Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thiết kế ebook phục vụ dạy học vật lý theo định hướng giáo dục STEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ

LÊ QUANG DUY
THIẾT KẾ EBOOK PHỤC VỤ DẠY HỌC VẬT LÝ THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

KHÓA LUẬN

Đà Nẵng, 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ

LÊ QUANG DUY
THIẾT KẾ EBOOK PHỤC VỤ DẠY HỌC VẬT LÝ THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

KHĨA LUẬN
Chun ngành: Vật lý học
Khóa học: 2015-2019

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Xuân Hoài
Th.S Nguyễn Ngọc Trâm Kha
Đà Nẵng, 2019



LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến tồn bộ các thầy, các cơ và
toàn thể Khoa Vật lý Trường Đại học Sư Phạm Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho
em có thể được thực hiện và hồn thành khóa luận này. Nhờ quý Khoa tạo điều kiện mà
em được tiếp cận với nguồn tư liệu quý giá cũng như những thông tin cần thiết để theo
đuổi và hoàn thành được những cơng việc khó khăn đã đề ra.
Tiếp đến em xin được đặc biệt cảm ơn những quan tâm, giúp đỡ của cơ Nguyễn
Thị Xn Hồi - Giảng viên hướng dẫn - người đã cho em những đánh giá, hướng dẫn
tận tình trong thời gian thực hiện khóa luận. Mặc dù gặp khó khăn với lịch trình riêng,
nhưng những quan tâm, nhắc nhở giúp em ln đi đúng hướng để hồn thành tiến độ
cơng việc. Bên cạnh đó, cũng xin được chân thành cảm ơn cán bộ hướng dẫn của em tại
đơn vị thực tập Fablab- Maker Innovation Space-Đà nẵng, ThS Nguyễn Ngọc Trâm
Kha, người đã cho em những góp ý quý giá giúp em xây dựng nội dung ebook, khía
cạnh mà em thiếu hụt chun mơn. Sự nhiệt tình của giúp đỡ của Kha trong khi vẫn bận
rộn với công việc tại đơn vị khiến em vô cùng cảm động và biết ơn. Em cũng xin được
cảm ơn thầy Hải, cảm ơn thầy đã hỗ trợ em những vấn đề quan trọng trong quá trình xây
dựng luận văn khi mà cơ Hồi bận rộn với cơng tác học tập tại nước ngoài.
Cuối cùng, em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và phê bình từ q Thầy
Cơ và tất cả bạn đọc.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÊ QUANG DUY

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC STEM VÀ KHÁI QUÁT VỀ
ENHANCED EBOOK ....................................................................................................3
1.1. Lý luận về giáo dục STEM ở trường phổ thông...................................................3
Khái niệm về STEM, giáo dục STEM ..........................................................3
Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông ..................4
Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM .............................................................5
1.1.4. Quy trình xây dựng bài học/chủ đề STEM....................................................6
1.1.5. Tiêu chí xây dựng bài học STEM................................................................10
1.1.6. Tiêu chí đánh giá bài học STEM .................................................................12
1.2. Enhanced Ebook .................................................................................................18
Ebook ...........................................................................................................18
Enhanced ebook...........................................................................................19
E-learning ....................................................................................................19
1.3. Phần mềm Kotobee Author ................................................................................20
Tổng quan ...................................................................................................20
Tính năng .....................................................................................................20
Định dạng xuất tập tin .................................................................................21
Các phiên bản phần mềm ............................................................................21
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ EBOOK ...............................................................................22
2.1. Phương án thiết kế ..............................................................................................22
Bước 1: Lên kế hoạch ..................................................................................22
ii


Bước 2: Nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn và cơng cụ tạo nội dung ...........23
Bước 3: Tiến hành tạo Ebook ......................................................................23

2.2. Lên kế hoạch thiết kế ..........................................................................................24
2.3. Nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn, công cụ tạo và chỉnh sửa nội dung. ..............25
Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh Paint và Paint 3D........................................25
Dịch vụ trực truyến Draw.io ........................................................................26
Phần mềm cắt và chỉnh sửa video Photos ...................................................30
Dịch vụ tạo video animation trực tuyến Animaker .....................................40
Dịch vụ tạo widget trực tuyến Bookry và Bookwidgets .............................47
Các trang web cung cấp hình ảnh miễn phí.................................................54
Kho ứng dụng mô phỏng tương tác PhET...................................................55
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Kotobee Author .........................................56
2.4. Thực hiện tạo Ebook...........................................................................................66
Phác thảo nội dung tổng quát ......................................................................66
Phác thảo sơ đồ nội dung chi tiết .................................................................68
Phác thảo thiết kế sách sơ bộ trên phần mềm Powerpoint ..........................69
Thiết kế mỹ thuật .........................................................................................70
Tiến hành tạo các nội dung số .....................................................................72
CHƯƠNG 3. SẢN PHẨM EBOOK “ĐỊNH LUẬT ÔM & ĐIỆN TRỞ”..................80
3.1. Ebook “Định luật Ôm & Điện trở” .....................................................................80
3.2. Nhận xét về khả năng ứng dụng của ebook ........................................................81
KẾT LUẬN ...................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Chu trình STEM (theo ) .....................................3
Hình 1. 3 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề STEM .......................................7
Hình 2.1: Giao diện Draw.io .........................................................................................27

Hình 2.2: Draw.io bảng chọn mẫu.................................................................................27
Hình 2.3: Draw.io giao diện vẽ .....................................................................................28
Hình 2.4: Draw.io tùy chọn cho đối tượng hình ảnh .....................................................28
Hình 2.5: Draw.io kéo thả hình ảnh từ máy tính ...........................................................29
Hình 2.6: Draw.io tìm kiếm icon từ thư viện ................................................................29
Hình 2.7: Draw.io thêm văn bản ...................................................................................30
Hình 2.8: Mở video bằng Photos ...................................................................................31
Hình 2.9: Tùy chon chỉnh sửa video .............................................................................31
Hình 2.10: Lưu lại kết quả chỉnh sửa ............................................................................32
Hình 2.11: Vị trí và tên video tạo ra ..............................................................................33
Hình 2.12: Cơng cụ Add Slo-mo ...................................................................................33
Hình 2.13: Cơng cụ chụp một khung hình ....................................................................34
Hình 2.14: Cơng cụ tạo nét vẽ .......................................................................................34
Hình 2.15: Đến với chỉnh sửa nâng cao ........................................................................35
Hình 2.16: Đến với chỉnh sửa nâng cao từ giao diện ban đầu .......................................35
Hình 2.17: Giao diện trình chỉnh sửa nâng cao .............................................................36
Hình 2.18: Video được chọn tại khung Storyboard ......................................................36
Hình 2.19: Cơng cụ Filters ............................................................................................37
Hình 2.20: Cơng cụ Text ...............................................................................................37
Hình 2.21: Cơng cụ Motion ...........................................................................................38
Hình 2.22: Cơng cụ 3D effects ......................................................................................38
Hình 2.23: Chỉnh âm lượng trên Storyboard .................................................................39
Hình 2.24: Thêm âm thanh vào video ...........................................................................39
Hình 2.25: Chỉnh tỉ lệ khung hình .................................................................................39
Hình 2.26: Chất lượng xuất video .................................................................................40
Hình 2.27: Trang chủ Animaker ....................................................................................41
iv


Hình 2.28: Chọn mẫu cho dự án hoạt hình ....................................................................41

Hình 2.29 Giao diện tạo video .......................................................................................42
Hình 2.30: Tùy chọn phân cảnh ....................................................................................42
Hình 2.31: Tùy chọn chuyển cảnh .................................................................................43
Hình 2.32: Thư viện nhân vật và đồ vật ........................................................................43
Hình 2.33: Giao diện mẫu trống/Blank .........................................................................44
Hình 2.34: Chọn nhân vật ..............................................................................................45
Hình 2.35: Bảng chọn cử động nhân vật .......................................................................45
Hình 2.36: Nhân vật bước đi .........................................................................................46
Hình 2.37: Chọn vị trí đi đến cho nhân vật ...................................................................46
Hình 2.38: Lấy mốc thời gian cho chuyển động ...........................................................47
Hình 2.39: Điều chỉnh các mốc thời gian ......................................................................47
Hình 2.40: Nút đăng sử dụng Bookry ...........................................................................48
Hình 2.41: Tạo widget ...................................................................................................49
Hình 2.42: icon Widget so sánh hình ảnh trước sau......................................................49
Hình 2.43: Tải về widget ...............................................................................................50
Hình 2.44: Tạo sách trong kệ sách tại Bookry ..............................................................50
Hình 2.45: Giao diện chỉnh sửa widget được tải về ......................................................50
Hình 2.46: Các bước chỉnh sửa đựa thực hiện ..............................................................51
Hình 2.47: Các nút tải về, xem trước và lưu lại widget ................................................51
Hình 2.48: Nút tải về, lưu lại và xóa widget .................................................................52
Hình 2.49: Mức giá của các loại giấy phép sử dụng BookWidgets ..............................52
Hình 2.50: Bắt đầu tạo widget .......................................................................................53
Hình 2.51: Cửa sổ thư viện widget ................................................................................53
Hình 2.52: Cảnh báo đối với widget tạo trong thời gian dùng thử................................54
Hình 2.53: Trang chủ PhET Việt Nam ..........................................................................55
Hình 2.54: Kho tài nguyên dạy học tại PhET................................................................56
Hình 2.55: Nút tải xuống phiên bản dùng cho Windows ở trang chủ Kotobee ............57
Hình 2.56: Lấy giấy phép sử dụng miễn phí cho Kotobee Author ...............................58
Hình 2.57: Email xác nhận ............................................................................................58
Hình 2.58: Tab Layout tại cửa sổ Insert/Edit Container ...............................................60

Hình 2.59: Tab Design tại cửa sổ Insert/Edit Container ...............................................60
v


Hình 2.60: Tab Layout tại cửa sổ Insert/Edit Image .....................................................61
Hình 2.61: Tab Question tại cửa sổ Insert/Edit Questions ............................................62
Hình 2.62: Tab Options tại cửa sổ Insert/Edit Questions ..............................................62
Hình 2.63: Cửa sổ Insert/Edit Widget ...........................................................................63
Hình 2.64: Các tập tin widget trên máy tính .................................................................64
Hình 2.65: Giao diện cửa sổ Customization ..................................................................65
Hình 2.66: Trang ebook được mô phỏng sử dụng trên iPad .........................................65
Hình 2.67: Cửa sổ Export .............................................................................................66
Hình 2.68: Sơ đồ nội dung sách ....................................................................................67
Hình 2.69: Sơ đồ chi tiết nội dung phần mở đầu ...........................................................68
Hình 2.70: Sơ đồ chi tiết nội dung bài 1........................................................................68
Hình 2.71: Sơ đồ chi tiết nội dung bài 2........................................................................69
Hình 2.72: Bản dàn trang ebook trên Powerpoint .........................................................70
Hình 2.73: Hình ảnh dàn trang ......................................................................................70
Hình 2.74: Thiết kế chủ đề của 1 trang ebook...............................................................71
Hình 2.75: Bìa ebook .....................................................................................................71
Hình 2.76: Ảnh chụp của các hình ảnh 3 chiều .............................................................72
Hình 2.77: Các icon thiết kế cho ebook ........................................................................73
Hình 2.78: Hình ảnh sử dụng cho việc tạo Video .........................................................73
Hình 2.79: Hình ảnh cơng thức định luật Ơm ...............................................................74
Hình 2.80: Video 1.1 .....................................................................................................74
Hình 2.81: Video 1.2 và 2.1 ..........................................................................................75
Hình 2.82: Các ứng dụng được lấy từ PhET .................................................................75
Hình 2.83 widget bảng số và vẽ biểu đồ tạo từ Bookry ................................................76
Hình 2.84 Widget tạo bởi ứng dụng mã nguồn mở từ internet .....................................76
Hình 2.85: Các ứng dụng tương tác tạo bằng chức năng Link ......................................77

Hình 2.86: Trang sách được biên tập bằng Kotobee Author .........................................77
Hình 2.87: Khác biệt hiển thị ở cửa sổ chỉnh sửa và khi bật chế độ Preview – Theo thứ
tự từ trái qua phải: Cửa sổ chỉnh sửa, cửa sổ Preview ..................................................78
Hình 3.1 : Hình ảnh sử dụng ebook trên iPad mini .......................................................81
Hình 3.2: Nội dung khơng thể Việt hóa ........................................................................82

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đối với Chương trình
giáo dục phổ thông mới: Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong
Chương trình các mơn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp
khoa học - cơng nghệ - kỹ thuật - tốn (giáo dục STEM) trong Chương trình phù hợp
với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị
Điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Định hướng giáo dục STEM hiện được đặc biệt quan tâm và được triển khai nghiên cứu
và thử nghiệm tại rất nhiều đơn vị giáo dục trên khắp Việt Nam.
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư vào giáo dục đang ngày
càng gia tăng. Việc áp dụng các thiết bị công nghệ số như máy vi tính hay máy tính bảng
vào cơng tác giảng dạy trong các trường phổ thơng khơng cịn là viễn cảnh xa vời. Do
đặc thù riêng, những chuyển biến này đặc biệt có lợi trong dạy và học các môn khoa
học. Trong lịch sử giáo dục vật lý từ xưa tới này, việc truyền đạt kiến thức luôn gặp giới
hạn rất lớn từ những khó khăn trong việc trình bày các hiện tượng cũng như các thí
nghiệm vật lý thơng qua dạng sách chữ với các hình ảnh và sơ đồ đơn giản. Trong những
năm gần đây, với việc các kênh thơng tin số (hình ảnh, âm thanh, video, phần mềm mô
phỏng) đã trở nên rất phổ biến và dễ dàng tiếp cận, việc trình bày các kiến thức khoa
học nói chung và vật lý nói riêng đã trở nên trực quan và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên để tận dụng được các lợi thế này ta cần tìm những cơng cụ có khả năng

tích hợp tất cả các loại nội dung số này nhằm tạo ra hiệu quả truyền đạt kiến thức tốt
nhất. Trong đề tài này, tôi đề cập đến việc: “Thiết kế Ebook phục vụ dạy học vật lý theo
định hướng Giáo dục STEM”. Hiện tại trong phạm vi Trường Đại học Sư Phạm – Đại
học Đà Nẵng hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến khía cạnh này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu các công cụ phục vụ thiết kế ebook.
 Thiết kế Ebook phục vụ dạy học các nội dung STEM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Các lớp học STEM tại Fablab – Maker Innovation
Space (MIS).
1


 Đối tượng nghiên cứu: Enhanced ebook, các phần mềm và nguồn nội dung
số thích hợp để thiết kế Enhanced ebook.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của định hướng giáo dục STEM.
 Tìm hiểu các định dạng hiện có và xu hướng phát triển của
Enhanced ebook.
 Nghiên cứu thực tiễn
 Nghiên cứu thực trạng các lớp học STEM của các trung tâm tiếng
Anh và trường quốc tế trên địa bàn Đà Nẵng có hợp tác với MIS.
 Điều tra, chọn ra các nguồn nội dung và phần mềm miễn phí hỗ trợ
cho việc thiết kế Enhanced ebook.
 Tìm hiểu và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật.
 Xây dựng sách mẫu tham khảo.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết liên
quan về STEM.

 Phương pháp quan sát khoa học: thực hiện trong quan sát các lớp học
STEM tại MIS.
 Phương pháp điều tra: Tìm ra định dạng phổ biến, giải pháp thiết kế và
một bộ cơng cụ thích hợp cho q trình thiết kế sách.
6. Bố cục đề tài/cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 phần:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục STEM và khái quát về Enhanced
ebook.
 Chương 2: Thiết kế ebook.
 Chương 3: Sản phẩm Ebook “Định luật Ôm & Điện trở”

2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC STEM
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ENHANCED EBOOK
1.1. Lý luận về giáo dục STEM ở trường phổ thông
Khái niệm về STEM, giáo dục STEM
1.1.1.1. Khái niệm về STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến
các chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc
gia. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Tốn học được mơ tả bởi chu
trình STEM (Hình 1.1), trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học;
Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm
giải quyết các vấn đề; Tốn là cơng cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết
quả đó với những người khác.

Hình 1. 1 Chu trình STEM (theo )
“Science” trong chu trình STEM được mơ tả bởi một mũi tên từ “Technology” sang

“Knowledge” thể hiện quy trình sáng tạo khoa học. Đứng trước thực tiễn với "Công
nghệ" hiện tại, các nhà khoa học, với năng lực tư duy phản biện, luôn đặt ra những câu
hỏi/vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện cơng nghệ, đó là các câu hỏi/vấn đề khoa
học. Trả lời các câu hỏi khoa học hoặc giải quyết các vấn đề khoa học sẽ phát minh ra
các "Kiến thức" khoa học. Ngược lại, “Engineering” trong chu trình STEM được mơ tả
bởi một mũi tên từ “Knowledge” sang “Technology” thể hiện quy trình kĩ thuật. Các kĩ
sư sử dụng "Kiến thức" khoa học để thiết kế, sáng tạo ra công nghệ mới. Như vậy, trong
chu trình STEM, "Science" được hiểu khơng chỉ là "Kiến thức" thuộc các môn khoa học
3


(như Vật lí, Hố học, Sinh học) mà bao hàm "Quy trình khoa học" để phát minh ra kiến
thức khoa học mới. Tương tự như vậy, "Engineering" trong chu STEM không chỉ là
"Kiến thức" thuộc lĩnh vực "Kĩ thuật" mà bao hàm"Quy trình kĩ thuật" để sáng tạo ra
"Cơng nghệ" mới. Hai quy trình nói trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng
tạo khoa học – kĩ thuật theo mơ hình "xốy ốc" mà cứ sau mỗi chu trình thì lượng kiến
thức khoa học tăng lên và cùng với nó là cơng nghệ phát triển ở trình độ cao hơn.
1.1.1.2. Khái niệm về giáo dục STEM
Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn đề thực
tiễn ("công nghệ" hiện tại) cần giải quyết, địi hỏi học sinh phải tìm tịi, chiếm lĩnh kiến
thức khoa học (Quy trình khoa học) và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải
pháp giải quyết vấn đề (Quy trình kĩ thuật). Đây chính là sự tiếp cận liên môn trong giáo
dục STEM, dù cho kiến thức mới mà học sinh cần phải học để sử dụng trong một bài
học STEM cụ thể có thể chỉ thuộc một môn học.
Như vậy, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát
triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác
tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông
1.1.2.1. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM

Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM là hình thức mà các
bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong q trình dạy học các
mơn học theo tiếp cận liên mơn (nên cịn gọi là STEM bài học hay STEM kiến tạo).
Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các mơn học thành
phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập. Đây
là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường phổ thông sắp đến.
1.1.2.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM (còn gọi là STEM trải nghiệm hay
STEM vận dụng), là hình thức học sinh được trải nghiệm, khám phá các thí nghiệm,
ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống, qua đó nhận biết được ý nghĩa
của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao
hứng thú học tập các môn học STEM.
Các trường trung học có thể triển khai giáo dục STEM thơng qua hình thức câu
lạc bộ, các hoạt động trải nghiệm khoa học (trong môn Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp). Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh.

4


Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp
tác của các bên liên quan như trường trung học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các
trường đại học, doanh nghiệp. Trải nghiệm STEM cịn có thể được thực hiện thơng
qua sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật
chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
1.1.2.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hoạt động này khơng mang tính
đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt
động tìm tịi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là mức

độ áp dụng cao nhất của giáo dục STEM trong trường phổ thông.
Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề phát triển hoạt động sáng
tạo khoa học kỹ thuật và triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi
khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ
STEM và nghiên cứu khoa học, kĩ thuật là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về
năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp
với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là:
– Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh
các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ
thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên,
chương trình, cơ sở vật chất.
– Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo
dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực
tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc
sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
– Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các
dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các
nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt
động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho
học sinh.
– Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục
STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
5


đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển
khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thơng cũng hướng
tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.

– Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học
sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng
khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo
dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn
các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân
lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.1.4. Quy trình xây dựng bài học/chủ đề STEM
Để xây dựng một bài học (hay chủ đề STEM), cần thực hiện theo các giai đoạn
sau [1]:
 Giai đoạn 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các hiện tượng,
q trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ có
sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Những ứng
dụng đó có thể là: Hiện tượng tán sắc ánh sáng – Tính chất sóng của ánh sáng – Máy
quang phổ lăng kính; Hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng – Gương cầu và thấu
kính – Ống nhịm, kính thiên văn; Sự chìm, nổi – lực đẩy Ác-si-mét – Thuyền/bè; Hiện
tượng cảm ứng điện từ – Định luật Cảm ứng điện từ và Định luật Lenxơ – Máy phát
điện/động cơ điện; Vật liệu cơ khí; Các phương pháp gia cơng cơ khí; Các cơ cấu
truyền và biến đổi chuyển động; Các mối ghép cơ khí; Mạch điện điều khiển cho ngôi
nhà thông minh; Sữa chua/dưa muối – Vi sinh vật – Quy trình làm sữa chua/muối dưa;
Thuốc trừ sâu – Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí dư lượng thuốc trừ sâu; Hóa chất –
Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí chất thải; Sau an tồn – Hóa sinh – Quy trình trồng
rau an tồn...
 Giai đoạn 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho
học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những
kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn (đối với
STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận
dụng) để xây dựng bài học. Theo những ví dụ nêu trên, nhiệm vụ giao cho học sinh
thực hiện trong các bài học có thể là: Thiết kế, chế tạo một máy quang phổ đơn giản

trong bài học về bản chất sóng của ánh sáng; Thiết kế, chế tạo một ống nhòm đơn giản
khi học về hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng; Chế tạo bè nổi/thuyền khi học về
6


Định luật Ác-si-mét; Chế tạo máy phát điện/động cơ điện khi học về cảm ứng điện từ;
Thiết kế mạch lôgic khi học về dịng điện khơng đổi; Thiết kế robot leo dốc, cầu bắc
qua hai trụ, hệ thống tưới nước tự động, mạch điện cảnh báo và điều khiển cho ngơi
nhà thơng minh; Xây dựng quy trình làm sữa chua/muối dưa; Xây dựng quy trình xử lí
dư lượng thuốc trừ sâu trong rau/quả; Xây dựng quy trình xử lí hóa chất ơ nhiễm trong
nước thải; Quy trình trồng rau an tồn…
 Giai đoạn 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ
tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất
giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Đối với các ví
dụ nêu trên, tiêu chí có thể là: Chế tạo máy quang phổ sử dụng lăng kính, thấu kính hội
tụ; tạo được các tia ánh sáng màu từ nguồn sáng trắng; Chế tạo ống nhịm/kính thiên
văn từ thấu kính hội tụ, phân kì; quan sát được vật ở xa với độ bội giác trong khoảng
nào đó; Quy trình sản xuất sữa chua/muối dưa với tiêu chí cụ thể của sản phẩm (độ
ngọt, độ chua, dinh dưỡng...); Quy trình xử lí dư lượng thuốc trừ sâu với tiêu chí cụ thể
(loại thuốc trừ sâu, độ "sạch" sau xử lí); Quy trình trồng rau sạch với tiêu chí cụ thể
("sạch" cái gì so với rau trồng thơng thường)...
 Giai đoạn 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ
ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hồn thành. Các
hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và
cộng đồng).
Tiến trình tổ chức dạy học mỗi bài học/chủ đề STEM được tổ chức theo 5 hoạt
động, thể hiện quan hình 1.2.


Hình 1. 2 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề STEM
7


 Hoạt động 1: Xác định vấn đề STEM
Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn
đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí địi
hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp
và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hồn thành. Tiêu chí của sản phẩm là u cầu
hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen
thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới
thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
– Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.
– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng,
sản phẩm, công nghệ...
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hồn thành nội dung
(Ghi chép thơng tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện
tượng, sản phẩm, công nghệ).
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện,
cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua
thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm,
cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).
 Hoạt động 2: Nghiên cứu/tái hiện kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ khơng cịn các "tiết học" thơng thường
mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh phải
tự tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn
thành. Kết quả là, khi học sinh hồn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã
học được kiến thức mới theo chương trình mơn học tương ứng.

– Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.
– Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận,
hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung
(Xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế).
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu
đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới);
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo,
thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết
kế mẫu thử nghiệm.
8


 Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản
thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó là sự
thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các bạn và
giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi) bản
thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm.
– Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế.
– Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn
thiện.
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa
chọn/hoàn thiện.
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình
bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo
viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu
thử nghiệm.
 Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện

sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá.
Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm
mẫu chế tạo là khả thi.
– Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.
– Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử
nghiệm và điều chỉnh.
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật…đã
chế tạo và thử nghiệm, đánh giá.
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết
bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm;
Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.
 Hoạt động 5: Trình bày, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã hồn
thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hồn thiện.
– Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
– Nội dung: Trình bày và thảo luận.

9


– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật...
Đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo.
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản
phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung
cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển
lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn
thiện.
Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thơng đề cập đến một vấn đề
tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc các mơn học
trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Tiến trình mỗi bài học STEM

được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật (Hình 2), trong đó việc "Nghiên cứu kiến
thức nền" (background research) trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là
việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thơng tương
ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên
cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu
có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn
giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; chia sẻ, thảo
luận, điều chỉnh thiết kế. Thơng qua q trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều
kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực.
Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước"
trong quy trình khơng được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước
kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc
"Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo
mơ hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này
vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vì vậy,
1.1.5. Tiêu chí xây dựng bài học STEM
Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn
Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh
tế, môi trường và yêu cầu tìm các giải pháp.
Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật
Quy trình thiết kế kĩ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác
định một vấn đề – hoặc một yêu cầu thiết kế – đến sáng tạo và phát triển một giải pháp.
Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: (1) Xác định vấn đề –
(2) Nghiên cứu kiến thức nền – (3) Đề xuất các giải pháp – (4) Lựa chọn giải pháp – (5)
Thiết kế mơ hình (ngun mẫu) – (6) Thử nghiệm và đánh giá – (7) Chia sẻ và thảo luận
10


– (8) Điều chỉnh thiết kế. Trong quy trình kĩ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý
tưởng dựa nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai lầm,

chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của học sinh là phát triển các giải
pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng được kiến thức mới trong
chương trình giáo dục.
Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tịi
và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm
Trong các bài học STEM, hoạt động học của học sinh được thực hiện theo hướng
mở có "khn khổ" về các điều kiện mà học sinh được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu
khả dụng). Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các
quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các
hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu
cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động tìm tịi, khám
phá của bản thân.
Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm
kiến tạo
Giúp học sinh làm việc trong một nhóm kiến tạo là một việc khó khăn, địi hỏi tất
cả giáo viên STEM ở trường làm việc cùng nhau để áp dụng phương thức dạy học theo
nhóm, sử dụng cùng một ngơn ngữ, tiến trình và yêu cầu về sản phẩm học tập mà học
sinh phải hồn thành. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM
là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.
Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán
mà học sinh đã và đang học
Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích
nội dung từ các chương trình khoa học, cơng nghệ và tốn. Lập kế hoạch để hợp tác với
các giáo viên tốn, cơng nghệ và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào
để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần
thấy rằng khoa học, cơng nghệ và tốn khơng phải là các môn học độc lập, mà chúng
liên kết với nhau để giải quyết các vần đề. Điều đó có liên quan đến việc học tốn, cơng
nghệ và khoa học của học sinh.
Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất
bại như là một phần cần thiết trong học tập

Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; một vấn
đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án, và lựa chọn phương án tối ưu. Trong
các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, các phương án giải quyết
vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết vấn đề. Tiêu chí này
11


cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học
STEM.
1.1.6. Tiêu chí đánh giá bài học STEM
Mỗi bài học STEM được thực hiện ở nhiều tiết học nên một hoạt động học có thể
được thực hiện ở trong và ngồi lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện
một số hoạt động học trong tiến trình bài học theo phương pháp dạy học tích cực được
sử dụng. Các tiêu chí đánh giá bài học STEM được thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá bài học STEM [1]
Tiêu chí

học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần
đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức
hoạt động học của học sinh.

học sinh


Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học
sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học
sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích,
đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả
học sinh trong lớp.

sinh

3. Hoạt động của học 2. Tổ chức hoạt động học cho

1. Kế hoạch và tài liệu dạy

Nội
dung

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

12


Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh.

Trong mỗi tiêu chí lại cụ thể hóa thành từng mức độ chất lượng. Theo đó, tiêu chí của
từng nội dung được thể hiện thành 3 mức độ, thể hiện qua bảng 1.2, 1.3, 1.4.
Bảng 1.2. Đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học [1]
Tiêu chí

Mức độ
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tình huống/câu

Tình huống/câu

Tình huống/câu

hỏi/nhiệm vụ mở đầu
nhằm huy động kiến

hỏi/nhiệm vụ mở đầu hỏi/nhiệm vụ mở đầu
chỉ có thể được giải
gần gũi với kinh

thức/kĩ năng đã có

quyết một phần hoặc

nghiệm sống của học


của học sinh để chuẩn phỏng đoán được kết

sinh và chỉ có thể

bị học kiến thức/kĩ

quả nhưng chưa lí

được giải quyết một

năng mới nhưng chưa

giải được đầy đủ

phần hoặc phỏng

Mức độ phù

tạo được mâu thuẫn

bằng kiến thức/kĩ

đoán được kết quả

hợp của

nhận thức để đặt ra

năng đã có của học


nhưng chưa lí giải

chuỗi hoạt

vấn đề/câu hỏi chính

sinh; tạo được mâu

được đầy đủ bằng

động học

của bài học.

thuẫn nhận thức.

kiến thức/kĩ năng cũ;

với mục

đặt ra được vấn

tiêu, nội

đề/câu hỏi chính của
bài học.

dung và
phương


Kiến thức mới được

Kiến thức mới được

Kiến thức mới được

pháp dạy

trình bày rõ ràng,

thể hiện trong kênh

thể hiện bằng kênh

học được sử

tường minh bằng

chữ/kênh hình/kênh

chữ/kênh hình/kênh

dụng.

kênh chữ/kênh

tiếng; có câu hỏi/lệnh tiếng gắn với vấn đề

hình/kênh tiếng; có


cụ thể cho học sinh

cần giải quyết; tiếp

câu hỏi/lệnh cụ thể

hoạt động để tiếp thu

nối với vấn đề/câu

cho học sinh hoạt

kiến thức mới và giải

hỏi chính của bài học

động để tiếp thu kiến
thức mới.

quyết được đầy đủ

để học sinh tiếp thu

tình huống/câu
hỏi/nhiệm vụ mở

và giải quyết được
vấn đề/câu hỏi chính


đầu.

của bài học.

13


Có câu hỏi/bài tập

Hệ thống câu hỏi/bài

Hệ thống câu hỏi/bài

vận dụng trực tiếp

tập được lựa chọn

tập được lựa chọn

những kiến thức mới

thành hệ thống; mỗi

thành hệ thống, gắn

học nhưng chưa nêu

câu hỏi/bài tập có

với tình huống thực


rõ lí do, mục đích của
mỗi câu hỏi/bài tập.

mục đích cụ thể,

tiễn; mỗi câu hỏi/bài

nhằm rèn luyện các

tập có mục đích cụ

kiến thức/kĩ năng cụ

thể, nhằm rèn luyện

thể.

các kiến thức/kĩ năng
cụ thể.

Có yêu cầu học sinh

Nêu rõ yêu cầu và

Hướng dẫn để học

liên hệ thực tế/bổ

mô tả rõ sản phẩm


sinh tự xác định vấn

sung thông tin liên
quan nhưng chưa mô

vận dụng/mở rộng
mà học sinh phải

đề, nội dung, hình
thức thể hiện của sản

tả rõ sản phẩm vận

thực hiện.

phẩm vận dụng/mở
rộng.

Mục tiêu, phương

dụng/mở rộng mà học
sinh phải thực hiện.
Mức độ rõ

Mục tiêu của mỗi

Mục tiêu và sản

ràng của


hoạt động học và sản

phẩm học tập mà học thức hoạt động và

mục tiêu, nội phẩm học tập mà học

sinh phải hoàn thành

sản phẩm học tập mà

dung, kĩ

trong mỗi hoạt động

học sinh phải hồn

học được mơ tả rõ

thành trong mỗi hoạt

sinh phải hoàn thành

thuật tổ chức trong mỗi hoạt động
và sản phẩm

đó được mơ tả rõ ràng ràng; phương thức

động được mô tả rõ


cần đạt được nhưng chưa nêu rõ

hoạt động học được

ràng; phương thức

của mỗi

phương thức hoạt

tổ chức cho học sinh

hoạt động học được

nhiệm vụ

động của học

được trình bày rõ

tổ chức cho học sinh

học tập.

sinh/nhóm học sinh
nhằm hồn thành sản
phẩm học tập đó.

ràng, cụ thể, thể hiện
được sự phù hợp với


thể hiện được sự phù
hợp với sản phẩm

sản phẩm học tập cần học tập và đối tượng
hoàn thành.

học sinh.

Mức độ phù Thiết bị dạy học và
Thiết bị dạy học và
hợp của thiết học liệu thể hiện được học liệu thể hiện

Thiết bị dạy học và
học liệu thể hiện

bị dạy học

sự phù hợp với sản

được sự phù hợp với

được sự phù hợp với

và học liệu

phẩm học tập mà học

sản phẩm học tập mà


sản phẩm học tập mà

được sử

sinh phải hoàn thành

học sinh phải hoàn

học sinh phải hoàn

dụng để tổ

nhưng chưa mô tả rõ

thành; cách thức mà

thành; cách thức mà

14


chức các

cách thức mà học sinh học sinh hành động

học sinh hành động

hoạt động

hành động với thiết bị (đọc/viết/nghe/nhìn/t


(đọc/viết/nghe/nhìn/t

học của học

dạy học và học liệu

hực hành) với thiết bị hực hành) với thiết bị

sinh.

đó.

dạy học và học liệu

dạy học và học liệu

đó được mơ tả cụ
thể, rõ ràng.

đó được mơ tả cụ thể,
rõ ràng, phù hợp với
kĩ thuật học tích cực
được sử dụng.

Mức độ hợp

Phương thức đánh giá Phương án kiểm tra,

Phương án kiểm tra,


lí của

sản phẩm học tập mà

đánh giá q trình

đánh giá q trình

phương án

học sinh phải hồn

hoạt động học và sản

hoạt động học và sản

kiểm tra,

thành trong mỗi hoạt

phẩm học tập của

phẩm học tập của

đánh giá

động học được mô tả

học sinh được mô tả


học sinh được mô tả

trong quá

nhưng chưa có

rõ, trong đó thể hiện

rõ, trong đó thể hiện

trình tổ chức phương án kiểm tra

rõ các tiêu chí cần

rõ các tiêu chí cần

hoạt động

trong q trình hoạt

đạt của các sản phẩm

đạt của các sản phẩm

học của học

động học của học

học tập trong các


học tập trung gian và

sinh.

sinh.

hoạt động học

sản phẩm học tập
cuối cùng của các
hoạt động học.

Bảng 1.3. Đánh giá về hoạt động của giáo viên
Tiêu chí
Mức độ sinh

Mức độ
Mức 1
Câu hỏi/lệnh rõ ràng

Mức 2
Câu hỏi/lệnh rõ ràng

Mức 3
Câu hỏi/lệnh rõ ràng

động, hấp dẫn về mục tiêu, sản phẩm về mục tiêu, sản phẩm về mục tiêu, sản phẩm
học sinh của


học tập phải hoàn

học tập, phương thức

học tập, phương thức

phương pháp

thành, đảm bảo cho

hoạt động gắn với

hoạt động gắn với

và hình thức

phần lớn học sinh

thiết bị dạy học và

thiết bị dạy học và

chuyển giao

nhận thức đúng nhiệm học liệu được sử

học liệu được sử

nhiệm vụ học


vụ phải thực hiện.

dụng; đảm bảo cho

tập.

dụng; đảm bảo cho

hầu hết học sinh nhận 100% học sinh nhận

15


thức đúng nhiệm vụ

thức đúng nhiệm vụ

và hăng hái thực hiện. và hăng hái thực hiện.
Khả năng theo Theo dõi, bao quát

Quan sát được cụ thể

Quan sát được một

dõi, quan sát, được quá trình hoạt

quá trình hoạt động

cách chi tiết q trình


phát hiện kịp

động của các nhóm

trong từng nhóm học

thực hiện nhiệm vụ

thời những
khó khăn của

học sinh; phát hiện
sinh; chủ động phát
được những nhóm học hiện được khó khăn

đến từng học sinh;
chủ động phát hiện

học sinh.

sinh yêu cầu được

cụ thể mà nhóm học

được khó khăn cụ thể

giúp đỡ hoặc có biểu

sinh gặp phải trong


và nguyên nhân mà

hiện đang gặp khó

quá trình thực hiện

từng học sinh đang gặp

khăn.

nhiệm vụ.

phải trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.

Mức độ phù

Đưa ra được những

Chỉ ra cho học sinh

Chỉ ra cho học sinh

hợp, hiệu quả gợi ý, hướng dẫn cụ

những sai lầm có thể

những sai lầm có thể

của các biện thể cho học

pháp hỗ trợ và sinh/nhóm học sinh

đã mắc phải dẫn đến đã mắc phải dẫn đến
khó khăn; đưa ra được khó khăn; đưa ra được

khuyến khích vượt qua khó khăn và những định hướng

những định hướng

học sinh hợp

hồn thành được

khái qt để nhóm

khái qt; khuyến

tác, giúp đỡ

nhiệm vụ học tập

học sinh tiếp tục hoạt khích được học sinh

nhau khi thực được giao.

động và hồn thành

hợp tác, hỗ trợ lẫn

hiện nhiệm vụ


nhiệm vụ học tập được

nhau để hoàn thành

học tập.

giao.

nhiệm vụ học tập
được giao.

Mức độ hiệu

Có câu hỏi định

Lựa chọn được một số Lựa chọn được một số

quả hoạt động hướng để học sinh

sản phẩm học tập của sản phẩm học tập điển

của giáo viên

tích cực tham gia

học sinh/nhóm học

trong việc


nhận xét, đánh giá, bổ sinh để tổ chức cho

sinh/nhóm học sinh để

tổng hợp,

sung, hồn thiện sản

tổ chức cho học sinh

phân tích,

phẩm học tập lẫn nhau đánh giá, bổ sung,

nhận xét, đánh giá, bổ

đánh giá kết

trong nhóm hoặc tồn hồn thiện lẫn nhau;

sung, hồn thiện lẫn

học sinh nhận xét,

hình của học

quả hoạt động lớp; nhận xét, đánh

câu hỏi định hướng


và quá trình

giá về sản phẩm học

của giáo viên giúp hầu hướng của giáo viên

thảo luận của

tập được đơng đảo

hết học sinh tích cực

giúp hầu hết học sinh

học sinh.

học sinh tiếp thu, ghi

tham gia thảo luận;

tích cực tham gia thảo

nhận.

nhận xét, đánh giá về luận, tự đánh giá và
sản phẩm học tập
16

nhau; câu hỏi định


hoàn thiện được sản


được đơng đảo học

phẩm học tập của

sinh tiếp thu, ghi

mình và của bạn.

nhận.
Bảng 1.4. Đánh giá hoạt động của học sinh
Tiêu chí

Mức độ
Mức 1

Mức 2

Mức 3

Khả năng tiếp Nhiều học sinh tiếp

Hầu hết học sinh tiếp

nhận và sẵn

nhận đúng và sẵn sàng nhận đúng và hăng


nhận đúng nhiệm vụ

Tất cả học sinh tiếp

sàng thực hiện và sẵn sàng bắt tay
nhiệm vụ học vào thực hiện nhiệm

thực hiện nhiệm vụ,
hái, tự tin trong việc
tuy nhiên còn một vài thực hiện nhiệm vụ

tập của tất cả

học sinh bộc lộ thái độ học tập được giao.

vụ được giao, tuy

học sinh trong nhiên vẫn còn một số chưa tự tin trong việc
lớp.
học sinh bộc lộ chưa
thực hiện nhiệm vụ
học tập được giao.
hiểu rõ nhiệm vụ học
tập được giao.
Mức độ tích

Nhiều học sinh tỏ ra

Hầu hết học sinh tỏ ra Tất cả học sinh tích


cực, chủ động, tích cực, chủ động

tích cực, chủ động,

cực, chủ động, hợp

sáng tạo, hợp hợp tác với nhau để

hợp tác với nhau để

tác với nhau để thực

tác của học

thực hiện các nhiệm

thực hiện các nhiệm

hiện nhiệm vụ học

sinh trong

vụ học tập; tuy nhiên, vụ học tập; còn một

tập; nhiều học

việc thực hiện một số học sinh có

vài học sinh lúng túng sinh/nhóm tỏ ra sáng


các nhiệm vụ

biểu hiện dựa dẫm,

hoặc chưa thực sự

tạo trong cách thức

học tập.

chờ đợi, ỷ lại.

tham gia vào hoạt
động nhóm.

thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ tham Nhiều học sinh hăng

Hầu hết học sinh hăng Tất cả học sinh tích

gia tích cực

hái, tự tin trình bày,

hái, tự tin trình bày,

của học sinh
trong trình


trao đổi ý kiến/quan
trao đổi ý kiến/quan
điểm của cá nhân; tuy điểm của cá nhân; đa

cực, hăng hái, tự tin
trong việc trình bày,
trao đổi ý kiến, quan

bày, trao đổi, nhiên, nhiều nhóm

số các nhóm thảo luận điểm của cá nhân; các

thảo luận về

thảo luận chưa sôi

sôi nổi, tự nhiên; đa

nhóm thảo luận sơi

kết quả thực

nổi, tự nhiên, vai trị

số nhóm trưởng đã

nổi, tự nhiên; các

hiện nhiệm vụ của nhóm trưởng chưa biết cách điều hành
học tập.

thật nổi bật; vẫn cịn thảo luận nhóm;

nhóm trưởng đều tỏ ra
biết cách điều hành và

một số học sinh không nhưng vẫn cịn một

khái qt nội dung

trình bày được quan

trao đổi, thảo luận của

vài học sinh không
17


×