Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án BAI 6-Dinh dang trang tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.98 KB, 4 trang )

Tuần: 19 Ngày soạn: 11/12/2010
Tiết: 37 Ngày dạy: 12/12/2010
Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ , cỡ chữ ,kiểu chữ và chọn màu chữ.
- Biết được các bước thực hiện căn lề ô tính.
2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
- Học sinh thực hiện được căn lề ô tính.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học, tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính
- Có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích,biết bảo vệ các thiết bị máy móc.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập các môn học.
- Thấy được tầm quan trọng của tin học trong đời sống.
4. Nội dung trọng tâm của bài:
- Giúp học sinh biết định dạng ô tính (hoặc các ô tính) bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh
công cụ để định dạng phông chữ,cỡ chữ,kiểu chữ, màu chữ và căn lề ô tính.
II. Công tác chẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ dạy học: Máy tính, máy chiếu(projector)
- Nội dung bài dạy: giáo viên phải nghiên cứu bài kỹ càng, đọc một số tài liệu liên quan đến nội
dung của bài và soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp.
+Cung cấp cho học sinh biết được các bước định dạng phông chữ, cỡ chữ,
kiểu chữ,màu chữ và căn lề trong ô tính
+Giúp học sinh thực hiện định dạng phông chữ,cỡ chữ, kiểu chữ,màu chữ và
căn lề ô tính trên máy.
- Phương pháp giảng dạy: Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề, phương pháp tích cực nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:


- Dụng cụ học tập:Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước thẳng,...
- Nội dung bài học: Sử dụng các công cụ của Excel để định dạng trang tính.
III. Tổ chức hoạt động hạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 8’) Ổn định- Kiểm tra - Đặt vấn đề vào bài
1.Ổn định tổ chức lớp:
GV: Mời lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
- Kiểm tra sĩ số:
Lớp 7B:.................Vắng:......................
2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên trình chiếu
HS: lớp trưởng báo cáo
HS: Chú ý quan sát
đề bài lên bảng chiếu ?
GV: Một bạn hãy lên chọn một ô B3
cho thầy giáo.
GV: Một bạn khác lên chọn các ô từ ô
B3 đến ô C5
HS1: Lên bảng chọn
HS2: Lên bảng chọn. Còn
các học sinh khác chú ý
cách bạn chọn.
3.Đặt vấn đề: GV trình chiếu hai bảng
điểm và cho HS nhận xét
Bảng 1: chưa được định dạng
Bảng 2: đã được định dạng
GV: các em hãy nhận xét và so sánh về
hai trang tính trên?
-Trang tính nào dễ nhìn hơn?
-Trang tính nào đẹp hơn?
GV: chức năng chính của chương trình

bảng tính là hỗ trợ tính toán. Tuy nhiên,
giống như Word chúng cũng có các
công cụ phong phú giúp em trình bày
trang tính đẹp hơn. Để làm được điều
đó, hôm nay thầy trò mình sẽ cùng nhau
nghiên cứu “Bài 6- Định dạng trang
tính”
HS: chú ý
HS: nhận xét và so sánh
HS: trả lời
HS: trả lời
Hoạt động 2: (15’) 1.Định dạng phông chữ,cỡ chữ và kiểu chữ
GV: Trình chiếu giới thiệu các nút lệnh trên
thanh công cụ dùng để dịnh dạng phông chữ, cỡ
chữ và kiểu chữ.
Thay đổi phông chữ
GV: Đưa ra màn hình bảng tính minh họa.
GV: Nhìn vào hình 53 SGK các em hãy cho
thầy biết để thay đổi phông chữ của dữ liệu ta
thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào?
GV: gọi học sinh nhận xét.
GV: chốt lại.
HS:chú ý quan sát
HS: quan sát
HS: trả lời
HS: Nhận xét bạn trả
lời.
HS: Thực hiện.
a)Thay đổi phông chữ
Bước 1: chọn ô (hoặc các

ô) cần định dạng nội dung
Bước 2: Nháy chuột vào ô
Font khi đó một danh sách
tên các loại phông chữ sẽ
hiển thị.
Bước 3: chọn phông chữ
thích hợp
GV: Cho HS thực hiện.
Thay đổi cỡ chữ:
GV: yêu cầu HS quan sát màn hình
GV: "Làm thế nào để chọn và thay đổi
cỡ chữ trong trang tính?"
GV: chốt lại
Chú ý: Có thể thay đổi cỡ chữ bằng cách nháy
chuột vào ô font size và nhập cỡ chữ thích hợp
GV: Cho HS thực hiện?
Thay đổi kiểu chữ
GV: muốn thay đổi kiểu chữ trong
trang tính ta cần phải làm gì?
GV: chốt lại: khẳng định việc thao tác
với ba nút lệnh B, I , U tương tự nhau
GV: có thể chọn nhiều thuộc tính định
dạng cho cùng một đối tượng được
không? Nếu có thì kiểu chữ nhận được
sẽ như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS và chốt
lại.
GV: Cho HS thực hiện?
HS: chú ý quan sát
HS: Trả lời

HS: Thực hiện
HS: Trả lời
HS: Thực hiện
b)Thay đổi cỡ chữ:
Bước 1: chọn ô (hoặc các
ô) cần thay đổi cỡ chữ
Bước 2: Nháy chuột vào ô
SIZE khi đó một danh sách
tên các loại cỡ chữ sẽ hiển
thị.
Bước 3: chọn cỡ chữ thích
hợp
c) Thay đổi kiểu chữ
Bước 1: chọn ô (hoặc các
ô) cần định dạng.
Bước 2: Chọn các nút lệnh
B, I , U thích hợp.
Hoạt động 3: (5’) 2.Định dạng màu chữ
Định dạng màu chữ
GV: giới thiệu cụng cụ Font Color và
minh hoạ trên trang tính
GV: muốn chọn màu cho phông chữ
trong trang tính thì ta làm như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS và tổng
kết lại
GV: Cho HS thực hiện?
HS: Chú ý
HS: trả lời
HS: Thực hiện
2.Định dạng màu chữ:

Bước 1: chọn ô (hoặc các
ô) cần định dạng.
Bước 2: Nháy vào mũi tên
bên cạnh nút Font Color.
Bước 3: Nháy chọn màu
thích hợp.
Hoạt động 4: (10’) 3.Căn lề trong ô tính
Căn lề trong ô tính
GV: Giới thiệu cách căn lề trong ô tính.
GV: Để thực hiện căn lề trong ô tính ta
thực hiện theo mấy bước?
-Đó là những bước nào?
GV: Mời học sinh nhận xét và chốt lại.
GV: Ngoài cách căn lề trên chúng ta
còn có cách khác để căn chỉnh dễ dàng
và chính xác hơn?
HS: Chú ý
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
HS: Chú ý GV giới thiệu
và làm mẫu.
3.Căn lề trong ô tính
- Bước 1: Chọn ô hoặc các
ô cần định dạng.
- Bước 2: Nháy nút Center
để căn thẳng giữa ô tính,
nút Right để căn lề phải,
nút Left để căn lề trái cho
ô tính.
Hoạt động 5: ( 7’ ) Củng cố -Dặn dò

Củng cố:
GV: yêu cầu HS nêu lại các thao tác
định dạng với trang tính vừa học.
GV: cho HS thực hành các thao tác
định dạng vừa học.
Dặn dò:
- Xem lại lý thuyết đã học, trả lời các
câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Về nhà đọc trước mục 4,5 trong sách
giáo khoa để tiết sau học tiếp.
HS: trả lời
HS: Thực hiện
HS: Về nhà học và trả lời
câu hỏi.
HS: Về nhà thực hiện.
IV. Bài tập vận dụng:
Câu hỏi: GV trình chiếu trang tính Excel.
? Trường hợp định dạng kiểu chữ nếu thầy giáo chọn đồng thời 2 nút lệnh là
Khi đó ô tính đang được chọn sẽ như thế nào?
V.Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

×