Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Gián án DE CUONG ON TAP VCAT LY 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.29 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – HK II
Môn : VẬT LÝ 9
I/ Lý thuyết :
Chương II : ĐIỆN TỪ HỌC
1. Dòng điện xoay chiều :
- Là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.
- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều :
+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
+ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường.
2. Máy phát điện xoay chiều :
- Được chế tạo dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Bộ phận chính : nam châm và cuộn dây dẫn.
3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều : ( SGK trang 95 )
4. Truyền tải điện năng đi xa :
- Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa sẽ có một phần điện năng bị hao phí do toả nhiệt trên
đường dây tải điện.
- Do P
hp
=
2
2
.
U
PR
=> Công suất hao phí do toả nhiệt trên dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương
hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện. Phương án tốt nhất để giảm hao phí điện năng
là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện.
5. Máy biến thế :
- Cấu tạo : Gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau; 1 lõi sắt chung cho cả hai cuộn dây.
- Nguyên tắc hoạt động : Dựa trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Tác dụng : Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.


2
1
U
U
=
2
1
n
n
Chương III : QUANG HỌC
1Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? ( SGK trang 108 )
- Khái niệm về hiện tượng : Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi
trường trong suốt khác, bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
- Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
2. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ :
- Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ
nhỏ hơn góc tới.
- Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
- Khi góc tới bằng 0
0
thì góc khúc xạ cũng bằng 0
0
, tia sáng không bị gãy khúc qua hai môi
trường.
3. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ ?
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và
luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt ở rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

3. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ :
Khoảng cách từ vật
đến thấu kính
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều hay ngược
chiều so với vật ?
Lớn hơn hay nhỏ
hơn vật ?
Vật ở rất xa TK Ảnh thật Ngược chiều với vật Ảnh nhỏ hơn vật
d > 2f Ảnh thật Ngược chiều với vật Ảnh nhỏ hơn vật
d = 2f Ảnh thật Ngược chiều với vật Ảnh bằng vật
f < d < 2f Ảnh thật Ngược chiều với vật Ảnh lớn hơn vật
d < f Ảnh ảo Cùng chiều với vật Ảnh lớn hơn vật
4. Sự tạo ảnh trong phim trong máy ảnh :
- Nêu cấu tạo của máy ảnh ?
- Ảnh của một vật trên phim có đặc điểm gì ?
= > Là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
5. Mắt :
- Nêu cấu tạo của mắt ?
- Giữa mắt và máy ảnh có gì giống và khác nhau ?
6. Mắt cận và mắt lão :
- Những biểu hiện của tật cận thị là gì ? Nêu cách khắc phục tật cận thị ?
- Những đặc điểm của mắt lão ? Cách khắc phục tật mắt lão ?
7. Kính lúp :
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt
nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Giữa số bội giác và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức : G =
f

25
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
8. Ánh sáng trắng ánh sáng màu :
- Hãy kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng, các nguồn phát ra ánh sáng màu ?
- Ta có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào ?
9. Sự phân tích ánh sáng trắng :
- Ta có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng các
cách nào ? Hãy giải thích ?
10. Sự trộn các ánh sáng màu :
- Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau ?
- Hãy nêu các cách trộn ba hay nhiều ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng ?
11. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu :
- Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng của màu đó.
- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
- Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
12. Các tác dụng của ánh sáng :
- Ánh sáng gây ra các tác dụng nào ? Cho ví dụ minh họa từng trường hợp ?
Chương IV : SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
1. Năng lượng :
- Một vật có khả năng thực hiện công ( cơ năng ) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng) ta nói
vật đó có năng lượng.
- Ta nhận biết được hoá năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hoá thành cơ năng hay
nhiệt năng.
2. Định luật bảo toàn chuyển hoá năng lượng :
- Nội dung : Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang
dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
3. Điện năng được sản xuất dựa vào các dạng năng lượng nào ?
- Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành điện
năng.
- Trong nhà máy thuỷ điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hoá thành điện năng.

- Máy phát điện gió, pin mặt trời có thể cung cấp năng lượng điện cho vùng núi, hải đảo xa xôi.
- Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện.
II/ Bài tập :
A. Bài tập trắc nghiệm :
Câu 1/ Hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp của 1 máy biến thế có 40V, hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn sơ
cấp là 220V.
1/ Máy biến thế trên là:
A/ máy tăng thế. B/ máy giảm thế. C/ vừa tăng vừa giảm hiệu điện thế. D/ các câu trên đều
sai.
2/ Nếu cuộn thứ cấp có n
2
= 200 vòng, số vòng dây ở cuộn sơ cấp n
1
là:
A/ 500 vòng. B/ 800 vòng. C/ 1100 vòng. D/ 1200 vòng
Câu 2/ Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu tăng hiệu điện thế truyền tải
lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ :
A/ Giảm đi 2 lần. B/ Giảm đi 4 lần. C/ Tăng lên 4 lần D/ Không đổi..
Câu 3/ Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi theo thời gian được gọi là:
A/ Dòng điện 1 chiều. B/ Dòng điện xoay chiều. C/ Dòng điện 2 chiều. D/ Dòng điện có chiều
không đổi.
Câu 4/ Máy biến thế dùng để:
A/ Giữ cho hiệu điện thế không đổi. B/ Giữ cho cường độ dòng điện ổn định.
C/ Làm tăng cường độ dòng điện. D/ Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
Câu 5/ Một người cao 1,5m, được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 4,5m phim
cách vật kính 6cm, ảnh của người ấy cao bao nhiêu?
A/ 2cm. B/ 2,5cm. C/ 1cm. D/ 3cm.
Câu 6/ Dòng điện xoay chiều có thể gây ra các tác dụng nào trong các tác dụng sau:
A/ tác dụng nhiệt. B/ tác dụng quang. C/ tác dụng từ. D/ cả 3 tác dụng đã nêu.
Câu7/ Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh

A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất:
A/ OA = f. B/ OA = 2f. C/ OA > f. D/ OA < f
Câu 8/ Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thuỷ tinh, khi đó góc khúc xạ có giá trị
A/ 60
0
. B/ 45
0
. C/ 0
0
. D/ 90
0
Câu 9/ Để được ánh sáng trắng người ta trộn thích hợp 3 chùm sáng nào dưới đây
A/ vàng, tím, lục. B/ chàm, cam, lam. C/ đỏ, lục, lam. D/ đỏ, lam, vàng.
Câu 10/ Đặt một vật trước 1 thấu kính phân kỳ, ta sẽ thu được
A/ ảnh ảo lớn hơn vật. B/ ảnh ảo nhỏ hơn vật. C/ ảnh thật lớn hơn vật. D/ ảnh thật nhỏ hơn vật
Câu 11/ Nhìn một mảnh giấy xanh dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu.
A/ Trắng. B/ Đỏ. C/ Xanh. D/ Đen
Câu 12/ đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính và nằm ngoài
khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì?
A/ Ảnh thật ngược chiều với vật. B/ Ảnh thật cùng chiều với vật.
C/ Ảnh ảo, ngược chiều với vật. D/ Ảnh ảo cùng chiều với vật
Câu 13/ Khi đặt vật trước 1 dụng cụ quang học, vật cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. Dụng
cụ đó là:
A/thấu kính hội tụ. B/ thấu kính phân kỳ. C/ Gương phẳng. D/ cả 3 dụng cụ
trên.
Câu 14/ Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB. Thông tin nào
sau đây là đúng.
A/ Ảnh A’B’ là ảnh ảo.
B/ Vật và ảnh nằm về cùng 1 phía.
C/ Vật nằm cách thấu kính 1 khoảng cách gấp 2 lần tiêu cự.

D/ Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 15/ đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thấu kính phân kỳ
A/ có phần rìa mỏng hơn ở giữa. B/ Làm bằng chất trong suốt.
C/ Có thể có 1 mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm. D/ Có thể 2 mặt của thấu kính đều có
dạng 2 mặt cầu lõm
Câu 16/ Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào ?
A/ Làm tăng thể tích vật khác..
B/ Làm nóng một vật khác.
C/ Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D/ Làm vật nổi được trên mặt nước..
Câu 17/ Phát biểu nào sau đây là đúng :
A/ Mắt cận thì phải đeo kính hội tụ.
B/ Mắt lão phải đeo kính phân kỳ.
C/ Điểm cực cận của mắt lão gần hơn bình thường.
D/ Kính cận thích hợp để khắc phục tật cận thị là thấu kính phân kỳ có tiêu điểm F trùng với
điểm cực cận của mắt.
Câu 18/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
A/ Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. B/ Vật màu đen tán xạ tốt ánh sáng màu vàng
C/ Vật màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. D/ Vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng màu
xanh.
Câu 19/ Đặt một vật trước một thấu kính phân kỳ, ta sẽ thu được
A/ một ảnh ảo lớn hơn vật. B/ một ảnh ảo nhỏ hơn vật. C/ một ảnh thật lớn hơn vật. D/ một ảnh
thật nhỏ hơn vật.
Câu 20/ Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây
A/ Một ngôi sao. B/ một con vi trùng. C/ Một con kiến. D/ Một bức tranh phong cảnh.
B. Tự luận :
Bài 1 : Ở hai đầu đường dây tải điện đặt một máy biến thế với các cuộn dây có số vòng là 500
vòng và 1100vòng. Hiệu điện thế dặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy là 1000V, công suất tải đi
là 110kW. Tính :
a/ Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế.

b/ Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện. Biết rằng điện trở tổng cộng của đường
dây là 100Ω
Hướng dẫn :
Câu a :
- Vận dụng :
2
1
U
U
=
2
1
n
n
=> Tính được U
2
= 22000V
Câu b : P = 110kW = 110000W
Áp dụng : P
hp
=
2
2
.
U
PR
=> Tính được : P
hp
= 2500 W
Bài 2 : Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm. đặt cách máy 2m. Sau khi tráng phim thì

thấy ảnh cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.
Hướng dẫn :

B I
F A’
(

) A O B’

Ta có tam giác vuông OAB đồng dạng với tam giác vuông OA’B’
''
BA
AB
=
'OA
OA
=> OA’ = A’B’.
AB
OA
Thế số tính được : OA’ = 5cm
Bài 3 : Một người dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ, kính lúp có tiêu cự 10cm, vật đặt cách kính
8cm.
a/ Dựng ảnh của vật qua kính. ( không cần đúng tỉ lệ ).
b/ Nêu đặc diểm của ảnh. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần.
Hướng dẫn :
B’

B I

A’ F A O F’

- Tính chất ảnh : ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
- Ta có : tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA’B’
= >
''
BA
AB
=
'OA
OA
( 1 )
- Đồng thời : tam giác F’OI đồng dạng với tam giác F’A’B’
=>
'' BA
OI
=
A'F'
'OF

''
BA
AB
=
A'F'
'OF
=>
''
BA
AB
=
OA'OF'

'
+
OF
(2)
Từ (1) và (2) =>
'OA
OA
=
OA'OF'
'
+
OF
Thế số tính được OA’ = 40 ( cm )
Thế OA’ = 40 ( cm ) vào (1) tính được : A’B’ = 5AB
Bài 4 : Vật sáng AB = h đặt vuông góc với trục chính (∆ ) của thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và
cách thấu kính d = 2f.
a/ Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính., nêu đặc điểm của ảnh.
b/ Tính chiều cao của ảnh, và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Hướng dẫn :
B I
B’

×