Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Dhanh trinh 30 nam di tim me cua nguoi linh chauphidoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.37 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trang chủ >>> Văn hoá nghệ thuật và tri thức >>> Điểm hẹn tri thức >>> Hành trình
nửa thế kỷ tìm mẹ của người con châu Phi


Hành trình nửa thế kỷ tìm mẹ của người con châu


Phi



HH


<b>Kỳ 1: Vỏ bọc gái nhảy và những “điệp vụ” táo bạo</b>


<i>Người con trai sinh ra trong hoàn cảnh đầy biến động ấy năm nay cũng đã 58</i>
<i>tuổi (sinh năm 1952), nhưng từ khi biết mình có một nửa dịng máu Việt, lúc</i>
<i>nào người con trai Bờ Biển Ngà cũng đau đáu một nỗi đi tìm mẹ. Nhưng biết</i>
<i>tìm như thế nào khi mà tất cả những già anh ta biết về người mẹ Việt Nam</i>
<i>của mình chỉ là dịng chữ ngắn ngủi: “Nguyễn Thị Tám, làng Phương Liệt”.</i>
<i>Chấm hết. Anh chỉ còn tâm niệm một điều là học thật giỏi, tìm cơng việc tốt,</i>
<i>kiếm được nhiều tiền để một ngày nào đó sẽ vượt đại dương tìm mẹ…</i>


<i>Moutti và em gái cùng mẹ khac cha (Nguồn: Internet)</i>


<b>Những lúc bất hạnh nhất lại nghĩ đến mẹ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khó khăn của cuộc đời”. Và từ giờ phút ấy, anh đã nung nấu ý định đi tìm
“điểm tựa” của mình dù anh biết hành trình đó khơng hề đơn giản.


Tại sao Moutti lại thất lạc mẹ đến tận 50 năm. Và bà Nguyễn Thị Tám - mẹ
anh, là ai?


<b>Người nữ qn báo hoạt động trong lịng địch</b>


Ơng Nguyễn Văn Hậu, cựu tù chính trị Cơn Đảo (1950 - 1954) từng là bạn


học và cũng là bạn hoạt động cách mạng với bà Tám sau này, kể lại: “Bà
Tám tên thật là Nguyễn Thị Loan, là con thứ tám trong gia đình có 8 anh chị
em nên mọi người quen gọi là Tám.


Loan sinh ra trong một gia đình nơng dân nghèo, cùng làng với tơi. Từ bé,
chúng tôi học chung trường lớp với nhau. Ngay từ thời đi học Loan đã nổi
tiếng xinh đẹp, được bao người nhịm ngó. Lẽ ra cơ ấy có thể lấy được một
người chồng tốt, một cuộc đời yên ổn nhưng cô không chọn con đường ấy
mà cùng các bạn trang lứa tham gia hoạt động cách mạng”.


Năm 16 tuổi, Nguyễn Thị Loan tham gia vào đội du kích làng Phương Liệt.
Nhiệt huyết và lanh lợi, lại sẵn cái duyên ăn nói của người Hà Thành nên cô
được chọn vào trung đội Nguyễn Huệ do ông Nguyễn Văn Hậu làm trung đội
trưởng. Trung đội Nguyễn Huệ - (thuộc đại đội 298, tiểu đồn 250A, trung
đồn 35) gồm có 32 đồng chí nhưng chỉ có 6 người là nữ, chia thành 3 tiểu
đội, trong đó cơ Biên và cơ Tám do có chút nhan sắc hơn người nên được
chọn vào tiểu đội quân báo. Hai cơ có nhiệm vụ đưa tài liệu từ Phương Liệt
vào nội thành và ngược lại. Để công việc được thuận lợi, hai cô đã vào vai
“gái nhảy” để tiếp cận với qn lính, moi thơng tin địch ở bốt Bạch Mai (gần
khu tập thể đài phát thanh hiện nay).


“Nhờ vậy mà chúng tơi có được nhiều thơng tin quý giá cấp báo cho cấp trên”
- Người cựu tù Cơn Đảo trầm ngâm nhớ lại chuyện xưa - “Có lần các cô ấy
được giao nhiệm vụ chuyển đạn dược vào thành phố. Từ Phương Liệt đến
điểm hẹn, họ phải đi qua 3 chốt gác của địch là Tư Vọng, Kim Liên và Khâm
Thiên. Đến chỗ ga Hà Nội bây giờ là coi như thốt. Dù là “bồ” của lính Pháp
nhưng khi đi qua các chốt này các cô ấy vẫn bị lục soát. Mỗi lần như thế họ
thường lấy cớ gì đó để nhờ các tên lính cầm giúp cái túi xách, để đánh lạc
hướng và chuyển tài liệu ra. Nếu chỉ dựa vào nhan sắc mà khơng có sự thơng
minh, lanh lợi, biến tấu trong mọi tình huống thì khó mà trụ được lâu trong


lịng địch” - ơng Hậu kể tiếp. Dù vậy trung đội vẫn phải bố trí người để ngầm
bảo vệ hai cơ, cũng là để biết nếu có dấu hiệu bị lộ cịn cấp báo kịp thời cho
cấp trên.


<b>Và cuộc vượt ngục ngoạn mục</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đằng trước dẫn lối. Kế hoạch cịn bố trí vài người đi bộ để nếu lính Pháp lúc
truy bắt có hỏi thì sẽ chỉ ngược lại với hướng đi của các đồng chí vượt ngục.
Cịn lại hai nữ qn báo Biên và Tám sẽ vẫn tiếp tục ở lại để chuốc rượu bia
cho lính canh ngục nhằm kéo dài thời gian. Sau khi có ám hiệu đã chạy thốt,
hai “gái nhảy” được lệnh phải rút ngay lập tức tránh bị phát hiện. Kế hoạch
này đã thành công mỹ mãn.


“Được biết, sau đó bà Biên và bà Tám đã bị bắt, họ bị bắt trong hồn cảnh
nào?” - tơi hỏi. Người cựu tù Nguyễn Văn Hậu nhớ lại: Ngày 18/1/1950 tại
trận đánh sân bay Bạch Mai. Đến ngày 26/1 trung đội Nguyễn Huệ bị hi sinh,
bị bắt gần một nửa. Một liên lạc viên trong tổ quân báo bị bắt khi đang chuyển
tài liệu. Do không chịu đựng được những đòn tra tấn dã man của địch, anh
này đã cung khai 13 đồng chí. Biết đã bị lộ, trung đội trưởng Hậu được lệnh
giải tỏa toàn bộ trung đội vào Hà Nội, không ở Phương Liệt nữa. Nhưng
không kịp. Vừa chạy ra đến cổng thì quân Pháp ập đến. Trung đội Nguyễn
Huệ bị bắt giam hết. “Tôi bị chúng giam ở nhà tù Hỏa Lị, sau đó đưa ra tịa
án binh của Pháp và bị xử tội chung thân khổ sai, đày ra Cơn Đảo. 12 đồng
chí cịn lại thì số bị đưa đi nhà giam Hỏa Lị, số giam ở nhà Tiền. Năm 1954,
miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chúng tơi mới được trả tự do. Mọi chuyện
sau này của cơ Tám tơi chỉ nghe các đồng chí của mình kể lại, chứ khơng
trực tiếp chứng kiến như trước nữa. Họ cho biết, ngay cả khi đã là “dâu Tây”
bà Tám vẫn giúp ích rất nhiều cho cách mạng bằng nhiều hình thức khác
nhau chứ khơng chỉ là cung cấp thông tin” - ông Hậu khẳng định.



Những điều ông Nguyễn Văn Hậu kể với chúng tôi về quãng đời tham gia
kháng chiến của bà Nguyễn Thị Tám cũng đã được ghi nhận trong cuốn “Lịch
sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân phường Phương Liệt”, in tháng 6/2005.
Trong cuốn sách này cịn đăng danh sách 32 đồng chí bị tù đày là công dân
của làng Phương Liệt, trong đó có tên của bà Nguyễn Thị Tám.


<b>Kỳ 2: Thân phận “dâu Tây” của người nữ quân báo làng Phương Liệt</b>
<i>Sau khi bị bắt, mọi thông tin về bà Tám coi như đã bị gián đoạn. Vì trong số</i>
<i>người làm “dâu Tây” năm ấy chỉ có bà Tám và bà Biên. Chỉ có bà Biên là hiểu</i>
<i>và biết rõ nhất về cuộc đời của bà Tám (sau này còn bị nhốt chung trong một</i>
<i>nhà giam) thì hiện đang định cư ở Pháp với chồng từ sau năm 1954.</i>


<b>Những uẩn khúc dần được giải đáp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

“phải lòng” trước phận liễu yếu đào tơ của cô mà viên chỉ huy Pháp chấp
nhận để Diamoude Moutti “cải giáo” cô Việt Minh. Thế là cuộc đời của cô Tám
lật sang một trang mới mà chính cơ cũng khơng ngờ tới.


Sống được hai năm với Diamoude (từ năm 1950 - 1952), cô Tám có với anh
này hai đứa con, một trai, một gái. Cả hai đều sinh ở Nhà hộ sinh Gia Lâm.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp thua chạy phải rút chạy về
nước. Diamoude đã mang theo cả hai đứa nhỏ, chẳng hiểu sao khơng có cơ
Tám cùng đi. Trước khi về nước, họ tập kết ở Sài Gòn ít ngày. Lần hỏi địa
chỉ, cơ Tám tìm đến doanh trại của Diamoude ở Sài Gòn. Lúc này Diamoude
đang ở trong trại giam. Số là khi ôm hai đứa con cùng về nước, viên chỉ huy
khơng cho qn lính mang theo con lai lên tàu. Không chịu sau một hồi giằng
co tranh cãi, Diamoude đã rút súng bắn tên chỉ huy để đưa bằng được con
theo. “Lúc gặp lại bà Tám, tơi có hỏi về cuộc gặp ấy nhưng bà cố ý lảng tránh,
dường như bà muốn chôn chặt quãng thời gian ấy - ơng Phúc bình luận thêm
- Có thể là do mặc cảm, do phải lấy người mà mình khơng u”.



Trên đường đi, do khơng chịu được qng đường dài lênh đênh trên sóng
nước, em gái của Moutti mới 1 tuổi đã chết. Về Bờ Biển Ngà, Diamoude còn
lấy thêm 4 bà vợ nữa và “thả phanh” sinh hạ tới 30 người con. Có thể ơng ta
cũng khơng cịn nghĩ tới cơ Tám thuở nào nên cũng khơng bao giờ có ý định
nói cho Moutti về gốc gác thật của anh.


Tơi hỏi người cựu tù chính trị Nguyễn Văn Hậu: “Hồi đó người ta nhìn nhận
như thế nào về việc một nữ quân báo lại lấy người của bên kia chiến tuyến?”.
Ông chậm rãi: “Khi đã hoạt động trong lịng địch thì ai cũng đều xác định rằng
một là chết, hai là bị bắt chứ ít nghĩ đến chuyện sống sót. Trước khi giao
nhiệm vụ cho các cơ ấy tơi cũng đã nói rất nhiều về tính chất của cơng việc
này và chính các cơ ấy cũng hiểu điều đó. Nhưng tơi cũng nói rằng dù trong
bất cứ hồn cảnh nào cũng phải bảo vệ tính mạng để tiếp tục hoạt động. Vì
thế, tơi cho đó là hành động khó tránh khỏi trong hồn cảnh mà cái chết đã
cận kề. Và ngay cả khi đã lấy Tây thì các cơ ấy vẫn một lịng theo cách mạng,
giúp ích được nhiều cho đồng chí mình dù khơng cịn trực tiếp tham gia cách
mạng như trước”.


Lặng đi một hồi, người cựu tù Côn Đảo xa xăm: “Phụ nữ làm quân báo thiệt
thòi nhiều bề lắm. Những người hoạt động thời ấy đều đã được hưởng chế
độ kháng chiến, trừ bà ấy vì đã chuyển về Tiền Giang”. Trong vai gái nhảy,
các cơ ấy chịu khơng ít điều tiếng và sự dị nghị của dân làng. Ngày nào cũng
phải cười nói lả lơi với kẻ thù của mình, trong lịng cũng xót xa lắm. Nhưng
đau nhất là bị người làng, người thân dè bỉu, khinh thường. Ông Hậu phải
động viên rất nhiều để các cô tiếp tục hoạt động.


<b>Kỳ 3: Người lính già và hành trình “mị kim đáy biển”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ông Đặng Hồng Phúc năm nay đã 81 tuổi. từ trước cách mạng Tháng Tám,


chàng thanh niên gốc Hà Thành khi đó mới 20 tuổi đã tham gia kháng chiến;
từng vào Nam ra Bắc, rồi tham gia chiến đấu ở chiến trường hạ Lào, đơng
bắc Campuchia… Hịa bình, ông là cán bộ của Bộ Nông nghiệp rồi nghỉ hưu.
Để lấy tư liệu cho bài viết, tôi đã phải mất hai buổi để nghe người lính già ấy
kể về hành trình đi tìm người nữ qn báo từng có “lí lịch lấy Tây” đó.


Ơng Phúc có một cơ cháu gái là Trần Thị Ngọc Mai làm cho một công ty điện
lực ở Paris (Pháp). Anh Moutti lúc đó cũng là giám đốc của một công ty về
điện lực ở tận Bờ Biển Ngà. Một lần, vì lí do cơng việc, anh sang Pháp và tình
cờ gặp chị Mai. Nhận ra có nét “hao hao”, anh lân la làm quen. Lúc đầu cũng
chỉ nghĩ là làm quen vì quan hệ “đồng hương” thơi. Sau vài lần thư từ qua lại,
tình thân và có sự đồng cảm, anh kể cho chị Mai về thân thế của mình, rằng
cho đến tận bây giờ anh vẫn khơng biết mẹ mình là ai, chỉ biết đó là người
Việt Nam, và ao ước được một lần gặp mẹ, nếu bà cịn sống. Cảm thơng
trước hồn cảnh của anh, Mai cho biết có người bác cũng từng hoạt động
cách mạng, hy vọng bác ấy sẽ giúp được gì cho Moutti. Và qua điện thoại,
Moutti đã nhờ ông Phúc giúp đỡ. “Không hiểu sao lúc đó tôi lại nói rằng, tơi có
thể giúp được với điều kiện anh ta phải sang Việt Nam. Sẽ tìm ở miền Bắc
trước sau đó đến miền Nam. Qua điện thoại tơi chỉ nói ngắn gọn như vậy thơi”
- Ơng Phúc chậm rãi nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kiếm tan thành mây khói. Đúng lúc này, 10 ngày nghỉ phép của Moutti đã hết,
ông Phúc phân tích để Moutti hiểu rằng, câu chuyện vẫn còn rất nhiều uẩn
khúc chưa được sáng tỏ và khuyên anh về nước, cịn ơng vẫn sẽ giúp anh
tiếp tục tìm kiếm. Trước khi Moutti về nước, ơng đưa anh đến nhà hộ sinh Gia
Lâm để anh được biết nơi mình được sinh ra cách đây hơn nửa đời người.
Sau khi Moutti về nước, người lính già từng trải qua nhiều trận chiến lại tiếp
tục cuộc hành trình. Ơng cứ suy nghĩ mãi về việc tại sao người có tên Tám
mà ơng chỉ có dịp tiếp xúc qua điện thoại lại một mực phủ nhận những lời ơng
nói. Ơng nghĩ rằng, có thể những người chẳng may lấy Tây đen sẽ mặc cảm


ghê gớm, sợ bị coi là phản động, là “khác giống”. Ông lại gọi anh Hạ, cháu bà
Tám đến để hỏi chuyện và nhờ anh vào Nam để “làm công tác tư tưởng” may
ra bà Tám nghĩ lại mà mở lịng… Nhưng ơng chờ đến 6 tháng sau anh Hạ
vẫn không hồi âm. Đột nhiên ông nhớ đến một chi tiết mà anh Hạ nói hở ra là
hiện tại, anh đang làm thủ tục giấy tờ để làm chế độ tiền kháng chiến cho bà
cô. Thế là ông Phúc đến ngay UBND phường để tìm hồ sơ của bà Tám, cốt là
để tìm địa chỉ. Và, điều ơng mong đợi nhất cuối cùng cũng nằm trong tay.
Chính dịng chữ “Nguyễn Thị Tám, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang” ấy mà ông đã phải tìm kiếm cả năm trời với bao cơng
sức.


<b>Kỳ 4: Nước mắt ngày gặp lại</b>


Cuối năm 2001, được sự đồng ý của vợ (bà phải ủng hộ thì mới “xuất ngân”)
ơng Phúc lên đường. Đến Tiền Giang, nơi đầu tiên ông tới là UBND xã Vĩnh
Kim để hỏi xem có ai là người Bắc vào lập nghiệp không, nhưng người dân
sở tại bảo, chính họ cũng khơng nắm được.


Ơng lại đến gặp ấp trưởng. “Đúng lúc nhà người ta có giỗ, người nhà lại
tưởng tôi đến ăn giỗ thế là cứ kéo tôi vào” - ông Phúc cười vang kể lại. Biết
ơng từ ngồi Bắc vào tìm người, ơng trưởng ấp xác nhận là trong ấp có một
người phụ nữ miền Bắc đã có chồng và một đứa con, nhưng tên Tâm chứ
không phải là Tám.


“Tôi hơi hoang mang nhưng cứ đến thử xem thế nào, có thể bà ấy đổi tên”.
Tiếp người cựu chiến binh là ông Hai Phước, chồng bà Tâm. Thấy ơng nói
giọng Bắc, ơng ta nói ngay: “Chắc ơng đến tìm bà Tâm?”. Nhìn người phụ nữ
già yếu trước mặt, bằng trực giác, ông Phúc nhận ra ngay: Đây chính là bà
Tám! Bất giác ơng nghĩ, mình lấy tư cách gì để đến gặp bà Tám đây, làm sao
để người ta tin mình. Rất nhanh, ơng lấy danh nghĩa là cựu chiến binh của


làng Phương Liệt, đến để mời bà Tám ra Hà Nội nhân cuộc gặp gỡ các cựu
chiến binh và xem xét công lao với kháng chiến cho bà ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thấy thương bà ấy vơ cùng” - Ơng Phúc dừng lại để nói lên cảm xúc của mình
khi gặp lại người nữ quân báo năm xưa.


Trước mặt bà Tám, ông Phúc nhanh tay lấy tấm ảnh Moutti và cũng nói rất
nhanh về thân thế anh ấy, rằng anh ấy đã có gia đình với 6 người con, trong
đó có 2 đứa đang học ở Mỹ, có cơng việc ổn định, rất mong được gặp lại
người mẹ đã sinh thành ra mình. Nhưng vừa dứt lời, bà Tám với vẻ mặt
hoảng hốt nói: “Ơng cất ngay đi kẻo chồng tơi về thì khơng hay đâu”. Người
lính già lại vân dụng “nghệ thuật tâm lý” để thuyết phục người mẹ ln bị dày
vị bởi sự mặc cảm về một qng đời của mình. Ơng tranh thủ lúc bà có vẻ
xi xi liền rút ra 2 triệu đồng nói là tiền trợ cấp kháng chiến cho bà đỡ
ngại, làm tiền lộ phí ra Hà Nội. 3 tháng sau, bà Tám và cô con gái tên Mai ra
Hà Nội như đã hứa.


Ơng Phúc mừng như thể đón chính người thân của mình vậy. Trước đó ơng
đã gửi tấm ảnh bà Tám về Bờ Biển Ngà, mục đích chính là để chính bố Moutti
xác nhận người trong ảnh có phải là “cố nhân” hay khơng. Dù cuộc sống khó
khăn ở Tiền Giang in những nét khắc khổ trên gương mặt nhưng đường nét
của một thời son sắc của bà thì vẫn khơng mất đi đâu được.


Với sự xác nhận của “nhân vật chính” Moutti đã một lần nữa đến Hà Nội với
một niềm hạnh phúc vô bờ. Lúc đó là ngày 7/5/2002, đúng và ngày kỷ niệm
chiến thắng Điện Biên Phủ. Nước mắt của ngày gặp lại sau 50 năm xa cách
tn tràn.


Lần đầu tiên Moutti có cảm giác được sống trong một khơng khí gia đình thực
sự. Mọi thơng tin hỏi han sức khỏe và tình hình hai bên đêu do ơng Phúc “giải


mã”. Sau đó, Moutti đã mời mẹ và em gái sang Bờ Biển Ngà thăm gia đình
mình và cũng là để bà được dịp biết đây biết đó. Bà đã ở đó 10 tháng, được
con trai đưa đi khắp nơi, cịn cơ em gái cùng mẹ khác cha thì được đi học
tiếng Pháp…


Tơi hỏi, vậy khi đến đó, bà Tám đã tỏ thái độ như thế nào khi gặp “người
xưa”? Moutti cười vang bảo, lúc gặp mẹ tơi nói ngay: “Bây giờ chỉ là bạn thôi
nhé, mọi chuyện cho vào quá khứ”. Khi Bờ Biển Ngà xảy ra nội chiến, Moutti
đưa mẹ về nước vì khơng muốn qng đời cịn lại của mẹ lại một lần nữa
phải chứng kiến chiến tranh.


Ơng Phúc cịn kể cho tôi nghe một chi tiết khá thú vị là, khi bà Tám sang Bờ
Biển Ngà với con trai, vì không muốn cho chồng bà là ông Hai Phước biết
chuyện mình nên khi đi, bà cũng khơng hề thơng báo với chồng. Thấy vợ đi
q lâu mà khơng có tin tức gì, nghĩ là vợ gặp chuyện khơng hay nên ông gọi
điện ra cho ông Phúc và dọa: “Nếu vợ tơi có chuyện gì thì tơi sẽ kiện ơng”.
Người lính già cười nói: “Vâng, nhưng xin ơng lùi thêm mấy tháng nữa được
không (chờ cho bà Tám về Việt Nam) để tơi cịn chuẩn bị… tư tưởng”.


10 tháng sau Moutti đưa mẹ và em gái về Tiền Giang. Thấy vợ có vẻ hồng
hào, đỏ da thắm thịt hơn xưa, lại đi cùng với anh “Tây ngăm ngăm”, ông Hai
Phước rất ngạc nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nát và sắm sửa các vật dụng trong gia đình. “Bây giờ thì nhà họ khang trang
lắm. Cơ em gái cũng có gia đình. Mỗi tháng Moutti vẫn gửi tiền về cho mẹ an
dưỡng tuổi già” - ông Phúc vẫn nụ cười phúc hậu và đầy mãn nguyện.


Ơng Phúc dịch và đọc cho tơi nghe lá thư Moutti mới gửi cho ông. Lá thư viết:
“Tự đáy lịng, tơi ln coi ơng là người cha thứ hai của mình”. Lần giở những
tư liệu trong hành trình này, ông Phúc cho tôi xem một lá thư khác của Moutti


đề ngày 31/10/2000: “Kính gửi ơng Hồng Phúc. Tơi khơng biết lấy gì để cảm
ơn những gì ơng bà đã làm cho tơi. Những hình ảnh về Việt Nam trong tâm trí
tơi thật đậm nét. Tơi đã đặt tấm hình của ơng bà trên bàn làm việc của mình
đểngày nào tôi cũng được nghĩ đến ông bà. Mỗi khi ai đó hỏi tơi về tấm hình
ấy, tơi đều nói ơng bà là người bà con thân thiết của tôi về phía mẹ”. Có lẽ vì
xúc động trước tấm lịng ấy mà Moutti đã viết một cuốn sách dày 135 trang
với tựa đề “A nous deux – mamans: Destination, VietNam” (Chúng tơi có hai
người mẹ, q hương và Việt Nam). Hiện anh đang cho dịch cuốn sách đó ra
tiếng Việt và nếu có thể sẽ cho xuất bản ở Việt Nam và Bờ Biển Ngà. Còn
người cựu chiến binh, lão thành cách mạng Đặng Hồng Phúc sau những gì
đã làm cho Moutti, ơng chỉ nói: “Chim bay về tổ, người tìm về cội, tấm lòng ấy
thật đáng quý”.


<i>(Sưu tầm)</i>


</div>

<!--links-->

×