Tải bản đầy đủ (.pdf) (304 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 304 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHU THỊ KHÁNH LY

PHÁT TRIỂN VĂN HĨA HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHU THỊ KHÁNH LY

PHÁT TRIỂN VĂN HĨA HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Đào Thị Ái Thi


2. TS. Trịnh Thanh Hà

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số
liệu và tư liệu được trình bày trong luận án là hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
TÁC GIẢ


LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận án tiến sĩ Quản lý cơng “Phát triển văn hóa hành chính nhà
nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
- Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học, Khoa Văn bản và
Cơng nghệ hành chính cùng các đơn vị khác trong Học viện Hành chính Quốc gia đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
Luận án.
- PGS.TS. Đào Thị Ái Thi và TS. Trịnh Thanh Hà đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và trách nhiệm trong suốt quá trình nghiên cứu luận án.
- Các giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học, q thầy, cơ, các đồng nghiệp đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt q trình tác giả nghiên cứu và hồn thành
luận án.
- Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là
UBND TP. Hà Nội, UBND TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lào Cai, UBND TP. Hồ Chí

Minh; Bộ Nội vụ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ
Ngoại giao đã giúp đỡ tác giả trong quá trình tiếp cận và khảo sát thực tiễn.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
TÁC GIẢ

Chu Thị Khánh Ly


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5
5. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 7
6. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................. 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 10
1.1. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ hệ thống. 10
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 10
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 13
1.2. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ tổ chức 14
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 14
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 16
1.3. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ cá nhân .. 17
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 17
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................... 18
1.4. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 19

1.4.1. Những kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu ............................. 19
1.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án ........................................................... 22
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................. 24
2.1. Các khái niệm ................................................................................................ 24
2.1.1. Hành chính nhà nước ................................................................................... 24
2.1.2. Văn hóa ........................................................................................................ 25
2.1.3. Văn hóa hành chính nhà nước ..................................................................... 26
2.1.4. Vốn xã hội.................................................................................................... 41
2.2. Phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc ................................................... 44
2.2.1. Quan niệm về phát triển................................................................................ 44
2.2.2. Phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong mối quan hệ với biến đổi xã hội ..... 47
2.2.3. Đặc trưng phát triển văn hóa hành chính nhà nước ...................................... 48
2.2.4. Một số yếu tố tác động đến phát triển văn hóa hành chính nhà nước ......... 50


2.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển văn hóa hành chính
nhà nƣớc .................................................................................................. 55
2.3.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam .......... 55
2.3.2. Yêu cầu phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ........................................................................................................... 62
2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc trong
bối cảnh hội nhập quốc tế của một số quốc gia trên thế giới ........................... 65
2.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển văn hóa hành chính nhà nước .... 65
2.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc về xây dựng và phát triển văn hóa hành chính nhà nước ..... 66
2.4.3. Kinh nghiệm Singapore về xây dựng và phát triển văn hóa hành chính nhà nước ... 67
2.4.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển văn hóa hành chính nhà nước ...... 68
2.4.5. Bài học kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam về việc phát triển văn hóa hành
chính nhà nước ...................................................................................................... 69
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HÀNH CHÍNH NHÀ

NƢỚC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................... 73
3.1. Thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ hệ thống ....73
3.1.1. Thực trạng định hướng chiến lược phát triển văn hóa hành chính trong nền
hành chính nhà nước .............................................................................................. 73
3.1.2. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị văn hóa hành chính trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước ................................................................................ 79
3.2. Thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ tổ chức . 91
3.2.1.Thực trạng phát triển yếu tố vật chất của văn hóa hành chính nhà nước ở cấp
độ tổ chức .............................................................................................................. 91
3.2.2. Thực trạng phát triển yếu tố tinh thần của văn hóa hành chính nhà nước ở
cấp độ tổ chức ........................................................................................................ 96
3.3. Thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ cá nhân102
3.3.1. Thực trạng phát triển yếu tố vật chất của văn hóa cá nhân ......................... 102
3.3.2. Thực trạng phát triển yếu tố tinh thần của văn hóa cá nhân ....................... 108
3.4. Đánh giá chung............................................................................................ 119
3.4.1. Đánh giá sự tác động của thể chế đến việc phát triển văn hóa hành chính
nhà nước .............................................................................................................. 119
3.4.2. Đánh giá tác động của tổ chức bộ máy đến việc phát triển văn hóa hành
chính nhà nước .................................................................................................... 122
3.4.3. Đánh giá tác động của yếu tố năng lực cán bộ, công chức trong việc phát triển
văn hóa hành chính nhà nước............................................................................... 124


3.4.4. Đánh giá tác động của yếu tố vật chất trong việc phát triển văn hóa hành
chính nhà nước..................................................................................................... 127
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HĨA HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................. 130
4.1. Định hƣớng phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế ....................................................................................... 130
4.1.1. Phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam xuất phát từ quan điểm của

Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa ..................................... 130
4.1.2. Phát triển văn hóa hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
và hội nhập quốc tế .............................................................................................. 131
4.2. Các giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế....................................................................... 132
4.2.1. Giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ hệ thống ....... 133
4.2.2. Giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ tổ chức ......... 144
4.2.3. Giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ cá nhân ......... 151
4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................ 155
4.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những giải pháp phát triển
văn hóa hành chính nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế . 156
4.4.1. Mức độ cần thiết ........................................................................................ 156
4.4.2. Tính khả thi ................................................................................................ 157
4.5. Kiến nghị...................................................................................................... 158
4.5.1. Kiến nghị từ phía cơ quan hành chính nhà nước ........................................ 158
4.5.2. Kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính ...... 159
4.5.3. Kiến nghị đối với cán bộ, công chức .......................................................... 159
4.5.4. Kiến nghị đối với người dân, tổ chức, công chúng..................................... 159
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 162


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Cụm từ đầy đủ

Từ viết tắt


1

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

2

CBCC

Cán bộ, công chức

3

CCHC

Cải cách hành chính

4

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

5

HCNN

Hành chính nhà nước


6

HNQT

Hội nhập quốc tế

7

HCNN

Hành chính nhà nước

8

KTQT

Kinh tế quốc tế

9

KTTTr

Kinh tế thị trường

10

KTTT

Kinh tế tri thức


11

TTHC

Thủ tục hành chính

12

VHCS

Văn hóa cơng sở

13

VHCT

Văn hóa chính trị

14

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

15

VHHC

Văn hóa hành chính


16

VHTC

Văn hóa tổ chức

17

VHHCNN

Văn hóa hành chính nhà nước

18

VXH

Vốn xã hội


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đánh giá của người dân về các giá trị VHHCNN mong muốn hiện
thực trong hoạt động HCNN .............................................................................. 78
Bảng 3.2: Đánh giá của CBCC về văn hóa truyền thống trong tổ chức............. 98
Bảng 3.3: Đánh giá của CBCC về các phương thức chia sẻ thông tin, phối hợp
công việc trong tổ chức..................................................................................... 101
Bảng 3.4: Đánh giá của CBCC về thực hiện văn hóa trang phục của CBCC tại
cơ quan HCNN ................................................................................................. 104



DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của người dân về mức độ minh bạch trong cung cấp thông
tin của cơ quan HCNN đối với người dân .................................................................. 82
Biểu đồ: 3.2: Đánh giá của người dân về việc đóng góp ý kiến vào dự thảo các
văn bản pháp luật trước khi ban hành ......................................................................... 83
Biểu đồ: 3.3: Đánh giá niềm tin của người dân đối với CBCC, cơ quan HCNN
các cấp và nền hành chính quốc gia ............................................................................ 86
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của người dân về bài trí, mơi trường làm việc ........................ 92
tại các cơ quan HCNN ................................................................................................. 92
Biểu đồ 3.5: Tần suất người dân sử dụng cổng thơng tin điện tử của Chính phủ và
các cơ quan hành chính nhà nước địa phương ............................................................ 94
Biểu đồ 3.6: Đánh giá của CBCC về lương cơ bản và Phụ cấp/thưởng : .................. 95
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của CBCC và người dân về kiến thức, kỹ năng của CBCC . 105
Biều đồ 3.8: Đánh đánh giá của CBCC và người dân về mức độ phù hợp trong
giao tiếp giữa CBCC và người dân ........................................................................... 109
Biểu đồ 3.9: Nhận định sự khác biệt về quan niệm của CBCC ở các vùng văn hóa
khác nhau về thái độ phục vụ người dân .................................................................. 110
Biểu đồ 3.10: Ý kiến của CBCC về vị trí, bổn phận chức nghiệp của CBCC ................... 110
Biểu đồ 3.11: Đánh giá của CBCC về tinh thần, thái độ phục vụ người dân ............ 111
Biểu đồ 3.12: Ý kiến của CBCC và người dân về việc thực hiện văn hóa xin
lỗi .................................................................................................................. 112
của CBCC đối với người dân .................................................................................... 112
Biểu đồ 3.13: Đánh giá của CBCC về văn hóa người đứng đầu cơ quan HCNN .... 118


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài được chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra những địi hỏi nền hành
chính nhà nước cần phải hướng đến các giá trị văn hóa hành chính nhà nước mang

tính phục vụ
Bối cảnh thế giới thế kỷ XX đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng
toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt
Nam, nổi bật là: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa
học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và cơng nghệ sinh học, tiếp tục có
những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng ở hầu khắp các
quốc gia mở ra những cơ hội và thách thức. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trị ngày
càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở
thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, những biến động
đầu thế kỷ XXI của thế giới cũng đặt ra những thách thức lớn như tình trạng di dân, chủ
nghĩa “dân túy” đang lên ở một số nước Châu âu, sự cạn kiệt tài nguyên… Do đó yêu
cầu đặt ra là phát triển phải gắn với sự phát triển bền vững ở mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và con người, ổn định chính trị, bền vững về kinh tế, văn hóa…
Bối cảnh trong nước, Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và thực hiện cải
cách hành chính giai đoạn 2011-2020; hội nhập sâu rộng với thế giới. Đất nước ta đã và
đang đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, đời sống con người ngày
càng được nâng cao, vị thế của quốc gia ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong xu hướng hội nhập
quốc tế hiện nay cũng đã dẫn đến sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức của một bộ phận
cán bộ, công chức, theo các chun gia hành chính đánh giá thì tình trạng xuống cấp của
hệ thống các giá trị văn hóa cơng sở của các cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay rất đáng
báo động. Tinh thần, trách nhiệm trong giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ,
công chức vẫn còn chưa cao, hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn xảy ra;
thái độ quan liêu hách dịch trong quan hệ ứng xử, giao tiếp với công dân gây ra rất nhiều
bức xúc trong đời sống xã hội, điều đó đã vơ hình chung làm xấu đi hình ảnh của cơ
quan nhà nước cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý
nhà nước. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mới với
những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như xây dựng và phát triển nền
hành chính phục vụ.
Thứ hai, vai trị của văn hóa hành chính nhà nước đối với hoạt động hành
chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng
một lúc mỗi quốc gia sẽ đón nhận sự biến đổi sâu sắc của thời đại, hội nhập quốc tế vừa
1


là cơ hội cũng vừa là thách thức của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, để có thể hội nhập quốc
tế thuận lợi, mỗi quốc gia sẽ có cách ứng xử phù hợp nhằm tạo nên sự ổn định và phát
triển của quốc gia mình. Bởi vậy, hoạt động quản lý của nhà nước có vai trị rất lớn trong
hoạt động tổ chức đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra cùng với sự ra đời của tổ chức
nhà nước và là hoạt động đặc trưng của xã hội lồi người. Ở đó, khơng chỉ diễn ra hoạt
động mang tính chất chấp hành và điều hành mà hoạt động đó cịn mang tính chủ động,
sáng tạo, bởi vì lồi người đã tạo ra những giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa hành
chính nhà nước. Cùng với bối cảnh phát triển, văn hóa hành chính nhà nước ngày càng
hình thành một đặc trưng lớn, một vai trị lớn. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt hoạt hoạt
động quản lý, mỗi quốc gia cần phải coi trọng đến yếu tố văn hóa hành chinh nhà nước.
Hơn nữa, văn hóa hành chính nhà nước là một bộ phận của văn hóa văn hóa truyền thống
dân tộc, đó là một bộ phận của văn hóa cộng đồng. Ở phạm vi hẹp hơn thì đó là một bộ
phận quan trọng của văn hóa chính trị - quản lý, một dạng văn hóa tổ chức, là khoa học
và nghệ thuật của “phép trị” nước. Xét trong phạm vi nền hành chính nhà nước, thì văn
hóa hành chính nhà nước bao gồm những giá trị, chuẩn mực, niềm tin, sự trông đợi của
các cán bộ, cơng chức. Các giá trị cốt lõi của văn hóa hành chính nhà nước bao gồm các
giá trị chuyên nghiệp, liêm chính, phục vụ…. Tất cả các giá trị đó đều hướng tới giá trị
chung của văn hóa là giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Với tư cách là một sản phẩm độc đáo
của trình độ xã hội lồi người, văn hóa hành chính nhà nước có sự tác động sâu rộng đến
mọi mặt của đời sống xã hội và thể hiện vai trị quan trọng của mình trên rất nhiều
phương diện, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Thực tiễn cho thấy Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng với thế giới cần phải thực

hiện thành công cải cách hành chính, mà một trong yếu tố quan trọng để góp phần cải
cách hành chính thành cơng phải kể đến yếu tố văn hóa hành chính nhà nước và đạo đức
cơng vụ. Văn hóa hành chính nhà nước và đạo đức công vụ đã trở thành nội dung chủ
đạo trong các tiêu chí của nền cơng vụ. Theo tác giả Đào Trí Úc: “Trong chương trình
cải cách cơng vụ của Canada mười năm trước đây người ta thấy chỉ có 10% sự thay đổi
về thể chế và pháp luật, 20% giành cho sự thay đổi về cơ cấu và chức năng, thẩm quyền
của các cơ quan hành chính nhà nước, trong khi đó có tới 70% là những yêu cầu và giải
pháp cải cách liên quan đến văn hóa trong quan hệ với dân chúng và trong cơng sở, các
quy tắc của đạo đức công vụ và công chức”[61; tr22]. Hoạt động cải cách hành chính đã
và đang thu được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày
càng được nâng cao, đất nước ta ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.
Trình độ dân trí của người dân ngày một được nâng cao, người dân đòi hỏi các cơ quan
hành chính nhà nước phục vụ ngày một tốt hơn, đưa ra được những dịch vụ hành chính
cơng đáp ứng được u cầu của cơng dân, tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo đánh
giá của một số nhà nghiên cứu cũng như qua một số báo cáo tổng kết về hiệu quả hành
chính cho thấy, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cịn bộ lộ nhiều
hạn chế, tình trạng suy thối về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức
hiện nay đang là vấn đề báo động. Tình trạng tham nhũng cũng như các biểu hiện tiêu
cực khác của một bộ phận cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đang
gây bức xúc trong dư luận… Những hạn chế đó đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh hưởng
đến uy tín, hình ảnh của nền hành chính quốc gia cũng như hiệu lực, hiệu quả hoạt động
2


hành chính nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu với thế
giới về mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, hơn bao giờ hết, văn hóa nói
chung và văn hóa hành chính nhà nước nói riêng là yếu tố nội sinh quan trọng góp phần
giúp Việt Nam thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu
xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân; và mục tiêu chung của đất
nước “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” và ngày càng khẳng định

vị thế của mình trên trường quốc tế.
Thứ ba, xuất phát từ góc độ khoa học hành chính: Văn hóa hành chính nhà
nước là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung và trong khoa học
hành chính nói riêng. Trong thực tế hoạt động hành chính nhà nước, văn hóa hành chính
nhà nước có vai trị quan trọng đối với nhà lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức người thực thi công vụ hàng ngày tiếp xúc với tổ chức, công dân. Đặc biệt, trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, các yêu cầu đặt ra với nền hành chính các quốc gia cần phải hướng
tính phục vụ có nghĩa là cần phải thay đổi các giá trị văn hóa của nền hành chính cho phù
hợp với yêu cầu của bối cảnh lịch sử cụ thể. Chính điều đó đã gợi ý cho tác giả lựa chọn
lĩnh vực văn hóa hành chính nhà nước làm đối tượng nghiên cứu. Đồng thời cho đến
nay, các nội dung văn hóa hành chính nhà nước tuy đã được các nhà nghiên cứu trong
nước và thế giới quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề về
phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế chưa
được nghiên cứu. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu của luận án cũng thuộc nội dung
nghiên cứu của mơn học văn hóa hành chính - một mơn học mới mà Khoa Văn bản và
Cơng nghệ Hành chính được Học viện Hành chính Quốc gia giao đảm nhiệm trong
chương trình Cử nhân, Cao học và Chuyên viên chính… Đây là điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu lý luận cũng như thu thập tài liệu, số liệu thực tế. Mặt
khác, hoàn thành tốt đề tài này cũng là điều kiện vô cùng quan trọng cho tác giả bồi
dưỡng, củng cố kiến thức chuyên môn, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Xuất phát từ tính cấp thiết cũng như sự phù hợp của đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
nói trên, tác giả mạnh dạn đề ra ý tưởng nghiên cứu về “Phát triển văn hóa hành chính
nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận,
đánh giá thực trạng, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa
hành chính nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển văn hóa hành
chính nhà nước, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển văn hóa
hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Hình thành một khung lý thuyết về phát triển văn hóa hành chính nhà nước
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chỉ ra đặc trưng của phát triển văn hóa
3


hành chính nhà nước; bối cảnh hội nhập quốc tế và các u cầu phát triển văn hóa
hành chính nhà nước; các yếu tố tác động đến phát triển văn hóa hành chính nhà nước.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu và sử
dụng các phương pháp chuyên ngành khác.
- Chỉ rõ các yếu tố nào tác động tới thực trạng trên và chỉ rõ mức độ tác động để
tìm nguyên nhân của những bất cập hạn chế về phát triển văn hóa hành chính nước Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và
điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam
(thuộc hệ thống cơ quan Hành pháp) trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nước
(thuộc cơ quan Hành pháp), khơng nghiên cứu văn hóa hành chính “trong khu vực
tư”. Tuy nhiên, văn hóa hành chính nhà nước là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối
rộng, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, trong luận án này, phạm vi nội dung của
đề tài chỉ tập trung vào những yếu tố cấu trúc của văn hóa hành chính nhà nước (theo 3
cấp độ cá nhân, tổ chức, hệ thống) có mối liên hệ tác động qua lại với bối cảnh hội
nhập quốc tế. Bao gồm:

+ Nội dung của văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ cá nhân, bao gồm: Yếu tố
vật chất của văn hóa cá nhân CBBC (trang phục, kiến thức kỹ năng, phong cách làm
việc của cán bộ, công chức); Yếu tố văn hóa tinh thần của văn hóa cá nhân cán bộ, cơng
chức (văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa phát ngơn cơng vụ và cung cấp cho báo chí,
văn hóa chịu trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cách thức xây dựng niềm tin).
+ Nội dung của văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ tổ chức, bao gồm: Yếu tố
vật chất trong công sở (trụ sở, trang thiết bị làm việc, bài trí cơng sở, ứng dụng cơng
nghệ thông tin, phương thức lề lối làm việc, những giá trị vật chất mong đợi của các
thành viên trong tổ chức - công sở); Yếu tố tinh thần trong công sở (những giá trị mong
đợi, niềm tin và truyền thống trong tổ chức, hoạt động tổ chức hiện thực các giá trị văn hóa
hành chính nhà nước trong tổ chức, cơ chế phối hợp và hoạt động thông tin nội bộ trong tổ
chức, phong cách lãnh đạo - quản lý).
+ Nội dung của văn hóa hành chính nhà nước ở cấp độ hệ thống, bao gồm: Định
hướng chiến lược phát triển văn hóa hành chính quốc gia (tầm nhìn, sứ mệnh, các mục
tiêu chính của nền hành chính nhà nước, xác lập các giá trị văn hóa hành chính nhà
nước); Phương thức hiện thực hóa các chuẩn mực giá trị văn hóa hành chính trong
hoạt động hành chính nhà nước.
4


- Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu phát triển văn hóa hành
chính nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay, từ khi Thủ
tướng Chính phủ ban bành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước (ban hành kèm theo QĐ số129/QĐ -TTg ngày 02/08/2007). Đây cũng là khoảng
thời gian Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, được đánh dấu bằng việc
gia nhập các tổ chức mang tính chất khu vực và quốc tế (ASEAN, WTO…).
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại các cơ quan hành chính
nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, cụ thể là tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập
số liệu tại: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ;
Từ hai đến ba cơ quan quản lý hành chính ở Trung ương (TP. Hà Nội); Từ hai đến ba cơ

quan quản lý hành chính ở địa phương (TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), một số tỉnh
miền núi phía Bắc (tỉnh Lào Cai).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án áp dụng các phương
pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các khoa học
liên ngành liên quan đến phát triển văn hóa hành chính nhà nước như văn hóa học,
chính trị học, hành chính học, mỹ học, lịch sử, xã hội học, triết học…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có (Deskreview)
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở các tài liệu có sẵn, tác giả luận án
tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, tổng hợp… qua đó giải quyết các vấn
đề đặt ra của luận án. Các nguồn tài liệu được sử dụng nghiên cứu luận án được chia
thành hai nhóm cơ bản: Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Văn bản
quy phạm pháp luật, các chiến lược, Chương trình tổng thể…); Các báo cáo, số liệu
thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân[108; tr48].
Mục đích của phương pháp này là nhằm kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm thực
tiễn về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Cụ thể là các lý luận về hành chính nhà nước,
văn hóa, văn hóa hành chính nhà nước, xã hội học (vốn xã hội, lý thuyết về biến đổi xã
hội); kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan, đặc biệt là tư liệu của những quốc gia
có kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển văn hóa hành chính hiệu quả (áp dụng
trong chương 2 về xây dựng khung lý thuyết về phát triển văn hóa hành chính nhà nước
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế). Kế thừa các số liệu, các báo cáo, các đánh
giá thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế (áp dụng trong chương 3, đánh giá thực trạng)…
4.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra (Survey)
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổ chức những chuyến đi khảo sát
thực địa, điều tra xã hội học đối với các cơ quan hành chính nhà nước và người dân nằm
trong đối tượng khảo sát của luận án, lấy thông tin qua bảng câu hỏi, phỏng vấn đối với
các chuyên gia liên quan đến luận án, tổng hợp và đánh giá thông tin. Trên cơ sở khung

5


lý thuyết về phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, tác giả luận án đã xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn
thử 30 cán bộ, công chức trong các cơ quan hanh chính nhà nước và người dân, điều
chỉnh bảng hỏi cho phù hợp, xây dựng phiếu điều tra trước khi tiến hành điều tra chính
thức tại các Bộ, Tỉnh, Thành phố với số lượng phiếu là 1200 phiếu chia đều cho các đối
tượng khảo sát, điều tra.
- Bảng hỏi gồm 41 câu (dành cho cán bộ, công chức), 31 câu (dành cho người
dân), câu hỏi được thiết kế theo câu hỏi đánh giá nhận thức, vai trò và sắp xếp thứ bậc
phù hợp các nội dung khảo sát, điều tra về thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà
nước. Địa bàn khảo sát, điều tra: tại 4 tỉnh, thành phố: tỉnh Lào Cai, TP. Hà Nội, TP. Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 năm
2016.
- Phương pháp chọn mẫu khảo sát, điều tra được sử dụng trong luận án phương
pháp chọn mẫu phân tầng, theo khu vực kết hợp với ngẫu nhiên đơn giản[107; 163164]. Khảo sát, điều tra theo phương pháp phân tầng với đối tượng khảo sát là cán bộ,
công chức được phân tầng theo cấp Trung ương và cấp địa phương (tỉnh, huyện, thị
trấn, xã - phường). Việc lựa chọn các địa phương để tiến hành khảo sát, điều tra mang
tính đại diện cho từng khu vực và từng miền của đất nước: Khu vực Đồng bằng Sông
Hồng (Hà Nội), Tây Bắc (Lào Cai), Miền Trung (Đà Nẵng), Nam Bộ (TP. Hồ Chí
Minh) dành cho đối tượng khảo sát, điều tra là người dân.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm thống kê dành cho Khoa học xã hội và
nhân văn SPSS (Statistical Product and Services Solutions) phiên bản 20.0. Các kết quả
khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng làm căn cứ để phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu đối với các đối tượng là
cán bộ, công chức quản lý và thực thi trong các cơ quan hành chính nhà nước; Người

dân; Các nhà khoa học, các chuyên gia về văn hóa và văn hóa hành chính nhà nước.
- Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn sâu được sử dụng trong luận án chủ yếu là
phương pháp phỏng vấn theo chủ đích các nội dung liên quan tiếp đến các vấn đề luận
án cần giải quyết (phỏng vấn người dân và các nhà khoa học, các chun gia về văn
hóa và văn hóa hành chính).
- Cỡ mẫu phỏng vấn: Tổng số mẫu phỏng vấn sâu sẽ thực hiện trong luận án là
32 mẫu (người).
- Theo từng chủ đề được xây dựng trong quá trình thiết kế nghiên cứu và
phỏng vấn tại thực địa Sau đó, các thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu
được mã hóa và phân tích. Bên cạnh đó, tác giả luận án sử dụng thêm một số bài
phỏng vấn cửa cá chuyên gia khác được đăng tải trên các phương tiện truyền thông
đại chúng nhằm làm sâu sắc và thuyết phục hơn cho các luận cứ, luận chứng đưa
ra trong luận án.
6


5. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của nhà lãnh đạo và văn hóa của cán bộ, cơng
chức trong phục vụ công dân một cách chuyên nghiệp, năng động, hiện đại và vì dân;
động lực thúc đẩy thắng lợi cơng cuộc cải cách hành chính cơng; nâng cao uy tín nền
hành chính Việt Nam trên trường quốc tế; đáp ứng xu thế Việt Nam đang hội nhập sâu
rộng với các nước trên thế giới; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
trong bối cảnh hiện nay.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu giả thuyết (trả lời cho câu hỏi tại sao):
Để chứng minh giả thuyết này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận về hành chính nhà nước,
văn hóa, văn hóa hành chính nhà nước và phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, lý thuyết liên ngành với những nội dung cơ bản tại
chương 2. Từ sự phân tích cơ sở lý luận cho thấy văn hóa hành chính nhà nước có vai trị

vơ cùng quan trọng đối với hoạt động điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. Vì
vậy, phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
một mặt nhằm định hướng cho cán bộ, công chức thực thi công vụ theo chuẩn mực hành
chính, mặt khác văn hóa hành chính nhà nước góp phần điều chỉnh hành vi của cán bộ,
cơng chức trong thực thi cơng vụ theo chuẩn mực hành chính (thơng qua việc thể chế
hóa giá trị văn hóa hành chính nhà nước thành các quy định cụ thể và việc tổ chức thực
hiện các quy định này bằng các phương thức hiện thực các giá trị văn hóa hành chính
nhà nước trong hoạt động hành chính nhà nước), qua đó góp phần nâng cao hoạt động
hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, phát triển văn hóa hành
chính nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền hành chính hiện đại.
- Tác động của giả thuyết (trả lời cho câu hỏi như thế nào): Giả thuyết đưa ra là
đúng sẽ dẫn đến sự tác động đến những đối tượng, yếu tố của nền hành chính và văn hóa
hành chính nhà nước sẽ được phân tích cụ thể tại chương 3 của luận án, bao gồm: Khảo
sát thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam ở các cấp độ: cá nhân,
tổ chức, hệ thống; Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực trạng phát triển văn hóa
hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Dựa vào phiếu khảo
sát); Bài học kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong phát văn hóa hành chính
nhà nước (Nhật, Hàn Quốc, Singgapore, Trung Quốc, Mỹ). Giải pháp của giả thuyết: Khi
giả thuyết được chứng minh là đúng, luận án sẽ đề xuất giải pháp để giả thuyết đó xảy ra,
cụ thể là những giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế. Nội dung này sẽ được giải quyết trong chuơng 3 của luận án.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để chứng minh cho giả thuyết khoa học nói trên, luận án cần tập trung làm rõ và
trả lời hệ thống câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết của phát triển văn hóa hành chính nhà nước là gì?
Trả lời câu hỏi này nhằm làm rõ bản chất và nền tảng lý thuyết của phát triển văn hóa
hành chính nhà nước.
7



Câu hỏi 2: Phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế là gì? Những yêu cầu đặt ra trong việc phát triển văn hóa hành chính?
Luận án cần làm rõ khái niệm phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, chỉ rõ yêu cầu phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong hoạt
động hành chính nhà nước..
Câu hỏi 3: Các quốc gia trên thế giới đã có những kinh nghiệm thành cơng
nào trong việc phát triển văn hóa hành chính? Việc tìm hiểu các kinh nghiệm của
quốc tế về phát triển văn hóa hành chính nhà nước sẽ giúp có thêm căn cứ thực tiễn,
là những gợi ý quan trọng trong việc phát triển văn hóa hành chính nhà nước ở Việt
Nam. Từ đó là cơ sở để đề xuất giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước ở
Việt Nam.
Câu hỏi 4: Thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước hiện nay ở
Việt Nam được thể hiện như thế nào trong hoạt động hành chính nhà nước? Các yếu
tố nào tác động đến q trình phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Việc tìm hiểu thực trạng phát triển văn hóa hành
chính nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ góp phần chỉ ra thực
tế về việc phát triển văn hóa hành chính nhà nước, chỉ ra những biểu hiện tích cực và
những hạn chế cần khắc phục; chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình phát triển văn
hóa hành chính nhà nước.
Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào để phát triển văn hóa hành chính nhà
nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Việc đề xuất các giải pháp phát triển
văn hóa hành chính nhà nước ở Việt Nam cần căn cứ vào định hướng phát triển nền
hành, cơ sở lý luận và thực tiễn đặt ra và đảm bảo tính khả thi của các giải pháp.
5.3. Hƣớng tiếp cận
Phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhâp quốc tế là một
đề tài tương đối rộng, việc nghiên cứu đề tài này có thể mở ra nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, tác giả luận án lựa chọn hướng tiếp
cận từ góc độ quản lý nhà nước, cụ thể là từ đặc điểm hoạt động của cơ quan Hành
pháp. Từ hướng tiếp cận này, luận án xây dựng khung lý thuyết về phát triển văn hóa

hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế là dựa vào các lý thuyết về hành
chính nhà nước, văn hóa học, xã hội học (vốn xã hội), văn hóa hành chính nhà nước, lý
thuyết về phát triển. Lý thuyết về phát triển có nội hàm biểu hiện rất phong phú, phát
triển là tăng trưởng (số lượng, tăng trưởng kinh tế), phát triển bao gồm sự thay đổi về
lượng và chất, phát triển gắn với sự biến đổi về lượng và chất trên khắp các bình diện
xã hội (biến đổi xã hội)... Do đó, tác giả luận án sử dụng khía cạnh nội hàm của lý
thuyết biến đổi xã hội với nghĩa phát triển là quá trình biến đổi các giá trị, theo đó, sự
biến đổi này diễn ra theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Phát triển với ý nghĩa như
vậy được tác giả luận án sử dụng làm căn cứ lý luận để định hình khung lý thuyết về
phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở
khung lý thuyết phát triển văn hóa hành chính nhà nước là q trình biến đổi các giá trị,
tác giả luận án khảo sát thực trạng phát triển văn hóa hành chính trên ba cấp độ cấu
trúc của văn hóa hành chính nhà nước (cấp độ cá nhân, cấp độ tổ chức - công sở, cấp
8


độ hệ thống); chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế trong phát triển văn hóa hành chính
nhà nước; đề xuất một số giải pháp nhằm xác lập các giá trị biến đổi tích cực, hạn chế
những giá trị biến đổi tiêu cực trong hoạt động hành chính nhà nước. Kết quả nghiên
cứu của luận án góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, người dân.
6. Đóng góp mới của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu của các tác giả trước đây, tác giả luận án
đóng góp một số nội dung mới về văn hóa hành chính nhà nước: Đề xuất khái niệm
mới về văn hóa hành chính nhà nước, khái niệm phát triển văn hóa hành chính nhà nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về phát triển văn hóa hành chính nhà nước,
trong đó chỉ rõ bản chất của phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh hội
nhập quốc tế là một quá trình biến đổi các giá trị văn hóa hành chính nhà nước trong

hoạt động hành chính nhà nước.
Làm rõ đặc trưng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế; yêu cầu phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Chỉ rõ các yếu tố tác động đến q trình phát triển
văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và chỉ rõ các yếu tố tác
động đến phát triển văn hóa hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại các
cơ quan hành chính nhà nước; đề xuất các giải pháp cụ thể về phát triển văn hóa hành
chính nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án có thể dùng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy cho các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, các
chuyên đề chuyên viên, chuyên viên chính… tại Học viện Hành chính Quốc gia,
Trường Đại học Nội vụ và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhà nghiên
cứu chuyên sâu, các giảng viên, học viên. Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham
khảo, làm căn cứ xây dựng, đề xuất các chủ trương, chính sách, các nhà hoạch định
chính sách, nhà làm luật, nhà quản lý hành chính nhà nước.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phục lục, luận án gồm 4 chương
- Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án.
- Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Chương 3. Thực trạng phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Chương 4. Giải pháp phát triển văn hóa hành chính nhà nước Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
9


Chƣơng 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ hệ thống
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Một là, các cơng trình nghiên cứu về bản chất, cấu trúc, giá trị văn hóa hành
chính nhà nước(VHHCNN), tiêu biểu có một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Cơng trình nghiên cứu “Public Administration: Government in Action, Merrill,
Columbus, Ohio” của Theo Richardson & Baldwin đã chỉ ra “VHHCNN là sự kết hợp
của niềm tin, thái độ, giá trị, và các hệ thống có ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
quan chính phủ”[157; tr26]… Các tác giả chỉ ra mối liên hệ của yếu tố cấu trúc
VHHCNN trong hoạt động của cơ quan Hành pháp - Chính phủ; hệ thống niềm tin và
hệ thống tư tưởng thể chế, cùng với một đánh giá của những huyền thoại, biểu tượng..;
hệ thống các giá trị của VHHCNN được phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các cơ
quan hành chính với bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, với người dân… Anechiarico
giải thích nó như là một mơ hình lây lan của niềm tin, giátrị và hành vi trong một tổ
chức dịch vụ cơng việc liên quan đến vai trị của tổ chức và mối quan hệ với công
chúng. Một số cơng trình khác nghiên cứu VHHCNN gắn với trách nhiệm giải trình,
tiêu biểu, bài báo “Accountability, Indian Administrative Culture and Trust” của Joshi
P. Bài viết đã tập trung vào các vấn đề như trách nhiệm giải trình của Chính phủ, niềm
tin đặc biệt trong VHHCNN Ấn Độ. Khi bộ máy hành chính cơng mở rộng và trở nên
phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý và sự chịu trách nhiệm là cần thiết quan trọng. Các
học giả xem nó như là các vấn đề kinh điển của nền hành chính cơng[143].
Bài viết “The Culture of Distruct in Latin American public Administration”, tác
giả Nef. J. đã chỉ ra rằng VHHCNN bao gồm cả khu vực công, cơ quan trung ương, các
đơn vị trong hệ thống, cả khu vự tư nhân, do đó hệ thống các giá trị của VHHCNN
được phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các cơ quan hành chính với bối cảnh lịch sử,
chính trị, xã hội, với người dân[154].
Cuốn giáo trình “Культура административной деятельности// Внутренний
предиктор СССР, Санкт-Петербург 2004г”. Cuốn sách gồm 295 trang, tại mục
2.4, trang 184 - 213 có nêu: “Tổng thể các chức năng của văn hóa từ cấp độ cá

nhân đến tổ chức và hệ thống (bộ máy)”. Theo lời tựa của cuốn sách thì đây là
“một xuất bản phẩm rất đáng tự hào của nền văn hóa Nga”. Đây là cơng trình
nghiên cứu xem xét các giá trị VHHCNN được biểu hiện trên các cấp độ hệ thống,
tổ chức, cá nhân, với nghĩa nền hành chính nhà nước (HCNN). Đây sẽ là một
trong căn cứ quan trọng để tác giả luận án sử dụng làm căn cứ khoa học nghiên
cứu phát triển VHHCNN Việt Nam trên ba cấp độ cấu trúc của VHHCNN (Phụ
lục XIII).
10


Năm 2012, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính đã xuất bản cuốn
“Деловое общение”. Е. Н. Зарецкая. Глава 1, 2, 3, 4, 9. изд. “Дело”, Москва
2012. Trong cuốn sách này, các chương 1, 2, 3, 4, 9 có bàn đến các nội dung về văn
hóa giao tiếp. Cụ thể là các nội dung về mối quan hệ ứng xử của con người trong hoạt
động công vụ và đây được xem là những phương thức quan trọng để hiện thực các giá
trị, truyền tải các thông điệp của cơ quan công quyền đến người dân”(Phụ lục XIII).
Hai là, các cơng trình nghiên cứu so sánh VHHCNN ở các quốc gia, tiêu biểu:
Bài báo “Administrative Culture and Civil Society: A Comparative Perspective”của
Anechiarico, Frank đã nghiên cứu về mục tiêu, chức năng quản lý nhà nước. Ở đây
Anechiarico đã nghiên cứu sự khác biệt trong chính sách chống tham nhũng ở Hà Lan
và Hoa Kỳ, và sau đó là sự khác nhau về giá trị xã hội, các hiện tượng xã hội dân sự đa
dạng, quan trọng nhất là một mức độ cao hơn cam kết dân sự của công dân Hà Lan so
với các đối tác Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong VHHCNN và các
chính sách giải quyết vấn đề, mặc dù cả hai chính quyền dựa trên các cấu trúc và quy
trình quản trị tương đồng[120]. Cơng trình “Comparing Administrative Culture: United
States and the European Union” của Henderson, K. M, các tác giả cho rằng VHHCNN
như là một căn cứ (cấu trúc) để giải thích thích để hiểu sự khác biệt và tương đồng giữa
hai nhóm của các đối tác, các quan chức liên bang và các đối tác trong EU[134]. Bên
cạnh đó, bài viết: “Adminnistrative Culture A Comparative Analysis between
Bangladesh and USA” của Helal Uddin Muhammad đã khám phá những thay đổi của

hệ thống hành chính giữa Bangladesh và United States of America (Mỹ) dưới góc độ
của những tác động của văn hóa. Qua đó, tác giả đã phân tích những lý do đằng sau các
biến đổi và cũng để thảo luận về sự khác biệt trong hình thức hành chính, thủ tục, quy
tắc và thực tiễn giữa hai nước[133].
Ba là, các cơng trình nghiên cứu về vai trị VHHCNN: Trong đó có một số cơng
trình được các tác giả chú trọng phân tích vai trị của VHHCNN đối với hoạt động
quản lý nói chung và quản lý cơng nói riêng. Tiêu biểu là cuốn: “Reconstructing South
African Administrative Culture của Luvuno, L.L. Trong cuốn này, tác giả phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Nam Phi đồng
thời tác giả đã nêu quan điểm về VHHCNN[149]. Bài viết: “Public Managerment as a
Cultural phenomeon. Revitalizing societal Culture in international public managenment
research” của Kuno Schedler and Isabella Proeller đã chỉ ra rằng văn hóa nói chung và
VHHCNN nói riêng có vai trị quan trọng đối với quản lý công[146]. Tương tự, bài
viết: “Towards a Common European Administrative Culture?” của J.H.H. Weiler đã
chỉ ra vai trò quan trọng của VHHCNN đối với công chức, là công cụ quan trọng để
góp phần phát triển VHHCNN chung khu vực Châu Âu[148]. Một số cơng trình nghiên
cứu VHHCNN trong mối quan hệ với văn hóa truyền thống, tiêu biểu, cuốn
“Adminnistrative Culture in a Bangladesh” của Ishtiaq Jamil. Trong cơng trình nghiên
cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng, VHHCNN - một phương diện của sự hiểu biết về các
nền HCNN; sự quản lý hiệu quả, những căng thẳng giữa truyền thống và hiện đại trong
nền hành chính ở Bangladesh[144]. Hoặc nghiên cứu vai trò VHHCNN trong một cơ
11


quan cụ thể “Administrative Culture in the European: the case of Commission
Competition and environment” của Michele Cine - (Anh) và Cerat (Mỹ). Cụ thể là bài
viết đã đưa ra cách thức tiếp cận nội hàm khái niệm VHHCNN, từ đó chỉ ra vai trò
quan trọng của VHHCNN đối với Ủy ban châu Âu[151]… Các cơng trình nghiên cứu
này đã chỉ ra vai trò VHHCNN cũng như kỹ thuật để phát triển VHHCNN, do đó, các
cơng trình nghiên cứu này gợi ý cho tác giả về những căn cứ lý luận trong quá trình

thực hiện đề tài luận án.
Bốn là, các cơng trình khoa học nghiên cứu VHHCNN gắn với bối cảnh HNQT
và tồn cầu hóa, tiêu biểu cuốn “Adminnistrative Culture in a Global Context” của
Joseph G. Jabbra. Cuốn sách này tập hợp các bài viết của nhiều tác giả cung cấp một
cái nhìn tổng quan về những thách thức hành chính phải đối mặt ở các quốc gia khác
nhau, trong đó có các yếu tố VHHCNN. Q trình tồn cầu hóa sẽ thu hẹp sự khác biệt
trong các hoạt động của tất cả hệ thống hành chính, thực tiễn hoạt động HCNN được
thay đổi để phù hợp với xu thế HNQT, WTO. Tác giả cuốn sách này cho rằng, thế kỷ
XXI có thể sẽ tạo ra một cách hiểu phổ biến về VHHCNN: vấn đề quản lý công, các
giá trị phương Tây được thiết lập ở khắp mọi nơi; toàn cầu hóa khơng chỉ là sự thách
thức đối với các nước phương Tây mà còn đối với các quốc gia khác: giữ gìn văn hóa
truyền thống, hướng tới sự cơng bằng; tính trách nhiệm và minh bạch trong quản trị. Sự
hiểu biết về VHHC sẽ là cần thiết để đáp ứng những thách thức này. Do đó, cuốn sách
này là một bước quan trọng giúp các học giả, các nhà hoạch định chính sách hiểu về
VHHCNN[137]. Cũng bàn về VHHC trong bối cảnh tồn cầu hóa, tác giả cuốn
“Глобализация: сущность, проблемы, перспективы” đã chỉ ra các khía cạnh của
văn hóa trong thời kỳ HNQT như văn hóa dân tộc (lịng tự trọng, lịng u nước, lịng
tự tơn dân tộc, văn hóa vùng nhìn từ góc độ văn hóa)…; văn hóa quốc tế ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hoạt động công vụ. Đồng thời cuốn giáo trình này cũng tiếp cận vấn đề
dựa trên nền văn hóa Slavo và những đặc trưng của nước Nga, dựa trên góc tiếp cận
những thách thức của hội nhập, tồn cầu hóa và chỉ định hướng đối tượng đích là các
quốc gia EU, Mỹ và khối liên minh NATO[171] (Phụ lục XIII).
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu cũng khẳng định rằng muốn hiểu
đúng về một tổ chức cần phải gắn với bối cảnh xã hội và văn hóa rộng lớn của nó, cụ
thể là xem xét vai trị quan trọng của văn hóa trong quản lý. Chính vì vậy, nhà nghiên
cứu chỉ ra rằng, hiểu biết về giá trị của VHHCNN sẽ giúp cho hoạt động cơng vụ hiệu
quả hơn: mơ hình về thái độ, niềm tin, vai trò của VHHCNN, tiêu biểu cuốn: “Womens
Participation in South Asian Civil Service” của Kabir[145]; “The European Dimension
of Administrative Culture” đã chỉ ra sự tác động của bối cảnh hội nhập đối với
VHHCNN Châu Âu[142].

Năm là, các cơng trình nghiên cứu gắn với phương pháp, cách thức tiếp cận
VHHCNN, tiêu biểu: Bài viết “Administrative Culture and Values: Approaches” - O.
P. Dwivedi, chương 1, trang 19 trong cuốn “Administrative culture in a global
context”, Jabbra, Joseph G, Dwivedi, O. P. Trong bài viết này, tác giả O. P. Dwivedi đã
tập chung nghiên cứu những hiểu biết chung nhất về VHHCNN và đưa ra những
12


phương pháp tiếp cận có thể dùng để nghiên cứu và so sánh sự khác biệt giữa các nền
VHHC. Phương pháp nghiên cứu VHHCNN của một quốc gia theo O. P. Dwivedi gồm
3 phương pháp chính:1) nghĩa vụ và đạo đức hành chính của cán bộ cơng chức, 2)
phương pháp tiếp cận mục đích, 3) phương pháp tiếp cận tâm linh. Cả ba phương pháp
tiếp cận này dựa trên một giá trị chung như: quyền tự do căn bản, hiệu quả, trách
nhiệm, công bằng… những giá trị này được coi giá trị cốt lõi của bất kỳ quốc gia
nào[125]. Nghiên cứu này cũng giúp cho tác giả luận án có thêm định hướng về
phương pháp nghiên cứu VHHCNN Việt Nam trong bối cảnh HNQT.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu các nội dung về VHHCNN còn khá mới mẻ.
Và tiếp cận phương pháp nghiên cứu VHHCNN (cơ quan Hành pháp) ở ba cấp độ cấu
trúc: VHHCNN ở cấp độ hệ thống, VHHCNN ở cấp độ tổ chức (công sở) và
VHHCNN ở cấp độ cá nhân thì các cơng trình hiện nay mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở
phạm vi một yếu tố cấu trúc nào đó của VHHCNN mà chưa có một cơng trình nghiên
cứu khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này một cách tổng thể.
Trước hết, VHHCNN ở cấp độ hệ thống người đọc Việt Nam được biết đến
cơng trình đầu tiên cho tới thời điển hiện nay là “Tập bài giảng VHHC” (Dành cho đào
tạo cử nhân Hành chính) của Khoa Văn bản &CNHC do tác giả Lưu Kiếm Thanh (chủ
biên) năm 2010[96]. Ở cơng trình này, các tác giả đã khái quát những nét cơ bản
VHHCNN, so sánh VHHCNN với VHHC của các cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp và đơn vị kinh doanh; bước đầu có sự phân tích một cách các yếu tố cấu thành
của VHHCNN (Hành pháp), chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát

triển VHHCNN; đồng thời các tác giả cũng nhấn VHHCNN là một yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả điều hành. Nhìn chung, tập bài giảng đã khái quát một số
nét cơ bản đầu tiên về VHHCNN. Tuy nhiên trên thực tế, VHHCNN còn bao gồm rất
nhiều vấn đề cần phải bàn, cần được nghiên cứu một cách đầy đủ bởi các giá trị của
VHHCNN có tác động to lớn đến hiêu lực, hiệu quả của hoạt động HCNN. Trên thực
tế, VHHCNN là một vấn đề còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, VHHCNN là một
địa hạt màu mỡ để nghiên cứu và cần phải có cái nhìn nhiều chiều, phải đặt trong mối
quan hệ với bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể mới thấy hết được vị trí, vai trò của
VHHCNN. Cuốn “Tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa” của tác giả Nguyễn Văn
Hậu cũng khẳng định vai trị quan trọng của văn hóa trong tổ chức sự kiện trong cơ
quan nhà nước. Tổ chức sự kiện trong cơ quan nhà nước cũng là một trong những biểu
hiện của VHHCNN. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích những ảnh hưởng, tác
động của các chuẩn mực VHHCNN đối với hoạt động tổ chức sự kiện[54].
Xuất phát từ vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với xã hội, tác giả luận
án Tiến sĩ “Phong cách ngơn ngữ hành chính” chỉ ra rằng: Quản lí hành chính mang
tính cơng vụ, tính pháp lí, địi hỏi lí trí cao, vì thế việc sử dụng ngơn ngữ trong lĩnh vực
giao tiếp này cũng có những nét chuyên biệt, mang dấu ấn phong cách riêng. Do vậy
cần phải xác định đúng phong cách ngôn ngữ trong lĩnh vực giao tiếp hành chính. Việc
sử dụng ngơn ngữ chuẩn xác, phù hợp phong cách ngơn ngữ hành chính sẽ giúp cho
13


thơng tin được truyền đi chính xác, chặt chẽ về pháp lí, rõ ràng, dễ hiểu và có sức
thuyết phục cao[73]. Do đó, chuẩn mực giao tiếp hành chính cũng là một trong những
đặc trưng quan trọng của VHHCNN.
Thứ hai, một số bài báo, tạp chí nghiên cứu VHHCNN trong mối quan hệ với
CCHC, tiêu biểu bài viết: “VHHC trong CCHC hiện nay của tác giả Vũ Anh Tuấn. Bài
viết đã đưa ra cái nhìn khái qt về tồn bộ vai trị của VHHCNN trong cơng cuộc
CCHC. Đồng thời tác giả bài báo khẳng định vai trò quan trọng của VHHCNN trong
CCHC, nhất là giai đoạn hiện nay[89]. Đây là nguồn tài liệu cần thiết giúp cho tác giả

có thêm căn cứ về mặt khoa học trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bài viết “Đặc trưng
của VHHC” của tác giả Phạm Thị Hương đã chỉ ra 10 đặc trưng cơ bản của VHHCNN
và đây cũng là phát hiện khá đầy đủ về những đặc trưng của VHHCNN[51]. Từ góc
nhìn vai trò của VHHCNN, Nguyễn Văn Hậu đã đưa một số quan điểm khá mới mẻ về
văn minh giao tiếp và ứng xử trong thực thi công vụ qua bài viết “Văn minh giao tiếp
và ứng xử của bảo vệ cơ quan”[53].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu VHHCNN ở cấp độ hệ thống các tác giả
thế giới đã chỉ ra vai trò quan trọng của các giá trị VHHCNN trong hoạt động quản lý
nhà nước, trong đó nghiên cứu VHHCNN trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử cụ
thể của từng quốc gia là bối cảnh chung là HNQT và tồn cầu hóa. Tuy nhiên, ở cấp
độ nghiên cứu này, các cơng trình nghiên cứu VHHCNN ở Việt Nam còn khá mờ nhạt,
các tác giả chưa đề cập đến tầm quan trọng của hệ giá trị VHHCNN trong hoạt động
HCNN cũng như chưa gắn với bối cảnh HNQT.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu văn hóa hành chính nhà nƣớc ở cấp độ tổ chức
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Một là, các cơng trình nghiên cứu gắn với các yếu tố cấu trúc của VHTC, tiêu
biểu: các nghiên cứu đã đề cập ở trên tập trung vào các mối quan hệ giữa các giá trị và
chuẩn mực văn hóa của các tổ chức với con người trong xã hội. Tất cả trong số họ tìm
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội và VHTC. Đó là bởi vì VHTC được hình thành
khơng chỉ bởi cơng nghệ và thị trường mà cịn bởi sở thích văn hóa của các nhà lãnh
đạo hay nhân viên[163]. Những sở thích văn hóa có nguồn gốc từ q trình xã hội hóa
họ trải qua. Điều đáng chú ý là VHHCNN được đặt vào bối cảnh một tổ chức cụ thể và
là một phần của văn hóa xã hội rộng rãi. Cùng với xu hướng này, cuốn “Cultures And
Organizations”, tác giả Hofstede, G đưa ra "Thuyết tương đối” và khẳng định rằng văn
hóa khơng có tiêu chuẩn tuyệt đối để đánh giá hoạt động của các nền văn hóa khác như
"thấp" hoặc "cao quý"[135]. Bên cạnh đó Hofstede đã chỉ cấu trúc của văn hóa tổ chức
bằng sơ đồ củ hành: Biểu tượng, anh hùng, nghi thức và giá trị[136]. Đây cũng là môt
trong những căn cứ để tác giả luận án kế thừa và vận dụng đề xuất cấu trúc VHHCNN
ở 3 cấp độ.
Theo mơ hình của Allaire và Firsirotu, hệ thống văn hóa của một tổ chức là một

trong ba thành phần liên quan đến nhau, hai phần còn lại là những gì họ gọi là "hệ
thống kết cấu xã hội" và "bên cá nhân riêng lẻ”; “một hệ thống văn hóa ... thể hiện kích
thước biểu cảm và tình cảm của tổ chức trong một hệ thống chia sẻ và biểu tượng có ý
14


nghĩa biểu hiện trong thần thoại, hệ tư tưởng và các giá trị và trong nhiều hiện vật văn
hóa (nghi thức, nghi lễ và phong tục; ẩn dụ, bảng thuật ngữ, từ viết tắt, từ điển và khẩu
hiệu; Slogan, những câu chuyện, những huyền thoại và truyền thuyết về tổ chức; logo,
thiết kế, kiến trúc). Hệ thống văn hóa này được định hình bởi mơi trường xung quanh
xã hội, lịch sử của các tổ chức và các yếu tố tác động đến ngẫu nhiên cụ thể vào nó; sự
thay đổi và tiến hóa chịu ảnh hưởng của bên chi phối hiện đại và sự tương tác năng
động giữa văn hóa và các yếu tố cấu trúc”. Bên cạnh đó, văn hóa tồn tại kết cấu bao
gồm lãnh đạo, thủ tục và cá nhân với nhau trong một tổ chức phức tạp. Do đó, cấu trúc
văn hóa rất quan trọng trong việc duy trì chức năng nội bộ trong tổ chức và mối liên hệ
với bên ngoài tổ chức, tác giả cũng đã phát biểu tổ chức “cùng một lúc sáng tạo của xã
hội và sáng tạo ra ý nghĩa xã hội”[121].
Hai là, các cơng trình nghiên cứu VHTC gắn với hoạt động điều hành trong
tổ chức, tiêu biểu, Hofstede chỉ ra những đặc trưng văn hóa quốc gia trên bốn
chiều khác nhau: khoảng cách quyền lực; cá nhân so với tập thể; nam quyền/nữ
quyền và tính khơng chắc chắn[136]. Ơng lập luận rằng những khía cạnh của văn
hóa sẽ xác định việc quản lý và cơ cấu trong tổ chức. Nói cách khác trong mỗi tổ
chức đều ảnh hưởng bởi văn hóa và các vấn đề ràng buộc của văn hóa. Sự thành
cơng về kinh tế của các tiểu bang "Phát triển" đã khuyến khích các nhà khoa học
nghiên cứu về văn hóa tổ chức.
Ba là, các cơng trình nghiên cứu gắn với mối quan hệ tương tác trong nội
bộ và bên ngồi của văn hóa tổ chức: Các nghiên cứu đã đề cập ở trên tập trung
vào các mối quan hệ giữa các giá trị và chuẩn mực văn hóa của các tổ chức với
con người trong xã hội. Tất cả trong số họ tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa xã
hội và VHTC. Đó là bởi vì VHTC được hình thành khơng chỉ bởi cơng nghệ và

mơi trường mà cịn bởi sở thích văn hóa của các nhà lãnh đạo hay nhân viên[167].
Những sở thích văn hóa có nguồn gốc từ q trình xã hội hóa họ trải qua. Điều
đáng chú ý là VHHCNN được đặt vào bối một tổ chức cụ thể và là một phần của
văn hóa xã hội rộng rãi. Cuốn sách “Bureaucracy: What Government Agencies Do
And Why They Do It”, tác giả Wilson James đã nghiên cứu tìm hiểu cơ chế vận
hành tại các cơ quan Chính phủ Mỹ, bao gồm Quân đội, FBI, FCC, Cục An sinh
Xã hội và các cơ quan khác và phân tích chun sâu về những gì cách thức hoạt
động của chính phủ làm và lý giải tại sao phải hành động, cách thức nào để chính
phủ hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả [141].
Tóm lại, mặc dù nghiên cứu của luận án được xây dựng trên quan điểm lý thuyết
tương tự như nghiên cứu trước đây của Jamil,(1998); Hofstede,(1997, 2005);
Trompenaars, (1993); Tayeb, (1988); và Ouchi, (1981), Allaire, Y., and M. E. Firsirotu
(1984)… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ kế thừa và vận dụng
những thành tựu khoa học trên thế giới có chọn lọc và phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ
thể ở Việt Nam hiện nay. Mục đích của sự vận dụng và kế thừa này nhằm đóng góp
vào sự khan hiếm trong nghiên cứu về các vấn đề văn hóa trong khoa học hành chính
nói chung và VHHCNN ở cấp độ tổ chức nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
15


×