Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học địa lí lớp 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 24 trang )

1.
1.1.

PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện kỹ

năng biểu đồ cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp
9 vì biểu đồ có chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ không biểu hiện
hết. Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 giúp các em hiểu và nắm
bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Bên
cạnh đó, cịn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kĩ năng so sánh các đối tượng
địa lí và rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc học địa lí từ đó
giúp các em u thích bộ mơn hơn, say mê nghiên cứu khoa học địa lí.
Việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 cịn có khả năng bồi
dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học,
tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lí bớt khơ cứng, đồng thời giúp
người thầy có điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và các hình thức
dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng độc lập sáng
tạo của học sinh. Dựa vào biểu đồ người thầy có thể nêu ra những vấn đề cho học
sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lí và khai thác những nét đặc trưng
quan trọng của địa lí.
Khi rèn kĩ năng biểu đồ cho học sinh tốt thì những con số, những cột, đường,
miền….. khơng cịn bị khô cứng mà trở nên sống động giúp học sinh có thể phán
đốn, suy xét sự phát triển hoặc khơng phát triển của một ngành, một lĩnh vực địa lí
hoặc cả một nền kinh tế của một đất nước.
Với cách biên soạn sách giáo khoa nói chung hiện nay và sách giáo khoa Địa
lí nói riêng, thì nguồn tri thức không chỉ được thể hiện ở các bài học mà còn được
“ẩn” chứa trong các bài thực hành. Nên các bài thực hành trong sách giáo khoa
không chỉ củng cố kiến thức cũ trong các bài học trước mà còn rèn luyện cho học
sinh kỹ năng vẽ biểu đồ


Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9: gồm
có 52 tiết học thì đã có 10 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có
khoảng 13 bài tập về rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của
1


học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Thực hành kĩ năng địa
lí trong đó có kĩ năng biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập mơn
Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra một tiết, đề kiểm tra học kì, đều có hai phần lí thuyết
và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập đặc biệt chú
trọng đến phần kĩ năng địa lí mà chủ yếu là kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Thang
điểm cho phần kĩ năng thường chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 30 – 35% tổng số điểm.
Điều đó chứng tỏ rằng bộ mơn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc
cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà cịn giúp các em rèn luyện
những kĩ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kĩ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu
đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy
được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ
các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tịi thêm nội dung kiến thức
mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kĩ năng vẽ biểu đồ còn rất
yếu hoặc kĩ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Nên để đạt được điểm tối đa
của câu hỏi phần kĩ năng này lại rất khó. Ngun nhân của tình trạng này là do hiện
nay chúng ta chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách vẽ biểu đồ
cho học sinh. Mặt khác, nhiều lúc học sinh cũng gặp phải trường hợp lưỡng lự khi
chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ.
Muốn khắc phục tình trạng trên người giáo viên dạy Địa lí cũng như học
sinh khi học bộ môn này cần phải hiểu và nắm vững những yêu cầu cơ bản về cách
nhận dạng các loại biểu đồ, cách thể hiện biểu đồ, cách nhận xét và giải thích dựa
trên biểu đồ đã vẽ.
Dựa vào những kiến thức đã học từ trường sư phạm, tham khảo kinh nghiệm

của các đồng nghiệp nơi tôi công tác cùng một số tài liệu liên quan, tôi xin mạnh
dạn trình bày chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9
THCS. Trong chun đề của mình tơi muốn trình bày về cách nhận dạng và cách
vẽ một số loại biểu đồ thường gặp trong bộ môn Địa lý.
Vậy làm thế nào để học sinh có thể vẽ biểu một cách tốt nhất, để nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập môn Địa lí mà tiết học ln sinh động, hấp dẫn,
2


học sinh ln chủ động tìm tịi khám phá tri thức? Đó cũng chính là lí do tơi trình
bày một số kinh nghiệm của mình về: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh
lớp 9 trường THCS
1.2 PHẠM VI ÁP DỤNG
Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí
cho học sinh lớp 9 trường THCS “ lấy học sinh làm trung tâm’’.

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG

3


Qua nắm bắt tình hình và là người trực tiếp giảng dạy bộ mơn Địa lí ở
trường THCS bản thân tôi nhận thấy:
a. Về cơ sở vật chất
Một số trường phương tiện dạy học chưa đầy đủ, giáo cụ dạy học còn thiếu,
cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phòng học bộ mơn Địa lí một số trường chưa có .Vì
vậy phần nào khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp
giảng dạy tích cực.
b. Về phía giáo viên

Đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp,có hiểu biết sâu sắc về bộ
mơn Địa lí đã sử dụng các phương pháp dạy học mới khá tốt, khêu gợi được sự
suy nghĩ, tìm tịi tự lực của học sinh, có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các
hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng của bộ môn
Địa lí là sử dụng bản đồ, biểu đồ để khai thác kiến thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó
một số ít giáo viên chưa thực sự tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp
cũng như bài tập hay, vì vậy đã làm cho học sinh nhàm chán trong việc tham gia
bồi dưởng của mình.
c. Về phía học sinh
Với học sinh các trường ở vùng nơng thơn thì việc rèn luyện kĩ năng thực
hành Địa lí cho các em trong một bài học gặp khơng ít khó khăn: ví dụ với mọt bài
tập thực hành vẽ biểu đồ có yêu cầu phải xử lí số liệu, thì đa phần các em thực hiện
vẫn còn chậm, mất nhiều thời gian do máy tính khơng có, hoặc cịn ít trong một lớp
học, khiến cho việc so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân với
nhau cịn rất hạn chế. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hồn thành bài tập
của học sinh, bởi thơng thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét biểu
đồ đã vẽ.
Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập chuẩn bị cho bài
thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu… cịn coi nhẹ yêu cầu của bài
thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình vẽ
chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.

4


Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chịu
để ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ cách xử
lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ..
Thời gian một bài thực hành có 45 phút: có rất nhiều các bước cần thực hiện,
nhưng quan trọng nhất là việc kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh. Tuy

vậy công việc này thường được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành hết các
yêu cầu của bài tập nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sủa chữa uốn
nắn cho các em nhất là học sinh yếu.
Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp còn có rất nhiều các bài
tập thực hành vẽ biểu đồ ở nhà, nếu khơng có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời
thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này, hoặc có những lỗi sai sót
mắc phải của học sinh mà mà giáo viên khơng kịp thời phát hiện ra để giúp các em
sửa chữa.
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện giải pháp năm học: 2017-2018
Tổng
Lớp

8.0-10

số

6.5-7.9

5.0-6.4

HS

SL

%

SL

%


SL

%

133

50

37,59

42

31,58

27

44

23

52,27

13

29,55

9B

44


12

27,27

12

9C

45

15

33,33

17

Khối
9
9A

3.5-4.9
SL

%

20,3

11

8,27


5

11,36

3

27,27

13

29,55

6

6,82
13,6

37,78

9

20

2

4
4,44

0-3.4

SL

TB trở lên

%

SL

%

3

2,26

119

89,47

0

0

41

93,18

1

2,27


37

84,09

2

4,44

41

91,11

d. Nguyên nhân của thực trạng
+ Loại bài rèn kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ Địa lý là một dạng bài tập
khó vì học sinh cùng một lúc phải xử lý số liệu, vẽ và rút ra nhận xét, kết luận từ
bảng số liệu đã vẽ để rút ra kiến thức cơ bản. Trong khi đó kĩ năng của các em cịn
nhiều hạn chế nên các em không mấy hứng thú học tập.
+ Do quan niệm sai lầm của một vài học sinh về vị trí vai trị của mơn Địa lí
trong nhà trường, xem đó là mơn học phụ nên tham gia bồi dưởng một cách qua
loa, chiếu lệ, tham gia bồi dưởng cho có nên khơng chú trọng quan tâm đến việc tự
rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho mình.
5


+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, phòng học bộ mơn của nhà trường
cịn thiếu đặc biệt là lược đồ, biểu đồ Địa lý nên giáo viên và học sinh cịn gặp
nhiều khó khăn trong việc bồi dưởng của giáo viên.
+ Mặc dầu trường đóng trên địa bàn thuận lợi, trình độ dân trí cao, hoạt động
kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm đến
việc học tập của con cái mà chủ yếu giao khốn phó mặc cho giáo viên bồi dưởng,

nhà trường.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
-Muốn rèn luyện kĩ năng biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS thì
việc đầu tiên phải rèn cho hoc sinh kĩ năng đọc, hiểu biểu đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ,
kĩ năng nhận xét, giải thích biểu đồ.
-Kĩ năng biểu đồ xuất phát từ tri thức vì vậy việc dạy tri thức tối thiểu về
biểu đồ là rất cần thiết.
-Tri thức biểu đồ giúp các em giải mã được các hình vẽ như đường, cột, trịn,
đường biểu diễn ….hoặc những con số khơ cứng trong biểu đồ trở nên sống động
và có ý nghĩa. Đồng thời giúp các em xác lập được mối quan hệ giữa các con số,
các đường, các cột… trong biểu đồ. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lý mới ẩn
chứa trong biểu đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức biểu đồ là chưa đủ mà
cần phải có cả những tri thức địa lý khác.
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau, vì
vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể
hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể
hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ
thích hợp nhất. :
2.2.2.1. BIẺU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN
Loại biểu đồ này thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát
triển của một hiện tượng qua thời gian.
6


Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ, chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác.
+ Trục tung thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị
cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, sản lượng, tỉ lệ ...)

+ Trục hoành thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời
gian ghi trong bảng số liệu.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao
của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực
quan và mĩ thuật.
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính tốn và
đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục
ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu
đồ)
Lưu ý:
Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần
dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
Nếu phải nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác
nhau thì phải tính tốn để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác
nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối - với cùng đơn vị thống nhất là: %).
Bước 5: Nhận xét, phân tích hoặc giải thích
+ Nhận xét khái quát
+ Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng
minh)
+ Động thái phát triển theo thời gian ( Số liệu, tăng, giảm bao nhiêu, tốc độ
tăng…)
+ Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học, giải thích những ý nghĩa và
nhận xét (Quan sát biểu đồ, lấy ví dụ)
* VÍ DỤ MINH HỌA :
Ví dụ:

Bài 10: THỰC HÀNH

7



Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân
theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng (%) đàn gia súc, gia cầm qua các năm
1990 đến 2002.
Năm
1990
1995
2000
2002
Bước 1: Kẻ 2

Trâu
Bị
Lợn
Gia cầm
100
100
100
100
103.8
116.7
133
132.3
101.5
132.4
164.7
182.6
98.6

130.4
189
217.2
trục tọa độ Ox và Oy vng góc với nhau. Trục Ox (trục

ngang) thể hiện các mốc thời gian (các năm ). Trục Oy (trục đứng) thể hiện các số
liệu về chỉ số tăng trưởng ( % )
Lưu ý: Trong bài này giáo viên lưu ý học sinh lấy gốc của hệ trục tọa độ là
100%
Khoảng cách các năm phải đều, đúng
Mỗi năm có thể kẻ một đường chì mờ thẳng lên để dễ dàng đánh dấu số liệu như
trong bảng đã cho.
Bước 2: Chia thang giá trị: Trong biểu đồ, khoảng cách năm là bằng nhau .
Chú ý chia khoảng cách cho tương ứng với khoảng cách giữa các năm.
Bước 3: Tiến hành vẽ (Mỗi năm có thể vẽ bằng 1 màu mực khác nhau hoặc
khác nhau bằng nét đứt quảng)
Bước 4: Tên biểu đồ.
Chú giải: riêng thành bảng chú giải, cũng có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ
Bước 5: Quan sát biểu đồ kết hợp bảng số liệu để nhận xét:
Nhận xét tổng quát chỉ số của vật nuôi nào tăng, giảm bao nhiêu trong từng
giai đoạn. Giai đoạn nào nhanh nhất hoạc chậm nhất. Trong cả thời kì tăng hay
giảm. Giải thích tại sao.
Ở đây học sinh cần giải thích đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất vì đây
là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu thịt trứng tăng nhanh. Giải quyết tốt
nguồn thức ăn cho chăn ni. Hình thức chăn ni đa dạng, chăn ni theo hình
thức cơng nghiệp ở hộ gia đình.
8


Đàn bị tăng nhẹ, đàn trâu khơng tăng (học sinh cần đưa ra số liệu dẫn

chứng). Chủ yếu nhờ cơ giới hóa trong nơng nghiệp nên nhu cầu sức kéo của trâu,
bị trong nơng nghiệp đã giảm xuống. Song đàn bị đã được chú ý chăn ni để
cung cấp thịt và sữa.

Biểu đồ: Sự tăng trưởng (%) đàn gia súc, gia cầm
giai đoạn 1990 - 2002.
2.2.2.2. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT :
Loại biểu đồ này thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn
giữa các đại lượng hơn cả.
* Dấu hiệu nhận biết :
- Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
Thường dựa vào các gợi ý trong đề bài như: số lượng, sản lượng, so sánh, …
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm nên trục ngang thay vì
đơn vị là “năm” thì được thay thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm”,

- Đơn vị có dấu: “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km2,…
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vng góc cho cân đối giữa hai trục.
9


+ Trục tung thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị
cao nhất trong bảng số liệu. Ghi rõ đơn vị (nghìn tấn, tỉ đồng...) và phải cách đều
nhau.
+ Trục hoành thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: khoảng thời gian giữa
các năm phải lưu ý để xem coi là chia đều hay khơng đều.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao
của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực
quan và thẫm mỹ.
Bước 3: Vẽ theo đúng trình tự bài cho, khơng được tự ý sắp xếp từ thấp tới
cao hoặc ngược lại, trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký
hiệu và lập bản chú giải, ghi tên biểu đồ.
Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các
cột phải bằng nhau..
Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo u cầu của đề bài.
* VÍ DỤ MINH HỌA :
* Biểu đồ cột đơn
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích ni trồng
thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và
nêu nhận xét
Các tỉnh Đà
thành phố Nẵng

Quảng Quảng Bình
Nam
Ngãi
Định

Phú
Yên

Khánh Ninh
Bình
Hịa
Thuận Thuận

Diện tích
(nghìn
0.8
ha)


5.6

2.7

6.0

1.3

4.1

1.5

1.9

Bước 1: Khi học sinh làm bài tập này giáo viên lưu ý học sinh:
+ Cần dựa vào bảng số liệu đã cho, xem số liệu thấp nhất là bao nhiêu? ( 0,8 nghìn
ha); cao nhất là bao nhiêu? ( 6,0 nghìn ha)  Như vậy học sinh có thể chia cột đơn
vị từ 0  6 nghìn ha.

10


Bước 2: Tiến hành vẽ.
+ Trục dọc sẽ thể hiện đơn vị nghìn ha. trục ngang là tên các tỉnh, thàn phố.
+ Mỗi tỉnh, thành phố sẽ dựng được một cột theo số liệu đã cho.

Biểu đồ: Diện tích ni trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ năm 2002
Bước 3: Nhận xét Sau khi vẽ xong học sinh phải biết nhận xét tỉnh, thành phố nào

có diện tích ni trồng thủy sản nhiều nhất, ít nhất hơn hoặc kém nhau bao nhiêu.
Lưu ý : Trong q trình vẽ biểu đồ cột đơn khơng cần bảng chú giải
* Biểu đồ thanh ngang
Ví dụ: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003
Các tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đăk Lăk

Lâm Đồng

Độ che phủ rừng (%)

64

49,2

50,2

63,5

Ở bài này Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thanh ngang.
Bước 1:

11



+ Cần dựa vào bảng số liệu đã cho, xem số liệu thấp nhất là bao nhiêu? ( 49,2 %);
cao nhất là bao nhiêu? ( 64%)  Như vậy học sinh có thể chia cột đơn vị từ 0 - 70
%.
+ Trục dọc sẽ thể hiện các tỉnh. trục ngang là %
Bước 2: Chia giá trị của 2 cột sao cho phù hợp với bảng số liệu
Bước 3: Tiến hành vẽ biểu đồ dưới sự hướng dẫn của Gv.
Bước 4: Sau khi vẽ xong nhận xét.
Lưu ý: Biểu đồ thanh ngang này thì khơng cần bảng chú giải.
* Biểu đồ cột ghép.
Ví dụ: Cho bảng số liệu.
Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sơng Hồng
và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn)
Sản lượng

Đồng bằng sông Đồng bằng sông Cả nước

Cửu Long
Hồng
Cá biển khai thác 493.8
54.8
1189.6
Cá nuôi
283.9
110.9
486.4
Tôm nuôi
142.9
7.3
186.2
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng

bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước (cả nước 100%)
Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu của đề bài để chọn biểu đồ thích hợp. Từ bảng số liệu tuyệt
đối chuyển sang bảng số liệu tương đối.
Sản lượng cá biển khai thác của vùng
% của cá biển khai thác =

*100%
Tổng sản lượng cá biển khai thác của cả nước

Tương tự đối với cá nuôi và tôm nuôi.
Sau khi tính tốn ta được bảng số liệu mới
Sản lượng (%)
Cá biển khai thác
Cá nuôi
Tôm nuôi

Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng

41.5
58.4
76.7

4.6
22.8
3.9

12

Cả nước


100
100
100


Bước 2: Chọn biểu đồ phù hợp. Đối với bảng số liệu này có thể vẽ biểu đồ cột
chồng hoặc biểu đồ cột ghép. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cột ghép
-

Trục tung %, trục hoàng các ngành thủy sản.

Bước 3: Tiến hành vẽ biểu đồ

Tình hình khai thác, ni trồng thủy sản của vùng Đơng bằng sông Cửu Long,
Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002
Bước 4: Nhận xét biểu đồ.
- Sản lượng của cả ba ngành thủy sản trong mỗi vùng. Ngành nào chiếm sản lượng
lớn nhất, nhỏ nhất?
- So sánh sản lượng của từng ngành thủy sản ở 2 vùng và với cả nước.
- Vùng nào có sản lượng thủy sản lớn nhất? So sánh với cả nước
Kết luận:
* Biểu đồ cột chồng:
Với ví dụ trên tơi sẽ hướng dẫn Hs vẽ biểu đồ cột chồng dựa vào bảng số liệu
tương đối.
13


Bước 1; Kẽ trục tọa độ trục tung thể hiện giá trị % trục hoành thể hiện các ngành
thủy sản
Bước 2: Chọn tỉ lệ phù hợp. Độ cao của mỗi trục bằng nhau và bằng 100%, độ rộng

của các trục bằng nhau. Khoảng cách của các trục bằng nhau
Bước 3: Tiến hành vẽ lần lượt các ngành thủy sản của mội vùng. Vẽ đến đâu thiết
lập bảng chú giải đến đó. Tên biểu đồ

Tình hình khai thác, ni trồng thủy sản của vùng Đông bằng sông Cửu Long,
Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002
Lưu ý: Khi vẽ kí hiệu chú giải vào biểu đồ cột không được vẽ kí hiệu bằng các
đường kẽ dọc hoặc kẽ ngang vì như vậy sẽ không thể phân biệt được độ cao hoặc
độ rộng của cột
2.d. Biểu đồ kết hợp
Khi vẽ biểu đồ này cần thể hiện rõ nhất mối tương quan giữa hai loại biểu đồ
được kết hợp. Với loại biểu đồ này mức độ khó phức tạp hơn. Trong các bài tập
thực hành địa lý lớp 9 ít được nói tới, sông giáo viên nên gới thiệu cho học sinh để
củng cố, nâng cao kĩ năng vẽ biểu đồ cho các em

14


Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng
cà phê nước ta thời kì 1980 - 1998
Bước 1: Xữ lí số liệu biểu đồ đường và biểu đồ cột thường có mối quan hệ nhất
định với nhau vì vậy khơng cần xữ lí số liệu
Bước 2: Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên ta phải dùng 2
cột trục tung để thể hiện các đơn vị ( như dân số, sản lượng hoặc diện tích, sản
lượng….)
Kẽ trục tọa độ vng góc gồm: hai trục tung hai bên thể hiện diện tích và sản
lượng, trục hồnh ở giữa thể hiện thời gian (năm)
- Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho phù hợp như: tỉ lệ %, độ rộng của cột
và khoảng cách giữa các năm.
Chú ý: Khi vẽ biểu đồ đường kết hợp cột tuyệt đối không tô đậm hoặc dùng bút

ngòi to để vẽ đường biểu diễn như vậy sẽ mất độ chính xác.

Biểu đồ: Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê nước ta thời kì 1980 - 1998
2.2.2.3. BIỂU ĐỒ TRÒN :
15


Biểu đồ tròn thường được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
* Dấu hiệu nhận biết :
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đờ tròn …”
- Trong đề có cụm từ: “cơ cấu/tỉ lệ” hay “tỉ trọng so với toàn phần”
*Phương pháp chung :
Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như: tỉ đồng, triệu
người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: %).
Chẳng hạn đề bài cho số liệu liên quan đến giá trị của các ngành kinh tế thì áp
dụng theo cơng thức sau
Tính bảng cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:
Giá trị từng ngành
% ngành =

x 100%
Tổng số

Nếu đề ra yêu cầu vẽ hình tròn đôi có bán kính khác nhau thì sau khi xử lý số liệu
phải tính thêm góc ở tâm
Bước 2: Xác định bán kính của hình trịn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để
đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
Biểu đồ cho bán kính trước thì hướng dẫn học sinh dùng thước chia mm kẻ đường
bán kính trước, sau đó dùng compa quay theo bán kính đó.
Nếu đề ra u cầu vẽ hình tròn đơi có bán kính khác nhau thì áp dụng theo công

thức sau để tính bán kính
Với :
R
2=

n = tổng số năm sau : tổng số năm đầu .

R
1

n

Bước 3: Chia hình trịn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành
phần theo trong đề ra.
16


Lưu ý: Tồn bộ hình trịn là 360

0

tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng

vơí 3,6 0 trên hình trịn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt
vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay
ngắn, rõ ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ và nên
ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên
biểu đồ.
Bước 5 Nhận xét :

- Khi chỉ có một vịng trịn: Ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ, sau đó so sánh.
- Khi có từ hai vịng trịn trở lên:
+ Trước tiên cần nhận xét tăng hay giảm trước. Nếu có ba vịng trịn trở lên thì
thêm liên tục hay khơng liên tục, tăng giảm bao nhiêu ?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba…của các yếu tố trong từng năm.
+ Cuối cùng cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* VÍ DỤ MINH HỌA :
*

Biểu đồ hình tròn đơn (Dạng đơn giản ): Biểu đồ đất VN

Cho bảng số liệu dưới đây
Cơ cấu các nhóm đất chính trên phần lãnh thổ đất liền của nước ta
Nhóm đất

Tỷ lệ ( diện tích đất liền)

Đất mùn núi cao

11%

Đất Fe ralit đồi núi thấp

65%

Đất phù sa

24%

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính

b. Nhận xét và giải thích

17


Biểu đồ: Cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta
* Nhận xét và giải thích:
- Đất của nước ta đa dạng, được phân thành ba nhóm đất chính là : Đất mùn núi
cao, đất Fe ralit đồi núi thấp, đất phù sa. Nguyên nhân: do nước ta có sự đa dạng về
đá mẹ, địa hình, khí hậu ….
- Các nhóm đất đồi núi chiếm 76% diện tích lãnh thổ đất liền, riêng nhóm đất đồi
núi thấp chiếm 65% diện tích. Ngun nhân: do ¾ diện tích đất liền là đồi núi, chủ
yếu là đồi núi thấp .
Biểu đồ hình tròn đơi có bán kính khác nhau
Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GDP phân theo ngành kinh tế ở nước
ta ( đơn vị : tỉ đồng).
Khu vực

Năm 1993

Năm 2000

Nông – lâm – ngư nghiệp

40.769

63.717

Công nghiệp – xây dựng


39.472

96.913

Dịch vụ

56.303

113.036

18


Tổng số

136.571

273.666

*Đối với dạng bài này khi thực hiện cần chú ý:
- Bảng cơ cấu – Góc ở tâm
Năm 1993
Khu vực

%

Năm 2000
Góc ở tâm

%


Góc ở tâm

Nơng – lâm – ngư nghiệp 29,9

107,64

23,3

83,88

Cơng nghiệp – xây dựng

28,9

104,04

35,4

127,44

Dịch vụ

41,2

148,32

41,3

148,68


Tổng số

100

3600

100

3600

- Tính bán kính đường trịn
Giả sử cho R

R
2 = 20 mm,

=

273.666 : 136.571

2 = 20

Biểu đồ :

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ trọng sản phẩm trong nước của nước ta năm 1993 và
2000
- Nhận xét:
-Tỉ trọng cơ cấu sản phẩm trong nước của nước ta năm 1993 và 2000 có sự thay
đổi:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm : 6,6 %
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng : 6,5 %
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng :
0,1 %
19


- Giải thích: Do q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , chuyển từ một
nước nơng nghiệp sang một nước công nghiệp
2.2.2.34. BIỂU ĐỒ MIỀN
Bước 1. Nhận biết trong trường hợp vẽ biểu đồ miền :
- Trường hợp vẽ biểu đồ miền: chuỗi số liệu thể hiện trong nhiều năm.
- Trường hợp số liệu tương tự nhưng ít năm hơn: Vẽ biểu đồ hình trịn.
- Khơng vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải theo các năm.
Bước 2. Cách vẽ :
- Biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100% . ( Để thuận lợi trong việc
vẽ biểu đồ, GV hướng dẫn học sinh cần lấy chiều cao trục tung là 10 cm  1mm
ứng với 1% )
- Trục hoành là các năm ( khoảng cách giữa các vạch chỉ năm dài hay ngắn phải
tương ứng với khoảng cách giữa các năm )
- Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu Nông, lâm, ngư đến Công nghiệp – xây dựng
- Xác định chỉ tiêu đến đâu, kẻ vạch đến đó để tránh sự nhầm lẫn .
Bước 3: Sử dụng kí hiệu.
- Lập bảng chú giải riêng.
Bước 4: Nhận xét biểu đồ:
Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông lâm ngư,
tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể
Ngành nông lâm ngư giảm 17,7% trong giai đoạn từ 1990 đến 2005
Công nghiệp tăng 18,3%.
Dịch vụ tăng giảm khơng đều

VÍ DỤ MINH HỌA: Bài 16 (SGK): Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
nước ta thời kì 1991 -2002 .
Khu vực kinh tế

1991

1995

1997

1999

2001

Tổng số (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông – lâm – ngư nghiệp

40,5


27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

Công nghiệp – xây dựng

23,8

28,8

32,1

34,5

38,1

38,5

Dịch vụ

35,7

44,0


42,1

40,1

38,6

38,5

20

2002


Biểu đồ: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kì 1991 -2002.
Tóm lại trong các bài tập về vẽ biểu đồ người giáo viên phải thực hiện tốt các
bước hướng dẫn, người học sinh phải thực hiện tích cực chủ động theo các bước
của người thầy thì chắc chắn bài tập sẽ đạt kết quả cao.
* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm dạy học theo phương pháp mới vào
giảng dạy trực tiếp môn Địa lí 9 năm học 2018 - 2019 thu được kết quả sau:
Bảng số liệu điều tra sau khi áp dụng
Lớp
Khối
9
9A
9B
9C

Tổng
số HS


8.0-10

6.5-7.9

5.0-6.4

3.5-4.9
SL

%

0-3.4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

121


77

63,64

25

20,66

13

10,74

6

4,96

0

41
39
41

28
28
21

68,29
71,79
51,22


4
10
11

9,76
25,64
26,83

6
1
6

14,63
2,56
14,63

3
0
3

7,32
0
7,32

0
0
0

TB trở lên


%

SL

%

0

115

95,04

0
0
0

38
39
38

92,68
100
92,68

- Về kiến thức : tạo được sự hứng thú học tập của học sinh, học sinh hoạt
động tích cực, chủ động trong tiết học, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng
và chắc chắn.
- Về kĩ năng : Kĩ năng trực quan, tư duy phân tích, tổng hợp, nhận biết và vẽ
biểu đồ cùng như nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh được nâng cao và hồn thiện
hơn. Qua đó hình thành và nâng cao kỹ năng phân tích xử lí biểu đồ, lược đồ địa lí

21


ở học sinh. Đồng thời học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực
tiễn một cách dễ dàng và có hiệu quả.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa
Mặc dù, vấn đề rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho Hs lớp 9 cịn gặp khơng ít khó
khăn trong giảng dạy do một số yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Nhưng
qua áp dụng thực tế trong công tác giảng dạy tại trường THCS, tôi thấy việc rèn
luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho Hs lớp 9 trong dạy học Địa lí là rất cần thiết, phù hợp
với đặc thù bộ mơn, có tính ứng dụng cao (không chỉ áp dụng giảng dạy trong
trường Trung học cơ sở mà cịn có thể áp dụng cho cả trung học phổ thơng). Vì nó
rất phù hợp với nội dung, chương trình sách giáo khoa cũng như trước yêu cầu của
của sự đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục như hiện nay và có thể áp
dụng cho tất cả các địa phương. Là một giáo viên ln tâm huyết với nghề tơi
mong được đóng góp chút ít kinh nghiệm của mình trong cơng tác giảng dạy bộ
mơn Địa lí. Tuy cịn mang tính chủ quan, nhưng tôi tin rằng đề tài này sẽ là những
kinh nghiệm quý báu cho giáo viên chuyên ngành Địa lí. Vì khi giáo viên đã có
một số kĩ thuật rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho Hs thì sẽ làm cho bài giảng Địa lí
trở nên thật sự sinh động, hấp dẫn, lơi cuốn, kích thích được tính tích cực, tự giác
trong học tập của học sinh.
Việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả những kĩ thuật đó còn phụ thuộc vào
từng giáo viên, từng điều kiện và mơi trường cụ thể mà chọn hình thức nào cho phù
hợp nhất.
Qua quá trình áp dụng các giải pháp nêu trên vào quá trình dạy học ở trường
THCS bản thân rút ra được một số kinh nghiệm sau :
Đối với giáo viên :
- Để dạy học theo hướng áp dụng phương pháp dạy học tích cực, trước hết
bản thân mỗi giáo viên tham gia dạy học phải hứng thú, đam mê bộ mơn vì khi có

hứng thú mới say mê công việc, đi sâu nghiên cứu, cải tiến phương pháp càng tích
cực và tiến bộ hơn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà, sau đó giáo viên kiểm tra
sự chuẩn bị của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cũng cần động viên, tuyên dương và
khuyến khích những học sinh có cách làm hay. Đồng thời có bài tập nâng cao để
phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của từng đối tượng học sinh .
- Luôn học hỏi đồng nghiệp đi trước, trau dồi kiến thức, nâng cao chun
mơn nghiệp vụ của mình .
- Chú trọng việc cũng cố và phát triển ở học sinh các kĩ năng : Kĩ năng phân
tích bảng số liệu thống kê, kỉ năng nhận biết biểu đồ, kĩ năng xác lập mối liên hệ
nhân quả, đặc biệt là kĩ năng phân tích biểu đồ địa lí .
- Tạo được niềm tin, sự hứng thú, ham mê của học sinh trong trong các bài
thực hành
22


Đới với học sinh:
- u thích, say mê hứng thú học tập bộ mơn Địa lí .
- Có đầy đủ các phương tiện học tập : Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản
đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, sách nâng cao có nội dung liên quan đến kiến
thức bồi dưỡng .
- Biết cách học tập, hợp tác với bạn để tìm ra kiến thức mới .
- Ln tìm tòi phát hiện những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống có
liên quan đến kiến thức Địa lí .
Trên đây là tồn bộ phần trình bày nội dung đề tài của cá nhân tơi. Trong
q trình thực hiện và trình bày chắc chắn vẫn đang cịn nhiều hạn chế nên tơi rất
mong được sự góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp để tơi bổ sung và hồn thành
tốt cơng tác giảng dạy của mình

TÀI LIỆU THAM KHẢO


23


1. Sách giáo khoa Địa lí 9- Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Vũ Như Vân, Phạm
Thị Sen, Phí Cơng Việt.
2. Sách giáo viên Địa lí 9- Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Vũ Như Vân, Phạm
Thị Sen, Phí Cơng Việt.
3.Sách Đổi mới dạy học Địa lý Trung học cơ sở - Nguyễn Đức Vũ (chủ biên) Phạm Thị sen
4. Sách Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Địa lí 9 Nguyễn Trọng Đức Phạm Thị Sen– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ- Tác giả Trần Văn Quang - Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
6. Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9
7. Sách giáo khoa Địa lí 12 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012
8. Hướng dẫn học và ôn tập Địa lí THCS - Đặng Văn Đức
9.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí - Bộ Giáo dục và
Đào Tạo.
10. Tuyển chọn những bài luyện thực hành kĩ năng mơn Địa lí - Đỗ Ngọc Tiến- Phí
Cơng Việt.
11. Phương pháp rèn luyện kĩ năng biểu đồ mơn Địa lí 9 – Mai Phú Thanh .

24



×