Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KINH TẾ VI MÔ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.31 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ VI MÔ I
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về kinh tế vi mô với các khái niệm
như cầu, cung, giá thị trường, độ co giãn…, các nguyên tắc lựa chọn hợp lý của người tiêu
dùng và người sản xuất, để sinh viên biết và dùng đúng các thuật ngữ chuyên môn.
Sau khi học môn này sinh viên phải :
- Biết cách phân tích và giải thích diễn biến giá thị trường của các loại hàng hoá, hiểu
và biết cách phân tích các chính sách can thiệp vào thị trường của chính phủ.
- Biết cách lựa chọn mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng và cách ra quyết định về
giá, sản lượng và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường có
cơ cấu khác nhau.
- Hiểu và lý giải được những diễn biến trên thị trường và các chính sách can thiệp
vào thị trường của chính phủ được bàn luận trên các phương tiện truyền thông đại
chúng.
YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Môn Kinh tế vi mô I là một học phần 60 tiết (4 tín chỉ), gồm 45 tiết lý thuyết và 15
tiết bài tập. Để học tốt môn này bạn cần trang bị trước những kiến thức về :
- Toán căn bản : biết nhận dạng hàm số, vẽ đồ thị, tính đạo hàm, giải phương trình,
hình học căn bản…
- Kinh tế - xã hội : những thông tin liên quan đến thị trường các loại hàng hoá.
KẾT CẤU CỦA MÔN HỌC
Môn học được thiết kế thành 6 chương, theo trình tự như sau :
Phần mở đầu
Giới thiệu môn học
Bài 1 : Khái quát về Kinh tế học (5 tiết)
Phần I : Vận hành của thị trường cạnh tranh (12 tiết)
Bài 2 : Cầu, cung và giá thị trường


Bài 3: Co giãn của cầu và của cung.
Bài 4: Can thiệp của chính phủ vào thị trường.
Phần II : Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng (8 tiết)
Bài 5 : Thuyết hữu dụng
Bài 6 : Phân tích bằng hình học
Phần III : Lý thuyết sản xuất và chi phí (8 tiết)
Bài 7 : Lý thuyết sản xuất.
Bài 8 : Lý thuyết chi phí.
Phần IV : Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp.
Bài 9 : Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. (7 tiết)
Bài 10 : Thị trường độc quyền hoàn toàn. (10 tiết)
Bài 11 : Thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền.(8 tiết)
Ôn tập - Giải đáp thắc mắc (2 tiết)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn học môn Kinh tế học vi mô, Lê Bảo Lâm, Hồ Hữu Trí, Vũ Việt
Hằng. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
2. Kinh tế học vi mô, Đoàn Thị Mỹ Hạnh & Vũ Việt Hằng, NXB Giáo dục 2005.
3. Hỏi – Đáp Kinh tế học vi mô, Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Việt Hằng & Hồ Hữu Trí. Tài
liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm bất kỳ cuốn sách “Kinh tế vi mô” nào bằng tiếng
Việt hoặc bằng tiếng Anh mà bạn có và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác như
băng cassette, đĩa VCD, Internet, radio, truyền hình...
NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
Bài 1: Khái quát về kinh tế học
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : bài này giới thiệu cho sinh viên biết kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì
và một số khái niệm căn bản trước khi đi vào nghiên cứu các vấn đề của kinh tế học vi
mô.
Các đề mục của bài :
Sự khan hiếm và lựa chọn

Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Kinh tế học, kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô
Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Cơ cấu thị trường
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Kinh tế học nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên.
- Phân biệt các khái niệm kinh tế vĩ mô, vi mô, thực chứng, chuẩn tắc.
- Các loại cơ cấu thị trường.
Phần I : Vận hành của thị trường cạnh tranh (15 tiết)
Bài 2 : Cầu, cung và giá thị trường
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được hai khái niệm cơ bản là cầu và cung, phân biệt được cầu và
số lượng cầu, cung và số lượng cung, hiểu được quá trình hình thành giá thị trường
Các đề mục của bài :
Cầu thị trường của một hàng hóa
Sự dịch chuyển của đường cầu
Cung thị trường của một hàng hóa
Sự dịch chuyển của đường cung
Cân bằng của thị trường.
Thay đổi giá cân bằng
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Quy luật cầu, cung.
- Những tác động làm dịch chuyển đường cầu, đường cung.
- Giá cân bằng và sự thay đổi giá cân bằng.
Bài 3: Co giãn của cầu và của cung.
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được khái niệm, cách tính và ứng dụng của từng loại độ co giãn.
Các đề mục của bài :
Co giãn theo giá của cầu
Co giãn theo thu nhập của cầu

Co giãn chéo
Co giãn theo giá của cung
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Khái niệm, ý nghĩa, cách tính từng loại độ co giãn.
- Phân tích kết quả tính được.
- Ứng dụng của từng loại độ co giãn.
Bài 4 : Can thiệp của chính phủ vào thị trường.
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được mục đích, ý nghĩa và tác động của ba chính sách cơ bản là
thuế, giá tối đa và giá tối thiểu.
Các đề mục của bài :
Tác động của thuế đến giá thị trường.
Giá tối đa
Giá tối thiểu
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Thay đổi giá và sản lượng cân bằng do điều chỉnh thuế.
- Tỷ lệ phân chia thuế cho người bán và người mua.
- Nội dung của giá tối đa, giá tối thiểu.
Phần II : Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng (10 tiết)
Bài 5 : Thuyết hữu dụng
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm về tổng hữu dụng, hữu dụngbiên, tỷ lệ thay
thế biên, nguyên tắc lựa chọn hợp lý trong mua sắm hàng hóa. Biết vận dụng nguyên tắc
lựa chọn tối ưu để giải thích quy luật cầu, thiết lập đường cầu.
Các đề mục của bài :
Hai khái niệm cơ bản trong lý thuyết lợi ích
Phối hợp tiêu dùng tối ưu
Đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X
Suy ra đường cầu thị trường
Số lượng mua đối với sản phẩm Y

Tác động thay thế và tác động thu nhập
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Quy luật hữu dụng biên giảm dần.
- Nguyên tắc lựa chọn hợp lý hay điều kiện cân bằng của người tiêu dùng.
- Cách giải thích quy luật cầu và thiết lập đường cầu thị trường.
Bài 6 : Phân tích bằng hình học
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : biết cách vẽ các đường đẳng ích, ngân sách, thiết lập được đồ thị phân
tích tình trạng cân bằng của người tiêu dùng, suy ra đường cầu và đường Engel.
Các đề mục của bài :
Các giả thiết về sở thích của người tiêu dùng trong lý thuyết phân tích bằng hình học
Đường đẳng ích
Đường ngân sách
Phối hợp tiêu dùng tối ưu
Đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X
Suy ra đường cầu thị trường
Đường tiêu dùng theo giá
Đường tiêu dùng theo thu nhập và đường Engel
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Dạng của các đường đẳng ích, ngân sách, tiêu dùng theo giá, tiêu dùng theo thu
nhập, Engel.
- Điều kiện cân bằng theo lý thuyết phân tích bằng hình học.
Phần III : Lý thuyết sản xuất và chi phí (10 tiết)
Bài 7 : Lý thuyết sản xuất.
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các nguyên tắc trong sản xuất như hàm sản xuất, lựa chọn
phối hợp hợp lý về hai yếu tố sản xuất.
Các đề mục của bài :
Hàm sản xuất
Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi

Phối hợp tối ưu với hai yếu tố đầu vào biến đổi
Năng suất theo quy mô.
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Dạng của hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.
- Quy luật năng suất biên giảm dần.
- Nguyên tắc lựa chọn phối hợp tối ưu
Bài 8 : Lý thuyết chi phí.
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : phân biệt được chi phí kinh tế và chi phí kế toán, chi phí ngắn hạn và
dài hạn, đặc điểm của từng loại chi phí.
Khái niệm chi phí sản xuất
Các hàm chi phí ngắn hạn
Các hàm chi phí dài hạn
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Khác biệt giữa chi phí kế toán và kinh tế.
- Đặc điểm của các loại chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Phần IV : Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp.
Bài 9 : Thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm tổng doanh thu, doanh thu biên, nguyên tắc
lựa chọn mức sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn. Biết cách vận dụng điều
kiện cân bằng để giải thích quy luật cung từ đó suy ra đường cung.
Các đề mục của bài :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×