Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----oOo----

VŨ THỊ PHƯƠNG MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT CĨ GIAO DỊCH SẢN
PHẨM PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----oOo----

VŨ THỊ PHƯƠNG MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT CĨ GIAO
DỊCH SẢN PHẨM PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN

Chun ngành: Kế tốn
Mã số


: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHÚC SINH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Vũ Thị Phương Mai là học viên Cao học chun ngành Kế tốn, khóa 25,
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ với đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các
cơng ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán”
(Gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là do tác giả trực tiếp thực
hiện với các số liệu, thông tin khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Vũ Thị Phương Mai


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ....................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
6. Đóng góp của nghiên cứu ..................................................................... 4
7. Kết cấu luận văn .................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 5
1.1 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài .................................. 5
1.1.1 Các nghiên cứu công bố trong nước ....................................................... 5
1.1.2 Các nghiên cứu cơng bố nước ngồi ...................................................... 7
1.2 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ........ 9
1.2.1 Nhận xét các nghiên cứu trước ............................................................... 9
1.2.2 Xác định khe hổng nghiên cứu ............................................................. 10


1.3 Kết luận chương 1 .................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 11
2.1 Giải thích một số thuật ngữ và các khái niệm liên quan ....................... 11
2.1.1 Chất lượng thông tin ............................................................................. 11
2.1.2 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính ................................................. 11
2.1.3 Thơng tin tài chính hữu ích ................................................................... 12
2.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh ................................. 14
2.2.1 Chứng khoán phái sinh ......................................................................... 14
2.2.2 Thị trường chứng khoán phái sinh ........................................................ 15
2.2.3 Phương thức giao dịch .......................................................................... 15
2.2.4 Hàng hóa giao dịch ............................................................................... 16

2.2.5 Thành viên giao dịch ............................................................................. 16
2.2.6 Cơ chế giao dịch .................................................................................... 17
2.2.7 Vai trị của các cơng cụ chứng khốn phái sinh .................................... 17
2.2.8 Quy định pháp lý về kế toán CCTCPS tại Việt Nam ............................ 19
2.3 Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này ............................. 20
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm ............................................................................... 20
2.3.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực ............................................................. 22
2.3.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .......................................................... 22
2.3.4 Lý thuyết tín hiệu .................................................................................. 23
2.3.5 Lý thuyết hợp đồng ............................................................................... 23
2.3.6 Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện .............................................. 24
2.4 Kết luận chương 2 .................................................................................... 25


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 26
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .............................................................. 26
3.2 Mơ hình lý thuyết nghiên cứu ................................................................. 30
3.3 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 31
3.3.1 Thang đo đặc tính thích hợp .................................................................... 32
3.3.2 Thang đo đặc tính trình bày trung thực ................................................... 34
3.3.3 Thang đo đặc tính có thể hiểu được ........................................................ 36
3.3.4 Thang đo đặc tính có thể so sánh ............................................................ 36
3.3.5 Thang đo đặc tính kịp thời ...................................................................... 38
3.4 Kết luận chương 3 .................................................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................ 39
4.1 Thống kê mô tả ......................................................................................... 39
4.1.1 Thống kê mơ tả các biến định tính .......................................................... 39
4.1.2 Kết quả đánh giá thực trạng CL BCTC của các CTNY .......................... 40
4.2 Kiểm định thang đo các biến độc lập ..................................................... 43
4.2.1 Kiểm định thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận...................................... 43

4.2.2 Kiểm định thang đo Vai trò của hội đồng quản trị.................................. 44
4.2.3 Kiểm định thang đo Hiệu quả của HTKSNB .......................................... 44
4.2.4 Kiểm định thang đo Công nghệ thơng tin ............................................... 45
4.2.5 Kiểm định thang đo Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ..... 45
4.2.6 Kiểm định thang đo Đào tạo và bồi dưỡng ............................................. 46
4.2.7 Kiểm định thang đo Kiểm toán độc lập .................................................. 47
4.2.8 Kiểm định thang đo Sự hồn thiện của mơi trường pháp lý ................... 47


4.3 Kiểm định thang đo các đặc tính chất lượng ......................................... 48
4.3.1 Kiểm định thang đo Đặc tính thích hợp .................................................. 48
4.3.2 Kiểm định thang đo Đặc tính trình bày trung thực ................................. 48
4.3.3 Kiểm định thang đo Đặc tính có thể hiểu được ...................................... 49
4.3.4 Kiểm định thang đo Đặc tính có thể so sánh........................................... 50
4.3.5 Kiểm định thang đo Đặc tính kịp thời ..................................................... 50
4.4 Phân tích nhân tố ..................................................................................... 51
4.4.1 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc .................................................. 51
4.4.2 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập ...................................................... 52
4.5 Mơ hình hồi quy tuyến tính ..................................................................... 55
4.5.1 Xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu .................... 55
4.5.2 Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 55
4.5.3 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ........ 59
4.6 Bàn luận kết quả....................................................................................... 62
4.6.1 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính ................................................... 62
4.6.2 Sự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC ....................................... 66
4.6.3 Thực trạng vận dụng kế toán CCTCPS ở Việt Nam ............................... 68
4.7 Kết luận chương 4 .................................................................................... 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 70
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 70
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 71

5.3 Hạn chế ...................................................................................................... 77
5.2 Kết luận chương 5 .................................................................................... 78


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
BCTC

Ý nghĩa
Báo cáo tài chính

BKS

Ban kiểm sốt

CBTT

Cơng bố thơng tin

CCTCPS

Cơng cụ tài chính phái sinh.

CLTT

Chất lượng thơng tin


CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSKT

Chính sách kế tốn

CTNY

Cơng ty niêm yết

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

QTCT

Quản trị công ty

QTLN


Quản trị lợi nhuận

SGDCK

Sở giao dịch chứng khốn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTKT

Thơng tin kế toán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2 Tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ CSLT ............ 30
Bảng 4.1 Thống kê mơ tả các thành phần biến định tính ................................. 39
Bảng 4.2 Tổng hợp dữ liệu CLTT BCTC ........................................................ 40
Bảng 4.3 Phân tích CLTT BCTC ..................................................................... 42
Bảng 4.4 Kiểm định thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận ............................... 43
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo Vai trò của Hội đồng quản trị .......................... 44
Bảng 4.6 Kiểm định thang đo hiệu quả Hệ thống kiểm soát nội bộ ................ 44
Bảng 4.7 Kiểm định thang đo Công nghệ thông tin......................................... 45
Bảng 4.8 Kiểm định thang đo Trình độ chun mơn nghiệp vụ của NV ........ 45

Bảng 4.9 Kiểm định thang đo Đào tạo và bồi dưỡng....................................... 46
Bảng 4.10 Kiểm định thang đo Kiểm toán độc lập .......................................... 47
Bảng 4.11 Kiểm định thang đo Sự hoàn thiện MTPL ..................................... 47
Bảng 4.12 Kiểm định thang đo Đặc tính thích hợp.......................................... 48
Bảng 4.13 Kiểm định thang đo Đặc tính trình bày trung thực ......................... 48
Bảng 4.14 Kiểm định thang đo Đặc tính có thể hiểu được .............................. 49
Bảng 4.15 Kiểm định thang đo Đặc tính có thể so sánh .................................. 50
Bảng 4.16 Kiểm định thang đo Đặc tính kịp thời ............................................ 50
Bảng 4.17 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc ........................................ 51
Bảng 4.18 Phân tich nhân tố nhóm biến độc lập lần 1 ..................................... 52
Bảng 4.19 Phân tich nhân tố nhóm biến độc lập lần 2 ..................................... 53
Bảng 4.20 Kiểm định tự tương quan ................................................................ 56
Bảng 4.21 Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy ................................. 57


Bảng 4.22 Kết quả Anova từ kết quả phân tích hồi quy .................................. 58
Bảng 4.23 Bảng trọng số hồi quy ..................................................................... 59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.3.1 Thang đo thuộc tính tạo nên đặc tính thích hợp ............................. 32
Hình 3.3.2 Thang đo thuộc tính tạo nên đặc tính trình bày trung thực ............ 34
Hình 3.3.3 Thang đo thuộc tính tạo nên đặc tính có thể hiểu được ................. 36
Hình 3.3.4 Thang đo thuộc tính tạo nên đặc tính có thể so sánh ..................... 37
Hình 3.3.5 Thang đo thuộc tính tạo nên đặc tính kịp thời ............................... 38
Hình 4.4 Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng chất lượng BCTC .......................... 54
Hình 4.5 Biểu đồ P-P lot .................................................................................. 61
Hình 4.6 Biểu đồ Scatterplot ............................................................................ 61



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:

-

Thông tin BCTC là một trong những kênh thông tin mà các CTNY được yêu

cầu cung cấp trên TTCK. Nhiều nghiên cứu cho thấy TTKT được xem là thành phần
chính yếu của thơng tin quản lý, đảm nhận vai trị quản lý nguồn lực thơng tin tài
chính cho các DN (James A. Hall, 2011). Gelinas (2012) cho biết: “TTKT được sử
dụng để giúp người dùng đưa ra quyết định có ích” vì vậy, CLTT của BCTC, là cần
thiết để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả (Kieso & ctg, 2007).
-

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường của các quốc gia, trong đó có

Việt Nam, TTCK đóng một vai trị quan trọng, trở thành một kênh huy động vốn dài
hạn và hiệu quả. Trong TTCK, CTNY là bên cung cấp thơng tin, cịn nhà đầu tư là
đối tượng chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thơng tin này trong q trình ra quyết
định của mình. Tuy nhiên họ gặp khá nhiều rủi ro trong q trình đầu tư khi thơng tin
trên BCTC của các CTNY có sự biến động khá lớn giữa trước và sau khi kiểm tốn.
BCTC hiện nay vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thơng tin
hữu ích cho các đối tượng sử dụng.
-

Hơn nữa, ở Việt Nam, tuy TTCK đã trải qua hơn 15 năm hoạt động, nhưng


khái niệm về chứng khoán phái sinh vẫn còn rất mới mẻ. Thực tế cho thấy, các sản
phẩm chứng khốn phái sinh trên thị trường này có thể giúp các tác nhân trong nền
kinh tế nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Chúng cũng
thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, tăng cường khả năng phục hồi trước
các cú sốc của thị trường. Tuy nhiên, không thể phủ nhận trên thế giới trong hai thập
kỷ qua, chứng khoán phái sinh cũng gắn liền với những sự kiện tiêu cực gây chấn
động thị trường tài chính tồn cầu như sự sụp đổ hay tình trạng khủng hoảng đến gần
như phá sản của Barings Bank (1995); Long –Term Capital Management (1998);
Enron (2001); Lehman Brothers và American International Group (2008). Rõ ràng,
mỗi công cụ, mỗi sản phẩm, mỗi phân mảng của thị trường tài chính đều có những
ưu điểm và nhược điểm riêng, người tham gia thị trường chứng khoán phải hiểu rõ
bản chất, những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của từng loại sản phẩm chứng khoán phái


2

sinh này. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT CÓ GIAO DỊCH SẢN PHẨM PHÁI
SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN” để làm đề tài nghiên cứu trong
luận văn này.
Dựa trên khảo sát, đo lường CLTT BCTC theo đầy đủ các thuộc tính đánh giá

-

CLTT được cơng bố bởi FASB & IASB 2010, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung
vào đối tượng khảo sát là các CTNY có các giao dịch sản phẩm phái sinh tại Sở giao
dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Từ đó, nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho
việc đánh giá vai trò của UBCK Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển cũng như

việc kiểm tra và giám sát CLTT BCTC trong các CTNY có các giao dịch sản phẩm
phái sinh này.
2

Mục tiêu nghiên cứu:

2.1

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

-

Nghiên cứu về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

2.2

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

-

Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các CTNY tại SGDCK

TP.HCM.
-

Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC và đo lường các nhân tố tác động

đến CLTT BCTC.
3


Câu hỏi nghiên cứu:

-

Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như

sau:
Mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC? Mức độ
tác động như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu 2: CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
được đo lường như thế nào?


3

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1

Đối tượng nghiên cứu:

-

Những vấn đề liên quan đến CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC của các CTNY có các giao dịch sản phẩm phái sinh trên TTCK.
-


BCTC đã được kiểm tốn và cơng bố, những người lập và nhận thơng tin

BCTC.
4.2

Phạm vi nghiên cứu:

-

Các CTNY có các giao dịch sản phẩm phái sinh tại SGDCK TP.HCM (Danh

sách rổ cổ phiếu VN-30, không bao gồm các doanh nghiệp đặc biệt: Ngân hàng, cơng
ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn…)
-

Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu và khảo sát gắn với TTCK TP.HCM là do

điều kiện cũng như tình hình hoạt động và các quy định về nội dung của thông tin tài
chính, CBTT tài chính ở các CTNY trên TTCK TP.HCM khơng có những khác biệt
lớn so với các CTNY trên TTCK Hà Nội. Hơn nữa hoạt động của TTCK TP.HCM
có ảnh hưởng lớn đến TTCK Việt Nam nên việc lựa chọn TTCK TP.HCM có tính
đại diện, có thể phản ánh được tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam.
5

Phương pháp nghiên cứu:

-

Nghiên cứu định tính: Tổng hợp và đúc kết các nghiên cứu trước đây liên quan


đến việc đo lường chất lượng BCTC, liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên
BCTC. Hệ thống hóa một cách đầy đủ các lý thuyết nền tảng liên quan đến các nhân
tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC, đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn.
-

Nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát CLTT tài chính của các CTNY

trên TTCK Việt Nam bằng bảng trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư tham gia trên
TTCK. Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT
tài chính của các CTNY để xây dựng mơ hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa
các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC. Luận
văn xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên cơ sở tham chiếu các thuộc tính CLTT
được ban hành bởi FASB & IASB 2010.


4

6

Đóng góp của nghiên cứu:

-

Xác định 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các CTNY có các

giao dịch sản phẩm phái sinh trên TTCK.
-

Xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các doanh nghiệp Việt


Nam theo hướng tiếp cận toàn diện quan điểm về thành phần và cấp bậc của khái
niệm CLTT BCTC được ban hành bởi FASB & IASB 2010.
7

Kết cấu của luận văn:

-

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu
-

Khái quát các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các cách tiếp cận

các phương pháp đo lường chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng BCTC, trên
cơ sở đó đưa ra những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu từ đó xác
định khe hổng của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
-

Trình bày một số khái niệm, thuật ngữ quan trọng và các lý thuyết nền tảng

liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
-

Giới thiệu quy trình thực hiện nghiên cứu.

-


Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kỹ thuật phân tích

dữ liệu.
-

Thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo các biến trong mơ hình.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
-

Đánh giá độ tin cậy các thang đo và phân tích nhân tố.

-

Thiết kê mơ hình hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

-

Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính.

Chương 5: Nhận xét và đề xuất kiến nghị
-

Đưa ra nhận xét chung

-

Đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC.



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài:

1.1

1.1.1 Các nghiên cứu công bố trong nước:
-

Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến chất lượng BCTC cũng có rất nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm, các cơng trình nghiên cứu này cụ thể như sau:
-

Tiêu biểu ở cấp tiến sĩ có nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) về “Nâng

cao tính hữu ích trong BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, bằng phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả trình bày nền tảng lý thuyết
và thực tiễn quan điểm về tính hữu ích của BCTC của Quốc tế và Việt Nam, đánh giá
thực trạng cung cấp thơng tin hữu ích cuả BCTC doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm chuẩn hóa BCTC hiện hành và nâng cao tính hữu ích của
BCTC.
-

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010), trong luận án Tiến sĩ, tác giả xác

định sự minh bạch thông tin tài chính. Tác giả xác định 6 yếu tố kiểm soát sự minh
bạch: Hệ thống chuẩn mực kế toán, Quy định liên quan đến cơng bố báo cáo tài chính,

Hệ thống kiểm soát nội bộ, Ban Giám đốc, Kiểm toán độc lập và Ban kiểm sốt. Từ
đó, tác giả đưa ra những kiến nghị liên quan đến 6 yếu tố để tăng cường sự minh bạch
thơng tin tài chính các CTNY tại Việt Nam.
-

Nguyễn (2014) trong một nghiên cứu khảo sát về CLTT KT tại các DN Việt

Nam cho thấy CLTT KT vẫn còn khá nhiều hạn chế, việc tổ chức thơng tin kế tốn
chưa được thực hiện có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, trùng lắp; các phương pháp
kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật
xử lý thông tin hiện đại; chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định; báo cáo KT phục vụ
quản lý chưa đầy đủ, nội dung cịn đơn giản, mang tính rời rạc; chưa có sự thống nhất,
phân tích sâu sắc về tình hình kinh doanh cho các cơng ty, vì vậy, thơng tin do các
báo cáo KT mang lại cho nhà quản lý còn hạn chế.
-

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Nguyên (2015), về tác động của QTCT đến

chất lượng thông tin BCTC tại các CTNY tại Việt Nam. Chất lượng thông tin BCTC
được đo lường thông qua đặc điểm chất lượng của FASB (2010) và IASB (2010), kết


6

quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC của các CTNY Việt Nam là
dưới mức trung bình. Qua nghiên cứu cho thấy các nhân tố bao gồm: tính độc lập của
HĐQT, mức độ chun mơn kế tốn tài chính của HĐQT, số lượng cuộc họp, sự tồn
tại cũng như trình độ chun mơn kế tốn tài chính của kiểm tốn nội bộ có ảnh hưởng
thuận chiều đến chất lượng BCTC. Hai nhân tố: sự kiêm nhiệm 2 chức danh chủ tịch
HĐQT, và tính độc lập của BKS khơng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Ngoài ra,

kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác nhau về chất lượng BCTC giữa các cơng
ty có quy mơ khác nhau và tỷ lệ vốn nhà nước khác nhau.
-

Một nghiên cứu có liên quan được thực hiện gần đây nhất và cũng là nghiên

cứu liên quan trực tiếp đến luận văn là luận án tiến sỹ của Phạm Quốc Thuần (2016),
luận án đã dùng phương pháp khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử
dụng là 269 tại các DN có trụ sở chính chủ yếu tại TPHCM. Kết quả đánh giá độ tin
cậy thang đo bằng Cronbach và kiểm định giá trị thang đo qua phân tích nhân tố khám
phá EFA cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và đảm bảo giá trị. Sau khi kiểm định
các điều kiện cần thiết cho phân tích hồi qui và thấy tất cả đều thỏa mãn, tác giả tiến
hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy 10 nhân tố rút ra từ nghiên
cứu định tính được tiếp tục khẳng định qua mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đến
CLTT BCTC. Kết quả kiểm định hồi qui cho thấy có 8 nhân tố tác động ở mức có ý
nghĩa thống kê. Trong các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, có hai nhân tố được
xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này (Áp lực từ thuế và CL PMKT). Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng khẳng định hai nhân tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự đóng
vai trị là biến điều tiết của mơ hình, có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của
các nhân tố lên CLTT BCTC. Dựa trên kết quả phân tích hồi qui, và phân tích thống
kê từ mẫu khảo sát, Luận án đã phân tích thực trạng và CLTT BCTC, các nhân tố tác
động đến CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. Dựa trên căn cứ này, Luận án đã
phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố đối với CLTT BCTC và đề ra 9 nhóm giải
pháp nhằm hoàn thiện CLTT BCTC trong các DN Việt Nam.


7

1.1.2 Các nghiên cứu cơng bố nước ngồi:
-


Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

chất lượng BCTC đo lường thông qua phương pháp đánh giá CLTT BCTC theo đặc
điểm chất lượng, bởi lẽ phương pháp này cho phép tiếp cận toàn diện các thuộc tính
về CLTT, đảm bảo việc đánh giá và đo lường CLTT BCTC được đầy đủ và thuyết
phục.
-

Đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính chất lượng sẽ được tổng hợp từ các

quy định của các tổ chức nghề nghiệp (AAA, FASB, IASB); cơ quan Nhà Nước và
các nghiên cứu độc lập.
-

Đại diện nhóm nghiên cứu này có những tác giả tiêu biểu sau:
Nghiên cứu của Maines.L.A (2003) về đặc tính “Đáng tin cậy” (Reliability)

của thơng tin BCTC. Tác giả sử dụng phương pháp để đánh giá về đặc tính đáng tin
cậy của thơng tin BCTC bao gồm: (a) so sánh các số liệu kế toán với chuẩn mực kế
tốn, (b) xem xét vấn đề cơng bố lại các thơng tin kế tốn, (c) so sánh các ước tính kế
tốn và nhận biết dịng tiền trong tương lai, (d) thơng qua việc sử dụng các thơng tin
kế tốn để nhận biết sự đáng tin cậy của những thông tin này. Mục đích của nghiên
cứu này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người sử dụng xác định những
thuộc tính góp phần tăng độ “đáng tin cậy” của thông tin BCTC.
Nghiên cứu của Davood Khodadady (2012) về đặc tính “sự thích hợp”
(relevance) thơng tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn độ, bao gồm 27 ngân hàng thuộc
sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm
để đo lường danh mục gồm 14 thuộc tính có ảnh hưởng đến sự thích hợp của thơng
tin BCTC, trong đó 10 thuộc tính liên quan giá trị dự báo và 4 thuộc tính liên quan

đến giá trị xác nhận. Kết luận của tác giả là thông tin BCTC của các ngân hàng tư
nhân thích hợp hơn thơng tin BCTC của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.
Jonas and Blanchet (2000), trong nghiên cứu của mình tác giả xây dựng các
thuộc tính để tạo nên 11 đặc tính chất lượng thơng tin BCTC theo FASB, góp phần
cải thiện việc đánh giá các đặc điểm chất lượng của thông tin và đưa ra các giải pháp
cần thiết.


8

Năm 2011, Beest và Braam cũng có một nghiên cứu về đặc điểm chất lượng,
nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt của các đặc điểm chất lượng BCTC dựa trên
hệ thống chuẩn mực IFRS (Anh) và US GAAP (Mỹ). Nghiên cứu được xây dựng dựa
trên 31 nhân tố theo các đặc điểm chất lượng và tiến hành lấy mẫu khảo sát từ 71
BCTC của các doanh nghiệp ở Anh và 71 BCTC khác ở Mỹ trong năm 2009. Kết quả
cho thấy báo cáo của Anh thích hợp, trình bày trung thực và dễ hiểu hơn so với báo
cáo của Mỹ. Tuy nhiên báo cáo của Mỹ lại có khả năng so sánh được cao hơn ở Anh.
Tiếp cận theo một hướng khác, nghiên cứu của Saheli & Nassirzadeh (2012)
chỉ ra sự khác nhau giữa các quan điểm về đặc điểm chất lượng trên nhiều khía cạnh
tiếp cận. Nghiên cứu cung cấp những thống kê thực nghiệm từ việc khảo sát các nhà
đầu tư ở Iran về các đặc điểm chất lượng những người có hiểu biết và khơng có hiểu
biết về kế toán.
Nghiên cứu của Obaidat (2007) về quan điểm của kiểm toán viên và nhà đầu
tư đối với tầm quan trọng của các đặc điểm chất lượng của thông tin. Nghiên cứu đã
xây dựng bảng khảo sát để thu thập ý kiến từ 25 nhà đầu tư và 29 kiểm toán viên. Kết
quả cho thấy tất cả các đặc điểm chất lượng đều ảnh hưởng đến các quyết định và tồn
tại sự khác nhau trong ý kiến của kiểm toán viên và nhà đầu tư về mức độ quan trọng
của các nhân tố chất lượng.
Nghiên cứu của Lyle.N (2008) cho thấy tác giả đánh giá chất lượng thông tin
BCTC thông qua chuỗi cung ứng BCTC. Theo tác giả, chuỗi cung ứng BCTC liên

quan đến nhiều người, nhiều quy trình thơng qua q trình lập, xác nhận, kiểm tra và
sử dụng BCTC. Nghiên cứu của tác giả xem xét 4 yếu tố: QTCT, quy trình lập BCTC,
Báo cáo kiểm tốn của kiểm tốn viên độc lập và tính hữu ích của BCTC. Phương
pháp chủ yếu của nghiên cứu dựa vào bảng câu hỏi gồm 22 câu (cho 341 người) và
phỏng vấn sâu 25 chuyên gia. Kết quả các đặc tính chất lượng BCTC cho thấy: (a)
Thơng tin tài chính tốt hơn nhờ sự cải thiện của chuẩn mực kế tốn, quy định luật
pháp và giám sát; (b) BCTC cơng bố có khả năng so sánh tốt hơn; (c) Thơng tin kế
toán về khả năng đáng tin cậy được cải thiện; (d) Gia tăng tầm quan trọng của các
báo cáo diễn giải và tiếp cận thông tin BCTC dễ dàng hơn.


9

Nghiên cứu về CLTT BCTC có q trình hình thành và phát triển từ những
năm 60 (Paul E. Fertig, 1967) và từ đó đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
từ phía các nhà nghiên cứu cơ bản, các tổ chức nghề nghiệp KT (AAA, FASB,
IASB,…), các quy định Pháp lý (Luật KT, các quy định về KT của các cơ quan Nhà
Nước,…) tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho lý thuyết về các thành phần đo lường
CLTT BCTC.
1.2
1.2.1

Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu:
Nhận xét các nghiên cứu trước:

Sau khi tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu khoa học trong cũng như ngồi nước
có liên quan tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét cơ bản như
sau:
-


Khái niệm chất lượng thông tin BCTC được các nghiên cứu xem xét ở nhiều

góc độ khác nhau hầu như đều mang tính chất riêng lẻ như các thơng tin tài chính và
thơng tin cơng bố bắt buộc cũng như tự nguyện. Từ đó việc đo lường chất lượng thông
tin BCTC chỉ ở mức độ các thông tin tài chính và mức độ cơng bố, chưa phản ánh
được chất lượng thơng tin BCTC tồn diện theo hướng tính hữu ích của thơng tin
nhằm giúp người sử dụng thông tin BCTC ra quyết định.
-

Các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào xem xét quy trình kế tốn và chất

lượng chuẩn mực kế toán được thiết lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị
liên quan đến việc hồn thiện quy trình kế tốn và xây dựng các chuẩn mực kế tốn
theo hướng hịa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế.
-

Trong thời gian gần đây, trong nước đã có các nghiên cứu bên cạnh sử dụng

phương pháp định tính đã kết hợp phương pháp định lượng để đánh giá sự tác động
của các nhân tố đến chất lượng thơng tin BCTC. Tuy nhiên, chưa có cơng trình đánh
giá chất lượng thơng tin BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB và IASB
với mẫu nghiên cứu là các CTNY có các giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường
chứng khốn theo hướng hữu ích cho người sử dụng.


10

1.2.2 Xác định khe hổng nghiên cứu:
-


Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước, có thể thấy, trong những nước

có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt
Nam thì các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC có những điểm khác biệt lớn so với
những nền kinh tế đã phát triển. Nhìn chung các đề tài trước đây chủ yếu tập trung
vào CLTT BCTC của các CTNY trên TTCK mà chưa có nghiên cứu cụ thể cho thị
trường chứng khốn phái sinh. Hơn nữa, tuy cũng có nhiều đề tài thông qua việc
nghiên cứu thực trạng chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các CTNY trên TTCK để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện CLTT tài
chính trên TTCK Việt Nam nhưng những giải pháp này có thể hiện nay khơng cịn
phù hợp nữa do bối cảnh kinh tế đã thay đổi rất nhiều qua các năm.
1.3

Kết luận chương 1:

-

Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày các cơng trình nghiên cứu của các nhà

nghiên cứu cơ bản về việc đo lường CLTT BCTC. Từ các kết quả nghiên cứu tổng
quan cho thấy: “các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được ban hành bởi FASB và
IASB 2010 được nhiều công trình nghiên cứu tham chiếu và mang tính hội tụ cao
nhất” (Phạm Quốc Thuần, 2010).
-

Việc tổng hợp và đánh giá các cơng trình nghiên cứu được chúng tơi trình bày

theo 2 phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các cơng trình tiêu
biểu đã cơng bố có liên quan đến những nội dụng của luận văn. Từ đó, giúp tác giả
nhận thấy khoảng trống nghiên cứu và làm nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo

của luận văn.


11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Giải thích một số thuật ngữ và các khái niệm liên quan:

2.1.1

Chất lượng thông tin:

-

Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa CLTT theo

nhiều cách khác nhau như là: theo Huang, Lee, Wang (1990), CLTT có thể được định
nghĩa là thơng tin mà thích hợp cho việc sử dụng của người sử dụng thơng tin. Cịn
theo Kahn và Strong (1998) cho rằng thông tin chất lượng là thông tin đáp ứng đặc
điểm kỹ thuật hoặc yêu cầu mong đợi của khách hàng. Theo Lesca (1995) lại có định
nghĩa khác về CLTT như sau: CLTT là đặc điểm thơng tin có giá trị cao đối với người
sử dụng nó. Hoặc theo Brien (1991), thơng tin có chất lượng là thơng tin có nội dung,
hình thức, và đặc điểm thời gian có giá trị đối với sử dụng cuối cùng cụ thể.
-

Như vậy, thơng tin chất lượng là thơng tin thích hợp cho việc sử dụng của

người sử dụng, thông tin đáp ứng đặc điểm kỹ thuật, hoặc yêu cầu có nội dung, hình

thức và đặc điểm thời gian có giá trị đối với việc sử dụng.
2.1.2
-

Chất lượng thơng tin BCTC:
Có nhiều nghiên cứu về CLTT BCTC, nhưng chưa có định nghĩa thống nhất

chung về “chất lượng” (McFie, 2006), nhìn chung hầu hết mọi người sử dụng lại hiểu
nó dưới khái niệm là “chất lượng kế toán” (Imhoff, 2003).
-

McFie (2006) cho rằng nhiều người nhận thức khác nhau về chất lượng, và

trong số ít họ có thể đo lường được mức độ này. Ví dụ BCTC được xem là có chất
lượng cao đối với các nhà nghiên cứu, nhưng có thể những người sử dụng khác thì
khơng. Vì vậy, thuật ngữ “chất lượng” là một thuộc tính mang tính chất chủ quan mà
nó được cảm nhận tùy thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau liên quan đến chủ đề cần
quan tâm. Tác giả cũng khẳng định một cách sâu hơn khi phân biệt hai khái niệm
“chất lượng BCTC” (Quality of financial reporting) và “BCTC có chất lượng”
(Quality financial reporting) là hai khái niệm khác nhau. “ BCTC có chất lượng”
muốn đề cập đến sự hồn hảo, cịn “chất lượng BCTC” đề cập đến sự thay đổi từ
“thấp hoặc nghèo nàn” đến “cao hoặc hoàn hảo”.


12

-

Theo Jonas & Blanchet (2000) đã đưa ra 2 quan điểm chung được sử dụng


rộng rãi trong việc đánh giá chất lượng BCTC:
Dựa trên nhu cầu của người sử dụng thông tin: đối với quan điểm này, chất
lượng BCTC được xác định dựa trên cơ sở của tính hữu ích của thơng tin đối với
người sử dụng thơng tin đó.
Dựa trên quan điểm bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư chất lượng BCTC sẽ được định
nghĩa chủ yếu liên quan đến việc cung cấp cho cổ đông với “công bố đầy đủ và hợp
lý”
Theo Verdi (2006), định nghĩa: “BCTC chất lượng là BCTC truyền tải chính
xác thơng tin về hoạt động của cơng ty, đặc biệt là dịng lưu chuyển tiền mong đợi
của nó.”
Theo Salechi và Rostami (2011) nghiên cứu về mục đích của BCTC cũng như
những thơng tin được trình bày trên BCTC, cho rằng: “BCTC hữu ích phải phản ánh
được nó hữu ích cho ai và mục đích hướng đến là gì. Bởi vì BCTC cung cấp thơng
tin, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đơng người sử dụng để đưa ra các quyết định
kinh tế, tùy vào các đối tượng sử dụng BCTC khác nhau mà thông tin được quan tâm
sẽ khác nhau.” Tuy nhiên mục đích chung của BCTC vẫn là cung cấp các thơng tin
tài chính hữu ích nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng đưa ra quyết định kinh tế.
2.1.3
-

Thông tin tài chính hữu ích:
Trong khn khổ khái niệm về các BCTC được ban hành bởi IASB vào tháng

9 năm 2010 nếu thơng tin tài chính là có ích nó phải phù hợp và đại diện trung thực
cho những gì nó ngụ ý. Tính hữu ích của thơng tin tài chính là nâng cao nếu nó có thể
so sánh, có thể xác minh, kịp thời và dễ hiểu.
-

Dựa trên khuôn khổ pháp lý về các đặc tính của thơng tin tài chính hữu ích


(IASB 2010), Vũ Hữu Đức (2012) đã tổng hợp đặc tính cơ bản về chất lượng của
BCTC là tính thích hợp và thể hiện trung thực như sau:
-

Tính thích hợp: Thơng tin thích hợp là thơng tin tài chính khi nó có thể làm

thay đổi quyết định của người sử dụng. Thơng tin tài chính có khả năng làm thay đổi


13

quyết định của người sử dụng nếu nó có giá trị dự đoán, giá trị khẳng định hoặc cả
hai.
Giá trị dự đốn: thơng tin tài chính có giá trị dự đốn nếu nó được dùng như
một dữ liệu đầu vào cho q trình dự đốn kết quả trong tương lai của người sử dụng
thơng tin. Điều này có nghĩa là các thơng tin tài chính này có thể giúp người đọc tự
đưa ra dự đốn của mình chứ bản thân nó khơng phải là một con số dự đốn.
Giá trị khẳng định: thơng tin tài chính cung cấp phản hồi về các dự đốn trước
đó.
-

Giá trị dự đốn và giá trị khẳng định của thơng tin tài chính có liên quan đến

nhau. Thơng tin có giá trị dự đốn thường cũng có giá trị khẳng định. Ví dụ, thơng
tin doanh thu cho năm hiện tại, có thể được sử dụng làm cơ sở để dự đoán doanh thu
trong năm tương lai, cũng có thể được so sánh với dự đốn doanh thu cho năm nay
đã được thực hiện trong năm trước. Kết quả của những so sánh có thể giúp người
dùng chỉnh sửa và hồn thiện quy trình đã được sử dụng để thực hiện những dự đốn
trước đó.
Trọng yếu: Thơng tin trọng yếu khi việc trình bày sai hay bỏ sót ảnh hưởng

đến quyết định của người sử dụng thông tin khi dựa trên BCTC của một đơn vị cụ
thể. Không thể quy định một mức trọng yếu cụ thể thống nhất được mà phải dựa vào
từng tình huống cụ thể. Trọng yếu là 1 khía cạnh của thích hợp.
-

Thể hiện trung thực: Tính thể hiện trung thực được đảm bảo qua 3 đặc điểm:

đầy đủ, trung lập và khơng sai sót:
Đầy đủ: Các thơng tin cần thiết phải được phản ánh đầy đủ để người đọc hiểu
được hiện tượng kinh tế, bao gồm các mô tả và giải thích.
Trung lập: nghĩa là khơng thiên lệch trong lựa chọn hay trình bày thơng tin,
nhằm hướng người đọc đến một phản ứng định trước.
Khơng sai sót: nghĩa là khơng có sai sót trong mơ tả hiện tượng cũng như trong
lựa chọn và áp dụng các quy trình lập BCTC.


×