Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.02 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Đối tượng sinh viên:
Đại học hệ chính quy – Khối Ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh
II. Thời lượng: 60 tiết
III. Triết lý môn học:
Nguồn lực hạn hẹp là xuất phát điểm của khoa hc kinh tế. Quả vậy, nếu nguồn lực là vô tận
thì sẽ không còn kinh tế học, và hẳn nhiên không cần phải thẩm định các dự án đầu tư. Thực
tế thế giới đã cho thấy công tác thẩm định các dự án bị xem nhẹ vào thời kỳ suy thoái kinh tế
mà khi mà lãi suất xuống đến bằng không, thậm chí âm, và thường hậu quả của nó là các dự
án tồi. Cũng vậy, khi nguồn lực là “của chung”, là “xin cho” thì thẩm định dự án chỉ còn là
hình thức, nặng về thủ tục.
Chính phủ đứng trước hai dự án: xây cầu và xây trường học nhưng chỉ đủ ngân sách để thực
hiện một trong hai; số tiền của một người chỉ đủ để đầu tư một trong năm loại chứng khoán;
liệu việc mở một cửa hàng Photocopy trước cổng trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh là nên
làm hay lµ dành vốn để đấu thầu Canteen bên trong trường; sau khi thực hiện dự án, mt quc
gia, một công ty hay mt c¸ nh©n sẽ giàu có hơn thêm bao nhiêu… là những câu hỏi thuc môn
học thẩm định dự án đầu tư.

IV. Mục tiêu môn học:
Sau khi nghiên cứu phần học này, sinh viên có thể:
1. Hiểu khung phân tích dự án đầu tư.
2. Nội dung các bước phân tích: Xác định dự án, tiền khả thi, khả thi, quyết định triển khai
thực hiện dự án.
3. Lập báo cáo ngân lưu công ty; các biên dạng ngân lưu của một dự án đầu tư.
4. Nắm vững kỹ thuật chiết khấu dòng tiền và các ứng dụng trong phân tích quản trị tài
chính.
5. Sử dụng thành thục các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư, kể cả thực hành trên máy tính.


6. Hiểu rõ các quan điểm thẩm định dự án, đặc biệt nhấn mạnh quan điểm các nhà đầu tư,
tức quan điểm ngân hàng và quan điểm chủ đầu tư.
7. Đưa lạm phát vào dòng ngân lưu dự án; phân tích giá trị danh nghĩa và giá trị thực.
8. Kỹ thuật phân tích rủi ro của dự án.
9. Thực hành lập và thẩm định mt dự án trên bảng tính Excel.
1
V. Kiến thức có trước cần thiết:
- Căn bản kinh tế học
- Căn bản thống kê
- Căn bản kế toán tài chính
- C¨n b¶n kế toán quản trị
- Quản trị tài chính
- Excel thc hµnh
VI. Phương pháp học tập:
TRong từng buổi học sẽ giới thiệu thật ngắn gọn lý thuyết, tốt nhất là có đề cương chi tiết
chuẩn bị trên Powerpoint (có thể không chiếu, nhưng được in và phát ra), gợi ý thảo luận
tranh cãi, và thực hành những tình huống đơn giản, nhỏ tại lớp. Phát huy cao độ khả năng
sáng tạo, tinh thần tự học, phương pháp diễn đạt, sự hùng biện, tính tự tin của từng sinh viên.
Các bài tập về nhà và bài thi cuối khoá cũng được soạn với số liệu đơn giản, nhằm giúp sinh
viên nhận thức sâu sắc môn học hơn là mất thời gian tính toán vô ích. Tuyệt đối tránh việc
“đánh đố” trong các bài kiểm tra và các bài thi.
Các nhóm sinh viên có nhu cầu giúp đỡ thêm hay muốn thảo luận mở rộng và nâng cao kiến
thức có thể liên hệ các giảng viên và hẹn giờ gặp tại văn phòng khoa.

VII. Yêu cầu môn học:
Sinh viên hoàn thành bài tập về nhà, 01 bài kiểm tra giữa môn, 01 bài thi cuối môn.
Các sinh viên lên lớp đầy đủ các buổi học, đọc trước các bài đọc yêu cầu, tích cực thảo luận
trong lớp. Việc đọc trước các bài đọc trước khi đến lớp là rất quan trọng để có thể theo dõi
bài giảng, đặt câu hỏi (khó và hay) cho giảng viên và tham gia thảo luận. Ngoài các bài đọc
bắt buộc, các bài đọc ngắn bằng tiếng Anh giúp sinh viên làm quen với thuật ngữ chuyên

ngành, cũng sẽ là các bài đọc khuyến khích.
Nhiều bài tập sẽ được yêu cầu làm trên máy vi tính. Nhưng khuyến khích sinh viên làm toàn
bộ các bài tập trên máy vi tính. Mỗi sinh viên phải có một máy tính nhỏ khi đến lớp. Không
yêu cầu phải có máy tính chuyên dụng tài chính – kinh doanh.
VIII. Bài tập về nhà:
Sinh viên được khuyến khích tự lập nhóm học tập để trao đổi bài học và bài tập. Tuy nhiên,
mỗi sinh viên phải tự tay đánh máy và in (hoặc viết) bài làm của riêng mình, sử dụng câu chữ
và lý luận riêng. Những bài làm giống nhau, dù chỉ một câu nhỏ, sẽ bị coi là vi phạm quy chế
nhà trường và sẽ nhận điểm 0 cho cả bài. Vi phạm lần thứ hai sẽ bị điễm 0 cho cả môn học.
IX. Bài kiểm tra giữa môn và bài thi cuối môn:
Bài kiểm tra giữa môn và bài thi cuối môn sẽ gồm toàn bộ nội dung các bài giảng, cả các nội
dung đã thảo luận trên lớp.
2
X. Đánh giá:
Cơ cấu điểm của môn học như sau:
Bài tập thực hành và giữa kỳ: 30% - 40%
Bài thi cuối môn : 60% - 70%
XI. Các bài đọc bắt buộc:
- Bài giảng của giảng viên
- Chương trình Fulbright, Hướng dẫn thẩm định dự án, lưu hành nội bộ.
XII. Nội dung môn học:
Chuyên đề I: Giới thiệu tổng quát về khung phân tích dự án
- Số tiết: 04 tiết
- Mục tiêu: Nhằm cung cấp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về khung (đề cương) của 1
dự án đầu tư, các thành phần cấu thành 1 dự án đầu tư.
- Nội dung chuyên đề:
1. Khái niệm về dự án đầu tư
2. Phân lọai dự án đầu tư
3. Các giai đọan của 1 dự án đầu tư
4. Các yếu tố cấu thành của 1 dự án đầu tư

a. Phân tích thị trường và mức cầu
b. Phân tích kỹ thuật của dự án đầu tư
c. Phân tích bộ máy và nhân lực của 1 dự án đầu tư
d. Phân tích tài chính của dự án
e. Phân tích kinh tế của dự án
f. Phân tích xã hội của dự án
- Bài tập:
o Giới thiệu Bài tập lớn (liên quan đến nhiều chương)
o Các bài tập nhỏ liên quan đến bài học
Chuyên đề 2: Xây dựng ngân lưu của một dự án đầu tư
- Số tiết: 10 tiết
- Mục tiêu: cung cấp cho sinh viên có thể xây dựng bảng báo cáo ngân lưu của dự án đầu
tư nhằm tạo cơ sở để thẩm định dự án đầu tư.
- Nội dung chuyên đề:
1. Các dạng ngân lưu của dự án đầu tư
2. Kế họach về các chi phí đầu tư xây dựng của dự án đầu tư
3
3. Kế họach họat động của dự án:
a. On tập bảng báo cáo thu nhập (để ứng dụng bảng báo cáo thu nhập vào trong
dự án)
b. On tập bảng tổng kết tài sản (môn Quản trị tài chính, môn kế tóan nói kỹ hơn)
c. Xây dựng bảng báo cáo ngân lưu theo các phương pháp
i.Phương pháp gián tiếp (môn Quản trị tài chính, môn kế tóan nói kỹ
hơn) từ bảng tổng kết tài sản.
ii.Phương pháp suy diễn (được áp dụng cho thiết lập và thẩm định dự án
đầu tư).
d. Phân tích các thành phần trong bảng báo cáo ngân lưu theo phương pháp suy
diễn: Khỏan thu, thay đổi khỏan phải thu, Khỏan trả, thay đổi khỏan trả, thay
đổi cán cân tiền mặt, chi phí cơ hội, đất đai, khấu hao, ….
- Bài tập:

o Tiếp tục thực hiện Bài tập lớn liên quan đến xây dựng báo cáo ngân lưu của dự án
o Các bài tập nhỏ liên quan đến bài học.
Chuyên đề 3: Các quan điểm thẩm định dự án đầu tư
- Số tiết: 04 tiết
- Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên có cái nhìn từ mỗi gốc độ thẩm định khác nhau, giúp
sinh viên hiểu rõ hơn mỗi gốc độ sẽ thẩm định khác nhau như thế nào.
- Nội dung chuyên đề:
1. Các quan điểm thẩm định:
a. Quan điểm tài chính
b. Quan điểm kinh tế
c. Quan điểm phân phối
d. Quan điểm đáp ứng nhu cầu cơ bản
2. Quan điểm ngân hàng (Tổng đầu tư)
3. Quan điểm chủ sở hữu
4. Quan điểm ngân sách nhà nước
5. Quan điểm nhà nước (chính phủ)
6. Mối quan hệ giữa quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế.
- Bài tập:
o Tiếp tục thực hiện Bài tập lớn liên quan đến các quan điểm đầu tư
o Các bài tập nhỏ liên quan đến các quan điểm đầu tư để so sánh.
Chuyên đề 4: Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền và các ứng dụng
4
- Số tiết: 05 tiết
- Mục tiêu: cung cấp cho sinh viên các ứng dụng về các phương án bán trả góp và tính tóan
lịch trả nợ trong dự án.
- Nội dung chuyên đề:
1. Giới thiệu lãi suất đơn và lãi suất kép
2. Giá trị tương lai của 1 đồng tiền -> ứng dụng vào các ví dụ thực tế
3. Giá trị hiện tại của 1 đồng tiền -> ứng dụng vào các ví dụ thực tế
4. Giá trị tương lai của 1 lọat tiền bằng nhau -> ứng dụng vào các ví dụ thực tế

5. Giá trị hiện tại của 1 lọat tiền bằng nhau -> ứng dụng vào các ví dụ thực tế
6. Ứng dụng vào tính Lịch trả nợ:
a. Đối với trả nợ: vốn gốc và lãi đều nhau
b. Đối với trả nợ: vốn gốc đều
c. Đối với trả nợ: theo lãi suất đơn
- Bài tập:
o Tiếp tục thực hiện Bài tập lớn liên quan xây dựng lịch trả nợ và cân đối trả nợ
o Các bài tập nhỏ liên quan đến bài học.
Chuyên đề 5: Các chỉ tiêu thẩm định trong dự án đầu tư
- Số tiết: 05 tiết
- Mục tiêu: cung cấp cho sinh viên các chỉ tiêu và các điều kiện áp dụng các chỉ tiêu trong
thẩm định dự án đầu tư.
- Nội dung chuyên đề:
1. NPV
a. Công thức tính
b. Các điều kiện áp dụng chỉ tiêu NPV
2. B/C
a. Công thức tính
b. Điều kiện áp dụng và các hạn chế của chỉ tiêu B/C
3. PP (thời gian hòan vốn)
a. Công thức tính
b. Các điều kiện và các hạn chế của chỉ tiêu PP
4. IRR
a. Công thức tính
b. Điều kiện áp dụng và các hạn chế của chỉ tiêu IRR
- Bài tập:
o Tiếp tục thực hiện Bài tập lớn liên quan đến các chỉ tiêu thẩm định và nhận xét
tính khả thi của dự án dựa vào các chỉ tiêu thẩm định.
5

×