Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

71 đề thi thử TN THPT 2021 môn hóa chuyên hùng vương phú thọ lần 2 file word có lời giải doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.49 KB, 11 trang )

.

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2- LỚP 12

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ

MƠN: HĨA HỌC

TRƯỜNG THPT CHUN

Thời gian làm bài:50 phút.

HÙNG VƯƠNG

(40 câu trắc nghiệm)

(Đề gồm:4 trang)
Mã đề thi 132

Họ và tên thí sinh………………………………………………SBD………………………………………………….
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, F = 19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, K =
39, Ca = 40, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br = 80, Ag = 108, I =127, Ba = 137
Câu 41: Hợp chất C6H5NH2 có tên là
A. Alanin.

B. Glyxin.

C. Anilin.

D. Valin.



Câu 42: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào
mặt ngồi của ống thép khối kim loại nào sau đây?
A. Zn.

B. Pb.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 43: Dung dịch nào sau đây phản ứng với NH4Cl sinh ra NH3?
A. Ca(OH)2.

B. NaNO3.

C. HNO3.

D. NaCl.

Câu 44: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin.

B. Metyl amin.

C. Alanin.

D. Anilin.

C. Tơ capron.


D. Tơ tằm.

C. CH3COOC2H5.

D. CH3COC2H5.

Câu 45: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6.

B. Tơ axetat.

Câu 46: Chất nào sau đây khơng phải là este?
A. C3H5(COOCH3)3.

B. HCOOCH3.

Câu 47: Có bốn kim loại: K, Al, Fe, Cu. Thứ tự tính khử giảm dần là
A. Al, K, Cu, Fe.

B. Cu, K, Al, Fe.

C. K, Fe, Cu, Al.

D. K, Al, Fe, Cu.

C. Glucozo.

D. Amilozo.


Câu 48: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Tinh bột.

B. Saccarozo.

Câu 49: Chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là
A. Gly-Ala.

B. Glucozơ.

C. Lòng trắng trứng.

D. Glixerol.

Câu 50: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây?
A. CuO.

B. CaO.

C. Al2O3.

D. MgO.

C. Benzen.

D. Axetilen.

Câu 51: Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon no?
A. Etilen.


B. Metan.

1


Câu 52: Etyl axetat có cơng thức phân tử là
A. C4H8O2.

B. C2H4O2.

C. C3H6O2.

D. C4H6O2.

Câu 53: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Al.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

C. C57H104O6.

D. C57H110O6.

C. NaOH.

D. HNO3.


C. 12.

D. 10.

Câu 54: Công thức phân tử của tristearin là
A. C54H110O6.

B. C54H104O6.

Câu 55: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH.

B. NaCl.

Câu 56: Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là
A. 6.

B. 22.

Câu 57: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu
được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối với H2 là 20. Giá trị của m là
A. 0,56.

B. 3,2.

C. 5,6.

D. 6,4.


Câu 58: Thuỷ phân 8,8 gam este X có CTPT C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 gam ancol Y
và m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,2 gam.

B. 4,2 gam.

C. 3,4 gam.

D. 4,1 gam.

Câu 59: Chất X có nhiều trong nước ép quả nho chín. Ở điều kiện thường, X là chất rắn kết tinh khơng màu.
Hiđro hóa X nhờ xúc tác Ni thu được chất Y được sử dụng làm thuốc nhuận tràng. Chất X và Y lần lượt là
A. fructozơ và tinh bột.

B. saccarozơ và glucozơ.

C. tinh bột và xenlulozơ.

D. glucozơ và sobitol.

Câu 60: Cơng thức C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là anken?
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 61: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH, CH3COONH3C2H5, C6H5NH2,

CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là
A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 62: Đốt cháy hồn tồn một lượng xenlulozơ cần vừa đủ 2,24 lít O 2, thu được V lít CO2. Các khí đều đo
ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 2,24.

Câu 63: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia
phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH2CH=CH2.

B. CH3COOCH3.

C. HCOOCH=CHCH3.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 64: Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; (4) poli (etylenterephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (6).

B. (1), (2), (3).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (3), (5).

Câu 65: Nhúng các cặp kim loại dưới đây (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào dung dịch HCl. Trường hợp Fe
không bị ăn mịn điện hóa là:
2


A. Fe và Zn.

B. Fe và Cu.

C. Fe và Pb.

D. Fe và Ag.

Câu 66: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H 2SO4 đặc thu được anken Y.
Phân tử khối của Y là
A. 28.

B. 42.

C. 56.

D. 70.


Câu 67: Thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi dưới bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2/ Mơi trường kkiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng bạc

T

Nước Br2


Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, anilin.
C. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozo, anilin.
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam etylamin thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.

B. 2,24.

C. 1,12.

D. 4,48.

Câu 69: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm C và S vào lượng dư dung dịch HNO 3 (đặc, nóng), thu được 17,92 lít
hỗn hợp khí (đktc). Đốt cháy hồn tồn 2,8 gam X, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ tồn bộ Y vào 100 ml
dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 17,2.

B. 14,5.

C. 16,3.

D. 15,4.

Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.
(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.
(e) Tất cả các polipeptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
(g) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (t0, Ni).
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 71: Đốt cháy hoàn toàn 2,38 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (MX < MY < 148) cần dùng
vừa đủ 1,68 lít O2 (đktc), thu được 1,792 lít CO 2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 2,38 gam E với một lượng vừa
đủ dung dịch NaOH, thu được một ancol và 2,7 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được H2O,
Na2CO3 và 0,02 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất là
A. 37%.

B. 62%.

C. 75%.

3

D. 50 %.


Câu 72: Cho 0,45 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 2M thu được dung
dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng


A. 1,45.

B. 0,70.

C. 0,65.

D. 1,00.

Câu 73: X, Y, Z là ba este đều mạch hở và khơng chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức; Z hai
chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ
chứa hai muối có tỉ lệ số mol 1:1 và hỗn hợp G gồm hai ancol đều no, có cùng số ngun tử cacbon. Dẫn
tồn bộ hỗn hợp G qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được
CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối nhỏ nhất trong E là
A. 3,96%.

B. 3,92%.

C. 3,78%.

D. 3,84%.

Câu 74: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và
lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O 2, thu được 16,38 gam
H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO 2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn
trong Z có giá trị gần nhất là
A. 10%.

B. 13%.


C. 16%.

D. 14%.

Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.
(b) Để lâu hợp kim gang, thép trong khơng khí ẩm thì Fe bị ăn mịn điện hóa học.
(c) Ngun tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.
(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.
(e) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao thu được đơn chất.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 76: Tiến hành thí nghiệm xà phịng hố theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm
vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp khơng đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hồ nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phịng hố.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 5.

C. 3.

4

D. 4.


Câu 77: Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C 2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với
dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Q
và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Z là NH3 và chất Y có một nhóm COOH.
B. 3 muối T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ.
C. Chất Y có thể là Gly – Ala.
D. Chất Q là HOOC-COOH.
Câu 78: Đốt cháy hết 25,56 gam hỗn hợp X gồm một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (M Z >
75) và hai este đơn chức cần đúng 1,09 mol O 2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48:49 và 0,02
mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m
gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết dung dịch KOH đã dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị
của m là
A. 34,760.

B. 38,792.

C. 31,880.


D. 34,312.

Câu 79: Cho 70,72 gam một triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 72,96
gam muối. Cho 70,72 gam X tác dụng với a mol H 2 (Ni, t0), thu được hỗn hợp chất béo Y. Đốt cháy hoàn
toàn Y cần vừa đủ 6,475 mol O2, thu được 4,56 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,30.

B. 0,114.

C. 0,25.

D. 0,15.

Câu 80: Cho 14,2 gam P2O5 vào V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M, phản ứng xong cô cạn dung dịch
thu được 27,3 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 350.

B. 452,5.

C. 600.

D. 462,5.

---------------- HẾT -----------------

BẢNG ĐÁP ÁN
41-C

42-A


43-A

44-B

45-B

46-D

47-D

48-C

49-C

50-A

51-B

52-A

53-D

54-D

55-A

56-C

57-C


58-A

59-D

60-C

61-B

62-D

63-C

64-C

65-A

66-B

67-B

68-B

69-C

70-B

71-D

72-A


73-D

74-D

75-A

76-C

77-B

78-B

79-D

80-A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 57: Chọn C.
Cách 1:
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (a) và CO dư (b)
� n CO ban đầu  a  b  0, 2
m khí  44a  28b  0, 2.20.2
� a  0,15 và b = 0,05
� n O trong oxit kim loại  a  0,15
� m kim loại  moxit  m O  8  0,15.16  5,6
5


Cách 2:

n khí sau phản ứng  n CO ban đầu = 0,2
Bảo toàn khối lượng:
0, 2.28  8  m  0, 2.2.20 � m  5, 6
Câu 58: Chọn A.
n Y  n X  0,1 � M Y  46 : Y là C 2 H 5OH
� Muối là CH 3COONa  0,1 mol 
� m muối = 8,2 gam.
Câu 59: Chọn D.
Chất X là Y lần lượt là glucozơ và sobitol.
CH 2OH   CHOH  4  CHO  H 2 � CH 2OH   CHOH  4  CH 2OH
Câu 60: Chọn C.
Các đồng phân cấu tạo anken C 4 H8 :
CH 2  CH  CH 2  CH 3
CH 3  CH  CH  CH 3
CH 2  C  CH 3  2
Câu 61: Chọn B.
Các chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là:
H 2 NCH 2COOH
H 2 NCH 2CONHCH  CH 3  COOH
CH 3COONH 3C 2 H 5
Câu 62: Chọn D.
Quy đổi xenlulozơ thành C và H2O
� n C  n O2 � VCO2  2, 24 lít.
Câu 64: Chọn C.
Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:  3 ,  4  ,  5  .
Câu 65: Chọn A.
Trường hợp Fe khơng bị ăn mịn điện hóa là: Fe và Zn vì Zn có tính khử mạnh nên Zn là cực âm, Fe là cực
dương. Chỉ cực âm bị ăn mịn điện hóa.
Câu 66: Chọn B.
X tách nước tạo anken nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở.

6


MX 

16
 60
26, 667%

� X là C3H7OH
� Y là C3 H 6  M Y  42 
Câu 68: Chọn B.
n C2 H5 NH2 

9
 0, 2 � n N 2  0,1
45

� VN2  2, 24 lít.
Câu 69: Chọn C.
Đặt a, b là số mol C,S � 12a  32b  2,8
Bảo toàn electron: n NO2  4a  6b
� n CO2  n NO2  a  4a  6b  0,8
� a  0,1; b  0, 05
Y chứa RO 2  0,15 mol  với R 

2,8 56
 .
0,15 3


n NaOH  n KOH  0,1
Bảo toàn khối lượng:
m H2 RO3  m NaOH  m KOH  m muối  m H2O
Với n H2O  n kiềm = 0,2
� m muối = 16,3.
Câu 70: Chọn B.
(a) Sai, thu được axetanđehit (CH3CHO).
(b) Đúng: CH 2  CH 2 �  CH 2  CH 2   n .
(c) Đúng.
(d) Đúng
(e) Đúng
(f) Sai, tripanmitin  C15 H31COO  3 C3H 5 là chất béo no
Câu 71: Chọn D.
n O2  0, 075; n CO2  0, 08
Bảo toàn khối lượng � n H2O  0, 07
� n O E  

mE  mC  mH
 0, 08
16
7


Dễ thấy E có n C  n O  0, 08 � Số C  Số O. Kết hợp M X  M Y  148 và thủy phan tạo 1 ancol nên X là
HCOOCH3 và Y là  COOCH 3  2
� n Y  n CO2  n H2O  0, 01
Bảo toàn O � n X  0, 02
� %X  50, 42%
Câu 72: Chọn A.
n HCl  0,55

� n NaOH  2n Glu  n HCl  1, 45
Câu 73: Chọn D.
n Na 2CO3  0,13 � n NaOH  0, 26
�0, 26

mol �
Ancol dạng R  OH  r �
�r

� m tăng   R  16r  
�R 

8,1r
0, 26

197r
13

Do 1  r  2 nên 15,15  R  30,3
Hai ancol cùng C � C 2 H 5OH  0, 02  và C 2 H 4  OH  2  0,12 
Sản phẩm xà phịng hóa có 2 muối cùng số mol nên các este là:
X là ACOOC2 H 5  0, 01 mol 
Y là BCOOC2 H 5  0, 01 mol 
Z là ACOO  C2 H 4  OOC  B  0,12 mol 
m E  0, 01 A  73  0, 01 B  73  0,12  A  B  116   19, 28
� A  B  30
� A  1 và B = 29 là nghiệm duy nhất.

E chứa:
HCOOC2 H5  0, 01 � %  3,84%

C 2 H 5COOC 2 H 5  0, 01
HCOO  C2 H 4  OOC  C 2 H 5  0,12 
Câu 74: Chọn D.
A min  CH 3 NH 2  ?CH 2  1
8


Lys  C 2 H5 NO2  4CH 2  NH  2 
Quy đổi Z thành CH 3 NH 2  a  , C2 H 5 NO 2  b  , CH 2  c  và NH (d)
n Z  a  b  0, 2
n O2  2, 25a  2, 25b  1,5c  0, 25d  1, 035
n H2O  2,5a  2,5b  c  0,5d  0,91
n CO2  n N 2   a  2b  c  

abd
 0,81
2

� a  0,1; b  0,1;c  0,38;d  0, 06
� m Z  16,82
n CH 2  1  c  n CH 2  2   0,14
n CH3 NH 2  0,1 � Số CH2 trung bình  1, 4
� C2 H 5 NH 2  0, 06  và C3H 7 NH 2  0, 04 
� %C2 H 5 NH 2  16, 05%
Câu 75: Chọn A.
(a) Sai, H2O bị oxi hóa tại anot sinh O2.
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng, thu được Fe.

Câu 76: Chọn C.
(a) Sai, sau bước 1 chưa có phản ứng gì.
(b) Đúng
(c) Sai, thêm NaCl bão hịa để tăng tỉ khối hỗn hợp đồng thời hạn chế xà phòng tan ra.
(d) Đúng, chất lỏng còn lại chứa C3H 5  OH  3 .
(e) Đúng.
Câu 77: Chọn B.
X là  COONH 4  2
Y là Gly  Ala
Z là NH 3
T1 là NH 4 Cl, T2 là GlyHCl, T3 là AlaHCl.
Q là  COOH  2
9


� B sai.
Các phản ứng:

 COONH 4  2  2NaOH �  COONa  2  2NH 3  2H 2O
Gly  Ala  2NaOH � GlyNa  AlaNa  H 2O

 COONH 4  2  2HCl �  COOH  2  2NH 4Cl
Gly  Ala  H 2O  2HCl � AlaHCl  GlyHCl
Câu 78: Chọn B.
n CO2  48x và n H2O  49x
Bảo toàn khối lượng:
44.48x  18.49x  0, 02.28  25,56  1, 09.32
� x  0, 02
Vậy n CO2  0,96 và n H2O  0,98
n N2  0, 02 � n Z  0, 04

Dễ thấy n Z 

n H2O  n CO2
0,5

� Các este đều no, đơn chức, mạch hở.

C n H 2n O 2 : a mol
C m H 2m 1 NO 2 : 0, 04 mol
n CO2  na  0,04m  0,96  1
m H  a  14n  32   0, 04  14m  47   25,56  2 
Thế  1 vào  2  � a  0,32

 1 � 8n  m  24
Do m  2 � n  3 � Phải có HCOOCH3 � Ancol là CH 3OH  0,32 mol 
n KOH phản ứng  a  0, 04  0,36
� n KOH ban đầu  0,36  0,36.20%  0, 432
n H2O  n Z  0, 04
H  KOH � Muối  CH 3OH  H 2 O

Bảo toàn khối lượng � m rắn = 38,792.
Câu 79: Chọn D.
n X  n C3H5  OH   x � n NaOH  3x
3

10


Bảo toàn khối lượng: m X  m NaOH  mC3H5  OH  3  m muối
� x  0, 08

n Y  n X  0, 08, bảo toàn O:
6n Y  2n O2  2n CO2  n H2O � n H2O  4,31
Bảo toàn khối lượng � m Y  71, 02
� n H2 

mY  mX
 0,15
2

Câu 80: Chọn A.
n P2O5  0,1
Bảo toàn P:
+ Nếu tạo Na 3PO 4  0, 2 mol  � m Na3PO4  32,8
+ Nếu tạo Na 2 HPO 4  0, 2 mol  � m Na 2HPO4  28, 4
+ Nếu tạo NaH 2 PO 4  0, 2  � m NaH 2 PO4  24
Theo đề 24  27,3  28, 4 � Tạo Na 2 HPO 4  a  và NaH 2 PO 4  b 
� a  b  0, 2
Và 142a  120b  27,3
� a  0,15 và b = 0,05
� n NaOH  2a  b  0,35
� V  350ml .

11



×