Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.89 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

Đề tài :Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện ngắn Lỗ Tấn

GVHD:Th.S Trần Ái Vân
SVTH:Nguyễn Thị Ninh


LỖ TẤN (1981 - 1936)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả khóa
luận là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nào
khác.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 5 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo- TH.S Trần Ái Vân- người đã tận
tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn q thầy cơ giáo khoa Ngữ văn và những người bạn
đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong thời gian vừa qua.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thời gian của cuộc đời là một dòng thác lũ chảy xiết cuốn theo những


hương sắc tươi đẹp của vạn vật trôi vào dĩ vãng. Nhưng thật kì lạ, có những
tác phẩm văn chương vẫn luôn trường tồn trước sự gặm nhấm của thời gian
và ngày càng khẳng định giá trị của mình như những viên ngọc càng mài
càng sáng và phát ra một thứ ánh sáng rất riêng. Tác phẩm của Lỗ Tấn là
một trong những viên ngọc đó. Xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc nửa đầu
thế kỉ XX, Lỗ Tấn đã sớm khẳng định vị trí của mình với nhiều thể loại khác
nhau như tạp văn, bình luận, bút chiến, thơ… Ba mươi tư truyện ngắn mỗi
truyện một kiểu viết, sáu trăm năm mươi bài tạp văn mỗi bài một tư tưởng,
hơn năm mươi bài thơ mỗi bài một cách điệu. Nhưng lĩnh vực được coi là
nền tảng làm nên tên tuổi của ơng trước hết đó là thể loại truyện ngắn. Mặc
dù ông không để lại một tác phẩm đồ sộ nào nhưng tên tuổi của ông vẫn
được ghi nhận như tên tuổi của một nhà văn lớn trên thế giới. Giá trị trong
truyện ngắn của ông được xây dựng trên cơ sở của sự thống nhất giữa nội
dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện. Ngoài việc phản ánh ý nghĩa xã hội
rộng lớn thì “đọc truyện ngắn Lỗ Tấn chúng ta còn bắt gặp một tài năng
nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu tư tưởng, nhiệt tình của một cây
bút cổ Trung Hoa” (GS. Lương Duy Thứ) [15, tr.23]. Thật vậy truyện của
ơng nhìn chung chỉ trên dưới vài nghìn chữ nhưng chứa đựng một nội dung
xã hội vô cùng sâu sắc. Và cao hơn hết là nội dung tư tưởng đó lại được thể
hiện bằng một hình thức nghệ thuật chặt chẽ, sinh động và độc đáo. Nhà văn
hiện thực lớn Lỗ Tấn đặc biệt chú ý tới vấn đề xây dựng nhân vật- nhiệm vụ
số một của chủ nghĩa hiện thực. Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, nhân vật


trong truyện của ông hiện lên đặc biệt đa dạng sinh động, gieo ấn tượng sâu
sắc. Có thể coi đây là một thành tựu tiêu biểu bởi vì nó là kết quả của tồn
bộ cơng phu lao động nghệ thuật của nhà văn. Những chủ đề sâu xa được đề
cập đến trong truyện của ông đã đến với bạn đọc bằng sức truyền cảm của
các nhân vật này. Đó cũng chính là sức hút từ trường tạo cho tơi niềm đam
mê đi vào tìm hiểu đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

Lỗ Tấn” để qua đó hiểu thêm được phần nào tài năng của một bậc thầy
truyện ngắn này đồng thời góp thêm một tiếng nói nhằm khẳng định chỗ
đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn của nhân dân Trung Quốc mà cịn là nhà
văn của nhân dân tồn thế giới. Người Việt Nam được biết Lỗ Tấn từ những
năm 1944 do ơng Đặng Thai Mai từ sau khi hịa bình lập lại năm 1954 quan
hệ văn học giữa hai nước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy cùng với nhiều tác
phẩm văn học hiện đại Trung Quốc thì tác phẩm Lỗ Tấn cũng đã được ưu
tiên dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Cùng với đó hơn bảy mươi năm qua đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các bài viết đi vào tìm hiểu mọi khía
cạnh trong sáng tác của ơng đặc biệt về phương diện nghệ thuật.
Trương Chính là một trong những người đạt được nhiều thành tựu
nhất trong lĩnh vực dịch thuật và giới thiệu Lỗ Tấn. Trong cuốn Lỗ Tấntruyện ngắn trước khi đi vào việc giới thiệu những thiên truyện ngắn của Lỗ
Tấn, tác giả Trương Chính đã khẳng định rằng: “Truyện ngắn bị hạn chế bởi
số trang nhưng ở đây nhà văn cũng đã trình bày được nguồn gốc sâu xa của
những câu chuyện, đi sâu vào tâm lí nhân vật, nói được những chuyển biến
nội tâm của nhân vật, làm cho người đọc cảm thấy tất nhiên nhân vật tất
nhiên phải hành động như thế này chứ không phải như thế kia, suy nghĩ, xử


sự và có thái độ sống đúng như nhà văn biểu hiện…Hành động, cử chỉ, lời
nói của nhân vật đều được chọn lọc công phu, hơi văn khớp với nhịp điệu ý
nghĩ, tình cảm của nhân vật. Rõ ràng ơng thuộc lòng đời sống, từng để tâm
suy nghĩ, thể nghiệm nhiều về những hiện tượng tâm lí mà ơng miêu tả. Qua
mỗi hình tượng, mỗi chi tiết, mỗi câu nói ta hiểu được tâm tình của chính
ơng” [5, tr.26]. Như vậy, ở đây dịch giả Trương Chính đã trình bày khái quát
được những nét đặc trưng cơ bản của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện ngắn Lỗ Tấn. Trên cơ sở đó ơng cũng đánh giá rất cao những giá trị
nghệ thuật mà Lỗ Tấn đã mang tới cho người đọc.

Tiếp đó trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, bên cạnh việc đề cao những giá trị tư tưởng trong truyện
ngắn Lỗ Tấn thì các tác giả cũng đã đi vào khai thác kĩ lưỡng những phương
diện nghệ thuật làm nên những giá trị nổi bật trong truyện ngắn của ông.
Trên cơ sở đó các tác giả rất coi trọng sức sáng tạo của Lỗ Tấn trong việc
xây dựng những hình tượng chân thực, thuyết phục: “Những nhân vật do Lỗ
Tấn sáng tạo ra đều là những nhân vật có thực, là những con người có xương
có thịt giống hệt ở ngồi đời. Vì vậy những nhân vật trong truyện của Lỗ
Tấn đã gieo vào đầu óc người đọc những ấn tượng khó quên’’[13, tr.211].
Đặng Thai Mai là người đầu tiên có cơng khai phá, mở đường giới
thiệu văn học Trung Quốc hiện đại từ phong trào Ngũ Tứ nói chung và việc
giới thiệu các tác phẩm của Lỗ Tấn nói riêng. Từ đó đến nay chúng ta đã có
dịp làm quen và tiếp xúc với rất nhiều cơng trình nghiên cứu gắn với sự
nghiệp của ông. Trong cuốn Đặng Thai Mai tác phẩm, tác giả cũng đã dành
gần trăm trang để giới thiệu về thân thế, nhân cách cũng như địa vị Lỗ Tấn
trong văn học Trung Quốc. Bên cạnh đó khi nhận xét về nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong sáng tác của Lỗ Tấn tác giả đã khẳng định rằng: “Bao


nhiêu lòng trắc ẩn đối với nhân vật đều được nén bỏ lại trong tâm hồn hiu
quạnh cơ đơn. Hình như Lỗ đã bấm bụng mà đè nén mình, khơng cho cảm
tình bộc lộ ra trong khi ngồi tả những nhân vật trụy lạc, vùi lấp dưới những
tiếng cười khắc bạc của con người. Ấy thế nhưng đọc xong bộ sách xếp
trang cuối cùng lại và ta vẫn ngồi ngẫm nghĩ đến bộ mặt, đến số phận của
một chú AQ, một thím Tường Lâm, một thầy Khổng Ất Kỉ…” [11, tr.158].
Tuy khơng trình bày một cách cụ thể những khía cạnh trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Lỗ Tấn nhưng thơng qua những gì mà giáo sư đã nhận xét
ta có thể phần nào hiểu sâu hơn về sức truyền cảm của nghệ thuật xây dựng
nhân vật mà Lỗ Tấn thể hiện trong tác phẩm của mình.
Bên cạnh tên tuổi của giáo sư Đặng Thai Mai thì khi xem xét những

cơng trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn nói chung và thế
giới nghệ thuật trong sáng tác của ơng nói riêng khơng thể khơng nhắc tới
cây đại thụ giáo sư Lương Duy Thứ với các cơng trình nghiên cứu về Lỗ
Tấn như: Lỗ Tấn phân tích tác phẩm; Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc
giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông hay cuốn Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu
v…v. Ở mỗi cơng trình nghiên cứu tác giả đều đi sâu vào tìm hiểu kĩ lưỡng
cả về tư tưởng, phong cách sáng tác và đặc biệt về thi pháp truyện ngắn. Và
ở mỗi cơng trình nghiên cứu thì các tác phẩm của Lỗ Tấn đều được xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Đánh giá về
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả có ý kiến
cho rằng: “Do tập trung chú ý trạng thái tâm hồn của đối tượng nên nhân vật
đều là nhân vật tâm trạng hoặc khoảnh khắc tâm trạng. Khơng hề có sự bàn
giao về xuất thân, về thành phần, cũng ít mơ tả ngoại hình, khơng nói nỗi
đau thể xác mà chủ yếu nói nỗi đau, gánh nặng tinh thần” [15, tr.198]. Tất cả


đều nhằm làm nổi bật tài năng nghệ thuật độc đáo, thấm đượm giá trị nhân
văn và cách mạng của Lỗ Tấn.
Nghiên cứu Lỗ Tấn dưới góc độ nhà lí luận, Phương Lựu trong cuốn
Lỗ Tấn nhà lí luận văn học đặc biệt chú ý tới nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn Lỗ Tấn và cụ thể nhất đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật
điển hình - một phương diện nghệ thuật làm nên thành công nghệ thuật của
Lỗ Tấn: “Nếu trong khi miêu tả sự xuất hiện, ông chỉ dùng một phần sự thật
rồi phát huy thêm đến khi nào cơ hồ hoàn toàn biểu hiện được ý của mình
mới thơi thì trong khi xây dựng nhân vật, cái phương pháp làm cho ơng có
thể “hồn tồn biểu hiện được ý của mình” đó là lấy mẫu ở nhiều người sau
đó mới tổng hợp và khái qt một cách có trọng điểm làm cho nhiều tính
cách gần giống nhau cấu thành một hình tượng độc lập: phức tạp và thống
nhất, ổn định mà phát triển” [9, tr.259].
Nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn nói chung và thế giới

nghệ thuật trong sáng tác của ơng nói riêng cịn phải kể đến một số tên tuổi
khác như: Anh Đức với bài viết Lỗ Tấn bậc thầy truyện ngắn hay Lỗ Tấn
thiên tài sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lê Giảng…Những bài viết trên
được tác giả Lê Giảng và Ngô Viết Dinh tập hợp trong cuốn: Đến với Lỗ
Tấn. Đánh giá về những thành công của Lỗ Tấn trong việc xây dựng nhân
vật, tác giả Lê Giảng có những nhận xét rất xác đáng: “Lỗ Tấn là một thầy
giáo nghệ thuật vĩ đại sáng tạo nghệ thuật. Thành tựu rực rỡ về xây dựng
hình tượng nhân vật của ông trước hết là ở chỗ ông có nhiều tình cảm trong
sáng đối với mỗi nhân vật, từ đó phản ánh được lập trường chính trị cách
mạng căm ghét cái cũ đón cái mới, ơng đặt nhân vật vào hồn cảnh điển
hình để vạch rõ ngun nhân hình thành và phát triển tính cách của nó” [8,
tr.241]. Từ việc nhìn nhận nguồn lực, động cơ sáng tạo ra những hình tượng


nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả đã cho chúng ta thấy được thiên
tài nghệ thuật của Lỗ Tấn đồng thời cũng phản ánh được thái độ cuả tác giả
đối với vấn đề hiện thực xã hội.
Khi nói về mối quan hệ song song giữa sự kiện điển hình và nhân vật
điển hình mà Lỗ Tấn đã sử dụng trong tác phẩm của mình, tác giả cũng đã
khẳng định: “Tính điển hình của sự kiện mà Lỗ Tấn nêu lên rất đầy đủ, lại
có thể giúp đỡ tính cách nhân vật hình thành tuyến rõ ràng. Trong truyện
ngắn của Lỗ Tấn rất ít phương thức thuyết minh chung chung trừu tượng.
Hầu như ông đã vận dụng miêu tả hình tượng hóa để tăng thêm tính sống
động và cụ thể cho sự kiện điển hình. Lỗ Tấn đã nắm chắc sự kiện điển hình
để nói lên bản chất của nhân vật, miêu tả hình tượng hóa đã làm cho bút
pháp khoa trương, phúng dụ càng đột xuất khi nêu lên bản chất này, không
làm cho độc giả mất đi ấn tượng sống động” [8, tr.184]. Tác giả cũng nhấn
mạnh thêm rằng: “Có một số trường hợp, Lỗ Tấn khơng phải lấy động tác
khắc họa làm chủ mà lấy tâm lí khắc họa làm chủ. Nhưng hoạt động tâm lí
này hình như có một số động tác cá biệt của nhân vật liên quan mật thiết gì.

Thực chất nó đã phản ánh cuộc đấu tranh hiện thực khách quan với những
hành động ý thức của nhân vật chính” [8, tr.186].
Nhìn nhận sức ảnh hưởng của truyện ngắn Lỗ Tấn đối với điện ảnh
Trung Quốc, Nguyễn Tuân trong bài Truyện ngắn Lỗ Tấn và phim truyện
Trung Hoa có những đánh giá chung về tài năng Lỗ Tấn: “Có một số truyện
rất đúc của Lỗ Tấn có thể gợi đến khơng khí truyện dài, nó tiềm tàng một
sinh lực địi hỏi sự phát triển…Dưới một hình thức khiêm tốn nhưng bừng
bừng nhiên lượng, dưới cái danh từ nhẹ nhõm “truyện ngắn”, tiếng nói của
Lỗ Tấn có sức dội tới và kích động những bộ mơn nghệ thuật khác. Có lẽ đó


cũng là một cái chuẩn, nếu không là một dấu hiệu để nhận chân những thiên
tài văn nghệ” [8, tr.467].
Nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có bài viết hay cơng trình nghiên
cứu nào ở nước ta nghiên cứu một cách sâu sắc, cụ thể về nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Sự hạn chế của lịch sử nghiên cứu
vấn đề, tài liệu tham khảo và tác giả vẫn là một khó khăn lớn đối với người
viết. Bằng năng lực cảm thụ văn học và lòng say mê đề tài kết hợp với
phương pháp nghiên cứu khoa học chúng tơi sẽ trình bày một cách logic và
khách quan vấn đề đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn Lỗ Tấn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn thông qua một số tác phẩm tiêu
biểu trong hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận một cách chính xác, khoa học chúng tơi sử dụng phương
pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh nhằm làm nổi bật nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Ngoài ra để đạt được hiệu quả cao

hơn, nhằm đảm bảo logic khách quan, chúng tôi đã kết hợp với các chuyên
ngành nghiên cứu khác như: Thi pháp học, lịch sử văn học…


5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận của
chúng tơi gồm hai chương chính:
Chương I: Lỗ Tấn- Danh thủ truyện ngắn
Chương II: Nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
Lỗ Tấn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỖ TẤN – DANH THỦ TRUYỆN NGẮN
1.1 Truyện ngắn và nghệ thuật truyện ngắn
1.1.1 Một số khái niệm về truyện ngắn
Văn xuôi Việt Nam ở cả trong và ngoài nước từ nhiều năm nay hầu
như là văn của truyện ngắn. Trước đây chúng ta quen thấy người Việt nào
cũng làm thơ thì bây giờ người Việt nào cũng viết truyện ngắn. So với tiểu
thuyết, truyện ngắn là một thể loại xuất hiện tương đối muộn khoảng 150
năm gần đây nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ
buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Ở
nhiều nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí. Khn khổ báo
chí khơng cho phép dài, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời
sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự
nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của
mình.


Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày
nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ
nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn

bao giờ hết. Giờ đây con người khơng có đủ thời gian cho những bộ tiểu
thuyết đồ sộ như : Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu
Mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hịa bình, Sơng đơng êm
đềm…Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một
hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh
những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc
giả đương đại. Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế
giới ghi nhận: “Ngày nay tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn
nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn,
chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn” [1, tr.36]. Người đọc
quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ.
Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường
như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện
ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận
lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Truyện ngắn trong tiếng Anh được gọi là short story. Tuy nhiên ở mỗi
quốc gia khác nhau nó lại có tên gọi khác nhau. Tiếng Ý là novelle, tiếng
Pháp là nouvelle, tiếng Nga là novella. Novelle hay nouvelle trong nghĩa gốc
là chỉ một cái tin gì đó, một chuyện gì đó mới mẻ, lạ lẫm. Theo F.Shleget,
thì novella là một thứ giai thoại, một câu chuyện chưa ai biết, tự nó đã thú
vị. Cịn Gơt lại gọi novella là “một câu chuyện đang xảy ra, có thể làm ta
kinh ngạc”…Nhưng thực ra đó là ngộ nhận. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả
bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời.


Lâu nay trong giới nghiên cứu phê bình nhiều người tìm cách xác định
khái niệm truyện ngắn. Ngay trong chính bản thân các nhà văn, những người
thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm văn học cũng có
những quan niệm khơng đồng nhất. Mỗi người đều tiếp cận nó dưới một góc
độ khác nhau có người thiên về mặt nội dung, cũng có người thiên về nghệ

thuật.
Nhìn truyện ngắn ở mức độ dung lượng, hình thức, Vương Trí Nhàn
cho rằng: “Truyện ngắn là gì? Nói một cách tóm lược thì đó là một tác phẩm
văn xi cỡ nhỏ, dung lượng hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với hai thể
khác là truyện vừa và tiểu thuyết” [1, tr.82]. Gerorg Lucacs gọi truyện ngắn
là “nghệ thuật thuần túy nhất bởi nó là một sự cấu tạo đặc biệt. Khuôn khổ
ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện
kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười hoặc gần với những bài kí
ngắn” [1, tr.90]. Nhà văn A.Tơnxtơi lại quan niệm: “Truyện ngắn là hình
thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất” [1, tr.93]. Bởi thực tế cho ta thấy rằng
truyện ngắn trong suốt quá trình phát triển luôn luôn đứng trước một thách
thức: Phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thốt được ra ngồi cái khn
khổ bé nhỏ mà nghệ thuật đã khn nó vào.
Hoặc Uxarayan nhà văn người Mỹ cho rằng: “Truyện ngắn đó là một
cái gì đó khơng cùng…Chỉ nội trong cốt truyện thôi mỗi truyện ngắn thôi đã
hàm chứa rất nhiều khả năng. Nói chi đến những yếu tố khác làm nên thiên
truyện, đó thật là một cái gì khơi mãi khơng hết” [1, tr.95]. Cũng dựa trên
góc độ nghệ thuật nhưng nhà văn khác lại có ý cho rằng: Truyện ngắn khơng
bị ràng buộc những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm. Hình thức
truyện ngắn vừa ln ln vỡ ra thay đổi vừa luôn luôn được hàn gắn “cấu
trúc’’ lại.


Nhà văn Tơ Hồi thì cho rằng: “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy
một khúc đời sống” [1, tr.8]. Nhà văn Bùi Hiển lại có quan niệm khác:
“Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời của một con người mà
dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn suy nghĩ, lựa
chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống và làm việc bình thường,
trong đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Có khi có những hành
động mãnh liệt, những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi

buồn vui, một ý tình chớm nở” [1, tr.16].
Trần Đình Sử cho rằng: “Truyện ngắn là thể loại dân chủ, gần với đời
sống hàng ngày lại xúc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác
động ảnh hưởng kịp thời trong đời sống” [1, tr.242]. Nhà văn Mĩ T.Capơtê
định nghĩa truyện ngắn: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại
khơng được dài”[1, tr.119].
Nhà văn Đức T.Man định nghĩa truyện ngắn: “Cũng có sức chứa nội
tại lớn lao cũng có thể bao qt được tồn bộ đời sống có thể đạt tới kích
thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật, chẳng khác gì mọi sáng
tác đồ sộ khác” [1, tr.69]
Bên cạnh những quan niệm nghiêng về mặt nghệ thuật thì cũng có
một số nhà văn, nhà nghiên cứu khác lại xem xét chúng ở góc độ nội dung.
Nhà văn Nguyên Ngọc có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn là khoảnh khắc.
Trong cả một đời, người viết chỉ chọn lấy một khoảnh khắc quan trọng nhất,
tiêu biểu, quyết định nhất để viết” [1, tr.123]. Cũng trên quan niệm đó, nhà
văn Bùi Hiển cũng có ý cho rằng: “Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong
cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề
phải băn khoăn suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống,
làm việc bình thường trong đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Có


khi có những hành động mãnh liệt, những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một
tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn một
khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất trong khía cạnh cần thể hiện”
[1, tr.98].
Cũng có người nói truyện ngắn là từ một khe hẹp nhìn ra thế giới, là
thế giới nhìn qua kẽ hở nhỏ v…v. Hay nói một cách hình ảnh khác: “Truyện
ngắn là nhát cắt ngang. Muốn hiểu được quá trình phát triển, bản chất của
một trái cây chẳng hạn có thể chẻ dọc thân cũng có cách khác là cắt ngang
thân cây. Những vịng xốy tại mỗi nhát cắt ngang ấy thơi cũng có thể cho

biết đầy đủ toàn bộ lịch sử phát triển bản chất của cây” [1, tr.126].
Epo gọi truyện ngắn là “một giọt nước”. Chekhov gọi truyện ngắn
như “tấm lưới phải cắt bỏ rất nhiều”. Nhiều người gọi truyện ngắn là “tảng
băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, một bằng chứng hình sự, một viên sỏi”.
Nhà văn Nam Phi Nating Grdim gọi “truyện ngắn là con đom đóm trong
đêm tối”.
Victor Sawdon Pritchett coi truyện ngắn là "một điều gì đó thống
trơng thấy khi ta đi ngang” [1, tr.131]. Còn John Updike thì nói: “Đấy là các
tác phẩm dài vài ngàn từ, được viết trên cơ sở kinh nghiệm trực tiếp của tôi
hơn là tiểu thuyết: chúng chứa đựng những cuộc phiêu lưu, những khó khăn,
những giây phút khủng hoảng và niềm vui của chính tơi” [1, tr.132].
Tất cả những định nghĩa trên đều hay, đều chỉ ra được một số đặc
điểm rất quan trọng của thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên để có thể hiểu một
cách tương đối đầy đủ về thể loại truyện ngắn thì chúng tơi lựa chọn theo
định nghĩa mà sách Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra sau đây: “Truyện ngắn
là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết
các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng độc đáo của


nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ” [6, tr.370]. Như vậy để thống nhất cho việc nghiên cứu chúng
tôi lựa chọn theo cách hiểu của định nghĩa này.
1.1.2 Nghệ thuật truyện ngắn
Truyện ngắn trong suốt quá trình phát triển luôn đứng trước một thách
thức: phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thốt được ra ngồi cái khn
khổ bé nhỏ mà nghệ thuật đã khn nó vào, nó phải cho ta được sống thêm
trong nhiều thế giới khác nhau, ngoài cái thế giới hàng ngày mà ta đang
sống. Nguyễn Quang Sáng đã từng nói: “Về truyện ngắn tơi hiểu tuy ngắn
nhưng có sức chứa đựng phải được nén chặt, gọn mà nặng. Nó địi hỏi nhà
văn phải có khả năng thể hiện một cách tập trung và cô đọng, phải biết chọn

những điển hình, những chi tiết thật đắt. Tự nó nó chống lại cái bệnh lan
man, rề rà” [12, tr.106,107].
Truyện ngắn nói chung khơng phải chỉ vì “truyện ” của nó “ngắn” mà
vì cách nắm bắt hiện thực cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn phải
khắc họa được một hiện tượng, khắc họa một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người tạo thành một ấn tượng hoàn
chỉnh. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức
tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là nếu nhân
vật chính của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là
mảnh nhỏ của thế giới. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một
trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hay trạng thái tồn tại cuả con người.
Mặt khác truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật
đa dạng của cuộc sống chẳng hạn như nghề nghiệp, xuất thân, bạn
bè…những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong
các nhân vật phụ.


Yếu tố quan trọng làm nên đặc trưng riêng của truyện ngắn đó là cốt
truyện. Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng chức
năng của nó nói chung là dễ nhận ra một điều gì. Truyện ngắn thường diễn
ra trong một khoảng không gian, thời gian hạn chế. Cái chính của truyện
ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của
truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút pháp trần thuật
thường là chấm phá.
Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết cơ
đúc, có dung lượng lớn. Truyện ngắn sống bằng các chi tiết. Chi tiết càng cụ
thể, chính xác, sắc xảo bao nhiêu thì truyện ngắn càng sinh động bấy nhiêu.
Những bậc thầy về truyện ngắn bao giờ cũng là những bậc thầy về chi tiết.
Trong truyện ngắn yêu cầu về chi tiết càng khắc nghiệt hơn cả trong tiểu
thuyết. Ngay khi dẫn dắt cốt truyện từ một tình thế này sang một tình thế

khác trong truyện thì cũng phải dẫn dắt trên những chi tiết cụ thể sinh động.
Ngồi ra ngơn ngữ cũng hết sức quan trọng làm nên giá trị của truyện
ngắn. Angus Wilson đã từng tâm sự: “Truyện ngắn lơi cuốn tơi vì tính đa
dạng, khả năng thể hiện những giọng điệu khác nhau, cấu trúc khác nhau,
phong cách và hiệu ứng nghệ thuật khác nhau” [12, tr.134]. Mỗi từ, mỗi câu
trong truyện ngắn phải tự mơ tả lấy mình, phải động. Ngơn ngữ tự đối thoại,
tự tranh cãi, hay nói cách khác, ngơn ngữ lưỡng lự nước đôi…khiến cho
truyện ngắn hiện đại là truyện ngắn của các khả năng. Ngôn ngữ đối thoại
trong truyện ngắn khiến cho truyện ngắn là một trong những hình thức nghệ
thuật có khả năng mở rất lớn. Giọng điệu, điểm nhìn cũng là một trong
những yếu tố khơng kém phần quan trọng trong nghệ thuật thể hiện truyện
ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều được người viết truyện ngắn
đặc biệt chú ý khai thác và xử lí nhằm đạt hiệu quả mong muốn.


Cũng giống như bất kì một thể loại nào khác, truyện ngắn cũng mang
trong mình tồn bộ những yếu tố cấu thành hệ thống của một tác phẩm văn
chương từ nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu, chi
tiết…Nhưng trong những cái chung đó ta vẫn có thể tìm thấy những đặc
điểm làm nên đặc trưng riêng của thể loại truyện ngắn. Đó chính là sức hút
riêng của thể loại truyện này. Một truyện ngắn hay có thể cung cấp cho độc
giả cả nhận thức cũng như niềm vui mãnh liệt khơng kém gì một cuốn tiểu
thuyết nhưng lại mất ít thời gian "tiêu hóa” hơn.
Là một thể loại nghệ thuật nổi bật của thời kì hiện đại truyện ngắn tất
phải mang trong nó đầy đủ những đặc tính của nền nghệ thuật ấy. Hơn nữa
vì những đặc trưng “nghề nghiệp” riêng của nó, ở truyện ngắn, những đặc
tính nghệ thuật cơ bản đó càng đậm đặc hơn và được biểu hiện theo một
cách riêng của nó. Nó địi hỏi người viết truyện ngắn cần phải có cả cái
“tâm” và cái “tầm”, phải gắn lịng mình với đời bằng con mắt sâu sắc, tinh tế
để tạo nên sự đột phá, bất ngờ “khơi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những

gì chưa ai có”. Aitmatốp đã nhận định: “Truyện ngắn giống như tranh khắc
gỗ, lao động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ đọng, các phương tiện
phải được tính tốn một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một cơng
việc vơ cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó là chỗ
làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể loại khác” [1, tr.135].
A. Tônxtôi nhận định: “Truyện ngắn là một trong những thể tài văn
học khó nhất. Về nội dung cũng như về tư tưởng, nó khơng khác gì tiểu
thuyết chỉ có điều do ngắn nên khó hơn… Truyện ngắn địi hỏi một cơng
phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn học”
[12, tr.135].


Xuất phát từ những ưu điểm của thể loại, nhiều nhà văn đã lựa chọn
truyện ngắn làm thể loại sáng tác chủ yếu của mình. Như Tơ Hồi đã nói:
“Truyện ngắn là một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý lắm. Chỉ với
truyện ngắn người ta mới biết tận dụng từng chữ. Nhà văn mình thường
khơng tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn là nơi người ta có thể thử
tìm phong cách riêng cho mình” [12, tr.78]. Và thực tế cho thấy, nhiều nhà
văn khơng những tìm cho mình phong cách riêng với thể loại truyện ngắn
mà tác phẩm của nhà nghệ sĩ ấy đã trở thành những thiên truyện ngắn mẫu
mực để lại cho đời sau nhiều bài học quý giá.
1.2 Lỗ Tấn với thể loại truyện ngắn
1.2.1 Lỗ Tấn, cuộc đời và văn nghiệp
Lỗ Tấn là văn hào vĩ đại của thế kỉ XX. Ông là nhà văn được
UNESCO quyết định kỉ niệm như một danh nhân văn hóa của nhân loại
nhân dịp 100 năm sinh (1981). Mặc dù có cuộc đời viết văn khơng dài (mười
tám năm) và kể cả tuổi sống cũng chưa tới thất thập cổ lai hi song những gì
mà ơng để lại cho đời đều thật to lớn và đáng trân trọng.
Lỗ Tấn là bút danh, tên thật là Chu Thụ Nhân, tên tự Dự Tài, sinh
ngày 25 - 9 - 1981 ở Đông Xương, thành Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Ông

sinh trưởng trong một gia đình sĩ đại phu sa sút. Ông nội là Chu Phúc Thanh
từng giữ chức Thứ cát ở Viện hàn lâm sau đó làm tri huyện Kim Cốc tỉnh
Giang Tây nhưng vì can án trường thi nên bị cách chức hạ ngục. Cha là Chu
Phượng Nghi mặc dù đỗ tú tài nhưng không ra làm quan. Mẹ là Lỗ Thụy một người đàn bà hiền lành, nhân hậu dễ tiếp thu tư tưởng mới, giàu nghị
lực, hiểu thời thế, trọng chính nghĩa tán thành những việc Lỗ Tấn làm. Bà là
người ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời và văn nghiệp của Lỗ Tấn. Bút
danh Lỗ Tấn của ông được lấy từ họ mẹ.


Thuở nhỏ Lỗ Tấn rất thông minh, hiếu học, ham đọc sách thích nghe
những câu chuyện cổ tích, thần thoại xem tranh dân gian, xem hát tuồng.
Những điều đó đã kích thích lịng ham mê nghệ thuật của cậu bé Lỗ Tấn.
Năm 13 tuổi, ông nội bị bắt giam, cha lâm bệnh nặng cảnh nhà sa sút.
Năm 16 tuổi thì cha chết. Hàng năm mùa hè đến, Lỗ Tấn thường theo mẹ về
quê ngoại. Những dịp đó Lỗ Tấn có điều kiện tiếp xúc với con em nông dân,
hiểu được cuộc sống nghèo khổ của họ. Sau này ông kể lại rằng: “Tơi sinh
trưởng trong một gia đình lớn sở đô thị, từ bé chịu giáo huấn của sách cổ,
thầy đồ cho nên cũng xem đại chúng lao động như bức tranh hoa điểu.
Nhưng quê ngoại mẹ tôi là nông thơn khiến tơi có thể thỉnh thoảng gần gũi
nơng dân dần dần biết họ suốt đời bị áp bức chịu bao đau khổ chứ đâu có
như bức tranh hoa điểu. Về sau ngẫu nhiên có dịp viết văn tơi bèn dùng hình
thức truyện ngắn lần lượt viết ra sự trụy lạc của cái xã hội gọi là thượng lưu
và nỗi bất hạnh của xã hội lớp dưới” [5, tr.186]. Vốn có ác cảm với lễ giáo
phong kiến từ lúc bé qua sách vở, lớn lên lại chứng kiến cảnh đau khổ của
nhân dân, nhìn rõ con đường suy vong của đất nước, Lỗ Tấn căm ghét và
nuôi một tinh thần chống lại nó. Ơng quyết tâm đi tìm “con đường khác, đi
xứ khác, tìm những con người khác”.
Năm 1898, Lỗ Tấn đến Nam Kinh học trường Tây chuyên đào tạo kĩ
sư hàng hải. Học không đầy một năm, Lỗ Tấn thấy chán ghét cảnh sống,
chương trình học ở đây liền chuyển qua trường khoáng lộ học kĩ sư hầm mỏ.

Thời kì này Lỗ Tấn thu nhận được nhiều kiến thức khoa học tự nhiên và xã
hội phương Tây đọc được nhiều sách báo nói về tự do dân chủ. Đặc biệt Lỗ
Tấn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc quan điểm tiến hóa của Đácuyn. Quan điểm
này cho rằng: vạn vật tiến hóa theo q trình từ thấp tới cao, cái cũ bị đào
thải, cái mới phát triển, mầm non thay thế cho sự già cỗi tàn lụi. Theo quan


điểm đó Lỗ Tấn nhìn nhận sự phát triển xã hội cũng theo con đường như
vậy. Xã hội cũ sẽ đi qua, xã hội mới sẽ đến. Ông tin tưởng: “Sinh mệnh lớp
sau bao giờ cũng có ý nghĩa hơn, hoàn thiện hơn lớp trước, tương lai sẽ sáng
sủa hơn hiện tại, lực lượng mới sẽ thay thế, phản kháng, địi giải phóng mọi
sự ràng buộc cổ truyền của xã hội cũ” [5, tr.12].
Tháng 3 năm 1902, Lỗ Tấn tốt nghiệp trường khống lộ, vì thi đỗ xuất
sắc nên ơng được cử sang lưu học ở Nhật. Đầu tiên ông học ngành y với
mục đích khi về nước sẽ chạy chữa cho những con bệnh bị lừa bịp như cha
ông, lúc chiến tranh sẽ xin vào trường quân y, mặt khác sẽ thôi thúc quốc
dân đồng bào tin tưởng vào một cuộc duy tân.
Đến tháng 7-1906 Lỗ Tấn từ bỏ học y sau khi xem cuốn phim thời sự
nói về chiến tranh Nga Nhật, chứng kiến cảnh một người Trung Quốc làm
gián điệp bị Nhật chém đầu để thị chúng. Ơng thấy những người Trung
Quốc xem ln lúc đó dửng dưng cười đùa. Điều đó làm cho Lỗ Tấn bị kích
động, khiến ơng cho rằng y học khơng phải là cần thiết trước mắt. Ông bỏ
trường thuốc bắt tay vào hoạt động văn học với mục đích: “Tơi thấy học
thuốc không phải là việc quan trọng lắm nữa. Dân mà cịn ngu muội hèn
nhát thì dù thân thể có khỏe mạnh cường tráng chăng nữa cũng chỉ có thể
làm thứ người mà người ta đem chém đầu thị chúng vô vị thế kia mà thơi.
Cịn như đau ốm mà có phải chết đi ít nhiều thì chưa chắc đã phải là bất
hạnh. Cho nên điều chúng ta cần phải làm trước hết là biến đổi tinh thần họ
tất nhiên không gì dùng bằng phong trào văn nghệ” [5, tr.188].
Từ đó ơng chủ trương dùng ngịi bút của mình để bày tỏ quan điểm

chính trị, đánh thức tinh thần dân tộc, ý thức tự lập tự cường của người dân
Trung Hoa. Tư tưởng của ông lúc bấy giờ “trọng cá nhân phi vật chất” do
chịu ảnh hưởng của học thuyết siêu nhân của Nitsơ. Từ đó ơng ra sức kêu


gọi người dân chống áp bức đè nén của xã hội cũ, tiến tới xây dựng một xã
hội mới. Trong bài sức mạnh dịng thơ Mara, ơng tiếp tục giới thiệu tư tưởng
dân chủ châu Âu thế kỉ XIX, ca ngợi các nhà thơ dân chủ là những “chiến sĩ
trên lĩnh vực tinh thần”, lấy văn nghệ làm vũ khí chống lại xã hội đương
thời, kêu gọi nhân dân đứng lên làm cách mạng.
Năm 1908 Lỗ Tấn được ông Chương Thái Viêm giới thiệu tham gia
Quang phục hội, một tổ chức Cách mạng chống lại triều đình Mãn Thanh.
Mặc dù ở Nhật nhưng ông luôn hướng về Tổ quốc với ước nguyện “ta đem
máu đỏ hiến cho nhân dân”.
Năm 1909 ông về nước nuôi mẹ và em. Năm 1911, cách mạng Tân
Hợi bùng nổ, ơng phấn khởi đón tiếp cuộc cách mạng để lật đổ chế độ phong
kiến. Nhưng cuộc cách mạng Tân Hợi không bao lâu đi vào con đường bế
tắc. Ơng đã phải thốt lên rằng: “Tơi cảm thấy hình như đã lâu rồi khơng cịn
có cái tên gọi là Trung Hoa dân quốc nữa”.
Đến năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ, chiếu sáng năm
châu, thức tỉnh hàng triệu con người bị áp bức, bóc lột trên trái đát. Đối với
bản thân Lỗ Tấn thì cuộc cách mạng như đốt cháy lên trong lịng ơng một tia
hi vọng mới. Trong khơng khí phấn khởi, Lỗ Tấn lao vào hoạt động sáng
tác, tuyên truyền với tư thế chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đó.
Từ năm 1918- 1927 ông vừa dạy học, vừa viết văn, vừa tham gia chỉ
đạo phong trào yêu nước của thanh niên, ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh
viên trường Đại học Sư phạm nữ Bắc Kinh chống chính phủ Đồn Kì Thụy.
Ngồi ra ơng cịn viết nhiều bài báo vạch trần tội ác của chính phủ Đồn Kì
Thụy, ca ngợi lịng u nước và tinh thần đấu tranh kiên cường của thanh
niên học sinh.



Từ năm 1918- 1927 ông vừa dạy học, vừa viết văn, vừa tham gia chỉ
đạo phong trào yêu nước của thanh niên, ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh
viên trường Đại học Sư phạm nữ Bắc Kinh chống chính phủ Đồn Kì Thụy.
Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch ra sức khủng bố, đàn áp hàng ngàn
Đảng viên Đảng cộng sản, thanh niên học sinh yêu nước. Cuộc đổ máu đã
làm cho Lỗ Tấn bửng tỉnh và nhận ra rằng: “Giết hại thanh niên lại hình như
cũng là thanh niên”. Chính vì vậy ơng đã phát biểu rằng: “Chỉ có giai cấp vơ
sản đang lên mới có tương lai”. Từ đó ơng ln đứng vững trên lập trường
giai cấp vơ sản để sáng tác và hoạt động xã hội.
Tháng 10 năm 1927 do bị Quốc dân đảng truy nã ráo riết nên Lỗ Tấn
đến Thượng Hải. Thượng Hải là trung tâm phản cách mạng nhưng cũng là lò
lửa đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Sống trong không khí đấu
tranh cách mạng, Lỗ Tấn dồn sức lực của mình vào con đường hoạt động
văn học. Mùa xuân năm 1928 ông tham gia Trung Quốc cách mạng hỗ tế
hội, làm chủ biên tạp chí Dịng nước xiết (Bổn lưu) và Ngữ ty từ Bắc Kinh
rời xuống.
Đầu năm 1929, ông cùng một số thanh niên tiến bộ lập nhóm Triêu
Hoa và xuất bản Triêu Hoa chu san nhằm giới thiệu văn học Nga Xô viết,
văn học phương Tây, dịch và giới thiệu văn nghệ Mácxit.
Tháng 3 năm 1930, Lỗ Tấn cùng một số nhà văn thành lập Hội liên
hiệp các nhà văn Cánh tả (gọi tắt là Tả liên) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Trung Quốc. Trong 9 năm sống ở Thượng Hải, Lỗ Tấn đã làm việc hết
sức mình trên lĩnh vực chính trị, văn nghệ. Bệnh lao ngày càng nặng nên 5
giờ 25 phút ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn qua đời. Tuy nhiên những
gì ơng để lại cho đời đều thật sự to lớn khiến ta phải khâm phục, trân trọng.


Trong suốt cuộc đời hoạt động đấu tranh không mệt mỏi vì sự tiến Lỗ

Tấn bộ của nhân dân, Lỗ Tấn đã kịp để lại cho đời một sự nghiệp văn
chương phong phú về thể loại, có sức chiến đấu cao. Trước tác của ông bao
gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới, nghị luận, phê bình…trong
đó truyện ngắn và tạp văn là đặc sắc hơn cả.
Tháng 5 năm 1918, Lỗ Tấn cho ra đời truyện ngắn đầu tiên Nhật kí
người điên in trên tạp chí Tân Thanh Niên. Đó là phát súng đầu tiên bắn vào
dinh lũy của chế độ phong kiến vốn đã ngự trị trên đất nước Trung Quốc
hàng ngàn năm. Tiếp theo nhà văn đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm mang
nội dung chống phong kiến kêu gọi sự thức tỉnh của nhân dân như Thuốc,
AQ chính truyện và hơn 20 thiên truyện ngắn khác. Tất cả đều được nhà văn
tập hợp trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng được xuất bản vào năm 1923 1924.
Từ năm 1930 trở đi, Lỗ Tấn chủ yếu viết tạp văn. Đặc biệt trong thời
kì này ông đã tiếp tục cho ra mắt độc giả tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại,
xuất bản năm 1936 bao gồm 8 truyện. Hầu hết những tác phẩm trong tập
truyện này đều được lấy đề tài trong các câu chuyện thần thoại, truyền
thuyết, truyện lịch sử Trung Quốc để châm biếm chế độ chính trị thối nát
đương thời. Đồng thời tác giả còn lên tiếng ca ngợi lực lượng cách mạng của
quần chúng.
Ngoài truyện ngắn và tạp văn, Lỗ Tấn còn viết thơ, khảo cứu hay các
tác phẩm dịch thuật. Ở thể loại nào ông đều chứng tỏ sức sáng tạo của mình.
Quãng đời 55 tuổi với 18 năm sáng tác đã đủ cho chúng ta thấy được một tài
năng, một nhân cách lỗi lạc của một nhà văn, nhà tư tưởng vĩ đại không chỉ
của riêng dân tộc Trung Hoa mà còn đối với cả những con người lao khổ
trên hành tinh này. Đúng như Phađêép đã từng nhận định: “Lỗ Tấn nhà văn


×