Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài soạn Về bài viết “Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa nguyên thi thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.95 KB, 12 trang )

Về bài viết: “Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa nguyên thi
thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na
Nguyễn Đình Phức
Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 03 (397), ra tháng 3 năm 2005, có đăng bài “Lời bình của thi hào Nguyễn Du
trong Hoa Nguyên thi thảo” của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khi bài nghiên cứu của Phó giáo sư đến tay công chúng, thì người viết này đang dốc hết tâm trí của mình để
hoàn thành luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nên không có dịp bái đọc.Sau khi về
nước, với mục đích cập nhật thông tin, bù đắp lỗ hổng kiến thức chuyên ngành, chúng tôi đã dành nhiều thời
gian cho việc đọc, nhất là đọc các công trình, bài báo liên quan đến những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, và
bài báo khoa học nói trên là một trong số đó.
Ngay từ những năm nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi giảng dạy tại khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có bản khắc mộc Hoa Nguyên thi thảo trong tay. Chỉ có
điều bản khắc ấy là bản không đầy đủ, có nhiều trang đầu bị rách, mất, bản này do thư viện Viện Khoa học Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh cất giữ, mang ký hiệu HNv.245. Nhận thức được giá trị phê bình của bản khắc Hoa Nguyên thi thảo,
đặc biệt là giá trị giao lưu văn hóa Việt - Trung của tập thơ, nên ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, chúng tôi đã dày
công sưu tầm để có được bản khắc hoàn chỉnh và dự định chọn làm đề án tốt nghiệp bậc Thạc sỹ tại Đại học Nam
Kinh(Trung Quốc). Dự định trên có sự chuẩn bị chín muồi, nhưng không thể thực hiện bởi sự chuyển hướng đề tài
từ phía Giáo sư hướng dẫn, nên đành tạm gác những điều bấy lâu ôm ấp trong lòng, nhưng vẫn hy vọng có dịp đem
tâm huyết của mình thỉnh giáo bậc thức giả.
Mùa xuân 2005, vì chọn Lịch đại thi tuyển 歷代詩選 của Nguyễn Miên Thẩm làm đề tài tốt nghiệp, nên Gia
Địnhtam gia trong đó có Lê Quang Định nghiễm nhiên nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Để thuận lợi
cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã đem Cấn Trai thi tập 艮齋詩集 của Trịnh Hoài Đức, Thập Anh đường thi tập 拾英
堂詩集 của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, chỉnh lý trực tiếp trên văn bản chữ Hán.
Trong văn bản chỉnh lý này, quan điểm của chúng tôi có nhiều chỗ không thống nhất với quan điểm của PGS.TS.
Nguyễn Đăng Na, nay xin tạm nêu ra đây, mong được bậc thức giả chỉ giáo.
Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đăng Na phân thành hai mục lớn, trong đó mục I lại phân thành nhiều mục
nhỏ. Để tiện cho việc theo dõi và đưa ra ý kiến góp ý, ở đây chúng tôi giữ nguyên cách phân mục của tác giả bài
viết.
I. Vài nét về tập thơ mà Nguyễn Tố Như có lời bình
1. Nhan đề sách
Ở mục này, chúng tôi xin góp ý một số vấn đề sau:


Thứ nhất, về văn bản Hoa Nguyên thi thảo, PGS.TS Nguyễn Đăng Nasử dụng bản mộc khắc do Cấn Trai
đường khắc in tháng mạnh xuân, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Bản này hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên
cứu Hán Nôm, Hà Nội, mang ký hiệu A.779bis, ký hiệu này thuộc phần sau của sách Thập Anh đường thi tập, bản
mang số ký hiệu A.779. Theo hiểu biết của chúng tôi, bản khắc của Cấn Trai đường vào năm Minh Mệnh thứ 3
(1822), có lẽ là bản khắc duy nhất của Hoa Nguyên thi thảo, vì bản A.779bis qua so sánh với bản khắc HNv.245
cất giữ tại Thư viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh cũng thuộc hệ thống truyền bản như nhau. Bản A.779bis
được PGS.TS. Nguyễn Đăng Namô tả hết sức tỉ mỉ, nhưng tiếc là chưa cung cấp nguồn gốc bản khắc và thông tin
về tình hình cất giữ của văn bản, dẫn đến độc giả không khỏi không có nghi ngờ về tính xác thực của văn bản.
Thứ hai, hoàn toàn không tồn tại thuyết có ba người cùng tên hiệu Cấn Trai là Lê Cấn Trai 黎艮齋, Trịnh
Cấn Trai 鄭艮齋 và Cấn Trai 艮齋 như PGS.TS. Nguyễn Đăng Naquan niệm. Người thứ nhất, Trịnh Cấn Trai, tức
Trịnh Hoài Đức, thành viên của Bình Dương thi xã, trường hợp này không có gì cần bàn. Người thứ hai, Cấn Trai,
tức tên người xuất hiện trong đề bài của bài thơ thứ 35 Hựu thứ Cấn Trai vận 又次艮齋韻(Lại họa theo vần của
Cấn Trai) thuộc tập thơ. Ở đây PGS.TS. Nguyễn Đăng Nacho rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa Cấn Trai và Trịnh
Cấn Trai trong cả Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập của Ngô Nhân Tĩnh. Từ cơ sở trên tác giả đi đến
kết luận, Cấn Trai và Trịnh Cấn Trai không phải là một người, đồng thời đưa ra phán đoán, Cấn Trai thứ hai này có thể
là Lễ bộ Thiêm sự cầu phong phó sứ Lê Chính Lộ 黎正路. Quan điểm của chúng tôi cho rằng: trước tiên nhân vật
Cấn Trai thứ hai này hoàn toàn không phải Lê Chính Lộ; thứ nữa, Cấn Trai và Trịnh Cấn Trai cũng không phải hai
người, mà là duy nhất Trịnh Hoài Đức thôi. Ở đây chúng tôi xin nêu một số chứng cứ như sau:
Bài thơ thứ 35 Hựu thứ Cấn Trai vận trong Hoa Nguyên thi thảo chép:
“Nhất phiến tinh tra vạn lý san,
Càn khôn vô xứ bất vi nhàn.
Dao khuynh quỳ ảnh du Yên bích,
Nhạ đái hà hương nhập Sở quan.
Phong vi thạch lựu nhiên cựu tẫn,
Vũ liên tương trúc tẩy dư san.
Chu trung thứ đệ diên bồ ẩm,
Bất tại triều ban diệc sứ ban”.
一片星槎萬里山,乾坤無處不為閑。
遙傾葵影遊燕壁,惹帶荷香入楚關。
風為石榴然舊燼,雨憐湘竹洗餘潸。

舟中次第筵蒲飲,不在朝班亦使班。
Bài thơ này thực ra là bài họa của bài Chu trung đoan dương 舟中端陽(Tết đoan dương ở trên thuyền) chép
trong Cấn Trai quan quang tập 艮齋觀光集 của Trịnh Hoài Đức.Để độc giả thấy rõ quan hệ mật thiết giữa hai bài,
nay xin tiện chép ra đây:
Lộ cùng lục thủy phục thanh san,
Chung giác càn khôn thị đại nhàn.
Kim cổ hốt phùng nhân cạnh độ,
Bình bồng thượng xướng ngã Dương Quan.
Hà phong chẩm giác thanh hương quá,
Mai vũ bồng đầu bạch đả san.
Niệm thiết thái hòa xu tiến nhật,
Xương bồ hiến thọ xuất triều ban(1).
路窮綠水復青山,終覺乾坤是大閑。
金鼓忽逢人競渡,萍蓬尚唱我陽關。
荷風枕角清香過,梅雨篷頭白打潸。
念切太和趨進日,菖蒲獻壽出朝班。
Hai bài thơ trên không chỉ giống nhau ở việc vận dụng một số ý tượng thơ như san, càn khôn, hà hương,
vũ, xương bồ,… điểm nổi bật còn ở hệ thống gieo vần, đó là các chữ “san”, “nhàn”, “quan”, “san”, “ban”. Như vậy,
hai bài thơ có phải là bài họa của nhau không thì đã rõ. Ngoài chứng cứ trên đây, trong Thập Anh đường thi tập
của Ngô Nhân Tĩnh còn có ba bài thơ có tựa đề như sau: 1. Trịnh Cấn Trai thứ lạp ông tam thập vận 鄭艮齋次笠
翁三十韻; 2. Bộ Cấn Trai bích đầu cúc nguyên vận 步艮齋並頭菊原韻; 3. Bộ Cấn Trai vọng Tấn Trai nguyên vận
步艮齋望晉齋原韻. Ba bài thơ trên đây thực ra đều do Ngô Nhân Tĩnh họa thơ của Trịnh Hoài Đức, với thứ tự các
bài: 1. Đông nguyệt do Quảng Đông thủy trình vãng Quảng tây tỉnh, hội thỉnh phong sứ, thủ lộ tiến kinh đạo trung
ngâm, đồng Ngô, Hoàng lưỡng phó sứ thứ lạp ông tam thập vận 冬月由廣東水程往廣西省,會請封使,取路進京,道
中吟,同吳黃兩副使次笠翁三十韻 chép trong Cấn Trai quan quang tập 艮齋觀光集;.2. Bính đầu cúc 並頭菊 chép trong
Cấn Trai thoái thực truy biên 艮齋退食追编. (Quế Lâm đông nhật vọng thỉnh phong chánh sứ Lê Quang Định Binh
bộ thượng thư 桂林冬日望請封正使黎光定兵部尚書 chép trong Cấn Trai quan quang tập.
Như vậy, Cấn Trai tức Trịnh Cấn Trai, vấn đề đã rõ. Còn Cấn Trai thứ ba, PGS.TS. Nguyễn Đăng Na cho
rằng, đó là Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa Nguyên thi thảo. Cái nhìn của chúng tôi về vấn đề
này cũng không đồng quan điểm, ở đây, không có người nào là Lê Cấn Trai cả, tên Lê Cấn Trai mà PGS.TS.

Nguyễn Đăng Nanói đến thực chất là do tác giả hiểu sai văn bản mà ra. Vấn đề này, chúng tôi xin trình bày kỹ ở
phần sau.
Thứ ba, liên quan đến năm khắc in của Thập Anh đường thi tập, PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Qua lời
tựa, ta chỉ biết, tác phẩm được in sớm nhất vào năm hoàn thành bài tựa cuối cùng, năm Gia Long thứ 10 (1811)”.
Phán đoán trên đây của PGS.TS. Nguyễn Đăng Nahoàn toàn không có căn cứ, vì không thể dựa vào năm hoàn
thành của bài tựa cuối cùng để suy ra năm khắc in của văn bản, nhất là trong bài tựa này hoàn toàn không để cập
đến vấn đề khắc in. Về hệ thống truyền bản của Thập Anh đường thi tập, theo chúng tôi được biết, bản khắc in ký
hiệu A.779 do Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ, cũng là bản được PGS.TS. Nguyễn Đăng Na sử dụng
để nghiên cứu là truyền bản duy nhất của Thập Anh đường thi tập hiện còn, nhưng bản này hiện đã mất bìa, nội
dung sách lại không đề cập đến bất cứ khía cạnh nào liên quan đến thời điểm khắc in, nên không thể dựa vào đó
để tìm ra năm khắc in của nó. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu giữ bản khắc gỗ Cấn Trai thi tập 艮齋
詩集 của Trịnh Hoài Đức, ký hiệu A.1392, trong đó ở giữa sách, phía sau Cấn Trai quan quang tập và Cấn Trai
khả dĩ tập 艮齋可以集, có một bìa sách mang tên Thập Anh thi tập và một mục lục của Thập Anh đường thi tập
xếp sau mục lục của Cấn Trai thi tập và Hoa Nguyên thi thảo. Bìa sách nói trên, hàng ngang trên cùng khắc 7 chữ
theo thứ tự từ phải sang trái “Minh Mệnh tam niên mạnh xuân thuyên”明命三年孟春鐫, nghĩa là “khắc in tháng
giêng năm Minh Mạng thứ 3 (1822)”; ba cột dọc gồm tên tập thơ “Thập Anh thi tập” 拾英詩集 được khắc chữ to ở
giữa; hai cột bên chữ nhỏ hơn, gồm “Ngô” 吳(bên phải) và “Cấn Trai tàng bản” 艮齋藏本(bên trái). Phần mục lục
ngoài cho biết thứ tự trước sau của ba bài tựa, còn cho biết tổng số bài thơ có trong tập là 187 bài, trong đó ngũ
luật 44 bài, thất tuyệt 27 bài và thất luật 116 bài. Bản khắc A.1392 còn lưu một bìa sách mang tên Gia Định tam
gia thi 嘉定三家詩 và một bài Gia Định tam gia thi tự 嘉定三家詩序 của Trịnh Hoài Đức.Bìa sách gồm một hàng
ngang, 3 cột dọc. Hàng ngang trên cùng khắc từ phải sang trái 8 chữ “Minh Mệnh tam niên mạnh xuân cát nhật”明
命三年孟春吉日, nghĩa là “khắc in ngày lành tháng giêng năm Minh Mạng thứ 3 (1822)”; ba cột dọc gồm, cột giữa
(chữ to): “Gia Định tam gia thi”嘉定三家詩; hai cột bên chữ nhỏ hơn, gồm “Trịnh Lê Ngô tam gia thi hợp thuyên” 鄭
黎吳三家詩合鐫(bên phải) và “Cấn Trai tàng bản”艮齋藏本 (bên trái). Theo Gia Định tam gia thi tự của Trịnh Hoài
Đức, thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định khi đến tay ông đã thất lạc rất nhiều (do con trai của Ngô Nhân
Tĩnh và Lê Quang Định dâng và xin khắc in), trăm chỉ còn mười, với mục đích giữ gìn tư liệu, noi gương cho con
cháu, ông đã đem Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập in vào phía sau ba tập thơ đã khắc và lưu
truyền trong thiên hạ của mình, lấy tên chung là Gia Định tam gia thi. Bài tựa do Trịnh Hoài Đức viết vào tháng
trọng hạ (tháng 5) năm Minh Mệnh thứ 3, sau khi việc khắc mộc Gia Định tam gia thi được hoàn thành. Như vậy
có thể khẳng định rằng, hoàn toàn không có việc Thập Anh đường thi tập khắc in vào năm Gia Long thứ 10 (1811)

và cả trước khi Trịnh Hoài Đức đem tập thơ này thu vào Gia Định tam gia thi vào tháng trọng xuân năm Minh
Mệnh thứ 3 (1822).
Hoa Nguyên thi thảo và Thập Anh đường thi tập lần đầu tiên được thu vào Gia Định tam gia thi, thứ tự mục
lục xếp theo Cấn Trai thi tập, Hoa Nguyên thi thảo, Thập Anh đường thi tập đã nêu ở trên chắc chắn cũng chính là
mục lục của Gia Định tam gia thi. Nhưng bản khắc A.779 có phải là bản khắc được khắc in năm Minh Mệnh thứ 3
(1822) hay không vẫn là vấn đề cần bàn. Thập Anh đường thi tập bản A.779 theo khảo sát hiện có 182 bài thơ,
trong đó ngũ luật 41 bài, thất tuyệt 27 bài, thất luật 114 bài. Như vậy so với phần mục lục của bản khắc năm Minh
Mệnh thứ ba, số lượng bài thơ vẫn ít hơn 5 bài, trong đó ngũ luật ít hơn 3 bài, thất luật ít hơn 2 bài. Nhưng bản
A.779 đồng thời xuất hiện tình trạng mất trang, tình trạng này xuất hiện ở bài thơ thứ 22 thuộc chùm thơ Áo Môn
lữ ngụ xuân hòa đường thư hoài 澳門旅寓春和堂書懷, bài này làm theo thể thất luật 56 chữ, nhưng văn bản chỉ
còn 20 chữ, sau đó qua trang khác và bắt đầu với 2 bài ngũ luật 40 chữ là Thi 詩 và Họa 畫. Vì sao có hiện tượng
mất trang, hiện tại chưa rõ, nhưng theo suy đoán của chúng tôi, số lượng 5 bài thơ thiếu nói trên chính nằm trong
khoảng giữa của bài 22 và bài ngũ luật Thi nói trên, số trang bị mất là 2 trang, tức một tờ a và b. Sở dĩ chúng tôi
có sự phán đoán nói trên là vì: thứ nhất, Áo Môn lữ ngụ xuân hoà đường thư hoài là chùm thơ thất luật, từ 20 chữ
còn lại của bài 22 cũng có thể khẳng định đó là một bài viết theo thể thức này; thứ hai, bài 22 là một bài thơ thất
luật, bài Thi lại là một bài thơ ngũ luật, số bài mà bản A.779 thiếu chính thuộc hai thể thức nói trên; thứ ba, mỗi
trang khắc của bản A.779 gồm 9 cột dọc, mỗi cột khắc được 20 chữ, như vậy mỗi bài thất luật thông thường
chiếm 4 cột (cột 1 khắc tên bài thơ; cột 2 và 3 mỗi cột khắc 20 chữ, cột 4 khắc 16 chữ), bài ngũ luật chiếm 3 cột
(cột 1 khắc tên bài thơ; cột 2 và 3 mỗi cột khắc 20 chữ). Với 2 trang bị mất, chúng ta có tổng cộng 18 cột, 18 cột
này có lẽ được phân bố theo thứ tự sau: cột 1 và 2, khắc tiếp 36 chữ còn lại của bài thơ 22; cột 3,4 và 5, khắc tiếp
bài thơ thứ 23 nằm trong chùm thơ Áo Môn lữ ngụ xuân hòa đường thư hoài; cột 7,8,9 và 10, dành cho bài thơ
thất luật tiếp theo; 9 cột còn lại dùng cho 3 bài ngũ luật còn lại. Những phỏng đoán trên đây nếu được thực chứng,
chúng ta có thể khẳng định bản A.779 chính là bản nằm trong Gia Định tam gia thi, bản được khắc in năm Minh
Mệnh thứ 3 (1822).
2. Bìa
Ở phần này, khi miêu tả phần bìa của Hoa Nguyên thi thảo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Naviết: “Bìa trong cấu trúc
theo kiểu một hàng ngang, ba cột dọc”, “ba cột dọc gồm, cột giữa (chữ to): ‘Hoa Nguyên thi thảo’ (tên tác phẩm); hai cột
bên (chữ nhỏ) là ‘Lê’ (bên phải), ‘Cấn Trai tàng bản’ (bên trái)”.
Chúng ta đều biết, cách trình bày ba cột dọc trên bìa sách là cách thường thấy nhất ở sách cổ chữ Hán;
trong đó cột giữa chuyên khắc tên sách; cột bên phải chuyên khắc tên tác giả, người biên soạn hoặc người tuyển

tập; và cột bên trái chuyên khắc tên người khắc in hoặc nơi tàng trữ bản sách. Có thể thấy, mỗi cột trong ba cột
đều có chức năng riêng và không có việc đảo lộn giữa chúng. Như vậy, việc đem chữ “Lê” ở cột bên phải đọc liền
với “Cấn Trai tàng bản” ở cột bên trái và cho rằng có một “Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa
Nguyên thi thảo” như ở phần trên là hoàn toàn không có cơ sở và không phù hợp với thực tế.
Ở phần này PGS.TS. Nguyễn Đăng Nacũng viết: “Bìa ngoài đã mất, chỉ còn bìa trong”. Lại nói: “Mặt hai
của tờ bìa trong bị mất nên không rõ người khắc in đã thông báo những gì”. Căn cứ bản mộc khắc Cấn Trai
thi tập, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm tàng trữ, ký hiệu A.1392, phần sau của văn bản này khắc in bài
Gia Định tam gia thi tự của Trịnh Hoài Đức, trong đó có đoạn viết: “Ngô thị tam tập, nghiệp dĩ tử hành, toại
xuyết tuyên Hoa Nguyên, Thập Anh nhị tập ư kỳ thứ, tổng nhan viết Gia Định tam gia thi(2)” (吾是參集,業已梓
行,遂綴鐫《華原》、《拾英》二集於其次,總顏曰《嘉定三家詩》). Nghĩa là: “Ba tập thơ này của tôi đã khắc in
và lưu hành trong thiên hạ từ lâu, bèn khắc tiếp hai tập Hoa Nguyên và Thập Anh vào phía sau, lấy tên chung
là Gia Định tam gia thi. Bản A.1392, ngoài bìa của Cấn Trai thi tập khắc in tháng trọng xuân năm Gia Long
thứ 18 còn có hai bìa khác, một của Gia Định tam gia thi, một của Thập Anh đường thi tập, cả hai đều có
cùng thời điểm khắc in là tháng mạnh xuân năm Minh Mệnh thứ 3 (1822).
Căn cứ vào yếu tố trên đây, có thể đưa ra phán đoán như sau: thứ nhất, Gia Định tam gia thi là tổng tập
thơ, trong đó các bộ phận có thời điểm khắc mộc không đồng bộ. Cụ thể là, Cấn Trai thi tập được khắc vào năm
Gia Long thứ 18, Hoa Nguyên thi thảo, Thập Anh đường thi tập được khắc năm Minh Mệnh thứ 3. Thứ hai, hình
thức trình bày của Gia Định tam gia thi, dựa theo tài liệu mà bản khắc Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.1392 cung cấp,
có thể phán đoán thứ tự của Gia Định tam gia thi như sau:
Bìa:(xem phần trên)
(Mục lục:

×