Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận - Kiểm tra môn Kinh tế học C. Mac Ứng dung - Nguyễn Tùng Lâm K15 - Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.88 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
-------------o0o-----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ HỌC C.MÁC ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ
Câu 1: Lượng giá trị hàng hố được xác định như thế nào? Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá? Thời gian lao động cá biệt?
Thời gian lao động xã hội cần thiết?
Ý nghĩa kinh tế đối với người sản xuất hàng hố?
Câu 2: Lợi nhuận? Lợi nhuận bình qn? Tỷ suất lợi nhuận bình qn?
Vì sao có hiện tượng bình qn hố tỷ suất lợi nhuận?
Ý nghĩa nghiên cứu đối với người sản xuất kinh doanh?

- Họ và tên: Nguyễn Tùng Lâm
- Mã học viên: 2000321
- Lớp: K15 - QLKT
- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Thanh Hóa – 4/2021
0


Câu 1: Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào? Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá? Thời gian lao động cá biệt? Thời
gian lao động xã hội cần thiết? Ý nghĩa kinh tế đối với người sản xuất hàng hoá?
Trả lời:
- Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào:
Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa
của từng người sản xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hóa khơng phải
được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần


thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kĩ thuật
trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với
hồn cảnh xã hội nhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết
trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận
loại hàng hóa để ra thị trường.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết, giản đơn trung bình.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa:
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của
hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của
hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:
a. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng
số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó phản ánh hiệu quả, kết quả lao động
(thể hiện ở người, quốc gia, …)
Có hai lọai năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao
động xã hội.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không theo giá trị cá biệt mà là giá
trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của
hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động
kết tinh (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống (giảm
thời gian lao động xã hội cần thiết) thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
b. Cường độ lao động

1



+ Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của ngườ lao động trong
một đơn vị thòi gian, được tính bằng số calo hao phí trong đơn vị thời gian
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ
hao phí lao động tăng > tổng số hàng hố được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị
thời gian tăng đồng thời với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí
lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hố khơng đổi > lượng giá trị của một đơn
vị hàng hố khơng đổi.
Như vậy, sự thay đổi của Cường độ lao động không tác động đến lượng giá
trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá
trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
c. Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành
lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có
khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động
đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chun mơn lành nghề
mới có thể tiến hành được.
Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một
vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ
ai làm việc gì, nghề gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?
C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra
nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động
giản đơn, có nghĩa là bất kỳ một người bình thường nào, khơng phải trải qua đào
tạo, khơng cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được. Còn lao động của
người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải
có thời gian huấn luyện tay nghề. Vì vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao
động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động
giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để

cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các
hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi
lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
C.Mác viết: "Lao động phức tạp... chỉ là lao động giản đơn được nâng lên
lũy thừa, hay nói cho đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên...”.
- Thời gian lao động cá biệt:
Thời gian lao động của người sản xuất hoặc đơn vị sản xuất để tạo ra một
đơn vị hàng hoá. Thời gian lao động cá biệt phụ thuộc vào trình độ trang bị kĩ
thuật, tổ chức, quản lí sản xuất, trình độ thành thạo của người lao động và các
2


điều kiện khác ảnh hưởng đến năng suất lao động, do đó thời gian lao động cá
biệt có thể có mức chênh lệch với thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong điều
kiện sản xuất hàng hoá dựa trên cơ chế thị trường, mâu thuẫn giữa thời gian lao
động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết được giải quyết thông qua cơ
chế thị trường nhằm biến lao động tư nhân thành lao động xã hội, giải quyết
mâu thuẫn cũng là động lực thúc đẩy đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực tổ chức
quản lí và trình độ của người lao động do đó làm cho sản xuất phát triển.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết:
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kĩ thuật
trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với
hoàn cảnh xã hội nhất định.
- Ý nghĩa kinh tế đối với người sản xuất hàng hoá:
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá, Thời gian lao động cá
biệt, Thời gian lao động xã hội cần thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
người sản xuất hàng hố. Thơng qua đó, người sản xuất hàng hoá phải biết cách
làm giảm thời gian lao động xã hội cần thiết, cũng như thời gian lao động cá biệt
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm các chi phí

đầu vào, qua đó phải áp dụng kĩ thuật cơng nghệ mới; nâng cao trình độ người
lao động; tổ chức, quản lý lao động khoa học; thay đổi điều kiện tự nhiên của
sản xuất và cuối cùng là mang lại lơi nhuận cao cho người sản xuất hàng hoá.
Câu 2: Lợi nhuận? Lợi nhuận bình quân? Tỷ suất lợi nhuận bình quân? Vì
sao có hiện tượng bình qn hố tỷ suất lợi nhuận? Ý nghĩa nghiên cứu đối với
người sản xuất kinh doanh?
Trả lời:
* Lợi nhuận:
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ln ln có
một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giá cả = giá trị), nhà tư
bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời
ngang bằng với m. Số tiền này được goi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Giá trị thặng
dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước được: quan niệm là con đẻ của tồn bộ
tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là
số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hố và
chí phí tư bản. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì cơng thức: W =c +v + m = k + m
bay giờ sẽ chuyển thành: W =k +p (hay giá trị hàng hố bằng chi phí sản xuất tư
bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận). Vấn đề đặt ra là giữa p và m có gì khác
3


nhau? Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán với giá cả đúng giá trị thì m = p; m và p
giống nhau ở chỗ chúng đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không
công của công nhân làm thuê. Về mặt chất: thực chất lợi nhuận và giá trị thặng
dư đều là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hố của giá trị
thặng dư.
* Lợi nhuận bình quân:
Kết quả phân chia lợi nhuận của toàn bộ tư bản xã hội giữa các nhà tư bản
kinh doanh trong các lĩnh vực và các ngành kinh tế khác nhau theo nguyên tắc
tư bản bằng nhau thì lợi nhuận ngang nhau. Trong điều kiện số tư bản bằng

nhau, các ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản cao hơn thì giá trị thặng dư thu
được ít hơn ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản thấp. Do vậy, xảy ra đấu tranh và
cạnh tranh giữa các nhà tư bản phân phối lại giá trị thặng dư để đạt tới mức
LNBQ.
* Tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi
nhuận ở các ngành khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần
trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.
Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn
quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm
giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận
là p’ ta có: � ′ = �/(� + �) � 100% = �/� � 100%
* Vì sao có hiện tượng bình qn hố tỷ suất lợi nhuận?
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác
nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh: tự do di
chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (c
và v) vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả cuộc cạnh tranh này là hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình qn và giá trị hàng hố chuyển thành giá cả sản
xuất. Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh
tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng
100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các
ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác
nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác
nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lịng, đứng
n ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở
4



ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm
của ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ
hạ xuống thấp hơn giá trị của nó và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống.
Ngược lai, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá
cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như
vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho
ngành có cung (hàng hố) lớn hơn cầu (hàng hố) thì giá cả giảm xuống, cịn
ngành có cầu (hàng hố) lớn hơn cung (hàng hố) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di
chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận
cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi
tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành
nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
* Ý nghĩa nghiên cứu đối với người sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vừa là mục têu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp; Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của người sản xuất kinh doanh;
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, có tác động đến mọi mặt quá trình sản xuất kinh
doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Khi hiệu số giữa 2 chỉ
tiêu kinh tế này càng lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,có
lãi. Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ
doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động khơng có hiệu quả và có nguy cơ
phá sản. Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao
hơn. Đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là
đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất của
đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện
kinh doanh theo cơ chế thị trường một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng
tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường.
Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng

vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đổi mới công
nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tăng khả năng cạnh
tranh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của
doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao có điều kiện
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Lợi nhuận là điều kiện tài
chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội.
Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ tạo điều kiện cho đất nước phát triển, tăng
trưởng kinh tế.
5


Đối với các chủ thể đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị
trường thì lợi nhuận đối với họ là niếm mơ ước, khát vọng và ước muốn đạt
được. Còn đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì lợi nhuận
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, vơi họ lợi nhuận làm tăng thu nhập và cải
thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ.

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ

Môn kiểm tra: Kinh tế học C. MAC

Họ và tên: Nguyễn Tùng Lâm
Ngày sinh: 13/05/1984
Lớp: K15 – QLKT

MSSV: 2000321
Ngày kiểm tra: ....../……./2021

Ứng Dụng trong Quản lý
Thời gian làm bài:....... phút

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Đề bài:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá? Rút ra ý
nghĩa đối với người sản xuất hàng hoá:
Trả lời
I/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá:
Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá, Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, có thêm
nhiều các nhân tố ảnh hưởng, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại
lượng không cố định:
1. Khái niệm Lượng giá trị của hàng hóa
* Giá trị của một hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng :
– Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa.
Ví dụ : Lao động của người thợ mộc, người thợ may đều phải hao phí óc,
sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra cái tủ, cái bàn, cái ghế, bộ đồ quần áo (lao
động trừu tượng)
– “Lượng” giá trị của hàng hố do lượng hao phí lao động trừu tượng để
sản xuất ra hàng hố đó quyết định. Hao phí lao động thường được tính theo đơn
vị thời gian lao động

2. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng
hóa người ta thường dùng bằng thước đo thời gian.
Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trường có rất nhiều người
cùng sản xuất, nhưng mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay
7


nghề khác nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ là
khác nhau. Vì vậy, nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để
đo lượng giá của hàng hóa thì có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian (lười
biếng, vụng về) để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận
hàng hóa đó có càng nhiều giá trị.
Mác đã viết : “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại
lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.”
Qua câu nói của Mác thì thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ
thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình
so với hòan cảnh xã hội nhất định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết được xác định thông qua giá cả thị
trường.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Do thời gian lao động xã hội cần thiết ln thay đổi, nên lượng giá trị của
hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định, bao gồm:
3.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng
số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó phản ánh hiệu quả, kết quả lao động
(thể hiện ở người, quốc gia, …)
Có hai lọai năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao
động xã hội.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không theo giá trị cá biệt mà là giá
trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của
hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động
kết tinh (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống (giảm
thời gian lao động xã hội cần thiết) thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
3.2. Cường độ lao động
+ Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của ngườ lao động trong
một đơn vị thòi gian, được tính bằng số calo hao phí trong đơn vị thời gian
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ
hao phí lao động tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị
8


thời gian tăng đồng thời với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí
lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hố khơng đổi > lượng giá trị của một đơn
vị hàng hố khơng đổi.
Như vậy, sự thay đổi của Cường độ lao động không tác động đến lượng giá
trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá
trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
3.3. Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành
lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có

khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động
đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề
mới có thể tiến hành được.
Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một
vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ
ai làm việc gì, nghề gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?
4. Phân biệt giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
4.1. Cường độ lao động là gì?
Cường độ lao động là phản ánh mức độ khẩn trương, sự căng thẳng mệt
nhọc của người lao động (mức độ căng thẳng của công việc).
Tăng cường độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời
gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng cịn
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì khơng đổi.
4.2. Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động là số lượng sản phẩm mà người lao động sản xuất ra
trong 1 đơn vị thời gian nhất định.
Khi tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất
lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản của tăng năng suất lao động và tăng cường
độ lao động thể hiện ở :
– Chất lượng lao động và thời gian lao động: (khác nhau về bản chất của
hiện tượng)
– Sự thể hiện về lượng và sự thể hiện về chất.
– Sự thể hiện về hình thể và sự thể hiện về tiến độ.
9


II. Rút ra ý nghĩa đối với người sản xuất hàng hoá?
Từ những yếu tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hố, người sản xuất

hàng hố cần phải tìm mọi cách để tăng năng suất lao động, để tăng năng suất
lao động thì người sản xuất hàng hố phải thực hiện các biện pháp sau:


Áp dụng kĩ thuật công nghệ mới;



Nâng cao trình độ người lao động;



Tổ chức, quản lý lao động khoa học;



Thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất

10



×