Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khái quát tâm lý học hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.01 KB, 13 trang )

Khái quát về tâm lý học hành vi
Chương I: Khái quát về Tâm lý học hành vi.

I. Lịch sử hình thành.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm
chủ quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý
học thời kỳ ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân
khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuân khổ
của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại.
Chính vì thế, cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây
dựng khoa học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của�
Comte (1798 - 1857),� chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên
cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của
các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật. J. Watson (1878 –
1958) - một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý
học hành vi� - một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu
hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc
đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở
thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng
xây dựng tâm lý học khách quan.
Tâm lí học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt
xuất: J Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai
(1874 – 1949), B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo
hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thứ con người.
II. Sự phân hóa trong Tâm lý học hành vi.
Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học
dưới con mắt nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại
học Colombia năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành tâm lý
học hành vi. Về sau các quan điểm trình bày trong bài báo cịn được ơng
đưa ra trong một loạt các cơng trình từ năm 1913 đến 1930.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn


đến phân hố trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:
1. Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có
tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích –
phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ.
2. Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian


của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là q trình nhận thức
(thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen.
3. Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ
tiếng Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác
- thử - thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.
Sự khác nhau giữa các thuyết trên tập trung vào 3 điểm sau:
- Thứ nhất: nhân tố phát động 1 hành vi. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng
các phản ứng bên ngoài là nhân tố phát động hành vi của con người và
con vật. Theo TOTE, nhân tố phát động hành vi của con người và con vật
là quá trình ở trung ương thần kinh, trí nhớ, tâm thế, sự mong đợi…
- Thứ hai: kết quả học tập. Thuyết (S – R) quan niệm kết quả học tập là kỹ
xảo (trật tự nào đó của các cử động). Cịn theo thuyết (S – S), kết quả học
tập là “các cấu trúc nhận thức” (hay là sự phản ánh một tình huống nào
đó).
- Thứ ba: phương pháp ứng xử. Thuyết (S – R) cho rằng phương thức
thích ứng là “thử và sai”, cịn theo thuyết (S – S), tính chất và thành công
của các hành vi phụ thuộc vào cấu trúc của tình huống khách quan quy
định. Vì vậy, tổ chức (cấu trúc) tình huống quy định sự hoạt hố của cá
thể, nó quy định sự nắm bắt các quan hệ bản chất của tình huống. Ngược
lại, thuyết TOTE, đề cao hình ảnh, kế hoạch của các phản ứng. Nói các
khác, theo TOTE, những kinh nghiệm, tri thức đã có về hành vi, sự chỉ
dẫn q trình tiến hành hành vi đó sẽ quy định chất lượng của hành vi ứng
xử.

-----------------------------Chương II: Tâm lý học hành vi cổ điển.
I. Những cương lĩnh đầu tiên của thuyết hành vi.
Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng
lên, sau đây là nội dung cụ thể của những cương lĩnh ấy:
1. Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải
các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại
người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi
được xem là tổ hợp các� phản ứng của cơ thể trước các kích thích của
mơi trường bên ngồi.
2. Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong,
hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo ông, mọi
việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi
này. Nghiên cứu dùng các phương pháp khoa học khách quan, sử dụng
phương pháp ghi chép các sự kiện kiểm sốt được về q trình cơ thể,
thích nghi với môi trường.
3. Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị


giản đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính
cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi
với mơi trường để đảm bảo sự sống cịn. Quan sát cũng như giảng giải
hành vi đều phải tuân theo cơng thức S - R.� Trong đó S là kích thích, R
là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng qt của mơi trường
hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì
mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.
4. Với công thức S - R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả
là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai"
làm nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ
trực tiếp “cơ thể - mơi trường”; theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là
những hiện tượng thừa. Tâm lý học với tư cách là khoa học về khoa học

về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ tồn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu
trúc và tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và q trình ý thức, lý
trí và hình ảnh…
Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học
tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan.
II. Hành vi và con người.
Nghiên cứu hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống của
con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Chẳng cần phải nói, ai cũng
có thể thấy hành vi là cái gì và nó tồn tại trong hiện thực một cách khách
quan. Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì
tâm lý học hành vi lại là một bước tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc
sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”. Khái niệm hành vi được xây dựng
trên nền móng của sự chứng thực có thể quan sát từ phía ngồi.
Tâm lý (của cả người và con vật ) chỉ là các dạng hành vi khác nhau.
Hành vi là tập hợp các phản ứng ® của cơ thể đáp lại các kích thích từ
mơi trường bên ngồi (S). Nhiệm vụ của nhà tâm lí học là mơ tả và lượng
hố các hành vi đó, đúng như nó diễn ra trong tình huống xác định.
Phương pháp của nhà tâm lí học là quan sát khách quan và thực nghiệm
các phản ứng của cơ thể khi có tác nhân kích thích, nhằm mục đích xác
định tương quan giữa kích thích và phản ứng.
Chính sự quan sát đó chính là lập trường hiện thực của tâm lý học hành vi
và toàn bộ cuộc sống của con người được xem như lịch sử của tính tích
cực, từ đó hình thành khái niệm “dịng tính tích cực”. Trong tâm lý học
hành vi khái niệm này được ngầm hiểu là “dòng hành vi”, đó là tồn bộ
hành vi do các trả lời đơn thuần đối lới các kích thích hợp lại.
Hầu hết các thực nghiệm của trường phái hành vi được thực hiện trên
động vật (chuột, chim bồ câu…), sau đó, các kết quả này được ứng dụng


trên con người. Cơ sở sinh lí thần kinh được quan tâm trong các thực

nghiệm là phản xạ có điều kiện. Cơ chế hình thành các hành vi là sự mò
mẫm của chủ thể, theo nguyên tắc “thử và sai” qua nhiều lần, cho tới khi
xác lập được các phản ứng phù hợp, luyện tập và củng có nó.
Theo Watson, mọi phản ứng, hành vi được phân loại theo hai tiêu chí: đó
là phải ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong hay phản ứng bên
ngoài. Kết quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngồi hay tiếp thu nhìn thấy được (chơi quần vợt, mở cửa…).
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng dấu kín (tư duy - mà thuyết hành vi
gọi là ngơn ngữ bên ngồi).
- Bên ngồi nhìn thấy được và di truyền (vỗ tay, hắt hơi… cũng như các
phản ứng yêu thương, cáu giận…).
- Bên trong dấu kín và di truyền, là phản ứng các tuyến nội tiết. Ông còn
phân biệt giữa phản ứng bản năng (đưa tay ra với bắt…) và phản ứng cảm
xúc (các kích thích có đặc điểm nội tâm, liên quan đến cơ thể chủ thể).
Theo các nhà tâm lí học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động
vật) là các phản ứng có hiệu quả mà cá thể (chủ thể) học được, nhằm đáp
lại các kích thích của mơi trường sống. trong các cơng trình của J. Watson,
hành vi trí tuệ được đồng nhất với ngôn ngữ bên trong. Từ đó, ơng chia tư
duy thành 3 dạng:
- Thứ nhất, là các thói quen, kỹ xảo ngơn ngữ đơn giản (đọc 1 đoạn thơ
hay đoạn văn mà không làm thay đổi trật tự từ).
- Thứ hai: giải quyết các nhiệm vụ tuy khơng mới, nhưng ít gặp và phải có
hành vi ngôn ngữ kèm theo ( nhớ lại một đoạn thơ hay một sự kiện đã
thoảng qua trong kí ức).
- Thứ ba: giải quyết các nhiệm vụ mới; buộc cơ thể lâm vào hồn cảnh
phức tạp, địi hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một
hành động cụ thể.
Watson phân biệt hành vi người không giống với hành vi động vật:
- Một là: khác biệt hoàn toàn bẩm sinh ở trong lĩnh vực sinh vật của con
người.

- Hai là: ngoài thế giới vật thể mà động vật cũng có, con người cịn có thế
giới từ ngữ, cái có thể thay thế cho thế giới đồ vật tạm thời. Chính vì thế
mà thế giới kích thích của con người rộng lớn hơn nhiều. Với Watson, ý
nghĩ chẳng qua chỉ là hoạt động của bộ máy ngôn ngữ.
- Thứ ba: đó là con người là “tồn tại xã hội”, vì chỉ trong mơi trường xã
hội con người mới kích thích lẫn nhau làm ngôn ngữ nảy sinh và phát
triển.
Với Watson, chỉ có hành vi của tồn tại con người mới là đối tượng của
thuyết hành vi. Đối với nhà hành vi, ý thức là cái gì đó vu vơ, vơ ích và
nhà hành vi không được công nhận ý thức, đây chính là hạn chết lịch sử


lớn nhất của thuyết hành vi. Bời thực chất hành vi là biểu hiện của hoạt
động, và do đó nó không tách rời ý thức.
Theo tâm lý học hành vi, tâm lý học lấy hành vi, tức là mọi ứng xử và từ
ngữ của con người, cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối
tượng nghiên cứu. Đây chính là việc nghiên cứu con người từ khi bào thai
cho đến khi chết. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích
và phản ứng đáp lại kích thích ấy. Kích thích thuộc về thế giới tác động,
còn hành vi là do cơ thể làm ra. Watson định nghĩa con người là “tồn tại
xã hội”, đó là cơ thể làm việc và nói năng phải thích nghi với mơi trường
xung quanh; từ đó tạo ra một tổ hợp phản ứng phức tạp, tổ hợp lại thành
các tập hợp phản ứng, và với các nhà hành vi cổ điển thì các tập hợp ấy
được thực hiện chung bởi hệ thống chung của các kỹ xảo. Chính vì thế mà
Watson coi con người như là “một cơ thể phản ứng” hay là “một cái máy
sinh học nghiêm túc”, “một cái máy hữu cơ nghiêm túc, sẵn sàng hoạt
động”, đó là những duy vật máy móc về con người.
Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trị
của kích thích bên ngồi trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, nghiên
cứu và điều khiển việc hình thành hành vi trí tuệ (cho cả động vật và con

người) được quy về việc nghiên cưu tạo ra mơi trường các kích thích,
được sắp xếp theo logic cho phép hình thành các phản ứng mong muốn,
tức là q trình “điều kiện hố hành vi”.
Watson phát biểu: “hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh và bình thường
và một ngơi trường chun biệt mà ở đó tơi có thể giáo dục chúng, thì tơi
bảo đảm bất kỳ một em nào trong đó cũng có thể trở thành bác sĩ, một luật
gia, một nghệ sĩ, một cửa hàng trưởng, thậm chí nếu các bạn muốn, một
người cục cằn hoặc một tên kẻ cắp khơng cần kể đến tài năng, xu hướng,
chí hướng, nguyện vọng và dịng giống ơng cha”. Ơng muốn thực hiện
một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tâm lý học là điều khiển hành vi
con người sao cho thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Với Watson, “con người
được xây dựng nên, chứ không phải tự sinh ra”. “Nhân cách là sự sáng tạo
của con người, chứ không phải là so trời phú cho”. Ngôn ngữ và tư duy
chỉ là các dạng kỹ năng, cơ sở của kỹ năng là những cở động giản đơn hay
còn gọi là bẩm sinh. Kỹ xảo được giữ gìn trong trí nhớ.
--------------------------------------Chương III: Chủ nghĩa hành vi mới.

I. Lịch sử xuất hiện.
Vào ngay những năm đầu của thập kỷ thứ ba thế kỷ XX đã bắt đầu xuất
hiện khủng hoảng tâm lý học kiểu Watson.


Các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi mới là E.Tolman (1886-1959),
K.Hull (1884-1952). Thuyết hành vi mới ở chỗ, trong công thức S-R
truyền thống, những nhà hành vi mới đưa thêm vào các biến số trung gian
làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng.
Theo chủ nghĩa hành vi mới, năm 1922, trong “Công thức mới của thuyết
hành vi” đã cho rằng “tâm lý học hành vi S-R” thuần túy của Watson chỉ
là sinh lý học về hành vi, vì thế đã đề ra “thuyết hành vi khơng sinh lý
học” và gọi nó là “thuyết hành vi mới”. Năm 1929, báo cáo “giải thích

phản xạ có điều kiện theo chức năng” của Hull đưa ra đã tạo thêm điều
kiện thúc đẩy thuyết hành vi mới phát triển.
Theo chủ nghĩa hành vi mới, các biến số trung gian hiểu theo tinh thần
thuyết tạo tác, cụ thể là các kiến tạo lý luận có khả năng xác lập các quy
luật chủ yếu của hành vi. Chính nhờ các “kiến tạo lý luận”, “các yếu tố
trung gian”, “các biến số can thiệp” và dùng các thuật ngữ của tâm lý học
chủ quan mà có thể phân tích một cách khoa học các sự kiện thu thập
được và giải thích chúng một các chính xác, nhờ vậy, theo các nhà hành vi
mới đã định, có thể đưa thuyết hành vi ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
II. Lý thuyết của Tolman.
Theo Tolman, thuyết hành vi cùng lúc có mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng
thể, thuyết hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý thuyết của Tolman
là sự hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý
định.
Theo ông, hành vi của cơ thể là tổng hịa chứ khơng phải là từng trả lời
của cơ thể. Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật lý và sinh học, cũng
như những thuộc tính cá nhân của bản thân. Hành vi là một động tác trọn
vẹn có một loạt các thuộc tính: tính định hướng tới mục đích, tính dễ hiểu,
tính linh hoạt, tính so sánh. Tolman hình thành học thuyết về “các biến số
trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R. Trong
học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và
hành vi chủ nghĩa.
Hành vi theo Tolman là các cử động hành vi chứ không phải là những trả
lời trực tiếp đối với các kích thích. Hành vi đáp lại bao giờ cũng nhằm tới
các khách thể chuyên biệt có lợi cho cơ thể, các khách thể này là mục đích
của cơ thể. Tolman gọi khả năng tiếp thu là khả năng định tính chủ ý, ơng
cho rằng có thể có tính chủ ý mà khơng có khả năng tiếp thu đi theo. Tính
chủ ý là một hiện tượng trong hành vi và là hiện tượng cơ bản hơn khả
năng tiếp thu, tính chủ ý dường như là vốn tự có trong bản thân cơ thể.
Tolman phủ nhận tiêu chuẩn chủ quan ý định, tính chất chủ quan thể hiện



ở chỗ thấy trước cử động cuối cùng. Trong hệ thống của ơng, cái gọi là
tính tích cực chỉ là tính kiên trì đạt tới mục đích, và tính tích cực này được
xem xét trong mối quan hệ nhân quả với khách thể - mục đích.
Ơng đưa ra hai loại biến số để làm cái quy định hành vi:
1. Các biến cố xa hay biến số khởi thủy: bao gồm các kích thích từ ngoại
giới vào các trạng thái sinh lý ban đầu: Chế độ sử dụng(M); hình loại và
dạng thức các kích thích có dự kiến trước cho phù hợp với khách thể mục đích(G); Các loại hình của những trả lời vận động cần thiết®; Bản
chất tổng hịa và số lần thử cần thiết để đạt tới mục đích đúng(∑OBO).
Ngồi S, M và G cũng đều là kích thích quy định hành vi.
2. Các biến số thường xuyên bao gồm các biến số trung gian và các biến
số can thiệp.
Theo ông, các cử động hành vi bao giờ cũng phải dựa vào ‘những điểm
tựa vật thể”. Điều đó có nghĩa là mọi cử động hành vi diễn ra dưới dạng
vận động đều sẽ vô nghĩa, nếu như đặt chúng ra ngồi các thuộc tính vật
lý của một nơi chốn nào đó. Q trình phân biệt và q trình cầm nắm sự
vật được xem như là các quá trình hình thành cử động hành vi chờ đợi hay
yêu cầu, q trình này được hình thành do có học tập trước đó. Cả sự chờ
đợi lẫn các giả định mà ông quan sát thấy đều dựa vào các vật thể, các vật
thể này làm vai trò chỉ dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ thể.
Theo Tolman, hành vi được xem xét trong mối quan hệ nhân quả trực tiếp
“thông số độc lập – thông số phụ thuộc”. Điều này phản ánh trong sơ đồ
hành vi do dộng vật tạo ra dưới góc độ lựa chọn:
Thơng số độc lập – thơng số trung gian – thông số phụ thuộc – hành vi
Các thông số này được đưa vào với tư cách là các kiến tạo lý luận để giải
thích các sự kiện thấy được bằng quan sát trực tiếp. Hệ thống của Tomal
hạn chế ở chỗ, nó hồn tồn tập trung chú ý vào ý định và nhận thức, và
quẳng mất các quá trình thần kinh diễn ra trong não và khơng do quan sát
mà thấy được.

Tolman sinh vật hóa tồn bộ hoạt động của con người, giải thích tất cả các
động cơ của hoạt động này bằng các loại nhu cầu khác nhau, và các loại
nhu cầu cuối cùng được quy về nhu cầu cơ thể, bản năng. Theo ông, con
người có bốn nhu cầu: “cái trung tính”, “cái tơi”, “cái siêu tôi”, “cái tôi
mở rộng”.
III. Hệ thống Hull.
Hull đưa các phương pháp diễn dịch – toán học vào tâm lý học hành vi, hệ
thống của Hull là hệ thống bao gồm một loạt định đề và hệ quả. Cũng như
Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố trung gian trong sơ đồ S-R truyền


thống, ơng dùng thao tác để giải thích hành vi; mặt khác, dùng nguyên lý
cung phản xạ với tư cách là nguyên lý làm việc của não bộ làm nguyên lý
giải thích kinh nghiệm tự tạo trong học tập và kinh nghiệm này nằm trong
cơ thể nằm trong hành vi.
Hệ thống của Hull bao gồm những luận điểm cơ bản sau:
1. Hệ thống vẫn giữ nguyên truyền thống của thuyết hành vi cổ điển, nó
gạt bỏ thuyết sức sống, thuyết mục đích luận và tất cả các loại lý giải tự
biên.
2. Đối tượng vẫn là hành vi, các hiện tượng lớn của hành vi được hiểu là
hành vi của một nhóm tế bào thần kinh cơ hay mấu thần kinh, cịn kết quả
lớn của tính tích cực chung thì nảy sinh khi trả lời các kích lớn tác động
vào. Từ đây xuất hiện công thức S-O-R (O là cơ thể)
3. Trong hệ thống của ông, kỹ xảo là yếu tố trung gian giữ kích thích và
phản ứng. Kỹ xảo là những tồn tại như là những điều kiện khơng nhìn
thấy trong hệ thống thưấn kinh tựa như các điện tử, proton… trong thế
giới vật lý. Vì khơng nhìn thấy nên các biến số ấy được coi là các kiến tạo
logic tương ứng với các thao tác do cơ thể tạo ra trong các điều kiện. Kỹ
xảo làm nhẹ gánh cho tư duy, tức là đưa việc giải thích hành vi ra khỏi các
kích thích bên ngồi. Theo ơng, hệ thần kinh có vai trị quyết định trong

đời sống cơ thể, nó giữ cho cơ thể thống nhất giữa mối liên hệ qua lại với
mơi trường.
Nhưng thuyết của Hull cũng có nhiều điều cần phải nói, trước nhất con
người trong thuyết của Hull đã bị sinh vật hóa hồn tồn; ta không thể xác
định mối liên hệ một chiều thật rành mạch giữa tác động bên ngoài và
phản ứng bên trong cơ thể. Tác động bên ngoài chỉ được thực hiện thông
qua các điều kiện bên trong. Trong học thuyết của Hull, con người hồn
tồn khơng có chỗ đứng, hành vi con người chỉ là hành vi xã hội, tức là
chức năng của một cơ chế tự vệ hay “một máy liên hợp vật lý”.
IV. Thuyết TOTE.
Thuyết hành vi chủ quan - thuyết “TOTE” - chữ đầu của các từ tiếng Anh:
T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử thoát ra. Đại biểu là O.Mille, Galanter, Pribram. Thuyết này là tổng hợp
của thuyết hành vi với tâm lý học nội quan, giữ hành vi lại làm đối tượng
của tâm lý học. Công thức trên bắt đầu từ sự tác động là cơ thể; hành vi
nói chung tuân thủ sự kiểm tra của kế hoạch và biểu tượng, tức là của hoạt
động tượng trưng.
Theo thuyết này, bên trong cơ thể là các cơ chế, các q trình gián tiếp
giữa phản ứng với kích thích. Cho rằng, hình ảnh và kế hoạch là hai yếu
tố liên kết kích thích với phản ứng. Hình ảnh là tri giác được tích lũy,
được tổ chức trong cơ thể về bản thân về thế giới mà cơ thể đang tồn tại


trong đó. Cịn kế hoạch là q trình được xây dựng kiểu thứ bậc của cơ
thể, có khả năng kiểm tra các trật tự của thao tác. Hình ảnh mang tính chất
thơng tin, cịn kế hoạch đề cập đến các thuật toán của hành vi. Hành vi chỉ
là một loạt các cử động, còn con người là một cái máy vi tính phức tạp.
Chiến lược của kế hoạch được xây dựng trên các lần thử, tiến hành trong
các điều kiện đã được định sẵn. Thử nghiệm là sơ sở của q trình hành vi
trọn vẹn, từ đó mà các thao tác diễn ra một cách chính xác. Như vậy, hệ
thống TOTE bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một thao tác

của cơ thể diễn ra thường xuyên được điều chỉnh bởi kết của của các thử
nghiệm khác nhau.
Hành vi chủ quan coi hành vi của con người một cách phi xã hội, quan
niệm về con người phi lịch sử - đặc trưng đã làm cho hành vi chủ quan
không phát hiện ra thực chất về tâm lý con người và chức năng thực sự
của tâm lý trong cuộc sống, trong hoạt động của con người.
------------------------------------Chương IV: Thuyết hành vi xã hội và Tâm lý học hành vi
tạo tác của Skinner
Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của thuyết
hành vi cấp tiến. Skinner đổi mới thuyết hành vi cũ của Watson, hình
thành thuyết hành vi tạo tác của mình, thực nghiệm trong cái hộp chứ
danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về con người và hành vi
người và xã hội. Một phần đó đã tạo nên thuyết hành vi xã hội của
Skinner.
Skinner đã hình thành tư tưởng “công nghệ hành vi”, ông đưa ra triết lý
“hãy vứt bỏ tự do và nhân phẩm” và nó đã trở thành cơ sở của toàn bộ
thuyết hành vi xã hội của ông.
I. Tạo tác.
Skinner vẫn trung thành đi theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson,
nhưng ơng đã có thay đổi đôi chút. Trong hệ thống của skinner, hành vi có
một đặc điểm mới và một tên gọi mới là “tạo tác”. Nó có ba dạng: hành vi
vơ điều kiện, có điều kiện và hành vi tạo tác. Ba loại này có ba cơ sở
tương ứng là: bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và q trình điều kiện tạo
tác.
Theo “tạo tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra khơng phải do một kích
thích khơng điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng
những kích thích kiểu đó, Skinner gọi là S. Cịn trong trường hợp hành vi
tạo tác, thì cơ thể khi vào một hồn cảnh nào đó sẽ có những tạo tác (cử
động) ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ được củng cố, và các phản ứng



kiểu đó skinner gọi là R và được gọi là hành vi tạo tác. Với loại S, một
kích thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu hóa,
và trong tạo tác cũng thay thế, nhưng khơng có q trình tín hiệu hóa, loại
kích thích R khơng chuẩn bị để nhận một kích thích củng cố mà tạo ra
kích thích củng cố. Và đây là một ý kiến có ý nghĩa. Và trong luận điểm
của Skinner, cơ sở của hành vi có cùng một nguyên tắc hoạt động phản xạ
của hệ thần kinh. Từ đây chính thức đưa phản xạ trong thuyết hành vi
thành một đơn vị phân tích để nghiên cứu hành vi một cách trực quan.
Theo Skinner, cơ thể con người luôn nằm trong vịng của kích thích củng
cố và chỉ có thể. Đây là một cái nhìn tiêu cực hay nói cách khác là mù
qng trong cách nhìn của ơng.
Tạo tác là mối liên hệ chức năng giữa các tác động trực tiếp vào cơ thể và
các cử động trả lời trực tiếp nhằm tránh những củng cố âm và nhận những
củng cố dương.
II. Các luận điểm chính của Skinner.
1. Cơ thể
Cơ thể theo Skinner được hiểu như là cái tạo ra một hành vi tạo tác nào đó
tương ứng với một hồn cảnh nào đó. Với ơng, con người và động vật
khơng có một sự khác biệt nào cả như theo thuyết hành vi cổ điển, vì thế
mà mang những kết luận thu được ở động vật áp dụng vào con người. Đây
là một luận điểm sai lệch hồn tồn và nó cũng là một trong những
nguyên nhân rất lớn đẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa hành vi.
Cơ thể là một con người thực hiện một loại hành vi đồng bộ, trong đó có
cả hành vi ngơn ngữ và các loại hành vi khác. Cơ thể vừa đóng vai trị
kích thích, vừa là một củng cố. Với ơng, quan hệ qua lại giữa người với
người chỉ là quan hệ qua lại giữa một cơ thể với một cơ thể khác, và luận
điểm này thống trị trong suốt thời kỳ tồn tại của chủ nghĩa hành vi. Và
đây là một khuyết điểm nữa của Skinner. Theo ông, con người chỉ là cơ
thể cá thể, kẻ mang quá trình hành vi được hình thành nhờ có hồn cảnh

tác động, trong đó có cả mơi trường; ơng cịn phân biệt ra mơi trường vật
lý và môi trường sinh vật. Skinner đã hành vi hóa tất cả q trình và thuộc
tính tâm lý người, kết quả, con người chỉ là một hệ thống tạo ra được hành
vi, hệ thống ấy khơng có lý tưởng, khơng có mục đích, khơng có kế
hoạch… Tơi thực sự phê phán ý đồ hành vi hóa ấy, và xã hội cũng đã
chứng minh những luận điểm sai lầm của Skinner nói riêng và chủ nghĩa
hành vi nói chung.
2. Văn hóa
Khái niệm văn hóa là một trong những khái niệm cơ bản tạo dựng nên


thuyết hành vi xã hội của Skinnner. Trong việc hình thành hành vi người,
văn hóa có vai trong quyết định. Theo ơng, văn hóa khơng phải là cốt lõi
của tri thức, khơng phải là tổ hợp hay dịng tư tưởng, không phải là chiều
hướng suy nghĩ dễ xảy ra nhất, không phải là kết quả của mọi thành tựu
hay tư liệu cần thiết cho sự suy nghĩ. Văn hóa - ấy là môi trường xã hội,
rồi đến với cá thể nó sẽ quy về hồn cảnh xã hội, mà đó là một mớ ngẫu
nhiên được củng cố mà người này được nhận từ người kia.
Văn hóa nằm ngồi hành vi của cá thể, và cá thể ủng hộ văn hóa bằng
thực tiễn của mình, văn hóa bao gồm các hành động của người khác.
Hành vi do hoàn cảnh tạo ra, đó là tư tưởng của nền văn hóa, các củng cố
xuất hiện trong đó chính là giá trị của văn hóa.
Hành vi tốt, hành vi xấu, đúng hay sai khơng quy vào lịng tốt hay ác ý,
khơng quy về tính cách tốt hay xấu không quy về những tri thức về cái
đúng cái sai. Mà nó được quy về các hoàn cảnh bao gồm một số lớn các
củng cố bằng lời nói ngơn ngữ khai q “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”. Điều
này khiến con người có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm về hành vi của mình,
đồng thời vứt bỏ mọi quan niệm về đạo đức ra người thực tế. Theo
nguyên tắc phản ứng của Skinner, con người trở thành con rối, tất thảy chỉ
thực hiện hành vi của môi trưởng mà thơi. Cuộc sống thực chỉ cần các

hồn cảnh như: thực phẩm, nước, các kích thích ngơn ngữ… chứa đựng
các củng cố đối với hành vi tạo tác của cá thể. Skinner cịn nói, “đấu tranh
giai cấp là một con đường con người kiểm tra con người một cách thô
bạo”.
3. Cơng nghệ hành vi.
Trong học thuyết tạo tác của mình, Skinner lập ra mộ loại quy trình “cơng
nghệ hành vi”. Đây là bước cuối cùng trong việc hành vi hóa con người.
Quy trình của cơng nghệ hành vi là do cuộc sống của con người và xã hội
quy định. Đây là một lập luận chính xác.
Theo lý thuyết của Skinner, công nghệ hành vi là:
a. Quan niệm con người trước hết là cơ thể cá thể hay một hệ thống vật lý
với nghĩa là một hệ thống phức tạp, hệ thống này tiến hành hành vi theo
một cách nhất định.
b. Công cụ trung tâm là khái niệm tạo tác.
c. Phân tích chức năng là phương pháp xây dựng và vận hành của công
nghệ hành vi. Cái tôi là một chương trình hành vi phù hợp với hồn cảnh
mà “tơi” có. Sơ đồ của nguyên tắc này vẫn là S-R
d. Cơ chế của tất cả các q trình cơng nghệ hành vi người nằm trong sự
kiểm tra chế độ củng cố.
e. Về mặt đạo đức, cơng nghệ hành vi mang tính trung lập, tức toàn bộ
thực chất của tất cả các hoạt động có thể quan sát thấy ở con người là ở


trong củng cố.
f. Trong cơng nghệ hành vi có sáu loại kiểm soát: kinh tế, giáo dục, đạo
đức, nhà nước, tôn giáo và tâm lý liệu pháp.
Tư tưởng điều khiển hành vi đạt đến đỉnh cao trong việc vận vận dụng
thuyết hành vi xã hội vào thực tiễn dưới dạng công nghệ hành vi trở thành
đoạn kết bi thảm cho thuyết hành vi cấp tiến.
---------------------------------Chương V: Đánh giá tâm lý học hành vi.

I. Nguyên nhân tan rã của thuyết hành vi.
Thứ nhất, tâm lý học hành vi đã đồng hóa hành vi người và hành vi động
vật. Phương pháp tiếp cận chỉ là quan sát được từ bên ngoài làm dữ liệu
duy nhất. Bên cạnh đó lại vứt bỏ ý thức ra ngoài phạm vi tâm lý và tác
biệt một cách máy móc ý thức ra khỏi hành vi.
Thứ hai, thuyết hành vi đã coi con người như một cơ thể phản ứng, “một
cái máy liên hợp vật lý”, họ xóa mọi ranh giới có tính ngun tắc giữa
hành vi con vật và con người. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
việc tan rã của thuyết hành vi.
Với ý đồ phát triển khoa học hành vi trên nền tảng khách quan và tiến bộ
đã sụp đổ với việc quan niệm con người chỉ có phản ứng thụ động, và vì
vậy phụ thuộc vào các kích thích tác động.
Phương pháp luận của thuyết hành vi không lưu ý nhà nghiên cứu tới mặt
đạo đức, luân lý của con người mà chỉ xem xét con người có thích hợp với
việc này việc kia hay khơng, biến con người khơng cịn là người chủ nữa
mà thành người thực hiện.
Chủ nghĩa hành vi chỉ để ý đến hành vi chứ không để ý tìm hiểu nguyên
nhân, nguồn gốc của các hình thái hành vi ấy. Thuyết này loại trừ hoàn
toàn hành vi cấp cao như ý thức, và sự phát triển ý thức.
Trong quá trình xây dựng tâm lý học hành vi, hầu hết các nhà hành vi đều
đánh mất phạm trù hành vi, mà chuyển nó thành phạm trù phản ứng.
Trong thuyết hành vi khơng có phạm trù hoạt động mà chỉ có phạm trù
phản ứng mà thơi.
Tâm lý học hành vi vẫn không giải quyết được hai vấn đề cơ bản mà trong
suốt giai đoạn đó tâm lý học bế tắc:
- Khơng tìm ra những khác biệt chất lượng giữa động vật và con người.
- Và chính vì thế mà khơng có cách nghiên cứu ý thức.


Nói chung, tâm lý học hành vi đã khơng khắc phục được chủ nghĩa nhị

nguyên, chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa siêu hình đặc
trưng trong tâm lý học nội quan như Watson đã từng mong muốn.
II. Những đóng góp của tâm lý học hành vi.
Trong giai đoạn đầu hình thành, tâm lý học hành vi đã mở ra một thời kỳ
mới, cứu thoát tâm lý học những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
ra khỏi khủng hoảng.
Đưa ra cho tâm lý học đương đại một con đường mới để nghiên cứu tâm
lý học như một khoa học về tâm lý. Và đưa tâm lý học đi theo con đường
duy vật biện chứng, góp phần rất lớn trong việc xây dựng tâm lý học
khách quan.
Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý, tâm lý học hành vi đưa hành vi con
người, đời sống xã hội của con người trở thành đối tượng của tâm lý học.
Kiên quyết chông lại những trường phái tâm lý học duy tâm trước đó. Xây
dựng một lý thuyết tâm lý học khách quan hồn tồn mới.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị cho
việc giáo dục, đào tạo con người. Đưa ra những luận điểm có ý nghĩa
trong việc xây dựng tâm lý học xã hội, nghiên cứu hành vi của con người.
Đặc biệt, học thuyết hành vi đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành
công trong tâm lý học hiện đại khi được chỉnh sửa và kết hợp với những
trường phái khác. Đóng góp rất lớn trong tư vấn tâm lý: tiếp cận thân chủ,
trị liệu hành vi, trị liệu tâm lý, quản lý nhân sự, điều hành con người,
phương pháp giáo dục…Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng rãi
trong trị liệu, tham vấn, đặc biệt với với những người mong muốn thay
đổi hành vi không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị
liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn ám sợ; stress, trẻ em với những
rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng; rối nhiễu tình dục... Người ta hay
sử dụng nó trong những vấn đề liên quan đến lão khoa, nhi khoa, hoá giải
stress, điều chỉnh hành vi. Trong một số lĩnh vực khác như kinh doanh
quản lý hay giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này. Thời gian can
thiệp bằng liệu pháp này không dài nhưng có thể đem lại những kết quả

mong muốn do vậy nó được ứng dụng rộng rãi.



×