Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tìm hiểu văn hóa truyền thông qua các chương trình truyền hình trên đài phát thanh – truyền hình đà nẵng – kênh DRT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HĨA HỌC
Đề tài:

TÌM HIỂU VĂN HĨA TRUYỀN THƠNG QUA CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN ĐÀI PHÁT
THANH – TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG – KÊNH DRT
Người hướng dẫn:
ThS. Lương Vinh
̃ An
Người thực hiện:
Nguyễn Thi Mu
̣ ̀i

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của ThS. Lương Vĩnh An. Những tài liệu sử dụng trong khóa luận là
trung thực, khách quan, được trích nguồn rõ ràng.
Nếu không đúng sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận



Nguyễn Thị Mùi


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến ThS. Lương Viñ h An, là
người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều
kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các cô chú, anh chi ̣ Đài Phát thanh – Truyề n hiǹ h Đà Nẵng đã
cung cấ p tài liê ̣u và ta ̣o điề u kiê ̣n giúp tôi hoàn thành khóa luâ ̣n này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt q trình học tập
tại trường.
Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên
chắc chắn luận văn này cịn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mùi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
5. Ý nghĩa đề tài ..........................................................................................................5

6. Bố cục đề tài ............................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG ..... 7
1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................7
1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................................7
1.1.2. Khái niệm truyền thơng - truyền thông đại chúng ..........................................10
1.1.2.1. Khái niệm truyền thông ................................................................................10
1.1.2.2. Truyền thơng đại chúng ................................................................................ 11
1.1.3. Khái niệm truyền hình .....................................................................................14
1.2. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng ...................................................................16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................16
1.2.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................................17
1.2.1.2. Khí hậu .........................................................................................................17
1.2.1.3. Đặc điểm địa hình ........................................................................................18
1.2.2. Con người Đà Nẵng ........................................................................................18
1.2.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội...............................................................................19
1.3. Đôi nét về Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng .......................................20
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI
PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
CƠNG CHÚNG XEM ĐÀI ....................................................................................23
2.1. Tình hình hoạt động Đài Truyền hình Đà Nẵng trong những năm gần đây .......23


2.2. Chức năng truyền thông của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng .......25
2.2.1. Chức năng thơng tin ........................................................................................25
2.2.2. Chức năng tư tưởng .........................................................................................27
2.2.3. Chức năng tổ chức - quản lý xã hội ................................................................30
2.2.4. Chức năng xây dựng, phát triển mơi trường văn hóa......................................32
2.2.5. Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội ................................................................37
2.3. Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các chương trình truyền hình ....................40

2.3.1. Khái niệm tiế p biế n văn hóa............................................................................40
2.3.2. Nội dung tiế p biế n văn hóa trong mô ̣t số chương trin
̀ h truyề n hin
̀ h ...............42
2.3.3. Kỹ thuật sử du ̣ng trong các chương triǹ h truyề n hình ....................................44
2.4. Tác đơ ̣ng các chương trình truyền hình đến đời sống văn hóa nhân dân
thành phố Đà Nẵng .................................................................................................45
2.4.1 Tác đơ ̣ng đế n đời số ng vật chất ........................................................................45
2.4.2. Tác đô ̣ng đế n đời số ng tinh thần .....................................................................47
2.5. So sánh truyền hình với các phương tiện truyền thơng đại chúng khác ............48
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU
QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG ............................................53
3.1. Định hướng phát triển của Đài trong tương lai ............................................53
3.1.1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật - công nghệ và nguồn nhân lực ...........................53
3.1.2. Về nội dung chương trình ...............................................................................53
3.1.3. Về sản xuất chương trình ................................................................................54
3.1.4. Về phát triển dịch vụ truyền hình ....................................................................54
3.2. Giải pháp phát huy hiệu quả nâng cao chất lượng các chương trình truyền
hình ...........................................................................................................................54
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................................54
3.2.1.1. Xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách về phát thanh, truyền hình..........54
3.2.1.2. Đảm bảo cung cấp dịch vụ truyền hình cho các cơ quan Đảng và Nhà nước .......55
3.2.1.3. Tăng cường quản lí chất lượng thiết bị, dịch vụ và quyền lợi công chúng ..55


3.2.2. Giải pháp về đổi mới và ứng du ̣ng khoa học công nghệ tiên tiến ...................56
3.2.3. Giải pháp về huy đô ̣ng vốn đầu tư phát triển ..................................................57
3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .........................................58
3.2.5. Các giải pháp khác ..........................................................................................60

3.2.5.1. Xây dựng thương hiệu ..................................................................................60
3.2.5.2. Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế .............................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Từ thế kỉ thứ V trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Democrite đã
xác định văn hóa như là “thiên nhiên thứ hai”. Đúng thế, thiên nhiên sáng tạo ra con
người, con người lao động không biết mệt mỏi sáng tạo ra thiên nhiên thứ hai khơng gian văn hóa. Một tạo phẩm của con người - văn hóa là tự nhiên được con
người tái sáng tạo nhờ sự tự khẳng định mình với tư cách con người.
Trong thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, bằng cách này hay cách
khác, giá trị văn hóa của các quốc gia trên thế giới có điều kiện giao lưu với nhau
nhanh nhất nhờ có phương tiện kỹ thuâ ̣t truyền thông đại chúng. Truyền thông kết
nối chúng ta với thế giới, giúp chúng ta liên hệ được với thực tế xã hội rộng rãi, đa
chiều nằm ở môi trường xung quanh bên cạnh ta hàng ngày. Truyền thông, một
phần quan trọng cho sự phát triển xã hội, sự phát triển nhân cách con người, xây
dựng sự hiểu biết của chúng ta về chính bản thân và thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu
truyền thơng nhấn mạnh vai trị của truyền thơng đại chúng trong đời sống xã hội,
không chỉ đơn thuần là hoạt động truyền đạt thơng tin, mà cịn có nhiệm vụ xây
dựng, duy trì xã hội và phát triển văn hóa. Đây là phương tiện lớn tuy có tuổi đời
non trẻ nhưng lại là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải, quảng bá văn hóa.
Truyền hình ra đời như một lẽ tất nhiên của quá trình phát triển, đây là cơ sở ngơn
luận có tác động đến đơng đảo cơng chúng trên phạm vi rộng khắp. Truyền hình vừa
làm nhiệm vụ truyền bá văn hóa vừa là nơi tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa

từ bên ngồi sao cho phù hợp với văn hóa bản địa.
Truyền hình ngày càng có vai trị khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của
mọi tầng lớp nhân dân. Trên thế giới truyền hình vơ tuyến gần như đã phủ sóng mọi
nơi, mọi gia đình, mọi người. Truyền hình chính là chiếc cầu nối giữa các nền văn
hóa với nhau, đó khơng chỉ là phương tiện truyền tải thơng tin, là nơi giao lưu văn
hóa mà cịn là một hình thức giải trí tuyệt vời. Văn hóa truyền thơng đang ngày
càng chứng tỏ vị thế của mình với những ưu việt không thể chối cãi. Truyền thông
được thể hiện ở sự phát triển nhanh chóng về sức mạnh của các loại hình phương


2
tiện và các chủ thể chi phối nó.
Cùng với các kênh truyền hình trên cả nước, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà
Nẵng đã khơng ngừng đổi mới và phát triển. Trong những năm gần đây, Đài Phát
thanh - Truyền hình Đà Nẵng đang tự làm mới mình, thu hút được đơng đảo người
xem hơn với chất lượng chương trình ngày càng tốt, và đặc biệt hơn Đài Phát thanh
- Truyền hình Đà Nẵng cịn chú trọng nâng cao các chương trình giải trí truyền
hình. Các chương trình truyền hình ngày càng đa dạng, không chỉ mang đậm sắc
màu của vùng đất duyên hải miền Trung mà còn hòa vào dịng chảy chung văn hóa
hiê ̣n đa ̣i của dân tộc. Tầm ảnh hưởng của kênh truyền hình địa phương khơng chỉ
cung cấp thơng tin mà nó cịn đang góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa
của con người nơi đó, cũng như chung tay, góp sức xây dựng quê hương ngày thêm
giàu đẹp.
Trong quá trình sản xuất, biên tập và phát sóng chương trình, Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng cịn gặp khá nhiều vấn đề khó khăn, nhất là trong việc chọn
lọc các chương trình truyền hình sao cho phù hợp với văn hóa đại chúng của nước
nhà, cũng như có nhiều chương trình cịn “nha ̣t” văn hóa truyền thơng hay mơ ̣t sớ
chương trình còn ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa nhân dân thành phố. Những
vấn đề thực tiễn đặt ra về văn hóa truyền thơng đại chúng khơng chỉ là tâm điểm
quan tâm của đội ngũ cán bộ nhà Đài mà còn được Đảng bộ nhân dân thành phố chú
ý, coi trọng để có các giải pháp nâng cao giá tri ̣văn hóa của các chương trình truyền

hình trong bối cảnh tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng.
Là sinh viên chuyên ngành Văn hóa ho ̣c ta ̣i thành phố Đà Nẵng, yêu vùng đấ t
cũng như văn hóa và con người nơi đây, thić h các chương trình truyề n hình nên tác
giả xin được đề xuất nghiên cứu đề tài:“Tìm hiểu văn hóa truyền thơng qua các
chương trình truyền hình trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng - Kênh DRT”
làm khóa l ̣n tớ t nghiê ̣p.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, nghiên cứu về văn hóa truyề n thông và công chúng truyề n hình
đã được quan tâm từ lâu. Ở nhiều cơ quan trù n thơng, báo chí lớn trên thế giới


3
đều có trung tâm nghiên cứu của riêng mình. Nhiề u ho ̣c giả đã có các công trin
̀ h
nghiên cứu về truyề n thông và truyề n thông đa ̣i chúng cũng như tác đô ̣ng ảnh
hưởng của truyề n thơng đế n cơng chúng.
Bernard R.Berelson đã có nhiều cơng trình nghiên cứu riêng của mình về mức
độ tác động xã hội của truyền thông đại chúng. Đặc biệt là cuốn “Communication
de mase” của Alphons Silbermann do nhà xuất bản Hachette ấn hành tại Paris năm
1981 là tài liệu khá quan trọng đã đề cập đến lĩnh vực truyền thơng.
Cơng trình nghiên cứu của Michael Schudson về sức mạnh của tin tức truyền
thông được hai dịch giả Thế Hùng và Trà My dịch từ cuốn “The Power of news”,
nhà xuất bản Harvard University Press năm 1995.
Cuốn sách “Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản” được chọn
dịch và biên soạn lại từ cuốn “ABC báo chí" của tác giả người Đức Claudia Mast do
Nhà xuất bản UVK Medien năm 1998. Nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề hết
sức cơ bản đối với những người làm cơng tác truyền thơng đại chúng. Đó là những
khái niệm về thông tin, các phương tiện thông tin; hoạt động thông tin; đối tượng
thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của nhà báo; nghề nghiệp báo chí và hoạt
động truyền thông trong cơ chế thị trường…

Ở Việt Nam trong nhiều năm qua có khá nhiề u cơng trình nghiên cứu về văn
hóa đại chúng cũng như cơng chúng với báo chí như:
“Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình” của PGS.TS. Mai Quỳnh Nam được
in trên tạp chí Xã hội học số 4, năm 2000. Cơng trình nghiên cứu của PGS.TS.
Nguyễn Văn Dũng in trên tạp chí Xã hội học với tiêu đề “Đối tượng tác động của
báo chí và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của nhà báo”.
Tại hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thơng trong thời kì hội nhập”, diễn ra
ngày 22/2/2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội), do Hội Nhà báo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn phối hợp tổ chức, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vấn đề làm sao để
báo chí phát triển lành mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội trong bối
cảnh tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng hiện nay. Trong tham luận“Văn hóa


4
truyền thơng và truyền thơng có văn hóa”, GS. Hà Minh Đức cho rằng, văn hóa là
cái nơi ấp ủ và phát triển của giá trị nhân văn, chuẩn mực cao nhất của tâm linh, đạo
đức, tình cảm... của con người. Dù ở lĩnh vực nào, phạm vi nào cũng cần đến vai trị
của văn hóa, nhân tố nâng cao giá trị của các hoạt động vật chất, tinh thần. Nhà báo
Phan Quang với tham luận “Báo chí và văn hóa”. Đặc biệt trong tham luận “Một số
vấn đề truyền thơng đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ
nguyên kỹ thuật số”, TS. Đặng Thị Thu Hương đã phân tích mối quan hệ nội tại và
tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền
thơng. Từ đó, tham luận đề cập đến vai trò và trách nhiệm của truyền thơng đại
chúng Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt trong thời kỳ
hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa của kỷ ngun kỹ thuật số. Tham luận “Báo chí và
văn hóa”, nhà báo lão thành Phan Quang cho rằng: báo chí mới ra đời bốn, năm
trăm năm trở lại đây, nhưng lớn mạnh nhanh, cống hiến nhiều cho sự phát triển, từ
đó nghiễm nhiên trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện
thực thi, quảng bá văn hóa.

Ngồi ra cịn có một số luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học đã nghiên
cứu vấn đề “Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp Thành phố Hồ Chí
Minh” của nhà báo Trần Hữu Quang, năm 2000.
Năm 2005, tác giả Vũ Phương Dung, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn cũng đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài “Nghiên
cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình của sinh viên Hà Nội (khảo sát các
chương trình truyền hình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài Truyền hình Việt
Nam)”.
Ở thành phố Đà Nẵng cho đế n thời điể m này chưa có một đề tài nào nghiên
cứu về tầm ảnh hưởng của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng đế n đời số ng
công chúng xem Đài. Chính vì vậy, đề tài “Tìm hiểu văn hóa truyền thơng qua các
chương trình truyền hình trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng - Kênh DRT”
là một đề tài mới.


5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tác động của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (kênh DRT) đến đời
sống văn hóa của nhân dân thành phố Đà Nẵng và các địa phương lân cận khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số chương trình thời sự, chuyên mu ̣c, phim, ca nhạc, thiếu nhi, trị chơi
truyền hình trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (kênh DRT1 và DRT2) từ
năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp luận: dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Phương pháp điền dã: xem và tham gia trực tiếp thực hiện một số chương
trình truyền hình được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền Hình Đà Nẵng.
- Phương pháp đọc, tra cứu và sưu tầm tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản,... có
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp xã hội học chủ yếu là: điều tra phỏng vấn sâu đối với một số
cán bộ, nhân viên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
5. Ý nghĩa đề tài
- Góp phần làm rõ thực trạng văn hóa truyền thơng đại chúng, đặc biệt là nhân
dân thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận trong các chương trình truyền hình được
phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.
- Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của các chương
trình truyền hình đối với văn hóa đại chúng, từ đó có những điều chỉnh thích hợp
trong q trình phát sóng truyền hình.
Từ những ý nghĩa khoa học trên, khóa luận sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau:


6
- Khóa luận đưa ra khuyế n nghi ̣để Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng xem
xét, điều chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai cho phù hợp với tâm lý, thị
hiếu của công chúng truyền hình.
- Góp phần làm sáng tỏ và ngăn chặn những yếu tố thiếu văn hóa và mang yếu
tố xấu khơng phù hợp với văn hóa dân tộc có ảnh hưởng khơng tốt đến cơng chúng
truyền hình ngay từ khâu sản xuất chương trình, từ đó giúp Đài Phát thanh - Truyền
hình Đà Nẵng có những cái nhìn mới hơn về những chương trình truyền hình phù
hợp, thiết thực hơn và tạo được hiệu ứng xã hội và hiệu quả tác động tốt hơn trên
bình diện đang bàn tới.
- Góp phầ n để Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng sản xuất những chương
trình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo được nhiều thiện cảm hơn với công chúng
truyền hình khơng chỉ trong khu vực thành phố mà con là một kênh truyền hình

được đơng đảo khán giả trên cả nước đón chờ.
6. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về văn hóa và truyền thơng
Chương 2: Ảnh hưởng của các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng đến đời sống văn hóa công chúng xem đài
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp phát huy hiệu quả nâng cao
chất lượng các chương trình Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.


7

NỢI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HĨA VÀ TRUYỀN THÔNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, ở mỗi góc độ khác nhau người ta lại có cái
nhìn khác nhau về văn hóa. Chính trong từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa, nó được
dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn
hóa được dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ học thức (như: trình độ văn hóa), lối
sống (như: nếp sống văn hóa) hoặc theo định nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn
minh của 1 giai đoạn (như: văn hóa Đơng Sơn)...
Trong Đề cương Văn hóa Viê ̣t Nam của Đảng Cơ ̣ng sản Đơng Dương năm
1943, văn hóa đã xếp bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng,
học thuật (bằ ng khoa học và giáo dục) nhưng UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh
khoa học và giáo dục, tức là đặt 2 lĩnh vực này ra ngồi khái niệm văn hóa (Phân
tích tên gọi UNESCO bằ ng United Nations Educational Scientific and Cultural
Organisation: Tổ chức Liên Hơ ̣p Quố c về văn hóa, khoa ho ̣c, giáo du ̣c).
Trong tiếng Trung Quốc trước đây khơng có chữ văn hóa riêng biệt mà nó là

một phần của câu văn trị giáo hóa (文 治 教 化), nghĩa là “dùng cái đẹp (hay văn
tự) mà giáo hóa cho con người”. Theo sách Thuyết văn giải tự của nhà ngôn ngữ
Hứa Thận, đời Hán của Trung Quốc: Chữ Văn (文) và giải thích: “Văn, thác hoạch
dã” (文 錯 畫 也), nghĩa là: “Văn là những đường nét khác nhau nhưng giao nhau”.
Sách Hệ từ hạ truyện giải thích rõ hơn: “vật tương tạp cố viết văn” (勿 相 雜 故 曰
文) nghĩa là “sự vật cùng tạp vào nhau gọi là Văn”. Chữ Tạp ở đây ý nói nhiều vật
khơng đứng riêng lẻ mà cùng quyện vào nhau, dưới một dạng nào đó. Như vậy ý
nghĩa ban đầu của chữ Văn trong nền văn hóa, văn minh Trung Hoa là “sự hài hịa
tồn diện giữa vạn vật với nhau” [19, tr.6].


8
Trong các ngơn ngữ phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ chữ cultus trong
tiếng Latinh có nghĩa là trồng trọt. Từ trồng trọt phát triển ra nghĩa chăm sóc (cây
cối), từ chăm sóc (cây cối) dẫn đến chăm sóc (con người) = giáo dục. Từ chữ này
dẫn đến các chữ culture, cultura...
Văn hóa là một định nghĩa gây nhiều tranh cãi nhất từ trước tới nay. Từ năm
1952, hai nhà dân tộc học người Mỹ là A.L. Kroeber và C.L Kluckhohn đã sưu tầm
được hơn 300 đinh
̣ nghiã về văn hóa. Đến nay con số đó đã vượt qua 500. Sau đây
là một số định nghĩa tiêu biểu:
- “Văn hóa là thiên nhiên thứ hai của con người”. Thiên nhiên thứ nhấ t là
những cái gì con người chứa đựng vào. Cịn thiên nhiên thứ hai là những gì con
người tác động vào.
- “Văn hóa là tổng thể những kết quả lao động, là toàn bộ những giá trị mà con
người tạo nên để thỏa mãn nhu cầu của chính mình”.
- “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là tồn bộ phức thể bao gồm hiểu
biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”[45, tr.4].
- UNESCO đinh

̣ nghiã về văn hóa: “là một tổng thể những hệ thống biểu trưng
(ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng
đồng ấy có đặc thù riêng”. [31, tr.6].
- Phan Ngọc đinh
̣ nghiã : “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng
trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá
nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng.
Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ
thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu chọn lựa riêng của cá nhân hay tộc người, khác
các kiểu chọn lựa của cá nhân hay tộc người khác”. [32, tr.17]
- Trong bài viết của mình in trong cuốn Văn hóa học đại cương và cơ sở văn
hóa Việt Nam, PGS. Từ Chi có nhắc lại một đinh
̣ nghiã rất thú vị của một nhà dân
tơ ̣c ho ̣c nào đó: “Tất cả những gì khơng phải thiên nhiên đều là văn hóa”. [48, tr.
54].


9
- Ông Federico Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, (nay là Matsuura
Koichiro) cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác
tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao
động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên
chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise”. [51, tr.5].
- Đinh
̣ nghiã của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và mơi trường và xã hội của mình”[42,
tr. 27].

- Chủ tich
̣ Hờ Chí Minh đã viế t: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ các sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là tở ng hơ ̣p toàn bô ̣ mo ̣i phương thức sinh hoa ̣t cùng với
biể u hiê ̣n của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằ m thić h ứng nhu cầ u địi hỏi của
sự sinh tờ n”. [22, tr. 431].
Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Các quan điể m về văn hóa
của Đảng ta nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ
nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.
Theo chúng tơi có thể hiểu văn hóa như sau: xét theo nghĩa hẹp, văn hóa
thường được hiểu như một lĩnh vực của hoạt động về sinh hoạt xã hội gồm các hoạt
động văn hóa nghệ thuật, truyền thơng đại chúng (báo chí, xuất bản, phát thanh,
truyền hình...), thư viện, câu lạc bộ, bảo tồn bảo tàng v.v...; còn nếu theo nghĩa rộng,
nói một cách giản đơn, văn hóa là tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên. Tức là


10
bao gồm những sáng tạo có giá trị do con người làm ra trong q trình lich
̣ sử, ở
trong chính đời sống xã hội con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người,
chứa đựng chân, thiện, mỹ, tiến bộ, phát triển bền vững.
Khái niệm “văn hóa” được đề cập đến trong khóa luận này mang một ý nghĩa
rất rộng, nghĩa là bất cứ cái gì do con người sáng tạo ra đều hàm chứa thuộc tính
văn hóa, nó gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
nhằm phục vụ cho sự tiến bộ của con người mà sản phẩm sáng tạo cụ thể trong khóa

luâ ̣n chính là các chương trình truyền hình - sản phẩm nhu cầu giải trí hiện đại.
1.1.2. Khái niệm truyền thông - truyền thông đại chúng
1.1.2.1. Khái niệm truyền thơng
Truyền thơng (communication), có thể hiểu một cách ngắn gọn đó là q trình
chia sẻ thơng tin. Truyền thông là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ
chức nào mang tính chất xã hội. Đó chính là kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất
có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn
giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các
thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thơng là phát
triển các q trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu,
hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm, biểu tượng, và học được cú pháp của
ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính:
- Mục tiêu
- Nội dung
- Hình thức
Mục tiêu trù n thơng có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là
chính người/tổ chức gửi đi thông tin. Nội dung bao gồm các hành động trình bày
kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành
động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết,
hay bản tin truyền hình.
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thơng, trong đó truyền thơng không


11
bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời
thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu
cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và giọng điệu; 7%
còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực
hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông

biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng
nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia.
Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với quy
mơ khác nhau. Quy mơ của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc
hội thoại. Trù n thơng trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa mô ̣t số it́ cá nhân hoă ̣c
là trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như cơng ty hay cộng đồng. Hình thức
truyền thơng này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề
cập tới như một mơ hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi
đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng
chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng.
Q trình truyền thơng diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi n lặng trong góc phịng,
mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng đang gửi những tín hiệu
truyền thơng khơng bằng lời cho những người xung quanh (cho dù vơ tình hay cố
ý). Vì thế, có thể có 2 cách truyền thơng: truyền thơng bằng lời nói (verbal) và
truyền thơng khơng bằng lời nói (non-verbal).
Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau:
- Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người kia)
- Truyền thông tập thể tức là truyền thông nội bộ một cơ quan, một cơng ty,
một tổ chức đồn thể, hay một nhóm xã hội nào đó)
- Truyền thơng đại chúng
Ở khóa luận này, chúng tơi xin trình bày khái niệm truyền thông đại chúng.
1.1.2.2. Truyền thông đại chúng
Truyền thơng đại chúng (mass communication), là q trình truyền đạt thông


12
tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình.
Như vậy, một q trình truyền thơng chỉ được gọi là q trình truyền thơng đại

chúng nếu nó được phát ra thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các
phương tiện truyền thông đại chúng (hay cũng cịn gọi là “các phương tiện thơng tin
đại chúng”) - (mass media) là những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ
vào đó người ta mới có thể thực hiện q trình truyền thơng đại chúng, nghĩa là tiến
hành việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người dân trong cô ̣ng đồng xã hội.
Ở đây, cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ “truyền thông đại chúng” và
“phương tiện truyền thông đại chúng” mà người ta thường sử dụng lẫn lộn một cách
khơng chính xác. Nói tới các “phương tiện truyền thơng đại chúng” (mass media)
như báo chí, phát thanh, truyền hình... là nói tới những cơng cụ kỹ thuật (hay những
cái kênh) để nhờ đó người ta có thể thực hiện q trình truyền thơng đại chúng. Cịn
khi nói tới “truyền thơng đại chúng” là nói tới một q trình xã hội: q trình truyền
tải thơng tin ra cơng chúng thơng qua các phương tiện ấy.
Có thể liệt kê các hoạt động sau đây nằm trong lĩnh vực truyền thông đại
chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, sản xuất băng đĩa (âm
nhạc chẳng hạn), internet. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương tiện internet có đặc
điểm là có thể được sử dụng cho cả ba loại truyền thông: truyền thông liên cá nhân,
truyền thông tập thể và truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố
sau đây:
- Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình, viết
bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng),
- Các nhà truyền thơng (bao gồm các tổ chức truyền thơng như báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình... và những người làm cơng tác truyền thơng như nhà
báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên...),
- Đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi).
Trong thuật ngữ “truyền thông đại chúng” được dùng để chỉ đối tượng công


13
chúng độc giả hay khán thính giả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực

ra, “đại chúng” (mass) là một khái niệm khá mơ hồ và khó mà có một định nghĩa
thật chính xác. Kể cả về mặt số lượng lẫn về mặt tính chất. Chẳng hạn, người ta
khơng thể xác định được là phải đông đến số lượng bao nhiêu thì mới gọi là đại
chúng. Một tờ báo chuyên ngành khoa học chẳng hạn có thể chỉ có vài trăm độc giả,
nhưng đây vẫn là một “phương tiện truyền thơng đại chúng” vì nó được bán cơng
khai ra cơng chúng. Cịn tờ nội san của một đại cơng ty chẳng hạn có thể có số ấn
bản lên tới vài chục ngàn tờ, nhưng nó vẫn khơng phải là một “phương tiện truyền
thơng đại chúng” vì nó chỉ lưu hành trong nội bộ công ty và không được bán rộng
rãi ra thị trường. Herbert Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng
khái niệm đại chúng:
- Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề
nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị
biệt nhau).
- Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến
một công chúng đông đảo, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi
truyền thơng thì họ cũng ý thức rằng thơng tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứ
không chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào mà thơi.
- Các thành viên của đại chúng thường là độc lập nhau, không ai biết ai, khơng
có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những
khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội” chẳng hạn).
- Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì,
hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo. [1, tr.15].
Nế u cứ hiể u văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần, ln tiếp biến
và q trình này diễn ra nhanh chóng do các nguyên nhân chủ yếu gồm phát minh,
khám phá, phổ biến và khuyếch tán thì với sự ra đời của báo in, radio, truyền hình
và internet, thế kỷ XX là thế kỷ mà các phương tiện truyền thông đại chúng có
những bước phát triển mạnh mẽ, ta ̣o tiền đề cho sự phát triển của xã hô ̣i thông tin
trong nền kinh tế tri thức ở thế kỷ XXI.



14
Các phương tiện truyền thông đại chúng là tác nhân cơ bản tạo nên văn hóa đại
chúng, và nói như K.Tumner (1984), thì văn hóa đại chúng và truyền thơng đại
chúng có mối quan hệ cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết và chính sự
liên kết chặt chẽ này đã làm xuất hiện văn hóa truyền thơng (media culture) - hình
thức văn hóa hình thành và chịu sự chế định bởi đặc trưng của chính bản thân các
“phương tiện truyền thông đại chúng”. Dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thông đại chúng, biến đổi mạnh mẽ nhất của văn hóa hiện nay được nhiều nhà
nghiên cứu lên tiếng cảnh báo là sự tiếp biến từ văn hóa đọc sang văn hóa nghe
nhìn, từ văn hóa bút mực sang văn hóa mạng, từ văn hóa tinh hoa sang văn hóa tiêu
dùng, vận hành theo quy luật thị trường với xu thế chủ yếu là nghệ thuật hóa hàng
hóa và hàng hóa hóa nghệ thuật. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông đại
chúng không chỉ là kênh chuyên chở những vấn đề văn hóa nghệ thuật, phát tán các
sản phẩm của ngành cơng nghiệp văn hóa, mà bản thân nó là mơi trường văn hóa
sống động, tác động hàng ngày, hàng giờ lên từng thành viên trong cộng đồng xã
hội.
Chính vì vậy, văn hóa truyền thơng cần phải được xây dựng trên nền tảng giá
trị và tính liên tục lịch sử, khơi dậy khả năng sáng tạo của công chúng và phục vụ
công chúng. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định:“Đổi mới tư duy về
phát triển văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
1.1.3. Khái niệm truyền hình
Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải
thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Truyền hình, hay cịn được gọi
là TV (Tivi) hay vơ tuyến truyền hình (truyền hình khơng dây), máy thu hình, máy
phát hình là hệ thống điện tử viễn thơng có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín
hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền
hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống
động và âm thanh kèm theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó
(qua ăng-ten) và phát bằng hình ảnh.



15
Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh. Chính điện ảnh đã
cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền
thông cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức
thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với
những đặc trưng kỹ thuật riêng của mình. Cho dù có những khác biệt về nhiều
phương diện thì điện ảnh và truyền hình vẫn có chung một cơ sở ngôn ngữ, cũng
như một phương pháp tiếp nhận thông tin.
Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh
về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thơng tin về
độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video). Sau khi được xử lý,
khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng
hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến
đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm
thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế để rồi đưa ra loa.
Hệ thống các phương tiện truyền thơng đại chúng (Mass Communication),
hay Mass Media gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử phát
trên mạng internet, sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và
phong phú. Bên cạnh đó cịn có những sản phẩm khơng định kỳ của truyền thông
như các ấn phẩm của ngành xuất bản, các phương pháp truyền thông trực tiếp như:
tuyên truyền miệng, quảng cáo,… Nội dung và tính chất thơng tin đều mang tính
phổ cập và có phạm vi tác động rộng lớn trên tồn xã hội.
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” cịn “videre” là “thấy được”,
cịn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có
nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”,
tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia
nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.

Truyền hình xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XX và phát triển với tố c
độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh


16
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện
thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành cơng cụ sắc
bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng.
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là cơng cụ giải
trí, rồi thêm chức năng thơng tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá
trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ
biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng về chất
lượng. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo trên khắp hành tinh. Với
những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được
cơ đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về
nội dung.
Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và
truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình cơng cộng
(public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục
đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình
giải trí,... Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền
hình số (Digital TV).
Xét một phần nào đó chúng ta thấy truyền hình cũng là một loại hình báo chí
mang tính đặc thù riêng. Nó vẫn nằm trong hệ thống báo chí như các phương tiện
truyền thơng đại chúng khác như báo in, báo phát thanh và báo internet. Nó cũng có
vai trị như mơ ̣t tiểu hệ thống trong hê ̣ thống báo chí nói chung, đó là các chức năng
cơ bản sau: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức - quản lí xã

hội, chức năng xây dựng, phát triển văn hóa và giải trí, chức năng chỉ đạo - giám sát
xã hội.
1.2. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng
1.2.1. Điều kiện tự nhiên


17
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông.
Vùng đất liền nằm ở 15055'20” đến 16014'10” vĩ độ Bắc, 107018'30” đến 108020'00”
kinh độ Đông, là một thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đơng. Vùng
biển gồm quần đảo Hồng Sa nằm ở 15045' đến 17015' vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130
kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía
Nam.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.041,91 km2.
Nằm vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía
Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là
trung điểm của 4 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến
đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
1.2.1.2. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến
động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khơ từ tháng 1 - 9, mùa mưa từ tháng 10 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung
bình từ 280C - 300C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18 - 230C, thỉnh
thoảng có những đợt rét đậm nhưng khơng kéo dài.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình


18
85,67% - 87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.
1.2.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng ven biể n vừa có
núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà
hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều
dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa
hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400),
là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của
thành phố. Hệ thống sông ngịi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh
Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị
nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân
sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
1.2.2. Con người Đà Nẵng
Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà
Nẵng là 876.545 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là
628,58 người/km2. Trên địa bàn thành phố có trên 10 dân tộc anh em cùng chung
sống. Ðơng nhất là dân tộc Kinh có 680.919 người, chiếm 99,43 % dân số. Các dân
tộc thiểu số như dân tộc Hoa có 2.229 người, chiếm 0,336 %; dân tộc Cơ Tu có 767
người, chiếm 0,112%; dân tộc Tày có 139 người, chiếm 0,02%; dân tộc Mường có
116 người, chiếm 0,017%; dân tộc Nùng có 73 người, chiếm 0,011%; dân tộc Thái
có 50 người, chiếm 0,007%.
Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là “Ngũ phụng tề phi” gắn liền với

truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo.
Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện,
yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu.
Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương
khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả
nước. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà
Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đơ


19
thị.
Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả
nước ngồi. Q trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại
chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội quý để người Đà Nẵng thêm tự tin hướng tới tương lai.
1.2.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Qua 15 năm thành lập, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng với sự
nổ lực, phấn đấu không ngừng của cán bộ nhân dân toàn thành phố, Đà Nẵng đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng đều qua các năm, giai đoạn sau tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước và đều đạt
được mu ̣c tiêu quy hoạch.
Giao đoạn từ năm 1997 - 2010, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ
rệt, năm sau cao hơn năm trước. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm
1997 là 3,6 triệu đồng, năm 2000 là 6,9 triệu đồng, năm 2005 là 15,0 triệu đồng
(tương đương 1.010USD), tăng gấp 2,17 lần so với năm 2000 và năm 2010 là 26,9
triệu đồng, tương đương 1.523 USD (tăng 4,3 lần so với năm 2000).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ tro ̣ng ngành dịch vụ và
công nghiệp giảm tỷ tro ̣ng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong
GDP năm 2009 đạt 50,5%; cơng nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt
3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông
nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước cịn 9,6%, lao động cơng nghiệp - xây dựng là

35,1% và dịch vụ 55,3%.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà
Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải
khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, cơng nghiệp
cơ khí, cơng nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Ngành
công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 20%/năm.
Hiện nay, hạ tầng các khu cơng nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng
tương đối hồn chỉnh, diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài
nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước


×