Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Sự tương tác về hành vi hỏi đáp qua lời thoại trong tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.54 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ TIẾN

Sự tương tác về hành vi hỏi - đáp qua lời thoại
trong Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống, con người ln có nhu cầu trao đổi thơng tin, bày tỏ cảm xúc
của mình, để thực hiện được những điều đó địi hỏi con người phải hội thoại với
nhau. Hội thoại là một hình thức giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến trong mọi
hoạt động của con người. Muốn cho cuộc hội thoại thành cơng thì mỗi nhân vật giao
tiếp phải biết sử dụng các yếu tố ngôn ngữ vào lời thoại của mình một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất. Ngôn ngữ hội thoại thể hiện rõ đặc điểm tính cách nhân vật hội thoại,
thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, trình độ, tâm lí của mỗi nhân vật.
Tuy nhiên trong giao tiếp hàng ngày, người ta nói ra khơng chỉ đơn thuần để
nói, để thơng báo, thể hiện tình cảm mà cịn để hỏi, để biểu thị những điều chưa biết,
cái không rõ và cần được giải đáp làm sáng tỏ vấn đề. Ngồi ra, thơng qua hành vi hỏi
– đáp còn nhằm chuyển tải một thông tin ngầm, ẩn chứa đằng sau câu chữ cụ thể.
Ngô Tất Tố được xem là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước
Cách mạng, đồng thời cũng là một trong những tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại, được đánh giá là hiện tượng độc đáo của văn
chương hiện thực. Ngô Tất Tố đã vận dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày vào trong tác
phẩm của mình một cách linh hoạt, uyển chuyển, tinh tế, tiêu biểu là trong Tắt đèn và


Lều chõng. Trong hai tiểu thuyết này, nhà văn chủ yếu để cho nhân vật tự hội thoại
với nhau. Cho nên, đi sâu tìm hiểu tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố chúng ta không
thể khơng tìm hiểu lời ăn tiếng nói của các nhân vật. Họ đã nói cái gì? Họ nói với
nhau như thế nào? Họ nói với nhau để làm gì? Từ những lí do trên chúng tơi lựa chọn
đề tài: “Sự tương tác về hành vi hỏi - đáp qua lời thoại trong Tắt đèn và Lều chõng
của Ngô Tất Tố” làm khóa luận tốt nghiệp.


Lựa chọn đề tài này sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn sâu sắc về đặc điểm tính
cách nhân vật, hiện thực cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm và phong cách sáng
tác của nhà văn. Đồng thời, chúng tơi có dịp được tìm hiểu sâu hơn về con người và
sự nghiệp văn chương của Ngơ Tất Tố, góp phần khẳng định tài năng của nhà văn. Để
từ đó tích luỹ kiến thức nhằm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của bản thân sau
này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
* Nghiên cứu vấn đề ở phương diện Văn học:
Văn nghiệp lớn, đa dạng của Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm của giới
nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đơng đảo cơng chúng. Mấy thập kỷ qua,
kể từ bài viết đầu tiên của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết Tắt đèn (năm 1939) đến
nay, đã có cả trăm bài viết, cơng trình đi sâu khám phá các phương diện khác nhau
trong thế giới nghệ thuật đa dạng, độc đáo của nhà văn. So với nhiều cây bút cùng
thời (ngay cả các nhà văn cùng trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng) những ý
kiến đánh giá về Ngô Tất Tố và văn nghiệp của ông khá ổn định, thống nhất, trong xu
hướng khẳng định những thành tựu, phần đóng góp lớn cả vị trí trang trọng của ơng –
một nhà văn “thực học – thực tài”, một nhân cách trong sáng cao đẹp trong nền văn
học dân tộc.
Như chúng tôi đã nói ở trên, văn nghiệp của Ngơ Tất Tố đã tốn rất nhiều giấy
mực của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Trước hết, chúng ta phải kể đến cuốn Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm
(2001), Nxb Giáo dục. Đây là cuốn sách tập hợp tương đối đầy đủ hệ thống những bài

nghiên cứu, phê bình cũng như hồi ức, kỷ niệm của bạn bè, đồng nghiệp, người thân
về sự nghiệp văn chương và cuộc đời của tác giả. Các bài viết từ nhiều góc độ khác
nhau và cách tiếp cận khác nhau đã đi sâu vào phân tích, đánh giá những nét tiêu biểu
nhất trong thế giới nghệ thuật và vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc, với
những bài viết tiêu biểu như:
- Nguyễn Đăng Mạnh với bài: Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Tắt đèn - cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc của Hồng Chương.
- Vũ Ngọc Phan có bài: Lều chõng của Ngô Tất Tố.


Bên cạnh đó, trong cuốn Tác giả trong nhà trường Ngô Tất Tố (2006), Nxb
Văn học đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về tác giả Ngô Tất Tố cũng như sự nghiệp
sáng tác của ông. Phan Cự Đệ đã có bài viết Ngơ Tất Tố và một sự nghiệp đổi mới
hôm nay. Tác giả cho rằng: “Ngô Tất Tố đã nhiều lần kêu gọi trở về cội nguồn dân
tộc, trở về bản sắc văn hóa Việt Nam” [27, tr.50]. Tác giả cịn cho rằng: “Đối với
cuộc sống, Ngơ Tất Tố ln có một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, một thái độ dũng cảm,
dám phanh phui mọi mâu thuẫn phức tạp, dám vạch trần mọi mặt nạ giả dối, nhưng
đồng thời cũng luôn bộc lộ một niềm tin yêu nhân hậu và thiết tha vào bản chất tốt
đẹp của con người. Nhất là với người lao động nghèo khổ” [27, tr.51]. Tác giả Vũ
Ngọc Phan trong bài: “Lều chõng” của Ngơ Tất Tố cũng đã có nhận xét về nghệ thuật
xây dựng tiểu thuyết: “Xây dựng tiểu thuyết Lều chõng, chủ ý của tác giả là làm cho
người đọc thấy được những nét chính của cái học và lối thi cử phong kiến với tất cả
những sự thối nát của nó” [27, tr.149]. Tác giả cịn cho rằng: “Nghệ thuật phản ánh
hiện thực cũng có những chỗ tinh vi, đánh dấu hẳn một giai đoạn lịch sử vào giữa thế
kỷ XIX, người trí thức Việt Nam cịn bị bả cơng danh cám dỗ…” [27, tr.152].
Phan Cự Đệ cịn có bài viết Những khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại trước
Cách mạng tháng Tám. Khi nói về ngơn ngữ trong sáng tác của Ngô Tất Tố tác giả
khẳng định: “Ngôn ngữ trong tác phẩm của Ngô Tất Tố là ngôn ngữ hàng n gày, của
quần chúng nhân dân đã được nghệ thuật hóa”.
Trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo (2003), Nxb Văn

học. Tác giả Trần Đăng Suyền có bài Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong tiểu
thuyết Tắt đèn. Trần Đăng Suyền nhận định với nghệ thuật kể chuyện sắc sảo trong
Tắt đèn: “Chứa đựng thời gian rất ngắn và không gian rất hạn hẹp. Một sự dồn nén
cao độ về không gian và thời gian, các biến cố sự kiện dồn nén hết sức căng thẳng”
[25, tr.248].
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về các sáng tác của Ngô Tất Tố khá
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, những cơng trình đó chủ yếu nghiên cứu ở khía
cạnh nội dung của tác phẩm chứ chưa đi sâu vào khám phá thế giới nghệ thuật đặc
sắc, đặc biệt là ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật.
Gần đây cịn có một số khóa luận tốt nghiệp bàn về những khía cạnh khác
nhau của tiểu thuyết Ngô Tất Tố như: Câu đặc biệt trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô


Tất Tố của Nguyễn Thị Kim Cúc. Nguyễn Thị Hằng với Bi kịch kẻ sĩ phong kiến
trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngơ Tất Tố. Hay khóa luận của Lê Thị Liễu về vấn
đề Lều chõng – Tiểu thuyết phụng sự xuất sắc của Ngô Tất Tố.
* Nghiên cứu vấn đề ở phương diện Ngữ dụng học:
Trên thế giới đã từ lâu, ngữ dụng học phát triển một cách mạnh mẽ và ngày
càng có vị trí đặc biệt trong ngơn ngữ học. Số lượng các chuyên khảo cũng như các
công trình đề cập tới những phương diện khác nhau của ngành này ngày một tăng. Có
thể nói rằng ngày nay, khơng một cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ học nào lại khơng
ít nhiều đề cập đến ngữ dụng học.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, ngữ dụng học cũng được các nhà ngôn
ngữ đặc biệt quan tâm. Các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về ngữ dụng học như
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Lê Đơng, Đỗ Thị Kim Liên,
Nguyễn Thiện Giáp,… đã có những cơng trình nghiên cứu xuất sắc về phân ngành
ngữ dụng học cũng như các phương diện khác nhau của ngành này.
Lý thuyết hội thoại là một trong những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học. Ở
bình diện này, trước hết phải kể đến tác giả Đỗ Hữu Châu. Ông có các cơng trình tiêu
biểu về ngữ dụng học như: Cơ sở ngữ dụng học (2003), Đại cương ngôn ngữ học

(2006), Giáo trình ngữ dụng học (2007). Các vấn đề về lý thuyết hội thoại, vận động
hội thoại, quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại được tác giả
Đỗ Hữu Châu trình bày một cách có hệ thống, đầy đủ, giúp cho người đọc có những
cách tiếp cận mới đối với một lĩnh vực vừa mới vừa khó.
Bên cạnh đó cịn có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như Ngữ pháp
chức năng tiếng Việt (2000) và Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng (2006) của
GS. Cao Xuân Hạo, Ngữ dụng học của GS.TS Nguyễn Đức Dân. Dụng học Việt ngữ
(2007), Giáo trình Ngữ dụng học (2008), 777 khái niệm ngôn ngữ học (2010) của
Nguyễn Thiện Giáp. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đã cho ra đời 2 cơng trình nghiên
cứu có giá trị Ngữ nghĩa lời hội thoại (1999) và Giáo trình ngữ dụng học (2005).
Ngồi các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, khi bàn về hội thoại và các
hành vi ngơn ngữ cịn có nhiều bài viết liên quan của các tác giả Nguyễn Thị Thìn,
Mai Ngọc Chừ, Diệp Quang Ban,… nhằm cung cấp các khái niệm về hội thoại, cặp
thoại, ngữ cảnh giao tiếp, hành vi ngôn ngữ.


Lê Anh Xuân với bài viết Tại lời dưới dạng câu nghi vấn để thể hiện hành vi
khẳng định một cách gián tiếp. Trong bài viết này tác giả đã trình bày một cách cụ thể
và ngắn gọn những cách thể hiện gián tiếp dưới dạng câu nghi vấn. Cũng trong nội
dung này Nguyễn Thị Thìn có bài viết Tác dụng báo hiệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp
của một số kiểu cấu trúc nghi vấn. Hay bài viết Chức năng thực hiện các hành vi
ngôn ngữ tại lời gián tiếp của câu hỏi tu từ của Lê Thị Thu Hồi. Lê Anh Xn cịn
có bài viết Các dạng trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh , trong bài viết này tác
giả đã trình bày một cách cụ thể các dạng trả lời gián tiếp bằng dạng câu tường thuật,
câu nghi vấn, câu cầu khiến và dạng câu đặc biệt. Như vậy, tất cả các bài viết này chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp và họ chỉ lấy các ví dụ để minh
họa cho cơng trình nghiên cứu của mình chứ chưa đi sâu và nghiên cứu một tác phẩm
văn học cụ thể nào.
Việc phân tích các hành vi ngơn ngữ tại lời trong các tác phẩm văn học cịn khá
ít. Nguyễn Thị Én có bài Hành vi cầu khiến qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết của mình, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu hành vi cầu khiến của nhân vật nữ ở cả hành vi gián tiếp và trực tiếp.
Ngoài ra cịn có nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp đã đi vào giải quyết các
vấn đề riêng lẻ trong hành vi ngơn ngữ và lý thuyết hội thoại như: Hồng Thị Nguyệt
với Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại qua truyện ngắn Nam Cao . Trần Thị
Minh Toan với Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại qua truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan. Hay Đặc trưng ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao của Vũ
Thị Hạnh. Phan Khắc Luận với Đặc trưng ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Đặc trưng ngôn ngữ hội thoại trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
của Phùng Quán của Dương Thị Thanh Huyền, Võ Thị Hạnh với Tìm hiểu hành vi
khen ngợi trong văn học hiện thực phê phán, Hồng Thu Huyền với Tìm hiểu cách
thể hiện hành vi chửi mắng trong văn học hiện thực phê phán, Tìm hiểu cách thể hiện
hành vi chê trách trong văn học hiện thực phê phán của Phạm Khắc Kiên,…
Như vậy, hành vi tại lời là một vấn đề lí thú và được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên các bài viết trên chỉ đề cập đến một khía cạnh của hành vi
ngôn ngữ trong văn học hiện thực phê phán nói chung hay là những vấn đề về hành vi
tại lời gián tiếp trong tác phẩm văn học. Còn với đề tài: “Sự tương tác về hành vi hỏi


– đáp qua lời thoại trong Tắt đèn và Lều chõng của Ngơ Tất Tố” khách quan mà nói
thì chưa có một cơng trình nghiên cứu nào khai thác một cách trọn vẹn, cụ thể và sâu
sắc. Dựa trên cơ sở tiếp thu thành công của những người đi trước, chúng tơi mong
muốn được góp một phần bé nhỏ của mình để làm phong phú, hồn thiện hơn việc
nghiên cứu và tìm hiểu về sự tương tác hành vi hỏi – đáp trong tác phẩm văn học của
nhà văn Ngô Tất Tố.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Sự tương tác về hành vi hỏi - đáp
qua lời thoại trong Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này: chúng tôi đi vào khảo sát hai tiểu thuyết
của Ngô Tất Tố là Tắt đèn và Lều chõng, Nxb Văn học (1977)

Tư liệu mà chúng tôi khảo sát là các lời thoại của các nhân vật giao tiếp theo
từng cặp thoại (hỏi - đáp) với sự tương tác của chúng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp khảo sát.
* Phương pháp thống kê, phân loại.
* Phương pháp so sánh, đối chiếu.
* Phương pháp phân tích – tổng hợp.
5. Bố cục của khóa luận
Đề tài mà chúng tơi nghiên cứu ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo. Phần nội dung được chia làm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Chương II: Các kiểu tương tác về hành vi hỏi - đáp qua lời thoại trong Tắt
đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố.
Chương III: Vai trò, tác dụng của sự tương tác về hành vi hỏi – đáp qua lời
thoại trong Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Hội thoại và những vấn đề liên quan đến đề tài.
1.1.1. Định nghĩa hội thoại.
Hội thoại là một khái niệm đã được các nhà ngôn ngữ học ở nước ngoài nghiên
cứu rất sớm. Khi bàn về hội thoại các nhà nghiên cứu ngôn ngữ hàng đầu ở Việt Nam
như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê cũng đã đưa ra quan niệm của mình.
GS.TS Đỗ Hữu Châu không đưa ra định nghĩa về hội thoại nhưng ơng đã
khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp căn bản thường xuyên, phổ biến của
ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngơn ngữ đ ều được giải thích dựa vào
hình thức căn bản này” [4, tr.88].
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Hội thoại là sử dụng một ngơn ngữ để nói

chuyện với nhau” [20, tr.572].
Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia
nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trị của hai bên thay đổi: Bên nghe lại tr ở thành
bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ
biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thọai” [5, tr.76].
Đỗ Thị Kim Liên lại đưa ra một quan niệm về hội thoại như sau: “Hội thoại là
một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực
tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi
ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [18, tr.18]. Trong
bài này, chúng tôi đi theo quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Thị Kim Liên.
1.1.2. Phân biệt lời thoại và lời dẫn thoại trong tác phẩm văn học.


- Lời dẫn thoại là lời tường thuật của tác giả trong tác phẩm văn học. Nó
khơng chứa đựng lời nói của nhân vật. Lời dẫn thoại có chức năng cơ bản là dẫn dắt,
báo trước sự xuất hiện, sự tồn tại của những lời nói nhân vật khiến lời thoại xuất hiện
không đột ngột mà luôn gắn với một chủ thể tình huống, ngữ cảnh nhất định.
Vì vậy, dạng lời nói này khơng chỉ đóng vai trị chuyển tiếp, nối liền các sự
kiện mà cịn cung cấp thơng tin về hành động, nói năng của nhân vật giúp người đọc
hiểu rõ nội dung phát ngơn.
- Lời thoại có hai loại:
+ Lời đối thoại: là những lời đối đáp trong cuộc giao tiếp song phương, đa
phương thường là những phát ngôn đáp lại phát ngôn đi trước. Thường kèm theo
những cử chỉ, động tác biểu cảm của hai người trở lên.
+ Lời độc thoại: là lời đối thoại khơng địi hỏi đáp lại, độc lập với người tiếp
nhận, được thể hiện rõ trong hình thức nói và viết.
1.1.3. Vận động hội thoại.
1.1.3.1. Vận động trao lời.
Trao lời là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của
mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết rằng lượt lời được nói ra dành cho

Sp2.
Ví dụ: Chị Dậu hỏi anh Dậu:
- Thế nào? Thầy em có mệt lắm khơng? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên
đây mà!
(Tắt đèn, trang 22)
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở từ
xưng hơ ngơi thứ nhất, tình cảm, thái độ hiểu biết, quan điểm của Sp1 trong nội dung
của lời trao. Người nói Sp1 có thể dùng điệu bộ, cử chỉ làm dấu hiệu bổ sung cho lời
nói. Trong lời của Sp1 có thể có mặt của Sp2 thể hiện ở lời hô gọi, chỉ định, từ nhân
xưng ngôi thứ hai, ở những yếu tố hàm ẩn. Trong hội thoại người trao lời khơng phải
tự do, thích nói gì thì nói, nói theo cách nào thì nói mà cịn phụ thuộc vào trình độ
hiểu biết, khả năng tiếp nhận của Sp2.
1.1.3.2. Vận động đáp lời (trao – đáp).


Cuộc thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của
Sp1. Vận động đáp lời hay còn gọi là vận động trao – đáp là cái lõi của hội thoại sẽ
diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi
liên tục vai nói, vai nghe.
Câu trao thường có dạng: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu tuyên
bố, câu đe dọa,…Vì vậy, nội dung câu đáp cũng luôn chịu sự chi phối bởi nội dung
ngữ nghĩa lời trao. Nội dung lời đáp phải hướng vào những trọng điểm nội dung mà
lời trao đưa ra để tạo nên sự liên kết về nội dung. Chúng làm thành cặp tương tác
cũng như có sự gắn kết về nội dung trong suốt cuộc thoại. Đây là một nhân tố cần
thiết trong cuộc hội thoại trao - đáp.
Ví dụ: Câu trao là câu hỏi và câu đáp là câu trả lời vào trọng điểm hỏi.
- Cậu không coi bảng chữ húy người ta yết ở cửa trường từ kỳ đệ nhất hay
sao?
- Có! Tơi có coi! Nhưng tơi khơng thấy nói đến chữ “đặng”.
(Lều chõng, trang 480)

1.1.3.3. Vận động tương tác.
a. Khái niệm: Tương tác là tác động vào nhau, làm cho nhau biến đổi trong
quá trình hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp.
Để có sự tương tác trong hội thoại thì người hội thoại phải có sự hòa phối.
Sự hòa phối trước hết là sự hòa phối các lượt lời. Trong q trình hịa phối mỗi
nhân vật trực tiếp thực hiện sự hòa phối, tức là tự mình điều chỉnh hành động, lượt
lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với biến đổi của đối
tác và tình huống cuộc thoại đang diễn ra. Sự hịa phối có thể thực hiện nối tiếp
hoặc ngắt qng tùy thuộc vào tình huống mà có sự biến đổi phù hợp.
Tương tác bằng lời chỉ là một trong những dạng tương tác giữa người với
người.
Tóm lại ba vận động trên là ba vận động đặc trưng của hội thoại. Trong đó
vận động tương tác là cốt lõi của vận động hội thoại.
b. Các phương diện tương tác:
* Tương tác về nhân vật giao tiếp:


Trước khi giao tiếp, người nói và người nghe chưa có sự hiểu nhau, giữa họ có
một khoảng cách nhất định về mối quan hệ thân sơ. Từ đó họ có thể chọn từ xưng hơ
phù hợp với vai giao tiếp. Dần dần, trong và sau cuộc thoại, hai nhân vật hiểu nhau
hơn, trở nên thân mật hơn hoặc trở nên thù địch nhau. Từ đó, họ dùng từ xưng hô
thay đổi tương ứng với nội dung cuộc thoại thay đổi, diễn biến và nhận thức, hành
động của họ cũng thay đổi.
* Tương tác về hành vi ngôn ngữ:
Trong một đoạn hội thoại các hành vi ngơn ngữ có sự liên kết với nhau thành
từng cặp tương ứng: hỏi – trả lời, ra lệnh – chấp thuận, khuyên – cảm ơn, thông báo –
cảm ơn, đề nghị - từ chối, đề nghị - đáp ứng,… Sự liên kết này làm cho các hành vi
ngôn ngữ tương tác với nhau để tạo thành một cuộc thoại hoàn chỉnh và cuộc hội
thoại diễn ra trơi chảy, đạt được đích giao tiếp.
* Tương tác về nội dung đề tài:

Hội thoại có thể ở hai cực: điều hòa nhịp nhàng hoặc hỗn độn vướng mắc. Nếu
cả hai nhân vật đều có sự thống nhất trong hành vi ngôn ngữ, hành vi hỏi nêu lên nội
dung gì thì hành vi đáp lời phải trả lời đúng nội dung của điểm hỏi, cuộc thoại diễn ra
theo chiều thuận, nhịp nhàng, trôi chảy. Nhưng nếu hai nhân vật giao tiếp có sự bất
đồng về nhận thức, dẫn đến bất đồng về hành động ngơn ngữ thì cuộc thoại thường
tiến triển theo chiều xấu, không nhịp nhàng mà căng thẳng, xơ xát. Cũng có khi hai
nhân vật lúc đầu chưa hiểu nhau, giận nhau nhưng thông qua hội thoại mà họ có sự
tương tác, hai nhân vật trở nên hiểu nhau và đi đến thân nhau chứ không như trước
đó.
1.1.4. Khái niệm ngữ cảnh giao tiếp.
Cho đến nay các nhà ngơn ngữ học đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về
ngữ cảnh. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Ngữ cảnh là: “Tổng thể nói chung những
đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và
giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói. Căn cứ vào ngữ cảnh giải thích nghĩa
của từ” [20, tr.861].
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Ngữ cảnh là toàn bộ những hiểu biết về các
nhân tố giao tiếp, từ nhân vật cho đến hiện thực được nói tới cho đến hồn cảnh rộng


và hồn cảnh hẹp, căn cứ vào đó mà chúng ta có những ngơn bản thích hợp với
chúng”.
Trong hội thoại ngữ cảnh ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu: ngữ cảnh cho
phép hiểu câu đơn nghĩa, hiểu một câu vừa có nghĩa hiển ngơn vừa có nghĩa hàm
ngơn; ngữ cảnh khác nhau thì có những câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi.
Vì thế việc xét ngữ nghĩa lời hội thoại không thể bỏ qua yếu tố ngữ cảnh.
1.1.4.1. Nhân vật giao tiếp.
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn
ngữ, dùng ngơn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà tác động vào nhau.
Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ
vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.

Vai giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luôn đảm nhận
vai giao tiếp khác nhau. Vai giao tiếp có thể là ngơi thứ nhất với tư cách là vai trao lời
(Sp1) tác động đến vai nhận (hoặc vai đáp lời – Sp2), đến lượt mình vai nhận lại trở
thành vai trao và vai trao lại trở thành vai đáp. Cứ như thế chúng làm thành cặp trao đáp luân phiên nhau tạo thành các cuộc thoại. Trong giao tiếp các nhân vật ln có sự
tương tác qua lại, tạo thành cặp thoại hơ ứng về nội dung và hình thức.
Quan hệ liên cá nhân: là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân có thể xét
theo hai trục là trục tung và trục hoành. Trục tung là trục vị thế xã hội hay trục quyền
uy. Đây là trục thể hiện mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp xét theo sự
định vị có tính chất xã hội, được xã hội chấp nhận và cấp cho giá trị này. Trục hoành
là trục của quan hệ khoảng cách hay còn gọi là trục thân cận. Đây là trục thể hiện sự
gần gũi hay xa lạ giữa các nhân vật giao tiếp xét theo quan hệ thân tộc, quan hệ tình
cảm, quan hệ cộng tác, sự hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ liên cá nhân chi phối tiến trình,
nội dung và hình thức giao tiếp. Mỗi cá nhân có một vị thế xã hội khác nhau, người
nào chủ động nêu đề tài diễn ngôn, lái cuộc thoại theo hướng của mình thường thuận
lợi hơn người bị động. Về hình thức giao tiếp quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh mẽ
đến việc sử dụng đại từ xưng hơ.
1.1.4.2. Hiện thực ngồi diễn ngơn.


Loại trừ diễn ngôn và các đối ngôn, tất cả những cái tạo thành môi trường cho
cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngồi diễn ngơn. Hiện thực ngồi diễn ngôn là
một nhân tố lớn, bao trùm được chia thành các hợp phần:
Hiện thực đề tài được nói tới: cuộc giao tiếp và các diễn ngôn được tạo ra
trong giao tiếp phải nói về một cái gì đó trong hồn cảnh giao tiếp. Cái gì được nói tới
có thể là một hay những yếu tố ngồi ngơn ngữ, ngồi diễn ngơn, cũng có thể là
những yếu tố của chính ngơn ngữ, những yếu tố thuộc những diễn ngơn có trước hay
đang tạo nên các diễn ngôn đang được sử dụng. Các yếu tố được nói tới trong diễn
ngơn tạo nên cái gọi là hiện thực – đề tài.
Hoàn cảnh giao tiếp: Bao gồm tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế,

văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử với các thiết chế
các cơng trình, các tổ chức… tương ứng, tạo nên cái gọi là môi trường xã hội – văn
hóa – địa lí cho các cuộc giao tiếp.
Thoại trường: Đó là khơng gian, thời gian của cuộc giao tiếp. Không gian và
thời gian cụ thể nơi diễn ra. Những hiểu biết thoại trường quy định người ta nói cái
gì, nói như thế nào, viết như thế nào,…
Ngữ huống giao tiếp: Quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa, thoại
trường của một cuộc giao tiếp không phải nhất thành bất biến đối với một cuộc giao
tiếp. Những yếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngồi diễn ngơn
thay đổi liên tục suốt trong quá trình giao tiếp. Cho t1, t2, t3, tn… là những thời điểm
kế tiếp nhau trong một cuộc giao tiếp thì các yếu tố trên ở thời điểm t1 khác, ở thời
điểm t2, t3… khác. Chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở
từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp.
1.1.5. Hành động ngôn ngữ.
1.1.5.1. Khái niệm:
Nói năng là một dạng hành động: ngơn ngữ về bản chất là một dạng hành
động của con người mang tính xã hội vì ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt .
Chính vì thế hành động ngơn ngữ được hiểu: “Vai nói có thể dùng ngơn ngữ để miêu
tả một hiện thực nào đó, để kể lại một sự việc nào đó hay để yêu cầu, khuyên nhủ,
khẳng định,…”.
J.L. Austin cho rằng có ba loại hành động ngơn ngữ, đó là:


Hành động tạo lời: là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm,
từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra những phát ngơn có ý nghĩa và hiểu
được.
Hành động mượn lời: là hành động “mượn” phương tiện ngơn ngữ, nói đúng
hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó ở người
nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.
Hành động ở lời: là hành động được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong

lời nói và gây ra được một hành động cũng bằng lời nói của người tiếp nhận.
1.1.5.2. Sự phân loại hành động ở lời.
a Hành động ở lời trực tiếp.
Là hành động có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngơn trên bề mặt với hiệu
lực của nó gây nên.
Ví dụ 1: Bây giờ là mấy giờ? Đây là hành động ở lời hỏi và hiệu lực của nó là
người nghe phải trả lời hướng vào trọng điểm hỏi: Bây giờ là 8 giờ.
b. Hành động ở lời gián tiếp.
Là hành động khơng có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngơn trên bề mặt với
hiệu lực của nó gây nên, hay nói một cách khác là hành động mà trên cấu trúc bề mặt
là A nhưng gây một hiệu lực ở lời là B.
Ví dụ 1: Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ? Đây là hành động hỏi trên bề mặt nhưng
hiệu lực của nó là muốn nhắc nhở với người khách đã muộn rồi, để cho người khách
biết ý ra về.
1.1.6. Câu phân loại theo mục đích nói.
1.1.6.1. Câu trần thuật
Câu trần thuật được dùng để xác nhận về sự tồn tại của sự vật hay các đặc
trưng hoạt động trạng thái của sự vật. Về hình thức biểu hiện, loại này thường có ngữ
điệu kết thúc câu đi xuống, trên chữ viết có dấu chấm (.). Về nội dung có thể có hai
nhóm câu tường thuật khẳng định và câu tường thuật phủ định.
Câu tường thuật khẳng định: thường nêu lên sự vật hiện tượng được nhận định
là có tồn tại.
Câu tường thuật phủ định: thường xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của
sự vật hiện tượng, hay tường thuật một sự việc nhưng theo chiều phủ định.


1.1.6.2. Câu nghi vấn
Câu nghi vấn là câu được người nói dùng để nêu điều mình chưa biết và mong
muốn được người nghe giải đáp. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?). Cách
nhận biết câu nghi vấn qua những phương tiện biểu thị của câu nghi vấn thường là đại

từ nghi vấn, dùng các cặp phó từ, các từ tình thái chỉ sắc thái nghi vấn, ngữ điệu.
1.1.6.3. Câu cầu khiến
Câu cầu khiến là loại câu dùng để bày tỏ thái độ yêu cầu, ra lệnh (bắt buộc
người nghe phải thực hiện) hay để khuyên bảo, mời mọc một người nào đó.
Câu cầu khiến thường sử dụng các động từ như: cút, xéo, đi, ra, vào,… kèm
theo ngữ điệu mạnh nhằm thể hiện thái độ dứt khoát của người nói bắt buộc người
nghe thực hiện. Có khi dùng ngữ điệu kèm theo động từ, tính từ, danh từ để biểu thị
một nguyện vọng, lời đề nghị hay một yêu cầu.
1.1.6.4. Câu cảm thán.
Câu cảm thán là câu sử dụng các từ ngữ chuyên biệt để biểu thị những cảm
xúc mạnh, đột ngột, có tính bột phát tức thì của người nói như cảm xúc đau đớn, sung
sướng, ngạc nhiên,... Câu cảm thán thường được dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt và
trong ngôn ngữ văn chương.
1.2. Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố và sự nghiệp sáng tác.
1.2.1. Ngô Tất Tố - Con người và sự nghiệp.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Lộc Hà, Từ
Sơn, Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Quê
hương của nhà văn nổi tiếng với những làn điệu quan họ mượt mà đằm thắm, nơi sản
sinh của nhiều câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích thi vị.
Năm 1912, Ngô Tất Tố một lần “lều chõng” thi Hương mà khơng đỗ. Năm
1915 trong một kì thi sát hạch tại địa phương, Ngô Tất Tố đã đỗ đầu. Sau cách mạng
tháng Tám thành cơng, ơng dùng ngịi bút phục vụ kháng chiến, viết cho báo Cáo
quốc và báo Thông tin khu 12, phụ trách văn nghệ Liên khu 1. Năm 1948, ông gia
nhập đảng cộng sản Đông Dương và ông mất ngày 20 thàng 4 năm 1954 tại Yên Thế,
Bắc Giang chỉ sau một tuần lễ trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng
lợi.


Ba mươi tuổi Ngô Tất Tố bước vào làng văn, làng báo và suốt ba mươi năm
còn lại của cuộc đời, ơng chân thành, miệt mài đem ngịi bút cống hiến cho sự nghiệp

cách mạng, cho nền văn hóa dân tộc. Con đường ông đi là con đường thẳng, từ khởi
điểm nhà Nho nghèo yêu nước, thương dân đã đến với cách mạng, đến với Đảng và
trở thành nhà văn cách mạng. Ba mươi năm Ngô Tất Tố hoạt động văn học cũng là ba
mươi năm của những biến động, thăng trầm dữ dội của đời sống chính trị, xã hội và
văn hóa dân tộc. Nhưng Ngơ Tất Tố khơng hề chao đảo, nghiêng ngả. Ông tự tin và
quả quyết sống hết mình, viết hết mình trong nỗ lực và mong mỏi: ngịi bút mình hữu
ích cho xã hội, cho con người. Thức thời nhưng không xu thời. Nghèo nhưng không
hèn. Vượt trên mọi hư danh cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái
quyền viết theo chỉ thị của trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ơng hết
lịng u thương, chỉ thuộc về nhân dân mà ông thiết tha gắn bó. Chính đó là cái lõi
để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi ông trong nhiều tư cách: một cây bút tiểu thuyết,
phóng sự xuất sắc, một nhà báo “cự phách”, “có biệt tài”, một nhà khảo cứu, dịch
thuật giàu tâm huyết và bao trùm là tư cách của nhà văn hóa lớn. Chính đó cũng là cái
lõi tạo nên giá trị đặc sắc riêng trong di sản văn hóa đồ sộ của Ngơ Tất Tố, là cơ sở
chắc chắn để khẳng định vị trí vững vàng của ơng trong nền văn học dân tộc. Sau 30
năm làm báo, viết văn, Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp trước tác có giá trị rất
đáng trân trọng từ tiểu thuyết, phóng sự (Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Tập án cái
đình, Trong rừng nho), truyện kí lịch sử (Gia đình Tống trấn tả quân Lê Văn Duyệt,
Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám), đến khảo luận, nghiên
cứu (Phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, Mặc Tử, Lão Tử…), những cơng
trình dịch thuật (Đường thị, Hồng Lê nhất thống chí, Ngơ Việt xn thu ) và hàng
trăm bài tiểu phẩm báo chí.
Tóm lại, sau 30 năm làm báo, viết văn ông đã để lại một khối lượng trang in
không mỏng, gồm các sáng tác đồ sộ trên rất nhiều mặt hoạt động mà một cây bút nếu
không đủ vốn, đủ hành trang, đủ nhiệt tình và bản lĩnh thì hẳn khó mà vươn tới được.
Năm 1996, Ngô Tất Tố đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật.
1.2.2. Vài nét về tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố.



Nói đến tác phẩm xuất sắc nhất của Ngơ Tất Tố và cũng là tác phẩm xuất sắc
nhất viết về nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, không thể không đề
cập đến Tắt đèn “một cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội… hồn tồn phụng sự dân
q, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tịng lai chưa từng thấy” (Vũ Trọng Phụng).
Ngô Tất Tố viết Tắt đèn năm 1937, trong ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Dân
chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tắt đèn tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam
một cách tập trung nhất, điển hình nhất. Là một nhà nho có nhân cách, Ngơ Tất Tố đã
đứng trên quan điểm đạo đức bình dân, phê phán gay gắt thói vơ đạo của bọn thống
trị. Đó là những ơng lý, ơng chánh cho đến bọn tri phủ Tư Ân nhưng điển hình nhất
vẫn là nghị Quế. Tất cả bọn chúng có chung một bản chất tàn bạo, đểu cáng dâm
đãng, bẩn thỉu. Sự thối nát, vô đạo đức của chúng được thể hiện một cách cơng khai
trơ tráo. Từ một trí thức Tây học, Ngơ Tất Tố lại có cái nhìn của một tiểu tư sản có
học để phát hiện cái lỗi thời, cái lố bịch của những tên quan lại, địa chủ phong kiến
giàu có nhưng vơ học ngu dốt.
Tắt đèn là đỉnh cao của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đặc biệt đi
sâu vào hình tượng nhân vật chị Dậu “cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn” (Nguyễn
Tuân), vào nghệ thuật xây dựng nhân vật chị Dậu và nghệ thuật “kể chuyện, cách
dựng truyện” tài tình của Ngơ Tất Tố, một trong những yếu tố quan trọng góp phần
tạo nên sự rung động, sức hấp dẫn và giá trị của cuốn tiểu thuyết Tắt đèn.
Sau thành công của Tắt đèn, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết Lều chõng, “một
quyển sách có giá trị… khơi gợi ngọn lửa tàn của một thời đại khoa cử của ông cha
ta thưở xưa”. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo được sự chú ý trong công luận. Lều
chõng dựng lại bức tranh chân thật, xám ngoét, vừa bi thảm, vừa khôi hài về thực chất
chế độ giáo dục nhồi sọ và nền khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời phản
ánh tấn bi kịch đau xót của trí thức Nho học dưới chế độ phong kiến.
Có thể nói, hiếm có nhà văn nào lại có thể nhạy cảm, lại sớm sáng suốt nhìn
thấu và mạnh dạn phê phán, luận rõ công tội của chế độ khoa cử phong kiến, của hũ
nho đến như Ngơ Tất Tố. Đặt trong hồn cảnh ra đời của tác phẩm, Lều chõng thực
sự là “tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang khao khát muốn trở về với cái thời



đại hồng kim của kẻ sĩ”, là địn giáng trả mạnh mẽ vào chế độ phong kiến và những
kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

CHƯƠNG II: CÁC KIỂU TƯƠNG TÁC VỀ HÀNH VI HỎI – ĐÁP QUA LỜI
THOẠI TRONG TẮT ĐÈN VÀ LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ
Trong lời thoại của các nhân vật bao giờ cũng có lời trao và lời đáp. Thông
thường lời trao là câu hỏi, lời đáp là câu trả lời. Chính vì vậy hỏi – đáp là một cặp hội
thoại tương tác. Trước mỗi câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời khác nhau. Tuy vậy,
các cách trả lời đó đều thuộc một trong hai phương thức cơ bản của hành vi trả lời
trực tiếp và hành vi trả lời gián tiếp. Trả lời trực tiếp là cách trả lời bằng hiển ngôn,
đáp ứng trực tiếp vào điểm hỏi. Trả lời gián tiếp là cách trả lời hàm ngôn, người nghe
phải thông qua suy diễn ngữ nghĩa mới rút ra được thông tin mà người nói muốn
truyền đạt. Trong đề tài khóa luận này chúng tơi sẽ đi vào khảo sát, phân tích những
hành vi hỏi – đáp trực tiếp và hành vi hỏi – đáp gián tiếp trong tiểu thuyết Tắt đèn và
Lều chõng của Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố là một nhà văn lớn, một trong những cây bút bậc thầy, ông đã đưa
vào trong tác phẩm của mình lời ăn tiếng nói hằng ngày và biến thứ ngôn ngữ đời
thường thành những tín hiệu thẩm mỹ. Ngơ Tất Tố đã xử lí rất sắc sảo ngôn ngữ của
nhân vật nên trong Tắt đèn và Lều chõng của ông chúng ta bắt gặp rất nhiều tình
huống hội thoại có sử dung hành vi hỏi – đáp. Với việc đưa hành vi hỏi – đáp vào
trong tác phẩm của mình, Ngơ Tất Tố đã làm cho ngôn ngữ của ông gần gũi với
người đọc, khơng có gì cầu kì, khó hiểu và cuộc sống sinh hoạt đời thường đã được
tái hiện một cách sinh động qua từng trang văn của ông.


Hai tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng với 447 trang có 128 đoạn hội thoại,
chúng tơi đã khảo sát được 490 hành vi hỏi – đáp. Tuy nhiên số lượng giữa hành vi
hỏi – đáp trực tiếp và hành vi hỏi – đáp gián tiếp là khác nhau. Cụ thể như sau:

Hành vi hỏi - đáp

Tắt đèn

Lều chõng

Tổng

Tỉ lệ

Hành vi hỏi- đáp trực tiếp

73

180

253

52 %

Hành vi hỏi- đáp gián tiếp

163

74

237

48 %


Có thể nói trong 490 hành vi hỏi – đáp mà chúng tơi khảo sát được thì tỉ lệ
giữa hành vi hỏi – đáp trực tiếp và hành vi hỏi – đáp gián tiếp là tương đương nhau.
Khi đi vào tìm hiểu hành vi hỏi – đáp trực tiếp, chúng tôi xét sự tương tác ở nội dung
đề tài, hình thức của hành vi hỏi – đáp và vai giao tiếp của chúng. Còn đối với hành
vi hỏi – đáp gián tiếp chúng tôi chỉ xem xét sự tương tác ở đích giao tiếp mà hành vi
hỏi - đáp đó hướng tới. Có một số hành vi mang tính lưỡng thoại vừa là hành vi hỏi
vừa là hành vi đáp lời.
2.1. Sự tương tác của hành vi hỏi - đáp trực tiếp.
2.1.1. Sự tương tác vai giao tiếp giữa hành vi hỏi và hành vi đáp.
Trong giao tiếp có sự phân vai rõ ràng, đó là vai nói và vai nghe, họ là đối
ngôn của nhau. Trong giao tiếp ln có sự quy chiếu giữa vai nói và vai nghe sao cho
thích hợp. Chúng ln xuất hiện thành cặp tương tác. Để có được sự quy chiếu, địi
hỏi người nói có sự hiểu biết nhất định về vai nghe như tuổi tác, thân sơ, trình độ văn
hóa… Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong Tắt đèn và Lều chõng của Ngơ Tất Tố có sự
tương tác của vai giao tiếp ngang hàng và sự tương tác của vai giao tiếp không ngang
hàng. Cụ thể là trong 253 hành vi hỏi – đáp trực tiếp thì có 170 hành vi thể hiện vai
giao tiếp ngang hàng và 83 hành vi thể hiện vai giao tiếp không ngang hàng. Sự
tương tác vai giao tiếp thể hiện trước hết ở việc lựa chọn từ xưng hô. Từ xưng hô xuất
hiện thành cặp hoặc có thể nói trống khơng.
2.1.1.1. Sự tương tác của vai giao tiếp ngang hàng.
Vai giao tiếp ngang hàng là vai giao tiếp mà giữa người hỏi và người đáp là
bạn bè, cùng tuổi tác, cùng địa vị xã hội và có trình độ học vấn như nhau. Trong Tắt
đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố ta bắt gặp những vai giao tiếp ngang hàng, bình


đẳng như: vai giao tiếp của vợ chồng anh Dậu, vai giao tiếp giữa Văn Hạc, Khắc Mẫn
và Đốc Cung, vai giao tiếp của vợ chồng Văn Hạc,… được thể hiện qua những cặp
xưng hô như tao/mày, anh/tôi, ông/tôi,... hoặc lối nói trống khơng.
Ví dụ: Chị Dậu đến nhà cụ nghị để hỏi bán cái Tí rồi đi ra thăm chồng, anh
Dậu hỏi:

- Thế nào? U nó đã sang nhà cụ nghị Quế hay chưa?
- Đã! Tôi ở bên ấy về đây!
- Cụ bằng lòng đấy chứ?
- Bằng lòng! Nhưng người ta bắt viết văn tự và bắt đèo thêm…
(Tắt đèn, trang 44)
Trong đoạn hội thoại trên anh Dậu gọi chị Dậu là “u nó” đây là cách xưng hơ
quen thuộc của người nông dân, cách xưng hô thay cho con cái và anh Dậu tự xưng
hơ về phía mình là “tơi”. Cách xưng hơ “u nó/tơi” bày tỏ tình cảm yêu thương, gần
gũi của vợ chồng anh Dậu. Đó cũng là cách xưng hơ mang đậm nét văn hóa của
người dân Bắc Bộ. Ngoài ra, vai giao tiếp trong cuộc hội thoại trên là ngang hàng nên
trong các hành vi hỏi – đáp tiếp theo các nhân vật nói trên có thể vận dụng lối xưng
hơ trống khơng.
Trong Lều chõng, Văn Hạc, Đốc Cung và Khắc Mẫn là bạn bè, trình độ học
vấn như nhau nên trong quá trình giao tiếp thường sử dụng các cặp xưng hô như
tao/mày, anh/tơi.
Ví dụ:
- Nếu khơng có tên tao, chúng bay làm sao?
- Khơng có tên anh, chúng tơi sẽ xin cắp tráp cho anh suốt đời.
(Lều chõng, trang 430)
Ở hành vi hỏi – đáp trên Khắc Mẫn sử dụng cặp xưng hô “tao/chúng mày” để
biểu lộ thái độ tức giận khi anh thấy mình bị hỏng ở kì thi tam trường này. Cịn Văn
Hạc lại xưng hơ với Khắc Mẫn là “anh/chúng tôi” tỏ thái độ nghiêm túc để cho Khắc
Mẫn tin vào lời thề của anh.
Như vậy, từ xưng hô trong đoạn hội thoại trên có sự luân phiên, đổi ngôi. Khi
Khắc Mẫn giữ vai ngôi thứ nhất anh xưng hơ là tơi cịn Văn Hạc và Đốc Cung ở ngôi
thứ hai nên gọi là chúng bay. Ngược lại, khi hai người kia ở vai ngơi thứ nhất thì


xưng hô là chúng tôi và Khắc Mẫn ở ngôi thứ hai nên xưng hô là anh. Sự luân phiên,
đổi ngôi của từ xưng hô tạo nên sự tương tác trong hội thoại.

2.1.1.2. Sự tương tác của vai giao tiếp khơng ngang hàng.
Trong hội thoại thì các thoại nhân đều là những thành viên trong xã hội nhưng
họ có địa vị xã hội cao thấp khác nhau, chức vụ mỗi người một khác, học vấn, tuổi tác
cũng vậy. Qua cách xưng hô của các nhân vật trong hội thoại chúng ta xác định được
cấp bậc trong vai giao tiếp. Trong hai tiểu thuyết Tắt đèn và Lều chõng cũng vậy, các
vai giao tiếp có sự chênh lệch về tuổi tác, vị thế xã hội và trình độ học vấn được xác
định qua việc sử dụng từ xưng hô.
a. Cách xưng hô thể hiện sự khác nhau về địa vị xã hội:
Ví dụ: Bà nghị Quế hỏi chị Dậu:
- Sao bảo nhà mày có con chó cái khơn lắm?
- À! Thưa cụ có! Nhưng nó mới đẻ, con nó hãy cịn non lắm, có bán khơng ai
mua, nếu có người mua cho, chúng con đã không phải bán cháu!
(Tắt đèn, trang 35)
Ở hành vi hỏi - đáp trên bà nghị Quế thuộc tầng lớp địa chủ giàu có, cịn chị
Dậu là hạng người nghèo khổ cùng đinh trong xã hội. Địa vị xã hội khác nhau chi
phối đến việc sử dụng từ xưng hô của các nhân vật, bà nghị Quế gọi chị Dậu “nhà
mày” nhằm tỏ thái độ khinh bỉ, miệt thị, coi thường chị Dậu. Chị Dậu sử dụng cặp
xưng hô “cụ/chúng con”. Cách xưng hô “cụ” cùng với lời thưa gửi “thưa” tỏ thái độ
kính trọng, lễ phép đối với bà nghị và xưng hơ về phía mình là “chúng con” thể hiện
thân phận thấp hèn của chị.
b. Cách xưng hô thể hiện sự chênh lệch về tuổi tác:
Ví dụ:
- Nhà bác chạy đã đủ sưu chưa?
- Thưa cụ, nhà cháu mới nộp một suất, còn một suất nữa ạ!
- Sao đóng hai suất?
- Thưa cụ, một suất thầy con cháu và một suất chú Hợi nó.
- Anh Hợi chết rồi, cịn phải đóng sưu nữa à?
- Vâng, cháu thấy các ơng ấy bảo chú nó chết dở năm tây, nên cịn phải đóng
sưu năm này. Nếu nó chết chẵn năm tây thì mới được trừ.



(Tắt đèn, trang 88)
Ở hành vi hỏi đầu tiên, bà lão gọi chị Dậu là “nhà bác” để mở đầu đoạn hội
thoại và hướng đến chủ thể tiếp nhận là chị Dậu. Đồng thời, cách xưng hơ đó biểu thị
thái độ thân mật, gần gũi của tình cảm láng giềng. Còn ở các hành vi hỏi tiếp theo bà
lão sử dụng lối xưng hơ trống khơng vì bà là người lớn tuổi hơn chị Dậu. Về phía chị
Dậu là người ít tuổi hơn bà lão nên trong các hành vi đáp lời của mình, chị Dậu
thường sử dụng các cặp xưng hơ “cụ/nhà cháu, cụ/cháu”. Ngồi ra, chị Dậu cịn sử
dụng lời thưa gửi “thưa” và tình thái từ “ạ” để thể hiện thái độ tôn trọng, lễ phép.
c. Cách xưng hơ thể hiện sự chênh lệch về trình độ học vấn:
Ví dụ:
- Anh đến đây làm gì?
- Ơng chủ con sai con ra đón lều chõng của các ơng. Sao ơng lại khơng đem đồ
đạc gì về thế này?
(Lều chõng, trang 447)
Thằng bếp là thân phận tôi tớ không được học hành cịn Văn Hạc là sĩ tử có
trình độ học vấn nên trong hội thoại thằng bếp xưng hô “con/ông” để bày tỏ thái độ
tôn trọng, lễ phép đối với Văn Hạc.
Như vậy, trong hội thoại các vai giao tiếp có sự tương tác lẫn nhau. Vai giao
tiếp chi phối đến việc lựa chọn từ xưng hô và ngược lại qua từ xưng hơ có thể xác
định được vai giao tiếp của các nhân vật.
Hội thoại là một q trình ln vận động. Vì vậy các nhân vật ln có sự tác
động lẫn nhau, làm cho nhau biến đổi. Đồng thời, trong hội thoại một trong hai nhân
vật khơng đạt được đích giao tiếp thì cuộc thoại trở nên căng thẳng, mâu thuẫn dẫn
đến họ sẽ thay đổi cách xưng hơ một cách linh hoạt.
Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa chị Dậu và tên cai lệ trong tiểu thuyết Tắt đèn, ta
thấy từ xưng hơ có sự thay đổi linh hoạt trong lời thoại của chị Dậu.
Anh Dậu bi ốm nặng nhưng tên cai lệ vẫn định trói anh Dậu lơi ra đình làng.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho?

- Tha này! Tha này!


Vừa nói, hắn vừa bịch ln vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói
anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Tắt đèn, trang 92)
Lúc đầu để năn nỉ, van xin tên cai lệ tha cho chồng, chị Dậu sử dụng từ xưng
hơ về phía mình là “nhà cháu, cháu”, chị Dậu xưng hô dưới hàng người nghe và gọi
tên cai lệ là “ông”. Chị Dậu sử dụng cách xưng hô dưới hàng người nghe
“cháu/ông” để thể hiện thái độ tôn trọng, lễ phép của một người nông dân đối với
người làm công cho nhà nước và mong muốn cai lệ tha cho anh Dậu. Tuy nhiên lời
yêu cầu, van xin của chị Dậu không được tên cai lệ đáp ứng nên ở lời thoại tiếp theo
chị Dậu sử dụng cặp xưng hô “tôi/ông” đây là cách xưng hô ngang hàng, từ vai giao
tiếp dưới hàng chị Dậu đã nâng mình lên ngang hàng với tên cai lệ để tỏ thái độ bực
tức trước hành động của y. Lần thứ ba chị Dậu gọi tên cai lệ là “mày” và xưng hơ về
phía mình là “bà”. Cách xưng hơ “mày/bà” là cách xưng hô trên hàng, bây giờ chị
Dậu đã nâng vai giao tiếp của mình lên trên vai giao tiếp của tên cai lệ cho thấy nỗi
uất ức, căm phẫn của chị Dậu đã lên đến đỉnh điểm, chị không thể kiềm chế được
trước sự lộng hành, tàn bạo của bọn sai nha. Cuộc hội thoại trở nên căng thẳng, mâu
thuẫn. Như vậy, ở đoạn hội thoại này, từ xưng hô được chị Dậu sử dụng thay đổi một
cách liên tục và vai giao tiếp của các nhân vật cũng thay đổi. Chị Dậu từ vai giao tiếp
của một kẻ bề dưới đã nâng dần lên ngang hàng và cuối cùng là chị đứng trên hàng so
với cai lệ và cịn tên cai lệ thì ngược lại. Hồn cảnh giao tiếp thay đổi, đích giao tiếp
thay đổi nên từ xưng hô cũng thay đổi cuộc hội thoại diễn ra trong khơng khí căng
thẳng, chị Dậu là người chủ động lái cuộc hội thoại về phía mình cịn tên cai lệ hồn

tồn bị động.
Tóm lại, qua khảo sát chúng tôi thấy trong hai tiểu thuyết Tắt đèn và Lều
chõng của Ngô Tất Tố từ xưng hô khá phong phú và đa dạng xuất hiện thành từng
cặp như tao/mày, anh/tôi, cụ/con,… đặc biệt là cách nói trống khơng chiếm số


lượng khá lớn. Vì nó thể hiện vai giao tiếp ngang hàng, đồng thời đó là cách xưng
hơ của những người có địa vị xã hội cao hơn hay lớn tuổi hơn đối với những người
thấp kém về vị thế xã hội hay ít tuổi hơn họ. Trong q trình hội thoại, các vai giao
tiếp ln có sự tương tác lẫn nhau biểu hiện qua cách sử dụng từ xưng hô. Đồng
thời, qua cách xưng hô thể hiện rõ sự tương tác của vai giao tiếp.
2.1.2. Sự tương tác ở nội dung đề tài của hành vi hỏi - đáp.
Dù cuộc thoại hình thành dưới bất kì hình thức nào thì vẫn hướng tới một nội
dung đề tài nhất định. Một cuộc thoại được xem là hiệu quả khi đáp ứng được đích
giao tiếp của từng thoại nhân. Sự tương tác ở nội dung đề tài của hành vi hỏi – đáp
chính là hành vi hỏi chứa đựng một trọng điểm hỏi cố định và hành vi đáp chỉ hướng
đến trọng điểm hỏi đó chứ khơng đi lạc trọng điểm hỏi, đó là những hành vi hỏi – đáp
chủ hướng. Ngoài ra, khi hành vi hỏi nêu lên một vấn đề gì đó hành vi đáp lời vừa
đáp đúng vào trọng điểm hỏi vừa đưa ra hành vi phụ thuộc làm rõ lí do, bổ sung nghĩa
cho hành vi chủ hướng hoặc nó cung cấp thơng tin mới để kéo theo hành vi đáp lời
của người nói ở trên. Đây cũng là một phương diện tương tác rất quan trọng, nó có
tác dụng liên kết tạo nên sự trao qua đáp lại luân phiên giữa các hành vi ngôn ngữ và
kéo dài cuộc hội thoại đi đến đích nhất định. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên trong
đề tài này chúng tôi đi theo hướng xem xét các hành vi đáp lời chủ hướng đặt trong
sự tương tác với hành vi hỏi. Đi vào khảo sát Tắt đèn và Lều chõng của Ngơ Tất Tố
chúng tơi nhận thấy có những kiểu tương tác về nội dung đề tài cụ thể như sau:
Các kiểu tương tác ở nội dung đề tài của hành vi hỏi - đáp

Số hành vi


Tỉ lệ

Hành vi đáp lời cho cả nòng cốt của hành vi hỏi

116

46 %

Hành vi đáp lời cho vị ngữ hạt nhân

44

17,4 %

Hành vi đáp lời khẳng định cung cấp thông tin mới

40

16 %

Hành vi đáp nhằm hướng vào trọng điểm là những

34

13 %

Hành vi đáp lời không hết nội dung của hành vi hỏi.

10


4%

Hành vi đáp lời khẳng định nhưng mức độ còn lấp lửng

9

3,6 %

253

100

đối tượng mà hành vi hỏi đặt ra.

Tổng


Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy trong các kiểu tương tác về nội dung đề
tài của hành vi hỏi – đáp trực tiếp thì hành vi đáp lời cho cả nòng cốt của hành vi hỏi
chiếm tỉ lệ lớn nhất 46%, hành vi đáp lời cho vị ngữ hạt nhân chiếm tỉ lệ 17,4 %,
hành vi đáp lời khẳng định cung cấp thông tin mới là 16%.
2.1.2.1. Hành vi đáp lời cho cả nòng cốt của hành vi hỏi.
Hành vi hỏi hỏi về một sự vật, sự việc, một lí do nào đó và hành vi đáp gồm
một bộ phận xác nhận thông tin, một bộ phận để biện hộ, giải thích, trình bày lí do:
Ví dụ: Bà lão láng giềng ái ngại hỏi anh Dậu:
- Khốn nạn! Bác lại lên cơn sốt đấy ư?
- Vâng! từ nãy đến giờ, cháu thấy trong mình gây gấy, hình như nó lại sắp sửa
lên cơn sốt rồi đấy.
(Tắt đèn, trang 100)
Hành vi đáp lời của anh Dậu bằng một từ “vâng” thể hiện sự tiếp nhận thông

tin từ hành vi hỏi của bà cụ. Hành vi đáp lời tiếp theo nhằm cung cấp thêm thông tin
cho bà cụ hiểu.
Hay khi Đức Chính hỏi Văn Hạc:
- Ồ lạ thế! Sao chữ “văn” trong câu “đối sĩ văn” ở đầu quyển lại khơng phải
đài? Nó cũng là “nghe” chứ gì.
- Phải! Hai chữ “văn” nghĩa là nghe cả. Nhưng chữ “văn” trên nghĩa là mình
nghe, nên khơng phải đài. Cịn chữ “văn” này thì là vua nghe, nếu khơng đài, ấy là bất
kính! Người ta đập vào đầu ấy.
Hành vi đáp lời của Văn Hạc chỉ với một từ “phải” để khẳng định hành vi hỏi
của Đức Chính là đúng. Những hành vi đáp lời tiếp theo của Văn Hạc nhằm giải thích
cho Đức Chính hiểu rõ hơn về ý nghĩa khác nhau của từ “văn”.
Khảo sát Tắt đèn và Lều chõng chúng tôi thấy trong sự tương tác về nội dung
đề tài của hành vi hỏi – đáp thì kiểu tương tác này chiếm tỉ lệ lớn nhất (46%) trong số
các kiểu tương tác.
2.1.2.2. Hành vi đáp lời cho vị ngữ hạt nhân.
Hành vi hỏi nêu lên một nội dung sự việc nào đó nhưng thái độ của người nói
vẫn có phần nghiêng về khẳng định. Hành vi đáp lời lặp lại một bộ phận của vị ngữ ở
hành vi hỏi để khẳng định cho nội dung của hành vi hỏi.


×