sống mãi với Thủ đô và Lũy hoa được đặt bởi sự nung nấu, nghiền ngẫm trong tư
duy sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng để cuối cùng có được cái tên vừa ý đặt cho những đứa con
tinh thần của mình. Đó là những nhan đề vừa khái quát vừa gợi cảm, vừa đa nghĩa, vừa ấn tượng và
đặc biệt rất Hà Nội, mang đậm dấu ấn lịch lãm, hào hoa của chủ thể sáng tạo, của một cái tơi nghệ
sĩ hịa quyện với ý thức cơng dân và thiên chức của người trí thức - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
thật sự ám ảnh và thuyết phục với người đọc.
Là một cây bút có kiến văn sâu rộng, am hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,
Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy chất liệu thẩm mỹ cho sáng tác của chính mình. Những liên tưởng,
đối chiếu giữa kiến thức sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời, Hà Nội đã vào văn ông, làm
nên “toàn bộ hồn cốt và đường nét trong văn ông”, khiến độc giả không chỉ thiện cảm với tác giả
tiểu thuyết mà còn yêu quý hơn “Hà Nội – trung tâm tim óc của cả nước. Qua bao triều đại, chế độ,
cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy đã đập đều trên chín thế kỷ rưỡi”(6) như cảm nhận của Nguyễn Tuân và
đến bây giờ, “cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy” đã đập đều đến nghìn năm Thăng Long, đến chẵn 10 thế
kỷ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×