Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào CaiĐánh giá và giải pháp nhằm nâng cao công tác Đội và phong trào Thiếu nhi ở Huyện Đoàn Sóc Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo, ngoài việc nỗ lực của bản thân, và nhận được
sự giúp đỡ của thầy cơ trong khoa Văn Hóa Dân Tộc thiểu số. Đặc biệt em xin bày
tỏ tấm lòng biết ơn đến Giảng viên - người đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình
thực hiện đề tài .
Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến phịng Văn hóa huyện Si Ma Cai ,
các cán bộ , người dân trong xã đã nhiệt tình cung cấp thơng tin và số liệu cho
Do hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn bài báo cáo cịn nhiều thiếu sót.
Vậy mong nhận được sự đống góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để bài báo cáo
được đầy đủ hơn
Xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2. Đặc điểm xã hội
1.3. Khái quát về người H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử


1.3.2. Cấu trúc và phân bố dân cư
1.3.3. Tập quán mưu sinh
1.3.4. Xã hội truyền thống
1.3.5. Đặc điểm văn hóa vật chất
1.3.6. Đặc điểm văn hóa tinh thần
CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ H’MƠNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BỘ TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG
2.1 Vai trò của người phụ nữ trong quá trình sản xuất nguyên liệu dệt
2.2 Vai trị của người phụ nữ trong q trình dệt, nhuộm
2.3 Vai trị của người phụ nữ trong q trình may và trang trí hoa văn


2.4 Vai trị của người phụ nữ trong quá trình sử dụng bộ trang phục
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ H’MÔNG TRONG VIỆC BẢO VỆ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
HIỆN NAY Ở HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI
3.1. Quan điểm Đảng và nhà nước về bảo tồn Văn hóa truyền thống.
3.2 .Thực trạng về quá trình sản xuất và sử dụng bộ trang phục truyền thống
của người H’Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trang phục truyền thống của người H’Mông
ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
3.4. Vai trò hiện nay của người phụ nữ trong bảo tồn trang phục truyền thống
của người Hmông ở huyện Si Ma Cai.
3.5. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ H’mông ở Si
Ma Cai trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Hmông là một trong 54 tộc người đang sống trên lãnh thổ Việt
Nam. Trong q trình tồn tại và phát triển, người Hmơng sáng tạo ra những giá trị
văn hóa vơ cùng đặc sắc, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú
và đa dạng.
Trang phục là một trong những thành tố văn hóa vật thể cơ bản khơng thể
thiếu được đối với cuộc sống con người. Nó khơng chỉ có chức năng che đậy, bảo
vệ con người về mặt sinh học mà cịn là biểu hiện của văn hóa, nếp sống tộc người,
thể hiện trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo thủ công truyền thống và quan niệm
thẩm mỹ. Ngồi ra trang phục cịn là cơ sở để phân biệt và giúp cho sự nhận biết
giữa tộc người này với tộc người khác.
Về mặt ý nghĩa khoa học, dưới góc độ văn hóa, lịch sử nghiên cứu trang
phục sẽ góp phần làm sáng tạo thêm những nét đặc trưng người và các mối quan hệ
liên quan. Từ đó có thêm những cứ liệu khoa học, làm cơ sở vững chắc cho việc

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa H’mơng ở huyện Si Ma Cai.
Về ý nghĩa thực tiễn, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, sự biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi về mặt văn
hóa và lối sống, nếp sống...trong đó, biến đổi về trang phục đang diễn ngày cang
mạnh mẽ. Xu hướng hòa đồng về lối sống, đặc biệt về trang phục ngày càng tăng.
Đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với việc nghiên cứu về trang phục của dân


tộc nói chung và dân tộc H’mơng ở Si Ma Cai nói riêng, có ý nghĩa thực tiễn lớn
lao nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống của người Hmông ở Si Ma Cai trong bối
cảnh giao lưu và hội nhập ngày nay.
Là một sinh viên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số kiến tập tại huyện Si Ma
Cai tôi nhận thấy sự biến đổi trang phục của dân tôc H’mơng ngày một bị biến đổi
và mất dần. Vì vậy, tơi quyết định chọn đề tài “Vai trị của người phụ nữ trong bảo
tồn trang phục truyền thống của dân tộc H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”
với mong muốn góp phần giới thiệu về một nét văn hóa về dân tộc H’mơng và góp
phần bảo tồn vào việc bảo tồn văn hóa truyền thống thơng qua trang phục của
người Hmông ở huyện Si Ma Cai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang phục truyền thống của người H’mông đã được đề cập trong một số
cơng trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả như: Văn hóa các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc của Trần Bình.
Tuy nhiên, riêng trang phục của người Hmông ở huyện Si Ma Cai thì từ
trước tới nay chưa có cơng trình hoặc bài viết nào đi sâu vào miêu tả một cánh cụ
thể, chi tiết. Vì thế, đây cũng là một trong những lý do khiến em chọn đề tài này và
địa điểm để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu hiểu thực trạng biến đổi trang phục và sự suy giảm
về việc mặc trang phục truyền thống của H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
cũng như vai trị của người phụ nữ H’mơng trong việc bảo tồn trang phục truyền

thống hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp phát huy hơn nữa vai trị của
phụ nữ Hmơng ở huyện Si ma Cai trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vai trò của người phụ nữ trong bảo tồn trang
phục của người phụ nữ H’mông cũng như các hoạt động liên quan đến người
H’mông.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
5.Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, phương pháp thực hiện được đề tài sử dụng chủ yếu là
phương pháp điền dã Dân tộc học, điều tra, điền dã thực địa, quan sát, phỏng vấn,
phân tích, quan sát, thu âm, ghi chép,...
Để bổ sung thêm tư liệu cũng như để so sánh đối chiếu, tác giả có sử dụng
việc nghiên cứu thư tịch (sách, báo, tư liệu trên internet...).
6.Đóng góp của đề tài
Đề tài đóng góp về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu về vai trị của phụ nữ
H’mơng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong việc bảo tồn trang phục truyền
thống.
Chỉ ra được những giá trị truyền thống tốt đẹp về trang phục của người
H’mông tại địa bàn nghiên cứu cần được bảo tồn và phát huy.
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được đề tài sẽ cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp về trang phục truyền thống của người H’mơng.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia
làm ba chương chính:
Chương 1: Khái quát về người H’mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
Chương 2: Vai trị của phụ nữ H’mơng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đối
với quá trình sản xuất và sử dụng bộ trang phục truyền thống.



Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trị của phụ nữ H’mơng
trong việc bảo tồn trang phục truyền thống hiện nay ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai.


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Si Ma Cai là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh
Lào Cai và được bao bọc bởi dịng sơng Chảy, thị trấn huyện Si Ma Cai cách trung
tâm tỉnh Lào Cai khoảng 100 km về phía Nam.
Phía Bắc giáp với huyện Mã Quan-Vân Nam-Trung Quốc .
Phía Tây giáp với huyện Bắc Hà.
Phía Nam giáp với huyện Mường Khương.
Phía Đơng giáp với huyện Xín Mần (Hà Giang) và huyện Bắc Hà (Lào
Cai).
Si Ma Cai gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã, 98 thơn bản
1.1.2. Địa hình

Si Ma Cai là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, độ cao trung bình từ
1200m đến 1800m, cao nhất là 1800m thấp nhất là 180m, độ dốc trung bình từ 24
– 280. Địa hình được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, thấp dần về hướng Tây Bắc các dải núi trong phạm vi ranh giới huyện.
1.1.3. Khí hậu

Si Ma Cai nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa tập trung vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, màu khô kéo dài

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau . Nhiệt độ trung bình năm là 18,9 0C có những
tháng Nhiệt độ trung bình xuống dưới 10 0C. Nhiệt độ có sự thay đổi theo các đai
cao khá rõ nét, sự thay đổi này diễn ra ngay trên địa bàn của một xã. Sự chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè,
ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông - lâm
nghiệp


Si Ma Cai là huyện có lượng mưa trung bình thấp so với các vùng trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 – 2.000mm, lượng mưa
chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng cịn lại trong năm mưa ít, cường
độ khơng tập trung. Nhìn chung lượng mưa trung bình thấp, cường độ mưa không
đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mịn, sụt lở, rửa trơi vẫn còn
xẩy ra khá nghiêm trọng
Với nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn đã tạo điều kiện khí hậu và thời tiết phù
hợp để phát triển các loại cây trồng và một số loại cây công nghiệp khác.Tuy nhiên
do các hiện tượng như khí hậu lạnh giá, sương mù dày đặc nên đã gây ảnh hưởng
đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
 Tài nguyên nước :

Hệ thống thuỷ văn của huyện Si Ma Cai bao gồm:
- Sơng Chảy, bắt nguồn từ huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang, chảy sát biến
giới Việt- Trung, qua địa phận huyện Si Ma Cai với tổng chiều dài 43km. Sông
Chảy tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Mã Quan - Trung Quốc và huyện Si
Ma Cai, lòng sơng hẹp, sâu, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận
tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa thấp, tốc độ dòng chảy lớn, có tiềm
năng phát triển thủy điện.
- Hệ thống suối nhỏ, do ảnh hưởng của địa hình chia cắt, độ cao lớn, hình
thành trên địa bàn huyện Si Ma Cai khá nhiều suối nhỏ. Tất cả các con suối đều bắt

nguồn từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng, thường khô kiệt vào những tháng
mùa khô. Đây là nguồn nước chính để phục vụ dân sinh cũng như mở rộng đất
canh tác sản xuất của cộng đồng các dân tộc huyện Si Ma Cai. Tuy nhiên về mùa
mưa, hệ thống khe thường xuyên có lũ quét, gây trở ngại lớn cho sản xuất và giao
thông.


 Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên của Si Ma Cai là 23.493,83 ha, trải qua quá trình
Feralit, bào mịn, rửa trơi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có
các loại đất sau: Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs), tầng
dầy 50 -120cm, có tổng diện tích khoảng 5.324 ha phân bố rộng trên khắp lãnh thổ;
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs), có khoảng 1.570 ha phân bố phần thấp ven sông
Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm; Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs), diện tích
khoảng 2.150 ha, thành phần cơ giới thịt nặng; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
(Fl), chiếm tỷ lệ không đáng kể; Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl); Đất phù sa,
sông suối (Py); Đất mòn, trơ sỏi đá.
 Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê, đến 01/1/2010 diện tích rừng trên địa bàn huyện Si Ma
Cai là 6.266 ha chiếm 26,67 % diện tích tự nhiên tồn huyện. Trong đó rừng sản
xuất 1.905 ha, rừng phòng hộ 4.361 ha. Về khả năng đất đai phát triển rừng của
huyện trong giai đoạn tới còn khoảng trên 2.000 ha. Diện tích rừng của Si Ma Cai
chiếm tỷ lệ cịn q thấp so diện tích tự nhiên; đa phần là rừng nghèo, trữ lượng
thấp, thực vật đa dạng chỉ còn tập trung ở một số vùng ở các xã: Lùng Sui, Quan
Thần Sán, Bản Mế, Thào Chu Phìn.
Do rừng ở đây chiếm khoảng ½ là rừng núi đá nên động thực vật phát triển
phong phú.Động vật cũng khá đa dạng và phong phú như : chim, sóc, mèo hoang,
khỉ …và ni nhiều loại cá.

Về cảnh quan mơi trường rất hữu tình, có con suối rất nên thơ, có nhiều ghềnh
thác đẹp và đồng thời cũng là nơi để xây dựng các khu du lịch sinh thái với quy mô
tương đối lớn và đồng thời cũng là để giữ gìn, phát triển và bảo vệ mơi trường nơi
đây.


1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
1.2.1. Đơn vị hành chính.
Tồn huyện Si Ma Cai có 13 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Si
Ma Cai, Thào Chư Phìn, Bản Mế, Sán Chải, Lùng Sui, Mản Thẩn, Cán Hồ, Sín
Chéng, Lử Thẩn, Quan Thần Sán, Cán Cấu, Nàn Sín, Nàn Sán.
Có 3 xã giáp biên giới là các xã: Si Ma Cai, Nàm Sán, Sán Chải, với tổng
chiều dài đường biên giới là 12,2 km giáp huyện Mã Quan - tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc.
Trong đó có 12 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình
135 giai đoạn II là các xã: Thào Chư Phìn, Bản Mế, Sán Chải, Lùng Sui, Mản
Thẩn, Cán Hồ, Sín Chéng, Lử Thẩn, Quan Thần Sán, Cán Cấu, Nàn Sín, Nàn Sán.
1.2.2. Đặc điểm về dân số, dân tộc, lao động:
Năm 2009, huyện Si Ma Cai có 5.677 hộ với 31.149 người, trung bình 5,49
người/hộ; mật độ dân số trung bình 133 người/ km2. Tốc độ tăng dân số của
huyện bình qn 3%/ năm, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân
2,4%/năm, (bằng 1,3 lần tỷ lệ tăng tự nhiên chung tồn tỉnh). Nhìn chung, Si Ma
Cai có mật độ và tỷ lệ tăng dân số cao so các huyện khác trong tỉnh.
Si Ma Cai có 11 dân tộc anh em chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu
số, chiếm 96,3%, tổng dân số của huyện.
Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện thời điểm cuối năm 2009
là 16.117, chiếm gần 52% dân số của huyện, bằng 5% số lao động tồn tỉnh. Hầu
hết số lao động có khả năng làm việc đều có việc làm. Về cơ cấu lao động trong
các ngành kinh tế, đến năm 2009: tỷ trọng lao động trong nơng, lâm nghiệp cịn
chiếm q cao (83,2%), lao động công nghiệp, xây dựng chiếm 4,2% và trong dịch

vụ có 12,6%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ 2005- 2009 diễn ra rất chậm đến
năm 2009 so sánh với năm 2005: lao động nông, lâm nghiệp giảm 2% (cả tỉnh
giảm 3%), lao động dịch vụ tăng 1,8% và công nghiệp, xây dựng tăng 0,2%.


Về chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và chưa đồng đều. Số dân là đồng bào
dân tộc ít người chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý. Trình
độ văn hố và trình độ tay nghề của người lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất cịn thấp.
1.3. Khái qt về người Hmơng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

1.3.1. Nguồn gốc của người Hmông ở Si Ma Cai.
Theo các nhà sử học, các nhà nghiên cứu họ khẳng định rằng người Hmơng
có nguồn gốc từ Trung Quốc.Trong lịch sử Hán học người Hmông vẫn xuất hiện
trong các thời kỳ, triều đại Trung Quốc với tên gọi tộc người “ Miêu ” hay ngươi
“Miao” và xuất hiện sớm nhất ở lưu vực sơng Hồng Hà. Một nhà nghiên cứu khảo
cổ học Trung Quốc cũng nhấn mạnh và phân tích ý nghĩa của từ “Miêu” .Đây
khơng phải là từ măng ý nghĩa chỉ con Mèo (con vật) mà ‘Miêu” mang ý nghĩa chỉ
về một tộc người trồng lúa nước đầu tiên ở lưu vực sơng Hồng Hà. Do nhiều lần
xảy ra tranh chấp đất đai giữa người Mơng và người Hán ở lưu vực sơng Hồng
Hà nên người Mông phải chạy lên núi ở ẩn (Hồ Bắc, Hồ Nam, Qúy Châu, Tứ
Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây) và từ đó người Hmơng trở thành một dân tộc thiểu
số.
Do chính sách cai trị của nhà Hán làm cho người Hmông không chịu khuất
phục nên đã nổi dậy đấu tranh và đã bị nhà Hán dàn áp dã man nên người Mơng đã
di tảng xuống phía Nam và tràn vào Si Ma Cai (Lào Cai) theo 2 thời kỳ :
Thời kỳ đầu: Cách đây 300 năm (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII) trong cuộc
nổi dậy chống chính sách “cải thổ quy lưu” kéo dài từ thời nhà Minh đến thời nhà
Thanh tại Qúy Châu. Người Mông đã di cư đến mảnh đất Đồng Văn (Hà Giang) và
một bộ phận khác đã di cư đến Si Ma Cai - Bắc Hà (Lào Cai) . Đây là những nơi

người Hmông đã di cư vào sớm nhất.
Thời kỳ thứ hai:Cách đây khoảng 120 năm đến 160 năm hàng vạn người
Hmông (phần lớn từ Qúy Châu,Vân Nam-Trung Quốc đã di cư vào Si Ma Cai


( Lào Cai ) và một số tỉnh lân cận. Đây là thời kỳ gắn với sự kiện người Hmông nổi
dậy hưởng ứng phong trào “Thái Bình Thiên Quốc” từ 1840 đến 1868 chống nhà
Mãn Thanh. Thời gian sau đó người Hmông di cư rải rác vào Việt Nam.
- Phạm vi phân bố :
Người Hmông ở Si Ma Cai phân bố hầu hết tại 13 xã của huyện (Cán Cấu,
SiMaCai, Sán Chải, Quan Thần Sán, Lùng Sui, Lử Thẩn, Sín Chéng, Mản Thẩn,
Thào Chư Thìn, Bản Mế, Cán Hồ, Nàn Sán, Nàn Sín) , cả huyện gồm 32.762 nhân
khẩu với 15 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mơng chiếm 78,85% tổng dân số.
- Phân loại :
Cùng là một dân tộc Hmông chung sống với nhau tại mảnh đất Si Ma Cai
nhưng tiếng nói lại phát âm khơng giống nhau nên đã dựa theo các ngữ điệu đó để
phân loại thì người Hmơng ở Si Ma Cai được chia làm 4 loại chính:
Mơng Hoa (Hmơngz Lênhl)
Mơng Trắng (Hmơngz Đơưz)
Mơng Xanh (Hmôngz Ntsuaz)
Mông Đen ( Hmôngz Đuz)
1.3.2. Tập quán mưu sinh
 Canh tác nương rẫy
Do điều kiện địa hình nên người Hmông ở Si Ma Cai chủ yếu canh tác trên
đất dốc bằng khai thác ruộng bậc thang và làm nương. Cây trồng truyền thống là
lúa, nương, ngô, kê, đỗ nương, rau cải… Lương thực thu về đối với gia đình nhiều
ruộng, đất thì của cải có thể dự trữ để ăn từ hai năm đến ba năm mà không tích lũy
bằng tiền và những giá trị khác bằng kim loại. Việc trao đổi, mua bán bằng những
nông sản, vật dụng tự làm ra.Vì vậy người Hmơng quan niệm ruộng nương là tài
sản cố định truyền đời.

 Chăn nuôi .


Ở đây địa hình đồi núi cao thống nên thuận lợi về chăn ni trâu bị và gia
súc, gia cầm. Mỗi gia đình có ít nhất tầm năm đến bảy con trâu bị, ngựa, chăn ni
trâu bị ở đây được mọi gia đình chú trọng vì ‘‘con trâu là đầu cơ nghiệp’’. Do điều
kiện nơi đây hầu như là đồi núi nên sức cày kéo, vận chuyển trong nông nghiệp là
rất quan trọng.
Khơng chỉ vậy mà các hộ gia đình cịn chăn ni gà vịt, ngan, lợn rất nhiều,
nhiều gia đình đã chuyển từ nghề làm nơng sang nghề chăn nuôi và trồng cây ăn
quả và giờ đây hầu như chăn ni gần như là nguồn thu nhập chính của họ.
 Thủ công nghiệp .
Tộc người Mông ở nơi đây khơng chỉ có một kho tàng văn hóa mà cịn có
nhiều nghề như đan lắt, trồng đay dệt vải, nhiều bản làng vẫn cịn giữ ngun nghề
thủ cơng như dệt thổ cẩm là phổ biến nhất.
Thủ công nghiệp của tộc người Mông rất phong phú, hầu mọi dụng cụ trong
gia đình là tự chế để dùng. Như nghề đan mây tre, rèn, đúc…dệt thổ cẩm, khơng ít
gia đình biết đan các loại như nong, nia, sàng, chiếu, hoặc đan những chiếc rương
để đựng quần áo. Họ chủ yếu sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như tre nứa,
song, mây, không chỉ đan cho gia đình sử dụng mà cịn mang ra chợ trao đổi mua
bán. Ngành dệt thổ cẩm ở đây còn thu hút nhiều khách thập phương mua với giá
cao.
Bên cạnh sản xuất lương thực, thực phẩm là nghề chính, người Mơng cịn
thạo đan lát đồ dùng chắc bền ( địu, rổ, mẹt, ghế ngồi, bàn ăn cơm…), rèn đúc
nơng cụ sắc bén (dao, rìu, cuốc, xẻng, xà ben…) và thiêu may thổ cẩm tinh xảo
được coi là ngành phụ.
1.3.3. Đặc điểm văn hóa vật chất .
 Nhà cửa.



Đồng bào tộc người Mông ở đây do định cư trên các sườn đồi nên nhà ở
thường là rất thấp, đáng lưu ý là người Mông thường đáp tường nhà bằng đất, máy
lập bằng danh hoặc vỏ cây, nhưng ngày nay hầu như là lập bằng tấm lập. Nhà chủ
yếu là nhà cát sét ba gian hoặc bốn gian và hai máy. Tổ tiên, bàn thờ đặt ở gian
giữa đối diện với của chính. Ở trên là hai gắc để sếp ngơ hoặc thóc và một số nơng
phẩm khác. Bếp lửa của tộc người Mông thường để ở hai đầu nhà, bếp chính để ở
bên trái, hoặc có nhà thì họ làm nhà bếp riêng, bếp trong nhà to chỉ đẻ tiếp khách.
 Trang phục.
Quần áo của người H’mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cách
tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.
Trang phục nữ người H’mơng có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các
nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ H’mơng
thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo khơng khâu hoặc cho vào
trong váy. Ơng tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách
đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải các màu
(thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm).
Phụ nữ Hmơng cịn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực
giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn
dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng,
khi xịe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt
các nhóm Hmơng (Hóa, Xanh, Trắng, Đen... ).
Trang phục nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân
hẹp, ống tay hơi rộng. Aáo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân
xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại
bốn thân thường khơng trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn
ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc


trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những
hình trịn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vịng bạc cổ, có khi không mang.

 Ẩm thực.
Trước kia người Hmông ở đây ăn mèn mén làm từ ngô là chủ yếu, ngày nay
họ ăn cơm tẻ làm từ ruộng, nương, một số gia đình do mất mùa hay năng suất thấp
họ thường trộn gạo với sắn nấu thành cơm. Thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng
ngày chủ yếu được chế biến từ các nông sản do họ làm ra và những sản phẩm hoạt
động săn bắt, hái lượm trong tự nhiên.
Ngày nay lương thực trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, đồng bào nơi đây
đã cải thiện bữa ăn bằng các loại rau quả, củ được chăm sóc trong vườn như: rau
cải, rau bí, các loại đậu đỗ. Thịt chủ yếu được lấy từ các đàn gia cầm, gia súc ni
trong gia đình như: gà, vịt, lợn, cá.....Ngồi ra thức ăn cịn được mua ở các quán,
chợ tại các dịch vụ buôn bán.
Đồ uống chủ yếu uống nước lã, ngày nay họ cũng uống nước chè, hoặc nước
nấu với các loại rễ và lá cây rừng, nước đun sôi để nguội. Bữa ăn hằng ngày cũng
như trong dịp lễ tết họ không thể không thiếu rượu, họ uống rượu nấu từ các loại
nông sản như: rượu ngô, rượu gạo….
Đồ hút: Trước kia họ hút thuốc phiện nhưng từ khi nhà nước cấm trồng cây
thuốc phiện thì họ chuyển sang hút thuốc lá, thuốc lào…
 Phương tiện vận chuyển.
Ngày xưa người H'mông chủ yếu sử dụng gùi, ngựa để thồ hoặc đi lại, sức
kéo của trâu bò. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật họ chuyển
sang sử dụng các loại phương tiện như xe máy.... để vận chuyển.
1.3.4. Đặc điểm văn hóa tinh thần .
 Tín ngưỡng , tơn giáo.


Tín ngưỡng của người H'mơng ở Si Ma Cai chủ yếu là tín ngương nguyên
thủy đa thần. Do nhận thức hạn chế về thế giới xung quanh cũng như sự bất lực
trứơc nhưỡng chi phối của tự nhiên nên họ phải thờ cúng quanh năm. Tất cả những
lực lượng siêu nhiên được người Hmơng coi là ma. Trong các hình thức tín ngưỡng
thì việc thờ cúng tổ tiên là quan trọng nhất.

Sống hồn nhiên và hòa quyện với thiên nhiên song thiên nhiên vơ cùng huyền
bí, lại có thế lực siêu phàm nên người Hmơng quan niệm lồi người có hồn, cịn
van vật đều có ma (đangz), trong đó lại có ma lành (đangz nheenh) và mà ma
hoang (đangz ku) do vậy nên khi ốm đau, mùa màng, gia sản thất bát thì sẽ mời
thầy cúng đi cúng. Vì vậy những căng bệnh khơng rõ ngun nhân thì được chữa
bằng cúng; những căng bệnh biết rõ nguyên nhân thì được chữa trị bằng thuốc nam
vô cùng phong phú tại bản địa.
 Hôn nhân
Hôn nhân của người Hmông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những
người cùng dòng họ khơng lấy nhau. Người Hmơng có tục "háy pù", tức là trong
trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hị
hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó chàng trai dắt tay cô gái về làm vợ. Vợ
chồng người Hmông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hịa thuận, cùng làm ăn, cùng
lên nương, xuống chợ và đi hội hè...
 Tang ma.
Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm rất nhiều nghi
lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ
mang súng kíp ra ngồi nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là
gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu
vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp
đỡ.Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ


trước khi về với tổ tiên. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một chiếc
ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng
đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ "khai kế" đưa đường chỉ lối cho
linh hồn người chết về với tổ tiên.
Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 - 4 ngày với rất nhiều
nghi lễ khác nhau như: lễ "treo sáng đù" (giao lễ vật), "Nùng chàn gì" (lễ hỏi đáp),
"Tiu rìa kềnh", "Gẩu trùng"… mọi người thổi khèn, đánh trống hát thâu đêm để

tiễn biệt người chết.
 Văn học dân gian.
Người Hmơng cũng có nhiều thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyện
cổ tích, ca dao, tục ngữ..... Hầu hết các loại hình này đựơc lưu truyền bằng phương
thức truyền miệng nhiều nơi đều kể giống nhau.
Trong kho tàng văn nghệ dân gian truyền thống ngồi truyện cười, ngụ ngơn,
câu đố, ngụ ngơn … cịn có những truyện dài kể vài đêm. Dân ca có một số chủng
loại chính như nghi lễ, hát cưới, truyện ca…với nhiều làng điệu phong phú.
Nhạc cụ Hmông nổi bậc nhất là khèn 6 nốt, khi thổi phải bấm hợp âm nhưng
giữ âm chủ gần như đàn piano. Những động tác múa khèn phức tạp đều là những
bài võ hoặc diễn tài tử. Ngồi ra cịn có sáo lam, sáo dọc, kèn môi, kèn lá, và kèn
laux puaz dùng trong lễ hội.
 Nghệ thuật dân gian.
Nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua trang phục, đồ dùng sinh hoạt nhưng
nổi bật nhất là cách trang trí hoa văn trên trang phục, đặc bịêt là trên váy, áo của
ngời phụ nữ.
 Lễ hội.
Trong vịng một năm người Hmơng có nhiều ngày lễ tết song nổi bậc nhất là
lễ Nào Lồng (naox lôngx) tức là lễ cúng Thần rừng được tổ chức vào ngày 30


tháng 1 hoặc 1 -2 tháng 2 (Âm lịch) tùy theo từng nơi; lễ ăn cơm mới và tết
Nguyên Đán. Riêng tết nguyên đán có 3 ngày quan trọng nhất là tết tất niên, tết
mùng Một bước sang năm mới và tết Rằm gọi là Nả cha (nav chaz) tức là tết Mẹ.
Ngày tết những gia đình làm ăn thất bát, sinh con, ni con khó hoặc những
gia đình khơng có con trai sẽ cùng với xã hoặc huyện đứng ra chủ trì lễ hội Gầu
Tào (gauk taox) cầu mong năm mới làm ăn phát đạt, con cháu đông vui và đồng
thời còn là nơi hội tụ vui chơi, trai gái tìm hiểu nhau cùng với nhiều trị chơi thử
thách tài trí.


CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ HMƠNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BỘ
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
2.1 Vai trị của người phụ nữ trong q trình sản xuất rạng nguyên liệu
dệt
2.1.1. Chọn đất trồng lanh
Theo quan niệm của đồng bào, nương là một khoảnh đất được phát - đốt, dọn
cỏ cây tự nhiên rồi trồng lên đó một loại cây phục vụ cuộc sống của con người thì
được gọi là nương . Điều đó có nghĩa là chỉ cần phát được một khóm nhỏ chưa
phải là một khoảnh rừng, thậm trí chỉ cần tra được một hốc ngơ xuống cũng được
gọi là nương.
Theo kinh nghiệm dân gian của người H’mông ở Si Ma Cai, muốn cho cây
lanh mọc khoẻ, đồng bào thường chọn những chỗ đất màu mỡ, thích hợp cho việc
canh tác. Đó thường là những khu đất bằng phẳng, ở những nơi cao ráo nên đó
thường là những đám nương dưới chân núi hay gần khu vực chân núi, hoặc cũng
có thể là nương ở sườn núi hoặc ven sườn núi, ưu tiên cho cây lanh được trồng
những mảnh nương mới phát, mới gieo trồng vụ đầu tiên.


Lanh là loại cây ưa ánh sáng nên mảnh đất trồng lanh phải được phát quang
làm cho xung quanh thoáng đãng, khơng có cây to che bóng. Để lợi dụng những
yếu tố thuận lợi và tránh những yếu tố tiêu cực của tự nhiên, người H’mông ở Si
Ma Cai đã căn cứ vào điều kiện địa hình thành các dạng đồi thoải lượn sóng hoặc
phân bậc của địa hình mà lựa chọn địa điểm trồng lanh ở sát cạnh những sườn dốc
chắn gió hướng Đơng Bắc. Những mảnh đất ấy thường là tương đối bằng phẳng.
2.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lanh
2.1.2.1 Thời vụ trồng lanh.
Để tránh mưa nhiều, gió rét và các hiện tượng thời tiết đặc biệt sảy ra theo chu
kỳ đều đặn hàng năm ở đây như dông, mưa đá, mưa phùn, sương mù và sương
muối… gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sợi lanh, người H’mông ở

Si Ma Cai thường trồng lanh từ giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, tuỳ theo thời tiết
hàng năm, sau khi trồng ngô xong.
2.1.2.2. Lựa chọn và bảo quản hạt giống.
Hạt lanh giống phải chắc và mẩy. Để lấy hạt làm giống, người H’mông
thường để lại các cây lanh cao to mọc xung quanh các đám nương lanh, hay xung
quanh các đám nương ngô, hoặc trồng riêng ở những nơi sườn đồi có độ dốc cao
nhưng phải gieo thật thưa để cho cây phát triển to nhiều nhánh mới cho nhiều
hạt… Những cây lanh ấy do không bị chen lấn, đất nhiều chất dinh dưỡng ni
cây, quả, nên thường to lớn lại có nhiều cành, nhánh, không dùng để tước sợi mà
chỉ để lấy quả, hạt làm giống. Lượng hạt giống cho một nương lanh rộng khoảng
100 m2 là 5 ống, tương đương 5 kg.
Khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch ngô 1 tháng là thời điểm
người H’mông ở Si Ma Cai thu lấy hạt lanh giống. Người ta chặt bỏ những cành có
hạt, đập lấy hạt lanh ngay tại nương, đem về cho vào bao tải treo trên gác bếp hoặc
bất cứ chỗ nào khơ ráo cũng được, vì hạt lanh có nhiều dầu nên khơng sợ bị mọt.
Để giữ cho hạt giống được tốt, người H’mông thường giữ riêng, không để hạt


giống tiếp xúc lẫn với bất cứ thứ gì. Xưa nay, hạt lanh giống chỉ để dùng cho một
vụ, tức là chỉ bảo quản trong vòng một năm là phải sử dụng hết, không để tới vụ
thứ hai nếu không khả năng nảy mầm của hạt sẽ kém và chất lượng cây trồng cũng
không cao.
2.1.2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lanh.
Do đặc điểm bề mặt địa chất ở Si Ma Cai đất mùn lẫn dăm sạn, trơ sỏi đá và
vỏ phong hố vụn bở nên để tăng độ phì cho đất, trên những khoảnh đất trồng lanh,
người ta bao giờ cũng phải làm đất rất kỹ. Đất trồng lanh sau khi đã được cày xới,
phơi ải và bừa qua, người ta dùng cuốc đập đất cho tơi nhỏ và nhặt sạch cỏ. Sau
đó, người ta gieo trồng. Trước khi gieo hạt, người H’mông ở Si Ma Cai thường
không chọn ngày tốt như khi làm nương ngô, nương lúa. Tuy nhiên, một số người
cẩn thận thì vẫn chọn ngày để mong cho cây mau lớn và khoẻ mạnh, chống chịu

được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Theo đó, ngày được chọn để trồng
lanh thường vào ngày con rồng, ngày con mèo bởi theo quan niệm của họ thì đó là
những ngày tốt, trồng vào những ngày này cây sẽ lớn khoẻ, lớn nhanh, cho nhiều
sợi.
Gieo hạt xong, người ta dùng cuốc cào một lớp đất dầy khoảng 0,5 – 1
cm phủ lên trên hạt giống để giữ độ ẩm đủ cho hạt nảy mầm.
Hạt lanh thường nảy mầm trong điều kiện thời tiết thuận lợi chỉ sau ba ngày
những lá mầm đầu tiên đã nhô khỏi mặt đất.
Kỹ thuật gieo lanh của người H’mông Si Ma Cai là kỹ thuật gieo vãi hạt. Khi
gieo, người ta vãy hạt lanh khá dày, như thế các cây lanh mọc xen khít vào nhau,
khơng có cành nhánh, nên vỏ lanh khi thu hoạch sẽ khơng có mấu, chạc, thuận lợi
cho việc se sợi, dệt vải. Tuy nhiên, nếu gieo dầy quá cây lanh sẽ còi, sợi mỏng, còn
nếu gieo thưa quá cây lanh sẽ mọc nhiều cành phụ không dùng để làm sợi được,
nên thông thường mỗi gốc lanh cách nhau một chiều khoảng 1,4 – 1,6 cm và chiều
kia khoảng từ 1,5 – 1,8 cm để cây thoáng và dễ hấp thu ánh sáng mặt trời.


Từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến lúc thu hoạch, người ta gần như khơng làm
cỏ, bón phân, tưới nước cho lanh lần nào. Chỉ trừ những trường hợp cây lanh quá
còi cọc họ mới dùng nước giải trộn với tro để tưới. Đến khoảng tháng 5, tháng 6
âm lịch là thời điểm cây lanh đang trong thời kỳ phát triển tốt nhất, chất lượng lanh
khoẻ nhất; và đây cũng chính là thời điểm thu hoạch lanh.
Chất lượng vải lanh phụ thuộc nhiều vào chất lượng sợi; đồng thời tính đồng
bộ của sợi lanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chất lượng vải.
Tính đồng bộ đó được thể hiện ở chiều cao cũng như độ mập của thân cây và độ
dầy của vỏ cây. Vì vậy, người ta thường phân loại lanh ngay từ khâu thu hoạch
Theo kinh nghiệm dân gian, các cây lanh to (cao trên dưới 2m; chu vi gốc khoảng
4,4 – 5 cm) được gọi là lanh bố được bó riêng. Sợi của loại lanh này được dùng để
bện dây buộc hoặc dệt vỏ bao đựng. Các cây lanh nhỏ (cao 1,3 – 1,6 m; chu vi gốc
khoảng 3 – 3,5 cm) được gọi là lanh con dùng để dệt may trang phục và các sản

phẩm may mặc khác. Lanh nhỏ sau đó lại được phân chia thành các loại có độ dài
ngắn bằng nhau để các sợi lanh có chiều dài tương đối bằng nhau rồi mới bó lại.
Sau khi đã róc bỏ hết lá, người ta phơi nắng 3 – 4 ngày theo cách ngày phơi,
tối cất. Trước khi tươc sợi, cây lanh lại được phơi sương khoang 2 đến 3 tiếng vào
buổi tối lúc này lanh có thể tước lấy sợi.
2.1.3. Kỹ thuật và các công đoạn chế biến lanh thành sợi.
Trong tồn bộ quy trình dệt thì việc làm sợi là mất thời gian nhất và tốn khá
nhiều công sức. Việc phân công lao động trong quá trình tạo ngun liệu cho nghề
dệt của người H’mơng ở Si Ma Cai diễn ra theo giới tính và lứa tuổi. Thông
thường, người đàn ông tham gia làm đất, gieo trồng và thu hoạch lanh, cịn tất cả
q trình tạo sợi đều do những người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm.
2.1.3.1 Tước vỏ lanh.


Sau khi thân cây lanh đã được phơi nắng, phơi sương đủ độ, lanh được tước
lấy vỏ. Công thức tước vỏ lanh áp dụng cho cả lanh bố và lanh nhỏ được thực hiện
như sau:
Vị trí tước vỏ đầu tiên được thực hiện bắt đầu từ giữa thân về phía ngọn. Sau
đó, sợi lại tiếp tục được tước từ giữa thân cây về phía gốc. Theo cơng thức đó,
người phụ nữ H’mơng dùng hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái của cả hai bàn tay
vê và lắc nhẹ đoạn giữa thân cây cho dập rồi luồn móng tay cái của một bàn tay bất
kỳ (với những người mới làm thì người ta thường dùng bên bàn tay thuận) luồn
vào giữa lớp vỏ và thân cây để tách sợi. Và vẫn với móng tay ấy, người ta sẽ tước
đều theo dọc thân lanh vỏ sau khi tước ra phải to đều, không bị rách, không bị sơ,
chạy đều suốt từ đầu đến cuối là được. Thông thường, với một cây lanh, người ta
có thể tước được 4 sợi, mỗi sợi sau đó lại được tước làm 2 – 3 phần cho kết quả
cuối cùng là 8 – 12 sợi/cây. Chiều dài của sợi lanh phụ thuộc vào chiều cao của
thân cây lanh cho sợi.
2.1.3.2. Giã sợi.
Vỏ lanh sau khi tước được bó thành từng bó đều nhau cho vào cối giã khoảng

nửa giờ cho mềm sẽ dễ nối hơn và không để lại mối nối.
2.1.3.3.Nối sợi
Đây là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất được tiến hành sau đó. Những
sợi lanh sau khi đã tước tương đối đều nhau được nối với nhau một cách rất đặc
biệt: Người ta tách đơi một sợi lanh ở vị trí cách đầu sợi khoảng 10 cm rồi luồn
một sợi khác vào giữa, xoắn lại, sai đó lại tách đơi sợi này và luồn sợi thứ nhất vào.
Bằng cách này, sợi lanh vẫn đều, nuột, không rõ mối nối. Người phụ nữ thường bó
sợi lanh thành từng chùm nhỏ, quấn quanh bụng, sau đó rút lấy từng sợi, từng
sợi… nối lại với nhau, nối được đến đâu người nối lại cuốn vào bàn tay đến đấy
(thường cuốn vào tay chiêu); hoặc người ta cũng có thể cuốn sợi lanh vào một
vịng mây gắn vào một que tre nhỏ. Khi nối sợi, người ta phải tuân thủ nguyên tắc


nối đầu ngọn với đầu ngọn, nối đầu gốc với đầu gốc và các đoạn nối phải to đều,
sợi nào bé thì bổ sung thêm sợi, sợi nào to quá thì phải tước bớt đi để khi lên vải
các thớ sợi mới đều, vải dệt mới phẳng, mịn. Người phụ nữ Hmông thường tranh
thủ chắp, nối sợi lanh vào bất kỳ lúc nào đôi tay họ rảnh. Với một cuộn lanh thô
bên thắt lưng, trên đường đi nương, đi chợ… thậm chí ngay cả khi tiếp khách bên
bếp lửa, họ cũng luôn tay chắp nối sợi.
2.1.3.4 .Xe sợi.
Sau khi xe và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng xe tiếp một lần nữa.
Để khỏi bị đứt, các cuộn sợi này được nhúng vào nước từ 15 đến 20 phút trước khi
xe cho mềm, tăng độ dẻo dai.
Cấu tạo guồng xe sợi của người Hmông cho phép mỗi lần xe sợi, người ta sẽ
đưa đồng thời được sợi từ 4 cuộn sợi vào 4 con suốt chỉ. Khi xe sợi, người ta đặt 4
cuộn sợi nằm dàn hàng ngang trên một miếng gỗ phẳng (hoặc cũng có thể đặt vào
thùng hay chậu), cách trục đỡ 1,2 m. Sợi được đưa lên vắt ngang một thanh tre cao
cách mặt đất 1,5 m. Từ đây, sợi được dẫn thẳng đến suốt cuốn sợi. Người ta sẽ
dùng tay cuộn mồi một đoạn khoảng 50 – 60 cm vào con suốt (đầu mỗi cuộn sợi
cuốn vào 1 con suốt). Mỗi con suốt được cắm vào một lỗ cắm suốt trên giá đỡ trục.

Xong những việc đó là hồn thành cơng đoạn mắc sợi và người ta có thể tiến hành
xe sợi.
Người xe sợi ngồi trên một chiếc ghế cao khoảng 50 cm (độ cao này có thể
thay đổi tương ứng với chiều cao của trục đỡ bánh xe và trục đỡ cần đạp). Hai chân
người xe sợi để trên cần đạp - một chân đặt ở phía trong, một chân đặt ở phía ngoài
trục đỡ cần. Hai tay người xe sợi cầm hai đoạn thân cây tre nhỏ hoặc gỗ trịn
(đường kính khoảng 2,5 – 3 cm). Đoạn cây bên tay trái dài khoảng 20 – 25 cm
được luồn xuống dưới tuyến đi của sợi. 4 sợi chạy qua đoạn cây này được luồn qua
4 kẽ ngón tay của người xe sợi có tác dụng như một sự phân luồng). Đoạn cây bên
tay phải dài tầm 1,2 m đặt ở trên và luôn được dìm xuống hay thả lỏng cho các


đường sợi dâng lên nhịp nhàng theo từng vòng quay có tác dụng làm cho sợi khi
cuốn vào suốt được phân chia đều đặn ở các vị trí trong - giữa – ngồi của con
suốt. Nói cách khác, cả hai đoạn cây này đều có tác dụng can thiệp vào tuyến đi
của sợi (lái sợi) trong lúc vận hành sao cho 4 dịng sợi khơng bị vướng vào nhau
làm rối sợi và để sợi đánh vào suốt được đều theo ý muốn của người xe sợi.
Khi vận hành, hai chân người xe sợi đạp vào cần đạp với nhịp đạp thay đổi
đều đặn giữa hai chân, lúc nhấn mạnh đoạn phía trong, lúc nhấn mạnh đoạn phía
ngồi sẽ làm cho bánh xe chuyển động theo vòng tròn kéo theo sự chuyển động
của suối chỉ. Hai tay người xe sợi luôn luôn can thiệp vào đường chuyển động của
sợi và đôi mắt phải luôn luôn theo dõi sự can thiệp ấy.
Sau khi được xe, sợi đã chuyển từ dạng dẹt và mỏng của vỏ cây sang dạng
tròn và xoắn bện của sợi.
2.1.3.5. Thu sợi.
Sợi sau khi được xe đã đạt được độ mềm mượt, dẻo dai, tròn, xoắn bện và bền
chắc cần thiết nhưng lúc này sợi mới chỉ được cuốn vào từng suốt nhỏ. Muốn thực
hiện được các công đoạn tiếp sau, người ta phải thu sợi thành những bó lớn bằng
guồng thu sợi.
Để thu sợi, người ta cho các con suốt sợi được vào một vật chứa (rổ đan,

thùng gỗ, gùi…) đặt ở một góc nhà. Mỗi “mẻ” thu sợi, người ta mắc lên guồng 10 12 con sợi (tương ứng với 10 con suốt sợi). Đầu của các con sợi này được buộc
gắn với 1 thanh chốt chặn bất kỳ. Sau đó, người ta lần sợi mắc vịng quanh guồng 1
vòng làm mồi rồi mới bắt đầu tiến hành khởi động vòng guồng từ trái qua phải
hoặc từ phải qua trái tuỳ theo ý muốn của người thu sợi.
Khi guồng quay đã hoạt động trơn tru, người thu sợi ngồi ở một góc nhà bất
kỳ (trừ góc nhà có đặt vật chứa các con suốt sợi và dùng tay tác động vào các đầu
thanh cuộn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo vòng khởi động tạo ra một
lực đẩy vào thanh cuộn. Lực đẩy này sẽ được truyền đến trục làm cho trục quay.


Để tránh không cho rối sợi, người ta không bao giờ quay nhanh quá và đặc biệt là
phải quay đều tay. Mỗi khi sợi bị rối, người ta phải dừng guồng rồi ra gỡ trước khi
tiếp tục cho trục quay. Mỗi khi các con suốt hết sợi, người ta lại phải ra nối tiếp sợi
từ các con suốt khác vào các đầu chỉ từ các con suốt vừa hết. Vì vậy, để đỡ mệt
mỏi khi thực hiện công đoạn này, thông thường người ta làm việc này 2 người: một
người chuyên quay guồng và một người chuyên gỡ và nối sợi. Khi mỏi, hai người
này có thể đổi vị trí thao tác cho nhau.
2.1.3.6. Luộc - ủ - giặt sợi.
Công đoạn này có tác dụng làm trắng sợi. Để luộc và ủ sợi, người ta cần phải
có tro bếp. Những bó sợi sau khi được tước, xe và thu thành từng bó sợi lớn sẽ
được ngâm với nước tro bếp rồi luộc chín cho bong hết vỏ xanh. Mỗi mẻ luộc,
người ta sẽ thực hiện từ 4 – 5 cuộn sợi, thời gian luộc cho mỗi mẻ khoảng 30 – 60
phút thì vớt ra. Thơng thường các gia đình người H’mông chỉ cần luộc một đêm là
hết số sợi. Chỉ gia đình nào đơng con gái, sợi nhiều mới cần thêm một ngày hôm
sau.
Sau mỗi lần luộc sợi, người ta sẽ ủ sợi bằng cách rắc một lớp tro nguội lên tro
bếp cịn nóng ở đáy chảo (lượt rắc dày khoảng 1 – 2 cm). Sau đó, người ta dùng
một mảnh vải lanh hoặc một chiếc váy lanh cũ trải lên trên, đặt các cuộn sợi này
vào đó, dùng một tấm vải khác phủ lên sợi, rồi rải thêm một lớp tro nữa lên trên
(với độ dày tương đương với lớp tro ở đáy chảo) để ủ sợi trong 5 ngày. Sau đó mới

mang giặt cho sạch và cho lên guồng thu sợi phơi khơ. Tiếp theo, sợi cịn được
luộc và ủ tro thêm 3 lần nữa, những lần sau chỉ cần ủ trong một ngày một đêm.
Riêng lần luộc sau cùng, người ta cịn cho thêm một ít sáp ong cho sợi trắng, mịn
và dai chắc. Thứ sợi lanh đã được làm xoăn, trắng và sạch như thế người Mông gọi
là “Xur”.
2.1.3.7. Lăn sợi.


×