Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại họ xoài (Anacardiaceae R. Br.) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.03 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN XUÂN QUYỀN
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ XOÀI
(ANACARDIACEAE R. Br.) Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9.42.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 2021


Luận án được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ............. giờ ............ngày


........... tháng ........ năm 2012

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vị trí địa lý với địa hình phức
tạp và nhiều vùng sinh thái khác nhau, nên hệ Thực vật rất đa dạng và phong phú. Từ cuối
thế kỷ 18 đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phân loại thực vật ở nước ta, trong
đó có những kết quả nghiên cứu mới, góp phần làm cơ sở khoa học cần thiết cho một số
lĩnh vực liên quan như bảo tồn đa dạng sinh học, sinh thái, nông lâm nghiệp, y dược,…
và quản lý như quy hoạch, xây dựng phát triển kinh tế,…
Nhiều nước trên thế giới đã có những cơng trình phân loại thực vật đầy đủ và hệ thống
là bộ Thực vật chí quốc gia. Đó là tài liệu cập nhật đầy đủ nhất về mẫu vật và các thơng tin
mới có liên quan, sử dụng cả các phương pháp phân loại hiện đại về thực vật của đất
nước,… Nước ta cũng đã công bố được 21 tập Thực vật chí Việt Nam (2000-2017) bao
gồm 3639 loài, 665 chi thuộc 57 họ. Đây là những thành tựu khoa học cơ bản rất có ý
nghĩa và giá trị trong phát triển kinh tế, xã hội với đất nước.
Trong hệ Thực vật Việt Nam, họ Xồi (Anacardiaceae) khơng nhiều lồi, nhưng có
nhiều giá trị sử dụng và kinh tế cao (lấy gỗ, cho quả hạt để ăn, làm thuốc, nhựa mủ làm sơn,
dầu béo,…). Thời gian qua đã có một số cơng trình về phân loại họ Xồi, tuy nhiên còn
những hạn chế nhất định, do chưa cập nhật kịp thời các thông tin, thiếu mẫu vật, chưa đầy
đủ và hệ thống. Vì vậy đề tài luận án “Nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae R.
Br.) ở Việt Nam” là một cơng trình có nội dung đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của việc
biên soạn họ Xoài trong bộ Thực vật chí Việt Nam và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay của đất nước.
2. Mục đích của đề tài luận án
Hồn thành nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam một cách

đầy đủ và hệ thống, dựa trên những bằng chứng về hình thái và sinh học phân tử,
làm cơ sở khoa học biên soạn Thực vật chí họ Xoài ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án bổ sung và hồn chỉnh cơng
trình khoa học phân loại họ Xồi (Anacardiaceae) ở Việt Nam và thế giới, đóng góp tư liệu
biên soạn Thực vật chí Việt Nam và các chuyên ngành khác liên quan.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho một số chuyên
ngành liên quan ứng dụng và quản lý, sản xuất trong các dự án như nông lâm nghiệp, y dược
học, tài nguyên thực vật, đa dạng sinh học,... đồng thời phục vụ công tác đào tạo.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 150 trang, 9 bảng, 80 hình, 128 ảnh (123 lồi), 32 sơ đồ phân bố.
Các phần có: Mở đầu (2 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu (31 trang); Chương 2.
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (7 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu
và thảo luận (108 trang); Kết luận và kiến nghị, điểm mới luận án (2 trang); Danh mục các
bảng (9 bảng); Danh mục hình (80 hình); Danh mục ảnh (123 ảnh); Danh mục sơ đồ (32
sơ đồ); Danh mục chữ viết tắt (1 trang); Danh mục chữ viết tắt các phòng tiêu bản (2 trang);
Danh mục các cơng trình cơng bố của tác giả liên quan đến luận án (6 cơng trình); Tài liệu
1


tham khảo (121 tài liệu); Bảng tra cứu tên khoa học; Bảng tra cứu tên Việt Nam; Phụ lục
1: Ảnh màu các đặc điểm hình thái và các lồi họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (45
ảnh); Phụ lục 2. Ảnh mẫu chuẩn các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (45 ảnh);
Phụ lục 3: Ảnh mẫu nghiên cứu các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (39 ảnh);
Phụ lục 4: Sơ đồ phân bố các loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (32 sơ đồ);
Phụ lục 5: Danh sách các loài họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam giải mã trình tự gen và dữ
liệu trình tự gen (ITS) (17 trang).
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí phân loại của họ Xoài (Anacardiaceae) trong hệ thống phân loại
ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Từ khi thành lập (1818) bởi R. Brown, họ Anacardiaceae có sự thay đổi về hệ
thống phân loại. Thời gian đầu, một số tác giả coi đây là họ độc lập hay bao gồm cả
họ Burseraceae. Tuy nhiên quan điểm đây là họ độc lập đã được khẳng định và được
xếp trong lớp Ngọc lan (Magnoliophyta) thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
Một số tác giả xếp họ này vào bộ Rutales, nhưng hầu hết xếp vào bộ Sapindales.
1.2. Tình hình nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae)
trên thế giới và khu vực lân cận với Việt Nam.
1.2.1. Nghiên cứu các hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) trên thế giới
- Các tác giả chia họ Anacardiaceae trực tiếp đến chi (gen.):
Linnaeus (1753) là người đầu tiên phân loại và mơ tả 3 chi với 14 lồi của họ này
là Mangifera, Rhus và Anacardium. Sau đó P. Browne (1756) bổ sung chi
Comocladia, J. Jacquin (1760) bổ sung chi Astronium, Linneaus (1771) thêm chi
Gluta và nhiều tác giả khác đã bổ sung thêm các chi.
- Các tác giả chia họ Anacardiaceae trực tiếp đến các tông (trib.)
G. Bentham & J. D. Hooker (1887) dựa trên số lượng ô của bầu phân chia họ
Anacaediaceae thành 2 tông và 46 chi: Tơng 1. Anacardieae (1 ơ) có 35 chi và tơng
2. Spondieae (2-5 ơ) có 11 chi.
Melchior (1964) chia thành 5 tông: Anacardieae, Spondieae, Rhoideae,
Semecarpeae và Dobineae.
A. Engler (1892) dựa vào hình thái của hoa, quả, số nhị và nỗn chia thành 5
tông: Anacardieae, Spondieae, Rhoideae, Semecarpeae và Dobineeae.
A. Engler (1896, 1903) dựa vào hình thái giải phẫu, mơ tả chi tiết, hình vẽ đầy
đủ, chia họ này thành 5 tơng, 58 chi: Tông 1. Mangiferae (5 ô rời), Tông. 2.
Spondieae: (4-5 ô), Tông. 3. Rhoideae (3 ô rời), Tông. 4. Semecarpeae (3 ô) và Tông.
5. Dobineeae (1 ô).
V. H. Heywood (1996) chia họ Anacardiaceae thành 4 tông: Tông 1. Anacardieae
(5 ô, rời, lá kép lông chim hay bầu 1 ô và lá đơn) có 8 chi; Tơng 2. Spondieae (4-5
ơ) có 21 chi; Tơng 3. Semecarpeae (bầu dưới, 3 ơ) có 6 chi và Tơng 4. Rhoideae (bầu
trên, 3 ơ) có 42 chi. Như vậy có 3 tác giả chia thành 4-5 tông, chỉ 1 tác giả chia thành
2 tông.

- Các tác giả chia họ Anacardiaceae thành phân họ (subfam.) và tông (trib.)
2


A. Takhtajan (1996) xây dựng hệ thống họ Anacardiaceae với 4 phân họ: Phân họ
1. Anacardioideae: (bầu 5 ô hay 1 ô, lá đơn); Phân họ 2. Spondioideae (bầu 3- 5 ơ hay 1
ơ, lá kép lơng chim), có 3 tông; Phân họ 3. Juliannioideae (bầu 1 ô, hoa tiêu giảm) và
Phân họ 4. Pistacioideae (bầu 1 ô, không bao hoa).
A. Takhtajan (2009) đã nhập thêm một số họ khác vào Anacardiaceae nên có khoảng
78 chi với khoảng 900 lồi, chia thành 4 phân họ: Phân họ 1. Anacardioideae (5 lá noãn,
rời hay 1 lá noãn, lá đơn); Phân họ 2. Spondioideae (3-5 lá nỗn hợp, lá kép lơng
chim), có 3 tông (Spondieae, Rhoeae và Semecarpeae); Phân họ 3. Juliannioideae (1 ơ,
1 nỗn, hoa tiêu giảm); Phân họ 4. Pistacioideae (3 lá nỗn, hợp, 2 lá nỗn tiêu giảm, 1
ơ, 12 noãn).
S. K. Pell, J. D. Michell, A. J. Miller & T. A. Lobova (2011) xây dựng hệ thống với
2 phân họ: Phân họ 1. Anacardioideae (quả đơi khi có cánh, bầu 1-3-5 ơ) có 61 chi;
Phân họ 2. Spondioideae (quả có cánh, bầu 4-5 ơ) có 20 chi.
Ngồi ra cịn có một số tác giả khác chia thành phân họ theo quan điểm như trên
như Gundersen (1950), Cronquist (1981), Wannan (1986), Thorne (1992), Pell & al.
(2001, 2004),...
1. 2. 2. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xồi (Anacardiaceae) các vùng lân
cận với Việt Nam
Ding Hou (1978) chia họ Xoài (Anacardiaceae) ở vùng Malesia thành 4 tông, 22
chi; T. L. Ming (1980) đã chia họ Anacardiaceae ở Trung Quốc thành 5 tông, 17 chi;
J. D. Hooker & C. B. Clarke (1876, 1879) đã xây dựng hệ thống họ này ở Ấn Độ
thành 2 tông, 21 chi; H. Lecomte (1908) nghiên cứu vùng Đơng Dương với 9 chi, 13 lồi;
Tardieu – Blot (1962) công bố 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam 12 chi, 18 loài; HuiLin Li (1963) và Hui- Lin Li (1993) nghiên cứu ở Đài Loan với 4 chi, 9 lồi; tại Java
(Inđơnêxia), A. Backer và R. C. Bakhuizen (1965) nghiên cứu có 13 chi, 26 lồi; A.
S. George và D. J. Du Puy (1993) nghiên cứu ở Ơxtrâylia có 3 chi với 3 lồi; F.
Likuo & H. Tao (2001) nghiên cứu ở Trung Quốc với 16 chi, 43 loài; tại Vân Nam

(Trung Quốc) theo một tác giả (1991) có 13 chi với 31 lồi; tại Thái Lan, K.
Chayanarit (2010) có 19 chi với 65 lồi;...
1.2.3. Tình hình nghiên cứu phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu họ Anacardiaceae ở nước ta (Nam Bộ) là J. Loureiro
(1790) với 4 chi, 5 loài, chia thành 2 lớp và 2 nhóm (nhóm 5 nhị, 1 nhụy có 2 chi, 3
lồi và nhóm 5 nhị, 3 nhụy có 2 chi, 2 lồi).
L. Pierre (1897, 1898) cũng nghiên cứu tại Nam Bộ với 11 chi, 40 loài.
H. Lecomte (1908) nghiên cứu ở Việt Nam có 14 chi với 31 loài và 2 thứ.
Tardieu-Blot (1962) nghiên cứu ở Việt Nam có 4 tơng, 19 chi, 57 lồi và 4 thứ.
Các tác giả người Việt Nam cũng đã có một số cơng trình về họ Anacardiaceae,
nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở các tài liệu trên về hệ thống phân loại và các thơng tin
cơ bản, có bổ sung cập nhật thông tin mới về phân bố, giá trị sử dụng,...
Đó là L. K. Kế và cs. (1971), nhiều tác giả ở Viện Điều tra Quy hoạch rừng (19711988), P. H. Hộ (1972, 2000) mơ tả và vẽ hình cho 70 loài, N. T. Bân (2003),...
3


Ngồi ra cịn một số cơng trình đề cập chủ yếu giá trị sử dụng các loài trong họ
Anacardiaceae như T. C. Khánh (1992), Đỗ Huy Bích và cs. (2004), Đỗ Tất Lợi
(2000), Võ Văn Chi (1991, 1997, 2012), Nguyễn Tiến Bân và cs. (2000, 2007), Viện
dược liệu (2016),...
1.3. Tình hình nghiên cứu phân loại thực vật bằng phương pháp sinh học phân tử
Thời gian gần đây, chuyên ngành phân loại thực vật vẫn sử dụng phương pháp
hình thái so sánh là cơ bản để xác định tên khoa học các đơn vị phân loại, nhưng đã
kết hợp thêm phương pháp sinh học phân tử để hỗ trợ, làm tăng tính chính xác về
mối quan hệ thân thuộc các đơn vị phân loại.
Cho đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu họ Anacardiaceae dùng thêm
phương pháp sinh học phân tử như Wannan & al. (2006), Pell & Urbatsch (2001),
Jessica Silva (2015),… Một số tác giả xây dựng cây phát sinh chủng loại của ngành
Thực vật có hoa như Theodor & al. (2019).
Ở Việt Nam cũng đã có một số cơng trình phân loại thực vật sử dụng phương

pháp sinh học phân tử như Vũ Công Hậu (2000), Quảng Ngọc Vàng (2005), Huỳnh
Trường Huê (2008), Vũ Thị Thu Hiền – Đinh Thị Phòng & cs. (2012).
1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu họ Xồi (Anacardiaceae)
- Đã tổng hợp những nghiên cứu về vị trí họ Xồi trong ngành Ngọc lan, tình hình
nghiên cứu các hệ thống họ Xồi trên thế giới với 3 quan điểm (hệ thống phân loại đến
chi, hệ thống phân loại qua tông tới chi, hệ thống phân loại phân họ, tông và chi).
- Đã tổng hợp tình hình nghiên cứu phân loại họ Xồi ở một số vùng lân cận Việt
Nam và ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi, vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các đơn vị phân loại (chủ yếu là
loài), thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các vùng miền thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- Vật liệu nghiên cứu là các cá thể loài thuộc họ Xoài sống trong tự nhiên, các
mẫu vật lưu trữ tại các cơ sở trong và ngoài nước (khoảng 1200 mẫu với khoảng 355
số hiệu), các hình vẽ, ảnh chụp, các cơng trình đã được cơng bố liên quan.
- Vật liệu cho nghiên cứu sinh học phân tử là một số đơn vị phân loại họ Xoài ở
nước ta, gồm 25 mẫu lá khô bảo quản trong silicagel. Vùng được chọn là vùng gen
lục lạp: trnL-trnF và rbcL.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơng trình phân họ Xồi trên thế giới và Việt Nam xác định vị trí
họ trong ngành Ngọc lan và chọn lọc hệ thống phân loại phù hợp họ Xồi ở Việt Nam.
- Xác định trình tự các nucleotide của các vùng gen nghiên cứu; xây dựng sơ đồ
cây phát sinh chủng loại họ Xoài ở nước ta.
- Xác định các đặc điểm hình thái đặc trưng họ Xoài qua các đại diện ở Việt Nam,
kèm hình vẽ và ảnh.
- Xây dựng khóa định loại các chi và các loài của họ Xoài ở Việt Nam.
4



- Trình bày một số thơng tin các đơn vị phân loại tơng, chi và đặc biệt lồi theo
trình tự nhất định: Tông gồm tên khoa học, tên Việt Nam, đặc điểm nhận biết, Typus,
số lượng chi và loài; Chi gồm tên khoa học, trích dẫn tài liệu, tên Việt Nam, các tên
synonym và tên Việt Nam khác, đặc điểm nhận biết, typus, số lượng lồi, khóa định
loại đến lồi (nếu có); đối với lồi gồm tên khoa học, trích dẫn tài liệu, tên synonym,
tên Việt Nam và tên khác, đặc điểm nhận biết, nơi thu mẫu đầu tiên và mẫu chuẩn,
sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng (nếu có), ghi chú và
nhận xét (nếu có); kèm theo là hình vẽ, ảnh, bản đồ phân bố; nhận xét về giá trị khoa
học, giá trị sử dụng và phân bố họ Xoài.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng quan tài liệu: nghiên cứu các cơng trình
liên quan, mẫu vật khơ ở các phòng tiêu bản và các kết quả nghiên cứu hệ thống
phân loại họ Xoài trên thế giới và Việt Nam.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập mẫu vật và tài liệu ngoài thực địa: điều
tra thu thập mẫu vật và tài liệu trong cả nước, quan tâm đến nơi có điều kiện phù hợp
các lồi họ Xồi.
2.3.3. Phương pháp xác định tên khoa học, đánh giá giá trị khoa học (bảo tồn)
và sử dụng, xây dựng bản đồ phân bố, xây dựng khóa định loại: Đây là phương
pháp truyền thống và phổ biến, bảo đảm chính xác, khoa học. Sử dụng các tài liệu
phân loại chuyên khảo về họ Xoài trên thế giới và Việt Nam. Thuật ngữ hình thái
thống nhất.
2.3.4. Phương pháp sinh học phân tử: Được phân tích tại Phịng Hệ thống học
phân tử và di truyền bảo tồn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Gồm nội dung
tách chiết ADN tổng số, thiết kế mồi đọc trình tự, PCR khuyếch đại gen và điện di
trên gel agarose, đọc trình tự gen, xây dựng cây phát sinh chủng loại.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3. 1. Đặc điểm hình thái họ Xồi (Anacardiaceae) ở Việt Nam
3. 1. 1. Thân: Tất cả là cây thân gỗ, cây bụi thường xanh, chỉ có 01 đại diện là
dây leo thân gỗ; có dịch tiết.
3. 1. 2. Lá: Lá kép lơng chim lẻ ở nhiều lồi, chỉ 1 lồi lá kép lơng chim chẵn; nhiều

đại diện lá đơn; lá đơn hay lá kép và lá chét mọc đối hay cách hay gần nhau như mọc
vòng tập trung đầu cành. Lá có hình bầu dục, trứng ngược, mác, mác ngược, thn; kích
thước thay đổi; đầu và gốc lá nhọn, tù, trịn, có mũi nhọn,...
3. 1. 3. Cụm hoa, cụm quả: Phần lớn hình chùy, một số hình chùm; ở đầu cành
hay nách lá.
3.1.4. Hoa: Lưỡng tính hay đơn tính, bao hoa mẫu 5.
3. 1. 5. Quả và hạt: Quả hạch; hình cầu, bầu dục, trứng ngược; có thể có cánh; có 3 lớp
vỏ; đế quả có thể bao quanh quả hay phát triển mạnh; hạt có hình bầu dục, trứng, thận,...
3.2. Kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen đã phân tích để xây dựng sơ đồ mối
quan hệ thân thuộc có thể giữa các chi thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam

5


3.2.1. Mẫu nghiên cứu và thông tin trên Genbank: Tổng số mẫu sử dụng là 25
mẫu lá khô của 15 loài đã được xác định tên khoa học.
3.2.2. Kết quả giải mã trình tự các vùng gen: Vùng gen trnL-trnF gồm khoảng
1000 cặp nucleotide; rbcL gồm khoảng xấp xỉ 600 cặp nucleotide.
3.2.3. Cây phát sinh chủng loại:
Từ kết quả giải mã trình tự, Sơ đồ cây phát sinh chủng loại các vùng gen trnL-trnF
và rbcL họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam được xây dựng theo phương pháp
Maximum likehood thể hiện rõ các đơn vị phân loại thuộc các chi họ Xồi
(Anacardiaceae) tiến hóa theo một nhánh tiến hóa riêng, khơng cùng nhánh tiến hóa.
Sơ đồ cây phát sinh chủng loại chia thành 4 nhánh gồm 4 tông các nhau của họ Xồi:
Nhánh 1 (Tơng 1) bao gồm các chi Mangifera, Gluta, Ancardium, Buchanania và
Bouea có quan hệ gần gũi với nhau; Nhánh 2 (Tông 2) gồm các chi Allospondias,
Spondias, Choerospondia, Dracontomelon và Pegia cùng thuộc một nhánh và có
quan hệ gần gũi với nhau; Nhánh 3 (Tông 3), hai chi Rhus và Toxicodendron có quan
hệ gần gũi với nhau; Nhánh 4 (Tơng 4) gồm các chi Semecarpus và Drimycarpus có
quan hệ gần gũi với nhau (hình 3.14, 3.15).


Hình 3.14: Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở
gen rbcL theo phương pháp Maximum Likehood.

6


Hình 3.15: Sơ đồ cây phát sinh chủng loại họ Anacardiaceae trên cơ sở
gen trnL-trnF theo phương pháp Maximum Likehood
3.2.4. Một số nhận xét về kết quả giải mã dữ liệu trình tự gen họ Xồi
(Anacardiaceae) ở Việt Nam
Trình tự các nucleotide của các vùng gen lục lạp trnL-trnF và rbcL cho thấy sự
khác nhau về mặt di truyền của các đơn vị phân loại cũng như các mẫu nghiên cứu
của cùng một lồi hình thái nhưng khác nhau vùng phân bố. Ở đây có thể thấy sự
phân nhánh rõ rệt giữa các loài thuộc họ Anacardiaceae và một số loài đại diện của chi
Canarium thuộc họ Burseraceae, như vậy quan điểm công nhận Anacardiaceae là một
họ độc lập so với họ Burseraceae là hồn tồn chính xác.
Sơ đồ cây phát sinh chủng loại cho thấy, chi Buchanania ở cùng các chi
Mangifera, Bouea, Gluta thuộc tông Anacardieae ở cả hai vùng gen trnL-trnF và
rbcL có quan hệ gần gũi với nhau. Như vậy, bằng chứng sinh học phân tử chỉ ra rằng
giới hạn và mối quan hệ của các chi trong tơng Anacardieae là hồn tồn phù hợp
với hệ thống phân loại chia thành tông (trib.) của các tác giả Engler (1892, 1896,
1903), Menchior (1964), Heywood (1996).Các chi Allospondias, Dracontomelon,
Spondias, Lannea và Choerospondias nằm cùng một nhánh và có quan hệ gần gũi
với nhau. Kết hợp hai nhánh phụ thấy rằng, các chi Allospondias và Spondia có mối
quan hệ gần gũi nhau hơn so với các chi khác. Điều này phù hợp với những hệ thống
dựa trên bằng chứng về hình thái xếp các chi này thuộc tơng Spondieae.
Các chi Rhus, Pistacia và Toxicodendron có mối quan hệ gần gũi nhau. Chi
Schinus nằm giữa hai chi là Rhus và Toxicodendron, các đơn vị phân loại thuộc chi
7



Rhus có mối quan hệ gần gũi với chi Schinus. Nhánh phụ thuộc chi Toxicodendron
cho thấy, các mẫu khác của cùng một lồi hình thái là Toxicodendron succedaneum
cho thấy có sự khác nhau về di truyền khi chúng khác nhau về vùng phân bố. Về giới
hạn và mối quan hệ của các chi này theo bằng chứng sinh học phân tử phù hợp với
hệ thống dựa trên bằng chứng về hình thái xếp hai chi này thuộc tơng Rhoideae.
Chi Semecarpus có cùng nhánh tiến hóa và có mối quan hệ gần gũi với các đơn
vị phân loại thuộc chi Drimycarpus. Về giới hạn và mối quan hệ của hai chi này theo
bằng chứng sinh học phân tử phù hợp với hệ thống dựa trên bằng chứng về hình thái
xếp hai chi này thuộc tông Semecarpeae.
Cây phát sinh chủng loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam phù hợp với hệ
thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae).
3.3. Lựa chọn hệ thống phân loại họ Xồi (Anacardiaceae) ở Việt Nam
Sau khi phân tích, so sánh các hệ thống họ Anacardiaceae trên thế giới và Việt
Nam, trên cơ sở kết hợp tư liệu hình thái và sinh học phân tử, đề tài luận án đã lựa
chọn hệ thống phân loại họ Xoài ở Việt Nam dựa trên cơ sở các hệ thống chia thành
4 – 5 tông (trib.) của Engler (1892, 1896, 1903), Menchior (1964), Heywood (1996),
để sắp xếp các đơn vị phân loại gồm 4 tơng, 22 chi, 66 lồi, 6 thứ (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Tóm tất hệ thống phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam (dựa theo
Engler (1892, 1896, 1903), Menchior (1964); Heywood (1996) (4 tơng, 22 chi, 66 lồi, 6 thứ)
Tơng (Trib.)

Chi (Gen.)
1. Melanorrhoea (2 loài, 1 thứ)
2. Buchanania (5 loài)
3. Anacardium (1 loài)
4. Gluta (6 loài)
5. Bouea (2 loài, 2 thứ)
6. Swintonia (4 loài)

7. Mangifera (12 loài, 2 thứ)
8. Pegia (1 loài)
9. Lannea (1 loài)
10. Dracontomelon (5 loài)
11. Choerospondias (1 loài)
12. Pleiogynium (1 loài)
13. Spondias (2 loài)
14. Allospondias (1 loài)
15. Pentaspadon (2 loài)
16. Schinus (1 loài)
17. Rhus (1 loài, 1 thứ)
18. Toxicodendron (3 lồi)
19. Pistacia (2 lồi)
20. Semecarpus (11 lồi)

Tơng 1. Anacardieae
(7 chi, 32 lồi, 5 thứ)

Tơng 2. Spondieae
(7 chi, 12 lồi)

Tơng 3. Rhoideae
(5 chi, 9 lồi, 1 thứ)

Tơng 4. Semecarpeae

8


(3 chi, 13 loài)


21. Drimycarpus (1 loài)
22. Holigarna (1 loài)
3.4. Khóa định loại và mơ tả các đơn vị phân loại trong họ Xoài
(Annacardiaceae) ở Việt Nam
Fam. ANACARDIACEAE R. Br. – HỌ XOÀI
R. Br. 1818. Narr. Exped. Zaire: 431; Engl. in De Candolle, 1883. Monogr. Phan.
4: 172; Bark (1942). Am. Mid. Nat. 28: 465; Lecomte (1908). Fl. Gén. Indoch. 2: 6;
Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 67; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2:
363; N. T. Ban (2003). Checkl. Pl. Spec. Vietn. 2: 941; T. L. Ming & Anders Basfor,
2008. Fl. China, 11: 335; K. Chayamarit, 2010. Fl. Thailand, 10(3): 265; S. K. Pell &
al. in Kubitzki, 2011. Fam. Gen. Vasc. Pl. 10: 7.
– ĐÀO LỘN HỘT, ĐIỀU
Typus: Anacardium L.
Thế giới có khoảng 81 chi, 800 lồi, phân bố chủ yếu vùng rừng rậm nhiệt đới ở
hai bán cầu, đôi khi ơn đới; cây ưa sáng. Việt Nam có 4 tơng, 22 chi, 66 lồi, 6 thứ.
KHĨA ĐỊNH LOẠI CÁC TƠNG (Trib.), CHI (Gen.), THUỘC HỌ XỒI
(ANACARDIACEAE R. Br.) Ở VIỆT NAM
1A. Bộ nhụy gồm nhiều lá nỗn rời, (đơi khi chỉ 1 lá noãn phát triển)
……………………………………………………………...... Trib.1. Anacardieae
2A. Số lượng nhị gấp nhiều lần số cánh hoa (30-35 nhị), xếp thành nhiều vòng ....
……………………………………………………………………1. Melanorrhoea
2B. Số lượng nhị bằng hoặc gấp 2 lần số cánh hoa, xếp thành 1-2 vịng
3A. Số lượng nhị gấp đơi số cánh hoa (8-10 nhị), xếp thành 2 vịng
4A. Hoa lưỡng tính, các nhị đều nhau, khơng có nhị lép; có triền mật dính quanh
bầu; đế quả không đồng trưởng ......... ………………………….2. Buchanania
4B. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính; hoa cái hoặc hoa lưỡng tính có nhị lép, chỉ có
1 nhị hữu thụ; khơng có triền mật; đế quả đồng trưởng bao lấy một phần quả
………………………………………………………………….3. Anacardium
3B. Số lượng nhị bằng số cánh hoa (4-5 nhị), xếp thành 1 vịng

5A. Hoa lưỡng tính, khơng có nhị lép
6A. Lá mọc cách; hoa khơng có triền mật…………………………...4. Gluta
6B. Lá mọc đối hoặc mọc vịng; hoa có triền mật bao quanh bầu.....5. Bouea
5B. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính; hoa cái hoặc hoa lưỡng tính có nhị lép
7A Hoa có triền mật; cánh hoa đồng trưởng với quả tạo thành cánh; vỏ quả
trong khơng có lơng cứng……………………………………….6. Swintonia
7B. Hoa có triền mật; cánh hoa khơng đồng trưởng với quả; vỏ quả trong có
lơng cứng... ……………………………………………………7. Mangifera
1B. Bầu gồm các lá noãn hợp
8A. Bầu gồm 4-5 lá noãn hợp, bầu 4-5 ô. …………………......Trib.2. Spondieae
9A. Cây thân gỗ leo……………………………………………………. 8. Pegia
9B. Cây thân gỗ thẳng đứng
9


10A. Bao hoa mẫu 4………………………………………………...9. Lannea
10B. Bao hoa mẫu 5
11A. Bao hoa xếp lợp
12A. Hoa lưỡng tính…………………………………. 10. Dracontomelum
12B. Hoa đơn tính (cùng gốc hoặc khác gốc)
13A. Hoa cái đơn độc ở nách lá hoặc thành cụm 2-3 hoa; hoa đực tập hợp
thành chùy…………………………………………...11. Choerospondias
13B. Cả hoa đực và hoa cái tập hợp thành chùy………...12. Pleiogynium
11B. Bao hoa xếp van
14A. Vỏ quả trong cứng, có nhiêu lơng xơ rất cứng; gân bên hợp nhau thành
đường gân ở sát mép lá……………………………………….13. Spondias
14B. Vỏ quả trong khơng hóa gỗ; gân bên khơng hợp thành đường gân ở sát
mép lá ... …………………………………………………14. Allospondias
8B. Bầu gồm 1-3 lá nỗn, hợp, bầu chỉ có 1 ô
15A. Lá kép lông chim, bầu trên ..………………………….. Trib.3. Rhoideae

16A. Bao hoa gồm 1 vòng đài và 1 vòng tràng
17A. Số lượng nhị gấp hai lần số cánh hoa (8-10 nhị), xếp thành 2 vịng
18A. Hoa lưỡng tính; quả hạch, hình trứng hay bầu bầu dục thn, nhọn hai
đầu………………………………………………………...15. Pentaspadon
18B. Hoa đơn tính; quả hạch hình cầu…………………………16. Schinus
17B. Số lượng nhị bằng số cánh hoa (4-5 nhị), xếp thành 1 vịng
19A. Cụm hoa ở đỉnh cành; vỏ quả ngồi có lông tơ mịn………17. Rhus
19B. Cụm hoa ở nách lá; vỏ quả ngoài nhẵn…………18. Toxicodendron
16B. Bao hoa tiêu giảm hoàn toàn hoặc còn lại một vòng đài…… 19. Pistacia
15B. Bầu giữa hoặc bầu dưới. Quả thường có đế quả đồng trưởng. Lá đơn
…………………………………………………………….Trib.4. Semecarpeae
20A. Bầu giữa………………………………………………. 20. Semecarpus
20B. Bầu dưới
21A. Hoa tạp tính; bao hoa xếp lợp; vịi nhụy 1………….21. Drimycarpus
21B. Hoa đơn tính; bao hoa xếp van; vịi nhụy 3 (ở hoa cái) ………………
…………………………………………………………….... 22. Holigarna
Trib. 1. ANACARDIEAE – TÔNG XỒI (ĐÀO LỘN HỘT)
Typus: Annacardium L.
Việt Nam có 7 chi, 32 loài, 5 thứ.
Gen. 1. MELANORRHOEA Wall. – SƠN HUYẾT
Wall. 1829. Pl. Asiat. Rar. 1: t. 11-12.
Typus: Melanorrhoea usitata Wall.
Thế giới có 12 lồi. Việt Nam ghi nhận có 2 lồi và 1 thứ.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Melanorrhoea ở Việt Nam
1A. Cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lơng dày; quả hạch có cánh đồng trưởng dài
gấp hơn 2 lần quả……………………………………………………….1. M. usitata
10


1B. Cành non, mặt dưới lá, cụm hoa nhẵn; quả hạch có cánh hoa đồng trưởng dài

bằng hoặc ngắn hơn quả………...……………………………………2. M. laccifera
- Lá lớn, cỡ 12-20 × 7,5-10 cm…………………………..M. laccifera var. laccifera
- Lá nhỏ hơn, cỡ 4-10 × 2-4 cm…………………………M. laccifera var. parvifolia
1.1. Melanorrhoea usitata Wall. – Sơn đào
Wall. 1829. Pl. Asiat. Rar. 1: 9.
Loc.class.: India. Typus: Wallich CAT 597 (BR: isotype, BR 0000006954291, photo!).
1.2. Melanorrhoea laccifera Pierre – Sơn tiên
Pierre, 1897. Fl. For. Cochinch. tab. 367A.
Loc. class.: Cambodia (Somrong Tong). Typus: Pierre 915 (P: isotype, MPU
20608; photo!)
1.2.a. Melanorrhoea laccifera var. parvifolia Evrard – Sơn tiên khánh hòa
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 131.
Loc. class.: Vietnam, Khanh Hoa. Typus: Poilane 4573 (P).
Gen. 2. BUCHANANIA Spreng. – CHÂY
Spreng, in Schrad. 1818. Journ. Bot. 2: 234
Typus: Buchanania lanzan Spreng.
Thế giới có khoảng 45 lồi. Việt Nam ghi nhận có 5 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Buchanania ở Việt Nam
1A. Bao phấn hình mũi mác ……………………………......……..1. B. arborescens
1B. Bao phấn khơng hình mũi mác
2A. Lá có lơng…………………………………………….....2. B. cochinchinensis
2B. Lá nhẵn (hay lông thưa ở mặt dưới)
3A. Gân cấp 3 hình mạng lưới dày đặc, nổi lên ở cả 2 mặt lá; hoa không cuống
hay cuống rất ngắn; cụm hoa hình chùm ………………..….........3. B. reticulata
3B. Gân cấp 3 khơng hình mạng lưới ở mặt trên lá hay mờ; hoa có cuống dài
bằng nụ hoa; cụm hoa hình chùy
4A. Lá dài 10-25 cm; cụm hoa ngắn hơn lá, lá đài mặt ngoài nhẵn ................
…………………………………………………………………4. B. glabra
4B. Lá ngắn hơn (dài 4-9 cm); cụm hoa dài bằng hoặc dài hơn lá, lá đài mặt ngồi
có lơng ........………………………………………......……..…5. B. siamensis

2.1. Buchanania arborescens (Blume) Blume – Chây lớn
Blume, 1850. Mus. Bot. Lugd.-Bat. 1: 183
Loc.class.: Indonesia (Java). Typus: C. L. Blume sine num. (L, L 001552, photo!).
2.2. Buchanania cochinchinensis (Lour.) M. R. Almeida – Chây lá rộng
M. R. Almeida, 1996. Fl. Maharashtra, 1: 287.
Loc.class.: Inđônêxia. Typus: Roxburgh 103 (K)
2.3. Buchanania reticulata Hance – Mô ca
Hance, 1877. Journ. Bot. 15: 332;
Loc.class.: Philippines (Sibuyan). Typus: ADE Elmer 12334 (L: isotype, L
001567, photo!).
11


2.4. Buchanania glabra Wall. ex Engl. – Chây láng
Engl. 1883. Monogr. Phan. 4: 183
Loc.class.: India (Moulmein). Typus: N. Wallich 984 (A, A 00049012, photo!).
2. 5. Buchanania siamensis Miq. – Chây xiêm
Miq. 1869. Ann. Mus. Bot. Lugduno-Batavi, 4: 118
Loc.class.: Thailand (Radboerei). Typus: Teysman sine num. (L, L 005583, photo!).
Gen. 3. ANACARDIUM L. – ĐÀO LỘN HỘT
L. 1753. Sp. Pl.l: 383
Typus: Anacardium occidentale L.
Có khoảng 10 lồi. Việt Nam ghi nhận có 01 loài.
3.1. Anacardium occidentale L. – Đào lộn hột
L. 1753. Sp. Pl. 1: 383
Loc. class.: Sri Lanka. Typus: P. Hermann sine num. (BM, lectotype, BM
000621986, photo!).
Gen. 4. GLUTA L. – SƠN
L. 1771. Mant. Pl. 2: 293
Typus: Gluta renghas L.

Thế giới có khoảng 30 lồi. Việt Nam ghi nhận có 06 lồi
Khóa định loại các lồi thuộc chi Gluta ở Việt Nam
1A. Cụm hoa và hoa có lơng
2A. Quả hạch nhỏ, đường kính 3-5 mm
2B. Quả hạch to, đường kính dài gấp 10 lần quả loài trên (3-5 cm)
……………………………………………………………………..... 1. G. gracilis
3A. Vỏ quả sần sùi; cây có có rễ thở……………………………... 2. G. velutina
3B. Vỏ quả nhẵn, cây khơng có rễ thở
4A. Bầu có lơng…………………………………………………… 3. G. wrayi
4B. Bầu nhẵn
5A. Quả hạch hình trứng hoặc thận………………………4. G. megalocarpa
5B. Quả hạch hính cầu……………………………………..…5. G. tavoyana
1B. Cụm hoa và hoa nhẵn………………………………....................6. G. compacta
4.1. Gluta gracilis Evrard – Sơn mảnh
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 83
Loc. class.: Vietnam (Cana province de Phanrang). Typus: Poilane 9004 (P:
holotype, P 02440674, photo!; Isotype, HM! & P, P 02440675, Photo!).
4.2. Gluta velutina Blume – Sơn nước
Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 183
Loc. class.: Indonesia (Sumatra). Typus: Mullar sine num. (L, L 0015644, photo!).
4.3. Gluta wrayi King – Sơn quả
King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 65: 482
Loc. class.: India, Perak. Typus: Wray 2290.
4.4. Gluta megalocarpa (Evrard) Tardieu – Sơn trái to
12


Tardieu, 1961. Adansonia s.n. 1: 195
Loc. class.: Vietnam, Nha Trang (núi Hòn Hèo). Typus: Poilane 4796 (P).
4.5. Gluta tavoyana Wall. ex Hook. f. – Sơn tà vôi

Hook. f. 1876. Fl. Brit. India, 2: 22
Loc. class.: Malaysia (Tavoy). Typus: Wallich CAT 1004. (BR, Isotype, BR
0000006952884, photo!).
4.6. Gluta compacta Evrard – Sơn dày.
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 84
Loc. class.: Việt Nam, Khánh Hòa (Masif de Co Inh près de Nha Trang). Typus:
Poilane 4630 (P: Holotype, P 02440671 photo!; Isotype, P 02440672 & P 02440673,
photo!).
Gen. 5. BOUEA Meissn. – THANH TRÀ
Meissn. 1837. Pl. Vasc. Gen. 1: 75
Typus: Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn.
Thế giới có khoảng 5 lồi. Việt Nam ghi nhận 02 lồi và 2 thứ.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Bouea ở Việt Nam
1A. Cụm hoa dài gấp khoảng hai lần lá; cuống lá phình to, có bần, gân mạng lưới
nổi rõ trên hai mặt …………………………………………………….1. B. poilanei
1B. Cụm hoa ngắn hơn lá; cuống lá dẹt, không bần; gân mạng lưới không nổi ở mặt
trên lá……………………………………………………………...2. B. oppositifolia
5.1. Bouea poilanei Evrard – Xoài mực
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 132
Loc. class.: Vietnam, Cochinchine (Dong Nai, Bien Hoa: Trang Bom). Typus:
Poilane 23594 (Syntype – L, L 0015541 photo!; K, K 000695211 photo!).
5. 2. Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn. – Thanh trà
Meissn. 1837. Pl. Vasc. Gen. 2: 55
Loc. class.: Mianma. Typus: Wallich
5.2a. Bouea oppositifolia var. roxburgii (Pierre) Tard.-Blot. –
Thanh trà roxburg
Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 128.
Loc. class.: Vietnam, Bà Rịa: Núi Đinh (in montibus Dinh ad Baria). Syntypus:
Pierre 123 (HM), Chevalier 36619. (MPU, MPU 020602, photo!).
5.2b. Bouea oppositifolia var. microphylla (Engl.) Merr. – Xưng ca

Merr. 1930. Ling. Sci. Journ. 9: 39.
Loc. class.: Mianma. Typus:Wallich.
Gen. 6. SWINTONIA Griff. – XUÂN THÔN
Griff. 1846. Proc. Linn. Soc. 1: 283.
Typus: Swintonia floribunda Griff. (Swintonia griffithii Kurz)
Thế giới có khoảng 16 lồi. Việt Nam ghi nhận có 04 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Swintonia ở Việt Nam
1A. Quả hạch có cánh đồng trưởng thành cánh quả, dài gấp 2-7 lần quả
13


2A. Cành non, lá, cụm hoa có lơng sét dày màu nâu ………………..1. S. maingay
2B. Cành non, lá, cụm hoa khơng có lơng sét màu nâu.
3A. Lá dài 5-7 cm; Cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá…………………2. S. minuta
3B. Lá dài gấp đơi lồi trên (12-15 cm); Cuống lá ngắn hơn 1/3 phiến lá................
………………………………………………………………….3. S. griffithii
1B. Quả hạch có cánh đồng trưởng, ngắn hơn 1/4 quả . ………………….4. S. pierrei
6.1. Swintonia maingay. – Xuân thô maingay
Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2. 370 “as Swintonia maingayi”.
6.2. Swintonia minuta Evrard – Còng chang
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France, 99: 84.
Loc. class.:Vietnam, Khánh Hòa (?). Typus: Poilane 4957 (P).
6.3. Swintonia griffithii Kurz – Xuân thôn griffith
Kurz, 1870. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 39: 77
Loc. class.: Myanmar Mergui. Typus: Helfer 1124 (C, C 10005531, photo!).
6.4. Swintonia pierrei Hance – Xuân thôn pierre
Hance, 1876. Journ. Bot. 14: 257
Loc. class.: Cambodia (Mounts Cam Chay prope Kamput). Typus: Pierre 1460
(MPU, MPU 020628, photo!).
Gen. 7. MANGIFERA L. – XOÀI

L. 1753. Sp. Pl. 1: 200
Typus: Mangifera indica L.
Thế giới có khoảng 69 lồi. Việt Nam ghi nhận có 12 lồi, 2 thứ.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Mangifera ở Việt Nam
1A. Nhị hữu thụ 5
2A. Cụm hoa có lơng dày; cuống lá 1,5-6 cm, phiến lá dài 8-30 cm
3A. Bộ nhị có 4-6 vảy do nhị tiêu giảm; quả hạch hình trứng rộng hoặc gần hình
cầu, cỡ 4-5 × 3-5 cm…………………………………………...1. M. duperreana
3B. Bộ nhị khơng có vảy do nhị tiêu giảm; quả hạch hình bầu dục, cỡ 3 × 1,5
cm…………….…………………………………………...2. M. cochinchinensis
2B. Cụm hoa khơng có lơng; cuống lá dài 0,4-0,5 cm, phiến lá dài 4-5 cm .........
………………………………………………………………..3. M. minutifolia
1B. Nhị hữu thụ 1-2
4A. Nhị hữu thụ 1
5A. Cụm hoa và hoa có lơng mịn
6A. Triền tiêu giảm, hình chấm nhỏ, khơng có lơng; mặt trong cánh hoa có 1 gân
giữa .....…………………………………………………………...4. M. caesia
6B. Triền dày, hình nhẫn hoặc hình vành khăn, có lơng; mặt trong cánh hoa có
3-5 gân
7A. Vịi nhụy ở đỉnh bầu; hạt hình thận ……………….5. M. camptosperma
7B. Vịi nhụy lệnh sang phía bên của bầu; hạt hình bầu dục hoặc trứng
dẹt………………………………………………………………..6. M. indica
14


5B. Cụm và hoa hoa nhẵn
8A. Cụm hoa ngắn hơn lá………………………………………......7. M. flava
8B. Cụm hoa dài hơn lá
9A. Triền mật dày, hình nhẫn hoặc hình vành khăn quanh bầu, mép có chia thùy
10A. Cụm hoa trên cuống dài bằng 1/2; cánh hoa dài 6-8 mm

………………………………………………………………..8. M. laurina
10B. Cụm hoa gần như không cuống, phân nhánh ngay từ gốc; cánh hoa ngắn
hơn 3 mm ...... …………………………………………9. M. dongnaiensis
9B. Triền mật gần như tiêu giảm hồn tồn
11A. Đầu và gốc lá trịn hoặc tù, hiếm khi có mũi nhọn; thùy đài hình trứng, cỡ
2 × 1 mm; cánh tràng hình bầu dục, cỡ 4-6 × 1,5 × 2,5 mm
…………………………………………………………… ...10. M. odorata
11B. Đầu và gốc lá nhọn; thùy đài hình trứng, cỡ 4 × 2 mm; cánh tràng hình
mũi giáo thn, cỡ 7-10 × 1,5-2,5 mm ...... …………………11. M. foetida
4B. Nhị hữu thụ 2……………………………………………………...12. M. reba
7.1. Mangifera duperreana Pierre – Quao
Pierre, 1897. Fl. Forest. Cochinch. 1: tab. 362
Loc. class.: Việt Nam, Phú Quốc. Typus: Pierre 1651 (P: holotype, P 02440613,
photo!; isotype, P 02440614- P 02440616, photo!).
7. 2. Mangifera cochinchinensis Engl. – Xoài nụt
Engl. 1883 Monogr. Phan. 4: 205
Loc. class.: Vietnam (Province de Bien Hoa). Syntypus: Thorel 1287 (P:
Holotype, P 02440617, photo!. Isotype, P 02440618 & P P 02440619, photo!; HM!).
7.3. Mangifera minutifolia Evrard – Xoài lá nhỏ
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. Fr. 99: 83
Loc. class.: Vietnam, Khanh Hoa (Nui Han, prov. de Nha trang). Typus: Poilane
4803 (P, P 0015742 - P 0015742, photo!; HM!).
7.4. Mangifera caesia Jack – Xoài
Jack in Roxb. 1824. Fl. Ind.: 441
Loc. class.: Sumatra.
7.5. Mangifera camptosperma Pierre – Xoài bui
Pierre, 1897. Fl. Forest. Cochinch. 1: pl. 363A
Loc. class.: Vietnam (Près de Tay Ninh), Typus: Pierre 1683 (P: holotype, P
02440628 photo! & isotype P 02440629, photo!).
7.6. Mangifera indica L. – Xoài

L. 1753. Sp. Pl.: 200
Loc. class.: India. Lectotypus: "Mau" in Rheede, Hort. Malab., 4: 1, t. 1, t. 2
(1683) designated by A. J. Bornstein.
Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều giống Xoài khác nhau như: Cv. indica L. – Xoài
tượng; Cv. cambodiana Pierre – Xoài cơm, Xoài voi; Cv. mekongensis Pierre – Xoài

15


thanh ca; Nhiều tạp chủng; Cv. odorata Griff. – Xoài thơm; (T. Đ. Lý, 1993; Đ. T. Lợi,
2000; N. T. Bân, 2003; V. V. Chi, 2004, 2012; N. Bá & cs, 2014).
7.6a. Mangifera indica var. mekongensis Pierre – Xồi mêkơng
Pierre, 1887. Fl. For. Coch. 1: pl. 316A
7.6b. Mangifera indica var. cambodiana Pierre – Xoài campuchia
Pierre, 1897. l.c pl. 316B
7.7. Mangifera flava Evrard – Xoài vàng
Evrard, 1952. Bull. Soc. Bot. France,. 99: 82
Loc. class.: Vietnam (Massif du Braian pris de Djiring, Dong nai). Typus:
Poilane 24055 (P: Holotype, P 02440623, photo!; isotype, P 02440624 - P 02440626,
photo!).
7.8. Mangifera laurina Blume – Xoài cuống dài
Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 195
Loc. class.: Malacca. Typus: Griffith 1096 (K).
7.9. Mangifera dongnaiensis Pierre – Xoài đồng nai
Pierre, 1897. Fl. Forest. Cochinch. 1: pl. 364
Loc. class.: Vietnam (Pho Qua, sur les river du Dong Nai, prov. de Bienhoa).
Typus: Pierre 1659 (P: holotype, P 02440621, photo! & isotype, P 02440621,
photo !).
7.10. Mangifera odorata Griff. – Xoài thơm
Griff., 1854 Not. PI. Asiat. 4: 417

Loc. class.: Malacca. Typus: Griffith s.n. (P, P 02440645 & P 05189926, photo!).
7.11. Mangifera foetida Lour. – Xồi hơi
Lour. 1790. Fl. Cochinch.: 160
Loc. class.: Cochinchine
Typus: Loureiro
7. 12. Mangifera reba Pierre – Quéo
Pierre, 1897. Fl. Forest. Cochinch. 1: tab. 363 B
Loc. class.: Vietnam (Dong nai, Biên hoa, Pho qua). Typus: Pierre 1648 (P:
holotype, P 02440647, photo!; isotype HM! & P, P 02440648 & P 02440649, photo!).
Trib. 2. SPONDIEAE – TƠNG CĨC
Typus: Spondias L.
Việt Nam có 7 chi và 12 loài
Gen. 8. PEGIA Colebr. – MUỖM LEO
Colebr. 1827. Transact. Linn. Soc. London, 15: 364
Typus: Pegia nitida Colebr.
Thế giới có 2 loài. Việt Nam ghi nhận 01 loài
8.1. Pegia sarmentosa (Lecomte) Hand. - Mazz. – Muỗm leo
Hand.-Mazz. 1933 Sinensia, 3: 187
Loc. class.: Vietnam (Tonkin Son Tay: Tu Phap). Typus: Balansa 3695 (P,
lectotype, K 000695353, photo!).

16


Gen. 9. LANNEA A. Rich. – CÓC CHUỘT
A. Rich. in Guillem. 1831. Fl. Seneg. Tent.: 153
Typus: Lannea velutina A. Richard
Thế giới có khoảng trên 40 lồi. Việt Nam ghi nhận có 01 lồi.
9.1. Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. – Cóc chuột
Merr. 1938. Journ. Arnold Arbor. 19(4): 353

Loc. class.: Thailand. Typus: A. Richard
Gen. 10. DRACONTOMELON Blume – LONG CÓC
Blume, 1850. Mus. Bot. 1: 231. t. 42
Trên thế giới ghi nhận có 8 lồi. Việt Nam ghi nhận có 05 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Dracontomelon ở Việt Nam
1A. Đài có lơng dày ở mặt ngồi.
2A. Hoa nhỏ, cỡ 2 mm, đài cao khoảng 1 mm; bầu có lơng dày…...1. D. laoticum
2B. Hoa lớn hơn cỡ 6-7 mm, đài cao 4-6 mm; bầu nhẵn.
3A. Triền mật có lơng dài ở rìa mép; lá đài hình tam giác, mặt trong nhẵn ……..
………………………………………………………………………….2. D. dao
3B. Triền mật nguyên hoặc lượn sóng ở mép, nhẵn, khơng có lơng; lá đài hình bầu
dục, mặt trong có lơng .... …………………………………...3. D. duperreanum
1B. Đài nhẵn, khơng có lông.
4A. Lá đài nhọn, dài bằng hay gần bằng cánh hoa………………….4. D. schmidii
4B. Lá đài tròn, ngắn hơn cánh hoa từ 2-4 lần………………………5. D. petelotii
10.1. Dracontomelon laoticum Evrard & Tardieu – Long cóc lào
Evrard & Tardieu, 1962. Adansonia n.s., 1: 198
Loc. class.: Lao (Phou Bassac). Typus: Poilane 20404 (P).
10.2. Dracontomelon dao (Blanco) Merr. & Rolfe – Long cóc xồi
Merr. & Rolfe, 1908. Philipp. Journ. Sci., 3: 108
Loc. class.: Philippine (Taytay). Typus: E. D. Merill 9391 (MO, isotype, MO
57478, photo!).
10.3. Dracontomelon duperreanum Pierre – Sấu
Pierre, 1898. Fl. Forest. Cochinch. 5, pl. 374 B
Loc. class.: Vietnam, Dong Nai, Bien Hoa.
Typus: Pierre 1864 (P).
10.4. Dracontomelon schmidii Tardieu – Long cóc schmid
Tardieu, 1961 Adansonia n.s., 1: 55 (“Dracondonlum”)
Loc. class.: Vietnam (Dong Nai: Dinh Quan). Typus: Schmid 1959 (P, P
02440654 & P 02440655 photo!; HM!).

10.5. Dracontomelon petelotii Tardieu – Long cóc petelot
Tardieu, 1961. Adansonia n.s., 1: 57
Loc. class.: Vietnam (Lang Son: Dong Mo, Van Linh). Typus: Petelot 6384 (P:
holotype; NY: isotype, A 00310939, photo! & HNF!).
Gen. 11. CHOEROSPONDIAS B. L. Burtt & A.W. Hill – XOAN NHỪ
B. L. Burtt & A.W. Hill, 1937. Ann. Bot. (Oxford) n.s. 1: 254
17


Typus: Choerospondias axillaris B. L. Burtt & A.W. Hill
Thế giới có 1 lồi, phân bố ở Ấn Độ, Nêpal, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan, Lào và Việt Nam.
11.1. Choerospondias axillaris (Roxb.) B. L. Burtt & A.W. Hill – Xoan nhừ
B. L. Burtt & A.W. Hill, 1937. Ann. Bot. (Oxford) n.s. 1: 254
Loc. class.: China (Yunnan). Typus: A. Henry 11690 (K).
Gen. 12. PLEIOGYNIUM Engl. – ĐA THƯ
Engl. in C. DC. 1883. Monogr. Plan. 4: 255.
Typus: Pleiogynium solandri (Benth.) Engl.
Việt Nam có 1 lồi.
12.1. Pleiogynium timoriense (C. DC.) Leenh. – Đa thư timo
Leenh.1952. Blume, 7:159
Loc. class.: Timo - Letse. Typus: Lambton sine num. (K, isotype, K 000695633,
photo!).
Gen. 13. SPONDIAS L. – CÓC
L. 1753. Sp. Pl. 1: 371
Typus: Spondias monbin L.
Thế giới có khoảng 10 lồi. Việt Nam ghi nhận có 02 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Spondias ở Việt Nam
1A. Hoa có cuống; mép lá chét có răng khía hoặc răng mịn …………….1. S. dulcis
1B. Hoa không cuống; mép lá chét nguyên ……………………………2. S. pinnata

13.1. Spondias dulcis Park. – Cóc
Park. 1773. Journ. Voy. South Seas, 39
Loc. class.: India(?). Typus: Roxburgh(?).
13.2. Spondias pinnata (L. f.) Kurz – Cóc rừng
Kurz, 1875. Prelim. Rep. Forest Pegu App. A: 44, App. B: 42
Loc. class.: India. Typus: Konig sine num. (C, C 10005527, photo!).
Gen. 14. ALLOSPONDIAS Stapf – GIÂU GIA XOAN
Stapf, 1900. Hooker's Icon. Pl. 27: t. 2667
Typus: Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf
Thế giới có 3 lồi. Việt Nam ghi nhận có 01 lồi.
14.1. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf – Giâu gia xoan
Stapf, 1900. Hooker's Icon. Pl. 27: t. 2667
Loc. class.: Siam, Lakoon (Kakone). Typus: Harmand, 1825 (P).
Trib. 3. RHOIDEAE – TÔNG MUỐI
Typus: Rhus L.
Việt Nam có 5 chi, 8 lồi và 1 thứ.
Gen. 15. PENTASPADON Hook. f. – NGŨ LIỆT
Hook. f. 1860. Trans. Linn. Soc. London 23(1): 168
Typus: Pentaspadon motleyi Hook. f.
Thế giới có 6 lồi. Việt Nam ghi nhận có 2 lồi.
18


Khóa định loại các lồi thuộc chi Pentaspadon ở Việt Nam
1A. Lá dài 20-25 cm; cụm hoa dài 10-15 cm; nhị lép tiêu giảm còn một vài thể dạng
vảy; bầu có lơng rậm……………………………………………………1. P. poilane
1B. Lá dài 15-17 cm; cụm hoa dài cỡ 20 cm; 5 nhị lép xen kẽ 5 nhị hữu thụ; bầu
nhẵn hoặc hơi có lơng ở gốc………………………………………...2.P. annamense
15.1. Pentaspadon poilanei (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt poilane
Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2(1): 474

Loc. class.: Vietnam (Annam: Hon Heo près de Nhatrang). Typus: Poilane 6100
(P, photo!; HM!).
15.2. Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) Phamh. – Ngũ liệt trung bộ
Phamh. 1992. Illustr. Fl. Vietn. 2(1): 474
Loc. class.: Vietnam (Annam: Hon Heo près de Nhatrang). Typus: Poilane 4758
(P, P 02449688, photo!).
Gen. 16. SCHINUS L. – TIÊU GIẢ
L. 1753. Sp. Pl.: 388.
Lectotypus: Schinus molle L.
Việt Nam có 1 lồi.
16.1. Schinus terebinthifolius Raddi – Tiên giả
Raddi, 1820. Mem. Mat. Fis. Soc. Ital. Sci. Modena. Pt. Mem. Fis. 18 (2):399-400
Loc. class.: Braxin. Typus:Raddi sine num. (FI, FI 005127, photo!).
Gen. 17. RHUS L. – MUỐI
L. 1753. Sp. Pl. 1: 265
Typus: Rhus coriaria L.
Thế giới có khoảng gần 40 lồi. Việt Nam ghi nhận có 01 lồi, 1 thứ.
17.1. Rhus chinensis Muel. – Muối
Mull. 1768. Gard. Dict. (ed. 8): 7
Loc. class.: China. Typus: Chevalier 37887 (P).
17.1a. Rhus chinensis var. roxburghii (DC.) Rehd. & Wils – Muối hoa trắng.
Rehd. & Wils 1914. Journ. Arnold Arbor. 20(4): 416
Loc. class.: China. Typus: Roxburgh
Gen. 18. TOXICODENDRON Muell. – SƠN LẮC
Muell. 1754. Gard. Dict. Abr. (ed.) 4
Typus: Toxicodendron pubescen Muell.
Thế giới có khoảng trên 22 lồi. Việt Nam ghi nhận có 3 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Toxicodendron ở Việt Nam
1A. Cành mập; lá mọc tập trung ở đỉnh cành, gần như thành vòng, vết sẹo lá rất rõ.
Cụm quả có cuống mập, thẳng, hướng lên; dày quả.

2A. Cành non và mặt dưới lá có lơng tơ thưa, màu trắng. Quả hạch hình cầu, khơng
dẹt. ………………………………………………………………...1. T. rhetsoides
2B. Cành non, cuống và mặt dưới lá có lơng dày, màu nâu. Quả hạch hình cầu, dẹt 2
bên. ………………………………………………………………...2. T. wallichii
19


1B. Cành mảnh; lá mọc đều trên cành, không tập trung ở đỉnh cành, vết sẹo lá không
rõ. Cụm quả có cuống mảnh, thịng, hướng xuống; thưa quả ..................................
…………………………………………………………..……3. T. succedaneum
18.1. Toxicodendron rhetsoides (Craib) Tard.-Blot – Sơn ta
Tard.-Blot, 1962. Fl. Cambod. Laos Vietn. 2: 188
Loc. class.: Thailand. Typus: Kerr 5169 (Holo. – K, BM 000884623, photo!).
18.2. Toxicodendron wallichii (Hook. f.) Kuntze – Sơn wallich
Kuntz. 1891. Revis. Gen. Pl. 154
Loc. class.: Temperate Himalaya from Garwhal to Nepal, alt. 6-7000 ft. Typus:
Wallich sine num. (C, isotype, C 10005547).
18.3. Toxicodendron succedaneum (L.) Kuntze – Sơn phú thọ
Kuntz. 1891. Revis. Gen. Pl. 1: 154
Loc. class.: China.
Gen. 19. PISTACIA L. – PÍT TÁT
L. 1753. Sp. Pl. 2: 1108
Typus: Pistacia vera L.
Thế giới có khoảng 10 lồi. Việt Nam ghi nhận có 2 lồi.
Khóa định loại các loài thuộc chi Pistacia ở Việt Nam
1A. Lá kép lơng chim lẻ, phiến lá chét cỡ 4-8 × 2-3,5 cm…….1.P. cucphuongensis
1B. Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét cỡ 1-1,5 × 0,8-1 cm ...............................
……………………………………………………………….…2.P. weinmannifolia
19.1. Pistacia cucphuongensis T. Ð. Ðai – Pít tát cúc phương
T. Ð. Dai, 1981. Journ. Biol. (Vietnam) 3 (3): 24, fig. 2

Loc. class.: Vietnam (Cuc Phuong). Typus: Nguyen Tien Ban 948 (Holo. HN!).
19.2. Pistacia weinmannifolia Poiss. ex Franch. – Pít tát vân nam
Franch. 1886. Bull. Soc. Bot. France, 33: 467
Loc. class.: China (Sichuan). Typus: Wilson, Veitch Exped. 3367.
Trib. 4. SEMECARPEAE – TÔNG SƯNG
Typus: Semecarpus L. f.
Việt Nam có 3 chi, 13 lồi.
Gen. 20. SEMECARPUS L. f. – SƯNG
L. f. 1781. Suppl. Pl. 25: 182
Typus: Semecarpus anacardiopsis L. f.
Thế giới có khoảng 80 lồi. Việt Nam ghi nhận có 11 lồi.
Khóa định loại các lồi thuộc chi Semecarpus ở Việt Nam
1A. Lá có lơng dày
2A. Cụm hoa dài hơn hay bằng lá
3A. Cụm hoa dày; cuống cụm hoa mập, phân nhánh nhiều, nhánh bên ở gốc cụm
hoa dài 20-35 cm.
4A. Đế quả bao gần hết quả; phiến lá hình thn, dài 20-60 cm, đầu lá nhọn,
gốc lá thuôn dài. ……………………………………………...1. S. tonkinensis
20


4B. Đế quả bao đến 1/3 phía dưới quả; phiến lá hình trứng ngược, dài 10-18
cm, đầu lá trịn hoặc lõm, gốc lá hình nêm ……………...2. S. cochinchinensis
3B. Cụm hoa thưa; cuống cụm hoa mảnh, phân nhánh ít, nhánh bên ở gốc cụm
hoa ngắn hơn (dài 2-5 cm)……………………………………...3. S. graciliflora
2B. Cụm hoa ngắn hơn lá
5A. Cuống lá dài 3-4 cm, phiến lá cỡ 20-30 × 8-10 cm, đầu lá trịn
……………………………………………………………………...4. S. velutina
5B. Cuống lá dài khoảng 1 cm, phiến lá cỡ 15-20 × 3,5-5 cm, đầu lá nhọn, thường có
đi .... …………………………………………………………5. S. annamensis

1B. Lá khơng có lơng
6A. Cụm hoa dài hơn lá
7A. Đế quả bao hơn 2/3 quả. …………………………………….6. S. reticulata
7B. Đế quả bao không quá 1/3 quả
8A. Cuống lá dài 1-1,5 cm; đế quả dài gần bằng quả, bao khoảng 2/3 quả; quả
hạch cỡ 1-1,2 × 0,8-1 cm …………………………………………7. S. humilis
8B. Cuống lá dài 3-5 cm; đế quả ngắn hơn 1/3 quả, bao khoảng 1/4 quả; quả
hạch cỡ 1-1,2 × 1,5-2 cm.
9A. Cụm hoa dài 20-40 cm, nhánh bên ở phía gốc cụm hoa dài 15-20 cm; phiến
lá cỡ 15-25 × 8-12 cm, đầu lá trịn hoặc có mũi ngắn .....................................
………………………………............................................8. S. anacardiopsis
9B. Cụm hoa dài 15-20 cm, nhánh bên ngắn; phiến lá cỡ 10-15 × 3,4-4,5, đầu
lá nhọn, có mũi nhọn dài khoảng 1 cm….…………………...9. S. perniciosa
6B. Cụm hoa ngắn hơn lá
10A. Cuống lá dài 5-10 cm; đài và tràng có lơng; quả gần hình cầu dẹt, nhỏ hơn
0,5 cm ………………………………………………………...10. S. myriocarpa
10B. Cuống lá ngắn hơn 1 cm; đài và tràng khơng có lơng; quả hình trứng ngược,
cỡ 1,5-2 × 1,2-1,6 cm……………………………………………..11. S. caudata
20.1. Semecarpus tonkinensis Lecomte – Sưng bắc bộ
Lecomte, 1908. Bull. Soc. Bot. Fr. 54: 609
Loc. class.: Vietnam, Tonkin (Ao Ca). Typus: Bon 2592 (P, HNF!).
20.2. Semecarpus cochinchinensis Engl. – Sưng nam bộ
Engl. in DC. 1883. Monogr. Phan. 4: 489
Loc. class.: Vietnam (Cochinchin Saigon: Cho Lon). Syntypus: Thorel 670 (P,
MPU 021086, photo!; HM!), Poilane 8520 (HM!).
20.3. Semecarpus graciliflora Evrard & Tardieu – Sưng hoa mảnh
Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér. 1: 203
Loc. class.: Vietnam (Nha Trang). Typus: Evrard 540 (P).
20.4. Semecarpus velutina King – Sưng trại
King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 65: 508

Loc. class.: Malaysia (Perak Larut). Syntypus: Poilane 970 (P, HM!), King 7439
(K, K 000695425!), King 7655 (K, K 000695427, photo!).
21


20.5. Semecarpus annamensis Tardieu – Sưng trung bộ
Tardieu, 1961. Adansonia n.ser. 1: 203
Loc. class.: Vietnam (Kon Tum). Typus: Poilane 36689 (P, HM!).
20.6. Semecarpus reticulata Lecomte – Sưng mạng
Lecomte, 1907. Bull. Soc. Bot. France,. 54: 610
Loc. class.: Laos (Vientine: MeKong). Typus: Thorel 3262 (P, isotype, MPU
021081, photo!; HM!).
20.7. Semecarpus humilis Evrard & Tardieu – Sưng nhỏ
Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér, 1: 204
Loc. class.: Vietnam (Quang Nam: Mang Tro). Typus: Poilane 31721 (P).
20.8. Semecarpus anacardiopsis Evrard & Tardieu – Sưng đào
Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia n.ser., 1: 204
Loc. class.: Vietnam (Quang Tri). Typus: Eberhardt 2779 (P, HM!).
20.9. Semecarpus perniciosa Evrard & Tardieu – Sưng vôi
Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. N. sér. 1: 206
Loc. class.: Vietnam (Ba Na). Typus: Poilane 7081 (P, HM!).
20.10. Semecarpus myriocarpus Evrard & Tardieu – Sưng nhiều trái
Evrard & Tardieu, 1961. Adansonia. n. sér, 1: 204
Loc. class.: Vietnam (Tay Ninh). Typus: Müller 152 (P, HM!).
20.11. Semecarpus caudata Pierre – Sưng có đi
Pierre, 1898. Fl. Forest. Cochinch. t. 369B.
Loc. class.: Vietnam (Dong Nai). Typus: Pierre I679 (P, HM!)
Gen. 21. DRIMYCARPUS Hook. f – SƯNG XA
Hook. f. in Benth. & Hook. f. 1862. Gen. Pl. 1: 424
Typus: Drimycarpus racemosus Hook. f.

Chỉ có một lồi, phân bố ở dãy núi Himalaya, Mianma, Trung Quốc, Đông Dương
và Việt Nam.
21.1. Drimycarpus racemosus (Roxb.) Hook. f. – Sưng xa
Hook. f. in Benth. & Hook. f. 1862. Gen. Pl. 1: 424
Loc. class.: Nepal, Himalaya(?). Typus: Roxb. 2213 (K).
Gen. 22: HOLIGARNA Buch.-Ham. ex Roxb. (nom. cons.) – LI GẠT
Roxb. 1814. Hort. Beng.: 22
Typus: Holigarna longifolia Buchm.-Ham. ex Roxb.
Thế giới có khoảng 7-10 lồi. 1 lồi duy nhất ở Đông Dương và Việt Nam.
22.1. Holigarna kurzii King – Li gạt
King, 1896. Journ. Asiat. Soc. Bengal. Pt. 2. Nat. Hist. 65(2): 512 (“Holigarnia”);
Loc. class.: Thailand. Typus: Kurz 2016 (K).
3. 5. Một số nhận xét về họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt Nam
- Giá trị khoa học: Loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam có 1 lồi là
Toxicodendron wallichii; lồi q, hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007) là 3 loài; loài đặc hữu ở Việt Nam có 18 lồi, 3 thứ (thuộc 10 chi).
22


- Giá trị sử dụng: có 15 loại giá trị sử dụng là cây cho gỗ dùng trong xấy dựng,
đóng đồ đạc có 37 lồi (54,4%) thuộc 15 chi; cho quả ăn được 28 loài, 3 thứ (38,9%)
thuộc 12 chi; cây làm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ có 21 lồi, 1 thứ (29,2%) thuộc 15
chi; cây cho nhựa độc gây dị ứng, sưng ngứa có 22 lồi (30,6%) thuộc 5 chi; cây cho
nhựa sản xuất sơn, vecni có 10 lồi (13,9%) thuộc 7 chi; cây cho hạt ăn; cho tanin
dùng nhuộm vải; cây làm bóng mát, làm cảnh; cây cho dầu béo; cây cho tinh dầu;
cây cho lá ăn uống;… Tổng số lồi có giá trị sử dụng là 62 loài, 4 thứ (91,7%) thuộc
22 chi.
- Đặc điểm phân bố họ Xồi ở Việt Nam: các lồi có điểm phân bố ít có 39 lồi,
4 thứ thuộc 12 chi; các lồi có điểm phân bố nhiều có khoảng 7 lồi thuộc 6 chi; các
lồi có phạm vi phân bố ở phía Bắc khoảng 9 lồi thuộc 7 chi; các lồi có phạm vi

phân bố ở phía nam khoảng 22 lồi, 4 thứ thuộc 12 chi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đã lựa chọn hệ thống phân loại của Engler (1892, 1896, 1903), Menchior (1964)
và Heywood (1996) để sắp xếp các đơn vị phân loại họ Xoài (Anacardiaceae) ở Việt
Nam, bao gồm 66 loài, 6 thứ, thuộc 22 chi, xếp thành 4 tông (Anacardieae 7 chi,
Spondieae 7 chi, Rhoideae 5 chi và Semecarpeae 3 chi).
2. Đã bổ sung mới 1 loài cho hệ thực vật Việt Nam (Toxicodendron wallichiii
(Hook. f.) Kuntze); xác định 18 loài, 3 thứ thuộc 10 chi là đặc hữu (hay cận đặc hữu)
của Việt Nam.
3. Đã xây dựng khóa định loại theo kiểu lưỡng phân, sử dụng đặc điểm rõ ràng
đối lập chính xác, để sử dụng cho 22 chi, các lồi của 12 chi có từ 2 loài trở lên của
họ Xoài ở Việt Nam.
4. Tất cả các loài và thứ được nghiên cứu trên cơ sở mẫu vật; được chỉnh lý, bổ
sung nhiều thông tin cập nhật (danh pháp, mẫu nghiên cứu, đặc điểm hình thái, phân
bố, sinh học, sinh thái và nhận xét nếu có; kèm theo là hình vẽ, ảnh, sơ đồ phân bố).
5. Một số lồi lần đầu tiên được giải mã trình tự gen, xây dựng sơ đồ mỗi quan
hệ gần gũi có thể giữa các đơn vị phân loại (cây phát sinh). Từ đó xác định sự phù
hợp với hệ thống phân loại truyền thống (theo hình thái so sánh) với sự sắp xếp thành
4 tông hay 4 nhánh.
6. Đánh giá về giá trị khoa học (bảo tồn): có 3 lồi thuộc 2 chi là quý hiếm có
nguy cơ bị đe dọa cần có biện pháp bảo tồn; có 62 lồi, 4 thứ thuộc 22 chi có giá trị
sử dụng; sự phân bố các lồi: miền Bắc có 8 lồi thuộc 6 chi, miền Nam có 24 lồi,
4 thứ thuộc 11 chi, phổ biến cả nước có 7 lồi thuộc 6 chi, mọc rải rác khắp nơi có
4 lồi thuộc 3 chi; như vậy họ Xồi chủ yếu phân bố phía Nam nước ta.
Kiến nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu và mẫu vật, kết hợp phương
pháp sinh học phân tử để giải quyết một số mẫu vật cịn nghi ngờ để có đủ cơ sở
khoa học hồn thiện việc nghiên cứu phân loại họ Xoài phục vụ biên soạn bản Thực
vật chí Việt Nam về họ này.

23



×