Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ngôn ngữ thơ hữu thỉnh trên các bình diện từ ngữ, ngữ âm và cú pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 78 trang )

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ THANH TỊNH

Ngơn ngữ thơ Hữu Thỉnh trên các bình
diện : từ ngữ, ngữ âm và cú pháp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hữu Thỉnh là một gương mặt tiêu biểu của thi ca Việt Nam. Thơ của ông
phản ánh khá chân thực và đầy đủ diện mạo đời sống của đất nước cả trước và
sau năm 1975. Đồng thời, thơ Hữu Thỉnh cũng ghi lại những dấu ấn quan
trọng trong sự “lột xác” về cả nội dung lẫn nghệ thuật của thơ Việt Nam hiện
đại. Chính vì thế, nghiên cứu về thơ Hữu Thỉnh là trực tiếp nghiên cứu về sự
vận động của cả một thời đại thơ ca ở nước ta.
Thực tế cho thấy, thơ Hữu Thỉnh ln là một đề tài khá nóng, nhận được
rất nhiều sự quan tâm của giới phê bình và độc giả. Tuy nhiên chưa có cơng
trình nào nghiên cứu sâu sắc và tồn diện về ngơn ngữ thơ Hữu Thỉnh. Có lẽ
đây là một thiếu sót lớn bởi nói như Macxim Gorki : “ngôn ngữ là yếu tố thứ
nhất của văn học”.
Hiện nay, thơ Hữu Thỉnh đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ
thông, nên việc tiếp cận các tác phẩm của ông luôn là một việc làm thiết thực,


ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy của chúng tơi sau này.
Vì những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ngôn ngữ thơ Hữu
Thỉnh” với mong muốn góp một phần nhỏ nhoi vào việc nghiên cứu thơ Hữu
Thỉnh nói riêng và sự vận động ngơn ngữ thơ Việt Nam hiện đại nói chung.


3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Gần 30 năm cầm bút, Hữu Thỉnh đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng
tạo của mình trên thi đàn Việt Nam với rất nhiều bài thơ hay (Sang thu,
Chuyến đò đêm giáp ranh, Lời thưa, Trước tượng Bay - on, Thơ viết ở biển...)
và nhiều tập thơ đoạt giải (Đường tới thành phố, Trường ca biển, Thư mùa
đơng). Vì lẽ đó, đã có khơng ít các nhà nghiên cứu, phê bình văn học viết về
thơ Hữu Thỉnh.
Tập hợp những bài nghiên cứu, phê bình về thơ Hữu Thỉnh, chúng tơi
nhận thấy có hai xu hướng tiếp cận nổi bật: thứ nhất, trên cơ sở đọc nhiều tác
phẩm của ông, các tác giả đưa ra những nhận định chung về đặc trưng nghệ
thuật thơ Hữu Thỉnh; thứ hai là đi sâu vào phân tích và bình giá những cái
hay, nét đẹp về hình ảnh, cấu tứ, ngôn ngữ trong từng tập thơ cụ thể.
Trên cơ sở khảo sát và tiếp nhận nhiều tập thơ và trường ca của Hữu
Thỉnh, một số nhà nghiên cứu như Lý Hoài Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn
Việt Chiến đã khái quát hóa một số đặc điểm nổi bật về phong cách thơ Hữu
Thỉnh nói chung.
Sau khi khảo sát các tập thơ “Tiếng hát trong rừng”, “Thư mùa đông”,
“Đường tới thành phố”, “Trường ca Biển”, Lý Hoài Thu đã “nhận ra ở Hữu
Thỉnh một hồn thơ khỏe khoắn và rất giàu nội tâm”. Trong bài viết“Thơ Hữu
thỉnh – một hướng tìm tịi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại”, bà đã mạnh
dạn khẳng định “thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện
đại, giữa chiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng
đọng và mãnh liệt sục sôi”[46, tr 56 ].

Cũng tiếp cận thơ Hữu Thỉnh ở góc độ đó, nhưng Nguyễn Việt Chiến đã
có những phát hiện khác : “thơ Hữu Thỉnh có những đổi mới về thi pháp một
cách có hệ thống (…) các tìm tịi này thường được biểu đạt dưới dạng chuyển


4
hóa rất nhuyễn các nhịp điệu của thi ca truyền thống để hướng tới một cách
nói mới, giầu nội hàm tư tưởng hơn cách nói cũ” [36].
Tính đến nay, Hữu Thỉnh đã ra mắt bạn đọc 6 tập thơ và trường ca:
“Tiếng hát trong rừng”, “Từ chiến hào tới thành phố”, “Đường tới thành
phố”,“Thư mùa đông”, “Trường ca biển” và “Thương lượng với thời gian”.
Ngay từ khi ra đời, những tác phẩm này đều nhận được rất nhiều sự quan tâm
từ giới nghiên cứu, phê bình và độc giả.
Là một trong những người nghiên cứu sớm về thơ Hữu Thỉnh, ngay từ
năm 1980, khi đọc “Đường tới thành phố”, Mai Hương đã nhận định: “Hữu
Thỉnh có khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo vốn văn học dân gian.
Cách nghĩ và cách nói bằng hình ảnh của quần chúng được anh tiếp nhận tự
nhiên và thành công” 39,tr 112. Đồng tình với quan điểm trên, Thiếu Mai
cũng đã nhấn mạnh tính dân tộc đậm đà trong trường ca Hữu Thỉnh “Thuộc
nhiều ca dao nghiên cứu cách ví von liên tưởng tài tình của ca dao, đồng thời
cùng suy ngẫm cách nhìn, cách hiểu cuộc đời và con người của ơng cha ta
qua ca dao, là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của tác giả.
Người đọc thấy thấp thoáng đằng sau câu thơ của Hữu Thỉnh dáng dấp của
ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không rập khuôn theo ca dao, không bị ca dao
lấn át” 43, tr125.
Trần Mạnh Hảo khi đọc “Thư mùa đông” đã viết: “Sự thành cơng của
Hữu Thỉnh là nói ít, cảm nhiều, theo truyền thống thi pháp phương đông “thi
tại ngôn ngoại”. Hồn thơ Hữu Thỉnh hồn nhiên mà đôi khi thấm đẫm chất
Lão Trang, khả năng dồn nén tư tưởng, cảm xúc, dồn nén chữ nghĩa hàm súc
của Hữu Thỉnh quả là đáng nể” 37, tr 103.

Tiếp nhận “Thương lượng với thời gian”, Đặng Hiển cũng có lời bình
khá xác đáng: “nghệ thuật thơ dân tộc hiện đại với ngôn từ và hình ảnh kết
hợp nhuần nhuyễn tính trữ tình và triết lý, sử dụng rộng rãi một cách sáng tạo


5
các biện pháp tu từ, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…nó khẳng định
thêm một lần nữa phong cách thơ Hữu Thỉnh trong nền thơ Việt Nam đương
đại” 40, tr 16.
Hầu hết những bài viết theo xu hướng này đều mang tính nhỏ lẻ, chưa
đạt được độ khái quát cao. Do chỉ khảo sát trong phạm vi một tập thơ nên các
tác giả trên chưa thể chỉ ra được nét độc đáo của thơ Hữu Thỉnh nói chung
trên từng phương diện, trong đó có phương diện ngơn ngữ. Đa số các nhà phê
bình đều đồng quan điểm khi cho rằng ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh là sự kết hợp
nhuần nhuyền giữa truyền thống và hiện đại. Trên tinh thần kế thừa và phát
huy vốn ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ
Hữu Thỉnh đã thể hiện tính hiện đại và sáng tạo thông qua việc vận dụng linh
hoạt các phương tiện và biện pháp tu từ. Tuy nhiên, việc phân tích và chỉ ra
sự sáng tạo và nét đẹp ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh một cách chi tiết và sâu sắc
trên các bình diện của ngơn ngữ: từ ngữ, cú pháp, ngữ âm thì chưa có bài viết
nào đáp ứng được.
Như vậy, nhìn chung, thơ Hữu thỉnh là một đề tài được quan tâm nghiên
cứu và bàn luận khá nhiều trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, các hướng tiếp
cận thơ Hữu Thỉnh vẫn chưa thực sự phong phú. Hầu hết các bài viết thường
xoay quanh đề tài, tư tưởng, nghệ thuật tạo hình mà chưa đi sâu khai thác về
mặt ngơn ngữ. Trước tình hình trên, chúng tơi nhận thấy, việc thực hiện một
cơng trình nghiên cứu có tính tồn diện và sâu sắc về ngôn ngữ thơ Hữu
Thỉnh là một việc làm cần thiết và ý nghĩa.
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ngơn ngữ thơ Hữu Thỉnh trên các

bình diện : từ ngữ, ngữ âm và cú pháp.


6
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 58 bài thơ thuộc 2 tập “Tiếng hát trong
rừng” và “Thư mùa đông” in trong “Thơ Hữu Thỉnh” (1998), NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích – chứng minh
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài được triển khai thành bốn chương sau:
Chương Một : Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai : Từ ngữ trong thơ Hữu Thỉnh
Chương Ba : Cấu trúc ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh
Chương Bốn : Đặc điểm ngữ âm trong thơ Hữu Thỉnh


7

Chương Một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
1.1.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học theo quan niệm của lí luận
văn học
Các nhà lí luận ln xem ngơn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học

là một phương diện của thi pháp học. Khi lí luận văn học hiện đại nhận thức
rằng tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực mà cịn mang tính kí
hiệu thì vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đã trở thành một vấn đề có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như q trình tiếp
nhận của người đọc. Có thể nói đây là một phương diện quan trọng của việc
nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung và nghiên cứu thơ ca hiện đại nói
riêng.
Trong cuốn “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, Pospelop đã nhấn mạnh:
“Phương diện hình thức mà chúng ta tiếp nhận được trực tiếp ở các tác phẩm
văn học – là hệ thống ngôn từ của chúng, hoặc những đặc điểm của lời văn
nghệ thuật của chúng.” [27, tr 102]. Như vậy, theo Pospelop, trong tác phẩm


8
văn học, ngơn ngữ thuộc về “phương diện hình thức”. Lời văn nghệ thuật
thuộc phương diện hình thức của tác phẩm nên nó gắn bó và phục tùng nội
dung của tác phẩm. Các phương tiện, phương thức nói trên chỉ thực sự trở
thành lời văn nghệ thuật khi nó gắn liền với một nội dung cụ thể của tác phẩm
biểu hiện đắc lực cho nó. Tóm lại, để hiểu lời văn nghệ thuật như là hình thức
của tác phẩm chẳng những phải hiểu các phương tiện ngôn từ được tác giả sử
dụng, nhận ra chính xác hình thức và nội dung của chúng mà cịn phải lí giải
sự tổ chức của chúng phù hợp với nguyên tắc tư tưởng thẩm mĩ của tác giả.
Chỉ có như vậy mới xâm nhập được vào cái hồn thâm thuý của văn chương,
thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó.
Cũng trong giáo trình này, Pospelop đã phân biệt “lời văn nghệ thuật”
(khudozhestvenn aia rech) với “ngôn ngữ văn học” (literaturnaia jazưk). Theo
ông, “ngôn ngữ văn học” có nội hàm rộng hơn, dùng để chỉ ngơn ngữ viết nói
chung; cịn “lời văn nghệ thuật” mới được dùng để chỉ ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học. Pospelop khẳng định :“lời văn nghệ thuật không phải bao giờ
cũng tương ứng với các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học dân tộc” [27, tr

102] dù chúng có “quan hệ mật thiết” với nhau.
Ở Việt Nam, nhận thức về vai trị, ý nghĩa và đặc trưng của ngơn ngữ
trong tác phẩm văn học cũng đã được hình thành từ rất sớm. Phát triển dựa
trên quan điểm của Pospelop, Đoàn Đức Phương cho rằng : “Ngơn ngữ, đó
chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học.
Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngơn ngữ
chứ khơng phải cái gì khá đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ
đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…”[dẫn theo [16,tr 148]). Ơng cho
rằng: ngơn ngữ trong tác phẩm văn học chính là tinh hoa, là thứ “chữ quý”
còn lại khi nhà văn đã hồn thành một q trình lao động “mài giũa” ngơn từ
nghiêm túc và khổ hạnh. Về điểm này, Đoàn Đức Phương có sự gặp gỡ với


9
quan điểm của Maiacốpxki: “ Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ/ Mới thu về
một chữ mà thôi/ Những chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng
triệu năm dài.”
1.1.2. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học theo quan niệm của phong
cách học
Cùng với ba bộ môn thuộc về ngơn ngữ học, phong cách học có vị trí
chủ chốt trong việc nâng cao, hoàn chỉnh những kiến thức về ngôn ngữ đã thu
được từ các lĩnh vực nghiên cứu ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Phong cách học
đem lại sự hiểu biết tồn diện, sâu sắc về ngơn ngữ vì nó khơng chỉ quan tâm
đến mặt cấu tạo của ngơn ngữ mà cịn coi trọng mặt sử dụng ngôn ngữ, rút ra
những cách sử dụng mẫu mực nhất.
Trong giáo trình các Phong cách học Tiếng Việt, các tác giả Võ Bình
(1982), Cù Đình Tú (1983) và Hữu Đạt (1999) đều coi ngôn ngữ nghệ thuật
(tức ngôn ngữ trong tác phẩm văn học) là một phong cách chức năng với
những kiểu dạng, đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt. Theo đó, các
nhà phong cách học quan niệm : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong

cách ngôn ngữ được sử dụng trong các loại hình văn chương, được xây dựng
trên cơ sở tư duy hình tượng. Ngơn ngữ trong tác phẩm văn học mang những
đặc trưng phong cách: tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính tổng hợp. Ngồi
ra, phong cách ngơn ngữ nghệ thuật cịn mang những đặc điểm riêng biệt về
mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thường tồn tại lối diễn đạt đặc biệt, lệch
chuẩn so với ngôn ngữ trong các phong cách khác.
Ngược lại, Đinh Trọng Lạc (1993) lại không xếp ngôn ngữ nghệ thuật
vào nhóm phong cách chức năng mà chỉ phân tích sự đối lập giữa ngơn ngữ
nghệ thuật và ngơn ngữ phi nghệ thuật. Nói cách khác, có thể suy luận rằng :
ông quan niệm “ ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hịa của các phong cách ngơn
ngữ khác và thuộc về một hệ thống khác.” (dẫn theo [25, tr 20]). Ông cho


10
rằng giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật có sự khác nhau
trên các bình diện: về hệ thống tín hiệu, về chức năng xã hội, về tính hệ thống,
về bình diện nghĩa và về sự có mặt của các phương tiện tu từ. Trên cơ sở phân
tích những khác biệt giữa ngơn ngữ nghệ thuật và phi nghệ thuật, Đinh Trọng
Lạc cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai được cấu tạo từ
hệ thống tín hiệu thứ nhất. Chức năng thẩm mĩ của ngơn ngữ nghệ thuật thể
hiện ở chỗ: tín hiệu ngôn ngữ (đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở
thành yếu tố tạo thành của hình tượng. Muốn thể hiện được chức năng thẩm
mĩ, ngôn ngữ nghệ thuật cần phải có 4 đặc trưng, đó là: tính cấu trúc, tính
hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa.
* Tiểu kết
Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa,
âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học không phải là một vấn đề mới mẻ. Bản thân các nhà văn đều có
thức rất cao và rất sâu về vai trị của ngơn ngữ trong tác phẩm văn học. Trong
một bài giảng bồi dưỡng người viết trẻ, Nguyễn Tuân cũng đã bộc bạch quan

niệm về nghề: “Nghề văn là nghề của chữ … Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa
mà “sinh sự” [34, tr 715,716]. Theo ông, đánh giá một nhà văn, đúng về mặt
chuyên môn nghề nghiệp mà bàn, thì giá trị của người đó “là những cơng đức
lập ngôn”, là ở chỗ ông ta “đã mở mang thêm vốn liếng dân tộc về tiếng nói
được tới mức nào, và đã góp phần sáng tạo của mình vào ngơn ngữ Việt Nam
như thế nào” [34, tr.239].
Nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, không chỉ bản thân
các nhà văn mà ngay cả các nhà ngôn ngữ học, tu từ học, phong cách học đều
tập trung phân tích, nhận diện đặc trưng của ngôn ngữ trong văn học và đề
xuất hàng loạt tính chất: tính hình tượng, tính cấu trúc, tính biểu cảm, tính
thẩm mĩ, tính cụ thể, tính cá thể… Tuy nhiên, có một thực tế như GS. Đỗ Hữu


11
Châu nhận thấy, đó là sự “chủng chẳng giữa các nhà nghiên cứu văn học và
các nhà ngôn ngữ học trong sự hợp tác giải quyết các vấn đề của văn học, [9,
tr.786], mà nguyên nhân sâu xa là do “tính hạn hẹp của cách tiếp cận ngơn
ngữ học các sự kiện văn học” [9, tr.786] . Sự “chủng chẳng” này đã khiến cho
vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm văn học – một vấn đề không hề lạ và mới –
nhưng lại trở thành một đề tài tốn nhiều giấy mực, thậm chí là gây tranh cãi
giữa các nhà lí luận, phong cách học và ngơn ngữ học.
Trên cơ sở tiếp nhận, phân tích các quan niệm về ngơn ngữ trong tác
phẩm văn học, chúng tôi cho rằng: ngôn ngữ, trước hết là công cụ giao tiếp
của con người, sau đó là chất liệu và phương tiện mang tính đặc thù của văn
học. Nhờ ngơn ngữ, bạn đọc có thể tiếp nhận các hình tượng văn học. Ngơn
ngữ văn học là ngơn ngữ của tồn dân đã được nhà văn dày cơng sàng lọc,
chọn lựa và nâng cao. Vì lẽ đó, khác với ngơn ngữ giao tiếp thơng thường,
ngơn ngữ trong tác phẩm văn học phải đảm bảo tính chính xác, tính hàm súc,
tính biểu cảm và tình hình tượng. Khi đã trở thành ngơn ngữ văn học, nó lại
tác động tích cực trở lại ngơn ngữ tồn dân, làm cho ngơn ngữ tồn dân trở

nên phong phú hơn, đa dạng hơn. Cứ như vậy, mối quan hệ qua lại giữa ngơn
ngữ văn học và ngơn ngữ tồn dân diễn ra liên tục, thúc đẩy nhau không
ngừng phát triển.
1.2. Ngơn ngữ thơ
Thơ là hình thức sáng tác văn học đầu tiên của lồi người. Chính vì vậy
mà có một thời gian rất, dài thuật ngữ “thơ” được dùng để chỉ chung cho văn
học. Khái niệm “thơ” cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với
nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà
nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính
hình thức ngơn ngữ này”[45, tr18]. Định nghĩa này của GS. Phan Ngọc đã gợi


12
ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện tượng
ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một
phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này.
Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã ghi nhận rất nhiều định nghĩa
về thơ. Trong khoảng hơn 200 định nghĩa về thơ, trong luận văn này, chúng
tôi đồng quan điểm với nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi : “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những
tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh
và nhất là có nhịp điệu” [18, tr 210]. Bởi theo chúng tôi, định nghĩa này đã
định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc
biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong
những thể loại văn học khác.
Từ sự nhận diện về thơ như trên, chúng tơi có điều kiện để đi vào tìm
hiểu: khái niệm ngơn ngữ thơ và đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ xét trên
các bình diện: từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm.
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ

Trong phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm
đặc trưng về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá
hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ ca. Về cách tổ chức của
ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt đã diễn đạt một cách cụ thể là: “được trình bày bằng
hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngơn ngữ có vần điệu và
các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ” [12, tr 25].
Nhà thơ thường vận dụng các hình thức chuyển nghĩa để ngơn ngữ có
khả năng truyền cảm mạnh mẽ, khơi gợi được những rung động sâu xa, những
cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn. Quy luật tiết kiệm ngơn ngữ, lời ít ý nhiều
vốn là địi hỏi chung của ngôn ngữ văn học, yêu cầu ấy được thực hiện một
cách nghiêm ngặt và thường xuyên nhất trong thơ ca. Tất nhiên, trong thực tế


13
chúng ta đã từng gặp có những câu thơ như văn xi, khơng vần, thậm chí có
vẻ lủng củng, có vẻ vi phạm quy tắc của ngôn ngữ thơ ca nhưng thực ra
khơng phải thế. Đó là những câu thơ phá vỡ quy tắc thông thường để đưa đến
một hiệu quả nghệ thuật mới, chẳng hạn như đoạn thơ sau của Hữu Thỉnh:
.... Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
Chị vẫn nhớ anh và mong anh như thế
Và chị buồn như bông điệp xé đôi
Bằng tuổi trẻ không bao giờ trở lại
(Tờ lịch cuối cùng – trường ca Đường tới thành phố)
Nguồn cảm xúc mãnh liệt đã tạo cho nhà thơ sự lựa chọn ngơn ngữ, hình
ảnh và cấu trúc thơ theo cách riêng của mình. Đoạn thơ đọc lên nghe trúc trắc,
khơng êm, khó thuộc nhưng cũng rất khó qn.
Từ tính chất đặc biệt về hình thức như trên, ngôn ngữ thơ rất dễ gây
cảm xúc cho người đọc người tiếp nhận. Điều đó làm nên tính đa tầng của

thơ, giúp nhà thơ chuyển tải tối đa sự phức tạp, tinh thế vô cùng của sự vật,
tâm trạng trong sự hữu hạn của câu thơ, thể loại. Vì vậy mà thơ ln hấp dẫn
người đọc.
Ngơn ngữ thơ ca cịn là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu.
Nhịp điệu là nhân tố quan trọng nhất quy định tính loại biệt của ngơn ngữ thơ
ca (khơng có nhịp điệu thì khơng thành thơ ca). Nghệ thuật phối âm, láy
thanh, sự phân bố âm thanh, cách gieo vần… đều chịu sự chi phối của nhịp
điệu, tạo cho ngôn ngữ thơ ca một diện mạo riêng dễ dàng phân biệt với các
ngôn ngữ của các thể loại khác. Nhịp trong thơ còn là nhịp của hơi thở gắn
liền với cảm xúc. Nó được tổ chức trên cơ sở kết cấu trọn vẹn của từng ý thơ,
nó có tác dụng gợi cảm đặc biệt, phù hợp với việc thể hiện các tâm trạng riêng


14
tư, tạo cho người đọc sự cảm thông với tâm trạng tác giả, với nội dung phản
ánh trong thơ.
1.2.2. Đặc điểm của ngơn ngữ thơ
Ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Đó là thứ
ngơn ngữ được mài giữa cơng phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của
ngơn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ là một
phương tiện hình thức ln được coi trọng, là thứ ngơn ngữ biểu hiện tập
trung nhất tính hàm súc phong phú của ngơn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu
(tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hịa quyện với
nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Để làm nổi rõ đặc điểm của
ngơn ngữ thơ ca chúng tơi phân tích ở ba bình diện: từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm
qua đó làm nổi bật cách tổ chức ngôn ngữ riêng của thơ ca.
1.2.2.1. Về mặt từ ngữ
Ngữ nghĩa trong thơ ca không đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ
giao tiếp thông thường. Tùy vào đặc trưng thể loại mà các nhà thơ lựa chọn từ
ngữ sao cho phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của bài thơ và phù hợp với

cấu trúc ngôn ngữ thơ. Mỗi từ, ngữ được đưa vào thơ đều được nhà thơ chọc
lọc, mài giũa kỹ càng và thường được sử dụng với những lớp nghĩa rất linh
hoạt, mở ra những ý nghĩa mới, tinh tế hơn, giàu sức biểu cảm. Ý nghĩa biểu
trưng tạo cho ngôn ngữ thơ một hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả. Bởi qua
ngôn ngữ thơ, độc giả không chỉ tiếp nhận suy tư của tác giả bằng mắt, tai mà
còn bằng cả sự rung động trước một “thế giới” khác hơn mà ngôn ngữ thơ
“vẽ” ra trong tâm trí họ. Điều đó làm cho ngơn ngữ thơ khơng chỉ còn là
phương tiện giao tiếp mà đã trở thành “một thứ gì đó chưa từng được nói
hoặc được nghe. Đó là ngơn ngữ đồng thời là sự phủ nhận ngơn ngữ. Đó là
cái vượt ra ngồi giới hạn” (ƠcxtaViotPat, dẫn theo [16]).


15
Ngơn ngữ thơ ca có mối quan hệ mật thiết với vốn ngôn ngữ của từng
dân tộc. Tiếng Việt là một kho tàng từ vựng phong phú, với nhiều lớp từ: từ
địa phương, từ vay mượn, từ cổ, từ lịch sử, từ lóng, từ nghề nghiệp.v.v. Sự đa
dạng về “chất liệu” giúp nhà thơ có thể thỏa sức sáng tạo và xây dựng thế giới
nghệ thuật trong các thi phẩm. Thực tiễn sáng tác thi ca cho thấy, các nhà thơ
hiện đại Việt Nam đã và đang vận dụng khá linh hoạt và uyển chuyển ngơn
ngữ mẹ đẻ. Thậm chí, qua những tác phẩm thơ ca, các nhà thơ đã góp phần
làm cho Tiếng Việt ta ngày càng giàu và đẹp hơn.
Ngoài việc vận dụng kho tàng từ vựng phong phú của Tiếng Việt, các
nhà thơ cịn có thể sử dụng một số biện pháp chuyển nghĩa (so sánh, ẩn dụ,
hoán dụ, tượng trưng, chơi chữ...) và các phương thức tổ hợp từ (điệp, đối,
song hành...) để đa dạng hóa phương thức biểu đạt và góp phần vào q trình
vận tạo nghĩa của ngơn ngữ. Trong q trình này, cái biểu hiện và cái được
biểu hiện đã xâm nhập, chuyển hố cho nhau tạo nên những khoảng khơng
ngữ nghĩa, những lớp trầm tích cho ngơn ngữ thơ ca.
1.2.2.2. Về mặt ngữ pháp
Nếu như Phan Ngọc đã từng cho rằng : “Thơ là một tổ chức ngôn ngữ

hết sức quái đản” [45, tr 18], thì sự “qi đản” đó thể hiện rõ trong bình diện
ngữ pháp của ngơn ngữ thơ ca.
Trước tiên, đó là sự phân chia các dịng thơ. Có người quan niệm mỗi
dòng thơ tương ứng với một câu thơ nhưng trong thực tế ranh giới giữa câu
thơ và dịng thơ khơng hồn tồn trùng khít nhau. Bởi bên cạnh những câu thơ
nằm trọn trong một dòng duy nhất thì cũng có những câu thơ trải ra nhiều
dịng, thậm chí kéo dài cả đoạn dài văn bản. Khác với văn xi, các thành tố
ngữ pháp trong câu hay dịng thơ thương không tuân theo những quy tắc
thông thường. Nhà thơ có quyền sử dụng đảo ngữ, câu vắt dịng, câu trùng
điệp.v.v. mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa


16
văn bản của độc giả. Sự tự do về mặt ngữ pháp cho phép nhà thơ thỏa sức
sáng tạo, biến hóa, “điên” theo cách của riêng mình, nhờ đó mở ra những giá
trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca. Chính sự “qi đản” về cú pháp
của ngơn ngữ thơ giúp nhà diễn đạt được những lớp nghĩa phức tạp, tinh tế vô
cùng của sự vật trong sự hạn hữu của câu chữ, thể loại, mà cũng nhờ đó tạo
nên phong cách của từng nhà thơ.

1.2.2.3. Về mặt ngữ âm
Thơ phản ảnh cuộc sống qua những rung động tế vi trong cảm xúc, tình
cảm của con người. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý
nghĩa từ ngữ mà còn cả âm thanh, nhịp điệu. Vì thế, có thể nói, tính nhạc là
một trong những đặc trưng ngữ âm cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Tiếng Việt là
một ngôn ngữ rất “giàu” về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Đây chính là
cơ sở của sự hịa âm độc đáo trong ngơn ngữ thơ Việt Nam.
Khi khai thác tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý đến những mặt đối
lập về tính “trầm - bổng”, “khép - mở” của nguyên âm; đối lập về “vang tắc” giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối;
đối lập về tính“cao- thấp”, “bằng- trắc” của các thanh điệu. Đối với ngôn

ngữ thơ, nếu biết vận dụng phối hợp các yếu tố trên, sẽ tạo được những hiệu
quả nhất định trong việc thể hiện các cung bậc của cảm xúc.
Bên cạnh những sự đối lập đó, vần và nhịp cũng là những yếu tố quan
trọng góp phần tính nhạc cho ngơn ngữ thơ ca. Tính nhạc trong ngơn ngữ đưa
thơ ca xích lại gần với âm nhạc. Thực tế đã cho thấy rất nhiều bài thơ được
phổ nhạc thành cơng, trong số đó, có những sáng tác nổi tiếng của Hữu Thỉnh.
Có thể kể tên một số ca khúc phổ thơ Hữu Thỉnh và được đông đảo nhân dân
đón nhận như: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”(Doãn Nho phổ nhạc),


17
Biển nỗi nhớ và em” (Phú Quang phổ nhạc), “Chiều sông Thương”( Đỗ Bảo
phổ nhạc).
Trong một tác phẩm thơ ca, vai trị của các yếu tố vần, thanh, nhịp khơng
giống nhau. Tùy vào ý đồ nghệ thuật của tác giả mà các yếu tố này nhận được
mức độ quan tâm, trau chuốt khác nhau. Tuy nhiên, trong bất kỳ một bài thơ
nào, khi vai trò của của các yếu tố này càng được chú trọng thì nhạc tính
trong thơ càng cao.
Từ việc phân tích vai trị của từ ngữ, ngữ âm và ngữ pháp, ta thấy ngôn
ngữ thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật rất đặc thù. Đây không chỉ là sản phẩm thể
hiện tài năng và sức sáng tạo của tác giả mà còn là đối tượng để người đồng
sáng tạo. Với đặc trưng nghệ thuật ấy, ngôn ngữ thơ ca có khả năng vơ tận
trọng việc khám phá, miêu tả những trạng thái tinh tế, bí ẩn của thế giới tâm
hồn con người.
1.3. Hữu Thỉnh – cuộc đời và thơ ca
1.3.1. Cuộc đời Hữu Thỉnh
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên khai sinh Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày
15/02/1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là
huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc, trong một gia đình nơng dân có truyền
thống nho học. Ơng từng trải qua một tuổi thơ nhiều vất vả: không được đi

học,10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp và bị
đánh đập tàn nhẫn.
Năm 1954, khi hịa bình lập lại trên miền Bắc, ơng mới chính thức được
đi học . Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ và trở
thành bộ đội tăng thiết giáp và hoạt động tại trung đoàn 202. Tại đây, ông
thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: lái xe tăng, dạy bổ túc văn hoá, viết báo,
làm cán bộ tuyên huấn...


18
Nhiều năm liền, Hữu Thỉnh tham gia chiến đấu tại chiến trường 9 - Nam
Lào (1970-1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh
với tư cách là phóng viên mặt trận, đội trưởng đội chiếu bóng...
Sau 1975, ông học Đại học văn hoá (trường viết văn Nguyễn Du khố I).
Thời gian này ơng cũng đi các tuyến đảo Đông Bắc, đã sống lâu ngày ở Bạch
Long Vĩ, rồi tham gia mặt trận biên giới 1979.
Năm 1982, nhà thơ về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, làm cán
bộ biên tập, Trưởng ban thơ, rồi giữ chức vụ phó Tổng biên tập Tạp chí Văn
nghệ Qn đội. Tháng 12-1988, ông được cử làm quyền Tổng biên tập báo
Văn nghệ. Đến tháng 11-1989, được cử làm Tổng biên tập báo Văn nghệ.
Hữu Thỉnh đã từng tham gia vào Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá
3,4,5. Uỷ viên Ban Thư kí khố 3. Đại biểu Quốc hội khố X. Tổng Thư kí
Hội Nhà văn Việt Nam khố VI. Hiện nay, Hữu Thỉnh là Bí thư Đảng uỷ bộ
cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Đảng Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam,
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
1.3.2. Đôi nét về thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ
chống Mĩ. Tài năng của ông đã được khẳng định từ trước năm 1975 và tiếp
tục tỏa sáng sau ngày đất nước hịa bình. Ơng đã được nhận nhiều giải thưởng
văn học do các tổ chức uy tín trao tặng. Có được thành cơng đó, một mặt do

tài năng “tiên thiên”, mặt khác đây là kết quả của một quá trình “nhập cuộc,
dấn thân”(chữ dùng của Hữu Thỉnh) vào đời sống, không ngừng học hỏi , lao
động và sáng tạo. Với các tập thơ: “Tiếng hát trong rừng”, “Đường tới thành
phố”, “Trường ca Biển”, “Thư mùa đơng”, có thể chia thơ Hữu Thỉnh làm
hai chặng đường chính qua nội dung, cảm hứng và giọng điệu trữ tình.
1.3.2.1. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ kháng Mĩ
a. Tập thơ “Tiếng hát trong rừng”


19
Đây là tập thơ được viết trong khoảng thời gian từ 1968-1982. Tập thơ
đã tái hiện cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ của những người lính Trường
Sơn. Qua tập thơ “Tiếng hát trong rừng”, Hữu Thỉnh đã tái hiện cuộc sống
chiến đấu của nhân dân ta trong kháng chiến qua lăng kính của một tâm hồn
trẻ trung, nồng nhiệt, tin yêu cuộc sống. Trong số 22 bài thơ trong tập này, bài
“Mùa xuân đi đón” đoạt giải Ba, “Chuyến đò đêm giáp ranh” đoạt giải A
trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ.
b. Tập “Đường tới thành phố”
Trường ca này được viết từ tháng 8/1977 và hoàn thành vào tháng
4/1978. Đây là cột mốc đánh dấu sự chín muồi trong tư duy thơ Hữu Thỉnh,
tập trung đầy đủ, hoàn thiện nhất những đòi hỏi mà thể loại trường ca cần
phải có. Đây là trường ca dài nhất của Hữu Thỉnh, tổng kết chiến tranh bằng
thơ ca.
Đối tượng mà Hữu Thỉnh muốn hướng tới trong trường ca này vẫn là
người mẹ, người lính, người chị-người vợ, hậu phương và tiền tuyến, nhân
dân và Tổ quốc…Nhưng điều đáng chú ý là nhà thơ thường đi vào khai thác
những vấn đề cốt lõi của tình cảm, xốy sâu vào đời sống tâm trạng, những
hồn cảnh điển hình, làm nổi bật bức tranh chung của cả dân tộc trên đường
đi tới chiến thắng .“Phần lớn những câu thơ trong trường ca mang nét lắng
trầm, suy ngẫm bình thản, trong và mạnh” [39, tr. 110]. Vì thế thơ Hữu Thỉnh

giờ đây vừa có sự kết hợp giữa giọng thơ sôi nổi, thiết tha, cảm xúc lắng sâu
và âm hưởng anh hùng ca.
“Đường tới thành phố” là kết quả của một hồn thơ giàu cảm xúc kết
hợp với vốn tri thức văn hoá phong phú, ngịi bút Hữu Thỉnh tỏ ra tỉnh táo,
khơng một chút dễ dãi, cường điệu khi viết về cuộc hành trình của cả dân tộc
trên đường đi tới chiến thắng cuối cùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


20
Năm 1980 với trường ca “Đường tới thành phố”, ông đã được nhận giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
1.3.2.1. Thơ Hữu Thỉnh sau 1975
Sự thay đổi của điều kiện lịch sử- xã hội kéo theo sự đổi thay trong
quan niệm, cách nghĩ, cách cảm, đặc biệt ta không thể không nói đến sự thay
đổi của văn học. Trong điều kiện lịch sử- xã hội ấy, mảng thơ viết trong thời
bình của Hữu Thỉnh mang những nội dung và giọng điệu mới.
a. “Trường ca Biển”
Đây là một trường ca đánh dấu một bước tiến so với “Đường tới thành
phố”.“Trường ca Biển”, được viết ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới nên
chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân tình thế thái. Giọng điệu
thơ của Hữu Thỉnh khi viết về số phận của người lính tuy có sự trầm lắng thể
hiện nỗi buồn, sự cô đơn, nhưng vẫn trong sáng, khoẻ khoắn, chứa chan niềm
tin vào cuộc sống.
Bằng tài năng nghệ thuật và sự sáng tạo không ngừng Hữu Thỉnh đã
làm nên một “Trường ca Biển “đặc sắc. Tác phẩm này xứng đáng đạt giải
xuất sắc do Bộ Quốc phịng trao tặng 1994.
b. Tập thơ “Thư mùa đơng”
Tập thơ mang tính hướng nội rất sâu, đó là một cuộc hành trình đi tìm
“mùa nhân nghĩa”, những giá trị nhân bản của hạnh phúc và tình yêu thương
con người trước cuộc sống xô bồ, đổi thay.

Cảm hứng chủ đạo trong “Thư mùa đông” là cảm hứng thế sự - đời tư.
Có thể thấy, buồn và cơ đơn, day dứt, trăn trở là những cảm xúc thường thấy
trong thể tài này. Những suy tư đó khơng phải là những suy tư tưởng tượng,
những triết lí đại ngơn mà những suy tư đó xuất phát từ trái tim nghệ sĩ đa
cảm. Với Hữu Thỉnh, trong nỗi buồn, cô đơn ông vẫn tìm thấy vẻ đẹp của tâm
hồn: “Sống mỗi ngày càng nguyên chất cho thơ”.


21
“Thư mùa đơng” đánh dấu q trình tự đổi mới thi ca của Hữu Thỉnh.
Năm 1995, tập thơ “Thư mùa đông” đã vinh dự được trao giải A- Giải thưởng
Hội Nhà văn, và cũng chính tập thơ này tác giả đã nhận được giải thưởng văn
học ASEAN.
Mặc dầu, con đường thơ của Hữu Thỉnh không phải lúc nào cũng bằng
phẳng nhưng với ý thức đổi mới không ngừng, gần 30 năm cầm bút, Hữu Thỉnh
là tác giả của nhiều tập thơ đạt giải, nhiều bài thơ hay. Ông là một trong những
gương mặt tiêu biểu của nền thơ chống Mĩ và thơ ca đương đại Việt Nam.
Chương Hai
TỪ NGỮ TRONG THƠ HỮU THỈNH

2.1. Khảo sát và miêu tả các lớp từ giàu giá trị tu từ
2.1.1. Từ Hán Việt
2.1.1.1. Phân loại, khảo sát, thống kê
Từ Hán Việt là lớp từ vựng có số lượng lớn nhất trong Tiếng Việt, chiếm
tỉ lệ 60%. Trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp đã
phân chia lớp từ này thành hai nhóm:
- Từ thuộc gốc Hán đọc theo âm Hán Việt gọi tắt là từ Hán Việt
- Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt
Trong khóa luận này, chúng tơi chỉ quan tâm khảo sát và nghiên cứu
nhóm thứ nhất: các từ thuộc gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, nhóm cịn lại

khơng thuộc phạm vi khảo sát của chúng tơi.
Chúng tôi đã thống kê các từ Hán Việt xuất hiện trong thơ Hữu Thỉnh.
Kết quả cho thấy lớp từ này xuất hiện khá nhiều, khoảng 104 từ và lặp lại
trong 193 lượt.
2.1.1.2. Ý nghĩa tu từ của từ Hán Việt trong thơ Hữu Thỉnh


22
Từ Hán Việt là một lớp từ vay mượn giàu sắc thái tu từ. Khi xâm nhập
vào tiếng Việt, lớp từ này đã trở thành phương tiện diễn đạt mới, đồng thời
góp phần làm phong phú thêm ngơn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, vì bản chất lớp
từ này là từ vay mượn nên việc sử dụng sao cho hiệu quả và phù hợp với ngôn
ngữ giao tiếp của người Việt là không hề dễ dàng. Trong nhiều tác phẩm thơ,
việc sử dụng phong phú, đa dạng ngôn ngữ đã tạo nên sự gợi cảm, và tính liên
tưởng rất cao. Có thể nói, các nhà thơ ở những mức độ khác nhau đều có sự
cố gắng lựa chọn, sử dụng một cách sáng tạo ngơn ngữ thơ để góp phần tăng
hiệu quả nghệ thuật, tạo nên vẻ đẹp riêng và sức hấp dẫn sâu bền đối với
người đọc. Hữu Thỉnh không những đã khai thác lớp từ Hán Việt một cách
khéo léo mà cịn dùng nó để diễn đạt rất tinh tế đời sống tâm hồn của người
Việt trong thơ ca.
Cũng giống như lớp từ cổ, từ Hán Việt mang đến cho ngơn ngữ thơ một
khơng khí trang nghiêm. Ví dụ:
Khi bản Đông thành một nấm mồ
Những hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác:
- Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giáp
Của đối phương lại áp đảo như đây
(Sau trận đánh)
hay

Anh chưa biết đã tan cơn báo động

Chưa biết tin nhà không nhận ra em.
Không nằm trong nghĩa trang
Anh ở với đồi anh xanh cỏ
Cỏ ở đây thành nhang khói của nhà mình
(Phan Thiết có anh tơi)


23
Từ Hán Việt thường biểu thị nghĩa trừu tượng, giàu hình ảnh. Vì thế, lớp
từ này được Hữu Thỉnh sử dụng để diễn đạt những tứ thơ mang tính hàm súc
và có tính khái qt cao. Ví dụ:
Càng viết càng thấy mình yếu đuối
Đường nhân nghĩa chừng nào cịn lắm bụi
(Chạm cốc với Xa-in)
Hay

Một đời người mà chiến chinh nhiều quá
(Nghe tiếng cuốc kêu)

Vận dụng lớp từ Hán Việt, Hữu Thỉnh đã xây dựng trong thơ mình
những bức tranh thâm trầm, cổ kính, gợi lên một bầu khơng khí vừa trang nhã
vừa trầm mặc. Ơng đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo ngơn ngữ vay mượn,
góp phần hịa quyện thứ ngôn ngữ này trong sự phong phú và giàu đẹp của
tiếng Việt ta.
2.1.2. Từ láy
2.1.2.1. Phân loại, khảo sát, thống kê
Trong thơ Hữu Thỉnh, từ láy xuất hiện với mức độ dày đặc. Căn cứ vào
tác dụng tu từ của từ láy, chúng tôi phân chia hệ thống từ láy đã khảo sát
thành các tiểu loại sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê và phân loại từ láy trong thơ Hữu Thỉnh

Đối tượng

Từ láy

Từ láy

Sắc thái hóa

khảo sát

tượng thanh

tượng hình

về ý nghĩa

56

89

127

272

20.6%

32.7 %

46.7 %


100 %

Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ

- Từ láy có sự sắc thái hóa về ý nghĩa

Tổng


24
Kết quả khảo sát cho thấy trong số 272 lượt xuất hiện của từ láy trong
thơ Hữu Thỉnh, thì có đến 127 lượt từ láy có sự sắc thái hóa về nghĩa, chiếm
46.7%. Căn cứ vào tính chất và mức độ sắc thái hóa về nghĩa của từ láy,
chúng tơi lại phân chia tiểu loại này thành các kiểu sau:
+ Các từ láy khái quát về trạng thái, đặc điểm, tính chất của đối tượng
như: ram ráp, cơi cút, thật thà, lấm láp,vò võ,bồn chồn,vu vơ, bơ vơ, thắc
thỏm, hồi hộp, khát khao,thao thức …chiếm tỉ lệ 32.3% (41/ 127 từ)
+ Các từ láy chỉ mức độ thấp của một trạng thái, đặc điểm như: bộp
chộp, vụng về, êm ả, ngượng ngập, dập dờn, thưa thớt, dò dẫm, …chiếm tỉ lệ
25.2% (32/127 từ)
+ Các từ láy chỉ mức độ cao của một trạng thái đặc điểm như: trong trẻo,
hồn hậu, thiêng liêng, nồng nàn, miên man, tham lam, vất vả, tha thiết, trơ
trẽn, day dứt, liên miên, khe khắt, vội vã… chiếm tỉ lệ 42.5% (54/127 từ)
- Từ láy có tính tượng hình
Theo khảo sát của chúng tơi, từ láy có tính tượng hình xuất hiện khá phổ
biến trong thơ Hữu Thỉnh với 89 lượt, tỉ lệ 32.7%. Căn cứ vào nội dung gợi tả
của từ láy tượng hình mà chúng tôi chia tiểu loại này thành các kiểu sau:
+ Từ láy gợi tả hình dáng, dáng vẻ của con người chiếm tỉ lệ rất thấp

1.1% (1/89 từ)
+ Từ láy gợi tả hình dáng, dáng vẻ của động vật chiếm tỉ lệ rất thấp 1.1%
(1/89 từ)
+ Các từ láy miêu tả hình dáng, dáng vẻ của sự vật, hiện tượng chiếm tỉ
lệ cao nhất 71% ( 83/117 từ)
Trong số các từ láy tượng hình được sử dụng trong thơ Hữu Thỉnh, có
khá nhiều từ đã được tác giả thay đổi phạm vi biểu vật. Hiện tượng này mang
lại cho thơ Hữu Thỉnh những hình ảnh thú vị, độc đáo, đem đến cho người
đọc nhiều cảm xúc.


25
Bảng 2.2: Bảng ví dụ về từ láy tượng hình trong thơ Hữu Thỉnh
Đối tượng

Không đổi

Thay đổi

khảo sát

phạm vi biểu vật

phạm vi biểu vật

Gợi tả về

-qua nương rẫy, ngẩn ngơ từng

con người gốc rạ

Gợi tả về

- Khu vườn than: có những con

động vật

sên ngấp nghé lên trời
-Đường ngổn ngang đường đất -Trăng thân mật lại mập mờ xa
còn cháy khét

lạ

-Rừng bỗng chao nghiêng trước -dùng dằng hoa quan họ/ nở
sợi dây mỏng mảnh

tím bên sơng Thương

-Lăn tăn nước chảy chùng

-Sương chùng chình qua ngõ

-Đường Trường Sơn khúc -Sơng được lúc dềnh dàng
Gợi tả về

khuỷu

sự vật,

-Mênh mông lãnh hải cao chân đêm nước lên


hiện

song

tượng

-Mùa xuân hẳn bắt đầu/ Trên bên sông
quê mình lất phất

-Tiếng bìm bịp bập bềnh trong
-chớp nhì nhằng lô cốt méo
-Trăng tủm tỉm như miệng

-Vương trên mi hạt mưa trịn người sắp hát
óng ánh

-Khói nhang buồn thăm thẳm

-Gập gềnh đường tôi đi

-quả đã buông thủng thẳng

- lúc hoa vàng thu mới chập xuống bờ ao
chờn thu
- Từ láy có tính tượng thanh


×