Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kiến thức và nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của nó lên sức khoẻ của sinh viên đại học y dược tphcm năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 95 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KIẾN THỨC VÀ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN SỨC KHOẺ CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM NĂM 2017

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Đăng
ThS.Huỳnh Thị Hồng Trâm

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2018
1
.


.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KIẾN THỨC VÀ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ


HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN SỨC KHOẺ
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM NĂM
2017

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2018

2
.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 9
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 11
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................... 12
1.1

Khái niệm Biến đổi khí hậu: ....................................................................... 12

1.2

Nguyên nhân Biến đổi khí hậu.................................................................... 13


1.2.1.

Nguyên nhân do tự nhiên: ............................................................. 13

1.2.1

Nguyên nhân do con người: .......................................................... 13

1.3. Tác hại của Biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người. ........................... 15
1.3.1. Bệnh do ơ nhiễm khơng khí: .................................................................. 15
1.3.2.Bệnh do thời tiết cực đoan và ảnh hưởng do nhiệt độ cực đoan: ............ 16
1.3.3. Bệnh do thực phẩm-An ninh lương thực:............................................... 17
1.3.4. Chất lượng nguồn nước: ......................................................................... 18
1.3.5. Vec-tơ truyền bệnh: ................................................................................ 18
1.4.Tác hại của biến đổi khí hậu trên Thế Giới và Việt Nam............................... 19
1.5 Một số học phần về sức khỏe môi trường của sinh viên học tại trường y về
BĐKH: .................................................................................................................. 21
1.6 Một số nghiên cứu về nhận thức của BĐKH trên thế giới và Việt Nam: ..... 21
1.6.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới: ............................................................ 21
1.6.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam: ........................................................... 23
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................................... 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 25
2.2.1. Dân số mục tiêu: ..................................................................................... 25
2.2.2. Dân số chọn mẫu: ................................................................................... 25
3
.


.


2.2.3 Cỡ mẫu: ................................................................................................... 25
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu: ................................................................................ 25
Bảng 2.1: Tổng số sinh viên của các lớp tại khoa YTCC: ............................... 26
2.2.5.Tiêu chí đưa vào và loại ra: ..................................................................... 26
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa:.................................................................... 26
2.3. Xử lý dữ kiện: ................................................................................................ 26
2.3.1 Liệt kê và định nghĩa biến số chính/biến số khác: .................................. 26
2.3.1.1

Biến số nền: ................................................................................... 26

2.3.1.2. Biến số biến đổi khí hậu và sức khỏe .............................................. 28
2.3.2 Dàn ý liên hệ giữa các biến số:................................................................ 36
2.4. Thu thập dữ kiện: ........................................................................................... 37
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện:............................................................... 37
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện: ...................................................................... 37
2.4.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin: .................................................................. 37
2.5 Phân tích dữ kiện ............................................................................................ 38
2.5.1 Số thống kê mơ tả .................................................................................... 38
2.5.2 Số thống kê phân tích .............................................................................. 38
2.6. Nghiên cứu thử: ............................................................................................. 39
2.7. Y đức. ............................................................................................................ 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 40
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................ 40
3.2 NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................... 42
3.3 NHẬN THỨC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE:
.............................................................................................................................. 45
3.4 NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG: ...... 52
3.5 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: ........................ 55

3. 6 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ BĐKH VỚI ĐẶC TÍNH MẪU
NGHIÊN CỨU. .................................................................................................... 62

4
.


.

3.7 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN
SỨC KHOẺ VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU (n=525). .......................... 64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 67
4.1 ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................. 67
4.2 NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................... 69
4.3 NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE ........... 69
4.4 NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG ....... 71
4.5 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ......................... 72
4.6 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ BĐKH VỚI ĐẶC TÍNH MẪU
NGHIÊN CỨU. .................................................................................................... 74
4.7 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN
SỨC KHOẺ VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU ......................................... 75
4.8 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ .................................................................. 76
4.9 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU .......... 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU KHAM KHẢO........................................................................................ 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85

5
.



.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BĐKH: Biến đổi khí hậu
KT-XH: Kinh tế xã hội
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
YHDP: Y học Dự phịng
YTCC: Y tế cơng cơng
Tiếng Anh
GDP: Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm nội địa
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu
PM: Particulate matter – Chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng)
UNICEF: United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới.

6
.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng số sinh viên của các lớp tại khoa YTCC
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=525): .......................................... 40
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. (n=525) (tiếp theo) ........................ 41
Bảng 3.2 Những nhận định về BĐKH (n=525)........................................................ 43

Bảng 3.3 Nhận thức về biến đổi khí hậu (n=525) .................................................... 44
Bảng 3.4 Tác động của BĐKH đến sức khỏe (n=525):............................................ 45
Bảng 3.5 Các vấn đề sức khỏe liên quan đến BĐKH (n=525): ............................... 47
Bảng 3.6 Các nhóm người dễ bị tổn thương bởi BĐKH (n=525): ........................... 48
Bảng 3.7. Mức độ đồng ý trong vòng 20 năm tới, tác động sức khỏe do BĐKH ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, Việt Nam và Thế giới. (n=525):.................... 50
Bảng 3.8. Nhận thức tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe (n=525)............. 51
Bảng 3.9 Trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng: (n=525) ........................................ 52
Bảng 3.9 Trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng (n=525): (tiếp theo) ....................... 53
Bảng 3.10 Nhận thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng (n=525): ................. 54
Bảng 3.11 Lượng thơng tin sẵn có(n=525): ............................................................. 55
Bảng 3.12 Nhận thức giá trị các nguồn thông tin (n=525) ....................................... 56
Bảng 3.13 Nguồn thông tin: (n=525): ...................................................................... 57
Bảng 3.14 Nguồn lực quan trọng để đáp ứng đầy đủ các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức
khoẻ cộng đồng do BĐKH (n=525): ........................................................................ 58
Bảng 3.15. Nhu cầu về giáo dục và đào tạo (n=525): .............................................. 59
Bảng 3.15 Nhu cầu về giáo dục và đào tạo (n=525): (tiếp theo).............................. 60
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu
(n=525). .................................................................................................................... 62
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu
(n=525) (tiếp theo) .................................................................................................... 63

7
.


.

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe với
đặc tính mẫu nghiên cứu (n=525). ............................................................................ 64

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe với
đặc tính mẫu nghiên cứu (n=525). (tiếp theo) .......................................................... 66

8
.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã nổi lên như một trong những vấn đề môi trường
nghiêm trọng đe dọa sức khỏe cộng đồng. Bảo vệ sức khỏe từ những tác động của
BĐKH được nhận thấy là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỉ 21. Thiên
tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế
giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có
và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng
đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng
ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn
đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn
nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ
thống KT-XH trong tương lai.[2]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyền
nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Có sự phát sinh,
phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng là A-H5N1 và A-H1N1, sốt rét quay
trở lại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành trên nhiều địa
phương. BĐKH ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người bằng nhiều cách,
đặc biệt là tăng sự phân bố và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm thông qua vật
trung gian truyền bệnh, bao gồm sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, vi-rút Zika và tay chân
miệng, ký sinh trùng, và các bệnh liên quan đến stress nhiệt, làm tăng tổn thất về
người, vật nuôi và tài sản. Sau các trận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm

lượng nước sinh hoạt trong gia đình cũng như điều kiện vệ sinh, thiệt hại trong sản
xuất lương thực, đa dạng sinh học và các chức năng hệ sinh thái [33]. Sự thiếu hụt
nguồn nước sinh hoạt liên quan đến khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vệ sinh cá
nhân và vệ sinh môi trường, tăng tiêu chảy, các bệnh về da và mắt [30].
Theo đánh giá của UNICEF – Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2012 và báo
cáo của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft (Anh) năm 2010, Việt Nam xếp thứ 13
trong 170 quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vịng 30 năm tới và là
một trong 16 nước có nguy cơ cực đoan[15, 36]. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng
20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
9
.


.

Theo tính tốn, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển
có thể dâng 1m vào năm 2100[5] .
Bởi vì BĐKH tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân, nên lực lượng nhân
viên y tế đóng vai trị quan trọng trong việc điều trị và dự phòng các tác động của
BĐKH lên sức khoẻ, cũng như thúc đẩy khả năng ứng phó, giảm nhẹ và thích nghi
với BĐKH của cộng đồng. Theo khuyến cáo của Liên Minh Lao Động Sức Khoẻ
Toàn Cầu, việc phát triển lực lượng nhân viên y tế đủ khả năng để ứng phó với BĐKH
đã trở thành một vấn đề cấp thiết. Điều này cũng được thể hiện rõ trong diễn đàn Sức
Khoẻ diễn ra tại Geneva năm 2008. Tổ chức Y Tế Thế Giới hiện nay cũng đang tăng
cường các phương cách để có thể lồng ghép việc đào tạo BĐKH và sức khoẻ trong
các chương trình đào tạo nhân viên y tế tại các nước đang phát triển [13]. Một số
nghiên cứu ở các nước trên thế giới chỉ ra rằng sinh viên y khoa và nhân viên y tế thì
có nhận thức tương đối về tác động của BĐKH lên sức khoẻ, nhưng họ cảm thấy chưa
sẵn sàng và đủ năng lực để điều trị và dự phòng các tác động lên sức khoẻ của BĐKH,

cũng như khả năng giúp cộng đồng ứng phó, giảm nhẹ và thích nghi với các
BĐKH.[27]
Cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát kiến
thức và nhận thức về BĐKH và tác động của nó lên sức khoẻ dành cho sinh viên y
khoa, và sinh viên ngành khoa học sức khoẻ mà đặc biệt là sinh viên y khoa Y tế công
cộng, là lực lượng chính trong việc điều trị, dự phịng các tác động của BĐKH lên
sức khoẻ trong tương lai. Do đó, nghiên cứu “kiến thức, nhận thức về BĐKH tác động
lên sức khỏe của sinh viên đại học y dược TP.HCM” được thực hiện là điều cần thiết
với mong muốn sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các sinh viên về tác động của
BĐKH lên sức khoẻ và chuẩn bị cho sinh viên khả năng sẵn sàng ứng phó với BĐKH.

10
.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ sinh viên khoa YTCC, đại học Y Dược TP.HCM có nhận thức về BĐKH
và nhận thức về tác động của BĐKH đến sức khỏe năm 2018 là bao nhiêu? Có mối
liên quan giữa nhận thức về BĐKH và nhận thức về tác động của BĐKH đến sức
khoẻ của sinh viên với các đặc tính của mẫu nghiên cứu hay không? Nhận thức về
trách nhiệm, sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với BĐKH của sinh viên? Nguồn thơng
tin tiếp cận hiện nay có đáp ứng đầy đủ các kiến thức về BĐKH cho sinh viên hay
chưa?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu chung:
Xác định tỉ lệ sinh viên khoa YTCC, đại học Y Dược TPHCM năm 2018 có nhận
thức đúng về BĐKH và nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe, nhận

thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với BĐKH của sinh viên và các
yếu tố liên quan đến nhận thức của sinh viên.
 Mục tiêu cụ thể:


Xác định tỉ lệ sinh viên có nhận thức về BĐKH và tác động của BĐKH lên sức
khoẻ.



Xác định mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu



Xác định mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khoẻ với
đặc tính mẫu nghiên cứu.



Xác định tỉ lệ sinh viên có nhận thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng ứng
phó với BĐKH.



Xác định tỉ lệ các nguồn thơng tin tiếp cận chủ yếu của sinh viên về BĐKH và
tác động của nó đến sức khoẻ.

11
.



.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu:
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong
báo cáo lần thứ Tư năm 2007 [20]: biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái
của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến
động về các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là
hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
Mực nước biển dâng cao: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên
tồn cầu, trong đó khơng bao gồm triều cường, nước dâng do bão… Nước biển dâng
tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự
khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.[1]
Nóng lên tồn cầu: Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh đi tồn cầu là
các xu thế nóng lên và lạnh đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó.
Tuy nhiên, thuật ngữ này thường để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khí
nhà kính tích tụ trong khí quyển.[1]
Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng bức xạ hồng ngoại (bức xạ sóng dài) của tất cả
các thành phần hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển. Do bức xạ sóng ngắn của
Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu nóng
lên và có khả năng phát xạ sóng dài trở lại bầu khí quyển. Nhưng chỉ có một phần
lượng bức xạ từ mặt đất có thể thốt ra ngồi khơng trung sau khi đi qua được bầu
khí quyển. Phần cịn lại bị một số chất khí trong bầu khí quyển hấp thụ bức sóng dài
từ trái đất được gọi là “khí nhà kính”.Trong tự nhiên, hiệu ứng này giúp duy trì nhiệt
độ trái đất cao hơn khoảng 30 0C so với trường hợp khơng có các chất khí đó và do
vậy trái đất không bị quá lạnh. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính do
hoạt động của con người làm tăng hiệu ứng này, thúc đẩy tốc độ ấm lên toàn cầu
trong giai đoạn mấy thập kỷ gần đây.[1]
Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu tồn cầu (IPCC 2007):

-

Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

-

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
12
.


.

-

Sự dâng cao mực nước biển do tan bang

-

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất

-

Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.

-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành

phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

1.2 Nguyên nhân Biến đổi khí hậu.
1.2.1. Nguyên nhân do tự nhiên:
Các nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào
sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Các nguyên nhân do tự nhiên
gây ra gồm các hoạt động núi lửa phun trào, thay đổi các dòng hải lưu đại dương,
thay đổi quỹ đạo trục quay trái đất, cường độ chiếu sáng của mặt trời, xuất hiện các
vết đen Mặt trời (Sunsports)[24]. Bức xạ không thể chiếm tới hơn 10% sự ấm lên của
thế kỷ 20.[23]
1.2.1 Nguyên nhân do con người:
Trong Báo cáo đánh giá lần thứ năm, Hội đồng Liên Chính Phủ về BĐKH,
một nhóm 1.300 chun gia khoa học độc lập từ các nước trên thế giới dưới sự bảo
trợ của Liên Hợp Quốc, kết luận hơn 95% hoạt động của con người trong 50 năm qua
đã làm ấm hành tinh của chúng ta.
Các hoạt động công nghiệp mà nền văn minh hiện đại của chúng ta phụ thuộc
đã làm tăng mức khí các-bon đi-ơ-xit trong khí quyển từ 280 ppm đến gần 400 ppm
khí CO2 trong 150 năm qua. Hội đồng cũng kết luận có khả năng hơn 95% rằng các
khí nhà kính do con người tạo ra như các-bon đi-ô-xit, mêtan và oxit nitơ đã gây ra
nhiều sự gia tăng nhiệt độ của trái đất trong vịng 50 năm qua.[21]
- Nước ơ nhiễm do chất thải cơng nghiệp và hóa chất trừ sâu sử dụng trong nơng
nghiệp.
- Ơ nhiễm khơng khí đơ thị do xe cộ, nhà máy nhiệt điện
- Chất thải rắn và chất thải độc
- Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ xuất hiện trong sử dụng các công nghệ
mới
13
.



.

Các loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính bao gồm:[28]
-

Hơi nước là khí nhà kính quan trọng nhất trong khí quyển, đóng góp lớn nhất
vào hiệu ứng nhà kính của khí quyển. Hơi nước tăng lên khi bầu khí quyển
của trái đất ấm lên, nó gây ra mây và mưa, những đám mây dày và rộng có thể
ngăn cản và hấp thụ năng lượng phát xạ từ Trái đất ra ngồi khơng gian, làm
tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, đây là một trong những lý do mà chu kì tuần
hồn của nước này trở thành hiệu ứng nhà kính.

-

CO2 – khí các-bo-nic một thành phần nhỏ nhưng rất quan trọng của khí quyển,
CO2 được giải phóng thơng qua các q trình tự nhiên như hơ hấp và phun trào
núi lửa và thông qua các hoạt động của con người như phá rừng, thay đổi sử
dụng đất và đốt các nhiên liệu hóa thạch. Con người đã tăng nồng độ CO2
trong khí quyển hơn một phần ba kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt
đầu. Đây là điều quan trọng nhất tồn tại lâu dài dẫn đến biến đổi khí hậu.

-

CH4 - khí Mêtan một khí hiđrơ-các-bon sản sinh ra từ 2 nguồn là tự nhiên và
các hoạt động của con người, bao gồm quá trình phân hủy chất thải tại bãi
chơn lấp,phân giải yếm khí cây cỏ trong đầm lầy, đại dương, trong sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa, cũng như men tiêu hóa thức ăn
động vật nhai lại và quản lý phân kết hợp với chăn ni.

-


N2O – Ơxit Ni-tơ một khí nhà kính mạnh sản xuất bởi tập quán canh tác đất,
đặc biệt là việc sử dụng các loại phân bón thương mại và hữu cơ, đốt cháy
nhiên liệu, sản xuất axit nitric, và đốt sinh khối. Tuy lượng khí N2O phát thải
do các hoạt động của con người không lớn nhưng khả năng bức xạ sóng dài
rất cao, cao hơn khí cacbonic khoảng 300 lần.

-

Ơzơn là một khí nhà kính quan trọng, được hình thành trong điều kiện tự nhiên
cũng như do các hoạt động của con người như vận hành động cơ đốt trong sử
dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) hoặc các nhà máy phát điện.

-

Các chất thuộc nhóm halo – cacbon bao gồm chlorofluo-rocácbon (CFCs) và
hy-đrơ chlorofluo-rocácbon (HCFC) là các hợp chất tổng hợp, hoàn toàn có
nguồn gốc cơng nghiệp được sử dụng trong một số ứng dụng kỹ thuật làm
lạnh, q trình sản xuất nhơm và các chất tẩy rửa linh kiện điện tử,.. nhưng giờ
đây CFCs và HCFC dần được kiểm soát, tạo điều kiện cho sự phục hồi tầng
14
.


.

ơzơn bình lưu. Từ năm 2010, trên tồn thế giới khơng cịn sản xuất và sử dụng
chúng theo Nghị định như Montreal.
-


SF6 sử dụng trong quá trình sản xuất ma-giê, vật liệu cách điện.

-

Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC - Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí
(bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat...) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng
bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là -0,5 w/m2 và gián tiếp qua phản xạ
của mây là -0,7 w/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi tần suất phản xạ bề
mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng -0,02 w/m2;
trái lại, sự tăng khí ơzơn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa
chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ 1750 đến nay
được xác định là tạo ra hiệu ứng dương với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần
lượt là 0,35 w/m2 và 0,12 w/m2.
Như vậy, tổng hợp các tác động của các nhân tố khác, ngồi khí nhà kính, đã

tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung
bình tồn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách
khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái
đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng
định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người mà khơng thể
được giải thích là do các q trình tự nhiên.
1.3. Tác hại của Biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người.
1.3.1. Bệnh do ô nhiễm khơng khí:
Ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả về cấp tính và mãn
tính, ảnh hưởng đến cơ thể con người và cơ quan khác nhau. Nó dao động từ kích
ứng nhỏ đường hơ hấp trên đến hơ hấp mạn tính và bệnh tim, ung thư phổi, nhiễm
trùng đường hơ hấp cấp tính ở trẻ em và viêm phế quản mạn tính ở người lớn, làm
nặng thêm bệnh tim và phổi đã có từ trước hoặc các cơn hen suyễn. Ngoài ra, phơi
nhiễm ngắn hạn và dài hạn cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong sớm và tuổi thọ giảm.[22]
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ơ nhiễm khơng khí của vật chất hạt (PM)

đóng góp khoảng 800.000 ca tử vong sớm mỗi năm, xếp hạng nó là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu thứ 13 trên toàn thế giới. PM được cho là góp phần gây ra bệnh tim
15
.


.

mạch và tai biến mạch máu não do cơ chế viêm hệ thống, kích hoạt đơng máu trực
tiếp hoặc gián tiếp, và chuyển dịch trực tiếp vào hệ tuần hoàn. Các quần thể bị phơi
nhiễm lâu dài với PM có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch cao hơn đáng kể.[10]
Năm 1930, lưu huỳnh đi-ô-xit từ khí thải nhà máy địa phương kết hợp với
sương mù dày đặc trên thung lũng Meuse ở Bỉ. Hơn 3 ngày, hàng nghìn người bị mắc
các triệu chứng phổi cấp tính và 60 người chết do các nguyên nhân về đường hô
hấp.[29]
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH lên các yếu tố môi trường trong các
bệnh dị ứng đường hơ hấp thì các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng đơ thị
hóa, mức độ phát thải từ các phương tiện giao thông và lối sống hiện đại hóa tương
quan với sự gia tăng tần suất dị ứng hô hấp bởi phấn hoa, phổ biến ở những người
sống ở thành thị so với những người sống ở nông thôn. Kết quả cho thấy, mối quan
hệ giữa bệnh suyễn và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như các thay đổi khí tượng,
các chất gây dị ứng trong khơng khí và ơ nhiễm khơng khí làm tăng mức độ nghiêm
trọng của dị ứng hơ hấp khi vào mùa có nhiều phấn hoa, sự xuất hiện của các sự kiện
mưa lớn và mức độ ngày càng tăng ô nhiễm không khí đơ thị cho thấy các yếu tố rủi
ro mơi trường sẽ có tác động mạnh hơn trong những thập kỷ sau [16].
Theo nghiên cứu về ơ nhiễm khơng khí xung quanh và nhập viện vì suy tim
sung huyết ở người cao tuổi ở bảy thành phố lớn của Hoa Kỳ. Mức độ các-bon
monoxit trong mơi trường xung quanh có mối liên quan với việc nhập viện vì suy tim
sung huyết trong các mơ hình đơn chất và đa chất gây ô nhiễm cho mỗi thành phố.
Nguy cơ tương đối nhập viện vì suy tim sung huyết kết hợp với tăng 10 ppm trong

các-bon monoxit dao động từ 1,10 lần ở New York đến 1,37 lần ở Los Angeles.[25]
1.3.2.Bệnh do thời tiết cực đoan và ảnh hưởng do nhiệt độ cực đoan:
Ảnh hưởng của mùa và thời tiết trên tỷ lệ tự tử ở những người già ở British
Columbia, các vụ tự tử ở độ tuổi trẻ hơn được liên kết với mùa, cho thấy đỉnh cao là
mùa xuân, các vụ tự tử của người cao tuổi có liên quan thực tế đến thời tiết. Nó tăng
lên với nhiệt độ trung bình hàng ngày cao hơn của tháng hiện tại (RR = 1,16; 95% CI
1,05-1,28 cho mỗi 2,5 0C thay đổi nhiệt độ trung bình), và nhiệt độ trung bình hàng
ngày thấp hơn trong ba tháng trước đó (RR = 1,12; 95% CI 1.01 -1,23).[26]
16
.


.

Ảnh hưởng của thời tiết đối với tử vong do hô hấp và tim mạch ở 12 thành phố
của Hoa Kỳ. Ở các thành phố lạnh, cả nhiệt độ cao và thấp đều có liên quan đến tăng
tử vong do bệnh tim mạch. Đối với người bị nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng của những
ngày nóng gấp 2 lần hiệu ứng ngày lạnh, trong khi đối với tất cả các trường hợp tử
vong do bệnh tim mạch thì ảnh hưởng ngày nóng là nhỏ hơn 5 lần so với ngày lạnh.
Trong các mơ hình phân tầng, sự chênh lệch lớn của nhiệt độ mùa hè và mùa đơng có
liên quan với các hiệu ứng lớn hơn trong những ngày nóng và lạnh, tương ứng về tử
vong do đường hô hấp. [11]
1.3.3. Bệnh do thực phẩm-An ninh lương thực:
Sự nóng lên tồn cầu sẽ có những hậu quả sâu xa đến các khu vực sản xuất
lương thực thực phẩm và cách thức sản xuất lương thực thực phẩm, giảm lượng dinh
dưỡng của một số loại cây trồng, ảnh hưởng đến cuộc chiến chống đói nghèo và
thương mại lương thực tồn cầu. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
địa phương và do đó, dự kiến ngành nơng nghiệp sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi
về khí hậu trong những năm tới. Đặc biệt, khí hậu ấm áp hơn, điều kiện khô hạn hơn
ở các khu vực gần đường xích đạo có khả năng làm giảm sản lượng nơng nghiệp.

Một nghiên cứu tại đại học bang Pennsylvania, về an ninh lương thực tồn cầu
dưới BĐKH. Mối quan tâm chính về BĐKH và an ninh lương thực là việc thay đổi
điều kiện khí hậu có thể bắt đầu một vịng lẩn quẩn là nguyên nhân gây bệnh truyền
nhiễm hoặc tình trạng đói nghèo, từ đó làm cho quần thể bị ảnh hưởng dễ bị mắc các
bệnh truyền nhiễm hơn. Kết quả có thể là một sự suy giảm đáng kể về năng suất lao
động và tăng tỷ lệ đói nghèo, thậm chí tử vong, với phạm vi dự báo rộng từ 5 triệu
đến hơn 170 triệu người có nguy cơ bị đói vào năm 2080 tùy thuộc vào sự phát triển
kinh tế xã hội tương lai. Về cơ bản tất cả các biểu hiện của BĐKH, có thể là hạn
hán,mưa bão, lũ lụt, hay nhiệt độ cực đoan, thời tiết khắc nghiệt đều ảnh hưởng đến
tình trạng bệnh tật, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi này
ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực. Báo cáo IPCC gần đây cũng
nhấn mạnh rằng nhiệt độ hàng ngày càng tăng sẽ làm tăng tần suất ngộ độc thực
phẩm, đặc biệt ở các vùng ôn đới[35].
.
17
.


.

1.3.4. Chất lượng nguồn nước:
BĐKH làm tăng tần số xảy ra thiên tai, nhiều sự kiện lũ lụt, hạn hán,ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nước, lũ lụt có thể dẫn đến việc khuếch tán hóa chất nguy hiểm
ra ngồi mơi trường, từ việc tích lũy hoặc hóa chất đã sẵn có trong mơi trường, ví dụ
như thuốc trừ sâu. Sau lũ lụt, tăng tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy và hơ hấp được báo
cáo trên tồn thế giới, ở cả các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập thấp, tăng lây
lan các bệnh truyền nhiễm, nơi có đông dân cư di dời. Nhiều khu vực của thế giới
tình trạng khan hiếm nước do BĐKH gia tăng sẽ làm giảm khả năng sản xuất lương
thực thực phẩm với những tác động nghiêm trọng đối với an ninh lương thực, dinh
dưỡng và sức khỏe. [17]

Thời tiết ảnh hưởng đến việc di chuyển và phổ biến các tác nhân vi sinh vật
qua lượng mưa, dòng chảy và sự tồn tại, tăng trưởng thông qua các yếu tố như nhiệt
độ. Nếu BĐKH gia tăng, sự thiếu hụt nguồn nước hiện tại và tương lai trong các lĩnh
vực như bảo vệ đầu nguồn, cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước mưa có thể sẽ làm
tăng nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước.[34]
1.3.5. Vec-tơ truyền bệnh:
Sự lây truyền của nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm rất nhạy cảm với điều
kiện thời tiết, đặc biệt là những chu trình phát triển trong vịng đời của chúng bên
ngồi cơ thể con người. Ảnh hưởng của BĐKH tác động mạnh với các bệnh truyền
nhiễm qua vec-tơ và các bệnh truyền nhiễm khác. Do những thay đổi về khí hậu
những vùng trước đây có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới,
sự gia tăng nhỏ trong việc lây lan bệnh có nghĩa là những quần thể mới bị phơi nhiễm.
Dân số mới nhiễm thường thiếu khả năng miễn dịch với các bệnh mắc phải, điều này
có thể dẫn đến các bệnh lâm sàng nghiêm trọng hơn.[17]
Tỷ lệ mắc các bệnh truyền qua muỗi, bao gồm sốt rét, sốt xuất huyết và các
bệnh não do virus, là một trong những bệnh nhạy cảm nhất với khí hậu. Biến đổi khí
hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lây truyền bệnh bằng cách thay đổi phạm vi địa lý của
vec-tơ và tăng tỷ lệ sinh sản và bằng cách rút ngắn thời gian ủ bệnh. Sự gia tăng liên
quan đến khí hậu ở nhiệt độ bề mặt biển và mực nước biển có thể dẫn đến tỷ lệ mắc
các bệnh truyền nhiễm và độc tố do nước gây ra cao hơn, chẳng hạn như dịch tả và
18
.


.

ngộ độc động vật có vỏ (sị,cua,tơm..). Sự di cư của con người và thiệt hại cho cơ sở
hạ tầng y tế từ sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của thiên tai và BĐKH có thể gián
tiếp góp phần vào việc truyền bệnh.[32]
1.4.Tác hại của biến đổi khí hậu trên Thế Giới và Việt Nam.

a. Bức tranh toàn cầu chung
Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các
nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục tăng nhanh
chưa từng có và đang là mối lo ngại từ các quốc gia trên thế giới. BĐKH sẽ tác động
nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trường trên phạm vi tồn thế giới: đến
2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh
hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm
mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp
và các hệ thống KT-XH trong tương lai. [2]
Nồng độ khí nhà kính tăng trong khí quyển đã tăng nhiệt độ trung bình tồn
cầu vào khoảng 0.20C mỗi thập kỷ trong 30 năm qua, với phần lớn năng lượng bổ
sung này được hấp thụ bởi các đại dương trên thế giới. Kết quả là hàm lượng nhiệt ở
thượng nguồn 700m của đại dương toàn cầu đã tăng 14 x 1022 J kể từ năm 1975, với
nhiệt độ trung bình của các lớp tầng trên của đại dương đã tăng thêm 0,60C so với
100 năm trước. Những thay đổi này đang diễn ra, nhiệt độ bề mặt đại dương trong
tháng 1 năm 2010 là lần thứ hai nóng kỷ lục nhất và giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8
năm 2009 nhiệt độ trung bình tồn cầu đạt tới 0,580C và trong thế kỷ 20 là 16,40C.[18]
Một số sự kiện nổi bật của BĐKH toàn cầu đã xuất hiện tại các cực đại dương,
nơi có nhiệt độ và độ axit đang thay đổi nhiều hơn gấp đôi mức trung bình tồn cầu.
Do những thay đổi này, số lượng băng đá Bắc Cực đang giảm dần, diện tích của nó
là 16,5 triệu km2 vào tháng 3 năm 1979 nhưng đến tháng 3 năm 2009 giảm xuống
còn 15,25 triệu km2. Khối băng biển vào mùa hè (đo được trong tháng 9 mỗi năm) dự
kiến sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2037.[18]
Bên cạnh đó cịn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh
học và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt, làm gia tăng
bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vec-tơ truyền (IPCC 1998)

19
.



.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người bằng
nhiều cách, đặc biệt là tăng sự phân bố và lan truyền của các bệnh lây nhiễm thông
qua vec-tơ truyền bệnh, bao gồm sốt rét, bệnh sốt xuất huyết và ký sinh trùng, và các
bệnh liên quan đến stress nhiệt, làm tăng tổn thất về người, vật nuôi và tài sản sau các
trận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm lượng nước sinh hoạt trong gia đình
cũng như điều kiện vệ sinh, thiệt hại trong sản xuất lương thực, đa dạng sinh học và
các chức năng hệ sinh thái.[33]
Theo Nicolas Stern (2007) – nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân
hàng Thế giới, thì trong vịng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn
thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta khơng làm gì để ứng phó thì
thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, cịn nếu chúng ta có những ứng phó
tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ cịn
khoảng 1% GDP.
Tuy nhiên, BĐKH ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định
cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công
nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt
động R&D (Reseach & Development- Nghiên cứu và phát triển) có liên quan. Phát
triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính. Ở một số nước ôn đới,
khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp. Năng lượng để sưởi
ấm cũng được tiết kiệm hơn.
b. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của khí hậu cũng có những nét
tương đồng với tình hình chung trên thế giới. BĐKH tác động tới tất cả các vùng,
miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội, nhưng trong đó tài
ngun nước, ngành nơng nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và các vùng ven biển
sẽ chịu tác động mạnh nhất.
Theo đánh giá của UNICEF – Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2012, Việt

Nam xếp thứ 13 trong 170 quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vịng 30
năm tới và là một trong 16 nước có nguy cơ cực đoan[20, 24]. Các lĩnh vực, ngành,
địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên
nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven
20
.


.

biển. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày
càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn
hán ngày càng ác liệt. Theo tính tốn, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên
30C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100 [5].
Vì vậy, ứng phó với BĐKH cần phải được tiến hành trong một chương trình/kế
hoạch quốc gia và trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, để cùng bảo vệ
ngôi nhà chung của chúng ta – Trái đất mà trên đó con người là vốn quý nhất.
1.5 Một số học phần về sức khỏe môi trường của sinh viên học tại trường y về
BĐKH:
Chỉ có sinh viên y đa khoa và sinh viên hệ Cử nhân Y tế công cộng là có 2
học phần về Sức khỏe mơi trường năm thứ hai- trích Quyển Số tay Sinh viên xuất
bản năm 2014 của Đại Học Y Dược TP.HCM.
1.6 Một số nghiên cứu về nhận thức của BĐKH trên thế giới và Việt Nam:
1.6.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới:
Những năm gần đây, khí hậu ngày càng thay đổi và có chiều hướng khắc nghiệt
hơn, đã có nhiều nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới đánh giá nhận thức và kiến
thức của một số nước trên thế giới về BĐKH, mối liên quan của BĐKH đến đời sống
và sự quan tâm của họ đến BĐKH.
Một nghiên cứu về sự chuẩn bị cho BĐKH: quan điểm của các nhân viên y tế

địa phương ở California thì có 94% tin rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm
trọng và 90% số người được hỏi cho rằng thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với sức khỏe cộng đồng. Cuộc khảo sát này cung cấp một cái nhìn đầu tiên về
cách các cơ quan y tế địa phương của California chuẩn bị sẵn sàng để xử lý các vấn
đề liên quan đến BĐKH. Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy cán bộ y tế địa phương
cảm thấy rằng BĐKH gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe cộng đồng nhưng họ thiếu thông
tin và nguồn lực cần thiết để giải quyết những rủi ro này.[12]
Nghiên cứu của Roberto DeBono (2010) sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra
đại diện trên toàn quốc được tiến hành tại Hoa Kỳ, Canada và Malta từ năm 2008 đến
2009. Kết quả khoảng 1/3 người Mỹ, 1/2 người Canada và 2/3 người Maltese nói
rằng mọi người đã bị tổn hại bởi BĐKH. Khoảng 1/3 người Maltese (31%) nói rằng
21
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

họ quan tâm nhiều nhất đến nguy cơ của BĐKH đối với bản thân và gia đình họ.
Người Canada cho rằng người già (45%) và trẻ em (33%) có nguy cơ bị tổn thương
cao, trong khi người Mỹ thì theo họ, những người ở các nước đang phát triển có nguy
cơ cao hơn những người ở quốc gia của họ. Khi được nhắc, số lượng lớn người
Canada và người Malta nói rằng BĐKH có thể gây ra các vấn đề hô hấp (78-91%),
các vấn đề liên quan đến nhiệt (75-84%), ung thư (61-90%) và các bệnh truyền nhiễm
(49-62%). Những người bị cháy nắng ở Canada (79%) và bị thương do các sự kiện
thời tiết khắc nghiệt (73%), và các dị ứng được trích dẫn ở Maltese (84%). Tuy nhiên,
ảnh hưởng của BĐKH đến vấn đề sức khỏe chưa thật sự nổi bật ở cả ba quốc gia:
tương đối ít người trả lời các câu hỏi mở theo cách chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nhất
giữa BĐKH và nguy cơ sức khỏe con người.[8]
Cịn có một nghiên cứu của Md Aminul Haque và cộng sự (2011) về nhận thức
của người dân về BĐKH và nguy cơ sức khoẻ con người. Kết quả cho thấy hơn 95 %

người được hỏi cho biết nhiệt độ trong mùa hè đã tăng lên và 80,2 % báo cáo rằng
lượng mưa đã giảm, so với những kinh nghiệm trước đây của họ. Khoảng 65% cho
biết mùa đơng ấm hơn, nó làm hạn chế hoạt động của họ có ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất nông nghiệp, cuộc sống hàng ngày và sức khoẻ của người dân. 84% người
trả lời cho thấy tần suất của mưa, nhiệt độ và bệnh liên quan đến thời tiết/vấn đề sức
khoẻ tương ứng, đã tăng lên so với năm đến mười năm trước. [19]
Ngồi ra cịn thêm nghiên cứu về hành động của con người với BĐKH, một
nghiên cứu của Sonia Akter và cộng sự (2011) nghiên cứu này nhằm mục đích để cho
thấy những nhận thức của các hộ gia đình Úc về BĐKH và những ưu tiên của họ đối
với các hành động giảm thiểu trong CPRS (Carbon Pollution Reduction SchemeChương trình Giảm Ơ nhiễm Cac-bon) được đề xuất. Kết quả khoảng 2/3 trong số đó
quan tâm đến BĐKH và gần 3/4 trong số họ tin rằng BĐKH là do hành động con
người gây ra. Từ cộng đồng cho đến hộ gia đình, đều bị ảnh hưởng bởi mức độ tiếp
xúc về các thông tin BĐKH qua các phương tiện thông tin đại chúng. [9]
Nghiên cứu của Nigatu và cộng sự (2014) tìm hiểu kiến thức và nhận thức về
tác động của BĐKH được thực hiện trên đối tượng sinh viên khoa học sức khỏe tại
Ethiopia. Kết quả cho thấy rằng hơn 3/4 có nhận thức về tác động của BĐKH đến sức
khỏe và phần lớn (77,5%) sinh viên có nhận thức về BĐKH. Phương tiện truyền thông
22
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

đại chúng là nguồn thơng tin lớn nhất hầu hết các sinh viên tiếp cận, nhưng 87,7%
học sinh đều nói rằng kiến thức của họ khơng đủ để hiểu đầy đủ về tác động của
BĐKH lên sức khỏe cộng đồng. Những sinh viên có kiến thức về BĐKH sẽ có nhận
thức về mối đe dọa sức khỏe tốt hơn gấp 17,8 lần những sinh viên không có nhận
thức về BĐKH (KTC 95%:8,8-32,1). [31]
1.6.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam vấn đề về kiến thức của sinh viên y khoa với BĐKH còn chưa

được quan tâm nhiều và cịn khá mới nên chưa tìm được các nghiên cứu liên quan.
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về nhận thức của người dân với BĐKH
và mối liên quan giữa BĐKH với tác động sức khỏe đối với người dân.
Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ về BĐKH và chuẩn bị ứng phó với
BĐKH của người dân tỉnh Hà Nam của tác giả Nguyễn Văn Hiến (2013). Kết quả
nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về BĐKH còn ở mức thấp, 41,3% dân
chưa nghe nói đến BĐKH; 33,3% người dân chưa quan tâm tìm hiểu thơng tin về
BĐKH; việc chuẩn bị ứng phó với các dịch bệnh liên quan đến BĐKH của người dân
hầu như chưa được thực hiện. Các kết quả đạt được cho thấy thực hiện truyền thông
giáo dục là nhu cầu rất đáng quan tâm để cho người dân biết nhiều hơn về BĐKH,
các ảnh hưởng của BĐKH tới đời sống và những chuẩn bị cần thiết để người dân có
thể ứng phó với dịch bệnh liên quan đến BĐKH. [3]
Tương tự có thêm nghiên cứu về kiến thức và thực hành ứng phó với BĐKH
của người dân tại Thanh Hóa của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự (2015).
Kết quả cho thấy chỉ 3,2% người dân hiểu được đầy đủ nguyên nhân của BĐKH bao
gồm cả nguyên nhân tự nhiên và con người, 26,7% người dân có nhận thức khá đầy
đủ về các biểu hiện của BĐKH. 49,8% người dân từng có hành động lo lắng các vấn
đề do BĐKH. Tỷ lệ người dân hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH
cũng như có hành động để bảo vệ mơi trường còn thấp.[4]
Và thêm nữa là nghiên cứu về nhận thức BĐKH và tác động sức khỏe với
BĐKH của người dân tỉnh Quảng Nam, của tác giả Tô Thị Mỹ Phương (2016). Kết
quả cho thấy 72,4% có nhận thức về BĐKH, 65,8% có nhận thức về tác động của
BĐKH, trong đó có tới 87,1% có nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe.

23
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.


Trình độ học vấn có mối liên quan thật sự đến nhận thức của người dân về BĐKH.
Trình độ học vấn tăng một bậc thì nhận thức về BĐKH tăng 2,6 lần.[5]

24
.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các sinh viên khoa YTCC tại Đại học Y dược TPHCM.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2018.
2.2.1. Dân số mục tiêu:
Tất cả các sinh viên khoa YTCC Đại học Y dược TPHCM
2.2.2. Dân số chọn mẫu:
Các sinh viên khoa YTCC Đại học Y dược TPHCM tại thời điểm nghiên cứu
tại Đại học Y Dược TP.HCM
2.2.3 Cỡ mẫu:
n = z 2 (1−α) ×
2

p × (1 − p)
d2

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ
Với:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu
z: Trị số phân phối chuẩn, độ tin cậy 95%, Z=1.96
p : Trị số ước đốn, chọn p=0.71 (dựa vào nghiên cứu
của trước của Tơ thị Mỹ Phương về nhận thức Biến đổi
khí hậu và tác động sức khỏe năm 2016 [5])
d : Sai số cho phép, d=0.05
α = 0.05
Từ cơng thức trên ta tính được cỡ mẫu: N=317 người
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các lớp tại khoa Y Tế Công Cộng,
ngoại trừ 2 lớp YTCC14 và YHDP12 vì hai lớp đang trong quá trình làm đề tài và
ra ngồi lấy mẫu nên khơng thể tập hợp tại trường để lấy mẫu.

25
.


×