Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích tác phẩm Chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.09 KB, 3 trang )

Phân tích tác phẩm “Chiều tối”
"Tơi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mơng bát ngát tình…"
Đó là những lắng đọng, những rung động thực sự trước cái hay, cái đẹp khi Hồng Trung Thơng
đọc “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh – vị cha già dân tộc, đồng thời là nhà văn, thơ, chính trị
đại tài. Có lẽ trong tác phẩm “Nhật kí trong tù” như đã phần nào chứng minh điều ấy, trong đó,
bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài thơ hay nhất của Bác. Đồng thời, qua bài thơ “Chiều
tối” đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hồn cảnh khắc nghiệt đầy
phi thường của người tù cách mạng
Bài thơ được viết bằng chữ Hán, thuộc thể thơ tứ tuyệt, tiêu biểu cho thơ trữ tình của Hồ Chí
Minh. Nhà thơ khơng trực tiếp bộc lộ những cảm xúc nội tâm mà thông qua cách cảm nhận hình
ảnh và cảnh vật để bày tỏ tình cảm của mình. Có lẽ trong các khoảng khắc thời gian của một
ngày, thì buổi chiều là lúc con người chất chứa nhiều tâm trạng và nỗi lòng nhất, cũng có lẽ vì
vậy mà trong thơ cổ thường dùng cánh chim chiều hồng hơn để gợi nỗi buồn.
Ngay từ những nét phác hoạ đầu tiên ta đã thấy hiện lên bức tranh cổ kính, đậm nét của thi ca
cổ điển:
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên khơng"
(“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chịm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”)
Bằng bút phát chấm phá, cảnh vật vùng sơn cước là những hình ảnh thực được hiện lên rõ nét
qua con mắt và tâm trạng của người tù nơi đất khách quê người. Chiều tối là lúc ánh sáng ban
ngày gần vụt tắt hẳn, người đi đường ngước mắt nhìn lên bầu trời. Bác điểm trong bức tranh
chiều tà là hình ảnh cánh chim – một hình ảnh ước lệ thường thấy trong văn học cổ có nhiều ý
nghĩa biểu tượng như Nguyễn Du đã từng viết: “Chim hơm thoi thóp về rừng”, và đến tận sau
này cánh chim ấy vẫn làm xao xác cả hoàng hơn trong thơ Huy Cận: “Chim nghiêng cánh nhỏ,
bóng chiều sa”. Tuy mang trong mình nhiều nét cổ điển truyền thống, nhưng thơ của Bác vẫn
mang hơi hướng hiện đại, tinh thần thời đại rất sâu sắc. Câu “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, ở
đây cánh chim của Bác không phải là cánh chim lạc lõng, không định hướng trong thơ cổ, mà là


một cánh chim mỏi mệt sao ngày dài vất vả cực nhọc kiếm ăn, nay tìm về rừng tìm chỗ trú ngụ.
Từ đó, ta liên tưởng đến cảnh ngộ thực tế của Bác, Bác bị áp giải, phải đi một chặng đường dài
băng rừng vượt suối, nên cũng như cánh chim kia Bác mong muốn được dừng chân nghỉ ngơi, để
xua tan đi cái mệt đang hành hạ, đó là chất hiện đại trong thơ. Sẵn có một tâm hồn nhạy cảm nên
Người khơng thể khơng chạnh lòng và gợi lên nỗi nhớ quê hương cồn cào, da diết, dường như
Bác cũng muốn dừng chân sau một hành trình nhọc nhằn đầy khó khăn:
“Năm mươi ba dặm một ngày trời
Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi…”


Nhìn cánh chim mà Người thấy trong dáng bay của nó có cả sự mệt mỏi. Phải chăng đó chính là
tình cảm nhân đạo, là tấm lịng cảm thương cho cánh chim sau một ngày vất vả lam lũ. Cái nhìn
ấy thể hiện sự nhân ái, bao la của Người đối với vạn vật như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mơng thế
Ơm cả non sơng mọi kiếp người”.
Đến với câu thơ tiếp theo “Chịm mây trôi nhẹ giữa tầng không”, mang đậm đà phong vị cổ thi
và đẹp như một câu thơ Đường, cũng mượn thi liệu quen thuộc là hình ảnh chịm mây để miêu tả
cảnh chiều tà. song những áng mây trong thơ Bác khơng phong lưu, cao sang mà rất bình dị, êm
ả của bầu trời miền sơn cước. Đối chiếu với bản dịch thơ, rất tiếc người dịch đã làm mất đi sự cô
đơn, lẻ loi của đám mây (cô vân) và dáng vẻ lững lờ như chất chứa nỗi niềm, giúp ta hình dung
ra cả một khoảng trời trong trẻo, mênh mang, tĩnh lặng cùng chút gió thu nhè nhẹ hiu hắt buồn
(mạn mạn). Hai hình ảnh tương phản ở đầu và cuối câu thơ: “cô vân” – “thiên khơng”, đối lập
giữa khơng gian cao rộng, thống đạt của bầu trời với sự lẻ loi của áng mây khiến cho không
gian càng rộng mở mênh mông, rợn ngợp. Áng mây dường như không biết đi đâu, về đâu trong
cảnh chiều tàn đang dần khép cửa, nó khiến người tù cách mạng nghĩ đến thân phận bơ vơ nơi
đất khách quê người của mình. Và người tù cách mạng đã tự chủ trong cái nhìn thiên nhiên và
đồng thời con người cũng tự chủ trong cả những cảm xúc vui buồn. Hai câu thơ khơng khẩu khí
mà lại làm ta rung động. Người tù đang tự do, tự tại trước cảnh ngộ éo le như Bác đã từng viết
khi mới bước vào nơi bị giam cầm:
“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”.
Chỉ bằng hai câu thơ ngắn nhưng tác giả đã khắc hoạ lên được nỗi mệt mỏi, cơ đơn, mất phương
hướng và kèm theo đó là lịng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả, thông qua bút pháp tả cảnh
ngụ tình để truyền đạt cảm xúc.
Nếu ở hai câu thơ là tư thế của con người làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời, càng đặt hai câu
thơ trong hồn cảnh sáng tác của nó, người đọc càng cảm nhận được bản lĩnh phi thường, tinh
thần thép của người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh trước những khắc nghiệt của cuộc đời thì hai câu
thơ cuối có sự vận động về thời gian từ chiều đến tối, có sự vận động từ khơng gian thiên nhiên
đến không gian cảnh sinh hoạt. Nổi bật trong bức tranh là hình ảnh cơ thiếu nữ xóm núi đang xay
ngơ chuẩn bị cho bữa tối, đây là một thi liệu mang đậm tính dân chủ cho văn chương cũng như
sự vận động mới mẻ cho hình tượng thơ:
“Sơn thơn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng”
(Cơ em xóm núi xay ngơ tối
Xay hết lị than đã rực hồng)
Ở đây, trung tâm của bức tranh giờ đây lại là con người – hình ảnh cơ gái đang lao động chăm
chỉ xay ngô bên bếp lửa như mang đến sức sống cho khung cảnh chiều tối. Đặc biệt, đó là sự gắn
kết “thiếu nữ” – “sơn thơn” đã cho ta thấy cảm xúc, hồn thơ của Bác. Người ln ln phát hiện
mối quan hệ hồ hợp giữa người và cảnh vật. Hình ảnh con người - trung tâm của bức tranh là


thiếu nữ xóm núi đang xay ngơ, tỏa sáng lấp lánh nên thơ qua các vẻ đẹp. Đầu tiên là vẻ đẹp của
tuổi trẻ căng tràn sức sống, vẻ đẹp của cơng việc lao động đời thường bình dị. Nếu khi xưa hình
ảnh người thiếu nữ thường gắn liền với chốn khuê phòng, trướng rủ màn che, là phận liễu yếu
đào tơ, thì trong thơ Bác hình ảnh thiếu nữ lại hiện lên thật khác thật mới làm một công việc lao
động tay chân khỏe khoắn, bừng lên vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ, chạy đua với thời gian. Cuối
cùng là vẻ đẹp của mối quan hệ mỹ học mới mẻ giữa con người với thiên nhiên, so sánh với thơ
xưa, con người thường xuất hiện thật nhỏ bé, mất tăm mất hút giữa thiên nhiên, thường mang nỗi
sầu muộn trước thiên nhiên, gửi gắm vào thiên nhiên. Nhưng trong thơ Bác, con người xuất hiện
giữa thiên nhiên, với vị trí trung tâm nhất, nổi bật lên hẳn so với thiên nhiên, con người và thiên

nhiên giao hòa với nhau. Sự sáng tạo trong điệp ngữ vòng tạo nên sự nhịp nhàng trong vịng
quay của cơng việc. Khơng gian từ trời đất cao rộng, bao la dần thu hẹp lại bên khơng gian sinh
hoạt gia đình bếp lửa "Xay hết lò than đã rực hồng" . Chỉ bằng một từ "hồng", được coi là nhãn
tự bài thơ cùng bút pháp điểm xuyết khiến cho bao nhiêu cảm xúc ý tứ dường như được dồn nén,
chất chứa bấy lâu được bung toả.
"Hồng" - đó là ánh sáng của niềm tin, hy vọng, là ngọn lửa của ánh sáng xua tan bầu trời đêm, là
ngọn lửa của hơi ấm xua tan đi lạnh lẽo, cô độc, là ngọn lửa của niềm vui, niềm lạc quan của tan
nỗi buồn, mệt nhọc của thực tại. Tâm hồn thi sĩ giờ đây chất chứa tình yêu, niềm thương mến
hướng về đất nước, về mong ước ngày dân tộc hồ bình, thứ ánh sáng ấy to lớn và cao đẹp biết
nhường nào. Bác vẫn như thế, dẫu thực tại có gian khổ đến đâu, Người vẫn luôn hướng về thiên
nhiên, vẫn đau đáu nỗi lo cho cuộc sống ấm no của dân tộc.



×