Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Dtoi ac cua kho me dodoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.33 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1. Tội ác của Pon Pốt


Cùng với đền Ăngco, chùa Vàng - chùa Bạc và hệ thống casino “hồnh tráng”..., đất nước
Campuchia cịn được thế giới biết đến với hệ thống chứng tích tội ác diệt chủng do phiến
quân Khmer đỏ gây ra. Cánh đồng chết (Killing field) là một trong số đó. La liệt xương người,
xác người cụt chi, mất đầu, vỡ sọ chất chồng với muôn ngàn tư thế đau thương... Đây được
xem là cánh đồng phơi bày tội ác man rợ nhất của quân diệt chủng trên đất nước


Campuchia, và cũng là một trong những chứng cứ tại phiên tòa xét xử tên hung thần diệt
chủng Duch - cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ.


<b>VÙNG ĐẤT XƯƠNG NGƯỜI</b>


Xương người trồi lên sau mỗi bận mưa to ở Cánh đồng chết


Trên quê hương của đất nước Chùa Tháp có hàng trăm cánh đồng diệt chủng nhưng chỉ
Killing field ở xã Choeung Ek, quận Dang Kor, tỉnh Kandal mới được du khách trên khắp thế
giới tìm đến viếng thăm. Sau 30 năm kể từ ngày chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, dù đã
được khai quật nhưng sau mỗi trận mưa lớn người ta lại phát hiện trên cánh đồng này có
những bộ xương người trắng hếu thốt đất trồi lên...


Từ trung tâm thủ đơ Phnơm Pênh, để đến được Choeung Ek, thay vì đi xe buýt chúng tôi
quyết định bao một chiếc tuk tuk với giá 10 USD cho quãng đường khứ hồi đi về 35km. Thật
may bác tài tuk tuk tên Đẹn là “người Cam gốc Việt” nên rất rành Phnôm Pênh, kể cả chuyện
đẫm máu một thời ở Choeung Ek.


Chiếc xe tuk tuk lần lượt đưa khách qua những khu nhà chằng chịt đầy khói bụi, qua những
xóm làng tiều tụy do hậu quả của họa diệt chủng để lại và ánh nắng như thiêu đốt. “Cách
đây 5 năm, đường đến Choeung Ek lồi lõm, bụi mịt mù chứ không láng o như vầy đâu. Năm
79 (1979), hồi bộ đội mình đánh thẳng vào Nam Vang (Phnơm Pênh), đâu đâu cũng la liệt
xác người bị bọn Pôn Pốt sát hại. Nhà tui cũng có hai người bị tụi nó chặt đầu, mổ bụng, xác


vứt cách Cánh đồng chết khoảng 500m”.


<b>Cánh đồng chết kinh hoàng</b>


Nỗi đau của bác tài tuk tuk cũng là nỗi đau của hàng triệu gia đình, nạn nhân Khmer Đỏ. Nỗi
đau ấy được lịch sử điểm vào ngày 17-4-1975, khi nhân dân Phnơm Pênh đổ ra đường đón
chào những chiến binh rừng sâu do Pơn Pốt làm thủ lĩnh. “Lúc đó ông bà già tui và nhiều
người khác cũng ùa ra đường hò reo. Khi thấy những gương mặt chiến binh đanh lại, chĩa
súng lên trời bắn thị uy và ra mệnh lệnh đầy sát khí “khơng đứa nào được ở thành phố” đã
khiến mọi người bàng hoàng. Những ngày sau đó, đàn ơng, đàn bà, người già, trẻ con, người
nước ngoài, sư sãi, nhà giáo, sinh viên... bị lùa vào các trại tập trung như nô lệ. Trong đó
bọn Pơn Pốt mặc sức tra tấn, giết hại họ”.


Trước khi đụng trung tâm xã Choeung Ek để rẽ vào con đường nhỏ tiến vào Cánh đồng chết,
thấy một cơ gái da ngăm đen, đầu chít khăn rằn vẫy tay xin quá giang, chúng tôi bảo bác tài
tuk tuk dừng lại. Qua phiên dịch của bác tài, mới biết cô gái tên Sà Son, 21 tuổi, là sinh viên
đang học ở Việt Nam về thăm gia đình. Biết ý định tìm hiểu của chúng tơi, Son tuôn một
mạch: “Gần 4 năm thống trị, Pôn Pốt đã giết gần 3 triệu người Campuchia và người nước
ngồi. Khi được giải phóng, đâu đâu cũng la liệt xác chết, đâu đâu cũng đầy những hố chôn
người tập thể. Mẹ Son nhờ xác ông bà đè lên mà may mắn sống sót”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Du khách bàng hồng trước những chứng tích tội ác</b>


Sau 40 phút rong ruổi, chiếc tuk tuk đang tiến rất gần Killing field. Đúng như mô tả của
những người đi trước, Choeung Ek là một xã thuần nơng n bình với những cánh đồng trái
cây, đồng lúa trải dài, được điểm tơ bằng những dịng chảy bàng bạc uốn quanh và các ngơi
nhà gỗ 2 gian 3 chái có bậc thang phía trước. Lúc này 8 giờ sáng, gió từ đồng hoang mang
hơi nước thổi mát rười rượi. Khi vòng quay của chiếc tuk tuk dừng lại, đập vào mắt chúng tôi
là tháp tưởng niệm chứa hơn 8.000 bộ hài cốt của những người bị giết hại trên chính cánh
đồng này.



Vé tham quan Cánh đồng chết là 2USD một người. Vì là cuối tuần nên du khách với đa chủng
tộc, quốc tịch ghé dâng hương cho người đã khuất rất đơng. Dù vậy mùi tử khí và cảm giác
rờn rợn vẫn đủ sức xâm chiếm ngay cả du khách bạo gan nhất. Khách nườm nượp, được đi
tham quan tự do nhưng ai nấy đều đi đứng lặng lẽ. Tháp đầu lâu cao vút và vô số mảnh vụn
xương - răng, quần áo của nạn nhân diệt chủng hiện hữu khắp nơi. Cùng với thời gian và sau
những cơn mưa lớn, các chứng tích tội ác ghê rợn này hiện hữu càng nhiều. “Ở đây chi chít
những hố chơn tập thể, xác người chồng chất xác người nên khai quật không xuể. Đến nay
đã có 87 trong tổng số 130 mộ tập thể được phát hiện và khai quật”.


Dù đã cố hết sức giảm bớt sự kinh hãi của du khách bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng cứ sau
mỗi con số chết chóc của cô thuyết minh viên, nhiều du khách người tay nắm chặt, mắt
nhắm nghiền, người lắc đầu, kẻ thở dài... vì kinh khiếp. Cơ thuyết minh viên tiếp tục những
con số hãi hùng: “Tổng diện tích Cánh đồng chết ở Choeung Ek khoảng 20ha, được Khmer
Đỏ sử dụng để tàn sát tù nhân từ nhà tù S-21. Trên cánh đồng này có hơn 20.000 người bị
sát hại nhưng hiện chỉ tìm được hài cốt của 8.987 người”.


Rảo bước đi tham quan những bãi xương người và hố chôn tập thể, nhiều du khách không
dám đi nhanh, đạp mạnh vì nhớ lời gửi gắm của cơ thuyết minh: “Phía dưới từng tấc đất trên
cánh đồng này, xương máu của những người vơ tội cịn rất nhiều, chúng ta có thể đang giẫm
bước lên họ”. Lúc này đây, ai nấy đều xúc động khi chứng kiến cảnh một đơi vợ chồng người
Mỹ tuổi ngồi 60 đã tỏ bày lịng thành kính với người đã khuất bằng việc cởi giày đi chân
không. Hỏi chuyện, bà vợ tên Laura, ở bang Chicago nói trong nước mắt: “Năm lính Pơn Pốt
tràn vào Phnơm Pênh, em trai tơi là Tommy đang dạy học cho một ngôi trường. Từ đó chúng
tơi mất tin em. Biết đâu em đang nằm trong số người chưa được tìm thấy trên cánh đồng
này”.


Càng vào sâu trong Cánh đồng chết, cảm giác nghẹt thở, rùng rợn gần như thống trị tâm
khảm tất cả du khách trước khi đập vào mắt họ là vơ số nấm mồ tập thể to đùng, có cái vô
danh nhưng cũng lắm cái mang tên đầy tử khí như: “Mộ 100 trẻ sơ sinh và mẹ”, “Mộ nhiều


xác nhất với 450 xác”, “Mộ 166 người không đầu”, “Mộ 87 người mất tay, chân”... Ẩn sau
những con số này là tội ác trời không dung đất không tha, là tiếng la thét tuyệt vọng của
những con người sắp bị sát hại.


Tội ác của quân diệt chủng là khơng có giới hạn, vượt trên sự hiểu biết của nhân loại về sự
tàn bạo. Thời gian có thể làm lành những vết thương về thể xác lẫn tâm hồn nhưng khơng
thể xóa sạch tội ác diệt chủng của thủ lĩnh Pôn Pốt và đội quân diệt chủng của hắn. Trong
cơn gió lành lạnh phảng phất mùi khói hương, lời tâm tình của hai du khách người Mỹ bất
chợt để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm, nhất là khi một trong hai người hỏi nhau: “Liệu
thảm cảnh do chiến tranh trên đất nước Campuchia, Việt Nam và nhiều quốc gia khác có
thức tỉnh lương tri của loài người?”. Câu trả lời có lẽ là khơng, bởi ngay tại thời điểm này, thế
giới vẫn bị chia cắt, đâu đó bom đạn vẫn cịn giáng thẳng vào thường dân vơ tội vì lịng tham
và những hiềm khích khơng có hồi kết.


<b>NƠI TỘI ÁC KHÔNG NGỦ YÊN</b>


Xương người, quần áo vấy máu dưới gốc cây oan hồn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xẻng... Tháp đầu lâu, những hầm hố chôn người tập thể cùng quần áo vấy máu của hàng
ngàn sinh linh trên cánh đồng chết không thể lột tả được đỉnh cao sự dã man của quân diệt
chủng bằng các cuộc hành quyết thời Trung cổ.


Trở lại thăm chiến trường xưa, một cựu chiến binh tên Quốc, ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang bất giác thở dài: “Em trai tôi (nay đã mất) từng tham gia công tác khai quật
trên cánh đồng này. Nó kể từng tìm thấy những xác chết dập nát lồng ngực chứng tỏ nạn
nhân chết do bị khoét ngực moi tim. Nó cũng tìm thấy xác của những phụ nữ cịn ngun
những cành cây thọc sâu vào cửa mình...”.


Ơng Quốc cho biết ở Ba Chúc cũng có nhà mồ chứa đựng đầu lâu, hài cốt của hơn 3.000
thường dân Việt Nam bị quân Pôn Pốt tràn qua sát hại. Nhà mồ được xây giữa 2 ngôi chùa


Phi Lai và Tam Bửu, nơi vẫn hiện hữu vô số vết máu bắn lên tường của người thân ông và
hàng trăm người khác khi bị bọn cầm thú đội lốt người dùng xẻng đập đầu, dùng dao cắt cổ,
cắt đầu... Ông nói: “Trong nhà lưu niệm ở Ba Chúc đầy dẫy những dụng cụ làm nông thô sơ
được quân Pôn Pốt sử dụng để giết người. Tôi là dân địa phương nhưng mỗi khi đến nhà mồ
vẫn ln có cảm giác rờn rợn. Cánh đồng nhỏ bé này vùi thây hơn 20.000 con người. Cảm
giác sợ hãi, bàng hồng trong tơi lúc này lên đến đỉnh điểm”.


<b>Mồ chơn hơn 100 trẻ sơ sinh ở Cánh đồng chết</b>


Anh Tok Hamtuk, nhân viên của một cơng ty lữ hành có trụ sở tại Xiêm Riệp lúc đưa khách
tham quan Cánh đồng chết có đoạn giới thiệu: “Khơng ai biết dưới lớp đất kia cịn bao nhiêu
ngơi mộ tập thể. Có thể vài chục nhưng cũng có thể hàng trăm. Bởi theo thống kê, còn hơn
10.000 người bị sát hại trên cánh đồng trồng cây ăn trái này vẫn chưa tìm thấy xác”. Tuk
cũng có người thân bị Khmer Đỏ sát hại nên anh dẫn chuyện với đầy vẻ căm thù. Anh nói
ngồi cái tên Cánh đồng chết, người Campuchia và du khách trên thế giới còn gọi đây là
Cánh đồng âm hồn, Cánh đồng diệt chủng, Cánh đồng ma, Cánh đồng máu... Nhưng dù
được gọi với tên nào đi nữa thì mỗi tên gọi đều gắn liền với tội ác của quân diệt chủng và nỗi
đau ngút trời của những người bị chúng sát hại.


“Do bị hành hạ và bị bỏ đói khát nên tù nhân khi được đưa đến đây đều không còn sức lực
trốn chạy hoặc chống trả. Xe dừng, họ bị lùa vào những hàng rào kẽm gai cao vút, ai nấy dật
dờ như những bóng ma. Lúc này bọn Pôn Pốt tiến hành phân loại đàn ông ra đàn ông, đàn
bà ra đàn bà. Chúng bắt những người khỏe mạnh, phát xẻng cho họ bảo đào hố rồi dùng
chính những cái xẻng ấy đập đầu họ. Khi khơng thích dùng cuốc, xẻng, chúng bắt tù nhân
quỳ gối cúi gập đầu rồi dùng gậy bổ thẳng vào hộp sọ”.


Như lời kể của Tuk, anh Sa Thon, nhân viên bảo vệ miêu tả cách mà bọn Pôn Pốt sát hại cha
anh cùng hàng trăm người khác một cách rùng rợn: “Ơng chống đối khơng chịu đào hố,
chúng điên tiết dùng kềm nhổ từng móng tay móng chân của ơng. Tiếp đến chúng cắt gân
tay, gân chân ơng rồi mang ra phơi nắng. Sau đó một đứa mổ bụng ông moi ruột, moi tim...


Với những người khác, chúng cũng làm như vậy”.


Những cư dân Khmer mà chúng tơi gặp hơm ấy cịn kể vơ số chuyện rùng rợn trên Cánh
đồng chết này. Chuyện vài tháng sau khi Khmer Đỏ bị đánh tan, người ta phát hiện con sông
chảy ngang cánh đồng xuất hiện nhiều chùm dừa khô trôi lập lờ trong nước. Khi kéo lên mọi
người mới tá hỏa vì đó là những chùm đầu lâu: “Đó chính là “sản phẩm” của bọn Pôn Pốt
đấy. Chúng chặt đầu tù nhân xỏ dây thành chùm rồi thả trôi sông. Với chúng, giết chóc là thú
vui, là lẽ sống” - Sa Thon bức xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

“Hơn 2 vạn người bị giết hại trên cánh đồng này chỉ bởi mấy chục tên Pơn Pốt. Sự thật đau
lịng này nghe qua tưởng khó tin nhưng là chuyện có thật. Do các tù nhân khơng cịn sức lực
chống trả nên bọn đồ tể mặc sức hành quyết họ. Chúng bắt người khỏe mạnh đào hố rồi vùi
xác họ trong những chiếc hố ấy. Với phụ nữ, trước khi giết chúng hãm hiếp họ, xẻo vú, cắt
âm hộ... rồi thọc cây vào cửa mình. Với trẻ em, chúng dùng tay xé xác hoặc quẳng các cháu
lên cao rồi giương lê... Chúng là những con thú đội lốt người”.


Xuyên suốt Cánh đồng chết, chúng tôi ấn tượng trước những thân cây đại thụ được cắm tấm
bảng ghi rõ tên gọi là Killing tree (cây giết người) hoặc Magic tree (cây nhiệm màu). Dưới gốc
cây xương người, quần áo vấy máu bầm đen ngổn ngang. Trên thân cây chi chít các vết chặt
chém. Các cây đều cao to, xanh tốt. Sa Thon nói người Campuchia gọi chúng là “cây oan
hồn”. Tuy những “chứng nhân” này chỉ biết câm lặng, khơng biết phán xét, khơng biết tố cáo
nhưng những gì đang hiện hữu trên thân gốc của chúng và qua lời kể của những người trong
cuộc cũng khiến người đời kinh sợ vì tội ác bọn diệt chủng gây ra.


Giữa rừng mả mồ tập thể, dưới một gốc cây giết người to đùng, cành lá sum suê, quỳ gối sắp
xếp lại đống xương người bị nắng gió làm xáo trộn, một cụ bà tên Thà Phẻn có chồng và ba
người con bị hạ sát dưới gốc cây này kể lại chuyện xưa trong tiếng khóc nghẹn ngào. Lời kể
của cụ như vạch ra trước mắt người nghe hình ảnh những tên đồ tể lạnh lùng nắm lấy 2 chân
của từng đứa trẻ quất mạnh vào thân cây. “Rồi chúng bắt phụ nữ, người già kê đầu vào
chạng giữa hai nhánh cây và bẻ chéo cho nạn nhân gãy cổ...”.



Để át tiếng rên khóc, gào la của thường dân vô tội, bọn đồ tể đã cho treo trên những cây
giết người, cây oan hồn những chiếc loa phóng thanh ln phát ra các bài hát vui nhộn,
những bài hát ca ngợi cuộc sống thanh bình tràn ngập lòng yêu thương, nhân ái... Hành vi
giết người nham hiểm này của chúng chỉ được phơi bày trước nhân loại khi quân tình nguyện
Việt Nam tiến vào giải phóng Phnơm Pênh (ngày 7-1-1979). Khi tiễn chúng tơi ra chiếc xe tuk
tuk, cụ bà Thà Phẻn gửi gắm: “Việt Nam là bạn, là anh em. Tội ác của Khmer Đỏ trên cánh
đồng Choeung Ek và khắp đất nước được ngăn chặn, được thế giới biết đến có sự hy sinh
xương máu không nhỏ của bộ đội Việt Nam. Mình cịn sống đến hơm nay nhờ bộ đội Việt
Nam cứu đấy!”.


<b>KINH HỒNG TUOL SLENG</b>
Bên ngồi nhà ngục Tuol Sleng


Nằm khuất trong khu phố nhỏ Tuol Svay Pray thuộc quận Tuol Sleng ở phía nam Phnơm
Pênh, Trường trung học Tuol Sleng đã trở thành bằng chứng cho tội ác kinh hoàng nhất thế
kỷ 20 của Khmer Đỏ và tên hung thần diệt chủng Duch - người đang bị tịa án Campuchia xét
xử vì tội ác do hắn gây ra cách đây hơn 30 năm.


Thoạt nhìn, Trường trung học Tuol Sleng hồn tồn bình thường như bao trường trung học
khác trên đất nước Campuchia. Đó là một trường học gồm 3 dãy nhà ba tầng nằm kề nhau.
Phía trước là sân chơi với những hàng dừa xanh tỏa bóng mát. Trên các tầng lầu là những
phịng học với đầy đủ cửa chính, cửa sổ...


Nhưng chỉ cần bước vào bên trong sân trường là đã nhận ra sự hiện diện của cái ác. Đó là
những phòng học được ngăn thành những xà lim chật chội, tối tăm, để nhốt vài chục người
trong một buồng. Khi được đưa đến đây, tù nhân liền bị lột hết áo quần, tư trang để khám
xét và chụp ảnh. Sau đó họ bị nhồi nhét vào những xà lim bẩn thỉu. Mỗi ngày họ chỉ được ăn
hai bữa cháo lỗng để khơng đủ sức chạy trốn. Những người đặc biệt bị cùm chân và tay
suốt 24 giờ trong ngày.



<b>Sọ những nạn nhân ở nhà tù Tuol Sleng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nạn nhân ra rồi đổ rượu vào. Thậm chí tù nhân cịn bị lấy bao ni lông trùm vào đầu cho
nghẹt thở đến lồi mắt ra mà chết... tất cả chỉ để buộc họ khai nhận là có hoạt động chống lại
Khmer Đỏ. Rất nhiều người trong số họ đã chết ngay trong khi thẩm vấn hoặc chết vài ngày
sau đó. Những ai cịn sống sót cũng khơng q 2 tháng đều bị đưa ra Cánh đồng chết để bị
thi hành án tử hình bằng dao, gậy sắt hoặc xẻng để tiết kiệm đạn.


Bằng chứng tội ác của Duch và tay chân ở Tuol Sleng còn in đậm tại các xà lim, những dụng
cụ tra tấn man rợ như: kìm, búa, dao kéo, còng tay, gậy sắt... còn chưa hoen rỉ; những vết
máu của nạn nhân bắn lên tường còn chưa phai; những hình ảnh nạn nhân bị mổ bụng, chặt
đầu, kht ngực, đổ axít vào mặt... cịn treo trên tường; những chiếc giường sắt dùng để
cùm nạn nhân trong khi tra tấn vẫn cịn lủng lẳng xiềng xích, máu người thâm đen. Mùi tử
khí dường như vẫn còn phảng phất ở các phòng, khiến tất cả những ai đến đó tham quan
đều phải rùng mình khiếp sợ dù sự việc đã trôi qua hơn ba chục năm. Ấn tượng nhất là
những chiếc tủ trưng bày hàng ngàn cái sọ người, cái nào cũng bị thủng một lỗ sâu hoắm do
bị đập chết bằng cuốc, xẻng, dao, rựa, gậy sắt... Có những cái sọ của trẻ em nhỏ xíu cũng bị
thủng lỗ; những hàng rào kẽm gai cịn bao quanh giăng kín lớp học.


Tài liệu trưng bày cho thấy trong thời gian 4 năm (từ 1976 - 1979), Trung tâm thẩm vấn Tuol
Sleng - vốn là Trường trung học Ponhea Yát - đã giam giữ khoảng gần 20.000 tù nhân gồm
đủ các quốc tịch, nhưng nhiều nhất vẫn là người Campuchia. Thế nhưng chỉ có 14 người
sống sót do được bộ đội VN cứu, số còn lại đều bị giết hết. Nhà tù khét tiếng này có thời gian
dài nằm dưới sự điều hành của tên hung thần Khmer Đỏ Kaing Guek Eav (còn gọi là Duch),
kẻ đang bị Tòa án Campuchia xét xử vì tội ác diệt chủng.


<b>Hung thần Duch trong phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng</b>


Vốn xuất thân là một giáo viên dạy toán của trường trung học, nhưng Duch đã nhanh chóng


lột xác trở thành một tên đồ tể khát máu. Trong thời gian phụ trách nhà tù Tuol Sleng, hung
thần Duch đã chỉ đạo bọn tay chân hành hạ, đánh đập, tra tấn, giết chết tù nhân một cách
man rợ. Hắn đã bị cáo buộc chỉ huy các vụ thảm sát và tra tấn ít nhất 15.000 tù nhân. Sau
khi Phnơm Pênh được giải phóng vào ngày 7-1-1979, Duch cùng đám thủ lĩnh Khmer Đỏ chạy
trốn về khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan. Trong thời gian ở trại tị nạn, Duch đã học
tiếng Anh và ôn lại kiến thức mơn tốn để ẩn mình dưới vỏ bọc nghề cũ. Trong thời gian trốn
chạy, gã hung thần này luôn thay đổi chỗ ở để tránh bị phát hiện. Nhưng năm 1999 Duch bị
bắt tại Samlaut. Sau gần 10 năm bị giam giữ, ngày 17-2-2009, cựu giám đốc nhà tù Tuol
Sleng (năm nay 66 tuổi) bắt đầu được đưa ra xét xử.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×