Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THANH TICH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG TÂM SỰ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG PHONG TRÀO</b>
<b>“THI ĐUA DẠY TỐT, HỌC TỐT” </b>






Tôi tên: <b>Nguyễn Thị Minh Tâm</b>


Chức vụ: Giáo viên


Đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Tân – An Lão
<b>I- Những suy nghĩ về nghề:</b>


<b> </b>Kính thưa quý vị !


Khi còn trên ghế nhà trường phổ thông, mong ước của tôi sau này là trở
thành cơ giáo. Lúc đó, nào tơi hiểu biết gì nhiều về nghề dạy học. Chỉ biết rằng, với
tơi, thầy cơ ln là thần tượng. Lúc đó, trong mắt tôi thầy cô là những người rất
sang trọng về tinh thần, giàu đẹp về tâm hồn và trí tuệ, là người đi gieo những hạt
giống đẹp cho đời.


Rồi ước mơ thành sự thật. Tôi đã là cô giáo. Tôi tự hào về nghề của mình là
nghề cao quý trong những nghề cao quý, được nhà nước đề cao và xã hội tôn vinh.
Danh dự nghề nghiệp đã cho tơi hít thở một bầu khơng khí ngập tràn hạnh phúc.
Nhưng rồi tơi cũng nhận ra, mặc dù rất cần thiết , nhưng con người ta khơng thể
sống bằng khơng khí ! Thầy cơ cũng chỉ là những con người. Nghề giáo cũng chỉ là
một nghề. Đối mặt với những lo toan trong cuộc sống gia đình, với miếng cơm
manh áo đời thường, mới thấy hết nghề giáo khơng ít những nhiêu khê !


Tôi được biết, với áp lực của cuộc mưu sinh, thời bao cấp, đã khơng ít thầy


cô không trụ được với nghề, hoặc chỉ xem nghề giáo chỉ là “một chân” trong hành
trình cuộc sống. Đã từng có những giọt nước mắt xót xa chảy ngược về tim !


Thoát thời bao cấp, đất nước ngày càng phát triển, nghề giáo cũng ngày càng
nâng cao vị thế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiều giá
trị văn hóa đã đổi thay khơng ít. Ngay trong chốn thiêng liêng, cao quý dành cho sự
“tôn sư, trọng đạo” cũng đơi khi nhuốm màu “phàm tục”. Đâu đó có những bài báo
nêu lên những “tấm gương hoen” về những kẻ hàng ngày đạo mạo trên bục giảng
nhưng lại có những hành động bỉ ổi với các nữ sinh, những cơ giáo phũ phàng sử
dụng hình phạt “cực hình” với trẻ nhỏ. Đôi khi, những trường hợp cá biệt này lai
làm xôn xao dư luận, gây những ảnh hưởng, tác động tiêu cực. Niềm tin vào sự
thiêng liêng, cao quý bị rạn nứt …..


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vai, những người nông dân dù “cạp đất” vẫn kiên tân lo cho con vào đại học.
Những thủ khoa đời thường phụ mẹ bán hàng rong, những sinh viên nghèo vẫn
rạng danh Việt Nam với thành tích được các hội đồng Quốc tế cơng nhận….


Có những tinh thần hiếu học, trọng đạo ấy, thì tình cảm “tơn sư” vẫn được
lưu giữ. Trong đó, chắc chắn rất nhiều người bình dị khi nghĩ về thầy cơ giáo của
mình đều hướng về với một tấm lòng biết ơn và trân trọng.


Đạo học được đề cao, tấm chân tình tri ân thầy cơ được lưu giữ, …đó cũng
chính là điều ln nhắc nhở tơi (và các đồng nghiệp) luôn ý thức về trách nhiệm
nghề nghiệp của mình.


Ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp là bài học lớn của tơi trong q trình
cơng tác. Để cụ thể hơn, một lần nữa, tôi xin phép được chia xẻ :


<b> II- Đôi điều tự thuật :</b>



Năm 1994, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi về công tác tai trường Tiểu học An
Tân với mong ước được góp một phần cơng sức của mình vào sự nghiệp mà mình
yêu mến. Nhưng từ ước mong đến thực tế không phải là một con đường bằng
phẳng.


Trường tôi dạy là một trường thuộc xã đồng bằng nhưng đa số học sinh đều
là con của các gia đình có kinh tế khó khăn nên việc học hành của con cái phụ
huynh đều phó thác cho giáo viên.


Năm đầu tiên, tơi dạy lớp 4. Lớp tơi có một học sinh ở với bà nội già, bố mẹ
đi Gia Lai làm cà phê, em đã nhiều lần bỏ học nhưng tôi đã kịp thời đến động viên,
an ủi, giúp đỡ em một số sách, vở, đồ dùng học tập và rồi em đã cảm thấy mỗi ngày
đến trường là một niềm vui. Từ một học sinh trung bình, em đã vươn lên khá, rồi
giỏi. Năm lớp 5, em được dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Niềm vui đó đã làm cho tơi
cảm thấy u hơn, gắn bó hơn với nghề giáo mặc dù lúc đó lương tơi chỉ có 186000
đồng.


Tiếp tục những năm sau, để động viên tinh thần học tập của học sinh, hàng
tuần, hàng tháng tơi đều bỏ ra một ít tiền trong số tiền lương ít ỏi của mình để
thưởng cho những em vượt khó, học chăm. Lịng tơi tràn ngập niềm vui khi thấy
các em hân hoan đón nhận phần thưởng của cơ giáo mặc dù phần thưởng đó rất nhỏ
chỉ là: cây bút, quyển vở, quyển truyện ..


Những ngày mưa lũ, vùng Thuận An, Thuận Hịa học sinh nghỉ học, tơi lại
đội gió, đội mưa xuống tận nơi để đưa các em đến lớp.


Vật chất và việc làm tuy nhỏ nhoi nhưng chân tình thì rộng mở. Việc tốt nào
rồi cũng đi qua nhưng hơi ấm tình người thì cịn đọng mãi. Tơi đã trải lịng ra với
học trị, và, bù lại, tơi đã dược học trị u mến.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thân yêu, tôi đã được các cấp lãnh đạo ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao
quý. Trong năm học 2009 – 2010 này, tơi được vinh dự đón nhận danh hiệu là giáo
viên tiêu biểu trong 5 năm thực hiện phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” .
Nhưng với tơi, khơng có danh hiệu nào cao quý và hạnh phúc bằng kết quả giáo
dục mà mình đạt được. Và, may mắn thay, trong năm học này, chất lượng học tập
của học sinh lớp tôi chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan, học sinh lớp tôi có em
đã được danh hiệu học sinh giỏi cấp Tỉnh. Như một hệ quả tất yếu, hình như nhờ
vậy mà tơi được đồng nghiệp tin u, học trị mến phục và phụ huynh tin tưởng.


Kính thưa quý vị!


Trong niềm vinh hạnh hôm nay, tôi càng tin tưởng và yêu mến hơn với nghề
nghiệp mình đã chọn. Và, khi có niềm vui, tơi thường có ước muốn được chia xẻ.
Rất biết ơn quý vị đã thông cảm, dành cho tôi được ít phút để chia xẻ những suy
nghĩ về nghề vừa rồi .


<b>III – Những bài học được rút ra từ q trình cơng tác:</b>


Những kết quả mà tôi đã đạt được cùng với những suy nghĩ về nghề mà tơi
đã trình bày có quan hệ hữu cơ và biện chứng.


Khi chúng ta biết tự hào về nghề nghiệp của mình cũng có nghĩa là chúng ta
có tình u và lịng tự trọng nghề nghiệp. Và, chính điều này sẽ ln tạo cho ta chất
men nhiệt tình, giúp ta ln có trách nhiệm với cơng việc, vượt qua được mọi khó
khăn để hoàn thành nhiệm vụ.


Mặc khác, nghề dạy học của chúng ta là nghề chèo đị trên dịng nước ngược.
Chúng ta khơng được phép tự mãn. Xã hội luôn vận động, dừng lại là tụt hậu. Do
đó, để ln thích ứng với nhu cầu giáo dục, buộc chúng ta phải khơng ngừng học
tập. Chỉ có không ngừng học tập mới giúp ta giữ được danh dự nghề nghiệp.



Kính thưa quý vị !


Trong suốt q trình cơng tác của mình, tơi đã rút ra được hai điều tâm đắc
ấy. Đó là hai điều giản dị: tự trọng về nghề nghiệp và không ngừng tự học.


Từ những bài học của bản thân, tôi xin được kiến nghị :


<b>IV – Những kiến nghị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hiện, tư vấn và có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng), có vậy thì tinh thần của CBGV sẽ
được kích thích và phát huy cao hơn nữa.


Còn đối với các đồng nghiệp, tơi khơng có kiến nghị gì, chỉ từ bài học của
bản thân, xin được nhắn nhủ: hãy ln giữ gìn lịng tự trọng nghề nghiệp và khơng
ngừng tự học.


Trân trọng cảm ơn !


<i> An Tân, ngày 17 tháng 5 năm 2010 </i>
<b> Người viết</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×