Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.96 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG HIẾU

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


1
TÓM TẮT
Luận án đưa ra mục tiêu nghiên cứu vận dụng các lý thuyết liên quan
trong việc đánh giá hành vi dự định của nhà đầu tư cá nhân, doanh
nghiệp niêm yết đối với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN tại Việt
Nam để có thể đưa ra các khuyến nghị để phát triển thị trường
XHTNDN tại Việt Nam. Luận án đã phân tích bối cảnh thực trạng
hoạt động của thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt
Nam và so sánh với các quốc gia Châu Á khác. Luận án cũng thực
hiện khảo sát ý kiến của các cá nhân, từ đó đưa ra mơ hình phương
trình cấu trúc về hành vi dự định chấp nhận sử dụng xếp hạng tín


nhiệm doanh nghiệp của các cá nhân tại Việt Nam. Đồng thời, luận
án cũng ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp tại Việt Nam về đánh
giá của họ đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam và
dự định sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các
tổ chức này. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi
đầu, cịn nhiều khó khăn và chưa có được các kết quả đáng kể. So
với các quốc gia Châu Á, Việt Nam đã “xuất phát sau” và còn nhiều
vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng dịch vụ xếp hạng
tín nhiệm của các cá nhân là khá rõ rệt và có xu hướng tăng lên theo
thời gian. Đồng thời với đó, đánh giá của các doanh nghiệp về danh
tiếng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam là chưa thực sự
cao, nhưng các ý kiến về triển vọng tương lai đang được đánh giá tốt
và mức độ sẵn lịng trả phí dịch vụ cũng đưa ra một kết quả đáng ghi
nhận về thực trạng thị trường. Từ kết quả nghiên cứu về mơ hình
SEM đối với hành vi dự định của cá nhân và doanh nghiệp trên thị
trường, luận án đã đưa ra các khuyến nghị để phát triển thị trường
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam.


2
1.

1.1.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU

Được ra đời từ giữa thế kỷ thứ 19 khi Henry Varnum Poor

đưa ra các báo cáo xếp hạng đầu tiên (năm 1860), các tổ chức xếp
hạng tín nhiệm đã chứng tỏ vai trị quan trọng của nó trên thị trường
tài chính thế giới (Cantor, 2004). White (2013) thấy rằng các nghiên
cứu đối với thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và các CRA
càng lúc càng nhiều hơn và hoạt động xếp hạng tín nhiệm đã thể hiện
vai trị quan trọng trong quá trình phát triển của các thị trường tài
chính trên tồn thế giới.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới
trong giai đoạn 2007 – 2008, nhiều tác giả đã lập luận rằng các kết
quả xếp hạng cao nhưng không chắc chắn đối với các sản phẩm tài
chính hiện đại đã góp phần lớn vào tình trạng hỗn loạn của nền kinh
tế thế giới (Hunt, 2009).
Theo Cantor (2004), các nghiên cứu liên quan đến hoạt động
XHTNDN thường tập trung giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực
tế và có thể chia thành ba vấn đề cơ bản: (i) các nghiên cứu xem xét
đánh giá thị trường XHTNDN nhằm giải thích tình trạng độc quyền
trên thị trường hay cung cấp ra các lập luận để thay đổi, điều tiết từ
cơ quan quản lý; (ii) nghiên cứu xoay quanh việc đánh giá vai trò,
hiệu quả của các tổ chức XHTNDN trên thị trường; (iii) tập trung
xem xét đến hành vi của các CRA trên thị trường, rủi ro đạo đức.
Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến thị trường XHTN mới bắt
đầu như Việt Nam là chưa cụ thể, các nghiên cứu chưa chứng minh
được nhu cầu đối với hoạt động XHTN có thực sự cần thiết trong
các điều kiện thông tin hạn chế hay không.


3
Tại Việt Nam, Vương Qn Hồng và Trần Trí Dũng (2009)
đã chỉ ra thực trạng đến trước năm 2000 thì Việt Nam vẫn chưa có
thị trường trái phiếu thứ cấp, mặc dù đã có phát hành trái phiếu chính

phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Sau gần 20 năm hoạt động, các trái
phiếu doanh nghiệp chưa thực sự phát triển (VCBS, 2016). Thị
trường phát hành chưa gắn với hệ thống XHTN (HNX, 2016) vì thế
thị trường trái phiếu vẫn mang bản chất thị trường tín dụng hơn là
thị trường đầu tư công cụ nợ như các quốc gia trên thế giới, kéo theo
nhu cầu bức thiết với việc đáp ứng nhu cầu XHTNDN tại Việt Nam.
Nghị định 163/2018/NĐ-CP của chính phủ đã tạo hành lang
pháp lý thơng thống hơn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Điều này đặt ra yêu cầu về minh bạch hơn nữa trên thị trường để có
thể đẩy mạnh đà tăng trưởng và một trong những yếu tố quan trọng
cần quan tâm chính là Việt Nam cần sớm có các CRA hoạt động hiệu
quả (Nguyễn Việt Cường, 2019).
Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam có
sự tăng trưởng mạnh kể từ năm 2016 đến năm 2020 (Bộ Tài chính,
2020). Các số liệu này chứng tỏ tiềm năng phát triển của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam là rất lớn, nhưng với nhiều lý
do mà thị trường này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, trong đó có
lý do chính là sự vắng mặt của các CRA doanh nghiệp và các hoạt
động XHTN trên thị trường Việt Nam (Nguyễn Thị Minh Huệ và
Nguyễn Thị Thanh Hương, 2020). Lê Quang Cường (2007) đưa ra
quan điểm rằng thị trường Việt Nam cần phải xây dựng tổ chức
XHTN, nhưng vẫn có nhiều tranh cãi về việc này như của HNX
(2016).
Thị trường XHTNDN Việt Nam trong một thời gian dài chỉ
có một số ít CRA được thành lập. Tuy nhiên DCRA tại Việt Nam


4
chỉ đưa ra số lượng báo cáo xếp hạng rất hạn chế sau nhiều năm
thành lập càng chứng tỏ sự khó khăn trong phát triển thị trường.

Khơng chỉ vậy, thị trường XHTN doanh nghiệp tại Việt Nam cũng
chưa đủ thu hút quan tâm của các GCRA với số lượng doanh nghiệp
được GCRA xếp hạng là rất ít. Do đó, bối cảnh thực trạng đạt ra
nhiều thách thức cho việc phát triển thị trường XHTN Việt Nam
(PTR, 2019; Nguyễn Thị Kim Thanh, 2011).
Từ các nghiên cứu nói trên cho thấy thấy những vấn đề lớn
đã được quan tâm và tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, các nghiên
cứu liên quan đến thị trường XHTN mới bắt đầu như Việt Nam là
chưa cụ thể. Vì vậy nghiên cứu xem xét cụ thể về thị trường
XHTNDN ở Việt Nam và phát triển thị trường là một điều cần thiết.

1.2.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm vận dụng các lý thuyết
liên quan trong việc đánh giá hành vi dự định của nhà đầu tư cá nhân,
doanh nghiệp niêm yết đối với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN tại
Việt Nam để có thể đưa ra các khuyến nghị để phát triển thị trường
XHTNDN tại Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, luận
án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: (i) phân tích
bối cảnh thị trường XHTNDN Việt Nam; (ii) xác định các yếu tố tác
động và mức độ hành vi dự định sử dụng dịch vụ của các doanh
nghiệp, cá nhân trên thị trường XHTNDN Việt Nam; (iii) đề xuất
các khuyến nghị có thể đưa ra từ kết quả nghiên cứu để phát triển thị
trường XHTNDN Việt Nam. Tương ứng với các mục tiêu này, câu
hỏi nghiên cứu được xem xét lần lượt là:
Bối cảnh quy định pháp luật và hoạt động của các CRA
doanh nghiệp trên thị trường XHTNDN Việt Nam như thế nào?



5
Các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam có hành
vi dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN hay không?
Các yếu tố nào tác động đến hành vi dự định của họ để có thể
xem xét phát triển thị trường XHTNDN?
Các khuyến nghị nào có thể được đề xuất từ kết quả nghiên
cứu để phát triển thị trường XHTNDN Việt Nam?

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là hành vi dự định của nhà đầu tư cá
nhân, doanh nghiệp niêm yết đối với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN
tại Việt có thể xem xét tác động đến sự phát triển của thị trường
XHTNDN Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu với các yếu tố thuộc về
chủ thể tham gia được thu thập thông tin trong giai đoạn 2014 – 2020.
Đối với số liệu sơ cấp, nghiên cứu thực hiện thu thập từ bản câu hỏi
trả lời từ mẫu nghiên cứu. Đối với các số liệu thứ cấp chủ yếu được
thu thập từ các nguồn của Chính phủ Việt Nam, ADB, WB, IMF,
ACRAA.

1.4. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích
để có thể có góc nhìn đa chiều từ các bên tham gia thị trường cũng
như các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường XHTNDN
tại Việt Nam. Trong đó chủ đạo là phương pháp thống kê mô tả và
phương pháp mô hình cấu trúc. Để gia tăng mức độ tin cậy của kết

quả nghiên cứu với quy mô mẫu nhỏ, phương pháp ước lượng Bayes
SEM được sử dụng đối chiếu với ML – SEM.


6
1.5.

ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu hướng đến việc đóng góp bằng
chứng thực nghiệm đối với mức độ đánh giá từ các doanh nghiệp,
nhà đầu tư trên thị trường đối với hoạt động XHTNDN tại Việt Nam.
Về mặt lý luận, nghiên cứu thực hiện khái quát hóa các lý
thuyết liên quan đến thị trường và phát triển thị trường XHTNDN.
Nghiên cứu bổ sung các điểm mới về hướng tiếp cận phản hồi ý kiến
từ các chủ thể tham gia thị trường là các cá nhân và doanh nghiệp
đối với CRA nói riêng và thị trường XHTNDN nói chung…

1.6.

CẤU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU

Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị phát triển thị trường xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam



7
2. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP

2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
2.1.1. XHTN doanh nghiệp và phát triển thị trường XHTN
doanh nghiệp
2.1.1.1. XHTN doanh nghiệp và thị trường XHTN doanh
nghiệp
XHTNDN là một tiến trình đánh giá và phân loại mức độ tín
nhiệm tương ứng với các cấp độ rủi ro khác nhau, mỗi kết quả xếp
hạng là một sự phản ánh rõ ràng về khả năng thanh toán nợ của doanh
nghiệp được xếp hạng, đồng thời XHTN cịn là q trình sử dụng
các thông tin đã biết và thông tin hiện thời để dự báo kết quả tương
lai (Ong, 2003). Thị trường XHTNDN là một thị trường được hình
thành bởi sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành,
tổ chức XHTN và các bên liên quan khác để cung cấp các dịch vụ
XHTNDN và thực hiện vai trò của thị trường trung gian thông tin
trong nền kinh tế (European Union, 2016).

2.1.1.2. Phát triển thị trường XHTNDN
Trong nghiên cứu này, quan điểm của White (2013) kết hợp
với Todhanakasem (2001) được sử dụng để làm rõ về phát triển thị
trường XHTNDN tại Việt Nam thông qua việc đánh giá mức độ thu
hút tham gia đầy đủ của các chủ thể trong thị trường cả về phía cung
và phía cầu, tạo nên phản ứng tích cực về hiệu quả của hoạt động
XHTN và mở rộng hoạt động của các CRA trên thị trường.
Ashcraft, Schuermann (2008), White (2002), White (2013)

đã khẳng định việc phát triển thị trường XHTNDN nói chung và các
CRA nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể là thị trường XHTNDN


8
sẽ thực hiện hiệu quả vai trị chức năng chính là cung cấp dịch vụ
thông tin (information services) và cung cấp dịch vụ giám sát
(monitoring services) trên thị trường tài chính và nền kinh tế. Trong
đó chức năng cung cấp dịch vụ thông tin là chức năng cơ bản, đầu
tiên và quan trọng.

2.1.2. Các chủ thể trong thị trường XHTN doanh nghiệp
2.1.2.1. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
2.1.2.2. Doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm
2.1.2.3. Các chủ thể sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp
- Các nhà đầu tư
- Các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khốn
- Doanh nghiệp và tổ chức tài chính thực hiện hoạt động
cho vay

2.1.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước
2.1.3. Phát triển của các dịch vụ trên thị trường XHTNDN
Theo White (2010), S&P (2019), MIS (2019) thì các dịch vụ
xếp hạng doanh nghiệp của CRA có thể rất đa dạng và có một số
điểm khác biệt giữa các CRA, tuy nhiên các dịch vụ cốt lõi thì vẫn
khá tương đồng. Tựu chung có các sản phẩm cơ bản là xếp hạng
doanh nghiệp phát hành nghĩa vụ nợ, xếp hạng nghĩa vụ nợ cụ thể và
các dịch vụ khác liên quan đến XHTNDN.



9
2.1.3.1. Xếp hạng doanh nghiệp phát hành (Issuer Credit
Rating)
2.1.3.2. Xếp hạng nghĩa vụ nợ cụ thể (Issue Credit Rating)
2.1.3.3. Các dịch vụ khác liên quan đến xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp
2.1.4. Phát triển của các mơ hình kinh doanh trên thị
trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
2.1.4.1. Mơ hình nhà đầu tư trả phí dịch vụ (Investor-pay
model)
2.1.4.2. Mơ hình nhà phát hành trả phí dịch vụ (Issuer-pay
model)
2.1.4.3. Mơ hình đăng ký (Subscription model)
2.2. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP
2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thơng tin và phát tín hiệu
2.2.2. Lý thuyết đại diện, chi phí giao dịch và trung gian
thơng tin
2.2.3. Lý thuyết về danh tiếng của tổ chức
2.2.4. Lý thuyết hành vi dự định


10
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP
2.3.1. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên
sự thành lập và mở rộng các CRA doanh nghiệp
2.3.2. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên

hình thành nhu cầu thơng tin về XHTN của nhà đầu tư
2.3.3. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên
gia tăng tác động của kết quả XHTN doanh nghiệp trên thị
trường tài chính
2.3.4. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên
gia tăng sự tin tưởng từ doanh nghiệp phát hành vào danh
tiếng của các CRA
2.3.5. Phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp dựa trên
gia tăng tính chất cạnh tranh trên thị trường giữa các CRA
KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Một vấn đề đặt ra trong lược khảo các nghiên cứu trước chính
là khó khăn trong kết nối các nghiên cứu trước để phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu và thực trạng Việt Nam. Trong khả năng tìm hiểu và
lược khảo của tác giả, các nghiên cứu trước thiếu đi những nghiên
cứu xem xét một cách cụ thể về phát triển thị trường XHTN doanh
nghiệp một cách đầy đủ trên các khía cạnh thị trường và các bên
tham gia.
Phần lớn các nghiên cứu trước được dựa trên các phương
pháp sử dụng số liệu kết quả xếp hạng trong quá khứ, thiết lập trò
chơi để đưa ra các giả định để lý giải cho sự vận hành của các CRA.
Sau đó là các nghiên cứu trước phần lớn đều đang xem xét tác động
2.4.


11
đến các chủ thể trên thị trường của CRA ở các thị trường đã phát
triển như Hoa Kỳ, Châu Âu với các dữ liệu xếp hạng doanh nghiệp
trong quá khứ đã có khoảng dữ liệu khá dài. Với bối cảnh thực trạng
các CRA tại Việt Nam, phương pháp này gần như khơng thể áp dụng
do thị trường khơng có số liệu thực tế XHTNDN đủ nhiều trong quá

khứ. Vì vậy các nghiên cứu này phù hợp với việc phát triển cơ sở lý
thuyết cho nghiên cứu hơn là áp dụng nghiên cứu thực nghiệm. Tại
một số nghiên cứu ở thị trường mới nổi, việc tiếp cận dựa trên một
số ít CRA tại chính quốc gia đó. Do đó, các khuyến nghị phát triển
thị trường XHTN doanh nghiệp được đưa ra dựa trên kinh nghiệm
của các tác giả là chủ yếu. Cuối cùng, việc nghiên cứu trực tiếp về
các CRA, phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp tại Việt Nam
đang thực sự thiếu hụt. Với khả năng tiếp cận hạn chế của bản thân
tác giả, các nghiên cứu về phát triển thị trường XHTN doanh nghiệp
Việt Nam là gần như rất hạn chế.
Về phương pháp luận, phương pháp tiếp cận thực chứng nỗ
lực để kiểm tra lý luận sử dụng thông qua một quá trình kiểm tra và
diễn giải (Hirschheim & Klein, 1992). Cụ thể là thông qua việc xây
dựng các giả thuyết, mơ hình hoặc mối quan hệ nhân quả trong các
cấu trúc và sử dụng các phương pháp định lượng có thể xảy ra để
kiểm tra các mối quan hệ, đồng thời nhà nghiên cứu có thể tự do giải
thích các mục tiêu (Chen & Hirschheim, 2004). Vì vậy nghiên cứu
này sẽ thực hiện theo cách tiếp cận thực chứng trong đó dữ liệu được
thu thập thơng qua phương pháp khảo sát để kiểm tra tác động giữa
các biến độc lập và phụ thuộc. Nghiên cứu áp dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng vì nó giúp kiểm tra, thiết lập độ tin cậy và
đánh giá giá trị của giả thuyết lý thuyết dựa trên các kiểm định, thử
nghiệm và kỹ thuật đo lường (Blumberg, Cooper & Schindler, 2005).


12
Ngoài ra các thang đo được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước,
đã đặt ra rõ ràng mối quan hệ giữa các cấu trúc cần thiết nên để khám
phá dữ liệu liên quan và kiểm định thống kê thì khó có thể đạt được
thơng qua các phương pháp định tính (Collis & Hussey, 2003).

3.

3.1.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề nghị


13

3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu đối với hành vi dự định sử dụng
XHTNDN của các nhà cá nhân tại Việt Nam
Đo lường gián tiếp

Đo lường trực tiếp

Sức mạnh niềm tin
kết quả hành vi
Niềm tin hành vi

H4 (+)

Thái độ đối với
hành vi


Niềm tin quy chuẩn

H5 (+)

Quy chuẩn chủ
quan

Niềm tin kiểm soát

H6 (+)

Nhận thức kiểm
soát hành vi

Đánh giá kết quả
mong đợi

Niềm tin quy chuẩn
H2 (+)

Dự định hành vi

Động lực thực hiện

Niềm tin khả năng
và kiểm soát

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
Hình 3.2. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đối với hành vị
dự định sử dụng XHTN doanh nghiệp của các cá nhân tại Việt

Nam


14
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu đối với đánh giá danh tiếng CRA
và hành vi dự định sử dụng XHTN doanh nghiệp có trả phí
của các doanh nghiệp Việt Nam
Sản phẩm
(Product)
Niềm tin
(Trust)

Đổi mới
(Innovation)

H2c (+)

Dự định trả phí
(Purchase intention)

Quản trị
(Gorvernance)

H1d (+)

Danh tiếng
(Reputation)

H2d (+)


Phương pháp
(Methodology)

Cam kết
(Commitment)

Độc lập
(Independence)
Thanh toán cao hơn
(Price Premium)

Lãnh đạo
(Leadership)

H3c (+)

Nhận dạng
(Identification)

Hiệu quả
(Performance)

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
Hình 3.3. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đối với đánh giá
danh tiếng CRA và hành vi dự định sử dụng XHTNDN có trả
phí của các doanh nghiệp Việt Nam

3.3. SỐ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Xác định tổng thể nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
Với các cá nhân tại Việt Nam, nghiên cứu xem xét các đối

tượng khảo sát là cá nhân bao gồm nhà đầu tư, chuyên viên phân
tích, nhà nghiên cứu, giảng dạy, lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đây là tổng thể nghiên cứu rất rộng, nên để giới hạn phạm vi, phù


15
hợp với khả năng thực hiện khảo sát thì các cá nhân tại TP.HCM, Hà
Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ được lựa chọn. Với các doanh nghiệp tại
Việt Nam, đây cũng là là tổng thể nghiên cứu rất rộng và thực sự rất
khó khăn để có thể tiếp cận và ghi nhận ý kiến của họ. Nên để giới
hạn phạm vi, nghiên cứu sử dụng các thông tin được cung cấp từ dữ
liệu hiện có của tổ chức hỗ trợ thơng tin và tác giả tự thu thập, sau
đó lựa chọn các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp phù hợp để gửi đi
bản câu hỏi.

3.3.2. Thu thập số liệu và đặc điểm mẫu nghiên cứu
Các bản câu hỏi được xây dựng qua các bước khảo sát thăm
dò/hỏi ý kiến chuyên gia và điều chỉnh trước khi khảo sát chính thức.
Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua thống kê mô tả đặc
điểm mẫu khảo sát.

3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.4.1. Kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá
3.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định và mơ hình cấu trúc
ML-SEM
3.4.4. Phân tích mơ hình cấu trúc ước lượng Bayes
3.4.4.1. B-SEM và một số ưu điểm bổ trợ cho ML-SEM
So sánh ML-SEM và B-SEM được công bố trong các nghiên
cứu của nhiều lĩnh vự như quản lý, kinh tế, tài chính, du lịch…

(Zyphur & Oswald, 2015, Assaf & ctg., 2018). Các nghiên cứu trước
đây về cơ bản gợi ý rằng ML - SEM và B-SEM cho kết quả gần
giống nhau với các biến liên tục, kích thước mẫu lớn và tất cả các
tham số đều có phân phối chuẩn (Van de Schoot & ctg, 2014). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này với thang đo lường các biến sử dụng


16
thang Likert và số lượng mẫu chỉ có khoảng dưới 300 mẫu/mơ hình
nên B-SEM sẽ phát huy được các ưu điểm của nó.

3.4.4.2. Phân tích và các kiểm định trong mơ hình B-SEM
Theo đề xuất của Gelman và cộng sự (2014) ba bước phân tích BSEM được thực hiện như sau: 1) Thiết lập mơ hình xác suất đầy đủ
bao gồm phân phối tiền nghiệm. 2) Ước tính các phân phối hậu
nghiệm. 3) Đánh giá sự phù hợp của mô hình và diễn giải kết quả.
4.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG XHTNDN TẠI VIỆT
NAM
4.1.1. Quy định pháp luật và chính sách liên quan đến phát
triển thị trường XHTNDN của cơ quan quản lý tại Việt
Nam
4.1.2. Hoạt động của các CRA tại thị trường XHTNDN Việt
Nam
4.1.2.1. Hoạt động của các DCRA tại thị trường XHTNDN
Việt Nam
Đánh giá về mức độ tin tưởng, uy tín và danh tiếng của các tổ chức
có hoạt động xếp hạng tại Việt Nam trong thời gian trước năm 2014

(CRV, Vietnamcredit, Credit Ratings Vietnamnet Center) cho thấy
các tổ chức này được thành lập và hoạt động trong một thời gian rồi
đều không tạo lập được niềm tin trên thị trường, các tổ chức có quy
mơ nhỏ, số lượng chun gia ít, khơng có các chun gia đủ uy tín
trong đánh giá.
Sau khi Nghị định số 88/2014/NĐ-CP có hiệu lực, với quy định rõ
ràng. Tuy nhiên trong giai đoạn gần 3 năm từ 2014 đến giữa năm


17
2017 khơng có bất kỳ doanh nghiệp CRA nào được thành lập tại thị
trường Việt Nam.
Đến ngày 21/07/2017 Bộ Tài chính đã cấp phép cho doanh
nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thực hiện dịch vụ XHTN theo nghị định
số 88/2014/NĐ-CP là cơng ty Cổ phần Sài Gịn Phát Thịnh Rating.
DCRA duy nhất tại thị trường Việt Nam này nhanh chóng đưa ra thị
trường các dịch vụ là XHTNDN và XHTN các công cụ nợ (PTR,
2019). PTR cũng công bố mức phí đối với các dịch vụ XHTN. Nhìn
nhận thực trạng của các DCRA tại Việt nam có thể thấy sự phát triển
khá chậm so với các các quốc gia Châu Á khác( ACRAA, 2018).

4.1.2.2. Hoạt động của các GCRA tại thị trường XHTNDN
Việt Nam
Đối với các tổ chức GCRA, các doanh nghiệp Việt Nam sử
dụng trực tiếp dịch vụ xếp hạng của các CRA là rất ít. Chỉ có một số
các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ, chủ yếu là khi phát
hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. So với các quốc gia khác, do
tác động của quy định pháp luật khá yếu đến các GCRA nên có thể
thấy số lượng doanh nghiệp được xếp hạng chính thức từ các GCRA
vẫn không nhiều. Phần lớn hoạt động của các GCRA tại Việt Nam

vẫn chỉ dừng lại chủ yếu ở việc XHTN dựa trên thông tin công khai
(xếp hạng không theo chỉ định) và xếp hạng các NHTM, tập đồn tài
chính hơn là XHTNDN.

4.1.3. Bối cảnh kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam
Có thể thấy bối cảnh kinh tế vĩ mô tại Việt Nam trong thời
gian qua đều mang đến nhiều thuận lợi hơn cho việc phát triển thị
trường XHTNDN, với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp trong một thời gian ngắn theo đúng lộ trình
đã được chính phủ đề ra, cùng với đó tăng trưởng kinh tế tốt và ổn


18
định so với khu vực cũng như thế giới, thị trương tài chính vẫn tập
trung chủ yếu ở tín dụng ngân hàng… Vì vậy, giai đoạn này có thể
xem là phù hợp để đẩy mạnh phát triển thị trường XHTNDN tại Việt
Nam.

4.2. MƠ HÌNH HÀNH VI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG
XHTNDN CỦA CÁC CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Hình 4.1. Mơ hình cấu trúc tuyến tính ML-SEM các nhân tố tác
động đến nhu cầu dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN tại Việt
Nam


19
Để củng cố cho kết quả của mơ hình ML-SEM các nhân tố tác động
đến nhu cầu dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN tại Việt Nam với cỡ

mẫu không quá lớn thì B-SEM được áp dụng. kết quả cho thấy BSEM thỏa mãn các điều kiện về hội tụ, tự tương quan, đô sai lệch,
kiểm tra độ nhạy… Các giả thuyết đặt ra của mơ hình ban đầu được
chấp thuận.
Bảng 4.1. Kết quả mơ hình B-SEM hành vi dự định sử dụng
XHTNDN của các cá nhân tại Việt Nam
Mối quan hệ

Mean

95%
Lower
bound

95%
Upper
bound

Min

Giá trị
Max ước lượng
chuẩn hóa

Thái độ (ATT) <-- Niềm tin hành vi
(BB)

0,073

0,057


0,092

0,037 0,113

0,595

Quy chuẩn chủ quan (SN)
<-- Niềm tin quy chuẩn (NB)

0,052

0,032

0,072

0,017 0,091

0,380

Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)
<-- Niềm tin kiểm soát (CB)

0,773

0,659

0,893

0,536 1,032


0,716

Hành vi dự định (IT) <-- Thái độ
(ATT)

0,370

0,267

0,480

0,189 0,585

0,546

Hành vi dự định (IT) <-- Nhận thức
kiểm soát hành vi (PBC)

0,274

0,192

0,364

0,125 0,428

0,439

Hành vi dự định (IT) <-- Quy chuẩn
chủ quan (SN)


0,301

0,219

0,394

0,107 0,468

0,442

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


20
4.3. MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ DANH TIẾNG CỦA CRA
VÀ HÀNH VI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XHTNDN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Hình 4.2. Mơ hình cấu trúc ML-SEM danh tiếng và dự định sử
dụng dịch vụ XHTNDN của các doanh nghiệp đối với CRA tại
Việt Nam


21
Mơ hình B-SEM đánh giá danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ
XHTN của các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam được thực
hiện lần lượt qua các bước và thỏa các điều kiện đặt ra về hội tụ, tự
tương quan, đô sai lệch, kiểm tra độ nhạy… Các giả thuyết đặt ra của

mơ hình ban đầu cũng được chấp thuận tồn bộ.
Bảng 4.2. Kết quả mơ hình B-SEM danh tiếng và dự định sử
dụng dịch vụ XHTNDN của các doanh nghiệp đối với CRA tại
Việt Nam
Mối quan hệ

Mean

95%
Lower
bound

95%
Upper
bound

Min

Max

Giá trị
ước
lượng
chuẩn
hóa

Trust <-- Reputation

0,695


0,550

0,842

0,447

1,028

0,648

Identification
Reputation

<--

0,442

0,294

0,608

0,186

0,795

0,644

Identification
Trust


<--

0,578

0,422

0,746

0,312

0,906

0,472

Intention
Identification

<--

0,395

0,290

0,504

0,177

0,562

0,462


Intention <--Trust

0,401

0,275

0,524

0,206

0,623

0,602

Intention
Commitment

0,295

0,177

0,404

0,095

0,460

0,297


<--

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


22
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1. Kết quả hành vi dự định sử dụng XHTNDN của các
cá nhân và các nhân tố tác động trong mơ hình
4.4.2. Kết quả đánh giá danh tiếng, dự định sử dụng của
các doanh nghiệp đối với CRA tại Việt Nam và các nhân tố
tác động trong mơ hình

5. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

5.1.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên
quan để có thể phân tích thực trạng, triển vọng phát triển thị trường
XHTNDN Việt Nam. Trong đó, luận án đã trình bày các kết quả
phân tích bối cảnh thị trường về quy định, chính sách, hoạt động của
các DCRA và kể cả các GCRA tại Việt Nam trong các giai đoạn.
Luận án cũng chỉ ra những thuận lợi trong bối cảnh vĩ mô như sự
phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hay tăng trưởng
kinh tế… Tuy nhiên, nhận định chung cho thấy thị trường XHTNDN
Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu, cịn nhiều khó khăn

và chưa có được các kết quả đáng kể. So với các quốc gia Châu Á,
Việt Nam đã “xuất phát sau” và còn nhiều vấn đề cần giải quyết về
chủ thể tham gia thị trường, quy định pháp luật cũng như khả năng
của các DCRA trên thị trường.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ XHTN của các cá nhân là khá rõ
rệt. Các cá nhân khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin nên việc cần
có một trung gian thơng tin là tổ chức XHTNDN là rất quan trọng.


23
Đây là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo xem xét hướng phát triển
đối với thị trường XHTNDN tại Việt Nam. Mức độ dự định sử dụng
kết quả XHTN của các cá nhân chịu ảnh hưởng của cả thái độ, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Mức độ tác động mạnh
nhất đến dự định sử dụng XHTNDN của các cá nhân là nhân tố thái
độ, sau đó là quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi đều
có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, thông qua việc tuân thủ chặt chẽ các
đề nghị, hướng dẫn đối với mơ hình TPB, nghiên cứu đã thực hiện
xem xét các tác động của niềm tin hành vi, niềm tin quy chuẩn và
niềm tin kiểm soát hành vi đối với các thang đo tương ứng. Kết quả
cho thấy với các đo lường gián tiếp trong mơ hình thì niềm tin kiểm
soát hành vi tác động khá mạnh đến nhận thức kiểm soát. Niềm tin
hành vi cũng tác động đến thái độ, trong khi đó tác động của niềm
tin quy chuẩn yếu hơn một chút.
Đối với ý kiến của các doanh nghiệp, yếu tố tác động đến
danh tiếng của CRA doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm sản phẩm
dịch vụ, đổi mới, phương pháp xếp hạng, quản trị tổ chức, tính độc
lập, lãnh đạo của tổ chức và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, nghiên
cứu cũng đã chứng minh danh tiếng của CRA có tác động rõ nét đến
sự tin tưởng vào CRA và nhận dạng tổ chức CRA, từ đó tác động

đến dự định sử dụng dịch vụ XHTN của các doanh nghiệp tại Việt
Nam cùng với nhân tố cam kết. Dựa trên thang đo đã được kiểm
chứng là phù hợp và thảo luận kết quả của các mức đánh giá của
từng nhân tố trong mơ hình thơng qua các phân tích thống kê mơ tả,
nghiên cứu đã chỉ ra các đánh giá về dự định sử dụng có mức điểm
chung ở mức trung bình, các doanh nghiệp mặc dù biết PTR là tổ
chức CRA duy nhất hiện tại ở Việt Nam nhưng họ khơng thực sự
xem đó là lựa chọn đầu tiên của họ khi nghĩ về dịch vụ xếp hạng.


24
Đồng thời danh tiếng của CRA có kết quả khảo sát cho kết quả mức
điểm của thang đo danh tiếng chỉ được đánh giá ở mức trung bình,
các doanh nghiệp có mức tin tưởng vào danh tiếng của CRA tại Việt
Nam chưa thực sự cao. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các đánh giá
trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở mức cao. Điều
này cho thấy các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân vân với việc
sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ
tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA. Như vậy, triển
vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp
đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo
lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lịng
trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho
họ. Đó là một kết quả đáng ghi nhận để tạo tiền đề cho sự phát triển
của thị trường XHTNDN tại Việt Nam.
Thông qua thảo luận kết quả và kiểm định trung bình sự thay
đổi ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam,
nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức, hành vi dự định và
đánh giá của các chủ thể đó đối với CRA và thị trường XHTNDN
theo hướng tích cực hơn. Điều đó chứng tỏ, ít nhiều thị trường đã có

những bước tiến nhất định và tạo ra tiền đề cho sự phát triển về sau
một cách rõ ràng hơn so với giai đoạn trước.
Các kết quả nghiên cứu này cơ bản đã trả lời được cho câu hỏi
và mục tiêu nghiên cứu 1, 2 và 3. Nội dung đó cũng là cơ sở để đề
xuất các khuyến nghị có thể đưa ra để phát triển thị trường XHTNDN
Việt Nam trong phần tiếp theo nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
thứ 4.


×