Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu các quan hệ tài chính trong tổng công ty hàng hải việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.29 KB, 15 trang )

i

CHƢƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ TÀI CHÍNH TRONG
CÁC TỔNG CƠNG TY NHÀ NƢỚC THEO MƠ HÌNH
CƠNG TY MẸ – CÔNG TY CON.
1.1. Sơ lƣợc về Tổng công ty Nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm, phân loại Tổng công ty Nhà nước
Luật DNNN được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 7 thông qua đã xác
định:
“TCTNN được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn
vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ,
cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động
trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật chính, nhằm tăng
cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm
vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ”.
Luật DNNN năm 2003 đã chia các loại TCTNN thành 3 mơ hình khác
nhau:
Thứ nhất là mơ hình TCT do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
Thứ hai là TCT do các công ty tự đầu tư và thành lập.
Thứ ba là TCT đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Về cơ cấu tổ chức, TCTNN có thể có các loại đơn vị thành viên sau đây:
- Đơn vị hoạch toán độc lập
- Đơn vị hoạch tốn phụ thuộc
- Đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.2. Đặc trưng của TCTNN
1.1.2.1. Về tư cách pháp nhân:
TCTNN, theo Quyết định 91/TTg, là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành
lập, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính cũng
như các dịch vụ liên quan và có quy mơ tương đối lớn.
1.1.2.2. Về sở hữu:




ii
TCTNN là tập hợp các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu Nhà nước. Bởi vậy,
Nhà nước (người chủ sở hữu) có tồn quyền với việc thành lập, quản lý TCT,
bao gồm cả những vấn đề nhân sự của bộ máy quản lý.
1.1.2.3. Về lĩnh vực hoạt động:
TCTNN có thể hoạt động kinh doanh đa ngành, song nhất thiết phải có định
hướng ngành chủ đạo (Quyết định 91/TTg).
1.1.2.4. Về cơ cấu tổ chức quản lý:
TCTNN có: HĐQT, Ban kiểm sốt, Tổng Giám đốc, các Phó tổng Giám
đốc, Kế tốn trưởng và bộ máy giúp việc.
1.1.3. Vai trò của TCTNN trong nền kinh tế
Thứ nhất, các TCTNN là một lực lượng kinh tế tác động đến đời sống
kinh tế xã hội của đất nước, một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhiều thành
phần, chi phối nền kinh tế nước ta trong giai đoạn trước mắt.
Thứ hai, các TCT chi phối các ngành, lĩnh vực quản lý then chốt của nền
kinh tế, là một công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thú ba, các TCT là lực lượng nòng cốt, chủ lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn, cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền
kinh tế quốc dân như điện than, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy, thép…
Thứ tư, các TCTNN làm tăng cường sức mạnh kinh tế, khả năng cạnh
tranh của TCT cũng như của từng đơn vị thành viên.
Thứ năm, thành lập TCTNN là một đòi hỏi khách quan nhằm khắc phục
khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt.
Thứ sáu, việc thành lập các TCTNN tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào SXKD.
Thứ bảy, TCTNN được coi như một giải pháp quan trọng giúp các nước
cơng nghiệp hố sau thực hiện chiến lược chuyển giao cơng nghệ nước ngồi

một cách có hiệu quả nhất.


iii
1.2. Quan hệ tài chính trong Tổng cơng ty Nhà nƣớc
1.2.1.Khái niệm, vai trị của quan hệ tài chính trong Tổng cơng ty Nhà nước
Quan hệ tài chính là quan hệ giữa TCT với các đơn vị thành viên trong
việc hướng dẫn và tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê, tài chính của đơn vị
thành viên phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị và của TCT theo đúng
Luật kế tốn thống kê và Quy chế tài chính của TCT. Trong quá trình thực hiện
nghĩa vụ về tài chính với TCT, các đơn vị thành viên được quyền đề nghị TCT
nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ tài chính cho phù hợp (Ví
dụ: sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của TCT).
Quan hệ tài chính trong nội bộ TCT được thể hiện bằng những qui chế,
qui định của TCT đối với các hoạt động tài chính của bản thân TCT. Những
qui chế, qui định này phải tuân theo những văn bản pháp qui của Nhà nước có
liên quan, khơng trái pháp luật là bước cụ thể hoá các cơ chế của Nhà nước đối
với hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên trong TCT.
1.2.2.Nội dung quan hệ tài chính trong các TCTNN hoạt động theo mơ hình
cơng ty mẹ – cơng ty con
1.2.2.1. Giao vốn, quản lý, sử dụng vốn và tài sản
* Giao vốn, quản lý, sử dụng vốn:
Sau khi được thành lập, TCTNN cấp vốn điều lệ ban đầu phù hợp với
mức vốn pháp định quy định cho ngành nghề kinh doanh của TCT. Trên cơ
sở số vốn và tài sản đã có tương đối lớn (vốn pháp định đối với các TCT 91
phải đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên), Nhà nước thực hiện việc giao vốn thuộc sở
hữu Nhà nước cho HĐQT TCT.
DNNN có thể được cấp và cấp bổ sung vốn lưu động từ nguồn ngân
sách Nhà nước theo quy định tại Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998
của Thủ tướng Chính phủ.

Các Doanh nghiệp là thành viên của TCT được TCT thực hiện việc giao
và bổ sung vốn, tài sản để quản lý và sử dụng trên cơ sở vốn Nhà nước giao
cho TCT, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh đã được HĐQT phê


iv
duyệt. Ngoài nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp thành viên
được quyền huy động vốn dưới hình thức hiện vật, giá trị theo sự phân cấp, uỷ
quyền của TCT để đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh.
* Quản lý, sử dụng tài sản:
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản
lưu độn (TSLĐ). Quản lý tài sản trong quá trình họat động của TCT gồm các
nội dung chính:
- Về quyết định đầu tư, mua sắm TSCĐ.
- Về quản lý TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
- Về quản lý TSLĐ
- Về xử lý tổn thất tài sản.
1.2.2.2. Quản lý doanh thu, chi phí
* Quản lý doanh thu:
TCT phân cấp, uỷ quyền cho các doanh nghiệp thành viên quản lý các
khoản thu theo quy định của Nhà nước và điều lệ cụ thể của các doanh
nghiệp thành viên. Việc quản lý doanh thu giữa TCT và các doanh nghiệp
thành viên có các hình thức chủ yếu sau:
- Quản lý doanh thu theo hình thức tập trung.
- Quản lý doanh thu theo hình thức phân tán
* Quản lý chi phí:
Quản lý chi phí của TCT đối với các doanh nghiệp thành viên được thể
hiện dưới một số hình thức sau:
- Quản lý chi phí theo hình thức khốn chi phí.
- Quản lý chi phí theo hình thức áp dụng định mức.

- Quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp.
1.2.2.3. Quản lý và phân phối lợi nhuận
Sau khi trừ đi các khoản chi phí kinh doanh trong kỳ, phần cịn lại của
doanh thu thuần là lợi nhuận trước thuế. Từ đây, lợi nhuận thực hiện trong năm
của TCT được phân phối theo thứ tự sau:


v
+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
+ Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
+ Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt
vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi
phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp.
+ Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế lợi tức.
+ Quỹ đặc biệt trong một số ngành đặc thù và sử dụng các quỹ tập trung
sau đây: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo, Quỹ dự
phòng tài chính, Quỹ dự phịng về trợ cấp mất việc làm, Quỹ khen thưởng và
phúc lợi.
1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát tài chính
Trong các TCTNN, cơng tác giám sát tài chính cần đảm bảo những nội
dung chủ yếu sau:
- Giám sát của Nhà nước đối với TCT và các đơn vị thành viên.
- Giám sát của TCT đối với các đơn vị thành viên.
- Giám sát trong nội bộ các đơn vị thành viên.
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các TĐKT trên thế giới.
Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, các TĐKT có hai loại cơ cấu tổ
chức khác nhau. Một là cơ cấu tổ chức lỏng, khơng có góp vốn thì tập đồn
mẹ khơng có tư cách pháp nhân. Các cơng ty con có quyền tự chủ cao, tự
quyết định các hoạt động kinh doanh. Việc hình thành Tập đoàn là phát triển
mối liên kết kinh tế để thực hiện những mục tiêu thỏa thuận đã cam kết trong

quy định khi thành lập. Trong mơ hình cứng thì TĐKT có tư cách pháp nhân
và có quyền can thiệp sâu hơn vào hoạt động của các công ty con. Như vậy,
cơ chế quản lý có thể lỏng, có thể chặt nhưng điểm nổi bật nhất là công ty mẹ
chi phối các công ty con về mặt chiến lược và tài chính, giám sát hoạt động
của các cơng ty con.


vi

CHƢƠNG II:
THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÀI CHÍNH TRONG
TỔNG CƠNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Tổng công ty Hàng hải việt Nam:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
VINALINES là một trong 17 TCT mạnh của cả nước, được thành lập
theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. với
mục đích hình thành một tổ chức hàng hải mạnh của Nhà nước trong điều kiện
kinh tế thị trường, đồng thời tạo sức mạnh cạnh tranh cho hàng hải Việt Nam
trên thị trường hàng hải thế giới.
Sau mười năm hoạt động, tính đến 31/12/2006, số doanh nghiệp trực
thuộc VINALINES bao gồm: 16 doanh nghiệp Nhà nước (trong đó có 03
doanh nghiệp hạch tốn phụ thuộc), 07 doanh nghiệp liên doanh và 24 doanh
nghiệp cổ phần (trong đó VINALINES có vốn góp chi phối tại 08 doanh
nghiệp liên doanh và cổ phần); vốn nhà nước ước đạt 3.500 tỷ đồng.
2.1.2. Mơ hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của VINALINES:
VINALINES được tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị định số
79/CP ngày 22 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ , gồm có:
- HĐQT
- Ban kiểm sốt

- Tổng giám
- Các Phó Tổng giám đốc
- Bộ máy giúp việc
- Các đơn vị thành viên.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải biển, khai thác cảng, sửa
chữa tàu biển, đại lý môi giới và cung ứng dịch vụ hàng hải.
- Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải


vii
- Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức kinh doanh hàng hải
trong nước và ngoài nước
- Hợp tác, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và
ngoài nước về hàng hải phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn do Nhà nước
giao
- Nhận và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà
nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác được giao.
2.1.3. Đặc điểm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ảnh hưởng đến các
quan hệ tài chính nội bộ:
- Về mơ hình tổ chức: Quy mơ của VINALINES còn tương đối nhỏ, do
vậy VINALINES lựa chọn hình thức quản lý tài chính tập trung để tận dụng
nguồn vốn hạn hẹp của mình.
- Về tính chất ngành nghề:
Sản xuất trong ngành hàng hải (vận tải, bốc xếp, dịch vụ hàng hải) có
những đặc thù riêng biệt.
+ Khơng tồn tại độc lập ngồi q trình sản xuất ra nó
+ Cơng nghệ, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp thành viên kinh
doanh về cảng, vận tải và dịch vụ là khác nhau

+ Ngành hàng hải chịu sức ép cạnh tranh rất mạnh
- Về qui mô của các doanh nghiệp thành viên: Khối lượng tài sản của các
doanh nghiệp thành viên của VINALINES là rất lớn.
2.1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh chủ yếu
Kết quả đạt được trên một số chỉ tiêu chính trong 6 năm và so sánh với
thời điểm 31/12/2000 thể hiện như sau:
- Vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/2000 là 2.256 tỷ đồng, vốn nhà nước tại
thời điểm 31/12/2006 đạt 3.500 tỷ, tăng 47% so với năm 2000.
- Sản lượng vận tải đạt mức tăng trưởng bình quân 11% năm, năm 2000
đạt 13,1triệu tấn, năm 2006 đạt 23,5 triệu tấn.


viii
- Sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 10% năm,
năm 2000 đạt 23,4 triệu tấn, năm 2006 đạt 38,3 triệu tấn.
- Doanh thu đạt mức tăng trưởng bình quân 19% năm, năm 2000 đạt 4.430
tỷ đồng, năm 2006 đạt 12.520 tỷ đồng.
- Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng bình quân 18% năm, năm 2000 đạt 301 tỷ
đồng , năm 2006 đạt 784 tỷ đồng.
- Số nộp ngân sách đạt mức tăng trưởng bình quân 13,6% năm, năm 2000
là 332 tỷ đồng, năm 2006 VINALINES nộp ngân sách 652 tỷ đồng.
- Đội tàu của VINALINES năm 2000 có 79 chiếc, với tổng trọng tải 845
nghìn DWT, đến hết năm 2006 là 120 chiếc với trọng tải là 1,6 triệu DWT.
- Hệ thống cảng biển được đầu tư nâng cấp đến hết năm 2006 có 9.854 md
cầu, năm 2000 chỉ có 7.145 md cầu, trang thiết bị bốc xếp được đầu tư bổ
sung, quy trình bốc xếp được hồn thiện, đưa năng suất thơng qua từ
2.586T/m-dài cầu tàu năm 2000 lên đến 3.525 T/m-dài cầu tàu năm 2006.
Các con số trên đã phản ánh chất lượng tăng trưởng của VINALINES, tuy
còn khiêm tốn nhưng cho thấy đã đi theo hướng phát triển bền vững.
2.2. Thực trạng quan hệ tài chính trong Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam

2.2.1. Giao vốn, quản lý, sử dụng vốn và tài sản
2.2.1.1. Giao vốn, quản lý và sử dụng vốn
Doanh nghiệp là thành viên của VINALINES được VINALINES thực
hiện việc giao và bổ sung vốn, tài sản để quản lý và sử dụng trên cơ sở vốn
Nhà nước giao cho VINALINES. Trong trường hợp cần thiết, VINALINES có
quyền điều chỉnh vốn và các nguồn lực do Nhà nước cấp đã phân giao cho các
doanh nghiệp thành viên. Giá trị vốn điều hoà trong nội bộ của VINALINES từ
năm 2001 - 2006 như sau:
Năm 2001:

21.537 triệu đồng

Năm 2004:

22.492 triệu đồng

Năm 2002:

19.962 triệu đồng

Năm 2005:

16.254 triệu đồng

Năm 2003:

36.856 triệu đồng

Năm 2006:


18.544 triệu đồng


ix
Tuy nhiên, cơ chế điều hoà vốn tại VINALINES vẫn cịn mang tính ép buộc, nó
cũng đã gây cho các doanh nghiệp thành viên những khó khăn nhất dịnh trong việc vay
bù đắp. Mặt khác, VINALINES có thể huy động khấu hao của các doanh nghiệp thành
viên hạch toán độc lập để phục vụ cho nhu cầu đầu tư tập trung của VINALINES.
Để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho SXKD, VINALINES được quyền vay vốn
và quỹ nhàn rỗi của các doanh nghiệp thành viên, cũng như cho các doanh nghiệp
thành viên vay lại với lãi suất nội bộ. Ngoài nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, các
doanh nghiệp thành viên được quyền huy động vốn dưới hình thức hiện vật, giá trị
theo sự phân cấp, uỷ quyền của VINALINES để đảm bảo thực hiện các hoạt động
kinh doanh. VINALINES được phép bảo lãnh cho các doanh nghiệp thành viên
vay vốn trong nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.1.2. Quản lý, sử dụng tài sản
- Quản lý đầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ: Qui chế quản lý tài chính đã
qui định và phân cấp rõ ràng, cụ thể về việc quản lý, sử dụng tài sản đối với các
doanh nghiệp hạch toán độc lập như sau:
+ Giám đốc các doanh nghiệp thành viên quyết định các dự án đầu tư, góp
vốn, mua – bán tài sản có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài
chính của đơn vị được cơng bố tại quý gần nhất.
+ Tổng giám đốc VINALINES quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua
– bán tài sản có giá trị từ 30 – 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của
đơn vị được công bố tại quý gần nhất.
+ Đối với việc đầu tư, góp vốn, mua- bán tài sản có giá trị hơn 50% tổng
giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của đơn vị được cơng bố tại quý gần nhất
phải trình HĐQT để HĐQT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp cần thiết, VINALINES có thể điều động tài sản giữa các
doanh nghiệp thành viên.

- Quản lý khấu hao TSCĐ: Hàng năm tiền khấu hao được tính vào giá
thành sản phẩm và từ đó trích lập quỹ khấu hao. Tỷ lệ trích lập quỹ khấu hao hàng
năm của các doanh nghiệp thành viên do HĐQT VINALINES quyết định.


x
- Quản lý việc cho thuê, cầm cố, thế chấp, thanh lý, nhượng bán tài sản:
HĐQT VINALINES quyết định các hợp đồng cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản và
các hợp đồng kinh tế khác của các doanh nghiệp thành viên có giá trị lớn hơn mức
vốn điều lệ. Các hợp đồng có mức bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Tổng giám
đốc quyết định.
Việc nhượng bán, thanh lý tài sản có giá trị cịn lại dưới 30% tổng giá trị tài
sản trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp hạch tốn độc lập được cơng bố tại quí
gần nhất do Giám đốc doanh nghiệp quyết định.; từ 30 – 50% do Tổng giám đốc
VINALINES quyết định; trên 50% do HĐQT VINALINES trình Bộ Giao thơng
Vận tải quyết định. Trường hợp đặc biệt, đối với các tài sản có giá trị lớn thuộc hạ
tầng cơ sở như bến cảng, đường giao thơng phải trình lên HĐQT để HĐQT trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2.2. Quản lý doanh thu, chi phí
2.2.2.1. Quản lý doanh thu:
VINALINES giao nhiệm vụ cho một bộ phận của Ban Tài chính - Kế tốn
theo dõi, tổng hợp doanh thu của VINALINES và các doanh nghiệp thành viên.
Trên thực tế, việc quản lý doanh thu của VINALINES chỉ mang tính chất hành
chính, VINALINES phân cấp, uỷ quyền cho các doanh nghiệp thành viên quản lý
các khoản thu theo quy định của Nhà nước, Điều lệ VINALINES, Điều lệ cụ thể
của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Quản lý chi phí:
Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành của VINALINES
được huy động từ các doanh nghiệp thành viên. Mức huy động hằng năm do
Tổng giám đốc đề nghị và HĐQT phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của

Bộ Tài chính.
VINALINES đã xây dựng và ban hành các định mức lao động chuyên
ngành; định mức tiêu hao vật tư, phụ tùng; định mức năng suất thiết bị; định mức
sửa chữa lớn trên cơ sở định mức cơ bản của Nhà nước có tính đến các điều kiện
thực tế của ngành hàng hải.


xi
2.2.3. Quản lý và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của VINALINES sau khi nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp được phân phối như sau:
- Bù khoản lỗ của các năm trước đối với khoản lỗ không được trừ vào lợi
nhuận trước thuế;
- Trích tiền sử dụng vốn nhà nước;
- Trả các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước thuộc trách nhiệm
của doanh nghiệp;
- Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng khơng được tính vào chi phí
hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).
Phần lợi nhuận của mình kinh doanh trực tiếp và lợi nhuận sau thuế các đơn vị
thành viên còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nộp ngân sách, chia lãi, trích tiền sử
dụng vốn nhà nước…, hàng năm VINALINES trích lập các quỹ sau: Quỹ đầu tư
phát triển, Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ dự
phịng về trợ cấp mất việc làm, Quỹ khen thưởng và phúc lợi. Tỷ lệ huy dộng ở mỗi
quỹ do HĐQT quyết định và tỷ lệ này có thể thay đổi trong trường hợp cần thiết.
2.2.4. Kiểm tra, giám sát tài chính:
Tại Ban tài chính của VINALINES có một bộ phận chuyên quản với nhiệm vụ
theo dõi và kiểm tra các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thành viên. Thực tế,
cơng tác kiểm tra, kiểm sóat tài chính chỉ được thực hiện khi thay đổi, sắp xếp lại
doanh nghiệp chứ chưa thật sự xây dựng một cơ chế giám sát chặt chẽ và rõ ràng.

2.3. Đánh giá thực trạng quan hệ tài chính trong Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam
2.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, VINALINES đã thể hiện được vai trò điều phối chung trong hoạt
động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên.
Thứ hai, Cơ chế huy động vốn đã tạo điều kiện để VINALINES và các
doanh nghiệp thành viên có sự chủ động trong việc tìm và thu hút vốn phục vụ
nhu cầu SXKD bằng nhiều hình thức khác nhau.


xii
Thứ ba, Thông qua việc phê chuẩn các dự án đầu tư nằm trong kế hoạch
hàng năm, VINALINES đã thực hiện được việc định hướng đầu tư cho các doanh
nghiệp thành viên, đảm bảo các dự án nằm trong định hướng chiến lược chung
của tồn VINALINES.
Thứ tư, Cơ chế trích lập các quỹ tập trung, cơ chế tín dụng nội bộ đã tạo cho
VINALINES khả năng tập trung vốn ở mức độ nhất định để thực hiện những
định hướng chiến lược chung, điều hoà, hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp gặp
khó khăn về tài chính.
Thứ năm, Sự phân cấp của VINALINES trong cơng tác quản lý tài chính đã
tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ tài chính, góp phần phát huy tính linh hoạt,
năng động của các doanh nghiệp thành viên, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ
động nắm bắt thời cơ, đầu tư kịp thời để đáp ứng nhu cầu SXKD
Thứ sáu, Về cơ bản, công tác kế toán, kiểm toán, thống kê đáp ứng yêu cầu
thơng tin nhanh chóng, chính xác, báo cáo đầy đủ đến các cơ quan chức năng của
Nhà nước.
2.3.2. Hạn chế
* Về vấn đề giao vốn, quản lý, sử dụng vốn và tài sản:
- VINALINES áp dụng cách thức điều hoà vốn theo phương thức ghi tăng,
giảm vốn là chưa hiệu quả. Việc điều động vốn Nhà nước giữa các doanh nghiệp
thành viên cịn mang tính mệnh lệnh, doanh nghiệp bị điều động vốn một cách

bắt buộc.
- Việc quy định và áp dụng lãi suất nội bộ có tính hai mặt.
- Các hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư bị quản lý có tính chất chồng
chéo.
- Mức độ phân cấp của VINALINES trong công tác quản lý tài chính chưa
thực sự mở rộng, cịn gắn với nhiều điều kiện, nhất là trong việc cho thuê, nhượng
bán, thanh lý tài sản, xử lý nợ, xử lý tổn thất tài sản.
- Mức độ và thời gian khấu hao tài sản không đáp ứng được yêu cầu đầu tư
thực tế.


xiii
* Về vấn đề quản lý doanh thu, chi phí:
- Việc quản lý doanh thu, chi phí của VINALINES đối với các đơn vị thành
viên chỉ mang tính hành chính, nặng về báo cáo.
- Về quan hệ thu – nộp một phần từ quỹ chuyên dùng cấp dưới lên quỹ
chuyên dùng cấp trên, ở đây có sự cọ xát của hai lợi ích giữa doanh nghiệp thành
viên và VINALINES.
* Về cơng tác kiểm sốt, giám sát tài chính:
- Chế độ, thủ tục báo cáo thống kê, quyết tốn cịn q rườm rà, thơng tin
cịn phải gửi đến q nhiều địa chỉ cơ quan chức năng.
- VINALINES chịu sự chi phối của nhiều đầu mối quản lý, một số cơ quan
có hiện tượng chồng chéo nhau và phối hợp không đồng bộ trong việc ban hành
các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý công ty và quản lý kinh tế.
- Việc thực hiện những quy định về quản lý tài chính trong nội bộ
VINALINES cịn chưa thực sự nghiêm túc, chủ yếu là trong lĩnh vực chấp hành
các quy định, thể lệ về kế toán, thống kê, kiểm toán.
2.3.3. Nguyên nhân
- Từ trước tới nay Việt Nam chưa có một hình mẫu, kinh nghiệm nào trong
việc xây dựng phát triển TĐKT hoạt động trong cơ chế thị trường

- Các chính sách kinh tế vĩ mơ chưa thực sự tạo điều kiện cho việc cải cách
một cách triệt để cơ chế hoạt động cũng như cơ chế tài chính của các TCTNN..
- Thị trường chứng khoán của nước ta chưa được định hình rõ nét, cịn nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty.
- Vấn đề thống kê, báo cáo kịp thời của các doanh nghiệp thành viên lên
VINALINES chưa được coi trọng.
- Trình độ, năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ lãnh đạo và cán
bộ của VINALINES còn nhiều hạn chế.


xiv

CHƢƠNG III:
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUAN HỆ TÀI CHÍNH TRONG
TỔNG CƠNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ tài chính nội bộ VINALINES ở
chương 2, kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 1 và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh
hưởng đến hợt động của VINALINES cũng như các định hướng, chiến lược của
VINALINES trong thời gian tới, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm hoàn
thiện các quan hệ tài chính trong VINALINES trong thời gian tới.
3.1. Mở rộng trách nhiệm, quyền hạn của các doanh nghiệp thành viên trong
việc huy động vốn.
- Với tư cách độc lập của pháp nhân kinh tế, các đơn vị thành viên cần được
chủ động trong việc quyết định huy động vốn. Thay vì quyết định phê duyệt từng
trường hợp theo kế hoạch, VINALINES nên xây dựng các khung hướng dẫn bao
gồm mục tiêu, hạn mức, quy trình tín dụng… giúp cho các đơn vị thành viên thực
hiện việc huy động vốn được chủ động và thuận lợi.
- VINALINES cần xây dựng và thành lập cơng ty tài chính ngành hàng hải.
- Dưới giác độ huy động vốn, việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu của các đơn
vị thành viên cũng cần được đơn giản hoá theo hướng tăng thêm quyền chủ động

cho các đơn vị thành viên trong qúa trình tham gia vào thị trường vốn.
3.2

Phân cấp quản lý và quyết định đầu tư; phát huy vai trò, hiệu quả của việc

điều hòa vốn và tài sản trong nội bộ.
- VINALINES cần phát huy vai trị quản lý vĩ mơ, định hướng cho các đơn
vị thành viên trong việc đầu tư và tái đầu tư, đặc biệt chú trọng tới những ngành có
sự tương hỗ đối với ngành Hàng hải.
- Nên có sự linh hoạt trong việc áp dụng chế độ, thời gian tính khấu hao cho
những trường hợp cụ thể.


xv
- Trên cơ sở lợi ích đầu tư của VINALINES và thơng qua cơng ty tài chính
của ngành, VINALINES phát huy vai trị và hiệu quả của việc điều hồ vốn và tài
sản trong nội bộ.
- Việc quản lý đầu tư của bản thân Tổng công ty cũng cần được đổi mới theo
hướng tạo điều kiện để các thành viên có thể đầu tư chéo lẫn nhau. Một mặt các
thành viên cũng có thể đầu tư vào nhau nhưng mỗi cơng ty vẫn duy trì đầy đủ tư
cách pháp nhân độc lập của nó.
3.3

Văn phịng VINALINES tự đảm bảo việc trang trải các chi phí hoạt động

của bộ máy quản lý và điều hành .
3.4

Xây dựng quan hệ phân phối lợi nhuận linh hoạt tạo điều kiện giúp


doanh nghiệp tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chủ động trong việc sử dụng
vốn.
- Không nên để các quỹ chuyên dùng trở thành một nguồn vốn chết mà cần
thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào cơng ty tài chính trở thành nguồn vốn lớn để cho
vay.
- Vấn đề phân phối lợi nhuận cần được giải quyết theo hướng coi trọng lợi
ích của đơn vị trực tiếp tạo ra lợi nhuận, khuyến khích các đơn vị thành viên nâng
cao lợi nhuận đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống.
- Cơ chế áp dụng đối với các quỹ chuyên dùng trong nội bộ VINALNIES là
cơ chế tín dụng, hồn tồn tơn trọng tính độc lập của đơn vị thành viên.
3.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát nội bộ mang tính vĩ mơ và phù hợp với
quan hệ tài chính theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con..
3.4.1 Nhất quán luật điều chỉnh hoạt động của Doanh nghiệp
3.4.2 Hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực kế toán.
3.4.3. Phát triển thị trường chứng khoán và hệ thống dịch vụ tài chính.



×