Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã hòa ninh – huyện hòa vang thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN PHAN THANH MAI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
NGẦM TẠI XÃ HÒA NINH – HUYỆN HÒA VANG –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN PHAN THANH MAI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
NGẦM TẠI XÃ HÒA NINH – HUYỆN HÒA VANG –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lí tài ngun và mơi trường
Mã số:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S Nguyễn Văn Khánh

Đà Nẵng – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hòa
Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực và chưa từng
được công bố, các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú.
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phan Thanh Mai


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của cả quá trình học tập, nghiên cứu của em, nhưng
trong đó khơng thể thiếu đi sự giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Khánh – người đã luôn tận tình chỉ bảo, động
viện tinh thần trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo khoa Sinh – Môi trường,
trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
học tập, nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn lớp 15CTM đã luôn động viên,
giúp đỡ em hết mình trong thời gian em thực hiện đề tài.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học đề tài ............................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về nước ngầm ......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................3
1.1.2. Sự hình thành và ý nghĩa của nước ngầm ......................................................3
1.1.3. Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm ....................................4
1.2. Tổng quan về kim loại nặng ..................................................................................6
1.2.1. Khái niệm và độc tính .....................................................................................6
1.2.2. Ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm ................................................7
1.2.3. Đặc điểm và tính chất các kim loại nặng trong trong nghiên cứu .................8
1.3. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước ngầm của huyện Hòa Vang và xã Hòa Ninh .9
1.3.1. Huyện Hòa Vang .............................................................................................9
1.3.2. Xã Hòa Ninh .................................................................................................10
1.4. Đánh giá rủi ro sức khỏe ......................................................................................10
1.4.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro sức khỏe .........................................................10
1.4.2. Ý nghĩa đánh giá rủi ro sức khỏe.................................................................11
1.4.3. Đối với rủi ro gây ung thư chỉ số ILCR ........................................................11
1.4.4. Đối với rủi ro không gây ung thư chỉ số HQ ................................................11
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng nước ngầm và đánh giá rủi ro
sức khỏe của người dân ..............................................................................................12
1.5.1. Một số nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................................12
1.5.2. Một số nghiên cứu ở trong nước...................................................................14
1.6. Điều kiện tự nhiên huyện Hòa Vang và vùng nghiên cứu xã Hòa Ninh .............15
1.6.1.Điều kiện tự nhiên huyện Hòa Vang ..............................................................15
1.6.2.Điều kiện tự nhiên xã Hòa Ninh ....................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................19
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................20



2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20
2.4.1. Phương pháp hồi cứu số liệu ........................................................................20
2.4.2. Khảo sát thực địa ..........................................................................................20
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu ..........................................................20
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm ..................................20
2.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng Cu và Cr ................................................21
2.4.6. Phương pháp xử lí và thống kê số liệu .........................................................22
2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ .....................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................... 23
3.1. Chất lượng nước ngầm ........................................................................................23
3.1.1. pH..................................................................................................................25
3.1.2. Độ cứng.........................................................................................................25
3.1.3. Độ đục ...........................................................................................................26
3.1.4. Tổng chất rắn hòa tan...................................................................................27
3.1.5. Nitrat (NO3-) .................................................................................................27
3.1.6. Nitrit (NO2-) ..................................................................................................28
3.1.7. Amoni (NH4+)................................................................................................29
3.1.8. Nồng độ Cr và Cu .........................................................................................30
3.2.Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của các KLN gây ra trong nước ngầm 33
3.2.1. Kết quả đánh giá rủi ro theo chỉ số HQ của đồng ......................................33
3.2.2. Giá trị ILCR của Crom .................................................................................34
3.3. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của nguồn ô nhiễm Nito gây ra trong
nước ngầm ..................................................................................................................35
3.3.1. Kết quả đánh giá rủi ro theo chỉ số HQ của Nitrat .....................................35
3.3.2. Kết quả đánh giá rủi ro theo chỉ số HQ của Nitrit .......................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 39
I. Kết luận ...................................................................................................................39
II. Kiến nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 40
PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................................................... 43

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 45


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

3.1

Kết quả phân tích các chỉ tiêu mơi trường tại 20 điểm lấy mẫu

24

của xã Hịa Ninh
3.2

Bảng chỉ số HQ của kim loại Đồng tại điểm khảo sát của xã

33

Hòa Ninh
3.3

Bảng chỉ số ILCR của kim loại Crom tại điểm khảo sát

34


3.4

Bảng chỉ số HQ của Nitrat tại điểm khảo sát của xã Hòa Ninh

35

3.5

Bảng chỉ số HQ của Nitrit tại điểm khảo sát của xã Hòa Ninh

37


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Sự hình thành nước ngầm trong chu trình thủy văn

3

1.2

Bản đồ hành chính huyện Hịa Vang – thành phố Đà Nẵng


15

1.3

Bản đồ khu vực nghiên cứu – xã Hòa Ninh

17

2.1

Bản đồ thu mẫu tại các thơn của xã Hịa Trung, huyện Hịa Vang

19

3.1

Biểu đồ so sánh độ cứng của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy

25

mẫu tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.2

Biểu đồ so sánh độ đục của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy mẫu

26

tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.3


Biểu đồ so sánh TDS của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy mẫu

27

tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.4

Biểu đồ so sánh Nitrat của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy mẫu

28

tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.5

Biểu đồ so sánh Nitrit của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy mẫu

29

tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.6

Biểu đồ so sánh Amoni của mẫu nước ngầm tại 20 điểm lấy mẫu

29

tại xã Hòa Ninh với QCVN
3.7

Biểu đồ so sánh hàm lượng Cu và Cr tại 20 điểm lấy mẫu tại xã


30

Hòa Ninh với QCVN
3.8

Phân bố hàm lượng Cr tại khu vực nghiên cứu

31

3.9

Phân bố hàm lượng Cu tại khu vực nghiên cứu

32

3.10

Chỉ số rủi ro không gây ung thư HQ của Cu tại các điểm khảo sát

34

3.11

Chỉ số rủi ro gây ung thư ILCR của Cr tại các điểm khảo sát

35

3.12

Chỉ số rủi ro không gây ung thư HQ của Nitrat tại các điểm khảo


36

sát
3.13

Chỉ số rủi ro không gây ung thư HQ của Nitrit tại các điểm khảo
sát

37


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

: Bộ Y tế

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
US – EAP: Cơ quan bảo vệ và mơi trường Mỹ
TDS

: Tổng chất rắn hịa tan

KLN

: Kim loại nặng

EC

: Độ dẫn điện


DO

: Oxy hòa tan

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

HQ

: Hazard quotient

ILCR

: Incremental lifetime cancer risk

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

KCN

: Khu công nghiệp



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ngầm được xem là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia
và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm nước ngầm
đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do
đó, nước sạch là điều kiện tiên quyết trong phịng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe
cho cộng đồng .
Ở Việt Nam nước ngầm được khai thác và sử dụng vào hai mục đích là cấp nước
đơ thị và cấp nước công nghiệp. Trong cấp nước đô thị, hiện nay nước ngầm đóng góp
khoảng 40% tổng lượng nước cấp cho các đô thị (lớn nhất là Hà Nội, khoảng
800.000m3 /ngày, TP.HCM khoảng trên 500.000m3 /ngày). Trong khai thác cấp nước
cho công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất và một phần cho nông nghiệp do khai
thác thuận tiện, giá thành rẻ và có thể chủ động về nhu cầu chất lượng nguồn nước.
Nguồn nước ngầm được sử dụng phổ biến ở khu vực nơng thơn, có vai trị trong việc
cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và sử dụng cho chăn nuôi. Hơn 80% dân số nông ở thôn
sử dụng nước ngầm, thông qua giếng đào và giếng khoan [12].
Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm và suy thối nguồn nước ngầm đang diễn ra phổ biến
ở nhiều nơi trên cả nước. Tại tỉnh Thái Bình, hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm bẩn các
tầng chứa nước tăng lên theo thời gian. Nước ngầm ở nhiều khu vực trong tỉnh đang bị
ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng [18]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ơ
nhiễm nước ngầm đang ở mức báo động nguyên nhân là do nước thải từ KCN chứa
nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau như chất hữu cơ không bền sinh học, sản phẩm
dầu mỡ, các hợp chất gen sinh học, các chất độc đặc biệt như kim loại nặng, các hợp
chất tổng hợp hữu cơ. Nước thải đổ ra môi trường gây nhiều tác động và rủi ro tới
nguồn nước mặt và nước ngầm [19].
Hòa Vang là một trong 7 quận huyện của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt tại xã Hòa
Ninh một số thơn hiện nay vẫn cịn sử dụng nước ngầm để phục vụ cho mục đích sinh

hoạt và ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng
nước ngầm và những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe cho người dân khi sử dụng nguồn


2

nước. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hòa Ninh – huyện Hòa Vang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Hịa Ninh – huyện Hịa
Vang thơng qua các chỉ tiêu: pH, độ cứng, TDS, độ đục, NO3-, NO2-, NH4+, Cu, Cr.
- Đánh giá được rủi ro sức của người dân khi sử dụng nguồn nước ngầm tại– xã
Hòa Ninh – huyện Hòa Vang đối với kim loại nặng (Cu, Cr) và ô nhiễm Nitơ ( NO3-,
NO2-).
3. Ý nghĩa khoa học đề tài
- Dữ liệu của nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu đáng tin cậy về chất lượng nguồn
nước ngầm và mức độ an toàn cho người dân khi sử dụng tại xã Hòa Ninh – huyện
Hòa Vang.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước ngầm
1.1.1. Khái niệm
Theo Luật tài nguyên nước năm 2012, định nghĩa nước dưới đất (nước ngầm) là
nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất [1].
1.1.2. Sự hình thành và ý nghĩa của nước ngầm
- Sự hình thành: Nước trên bề mặt ngấm xuống không thể ngấm qua tầng đá mẹ
nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành

nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với
các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên
việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào
lượng mưa và khả năng trữ nước của đất [21].

(Nguồn: Trang thông tin quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm)

Hình 1.1. Sự hình thành nước ngầm trong chu trình thủy văn
- Ý nghĩa: Cho cấp nước trong sinh hoạt, xây dựng, nó tương đối ít bị ơ nhiễm,
sạch, hầu hết các nguồn cấp đều lấy nước ngầm, phù hợp ở những, vùng xa vùng nước
mặt và làm ổn định địa tầng.
- Các dạng tồn tại của nước dưới đất
+ Nước ở thể hơi; - Nước ở thể bám chặt;
+ Nước ở thể màng mỏng; -Nước mao dẫn;
+ Nước trọng lực: Nước tạo dịng chảy có áp; Nước tạo dịng chảy không áp.


4

1.1.3. Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm
Tác nhân tự nhiên như: nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim
loại khác.
Tác nhân nhân tạo như: nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4+,
PO43-... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
◊ Độ cứng ( mg/l )
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
+ Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước.
+ Độ cứng tạm thời là tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối
cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước.

+ Độ cứng vĩnh cửu là tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối axit
mạnh của canxi và magie.
Khi sử dụng nguồn nước cứng để nấu ăn sẽ gây nhiều trở ngại, tốn nhiên liệu
khi đun nấu, làm nổ nồi hơi do nước cứng khi đun sôi sẽ lắng cặn CaCO3 xuống đáy
nồi và đường ống, trong giặt giũ nước cứng thường cần rất nhiều xà phòng để tạo bọt,
đối với sức khỏe con người, nước cứng là nguyên nhân gây ra các bệnh sỏi thận và là
một trong các ngun nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vơi ở thành trong của động
mạch [13].
◊ pH
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh
trưởng của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự
thay đổi về thành phần các chất trong nước do q trình hịa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy
hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa
bằng biểu thức: pH = -lg [H+] [7].


Khi pH = 7 nước có tính trung tính



Khi pH < 7 nước có tính axit



Khi pH > 7 nước có tính kiềm
+ Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate

(do chảy qua nhiều tầng đất đá).



5

+ Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ thấy
nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng
+ Khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo
dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
◊ Tổng chất rắn hòa tan (TDS (mg/l))
Tổng chất rắn hoà tan - Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện
tích, bao gồm khống chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất
định. TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/ tinh khiết của
nguồn nước.
Chất rắn hồ tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương. Do
nước ln có tính hồ tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các vật mà
nó tiếp xúc. Ví dụ, khi chảy ngầm trong lịng núi đá, nước sẽ lấy các ion Can-xi, các
khoáng chất. Khi chảy trong đường ống, nước sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt
đường ống, như sắt, đồng, chì (ống nhựa).
Theo các quy định hiện hành của WHO, US - EPA và cả Việt Nam, TDS không
được vượt quá 500 đối với nước tinh khiết và không vượt quá 1000 đối với nước sinh
hoạt. TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng tinh khiết. Một số ứng dụng trong ngành sản
xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5.
Tuy nhiên, điều ngược lại khơng phải ln đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa
chắc đã khơng an tồn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khống
thường khơng bị giới hạn về TDS [29].
◊ Độ dẫn điện (EC (Ms/cm))
Độ dẫn điện của nước (EC) là khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt, âm thanh
của nước.
Sự có mặt của các ion trong nước là nguyên nhân gây nên sự dẫn điện của nước.
Các ion này thông thường là các muối của kim loại như KCl, NaCl, SO42-, PO4-,
NO3,… Sự chuyển động của các ion này, tức các hạt mang điện tạo ra một dòng điện
từ, hay còn được gọi với tên sự dẫn truyền ion.

Độ dẫn điện của nước tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nước. Nói cách khác, nhiệt độ
nước càng cao thì độ dẫn điện của nước càng lớn. Nhiệt độ nước tăng lên 10 độ C
tương ứng với sự tăng lên 2 – 3% độ dẫn điện [30].


6

◊ Các dạng Nitơ trong nước ngầm: NH4+ (mg/l), NO2- (mg/l) và NO3- (mg/l)
Nitrat (cơng thức hóa học là NO3-) và nitrit (cơng thức hóa học là NO2-) là hợp chất
của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung cấp nitơ
cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu
nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây ảnh
hưởng có hại đến sức khỏe.
Nitrat và Nitrit xâm nhập vào cơ thể khi uống nước hoặc ăn các loại thực phẩm có
chứa có chứa các chất này. Theo WHO nồng độ nitrat > 0,5mg/l trong nước uống gây
ra các rủi ro về sức khỏe như chuyển đổi huyết sắc tố thành methemoglobin, làm suy
giảm nồng độ oxy trong máu, mở rộng tuyến giáp, tăng tỷ lệ mắc 15 loại ung thư và
hai loại dị tật bẩm sinh và thậm chí là tăng huyết áp. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư dạ dày
tăng do tăng lượng nitrat [21]. Nitrit là chất có tính độc hại tới sinh vật và con người.
Khi bị ngộ độc Nitrit cơ thể sẽ bị giảm chức năng hô hấp, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do Nitrit kết hợp với
các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp
chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin đã tích lũy đủ cao
khiến cơ thể khơng kịp đào thải, tích tụ dần trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm
độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày.
Amoni có cơng thức hóa học NH3, là chất khí khơng màu và có mùi khai. Trong
nước, amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng NH3 và NH4+ được gọi là tổng
amoni tự do. Đối với nước uống, tổng amoni sẽ bao gồm amoni tự do,
monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine. Bản thân amoni
không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu

chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy
hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g
nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là
10-50 mg/lít [13].
1.2. Tổng quan về kim loại nặng
1.2.1. Khái niệm và độc tính
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm. Một vài KLN
có thể cần thiết cho cơ thể sống bao gồm động vật, thực vật, các vi sinh vật, khi chúng


7

chỉ ở một hàm lượng nhất định nào đó. Tuy nhiên, khi ở một lượng lớn hơn giới hạn
cho phép nó sẽ trở nên độc hại. Những nguyên tố như Pb, Cd, Hg, Cr,……… khơng có
lợi cho cơ thể sống. Những KLN này khi đi vào cơ thể sống ngay cả ở dạng vết cũng
có thể gây độc hại.
Trong tự nhiên, KLN tồn tại ở cả 3 môi trường: môi trường khí, mơi trường nước
và mơi trường đất. Trong mơi trường nước thì KLN tồn tại dưới dạng ion hoặc phức
chất. So với hai mơi trường trên thì mơi trường nước có khả năng phát tán KLN đi xa
và rộng nhất. Nguồn nước có chứa KLN nếu được đưa đi tưới cây thì sẽ khiến cây
trồng bị nhiễm KLN, và đất trồng cây cũng bị ơ nhiễm KLN. Do đó, KLN trong mơi
trường nước có thể đi vào cơ thể thơng qua con đường ăn uống.
Trong các KLN thì Cd, Pb, Cr, Hg là những KLN được cơ quan Bảo vệ Mơi trường
của Mỹ (US – EPA) xếp vào nhóm 8 KLN phổ biến nhất có độc tính cao [11].
1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Trong những năm gần đây của nước ta, do phát triển kinh tế và gia tăng dân số nên
môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm bởi kim loại nặng mà nguồn gốc chủ yếu từ
công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp. Các kim loại nặng nói chung lại rất
khó loại bỏ bằng các biện pháp xử lý nước thải thông thường và nếu chúng xâm nhập
vào các nguồn nước sinh hoạt ở mức cao hơn mức cho phép sẽ là nguồn gốc của nhiều

bệnh hiểm nghèo, đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy mà vấn đề
nghiên cứu và bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường nước nói riêng trở thành
mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức trên Thế Giới.
Ơ nhiễm mơi trường bao gồm: ơ nhiễm khơng khí, đất và nước. Ba thành phần này
có mối quan hệ mật thiết với nhau vì các chất gây ơ nhiễm có thể di chuyển cho nhau
qua mặt phân cách của các môi trường. Chẳng hạn các hoạt động của con người làm
tăng hàm lượng SO2, NO2 trong khí quyển, từ đó có thể tạo mưa axit, mưa axit có thể
làm tăng độ axit của đất và làm tăng khả năng hịa tan của các kim loại nặng trong
nước, gây ơ nhiễm thêm nguồn nước.
Ngược lại, các chất ô nhiễm trong mơi trường nước đều có thể giữ lại trong đất do
q trình di chuyển, thấm qua đất và gây ơ nhiễm tầng nước ngầm. Cơ quan năng
lượng và ngyên tử Quốc tế (IAEA) hiện có khuyến cáo cần thu nhập các số liệu về ơ
nhiễm phóng xạ, các kim loại vết, và các hợp chất hữu cơ trong môi trường đất, không


8

khí, nước (bao gồm nước, bùn lắng và động-thực vật thủy sinh), thực phẩm. Theo tài
liệu cảu IAEA thì hiện nay, hàng năm độc tố gây ra bởi các kim loại do hoạt động của
con người đã vượt quá tổng số độc tố gây ra bởi chất thải phóng xạ và thải hữu cơ
[31].
1.2.3. Đặc điểm và tính chất các kim loại nặng trong trong nghiên cứu
◊ Kim loại Đồng (Cu)
- Cu là một nguyên tố hóa học trong tự nhiên ở dạng kim loại. Về tính chất hóa học
đồng tạo nhiều hợp chất khác nhau với các trạng thái oxy hóa +1 và +2. Nó khơng
phản ứng với nước, nhưng phản ứng chậm với oxy trong khơng khí.
- Cu là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển của động thực
vật. Nó làm tăng hoạt tính của các men, tạo điều kiện tổng hợp đường, tinh bột,
protein, axitnucleic, vitamin và làm tăng khả năng chống hạn hán, lạnh giá chống được
một số bệnh cho cây trồng. Khơng những thế đồng cịn là ngun tố cần thiết cho hoạt

động sống của động vật và con người. Nhưng nếu nồng độ đồ cao hơn mức độ cho
phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật và con người
- Cu tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, photphilipit và hocmon. Trong
cơ thể người hàm lượng đồng 8 – 12 mg, tích lũy chủ yếu ở gan và não. Trong hồng
cầu có chứa khoảng 100 micro gam Cu/100ml. Hàm lượng Cu phù hợp và an toàn là
2mg/người/ngày. Nếu cơ thể thiếu Cu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (gây thiếu máu).
Đồng thời hàm lượng Cu trong huyết thanh có liên quan đến bệnh dạ dày, sơ túi mật,
thận hư [9].
- Hàm lượng đồng cho phép trong nước sinh hoạt dưới 1mg/l.
◊ Nguyên tố Crom (Cr)
- Nguồn gốc: Cr hình thành từ q trình khống hóa và sự hịa tan Cr hữu cơ từ
trong đất. Chúng thường sử dụng trong ngành luyện kim, làm thuốc nhuộm, làm chất
chống ăn mòn trong các thiết bị giếng khoan (mạ),…...
- Tính chất và cơ chế :
+ Crơm có kí hiệu hóa học là Cr, ngun tử khối là 51,9961 đvC, có khối lượng
riêng d = 7,2 g/cm3 thuộc nhóm phân loại VIB, số thứ 24 trong bảng hệ thống tuần
hồn hóa học. Trong nước, crom tồn tại ở 2 dạng Cr(III) và Cr(VI). Hợp chất Cr3+ hầu


9

như không độc, thường tồn tại trong môi trường axit, nhưng trong môi trường kiềm lại
tồn tại ở dạng hydroxyt Cr(OH)3 hoặc Cr(OH)4- với cân bằng sau:
Cr(OH)3 + OH-

=

[Cr(OH)4]-

+ Hợp chất Cr6+ là những chất oxy hóa mạnh và độc hại đối với động thực vật

và con người. Nồng độ của chúng trong nguồn nước tự nhiên tương đối thấp vì chúng
rất dễ bị khử bởi các chất hữu cơ. Cr6+ tồn tại ở dạng ion khác nhau dưới những cân
bằng xác định, chúng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau tùy thuộc vào điều kiện môi
trường:
2CrO42- + 2H+

=

Cr2O72- + H2O

Phản ứng oxy hóa khử:
2Cr3+ + 7H2O

=

Cr2O72- + 14H+ + 6ec

+ Tác động: Cr(III) cần thiết cho cơ thể ở liều lượng nhỏ nó tham gia vào q
trình trao đổi chất của đường trong cơ thể, nếu thiếu hụt sẽ gây nên bệnh thiếu hụt Cr.
Ngược lại Cr(VI) rất độc hại khi hít phải [10]. Nồng độ Cr trong nước uống thường
thấp hơn 2 µg/l (mặc dù thực tế đã có trường hợp nồng độ Crơm trong nước uống cao
tới 120 µg/l). Nhìn chung thực phẩm là nguồn chính đưa Cr vào cơ thể con người, sự
hấp thụ Cr tùy thuộc trạng thái oxi hóa của chất đó. Cr(VI) hấp thụ qua dạ dày, ruột
nhiều hơn Cr (III) và cịn có thể thấm qua màng tế bào. Các hóa chất hóa trị VI của Cr
gây viêm loét da, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi… IARC đã
xếp Cr(VI) vào nhóm 1 và Cr(III) vào nhóm 3. Hàm lượng cao Cr có thể làm kết tủa
protein, các axit nucleic và ức chế hệ thống enzim cơ bản [8].
Theo WHO, nồng độ Cr tối đa cho phép trong nước uống dưới 0,05mg/l.
1.3. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước ngầm của huyện Hòa Vang và xã Hòa
Ninh

1.3.1. Huyện Hòa Vang
Nguồn nước ngầm trên địa địa huyện rất phong phú, phục vụ cho việc khai thác
nước sinh hoạt cho hơn 60% dân số trên địa bàn huyện ở khu vực chưa có nước cấp.
Chất lượng nước ngầm ở tầng sâu đa số đảm bảo tiêu chuẩn cho việc cung cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân.
Một số khu vực nước ngầm bị ơ nhiễm cục bộ như: Thơn Đơng Hịa, thơn Giáng
Đơng xã Hịa Châu, Thơn Phước Nhơn xã Hịa Khương, thôn Phước Thuận, Phước


10

Hậu xã Hịa Nhơn, các thơn Vân Dương và khu vực lân cận Cụm Công Nghiệp Thanh
Vinh và Khu Công nghiệp Hòa Khánh… với các chỉ tiêu: pH, độ cứng, As, Cd, CN-, F, Mn, NO3-, Coliforms, Fe,.. cho thấy: nguồn nước ngầm mạch nông bị ô nhiễm, hàm
lượng Nitrat (NO3-) và vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép.
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được quan tâm nhiều năm
nay, nhưng các cơng trình cung cấp nước nhỏ lẻ do các hộ gia đình hoặc cụm dân cư
tự quản lý khai thác không thuận tiện cho việc giám sát quản lý chất lượng nước.
1.3.2. Xã Hòa Ninh
Hiện nay, nước ngầm từ hệ thống giếng khoan, giếng đào là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt cho người dân, nguồn nước này chưa được đánh giá đảm bảo yêu cầu nước
sạch: nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT và nước dùng ăn, uống theo QCVN
01:2009/BYT.
Hiện trạng nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại xã Hịa Ninh có những nét
tương đồng với tình hình chung của huyện Hịa Vang. Nguồn nước ngầm dồi dào vào
mùa mưa và có phần sụt giảm vào mùa khơ. Song song với đó thì mức độ nhiễm phèn
của các giếng cũng tăng dần từ mùa mưa sang mùa khô.
Hiện tại, việc quan trắc chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại địa phương
chưa được tổ chức hằng năm hoặc định kỳ. Vì vậy, vấn đề chất lượng nguồn nước
phục vụ sinh hoạt đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân.
1.4. Đánh giá rủi ro sức khỏe

1.4.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro sức khỏe
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US – EPA), đánh giá rủi ro sức khỏe là q
trình đánh giá tính chất và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc
với hóa chất trong mơi trường bị ơ nhiễm. Đánh giá rủi ro sức khỏe có 3 nhóm chính:
+ Rủi ro do nguồn vật lí (được quan tâm nhiều nhất, là những rủi ro về bức xạ từ
nhà máy hạt nhân hoặc trung tâm nghiên cứu hạt nhân).
+ Rủi ro hóa chất.
+ Rủi ro sinh học (đánh giá rủi ro đối với an toàn thực phẩm hoặc đánh giá rủi ro
đối với những sinh vật biến đổi gen).


11

1.4.2. Ý nghĩa đánh giá rủi ro sức khỏe
Đánh giá rủi ro sức khỏe giúp xác định được liều lượng cũng như những nhân tố
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngay tại khu vực đó hoặc gần những khu vực
bị ơ nhiễm.
Bên cạnh đó, đánh giá rủi ro sức khỏe cịn giúp các nhà quản lí mơi trường cân
bằng giữa trách nhiệm bảo vệ con người với sự phát triển kinh tế; giúp đưa ra quyết
định hợp lí nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại ngay ra đối với
con người, đồng thời đảm bảo mức sản xuất hợp lí.
1.4.3. Đối với rủi ro gây ung thư chỉ số ILCR
Nếu ILCR < 1, Người sử dụng nước ngầm (nước giếng khoan) khơng có hoặc có ít
rủi ro từ chất có khả năng gây ra ung thư.
ILCR=CDI x CSF
CSF (Carcinogebic Slope Factor): Hệ số độc chất gây ung thư (Mg/kg/ngày) ;
CSFCr = 1.5 [16].
1.4.4. Đối với rủi ro không gây ung thư chỉ số HQ
- Nghiên cứu tập trung vào việc nhận diện và đánh giá rủi ro do ô nhiễm kim loại
nặng (Cu) và ô nhiễm nitơ (NO3-, NO2-) đối với sức khỏe người dân. Sử dụng phương

pháp đánh giá rủi ro sức khỏe bán định lượng dựa trên hệ số nguy hại HQ (hazard
quotient) [14]:
𝐻𝑄 =

Trong đó:

𝐶𝐷𝐼
𝑅𝑓𝐷

HQ: Chỉ số nguy hại
CDI: Liều lượng đi vào cơ thể hàng ngày (mg/kg.ngày)
RfD: Liều lượng tham chiếu (mg/kg.ngày)

Cơng thức tính tốn CDI:
𝐶𝐷𝐼 =
Trong đó:

(𝐶 × 𝐼𝑅 × 𝐸𝐷 × 𝐸𝐹)
(𝐵𝑊 × 𝐴𝑇)

C: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước ngầm(mg/l)
IR: Lượng nước uống vào(l/ngày)
ED: Thời gian phơi nhiễm với chất ô nhiễm(năm)
EF: Tần suất phơi nhiễm(ngày/năm)


12

BW: Trọng lượng cơ thể trung bình(kg)
AT: Tuổi thọ trung bình(năm)

HQ

>= 1

<1

Mức độ rủi ro

Cao

Thấp

Lưu ý: Liều lượng tham chiếu được sử dụng theo“ USEPA (2018) Edition of the
Drinking Water Standards and Health Advisories Tables, Washington, DC: Office of
Emergency and Remedial Response, U.S. Environmental Protection Agency.”[25,26].
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng nước ngầm và đánh giá
rủi ro sức khỏe của người dân
1.5.1. Một số nghiên cứu ở ngồi nước
Ngày nay ơ nhiễm nước ngầm đã trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng
nhất trên tồn thế giới. Đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và hoạt động nông nghiệp ảnh
hưởng số lượng và chất lượng nước ngầm. Ô nhiễm nước đe dọa sức khỏe con người,
phát triển kinh tế và thành công xã hội. Do đó, rất nhiều dự án nghiên cứu được tiến
hành nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước này và đánh giá rủi ro sức khỏe của người
dân khi sử dụng nguồn nước.
Vào năm 2015, Rubia Khan và D. C. Jhariya đã thực hiện nghiên cứu về chất
lượng nước uống tại thành phố Raipur của Ấn Độ nhằm đánh giá chất lượng nước của
ba mươi bốn mẫu nước ngầm đã được thu thập trong tháng 5 năm 2015 thông qua 8
chỉ tiêu: pH, clorua, florua, canxi, magiê, độ kiềm, độ cứng và nitrat. Kết quả cho thấy,
76% diện tích thuộc loại xuất sắc, rất tốt và tốt và 24% diện tích thuộc loại nghèo, rất
nghèo và không phù hợp theo phân loại của WQI. Các hoạt động nhân tạo đang ảnh

hưởng đến chất lượng nước ngầm của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu hiện tại rất hữu
ích trong việc lập kế hoạch và quản lý thích hợp nguồn nước có sẵn cho mục đích
uống [23].
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước chính cho nước uống và cho các ngành nội
địa, công nghiệp và nông nghiệp ở khu vực Thượng Hải của Trung Quốc. Một vấn đề
nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng của vùng nước ngầm là sự rò rỉ các chất dinh
dưỡng từ đất, đặc biệt rõ ràng ở các khu vực do canh tác nông nghiệp. Bảo vệ nước
ngầm khỏi ô nhiễm nitơ là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và là


13

vấn đề môi trường quốc gia lớn ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, Yang Gao,
Guirui Yu, Chunyan Luo và Pei Zhou đã theo dõi chất lượng nước trong 29 giếng từ
năm 2009 đến 2010 tại một ngôi làng ở thành phố Thượng Hải. Tổng N và NO3-N thể
hiện sự thay đổi theo mùa và có sự biến động lớn về NH4-N trong khu dân cư, nhưng
khơng có mơ hình theo mùa đáng kể. NO2-N trong nước không ổn định, nhưng hiện
diện ở mức cao. Tổng N và NO3-N ở khu dân cư thấp hơn đáng kể so với khu vực
nông nghiệp. Chất lượng nước ngầm ở hầu hết các giếng thuộc loại III và IV theo tiêu
chuẩn nước của Trung Quốc, định nghĩa nước không phù hợp cho người dân sử dụng
[27].
Bên cạnh sự quan tâm về chất lượng nguồn nước ngầm, một số quốc gia còn quan
tâm về rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước giếng khi vẫn chưa qua
kiểm định.
Điển hình như trong nghiên cứu của thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, ngồi
đánh giá chất lượng nước ngầm thơng qua chỉ tiêu: NO3-N, NH4-N và NO2-N. Trong
nghiên cứu này còn đánh giá rủi ro sức khỏe cho thấy rằng NO3-N có nguy cơ gây ung
thư lớn nhất, với các giá trị rủi ro nằm trong khoảng từ 19 × 10-6 đến 80 × 10-6, chiếm
hơn 90% tổng rủi ro trong khu vực nghiên cứu [27].
Vào năm 2013, tại tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan, các thành viên trong nhóm

nghiên cứu bao gồm: Pokkate Wongsasuluk, Srilert Chotpantarat, Wattasit Siriwong
và Mark Robson cũng đánh giá rủi ro sức khỏe liên quan đến ô nhiễm kim loại nặng
trong nước ngầm đó. Các mẫu được thu thập ngẫu nhiên từ 12 giếng hai lần trong mỗi
mùa mưa và mùa khô. Nồng độ của các kim loại được phát hiện trong mỗi giếng và
trung bình tổng thể đều nằm dưới giới hạn tiêu chuẩn nước ngầm chấp nhận được đối
với As, Cd, Cr, Cu, Hg, Ni và Zn, nhưng mức Pb cao hơn trong bốn giếng với nồng độ
Pb trung bình chung là 16,66 ± 18,52 g / l. Hỏi tiếp xúc bằng các cuộc phỏng vấn với
100 người dân địa phương uống nước ngầm từ giếng nông nghiệp, được sử dụng để
đánh giá các chỉ số nguy hiểm (HQ) và chỉ số nguy hiểm (HIs). Các HQ cho nguy cơ
không gây ung thư cho As, Cu, Zn và Pb, với phạm vi 0,004 - 2.901, 0,053 - 54.818,
0,003 - 6.399 và 0,007 - 26,80, và các giá trị HI (nằm trong khoảng từ 0,10 đến 88,21)
giới hạn chấp nhận được trong 58% của các giếng. Kết quả HI cao hơn một đối với các
giếng nước ngầm nằm trong vùng trồng ớt được thâm canh. Nghiên cứu này cho thấy


14

rằng những người sống ở vùng khí hậu ấm áp dễ bị ảnh hưởng hơn và có nguy cơ ơ
nhiễm nước ngầm cao hơn do lượng nước uống hàng ngày của họ tăng lên [24].
1.5.2. Một số nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về chất lượng nước ngầm trước đây chưa được đầu tư và quan tâm
thỏa đáng. Nhưng hiện nay ,việc khảo sát và đánh giá hiện trạng nước ngầm đang
được quan tâm ở các thành phố và khu đô thị:
Khai thác và sử dụng các tầng chứa nước ngầm đang rất phổ biến hiện nay và kèm
theo đó là những vấn đề phát sinh. Tại Hà Nội thực trạng nước ngầm ô nhiễm Amoni
và Asen đã vượt ngưỡng cho phép QCVN nhiều lần.
Theo nghiên cứu của Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh (2009) thì trong nước
ngầm các ion thường gặp là: Fe2+, Mn2+, Ca2+, Na+, Mg2+, HCO3-, Cl-,...với nồng độ
lớn hơn 0,7mg/l. Giá trị pH biến đổi rộng trong khoảng từ 1,8 – 11 và thường dao
động trong khoảng từ 5 – 8.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2008) tại Hóc Mơn cho thấy chất
lượng nước ngầm bị ô nhiễm Fe với hàm lượng là 9 mg/l cao hơn nhiều so với QCVN
09:2008/BTNMT là 5 mg/l [32].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tồn và Nguyễn Công Hào (2010) cũng cho thấy
chất lượng nước ngầm tại khu vực Nhà Bè cũng bị ô nhiễm Fe tổng với hàm lượng
8,2mg/l [19].
Việc người dân địa phương sử dụng nguồn nước ngầm chưa được kiểm chứng gây
ra một rủi ro rất lớn về sức khỏe. Nên tại một số thành phố lớn đã nhận thức được vấn
đề này nhưng số lượng nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế và chỉ mới thực hiện
một số nghiên cứu :
Theo Nguyễn Quang Hào (2014), đánh giá rủi ro sức khỏe của người dân đối với
nguồn ô nhiễm As tại thành phố Hồ Chí Minh thì rủi ro sức khỏe đối với 3 độ tuổi: trẻ
em, người trưởng thành, người già thì rủi ro ở đây là khá thấp, nằm trong ngưỡng chấp
nhận được và chưa ngây rủi ro đối với sức khỏe người dân [17].
Kết quả đánh giá chất lượng nước ngầm tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng của
tỉnh Lâm Đồng năm 2008, cho thấy nguy cơ rủi ro sức khỏe do nguồn nước bị nhiễm
Asen cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Người dân trong hai huyện có nguy cơ


15

khá lớn với việc nhiễm các loại bệnh về ung thư như ung thư da, ung thư gan, ung thư
bàng quang và ung thư phổi [10].
1.6. Điều kiện tự nhiên huyện Hòa Vang và vùng nghiên cứu xã Hòa Ninh
1.6.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hịa Vang
1.6.1.1. Vị trí địa lý, quan hệ lãnh thổ huyện Hịa Vang
Huyện Hồ Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố
Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh
Đông, xung quanh huyện Hịa Vang giáp:
Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên

Huế;
Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
Phía Đơng giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng;
Phía Tây giáp: Huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam [28].

(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng)

Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Hịa Vang – thành phố Đà Nẵng


16

Hịa Ninh là một xã miền núi, nằm phía Tây Bắc của huyện Hòa Vang thuộc thành
phố Đà Nẵng ngày nay. Disện tích tự nhiên tồn xã là 10.205,66 ha, trong đó 70% là
diện tích đất lâm nghiệp, 205 là diện tích đất nơng nghiệp. Với dân số tính đến ngày
nay là 4645 nhân khẩu, gồm có 1095 hộ, trong đó có 30% theo các tơn giáo; người
Hoa có 95 nhân khẩu, gồm 21 hộ và có 01 hộ (gồm 3 khẩu) người dân tộc Vân Kiều.
1.6.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Với vị trí nằm bao bọc về phía Tây của Thành phố, huyện có ưu thế ở cả ba loại địa
hình là miền núi, trung du, đồng bằng:
+ Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84%
tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Bốn xã miền núi bao gồm: Hịa Bắc, Hịa Ninh,
Hịa Phú, Hịa Liên, có độ cao khoảng từ 400 – 500m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà
(1.847m), độ dốc lớn hơn 40º.
+ Vùng trung du: chủ yếu là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 – 100m, xen
khẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã: Hòa Phong, Hòa Khương Hòa Sơn, Hịa
Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74% diện tích tồn huyện.
+ Vùng đồng bằng: bao gồm xã Hịa Châu, Hịa Tiến, Hịa Phước với tổng diện tích
3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp từ 2 –

10m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng.
b. Khí hậu
Thành phố Đà Nẵng nói chung và huyện Hịa Vang nói riêng nằm trong vùng nhiệt
đới khí hậu điển hình, có một mùa mưa và một mùa khơ, thỉnh thoảng có đợt rét đơng.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,5ºC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 33,4ºC, nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối đạt 10,9ºC. Lượng bốc hơi nước bình quân đạt 799 mm. Độ ẩm
tương đối trung bình đạt 82%. Do địa hình hình chủ yếu là vùng núi và trung du nên
có lượng mưa tương đối, số ngày mưa ngắn, lượng mưa trung bình khoảng 3100 mm.
c. Thủy văn
Khu vực huyện Hịa Vang chịu ảnh hưởng trược tiếp từ chế độ thủy văn sơng n
và sơng Cu đê. Dịng chảy chủ yếu tập trung vào mùa lũ (tháng 9 – 12), tổng lượng
dòng chảy lũ chiếm 80 – 85% đối với năm nhiều nước, 65 – 70% đối với năm trung
bình, 45 – 50% đối với năm ít nước.


×