Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây cà phê ở huyện krông nô, tỉnh đăk nông một số giải pháp đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN TIẾN LÂM

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến
sự phát triển cây cà phê ở huyện Krông Nô, tỉnh
Đăk Nơng. Một số giải pháp đề xuất

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1


Nằm ở phía nam Tây Ngun, Đăk Nơng là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế nhất là Nông – Lâm nghiệp. Đặc biệt, do nằm trong vành đai nhiệt
đới lại có diện tích đất bazan rộng lớn nên tỉnh có thế mạnh để phát triển các loại cây
cơng nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao trong đó có cây cà phê. Đây là loại cây
cơng nghiệp lâu năm có diện sinh thái rộng, việc trồng cây cà phê vừa tạo ra sản phẩm
xuất khẩu có giá trị cao, tạo nguồn ngoại tệ, vừa phát huy lợi thế vùng đồi núi, tạo ra
việc làm cho người lao động, góp phần thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của mọi người.
Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cây cà phê ở tỉnh Đăk Nông không
ngừng tăng. Huyện Krông Nô là một trong những địa phương có diện tích trồng cà phê
lớn của tỉnh. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên khá phù hợp với đặc điểm sinh thái của
cây cà phê, cùng với sự đầu tư mọi mặt của chính quyền địa phương, cây cà phê đã trở
thành loại cây công nghiệp mũi nhọn có đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế


của huyện Krông Nô. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây cà phê mà không quan tâm
đến các yêu cầu sinh thái của cây trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất và chất lượng sản phẩm, gây ra những tác động không tốt đến môi trường
sinh thái của huyện.
Để phát triển cây cà phê một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
hạn chế tác động khơng tốt của nó đến mơi trường cần phải có sự tìm hiểu, phân tích
các điều kiện tự nhiên của huyện để biết được mức độ phù hợp với yêu cầu sinh thái
của cây cà phê. Từ đó có cái nhìn tổng thể về quy hoạch, phân bố cây cà phê sao cho
vừa phát huy được lợi thế của vùng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Với mong muốn
hiểu rõ hơn về thế mạnh của huyện Krông Nô, đồng thời vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn, tôi chọn đề tài “Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến
sự phát triển cây cà phê ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nơng. Một số giải pháp đề
xuất” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu
- Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô, tỉnh Đăk
Nông ảnh hưởng đến sự phát triển cây cà phê. Từ đó so sánh các điều kiện tự nhiên với
yêu cầu sinh thái của cây cà phê nhằm đánh giá sơ bộ khả năng thích nghi của cây cà
phê trên địa bàn.
- Đồng thời trên cơ sở đánh giá để đưa ra một số đề xuất mang tính thực tế để
giúp việc quy hoạch và phát triển cây cà phê ở địa phương đạt được hiệu quả cao hơn.

2.2 Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
2


- Thu thập, nghiên cứu tài liệu về cây cà phê như: lồi, giống, đặc điểm sinh thái,
vai trị, ý nghĩa….
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của huyện Krông Nơ.

- Phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô trong mối quan hệ với các
yêu cầu sinh thái của cây cà phê.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển, phân bố và hiệu quả của canh tác cây cà phê
trên địa bàn của huyện.
- Nghiên cứu các định hướng, định hướng của địa phương nhằm đưa ra các giải
pháp đề xuất của đề tài.
3. Lịch sử nghiên cứu
Việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô để phát triển
các loại cây công nghiệp nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao trong đó có cây cà phê
là vấn đề được nhiều cơ quan ban ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp
của tỉnh và của huyện được quan tâm từ rất lâu.
Trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình tổng thể nghiên cứu các điều
kiện tự nhiên để phát triển nơng nghiệp trong đó có vấn đề phát triển cây cà phê trên
địa bàn tỉnh trong đó có huyện Krông Nô như:
- “Đánh giá đất để phát triển nông nghiệp bền vững”: 1997 – 1999. Sở khoa học
công nghệ và môi trường Đăk Lăk 1998 – 1999 của GS. Trần An Phong và các cộng
sự.
- Báo cáo “Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nơng” của sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông ngày 20/12/2006.
- Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010” của UBND huyện Krông Nô.
Nghị quyết “Phát triển cây cà phê trong thời kỳ mới” của tỉnh ủy Đăk Nông, số 08 –
NQ/TƯ ngày 07/05/2008.
- Định hướng phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên thời kỳ 1995 – 2010,
Viện QH&TKNN – 1995.
- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị TW 7 khóa IX về
nơng nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X
nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định “Phát triển nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng
hiệu quả, bền vững”.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá các
điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Krông Nô. Trong đề tài

này, tôi dựa trên các cơng trình nghiên cứu đã có, kết hợp với việc quan sát, tìm hiểu
thực tế để tiến hành phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển cây cà phê
ở huyện Krơng Nơ, từ đó đề ra định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế
trông việc canh tác cây cà phê trên địa bàn huyện.
3


4. Giới hạn đề tài
- Phạm vi lãnh thổ: đề tài triển khai nghiên cứu trên toàn địa bàn toàn huyện
Krơng Nơ với tổng diện tích tự nhiên là 816,8 km2 (bao gồm 10 xã và 1 thị trấn).
- Giới hạn nội dung: Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cây cà phê thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thổ nhưỡng
+ Nguồn nước
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì địa lý của một tỉnh bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế, xã
hội là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấp thấp hơn
và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Vì vậy khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ, một
vùng ảnh hưởng đến canh tác nơng nghiệp nói chung và cây cà phê ở huyện Krơng Nơ
– Đăk Nơng nói riêng, ta cần phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội trong một hệ thống nhất, dưới sự tương tác, qua lại giữa các nhân tố đó với
nhau.
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện rất phong phú và đa
dạng, tất cả những hiện tượng đó đều có q trình hình thành, phát triển trong mối liên

hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện
tượng khác.
Quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để đi đến phác
họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng.
5.1.3 Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng ngày
càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với
việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên.
Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện nhằm mục đích khi thác
sử dụng hợp lí trong hiện tại và đề xuất phương hướng phát triển bền vững và lâu dài
cho nơng nghiệp, nhằm bảo vệ tồn bộ hệ sinh thái của địa phương.
5.1.4 Quan điểm lãnh thổ
4


Mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một khơng gian lãnh thổ nhất định trên đó có
các hoạt động sản xuất tương ứng, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ.
Quan điểm này được vận dụng trong đề tài để thấy được ưu thế phát triển cây cà phê
trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra các giải pháp và định hướng phát triển lâu dài.
Đồng thời mỗi thành phần tự nhiên đều biến động trong từng điều kiện, thời gian,
và các xu hướng nhất định để có mối quan hệ nhân - quả, vì vậy khi nghiên cứu cũng
cần dựa trên lịch sử hình thành lãnh thổ.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thập, xử lí số liệu, tài liệu
Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các ban
ngành để tiến hành phân tích và xử lý số liệu. Các nguồn tài liệu thu thập được rất đa
dạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lý đúng số liệu thì mới làm sáng
tỏ được vấn đề cần chứng minh.
5.2.2 Phương pháp bản đồ
Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lý số liệu,

từ đó thành lập các bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu, phân
tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình canh tác cây cà phê
theo không gian và thời gian.
Sử dụng các biểu đồ bằng trực quan hóa số liệu thống kê, phương pháp này đã
đưa ra những cơng cụ hữu ích cho việc thể hiện sinh động, khách quan, rõ ràng kết quả
nghiên cứu.
5.2.3 Phương pháp thực địa
Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của huyện
và một số nông trường cà phê để quan sát, thu thập thơng tin, hình ảnh, số liệu cần
thiết để bổ sung cho đề tài.
Qua thực tế tơi có thể phân tích, đánh giá đúng với hiện thực khách quan hơn.
5.2.4 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này là thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài
ngành nhằm đánh giá về vấn đề, một sự kiện khoa học, đối tượng nào đó.
Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các
chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một đối tượng nghiên
cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.

B. PHẦN NỘI DUNG
5


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà phê
1.1.1 Các chủng loại và đặc điểm sinh học của cây cà phê
Cà phê là cây đã được phát hiện cách đây hàng ngàn năm, là một chi thực vật
thuộc họ Thiên Thảo (Rubiaceae), có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phia
Nam châu Á. Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với 6000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, khơng phải
lồi nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta

thường thấy. Chỉ có hai lồi cà phê có ý nghĩa kinh tế. Lồi thứ nhất có tên thơng
thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica) với các giống
điển hình như: Typica, Buorbon,Catura,Catuai, Catimor, đại diện cho khoảng 61% các
sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea
canephora hay Coffea robusta), đại diện là giống cà phê Robusta, chiếm gần 39% các
sản phẩm cà phê. Ngoài ra cịn có Coffea liberica và chari (ở Việt Nam gọi là cà phê
mít) với sản lượng khơng đáng kể. Ở nước ta nói chung và ở huyện Krơng Nơ nối
riêng thì giống cà phê vối (coffea robusta) là được trồng chủ yếu. Giống cà phê này có
chiều cao cây từ 8 - 12m. Cây to khỏe, tán cây rộng, khơng thích hợp cho mật độ trồng
dày, năng suất cao và có sức chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống cà phê khác.
Hiện nay, Viện Nông Nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu và chọn lọc đưa ra sản
xuất đại trà nhiều dịng cà phê, điển hình là các dịng: Dòng TR5, TR6, TR4, TR8…
Về đặc điểm sinh học của cây cà phê:
- Rễ: Cây cà phê có 3 loại rễ: Rễ cọc dài từ 0,3 - 0,5 m tùy thuộc rất lớn vào độ
hổng của đất, mạch nước ngầm, mọc từ thân chính, thẳng, to, khỏe. Rễ nhánh: mọc ra
từ rễ cọc, song song với mặt đất nên còn gọi là rễ ngang có thể ăn sâu 1,2 - 1,3 m. Các
rễ bên mọc từ rễ nhánh thành hệ thống rễ con. Rễ con phát triển phụ thuộc vào độ dày
của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ
này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0 - 30 cm).
Ngoài các yếu tố nội tại là đặc tính của giống, bộ rễ chịu nhiều ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh như đất trồng, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kỹ thuật canh
tác, chế độ nhiệt và độ ẩm của đất. Bộ rễ phát triển trong tầng đất dày, có tính chất vật
lý tốt.
- Thân cành: cây cà phê là cây thân gỗ nhỏ có màu vàng ngà dịn dễ gãy, thân có
nhiều đốt, tốc độ phát triển của thân phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và điều
kiện ngoại cảnh, nếu để phát triển tự nhiên thì có thể cao đến hàng chục mét. Trong
điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau khi trồng
20 - 40 ngày, gồm có cành ngang và cành vượt tuy nhiên chỉ có cành ngang ra hoa và
6



quả cịn cành vượt thi khơng. Các cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp
1), cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2).
- Lá: Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 - 10 tháng, nếu chăm sóc tốt thì tuổi
thọ của là có thể đạt đến 12 tháng. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới nhạt hơn.
Chiều dài của lá koảng 8 - 15 cm, rộng 5-10 cm. Thời tiết, dinh dưỡng không tốt có thể
làm lá rụng sớm. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với sức sinh trưởng và năng suất
cà phê. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lá cà phê là: ánh sáng và nhiệt độ.
- Hoa: Cà phê là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ
cấp và cành thứ cấp. Hoa thường ra vào tháng 2, nở về đêm và nở hết khoảng 4 - 5 giờ
sáng, có màu trắng, 5 cánh, thường mọc theo chùm đôi hoặc chùm ba. Cà phê vối thụ
phấn chéo là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và cơn trùng, vì vậy
việc ni ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà
phê. Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm
trước.
- Quả: Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh qua 4 giai đoạn (đầu đinh, tăng
nhanh về thể tích, tích lũy chất thơ và hình thành hạt, quả chín), thường quả cà phê có
1 - 2 nhân (tùy theo lượng nước tưới, nhiệt và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh
trưởng đối với quả cà phê vối thường từ 9 - 11 tháng (tùy theo điều kiện chăm sóc).
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Cây cà phê có chu kỳ sinh học dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố ngoại
cảnh. Trong đó khí hậu và thổ nhưỡng là những yếu tố sinh thái cơ bản mang tính
quyết định đến đới sống của cây.
1.1.2.1 Yêu cầu thổ nhưỡng
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là một
trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng
dày của loại đất này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở
lên, mạch nước ngầm là 1,5m, nếu mạch nước ngầm quá thấp rễ cây không khai thác
được nước còn nếu cao quá sẽ làm bộ rễ dễ bị thối hóa, đất chặt thiếu oxy và đất có
độ thốt nước tốt. Ngồi độ sâu trên 70 cm, đất phải có tính tốt, độ tơi xốp cần đạt trên

60% vừa để thoáng khi nước mưa to vừa thuận lợi cho bộ rễ phát triển, dung trọng
khoảng 0,9g/cm3 , tỷ trọng đạt 2,54g/cm3, cấp hạt đất >0,25mm đạt trrung bình 66%,
thành phần cơ giới thích hợp cho cây cà phê là đất sét pha thịt, tỷ lệ sét vật lý đạt
>60% là tốt. Các loại đất thường thấy ở Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa
phiến thạch, phù sa cổ, gờ nai, đá vôi, dốc tụ,...đều trồng được cà phê. Tuy nhiên, đất
bazan là thích hợp nhất, đất đỏ vàng hay đất cát xám phát triển trên đá Granit, đặc biệt
là đất xám bạc màu ít thích hợp với cây cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng được
cả ở nơi có đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công
7


trình chống xói mịn. Trên nền đất tốt và được chăm sóc chu đáo thì khơng những cây
cà phê phát triển tốt, năng suất cao mà còn kéo dài tuổi thọ và nhiệm kì kinh tế.
Theo Nguyễn Sĩ Nghị (1982) thì các loại đất có N tổng số từ 0,15 - 0,25%, P 2O5
tổng số từ 0,08 - 0,1% và K2O tổng số từ 0,1 - 0,15% là thích hợp để trồng cà phê. Tuy
nhiên các chất dinh dưỡng phải ở dạng dễ tiêu. Cà phê được trồng trên đất tốt cho sản
lượng cao liên tục trong 30 năm, đất xấu cà phê sớm tàn lụi.
Ngồi các loại phân hóa học, để trồng cà phê cần loại đất có độ mùn thấp nhất là
2%, để tăng độ mùn thì trồng cây họ đậu, cây phân xanh như cây cốt khí đậu mùa…để
tủ đất, ép xanh cho cà phê là rất quan trọng.
So với các loại cây như chè, cao su thì cà phê thích hợp với đất có độ pH ít chua
từ 5,5 - 6,5%, đối với đất quá chua (độ pH dưới 5%)thì cần bón lót vơi khi trồng.
Đất bazan là loại đất thích hợp nhất dể trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là
cao su, cà phê. Đất bazan có độ tơi xốp 60% thốt nước nhanh, giữ ẩm tốt, thống khí.
Hàm lượng các chất như N, P 2O5, K2O…phù hợp với yêu cầu của cây cà phê. Ngồi ra
đất bazan cịn có các ngun tố như: Bo, Zn, Cu, Fe…là các vi lượng quan trọng đối
với phẩm chất của cây cà phê.
Ngoài đá bazan cây cà phê còn trồng trên đất poocpia, diệp thạch sét, diệp thạch
mica, diệp thạch vôi, phù sa cổ,….Tuy nhiên, các loại đất này kém loại đất bazan
nhưng nếu được thâm canh tốt ngay từ đầu thì cà phên vẫn cho năng suất cao.

Do điều kiện địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi nên diện tích trồng cà phê ở
nước ta rất lớn, nằm trên độ dốc nhất định. Do vậy, cần có biện pháp chống xói mịn,
bảo vệ đất như trồng theo đường đồng mức, gieo cây ngắn ngày họ đậu, chắn dòng
chảy, trồng rừng đầu nguồn, đồng thời tìm cách nâng cao độ phì cho đất trong quá
trình canh tác.
1.1.2.2 Yêu cầu về địa hình
Giới hạn độ dốc để trồng cây cà phê tương đối lớn, độ dốc thích hợp để trồng từ
0 -15 0, trong đó thích hợp nhất là từ 3 - 100. Với những vùng có độ dốc từ 8 - 15 0 cần
phải chú ý đến mật độ trồng thích hợp, trồng âm, tạo bồn, tủ gốc và trồng các loại cây
bụi vừa bổ sung độ mùn cho đất vừa hạn chế quá trình xói mịn do độ dốc lớn. Độ dốc
càng lớn xói mịn đất trong màu mưa càng nhiều, nên khơng nên trồng cà phê trên đất
có độ dốc > 15 0.
Độ cao thích hợp nhất cho cà phê là 800 – 1.700m, ở độ cao này cà phê đặc biệt
thơm ngon. Tuy nhiên ở độ cao từ 500m cũng đủ làm cho năng suất và phẩm chất ổn
định.
1.1.2.3 Yêu cầu về nhiệt độ
Cà phê sinh trưởng và phát triển tốt trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50 C
đến 32 0C. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau.
8


Cây cà phê chè phát triển thuận lợi từ 19 - 25 0C, nếu trên 25 0C làm cho quá trình
quang hợp giảm dần, thích hợp nhất trong khoảng từ 20 - 22 0C. Do yêu cầu nhiệt độ
như vậy nên cà phê chè được trồng ở những miền núi có độ cao từ 600 – 2500m. So
với các loại giống cà phê khác, cà phê chè có khả năng chịu rét tốt, khi nhiệt hạ thấp
xuống 1 - 20 C trong một vài đêm cũng không gây thiệt hại chi cà phê chè. Những cây
mới trồng chịu lạnh yếu hơn những cây từ 3-5 tuổi trở lên.
Ngược lại, đối với giống cà phê vối thích nơi nóng ẩm, phạm vi nhiệt độ thích
hợp từ 22 - 26 0C, song giới hạn thích hợp nhất là từ 24 - 26 0C, ở nhiệt độ 5 0C đã bị hại
nghiêm trọng, 7 0 C cây ngừng sinh trưởng.

Nhìn chung các lồi cà phê có yêu cầu nhiệt độ khác nhau trong từng giai đoạn
sinh trưởng, phát triển:
+ Thời kỳ hạt nãy mầm nhiệt độ thích hợp là 30 - 320 C
+ Thời kỳ vườn ươm kiến thiết cơ bản từ 19 - 260 C
+ Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp cho phê chè là 19 - 23 0C; cà phê vối ra hoa
thích hợp nhất từ 22 - 26 0C.
Trong các giống cà phê đang trồng ở nước ta, giống cà phê Catura, Catimor chịu
rét khá hơn các loại giống khác. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao từ 38 0C trở lên cũng gây ảnh
hưởng xấu đến cà phê.
Khi trồng cà phê cần chú ý đến nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm. Độ chênh
lệch ngày và đêm càng cao thì phẩm chất cà phê thơm ngon, vì ban ngày nhiệt độ cao
thúc đẩy quá trình quang hợp, tích lũy chất khơ và ban đêm nhiệt độ hạ thấp xuống sẽ
hạn chế tiêu hao các chất đã tích lũy.
1.1.2.4 Yêu cầu về độ ẩm và lượng mưa
- Về độ ẩm: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu độ ẩm khác
nhau. Đối với vườn ươm cây giống cần độ ẩm khơng khí từ 75 – 80%, đối với vườn
sản xuất thì độ ẩm của khơng khí phải trên 70%, độ ẩm đất từ 65 – 75%, mới thuận lợi
cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần
phải có ẩm độ cao từ 94 – 97%, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích
hợp cho q trình nở hoa của cà phê, thời kỳ quả chín chỉ cần 60 – 65%. Ẩm độ quá
thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ
hoa bị thui, quả non bị rụng.
- Về lượng mưa: Cà phê là loại cây có nhu cầu nước rất lớn. Lượng mưa thích
hợp cho cây cà phê sinh trưởng là 1.500 – 2.000 mm, cần thiết đối với cây cà phê chè
thường 1.200 mm - 1.500 mm, còn đối với cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm. Nếu
lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối
và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của
cây cà phê. Đối với cà phê mít có u cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà
9



phê vối. Song cây cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có lượng
mưa ít hơn. Sự mẫn cảm với yếu tố nước thể hiện rõ nhất ở thời kỳ ra hoa, kết quả.
Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển của cây cà phê cần có lượng nước khác nhau
nên phải có chế độ tưới tiêu thích hợp.
Thực tế ở nước ta cho thấy, các vụ cà phê được mùa thường trùng hợp với những
năm có mùa khơ rõ rệt, tiếp theo là mùa mưa nhiều làm cho cà phê trải qua mùa khơ
phân hóa mạnh mầm hoa và sau đó đủ ẩm để sinh trưởng, nở hoa nuôi quả. Độ ẩm
tương đối ảnh hưởng đối với sinh trưởng của cây cà phê. Vì nó liên quan đến độ bốc
hơi của lá điều này thể hiện ở hiện tượng rũ là khi có gió Lào tác động. Nếu khơ nóng
gây gắt sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năg suất của cây cà phê, chính vì vậy
cần phải có các biện pháp khắc phục phù hợp như: trồng cây che bóng, xới xác từ gốc
giữ ẩm, trồng cây phân xanh giữa hàng…
1.1.2.5 Yêu cầu về ánh sáng
Những nghiên cứu của Trung tâm cây ăn quả Phủ Quỳ cho thấy cà phê quang
hợp tốt khi cường độ ánh sáng từ 23.000 – 27.000 lux. Cà phê chè là loại cây thích ánh
sáng tán xạ (nguồn gốc mọc trong rừng thưa tại Châu Phi), ánh sáng trực xạ làm cho
cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống
dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hịa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang
hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền,
năng suất ổn định.
Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu (nguyên quán cà phê vối mọc rải
rác ven bìa rừng ở Châu Phi). Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh thì
cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hịa ánh sáng, điều hịa quá trình quang
hợp của vườn cây.
Tuy nhiên trong quá trình thuần hóa con người đã trồng cây cà phê khơng cần
che bóng nhưng vẫn đạt năng suất cao, nhưng phải được thâm canh ngay từ đầu.
1.1.2.6 Yêu cầu về gió
Gió là tác nhân cộng hưởng với các nhân tố khác gây ảnh hưởng xấu cho cây cà
phê. Gió làm tăng sự bốc thoát hơi nước, giảm độ ẩm đất và độ ẩm khơng khí. Đối với

cà phê, gió có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Tốc độ gió vừa phải sẽ giúp
cho q trình thụ phấn tốt hơn. Yêu cầu của cà phê về tốc độ gió là 3,3 – 3,7 m/s. Gió
lạnh, gió nóng, gió khơ đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh làm
cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khơ héo. Gió làm
tăng nhanh q trình bốc thốt hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khơ, gió
bão gây gãy cành. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ,
cây che bóng để hạn chế tác hại của gió. Đai rừng chắn gió và cây che bóng cịn có tác
10


dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối, ở những vùng có gió nóng, đai
rừng cịn có tác dụng điều hịa nhiệt độ trong lơ trồng.
Nhìn chung để phát triển tốt, cho năng suất cao ta cần phải nghiên cứu đặc điểm
sinh thái của nó thích hợp trong giới hạn sinh thái nào để chọn vùng trồng thích hợp
đồng thời dự báo được hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.
1.1.3 Kỹ thuật canh tác
Lựa chọn những cây có tiềm năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với
sở thích của thị trường và có khả năng chống chịu tốt. Chọn hạt giống là những cây đã
cho trái 6 - 8 năm, năng suất cao và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình dẹp. Chọn trái
chín có hai nhân phát triển cân đối.
Sau đó xử lý hạt giống và gieo hạt, có hai cách gieo ươm là gieo trong túi bầu và
gieo vào luống đất. Cả hai cách này đều bố trí trong vườn ươm có giàn che chắn, dàn
che phải có mái dàn di động được chủ động trong điều khiển ánh sáng, đảm bảo sự
thơng thống lưu thơng khơng khí vì vậy chiều cao dàn là 1,8- 2m, không gian đủ rộng
để dễ chăm sóc trong thời kì cây con phát triển.
Thời vụ:Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).
Khoảng cách, mật độ:
+ Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.
+ Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và
dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha).

Cách trồng, bón phân lót: Đào hố trước trồng 1 tháng (60 x 60 x60 cm). Bón lót :
Lớp đất mặt trộn với 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai mục (đây là chất dinh dưỡng quan
trọng nhất trong giai đoạn mới trồng của cây con) + Hữu cơ sinh học + 0,5 kg super
lân + 0,5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh
gốc. Lúc trồng bón lót ngồi tán lá cây 100 gram phân NPK. Khi trồng tránh để làm vở
bầu đất, điều cần làm sau khi trồng dặm chặt đất ở xung quanh gốc, tạo bồn, dùng rơm
rạ tủ gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để phòng cây bị ngập úng.
Sau khi trồng và chăm sóc đến mùa thu hoạch cần chú ý đến các nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng đối với hoạt động sinh lý của cây cà phê như: Đạm, lân, kali và các
nguyên tố trung lượng : lưu huỳnh, canxi, magiê và nguyên tố vi lượng khác.
Trong giai đoạn tiếp theo cần loại bỏ chồi vượt cho cây cà phê, đào rãnh ép xanh,
hoặc cày rạch hàng ép xanh, làm cỏ, bón phân, tỉa cành…
1.1.4 Các bệnh hại cơ bản
1.1.4.1 Bệnh gỉ sắt hay nấm vàng da cam
Triệu chứng: trên lá xuất hiện những vết bệnh hình trịn, trên mặt vết bệnh có
một lớp bột phấn vàng màu da cam. Đó là những bào tử của nấm bệnh. Tác hại chủ
11


yếu của nó là làm rụng lá dẫn tới hậu quả khô cành, giảm hoặc mất sản lượng. Cà phê
chè có tỷ lệ bị bệnh này rất nặng.
Biện pháp phịng trừ: Đối với những giống dễ mẫn cảm với bệnh thì dùng thuốc
hóa học để phun phịng trừ. Các thuốc nấm thường được sử dụng là Bc-đơ 0,5 - 1%,
Oxyd clorid đồng 1% phun vào mặt dưới của lá ở giai đoạn bệnh mới phát triển và
trong mùa bệnh. Trong mùa mưa cần sử dụng chất dính như Hafton để tăng độ bám
dính của thuốc. Ngồi ra, hiện nay có một số thuốc như: Sicarol, Bayleton, Anvil,
Sumi-eight.
1.1.4.2 Bệnh thối rễ
Triệu chứng: Một số loại nấm ở trong đất như Rhizoctonia, Fusarium... tấn công
gây tác hại vào bộ rễ của cây cà phê. Triệu chứng: Trên các rễ ngang, chóp rễ, phần

rễ đi chuột xuất hiện những vết thối mềm có màu thâm đen. Cây bị bệnh sinh
trưởng cằn cỗi, lá vàng, héo, cây bị nặng sẽ bị chết.
Biện pháp phòng trừ: Chú ý tới biện pháp thâm canh, tăng cường bón phân hữu
cơ, cải thiện đặc điểm lý và hóa tính của đất đặc biệt là giảm độ chua của đất. Chưa
có những loại thuốc hóa học để phịng trừ bệnh thối rễ có hiệu quả.
1.1.4.3 Bệnh khơ cành, khơ quả
Triệu chứng: bệnh này hường gây nên do nấm coffeanum Noack. Bệnh gây hiện
tượng khô cành, khô quả, khô lá thành từng vết hay thành từng mảng trên phiến lá.
Khi bệnh nặng có thể làm cho cà phê bị chết khơ khơng hồi phục lại được.
Biện pháp phịng trừ: Cần bón phân đầy đủ đặc biệt là phân đạm, kali có tác
dụng hạn chế sự tác hại của bệnh. Nếu hàm lượng đạm ở trong lá có từ 4% trở lên thì
cây cà phê khơng bị loại bệnh này gây tác hại. Khi thấy xuất hiện bệnh thì dùng các
loại thuốc có gốc đồng để phun phịng trừ. Trồng cây che bóng một cách hợp lý cũng
hạn chế được sự xuất hiện của bệnh. Có thể dùng thuốc nội hấp Derosal pha 0,1%.
1.1.4.4 Bệnh đốm mắt cua
Triệu chứng: Bệnh này do nấm Cercospora coffeicola gây nên. Vết bệnh trên lá
hay quả thường là hình trịn, ở giữa có ịn đồng tâm, xung quanh màu nâu đỏ, ngoài
màu vàng. Quả bị nấm gây hại sẽ bị thối đen từng phần hay toàn bộ, cây bị bệnh
thường cằn cỗi kém phát triển, là vàng và rụng, quả chin ép.
Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, tiếp tục chăm sóc. Nơi bị bệnh nặng có
thể dùng các loại thuốc gốc kim loại đồng nồng độ từ 0,5 - 1% để phun phòng trừ.
1.1.4.5 Rệp sáp
Triệu chứng: Rệp sáp có hình dạng bầu dục, trên thân có phủ một lớp sáp trắng
xám mịn. Nếu rệp sáp gây tác hại ở vùng cuống quả sẽ làm cho quả phát triển chậm,
quả nhỏ, nếu bị nặng sẽ dẫn tới chùm quả bị khô hoặc làm chết cả cành. Trong sản
12


xuất cần có định kỳ kiểm tra phần cổ rễ ở dưới mặt đất (đào sâu xung quanh cổ rễ sâu
10 cm) để phát hiện kịp thời sự xâm nhập gây tác hại của rệp.

Biện pháp phòng trừ: Khi thấy có rệp sáp xuất hiện cần dùng các loại thuốc như
Methyl parathion, Tinox BI-58 để phun phòng trừ hoặc tưới gốc cây bị bệnh. Hiện
nay xuất hiện một số loại thuốc mới có hiệu quả cao như: Suppracid 40 BC 1,
Dimecron 100DD, Carbicron. Thuốc hạt, bột xử lý rắc ở gốc: Basudin 3H, Sevidol
6H, Karphos 2%, Sunithion 5W.P, Oncol 25W.P.
1.1.4.6 Mọt đục cành
Đặc điểm gây hại: Thành trùng là bọ cánh cứng rất nhỏ gần bằng đầu
kim găm. Con cái đen bóng, con đực nâu xám dài trung bình từ 0,9 - 1,6mm.
Mọt đục lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt tạo tổ để đẻ
trứng làm cành, chồi khơ héo và chết.
Biện pháp phịng trừ: Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị mọt đục
cành Cà phê vì vậy biện pháp tốt nhất là cắt bỏ cành bị mọt để ngăn chặn sự
lây lan hoặc là dùng thuốc phun sớm dể phòng ngừa như: Nitox 30EC, Nibas,
Bini 58, Bonus 40EC….
1.2 Đặc điểm sản phẩm và kĩ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối là giống cà phê thích nghi tốt với khí
hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao trên 500m
so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản
lượng hằng năm.
Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Quả cà phê
bao gồm các phần như sau: Lớp vỏ quả, lớp nhớt, lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa, nhân.

Vai trò của một số chất hóa học trong việc tạo ra màu – mùi – vị đặc trưng của cà
phê như: Hydratcarbon, các chất béo, acid, protein, alkaloid…
1.2.2 Thu hoạch
Sau khi trồng 25 – 36 tháng thì cà phê cho hoa bói, trong cả chu kì dài thì vụ thu
hoạch cịn dựa vào điều kiện vùng sinh thái, chủng cà phê. Yêu cầu đầu tiên đối với
việc thu hái cà phê là hái đúng tầm chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải
13



có quả chín đỏ hay vừa chín, khơng hái quả xanh. Khơng để quả chín nẫu hay khơ
trên cây, cà phê quá chín hoặc xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon.
Ngồi ra nó cịn tạo điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển.
Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ
đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn. Mặc khác, tùy vào phương pháp chế biến
mà có thể có yêu cầu chất lượng quả thu hoạch khác nhau. Quả cho chế biến ướt phải
có tỷ lệ chin cao hơn so với chế biến khô, phương pháp chế biến khơ có thể chấp nhận
một tỷ lệ nhất định các quả xanh già, quả ương, quả khô trên cây, quả rụng dưới đất.
Hái cà phê phái có kĩ thuật phù hợp để bảo vệ cành, lá,nụ tránh ảnh hưởng
tới vụ sau.
1.2.3 Chế biến
Có hai phương pháp chế biến: Chế biến khô và chế biên ướt. Với cà phê chè hầu
hết là dùng phương pháp chế biến ướt và cả một phần cà phê vối cũng chế biến theo
phương pháp ướt (hoặc nửa ướt) nếu có yêu cầu của khách hàng.
Cà phê vối Tây Nguyên, do mùa thu hoạch thường là mùa khô nên người ta áp
dụng chế biến khô để tận dụng năng lượng mặt trời.
Chế biến ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô,
loại bỏ cành lá rụng và đất đá…Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ
quả ra. Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.
Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngồi vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa.
Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt và cà phê chế biến theo phương
pháp này “cà phê rửa”. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi
là cà phê thóc sấy khơ.
Cà phê thóc khơ qua q trình xát khơ, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng sẽ thu được cà
phê nhân. Cà phê nhân qua phân loại trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.
Chế biến khô: Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khơ cho đến khi
độ ẩm xuống cịn 12 – 13 %. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát kho cà phê,
loại bỏ vỏ quả vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.


14


Ngoài hai phương pháp trên, ở nước ta người ta thường áp dụng phương pháp
chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loịa máy xát
tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, khơng ủ len men và rửa sạch
hồn toàn.
1.2.4 Bảo quản sau thu hoạch
Nguyên tắc bảo quản ở nơi nhiệt độ thấp, thống mát, khơ ráo. Bảo quản kín
ngăn ngừa sự xâm nhập của các nấm bệnh và sâu hại, thường bảo quản dạng cà phê
thóc khơ hoặc cà phê quả khô, chỉ chế biến cà phê nhân trước khi xuất khẩu hoặc bán
trên thị trường.
Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh. Cà phê hái xong
phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải tãi quả cà phê trên nền gạch thoáng mát, tầng
không quá dày 30 – 40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho cà phê lên men. Không giữ
cà phê hái về quá 24h.
Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch,
khơng có mùi phân bón, mùi hố chất…
Đối với cà phê thóc và cà phê nhân thì có các cach bảo quản khác nhau như:
Phơi nắng , sấy bằng không khí nóng, sấy bằng khơng khí khơ, dùng hố chất hút nước
như H2SO4, CaCl2, bảo quản ở trạng thái thoáng gió tích cực, bảo quản ở trạng thái
nhiệt độ thấp, bảo quản kín, đỗ thành đống rời, bảo quản trong bao. Tuy nhiên trơng
q trình bảo quản cần chú ý đến một số điểm sau:
15


- Chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% để cà
phê không bị lên men mốc, không bị mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất.
- Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thơng gió tốt và đề

phịng nước dột, khơng để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê,
chứa cà phê trong bao không quá đầy.
- Tạp chất trong cà phê càng ít càng tốt, đối với cà phê cấp I , II phần trăm tạp
chất < 0,5 %
- Để tránh hiện tượng nén chặt các bao do sức nén của tải trọng các bao phía
trên, cứ sau 3 tuần phải đảo thứ tự xếp bao một lần.
1.3 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Krông Nơ, tỉnh Đăk
Nơng
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Krơng Nơ nằm ở phía đơng của tỉnh Đăk Nơng, có tổng diện tích tự nhiên
81.365,7 ha, được chia làm 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và một thị trấn, có tọa độ
địa lý từ 21 o11’16” đến 12 o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107 o 41’52” đến 108 o05’41” độ
kinh đơng, vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các đơn vị như sau:
- Phía Nam giáp huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nơng;
- Phía Bắc giáp huyện Cư Jút và huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nơng;
- Phía Tây giáp huyện Đắk Mil và huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nơng;
- Phía Đơng giáp huyện Krơng Ana và huyện Lắk,tỉnh Đắk Lắk.

16


Bản đồ 1.1:

Nguồn ảnh: Phịng Tài ngun – Mơi trường huyện Krơng Nơ

Huyện Kơng Nơ có các tuyến giao thơng quan trọng chạy qua trung tâm huyện
như tuyến tỉnh lộ 4 đoạn qua huyện dài 54.5 km, nối Q1 14 với huyện và thị xã Gia
Nghĩa; tuyến tỉnh lộ 3 đi qua thị trấn, đoạn qua huyện dài 20km đã dược đầu tư nâng
cấp; có nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng đã được biết đến như thác Dray Sáp, khu

bảo tồn Nam Nung, khu căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV,…; có nhiều tiềm năng
về thủy điện đã và đang được khai thác; có nguồn khống sản phong phú. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội heo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành một trong những hạt nhân về phá tiển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
1.3.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo
Địa hình Krơng Nơ tồn bộ là đồi núi gần như liên tiếp theo hướng từ Tây sang
Đơng Nam và có độ cao từ 470 - 840m so với mặt nước biển, cá biệt có một số ngọn
núi cao trên 1.000m, như Nâm Nung, Nam Ka. Địa hình huyện Krơng Nơ đa dạng và
được chia thành ba dạng chính:
17


- Dạng địa hình núi cao: phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện, chiếm
khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trung bình cấp V,
VI, độ cao trung bình từ 800 – 1.200 m so với mặt nước biển, các xã Đắk Nang, Đức
Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung mang nét đặc trưng của dạng
địa hình này.
- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: tập trung ở phía Bắc và trung tâm
huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ cao trung bình từ 450 - 600 so với mặt
nước biển, địa hình bị chia cắt; độ dốc trung bìn cấp II đến cấp IV. Tập trung ở các xã
Đắk Sôr, Nam Đà, thị trấn Đắk Mâm. Đây là dạng địa hình được hình thành từ đá mẹ
chủ đạo là đá sét và biến chất, đất bazan và đá granit. Quá trình hình thành đất chủ đạo
là phong hóa tích lũy Fe-Al tương đối, q trình sói mịn rửa trơi đất.
- Dạng địa hình thung lũng: tập trung phía Đơng, dọc theo dịng sơng Krơng Nơ
và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xuyên, Bn Chốnh, Đắk Nang, Nâm N’Đir,
chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc trung bình cấp I, II, độ cao trung bình 400 –
450 m so với mặt nước biển. Khu vực này chủ yếu được hình thành do quá trình bồi
lắng phù sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ven sơng Kroong Nơ và các
suối chính trên địa bàn.

1.3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Krơng Nơ mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa
Tây Nguyên. Thời tiết hằng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
hết tháng 10, chiếm trên 84% mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng
4 năm sau, lượng mưa khơng đáng kể, trong đó tháng 2 và tháng 3 hầu như khơng
mưa. Đặc biệt cơ bản của khí hậu huyện Krông Nô được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 22,4 oC.
+Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 28,9 oC (tháng 3, 4 ).
+Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 20,5 o C ( tháng 12, 1).
Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình từ 12- 14oC, sự chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm khoảng 4- 5 oC, vùng núi cao nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp
hơn so với vùng khác từ 1- 2 oC.
- Chế độ nắng: lượng ánh sáng dồi dào, khoảng 213- 266 ngày nắng trong năm.
Tổng giờ nắng trong năm 2.317 giờ. Tháng 1 là tháng nắng nhiều, mỗi ngày có 8-9 giờ
nắng; tháng 7, 8 nắng ít hơn mỗi ngày chỉ có khoảng 3-4 giờ nắng.
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa cuẩ huyện bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố địa
hình. Tổng lượng mưa bình quân hằng năm khá lớn từ 1.800- 1.900 mm, lượng mưa
cao nhất có năm lên tới 2.800 mm.Tháng 8 là tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa lên
Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa của huyện bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố địa tới 320
18


mm. Về mùa khơ khơng khí rất khơ, độ ẩm xuống thấp, lượng mưa rất ít từ 4-5 mm
vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa, số ngày mưa phân bố không đều trong năm và
trong các vùng. Số ngày mưa trun bình năm là 197,2 ngày. Lượng mưa bình quân mùa
mưa chiếm 86% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí tương đối hằng năm bình qn từ 80%85%, đặc biệt về mùa khơ độ ẩm khong khí rất thấp khoảng 70% (trung bình tháng 2).
Độ ẩm khơng khí có khi rất cao 95% vào n hững ngày tháng7, tháng 8.
- Chế độ gió: Gió Đông Bắc thổi vào các tháng mùa khô, tốc độ gió trung bình 1

– 3 m/s, tốc độ lớn nhất là 19 m/s (tháng 3); Gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa khơ,
tốc độ trung bình 1 – 2 m/s, tốc độ lớn nhất đạt 23 m/s (tháng 4).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi năm là 946,7 mm, lượng bốc hơi bình qn mùa
khơ là 14,9 – 16,2 mm/ngày, vào tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp trung bình từ 1,5
– 1,7 mm/ngày, các tháng mùa khơ lượng bôc hơi khá cao gây khô hạn, thiếu nước
sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu khu vực thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây
trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do thời tiết phân chia hai mùa rõ rệt và chế độ lũ của sông
Krông Knơ nên hằng năm có những đợt lũ lớn gây ảnh hưởng đến dời sống của nhân
dân địa phương. Mùa mưa cây trồng phát triển tốt. Các tháng mùa mưa tập trung cần
chú ý các giải pháp chống rứa trôi, xói mịn, sạt lở đất, chống gãy đổ, dập nát cây
trồng, phơi sấy sản phẩm mùa vụ sớm. Vào mùa khô hạn, làm ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Vì vậy, cần có giải pháp bố trí mùa vụ thích
hợp cho cây trơng hằng năm; xây dựng các hồ chứa nước, đập dâng lấy nước cho cây
trồng, vật nuôi và cung cấp cho sinh hoạt.
1.3.1.4 Đặc điểm thủy văn
Mật độ sông suối trên địa bàn là 0,4 – 0,6 km/km2, các sông suối lớn như: sông
Krông Knô, suối Đăk Sôr, suối Đăk Mâm, suối Đăk Nang, suối Đăkk Rồ, suối Đăk
Pri…., các suối trên địa bàn đều có hướng chảy về sơng Krơng Knơ là nhánh chính
hợp thành dịng Srêpơk.
- Sơng Krơng Knơ: Bắt nguồn chảy từ dãy Chư Yang Sin có độ cao trên 2000m
chảy về phía Tây qua các thung lũng rồi chuyển sang hướng Bắc hợp lưu với sơng
Krơng Ana, dịng sông dài 189 km, đoạn chảy qua địa bàn huyện dài 53,3 km. Lịng
sơng dốc hẹp, nhiều gấp khúc, về mùa mưa nước thượng nguồn đổ về nhanh, gây lũ lụt
hai bên bờ sơng. Diện tích lưu vực khoảng 3.930 km2, chủ yếu là vùng rừng núi nằm
dọc ranh giới giwax các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng và cũng chính là ranh
giới của huyện. Trên dịng sơng có nhiều ghềnh thác, hiện nay đã xây dựng các cơng
trình thủy điện như: Bn Kuốp, thủy điện Bn Tua Srah.
19



- Các suối của huyện bắt nguồn và chảy trên sườn Tây của các dãy núi, có lượng
mưa lớn, tầng thổ nhưỡng rất dày, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng, cây lâu năm nên
nguồn nước khá dồi dào, các suối này có nước quanh năm, có khả năng xây dựng các
hồ chứa nhỏ lấy nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Hồ tự nhiên: Cùng với hệ thống sơng suối kể trên, huyện cịn có các hồ Ea Snô,
hồ Buôn Lang, hồ Đăk Viên…, cảnh quan rộng với nhiều phong cảnh rừng núi bao
bọc, nhiều loài động thực vật phong phú, có ưu thế phát triển du lịch sinh thái và nuôi
trông thủy sản.
- Hồ thủy lợi: Huyện có rất nhiêif hồ đập thủy lợi lớn nhỏ, trong đó phải kể đến
hồ thủy lợi Đăk Rồ, hồ Bn Dơng, hồ thơn Đăk Hịa, Đăk Lưu, hồ Đăk Nang, diện
tích vùng nước mặt này tạo nên một vùng cảnh quan sinh thái, có giá trị lớn trong việc
cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản.
1.3.1.5 Đặc điểm thỗ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm xây
dựng 1978 và các tài liệu điều tra bổ sung năm 2005, trên địa bàn có 8 nhóm đất chính
với 14 loại đất như sau:
Bảng 1.1: Thống kê diện tích, nhóm đất huyện Krơng Nơ
Loại đất

Stt

Ký hiệu

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN TỒN HUYỆN

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ

(%)

81.366,0

100

I

NHĨM BÃI CÁT, CỒN CÁT

C

220,0

0,3

1

Bãi cát bằng ven sơng

Cb

220,0

0,3

II

NHĨM ĐẤT PHÙ SA


P

6.077,0

7,5

2

Đất phù sa khơng được bồi, chua

P

3.135,0

3,9

3

Đất phù sa glây

Pg

2.942,0

3,6

NHÓM ĐẤT XÁM

X


3.272,0

4,0

4

Đất xám trên phù sa cổ

X

1.985,0

2,4

5

Đất xám trên macma acid

Xa

279,0

0,3

6

Đất xám trên đá cát

Xq


1.008,0

1,2

NHÓM ĐẤT ĐEN

R

1.811,0

2,2

7

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan

Rk

1.314,0

1,6

8

Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt, ba zan

Ru

497,0


0,6

V

NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

F

61.280,0

75,3

9

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính

Fk

3.421,0

4,2

10

Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung
tính

Fu

8.448,0


10,4

11

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất

Fs

49.411,0

60,7

III

IV

20


VI

NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI

H

2.100,0

2,6


12

Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét

Hs

2.100,0

2,6

NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG

D

652,0

0,8

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

652,0

0,8

ĐẤT XĨI MỊN TRƠ SỎI ĐÁ

E


5.954,0

7,3

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E

5.954,0

7,3

VII
13
VIII
14

Nguồn: Tổng hợp từ Bản đồ đất Đăk Nơng - Viện QHTKNN (2005)

* Nhóm đất bãi cát, cồn cát: Độ dốc cấp I, thành phần cơ giới cát, một số nơi
có cơ giới cát pha nhưng tỷ lệ sét không vượt quá 12%; hàm lượng OM tổng số rất
nghèo, các chất tổng số khác như: N, P 2 O5, K2O đều rất thấp. Các chất dễ tiêu rất
nghèo: lân dễ tiêu <3,2mg/100 g đất, kali trao đổi < 5,2mg/100 g đất. Đất cát bằng ven
sơng có ưu điểm địa hình khá bằng phẳng, độ ẩm khá nên có thể sử dụng vào sản xuất
nơng nghiệp, trong q trình canh tác cần được bón đầy đủ và cân đối các loại phân vơ
cơ, đầu tư bón bổ sung nhiều phân hữu cơ nhằm tăng tính đệm, tăng khả năng giữ ẩm
và giữ các chất dinh dưỡng trong đất.
* Nhóm đất phù sa: Được hình thành do sơng suối mang phù sa bồi đắp nên, đất
giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày, có
màu xám, đen, vùng ngập nước đất bị Glây, phấn bố ở độ dốc cấp I, được hình thành

do sự bồi đắp phù sa của sơng Krơng Knơ. Diện tích cịn lại là đất phù sa úng nước,
đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, cần có biện pháp xây dựng cải tạo.
* Nhóm đất xám:
- Đất xám trên phù sa cổ phân bố ở cấp độ dốc I (0 0 - 30). Quá trình hình thành cơ
bản là q trình rửa trơi và xói mịn bề mặt xảy ra trong tự nhiên và quá trình canh tác
lâu dài của con người đã dẫn đến sự thay đổi một số tính chất lý hố học ban đầu của
đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha đến thịt nhẹ ở tầng mặt và chuyển dần
sang cơ giới thịt trung bình ở tầng dưới (sét >30%), lẫn nhiều sạn sỏi thạch anh. Tầng
đất thường mỏng dưới 70 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng đều thấp, OM tổng số
<1% (0,1-0,4%), lân tổng số và lân dễ tiêu đều nghèo (0,03% và 1,5-1,6 mg/100g đất),
kali tổng số: 0,4-0,7%, kali dễ tiêu 2-4 mg/100g đất, cation trao đổi nghèo: phổ biến ở
mức 3-6 lđl/100g đất. Đất xám trên macma acid thường có tầng mỏng dưới 70 cm.
- Đất xám trên đá cát và granit phân bố ở cấp độ dốc cấp II ( 3 0 - 8 0) đất có tầng
dày từ 30cm đến > 70cm. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ phì của
đất kém, nghèo lân.
- Đất xám trên đá cát phân bố ở độ dốc cấp II (3 0 - 8 0), đất có thành phần cơ giới
nhẹ, tầng đất mỏng, thích hợp trồng cây cơng nghiệp dài ngày hoặc cây ăn quả.
* Nhóm đất đen:
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan đất hình thành do sản phẩm bồi tụ của
21


bazan, đất có màu đen, hay đen xám, hàm lượng OM cao, có thể sử dụng vào trồng các
loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Phân bố ở độ dốc từ cấp II đến cấp VI.
- Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt, bazan hình thành do sản phẩm phong hố
của đá bọt và bazan, có màu nâu hơi đen. Địa hình khá bằng, ven thung lũng, phân bố
ở độ dốc từ cấp II đến cấp III.
* Nhóm đất đỏ vàng:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan và đất nâu vàng trên đá bazan trên các địa hình lượn
sóng, đất giàu các ngun tố như Sắt, Nhơm, can xi, Magiê, Phospho, Kali, Natri...

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất được hình thành tại chỗ trên 3 loại đá
mẹ là phiến sét, Gơnai, phiến mica đã phong hố triệt để, có thành phần cơ giới thịt
trung bình, đất ít xốp, mất nước đất trở nên chai rắn, loại đất này hình thành trên địa
hình đồi núi, có độ dốc biến đổi từ 8 - 30 0 tập trung nhiều ở độ dốc trên 20 0.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi là đất mùn đỏ trên đá sét và đá biến chất hình
thành trên tàn tích sa thạch, là loại đá trầm tích hạt thơ, cấu tạo khối đặc, địa hình khá
dốc 8 0 đến 15 0; độ phì nhiêu thấp, thành phần cơ giới nhẹ.
* Nhóm đất thung lũng được hình thành ở chân các thung lũng do sản phẩm dốc
tụ, đất có chất lượng tốt, hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ
đến trung bình.
* Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá là loại đất có nhiều hạn chế do tầng mỏng và lẫn
nhiều đá cứng và kết von, đá ong. Trên đất xói mịn trơ sỏi đá thường có lớp thực vật
thưa thớt, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của xói mịn, gây hậu quả xấu đối
với vùng đất thấp phía dưới.
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Dân cư và nguồn lao động
a. Các dân tộc đồng bào thiểu số
Là huyện có nhiều dân tộc, nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc anh em trong
đó dân tộc thiểu số chiếm phần đông tới hơn 37,44% dân số tồn huyện, đơng nhất là
người Dao, cịn lại là các dân tộc ít người khác như Ê Đê, Thái, Tày,
M’nông...Nhưng phải kể đến cộng đồng dân cư người kinh chiếm tỷ lệ rất lớn trong
cơ cấu dân số huyện với khoảng 62,56% dân số. Đặc biệt sau ngày giải phóng đến
nay, một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến đây làm ăn, sinh sống làm cho thành
phần dân tộc của huyện ngày càng đa dạng.
Các dân tộc khơng hình thành nên những lãnh thổ tộc người riêng biệt nhưng
mỗi dân tộc đều tập trung ở một vùng nhất định, trong đó người Kinh có mặt ở hầu
hết các vùng trong huyện. Cộng đồng các dân tộc ở Krông Nô với những truyền thống,
bản sắc riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hoá rất đa dạng, phong phú
22



và có những nét độc đáo, trong đó nổi bật là bản sắc văn hố truyền thống của người
M’Nơng, Thái, Dao, Ê Đê và các dân tộc bản địa khác.
Tuy nhiên, chính sự tập trung của nhiều dân tộc đồng bào thiểu số nên có sự phân cấp
lao động, do sự năng động, khả năng tiếp thu và ham học hỏi nên người Kinh có kinh
nghiệm, tay nghề cao hơn trong q trình sản xuất, thâm canh nơng nghiệp. Ngược lại,
người đồng bào thường sản xuất tập trung, quy mô, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật, giống mới vào quá trình canh tác. Mặc dù vậy, nhưng tình trạng này ngày càng được
cải thiện với sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp về thôn, buôn...của người đồng bào.
b. Dân số và sự phân bố
Theo điều tra năm 2011 dân số trung bình của huyện là 65.924 người/14.398 hộ.
Là một trong những huyện có dân số đơng chỉ xếp sau Cư Jút, Đăk Mil, Đăk R’Lấp.
Phân bố theo khu vực thành thị chiếm 9,1%, nông thôn chiếm 90,9%. Tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên là 1,6 %. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hướng
giảm dần.
Mật độ dân số trung bình của huyện là 81 người/km2 . Tuy nhiên sự phân bố
không đồng đều, mật độ cao nhất ở xã Nam Xuân, Đăk Mâm, Nam Đà với trên 210
người/km2, còn ở các xã như: Đức Xuyên, Tân Thành, Buôn Choad có mật độ dân số
thấp khơng q 40 người/km2.
Về dân cư theo hai nhóm thì người Kinh chiếm 62,56%, người dân tộc thiểu số
chiếm 37,44%.
c. Nguồn lao động
Nhìn chung dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và
ngoài độ tuổi lao động thấp so với toàn tỉnh. Điều nầy thuận lợi cho yêu cầu về lao
động phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cơ cấ dân số đang có xu
hướng chuyển biến theo hướng tích cực giữa các ngành kinh tế song vẫn còn chậm.
Bảng1.2: Lao động phân theo ngành kinh tế huyện Krông Nô, giai đoạn 2008 – 2011.
(Đơn vị: người)
Ngành


Năm

2008

2009

2010

2011

Tổng

26.489

27.958

28.389

29.024

Nông – lâm – ngư nghiệp

21.470

22.651

22.907

23.433


Công nghiệp – xây dựng

793

838

856

883

4.226

4.469

4.623

4.708

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Nô 2011

Phần lớn lực lượng lao động là lao động chân tay trong các ngành nông, lâm
nghiệp, do vậy đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các vùng nông nghiệp và lâm trường và
một số nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh cây công
nghiệp ngắn và dài ngày như đậu đỗ, cà phê, cao su, điều, tiêu…
23


Dân số và nguồn nhân lực của huyện dồi dào, người dân cần cù, tích lũy được

nhiều kinh nghiệm… Mặc dù vậy nhưng trình độ dân trí cịn thấp gây khó khăn cho
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.3.2.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng
a. Thủy lợi
Huyện Krơng Nơ là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp của
tỉnh Đăk Nông. Diện tích có khả năng gieo trồng trên địa bàn khá lớn, nhưng thường
xuyên bị hạn hán đe dọa vào mùa kho và lũ lụt vào mùa mưa.
Hiện trên địa bàn đã đầu tư 01 cơng trình thủy lợi, hồ chứa nước, trạm bơm, hệ
thống kênh tưới, đảm bảo tưới cho 2.601 ha lúa và cây trồng các loại. Các công trình
thủy lợi đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa hồn thiện đặc biệt là hệ thống kênh
mương, do đó khả năng phát huy của cơng trình thủy lợi cịn hạn chế. Tuy nhiên, cơng
tác quản lí các cơng trình cịn yếu kém nên phát huy hiệu quả khơng cao.
b. Giao thơng
- Tỉnh lộ 4: Có chiều dài chạy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 54,50 km
trong đó rãi nhựa 22,50 km (đoạn từ xã Đăk Rồ đến giáp ranh với địa bàn huyện Cư
Jút) và 32 km đường cấp phối, chất lượng đường hiện nay đã xuống cấp.
- Tỉnh lộ 3: Có chiều dài qua địa bàn huyện là 18 km trong đó rãi nhựa 4,27 km,
cịn lại là đường cấp phối, hiện nay đường đã xuống cấp, mùa mưa đi lại gặp nhiều
khó khăn.
- Trên địa bàn hệ thống giao thơng đường huyện gơmns có 15 tuyến với tổng
chiều dài là 133,90 km; hiện đã đầu tư nâng cấp 52,80 km đường nhựa, số còn lại là
đường cấp phối 60, 10 km và đường đất 21km.
- Đường xã, liên thơn, bn và đường ssanr xuất: Có tổng chiều dài 406,10 km
trong đó được rãi nhựa 6,6 km (thị trấn Đăk Mâm 2 km, xã Nam Đà 3,1 km, xã Nam
Nung 1,5 km) đường cấp phối 45 km và đường đất 354,50 km.
c. Cấp điện
Nguồn điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện
từ nguồn điện lưới quốc gia. Trong tỏng số 95 thơn, bn, bon thì có 91 thơn, bn,
bon đã được nhà nước đầu tư cong trình điện chiếm tỷ lệ 95,78%.
Cơng tác điện khí hóa nơng thơn cịn chậm ngun nhân do tình trạng di cư tự do

trong những năm vừa qua đến địa bàn sinh cơ lập nghiệp phân bổ rãi rác và không theo
quy hoạch, một số thơn, bn cị ở xa trung tâm xã, việc đầu tư cơng trình điện rất tốn
kém.
d. Phát triển giáo dục đào tạo
Nhằm nâng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinhh tế - xã hội của địa phương, năm
2000 tồn huyện có 220 cán bộ, cơng chức có trình độ cao đẳng trở lên thì đến năm
24


2011 tăng lên khoảng 960 người, mức tăng bình quân thời kì là 22,22%. Số học sinh
tăng bình quân là 8,23%.
Ngành học mầm non có 11 trường, ngành học phổ thơng có 28 trường: Trong đó
tiểu học có 17 tường, trung học cơ sở có 9 trường, trung học phổ thơng có 2 trường.
Ngành giáo dục của huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, khơng cịn tình
trạng học ca 3. Tại các xã mới được chia tách như Nâm Nung, Tân Thành và xã Đức
Xuyên hiện tại chưa có trường trung học cơ sở, đã ảnh hưởng đến nhu cấu phát triển
giáo dục trên địa bàn.
e. Bưu chính viễn thơng và phát thanh truyền hình
Hoạt động bưu chính, viễn thơng và phát thanh truyền hình phát triển cả về quy
mơ và chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, 10 xã trên tổng số 11 xã, thị trấn trên
địa bàn huyện đã được lắp đặt điện thoại.
Năm 2006, số điện thoại trên địa bàn huyện là 12 máy/100 dân, đến năm 2011 tỷ
lệ này là 23 máy/100 dân. Tại trung tâm đã được đầu tư xây dựng tổng đài điện tử
trung tâm với trang thiết bị hiện đại và 1 trạm phát lại truyền hình tại xa Quảng Phú.
f. Nước sạch nông thôn
Nước sinh hoạt khu vực dân cư trên địa bàn chủ yếu thông qua việc khai thác
nguồn nước ngầm từ giếng đào, giếng khoan, các bể.
Tại một số vùng có nguồn nước ngầm hạn chế, người dân phải sử dụng nguồn
nước chảy từ khe suối và sinh hoạt sản xuất.
1.3.2.3 Thực trạng các ngành kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 16,97% (năm 2010 đạt
15,2%), giá trị ước đạt 1.062,97 tỷ đồng. Trong đó: ngành nông – lâm –ngư nghiệp
tăng 6,67%, giá trị ước đạt 443,97 tỷ đồng, công nghiệp và xây dựng tăng 30,77%, giá
trị ước đạt 334,0 tỷ đồng, ngành dịch vụ tăng 26,7%, giá trị ước đạt 285,0 tỷ đồng. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 14,9 triệu/người/năm, tăng 8,93 triệu/năm so với năm
2005. Quy mô nền kinh tế năm 2010 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2005.
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Krông Nô năm 2005 và năm 2010
2005 (%)

2010 (%)

Nông – lâm – thủy sản

72,63

55,58

Công nghiệp – xây dựng

14,66

24,16

Thương mại – dịch vụ

12,7

20,24


Ngành

Năm

Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Đăk Nông năm 2011

Với tiềm năng và thế mạnh của mình, trong tương lai ngành cơng nghiệp – xây
dựng và dịch vụ sẽ là động lực để huyện phát triển toàn diện. Ngoài ra, nguồn tài
25


×