Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Cảm hứng sáng tác của thu bồn trong tiểu thuyết dưới đám mây màu cánh vạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.67 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

CAO THỊ NHÀN

CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THU
BỒN TRONG TIỂU THUYẾT DƯỚI
ĐÁM MÂY MÀU CÁNH VẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cảm hứng có vai trị rất quan trọng trong q trình tạo ra tác phẩm
nghệ thuật. Cảm hứng được xem như là linh hồn của cấu trúc nghệ thuật, chi
phối và ảnh hưởng đến các yếu tố thuộc bình diện hình thức và nội dung của
tác phẩm. Vì thế, nghiên cứu về cảm hứng sáng tác sẽ định hướng cho chúng
tôi tiếp cận được tác phẩm đồng thời hiểu thêm phong cách của nhà văn.
Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc được Thu Bồn lấy cảm hứng
từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, đau thương mà hào hùng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Trong cuộc chiến gian khổ ấy, hình ảnh của những người
con chiến trận – chiến sĩ du kích kiên cường, quả cảm, với những chiến tích
lừng lẫy, vang dội cùng tập thể nhân dân với phẩm chất tốt đẹp ở họ. Bên
cạnh đó, cịn là hình ảnh q hương, đất nước, cảnh sắc thiên nhiên, với
những gam màu tươi đẹp. Tất cả đã tạo nên nguồn cảm xúc dồi dào, nguồn
cảm hứng bất tận giúp Thu Bồn viết nên những trang văn in đậm hiện thực


của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm cịn thể hiện tính nhân văn cũng như
khẳng định sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến với một
niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam
trước những thử thách của lịch sử.
Nghiên cứu “Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới
đám mây màu cánh vạc” sẽ giúp chúng tôi đi sâu vào thế giới nghệ thật của
tác phẩm, đồng thời giúp ích trong việc học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Thu Bồn là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ cách
mạng. Các sáng tác của ông chủ yếu viết về những năm tháng chiến tranh
gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiêu
biểu là tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc. Từ khi ra đời, tác phẩm đã
được giới phê bình, nghiên cứu chú ý quan tâm nhiều. Tuy nhiên các công


2

trình phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu về một vài khía cạnh hoặc đánh giá
khái quát về tác phẩm, còn về phương diện cảm hứng sáng tác của Thu Bồn
trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc thì cịn rất ít. Có thể kể đến
đến một số cơng trình, bài viết như sau:
Trong bài viết “Dưới đám mây màu cánh vạc và nữ du kích anh hùng”,
tác giả Ngơ Thảo đã khái qt gần như tồn bộ về nội dung và giá trị hiện
thực của tác phẩm. Ông viết “Thế giới hiện thực càng phong phú hơn bởi tác
giả huy động được sự tham gia rộng rãi của nhiều lồi vật vốn quen thân với
xóm làng. Những đàn vạc ăn đêm, mà màu cánh - màu gio như biểu tượng
của một vòm trời u ám...còn lại là con trâu ve của thằng Thí, những con kì
nhơng, ngọn gió và cơn bão” [30, tr. 214]. Cũng trong bài viết này, tác giả đi
sâu vào phân tích hình tượng nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm - nhân vật
trung tâm của tác phẩm. Ngô Thảo nhận xét “Giữa những người du kích ấy,

Trần Thị Tâm khơng nổi bật về trí thơng minh, hành động dũng cảm hay
những chiến cơng đặc xuất. Nhưng con người Trần Thị Tâm ln có sự tỏa
sáng của một tấm lịng đơn hậu, thủy chung, dịu dàng rất mực, đây là nguồn
gốc mọi quyết định sáng suốt, đúng đắn kịp thời của người nữ anh hùng” [30,
tr.216]. Nhân vật nữ du kích Trần Thị Tâm chính là đối tượng đã đem đến
nguồn cảm hứng thơi thúc Thu Bồn sáng tác tác phẩm này và tác giả viết
“Trong tình hình chung đó, tiểu thuyết viết về anh hùng Trần Thị Tâm của
Thu Bồn như một báo hiệu đáng mừng về nỗ lực không ngừng của người
viết” [30, tr.211].
Phan Cư Đệ - Hà Minh Đức trong cuốn Nhà văn Việt Nam (19451975), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp đã đề cập đến cảm hứng của
các nhà văn về chân dung các nhân vật nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Các tác giả cho rằng: “Những dũng sĩ ở Củ Chi, những anh hùng
như Út Tịch ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở
Quảng Trị(...)đã từ cuộc đời nghiễm nhiên đi vào trang sách” [9, tr.23].


3

Ngơ Thảo với bài viết “Sự hình thành và phát triễn của đội ngũ nhà
văn kiểu mới”, đã nhận định: “Mấy chục năm sau, Thu Bồn lấy tài liệu về một
người nữ anh hùng cùng quê mãi không bắt tay vào viết được. Vậy mà, dưới
bầu trời Quảng Trị đầy bom đạn và pháo sáng năm 1972, lần đầu tiếp xúc với
những tài liệu về Trần Thị Tâm, anh viết được Dưới đám mây màu cánh vạc,
tiểu thuyết hai tập vào loại thành công nhất của loại truyện anh hùng người
thật, việc thật” [32, tr.299]. Nguồn cảm hứng của Thu Bồn trong tiểu thuyết
Dưới đám mây màu cánh vạc đó chính là hiện thực chiến tranh trên mảnh đất
Quảng Trị và nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm.
Đinh Xuân Dũng với bài viết “Một ánh cầu vòng trong tiểu thuyết (Thu
Bồn với Dưới đám mây màu cánh vạc)” cũng đã đề cập đến yếu tố tạo nên
nguồn mạch cảm hứng dồi dào của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới đám mây

màu cánh vạc chính là nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm. Tác giả viết:
“Tháng 5 năm 1972, anh về Quảng Trị, mảnh đất mà đã lâu anh ước ao sống
với nó, hiểu nó và viết về nó. Hình ảnh của người con gái Quảng Trị - liệt sĩ
Trần Thị Tâm vừa được tuyên dương anh hùng đã tác động sâu sắc đến Thu
Bồn. Anh tìm thấy ở người con gái ấy những biểu hiện chân chất của chủ
nghĩa anh hùng, những đặc điểm độc đáo của con người và mảnh đất vùng
biển này: đau thương mà gan góc, gân guốc mà kiên cường vơ hạn. Hình ảnh
người nữ anh hùng đã thôi thúc Thu Bồn đến với một ý đồ sáng tác mới. Tiểu
thuyết mới Dưới đám mây màu cánh vạc ra đời từ một nguồn xúc động nồng
nàn” [7, tr.74].
Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), đã khái quát được
cảm hứng chung trong các tiểu thuyết của Thu Bồn, đặc biệt là các tiểu thuyết
của ông trong giai đoạn sáng tác trước năm 1975, tiêu biểu là tiểu thuyết Dưới
đám mây màu cánh vạc. Đỗ Đức Hiểu nhận định “Các tiểu thuyết của Thu
Bồn đều tìm cảm hứng và chất liệu từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ở nhiều
vùng khác nhau của miền Nam, đặc biệt là ở Quảng Nam - quê hương ông.


4

Ngay những tác phẩm viết trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt (Chớp trắng,
Hòn đảo chân ren, Dưới đám mây màu cánh vạc (...) đã thể hiện được niềm
tin vững chắc của Thu Bồn vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh dành
độc lập và thống nhất của nhân dân” [16, tr.1699].
Phạm Ngọc Hiền với bài viết “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Dưới đám
mây màu cánh vạc của Thu Bồn”, đã đi sâu phân tích những biểu hiện của
yếu tố kỳ ảo thể hiện trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, ơng nhận định “Khi mơ
tả cuộc kháng chiến thời hiện đại, nhiều nhà văn đã sử dụng bút pháp huyền
thoại với tinh thần “biến hiện thực thành hoang đường” mà khơng đánh mất
tính chân thực”. Có thể nói, Thu Bồn là người sử dụng nhiều nhất yếu tố kỳ

ảo trong văn xuôi. Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của ông đã tạo
nên nét độc đáo riêng biệt và sẽ khẳng định sức hấp dẫn mạnh mẽ trong tương
lai giống như loại hình văn học huyễn tưởng trong văn học thế giới” [36,
tr.68]. Tác giả đưa ra đánh giá xác đáng “Thu Bồn đã tơ điểm vào bức tranh
hiện đại đó bằng một màu sắc huyền thoại, thậm chí có chổ qi dị, có thể gây
“sốc” cho những bạn đọc chưa chuẩn bị sẵn tâm thế tiếp nhận. Có thể chia thế
giới kì dị trong tác thẩm ba loại: Các sự vật hiện tượng thiên nhiên, thế giới
loài vật và thế giới con người” [36, tr.68].
Trong bài viết “Những cái “nhất” trong tiểu thuyết Việt Nam 19451975, Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Tác phẩm sử dụng đậm đặc nhất bút pháp
hiện thực kỳ ảo là Dưới đám mây màu cánh vạc (Thu Bồn). Mặc dù miêu tả
cuộc chiến thời chống Mỹ nhưng tác giả đã phủ lên một màu sắc huyền thoại,
hư hư, thực thực” [37, tr.29]. Ở cơng trình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam
1945-1975, ông cũng đã đánh giá: “Thu Bồn đã sử dụng bút pháp kỳ ảo làm
cho các hiện tượng thiên nhiên và lồi vật có đời sống như con người, âm
dương lẫn lộn, không gian - thời gian bị bẻ cong. Nhiều nhân vật có diện mạo
riêng sắc nét như mụ Cửu Xéo, lão Mãn, mụ Khờ Thứ…ngôn ngữ sống động,
giàu màu sắc tu từ. Tác phẩm xứng đáng là một trong những tiểu thuyết xuất


5

sắc của Việt Nam” [37, tr.312].
Trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 2), Lê Dục Tú đã
tóm tắt một cách chi tiết tồn bộ tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc.
Đồng thời tác giả đã ngợi ca về sức mạnh của cuộc chiến đấu gian lao mà anh
dũng của đội du kích ở vùng biển Hải Lăng - Quảng Trị: “Dưới đám mây màu
cánh vạc viết về cuộc đối đầu quyết liệt để giành sự sống và bảo tồn lực
lượng của đội du kích ở vùng biển Hải Lăng - Quảng Trị. Tác giả đã miêu tả
sinh động và làm nổi bật phẩm chất cách mạng kiên định và tinh thần chịu
đựng gian khổ của những chiến sĩ du kích nơi đây” [1, tr.166].

Nhìn chung, các cơng trình, bài viết trên mới quan tâm đến một số
phương diện: về nhân vật, khái quát về hiện thực chiến tranh cách mạng, yếu
tố kì ảo trong tác phẩm... Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể
Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh
vạc. Bởi vậy, chúng tôi xác định đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên theo
hướng toàn diện, hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn –
với những biểu hiện cảm hứng và phương thức thể hiện cảm hứng trong tác
phẩm Dưới đám mây màu cánh vạc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu
Bồn, Nxb Hội nhà văn, (2007).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi vận dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với phương pháp này, một mặt chúng tôi
khảo sát tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn như một hệ


6

thống độc lập. Mặt khác, chúng tôi cũng đặt tác phẩm trong một số tiểu thuyết
của Thu Bồn để có được cái nhìn tồn diện nhất.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở của phương pháp tiếp cận hệ
thống, chúng tôi đã sử dụng thao tác phân tích - tổng hợp để khai thác vấn đề,
phân tích những biểu hiện cảm hứng trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu
cánh vạc ở nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra những kết luận chung nhất.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Khảo sát cảm hứng sáng tác của Thu Bồn

trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc, chúng tôi tiến hành so sánh,
đối chiếu tác phẩm với các tiểu thuyết khác của Thu Bồn cũng như các tiểu
thuyết của các tác giả đương thời để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1. Sáng tác của Thu bồn trong văn xuôi Việt Nam 1945-1975
Chương 2. Những biểu hiện cảm hứng trong
Dưới đám mây màu cánh vạc
Chương 3. Một số phương thức thể hiện cảm hứng trong
Dưới đám mây màu cánh vạc


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SÁNG TÁC CỦA THU BỒN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
1945-1975
1.1. Cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm
Cảm hứng là một thuật ngữ đã được sử dụng từ xa xưa. Tuy nhiên cho tới
bây giờ khái niệm cảm hứng vẫn chưa được thống nhất. Ở phương Tây các
triết gia cổ Hi Lạp đã dùng từ “Cảm hứng” để chỉ trạng thái tình cảm nồng
nàn, mãnh liệt và sau này đến thời Hêghen và Bêlinxki cũng đã dùng từ “Cảm
hứng” như một thuật ngữ thông dụng nhằm chỉ “trạng thái phấn hứng cao độ
của nhà văn cho việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả”
[18, tr.141]. Theo đó, nhà văn chiếm lĩnh được điều đó từ lý tưởng xã hội của
bản thân nhà văn để phát triển và cải tạo thực tại đang diễn ra.
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số cách lí giải về cảm
hứng như: Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) định nghĩa: Cảm hứng là “trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt trong tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với
một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc
của những người tiếp nhận tác phẩm” [13, tr.44].
Trong cuốn Lí luận văn học của tập thể tác giả do Phương Lựu chủ biên
cho rằng: “Cảm hứng sáng tác là một thứ vô thức phi lý mà nhà văn không tự
giác được”, “Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê
khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã
đạt đến sự hài hòa, kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà
văn” [18, tr.210 - 308].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Sính: Cảm hứng (tiếng Hi Lạp cổ; Pathas, một
tình cảm sâu sắc và nồng nàn). Chỉ trạng thái phấn hứng cao độ của nhà văn


8

do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh
này bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tưởng xã hội mà nhà văn phát triển và cải
tạo thực tại xã hội” [25, tr.27]. Do đó ta thấy rằng cảm hứng là một trạng thái
tâm lý bao trùm trong sáng tác. Là yếu tố giữ vai trị rất quan trọng trong q
trình sáng tác, nó chi phối và có ảnh hưởng rất sâu sắc tới nội dung tư tưởng
của tác phẩm và thể hiện được phong cách của nhà văn.
Tác giả Nguyễn Quýnh khi bàn về cảm hứng cho rằng: “Người như sông
biển, chữ như nước, hứng thì như gió. Gió thổi tới sơng biển cho nên nước lay
động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào người ta cho
nên chữ nổi dậy, khơng thể nín được mà sinh ra ở trong lịng, ngâm vịnh ở
ngồi miệng, viết nên ở bút nghiên, giấy mực. Gió khơng bám vào chỗ nào
nhất định, hứng cũng biến động, không ở yên; mỗi cái tuy ở hướng Đông,
Tây, Nam, Bắc mà buột ra rất nhanh. Người làm thơ khơng thể khơng có gió
vậy. Có người nói: Tâm người ta như chng, như trống; hứng như chầy và

dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chng, trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng
đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy” [23, tr.109].
Nhìn chung, các khái niệm, ý kiến trên dù xét ở mức độ khái quát hay cụ
thể thì đều đi đến khẳng định cảm hứng là trạng thái tâm lí đặc biệt khi có
cảm xúc và là sự phấn hứng cao độ để kích thích sự sáng tạo của chủ thể sáng
tác. Cảm hứng là một hiện tượng độc đáo, nó thể hiện tư tưởng, tình cảm của
tác giả và góp phần khẳng định phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn.
1.1.2. Những biểu hiện của cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật
Cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật là sự giải tỏa những cái
ẩn ức đang dồn nén trong lòng, muốn bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng, tình
cảm của mình trước vấn đề của xã hội mà người nghệ sĩ muốn bày tỏ. Vì thế,
cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật được biểu hiện ở nhiều khía cạnh.
Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống: “Ý đồ sáng tác được khơi nguồn
muôn màu, muôn vẻ. Tất nhiên phải kể trước hết đó là những niềm xúc động


9

trực tiếp trước một con người hay sự kiện mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc
sống” [18, tr.312]. Bởi vậy, cuộc sống bên ngoài là nhân tố trực tiếp, quan
trọng góp phần ươm mầm vun đắp tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho người
nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn trong tập Nhật kí trong tù
của Hồ Chí Minh, người đã sáng tác dựa trên nền cuộc sống hiện thực. Mỗi
bài thơ đều là những bức tranh hiện thực của cuộc sống hằng ngày nơi mà bác
bị đày ải. Ngay tiêu đề của tập nhật kí đã thể hiện rất rõ, đó là những trang
nhật kí được viết bằng thơ, là những gì mà vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tai nghe
mắt thấy tất cả những cảnh đời từ một tiếng khóc của đứa trẻ trong tù, người
vợ thăm chồng, một bác phu đường…cũng đã tác động tạo thành nguồn cảm
xúc dâng trào giúp bác viết nên những vần thơ, dịng nhật kí rất thực, thấy
được cả sự thực cuộc sống của những người dân Trung Quốc và chế độ lao tù

dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Cảm hứng biểu hiện ở hệ vấn đề: Trong sáng tác văn chương không
phải tác phẩm nào cũng mang một hệ tư tưởng lớn, đạt đỉnh cao. Hay nói cách
khác, khơng phải người nghệ sĩ nào khi sáng tác tác phẩm của mình đều là
những tác phẩm đạt đỉnh cao, tuyệt mĩ. Những tác phẩm đã trở thành những
kiệt tác nghệ thuật bất hủ là những tác phẩm mang hệ tư tưởng lớn, đã được
tác giả đăm chiêu, say mê, nghiền ngẫm thành máu thịt của mình để rồi tác
phẩm đó trở thành kiệt tác bất hủ để đời. Như Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Chiến tranh và hịa bình của L.tostoy…Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn
học của Pôpêlôp cho rằng: “Hệ vấn đề của tác phẩm văn học có thể phản ánh
những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó có thể mang tính chất đạo đức,
tính chất triết học, tính chất xã hội, tính chất tư tưởng - chính trị(…)điều này
phụ thuộc vào chỗ nhà văn chú ý nhấn vào những mâu thuẫn nào, những
phương diện nào của các tính cách” [24, tr.116]. Tác phẩm Người mẹ của
M.Gooky chủ yếu tập trung vào phương diện chính trị trong đời sống và hoạt
động của các nhân vật, vào cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng lao


10

động với chính quyền chuyên chế với thế lực phản cách mạng và bọn can
thiệp. Nhìn chung, trong nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, hệ vấn đề
đóng một vai trị rất quan trọng, nó được xem là mặt năng động, là yếu tố
quyết định ý đồ miêu tả tình cảm và quan hệ nào đó của nhà văn.
Cảm hứng biểu hiện ở ngôn ngữ, giọng điệu và các thủ pháp nghệ
thuật khác: Khi viết về cảm hứng sử thi các nhà văn, nhà thơ thường sử dụng
ngôn ngữ đơn thanh đầy cảm xúc “trữ tình rưng rưng hào sảng”, giọng văn sử
thi với sự trang nghiêm thiên về ngợi ca, ngơn ngữ giàu hình ảnh mang tính
biểu tượng cao. Ngơn ngữ và giọng điệu gắn bó trong quan hệ tương hỗ để thể
hiện chất hùng tráng của sử thi. Đó là giọng điệu trữ tình ngợi ca ngưỡng mộ,

gắn bó với cảm hứng anh hùng, cảm hứng lãng mạn và ngôn ngữ giàu chất
thơ. Cảm hứng sử thi luôn hướng tới những xung đột lớn của lịch sử. Thế
giới nhân vật phân tuyến, đối lập ln tìm đến kiểu kết cấu tương ứng và phù
hợp với nó. Đó là tuyến chính diện - phản diện, tích cực - tiêu cực. Đây là loại
hình nhân vật có phẩm chất định sẵn. Nếu phẩm chất nhân vật có dấu ấn sử
thi thì ngoại hình mang tính cá thể hóa của nó lại mang dấu ấn tư tưởng với sự
bình dị đời thường. Cùng với những thủ pháp được tác giả cường điệu hóa
nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật, những biểu tượng cao đẹp của cộng
đồng, của dân tộc.
Bản thân cuộc sống rất phong phú và đa dạng, nó hàm chứa bao điều
tốt, xấu, bi hài…vì thế, tương ứng với những điều đó là các dạng thức của
cảm hứng đó là cảm hứng bi kịch, cảm hứng anh hùng, cảm hứng kịch
tính…để chứa đựng, miêu tả các tính chất của cuộc sống. Chẳng hạn khi viết
về cảm hứng bi kịch trong dòng văn học Việt Nam 1945-1975, tiêu biểu có
Nguyễn Quang Sáng với tiểu thuyết Đất lửa. Tác giả đã tái hiện lại một cách
sinh động về hiện thực chiến tranh, hiện thực đất nước ta thông qua các bi
kịch về gia đình, về bạn bè, đồng đội, bi kịch về tình u đơi lứa mà bao trùm
lên tất cả là bi kịch lịch sử - xã hội. Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả những


11

mâu thuẫn, xung đột đối kháng về giai cấp, tôn giáo giữa các phe phái đã làm
tăng yếu tố kịch tính cho tác phẩm. Nguyễn Quang Sáng đã mạnh dạn và rất
dụng công trong việc mô tả những xung đột, những mâu thuẫn đối kháng đó
của dân tộc ta một thời, đặc biệt là vấn đề rất nhạy cảm: mối quan hệ giữa
cách mạng - tơn giáo, với dịng chảy văn học của giai đoạn trước 1945, các
nhà văn đi sâu vào khai thác bi kịch của cá nhân, của người tri thức trước
cuộc sống khi mà họ bị “miếng cơm manh áo ghì sát đất, tầm thường hóa
nhân cách”, bi kịch Vỡ mộng của những người đi sâu vào cuộc sống sống

mòn, chết mòn. Đến Nguyễn Quang Sáng bi kịch của Văn học Việt Nam có
dịp chuyển mình, phong phú hơn, đặc sắc hơn, tiêu biểu hướng đến những
vấn đề hết sức tế nhị của lịch sử dân tộc. Nguyễn Quang Sáng sở dĩ đã viết
nên những trang văn hết sức xung đột, mâu thuẫn nội bộ cách mạng và tôn
giáo như vậy bởi lẽ bản thân ông cũng là một nhà văn quân đội, đi ra từ cuộc
sống kháng chiến chống pháp gian khổ của dân tộc. Bản thân ơng cũng đã có
những phút giây khó khăn, những trải ngiệm về xung đột. Đó đã là nguồn
khơi gợi cho cảm hứng bi kịch trong tư tưởng Đất lửa được thăng hoa. Hay
khi viết về cảm hứng anh hùng, các nhà văn đã khẳng định chiến công lớn lao
của cá nhân, tập thể. Nhân vật anh hùng hay dũng sĩ sử thi cổ đại thường có
sức mạnh phi thường, tầm vóc cao đẹp, có kích thước lớn lao, thân hình vạm
vỡ. Đặc điểm ngoại hình của người anh hùng thời xưa có vẻ đẹp tạo hình theo
quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của nội bộ cộng đồng. Cảm hứng
anh hùng chi phối cách nhìn nhận làm cho vẻ đẹp được tỏa sáng với một điều
rất phi thường.
Như vậy, các biểu hiện của cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ
thuật có nhiều khía cạnh khác nhau. Cho dù viết về vấn đề gì, viết như thế nào
và cảm hứng ấy được khơi nguồn từ đâu, cuối cùng mỗi người đều buộc phải
tự biểu hiện để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét riêng, khn hình
riêng của mình.


12

1.2. Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn xuôi giai đoan
1945-1975
1.2.1. Ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người
Văn học giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn có nhiều biến động và có
những sự kiện lớn lao trong lịch sử và văn học dân tộc. Đó là thời kì mà dân
tộc ta phải đương đầu với những gian lao và ác liệt bởi hai cuộc chiến tranh

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đứng trước tình hình đó,
nhiệm vụ của dân tộc ta lúc này là phải đồn kết đánh đuổi giặc xây dựng đất
nước. Vì thế, hình ảnh của những người con của dân tộc, của đất nước nghiễm
nhiên đi vào trang sách với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ đó là sự
hồn nhiên, vô tư, trong sáng và anh dũng của những con người trong hai cuộc
kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mỹ.
Kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt và gian
khổ, cả dân tộc ta phải ra sức tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp
đoàn kết chống kẻ thù. Đáng chú ý là hình ảnh những người lính - người
chiến sĩ - anh bộ đội Cụ Hồ. Chính hồn cảnh đã tác động và làm bộc lộ chiều
sâu tính cách với những phẩm chất đẹp đẽ ở họ.
Tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai viết về chiến dịch Điện Biên
Phủ đang bước vào giai đoạn cuối với những trận quyết chiến quanh đồi A1.
Quân Pháp đổ những “cơn mưa đạn thẳng” làm thành “hàng rào lửa” chặn
bước tiến Việt Minh, tuy quân Pháp có hỏa lực mạnh nhưng tinh thần rệu rã,
không cản được bước tiến của Việt Minh, cao điểm cuối cùng bị tiêu diệt.
Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai đã lấy nguồn cảm hứng từ một tập thể nhân
dân anh hùng với những phẩm chất đẹp đẽ vốn có của người lính Cụ Hồ. Đó
là hình ảnh những người lính chống Pháp với sự hồn nhiên, trong sáng, một
tâm hồn lạc quan với một niềm tin vào tương lại, vào cách mạng. Từ những
người chiến sĩ cho đến những cán bộ, thậm chí có những người khơng tên
tuổi, lai lịch trong tác phẩm đều là những con người rất mực giản dị, bình


13

thường nhưng ở họ ln có tinh thần cách mạng và trách nhiệm rất cao, tiêu
biểu: Quân, Cương, Chư…những chiến sĩ xuất thân từ nhân dân lao động cho
đến những em học sinh vừa rời ghế nhà trường. Tất cả đều được giác ngộ lí
tưởng cách mạng. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, tinh thần yêu nước và

chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã len thấm vào trong tâm hồn và tư tưởng của
mỗi người dân giúp họ hăng hái, quyết tâm bền chí đánh đuổi bè lũ cướp
nước. Với tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai một lần nữa đã thể hiện
tinh thần yêu nước đánh giặc giữ nước của cha ơng ta từ xa xưa. Chính hồn
cảnh thử thách gay gắt đã tơi luyện và hình thành nên những nét tính cách và
phẩm chất cao đẹp của những nhân vật anh hùng, những con người Việt Nam
kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ
cũng đã được các thế hệ nhà văn thể hiện một cách rõ nét với đầy đủ những
phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu cũng khơng
nằm ngồi mạch cảm hứng chung đó. Tiểu thuyết là một bài ca hùng tráng về
hình ảnh của những người chiến sĩ anh hùng cách mạng trong kháng chiến
chống Mỹ. Đó là những con người mang lí tưởng xã hội, sẵn sàng xả thân vì
đất nước, vì sự nghiệp chung của tồn dân tộc. Vẻ đẹp của người lính đã được
Nguyễn Minh Châu miêu tả và biểu dương khá hoàn chỉnh và đẹp đẽ. Dấu
chân người lính như một khúc ca hồnh tráng về những con người anh hùng
tiêu biểu: Chính ủy Kinh, Nhẫn, Lương, Lữ…họ đã tiếp bước nhau cầm súng
vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc chiến, sẵn sàng chiến đấu vì sự
sống cịn của đất nước, của nhân dân.
Mỗi người lính đều xuất thân từ mỗi tầng lớp khác nhau, chính ủy Kinh
xuất thân từ nơng dân có phong thái giản dị, bình dân là một chỉ huy tài ba,
ông đã hi sinh quyền lợi cá nhân mình cho cách mạng. Một con người khí
phách, gan dạ nhưng cũng rất khiêm nhường và đức độ. Bên cạnh Kinh, Nhẫn
- người chiến sĩ luôn sát cánh chiến đấu bên Kinh, anh xuất thân từ tầng lớp


14

tiểu tư sản, là một trung đồn trưởng ln tận tụy “lăn lộn với chiến đấu”.
Nhẫn giàu năng lực và rất tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt

trung thành với cách mạng, luôn hướng về và sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng
cách mạng. Ngồi ra, cịn có Đàm, Moan…mỗi nhân vật đều mang một vẻ
đẹp riêng, một tính cách với một phong thái khơng giống nhau nhưng điểm
chung ở họ là cùng chung một lí tưởng đó là lịng căm thù giặc, quyết tâm diệt
giặc cứu nước. Hàng loạt nhân vật anh hùng với những phẩm chất tốt đẹp đã
được các nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh rất thực và đẹp đẽ. Họ là
quần chúng cách mạng, cán bộ cách mạng và đặc biệt là hình ảnh anh bộ đội
Cụ Hồ - hình tượng người anh hùng vệ quốc. Mỗi gương mặt anh hùng đó
đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất
cả họ đều giống nhau ở một phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng
một dạ đi theo cách mạng. Tinh thần họ là tinh thần thép đã được tôi luyện
qua bao thử thách. Họ được ca ngợi và khẳng định bởi những phẩm chất cao
đẹp hay vì những chiến cơng và đức hi sinh cao cả của họ.
Cùng nguồn cảm hứng ấy, để khẳng định cái cao cả, phẩm chất tốt đẹp
của những con người cách mạng còn được các nhà văn thể hiện rõ trong các
nhân vật: Hoàng, Thắm, xuyến…trong Đất quảng của Nguyễn Trung Thành.
Khắc, An, Quyên…trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Huy trong Chiến Sĩ
của Nguyễn Khải, các chiến sĩ lái trong Vùng trời của Hữu Mai…
1.2.2. Tự hào về cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc
Tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng, bên cạnh việc ngợi ca những
phẩm chất cao đẹp của người lính - chiến sĩ cách mạng, các nhà văn còn thể
hiện nguồn cảm hứng bất tận vào việc thể hiện không khí hào hùng, vĩ đại bởi
những chiến cơng hiển hách mà cách mạng đã giành thắng lợi trong cuộc
chiến. Đó là sự miêu tả, phản ánh toàn diện cuộc kháng chiến của quân và dân
ta. Các nhà văn đã dựng nên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử
cách mạng Việt Nam.


15


Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc là cuốn tiểu thuyết nằm trong
nguồn cảm hứng đó. Tác phẩm đã thể hiện sinh động cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kì, gian khổ của dân tộc và khẳng định tinh thần yêu
nước, quyết tâm chóng đế quốc của nhân dân ta. Nguyên Ngọc đã không chỉ
đừng lại ở việc tái hiện cuộc chiến đấu gian khổ nhưng anh hùng của đồng
bào Tây Ngun mà ơng cịn thể hiện khá thành công về việc khám phá
những mặt bản chất của cuộc chiến tranh, khẳng định và ngợi ca chiến thắng
vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hình ảnh cuộc
kháng chiến chống Pháp của dân làng Kơng - Hoa trong tác phẩm mang
những đặc trưng của Tây Ngun kháng chiến, nhưng nó khơng chỉ thể hiện
bởi những chiến cơng của một người, một nhóm người mà nó đã vượt ra xa,
mang tầm vóc của cuộc kháng chiến, của cả dân tộc - một tầm vóc vĩ đại.
Trong đó, tác giả cũng đã vẽ lên được hình tượng anh hùng Núp - đại diện
cho sức mạnh làng Kông - Hoa và nhân dân Tây Nguyên. Đồng thời thể hiện
sự trưởng thành về nhận thức và hành động, về tư tưởng và tình cảm của con
người trong tác phẩm. Tác phẩm có ý nghĩa khái quát cao, thể hiện được q
trình trưởng thành của cách mạng. Nó làm sống lại khơng khí sử thi cổ điển,
phản ánh sinh động sắc thái miền núi nước ta.
Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, tác giả đã dựng lên một “bức tranh quy
mô có tính sử thi về cách mạng Việt Nam. Tính hồnh tráng của nó trước hết
thể hiện trong một thời gian dài từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cách mạng
tháng tám năm 1945 kết thúc thắng lợi và một không gian rộng lớn từ địa bàn
chủ yếu trải từ Hà Nội đến Hải Dương qua Hải Phòng” [22, tr.539]. Tiểu
thuyết Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện rõ tinh thần hăng hái của tập thể
các nhân vật đi theo cách mạng. Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều hăng hái
sẵn sàng cầm súng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ cùng nhau đi
vào dòng thác của cuộc đấu tranh dân tộc dẫn đến cao trào tổng khởi nghĩa
tháng Tám, với một khơng khí hào hực, cổ vũ mạnh mẽ cho những con người



16

đang chiến đấu. Vỡ Bờ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở miền Bắc viết về tổng
khởi nghĩa trong toàn quốc năm 1945. Nguyễn Đình Thi đã làm sống lại bối
cảnh của cuộc chiến, làm sống lại làn sống quần chúng cách mạng dâng lên
cuồn cuộn trong thời kì lịch sử nghìn năm có một trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và khẳng định được sức sống bền vững cùng sự thấm nhuần lí
tưởng cách mạng trong mỗi một con người của đất nước Việt Nam. Tác phẩm
có quy mơ sử thi hoành tráng, phản ánh xã hội Việt Nam trên nhiều địa bàn và
lĩnh vực cuộc sống, nhiều thành phần giai cấp nên có giá trị hiện thực cao.
Đến với cuộc kháng chiến chống Mỹ, các nhà văn thời kì này đa số là
những chiến sĩ trên mặt trận. Vì thế họ dùng cây bút của mình làm cây bút
chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Cây bút ấy luôn miệt mài, bền bỉ để
viết nên những trang sử hào hùng, cùng với những chiến cơng, những kì tích
vẻ vang của dân tộc ta, đặc biệt là những trang viết nhằm tái hiện lại cuộc
chiến đấu giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khơng khí ln
mang đậm chất sử thi, hào sảng, ngợi ca về sự vĩ đại của cuộc chiến đấu của
nhân dân ta.
Tiểu thuyết Hịn đất của anh Đức cũng khơng nằm ngồi mạch cảm
hứng chung đó. Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực về cuộc kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc ta trong phong trào Đồng khởi. Cả tập thể nhân
dân xứ Hòn từ già trẻ, gái trai đều chung một lòng, quyết tâm chiến đấu chống
kẻ thù xâm lược Mỹ. Cuộc sống trong những ngày chiến đấu, đội du kích phải
sống ở dưới hầm sâu, khơng có cơm ăn, nước uống, cuộc sống thiếu thốn đủ
bề. Đội du kích hang Hịn gồm mười chín người có cả phụ nữ và trẻ em, vũ
khí thiếu thốn, lương thực và nước uống đều hết, một bên gần một ngàn tên
giặc trang bị vũ khí tối tân, có máy bay, phi pháo yểm trợ. Nhưng đội du kích
- những người con xứ Hịn vẫn kiên nhẫn theo dõi từng bước chân của địch đội biệt kích thằng Xăm. Họ đã hành động với một tinh thần bất khuất, táo
bạo đến nỗi lũ giặc phải thốt lên “Đánh giặc kiểu này thì Ngơ Tổng Thống



17

đánh cũng phải thua nữa, đừng nói gì tơi. Đánh phía trước, động rần rần phía
sau thì thắng mẹ gì được” [10, tr.345]. Qua đó, ta thấy Anh Đức đã rất tài tình
trong việc xây dựng một tập thể nhân dân anh hùng với một khí thế sơi nổi
của cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược để giành độc lập cho Tổ quốc.
Cuộc kháng chiến giành thắng lợi của nhân dân ta mang một tầm vóc cao cả
và hào hùng. Đó là niềm tự hào, là niềm vẻ vang của đất nước và con người
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính bên cạnh việc miêu tả một cách chân
thực, sinh động ngợi ca phẩm chất của những hình tượng anh hùng tác giả cịn
thể hiện được nội dung miêu tả quy mơ cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở chiến
trường Khe Sanh - Quảng Trị. Nguyễn Minh Châu đã dựng lên một bức tranh
tồn cảnh chiến trận với một khí thế mạnh mẽ của quân và dân ta “Đêm đêm
từng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trên bầu trời thăm thẳm trắng rừng,
trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát bắn phá, dưới mặt đất bộ đội ta vẫn
chen chân nhau đi nghìn nghịt” [5, tr.7]. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện
những cuộc ra quân rầm rộ người người lớp lớp trong một khơng khí hào
hùng, dường như họ đã quên đi cái đói, cái rét và họ chỉ thấy một bầu khơng
khí tươi vui, phấn khởi với một tinh thần niềm nở hướng về tương lai và cách
mạng. Tác giả đã góp phần thể hiện được sức mạnh lớn lao của dân tộc trong
cuộc chiến đấu vĩ đại này. Dấu chân người lính cũng thể hiện được quy mô
rộng lớn của chiến dịch, nhằm ngợi ca được tầm vóc và sự vĩ đại của cuộc
kháng chiến. Và giữa cuộc đọ sức chênh lệch ấy, người lính trẻ vô cùng quả
cảm - Lữ đã hi sinh, máu của anh đã đổ xuống cho sự sống còn của Tổ quốc.
Chính sự mất mát hi sinh đó đã tiếp sức cho đồng đội của anh càng tăng thêm
ý chí và quyết tâm chiến đấu để trả thù cho anh và cho đất nước. Kết quả sau
những ngày chiến đấu ác liệt quân ta đã giành thắng lợi và quân địch phải
chịu một sự nhục nhã với những thất bại nặng nề và cuối cùng “Lá lờ Mỹ bị

xé rách chất từng đống, từng đống”. Cuốn tiểu thuyết khép lại cũng là lúc mà


18

chiến dịch, thung lũng Khe Sanh hoàn toàn được giải phóng. Tuy quân ta
cũng bị thiệt hại rất lớn về nhiều mặt nhưng khơng vì thế mà làm cho những
trang sử ấy bi lụy mà ngược lại, càng tô vẻ cho những trang sử ấy thêm vẻ
vang, hào hùng và cao cả hơn. Vì thế mà Phan Cư Đệ trong chuyên luận Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết: “Dấu chân người
lính là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở miền Bắc đã miêu tả một cách hết sức hấp
dẫn, lôi cuốn cuộc trường chinh vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc” [ 8, tr.172].
Giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn mà đất nước ta phải trải qua ba mươi
năm chiến tranh xâm lược, chính hồn cảnh lịch sử hào hùng đó đã tạo nên
cho văn học Việt Nam giai đoạn này một sứ mệnh thiêng liêng đó là phục vụ
mục tiêu giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH. Nó đã ghi lại được những
hình ảnh khơng thể phai mờ về một thời kì đầy gian lao, thử thách, nhiều hi
sinh mất mát nhưng cũng rất vẻ vang của dân tộc ta.
1.3. Sáng tác của Thu Bồn trong cảm hứng sáng tác văn xuôi 1945-1975
Đúng như lời bộc bạch của người nghệ sĩ Thu Bồn “Cuộc đời của mỗi
chúng ta gắn liền với cuộc đời chiến đấu và thế sự. Mỗi một con người có một
cá tính nhưng đều mang hai khn mặt, hai tâm hồn. Người lính và nghệ sĩ
mất một trong hai chúng tơi khơng cịn là chúng tơi nữa”. Thu Bồn tìm nguồn
cảm hứng trong thế sự hay chính thế sự đã khơi mạch nguồn sáng tạo bất tận
trong ông. Có lẽ con người đời sau chẳng dể dàng tìm được câu trả lời khi tất
cả dường như đã quyện hòa làm một trong tâm hồn của người nghệ sĩ ấy.
Những tác phẩm văn xuôi của Thu Bồn trải dài xuyên suốt các chặng đường
kháng chiến thể hiện tài năng của cây bút sung sức với rất nhiều tiểu thuyết và
truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh và cách mạng đã được xuất bản trong đó

tiêu biểu hơn cả là các tiểu thuyết trong giai đoạn 1945 - 1975. Chớp trắng
(1970); Hòn đảo chân ren (1972); Dưới đám mây màu cáh vạc (1973).
Tiểu thuyết của Thu Bồn đều lấy nguồn cảm hứng và chất liệu từ cuộc


19

kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm đều phản ánh một hiện thực chiến tranh
vô cùng gian nan, thiếu thốn và vất vả. Cái chết luôn đe dọa những người
chiến sĩ cách mạng, đó là bom đạn của kẻ thù, là sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, là nhà tù, là sự tra tấn dã man. Nhưng đi lên từ trong hiện thực bi
thương ấy là hình ảnh những người con kiên trung của Tổ Quốc, sẵn sàng hi
sinh để đất nước được tự do. Cả ba cuốn tiểu thuyết đều mang âm hưởng sử
thi hào hùng, thể hiện niềm tin vững chắc của Thu Bồn vào thắng lợi cuối
cùng của cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc. Âm hưởng
hùng ca và cảm hứng lạc quan đã in đậm trong những tác phẩm xuất sắc ấy.
Trong chiến tranh, Thu Bồn có mặt ở nhiều chiến trường. Những năm
tháng ở khu Năm đã cung cấp tư liệu cho ông viết tiểu thuyết Chớp trắng. Tác
phẩm viết về hoạt động cách mạng của dân tộc Kà Tu và một đơn vị bộ đội
đặc công trên địa bàn Quảng Nam (Đà Nẵng) - Quảng Ngãi - Bình Định Kon Tum. Những mối quan hệ đời tư ly kỳ được lồng ghép vào hoạt động
cách mạng của các nhân vật nên đã tạo sức hấp dẫn cho cuốn tiểu thuyết. Bao
trùm lên cả là sự miêu tả tình cảm của đồng bào miền Nam với cách mạng và
mối tình đồn kết Kinh - Thượng gắn với q trình tơi luyện, trưởng thành
trong bão táp cách mạng của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Chớp trắng là
cuốn tiểu thuyết đầu tay của Thu Bồn. Với sự ra đời của Chớp trắng ông được
ví như “Một con gấu ở Tây Nguyên, của đại ngàn trường sơn những năm bom
đạn”. “Cuốn tiểu thuyết đã được miêu tả một cách sinh động cuộc chiến đấu
giữ làng, bảo vệ cán bộ cách mạng của dân làng Đăc Lung - Kà Tu. Cũng như
tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ đặc cơng. Tinh thần
đồn kết gắn bó keo sơn giữa qn và dân chính là điểm tựa của chiến thắng”

[1, tr.169]. Trong mạch cảm hứng sáng tác văn xuôi 1945-1975, Chớp trắng
của Thu Bồn được xem là một trong những cuốn tiểu thuyết mang đậm chất
sử thi. Nó miêu tả một cách toàn vẹn sinh động, tỉ mỉ theo từng biến cố của
lịch sử đánh giặc của dân làng Đắc Lung, đặc biệt ông rất dụng công trong


20

việc miêu tả những con người sử thi anh hùng: Bình, Ơng già Quắc
thước…Dưới ngịi bút tĩnh táo đầy sáng tạo, Thu Bồn đã dựng lại được bối
cảnh của chiến trường với những cuộc càn quét quy mô lớn. Trận càn mang
tên Tứ giác với phạm vi cuộc càn được mở rộng trong bốn tỉnh: Quảng Nam Quảng Ngãi - Bình Định - Kon Tum, lấy cao điểm 1001 làm hợp điểm. Để
thực hiện kế hoạch này chúng tiến hành chiếm cao điểm Máy Xim. Tướng
Taylo trực tiếp ra lệnh cho bộ tham mưu điều thêm hai trọng pháo 105 ly và
hai phi đội khu trực oanh kính từ sân bay Tân Sơn Nhất về tăng cường. Mặc
cho kẻ thù đã dùng nhiều chiêu bài nhằm mị dân, lừa bịp nhưng dân làng vẫn
không hề nao núng, họ vẫn luôn giữ mối tình đồn kết và hướng về Đảng,
bước theo con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ. Già làng – ông già
Quắc thước đã hô to trước dân làng “Bụng dân làng thương cách mạng, ghét
lũ Mỹ - Diệm, Mỹ - Diệm đem muối, vải đến lừa phỉnh. Nhưng miệng đồng
bào không thèm ăn hạt muối Mỹ - Diệm, thà mặc vỏ cây trong núi chứ không
mặc quần áo Mỹ - Diệm”. Giọng ông trở nên nghiêm trang hơn và khẳng định
một chân lí “Núi Ngọc cịn thì làng Đắc Lung cịn, cách mạng cịn, sống chết
gì đồng bào cũng theo cách mạng” [3, tr.20]. Thu Bồn đã từng là chiến sĩ hoạt
động rất nhiều trên chiến trường Tây Nguyên, nên ông đã được tiếp xúc, sống
và đánh giặc cùng dân làng Tây Nguyên. Bởi vậy, ông đã đi sâu vào việc ngợi
ca tinh thần, ý chí quyết tâm giết giặc giữ làng, đoàn kết chiến đấu giữa Đảng
và dân làng. Đại diện đó là Bình-chiến sĩ đặc công được gài lại làng Đắc Lung
để xây dựng cơ sở cách mạng và chống lại đội biệt kích do tên Đinh Tô
Huynh cầm đầu. Tiểu thuyết gần 300 trang thôi nhưng đã tái hiện lại một cách

khá đầy đủ về quy mô cũng như sự việc của cuộc chiến trên chiến trường Tây
Nguyên lịch sử. Tác phẩm đã thể hiện được khí thế đánh giặc của dân làng
Đắc Lung nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Đó là kết quả của tinh
thần đoàn kết, là sức mạnh của quần chúng nhân dân với một niềm tin sắt đá,
vững bền và tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng.


21

Hòn đảo chân ren được xuất phát từ nguồn cảm xúc bởi mảnh đất quê
hương luôn hội tụ trong tâm trí Thu Bồn. Ơng đã lấy ngịi bút ca ngợi tinh
thần anh dũng, trí thơng minh của thiếu nhi Đà Nẵng. Hình ảnh trẻ em Đà
Nẵng hiện lên trong tác phẩm rất ngây thơ và trong sáng nhưng cũng rất gan
dạ và dũng cảm. Đó là những em bé chưa rời ghế nhà trường nhưng đã sớm
giác ngộ lí tưởng cách mạng cùng trí thơng minh, các em đã dùng mưu mẹo
đánh lừa kẻ thù. Rồi các em bé còn là những chiến sĩ liên lạc đáng tin cậy, là
người làm cơng tác bí mật tiếp tế lương thực cho bộ đội…Đất nước có chiến
tranh các em cũng góp sức mình vào cơng cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm,
bảo vệ đất nước. Hòn đảo chân ren, Thu Bồn đã rất dụng công trong việc
miêu tả những sự kiện lịch sử, nhân vật mang màu sắc lí tưởng hóa.
Dưới đám mây màu cánh vạc được Thu Bồn viết về cuộc đối đầu quyết
liệt để giành sự sống và bảo toàn lực lượng của đội du kích ở vùng biển Hải
Lăng - Quảng Trị. Tác giả đã miêu tả sinh động và làm nổi bật phẩm chất
cách mạng kiên định và tinh thần chịu đựng gian khổ của những chiến sĩ du
kích nơi đây. Nhà văn đã khắc họa khá thành công hình tượng Tâm - người
lính du kích, linh hồn của cuộc chiến đấu với đầy đủ phẩm chất của người phụ
nữ miền Nam anh hùng, yêu thương đồng đội, đồng chí hết lịng, song cũng
rất mưu trí, dũng cảm trong mọi tình huống.
Ngịi bút Thu Bồn có khả năng tái hiện hiện thực cuộc sống một cách khá
chân xác, điều này tạo một cảm quan thẩm mĩ đối với người đọc. Ông sáng tác

bằng cả tâm huyết với bao trăn trở, suy tư về những năm đất nước đau thương.
Nhưng trái lại những hình ảnh đó là những đóa hoa, những tượng đài kì vĩ của
những người con anh hùng, là bát cơm, con cá thấm đẫm tình mẹ cha, là những
vịng tay nối dài tình đồn kết ẩn sâu trong trái tim dân tộc tạo nên sức mạnh
khổng lồ khiến quân giặc phải khiếp sợ. Chúng không hiểu sức mạnh ấy từ đâu
mà ra, chúng không biết rằng dân tộc ta anh hùng và dũng cảm đến nhường nào.
Ngòi bút tỉnh táo, sắc lệnh nhưng cũng mượt mà và uyển chuyển của Thu Bồn


22

như đi sâu vào trái tim người đọc, ẩn sâu trong từng câu chuyện, từng vết thương
chiến tranh là nỗi đau, sự căm giận, sự đồng cảm, niềm tin và hi vọng. Tất cả
như hòa quyện trong từng tác phẩm của Thu Bồn. Âm hưởng sử thi, cảm hứng
lãng mạn và một bút pháp táo bạo tạo nên hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó tạo
ra sức vang và sự lắng động cho văn thơ ơng, đồng thời đó cũng là nét riêng, cá
tính, phong cách độc đáo của Thu Bồn.


23

CHƯƠNG 2
NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG TRONG
DƯỚI ĐÁM MÂY MÀU CÁNH VẠC
2.1. Về thiên nhiên
2.1.1. Thiên nhiên thơ mộng
Xuân Diệu đã từng nói “Lịng u thiên tạo vật là kích thước để đo tâm
hồn”. Trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc, Thiên nhiên đã trở
thành nguồn cảm hứng bất tận giúp Thu Bồn viết nên những trang văn đầy
diễm lệ và thơ mộng. Mở đầu tác phẩm là những dòng văn miêu tả thiên

nhiên hết sức mượt mà “Biển cất lên bãi cát những con sóng dài, trắng xóa, nó
nơ giỡn, thè lưỡi tái nhợt ra liếm láp một cách vội vã rồi tuột mình xuống một
cách bất lực. Bãi cát xám mênh mông trải ra như vô tận” [4, tr.5]. Khung cảnh
thiên nhiên hiện lên thật thanh bình, n ổn. Đó là bờ biển, là bãi cát trắng
mịn trải dài vơ tận cùng với hình ảnh trắng xóa của những con sóng biển dập
dềnh, nơ giỡn tinh nghịch cùng biển cả.
Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, xanh tươi còn được thể hiện qua cách
cảm nhận của lão gù “Mặt biển hiện lên trong ống nhòm của lão, xanh như
những giàn trầu nối tiếp nhau. Trên sóng biển có những con chim nhạn bay
mềm mại” [4, tr.28]. Ánh nắng ban mai chiếu rọi xuống mặt biển phản chiếu
lên một màu xanh biếc cùng với những chú chim nhỏ bay lượn, nô đùa trên
mặt nước. Hiện lên trước mắt ta là như một bức tranh thủy mặc rất tuyệt và
tràn đầy sức sống. Những cô nàng bồ nông bé nhỏ cũng được lưu trữ qua tầm
quan sát của tác giả “Những con chim đùa giỡn với sóng cứ là xuống sát mặt
biển rồi lại bay vút lên” [4, tr.28]. Trong những góc nhìn, góc quan sát thật
tinh tế, hình ảnh thiên nhiên: lá, hoa, cây, cỏ xanh tươi cùng với những áng
mây bồng bềnh trôi giữa không trung khiến không gian xung quanh bừng lên
sức sống mãnh liệt. Mỗi một bức tranh thiên nhiên, Thu Bồn đều huy động
gần như toàn bộ từ những loại hoa, cây cỏ đến cả những loại động vật với đầy


24

đủ các sắc màu. Chúng ta hãy thả hồn và cảm nhận màu sắc ngọt ngào thơ
mộng trong bức tranh thiên nhiên “Đêm. Mù sa trắng bãi. Những cây thông
ướt đầm, lóng lánh. Những giọt sao nhẽo xuống tan biến vào trong
cát(…)từng chùm rêu tỏa bóng đen mềm mại, vật vờ trong nước” [4, tr.40].
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên còn được thể hiện trong nét đẹp của những
giọt sương “Sương mờ trên mặt cát, sương mù những cây dương, sương đục
trên mặt biển” [4, tr.129]. Mặc cho bom rơi, đạn phá lũ giặc đã tàn phá quê

hương Mỹ Thủy rất tàn nhẫn, thế nhưng hình ảnh vùng quê miền biển Mỹ
Thủy - Hải Lăng ấy vẫn thơ mộng, dạt dào bởi những con sóng, ngày đêm
như đang thổn thức, trò chuyện cùng quê hương. Những đám mây, những
hàng dương vẫn hiện lên với những nét vẽ thật thơ mộng “Từng đám mây
hình lát gừng bay qua. Gió ở đâu trên cao. Hàng dương đứng im, nặng nề;
những cơn gió nhẹ tiêu vào trong lá cành của nó” [4, tr.12].
Miền đất Mỹ Thủy - Hải Lăng là một vùng quê miền biển bởi thế từ đầu
đến cuối tác phẩm khi miêu tả thiên nhiên hình ảnh biển, sóng ln hiện với
bao đường nét thật đẹp và thơ mộng. Hhình ảnh những con sóng biển quê
hương vẫn mãi mê đùa vui cùng với cây, lá, gió, mây. Bằng bút pháp miêu tả
đặc sắc cùng với những giọng văn, ngôn ngữ đầy chất thơ Thu Bồn đã vẽ lên
được bức tranh thiên nhiên sống động và diễm lệ “Những con sóng căng đầy
như tuổi trẻ đương đuổi nhau về dải dương cụt ngọn, đương nhớ lại những lời
ru êm ái và ngọn gió ngày xưa thổi qua đã mang đến những núi đồi và thảo
nguyên xa xôi” [4, tr.715].
Mỹ Thủy là hình ảnh thu nhỏ của đất nước ta trong chiến tranh đau
thương mà anh dũng, bao trùm tác phẩm là màn đêm tăm tối, là sự chết chốc
tang thương nhưng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên vẫn hiện ra một cách
thơ mộng. Nó tượng trưng cho sự trường tồn bất diệt của đất nước, cho niềm
tin và sức sống tiềm tàng luôn ẩn sâu trong con người và mảnh đất này.
2.1.2. Thiên nhiên hòa cảm với con người


×