Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Lich su Doan TNCS Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 211 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lịch sử Đồn TNCS Hồ Chí Minh:</b>
<b>CHƯƠNG I:</b>


<b>NGUYẾN ÁI QUỐC VÀ TỔ CHỨC VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI VỚI Q TRÌNH </b>
<b>CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐOÀN</b>


Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ
vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt
Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động
chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ tồn
quyền Đơng Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết:


<i>“Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là</i>
<i>Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”.</i>


Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực
dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân
dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.
Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị
kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo địi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng
nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân...


Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gịn) đi ra nước
ngồi với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về
nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do,
độc lập”. Nguyễn Ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v... và trở lại Pháp vào cuối
năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.


Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, văn hóa có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết
nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh,


sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác.
Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại
Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên cơng nhân, binh lính (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh
niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp) và sinh viên... Nhóm hoạt động
mạnh mẽ làm cho giới cầm quyền Pháp rất lo ngại. Do công tác tun truyền, tổ chức của nhóm được tiến hành
tích cực nên cơ sở của nhóm phát triển khá mạnh. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chân thành mời hai nhà yêu nước
Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường tham gia hoạt động của “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” song cơ
bản cả hai ơng khơng tán thành: “Vì các ơng cho nhóm thanh niên ấy là trẻ con”


Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hội nghị Vécxây (Versailles) họp tại Thủ đô Paris giữa các nước thắng trận
vào ngày 18-6-1919. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đưa tới hội nghị bản u
sách địi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Bản yêu sách này được gửi đến các đoàn đại biểu Đồng minh và tất cả các nghị viện của Quốc hội Pháp. Báo
“Nhân đạo” (L’Humanité) và nhiều nhật báo khác ở Pháp đã đăng nguyên văn hoặc trích ngang bản yêu sách chính
trị quan trọng này. Nguyễn Ái Quốc cùng những đồng chí của Người đã cho in bản yêu sách thành truyền đơn gửi
về trong nước. Dư luận ở Paris cũng như ở Pháp coi việc làm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc
như là quả bom chính trị nổ ngay giữa Paris.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dân tộc ở các nước phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Từ đó Người hồn tồn tin theo Lênin, dứt khoát đứng
về Quốc tế thứ ba.


Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours -12-1920) Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia
nhập Quốc tế III, và cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc
tế Cộng sản (Section Fransaise de I’Internationale communiste, viết tắt là S.F.I.C). Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin
và đi theo con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng
hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.


Năm 1921, tại Paris, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí của Người lại sáng lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc


thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức này đưa chủ nghĩa
Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa.


Thành viên trong tổ chức “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” cũng bao gồm tuyệt đại bộ phận là thanh niên giống
như “Nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Pháp”. Điều này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định khi
<i>nhắc lại quá trình hình thành của Hội: ... “Hơn 40 năm trước đây, một nhóm thanh niên yêu nước, người các thuộc</i>
<i>địa Pháp, trong đó có thanh niên Việt Nam và thanh niên Ghinê, đã cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa</i>
<i>thực dân, để giành tự do, độc lập cho đất nước mình...”</i>


Đây chính là loại hình Quốc tế thanh niên thuộc địa theo quan điểm của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc bước đầu bắt
tay thực hiện. Qua việc sáng lập các tổ chức mà đại bộ phận thành viên là những người yêu nước trẻ tuổi Việt Nam
và các thuộc địa Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc sớm hình thành những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá các
khả năng cách mạng của tuổi trẻ cũng như hình thức, phương pháp đồn kết, tập họp họ. Đây là một trong nhiều
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào thanh niên hồi đầu thế kỷ.


Thực tiễn phong phú này tạo điều kiện cho Người rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về vận động thanh niên các
nước thuộc địa.


Báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã cất lên tiếng nói đầu tiên vạch
<i>trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp ở Đơng Dương,</i>
<i>thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, trước hết là thanh niên tiểu tư sản, trí thức yêu nước hăng hái đứng lên đấu tranh</i>
<i>để tự giải phóng.</i>


<i>Mùa hè năm 1923, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xơ, đất nước của Cách mạng Tháng Mười và V.I.Lênin vĩ</i>
<i>đại. Tại Mátxcơva, Người tham gia nhiều đại hội và hội nghị quốc tế; viết nhiều bài đăng trên các báo “Sự thật” và</i>
<i>“Thư tín quốc tế”.</i>


Ngày 17-6-1924, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V khai diễn tại Nhà
hát lớn Mátxcơva.



Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản tại Đại hội đã liên hệ với Nguyễn Ái Quốc và chính
thức mời Người tham gia cơng việc chuẩn bị nội dung cho Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV sẽ họp
vào thời gian sau đó. Từ khi cịn hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có mối quan hệ với Quốc tế Thanh niên
Cộng sản. Người đã đến Hội trường Thanh niên Cộng hòa ở Paris để giới thiệu về phong trào thanh niên thế giới,
phong trào thanh niên Đông Dương và các chủ trương của Quốc tế Thanh niên Cộng sản được người nghe rất
hoan nghênh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Những phần tử cơ hội và phản động Quốc tế cấu kết với các giới đế quốc điên cuồng mở rộng tuyên truyền xuyên
tạc chủ nghĩa Lênin và học thuyết cách mạng của Người. Phong trào Thanh niên cộng sản Quốc tế đứng trước
nhiệm vụ cấp bách là đẩy lùi và đập tan những luận điệu lừa bịp ấy nhằm tiếp tục tranh thủ trái tim và khối óc của
hàng triệu thanh niên cộng sản trong đó có phong trào thanh niên cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Trong bối cảnh đó, Đại hội IV Quốc tế Thanh niên Cộng sản có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thực
hiện di huấn của V.I.Lênin vĩ đại: “Sự nghiệp to lớn và tất yếu của các đồng chí là chuẩn bị cho tuổi trẻ sẵn sàng
tham gia cuộc đấu tranh cách mạng và trong việc học tập”.


Là người đại diện ưu tú của các dân tộc bị áp bức, ngay trước khi tham dự Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái
Quốc đã đề nghị với Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản về việc thành lập “Nhóm châu Á” tại Trường Đại học
Phương Đơng nhằm tạo điều kiện cho thanh niên, học viên có cơ hội nghiên cứu tình hình, đặc điểm của các nước
thuộc địa và phụ thuộc.


Là thành viên trong đoàn Chủ tịch trực tiếp lãnh đạo Đại hội, bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú đã trải qua,
nhất là sự hiểu biết sâu rộng về tình cảnh thanh niên các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp
quan trọng vào việc soạn thảo hàng loạt văn kiện của Đại hội.


Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì và là tác giả chính trong nhóm tác giả soạn thảo “Luận cương về thanh
niên thuộc địa” nổi tiếng theo tư tưởng của Lênin Người đã trực tiếp trình bày văn kiện hết sức quan trọng này tại
Đại hội và được Đại hội nhất trí thơng qua. Luận cương mở đầu bằng việc đánh giá và khẳng định rằng từ năm
1919 đến năm 1924, phong trào thanh niên thuộc địa đã có những chuyển biến mạnh mẽ dưới ngọn cờ của Quốc
tế Cộng sản và được ảnh hưởng của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga. Năm 1919 là thời điểm V.I. Lênin sáng
lập ra Quốc tế Thanh niên cộng sản và Nguyễn Ái Quốc đã may mắn sớm có mối liên hệ với tổ chức này như trên


đã nêu. Luận cương nhận định rằng thanh niên các thuộc địa đã dần dần hướng phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc theo thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản. Họ đi theo ngọn cờ của Lênin vì họ tìm thấy ánh sáng soi
đường trong Luận cương về vấn đề dân tộc nổi tiếng của Người.


Tiếp đến, “Luận cương về thanh niên thuộc địa” nêu lên yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập họp lực lượng thanh
<i>niên cách mạng và xây dựng cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản ở các thuộc địa. Đây là mâu thuẫn gay gắt nổi lên</i>
<i>trong những năm đầu thế kỷ ở các thuộc địa giữa đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và những khả năng để giải</i>
<i>quyết những nhiệm vụ đó. Vấn đề “Thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức” mà sau này vào năm 1925 trong “Thư gửi</i>
<i>thanh niên An Nam” đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ là tình hình chung của nhiều nước thuộc địa khác trên thế</i>
giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. “Luận cương về thanh niên thuộc địa” đặt ra yêu cầu khẩn thiết về việc hình
thành các đồn thể thanh niên cách mạng và tiến tới xây dựng các tổ chức thanh niên cộng sản ở thuộc địa là
nhằm giải quyết mâu thuẫn nêu trên.


Cuối cùng “Luận cương về thanh niên thuộc địa” nhấn mạnh việc tăng cường mối liên hệ giữa các tổ chức thanh
niên cách mạng, thanh niên cộng sản ở các thuộc địa với tổ chức thanh niên cộng sản ở chính quốc.


Luận cương vạch ra những công việc cụ thể về giúp đỡ vật chất, tinh thần của các tổ chức TNCS chính quốc với
các tổ chức TNCS ở thuộc địa.


Nghiên cứu toàn bộ “Luận cương về thanh niên thuộc địa” do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì soạn thảo Đại hội
lần thứ IV Quốc tế TNCS (1924) chúng ta tìm thấy nhiều ý tưởng, quan điểm về vấn đề thanh niên thuộc địa mà
trước đó đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần đề cập đến trong các bài viết của Người trên báo chí của Đảng
Cộng sản Pháp hoặc trong các cuộc tranh luận nội bộ về các vấn đề có liên hệ đến trách nhiệm của Đảng đối với
phong trào thuộc địa cũng như các bài viết của Nga đăng trên tạp chí “Thư tín quốc tế’ của Quốc tế Cộng sản” và
báo “Sự thật” của Đảng Cộng sản Liên Xơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Luận cương vừa có giá trị như một cương lĩnh chính trị vừa như một chương trình hành động phù hợp với tình
hình, nguyện vọng của hàng chục triệu thanh niên đang bị áp bức, đọa đày do chính sách và những hành động tàn
bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc cấu kết phong kiến bản địa.



Giữa năm 1925, nghĩa là chỉ hơn một năm sau khi “Luận cương về thanh niên thuộc địa” được nhất trí thơng qua tại
Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV, tác giả của văn kiện nổi tiếng này - đồng chí Nguyễn Ái Quốc,
lãnh tụ của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam đã triển khai thắng lợi chủ trương xây dựng một tổ chức thanh
niên cách mạng ở Việt Nam - một nước thuộc địa của Pháp là “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, một
tổ chức bao gồm phần lớn là thành viên trẻ tuổi theo xu hướng cộng sản, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong những năm tháng Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động ở Liên Xô (1923-1924) cũng là lúc phong trào cách
mạng ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Quảng Châu là trung tâm cách mạng của đất nước Trung Hoa rộng lớn.
Quảng Châu trở thành địa bàn quan trọng cho hoạt động của nhiều nhà cách mạng Việt Nam và những nhà yêu
nước Triều Tiên, Inđônêsia, Miến Điện. Nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam xuất dương vào đầu những năm 20
cũng đã đến đây và được tập hợp lại trong tổ chức Tâm Tâm Xã. Đầu năm 1924 Phạm Hồng Thái sang Quảng
Châu và gia nhập Tâm Tâm Xã. Tháng 6-1924, Phạm Hồng Thái thực hiện nhiệm vụ ném tạc đạn nhằm mưu sát
tên toàn quyền Méclanh (Merlin) nhân dịp y đi công cán qua Quảng Châu.


Tiếng bom Sa Diện mưu sát tồn quyền Đơng Dương Méc lanh của người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái
tuy không thành cơng “nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”,
là hiệu kèn thúc giục nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam dấn thân trên con đường tranh đấu.


Năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Hàng chục vạn thanh niên thuộc đủ các tầng
lớp trong cả nước đã sôi sục đấu tranh địi bọn cầm quyền ở Đơng Dương phải thả cụ. Năm 1925, cụ Phan Chu
Trinh mất, hơn 140 ngàn người trong đó có hàng vạn thanh niên, học sinh đã tập hợp ở Sài Gòn để đưa đám tang
cụ. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng rất to lớn có ảnh hưởng rất rộng trong cả nước, nhất là đối với phong
trào thanh niên. Nguyễn Ái Quốc, ngay thời gian đó đã nêu rõ: “Chưa bao giờ có một phong trào quần chúng rộng
<i>rãi như vậy”. Đây là một dịp rất tốt cho Nguyễn Ái Quốc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, cổ vũ đấu tranh cách</i>
mạng.


Trong phong trào đấu tranh của quần chúng, hàng loạt tổ chức yêu nước do những người trẻ tuổi sáng lập ra đời.
Năm 1925, nhóm sinh viên cao đẳng Hà Nội gồm 17 người, trong đó có Tơn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm
Thiều... cùng với một số thầy giáo trẻ ở miền Trung nhóm họp tại Vinh và quyết định thành lập “Hội Phục Việt” sau
này là “Tân Việt”. Tháng 3 năm 1926, một số thanh niên trí thức ở Nam Bộ trong đó có Trần Huy Liệu, lập ra “Đảng
Thanh niên”. Giữa năm 1926, nhà yêu nước trẻ tuổi Nguyễn An Ninh tập hợp một số thanh niên viên chức, thầy


giáo yêu nước vào tổ chức “Thanh niên Cao Vọng”. Những tổ chức thanh niên yêu nước nói trên hoạt động rất
hăng hái, như “Hội Phục Việt” đã vận động hội viên tham gia cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu với nhiều
hình thức phong phú. Đảng thanh niên hô hào thanh niên biến cuộc đưa đám cụ Phan Chu Trinh thành cuộc biểu
dương lực lượng của quần chúng.


Vào thời gian có nhiều sự kiện đặc biệt đó, sau khi dự Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV, Nguyễn Ái
Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) với trách nhiệm nặng nề đối với phong trào cách mạng ở Đông
Dương và châu Á. Người đã khẩn trương tìm hiểu tình hình và tìm cách bắt liên lạc với những thanh niên Việt Nam
yêu nước tại đây qua sự giúp đỡ một phần của phái đồn cố vấn Liên Xơ bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
Liên tiếp trong 2 ngày 18 và 19-12-1924, Nguyễn Ái Quốc gửi thư và báo cáo cho Đồn Chủ tịch Quốc tế Cộng
sản, trong đó Người đánh giá cao tinh thần cách mạng của số thanh niên yêu nước mà Người đã tiếp xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Quốc rút ra cho các học trò của Người là muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải dựa vào quần chúng nhân dân,
nhất là cơng nhân, nơng dân, phải có một Đảng tiên phong theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.


Với lý luận sắc bén, kinh nghiệm phong phú, tác phong cởi mở, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ cho
số thanh niên yêu nước và đưa dần họ đến với chân lý cách mạng.


Lúc này Nguyễn Ái Quốc chủ trương tổ chức một nhóm bí mật. Tuy về quy mơ chỉ là nhóm đầu tiên nhưng có đầy
đủ Chương trình, Điều lệ...


Hồn thành xong nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử này, ngày 19-2-1925, Nguyễn Ái Quốc đã gửi báo cáo tới Đoàn Chủ
tịch Quốc tế Cộng sản. Trong mục “Công tác đã làm được”, Nguyễn Ái Quốc viết:


<i>“Chúng tơi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 thành viên, trong đó có: </i>


<i>-</i> <i>2</i> <i>người</i> <i>đã</i> <i>được</i> <i>phái</i> <i>về</i> <i>nước.</i>


<i>- 3 người ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên).</i>
<i>- 1 người đi công cán quân sự (cho Quốc dân đảng).</i>



<i>Trong số hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản.</i>
<i>Chúng tơi cịn có 2 đồn viên dự bị của “Đồn thanh niên Cộng sản Lênin”.</i>


Nhóm bí mật 9 người do Nguyễn Ái Quốc xây dựng là cái mầm non của một tổ chức cộng sản mà Người đã ấp ủ
trong kế hoạch tổ chức từ sau khi tham dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng
sản lần thứ IV.


Con đường truyền bá tư tưởng giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân và nhân dân
yêu nước Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện lúc đó là dựa vào thanh niên, lớp người trẻ tuổi có lịng u
nước, căm thù giặc, hăng hái cách mạng, nhạy cảm với cái mới, có học thức, được học tập lý luận giải phóng dân
tộc và phương pháp tổ chức nhân dân do chính Người đào tạo.


Chính từ kết quả đầu tiên bằng tư duy rất sáng tạo và tài tổ chức của mình, Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu Đoàn Chủ
tịch Quốc tế Cộng sản cho “gửi sinh viên Việt Nam sang học Trường Đại học Cộng sản ở Mátxcơva” và nói rõ hơn
<i>cho tơi biết “là có thể gửi bao nhiêu sinh viên Việt Nam sang”.</i>


Sự ra đời của nhóm cách mạng trẻ tuổi 9 người tuy còn quá nhỏ bé trên con đường dài dựng Đảng, dựng Đồn
nhưng đó là thời điểm khai sinh ra một thế hệ thanh niên mới với xu hướng làm cho thực dân Pháp và bọn cai trị
run sợ. Tồn quyền Đơng Dương Méclanh đầu năm 1925 gửi báo cáo về Bộ thuộc địa Pháp nói: “<i>Xuất hiện ở</i>
<i>Quảng Châu một người cách mạng Việt Nam tên là Lý Thụy hoạt động rất tích cực trong số những người Việt Nam</i>
<i>tại đây và dùng những biện pháp tuyên truyền kiểu mới có xu hướng cộng sản”</i>


Việc ra đời nhóm đồn viên thanh niên cộng sản Việt Nam đầu tiên này là sự kiện đặc biệt quan trọng mở đầu cho
quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa cũng như
sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta sau này.


Đối với phong trào thanh niên cộng sản quốc tế, sự xuất hiện nhóm đồn viên thanh niên cộng sản Việt Nam đầu
tiên vào đầu năm 1925 đã góp phần minh chứng tính đúng đắn của Luận cương về thanh niên thuộc địa do Nguyễn
Ái Quốc chủ trì soạn thảo như trên đã nêu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thành lập và bắt đầu mở rộng các hoạt động tạo ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào yêu nước của nhân
dân, đặc biệt là của thanh niên ta.


Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí ngay từ khi mới thành lập đã lo đặt viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho
tổ chức thanh niên sau này.


Do việc tích cực phát triển Đồn nên từ đầu năm 1925 đến năm 1926, số đoàn viên, từ một nhóm nhỏ vài ba đồng
chí đã tăng lên 25 đồng chí.


Lớp đồn viên thanh niên cộng sản đầu tiên này phần lớn trở về nước hoạt động như trường hợp Vương Thúc
Oánh, Nguyễn Ngọc Ba... một số khác được phân công học tiếp tại các lớp đào tạo cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng
sản của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô và học quân sự ở Trường Hồng Phố (Quảng Châu).


Tn theo di huấn của Lênin: “Khơng có lý luận cách mạng thì khơng có phong trào cách mạng”, Nguyễn Ái Quốc
lần lượt mở các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu. Mục đích học tập là “Học làm cách mạng, học cách hoạt
động bí mật. Học xong họ lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”.


Nguyễn Ái Quốc cùng với các cộng sự đắc lực của Người như các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê
Hồng Sơn,v.v... đã mở liên tiếp các lớp huấn luyện thu hút khá đông thanh niên yêu nước các miền Bắc, Trung,
Nam sang Quảng Châu học tập.


Theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, từ năm 1924 đến năm 1927, Người
đã mở được ba khóa huấn luyện cho 75 người, xuất bản được 3 tờ báo nhỏ. Đây là vốn quý mà Người đã chuẩn bị
cho cách mạng Việt Nam. Hy vọng tuyệt đại bộ phận được trở về Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ về Xiêm để hoạt
động, tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Đồng chí Phạm Văn Đồng là một trong những
học viên được cử phụ trách các cơ sở Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở các tỉnh phía Nam nước ta.
Học viên tuy là những người có trình độ văn hóa (phần lớn là học sinh và giáo viên) nhưng còn hết sức bỡ ngỡ với
biết bao khái niệm chính trị, triết học... mà họ chưa hề biết đến... Tất cả những điều mới mẻ trên có sức hấp dẫn kỳ
lạ đối với lớp thanh niên đang khát khao lý tưởng, khát khao tìm đường cứu nước, cứu dân. Họ hấp thụ chân lý chủ


nghĩa Mác - Lênin như hấp thụ ánh sáng mặt trời.


Đối với công tác thanh niên, học viên được nghe giới thiệu về Quốc tế Thanh niên Cộng sản. Đây là đường lối
công tác thanh niên theo chủ nghĩa Mác - Lênin lần đầu tiên được truyền bá vào Việt Nam.


Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện thanh niên yêu nước ở Quảng Châu đã được tập hợp và
in thành sách với tên chung là “Đường kách mệnh”. “Đường kách mệnh” trở thành vũ khí chiến đấu của những
người cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ nhằm chống lại mọi trào lưu tư tưởng phi vô sản và cơ hội chủ nghĩa trong
và ngoài nước. Với yêu cầu đào tạo lúc bấy giờ. “Đường kách mệnh” không chỉ nêu lên những vấn đề thuộc chủ
nghĩa, đường lối, sách lược mà cịn hướng dẫn cơng việc tổ chức, tuyên truyền rất cụ thể để mỗi học viên sau khi
học xong có thể bắt tay thực hành.


Bài học đầu tiên mà học viên được nghe giảng là tư cách một người cách mạng trong đó nêu lên 3 mối quan hệ
của người cách mạng: “Đối với bản thân, đối với mọi người và đối với công việc”. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt
mất còn với kẻ thù vấn đề đặt ra đối với những người cách mạng, đặc biệt là đối với lớp thanh niên chưa trải qua
nhiều thử thách thì bên cạnh việc bồi dưỡng về trí thức cách mạng cần đặt lên hàng đầu việc bồi dưỡng về đạo
đức và phẩm chất cách mạng ấy chính là ý nghĩa của bài học đầu tiên này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng đã trực tiếp gửi thư cho Ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong trực thuộc
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin đề nghị đào tạo theo chương trình lâu dài một số thiếu niên Việt
Nam thành cán bộ Đoàn sau này. Bức thư đề ngày 22-7-1926 có đoạn viết: “Chúng tơi có tại đây (Quảng
Châu-Trung Quốc) một nhóm thiếu nhi An Nam. Các em đều từ 12 đến 15 tuổi. Đó là những thiếu nhi cộng sản đầu tiên
của nước An Nam bị chủ nghĩa đế quốc áp bức và ở đó mọi việc giáo dục đều bị cấm... chúng tôi hy vọng rằng các
bạn sẽ không từ chối tiếp nhận 3 hay 4 bạn nhỏ An Nam”. Đề nghị trên đã được Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng Sản Lênin đáp ứng một cách nồng nhiệt, tuy nhiên do tình hình chính trị ở Quảng Châu diễn biến xấu nên
chủ trương gửi các cháu thiếu niên nói trên đi đào tạo ở Mátxcơva không thực hiện được.


Cùng với sự ra đời của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội một tờ báo lấy tên là “Thanh Niên”, phục vụ
cho đối tượng chính là thanh niên, với tư cách là cơ quan ngôn luận của Hội phát hành số đầu tiên vào ngày
21-6-1925. Người phụ trách trực tiếp và cũng là người viết nhiều bài cho báo là Nguyễn Ái Quốc. Đây là tờ báo tiếp nối


sự nghiệp của báo Le Paria (Người cùng Khổ) trong điều kiện mới với đối tượng mới. Báo “Thanh Niên” in khổ nhỏ
(13x19) mỗi kỳ ra 100 bản, mỗi bản 2 trang đặc biệt có số 4 trang, báo viết bằng tiếng Việt.


Về nội dung, báo “Thanh Niên” có các loại bài xã luận, bình luận, truyện lịch sử thế giới, truyện lịch sử dân tộc và
tin tức, đặc biệt có thêm việc hướng dẫn tổ chức các đoàn thể, kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới và
giới thiệu về những thành tựu của Liên Xơ.


<b>Nhìn lại các bài viết trên báo “Thanh Niên”, chúng ta thấy rõ mục đích của báo là:</b>


- Phát động lịng u nước, căm thù giặc đặc biệt là đối với thanh niên, bồi dưỡng quyết tâm đánh đuổi quân xâm
lược để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.


- Giới thiệu kinh nghiệm lịch sử, nhất là kinh nghiệm các cuộc vận động cách mạng ở nhiều nước để vận dụng vào
cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, giới thiệu về chủ nghĩa cộng sản và những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin cũng như những vấn đề chủ yếu về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam.


- Từng bước lý giải về sự cần thiết phải thành lập một Đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin; giáo dục về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tuổi trẻ trước yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp.


Với lối viết giản dị nhưng chứa đựng tinh thần tố cáo và cổ vũ sâu sắc, báo “Thanh Niên” kêu gọi nhân dân và tuổi
trẻ đứng lên đấu tranh.


Về mức độ phổ biến của báo “Thanh Niên” tuy gặp nhiều khó khăn nhưng những cơ sở của Việt Nam cách mạng
đồng chí Hội đã cố gắng giới thiệu báo “Thanh Niên” cho hội viên và những người cảm tình với Hội đọc. Các đầu
mối tiếp nhận báo ở trong nước lúc đó là Cảng Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định,v.v... và một số cơ sở ở Sài Gòn
(nhật báo “Thanh Niên” qua đường từ Băng Cốc đưa về).


Tên mật thám cáo già Lui Mácti đã nhận xét khái quát qua 88 số báo “Thanh Niên” mà y có như sau: “Trong số báo
đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh trước hết sức mạnh và sự đoàn kết đã đem lại cho một tập thể, nhấn mạnh
đến lợi ích mà những cá nhân trong tập thể ấy thu được. Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh tinh thần độc lập và tình


cảm dân tộc, đặc trưng cho tính khí người An Nam. Tiếp đó, dần dà ơng cung cấp cho độc giả của mình những
hiểu biết về lịch sử An Nam và các trào lưu tư tưởng nước ngoài, và lịch sử các cường quốc thế giới,v.v... Rồi lần
lượt ông đưa ra từng thuật ngữ Hán-Việt tương ứng với một cuốn từ vựng mới về chủ nghĩa cộng sản và nêu ra
một định nghĩa rõ ràng, chính xác về mặt thuật ngữ ấy. Từng bước lúc đầu cịn ít và về sau thường xun hơn, ông
công bố một câu hoặc một bài báo ngắn, thông báo cho độc giả biết sự tồn tại của Liên Xô và hạnh phúc mà nhân
dân Xô Viết đã được hưởng. Nguyễn Ái Quốc cũng không ngần ngại dành đến 60 số báo của mình để chuẩn bị tinh
thần cho độc giả, ít khi ơng nói rõ ý đồ của mình khi ơng viết: “Chỉ có Đảng cộng sản mới có thể đảm bảo hạnh
phúc cho An Nam”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Báo “Thanh Niên” thực sự đã góp phần đắc lực vào việc chuẩn bị về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho việc thành lập
Đoàn, thành lập Đảng.


*
* *


Từ năm 1926 đến năm 1929, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là phong trào đấu tranh của
quần chúng công nông và thanh niên, học sinh đã phát triển lên một bước mới dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí. Chính từ phong trào đấu tranh đó mà Hội đã có bước phát triển mới về tổ chức, cả
về số lượng và chất lượng. Hệ thống tổ chức 5 cấp từ Trung ương Hội đến cơ sở đã xây dựng hồn chỉnh. Hội có
1.700 hội viên và hàng nghìn người có cảm tình với Hội.


Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ rõ: “Những cuộc bãi công trong năm 1928-1929... đã
<i>chứng tỏ rằng sự tranh đấu của giai cấp ở Đông Dương ngày càng rộng khắp. Điều đặc biệt và quan trọng của</i>
<i>phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự tranh đấu của quần chúng cơng nơng có tính chất độc lập rất rõ rệt,</i>
<i>chứ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc trước nữa”.</i>


Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí đã ý thức được rằng cách mạng không phải chỉ dừng lại ở chỗ tuyên
truyền đường lối mà phải vận động quần chúng thực hiện đường lối và lấy công nông làm gốc cách mạng. Hội đã
cố gắng đưa hội viên của mình đi vào cơng nơng bằng cuộc vận động “Vơ sản hóa”.



Từ giữa năm 1929 trở đi, có thể nói làn sóng đấu tranh của công nhân trong cả nước ta ngày một dâng cao, là lực
lượng xung kích đi đầu đấu tranh chống địch bất chấp mọi hành động khủng bố tàn bạo của đế quốc và phong
kiến.


Cùng với phong trào đấu tranh của thanh niên công nhân, các phong trào đấu tranh của thanh niên nông dân,
thanh niên học sinh cũng được Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí quan tâm lãnh đạo. Ở nông thôn, Hội
vận động thanh niên bài trừ hủ tục, chống phù thu lạm bổ, vạch mặt bọn quan lại địa phương. Đặc biệt Hội Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí đã đấu tranh mạnh mẽ chống chính sách mộ phu của bọn tư bản, thực dân.
Cuối năm 1928, trong khi đang có sự tranh luận về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản thì các đồng chí trong Kỳ bộ
Thanh niên cách mạng đồng chí Hội Bắc Kỳ rất vui mừng nhận được bản “Đề cương về phong trào cách mạng ở
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa” của Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản. Văn kiện quan trọng này chỉ rõ
nhiệm vụ, tính chất, lực lượng cách mạng và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa làm sáng tỏ những vấn đề đang được thảo luận, nhất là vấn đề đánh giá vai trò của giai cấp
công nhân ở các nước thuộc địa từ sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Văn kiện này cũng đã đề cập mạnh
mẽ vấn đề thanh niên thuộc địa từ sau Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV như sau:


<i>“Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản yêu cầu các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa phải chú trọng vấn đề xây</i>
<i>dựng và phát triển phong trào thanh niên cộng sản và đấu tranh chống lại những quan điểm lạc hậu trong giai cấp</i>
<i>công nhân cũng như trong các tổ chức công hội thường thiếu quan tâm đến những quyền lợi của thanh niên công</i>
<i>nhân và không chú trọng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm làm cho tình cảnh của những thanh niên bị bóc lột được</i>
<i>khá hơn".</i>


Trước yêu cầu cấp bách của phong trào và sau một quá trình đấu tranh, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam ra đời vào tháng 3-1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đến tháng 6-1929 thì Đơng Dương cộng sản
Đảng ra đời. Tiếp sau đó là An Nam Cộng sản Đảng ra đời ở Nam Kỳ và Đơng Dương Cộng sản liên đồn ra đời ở
Trung Kỳ. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì cuộc họp thống nhất các tổ chức cộng
sản ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

trong mối quan hệ trực tiếp với các cán bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Chỉ từ sau khi các tổ


chức Đảng ở nước ta hình thành, nhất là từ sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ ra đời thì các tổ chức
Đồn cơ sở mới được thành lập.


Tháng 6-1929, hai chi bộ Đoàn thanh niên cộng sản được thành lập ở Hải Phòng trong phong trào đấu tranh rộng
lớn của các quần chúng.


<i>Chi bộ Đoàn thứ nhất ra đời ở Nhà máy Xi măng Hải Phịng. Chi bộ Đồn Nhà máy Xi măng Hải Phịng được xây</i>
dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, một học viên của Trường Chính trị Quảng Châu
do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đào tạo. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thường cùng lao động với thanh niên cơng nhân
của nhà máy, đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh của họ, tuyên truyền giác ngộ họ rồi chọn lọc một số thanh niên ưu tú kết
nạp vào Đoàn. Chi bộ Đoàn ra tờ báo lấy tên “Tia lửa”, bí mật phân phát trong nhà máy để giáo dục và tập hợp
thanh niên. Chi bộ Đồn đã có sáng kiến lập một số đội bóng đá và thường đứng ra tổ chức các trận đấu giao hữu
ở bãi xi măng đen. Một số nhóm đọc sách do chi bộ Đồn đứng ra thành lập thu hút khá đơng thanh niên tham gia.
Ngày 7-11-1929, để kỷ niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, chi bộ Đoàn đã tổ chức rải truyền
đơn và treo cờ đỏ búa liềm trong nhà máy, ngồi ra cịn tổ chức kể chuyện về Liên Xô qua những tài liệu thu thập
trong sách báo cho đoàn viên và những thanh niên cảm tình với Đồn nghe. Cuối năm 1929, chi bộ Đồn đã tích
cực tham gia và trở thành lực lượng xung kích thực hiện chỉ thị của nhà máy đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ
làm, chống khủng bố của đế quốc.


<i>Chi bộ Đoàn thứ hai ra đời ở Trường Bơnan (nay là trường Ngơ Quyền) là nơi có phong trào đấu tranh mạnh mẽ</i>
của học sinh trong những năm 1925, 1926 và các năm sau. Chi bộ Đoàn có 11 đồn viên, chia thành các tiểu tổ
trong đó có một số học sinh ở trường khác. Chi bộ Đồn Trường Bơnan do Bùi Đức Thanh làm bí thư. Chi bộ Đồn
có tờ báo in thạch lấy tên là “Thanh niên cộng sản” để giáo dục và tập hợp thanh niên học sinh. Các đoàn viên
thanh niên cộng sản ở Trường Bơnan hoạt động rất tích cực, nhất là trong công tác tuyên truyền cách mạng, vận
động thanh niên đấu tranh. Có tháng, chi bộ Đồn đã cho ra ba số “Thanh niên cộng sản” nhằm đáp ứng nguyện
vọng muốn hiểu biết của thanh niên. Chi bộ Đoàn thanh niên cộng sản Trường Bônan đã giúp anh chị em học sinh
tổ chức ra “Học sinh đoàn” để thu hút những học sinh có tinh thần yêu nước, hăng hái hoạt động cách mạng. Lớp
học sinh đoàn đầu tiên gồm có Lê Viêm, Vũ Thiện Tấn, Nguyễn Văn Cúc (tức đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí
thư Trung ương Đảng khóa VI). Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một học sinh yêu nước, hoạt động rất hăng hái đã bị
đế quốc Pháp đày ra Cơn Đảo. Nhưng chính tại đây trong chế độ lao tù vô cùng khắc nghiệt, đồng chí đã cùng với


nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam khác anh dũng biến nhà tù thành trường học, rèn luyện ý chí cách mạng. Đồng
chí đã trở thành người đảng viên đấu tranh kiên cường vì lý tưởng của Đảng.


Khoảng tháng 10-1929, tại Hà Nội một nhóm đồn viên thanh niên cộng sản đã được hình thành tại ga Hàng Cỏ
trong đó có đồn viên Long 21 tuổi là thợ cơ khí. Nhóm này do Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn) lúc ấy hoạt
động trong Sở Hỏa xa Bắc Đông Dương giác ngộ và kết nạp. Nhiệm vụ của nhóm đồn viên này dưới sự hướng
dẫn của đồng chí Lê Duẩn là tuyên truyền cách mạng trong thanh niên giúp việc liên lạc cho Đảng, phát hành báo
“Búa liềm” đi các tỉnh. Nhân kỷ niệm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm đó (7-11-1929) nhóm
đồn viên thanh niên cộng sản ga Hàng Cỏ đã chuyển nhiều truyền đơn của Thành ủy lâm thời Hà Nội về các tỉnh.
Cùng thời gian trên, nhiều cơ sở “sinh hội” bí mật xuất hiện trong một số trường hợp ở Hà Nội như các trường Sinh
Từ, Đỗ Hữu Vị, Trần Nhật Duật, Mạc Đĩnh Chi... Tháng 9 - 1929, Tổng Hội sinh viên ra đời ở Hà Nội và xuất bản
báo “Người sinh viên” do Đặng Xuân Khu (tức đồng chí Trường Chinh) phụ trách. Nhiều bài báo hay có tác dụng cổ
vũ sinh viên đứng lên cùng nhân dân đánh đuổi đế quốc của Trường Chinh đã có tiếng vang lớn khơng những
trong hàng ngũ sinh viên và cịn thức tỉnh các lớp thanh niên trí thức, tiểu tư sản, tham gia vào hàng ngũ cách
mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Năm 1929, sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ cử Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào Nghệ Tĩnh
xây dựng cơ sở Đảng ở Trung kỳ thì một số nhóm đồn viên thanh niên cộng sản ở các địa phương nói trên cũng
được hình thành.


Cũng trong năm này, các đảng viên cộng sản hoạt động ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ đã tuyên truyền, giác ngộ
và tổ chức được nhiều thanh niên vào Đồn. Riêng ở Sài Gịn, tại một số cơ sở quan trọng đã có những nhóm
đồn viên hoạt động dưới sự chỉ đạo của các đảng viên. Đến năm 1930, những nhóm đồn viên này đã nhanh
chóng chuyển thành các chi bộ Đoàn.


Vào thời gian nêu trên, trước yêu cầu của phong trào học sinh càng lên cao, Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Kỳ bộ
Đơng Dương Cộng sản Đảng Trung Kỳ đã chủ trương thành lập Ban Chấp hành Tổng sinh hội Nghệ An do Nguyễn
Tiềm học sinh Trường Quốc học Vinh làm Bí thư, Tổng sinh hội phát hành tờ báo “Xích sinh” (Học sinh đỏ) kịch liệt
tố cáo chính sách giáo dục nơ dịch của thực dân Pháp, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản...



<b>Như vậy, cùng với sự ra đời của các tổ chức Đảng Cộng sản từ cuối năm 1929, trên đất nước ta đã hình</b>
<b>thành những cơ sở đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản, đó là các chi bộ Đồn và các nhóm đồn viên</b>
<b>hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng do các đảng viên trực tiếp phụ trách. Đây là mốc quan trọng trong</b>
<b>q trình tiến tới thành lập Đồn.</b>


Ngay trong hội nghị hợp nhất thành lập Đảng tháng 2-1930, công tác vận động thanh niên đã được Nguyễn Ái
Quốc và các đại biểu đặc biệt quan tâm. Với việc thông qua chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt của Đảng, Hội
nghị đã thơng qua điều lệ của Đồn thanh niên cộng sản. Và trong điều lệ vắn tắt của Đảng đã ghi rõ một điều kiện
quan trọng: “Người dưới 21 tuổi phải vào Thanh niên cộng sản Đoàn”. Hội nghị cũng nói rõ Ban Chấp hành Trung
<i>ương của Đảng, ngồi cơng tác hàng ngày cần phải tổ chức ngay “Đồn thanh niên cộng sản”. Như vậy, vấn đề</i>
Đoàn thanh niên cộng sản đã được khẳng định trong hai văn bản trọng yếu của Hội nghị thành lập Đảng.


<b>Tháng 10 năm 1930 diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng nước ta nói</b>
<b>chung và đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên nước ta nói riêng. Đó là Hội nghị Ban Chấp hành</b>
<b>Trung ương Đảng lần thứ nhất thảo luận và thông qua nhiều văn kiện lớn có ý nghĩa lịch sử trong đó có:</b>
1- án nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng.
2- án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động.


<b>Ở văn kiện án nghị quyết chung về tình hình và nhiệm vụ có phần chỉ rõ về cơng tác thanh niên trong đó nêu</b>
bật: “... Đảng phải thi hành ngay án nghị quyết của Quốc tế Thanh niên cộng sản Đoàn và giúp cho Đồn có tính
<i>chất độc lập...”</i>


Văn kiện Quốc tế mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất nhắc đến là Nghị quyết cụ thể về công tác thanh niên
thuộc địa (trên cơ sở quán triệt Luận cương về thanh niên thuộc địa năm 1924) được Đại hội Quốc tế Thanh niên
cộng sản lần thứ V thông qua vào năm 1928. Sau Đại hội lần thứ V này, với mối quan tâm đặc biệt đến phong trào
cách mạng của thanh niên Đơng Dương, ngồi việc truyền đạt nghị quyết cụ thể về công tác thanh niên thuộc địa,
tháng 4 năm 1930 Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên cộng sản lại gửi tiếp cho những người cộng sản ở Đông
Dương một bức thư rất quan trọng với nội dung vừa tổng kết kinh nghiệm chung của phong trào thanh niên cộng
sản trên thế giới, vừa gợi ra những công việc phải làm đối với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên cách mạng ở
Đông Dương. Bức thư này đã được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930 coi như là một văn kiện quan trọng


mà những đảng viên cộng sản ở Đơng Dương có trách nhiệm nghiên cứu vận dụng. Vì lẽ đó, trong án nghị quyết
về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 đặc biệt lưu ý việc phải thi hành
ngay Nghị quyết về thanh niên thuộc địa của Quốc tế Thanh niên Cộng sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Phần thứ nhất nói về: “Địa vị thanh niên lao động và sự quan trọng của thanh niên cộng sản Đoàn”. Mở đầu phần</i>
này Nghị quyết đã đánh giá khái quát tình cảnh các tầng lớp thanh niên và khả năng cách mạng to lớn của họ: ... “ở
Đông Dương, số thanh niên lao động (thanh niên công nhân và cu li ở các kỹ nghệ, đồn điền; thanh niên công nhân
và thanh niên dân cày nghèo, thanh niên thủ công, thanh niên ở mướn, thanh niên làm việc trong các nhà buôn...”
chiếm một phần khá đơng. Đó là một hạng lao động bị bóc lột, đè nén hơn hết; thanh niên và trẻ con đi làm, tuy làm
một công việc như người lớn nhưng ăn ít tiền cơng hơn, vả lại cịn bị đánh đập ngược đãi hơn nhiều nữa”... Sự
phân tích này có ý nghĩa rất quan trọng đã làm sáng tỏ tình trạng bị áp bức, bóc lột nặng nề của các tầng lớp thanh
niên lao động ở Đông Dương về cả 3 mặt dân tộc, giai cấp, lứa tuổi.


Từ sự phân tích này, Nghị quyết khẳng định: “Thanh niên lại là một hạng người ít bị những cái ảnh hưởng quốc gia,
phong kiến, đế quốc chủ nghĩa trói buộc họ hơn người lớn, cho nên từ khi phong trào cách mạng nổi khắp trong
xứ, chúng ta thấy quần chúng thanh niên tham gia rất hăng hái. Những cuộc công nhân bãi cơng và nơng dân biểu
tình trong năm nay tỏ rõ rằng thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng không thể
không kể tới được...”


Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930 ra đời trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân ta đang tiến tới cao trào: Hàng trăm cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nơng dân
đi đầu là thanh niên đã nổ ra trên khắp mọi miền đất nước. Tác dụng tích cực và có ý nghĩa quyết định của thanh
niên với tư cách là đội quân xung kích đã được Nghị quyết khẳng định: “Thanh niên lao động đã thành một lực
lượng cách mạng rất quan trọng”. Như vậy đến lúc này, ảnh hưởng mạnh mẽ của Đảng trong thanh niên và tác
động cụ thể của các tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và hướng dẫn thanh niên đã dấy lên được một phong trào
yêu nước trong tuổi trẻ.


Phong trào ấy như Nghị quyết của Đảng đã nhận định là “làm cho nhiều thanh niên trong hạng tiểu tư sản, nhất là
học sinh, tham gia vào cuộc sinh hoạt chính trị ở Đơng Dương”.



Chính vì nhận thức được vai trò to lớn và lực lượng quan trọng của thanh niên nên các đảng phái chính trị đã tìm
cách tranh thủ, lôi kéo thanh niên như Nghị quyết đã nêu rõ:... “Hết thảy những đảng phái ấy đều hiểu cái địa vị
trọng yếu của thanh niên lao động...” Và kết luận được rút ra trong Nghị quyết là: “Đảng Cộng sản phải cần kíp
cơng tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê tranh đấu
hàng ngày và phải kéo họ ra khỏi ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc. Muốn được như vậy thì chỉ có tổ chức
ra một đoàn thể của thanh niên mới được...”.


Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930, đã dành một đoạn tiếp theo để nhắc lại rằng: ...“trong
chương trình của Quốc tế Cộng sản thanh niên có chỗ nói rõ rằng Đảng Cộng sản, tức là đội lãnh đạo cho giai cấp
cơng nhân, rất cần phải có một đám dự bị để lấy sức lực mới mẻ đem vào đội ngũ của mình; Đảng Cộng sản cần
có một cái trường học dự bị, đào tạo những bọn con em của lao động cho Đảng Cộng sản và sau hết là phải cần
có một tổ chức để chuyên trách lãnh đạo cho quần chúng thanh niên lao động tranh đấu để thực hiện chủ nghĩa
cộng sản...”


Phần đánh giá tình hình này đã được kết thúc bằng một đoạn văn nói lên nhiệm vụ cần kíp của tất cả những đảng
viên cộng sản ở Đông Dương lúc này là: “... Phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc thanh niên
<i><b>cộng sản Đồn là một việc cần kíp, quan trọng như là việc Đảng vậy...”.</b></i>


<i>Phần thứ hai của “án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động” nói về: “Những điều căn bản của thanh niên</i>
<i>cộng sản Đoàn”, nghĩa là đề cập đến tính chất, chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề về nguyên tắc tổ chức của</i>
<i>Đoàn thanh niên cộng sản.</i>


Mở đầu phần này, Nghị quyết viết: “Cộng sản thanh niên Đoàn là đại biểu độc nhất của đám thanh niên công nông,
của tất cả đám thanh niên thành phố và nhà quê, đoàn đại biểu quyền lợi cho thanh niên lao động và tranh đấu để
bênh vực những quyền lợi ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Sự ra đời của Đảng Cộng sản đã xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng nước ta.
Đoàn thanh niên cộng sản là tổ chức thanh niên kiểu mới của Đảng, do Đảng tổ chức và lãnh đạo Đoàn là người
đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp thanh niên, trước hết là thanh niên công nông. Trong điều kiện của cuộc
cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến đi tới xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa do Đảng


của giai cấp cơng nhân lãnh đạo thì Đồn là người “Đại diện độc nhất” và Đoàn là “đội tiên phong, là đội lãnh tụ cho
thanh niên lao động” (theo án nghị quyết).


Tuy nhiên Nghị quyết cũng chỉ rõ: ...“Cộng sản thanh niên Đồn khơng phải là một Đảng cộng sản thứ hai cho
thanh niên đâu. Nó là một cái tổ chức của thanh niên cộng sản thừa nhận và thi hành chương trình, điều lệ của
Đảng Cộng sản...” nhưng đó lại là “...một đồn thể độc lập, có cơ quan chỉ huy riêng...” Điều này ở thời kỳ đầu việc
thực hiện đã gặp một số khó khăn do tình hình cán bộ.


Chức năng chủ yếu của Đồn là một “đồn thể chính trị tranh đấu” và nhiệm vụ của Đoàn là “huấn luyện quần
chúng thanh niên theo chủ nghĩa Lênin và xây dựng nên một cái đoàn thể để huấn luyện họ” (theo Nghị quyết).
Nhưng Đồn chỉ có thể thực hiện được chức năng và nhiệm vụ trên trong khi kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục
và động viên thanh niên tham gia vào phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng: “... việc huấn luyện có thực
hành được là chỉ trong vòng giai cấp đấu tranh mà thơi. Cộng sản thanh niên Đồn chỉ huy cơng việc cộng sản
huấn luyện thanh niên và tham gia vào mỗi cuộc tranh đấu (bãi cơng, biểu tình,v.v...) để huấn luyện thanh niên và
đánh đổ sự bóc lột họ...”


Về nguyên tắc tổ chức, Nghị quyết viết... “Theo điều kiện bí mật ở Đơng Dương thì cố nhiên Cộng sản thanh niên
Đồn cũng phải bí mật tổ chức và khơng thể bao quát được thanh niên. Song điều cốt yếu là phải như vậy; mỗi một
công nhân, dân cày, mỗi một học sinh vơ sản, từ 14 đến 23 tuổi có thể thành đồn viên miễn là họ thừa nhận
chương trình, điều lệ Đồn tình nguyện vào cuộc vận động mà đấu tranh...”.


Tuy nhiên, vấn đề là phải tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên vào các tổ chức để giáo dục và đưa vào cuộc
tranh đấu. Do đó “Cộng sản thanh niên Đồn khơng những chỉ lo một việc chính là tổ chức những chi bộ ở các sản
nghiệp và các nơi khác mà còn phải tổ chức ra những đoàn thể phụ thuộc như là những bộ phận thanh niên trong
các công, nông hội, thanh niên vệ đội. Đồng Tử quân, Thiếu niên cách mạng, Ban thanh niên trong Hội phản đế,
Hội thể dục,v.v... những đoàn thể này phải ở dưới quyền chỉ huy và kiểm duyệt của Cộng sản thanh niên Đoàn mới
được.


Kết thúc phần này, Nghị quyết nhấn mạnh: ...“Đó là những điều chính mà đảng viên cộng sản cần phải nhớ trong
<i>lúc đi tổ chức cộng sản thanh niên Đồn”...</i>



<i>Phần ba Nghị quyết nói về: “Cách tổ chức Đảng Đoàn cộng sản thanh niên Đoàn”. Nghị quyết viết: ...“Trung ương,</i>
các Xứ ủy, các tỉnh, thành, Đặc ủy phải phái ra một đồng chí trẻ tuổi hơn hết trong ủy viên hội của mình, những
người này cùng với vài đồng chí thanh niên nữa lập thành những Ủy hội tổ chức cộng sản thanh niên Đoàn ở
Trung ương, các xứ, tỉnh thành, đặc biệt bộ...” và ở cơ sở thì “hễ kiếm được ba người thanh niên cách mạng như
vậy thì tổ chức ngay một chi bộ của Đồn”, Nghị quyết cịn quy định cụ thể: “Mỗi chi bộ của Đảng phụ trách tổ chức
<i>ra chi bộ của Đoàn”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

“quyết định những vấn đề quan trọng của Đoàn và cử ra Ban Trung ương ủy viên của Đoàn” (tức Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn).


<i><b>“Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động” ra đời trong tháng 10 năm 1930 là một sự kiện hết sức quan</b></i>
trọng trong phong trào thanh niên nước ta. Án nghị quyết đã được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách
mạng phong phú ở Đông Dương trong những năm 20 kết hợp với sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý chung
của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới và tổ chức thanh niên của Đảng cũng như những lời chỉ dẫn
xác đáng của Quốc tế Thanh niên cộng sản. Án nghị quyết là văn kiện nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu
tiên của Đảng ta. Mặc dầu án nghị quyết ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng nhiều vấn đề cơ bản được đề ra
trong Nghị quyết vẫn còn giữ nguyên giá trị chỉ đạo cho đến ngày nay.


Án nghị quyết ra đời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên ta đang phát triển
mạnh và đã thực sự gây nên những chuyển biến đối với sự nghiệp xây dựng Đoàn. Trước hết trong đội ngũ cán bộ
của Đảng, vấn đề nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của công tác thanh niên cũng như trách nhiệm
của người cộng sản đối với công tác này đã được nâng cao, mặt khác nghị quyết cũng đã trang bị những hiểu biết
cần thiết cho cán bộ, đảng viên nhằm triển khai công tác vận động thanh niên, các cấp ủy Đảng địa phương đã gửi
thông báo đến cơ sở u cầu “phải tổ chức thật nhanh chóng Đồn thanh niên cộng sản từ chi bộ đến tỉnh bộ”.
Chúng ta thấy rõ tác dụng tích cực của án nghị quyết tháng 10 năm 1930 trên hai mặt sau đây: Một là sự phát triển
mạnh mẽ của các cơ sở Đồn trên phạm vi cả nước; hai là vai trị của đoàn viên, thanh niên trong cao trào cách
mạng mới của quần chúng lao động.


<i><b>Về mặt phát triển tổ chức, chúng ta thấy như sau: ở Nghệ An, Hà Tĩnh, trước tháng 10 năm 1930, số cơ sở Đồn</b></i>


chỉ có từ 3 đến 4 chục đoàn viên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đảng viên, chưa có sinh hoạt riêng.
Nhưng đến tháng 12 năm 1930, tức là sau khi án nghị quyết được triển khai đến một số huyện thì số cơ sở Đồn
đã lên đến chừng một trăm đoàn viên lập thành các tiểu tổ chi bộ Đồn riêng. Vào cuối năm 1930, thi hành thơng
báo của Xứ ủy Trung Kỳ, các chi bộ Đảng, các cấp huyện, thị đã tích cực phát triển Đồn nên số đồn viên ở hai
tỉnh nói trên tăng lên đến gần 500 đồng chí, và cho đến năm 1931, số đoàn viên ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã
tăng lên trên 2000 đồng chí (theo thống kê của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Nghệ An và Hà Tĩnh).


Theo báo cáo của Xứ ủy Trung Kỳ thì đến tháng 12 năm 1930 trong 5 tỉnh ở Trung Kỳ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Trị, Bình Định, Quảng Ngãi, số đoàn viên thanh niên cộng sản là 921 đồng chí, số sinh hội đỏ là 42 hội viên.
Theo thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 20-4-1931 trong đó thống kê
một số cơ sở Đồn thì đến khoảng cuối năm 1930 đầu năm 1931, số lượng đoàn viên trong một số tỉnh ở nước ta
là 942 đồng chí.


Theo văn bản nhan đề “Những thủ đoạn của đế quốc Pháp” được viết vào khoảng cuối năm 1930 đã thống kê một
số cơ sở Đồn và số lượng đồn viên như sau: Hải Phịng 8 đồn viên thanh niên cộng sản; Hịn Gai (mỏ) 10 đoàn
viên thanh niên cộng sản; Nam Định 31 đoàn viên thanh niên cộng sản; Phủ Lý 13 đoàn viên thanh niên cộng sản;
Thái Bình 11 đồn viên thanh niên cộng sản tập hợp trong 3 chi bộ Đoàn và,v.v...


Bằng một số lượng cán bộ, đoàn viên được phát triển khá mạnh cộng với hàng nghìn thanh niên cảm tình với Đoàn
được tập hợp trong các tổ chức như Sinh hội, Hội cứu tế, Hội thể dục thể thao... tạo thành đội ngũ nòng cốt đảm
đương vai trò là lực lượng xung kích đi đầu trong cao trào cách mạng những năm 1930-1931.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Nhận thức được quy luật này, chỉ hơn 6 tháng sau ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra được</b>
<b>một nghị quyết tồn diện về cơng tác thanh niên, trực tiếp bắt tay xây dựng Đoàn với một ý thức đầy đủ</b>
<b>“coi việc Đoàn như việc Đảng” và “mọi đảng viên đều có trách nhiệm xây dựng Đồn”.</b>


Khi đội ngũ cán bộ, đoàn viên được phát triển, được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn tạo thành sức mạnh trở lại
tác động đến phong trào, thúc đẩy phong trào tiến lên những bước mới.


Sau khi Đảng ra đời và các tổ chức cơ sở của Đoàn được phát triển mạnh ở các trung tâm kinh tế, chính trị của đất


nước, phong trào đấu tranh của nhân dân ta, trước hết là của công nhân, nông dân, thanh niên, học sinh, tiểu tư
sản trí thức,v.v... dưới dự lãnh đạo của Đảng có sự phát triển vượt bậc. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, trong
cả nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh. Đây là một tình hình đặc biệt, chính trên cơ sở này, Đảng ta đã chủ trương
phát động một cao trào cách mạng rộng lớn nhằm giành những quyền lợi thiết thân và để tập hợp giáo dục quần
chúng.


Với lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ, phong trào đấu tranh của quần chúng đi đầu là thanh niên đã bùng lên
mạnh mẽ, lan đi nhanh chóng mà đỉnh cao là sự xuất hiện các Xô viết làm chức năng chính quyền cách mạng do
giai cấp cơng nhân lãnh đạo ở nhiều vùng rộng lớn trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.


Bài ca “Thanh niên cận vệ” hùng tráng đã cổ vũ các chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh trẻ tuổi vùng lên:


<i>...</i> <i>"Chúng</i> <i>ta</i> <i>là</i> <i>thanh</i> <i>niên</i> <i>cận</i> <i>vệ!</i>


<i>Chúng</i> <i>ta</i> <i>là</i> <i>đội</i> <i>cận</i> <i>vệ</i> <i>của</i> <i>ngày</i> <i>mai</i>


<i>Sinh</i> <i>trưởng</i> <i>trong</i> <i>nơi</i> <i>đớn</i> <i>đau,</i> <i>khốn</i> <i>cùng</i>


<i>Một</i> <i>là</i> <i>toàn</i> <i>thắng,</i> <i>hai</i> <i>là</i> <i>hy</i> <i>sinh</i>


<i>Vì cơng lý ta ra tranh đấu..."</i>


Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: 29 cuộc ở miền Bắc, 316 cuộc ở miền
Trung, 17 cuộc ở miền Nam.


Phong trào cách mạng của quần chúng công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã được đồng chí
Nguyễn Ái Quốc theo dõi chặt chẽ và báo cáo thường xuyên cho Quốc tế Cộng sản.


Ngày 29 tháng 9 năm 1930, Người gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản phản ánh về tình hình đấu tranh
ở Nghệ Tĩnh và yêu cầu Quốc tế Cộng sản cho ý kiến chỉ đạo.



Ngày 5 tháng 11 năm 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân phản ánh về phong trào nông dân trong nước,
đặc biệt là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.


Ngày 19-2-1931, Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo lên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản về cuộc đấu tranh ở Nghệ
Tĩnh trong đó khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh... đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách
mạng của Nghệ Tĩnh”.


Xô viết Nghệ Tĩnh là kết quả phát triển của cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Điều kiện cơ bản để tạo
nên cao trào đó là do Nghệ Tĩnh sớm có một Đảng bộ mạnh, sớm hình thành được khối liên mình cơng nơng, sớm
xây dựng nên đội xung kích cách mạng của Đảng là Đồn thanh niên cộng sản.


Vai trị của đồn viên và thanh niên trong Xơ viết Nghệ Tĩnh được nhân dân và thanh niên cả nước ta đánh giá rất
cao. Đó là những chiến sĩ quả cảm, chiến dấu quên mình vì lý tưởng của Đảng. Nhìn lại lực lượng đồn viên và
thanh niên có tổ chức trong phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh chúng ta có thể nêu lên những số liệu tiêu biểu sau đây:
- 2356 đoàn viên thanh niên cộng sản được tập hợp trong hàng trăm chi bộ Đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Khoảng 600 thanh niên hăng hái cách mạng là cảm tình của Đoàn do các đoàn viên thanh niên cộng sản hướng
dẫn hoạt động.


- 513 đội viên thiếu niên do các chi bộ Đoàn hoặc các đội tự vệ hướng dẫn hoạt động.


Chính trong cao trào Xơ viết Nghệ Tĩnh đã xuất hiện biết bao tấm gương anh hùng mở đầu cho truyền thống đấu
tranh cách mạng vẻ vang của Đồn. Một trong những tấm gương chói lọi đó là Cao Xuân Quế, 17 tuổi, quê ở xã
Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An), anh là một thanh niên rất hăng hái cách mạng. Anh được kết nạp vào
Đoàn trong những ngày đấu tranh quyết liệt và sau đó tham gia thanh niên xích vệ. Trong mọi cuộc đấu tranh, Cao
Xuân Quế luôn hăng hái đi đầu, bất chấp hiểm nguy và không bao giờ từ nan một nhiệm vụ nào dù gian khổ, khó
khăn đến đâu. Khi phong trào bị địch khủng bố mạnh, cơ quan của Đảng và đơn vị xích vệ phải tạm lánh vào rừng.
Cao Xuân Quế vẫn sống lạc quan, tin tưởng. Một lần, trong khi đang làm nhiệm vụ, anh bị địch bắt. Biết anh là
thanh niên cộng sản, địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng anh khơng hề hé mơi khai với chúng nửa lời. Trong nhà


giam, anh động viên những đoàn viên và thanh niên cùng bị bắt cất cao tiếng hát quen thuộc: “Chúng ta là thanh
niên cận vệ”. Quế hy sinh giữa tuổi 17 trong sự tiếc thương vơ hạn của đồng chí, đồng bào.


Bên cạnh Cao Xn Quế, chúng ta còn thấy nhiều tấm gương anh hùng, bất khuất khác. Đó là Lê Cảnh Nhượng,
bí thư chi bộ Đoàn thanh niên cộng sản xã Phong Nẳm, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An). Anh còn là người chỉ
huy gan dạ của đội tự vệ xã. Sau khi bị bắt, địch đưa anh ra trước tòa án của đế quốc, phong kiến để xử. Lúc nghe
bọn quan tịa thóa mạ Đảng ta, anh đứng phắt dậy, chỉ vào mặt chúng: ... <i>“Các người khơng được nói láo, Đảng</i>
<i>Cộng sản chúng tôi không hề cướp của, giết người, Đảng chúng tôi làm cách mạng để đánh đổ đế quốc, phong</i>
<i>kiến, chính các người mới là bọn cướp của, giết người...”. Để khủng bố tinh thần nhân dân, địch đưa đồng chí Lê</i>
Cảnh Nhượng về chính quê anh để xử bắn. Một lần nữa Nhượng lại vạch mặt quân thù trước khi ngã xuống...
Xô viết Nghệ Tĩnh là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên thanh niên cộng sản thuộc thế hệ 1925-1935 quyết
một lòng theo Đảng và đã tỏ rõ khí phách anh hùng xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và nhân dân.


Phối hợp với tuổi trẻ Nghệ Tĩnh, tuổi trẻ cả nước ta trong thời gian này đã đẩy mạnh mọi mặt đấu tranh chống quân
thù. Biết bao đoàn viên thanh niên cộng sản đã hy sinh anh dũng với tư thế hiên ngang trước họng súng của quân
thù. Trong số đó, tên tuổi của Lý Tự Trọng, người đoàn viên thanh niên cộng sản được Nguyễn Ái Quốc ân cần
chăm sóc, đào tạo, giáo dục từ lúc còn tuổi thiếu niên đã được tuổi trẻ Việt Nam cũng như tuổi trẻ nhiều nước trên
thế giới biết đến như một biểu tượng rực rỡ của tinh thần bất khuất và lạc quan cách mạng tuyệt vời. Anh về nước
công tác theo sự phân công của tổ chức nhằm góp phần xây dựng cơ sở Đoàn ở miền Nam nước ta trong cao trào
đấu tranh 1930-1931, ngồi ra anh cịn làm nhiệm vụ giao liên cho Trung ương và Xứ ủy Đảng. Lý Tự Trọng đã tỏ
rõ tinh thần gan dạ vô song đối với mọi công việc mà anh đảm nhận. Để cứu nguy cho đồng chí mình, Lý Tự Trọng
đã rút súng bắn chết tên mật thám cáo già Lơgơrăng ngay trên đường phố Sài Gòn (chiều chủ nhật ngày
8-2-1931). Sa vào tay giặc và bị chúng dùng mọi cực hình dã man để tra tấn song chính khí tiết của anh đã làm cho kẻ
thù phải kính nể. Chúng gọi anh là “Ông nhỏ” và kinh ngạc mỗi lúc nghe anh ngâm Kiều trong xà lim tử hình. Tra
tấn khơng khuất phục được anh, kẻ địch lại dùng thủ đoạn mua chuộc hèn hạ nhưng chúng cũng lại bị thất bại nhục
nhã.


Trước tòa án của kẻ thù, Lý Tự Trọng đã dõng dạc tun bố: <i><b>“Tơi hoạt động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm.</b></i>
<i><b>Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, khơng thể có con đường nào khác”. Lời nói đanh</b></i>
thép mang nội dung chân lý sâu sắc đó được các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam coi như bản tuyên ngôn bất diệt của thế


hệ thanh niên mở đường cách mạng ở nước ta, có sức cổ vũ vô cùng to lớn đối với những người tiếp bước theo
anh.


Theo dõi chặt chẽ hành động anh hùng của Lý Tự Trọng, ngày 21-12-1931, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Bộ
Phương Đông Quốc tế Cộng sản báo tin này và đề nghị Bộ Phương Đông yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp tổ chức
biểu tình địi trả tự do cho Lý Tự Trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Vào đầu năm 1931, thực hiện án nghị quyết tháng 10-1930 về công tác thanh niên của Hội nghị Trung ương Đảng,
các cơ sở Đoàn đã được xây dựng trên hầu khắp nước ta từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức của Đoàn
vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng.


Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của
Đảng đã diễn ra tại Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 3-1931, Hội nghị đã dành nhiều thời gian để bàn về cơng
tác xây dựng Đảng và xây dựng Đồn. Hội nghị đã nghiên cứu bức thư của Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên
cộng sản gửi cho Đảng ta, kiểm điểm việc thực hiện “án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động của Hội nghị
Trung ương lần thứ nhất” tháng 10 năm 1930 và đề ra nhiệm vụ: “Cần kíp tổ chức ra thanh niên cộng sản Đồn”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai phần về công tác thanh niên đã vạch rõ: “...Lập tức các Đảng bộ địa
phương phải mau mau tổ chức ra Đoàn, đốc xuất chi bộ tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn
và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu khẩu hiệu của thanh niên và hiệu triệu quần
chúng...”. Trước Hội nghị Trung ương lần thứ 2, tháng 3-1931 khoảng một tháng (tức là vào tháng 2 năm 1931,
Thường vụ Trung ương Đảng đã cử một đồng chí trong Thường vụ phụ trách công tác thanh niên ở các cấp Trung
ương. Tuy Hội nghị Trung ương lần thứ hai không ra nghị quyết mới về công tác thanh niên nhưng dã có nhiều
hoạt động hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của phong trào thanh niên, đặc biệt là đối với
sự nghiệp xây dựng, củng cố Đồn Thanh niên Cộng sản Đơng Dương trong tình hình mới.


Theo dõi sát sao tình hình xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn và các tổ chức quần chúng khác trong nước ngày
20-4-1931 đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi một bức thư hết sức quan trọng cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
nhận xét về những ưu và khuyết điểm trong công tác của Đảng, vạch ra hướng phát triển.


Trong bức thư này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã làm một bản thống kê các cơ sở Đảng, cơ sở Đoàn ở nhiều địa


phương trong nước và nêu lên những ý kiến so sánh. Cuối thư, Người chỉ thị: “Tơi đề nghị cần kíp nhất là thống
nhất thanh niên cộng sản Đồn và cơng hội, làm cho họ có sinh hoạt độc lập”. Chỉ thị của Người đã nhấn mạnh và
làm sâu sắc thêm tinh thần nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ nhất và lần thứ hai về cơng tác thanh niên trong
tình hình mới mà Người đã thường xuyên quan tâm.


Như vậy là đến tháng 3 năm 1931, sau một quá tình chuẩn bị lâu dài, gian khổ từ năm 1925 đến 1930 được sự tổ
chức lãnh đạo của hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí và của Đảng Cộng sản Đơng Dương; từ trong các
phong trào đấu tranh yêu nước rộng lớn của thanh niên và nhân dân theo con đường của cách mạng vô sản; được
sự trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức, lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tổ chức thanh niên cơ sở ở nước
ta “từ bước đầu hiếm hoi” với một nhóm nhỏ đồn viên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chăm sóc, dìu dắt, chỉ sau một
thời gian ngắn 5 năm đã phát triển nhanh chóng và lớn mạnh vượt bậc.


<b>Vào mùa xuân năm 1931 ở thời điểm từ ngày 20 đến 26-3-1931, khi tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành</b>
<b>Trung ương Đảng lần thứ hai, trong đó Trung ương dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc</b>
<b>để bàn về cơng tác thanh niên đã đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như các cấp Đảng từ Trung</b>
<b>ương đến địa phương phải cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách cơng tác Đồn. Trước sự phát</b>
<b>triển và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của Đoàn, trên cả ba</b>
<b>miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và</b>
<b>một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931 số</b>
<b>lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2500 đồng chí, chứng tỏ tác động tích cực của những</b>
<b>quyết định quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3 - 1931). Biết bao đoàn viên và thanh</b>
<b>niên đã chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đoàn. </b>


<b>Qua những đóng góp to lớn của đồn viên, thanh niên và sự nghiệp lớn mạnh của Đoàn trong cao trào</b>
<b>đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 - 1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp</b>
<b>hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương</b>
<b>Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ ngày 22 đến 25-3-1961 đã</b>
<b>quyết định lấy ngày 26-3-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã</b>


<b>dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm</b>
<b>ngày thành lập Đoàn hàng năm.</b>


<b>Ngày 26-3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam.</b>
<b>CHƯƠNG II:</b>


<b>ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ, KHÔI PHỤC LẠI PHONG TRÀO, CHỐNG BỌN PHẢN ĐỘNG THUỘC ĐỊA</b>
<b>ĐỊI CƠM ÁO, HỊA BÌNH, TỰ DO, DÂN CHỦ</b>


Sau cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cách mạng nước ta bị đế quốc, phong kiến đàn áp, khủng bố hết sức khốc liệt.
Hàng vạn cán bộ, đảng viên, đoàn viên và quần chúng yêu nước bị chém giết, tù đày. Nhiều cơ sở Đảng, cơ sở
Đoàn tan vỡ. Tuy nhiên, những chiến sĩ cách mạng còn lại vẫn kiên cường hoạt động bất chấp gươm súng của kẻ
thù. Trong tình hình đó Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã công bố Chương trình hành động của
Đảng và các Chương trình hành động của các tổ chức quần chúng của Đảng, trong đó có Chương trình hành động
của Đồn Thanh niên Cộng Sản. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc củng cố Đoàn cả về mặt nhận thức
và thực tiễn. Nhờ vậy đến những năm 1933-1934, các cơ sở Đảng, cơ sở Đồn dần dần được khơi phục.


Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935) là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu hệ thống tổ chức Đảng và
phong trào cách mạng của quần chúng đã được phục hồi.


Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đại hội đã nhận định: Cơ sở của Đoàn ở Nam Kỳ đã được khôi phục, ở Trung
Kỳ và Bắc Kỳ đội ngũ của Đoàn đang được chỉnh đốn, nhiều cơ sở mới của Đoàn được tổ chức lại. Tại các tỉnh
miền núi ở Bắc Kỳ và Lào - Đoàn đã thu hút thêm nhiều đồn viên thuộc các dân tộc ít người và cả người Hoa. Đại
hội đã nêu rõ: Nhiệm vụ chính của Đoàn là phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt là ở những vùng quan trọng
như các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,v.v... Phải dùng các hình thức cơng khai và bán cơng khai, bí mật lập ra các
tổ chức có tính phổ thơng như Hội thể thao, Câu lạc bộ, Hội đọc sách báo, Hội cứu tế vv... để tập hợp thanh niên.
Sự phục hồi tổ chức Đảng, các đồn thể quần chúng trong đó có Đồn Thanh niên Cộng sản đã tạo điều kiện cho
Đảng và Đoàn bước vào một thời kỳ đấu tranh mới.


Tháng 7 năm 1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8


năm 1935.


Xuất phát từ sự phân tích bản chất, âm mưu, thủ đoạn và nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đối với cách mạng thế
giới. Đại hội đã vạch rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hoặc
chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế chưa
phải là đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là đấu tranh giành dân chủ và hịa bình,
bảo vệ Liên Xơ.


Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng cấp tiến, Tổng
Liên đoàn Lao động thống nhất và các đoàn thể quần chúng khác. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm 1936,
Mặt trận nhân dân giành được đa số phiếu và tháng 6 năm 1936, Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp.


Chính phủ này thực chất vẫn là cơ quan chấp hành ý chí của giai cấp tư sản Pháp, nhưng trước sức mạnh đấu
tranh của quần chúng đoàn kết trong Mặt trận nhân dân, một số yêu sách về xã hội - kinh tế trong cương lĩnh của
Mặt trận đã được thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

mạng thế giới, nhất là cách mạng Pháp, tháng 7 năm 1936 Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối,
phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.


Nhiệm vụ trước mắt của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc
địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống chiến tranh phát
xít, bảo vệ hịa bình. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi (về sau đổi thành Mặt trận
thống nhất dân chủ) bao gồm tất cả các giai cấp, đảng phái, đồn thể chính trị, tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau để
cùng đấu tranh đòi những điều kiện dân chủ tối thiểu cho nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương.


Để phù hợp với sự chuyển hướng về nhiệm vụ, hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật khơng hợp
pháp sang hình thức tổ chức cơng khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.


Tiếp sau đó, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 7 năm 1936 đã ra những quyết định
quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên. Các hội nghị của Ban


Chấp hành Trung ương trong các kỳ họp tháng 3-1937, tháng 9-1937, và tháng 3-1938 đều có những quyết nghị về
công tác vận động thanh niên, chỉ ra phương hướng nhiệm vụ công tác tư tưởng và tổ chức của Đoàn trong thời kỳ
này.


Tháng 3-1937, Đảng quyết định tổ chức ra “Đơng Dương phản đế Đồn” để thay cho “Đơng Dương cộng sản
Đồn”. Tháng 9-1937 Đảng nhấn mạnh phải ra sức tổ chức các hội quần chúng phổ thông của thanh niên (Thanh
niên dân chủ, tân tiến, thể thao, khuyến học,v.v...) để thu phục quảng đại quần chúng thành một Mặt trận thống
nhất thanh niên. Đến tháng 3-1938 Đảng quyết định tổ chức “Thanh niên tân tiến Hội” để giúp Đảng vận động các
tầng lớp thanh niên phù hợp với hồn cảnh, trình độ, tâm lý của họ để có khẩu hiệu và hình thức tổ chức thích hợp
(phổ thông và công khai hoặc bán công khai, như hội đá bóng, đọc báo, âm nhạc,v.v...). Trong thời kỳ 1936-1939,
Đồn thanh niên có nhiều tên gọi khác nhau song đều nhằm mục đích đấu tranh địi các quyền dân sinh dân chủ, vì
vậy chúng ta thường gọi tên chung là Đồn Thanh niên dân chủ.


Một số khơng ít cán bộ, đồn viên thanh niên cộng sản thốt khỏi nhà tù đế quốc nay tiếp tục hoạt động với trách
nhiệm mới trong Đoàn Thanh niên dân chủ. Được Đảng giáo dục, bồi dưỡng, Đoàn Thanh niên dân chủ đã tiếp nối
xứng đáng truyền thống anh dũng của mọi trận tuyến đấu tranh chống quân thù dưới ngọn cờ của Đảng. Mở đầu là
phong trào đấu tranh đòi triệu tập “Đại hội Đông Dương”.


Lúc này trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, Chính phủ Mặt trận
nhân dân Pháp phải quyết định thả tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội ở các thuộc địa Pháp và thành lập
một ủy ban điều tra tình hình Đơng Dương.


Nắm được cơ hội hiếm có này, Đảng ta liền chủ trương phát động phong trào đấu tranh cơng khai, bằng hình thức
vận động lập “ủy Ban trù bị Đông Dương Đại hội” nhằm thu thập nguyện vọng cả các tầng lớp nhân dân, tiến tới
triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương để thông qua bản “Dân nguyện” gửi cho phái bộ điều tra Pháp sắp
sang ta.


Thanh niên là lực lượng hăng hái, tích tực nhất trong các ủy ban hành động, trong việc đi thu thập nguyện vọng của
nhân dân. Những yêu cầu về quyền dân sinh, dân chủ này cũng là nguyện vọng bức bách của đông đảo thanh niên
và quần chúng lao động vì rằng: “Trừ một số ít thanh niên con nhà tư sản, thì hầu hết thanh niên lao động cho đến


thanh niên tiểu tư sản đều phải sống cuộc đời khốn quẫn về vật chất lẫn tinh thần”(1).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Hoảng sợ trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, Chính phủ Pháp ra lệnh cấm Đông Dương Đại hội, nhưng
chúng không ngăn cấm được làn sóng địi quyền dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân ta.


Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, phong trào đấu tranh của
thanh niên ngày một lan rộng khắp các thành phố và địa phương trong cả nước. Thanh niên cơng nhân đấu tranh
địi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, giảm giờ làm: phản đối đánh đập, cúp phạt, chống đuổi thợ... Thanh niên
nơng dân địi cứu tế nạn đói, nạn lụt, địi chia lại ruộng công, chống sưu cao thuế nặng, cướp ruộng đất, nữ thanh
niên đòi quyền lợi ngang nam giới; việc làm như nhau, tiền lương ngang nhau, cấm bắt bớ, bỏ tù phụ nữ khi đến kỳ
sinh đẻ... Thanh niên học sinh địi mở thêm trường,v.v...


Chỉ tính 6 tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc đấu tranh trong đó có 236 cuộc của cơng nhân. Có những cuộc bãi
cơng thu hút hàng nghìn thanh niên cơng nhân tham gia như cuộc bãi công của 5.000 công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc
(Cao Bằng), tiêu biểu là cuộc bãi công lớn của hơn 30.000 cơng nhân mỏ Hịn Gai, Cẩm Phả.


Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân lao động Đông Dương, trước sức ép của Mặt trận nhân dân
Pháp và áp lực đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp, theo lệnh Chính phủ Pháp, ngày 11-10-1936, tồn quyền
Đơng Dương ra nghị định về một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê như thời gian lao động trong
một ngày không quá 10 giờ kể từ 1-11-1936, không quá 9 giờ kể từ ngày 1-11-1938; được nghỉ chủ nhật, nghỉ
phép hàng ngày (5 ngày từ năm 1937 và 10 ngày từ năm 1938), được hưởng lương, cấm bắt đàn bà, trẻ em làm
việc ban đêm,v.v...


Ngày 30 tháng 12 năm 1936, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ra nghị định quy định thêm một số chế độ lao động như
chế độ học nghề, tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, chế độ nghỉ đẻ, nghỉ cho con bú trong thời gian làm
việc...


Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã ra sắc lệnh “ân xá” tù chính trị ở Đông Dương, vào các năm 1936 và 1937.
Trên 2500 tù chính trị, phần lớn là các chiến sĩ cộng sản được thoát ra khỏi các nhà tù của bọn đế quốc.



Những thắng lợi trên đây tuy mới là bước đầu nhưng hết sức quan trọng đã nâng cao uy tín của Đảng trong nhân
dân ta.


Mặc dù bọn phản động thuộc địa ngoan cố ngăn cấm và đàn áp, nhưng phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn
không ngừng phát triển. Trong năm 1937 có gần 400 cuộc đấu tranh của cơng nhân, có những cuộc bãi cơng lớn
có tổ chức và kéo dài như cuộc bãi công của 300 cơng nhân Nhà máy Tơ Hải Phịng (tháng 1-1937) của 7.000
công nhân dệt Nam Định (tháng 2-1937), của 4.000 công nhân Ba Son (tháng 4-1937) của 20.000 công nhân mỏ
Uông Bí (tháng 7-1937), tiêu biểu nhất là cuộc bãi cơng của 3.000 công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh) và miền
Nam Đông Dương (tháng 7 năm 1937).


Ở nông thôn, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh thu hút hàng chục vạn nơng dân tham gia địi giảm sưu, giảm thuế,
chống cướp ruộng đất, địi chia lại ruộng cơng, xóa bỏ hủ tục hương thôn, chống bọn cường hào, lý hương tham
nhũng... Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nông dân và thanh niên Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu cũ) chống bọn địa chủ
cướp đất và ức hiếp dân nghèo (cuối năm 1938). Cuộc đấu tranh này có tiếng vang lớn trong cả vùng đồng bằng
Nam Bộ. Thanh niên các tỉnh Mỹ Tho, Gia Định - Sài Gòn, Vĩnh Long, Bạc Liêu,v.v... đã tích cực hưởng ứng cuộc
đấu tranh của nơng dân và thanh niên Cà Mau.


Dưới ngọn cờ của Đảng, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ và thanh niên đã thể hiện là một lực
lượng xã hội to lớn ln giữ vai trị đi đầu trên các trận tuyến chống quân thù. Đoàn Thanh niên dân chủ từng bước
được củng cố và phát triển tổ chức. Thông qua đấu tranh, ý thức giác ngộ của quần chúng thanh niên được nâng
cao và ảnh hưởng của Đảng trong thanh niên ngày càng thêm sâu rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Lương Khánh Thiện, đầu năm
1937 báo “Bạn dân” tờ báo của thanh niên ra đời. Báo “Bạn dân” nhanh chóng chiếm được tình cảm của đơng đảo
bạn đọc trẻ tuổi trong cả nước, trở thành người tuyên truyền, người giáo dục tích cực trong quần chúng thanh niên.
Sau khi báo “Bạn dân” bị đình bản, Đồn Thanh niên dân chủ lại cho xuất bản báo “Thế giới” ở Hà Nội và Đoàn
Thanh niên dân chủ Sài Gòn-Gia Định xuất bản báo “Mới” ở Sài Gòn.


Mục tiêu đấu tranh của báo “Thế Giới” và báo “Mới” trong thời gian này là vạch trần chế độ thuộc địa và phong kiến
thối nát, phản động, phản ánh tình trạng bị áp bức, bóc lột và những nguyện vọng của mọi tầng lớp thanh niên,


tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin; hướng dẫn, động viên quần chúng thanh niên đoàn kết đấu tranh chống bọn
phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.


Đi đôi với việc xuất bản các tờ báo cơng khai của Đồn, các Hội đọc sách báo của thanh niên, các đội văn nghệ,
các nhóm thanh niên nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin được thành lập ở nhiều nơi thu hút đông đảo thanh niên
tham gia. Nhiều tác phẩm chính trị và văn học của Mác, Ăgghen, Lênin, Gcki,v.v... được thanh niên chuyền tay
nhau đọc như: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Tư bản, Chống Duyrinh, Nhà nước là gì? Người mẹ,v.v... Thanh niên
còn tham gia học tập và nghiên cứu những cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như cuốn “Mác xít
phổ thơng” của Hải Triều, “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình, v.v.v...


Sách báo mác xít của Đảng, của Đồn thanh niên dân chủ đã góp phần quan trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước,
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng trong thanh niên. Lần đầu tiên, kể từ
ngày Đoàn thành lập, tuổi trẻ được học tập và nghiên cứu một cách sâu rộng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao
đẹp.


Tổ chức Đoàn ở Hà Nội đã vận động hàng nghìn đồn viên, thanh niên tham gia lễ truy điệu và đưa tang các chiến
sĩ cộng sản có uy tín như Nguyễn Thế Rục, Phan Thanh... biến cuộc đưa tang thành cuộc diễu hành biểu dương
lực lượng với khẩu hiệu chính trị địi thực hiện các quyền dân chủ mà các chiến sĩ cộng sản đã kiên trì nêu gương.
Đồn Thanh niên dân chủ đã huy động đông đảo thanh niên tham gia các cuộc đấu tranh của quần chúng trong
Mặt trận dân chủ như phong trào đấu tranh đòi tự do lập hội, tự do báo chí, tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là phong
trào truyền bá quốc ngữ.


Cuối năm 1937, đầu năm 1938, Đảng ta chủ trương thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để nâng cao trình độ hiểu
biết cho nhân dân lao động. Thanh niên học sinh, sinh viên là lực lượng nòng cốt của phong trào này. Đảng cịn cử
nhiều đảng viên và đồn viên thanh niên dân chủ tham gia công tác ở cơ quan thường trực của Hội và cả các ban
chuyên môn, nhất là các ban dạy học và cổ động. Thanh niên công nhân, nông dân hăng hái đi học. Do những cố
gắng của Đoàn Thanh niên Dân chủ, trong 2 năm 1938-1939, riêng ở Hà Nội đã thanh toán nạn mù chữ cho hàng
nghìn người.


Một thắng lợi lớn của phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương là tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động


1-5-1938 một cách công khai, biểu dương được sức mạnh của giai cấp công nhân, của các tầng lớp thanh niên và
nhân dân ta tại nhà Đấu xảo Hà Nội.


Đoàn Thanh niên dân chủ Hà Nội là thanh niên tích cực trong ban tổ chức, đã huy động đông đảo thanh niên tham
gia cuộc mít tinh lớn gồm hàng vạn người này.


Nhiều đại biểu thanh niên cơng nhân, nơng dân, trí thức... đã lên diễn đàn kêu gọi tuổi trẻ siết chặt hàng ngũ chung
quanh mặt trận dân chủ đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì hịa bình, cải thiện dân sinh, chống phản động thuộc địa, quan
lại phong kiến thối nát. Sau đó, đại biểu thanh niên cùng các giới đồng bào tham gia mít tinh đã tổ chức diễu hành
qua nhiều đường phố Hà Nội. Hoạt động rầm rộ trong ngày 1-5-1938 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của
tuổi trẻ Hà Nội và nhiều địa phương lân cận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Sau cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 ở Hà Nội, báo Tin tức, cơ quan công khai của Đảng Cộng sản
Đông Dương viết: “Ngày 1-5 vừa qua đã cho ta thấy thanh niên là một tầng lớp trọng yếu trong xã hội”.


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng, các đại biểu Thanh niên dân chủ
Bắc Kỳ đã triệu tập hội nghị đại biểu vào ngày 5-5-1938 tại nhà số 28 phố Rô Lăng, Hà Nội. Đoàn Thanh niên dân
chủ Hà Nội lại được trao nhiệm vụ tổ chức hội nghị quan trọng này. Hội nghị đã thảo luận thơng qua chương trình
hoạt động và bầu ra Ban Chấp hành Xứ ủy Đoàn Thanh niên dân chủ Bắc Kỳ gồm Đào Duy Kỳ, Trần Hải Kế,
Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Đình Tri,v.v... Hội nghị thanh niên dân chủ Bắc Kỳ đánh dấu bước
<b>phát triển quan trọng của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên.</b>


Dưới ngọn cờ của Đảng, Đoàn Thanh niên dân chủ đã lớn mạnh nhanh chóng và phát triển rộng rãi trong cả nước.
Đồn đã đóng vai trị là lực lượng xung kích cách mạng, là hạt nhân đồn kết, tập hợp thanh niên bằng nhiều hình
thức phong phú, linh hoạt. Đồn đã có những cống hiến xứng đáng trong phong trào chung của thời kỳ 1936-1939,
tạo ra lực lượng mới cho cao trào cứu nước rộng lớn trong những năm sau.


Hịa mình trong thực tiễn đấu tranh sơi động của cao trào vận động dân chủ do Đảng ta lãnh đạo, hàng vạn thanh
niên tích cực và giác ngộ lý tưởng cộng sản đã được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng. Đây là lực lượng hùng hậu
được khôi phục và phát triển sau thời kỳ bị thực dân, phong kiến thực hiện chính sách khủng bố trắng. Ở Hà Nội,


từ năm 1937 đến năm 1939, tổ chức Đoàn đưa vào hàng ngũ mình 300 đồn viên và hàng nghìn thanh niên tham
gia vào các tổ chức phổ thông, biến tướng do Đoàn chỉ đạo. Ở Huế, Quảng Trị, Quảng Nam... nhiều đoàn viên
được kết nạp vào Đảng, phong trào thanh niên từ các thành phố, thị xã ảnh hưởng về nơng thơn ngày càng mạnh
mẽ. Ở Sài Gịn và các tỉnh Nam Kỳ, hàng trăm cán bộ thanh niên dân chủ được các Đảng bộ giao trách nhiệm chủ
trì các cuộc vận động truyền bá quốc ngữ, hoạt động xã hội, từ thiện như mở chợ phiên, thi thể dục, thể thao lấy
tiền giúp đồng bào gặp khó khăn... cũng như các phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến cướp đoạt
ruộng đất, sa thải công nhân,v.v...


<b>Tiêu biểu cho lớp thanh niên trong giai đoạn cách mạng này là Trần Hải Kế, Nguyễn Văn Trạch...</b>


<i><b>Trần Hải Kế sinh năm 1937 trong một gia đình cơng nhân hỏa xa ở ngõ chợ Khâm Thiên. Anh giác ngộ cách mạng</b></i>
và tham gia phong trào học sinh ở trường Thăng Long. Giữa năm 1936 anh được kết nạp vào Đoàn. Trần Hải Kế đi
vào con đường cách mạng với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ. Anh là một thanh niên khỏe mạnh lại giỏi võ thuật nên
thường được phân công bảo vệ các cán bộ lãnh đạo trong các cuộc mít tinh, diễu hành cũng như nhiều hoạt động
lớn của Đoàn. Tại Hội nghị cán bộ Đoàn TNDC tháng 5-1938 Trần Hải Kế được bầu vào Ban Chấp hành Xứ đoàn
Bắc Kỳ, đến năm 1939, anh được kết nạp vào Đảng lúc anh vừa tròn 22 tuổi. Sau cao trào dân chủ, Trần Hải Kế
được điều động vào Nghệ An công tác. Tại đây anh bị địch bắt và tra tấn dã man song anh không hé răng khai với
chúng nửa lời. Địch đẩy anh đến trại Đắc Tô (Tây Ngun). Trong mọi hồn cảnh, Trần Hải Kế ln giữ vững khí
tiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Trần Hải Kế đã hy sinh anh dũng trong nhà tù đế quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>CHƯƠNG III</b>


<b>ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, PHÁT XÍT NHẬT, GIÀNH LẠI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO</b>
<b>CHO DÂN TỘC</b>


Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tiến cơng Ba Lan. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh, Pháp tuyên chiến với
Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình mọi mặt ở Đơng Dương và Việt
Nam.


Để phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp ở Đông Dương ban bố lệnh Tổng động viên ra sức cướp của, tăng giờ


làm việc, giảm tiền lương của cơng nhân và bắt thanh niên đi lính. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào
cách mạng. Các quyền tự do, dân chủ mà thanh niên và nhân dân ta giành được trong trong thời kỳ Mặt trận Dân
chủ đều bị xóa bỏ. Các tổ chức của cơng nhân và thanh niên đều bị chúng giải tán. Chúng ra sức bắt bớ, truy lùng
những chiến sĩ cộng sản.


Ngày 29 tháng 9 năm 1939, Trung ương Đảng ta ra “thông cáo cho các đồng chí các cấp bộ” giải thích tình hình thế
giới và tình hình trong nước, đồng thời đề ra một số chủ trương ứng phó trước mắt.


Tháng 11 - 1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Mơn, Gia Định) có Nguyễn Văn Cừ, Lê
Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần,v.v... tham dự. Nghị quyết hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng Đông Dương “Bước đường sinh tồn của dân tộc Đông Dương khơng có con đường nào
<i>khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng”. </i> Hội
nghị chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đơng Dương nhằm đồn kết rộng rãi các tầng lớp nhân
dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.


Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên phản đế tiếp nối sự nghiệp vẻ vang dân chủ trước đây. Đồn đã xây
dựng được cơ sở ở nơng thơn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đồn hoạt động bí
mật và được tổ chức chặt chẽ. Những đoàn viên thanh niên dân chủ chuyển thành đoàn viên thanh niên phản đế,
các hội viên thanh niên trong các tổ chức thanh niên phổ thông được giao những cơng tác thích hợp để thử thách,
bồi dưỡng. Người nào có tinh thần hăng hái đấu tranh, tích cực hoạt động được kết nạp vào Đoàn Thanh niên
Phản đế. Để nhanh chóng hình thành đội qn xung kích và đội hậu bị của Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng ta đã
trực tiếp giúp đỡ Đoàn xây dựng tổ chức. Nhiều cơ sở Đoàn đã được phát triển ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn Tây, Quảng Trị và nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Ở các thành phố, Đồn chú trọng cơng tác
vận động thanh niên công nhân và học sinh.


Để mở rộng các hình thức tập hợp thanh niên sau khi phong trào dân chủ bị địch đàn áp, tại Sài Gòn, những Câu
lạc bộ học sinh được hình thành, đầu tiên là ở trường Trung học Trương Vĩnh Ký do anh Huỳnh Văn Tiểng đứng
đầu. Tiếp đến là sự ra đời của tổ chức tham quan và du lịch do các anh Trịnh Kim Anh, Nguyễn Văn Ảnh, Võ Thế
Quang... phụ trách. Hoạt động tham quan, du lịch thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Qua hoạt động này anh chị em
được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng và nhiều người đã đứng vào các tổ chức bí mật do Đảng ta lãnh đạo, hăng


hái đấu tranh chống địch. Ở Hà Nội, mặc dù bị địch ra sức khủng bố, cơ sở Đoàn Thanh niên Phản đế vẫn phát
triển khá nhanh. Đồn xuất bản tờ báo “Tiền phong” khơng những chỉ lưu hành ở Hà Nội mà còn lưu hành trong
nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động của thanh niên phản đế Hà Nội khá phong phú. Nhiều đoàn viên và
thanh niên đã tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên Xô, chống đàn áp khủng bố
nhân dân...


<i><b>Anh Nguyễn Lam là một trong những cán bộ thanh niên phản đế hoạt động rất tích cực. Bị địch bắt giam tại Hỏa</b></i>
Lị, anh cùng hai đồng chí đồn viên khác đã bí mật, kiên trì đào được một đường hầm từ nơi bị giam nối liền với
cống thoát nước. Trong một đêm mưa bão, anh đã cùng các đồng chí vượt ngục thành cơng trở về hoạt động trong
đội ngũ của Đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

dân ở nhiều tỉnh Nam Bộ cũng đã vùng lên đấu tranh quyết liệt chống quân thù. Tháng 1 - 1941, nổ ra cuộc nổi dậy
của anh em binh lính ở đồn Chợ Rạng và đồn Đơ Lương (Nghệ An). Các cuộc khởi nghĩa này là bước đầu đấu
tranh vũ trang của cả dân tộc Việt Nam, báo hiệu một thời kỳ mới, thời kỳ chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang để
giành chính quyền trong tồn quốc.


Theo chủ trương của Đảng, lực lượng vũ trang khởi nghĩa Bắc Sơn được chuyển vào rừng hoạt động du kích. Mùa
xuân năm 1941, tại khu rừng Khuôi Nọi (xã Vũ Lê, Châu Bắc Sơn), đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Đội gồm
hơn 30 chiến sĩ mà hầu hết là đảng viên trẻ và đoàn viên, tất cả đều đã tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn và chiến đấu
chống sự đàn áp khủng bố của quân thù ngay từ đầu. Trong buổi lễ thành lập, trước đông đảo đồng bào địa
phương đến tham dự, đồng chí Hồng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ giết giặc cứu nước cho
đơn vị.


Ít lâu sau đội du kích đổi tên là Cứu quốc quân do Phùng Chí Kiên, ủy viên Trung ương Đảng làm Chỉ huy trưởng
Cứu quốc quân, tuy lực lượng còn nhỏ bé, súng đạn và lương thực thiếu thốn nhưng ln giữ vững chí khí chiến
đấu ngoan cường. Có thời gian đơn vị anh dũng đương đầu với hàng nghìn quân địch trong một chiến dịch càn
quét dài ngày, nhưng đơn vị đã đánh tiêu hao nhiều giặc và bảo toàn được lực lượng. Một trong những tấm
<i><b>gương kiên cường của Cứu quốc quân Bắc Sơn là đoàn viên Hà Văn Mạnh. Anh vào Đoàn từ trước Bắc Sơn</b></i>
khởi nghĩa giữ trách nhiệm tiểu đội trưởng của đơn vị. Trong một trận tấn công của giặc vào Tràng Xá, Hà Văn
Mạnh tình nguyện ở lại chặn địch để trung đội rút đi nơi khác. Anh đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh


anh dũng. Trong cuốn “Nhật ký Cứu quốc” đã có hai câu thơ ca ngợi anh:


<i>"Hoa</i> <i>liềm</i> <i>búa</i> <i>nở</i> <i>trên</i> <i>mộ</i> <i>Anh</i> <i>n</i> <i>nghỉ</i>


<i>Anh khơng chết và chúng tơi cịn chiến đấu"...</i>


Du kích Bắc Sơn, đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức và lãnh đạo đã nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục
khó khăn. Cứu quốc quân Bắc Sơn xứng đáng là một trong những tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang
<b>nhân dân Việt Nam anh hùng sau này.</b>


Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ mặc dù đã có lệnh hỗn của Trung ương Đảng
nhưng khơng truyền đạt kịp. Ở hầu khắp các tỉnh miền Nam nhất là ở Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu dũng
cảm. Chính quyền của địch ở một số xã và quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc
khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi. Họ hăng hái chiến đấu chống địch bằng vũ khí thơ sơ. Trong trận đánh qn tiếp viện
của qn địch từ Tây Ninh đến ứng cứu cho quân lỵ Hóc Mơn bị qn khởi nghĩa vây hãm, du kích đã bắn chết tên
thực dân ác ơn cùng nhiều lính địch ở Cầu Bông. Ở Mỹ Tho, các đội tự vệ cùng nhân dân phá tan bộ máy chính
quyền của địch ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy. Ở những xã này các tổ chức
Đảng và quân khởi nghĩa đã tịch thu các kho thóc của bọn địa chủ chia cho dân nghèo. Cũng tại Mỹ Tho, lần đầu
tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng sau này trở thành lá cờ của Mặt trận Việt Minh, quốc kỳ của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.


Trong ngày thành lập chính quyền đầu tiên của tỉnh, hai đội tự vệ gồm toàn đoàn viên và thanh niên đã giơ tay xin
thề dưới lá cờ đỏ sao vàng quyết chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng.


Tại Vĩnh Long, một đội du kích gồm 50 chiến sĩ rất trẻ dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồng, một đảng viên 24 tuổi, bí
thư quận ủy Vũng Liêm đã đánh chiếm và làm chủ quận lỵ một số ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Thực dân Pháp đã đàn áp cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ hết sức dã man. Gần 6.000 người bị bắt và bị giết, nhiều làng
bị ném bom và đốt phá. Người nữ chỉ huy trẻ tuổi Nguyễn Thị Bảy đã làm cho quân thù khiếp sợ và khâm phục.
Chúng gọi chị là “Hồng hậu đỏ”. Nhục hình, tra tấn dã man không khuất phục được chị. Chị nói thẳng vào mặt kẻ


thù: “Chúng bay chỉ có thể lấy máu của người cộng sản chứ không thể lấy được một lời cung khai phản bội”.


Tháng 12 năm 1941, kẻ thù đã đưa các chiến sĩ trẻ tuổi tham gia khởi nghĩa ở Hịn Khoai gồm có Phan Ngọc Hiển,
Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Ngô Văn Cẩn, Ngô Kim Luân, Nguyễn Văn Đình...
cùng hai đồng chí lãnh đạo của Đảng bộ Cà Mau là Quách Văn Phàn, Lê Văn Khuyên ra hành quyết tại sân vận
động thị xã.


Trước lúc hy sinh, các đồng chí ta đã đồng loạt hơ to:


<b>-</b> <b>Đả</b> <b>đảo</b> <b>đế</b> <b>quốc</b> <b>Pháp.</b>


<b>-</b> <b>Việt</b> <b>Nam</b> <b>độc</b> <b>lập</b> <b>muôn</b> <b>năm.</b>


<b>- Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm.</b>


Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những trang chói lọi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ và nhân dân Việt
Nam, là tiếng kèn xung trận vang vọng núi sông từ Nam ra Bắc dưới ngọn cờ của Đảng.


*
* *


Tháng 11-1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh), có đồng chí Trường Chinh,
Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ... tham dự. Hội nghị đã phân tích tình hình chiến tranh thế giới lần thứ 2 và tác
động của chiến tranh đối với Đông Dương. Hội nghị đã đi đến dự đoán rất sáng suốt: “Một cao trào cách mạng
<i>nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức</i>
<i>Đông Dương võ trang bạo động giành quyền tự do, độc lập”.</i>


Hội nghị chủ trương đi đôi với việc mở rộng Mặt trận Phản đế, phải lựa chọn những người hăng hái nhất trong các
đoàn thể của Mặt trận tổ chức của đội tự vệ và trực tiếp võ trang cho dân chúng. Thực hiện Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ VI, tổ chức Đoàn đưa nhiều cán bộ, đồn viên và những thanh niên tích cực tham


gia vào các đội tự vệ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống Nhật - Pháp.


Bước sang năm 1941, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày một khẩn trương và phức tạp.


Từ khi quân đội Nhật vào Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ngày càng sâu sắc, tuy phải tạm thời thỏa
hiệp với nhau nhưng cả hai đều tìm cách triển khai thế lực đợi thời cơ tiêu diệt nhau. Nhân dân Đông Dương chịu
cảnh “một cổ hai tròng”, dưới ách thống trị tàn bạo của Nhật - Pháp nên ngày một bần cùng, đói khổ... do vậy ngày
càng nhanh chóng giác ngộ cách mạng.


*
* *


<b>Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng và dân tộc đã bí mật về nước ở vùng Pắc Bó để trực</b>
<b>tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.</b>


Đây là một sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Nguyễn Ái Quốc đã bắt
tay vào việc xây dựng căn cứ địa, tổ chức đoàn thể Cứu quốc và chuẩn bị Hội nghị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc tình hình trong nước và thế giới, Hội nghị xác định, cuộc cách mạng trước
mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng của dân tộc cần tập trung mũi nhọn vào bọn phát
xít xâm lược Pháp - Nhật, bởi vì: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi
<i>được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa,</i>
<i>mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.</i>


Để tập hợp và động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành
lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và các Hội Cứu quốc, trong đó có Đồn Thanh niên Cứu
quốc Việt Nam. Hội nghị đã xác định: “Việt Nam Thanh niên Cứu quốc đoàn từ nay là đoàn thể của tất thẩy thanh
<i>niên từ 18 tuổi đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp đuổi Nhật”.</i>



Như vậy, Đoàn Thanh niên Cứu quốc là một tổ chức của những thanh niên yêu nước có nhiệm vụ tham gia vào
cuộc đấu tranh của dân tộc đánh Pháp đuổi Nhật. Đoàn TNCS tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do
Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập, lãnh đạo trước đó.


Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cứu quốc trong cao trào
đấu tranh giành giải phóng dân tộc.


Từ khi ra đời tìm đường cứu nước cho đến lúc trở về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm đến việc đào tạo,
bồi dưỡng những lớp thanh niên cách mạng. Cuối năm 1940, sau khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ, địch ra sức
khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng nên một số người yêu nước, trong đó có hơn 40 thanh niên ở các tỉnh
biên giới Việt - Trung phải tạm lánh sang Trung Quốc. Số thanh niên này đều là những người hoạt động tích cực ở
các cơ sở cách mạng trong nước, nhiều người là đoàn viên thanh niên phản đế, do vậy, các cơ sở Đảng của ta ở
đây đã tìm mọi cách gửi họ sang Tĩnh Tây (Trung Quốc) để tránh giặc khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng.
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở gần biên giới Việt - Trung và chuẩn bị về nước. Được tin
có thanh niên Việt Nam sang, Người quyết định mở lớp huấn luyện để đào tạo bồi dưỡng cho số anh em và giao
cho đồng chí Phùng Chí Kiên tổ chức lớp học. Lớp học đã cung cấp một số cán bộ hoạt động tích cực cho Đoàn,
cho Đảng. Họ đã trở thành những hạt nhân xây dựng phong trào, đặc biệt là xây dựng cơ sở Đoàn Thanh niên Cứu
quốc.


Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, công tác vận động thanh niên đã có bước phát
triển mới. Được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, nhiều cơ sở Đồn được khơi phục và xây dựng. Ban Chấp
hành huyện Đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên ở vùng núi được thành lập tại Hà Quảng do Đàm Minh Viễn làm
Bí thư.


Cuối năm 1941, Ban Chấp hành Thành Đồn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội được thành lập gồm 5 người trong đó
có Nguyễn Lam, Nguyễn Khang... tạo ra sự chỉ đạo thống nhất trong phong trào thanh niên. Thành Đoàn đã cho in
lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc và truyền đơn của Mặt trận Việt Minh phổ biến trong thành phố. Từ cuối năm 1942
trở đi nhiều cơ sở Đồn được xây dựng ở nơng thơn, nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn... Đội Nhi
đồng Cứu quốc ra đời ở Nà Mạ (Cao Bằng). Nhiều đội viên đã được già Thu tức Bác Hồ chăm sóc, giáo dục và


một số đội viên đã giúp việc giao liên cho già Thu. Trong thời gian này anh Kim Đồng là người đội viên thiếu niên
đầu tiên đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.


Ở Nam Bộ, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đế quốc Pháp đàn áp đẫm máu phong trào cách mạng, nhưng cơ sở của
Đồn vẫn được duy trì. Khi có Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 nhiều cơ sở mới lại được xây dựng tại các
nhà máy, trường học, nhất là ở các vùng nông thôn. Tại một số địa phương hệ thống tổ chức của Đồn Thanh niên
Cứu quốc đã thống nhất đến huyện, có nơi đến tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Ở Hà Nội, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1941, đoàn viên và thanh niên đã có những hoạt động gây ảnh hưởng
sâu rộng theo lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc. Thành Đoàn tổ chức được một cơ sở in bí mật đặt tại phố Hàng
Nón (Hà Nội). Theo thống kê của Sở mật thám Pháp, chỉ trong tháng 12-1941 có 13 vụ rải truyền đơn và treo cờ đỏ
sao vàng trong thành phố.


Tại nhiều vùng nông thôn, các cuộc đấu tranh chống thu mua thóc tạ, chống phá lúa trồng đay, trồng thầu dầu, địi
chia lại cơng điền của nơng dân diễn ra quyết liệt dưới hình thức biểu tình có tính chất nửa vũ trang đánh trả lính
Nhật quấy nhiễu, diệt trừ Việt gian... Ở Thái Bình, thanh niên và quần chúng nơng thơn Tiền Hải đấu tranh địi chia
lại cơng điền. Ở Phúc Yên, thanh niên và nông dân đấu tranh phản đối việc trưng mua lạc, thầu dầu... Ở làng Cam
(Gia Lâm, Hà Nội), thanh niên cùng nông dân giữ bãi không cho Nhật phá ngô trồng đay. Ở Gia Định, Hậu Giang,
các đoàn viên thanh niên cứu quốc đã tuyên truyền điều lệ và chương trình của Mặt trận Việt Minh đến tận ấp, xã...
Phong trào của công nhân đã lôi cuốn và thu hút đông đảo thanh niên công nhân tham gia. Tháng 2-1942 công
nhân mỏ than Hịn Gai đình cơng. Ngày 1-5-1942 cơng nhân xe lửa Gia Lâm mít tinh chống chủ nghĩa phát xít mở
rộng chiến tranh. Tháng 7-1942 thợ máy sân bay Gia Lâm vây bàn giấy võ quan Nhật, phản đối lính Nhật đánh đập
công nhân. Từ tháng 5-1942 đến tháng 6-1943, ở Nam Bộ có 24 cuộc đấu tranh của cơng nhân đòi tăng lương,
giảm giờ làm, đòi bán gạo vải, diêm, xà phòng theo giá quy định.


<b>Qua cuộc đấu tranh này, tổ chức Đoàn ngày càng được củng cố và phát triển trong thanh niên.</b>


Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của thanh niên và nhân dân ta, bọn Pháp - Nhật một mặt thẳng tay đàn áp,
khủng bố phong trào; mặt khác, chúng đưa ra nhiều thủ đoạn lừa bịp để tranh thủ và lôi kéo thanh niên.



Lúc này, phát xít Nhật tích cực rêu rao thuyết “Đại Đơng Á”, “khối thịnh vượng chung”... Chúng lập ra các tổ chức
“Việt Nam thanh niên ái quốc”, “Thanh niên Hưng quốc đoàn”... Bù nhìn Pétanh ở Pháp tung ra những khẩu hiệu
“Cần lao - gia đình - Tổ quốc”, “Pháp - Việt phục hưng”,v.v... Bọn thống trị Pháp còn tổ chức rầm rộ phong trào thể
thao “Khỏe để phụng sự”. Chúng giao cho tên sĩ quan tình báo Đuycuaroay (Đucuaroay) tổ chức những cuộc đua
xe đạp, thi bơi lội, đấu quyền Anh, thi sắc đẹp để lôi cuốn thanh niên làm cho họ lạc hướng đấu tranh cách mạng.
Thực dân Pháp còn lập “Hội thanh niên công giáo”, “Tổng hội sinh viên Đơng Dương”, xuất bản các sách xem bói,
xem tướng, sách kiếm hiệp, trinh thám, khuyến khích đồi phong bại tục, mê tín dị đoan.


Nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn của địch đầu độc thanh niên về tư tưởng, phá hoại thanh niên về tổ
chức, cuối tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho các cấp ủy Đảng và Đoàn Thanh niên Cứu
quốc “phải ra sức chống lại chính sách mê hoặc và lơi kéo thanh niên của phát xít Nhật - Pháp và lãnh đạo thanh
niên đấu tranh địi quyền lợi kinh tế, chính trị hàng ngày. Mỗi thành phố lớn phải có một ban thanh vận và cố gắng
ra một tờ báo riêng của thanh niên. Việc soạn sách riêng cho thanh niên cũng rất cần... Phải phái người vào các
đoàn Hướng đạo, hội thể dục và hoạt động. Nơi nào chưa có những tổ chức như thế thì phải lợi dụng những khả
năng và hoàn cảnh mà tổ chức ra, rồi tuyển trong đó những phần tử thanh niên tốt đưa vào <i>“Thanh niên Cứu quốc</i>
<i>Đồn”.</i>


Mùa hè năm 1943, nhóm sinh viên Nam Bộ học tại Hà Nội trong tổ chức Tổng hội sinh viên Đông Dương khởi
xướng phong trào “xếp bút nghiêng”. Các anh trở về Sài Gòn gia nhập vào tổ chức “Truyền bá quốc ngữ” và làm
báo “Thanh Niên”... Đảng bộ địa phương đã bắt được liên lạc và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của nhóm sinh viên
này trong đó có các anh Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm,v.v... Các bài hát, vở kịch
yêu nước như “Đêm Lam Sơn”, “Nợ Mê Linh”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Hành khúc sinh viên” (Sau này là Tiếng gọi
thanh niên), “Ải Chi Lăng”... đã cổ vũ thanh niên trở về với chân giá trị dân tộc góp phần chống lại những luận điệu
lừa bịp của toàn quyền Đờ Cu (Decoux), thuyết “Đại Đông Á” của Nhật...


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Nhằm đấu tranh chống những tư tưởng tư sản phản động, văn hóa đồi trụy do kẻ thù gieo rắc và kịp thời giải thích
đường lối, chính sách của Đảng, của Mặt trận Việt minh, Đảng cho xuất bản hàng loạt tờ báo như: Cờ Giải phóng,
Cứu quốc, Bẻ xiềng sắt, Tiền phong, Giải phóng,v.v... đặc biệt là sự ra đời của bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”
do chính đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là một văn kiện rất quan trọng của Đảng ta soi sáng
nhiều vấn đề trên mặt trận văn hóa cách mạng theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.



Báo chí cách mạng và bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong thanh niên góp
phần quan trọng thu hút nhiều thanh niên trí thức tham gia cách mạng và có ảnh hưởng rất lớn trong tuổi trẻ cả
nước. Song song với nhiệm vụ đấu tranh chính trị và văn hóa Đồn có nhiệm vụ vô cùng to lớn và cấp thiết là tham
gia xây dựng các đơn vị vũ trang và bán vũ trang được thành lập ở nhiều địa phương. Các cơ sở Đoàn đã động
viên nam nữ thanh niên ra sức luyện tập quân sự, tham gia các đội tự vệ, chiến đấu dũng cảm chống địch đàn áp,
khủng bố, càn quét, bảo vệ căn cứ địa và cơ sở cách mạng.


Tháng 2 năm 1942-1943 các Đảng bộ vùng biên giới phía Bắc đã chọn nhiều cán bộ đoàn viên ưu tú đưa đi huấn
luyện quân sự ở Trung Quốc. Các đồng chí đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ cốt cán, tích cực trong các đội tự
vệ và lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 8 năm 1944, theo chủ trương của Đảng, Tổng bộ Việt Minh kêu gọi và
phát động phong trào “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Đồn thanh niên Cứu quốc và các tổ chức cứu quốc trong Mặt
trận Việt Nam đã nhiệt liệt hưởng ứng. Phong trào xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa và chuẩn bị
khởi nghĩa được Đoàn coi là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả đoàn viên, thanh niên.


Để chuẩn bị xây dựng quân đội cách mạng của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên
truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tun
<b>truyền giải phóng qn chính thức thành lập ở Cao Bằng. Trong số 34 chiến sĩ đầu tiên ấy, tuyệt đại bộ phận là</b>
đoàn viên và đảng viên trẻ tuổi trong đó có các đồng chí mới ở tuổi 17, 18 như đồng chí Liên, đồng chí Thế Hậu...
Sau ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân xuất quân tiêu diệt đồn Phay Khắt và đồn Nà
Ngần, thu tồn bộ vũ khí.


Sau hai trận thắng nêu trên, đơn vị được bổ sung quân số thành lập đại đội. Đoàn đã cung cấp cho lực lượng vũ
trang nhân dân những cán bộ xuất sắc ngay từ những ngày đầu như Quang Trung, Nam Long, Nam Tuấn, Quốc
Trung, Xuân Trường... đặc biệt có những nữ chiến sĩ và thiếu niên tham gia công tác giao liên cho đơn vị như bé
Hồng đã lập công xuất sắc trong nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình quân địch.


Thời kỳ phát triển cuộc đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của nhân dân ta góp phần đẩy mạnh cuộc
vận động giải phóng dân tộc trong cả nước đã đến.



*
* *


Từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên
Xô đã quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Béclin. Số phận của phát xít
Đức sắp bị kết liễu. Ở Thái Bình Dương, phát xít Nhật ngày càng lâm vào tình trạng nguy khốn.


Để nắm chắc Đông Dương hơn nữa và trừ mối nguy bị quân Pháp đánh sau lưng, tối ngày 9-3-1945, Nhật đã làm
đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương. Chưa đầy một ngày, thực dân Pháp đã nộp súng đầu hàng
Nhật trên tồn cõi Đơng Dương.


Từ lâu, Đảng ta đã dự đốn về cuộc đảo chính Nhật hất Pháp sẽ nổ ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

quyền... Nơi nào có điều kiện thì phát triển chiến tranh du kích, giành chính quyền ở địa phương. Để nhanh chóng
thúc đẩy cao trào cứu nước, Hội nghị chủ trương chuyển sang những hình thức và phương pháp đấu tranh cao
hơn và mạnh hơn như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành thị uy, mít tinh cơng khai, thành lập các ủy ban
nhân dân cách mạng, xây dựng mở rộng các chiến khu và các căn cứ địa cách mạng.


Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
nhằm cụ thể hóa những nhận định và nghị quyết của Hội nghị Trung ương.


Từ cuối tháng 3 năm 1945 trở đi, cách mạng Việt Nam đã chuyển lên thành cao trào và những cuộc khởi nghĩa
từng phần liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương.


Trong lúc nhân dân ta gấp rút chuẩn bị Tổng khởi nghĩa thì ở Bắc Bộ và miền Bắc Trung Bộ đã xảy ra nạn đói
khủng khiếp. Hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là hậu quả thảm khốc nhất của chính sách bóc lột và gây chiến
của bọn phát xít Nhật - Pháp. Khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” của Đảng đã đáp ứng đúng nguyện vọng
cấp bách nhất của quần chúng, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân đẩy tới cao trào kháng Nhật, cứu
nước dâng lên trong cả nước.



Tuổi trẻ đã hăng hái đi đầu trong cao trào quần chúng phá các kho thóc, thuyền thóc của Nhật và tích cực tham gia
các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động ở các chợ, rạp hát, bến đị, bến xe, xí nghiệp, trường
học... Nhiều nơi các đội tự vệ của Việt Minh bắt trói, tước vũ khí lính Nhật, cảnh cáo, giải tán, trừng trị bọn Việt gian
đầu sỏ. Tại các thành phố, nhiều đội “danh dự Việt Minh” hoạt động trừ gian và diệt võ quan Nhật tàn ác ngay trước
mũi súng quân Nhật.


Ở Hà Nội, nếu cuối năm 1944 chỉ mới có một tổ chức tự vệ ở trường bay Gia Lâm gồm 3 đồng chí đồn viên thanh
niên cứu quốc thì thời kỳ này tồn thành đã có trên 1.000 đồn viên và những thanh niên được Đoàn giáo dục
tham gia các đội tự vệ, đội tuyên truyền xung phong và đội danh dự. Ngày 18-6 đội tự vệ công nhân đã bắn tên Phó
trưởng đồn “Thanh niên ái quốc” là tay sai đắc lực của phát xít Nhật ở ngã tư phố Ngơ Thì Nhậm - Lê Văn Hưu.
Ngày 19-6, một tên tay sai khác của Nhật bị đội danh dự xử bắn ở dốc Hàng Kèn (nay là đường Bà Triệu), tên Phó
thanh tra mật thám bị trừng trị ở Ngã Tư Sở... Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hồng Diệu tổ chức nhiều cuộc
mít tinh, huy động hàng trăm nam nữ thanh niên tham gia ở xã Mễ Trì, Chợ Canh, làng Láng,v.v... Các tổ tuyên
truyền xung phong của Đoàn đột nhập diễn thuyết tại các trường Gia Long, Kỹ Nghệ thực hành; nhà máy rượu... ở
Chèm và dọc đường Bưởi các đội tự vệ thanh niên thường chặn các xe vận tải chở thóc, gạo của Nhật tịch thu và
phân phát cho đồng bào nghèo.


Ở Huế, Đoàn Thanh niên Cứu quốc giữ vai trò nòng cốt trong các đội tự vệ và tuyên truyền xung phong - tổ chức
Đồn đã bắt mối được với các nhóm bảo an, tổ chức việc mua súng, lấy súng địch để trang bị cho lực lượng vũ
trang của ta... nhiệm vụ trừng trị bọn ác ôn và bọn Việt gian ngoan cố của các đội tự vệ được nhân dân nhiệt liệt
hoan nghênh và cổ vũ mạnh mẽ đã góp phần đẩy mạnh cao trào cách mạng trong cả tỉnh.


Ở Sài Gòn, các đội tự vệ, thanh niên xung phong cũng được hình thành nhanh chóng và thu hút hàng trăm đoàn
viên, thanh niên tham gia. Các đội tuyên truyền xung phong đã tuyên truyền sâu rộng trong thanh niên và nhân dân
chương trình và điều lệ của Mặt trận Việt Minh.


Sau cuộc đảo chính hất cẳng Pháp (9-3-1945) Iđa, quyền Tổng trưởng Thanh niên thể thao Đông Dương ngỏ ý
mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra lập một tổ chức để tập hợp thanh niên và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được
quyền quyết định về tổ chức, mục đích, nội dung hoạt động. Tương kế tựu kế, Xứ ủy Nam Kỳ đồng ý giao cho
Phạm Ngọc Thạch cùng một số trí thức, sinh viên yêu nước đứng ra lập tổ chức thanh niên công khai, hợp pháp để


tập hợp quần chúng về phía cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

TNTP ở Sài Gịn đã lên đến 200.000 người và tồn Nam Bộ có hơn 1 triệu người. Anh chị em TNTP đóng vai trị
rất tích cực trong q trình vận động, tập hợp lực lượng thanh niên chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Đoàn
Thanh niên Cứu quốc đã tuyển chọn kết nạp được nhiều đoàn viên trong phong trào thanh niên tiền phong. Thanh
niên Tiền phong đã phát triển thành một phong trào quần chúng rộng lớn, một hình thức mặt trận được tổ chức
công khai do Đảng lãnh đạo, giữ vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 20-8-1945 khi
Việt Minh ra cơng khai hoạt động ở thành phố Sài Gịn thì TNTP tun bố đứng vào hàng ngũ của Mặt trận Việt
minh. Sau Cách mạng Tháng Tám thành cơng, TNTP chấm dứt vai trị của mình. Số đơng gia nhập Thanh niên
Cứu quốc, dân quân tự vệ...


Ở các tỉnh Nam Bộ ngoài Thanh niên Tiền phong cịn có các đội thanh niên chiến đấu, thanh niên cảm tử... được
thành lập đáp ứng yêu cầu tình hình cách mạng. Ở Mỹ Tho đã tổ chức được 3 trung đội du kích với 32 khẩu súng
và mở lớp huấn luyện về chiến thuật du kích cho cán bộ cơ sở trong tỉnh và các tỉnh lân cận.


Giữa lúc cao trào kháng Nhật của nhân dân ta phát triển đến đỉnh điểm, toàn dân đã sẵn sàng xơng lên khởi nghĩa
thì ngày 8-8-1945 Liên Xơ tun chiến với Nhật, chỉ trong thời gian ngắn Xô viết anh hùng đã tiêu diệt hồn tồn đội
qn Quan Đơng tinh nhuệ nhất của Nhật gồm 1 triệu tên. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước
đồng minh không điều kiện. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến.


Trước tình hình khẩn cấp đó, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở
Tân Trào. Hội nghị nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân
tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh tiến vào Đông Dương
để giải pháp quân Nhật.


Tiếp sau Hội nghị toàn quốc của Đảng Đại hội quốc dân cũng họp tại Tân Trào vào ngày 16-8-1945 thơng qua
mười chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa và bầu ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Trung
ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đồng chí Vũ Oanh và đồng chí Vũ Quang làm đại biểu
của thanh niên Hà Nội tham dự Đại hội Tân Trào.



Mệnh lệnh khởi nghĩa đã được truyền đi từ Tân Trào. Đảng Cộng sản Đơng Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
lời hiệu triệu đồng bào và chiến sĩ cả nước nổi dậy giành chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết
<i>định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”</i>
Ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã gửi Quân lệnh số 1 lệnh cho đồng bào và chiến sĩ cả
nước nhanh chóng vùng dậy tranh quyền độc lập cho đất nước.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn hai mươi triệu đồng bào cả nước ta từ Bắc đến Nam đã đồng loạt đứng lên tiến
hành cuộc Tổng khởi nghĩa long trời lở đất giải phóng tồn bộ đất nước giành chính quyền về tay nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Từ sáng sớm ngày 19-8 cả Hà Nội đã vùng lên. Sau cuộc mít tinh lớn, quần chúng cách mạng sắp xếp thành đội
ngũ dẫn đầu là các đơn vị tự vệ chiến đấu trẻ tuổi đã nhanh chóng tỏa đi các hướng chiếm phủ Khâm sai, trại Bảo
an binh, Sở cảnh sát và các công sở khác của chính quyền bù nhìn.


Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội làm cho chính quyền bù nhìn thêm tê liệt, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các
địa phương gấp rút nổi dậy. Ngày 23-8-1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. Hàng chục vạn thanh niên và nhân dân
Thừa Thiên - Huế đã vùng lên tiến cơng phát xít Nhật, chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn và
hồn tồn làm chủ thành phố.


Ngai vàng cuối cùng của chế độ phong kiến bị đánh đổ. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên kỳ đài uy nghi. Ngày
30-8 tại lầu Ngọ Môn, trước hàng vạn đồng bào các giới, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao lại ấn kiếm cho đại diện
chính quyền cách mạng từ Hà Nội vào.


Ở Nam Bộ, lệnh khởi nghĩa đã được truyền đi. Ngay đêm 24-8-1945, ở Sài Gòn lực lượng cách mạng chiếm dinh
Khâm sai và nhiều cơ quan trọng yếu khác. Ba giờ sáng ngày 25-8-1945, cả Sài Gòn đã vang lên tiếng hát “Lên
đàng”, “Thanh niên hành khúc”... và tiếng hô vang “Việt Nam độc lập mn năm”, “Đả đảo phát xít Nhật, ủng hộ
<i>Việt minh” ... Một cuộc mít tinh lịch sử diễn ra giữa Sài Gịn hân hoan chào đón kỳ bộ Việt minh, Ủy ban hành chính</i>
lâm thời ra mắt đồng bào và tuổi trẻ thành phố.


Như vậy là chỉ trong vòng hơn 10 ngày đêm, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn từ Lạng Sơn đến
Cà Mau. Hai mươi lăm triệu đồng bào cả nước đứng lên làm chủ vận mệnh Tổ quốc Việt Nam.



<b>Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước cuộc mít tinh của một biển người, Chủ tịch Hồ Chí</b>
<b>Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử tuyên bố trước nhân dân Việt Nam</b>
<b>và nhân dân thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.</b>


Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao nhất là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Thám năm 1945, dưới ngọn cờ
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên Cứu quốc đã động viên, tổ chức tuổi trẻ cả nước góp phần
xứng đáng vào thành cơng to lớn của cuộc Tổng khởi nghĩa. Đoàn thật sự là đội xung kích cách mạng, lực lượng
tiên phong và hạt nhân tập hợp hàng triệu nam nữ thanh niên Việt Nam đứng lên cùng tồn dân đấu tranh kiên
cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự lớn mạnh về mọi mặt của tổ chức Đoàn là điều kiện hết sức quan trọng để
Đoàn tiếp tục gánh vác nhiệm vụ vẻ vang cùng toàn dân xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Chặng đường lịch sử từ 1925 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tuy chỉ có 20 năm song trên đất nước ta đã
diễn ra nhiều sự kiện trọng đại. Đó là giai đoạn chuẩn bị thành lập Đảng, chuẩn bị xây dựng Đoàn; giai đoạn đấu
tranh quyết liệt chống đế quốc, phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng và
đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi hoàn toàn của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng Nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam châu Á.


Ngay từ năm 1925, tại Trường Huấn luyện cán bộ thanh niên ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định muốn
cách mạng thắng lợi phải có Đảng cách mạng lãnh đạo, Đảng ấy phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng;
Đảng ấy phải biết vận động, tập hợp, huấn luyện quần chúng để tạo ra sức mạnh thực hiện đường lối cách mạng
của Đảng.


Luận điểm đúng đắn, sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là thức tỉnh thanh niên để đi tới thức tỉnh cả dân tộc
hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta - một nước thuộc địa và nửa phong kiến đã đưa lại những
thành công to lớn trong hoạt động thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Ngay sau khi ra đời, Đảng ta liền bắt tay vào quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đồn.


Đồn là tổ chức thanh niên kiểu mới đầu tiên ở nước ta, là đội dự bị tin cậy và đội xung kích cách mạng của Đảng.


Đó là những vấn đề cốt lõi mà trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc và trong “án nghị quyết về
cộng sản thanh niên vận động” của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã khẳng định.


Cơng lao to lớn khơng gì so sánh được của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đem lý tưởng cách mạng đến cho
lớp thanh niên đầy tâm huyết đang trăn trở tìm đường đi để giải phóng dân tộc và giai cấp khỏi cảnh sống nô lệ,
lầm than hồi đầu thế kỷ sau bao lần thất bại của các tiền liệt yêu nước.


Đoàn ra đời là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trọng đại trong thời kỳ cách mạng mới.
Dù mang những tên gọi khác nhau, hoạt động trong những điều kiện khác nhau, song tính chất của Đồn khơng
bao giờ thay đổi, mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn và các phong trào thanh niên yêu nước cũng như với đông đảo
thanh niên ngày thêm gắn bó chặt chẽ.


Trong những cuộc tổng diễn tập rộng lớn, quyết liệt như Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931); cao trào đấu
tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh (1931-1939); cao trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa (1940-1945) do Đảng lãnh
đạo, lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã chiến đấu, hy sinh vô cùng quả cảm xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và
nhân dân ta. Tổ chức Đồn như Bác Hồ đã nói lúc đầu rất hiếm hoi, song từ trong thực tiễn đấu tranh và được
Đảng chăm lo xây dựng, rèn luyện nên đã phát triển không ngừng, lớn mạnh về cả tư tưởng và tổ chức, hồn
thành thắng lợi vai trị là hạt nhân chính trị tập hợp, đoàn kết các lực lượng thanh niên trong cả nước giành chính
quyền về tay nhân dân vào mùa thu Cách mạng năm 1945.


Tuy nhiên quá trình phát triển của Đoàn trong thời kỳ hoạt động từ 1931 đến 1945 cũng cho thấy:


Trong giai đoạn bọn đế quốc và phong kiến tiến hành chính sách khủng bố trắng (sau Cao trào Xơ viết Nghệ Tĩnh)
hàng nghìn cán bộ, đảng viên bị bắn giết tù đày... Khơng ít Đảng bộ địa phương đã chủ trương kết nạp tất cả đoàn
viên vào Đảng (số chưa bị địch phát hiện) để tăng cường lực lượng cho Đảng song lại khơng có kế hoạch xây
dựng tổ chức Đoàn, nghĩa là trên thực tế có những nơi ấy trong một thời gian (từ 1931 đến 1933) khơng có tổ chức
Đồn. Hiện tượng này đã được Trung ương Đảng phê phán trong một số văn bản quan trọng. Khuyết điểm này sau
đó được khắc phục để đến các năm 1934 - 1935 tổ chức Đồn mới được khơi phục lại trên phạm vi tồn quốc.
Vào giai đoạn hoạt động vừa bí mật vừa nửa công khai (1936 - 1939) do nhu cầu khách quan phải khẩn trương mở
rộng phạm vi ảnh hưởng, phải có đội ngũ cán bộ, đồn viên đơng đảo để triển khai công tác trên nhiều lĩnh vực cho


nên nhiều cấp bộ Đoàn phát triển ồ ạt coi nhẹ chất lượng đồn viên. Khơng ít cơ sở đã kết nạp những người mới
tham gia một số hoạt động chứ chưa thật sự giác ngộ về lý tưởng của Đồn. Vì vậy đến khi cách mạng gặp khó
khăn, các tổ chức quần chúng của Đảng phải chuyển vào hoạt động bí mật hoàn toàn đặc biệt là đứng trước
những thách thức mới, một số cán bộ, đồn viên khơng đáp ứng được nhiệm vụ được giao, thậm chí nằm im hoặc
xa rời tổ chức mà mình đã tự nguyện gia nhập.


Đến trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành cơng, tổ chức Đồn tuy đã được xây dựng ở hầu khắp các trung
tâm kinh tế, chính trị lớn trong cả nước, song Đồn chưa bao quát được việc tập hợp các lực lượng, các tổ chức
thanh niên yêu nước vào một mặt trận thanh niên thật rộng rãi đáng ra phải sớm được hình thành để phát huy hiệu
quả.


Đây là những vấn đề cần được rút ra ở chặng đường đầu. Lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn và
phong trào thanh niên nước ta dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu từ những ngày đầu mới thành lập cho
đến khi cùng toàn dân hoàn thành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại dẫn đến sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là một chặng đường vô cùng oanh liệt, hào hùng với biết bao anh hùng, liệt sỹ, chiến sĩ
cách mạng trẻ tuổi đã cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình cho sự nghiệp cao cả của dân tộc và
của Đảng. Những trang sử vàng ấy đời đời khắc ghi vào tâm trí các thế hệ trẻ nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>CHƯƠNG IV</b>


<b>THANH NIÊN CẢ NƯỚC HĂNG HÁI THAM GIA BẢO VỆ, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG</b>
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đứng đầu mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do - Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa là Nhà nước dân chủ, Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử dân tộc và ở Đông Nam châu Á. Vừa
mới ra đời, Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đương đầu ngay với thù trong, giặc ngoài, với mn vàn khó
khăn trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, khơn khéo, tài tình và kiên quyết
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua mọi thác ghềnh, nền độc lập vừa giành được
chẳng những không bị thủ tiêu, trái lại đã đứng vững trong những hồn cảnh hết sức hiểm nghèo. Nhờ vậy, ít lâu
sau nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với tư thế của người làm chủ đất
nước.



Sau khi giành được độc lập, vấn đề cơ bản nhất đặt ra cho Đảng và nhân dân ta là giữ vững chính quyền trước sự
tiến cơng điên cuồng của kẻ thù cùng những thế lực nguy hiểm, từng bước xây dựng chế độ mới, đưa cách mạng
vững bước tiến lên.


Trên đất nước Việt Nam chưa bao giờ có nhiều kẻ thù như lúc này. Ở miền Bắc, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9
-1945, khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch dưới danh nghĩa quân Đồng Minh tràn vào chiếm đóng Thủ đơ Hà
Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Chúng tập hợp tất cả các lực lượng
phản cách mạng trong Việt quốc, Việt cách, bọn Đại Việt, bọn Tờrốtkít cùng bọn phản động trong giai cấp địa chủ,
tư sản, trong các tôn giáo... để chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng.


Ở miền Nam, ngày 23-9, quân Pháp được quân Anh, quân Nhật yểm trợ, bắt đầu nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi
mở rộng dần các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bọn Tờrốtkít, bọn phản động trong các giáo phái... nhảy ra làm tay
sai cho Pháp.


Nhà nước ta đứng trước tình hình cực kỳ khó khăn, thiếu thốn từ tài chính, lương thực đến vũ khí, thuốc men... nền
kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm
1945 làm 2 triệu người chết; 50% ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ bị bỏ hoang, sản xuất cơng nghiệp đình đốn, hàng
vạn cơng nhân khơng có việc làm, nền tài chính khánh kiệt, kho bạc trống rỗng.


Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra những phương hướng và biện pháp đầu tiên để
xây dựng chế độ mới và đối phó với các lực lượng đế quốc và phản động tiến vào đất nước ta. Theo phương
hướng đó, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ và nêu ra 6
việc cấp bách cần làm ngay.


Tiếp đó, trong bức thư gửi cho bà con nông dân cả nước, Hồ Chủ Tịch lại nêu lên hai nhiệm vụ cấp bách trước
mắt:


<i>“Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất: cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam... Vì cứu quốc, các chiến sĩ</i>
<i>đấu tranh ở ngồi mặt trận, vì kiến quốc, nhà nơng phấn đấu ngồi đồng ruộng...</i>



Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc, Chỉ thị đề ra nhiệm vụ chủ yếu
của Cách mạng Việt Nam lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống cho nhân dân...


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc đói của Hồ Chủ tịch, Đồn Thanh niên Cứu quốc động viên đồn viên, thanh
niên tích cực tham gia các cuộc vận động lạc quyên cứu đói, hưởng ứng “Hũ gạo cứu đói”, ngày đồng tâm nhịn
ăn... để giúp đồng bào bị đói.


Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, Hồ Chủ tịch kêu gọi:


<i>“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay. Đó là</i>
<i>cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập”.</i>


Với khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất, tấc vàng”, phong trào thi đua sản xuất dấy lên ở khắp các
vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi và ở cả các thành phố, thị trấn. Hàng nghìn đồn viên, thanh niên tổ
chức thành những đội sản xuất đi khai hoang, phục hóa ruộng đất, bảo vệ đê điều, trồng các cây lương thực ngắn
ngày: Tại Hà Nội, thanh niên tận dụng từng bãi đất nhỏ ven công viên, các bãi bồi ven sơng Hồng đến những thửa
ruộng hoang hóa ở ngoại thành để trồng lúa, trồng màu, Đồn cịn tổ chức các đội thanh niên đi về nông thôn, lên
miền trung du, miền núi để tham gia sản xuất lương thực... Những hoạt động tích cực của đồn viên, thanh niên đã
góp phần nhanh chóng khơi phục sản xuất nơng nghiệp, đẩy lùi nạn đói.


Để thiết thực giúp Chính phủ giải quyết khó khăn to lớn về tài chính, Đồn đã động viên đoàn viên, thanh niên đi
đầu tuyên truyền, vận động xây dựng “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”. ở các tỉnh, thành trong cả nước nhất là tại
Hà Nội, Sài Gịn, Hải Phịng... thanh niên đã góp phần tích cực vào việc động viên, cổ vũ lịng u nước của các
tầng lớp nhân dân. Kết quả là đã qun góp được cho Nhà nước 370 kilơgam vàng trong “Tuần lễ vàng” và
20.000.000 đồng vào “Quỹ độc lập”.


Đồng thời với những thắng lợi bước đầu trên mặt trận kinh tế, tài chính, chính quyền cách mạng đã có những cố
gắng lớn và giành được nhiều thành tích trên lĩnh vực văn hóa. Sau Cách mạng Tháng Tám, một trong những việc


mà Hồ Chủ tịch quan tâm là phát động một cao trào toàn dân chống nạn mù chữ để mở mang kiến thức cho nhân
dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tơi đề nghị mở một chiến dịch
<i>để chống nạn mù chữ”. Người nhắc nhở toàn dân hăng hái tham gia dạy và học chữ quốc ngữ: “Những người đã</i>
<i>biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết... Vợ</i>
<i>chưa biết thì chồng bảo... cha mẹ khơng biết thì con bảo... phụ nữ lại càng phải học”. Người giao nhiệm vụ cho</i>
thanh niên: “Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức”.


Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong phong trào diệt dốt. Ở Hà Nội, hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên, phần lớn là
học sinh, sinh viên tình nguyện làm giáo viên các lớn bình dân học vụ. Trong một thời gian ngắn, có 74.957 lớp học
được tổ chức với 95.665 người tham gia làm “Chiến sĩ diệt dốt”, hầu hết là thanh niên và thiếu niên. Chỉ sau một
năm đã có 2.500.000 người thốt nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học cũng được xây dựng và
từng bước phát triển. Tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước và trong việc học tập,
giảng dạy ở các trường lớp.


Tháng 9-1945, nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau ngày cách mạng thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi thư cho học sinh dặn dò các cháu cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngỗn nghe lời thầy cơ, thi đua với bạn
để sau này đem tài năng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.


Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
<i>sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các cháu”.</i>
Cùng với việc lãnh đạo xây dựng các đoàn thể cứu quốc, Đảng ta chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc
thống nhất do giai cấp cơng nhân lãnh đạo để đồn kết rộng rãi tồn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu chung của đất
nước. Đầu năm 1946, Đảng chủ trương hình thành mặt trận thanh niên nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh
niên để kháng chiến và kiến quốc, đó là tổ chức Đoàn Thanh niên Việt Nam. Trong mặt trận này, Đồn TNCQ đóng
vai trị là lực lượng nịng cốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Đảng lãnh đạo công tác quân sự. Đông đảo đoàn viên, thanh niên đã hăng hái tham gia các đơn vị tự vệ và tự vệ
chiến đấu được thành lập ở tất cả các khu phố, thị xã; trên cơ sở đó, tuyển lựa những chiến sĩ có giác ngộ chính
trị, có tinh thần chiến đấu, đưa vào bộ đội tập trung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân phát
triển nhanh chóng trở thành cơng cụ mạnh mẽ, bảo vệ đắc lực chính quyền cách mạng.



Đầu năm 1946, mặc dù tình hình chiến tranh ngày càng phức tạp nhưng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
và đập tan sự xuyên tạc của kẻ thù, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức Tổng Tuyển cử trong cả
nước để bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, xây dựng Hiến pháp của Nhà nước Dân chủ Cộng
hòa.


Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng Tuyển cử được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước.


Cuộc Tổng tuyển cử thật sự là cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt bởi thù trong, giặc
ngoài đang tìm mọi cách lật đổ chính quyền nhân dân non trẻ. Nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên phải hy sinh
trong khi làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và bảo vệ cuộc Tổng tuyển cử.


Mặc dù địch ra sức phá hoại, cuộc bầu cử đã thu được thắng lợi to lớn. Tỷ lệ người đi bầu rất cao, trung bình là
86%, nhiều nơi đạt trên 90%: Những đại biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử với số phiếu cao nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Thủ đơ Hà Nội được cử tri tín nhiệm với 98,4% số phiếu bầu. Nhân dân cả nước
đã bầu ra 333 đại biểu vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại biểu Quốc hội trẻ
nhất là Nguyễn Đình Thi, 21 tuổi là nhà thơ, nhạc sĩ, một cán bộ Đoàn hoạt động tích cực trong phong trào thanh
niên học sinh yêu nước ở Hà Nội.


Trước tình hình thực dân Pháp nổ súng tiến công ta ở Nam Bộ, bọn Tưởng Giới Thạch muốn lợi dụng cơ hội này
thơn tính nhanh miền Bắc Việt Nam. Đầu tháng 10 năm 1945, Hà Ứng Khâm, Tổng tham mưu trưởng quân đội
Tưởng Giới Thạch đến Hà Nội để thực hiện âm mưu nói trên. Nhưng trước cuộc biểu dương lực lượng của hơn
300.000 thanh niên và nhân dân Thủ đô với đội ngũ chỉnh tề, bằng cờ biểu ngữ rợp trời, hô vang các khẩu hiệu:
“Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Ủng hộ
Việt Nam độc lập Đồng minh”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”... Hà Ứng Khâm phải chùn tay ngay từ giờ phút đầu
trong việc thực hiện ý đồ thâm độc của y.


Chấp hành chủ trương của Đảng là thực hiện sách lược hòa với Tưởng để kháng chiến chống Pháp xâm lược,
Đoàn giáo dục cho đoàn viên, thanh niên tinh thần đấu tranh kiên quyết nhưng phải hết sức bình tĩnh, mềm dẻo,
cảnh giác, khơng mắc mưu khiêu khích của quân Tưởng và bọn tay sai phản động. Ở Hà Nội, đơng đảo đồn viên,


thanh niên gia nhập các đơn vị tự vệ chiến đấu. Lực lượng tự vệ Thủ đô đã lập nhiều chiến công xuất sắc, hỗ trợ
đắc lực cho các phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh; góp phần phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ mưu sát,
bắt cóc cán bộ, tống tiền nhân dân của bọn phản động.


Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định rồi sau đó đánh rộng ra cả Nam Bộ, Nam
Trung Bộ với sự ủng hộ của quân Anh. 7 giờ sáng 23-9, Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ (sau đổi thành Ủy
ban Kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hồng Quốc Việt thay mặt Trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm
lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh Tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong tỏa
địch...


Tuổi trẻ Nam Bộ cùng nhân dân Nam Bộ không tiếc xương máu, anh dũng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài,
gian khổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

quân xâm lược. Nhiều trận đánh làm địch hoảng sợ như trận phục kích khu quân sự ở vùng ngoại ô Tân Định ngày
24-9-1945, diệt 200 tên; trận tấn cơng bất ngờ trại lính Pháp trên đường Duvuê (Hùng Vương ngày nay) diệt 100
tên, trận phục kích ở Gò Vấp ngày 28-9-1945, bắn chết tên đại tá Diuy. Ngày 30-9-1945 đội TNXP Đoàn Dũng và
Đoàn Tiến phục kích tại cầu chữ Y diệt 2 xe chở đầy lính Pháp; ngày 25-9-1945, một đội du kích phá Khám lớn giải
phóng tù chính trị, đột nhập vào tận nhà tên ĐờliNhông diệt 3 sĩ quan địch.


Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng tuyệt vời của tuổi trẻ Sài Gòn đã động viên tinh thần giết giặc cứu nước của
nhân dân cả nước. Đó là một tổ du kích gồm 3 thanh niên đang làm nhiệm vụ trong nội thành, bất ngờ gặp địch.
Anh tổ trưởng phân cơng đối phó ngay: “Tao tay khơng đi trước cho nó bu lại xét, thằng thứ hai ném lựu đạn, còn
<i>một đứa về báo cáo. Dầu có hy sinh một đứa chẳng hề gì”. Sáng hơm sau, các báo đưa tin: “Tại đầu đường Galiêni</i>
<i>một tổ du kích đánh lựu đạn diệt 10 tên Pháp, ta có 2 chiến sỹ hi sinh”</i>. Một thiếu niên đi rải truyền đơn trong trại
lính chẳng may bị bắt. Tên sĩ quan Anh tra hỏi, em trả lời rõ ràng: <i>“Người sung sướng là được chết cho Tổ quốc...</i>
<i>Lúc này tôi chỉ nghĩ một điều như vậy”. Tên sĩ quan Anh ra lệnh thả em về.</i>


Ở Biên Hòa, các em thiếu niên lập “Đội thiếu niên xung phong cảm tử” gồm 30 em, làm nhiệm vụ trinh sát và trừ
gian...



Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào cả nước theo dõi từng ngày tình hình chiến
sự ở Nam Bộ và phát động phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ, Nam Trung Bộ, đồng thời
tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước.


Ngày 18-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp - đặc trách quân sự của Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào mặt trận Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ để nắm tình hình
chiến trường và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Trung ương và Bác Hồ, động viên đồng bào chiến sĩ giữ vững tinh
thần kháng chiến, phát động phong trào du kích chiến tranh để kìm chân địch và hăng hái tham gia đánh giặc cứu
nước.


Phong trào “Nam tiến” lôi cuốn hàng chục vạn thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu. Các tỉnh ở Bắc Bộ, Trung
Bộ đều thành lập những chi đội, tiểu đoàn khẩn cấp vào Nam. Đầu tháng 11-1945, chi đội 1 quân Nam tiến Hải
Phòng lên đường vào Nam đánh giặc. Thành phố Huế gửi vào Nam 3 chi đội, Quảng Nam gửi 5 chi đội, riêng
Quảng Ngãi gửi khoảng 15.000 chiến sĩ, Thủ đô Hà Nội gửi 10.000 đoàn viên, thanh niên ưu tú vào tiếp sức cho
Nam Bộ đánh giặc; Nam Định gửi 2 đại đội, Ninh Bình gửi 3 đại đội, Hà Nam gửi 1 tiểu đoàn cùng 50 cán bộ chi
viện cho Nam Bộ.


Phong trào xung phong vào Nam đánh giặc đi vào từng gia đình, cuốn hút tình cảm của mọi lứa tuổi. Gia đình ơng
Hồng Tâm Tích ở Hải Phịng đã tình nguyện cho cả 3 người con trai được vào Nam chiến đấu trong đợt đầu tiên.
Tấm gương em thiếu niên Hà Nội trốn trong toa than tàu hỏa để theo các chiến sĩ vào Nam đánh giặc và đã hy sinh
anh dũng ở mảnh đất miền Trung với chiếc bát sắt đeo bên mình. Khơng biết tên em, đồng đội gọi em: “Chiến sĩ
bát sắt”. Noi gương em, thiếu niên Hà Nội đã lập đội tình báo chiến đấu trong lòng địch với tên gọi Đội bát sắt.
Những “Ngày Nam Bộ”, “Phịng Nam Bộ”, “Vũ khí cho Nam Bộ” thật rầm rộ, sôi nổi trong cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

giặc tràn đến. Anh đã hy sinh anh dũng. Chính quyền cách mạng lấy tên anh đặt cho ấp chợ Tân Hịa. Đó là ấp
Hịa Thơm, nơi anh đã hy sinh vì đất nước.


Cuộc kháng chiến của quân dân Nam Bộ đã giam chân thực dân Pháp, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền
cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.



<b>Tháng 2-1946, thay mặt Chính phủ và đồng bào cả nước Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ</b>
<b>vang: “Thành đồng Tổ quốc”.</b>


*
* *


Sau Cách mạng Tháng Tám, Đoàn Thanh niên Cứu quốc được xây dựng, củng cố từng bước về tư tưởng và tổ
chức để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng từ Xứ ủy đến các tỉnh, thành ủy đều coi
trọng công tác tổ chức, vận động và giáo dục thanh niên. Chính phủ lập Nha thanh niên do các ông Dương Đức
Hiền, Đào Duy Kỳ làm Giám đốc và Phó Giám đốc để phối hợp với Đồn Thanh niên Cứu quốc trong cơng tác tổ
chức vận động thanh niên tham gia kháng chiến và kiến quốc.


Tháng 6 năm 1946, tổ chức Tổng Đoàn thanh niên Việt Nam, Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên ra đời do Đồn
TNCQ làm nịng cốt.


Các cơ sở Đồn được hình thành ở hầu khắp các nhà máy, xí nghiệp, đường phố, trường học, làng xã, từ thành
phố đến nông thơn, từ đồng bằng lên miền núi. Hệ thống Đồn được củng cố và thống nhất từ cấp xã lên cấp xứ.
Nhiều đại hội Đoàn các cấp đã được triệu tập.


Ngày 27-9-1945, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu (Hà Nội) khai mạc tại Nhà hát Lớn thành
phố với 105 đại biểu thay mặt cho các cơ sở Đoàn trong toàn thành phố.


Đại hội vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đến thăm.


Cả hội trường xúc động lắng nghe lời huấn thị của Bác Hồ. Người đánh giá cao vai trò của thanh niên Hà Nội trong
cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và đang phát huy vai trị tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới.
Người ân cần nhắc nhở tổ chức Đoàn cần khắc phục tình trạng thiếu chủ động, thiếu tổ chức chặt chẽ, tăng cường
đoàn kết, tập hợp các tổ chức thanh niên, chăm lo dìu dắt thiếu niên nhi đồng... hoàn thành những nhiệm vụ nặng


nề mà Tổ quốc và nhân dân giao phó...


Trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam vừa giành được độc lập, tự do, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc
thành Hoàng Diệu thành công tốt đẹp là một sự kiện lịch sử trọng đại trong đời sống chính trị của thanh niên Thủ
đơ và thanh niên cả nước.


Tiếp đó, Đại hội Xứ Đồn Thanh niên Cứu quốc Bắc Bộ được tổ chức tại Nhà hát Lớn thành phố vào ngày
25-11-1945, dự đại hội có 120 đại biểu thay mặt cho đồn viên thanh niên của 21 tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và đồng chí Phạm Văn Đồng đã đến thăm và huấn thị tại Đại Hội. Đồng chí Nguyễn Lam được Đại hội bầu làm Bí
thư Xứ Đồn TNCQ Bắc Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Cuối năm 1945, Đoàn đại biểu Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ do Huỳnh Tấn Phát dẫn đầu đã vượt qua vòng vây
của quân thù, ngày đêm lội suối băng rừng ra Hà Nội tham dự Đại hội thanh niên toàn quốc


Đoàn đến Hà Nội vào những ngày đầu tháng 11-1945. Ngay sau đó, ngày 10-11-1945, đồn đã được gặp Hồ Chủ
tịch kính u.


Đồn báo cáo với Hồ Chủ tịch phong trào thanh niên Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
Người khen ngợi thành tích của tồn thể thanh niên Nam Bộ đã kiên cường đánh giặc. Bác vô cùng xúc động trước
những tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của thanh, thiếu nhi Nam Bộ.


Đoàn đại biểu thanh niên Trung Bộ do Hồng Chương và Hồ Mỹ Xuyên từ Huế ra Hà Nội báo cáo với Hồ Chủ tịch
về phong trào thanh niên Trung Bộ. Các đồng chí đã thay mặt thanh niên miền Trung xin hứa với Người đi đầu
trong phong trào kháng chiến, kiến quốc, tích cực thực hiện nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm
mà Người đã trao cho tuổi trẻ cả nước.


Ở Hải Phòng, tháng 9-1945, Ban Chấp hành Thành bộ Thanh niên Cứu quốc được thành lập do Nguyễn Công
Tỉnh, Thành ủy viên làm Bí thư.


Ở Quảng Nam, Đại hội đại biểu Đồn thanh niên Cứu quốc lần thứ nhất được triệu tập tại Hội An vào ngày 25


tháng 10 năm 1945. Đại hội bầu Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn do Trần Thượng Hàm làm Bí thư. Tháng 4-1946, Đại
hội lần thứ II được triệu tập với nhiệm vụ tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia kháng chiến, kiến quốc
bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới do Chế Viết Tấn làm Bí thư. Tỉnh
Đồn đã xuất bản được 1 tờ báo và 1 tạp chí lấy tên là “Hừng đơng”. Đến tháng 12-1946, số lượng đoàn viên cả
tỉnh đã lên đến 80.000 người.


Cuối năm 1946, Đại hội đại biểu Đoàn TNCQ tồn tỉnh Thanh Hóa được tổ chức. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành
Tỉnh Đồn gồm 17 đồng chí do Lê Ngọc Huỳnh làm Bí thư.


Ở Nam Bộ, cuối năm 1946 Xứ ủy chủ trương củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc và phát triển phong trào
thanh niên. Các ban vận động, Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Đoàn được thành lập. Các tỉnh đều tiến hành cơng tác
củng cố và phát triển cơ sở Đồn. Các huyện, xã ở Mỹ Tho, Bến Tre... đều thành lập được Ban Chấp hành. Hai
Tỉnh Đoàn này mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho cơ sở. ở Cần Thơ, 2/3 số huyện trong tỉnh có Ban Chấp
hành, ở Sóc Trăng xây dựng được 36/56 cơ sở Đồn. ở Bạc Liêu, trong tháng 9, 10, 11-1946, hệ thống tổ chức
của thanh niên Cứu quốc được hình thành từ cơ sở trở lên.


Trong điều kiện cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Nam Bộ diễn ra quyết liệt, nhưng đến cuối năm 1946,
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ đã xây dựng được cơ sở hầu khắp các tỉnh, thành, huyện, thị... Đoàn đã động
viên đoàn viên thanh niên tích cực tham gia qn du kích, tịng qn xây dựng lực lượng vũ trang, tham gia chiến
đấu, phá tề, trừ giam...


Sau khi Hiệp định sơ bộ 6-3 được ký kết, Đoàn Thanh niên Cứu quốc chấp hành chủ trương của Đảng, tranh thủ
thời gian hịa hỗn để củng cố, phát triển lực lượng, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ
đồng thời hết sức cảnh giác, ngăn chặn các âm mưu lật đổ, hành động khiêu khích, phá hoại của thực dân Pháp và
bọn phản động.


Ngày 12-7-1946, lực lượng công an xung phong phối hợp với các đội tự vệ thanh niên tiến công bọn nội phản ở số
nhà 132 phố Đuyvinhô và ở số 7 phố Ôn Như Hầu, chặn đứng được mưu đồ gây bạo loạn, lật đổ chính quyền cách
mạng của bọn Pháp và tay sai.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

được thành lập vào tháng 6-1946 đã xây dựng được 4 pháo đài ở Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, Đào Xuyên sẵn
sàng trong tư thế bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Ở Hải Phòng, Đội thanh niên xung phong được thành lập từ những ngày
đầu của chính quyền cách mạng, làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an, trấn áp bọn phản cách mạng. Với chức năng là
lực lượng an ninh đặc biệt, đội đã góp phần đắc lực trong nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước cách mạng, bảo vệ Nhân
dân. Trường huấn luyện thanh niên Tơ Hiệu của Hải Phịng đã kịp thời đào tạo được 2 khóa cán bộ với trên 200
học viên, cung cấp cán bộ kịp thời cho cuộc kháng chiến.


Đoàn viên, thanh niên trong cả nước sôi nổi luyện tập quân sự và tham gia các lực lượng vũ trang. ở Thanh Hóa,
mỗi làng đều có trung đội du kích và tự vệ. Đội “Thanh niên xung phong” ở thị xã được thành lập gồm 200 đoàn
viên, thanh niên. Chi đội chủ lực đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được thành lập với 1.500 chiến sĩ, mang tên Chi đội
Đinh Công Tráng, Đội tự vệ thị xã được thành lập vào đầu năm 1946. Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, hàng nghìn thanh
niên tham gia Vệ quốc đồn, tự vệ chiến đấu, cơng an xung phong... Ở Đà Nẵng, Hội An, thành lập được các phân
đội nữ giải phóng quân. Anh chị em đã tự sắm vũ khí và qun góp được 20.000 đồng ủng hộ Chính phủ mua sắm
vũ khí chuẩn bị kháng chiến.


Đến cuối năm 1946, đoàn viên và thanh niên chiếm trên 90% trong số 8 vạn chiến sĩ trong quân đội thường trực và
1 triệu rưỡi chiến sĩ trong quân du kích, tự vệ chiến đấu. Tại Hà Nội, khơng khí chuẩn bị chiến đấu khẩn trương, sôi
động. Các đội thanh niên tự vệ gấp rút chuẩn bị trận địa, hầm, hào để đánh địch. Ý chí bảo vệ Hà Nội của thanh
niên được viết thành khẩu hiệu dán khắp nơi: “Thanh niên thành Hồng Diệu nguyện sống chết với Thủ đơ”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cứu quốc và phong trào thanh niên đã góp
phần tích cực trong sự nghiệp bảo vệ, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới, tích cực chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc. Qua hơn một năm hoạt động dưới chế độ mới, Đoàn Thanh
niên Cứu quốc đã phát triển rộng khắp. Hệ thống tổ chức Đoàn được kiện toàn từ cơ sở lên đến tỉnh, thành ở cả 3
miền. Đó là điều kiện rất quan trọng về chính trị và tổ chức để Đồn bước vào cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ
chống thực dân Pháp xâm lược.


<b>CHƯƠNG V</b>


<b>KIÊN CƯỜNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC, LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU ĐÁNH</b>
<b>NHANH THẮNG NHANH CỦA ĐỊCH</b>



Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Đảng triệu tập khẩn cấp Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở
rộng, họp trong 2 ngày 18 và 19-12-1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động tồn dân cầm vũ khí
đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.


Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến. Người nói: “<i>Chúng ta muốn hịa</i>
<i>bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết</i>
<i>tâm cướp nước ta lần nữa. Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không</i>
<i>chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào!... là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...”</i>
Đáp lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh
niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước.


Đêm 19-12-1946, cuộc chiến đấu của thanh niên và nhân dân nước ta nổ ra ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị
xã như: Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

cảm tử... tất cả hòa quyện thành bản anh hùng ca của nhân dân Hà Nội trong đêm đầu toàn quốc kháng chiến,
phản ánh ý chí sắt thép của tuổi trẻ Thủ đô: “Hà Nội mồ chôn giặc Pháp”, “Thề sống chết với Thủ đô”.


Sau những giờ phút hoảng loạn, giặc Pháp điên cuồng phản kích. Các đồn chiến xa dẫn đầu hàng nghìn lính bộ
binh lồng lộn chia làm nhiều ngả tiến đánh nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Quốc
phịng, Bộ tổng chỉ huy tự vệ chiến đấu, Nhà hát Lớn thành phố, nhà đấu xảo, nhà ga, cầu Long Biên và nhiều vị trí
khác. Cuộc chiến đấu giữa ta và giặc nổ ra khắp nơi. Đoàn viên, thanh niên trong lực lượng vũ trang đóng ở Hà Nội
cùng hàng vạn tuổi trẻ Thủ đô đã anh dũng đi đầu trong cuộc chiến đấu sống mái với quân thù, nêu tấm gương
sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập, tự do.


Tại Bắc Bộ phủ, một đại đội Vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ nêu quyết tâm “Chúng tơi cịn, Bắc Bộ phủ cịn”.
Các chiến sĩ đã anh dũng đẩy lùi nhiều đợt tấn công của 300 lính Pháp có 18 xe tăng yểm trợ, tiêu diệt 150 tên, đốt
cháy 4 xe tăng. Chiều ngày 20 - 12, nhiệm vụ bảo vệ của đại đội đã hồn thành. Theo lệnh của cấp trên, chính trị
viên Lê Gia Định cho bộ đội rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Một mình anh ở lại chốt giữ
vị trí. Quân địch mở các đợt tấn cơng mới. Lê Gia Định đã đập kíp bom vào một xe tăng địch tiêu diệt hàng


<b>chục lính Pháp và anh đã anh dũng hy sinh. Tổ quốc ghi công truy tặng anh, người cộng sản trẻ tuổi danh</b>
<b>hiệu cao quý: “Cảm tử quân số 1 của Thủ đô”.</b>


Ở Nhà hát Lớn thành phố, các chiến sĩ của một Trung đội Vệ quốc quân đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hầu
hết bị thương, khi sa vào tay giặc vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.


Ở Sở Bưu điện, 20 chiến sĩ tự vệ đã chiến đấu đến người cuối cùng bên Hồ Gươm để cản giặc tràn vào trung tâm
thành phố. ở Chợ Hôm, trung đội trưởng Trần Thành dũng cảm ôm bom ba càng lao vào xe tăng giặc chặn đường
tiến công của chúng.


Cùng với thanh niên trong các lực lượng vũ trang, hàng vạn phụ nữ, học sinh, sinh viên, thiếu niên Hà Nội đã tham
gia chiến đấu anh dũng. Tiểu đội cứu thương ở Giảng Võ gồm những cô gái trẻ làng hoa Ngọc Hà đã lần lượt hy
sinh trong khi làm nhiệm vụ. Học sinh Vũ Chí Thành là đội viên Đội cảm tử quân Hà Nội cùng nhiều bạn đã anh
dũng hy sinh trong đêm đầu kháng chiến.


Tháng 1 năm 1947, các đơn vị tự vệ chiến đấu và Vệ quốc quân trong Liên khu 1 được thống nhất tổ chức thành
Trung đồn liên khu I, sau đó được vinh dự mang tên Trung đồn Thủ đơ. Các lực lượng vũ trang chiến đấu ở các
cửa ô được hợp nhất thành Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52. Mỗi trung đoàn có trên dưới 2000 cán bộ, chiến sĩ
vốn là thanh niên công nhân, dân nghèo thành thị, nông dân ngoại thành, học sinh, sinh viên và một số thiếu niên...
Nhiệm vụ của các trung đoàn là chiến đấu tiêu hao sinh lực và giam chân địch trong lòng Hà Nội.


Ngày 6-1-1947, hàng nghìn quân Pháp với máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ, ồ ạt tấn công vào khu Giảng Võ - Ô
Chợ Dừa. Các chiến sĩ đại đội 2 thuộc tiểu doàn 56, chiến khu II Hà Nội chiến đấu anh dũng, ngoan cường mặc dù
lực lượng không cân sức. Tấm gương hy sinh của Tiểu đội trưởng Nguyễn Phúc Lai ôm bom ba càng lao vào diệt
xe tăng địch, chặn đường tiến quân của giặc, nêu tấm gương sáng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.


Trong những ngày đêm ác liệt, bộn bề công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến nhưng khi được tin Vũ Chí Thành hy
sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh liền viết thư chia buồn với bác sĩ Vũ Đình Tụng, cha của liệt sĩ với những lời cảm động
và đầy kích lệ: “Ngài biết rằng tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tơi. Tất
<i>cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tơi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và</i>


<i>anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống</i>
<i>nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt</i>
<i>Nam...”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái</i>
<i>tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nịi giống Việt Nam muôn đời về sau”.</i>


Ngày 7-2-1947, thực dân Pháp từ bốn hướng mở cuộc tổng tấn công vào trung tâm Thủ đơ. Những cánh qn xâm
lược hàng trăm tên có máy bay ném bom, xe tăng dọn đường, điên cuồng tiến vào các đường phố như Cầu Gỗ,
Hàng Nón, Hàng Thiếc, Hàng Lược, Hàng Đường, Chợ Đồng Xuân,v.v... Ba mươi sáu phố phường Hà Nội rền
vang tiếng súng. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra hết sức ác liệt. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm phi
thường của cảm tử quân Thủ đô đã làm quân thù phải kinh hồng. ở sườn phía Đơng và mặt trận phía Tây liên khu
I ta phản kích thắng lợi, kiên quyết khơng cho địch thực hiện âm mưu cắt đôi liên khu. Chiến sĩ Trần Đan được
đồng đội tặng danh hiệu “Vua lựu đạn”. Tay phải anh bị thương, tay trái còn lại vẫn phát huy uy lực của lựu đạn để
tiêu diệt nhiều địch. ở phố Hàng Nón, chiến sĩ Minh hai mắt bị mờ vì khói súng địch vẫn khơng rời trận địa, dùng tai
nghe tiếng động để đoán hướng giặc tới mà nổ súng tiêu diệt. ở chợ Đồng Xuân, anh công nhân Tưởng sau khi
bắn viên đạn cuối cùng đã dùng dao thái thịt quần nhau với lính lê dương làm 10 tên bỏ mạng. Nhiều em thiếu nhi
làm liên lạc, trinh sát cho các đơn vị bộ đội đã lập chiến công xuất sắc như em Lai, em Dương Văn Nội. Ngày
12-4-1947, Dương Văn Nội tham gia trận chống càn ở Làng Xấu Giá (Đan Phượng, Hà Tây). Dương Văn Nội giết được
3 tên Pháp và hy sinh anh dũng. Em là liệt sĩ thiếu niên đầu tiên được Chính phủ truy tặng Hn chương chiến
cơng hạng Hai.


Tinh thần chiến đấu ngoan cường, anh dũng của đội du kích Hồng Hà đã cản được giặc Pháp, bảo đảm an toàn
cho quân dân Liên khu I trở về hậu phương. Đội du kích Hồng Hà có 15 chiến sĩ trẻ do đảng viên Nguyễn Ngọc Nại
chỉ huy. Suốt 60 ngày đêm khói lửa, tiểu đội ln giữ vững con đường huyết mạch nối liền liên khu I với vùng tự do.
Sáng 18-2-1947, nhận nhiệm vụ bảo vệ Trung đồn Thủ đơ rút qn, Đội du kích Hồng Hà đã chiến đấu ngoan
cường, đánh lạc hướng địch, tiêu diệt 17 tên. Lúc hết đạn, chỉ còn một quả lựu đạn duy nhất, Nguyễn Ngọc Nại
chờ cho địch đến gần rồi cho nổ để khi anh hy sinh còn diệt thêm mấy tên địch nữa. Anh đã hy sinh vô cùng anh
dũng.



Sau gần hai tháng đánh giặc hết sức oanh liệt, quân dân và thanh niên Thủ đô đã tiêu diệt hơn 2000 tên địch với
200 trận chiến đấu, phá huỷ trên 100 xe quân sự trong đó 22 xe tăng, xe bọc thép. Bắn rơi và phá huỷ 5 máy bay,
bắn chìm 5 ca nơ. Qn và dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn âm mưu và kế hoạch của thực dân Pháp định “đánh
úp” các cơ quan đầu não của Nhà nước Cách mạng, bóp chết lực lượng vũ trang non trẻ của ta, kìm giữ giam chân
địch suốt 60 ngày đêm tại chiến trường Hà Nội, góp phần tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị và tổ chức cuộc kháng
chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.


Khắp các tỉnh, thành trong cả nước đều nhất tề đứng lên chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước. ở Nam Định, lực
lượng thanh niên thành phố vinh dự nổ phát súng đầu tiên vào trại lính Tarơ, mở đầu cuộc kháng chiến của qn
dân trong tỉnh, 800 lính Pháp bị vây chặt trong thành phố 90 ngày đêm, 400 tên bị tiêu diệt. Tại Bắc Ninh, Bắc
Giang, 2 đại đội Pháp bỏ mạng trước sức tiến cơng của lực lượng du kích, tự vệ. Tại Hải Dương, Hòn Gai, một số
đơn vị lẻ của quân Pháp bị tiêu diệt. Tại Vinh, bọn Pháp phải đầu hàng. Tại Huế, cuộc chiến đấu quyết liệt kéo dài
hơn một tháng, ta tiêu diệt 400 tên Pháp. Tại Đà Nẵng, 10.000 quân giặc bị vây hãm trong thành phố 3 tháng, 300
lính Pháp bị tiêu diệt. Quân dân Đà Nẵng phá huỷ nhiều xe tăng, đốt phá các kho bom, xăng... Các chiến sĩ Ngô
Văn Minh, Trần Đức, Ngô Hiệp... mưu trí, táo bạo đã tiêu diệt hàng chục giặc Pháp. Tuổi trẻ Quảng Nam - Đà Nẵng
đã góp phần xứng đáng vào phần thưởng cao quý mà đồng chí Phạm Văn Đồng, thay mặt Trung ương Đảng và
Chính phủ trao tặng mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng lá cờ vẻ vang anh dũng bảo vệ Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

đoàn. những trận đánh bất ngờ cùng những hoạt động du kích của quân dân khu 4 đã buộc địch phải rút hết đồn
bốt đóng sâu trong vùng nông thôn.


Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của địch đã bị thất bại. Đồng thời với việc chuẩn bị mở những cuộc tấn cơng
mới, thực dân Pháp chủ trương bình định những vùng đã chiếm để thực hiện âm mưu thâm độc “dùng người Việt
đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đối với thanh niên, thực dân Pháp dùng thủ đoạn vừa mua
chuộc, lôi kéo, vừa đàn áp, khủng bố. Chúng còn thành lập ra các tổ chức thanh niên phản động để lôi kéo, ru ngủ,
chia rẽ thanh niên hòng làm cho họ lãng quên dân tộc, đất nước...


Với đường lối thanh vận đúng đắn, Đảng luôn tin tưởng ở tinh thần yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của
thanh niên. Tháng 4-1947, Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương để bàn về công tác vận động thanh niên
trong cuộc kháng chiến. Hội nghị chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiết thực của thanh niên trong thời kỳ này là tham gia bộ đội,


<i>dân quân để tác chiến... giúp đỡ việc tản cư, bình dân học vụ và tiểu học, đoàn kết các hạng thanh niên, động viên</i>
<i>thanh niên ra cứu nước”.</i>


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên và vạch ra những nhiệm vụ cụ thể để thanh
niên góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến như trong thư Người gửi thanh niên tháng 8-1947.


Sau hội nghị của Trung ương, ở các cấp bộ Đảng tại nhiều tỉnh, thành, xứ đã triệu tập các cuộc hội nghị để xác
định nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của thanh niên và kiện toàn, củng cố tổ chức Đoàn các cấp. Tại Việt Bắc,
tháng 8-1947, hội nghị cán bộ Đoàn các tỉnh Bắc Bộ được triệu tập. Tháng 11-1947, mở hội nghị cán bộ Đoàn các
tỉnh liên khu 4 và ở khu V. Mùa thu 1948, phân xứ ủy khu V tổ chức Hội nghị thanh niên để quán triệt chỉ thị của
Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên phục vụ cuộc kháng chiến. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú n đều có đại diện của Đồn tham dự. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng chí Phạm
Văn Đồng đã đến dự và huấn thị tại hội nghị. Hội nghị đánh dấu mốc quan trọng thúc đẩy phong trào thanh niên ở
khu V phát triển. Sau hội nghị, Liên khu ủy đã cử đồng chí Bùi Tấn Linh phụ trách cơng tác thanh vận và Bí thư
Đồn TNCS khu V.


Liên tục trong các năm 1947, 1948, 1949, các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng đều khẳng định tầm
quan trọng của công tác vận động thanh niên và nhắc nhở các cấp bộ Đảng phải tăng cường lãnh đạo Đoàn thanh
niên, giúp Đoàn củng cố tổ chức để tiến tới mở rộng và thống nhất phong trào thanh niên trong phạm vi cả nước.
Chỉ thị tháng 9-1947 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ nội dung: Công tác vận động thanh niên đều hướng theo mục
đích kháng chiến, kiến quốc. Động viên thanh niên phải tuân theo tính chất, năng lực của từng giới như thanh niên
lao động nằm trong công binh xưởng, tăng gia sản xuất để kháng chiến, thanh niên trí thức học tập và sáng tạo để
kháng chiến kiến quốc, thanh niên nơng thơn tham gia du kích, dân quân, xung phong giết giặc cứu nước Trung
ương đã kịp thời chỉ rõ cần khắc phục ngay khuyết điểm phát triển đoàn viên một cách ồ ạt theo kiểu “đánh trống
ghi tên” ở một số nơi.


Ngày 28-9-1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng "Về việc củng cố Thanh niên Cứu
quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên".


Chỉ thị nêu rõ: “Chủ trương của Trung ương là thống nhất mọi lực lượng Thanh niên vào một Mặt trận, Mặt trận ấy


<i>là Đoàn Thanh niên Việt Nam... Trong Đoàn Thanh niên Việt Nam, Thanh niên Cứu quốc phải là trụ cột và có một</i>
<i>hệ thống chắc chắn từ trên xuống dưới. Đảng sẽ nắm chắc lấy trụ cột ấy để dễ điều khiển các tổ chức khác và các</i>
<i>tầng lớp thanh niên rộng rãi trong nước...”</i>


Chỉ thị của Trung ương đã nêu nhiệm vụ cho các cấp bộ Đảng là phải củng cố thanh niên cứu quốc và phát triển
Đoàn thanh niên Việt Nam. “Đoàn TNCQ là đoàn thể tập hợp các thanh niên yêu nước, tích cực, cấp tiến, có tinh
<i>thần dân chủ rõ rệt. Thanh niên Cứu quốc khơng những chỉ gồm có thanh niên nơng dân mà phải bao gồm cả</i>
<i>thanh niên trí thức, tiểu tư sản. Củng cố TNCQ còn phải đặc biệt chú trọng củng cố các Ban Chấp hành...”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Nam trong các vùng công giáo. Ngay trong các vùng bị chiếm đóng, Đồn Thanh niên Việt Nam lợi dụng những
khả năng hợp pháp để xây dựng tổ chức qua các hội bóng, hội nhạc, nhóm học tập của thanh niên.


Về công tác tuyên truyền huấn luyện thanh niên, bản chỉ thị nêu rõ: Đoàn Thanh niên Việt Nam và Thanh niên Cứu
quốc phải ra ngay những tờ báo của mình để tuyên truyền, giáo dục, động viên đông đảo thanh niên hăng hái tham
gia kháng chiến, kiến quốc.


Bản chỉ thị trên của Ban Thường vụ Trung ương đã đặt cơ sở quan trọng về tổ chức và tư tưởng của công tác vận
động thanh niên, phù hợp với yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến.


Đặc biệt, Hội nghị Thanh vận của Đảng được triệu tập vào tháng 6-1949, tại căn cứ địa Việt Bắc, đánh dấu bước
chuyển biến rất quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng trước những địi hỏi mới của cơng cuộc
kháng chiến. Hội nghị do đồng chí Hồng Quốc Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trì. Sau Hội
nghị này, bộ máy công tác vận động thanh niên của Đảng và Đoàn Thanh niên Cứu quốc được kiện toàn. Ban
Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương được thành lập. Đồng chí Hồng Phương, phụ trách Thanh
niên Cứu quốc Trung ương được điều động trở lại quân đội. Đồng chí Nguyễn Lam được điều sang làm Trưởng
tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCQ Việt Nam.


Triển khai các nghị quyết thanh vận của Đảng, cấp bộ Đoàn các tỉnh, thành đã tổ chức, động viên thanh niên hăng
hái chiến đấu lập công trên khắp các chiến trường.



Ngay khi địch vừa nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn, học viên trường sĩ quan phối hợp với dân quân địa phương tiêu
diệt trên 80 tên. Tại Cao Bằng, một máy bay Pháp bị bắn rơi, tên quan năm Lampe, Phó tổng tham mưu trưởng
quân đội Pháp ở Đông Dương bị tan xác. Ở Lạng Sơn, 300 tên Pháp bị tiêu diệt tại đèo Bơng Lau. Trên dịng sơng
Lơ lịch sử, trận đánh địa lôi táo bạo của 10 chiến sĩ thanh niên tự vệ thị xã Tuyên Quang cùng pháo binh ta đã tiêu
diệt trên một đại đội lính Pháp, góp phần bẻ gãy cuộc hành quân của giặc từ Tuyên Quang lên Chiêm Hóa. Tấm
gương chiến đấu của chiến sĩ du kích Lý Việt Va với 17 viên đạn tiêu diệt được 17 tên địch đã mở đường cho đồng
đội rút lui. Anh hy sinh ngay trên mảnh đất quê hương và được Chính phủ truy tặng Huân chương kháng chiến.
Tại chiến trường Liên khu V, tiếng bom anh hùng Ngô Mây như hồi kèn xung trận giục giã thanh niên xung phong
giết giặc. Từ biệt mẹ già và vợ chưa cưới, Ngô Mây vào bộ đội. Anh xung phong nhận nhiệm vụ ơm bom lao vào
đội hình giặc, đánh đòn phủ đầu tạo điều kiện cho đơn vị tiêu diệt địch. Anh đã hy sinh oanh liệt.


Ở Hội An, ta đột nhập vào tận sào huyệt, bắt sống Hồ Ngạn Tỉnh trưởng bù nhìn khiến bọn Việt gian lo sợ. Những
đoàn viên trong đội biệt động Đà Nẵng đốt cháy 50 tấn xăng dầu của địch.


Hầu hết các tỉnh, thành phố đều thành lập các đội du kích của thanh, thiếu niên. ở Hà Nội, tiêu biểu là đội thiếu niên
tình báo Bát Sắt, được thành lập mùa thu năm 1947 tại căn cứ Nhị khê, gồm 20 đội viên “vệ út” do công an và
thanh niên quận VI tuyển chọn, huấn luyện. Ngày 10-10-1947, hai chiến sĩ cơng an trẻ tuổi Trần Bình và Đặng Đình
Kỳ bí mật đột nhập vào thành, bắn chết tên Việt gian khét tiếng Trương Đình Tri, Chủ tịch Hội đồng an dân Bắc
Việt. Nhận được tin này, từ chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch quyết định tặng các chiến sĩ Huân chương kháng chiến
hạng Nhất.


Đội thiếu niên du kích thành Huế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu niên du kích Đồng Tháp và các tổ
thiếu niên du kích ở Sài Gịn, Cần Thơ, Biên Hịa... đã làm cho địch thất điên, bát đảo. Với những chiến công xuất
sắc đánh địch ngay trong sào huyệt của chúng, Đội thiếu niên du kích thành Huế được Chính phủ và Bộ Tổng Tư
lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam biểu dương và tặng thưởng Huân chương quân công hạng Ba vào dịp kỷ niệm 5
năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (8-1950). Đây là phần thưởng cao quý đầu tiên cho các đơn vị du kích
chiến đấu trong lịng địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 1948, với mưu trí và lịng dũng cảm tuyệt vời, các chiến sĩ công an, biệt
động đội và tự vệ mật nội thành Hải Phòng đã phá hủy 2 đầu máy xe lửa ở ga Hải Phòng, giết chết 36 sĩ quan và


binh lính Pháp, trừng trị hàng chục tên Việt gian.


Ở Hà Nội, hàng nghìn đồn viên, thanh niên xung phong gia nhập dân quân du kích, thực hiện khẩu hiệu “Mỗi
thanh niên là một dân quân” ngày đêm bám đất, giữ làng, là lực lượng chủ lực phá tề, trừ gian. Lực lượng du kích
đã giáng cho địch nhiều đòn phủ đầu ở Cự Đà, Quảng Tó, Văn Điển, Sơn Tây,v.v...


Thực hiện chủ trương vừa đánh địch vừa tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, ở Nam Bộ, Xứ ủy chủ trương hình
thành mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi để tập hợp tất cả các tầng lớp, tổ chức thanh niên vì mục tiêu kháng
chiến, kiến quốc. Ngày 7-1-1947, Liên Đoàn Thanh niên Nam Bộ được thành lập. Tiếp đó ngày 25-5-1947, số sinh
viên tham gia kháng chiến tiến hành Đại hội thành lập chi hội sinh viên Nam Bộ thuộc Tổng hội sinh viên Việt Nam.
Các tổ chức này đều tham gia Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam và cử đại biểu tham gia ban Chấp hành Liên đoàn.
Để tăng cường củng cố Đoàn Thanh niên Cứu quốc - tổ chức trung kiên, nòng cốt của Mặt trận Thanh niên Nam
Bộ, ngày 4-7-1947, Hội nghị thành lập ban Chấp hành Xứ Đoàn TNCQ Nam Bộ được triệu tập. Các đại biểu tập
trung thảo luận về công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn từ cơ sở lên huyện, tỉnh, thành, Hội nghị đã bầu Ban
Chấp hành Xứ Đoàn TNCQ Nam Bộ đầu tiên do Phạm Văn Bính làm Bí thư. Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất quan
trọng đối với Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ. Từ nay, hệ thống tổ chức của Đoàn được thống nhất trong toàn
xứ để chỉ đạo phong trào thanh niên.


Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến và phong trào Đoàn trong giai đoạn mới, Đoàn TNCQ Nam Bộ tiến
hành Đại hội lần thứ nhất từ ngày 5 đến 8-12-1947 tại Đồng Tháp Mười. Tham dự Đại hội có 42 đại biểu chính thức
đại diện cho 237.789 đồn viên các tỉnh, thành Nam Bộ. Đại hội vinh dự được đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam
Bộ đến dự và phát biểu ý kiến nêu bật vai trò quan trọng của thanh niên trong công cuộc kháng chiến và chỉ rõ
nhiệm vụ của Đoàn và phong trào trách nhiệm trong sự nghiệp kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất
nước.


Đại hội phát động phong trào thi đua lập công với nội dung:


<i>- Quân sự hóa thanh niên (tòng quân, luyện tập quân sự, công tác dân quân).</i>


<i>-</i> <i>Xây</i> <i>dựng</i> <i>đời</i> <i>sống</i> <i>mới,</i> <i>xây</i> <i>dựng</i> <i>nông</i> <i>thôn</i> <i>mới.</i>



<i>-</i> <i>Tăng</i> <i>gia</i> <i>sản</i> <i>xuất</i> <i>lương</i> <i>thực.</i>


<i>- Tham gia cơng tác bình dân học vụ và công tác thiếu nhi.</i>


Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Xứ Đoàn gồm 27 ủy viên do Châu Quốc Tuấn làm Bí thư, Trần Bạch Đằng làm Phó
Bí thư.


Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, ngày 20-3-1947, đã tiến hành Đại hội Đoàn lần thứ 3 để động viên toàn bộ lực lượng
thanh niên tham gia kháng chiến. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn do Nguyễn Thanh Sơn làm Bí thư, Trần
Phát là Phó Bí thư. Ngày 25-7-1947 Đồn Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức đại hội. Cơng tác Đồn và phong trào
thanh niên ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được phát triển đều, rộng khắp. Trong các năm 1947-1948-1949, Đại hội
Đoàn toàn tỉnh vẫn được tiến hành thường kỳ trong điều kiện cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt. Tính đến cuối năm
1948, ở vùng tạm chiếm, tổ chức Đồn có 13.927 đồn viên, trong đó có 2.172 đồng chí tham gia Vệ quốc đoàn,
1.162 đoàn viên trong lực lượng vũ trang và 113 đoàn viên trong dân quân. Tỉnh Đoàn cùng các huyện Đoàn vùng
tạm chiến mở được 30 lớp huấn luyện cán bộ Đoàn cấp xã và đào tạo được 180 cán bộ Đoàn. Đoàn đưa thanh
niên quyết tử vào làm nịng cốt trong dân qn du kích. Hầu hết thanh niên trong tỉnh đều tham gia dân quân và
xung phong trong mọi công tác kháng chiến. Ở Duy Xuyên và Điện Bàn phong trào thanh niên phát triển vững chắc
hơn cả. Đặc biệt trong việc cứu đói ở Tây Bắc Hòa Vang trong chiến dịch hè 1949, hàng nghìn thanh niên xung
phong vượt núi đèo hiểm trở đưa hàng ngàn gánh gạo lên tận nơi để cứu giúp đồng bào. kết quả đã cứu được
hàng nghìn dân đang trong cảnh đói khổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

lượng vũ trang và 58.800 đoàn viên thanh niên cứu quốc. Đến cuối năm 1948, số đoàn viên đã tăng lên đến 60.001
người. Phong trào ghi tên tòng quân thu hút hàng ngàn thanh niên trong tỉnh. Trong 2 năm 1948-1949, Thanh Hóa
có 80.000 thanh niên tòng quân. Từ năm 1949 đến cuối năm 1950 có 8.000 đồn viên được tuyển lựa bổ sung bộ
đội chủ lực. Nhiều làng chiến đấu được xây dựng ở các huyện miền núi như Ngọc Lạc, Bá Thước. Nhân dân và
thanh niên Thanh Hóa vơ cùng phấn khởi khi được tận mắt chứng kiến chiến công của tổ công an nhân dân đã làm
nổ tung chiến hạm Amiô Danhvin của giặc Pháp ở biển Sầm Sơn.


Ở Nam Định, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn TNCQ lâm thời được thành lập tháng 9-1947. Đến tháng 10, Đại hội Đoàn


toàn tỉnh lần thứ nhất được triệu tập. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành do đồng chí Trần Việt Dung làm Bí thư. Cuối
năm 1947, tồn tỉnh có 23.593 đồn viên với các cơ sở Đoàn ở hầu khắp các vùng trong tỉnh. Đầu tháng 10-1947,
Đội Thiếu niên Tiền phong của tỉnh chính thức thành lập để thu hút các em vào phong trào yêu nước, đánh giặc.
Thanh, thiếu niên Nam Định đã nêu những tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đó là em Phạm Đỗ Hải, 13 tuổi, làm liên lạc cho “Trung đoàn 34 Tất Thắng”
(bộ đội địa phương Nam Định) trong khi đang làm nhiệm vụ thì em bị giặc bắt. Em nhanh chóng hủy hết tài liệu,
dẫn được 2 lính Pháp cùng trốn thốt khỏi trại về hàng Chính phủ Việt Nam. Được tin này, Bác Hồ đã gửi thư khen
ngợi, biểu dương Phạm Đỗ Hải.


Bốn anh em ruột con cụ Tạ Quang Yên đều hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ đã được Bác Hồ gửi thư khen
và gửi quà kỷ niệm đến cụ Tạ Quang Yên.


Ở Ninh Bình, đại đội 77 bộ đội địa phương tỉnh đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của Pháp tại xã Quang Soi huyện
Yên Mô vào ngày 27-10-1947, diệt 2 tên giặc lái. Lập thành tích chào mừng ngày sinh lần thứ 59 của Hồ Chủ tịch
(19-5-1949), 14.607 thanh niên Ninh Bình gia nhập Vệ quốc đoàn và 2840 thanh niên tham gia dân qn du kích.
Dân qn du kích góp tiền mua được 30 khẩu súng trường, 31.000 quả lựu đạn, 5.000 dao găm và 2735 mã tấu.
Tại Hải Phòng, tháng 9-1947, Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên liên tỉnh (Hải Phòng và Kiến An) được tổ chức.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đoàn liên tỉnh do Phạm Tân làm Bí thư. Đại hội nêu lên nhiệm vụ của thanh niên là
tích cực tham gia dân quân du kích, xây dựng làng chiến đấu. ở vùng tạm bị chiếm, thanh niên có nhiệm vụ xung
kích trong các hoạt động phục hồi, xây dựng cơ sở cách mạng, diệt tề, trừ gian...


Trong các năm 1948-1949, phong trào thanh niên cả nước có bước phát triển mới. Tổ chức Đồn được củng cố,
mở rộng. Tại Hà Nội, tồn thành có 94 cơ sở Đoàn với trên 3.000 đoàn viên, 4.000 thanh niên gia nhập dân quân
du kích.


Tháng 12-1949, Đại hội đại biểu Đoàn TNCQ liên khu 5 lần thứ nhất họp tại Hồi Thanh, Hồi Nhơn tỉnh Bình Định.
Đại hội đã kiểm điểm về cơng tác của Đồn và phong trào thanh niên trong liên khu, thảo luận về những nhiệm vụ
của thanh niên để góp phần tích cực nhất vào cơng cuộc giải phóng q hương. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành
Đoàn TNCQ liên khu V gồm 11 ủy viên, do Đống Ngạc làm Bí thư.



Trước và sau khi thành lập khu Đoàn, các Tỉnh Đoàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n là những Tỉnh
Đồn mạnh có phong trào thanh niên sơi nổi. Thanh niên hăng hái gia nhập bộ đội địa phương huyện, tỉnh và các
đơn vị chủ lực của Liên khu. Chỉ riêng trong đợt động viên mùa xuân 1949, có hơn 11.700 thanh niên xung phong
vào bộ đội. Khu Đoàn rất chú trọng đến công tác ở vùng địch tạm chiếm, thường xuyên cử cán bộ vào xây dựng cơ
sở giúp tổ chức Đồn ở Bắc Quảng Nam và hai tỉnh Khánh Hịa, Bình Thuận.


Trong hai năm 1948-1949, cả nước có 1.205.500 lượt đoàn viên và thanh niên gia nhập quân đội. Tại Huế, 100 học
sinh Trường quốc học trốn ra vùng giải phóng tham gia qn đội. Thơn Tri Khê (xã Hùng Thắng, Kiến An) có 319
thanh niên thì đã có 254 thanh niên tình nguyện đi bộ đội.


Hưởng ứng sắc lệnh nghĩa vụ quân sự của Chính phủ, cuối năm 1949, đã có 500.000 thanh niên các tỉnh miền Bắc
tình nguyện ghi tên ra nhập quân đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

tiên, Đại đoàn quân Tiên phong được thành lập. Tiếp đến, các Đại đoàn bộ binh 304, 312, 316, và Đại đoàn cơng
binh, pháo binh 351 lần lượt ra đời. Đó là sự trưởng thành của ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và
dân qn du kích...


Ngồi phong trào tòng quân, giết giặc, tham gia dân quân, du kích, ở vùng giải phóng Đồn động viên tuổi trẻ cả
nước tham gia mọi mặt công tác để xây dựng chế độ mới. Phong trào sản xuất tự túc được thanh niên hưởng ứng
mạnh mẽ và đã thu được những thành quả quan trọng. Đoàn tổ chức các đội thanh niên xung phong đi khai hoang,
phục hóa, làm thủy lợi, tăng diện tích trồng lúa và rau màu các loại, nhờ vậy, tự túc được về lương thực, thực
phẩm và các hàng hóa thơng dụng trong đời sống dân qn ở vùng giải phóng. ở khu 5, thanh niên đã góp phần
tích cực tăng diện tích trồng màu trong tồn Liên khu lên hơn hai lần kể từ 1945 đến 1950 đã tự trang trải được nhu
cầu lương thực và cịn có dự trữ.


Năm 1950, hàng triệu tấn lương thực được thu hoạch ở vùng giải phóng từ Liên khu IV trở ra.


Phong trào lao động sáng tạo của thanh niên công nhân trong các công binh xưởng, nhà máy, xí nghiệp ở nơi rừng
sâu, hang núi đã góp sức cùng tiền tuyến diệt thù.



Đoàn đã phát động trong thanh niên phong trào xóa nạn mù chữ, xây dựng cuộc sống mới ở vùng giải phóng. Đến
cuối năm 1950, có 7500 thôn trong 1500 xã ở 84 huyện thuộc 10 tỉnh phía Bắc đã thanh tốn xong nạn mù chữ.
Cuộc sống ở vùng tự do và vùng du kích ngày càng đổi mới. Các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trộm cắp giảm dần thay
vào đó là phong trào đời sống mới “vui, trẻ, khỏe” lành mạnh. ở Liên khu V có 120.000 người từ 8 tuổi trở lên thốt
nạn mù chữ, 20 vạn người theo học các lớp bổ túc văn hóa...


Trong những năm 1949 - 1950, phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, liên tục và
rộng khắp từ Nam chí Bắc nhằm chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống
khủng bố đàn áp, đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ...


Ngày 9-1-1950, Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Đồn học sinh Sài Gịn-Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn
2.000 học sinh, sinh viên các trường Pêtơruýt Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, các Trường
Đại học Y dược, Pháp lý, các trường chun nghiệp vơ tuyến điện, cơng chính, kỹ thuật, khoa học... cùng nhiều
giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gịn - Chợ Lớn biểu tình địi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và
trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt. Đồn biểu tình kéo đến Nha học chính và dinh thủ hiến bù nhìn đưa
yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương đã đàn áp dã man đồn biểu tình và giết hại anh Trần Văn Ơn, một tấm
gương dũng cảm tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý trí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên.


Thanh niên và nhân dân cả nước vô cùng căm phẫn và cực lực lên án cuộc tàn sát dã man học sinh, sinh viên Sài
Gòn - Chợ Lớn của giặc Pháp.


Ngày 12-1-1950, đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người trực tiếp đưa
tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng và 10 vạn người đứng trên các hè phố Sài Gịn tỏ tình đồn kết và ngưỡng mộ
tinh thần đấu tranh bất khuất của học sinh - sinh viên.


Suốt trong tháng 1-1950, cơng nhân Sài Gịn - Chợ Lớn đã tổ chức 22 cuộc đình cơng để ủng hộ phong trào đấu
tranh của sinh viên, học sinh.


Ở Hà Nội, hơn một vạn thanh niên học sinh, sinh viên và nhân dân đã tham dự lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn và tổ
chức nhiều cuộc bãi khóa lớn trongtồn thành phố.



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>"Ai</b></i> <i><b>chết</b></i> <i><b>vinh</b></i> <i><b>buồn</b></i> <i><b>chăng?</b></i>
<i><b>Ai sống nhục thẹn chăng?"</b></i>


Phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên đã có tiếng vang lớn trong cả nước và được sự ủng hộ,
hưởng ứng của các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới.


Đại hội Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2-1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm
Ngày truyền thống của học sinh, sinh viên.


Ngày 21-3-1950, Hội Liên hiệp sinh viên quốc tế đã gửi điện ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của học sinh, sinh
viên Việt Nam và gửi điện cho Thủ tướng Pháp phản đối việc dùng cảnh binh bắn giết và bắt bớ học sinh, sinh viên
Việt Nam.


Ngày 19-3-1950 cũng là một ngày lịch sử vẻ vang của thanh niên và nhân dân Sài Gòn. Ngày ấy, Mỹ đưa hai tàu
chiến đến cảng Sài Gòn để diễu võ dương oai nhưng bị 3000 thanh niên, học sinh, sinh viên và 500.000 nhân dân
Sài Gòn-Chợ Lớn bất chấp sự đàn áp của giặc, rầm rộ xuống đường biểu tình với cờ đỏ sao vàng và hô vang khẩu
hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đế quốc Mỹ cút đi”. Cùng với cuộc đấu tranh của nhân dân và tuổi trẻ Sài Gòn - Chợ
Lớn, bộ đội ta đã nã pháo vào tàu chiến Mỹ. Cuối cùng tàu chiến Mỹ phải rút khởi Sài Gòn ngay đêm hơm 19-3.
<b>Ngày 19-3 trở thành Ngày tồn quốc chống Mỹ của nhân dân ta.</b>


<b>CHƯƠNG VI</b>


<b>ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT. </b>


<b>TUỔI TRẺ THI ĐUA GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN TIẾN TỚI THẮNG LỢI LỊCH SỬ Ở ĐIỆN</b>
<b>BIÊN PHỦ</b>


Bước sang năm 1950, dưới ánh sáng các Nghị quyết về công tác thanh niên của Đảng, phong trào thanh niên phát
triển ngày càng vững chắc, tổ chức Đoàn lớn mạnh trong cả nước cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến.


Ở Nam Bộ, hệ thống tổ chức Đoàn đã được xây dựng từ cơ sở lên đến Xứ Đồn. Đầu năm 1950, tồn miền có
320.000 đồn viên. Đồn đã đạt nhiều thành tích trong cơng tác vận động thanh niên tòng quân, tham gia dân
quân, xây dựng đời sống mới và công tác thiếu nhi.


Tháng 1-1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ lần thứ 3 tiến hành tại xã Phiên Long Mỹ (Rạch Giá).
Đại hội đã ra Nghị quyết quan trọng về nhiệm vụ của thanh niên để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. Đó là các
Nghị quyết về:


<i>-</i> <i>Thanh</i> <i>niên</i> <i>với</i> <i>phong</i> <i>trào</i> <i>dân</i> <i>quân,</i>


<i>-</i> <i>Thanh</i> <i>niên</i> <i>với</i> <i>công</i> <i>tác</i> <i>địch</i> <i>ngụy</i> <i>vận,</i>


<i>-</i> <i>Thanh</i> <i>niên</i> <i>với</i> <i>vấn</i> <i>đề</i> <i>trừ</i> <i>gian,</i> <i>phòng</i> <i>gian,</i>


<i>- Thanh niên với việc xây dựng xã chiến đấu.</i>


Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 23 ủy viên do Trần Bạch Đằng làm Bí thư.


<b>Do yêu cầu của cuộc kháng chiến và thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về vấn</b>
<b>đề thống nhất phong trào thanh niên, thống nhất hệ thống tổ chức Đoàn trong cả nước, Đại hội Đại biểu</b>
<b>Đoàn Thanh niên Cứu quốc toàn quốc lần thứ nhất đã được triệu tập.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Hồng Quốc Việt trực tiếp chỉ đạo Đại hội.


Đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đồn trình bày trước Đại hội bản báo cáo chính trị nhan đề: “Chiến đấu
và xây dựng tương lai”.


Bản báo cáo đã đánh giá sự phát triển của Đoàn TNCQ từ năm 1941 đến năm 1950 đồng thời đề ra những nhiệm
vụ cấp bách của Đoàn nhằm thống nhất lực lượng thanh niên trong cả nước cùng với toàn dân đẩy mạnh công
cuộc kháng chiến cứu quốc mau đến thắng lợi.



Báo cáo chính trị đã dành một phần quan trọng đề cập đến những vấn đề có tính chất định hướng trước mắt và lâu
dài cho phong trào thanh niên như: Lý tưởng của thanh niên, nhiệm vụ của Đoàn, sự phát triển mới của Đồn,
cơng tác xây dựng và củng cố Đoàn,v.v... Báo cáo khẳng định: “Chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng lâu dài mà các thế
hệ thanh niên Việt Nam phải quyết tâm phấn đấu để thực hiện.


Nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực
tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quét sạch quân thù ra khỏi đất nước; xây dựng chế độ dân chủ
cộng hịa góp phần vào cơng cuộc bảo vệ hịa bình thế giới”.


Đại hội đã thơng qua báo cáo chính trị và Điều lệ Đồn. Điều lệ xác định rõ vai trị của Đồn là “Cánh tay và đội dự
trữ của Đảng, công tác dưới dự lãnh đạo trực tiếp của Đảng”.


<b>Đại hội Đoàn đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư</b>
<b>Đồn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.</b>


Sau 7 ngày làm việc, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ nhất đã thành công rực rỡ. Đại hội nêu cao quyết
tâm: “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Pháp xâm lược”.


Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của phong trào thanh niên Việt Nam dưới dự chăm sóc, lãnh đạo của Đảng
và Hồ Chủ tịch kính yêu.


Tiếp theo Đại hội Đoàn là Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam. Đại hội là sự biểu
hiện khối đoàn kết của toàn thể thanh niên Việt Nam trong mặt trận thanh niên vì mục tiêu kháng chiến thắng lợi.
Đại hội Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất vô cùng phấn khởi và vinh dự được Hồ Chủ tịch đến thăm khi
Người vừa đi cơng tác xa về. Người ân cần dặn dị thanh niên cả nước đồn kết, tích cực đóng góp vào cơng cuộc
kháng chiến và chăm sóc nhi đồng.


Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
làm Chủ tịch của Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam.



Đại hội nêu tấm gương dũng cảm của Thái Dũng, chiến sĩ trẻ của Đại Đoàn 308 đã chiến đấu trên 100 trận, tiêu
diệt được nhiều sinh lực địch để thanh niên cả nước noi theo.


Đại hội đã nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế với thanh niên Lào, Cạmpuchia và với Tổ chức Liên Đoàn thanh niên
Dân chủ thế giới mà Liên Đoàn thanh niên Việt Nam là thanh niên chính thức từ năm 1946.


Cơng cuộc kháng chiến càng phát triển thì vai trị của thanh niên càng to lớn. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến công tác vận động, giáo dục và rèn luyện thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

thanh niên tiến bộ, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế vơ sản, có đủ khả năng hồn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ của cách mạng.


Nghị quyết đề ra 4 nhiệm vụ trước mắt của công tác thanh vận là:


<i>1. Động viên thanh niên xung phong trong cơng cuộc kháng chiến, hồn thành công việc chuẩn bị chuyển sang</i>


<i>tổng</i> <i>phản</i> <i>công.</i>


<i>2. Kiên quyết xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, phát triển rộng rãi Mặt trận thanh niên.</i>
<i>3. Đem lại quyền lợi thiết thực cho thanh niên, đặc biệt chú trọng vấn đề học tập văn hóa và nghề nghiệp cho thanh</i>
<i>niên.</i>


<i>4. Giáo dục thiếu niên nhi đồng.</i>
*


* *


Thu-Đông năm 1950, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm khai
thông đường liên lạc giữa nước ta với hệ thống xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, thu hẹp


phạm vi chiếm đóng của địch, tiến tới giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.


Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, ngày 15-7-1950, Đảng - Đoàn thanh niên Trung ương
quyết định thành lập Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên để phục vụ Chiến dịch Biên Giới.
Đội gồm 225 đội viên, là những đồn viên thanh niên tích cực nhất được tuyển chọn từ các địa phương.


Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động viên sức người, sức của, phục vụ chiến dịch. Đảng bộ Liên khu đã huy
động được 121.700 thanh niên thuộc các dân tộc ở Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến với 1.716.000 ngày công.
Trong suốt thời gian chiến dịch, Hồ Chủ tịch đã ở sát mặt trận để cùng Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo bộ đội chiến
đấu.


Đêm 16-9-1950, bộ đội ta tiến công vào cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên Giới lịch sử. Sau 2 ngày đêm
chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt hồn tồn cứ điểm Đơng Khê. Ngay từ trận đầu của chiến dịch và trong suốt chiến
dịch, tuổi trẻ trong các lực lượng vũ trang, lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến đã nêu nhiều gương chiến đấu và
phục vụ chiến dấu dũng cảm tuyệt vời. Đó là chiến sĩ bộc phá, người đảng viên trẻ tuổi La Văn Cầu, nhờ đồng đội
dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương của mình rồi tiếp tục xơng lên phá công sự của giặc. Anh là lá cờ đầu
trong phong trào thi đua giết giặc lập công của thanh niên cả nước. Đó là Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình bịt
lỗ châu mai mở đường cho đơn vị xông lên diệt giặc. Chiến sĩ dân công Đinh Thị Dậu, nhiều lần xông lên dưới bom
đạn cứu thương binh. Chiến sĩ Lý Văn Mưu mới 17 tuổi đời, đánh trận đầu tiên ở Đông Khê, anh đã 20 lần cõng
thương binh, tử sĩ về hậu tuyến rồi lại xông lên chiến đấu, cùng đồng đội phá tan lô cốt địch.


Đội TNXP cơng tác Trung ương đã hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như vận chuyển vũ khí phục vụ
bộ đội chiến đấu, đưa thương binh về tuyến sau và thu dọn chiến trường. Đội đã nhanh chóng vận chuyển 8 tấn
đạn chiến lợi phẩm của mặt trận Đơng Khê về kho an tồn. Thành tích của đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên
phục vụ chiến dịch Biên giới đã được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tuyên dương trong buổi lễ mừng chiến thắng
tổ chức tại thị xã Cao Bằng.


Chiến thắng Biên Giới đã cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ cả nước xông lên giết giặc lập công.


Ở Trung du và đồng bằng miền Bắc, quân ta đã tiêu diệt và bức rút 44 vị trí, diệt 700 địch và buộc chúng phải rút


khỏi thị xã Hịa Bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

trang nội, ngoại thành Hà Nội đã liên tiếp tấn cơng các vị trí ở Tương Mai, Đại Yên, Trung Hòa, Dịch Vọng... tiêu
hao nhiều sinh lực địch.


Ở Bình Trị Thiên, quân ta đột nhập thị xã Quảng Trị, chống càn thắng lợi ở Quảng Bình, đánh giao thơng trên
đường Huế - Đà Nẵng...


Ở Liên khu V, quân ta diệt gần 1.000 tên địch. Chiến cơng của người đồn viên Trần Đích, tiểu đội trưởng du kích
xã Điện Ngọc (Điện Bàn - Quảng Nam) cùng đồng đội dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng địch đã mở đầu cách đánh
tăng bằng lựu đạn trên khắp chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Anh Trần Đích được tuyên dương tại Đại hội
Chiến sĩ thi đua Liên khu V tháng 3-1953.


Ở Nam Bộ, ta diệt hàng ngàn tên địch và phá trên 40 tháp canh.


Biết bao tấm gương chiến đấu ngoan cường, đầy mưu trí, anh dũng của thanh niên trong cả nước vì sự nghiệp
kháng chiến thắng lợi, đất nước được giải phóng.


Tháng 5-1950, ở Bà Rịa (Nam Bộ) và ở tỉnh Hưng Yên, có 2 nữ chiến sĩ công an nhân dân đã dũng cảm trừ gian,
giệt tề để bảo vệ cơ sở, phát triển phong trào cách mạng. Cả 2 chị đều anh dũng hy sinh và đều được Đảng và
Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Đó là Võ Thị Sáu, người con gái đất đỏ, đội viên công an xung phong. Căm thù giặc Pháp và bè lũ tay sai, chị dũng
cảm, lập nhiều chiến công diệt trừ ác ôn, bảo vệ cơ sở. Trong khi thi hành nhiệm vụ diệt 2 tên ác ôn khét tiếng man
rợ, chị bị sa vào tay giặc. Bị giặc tra khảo dã man, chết đi sống lại nhiều lần nhưng Võ Thị Sáu vẫn một mực không
khai báo. Chị trả lời hiên ngang với kẻ thù: “u nước mình, chống lại thực dân khơng phải là tội”. Trước giờ hy
sinh, Võ Thị Sáu từ chối rửa tội, từ chối bịt mắt, bình tĩnh hiên ngang cất giọng hát bài “Tiến quân ca”. Chị Võ Thị
Sáu bị thực dân Pháp xử bắn ở Côn Đảo mờ sáng ngày 23 tháng 2 năm 1952.


Ngày 15-1-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 77/SL truy tặng liệt sĩ Bùi Thị Cúc, cán bộ công an xung


phong tỉnh Hưng Yên, Huân chương Độc lập hạng Ba và tặng chị sáu chữ vàng: “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Nhận nhiệm vụ tiêu diệt 2 anh em tên Doãn Nhi và Dỗn Tín, là 2 tên chỉ huy bốt Cảnh Lâm, khét tiếng gian ác, có
nhiều nợ máu với nhân dân và cách mạng, ngày 12-5-1950, nhờ sự mưu trí, khơn khéo và kiên quyết, chị Bùi Thị
Cúc cùng đồng đội hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt tên Nhi. Trên đường về căn cứ, chị bị giặc bắt. Suốt 3 ngày địch
đánh đập, tra tấn chị rất dã man nhưng chúng vẫn khơng khai thác được điều gì. Ngày 15-5-1950, tên Tín mang chị
ra trói ở cọc giữa chợ huyện, dùng mọi nhục hình tra tấn và bắt nhân dân phải chứng kiến hòng lung lạc tinh thần
của chị và đồng bào. Nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chị cố gắng nói với đồng bào:
<i>“Bà con đừng sợ! Bọn giặc dù gian ác đến mấy cũng không thể chiến thắng được chúng ta. Kháng chiến nhất định</i>
<i>thắng lợi! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Chị hy sinh lúc tròn 20 tuổi.</i>


Tấm gương trung kiên, bất khuất của đội viên thiếu niên Phạm Ngọc Đa sống mãi với truyền thống của tuổi trẻ Việt
Nam. Phạm Ngọc Đa quê ở xã Bạch Đằng, Tiên Lãng (Kiến An) mồ côi cha mẹ, Đa phải đi ở để kiếm sống. Căm
thù giặc Pháp, Đa tham gia công tác kháng chiến, làm quân báo cho du kích xã. Đội của em được giao nhiệm vụ
đào hầm bí mật để che giấu cán bộ, du kích. Trong một trận vây càn của địch, ngay hôm đầu tiên chúng đã phát
hiện được hầm của Đa. Địch bắt và trói Đa trên một tấm phản tra tấn rất dã man, bắt Đa chỉ các hầm bí mật. Đa nói
lớn vào mặt kẻ thù cốt để các anh chị ẩn nấp xung quanh đấy yên tâm: <i>“Đúng, tao biết nhiều hầm nhưng không</i>
<i>phải là để khai ra với chúng mày!” Tên quan ba Pháp nổi tiếng tàn ác cầm dao chặt lìa một cánh tay của Đa. Trong</i>
đau đớn, em vẫn giữ khí tiết. Địch lấy dao cắt từng khoảng đùi của em nhưng em vẫn không hề khuất phục cho
đến lúc hy sinh. Để ghi nhớ công lao và sự hy sinh anh dũng của người đội viên thiếu niên, Nhà nước đã truy tặng
liệt sĩ Phạm Ngọc Đa danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Chúng bảo Đơng bước qua ảnh Bác Hồ thì sẽ được tha. Trần Đông bước đến cạnh ảnh Bác Hồ, quỳ xuống cầm
tấm ảnh nâng đặt lên đầu, đi thẳng đến cột bắn và hơ to: “Hồ Chí Minh mn năm! Việt Nam Dân Chủ Cộng hịa
<i>mn năm!”</i>


Trần Văn Chng - tiêu biểu cho tấm gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của tuổi trẻ Hà Nam. Anh Chuông
quê ở Bình Lục (Hà Nam) là đồn viên thanh niên Cứu quốc, du kích xã. Tám lần anh xung phong tịng qn nhân
đều bị loại vì khơng đủ sức khỏe. Đến năm 1948 anh mới được nhập ngũ. Do có nhiều sáng kiến đánh bom, mìn
nên đồng đội tặng anh danh hiệu: “Vua mìn”. Kinh nghiệm đánh bom, mìn của anh được phổ biến rộng rãi trong
toàn Liên khu III. Anh đã đánh giặc trên 200 trận, diệt 392 tên, làm bị thương 99 tên, bắt sống 19 tên, phá hủy 53 xe


vận tải, 4 xe tăng. năm 1952, anh được bầu là Chiến sĩ thi đua của tỉnh Hà Nam, 1953 là Chiến sĩ thi đua của Liên
khu III và được tặng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất. Trần Văn Chuông đã anh dũng hy sinh trong khi chỉ huy
đánh tàu chiến địch trên sông Hồng vào ngày 22-2-1954. Anh được Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng quân
đội và Huân chương Quân công hạng Nhất.


Ở Liên khu V, Anh hùng Bùi Chất, Đội trưởng đội công binh Hải Vân và các Chiến sĩ thi đua Nguyễn Thị Dung
(chiến sĩ địch vận thị xã Hội An), ba em thiếu niên đều là Chiến sĩ thi đua Võ Lanh, Nguyễn Toản, Nguyễn
Cương,v.v... là những điển hình trong biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường vì sự thắng lợi của công cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.


Sau chiến thắng Biên Giới và các chiến trường phối hợp, thế và lực của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của
ta ngày càng phát triển. Quân dân ta ngày càng đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Trong
không khí ấy, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng đã họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại vùng căn
cứ Việt Bắc. Đại hội đã quyết định 2 vấn đề hệ trọng đối với toàn Đảng và toàn dân ta:


<i>1-</i> <i>Đưa</i> <i>cuộc</i> <i>kháng</i> <i>chiến</i> <i>đến</i> <i>thắng</i> <i>lợi</i> <i>hoàn</i> <i>toàn.</i>


<i>2- Tổ chức Đảng Lao Động Việt Nam.</i>


Đại hội đã định ra những chính sách và biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Một trong những chính sách,
biện pháp quan trọng là xây dựng lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng.


Đoàn đại biểu của Tiểu ban Thanh vận Trung ương đã trình bày trước Đại hội bản tham luận quan trọng về nội
dung, phương hướng tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc và cơng tác vận động thanh niên trong tình hình mới để
góp phần cùng tồn Đảng, tồn dân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.


Bản báo cáo đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn và phong trào thanh niên:


<i>1- Đẩy mạnh công tác vận động thanh niên ở vùng địch tạm chiếm.</i>
<i>2- Xây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành tổ chức trung kiên.</i>


<i>3- Tăng cường công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng.</i>


Toàn thể nhân dân và tuổi trẻ cả nước vô cùng phấn khởi, tin tưởng ở đường lối kháng chiến mà Đại hội Đảng
quyết định, ra sức đóng góp sức lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.


Đoàn Thanh niên Cứu quốc động viên đoàn viên, thanh niên trong cả nước đẩy mạnh các phong trào tịng qn,
giết giặc lập cơng; phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; phong trào đi dân công, thanh niên xung
phong, phục vụ tiền tuyến; phong trào đấu tranh chống địch bắt lính và đấu tranh của thanh niên trong các vùng bị
tạm chiếm; phong trào xóa nạn mù chữ và xây dựng đời sống mới ở các vùng tự do; phong trào thiếu nhi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Hầu hết đoàn viên, thanh niên vùng tranh chấp và vùng tự do tham gia lực lượng dân qn du kích, cơng an xung
phong. ở Nam Bộ, năm 1952 có 32.762 lượt thanh niên tịng qn, trong số đó có 10.322 đồn viên tham gia bộ đội
chủ lực. ở Hải Phòng, phong trào tòng quân giết giặc sôi nổi trong các quận, huyện. Huyện Thủy Nguyên có 2427
đồn viên thanh niên, huyện Tiên Lãng có trên 4.000 đồn viên thanh niên và quận Ngơ Quyền có 917 đồn viên
thanh niên tịng qn. ở Quảng Nam - Đà Nẵng, riêng trong năm 1952 có hơn 28.000 đồn viên thanh niên tình
nguyện nhập ngũ.


Để trang bị cho thanh niên những hiểu biết về quân sự, nhiều cấp bộ Đoàn ở Liên khu IV, khu V, Nam Bộ , Liên khu
Việt Bắc đã tổ chức các lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, gây thành phong trào luyện tập
quân sự sôi nổi trong tuổi trẻ. Riêng Liên khu Việt Bắc mở 258 lớp huấn luyện qn sự cho 16.741 đồn viên,
thanh niên, 9 khóa quân sự cho học sinh.


Từ cuối tháng 12-1950 đến tháng 5-1951, ta đã xây dựng thêm ba đại đoàn bộ binh, 1 đại đồn pháo binh, cơng
binh và 2 trung đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Cuối năm 1952 lập thêm một đại đồn ở Bình Trị Thiên. Lúc này,
ta đã có 6 đại đồn bộ binh chủ lực, một đại đồn cơng binh và pháo binh; mỗi liên khu có 2 trung đồn chủ lực,
Nam Bộ có 4 trung đồn chủ lực.


Để tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong quân đội, theo chủ trương của Đảng, hệ thống tổ chức
Đoàn trong quân đội được xây dựng. Ngày 2-8-1952, chi đoàn thanh niên cứu quốc đầu tiên trong quân đội được
thành lập tại Trung đoàn 246.



Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang, của chiến tranh nhân dân là điều kiện tiên quyết để quân dân ta liên tục tiến
công kẻ thù, giành được nhiều thắng lợi to lớn ở các mặt trận Nam Bộ, Khu V, Hịa Bình và Tây Bắc... Ta đã tiêu
diệt được nhiều sinh lực địch, vùng giải phóng của ta được mở rộng không ngừng.


Tấm gương chiến đấu dũng cảm của tiểu đội trưởng, người đảng viên trẻ Cù Chính Lan, một mình dùng lựu đạn
diệt xe tăng địch tạo điều kiện cho đơn vị tiêu diệt giặc trong chiến dịch Hịa Bình được nêu gương học tập trong
tồn qn.


Phong trào chống địch bắt lính thực chất là một cuộc đấu tranh công khai, quyết liệt đối mặt với kẻ thù của thanh
niên và nhân dân ta. ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Mỹ Tho, quần chúng dùng nhiều hình thức đấu tranh
để giải thốt cho hàng nghìn thanh niên. ở Quảng Nam - Đà Nẵng, trong 6 tháng, địch bắt được 1862 thanh niên thì
đồng bào, thanh niên đã đấu tranh giành lại và giúp anh em bỏ trốn khỏi trại được 1.146 người.


Ngày 3-5-1953, 6.000 nhân dân thị xã Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) biểu tình trước nhà tên Tỉnh trưởng bù nhìn,
phản đối giặc Pháp và bọn tay sai bắt thanh niên đi lính. Sau đó một tuần, ngày 10-4, 1.600 thanh niên bị bắt đi lính
tập trung ở trại Suối Dầu nổi dậy đấu tranh đòi giải ngũ. ở Hải Phòng 3.000 quần chúng (trong đó có tới 600 trẻ em)
ở xã Ngọc Hải, Đồ Sơn đã quyết liệt, dũng cảm, đấu tranh với địch suốt 3 ngày, buộc chúng phải nhượng bộ thả
hết 200 thanh niên.


Tại Hà Nội, cuộc đấu tranh chống bắt lính diễn ra liên tục, dưới nhiều hình thức phong phú. Tiêu biểu là cuộc đấu
tranh của học sinh Hà Nội bị bắt đi học lớp đào tạo sĩ quan ở Nam Định, Thủ Đức, học trường quân sự Bắc Ninh
cuối năm 1951.


Phong trào đấu tranh chống bắt lính của thanh niên, học sinh, sinh viên được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân.
Qua đấu tranh, cơ sở Đoàn trong học sinh, sinh viên dần dần được củng cố và phát triển. Đến cuối năm 1952
Thành Đoàn phát triển được hơn 100 đoàn viên thanh niên Cứu quốc trong học sinh, sinh viên Hà Nội.


Từ cuối năm 1951 đến đầu năm 1952, ở miền Bắc có 400.000 gia đình tham gia đấu tranh chống bắt lính, 18.638
ngụy binh địi giải ngũ, hàng vạn lính ngụy ra hàng hoặc bỏ trốn về với gia đình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Phong trào sản xuất nông nghiệp trở thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ và rộng khắp. Đoàn viên thanh
niên ở nông thôn nêu cao tinh thần yêu nước, khắc phục khó khăn để sản xuất. Đồn viên, thanh niên ở các cơ
quan, bộ đội, xí nghiệp, trường học đều hăng hái tham gia sản xuất lương thực, thực phẩm. Phong trào sản xuất
tập thể của nông dân ở vùng tự do và vùng du kích như tổ đổi cơng, tổ vần công được phát triển. Công nhân cung
cấp cho nông dân hàng vạn lưỡi cày, lưỡi cuốc và tổ chức những tổ lưu động đi sửa chữa dụng cụ cho nơng dân.
Ở vùng sau lưng địch, đồn viên thanh niên đi đầu trong đấu tranh chống địch để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Các
cuộc đấu tranh chính trị chống giặc bắn đại bác ra đồng, cho xe lội nước quần nát lúa, đòi bồi thường thiệt hại về
người và của liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Đoàn thanh niên có phong trào “Lúa xanh quanh vành đai trắng”, thanh
niên dũng cảm cày cấy, gặt hái ngay trong tầm pháo đạn của địch.


Kết quả về sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng căn cứ du kích năm 1953, chỉ tính từ liên khu IV trở ra đạt 2
triệu 758 nghìn tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu. Liên khu V sản xuất cung cấp lương thực cho 2,5 triệu người và
còn dành một phần tiếp tế cho cực nam Trung Bộ.


Trong ngành quân giới và qn y, đồn viên thanh niên đã có nhiều sáng kiến về tăng năng suất và giải quyết khó
khăn về kỹ thuật, nguyên liệu, vật liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất vũ khí và thuốc men. Tiêu biểu cho tinh thần
say mê nghiên cứu, chế tạo thuốc chống bệnh sốt rét rừng là dược sĩ trẻ Lê Quang Tồn. Cơng trình của anh được
Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động và danh hiệu Chiến sĩ thi đua tồn quốc.


Trong ngành cơng nghiệp, đồn viên, thanh niên dấy lên phong trào thi đua học tập tấm gương lao động quên mình
phục vụ kháng chiến của người thợ trẻ Cao Viết Bảo.


Phong trào thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang sôi nổi rộng khắp. Ngày 12-4-1952, Quân uỷ Trung ương
và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị thi đua trong các lực lượng vũ trang, 50 chiến sĩ trẻ của quân đội được tặng
danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.


Ngày 21-2-1952, tại Việt Bắc, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị chiến sĩ thi đua đội TNXP công tác Trung ương.
Hội nghị tuyên dương 200 cá nhân gương mẫu ở các phân đội, 27 chiến sĩ thi đua cấp liên phân đội và 7 chiến sĩ
thi đua toàn đội. Vũ Viết Thân và Phạm Thị Thành được bầu đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân và toàn quốc.


Ngày 20-3-1951, Hồ Chủ tịch đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong (Liên phân đội 312) đang làm nhiệm vụ tại
NàCù (Bắc Cạn). Người rất vui khi được nghe báo cáo về tinh thần vượt khó khăn gian khổ để phục vụ kháng
chiến của các đội viên thanh niên xung phong và đọc tặng các đội viên thanh niên xung phong 4 câu thơ đầy ý
nghĩa:


<i>"Khơng</i> <i>có</i> <i>việc</i> <i>gì</i> <i>khó</i>


<i>Chỉ</i> <i>sợ</i> <i>lịng</i> <i>khơng</i> <i>bền</i>


<i>Đào</i> <i>núi</i> <i>và</i> <i>lấp</i> <i>biển</i>


<i>Quyết chí ắt làm nên"</i>


Làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch, Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương hăng hái phục vụ chiến đấu,
đạt được nhiều thành tích qua các chiến dịch Biên Giới, Trung Du, Hồng Hoa Thám, Hịa Bình, Tây Bắc và giữ
vững mạch máu giao thông trong chiến khu Việt Bắc, Đội được Chính phủ tặng thưởng: Hai Huân chương Kháng
chiến hạng Nhất, 30 Huân chương Chiến sĩ hạng Ba. Hàng trăm đội viên TNXP được tặng thưởng huân chương
các loại, hàng nghìn đội viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và cá nhân gương mẫu,v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc mục đích và nội dung của phong trào thi
đua yêu nước và chỉ rõ thi đua là đoàn kết, là yêu nước một cách thiết tha và tích cực, là giành độc lập tự do, góp
phần giữ gìn hịa bình, dân chủ thế giới, là cải tạo con người. Người căn dặn các cán bộ và chiến sĩ phát huy hơn
nữa tinh thần gương mẫu, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi khẩu hiệu <i>“Người</i>
<i>người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”.</i>


Đại hội đã tôn vinh ba Anh hùng lao động Ngơ Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hồng Hanh và 4 Anh hùng quân đội Cù
Chính Lan (truy tặng), La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Quốc Trị cùng các chiến sĩ tiêu biểu như Cao Viết Bảo,
Giáp Văn Khương, Vũ Viết Thân, Phạm Thị Thành,v.v... đó là bảy anh hùng đầu tiên của nước ta tiêu biểu cho
phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ và nhân dân ta.



Những thắng lợi của cuộc kháng chiến về chính trị, quân sự, kinh tế... tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác văn hóa,
giáo dục phát triển nhanh chóng và vững chắc.


Từ Cách mạng Tháng Tám đến năm 1950 đã có 14 triệu người thốt nạn mù chữ. Từ năm 1950 đến tháng 9-1953,
có 10.450 lớp bổ túc văn hóa gồm 335.946 học viên. Một số trường phổ thông lao động ở Trung ương và các tỉnh
được thành lập, thu hút 1.467 cán bộ công, nông, binh và chiến sĩ thi đua theo học. Các trường phổ thông được
mở ở vùng giải phóng. Ngay trong những năm kháng chiến đầy gian khổ và khó khăn, Trung ương Đảng, Chính
phủ và Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến việc đào tạo nhân tài và đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa, khoa học kỹ
thuật cao; Người đã ra chỉ thị hình thành các trường đại học trong vùng giải phóng và chăm sóc chu đáo cũng như
tạo điều kiện cho lớp trí thức trẻ học tập, rèn luyện. Từ năm 1951 đến năm 1953 có 7.000 cán bộ kỹ thuật được
đào tạo. Đến năm 1954 đã có 3400 học sinh được đưa đi học ở nước ngoài.


Ra đời trong những năm 50, báo chí của Đồn TNCQ và Liên đồn TNVN đã góp phần tích cực vào cơng tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên. Các tờ Tiền Phong, Xung Phong, Sức Trẻ, Thanh niên Việt Nam, Thanh
niên Cứu quốc luôn là người bạn đồng hành của thanh niên trong những ngày kháng chiến gian khổ, ác liệt mà lạc
quan, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng. Báo chí của Đồn và Liên Đồn thanh niên Việt Nam đã giúp cho đông đảo
bạn trẻ đến với lý tưởng cách mạng, nâng cao lịng tự tơn, tự hào dân tộc để sẵn sàng chiến đấu, hy sinh. Trên các
trang báo thường xuyên nêu lên những tấm gương chiến đấu ngoan cường, hy sinh oanh liệt của biết bao thanh
niên khắp các miền Tổ quốc, những điển hình cá nhân và tập thể gương mẫu trong lao động sản xuất, trong dân
công, thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến...


Thời kỳ này, nhiều cuốn sách giới thiệu về những tấm gương chiến đấu, lao động của thanh niên Liên Xơ, kinh
nghiệm cơng tác vận động thanh niên của Đồn thanh niên Cộng sản Lê nin cùng nhiều tác phẩm văn học Xô viết
đã được phát hành rộng rãi ở vùng tự do và vùng tạm bị giặc chiếm.


Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ngày càng có tiếng vang trên trường
quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào yêu chuộng hịa bình
trên thế giới. Đặc biệt từ năm 1950, việc Chính phủ Liên Xơ và các nước dân chủ nhân dân lần lượt chính thức
cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta là một thắng lợi to lớn về chính trị đối với cơng cuộc kháng
chiến của nhân dân ta. Đoàn thường xuyên giáo dục tinh thần quốc tế vơ sản cho thanh niên tích cực phối hợp với


tuổi trẻ Xô viết và thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ nhân dân, với thanh niên và nhân dân
Pháp yêu chuộng hịa bình, chống cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.


Tại các Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba, các đoàn đại biểu thanh
niên Việt Nam đã tích cực góp phần làm cho tuổi trẻ thế giới hiểu được cuộc chiến đấu giải phóng đất nước của
thanh niên và nhân dân Việt Nam. Tham dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ ba tổ chức ở
Béclin (Cộng hòa Dân chủ Đức) từ ngày 5 đến ngày 20-8-1951, đoàn Việt Nam có 30 thanh niên tiêu biểu trong đó
có 2 anh hùng quân đội là anh La Văn Cầu và Nguyễn Thị Chiên. La Văn Cầu thay mặt đoàn viên Việt Nam tham
gia Uỷ ban điều hành Đại hội. Trong các cuộc mít tinh, hội thảo Đồn Việt Nam ln được mời tham gia Chủ tịch
đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>bị đói khổ, tù đày, những công nhân chúng tôi đã thề khơng chịu mang khí giới xuống tàu cho Pháp để chở sang</i>
<i>Đông Dương. Chúng tôi xin hứa với các bạn Việt Nam rằng từ nay về sau chúng tôi cũng sẽ cương quyết giữ mãi</i>
<i>lời thề ấy như chúng tôi đã giữ đúng hơn hai năm nay”.</i>


Đoàn đã gặp gỡ, trao đổi, cám ơn các bạn bè đã chí tình ủng hộ cuộc chiến đấu của thanh niên và nhân dân Việt
Nam. Đặc biệt, Đoàn đã gặp đoàn đại biểu thanh niên Pháp, cám ơn các chiến sĩ bảo vệ hịa bình Pháp đã đấu
tranh phản đối Chính phủ phản động Pháp xâm lược Việt Nam như anh hùng Hăng-ri Mác-tanh. Đồn đã gặp và
cám ơn chị Ray-mơng-Đien, một chiến sĩ hịa bình xuất xuất sắc đã anh hùng nằm ngang đường xe lửa để ngăn
cản một chuyến xe chở vũ khí sang Việt Nam... Tháng 7-1953, tại Bucarest (Thủ đơ Rumani), Đồn đại biểu thanh
niên Việt Nam do các đồng chí Vũ Quang và Nguyễn Khánh dẫn đầu, tham dự Đại hội thanh niên và sinh viên thế
giới lần thứ tư. Tại Đại hội, Đoàn đại biểu Thanh niên Pháp do chị Môrixét Vanhôtơ (Mauricette Van Hautte) dẫn
đầu đã long trọng trao tặng Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam một tặng phẩm vơ giá, đó là bức ảnh Nguyễn Ái
Quốc tại Đại hội Tours năm 1920 được phóng to. Đồng chí Vũ Quang đem bức ảnh về báo cáo với Hồ Chủ tịch.
Người rất vui khi thấy lại bức ảnh chụp cách đó trên 30 năm ghi lại thời thanh niên hoạt động tại Pháp.


Để huy động đến mức cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến nhằm giành thắng lợi quyết định, Hội
nghị lần thứ VI (1-1953) của Trung ương Đảng quyết định thực hiện cải cách ruộng đất để giải phóng nơng dân
khỏi ách phong kiến, động viên lực lượng to lớn để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.



Thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ra Nghị quyết động viên đoàn viên thanh
niên cả nước tham gia các đội công tác phát động quần chúng trong cải cách ruộng đất. Thành quả của cải cách
ruộng đất ở các vùng giải phóng đã cổ vũ, động viên to lớn đến tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ngoài mặt trận.
<b>Khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyết, tất cả để chiến thắng” giục giã mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam tiến lên,</b>
<b>góp sức mình cho kháng chiến mau đến ngày thắng lợi.</b>


*
* *


Bước sang đông xuân năm 1953 - 1954, cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta ngày càng giành được
những thắng lợi to lớn và được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Pháp và nhân dân u chuộng hịa
bình trên thế giới.


Thời gian này qn chủ lực cơ động của địch đã lên đến 100 tiểu đoàn bộ binh. Chúng tập trung gần 50% lực
lượng và hơn 90% lực lượng cơ động trên toàn chiến trường Đơng Dương ở Bắc Bộ.


Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta họp bàn kế hoạch tác chiến Đơng - Xn 1953 - 1954. Bộ
Chính trị chủ trương đưa bộ đội lên Tây Bắc để buộc địch phải phân tán lực lượng, tạo ra thời cơ để ta tiêu diệt
sinh lực chúng, mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh hoạt động ở chiến trường sau lưng địch, phối hợp các chiến
trường Đông Dương, chuẩn bị điều kiện tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ.


Để đối phó với lực lượng ta ở Tây Bắc, ngày 20-11-1953, quân đội Pháp vội vã cho 6 tiểu đoàn nhảy dù chiếm
Điện Biên Phủ. Đến đầu tháng 3 năm 1954 địch tăng quân ở Điện Biên Phủ lên 17 tiểu đoàn, 10 đại đội, ngồi ra
cịn 3 tiểu đồn Pháp, 1 tiểu đồn cơng binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đơn vị vận tải 200 xe, 1 phi đội không quân
thường trực 12 máy bay.


Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chủ trương xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, một pháo
đài bất khả xâm phạm, sẵn sàng nghiền nát chủ lực đối phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Mọi công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được khẩn trương tiến hành đầu tháng 12 năm 1953. Ngày


10-12-1953, quân ta tấn công địch ở Lai Châu, mở đầu cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
Toàn quân và dân ta quyết tâm thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thư gửi đồng chí Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Tư lệnh chiến dịch, Người viết: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về
<i>quân sự mà cả về chính trị, khơng những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy tồn qn, tồn dân, toàn</i>
<i>Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.</i>


Ngày 22-12-1953, Bác Hồ trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các chiến sĩ thi đua giết giặc
lập công.


Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nhằm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ,
nhân dân và thanh niên ở vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du
kích và căn cứ du kích đồng bằng Bắc Bộ, dồn sức người, sức của cho chiến dịch.


Cuộc chiến đấu để mở đường tiếp tế, vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt diễn ra khẩn trương, quyết liệt ngay
từ những ngày đầu chuẩn bị cho đến khi kết thúc chiến dịch.


Hàng chục vạn chiến sĩ dân công mà đại bộ phận là thanh niên vượt qua bom đạn địch, chuyển lương thực và đạn
dược cho bộ đội đánh giặc, 261.461 dân công với trên 18.301.570 ngày công đã tham gia phục vụ chiến dịch. Hơn
27.400 tấn gạo đã được chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ.


Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Đội TNXP công tác Trung ương hợp nhất với Đội TNXP và đến tháng 1 năm 1954,
Đội chính thức mang tên Đoàn thanh niên xung phong Trung ương do đồng chí Vũ Kỳ làm đồn trưởng, Đồn
thanh niên xung phong tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Phối hợp với các đơn vị công binh, thanh niên
xung phong anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch, bảo đảm mạch máu giao thông đưa hàng lên mặt
trận. Hàng nghìn kilơmét đường được xây dựng và sửa chữa, phục vụ chiến dịch.


Tiêu biểu cho tinh thần lao động quên mình, hy sinh anh dũng để phá bom nổ chậm, cứu xe, bảo vệ hàng, bảo vệ
những con đường xung yếu lên Điện Biên là các chiến sĩ thanh niên xung phong Trịnh Văn Huyền, Nguyễn Tiến
Thụ. Trịnh Văn Huyền không quản nguy hiểm xông vào lửa đạn cứu xe, cứu đạn, Nguyễn Tiến Thụ bị bom vùi 4
lần, ngất đi nhưng khi tỉnh lại vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Sau hịa bình, Trịnh Văn Huyền được cử tham gia đoàn đại


biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 5 họp tại
Vácsava (Ba Lan).


Do đạt được nhiều thành tích trong phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn TNXP đã được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và 60 Huân chương các loại cho các tập thể và cá nhân xuất sắc
trong chiến dịch.


Trong cao trào phục vụ chiến dịch, thanh niên cùng toàn dân ta lập nên thành tích kỳ lạ về vận tải mà kẻ thù không
sao tưởng tượng nổi. Hầu như tất cả các phương tiện vận chuyển đều được huy động, vừa tận dụng phương tiện
thô sơ, vừa tranh thủ phương tiện cơ giới để bảo đảm cung cấp vũ khí, lương thực cho chiến dịch. Hầu hết ô tô vận
tải được đưa ra phục vụ chiến dịch với 628 xe lăn bánh liên tục suốt ngày đêm. Bộ đội vận tải nêu cao tinh thần
dũng cảm, khắc phục khó khăn, xe chạy không bật đèn trong đêm, vượt qua bom nổ chậm... bảo đảm một khối
lượng vũ khí, đạn dược cho chiến dịch. Các đoàn xe đạp thồ dài hàng cây số, các đồn thuyền và các đồn dân
cơng hàng chục nghìn người hướng về Điện Biên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

5 tuyến đường mới được bí mật mở để đưa hàng trăm tấn pháo và đạn dược vào vị trí. Tấm gương lấy thân chèn
pháo của chiến sĩ Tơ Vĩnh Diện đã khích lệ tinh thần chiến đấu của đồng đội. Anh được Chính phủ tặng Hn
chương Qn cơng hạng Hai và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Ngày 31-1-1954, tại đồi 75 điểm cao 536 phía Bắc Điện Biên Phủ, một trung đội thuộc tiểu đoàn 542 đã đánh bật 7
đợt xung phong của hai tiểu đồn địch có xe tăng phối hợp; chiến sĩ trẻ Hồng Văn Nơ, dùng lưỡi lê đâm chết 5 tên
địch, anh được truy tặng danh hiệu “Dũng sĩ đâm lê”.


Phối hợp với Điện Biên Phủ, đầu tháng 2 năm 1954, quân dân Liên khu V đã giải phóng Cơng Tum và đặc biệt
đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân Atlăng của địch từ tháng 4 năm 1954, làm cho Nava càng thêm lúng túng.
Đêm ngày 7-3-1954, ta tập kích thắng lợi vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng) phá huỷ 59 máy bay địch cùng nhiều
phương tiện chiến tranh của chúng. Đây là chiến thắng lớn nhất của lực lượng không quân đã tiêu diệt, phá huỷ
nhiều máy bay của địch trong kháng chiến, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Khi nhận
được báo cáo, Hồ Chủ tịch đã gửi điện khen và tặng đơn vị tập kích sân bay Cát Bi danh hiệu: “Đoàn dũng sĩ Cát
Bi”. Chính phủ tặng Hn chương Qn cơng hạng Nhất cho đơn vị, 32 dũng sĩ đánh sân bay Cát Bi đều được


tặng thưởng Huân chương.


Đầu tháng 3 năm 1954, việc chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên đã hoàn thành.


Ngày 11-3-1954, Hồ Chủ tịch gửi thư động viên các cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Người viết:


“Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các
<i>chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.</i>
<i>Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.</i>


<i>Chúc</i> <i>các</i> <i>chú</i> <i>thắng</i> <i>to</i>


<i>Bác hôn các chú"</i>


Ngày 13-3-1953, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ bắt đầu. Đợt tấn công thứ nhất ta tiêu diệt nhanh gọn hai cứ
điểm Him Lam và Độc Lập, uy hiếp và gọi hàng cứ điểm Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu quyết liệt, đợt tiến công
thứ nhất kết thúc thắng lợi. Trong đợt tấn công này, tấm gương hy sinh anh dũng của chiến sĩ trẻ Phan Đình Giót,
lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt địch đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của các
chiến sĩ trên toàn mặt trận. Đại đoàn pháo binh 351, một binh chủng mới ra đời đã vinh dự nhận cờ “Quyết chiến
quyết thắng” của Bác Hồ.


17 giờ ngày 30-3-1954, đợt tấn công thứ hai bắt đầu, nhằm chia cắt địch, thắt chặt vòng vây, khống chế đi đến triệt
hẳn đường tiếp viện của địch, tạo điều kiện chuyển sang tổng cơng kích tiêu diệt tồn bộ quân địch. Quá trình bao
vây chia cắt là quá trình vừa chiến đấu anh dũng vừa lao động khơng biết mệt mỏi của chiến sĩ ta ở ngay trên trận
địa. Đó là những tấm gương của chiến sĩ thơng tin Chu Văn Mùi 23 tuổi cùng đồng đội bị lọt vào vòng vây địch
trong trận chiến đấu tại đồi A1. Nhịn đói 3 ngày, anh vẫn cùng các đồng chí trong tổ vừa chiến đấu vừa gọi pháo
bắn chặn đánh bật nhiều đợt xung phong của bộ binh và xe tăng địch, bảo vệ được trận địa. Chiến sĩ Phạm Viết
Nghi, 18 đêm liền, một mình đào được 18 cái hầm và 11 mét hào dưới bom đạn địch.


Ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị họp nhận định hai đợt tiến công của quân ta ở Mặt trận Điện Biên Phủ đã tạo những


điều kiện căn bản để tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị cịn chỉ ra những thiếu sót
cần khắc phục để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Ngày 1-5-1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 3 tổng cơng kích tiêu diệt tồn bộ qn địch ở Điện Biên Phủ. Sau 3
ngày đêm chiến đấu chiếm lĩnh các điểm cao cịn lại ở phía Đơng và thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía
Tây, bộ đội ta đã thắt chặt vòng vây, chỉ còn cách sở chỉ huy địch 300 mét.


Giờ chết của quân địch ở Điện Biên Phủ đã điểm.


14 giờ ngày 7-5-1954, các cánh quân của ta tiến vào khu trung tâm dưới sự yểm trợ của pháo binh và tên lửa 6
nòng do Liên Xô viện trợ lần đầu tiên xuất hiện. Đến 17 giờ 30 cùng ngày, tướng Đờcáttơri và toàn bộ Bộ tham
mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Một vạn quân địch ở phân khu trung tâm chui ra khỏi hầm hào
xin hàng, 2.000 tên địch ở phân khu Nam bị bắt sống.


Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, mãnh liệt quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch tung bay trên Điện Biên Phủ.


Năm đại đoàn chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vừa lập công lớn được vinh dự cử 6 chiến sĩ tiểu biểu
cho các binh chủng về báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nhân dịp mừng thọ Bác 64 tuổi (19
- 5 - 1954). Các chiến sĩ trẻ (người trẻ nhất 18 tuổi và người nhiều tuổi nhất mới 26 tuổi) vô cùng xúc động được
gặp Hồ Chủ tịch và chăm chú ghi nhớ lời dạy của Người... <i>“... Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng đó là nhờ</i>
<i>sự cố gắng chung của đồng bào cả nước, nhưng trước hết là nhờ ở công lao và sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ</i>
<i>ngoài mặt trận. Bộ đội ta ở Điện Biên Phủ rất dũng cảm. Các cháu là những chiến sĩ tiêu biểu của một nhân dân</i>
<i>anh hùng, của một quân đội anh hùng, Bác, Trung ương Đảng và Chính phủ rất vui lịng khen ngợi các cháu. Chính</i>
<i>phủ đã quyết định thưởng cho các cháu Huân chương Chiến công hạng Nhất... riêng Bác tặng thêm mỗi cháu một</i>
<i>Ngôi sao đỏ và một Huy hiệu”.</i>


*
* *



Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả dân tộc và tuổi trẻ Việt Nam anh hùng. Chiến thắng Điện Biên
Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến cơng chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc”.


Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo khả năng
giải phóng đất nước và tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán của nhân dân Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ.


Trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng từ ngày 15 đến
18 tháng 7-1954. Hội nghị nhận định, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và hiện đang trở thành kẻ
thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương.


Hội nghị vạch ra nhiệm vụ của nhân dân ta trong giai đoạn mới là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và bọn
hiếu chiến Pháp, củng cố hịa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc trong cả nước.


Ngày 21-7-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc. Hội nghị thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, quy định qn đội nước ngồi phải rút khỏi Đơng Dương và mỗi
nước Đông Dương sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kéo
dài gần 9 năm đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng anh dũng đã giành được thắng lợi hoàn toàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i>“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một</i>
<i>thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ và</i>
<i>chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.</i>


Cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Tuổi trẻ Việt Nam lại được lịch sử giao phó cùng tồn dân
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân ở miền Nam.
*



* *


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, qua chín năm kháng chiến đầy gian khổ nhưng vơ cùng anh dũng,
Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã đoàn kết, tập hợp đoàn viên thanh niên, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất, góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của toàn dân ta.


Với những phong trào tịng qn, giết giặc lập cơng tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, đi dân công phục vụ tiền
tuyến; phong trào đấu tranh trong vùng địch tạm chiếm, phong trào tham gia dân quân và đánh du kích,v.v... Đồn
đã đưa hàng triệu đồn viên, thanh niên tham gia xây dựng lực lượng vũ trang đánh giặc cứu nước, mở rộng vùng
giải phóng và từng bước xây dựng chế độ mới, tạo sức mạnh để chiến thắng hoàn toàn bọn đế quốc xâm lược.
Trong cuộc chiến tranh giữa nước của dân tộc ta, tuổi trẻ Việt Nam đã cống hiến biêt bao thanh niên ưu tú, chiến
đấu ngoan cường, hy sinh oanh liệt, “Sống anh dũng, chết vẻ vang” cho Tổ quốc. Tấm gương ngời sáng tinh thần
yêu nước của các anh hùng, liệt sĩ sống mãi với non sông đất nước và thúc giục tuổi trẻ tiếp tục bảo vệ thành quả
cách mạng. Cuộc chiến tranh giữ nước ấy đã tôi luyện và thử thách các tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên
Việt Nam ngày một phát triển cùng với sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến.


Sau Cách mạng Tháng Tám, Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã được củng cố và mở rộng từ cơ sở, lên tỉnh, thành và
xứ. Nhiều đại hội Đoàn ở các miền đã được tiến hành.


Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất (tháng 2-1950) đánh dấu một mốc lịch sử trưởng thành của Đoàn dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Hệ thống tổ chức Đoàn được thống nhất trong cả nước; mặt trận đoàn kết, tập
hợp thanh niên được mở rộng qua quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội. Công tác tổ chức và công tác chính trị tư
tưởng của Đồn Thanh niên Cứu quốc và Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam đã phần tạo nên sức mạnh của tuổi trẻ
Việt Nam để cùng cả dân tộc thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng” đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi hoàn toàn.


Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, Đoàn Thanh niên Cứu quốc hoạt động công khai trong các vùng tự do, căn cứ và
ở các vùng tranh chấp (trừ những nơi bị tạm chiếm sâu, các thành phố, thị xã... do địch kiểm sốt), nên gặp khó


khăn trong cơng tác tổ chức.


Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, việc kết nạp đồn viên có nơi làm ồ ạt, chạy theo số lượng.


Do chưa xác định rõ tính chất, chức năng, phạm vi và phương thức vận động nên giữa tổ chức Đoàn và Tổng
Đoàn thanh niên Việt Nam (Sau này là Liên Đoàn thanh niên Việt Nam) nảy sinh nhiều sự chồng chéo, lẫn lộn,
thiếu sự gắn bó và phối hợp trong hoạt động. Việc phát triển đoàn viên và xây dựng Đoàn trong các lực lượng vũ
trang (bộ đội chủ lực) và trong công nhân (chủ yếu là cơng nhân quốc phịng) làm chậm nên hạn chế phần nào quá
trình rèn luyện, phấn đấu của nhiều thanh niên ưu tú. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn chưa
được quan tâm đúng mức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Với những đóng góp to lớn qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn và phong trào</b>
<b>thanh niên trong cả nước đã xứng đáng được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng nhiều Huân chương cao</b>
<b>quý.</b>


<b>CHƯƠNG VII</b>


<b>THANH NIÊN MIỀN BẮC THAM GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN</b>
<b>KINH TẾ, VĂN HĨA, XÃ HỘI</b>


Miền Bắc được hồn tồn giải phóng nhưng hậu quả của chiến tranh và chế độ chiếm đóng của thực dân Pháp để
lại cho nhân dân ta hết sức nghiêm trọng: 14 vạn hecta ruộng đất bị hoang hóa, những cơng trình thủy lợi quan
trọng nhất bị tàn phá, hơn 10 vạn trâu bò bị giết, gần 1 triệu đồng bào khơng có nhà ở và việc làm, thương nghiệp
bị đình đốn. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã ảnh hưởng nguy hại đến trình độ văn hóa, giáo dục, khoa
học kỹ thuật,v.v... của nhân dân. Bệnh sốt rét, đau mắt hột, ho lao,v.v... là những căn bệnh hồnh hành ở nhiều
vùng. Nạn đói, nạn thất nghiệp, gái mại dâm và các tệ nạn xã hội khác phổ biến ở các vùng bị tạm chiếm cũ. Trong
khi đó kẻ thù của chúng ta tuy đã thất bại thảm hại trên mặt trận quân sự nhưng vẫn chưa từ bỏ dã tâm thơn tính
nước ta một lần nữa. Chúng dùng mọi âm mưu thâm độc để phá hoại miền Bắc. Bằng thủ đoạn lừa gạt, đe dọa và
cưỡng ép những người đã tham gia ngụy quân, ngụy quyền, đồng bào theo đạo Thiên chúa, một số người trong
giai cấp tư sản, nhân viên và công nhân kỹ thuật di cư vào Nam hòng gây rối loạn xã hội cho miền Bắc, tạo cho bọn


ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam có thêm chỗ dựa về chính trị, xã hội và nguồn dự trữ quân số. Chúng đã cung
cấp tiền của, phương tiện cho bọn phản động gây ra những vụ phá rối trật tự trị an như ở Bùi Chu (Nam Định),
Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hóa), Lưu Mỹ (Nghệ An),v.v... Chúng cịn xúi giục và khuyến khích bọn
phản động và thổ phỉ nổi dậy hoạt động phá hoại ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước khi rút quân ra khỏi các vùng
chiếm đóng, chúng đã tháo dỡ mang đi hoặc phá hoại hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên
vật liệu,v.v... nhằm gây khó khăn trong sản xuất và hoạt động kinh tế ở miền Bắc.


Nhận rõ vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ và của tổ chức Đoàn, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, hàng
chục vạn cán bộ, đoàn viên và thanh niên miền Bắc đã hăng hái đi dầu thực hiện các nhiệm vụ trung tâm về kinh
tế, xã hội.


Tổ chức Đoàn các cấp đã tuyển lựa nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên ở các vùng tự do nhât là trong lực lượng
thanh niên xung phong bổ sung vào các đội hành chính tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng bị địch tạm
chiếm. Trung ương Đoàn trực tiếp cử 300 cán bộ, đoàn viên và đoàn viên thanh niên xung phong vào tiếp quản thủ
đô Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ đoàn viên và thanh niên chúng ta đã xuống tận các xí nghiệp,
bến cảng, nhà ga, kho tàng,v.v... mà địch đang chiếm giữ, phối hợp với thanh niên và công nhân tại chỗ đấu tranh
buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản mà các bên đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ, không
được tháo dỡ, phá hoại và vận chuyển máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật khác để giữ vững sản xuất. Riêng
thanh niên công nhân Hà Nội đã cất giữ được hơn 15 tấn máy móc thiết bị, 33 xe ô tô và đã buộc địch chuyển từ
Hải Phịng trả lại hàng chục tấn máy móc, 4 đầu máy xe lửa. Đêm 20 tháng 9 năm 1954, đội tự vệ thanh niên ga
Hàng Cỏ gồm 44 người dã kịp thời phát hiện chủ ga cho tháo gỡ máy móc để chuyển xuống Phải Phịng. Anh chị
em đã ngăn chặn được hành vi đó của địch. Thanh niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia Lâm gồm 33 người đã phân
công canh gác ngày đêm, bảo vệ nhà xưởng máy móc, nguyên vật liệu, kiên quyết chống mọi hình thức phá hoại
của địch, chống cưỡng ép cơng nhân di cư vào Nam, giữ vững sản xuất. Thanh niên tự vệ Nhà máy xe lửa Gia
Lâm còn phân công đội viên treo cờ, biểu ngữ, cổ vũ nhân dân các vùng chung quanh đấu tranh chống lại hành
động vi phạm Hiệp định Giơnevơ của địch. Thanh niên tự vệ Nhà máy điện Yên Phụ kiên quyết đấu tranh giữ lại
400 tấn than và toàn bộ tài liệu, máy móc. Cuộc đấu tranh ở Sở bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ diễn ra hết sức
quyết liệt. Pháp cho lính lê dương và bảo chính đồn đến uy hiếp cơng nhân, tháo dỡ máy móc, cướp giật tài liệu.
Tự vệ và thanh niên, công nhân kiên cường bao vây, gây áp lực buộc địch phải rút lui. ở nhà thương Bạch Mai,
Phủ Doãn, Trường Đại Học Y - Dược, thanh niên tự vệ, y tá, bác sỹ, sinh viên, thầy giáo kiên quyết đấu tranh


không cho địch cướp y cụ, thuốc men tài liệu. Đoàn viên, thanh niên xung kích ngoại thành đã cùng với nhân dân
kiên quyết chống địch phá hoại, cướp bóc bảo vệ mùa màng, cầu cống, mương máng dẫn nước, chống địch bắt
thanh niên vào Nam đi lính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

và Ninh Bình đã dồn phần lớn lực lượng cán bộ Đoàn các cấp thâm nhập xuống cơ sở, nhất là ở các vùng có nhiều
đồng bào theo đạo Thiên chúa để cùng với đồn viên và thanh niên địa phương tích cực xây dựng cơ sở Đoàn,
tuyên truyền vận động, phát động quần chúng đấu tranh với địch, góp phần ổn định đời sống nhân dân.


Ngày 30 tháng 6 năm 1954, trên 3000 quần chúng mà đại bộ phận là thanh niên thị trấn Phát Diệm (Ninh Bình) và
các vùng lân cận đã họp mít tinh chào mừng tồn tỉnh Ninh Bình được giải phóng, chào mừng ủy ban Qn chính
Phát Diệm ra mắt nhân dân. Ngày 1 tháng 7 năm 1954, sau khi tiếp quản thành phố Nam Định, ủy ban Quân chính
được thành lập, cán bộ, Đồn và đồn viên, thanh niên đã cùng với cơng nhân và nhân dân tích cực tham gia bảo
vệ các cơng sở, nhà máy, xí nghiệp...


Ngày 10 tháng 1 năm 1955, thanh niên đã làm nịng cốt cho cuộc mít tinh của 7 xã gồm hơn 4000 người ở Bùi Chu
lên án đế quốc Mỹ và tay sai Ngơ Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, sau đó là cuộc tuần hành biểu dương
lực lượng đi qua các xã, gây khí thế mới trong nhân dân. Chỉ riêng hai huyện ý Yên và Vũ Bản trong một ngày đã
có 4 cuộc mít tinh, có cuộc lên tới 15.000 người, đại bộ phận là thanh niên, viết trên 300 bản kiến nghị với hơn
60.000 chữ ký gửi Ủy ban quốc tế, phản đối đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Trong đợt
đấu tranh từ ngày 20 tháng 3 năm 1955 đến ngày 18 tháng 4 năm 1955 khắp 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
phong trào “yêu nước chống cưỡng ép di cư” của tuổi trẻ đã thu hút hàng vạn đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ
cho đồng bào đấu tranh chống cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Ngày 15 tháng 3 năm 1955, 6 xã có nhiều đồng
bào theo đạo Thiên chúa ở 2 huyện Giao Thủy xã Xuân Trường có 1885 thanh niên công giáo tham gia liên hoan
cùng với 7.000 thanh niên toàn tỉnh Nam Định, biểu dương lực lượng, nêu cao khí thế chống bọn phản động tay
sai, địi chúng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ.


Hải Phòng, Hồng Quảng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) nằm trong khu tập kết 300 ngày của quân đội Liên hợp Pháp
trước khi rút vào Nam. Lợi dụng tình hình đó, kẻ địch tìm cách vơ vét của cải, bắt thêm lính, cài gián điệp và cưỡng
ép công nhân, cán bộ kỹ thuật, người Hoa và giáo dân di cư vào Nam.



Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp lớn của miền Bắc. Lợi dụng những ngày còn lại, thực dân
Pháp cấu kết với đế quốc Mỹ âm mưu biến Hải Phòng thành một thành phố chết, không điện, không nước, không
công ăn việt làm, bến cảng, nhà ga khơng cịn điều kiện hoạt động... Được Đảng giao nhiệm vụ, Thành Đoàn Hải
Phòng đã đưa phần lớn cán bộ vào hoạt động ở nội thành để tổ chức, vận động thanh niên đấu tranh phá tan mọi
âm mưu xảo quyệt của địch.


Tại nhà ga Hải Phòng, ngày 2 tháng 10 năm 1954, bọn chủ bắt công nhân tháo rời đầu máy 501 đưa xuống tàu,
công nhân kiên quyết chống lại. Chúng cho binh lính dùng vũ khí bắt tài xế lái tàu nhưng anh em cơng nhân một
mặt thuyết phục binh lính không thực hiện lệnh của bọn chỉ huy; mặt khác tìm cách báo ra ngồi cho thanh niên và
nhân dân hỗ trợ. Mặc dù cổng chính vào ga đã bị khóa, có lính gác, song bằng các lối đi bí mật, hàng trăm thanh
niên đã kéo vào phối hợp với công nhân đấu tranh giữ lại đầu máy. Cuối cùng bọn chủ đã phải làm giấy cam đoan
để lại đầu máy.


Phát huy thắng lợi đầu tiên đó, cơng nhân nhà ga Hải Phịng cịn có hơn 10 cuộc đấu tranh để giữ lại đầu máy, toa
xe, máy móc thiết bị và các tài sản khác và đều giành thắng lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

khơng khí ở nhà máy điện như bốc lửa. Đến chiều tối, ủy ban quốc tế phải đến can thiệp. Bọn chủ phải ký biên bản
hứa để lại toàn bộ tài sản của nhà máy.


Ngày 29 tháng 11 năm 1954, tại Nhà thương Vườn Hoa, bọn địch đã thu gom hết dụng cụ, thiết bị y tế, thuốc men
cho vào hòm, chuẩn bị chuyển đi. Hai nữ thanh niên là y tá Từ và hội lý Nguyệt đã phát hiện và tìm cách báo cáo
tin ra ngồi, đồng thời vận động đồng nghiệp và bệnh nhân đấu tranh. Nhiều thanh niên đã xơng vào giằng co với
địch, có lúc xảy ra ẩu đả nhưng họ quyết không lùi bước. Được sự hỗ trợ của thanh niên và nhân dân đường phố,
kẻ địch đã buộc phải để lại toàn bộ các tài sản nói trên.


Tại cảng Hải Phịg, địch âm mưu chuyển hết tàu bè, cần cẩu, các thiết bị trong cảng và tháo gỡ toàn bộ các phao
đèn, cọc tiêu, biển báo trên các luồng lạch nhằm làm cho cảng Hải Phịng khơng thể hoạt động được. Đầu tháng 3
năm 1955, địch âm mưu cướp hai chiếc tàu HC1 và HC2 là hai tàu hoa tiêu quan trọng của cảng. Để giữ được tàu,
công nhân phải làm hỏng máy. Khi địch đưa tàu khác đến định kéo đi, một nhóm thanh niên cơng nhân lại tìm cách
làm hỏng máy tàu mới đến. Địch lại tiếp tục cho tàu khác đến kéo, một nhóm thanh niên đã bí mật lặn xuống nước


dùng dây cáp buộc chằng dây neo tàu nọ với dây neo tàu kia, đồng thời tháo và giấu đi một số thiết bị quan trọng
làm cho địch không thể sửa chữa và cũng không thể kéo tàu đi được, chúng đành phải bó tay.


Gần đến ngày tiếp quản, những cuộc đấu tranh của tuổi trẻ và nhân dân Hải Phòng càng quyết liệt. Đặc biệt là
cuộc đấu tranh của gần 5 vạn quần chúng kéo dài 3 ngày (từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1955) để giữ lại 300
tù chính trị bị giam ở băng Máy Chai mà kẻ địch âm mưu định đưa ra biển thủ tiêu. Tuổi trẻ toàn thành phố được
huy động vào cuộc dấu tranh này. Các thanh niên làm nghề đạp xích lơ tự đứng về khu vực băng Máy Chai. Đường
phố đông nghịt người, bất kể ai, bất kể hàng hóa, quang gánh rau quả, cơm nắm, nước uống cứ đến băng Máy
Chai là được ơ tơ, xích lô, ba gác, xe đạp... chất lên xe chở đến nơi. Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần
chúng, kẻ địch phải chùn bước, không dám thực hiện tội ác, buộc phải trả lại tự do cho tất cả tù chính trị. Các anh
chị em tù chính trị sung sướng và xúc động đến nghẹn ngào như những người từ cõi chết trở về với cuộc sống.
Ở Hồng Quảng (Quảng Ninh) cuộc đấu tranh cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Tình hình chính trị - xã hội ở đây rất
phức tạp. Ngoài quân đội Pháp, theo quy chế 300 ngày trước khi rút khỏi miền Bắc (do Hiệp định Giơnevơ quy
định), còn một lực lượng phản động, gián điệp, đặc vụ của thực đân Pháp, của đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ, của
Tưởng Giới Thạch đang ráo riết hoạt động phá hoại vừa công khai, vừa lén lút nhằm gây rối lạon tình hình kinh
tế-xã hội trước mắt và lâu dài.


Là vùng bị quân Pháp chiếm đóng nhiều năm nên lực lượng đồn viên rất mỏng, nhiều nơi chưa có tổ chức Đồn,
nhất là ở vùng mỏ và vùng núi. Trước tình hình đó, Trung ương Đoàn đã cử một đoàn cán bộ tham gia tiếp quản và
củng cố tổ chức Đoàn các cấp. Khu Đoàn đã cử nhiều đoàn viên cán bộ thâm nhập xuống cơ sở năm tình hình tổ
chức và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại của địch.


Ngày 20 tháng 7 năm 1954, khu mỏ đã bí mật thành lập các tổ chức tự vệ công nhân gồm phần lớn là đồn viên,
thanh niên ở các nơng trường, xí nghiệp để bảo vệ máy móc, thiết bị và các cơ sở công nghiệp. Được sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng, các tổ chức Đồn đã phát huy vai trị xung kích tích cực tham gia các đội tự vệ công nhân,
đội bảo vệ trật tự, an ninh...


Chiều ngày 17 tháng 12 năm 1954 bọn chủ chuyển 12 hòm máy vào một cần cẩu Xơng-đơ ra cảng Cửa Ơng tự vệ
công nhân đã phát hiện kịp thời, huy động thợ mỏ tập trung trước nhà kho, đòi bọn chủ phải đưa máy trở lại mới đi
làm, cuối cùng chúng phải chấp thuận.



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Trên mặt trận đấu tranh chống cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, tuổi trẻ Hồng Quảng và Hải Ninh (nay là Quảng
Ninh) cũng đã có sự đóng góp đáng kể.


Ngày 24 tháng 4 năm 1955 quân Pháp rút khỏi Hồng Quảng. Ngày 13 tháng 5 năm 1955 thành phố Hải Phịng
được giải phóng và ngày 22 tháng 5 năm 1955 quân Pháp rời đảo Cát Bà, tên lính cuối cùng của thực dân Pháp rút
khỏi miền Bắc. Một nửa nước được hoàn toàn giải phóng. Đó là thắng lợi lịch sử của nhân dân và tuổi trẻ nước ta
sau những năm chiến dấu kiên cường và anh dũng.


Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng ta chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là
hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc. Đường lối đó xác định con đường đi lên của cách mạng cả nước, kết hợp những yêu cầu cơ bản của cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.


Thực hiện đường lối xây dựng và củng cố miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền
Nam, tiến tới thống nhất nước nhà, Hội nghị lần thứ 7 (tháng 3 năm 1955) là Hội nghị lần thứ 8 (tháng 8 năm 1955)
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã khẳng định: “miền Bắc là chỗ dựa của ta. Bất kể tình huống nào
<i>miền Bắc cũng phải được củng cố... Củng cố miền Bắc về mọi mặt là nhiệm vụ rất quan trọng vì miền Bắc có được</i>
<i>củng cố ta mới có đủ lực lượng để củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ trong</i>
<i>toàn quốc”. Đảng ta còn chỉ rõ: “Củng cố miền Bắc là một nhiệm vụ căn bản không những quan hệ mật thiết đối với</i>
<i>nhiệm vụ đấu tranh hiện nay mà còn quan hệ mật thiết đến sự phát triển giàu mạnh sau này của nước ta nữa”.</i>
Để hồn thành việc xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện việc chia ruộng đất cho nong dân lao động, thủ tiêu thế
lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị của giai cấp địa chủ, xây dựng và củng cố ưu thế chính trị của nơng dân lao
động ở nông thôn, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định tiếp tục hoàn
thành cuộc cải cách ruộng đất. Với lực lượng chiếm hơn 50% tổng số lao động nông nghiệp, là lớp người hăng hái,
nhiệt tình, các cơ sở Đồn ở nơng thơn đã hướng tồn bộ hoạt động của mình vào cuộc cách mạng ruộng đất của
Đảng và Chính phủ. Đồn thanh niên ở các cơ sở nơng thơn, sau khi tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập
luật cải cách ruộng đất và các chủ trương của Đảng đã tổ chức các Đội thanh niên xung kích, các tổ thông tin tuyên
truyền phục vụ yêu cầu của các Đội cải cách ruộng đất, đồng thời làm lực lượng nòng cốt trong các đội tự vệ, bảo
vệ các cuộc đấu tranh của nơng dân, giữ gìn trật tự, an ninh thơn xóm. Đồn viên và thanh niên nơng thôn đã cùng


bà con nông dân ôn nghèo, kể khổ, vạch rõ ranh giới giữa lao động và bóc lột.


Tháng 12 năm 1955, cuộc vận động cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1720 xã có trên 6.000.000 người
trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7 năm 1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng,
trung du và 280 xã miền núi. Cuộc vận động cải cách ruộng đất đã đạt được thắng lợi to lớn. Nông dân được chia
ruộng đất, hồn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc nước ta, quyền làm
chủ của nông dân ở nông thôn được nâng cao. Nhưng trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, ta đã phạm
những sai lầm nghiêm trọng.


Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã có những kết luận về thắng
lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất, đề ra phương hướng và chủ trương sửa sai, bao gồm 10 điểm như xóa bỏ
các quyết định đối với những chi bộ bị giải tán sai, khôi phục đảng tịch, đồn tịch, quyền lợi chính trị, danh dự, cơng
tác và quyền cơng dân đối với đảng viên, đồn viên và nhân dân bị xử trí sai; sửa lại thành phần cho những người
bị quy lầm là địa chủ, phú nông; bỏ lệnh quản chế những người bị quy sai là phản động; chấp hành nghiêm túc
chính sách đối với qn nhân cách mạng, gia đình cách mạng, chính sách tơn giáo, chính sách dân tộc...


Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, Đảng và Chính phủ đã hồn thành cơng tác sửa sai. Nơng thơn
dần dần ổn định, lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khơi phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Liên Đoàn thanh niên
Việt Nam, Hội học sinh, sinh viên đã được củng cố và xây dựng, thực sự phát huy vai trò và tác dụng của mình
trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên, do
sự chia cắt giữa các vùng (vùng tự do, vùng bị tạm chiếm, vùng địch hậu...) nên việc chỉ đạo của Đoàn và phong
trào thanh niên có những điểm khác nhau, các tổ chức thanh niên cũng chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Để thống
nhất tổ chức và phong trào sinh viên, ngày 11 tháng 2 năm 1955, đoàn đại biểu hội sinh viên Hà Nội và đoàn đại
biểu Đoàn sinh viên Việt Nam đã họp bàn thống nhất lực lượng, tổ chức và hoạt động của sinh viên. Trong 3 ngày
từ 29 đến 31-7-1955, tại Hà Nội, 244 đại biểu chính thức và 250 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu
sinh viên miền Nam tập kết, và đại biểu lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã họp đại hội để thống nhất tổ chức
và phong trào sinh viên Việt Nam, lấy tên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam.



Tiếp đó, ngày 8 tháng 10 năm 1956, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được triệu tập tại Hà Nội. Ngày 15
tháng 10 năm 1956 Đại hội vinh dự được Bác Hồ kính yêu đến thăm và nói chuyện với các đại biểu. Đồng chí
Phạm Ngọc Thạch được bầu làm Chủ tịch Hội.


<b>Ngày 19 tháng 10 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu</b>
<b>quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Đây là cuộc vận động chính trị lớn. Thơng qua việc</b>
học tập đổi tên Đoàn, các cấp Đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên, củng cố tổ chức
Đồn, chuẩn bị về mọi mặt để đón nhận những nhiệm vụ mới mà Đảng và Bác Hồ giao cho. Với tinh thần đó, Đại
<b>hội Đồn tồn quốc lần thứ II được triệu tập từ ngày 25-10 đến 4-11-1956, với 479 đại biểu thay mặt cho gần</b>
<b>nửa triệu đoàn viên viên về dự. Đại hội khẳng định những cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên</b>
trong 9 năm kháng chiến và 3 năm khôi phục kinh tế. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách
mạng mới là: “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực, trí tuệ của mình vào cơng cuộc khơi
<i>phcụ kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phịng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần</i>
<i>từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”.</i>


Đại hội được Bác Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước đến thăm, Bác đã chỉ thị:
<i>“Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đồn viên phải gương mẫu”. Đại hội đã ra Nghị quyết về công tác thiếu</i>
niên, nhi đồng và quyết định đổi tên Đội thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam bao gồm
hai lứa tuổi: thiếu niên và nhi đồng.


Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư
thứ nhất Ban Chấp hành TW Đoàn.


*
* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ủy ban Qn chính thành phố Hải Phịng đã lấy tên anh đặt cho một đường
phố trong nội thành. Sau trận bão, hai phần ba lực lượng thanh niên nông dân được huy động lên đê, chiếm hơn
70% lực lượng lao động trên công trường. Tỉnh Kiến An được Bác Hồ tặng cờ thi đua là “Đơn vị khá nhất”. Hàng
vạn thanh niên công nhân, cán bộ, học sinh đã tham gia cùng nông dân “rửa chua khua mặn” cho vùng Kiến Thụy,


Hải An bị nước mặn tràn vào. Có nơi phải gánh nước mặn đổ đi, gánh nước ngọt đổ vào, đi lấy đất ngọt xa hàng
bốn, năm cây số về trồng rau màu cứu đói. 4.000 thanh niên huyện Bình Lục (Hà Nam) đã dồn sức đắp lại một
quãng đê bị lũ phá vỡ. Hàng trăn thanh niên khoác vai nhau làm hàng rào chắn nước để đất đắp không bị cuốn trôi
và chỉ sau một ngày nước lũ đã bị chặn đứng,v.v...


Qua bão lụt, hạn hán kéo dài, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Đoàn lại phát động phong trào đào
giếng, đào mương, khơi ngòi dẫn nước về đồng cứu màu, cứu lúa. Tinh thần quyết tâm “vắt đất ra nước, thay trời
<i>làm mưa”, “nghiêng sông đổ nước vào đồng” của tuổi trẻ đã hạn chế đến mức cao nhất những thiệt hại do thiên</i>
nhêin gây ra. Tuổi trẻ Thanh Hóa đã đào được hàng vạn giếng nước, hàng triệu mét khối đất để xây dựng kênh,
mương lấy nước tưới cho lúa. Tiêu biểu là thanh niên xã Khang Ninh (Hậu Lộc) đã đục hang sâu vào núi để lấy
nước dẫn về đồng. Thanh niên xã Hoằng Quý (Hoằng Hóa) đã đào hàng trăm giếng, ao lấy nước tưới cho lúa.
Thanh niên huyện Cẩm Thủy đã phải đấu gầu tát nước qua 13 bậc, đưa nước lên cao tưới cho lúa và hoa
màu,v.v... Trong 3 năm (1955-1957), tuổi trẻ miền Bắc đã đóng góp trên 10.000.000 ngày công chống hạn, sửa
chữa, khôi phục, đưa vào sử dụng 6 cơng trình thủy nơng lớn và hàng chục cơng trình thủy lợi hạng vừa, giải quyết
một phần tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng.


Để có nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với vựa lúa đồng bằng sơng Hồng, Đảng và Chính phủ đã
quyết định xây dựng hệ thống Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các Tỉnh Đoàn Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thành Đoàn Hà Nội động viên hàng vạn đoàn viên, thanh niên lên công trường.
Đại bộ phận cán bộ chủ chốt của Tỉnh Đồn, Huyện Đồn thường xun có mặt ở hiện trường để tổ chức, động
viên thanh niên, giúp đỡ các xây dựng Đồn hoạt động có kết quả. Ngày 20 tháng 9 năm 1958, Bác Hồ đã đến
thăm công trường và căn dặn: “Cán bộ và đồng bào phải có quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm cho nhanh, cho tốt.
<i>Cơng trình Bắc - Hưng - Hải thành cơng thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu cơng chống hạn, thu họch lại tăng</i>
<i>thêm... Đảng viên và đoàn viên thanh niên phải xung phong “làm đầu tàu, làm gương mẫu”.</i>


Tuân theo lời dạy của Bác, hàng trăm đội thanh niên xung kích ra đời, đảm nhận những nơi, những cơng việc khó
khăn, gian khổ nhất. Tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ đã được phát huy mạnh mẽ, lao động không quản ngày
đêm, mưa nắng, đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu, định mức được giao, góp phần hồn thành cơng trình trước
thời hạn. Thi đua với đồn viên, thanh niên cơng trình Bắc - Hưng - Hải, tuổi trẻ nông thôn miền Bắc đẩy mạnh
phong trào làm thủy lợi rộng khắp, đào mương, đắp đập, hồn chỉnh các hệ thống nơng gian, bảo đảm đủ nước,


chủ động tưới tiêu cho đồng ruộng. Chỉ trong 3 năm (1958-1960) đồn viên thanh niên miền Bắc đã đóng góp
72,25 triệu ngày cơng lao động, đào đắp 116,2 triệu mét khối đất để xây dựng các cơng trình thủy lợi, phục vụ thâm
canh, góp phần giải quyết căn bản nạn hạn úng kéo dài.


Thực hiện khẩu hiệu “sạch làng tốt ruộng”, phong trào làm phân bón đã thu hút hàng triệu đoàn viên, thanh niên
khắp nơi tham gia. Từ ngoại thành Hà Nội, đoàn viên Nguyễn thị Hoàn nêu kỷ lục “Kiện tướng nghìn cân”. Khi đưa
tin này, Báo Tiền phong, cơ quan của Trung ương Đoàn đã đề nghị thanh niên nông thôn hãy thi đua với Nguyễn
Thị Hồn làm thật nhiều phân bón. Phong trào đã được đoàn viên, thanh niên hưởng ứng rộng rãi. Chỉ sau một thời
gian ngắn, Nguyễn Thị Hoàn đã tự phá kỷ lục, đạt 3000kg rồi 6.000kg/tháng. Lê Thị Mến (Duy Tiên - Hà Nam) đạt
4.000kg; Cao Thị Min (Nam Định) đạt 5200kg. Tất cả đoàn viên chi đoàn Sàng (xã Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam); chi
đoàn 5 (xã Duy Tân, Ân Thi, Hưng Yên) đã đuổi kịp kiện tướng Nguyễn Thị Hồn. Chi đồn Đơng Xn (Nam
Định), đạt bình qn 3.000kg một người,v.v... Hai chi đồn Đơng Phong (Hịa Bình) và Minh Lang (Thái Bình) và
các kiện tướng Nguyễn Thị Hoàn, Lê Văn Dây (thương binh cụt một tay), Sân Mù Mây (nữ dân tộc thiểu số), Trần
Danh (thiếu niên) được vinh dự nhận phần thưởng của Bác Hồ về thành tích làm phân bón.


Để có nhiều phân bón, phục vụ thâm canh tăng năng suất cây trồng, Đoàn đã động viên thanh niên làm tốt công tác
chăn nuôi trâu bị, lợn; phát động thanh niên tìm kiếm và tận dụng các nguồn phân bón tại chỗ như phân bắc, phân
xanh, phân bùn, phân dơi,v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

tiến được 11 loại công cụ cầm tay, tuổi trẻ miền Bắc đã có phong trào sử dụng “cày 51” thay cho “cày chìa vơi”,
bừa sắt thay cho bừa tre, cào cỏ Nghệ An thay cho nhổ cỏ bằng tay,v.v... vừa bảo đảm kỹ thuật, vừa đạt năng suất
lao động cao. Cùng với việc sử dụng các cơng cụ nói trên, thanh niên các dân tộc ở Hịa Bình, cịn cải tiến và sử
dụng các công cụ vận chuyển, công cụ làm đất là các khâu mà xưa nay chủ yếu dựa vào sức người như xe cải
tiến, xe quệt, mảng vận chuyển, xe đạp thồ, xe trâu bò kéo,v.v... tùy theo địa hình và đường xá ở từng địa bàn.
Thanh niên xã Liên Phương (Hịa Bình) đã sử dụng hồn tồn cày cải tiến và 90% công việc vận chuyển bằng xe
thô sơ và xe cải tiến thay quang gánh. Đó là q hương của phong trào giải phóng đơi vai sau này. Cùng với các
phong trào nói trên, tuổi trẻ nơng thôn đã bước đầu đi vào kho học kỹ thuật, áp dụng những phương pháp và biện
pháp lỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chăn ni. Đó là phương pháp ủ chua thức ăn cho lợn, ngâm ủ lúa giống
trong nước “3 sôi 2 lạnh”, ủ phân, sử dụng thuốc trừ sâu, cấy lúa nhỏ dảnh, dày vừa phải,v.v... được áp dụng
tương đối rộng rãi. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đào tạo, bồi


dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật nơng nghiệp. Năm học 1957-1959 đã có 443 sinh viên và 1039 học sinh trung cấp
nông nghiệp và hàng nghìn cán bộ sơ cấp kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. sự nỗ lực của tuổi trẻ miền Bắc đã góp
phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đến năm 1957, tổng sản lượng lương thực đã
vượt mức cao nhất so với trước chiến tranh (1939).


Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc đã có bước chuyển biến mới, sản xuất nơng nghiệp phát triển, đời
sống nông dân được cải thiện một bước. Để đưa nền nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển ngày càng cao,
Đảng ta chủ trương tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp.


Giáo dục đồn viên, thanh niên thấu hiểu được tính sâu sắc, triệt để của cuộc đấu tranh giữa con đường làm ăn
tập thể với con đường làm ăn cá thể để tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp, khơng những bảo đảm sự tham gia
tích cực, tự giác của họ vào quá trình của cuộc vận động mà còn làm cho họ nhận thức được con đường tất yếu đi
lên CNXH ở miền Bắc nước ta. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khóa II) lần thứ VI nhấn mạnh: <i>“Phải tổ</i>
<i>chức hết thảy mọi đồn viên và thanh niên nơng thơn học tập đường lối hợp tác hóa nơng nghiệp của Đảng”</i>, Đồn
đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú trong cơng tác tuyên truyền, vận động... Hội nghị Đại biẻu Đoàn toàn
miền Bắc họp từ ngày 15 đến ngày 20-2-1960 nhận xét: Thanh niên đã hăng hái tham gia hợp tác xã, góp phần tích
cực vào việc mở rộng và củng cố phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp”.


Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải thanh niên công nhân, thanh niên xung phong đã lao động
dũng cảm, khơng tiếc mồ hơi và cơng sức của mình góp phần khơi phục hệ thống giao thơng, nhà máy, xí nghiệp
và các cơ sở sản xuất cơng nghiệp.


Sau khi hồn thành nhiệm vụ trên chiến trường Điện Biên Phủ, hàng vạn thanh niên xung phong lại bắt tay vào
nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Hai hội thanh niên xung phong 34 và 40, gồ trên 7000
đội viên bắt tay mở đường Mộc Châu - Pa Háng, sau đó là đường Lai Châu - Phong Thổ đến biên giới Việt - Trung,
nâng cấp và mở rộng đường Lai Châu - Tuần Giáo. Được thử thách, rèn luyện và trưởng thành trong chiến đấu,
các đoàn viên TNXP đã đem hết nhiệt tình, hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong
điều kiện hết sức gay go, gian khổ. Hàng trăm đội viên đã ngã xuống vì bom mìn của địch cịn sót lại, vì ốm đau,
bệnh tật, vì tai nạn lao động và cả thú dữ nữa. Trong khi đó, cơng việc lại rất nặng nhọc, khó khăn; chặt cây, phá
đá, bạt núi, san đèo, bắc cầu, xây cống,v.v... giữa rừng sâu hiểm trở, thiếu thốn mọi bề từ lương thực, thực phẩm,


rau xanh và cả nước uống cũng không đủ dùng. Không khuất phục trước những thử thách mới, với tinh thần và ý
chí cách mạng tấn cơng, phát huy tính năng động và sáng tạo của tuổi trẻ, các đối với TNXP đã từng bước nâng
cao năng xuất lao động, đạt và vượt chỉ tiêu, hoàn thành nhiệm vụ được giao trước thời hạn. Riêng đại đội 407 và
302 được vinh dự nhận cờ “Thi đua khá nhất” của Bác Hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đường dài 163km này chỉ trong chưa đầy 4 tháng. Ngày 28-2-1955 chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên đã đến ga
Đồng Đăng, nối liền nước ta với Trung Quốc và các nước anh em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận sự
giúp dỡ chí tình của anh em, bạn bè, đồng chí. Có thể nói: Đây là chiến cơng đầu tiên của tuổi trẻ và nhân dân
miền Bắc trong bước đường xây dựng lại đất nước.


Cùng với việc khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt đầu tiên này, tuổi trẻ lại tiếp tục góp phần vào việc khơi
phục các tuyến đường sắt khác như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Nam Định - Thanh Hóa, trong đó TNXP vẫn là lực
lượng nòng cốt. Tuyến đường Hà Nội - Lào Cai được khởi công xây dựng lại từ ngày 21-3-1955. Với truyền thống
là một đội quân xung kích cách mạng do Bác Hồ tổ chức và giáo dục, đã được thử thách và rèn luyện trong những
năm qua, TNXP đã khơng ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian
quy định. Ngày 1-1-1956, chuyến tàu đầu tiên đã đến ga Lào Cai trong niềm hân hoan của đồng bào các dân tộc
anh em.


Như vậy, sau khi 4 tuyến đường sắt đã được khai thông cùng với đường bộ, đường sông, đường biển, và đường
hàng không, thanh niên xung phong đã lập công lớn trong q trình khơi phục mạng lưới giao thơng nối liền Thủ đô
Hà Nội với các tỉnh, tạo thế liên hoàn giữa các địa phương với Trung ương, giữa các tỉnh, huyện với nhau.


Đi liền với nhiệm vụ xây dựng lại hệ thống giao thơng TNXP cịn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác. Đại đội 295 thuộc
đội 38 có 165 đội viên, phục vụ ngành Bưu địn, làm nhiệm vụ mắc dây điện thoại, nối liền đường dây liên lạc các
tỉnh với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ với các địa phương.


Từ cuối năm 1955, đại bộ phận các đơn vị TNXP chuyển sang tham gia xây dựng và khơi phục các cơng trình cơng
nghiệp như di chuyển Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo từ chiến khu Việt bắc về Hà Nội để tiếp tục sản xuất; khôi
phục Nhà máy Xi măng Hải Phòng,v.v... và tham gia xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Gỗ Cầu Đuống, Diêm
thống nhất, Chè Phú Thọ, Cá hộp Hải Phòng, Suppe phốt phát Lâm Thao, Hóa chất Việt Trì,v.v... là những cơ sở


vật chất kỹ thuật đầu tiên của chủ nghĩa xây dựng ở miền Bắc. Hàng vạn đoàn viên, thanh niên đã tự nguyện đóng
góp hàng chục vạn ngày cơng lao động để khôi phục, sửa chữa, dọn dẹp các cơ sở công nghiệp do địch phá hoại
trước khi rút như ga Hàng Cỏ, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Cảng Hải Phịng, Nhà máy Dệt Nam Định,v.v... nhằm góp
phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.


Sự tham gia tích cực và đơng đảo của tuổi trẻ vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, đã góp phần đáng kể
đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, làm cho thành phần kinh tế quốc doanh lớn mạnh khơng ngừng. Năm 1955, miền
Bắc chỉ có 19 xí nghiệp quốc doanh với 17.200 cơng nhân, sau 3 năm khơi phục và xây dựng đã có 78 xí nghiệp
với 46.340 cơng nhân, trong đó có 50 xí nghiệp mới xây dựng.


Bước sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “Tiến hành cải tạo hịa bình cơng thương
nghiệp tư bản tư doanh”, “cải tạo dần dần người tư sản thành người lao động”, Đoàn thanh niên có trách nhiệm tổ
chức, giáo dục đồn viên, thanh niên tham gia tích cực vào cơng tác này. Đồn thanh niên trong các nhà máy, xí
nghiệp, hầm mỏ... đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên học tập để hiểu rõ và góp pầhn tích cực thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Phát huy tinh thần làm chủ nhà máy, xí nghiệp, đồn viên, thanh niên cơng nhân cịn có phong trào: “Phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm”, ngày “lao động kiến thiết Tổ quốc”,v.v...
Trong 3 năm (1958 - 1960), thanh niên công nhân Hà Nội đã có 4.995 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất
từ 10 đến 200% và thu nhặt được trên 628 tấn nguyên vật liệu. Thanh niên công nhân Hải Phịng có 2.030 sáng
kiến, thanh niên cơng nhân khu mỏ Hồng Quảng (Quảng Ninh) đi đầu trong sản xuất, vận chuyển than, tiết kiệm
được 2,8 triệu đồng,v.v... Nhiều điển hình cá nhân như Nguyễn Thế Nghĩa, cơng nhân Nhà máy Cơ khí Gia Lâm
(Hà Nội) trong một năm có 10 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, trong đó có sáng kiến tăng năng suất 900% và đã trở
thành lá cờ đầu của thanh niên công nhân miền Bắc. Đồn viên, thanh niên cơng trường khai thác đá Sơn Tây, do
có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đã làm lợi cho xí nghiệp 6.000.000 đồng được Bác Hồ gửi thư khen và 5 huy
hiệu của Bác để tặng cho những người có thành tích suất sắc nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ cống hiến và trở thành, mở ra con
đường đi tới tương lai. Nếu trong 3 năm khơi phục kinh tế có 6 vạn thanh niên tình nguyện đi lên các cơng trường
thì 3 năm cải tạo, xây dựng phát triển kinh tế đã có tới 20 vạn thanh niên đến với các cơng trình mới.



Hàng chục vạn đồn viên, thanh niên được bổ sung vào đội ngũ công nhân đã góp phần xây dựng giai cấp cơng
nhân Việt Nam ngày càng đơng đảo và vững mạnh. Đồn thanh niên đã đóng vai trị tích cực thúc đẩy sản xuất
phát triển. Tổ chức Đồn khơng những có tiếng nói xứng đáng trong nhiều vấn đề thiết yếu mà cịn có đủ điều kiện
cần thiết để đưa thanh niên đi vào những hoạt động chiều sâu, trong đó có việc đảm nhận giải quyết những cơng
việc khó khăn, mới mẻ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của sự nghiệp xây dựng CNXH. Riêng Trung
ương Đoàn đã đảm nhận trước Đảng và Nhà nước xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Đơng Anh, tuyến đường bộ
12B Hịa Bình, Nhà máy Suppe phốt phát Lâm Thao, lò cao số 1 khu gang thép Thái Ngun,v.v... Điều đó thể hiện
vai trị chủ động và trách nhiệm của Đoàn trước vận mệnh của đất nước.


Khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng, nửa nước được độc lập tự do, điều mà tuổi trẻ cảm nhận sâu sắc nhất là
cuộc sống tinh thần đã có sự thay đổi căn bản, thể hiện bản chất của chế độ mới. Hơn ai hết, tuổi trẻ là lớp người
được thừa hưởng nhiều nhất thành quả đó của cách mạng. Vì thế, ngay sau ngày hịa bình lập lại, thanh niên ở
các thành phố, thị xã và các vùng vừa được giải phóng đã tích cực tham gia thu dọn chướng ngại vật trên đường
phố, thơn xóm, sửa sang các cơng trình cơng cộng, xóa bỏ tàn dư, vết tích của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân
chiếm đóng. Đường làng, ngõ xóm đã trở nên sạch đẹp, phong quang, phố xá đông vui, nhộn nhịp, nhưng lại rất
trật tự, đàng hồng. Gương mặt của Thủ đơ và các vùng mới giải phóng từng ngày đổi thay. Đồng thời với sự thay
đổi về chính trị, kinh tế, đời sống tinh thần cũng bắt đầu mang màu sắc mới. Đoàn viên, thanh niên, nhất là học
sinh, sinh viên đi tiên phong trong cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa đồi trụy, phản động của chủ nghĩa thực
dân và các hủ tục của chế độ cũ để lại, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, cuộc sống mới vui tươi, lành
mạnh. Các tệ nạn cờ bạc, gái điếm, mê tín dị đoan,v.v... được hạn chế dần. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao được mở ra, thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia, tạo ra mơi trường mới thích hợp, đáp
ứng nhu cầu của tuổi trẻ. Các bài ca cách mạng và kháng chiến được phổ biến rộng rãi.


Giữa lúc tuổi trẻ và nhân dân ta đang hăng say lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới thì một nhóm nhỏ văn
nghệ sĩ, trí thức vì dao động trước những khó khăn trong bước chuyển tiếp giữa hai giai đoạn cách mạng, đã lợi
dụng lúc tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp và nhân khi Đảng ta phát hiện sai lầm trong cải cách ruộng
đất để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi xấu chế độ,v.v... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồn viên, thanh niên đã tích cực
tham gia đấu tranh chống lại. Một số văn nghệ sĩ cách mạng và trí thức trẻ, sinh viên trong các cơ quan và các
trường đại học đã vạch trần âm mưu chống phá cách mạng của nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” và nhóm “Đất mới”.


Thanh niên cơng nhân Nhà máy in Xuân Thu kiên quyết không in và kiến nghị đình bản tờ “Nhân văn” số 6. Qua
việc phổ biến các tác phẩm văn học - nghệ thuộc cách mạng và hiện thực XHCN của các nhà vă trong nước và thế
giới, chủ yếu là văn học Xô viết, nhất là qua hoạt động văn hóa nghệ thuật của Đồn đã góp phần nâng cao nhận
thức về chính trị, về nền văn hóa - văn nghệ cách mạng. Đồn cịn mở rộng hoạt động của mình nhằm đi sâu vào
cuộc sống của thanh niên như chống mê tín dị đoan, chống các tệ nạn xã hội, coi thường phụ nữ, nạn tảo hôn ma
chay, cưới xin lạc hậu và các phong tục tập quán không lành mạnh khác,v.v... nhằm hình thành trong tuổi trẻ một
nếp sống văn minh, khoa học, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Những tiếng hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca
ngợi đất nước ln vang lên trong các thơn xóm, khu tập thể, trên các đường phố... làm cho nhịp sống lao động
của tuổi trẻ thêm sôi nổi, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng


Để giáo dục và nâng cao nhận thức về Đảng, về Bác Hồ và những phẩm chất của người cộng sản cho đoàn viên,
thanh niên, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1960) và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ III, đầu năm 1960, Trung ương Đoàn mở cuộc vận động: “Sống, làm việc, học tập theo gương những người
cộng sản”. Đồng thời mở cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ trên quy mơ lớn, đến tận đồn viên, thanh niên.
Đi đôi với việc nâng cao nhận thức về lý tưởng cách mạng, Đồn cịn quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn
cho đồn viên, thanh niên. Các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa được mở ra khắp các bản làng, thu hút đông
đảo tuổi trẻ và bà con lao động đến học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

cử hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên đi đến từng làng bản, khu lao động và cả từng gia đình vận động
nhân dân đi học. Những người có hồn cảnh khó khăn thì kèm cặp bà con học tại nhà. Chỉ trong thời gian ngắn,
Thành Đoàn Nam Định đã thanh toán nạn mù chữ cho 1376 người trong tổng số 1407 người chưa biết chữ. Đến
đầu năm 1956, Tỉnh Đồn Thanh Hóa đã xóa mù chữ cho 7964 đoàn viên và một năm sau, Đoàn đã tham gia
thanh toán nạn mù chữ cho 149.114 người, đạt 102,1% kế hoạch do Trung ương giao. Riêng thanh niên đã thanh
tốn nạn mù chữ cho 106 chi đồn. Xã Vĩnh Khang (Thanh Hóa) trở thành lá cờ đầu trong phong trào xóa nạn mù
chữ tồn miền Bắc, được Chính phủ khen. Năm 1958, Thanh Hóa có 30.417 đồn viên thanh niên, tham gia ở
9.273 tổ “xung kích diệt dốt”. Đến 30-10-1958, tồn tỉnh đã thanh tốn xong nạn mù chữ cho cả thanh niên và nhân
dân. ở Hịa Bình, năm 1956, tồn tỉnh đã mở được 1548 lớp bình dân học vụ, có 1.600 giáo viên là thanh niên, đã
thanh toán nạn mù chữ cho trên 55% dân số, riêng thanh niên là 80%. Đến năm 1960, Hịa Bình là tỉnh miền núi
đầu tiên thanh toán nạn mù chữ, với 96% số người trong độ tuổi biết đọc, biết viết.



Là người luôn luôn quan tâm giáo dục và đạo tạo thế hệ trẻ, do đó tuy bận trăm cơng nghìn việc, nhưng ngay sau
khi miền Bắc mới được giải phóng, ngày 18-12-1954, Bác Hồ đã đến thăm thầy cơ giáo và học sinh các trường
Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương (Hà Nội), Bác dạy: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc.
<i>Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh</i>
<i>niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc. ... Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới</i>
<i>thực sự là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trị của người chủ thì phải học tập”.</i>


Ngày 19-1-1955, Bác đã đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên Trường Đại học Nhân dân tại Hà Nội.


Ngày 19-3-1955, Bác lại gửi thư cho thầy giáo và học sinh Trường Sư phạm Miền núi và căn dặn: <i>“Nhiệm vụ của</i>
<i>các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước</i>
<i>Việt Nam yêu quý của chúng ta”.</i>


Chính với sự quan tâm của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, mà ngay sau ngày hịa bình lại, các trường
học đã mở cửa đón con em nhân dân lao động đến trường. Tháng 10-1954, Trường Đại học Y - Dược mở cửa, các
Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học chuẩn bị bước vào năm học mới. Ngày
1-11-1954, 51.260 con em nhân dân lao động Thủ đô Hà Nội nô nức đến trường khai giảng năm học đầu tiên sau ngày
hịa bình lập lại. Lực lượng đoàn viên trong các trường đại học và các trường cấp III tuy còn rất mỏng, nhưng hoạt
động của Đồn đã có tác dụng rõ rệt. Các hoạt động học tập, lao động và sinh hoạt tập thể, công tác xã hội, kỷ luật,
trật tự, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,v.v... đã thu hút hầu hết học sinh, sinh viên tham gia. Năm học 1959
-1960, miền Bắc đã có 1.460.596 học sinh phổ thơng (gấp 3,5 lần năm học 1939 - 1940 tồn Đơng Dương), 16.000
học sinh trung học chuyên nghiệp (gấp 4 lần) và 8479 sinh viên đại học (gấp 14,6 lần năm 1939 - 1940 tồn Đơng
Dương) và gần 2000 học sinh, sinh viên đang học ở người ngoài.


*
* *


Đảng ta khẳng định rằng; Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; cuộc đấu tranh của nhân
dân ta có quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Vì thế, Đồn ta và thanh niên nước ta đã không ngừng hoạt động nhằm ủng hộ phong trào đấu tranh cho


hịa bình thế giới và tình đồn kết hữu nghị giữ các dân tộc, chống chiến tranh xâm lược, chống chủ nghĩa thực
dân, ủng hộ phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ngược lại, chính sự phát triển của
phong trào cách mạng thế giới đã cổ vũ mạnh mẽ đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống
nhất nước nhà của nhân dân ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

hoạt động rất có ý nghĩa khơng những đối với thanh niên nước ta mà cũng rất có ý nghĩa đối với thanh niên thế
giới. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi của nhân dân ta, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ đã cổ vũ mạnh mẽ thanh niên và nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và phản động của chủ nghĩa đế quốc, để duy trì ách áp bức bóc lột đối với các
dân tộc, chúng lại áp dụng chủ nghĩa thực dân mới, tiêu biểu là ở miền Nam Việt Nam. Do đó, tuy cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp ở Việt Nam đã kết thúc, nhưng phong trào nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới vẫn
diễn ra quyết liệt ở khắp nơi trên thế giới. Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V (1955) cũng
là nhằm mục tiêu đó. Bài học của thanh niên Việt Nam cũng là bài học của thanh niên các nước thuộc địa. Với tinh
thần đó, các tổ chức thanh niên Việt Nam đã chuẩn bị tham gia đại hội một cách tích cực. Chúng đã thành lập Uỷ
ban trù bị quốc gia. Ngày 23 - 3 - 1955, Hội nghị trù bị của Việt Nam tham gia Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh
viên thế giới lần thứ V đã họp tại Hà Nội, gồm 197 đại biểu đại diện cho Liên đoàn thanh niên Việt Nam, Đoàn
Thanh niên Cứu quốc Việt Nam, Hội liên hiệp Sinh viên Việt Nam, thanh niên quân đội, thanh niên xung phong,
thanh niên miền Nam tập kết,v.v... và các anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam. Tại
Vácsava, khẩu hiệu: “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ” đã nhiều lần vang lên.


Trong Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VI và các đại hội tiếp theo, vấn đề Việt Nam vẫn là
một trong những chủ đề lớn được tuổi trẻ trên khắp hành tinh đặc biệt quan tâm.


Vốn là một nước thuộc địa đã vùng lên chống chủ nghĩa thực dân Pháp thắng lợi, nay vẫn còn nửa nước bị phụ
thuộc vào chủ nghĩa đế quốc, do đó tuổi trẻ Việt Nam rất thông cảm với tuổi trẻ các nước cịn nằm trong tình cảnh
bị áp bức dân tộc, bị sự đơ hộ của ngoại bang. Vì thế chúng ta rất tích cực lên tiếng phản đối các cuộc chiến tranh
xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Ngày 20-2-1955 Liên đoàn Thanh niên Việt Nam đã ra lời
kêu gọi thanh niên Việt Nam đoàn kết và ủng hộ thanh niên các nước thuộc địa và phụ thuộc chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới nhân ngày Quốc tế chống chủ nghĩa thực dân (21 - 2) và đấu tranh đòi đối
phương thi hành Hiệp nghị Giơnevơ, đòi tổ chức Hội nghị hiệp thương. Chúng ta nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh


giành độc lập của thanh niên và nhân dân Angiêri, Ghilê, Cu Ba, Ai Cập, Irắc và nhân dân các nước châu Phi và
châu Mỹ La tinh bằng những cuộc mít tinh, biểu tình và những hành động thiết thực, cụ thể khác. Chúng ta đã thiết
lập quan hệ hữu nghị với thanh niên các nước Nam Dương (Inđônêsia, ấn Độ và nhiều nước á Phi khác. Mối quan
hệ hữu nghị và hợp tác với thanh niên Pháp, thanh niên Lào và Campuchia để chống kẻ thù chung vốn đã có từ
lâu, nay lại càng được củng cố chặt chẽ hơn. Hình ảnh anh Hăngri Máctanh và chị Raymôngđiêng - những thanh
niên công sản Pháp, những chiến sĩ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
và các thành viên đại diện cho Đoàn thanh niên cộng sản Pháp sang dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai đã đem
đến cho Đồn ta và tuổi trẻ nước ta những tình cảm thắm thiết và hữu nghị sâu sắc.


Chúng ta không ngừng ủng hộ và thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, của
Hội Liên hiệp sinh viên quốc tế, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của hai tổ chức quốc tế này. Tháng 2 - 1956, Đoàn
Đại biểu Hội liên hiệp sinh viên quốc tế do anh Calô Mina dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam, đem đến cho thanh niên
và sinh viên Việt Nam tình cảm chân thành và thắm thiết. Trước khi rời Việt Nam, Đoàn Đại biểu sinh viên quốc tế
đã ra tuyên bố khẳng định: “Các bạn sinh viên Việt Nam đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm và bền
<i>bỉ cho sinh viên các nước khác trên thế giới”.</i>


<b>CHƯƠNG VIII</b>


<b>PHONG TRÀO “XUNG PHONG TÌNH NGUYỆN VƯỢT MỨC KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM NĂM LẦN THỨ</b>
<b>NHẤT”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Để thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của Đoàn và tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Đoàn toàn
<b>quốc lần thứ III được triệu tập từ ngày 23 đến ngày 25 - 3 - 1961, có 677 đại biểu, thay mặt cho hơn 1 triệu</b>
đoàn viên. Đại hội xác định nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới là: <i>“Đoàn kết thanh niên, tổ chức</i>
<i>mọi lực lượng, giáo dục thanh niên trong cả nước tiến lên dưới ngọn cờ của Đảng, cống hiến hết sức mình phấn</i>
<i>đấu hồn thành thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử mà Đảng đề ra”.</i>


Đại hội vạch rõ: “Tất cả mọi hoạt động của Đoàn và thanh niên nước ta đều cần hướng vào việc thực hiện những
<i>nhiệm vụ cách mạng của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hịa bình</i>
<i>thống nhất nước nhà”. Đại hội đã nêu ra nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là “hướng toàn thể nam nữ đoàn viên, thanh</i>


<i>niên suy nghĩ và hành động với tư cách là người lính xung kích, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng</i>
<i>chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà thể hiện trên các mặt sản xuất, công tác, học tập, bảo vệ Tổ</i>
<i>quốc, xây dựng cuộc sống văn minh”.</i>


Đại hội vinh dự được Bác Hồ kính yêu, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
các đồng chí trong Bộ Chính trị đến dự. Nói chuyện với đại hội, Bác Hồ chỉ rõ: <i>“Đoàn thanh niên cần phải làm đầu</i>
<i>tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu Đảng cần, thanh niên có, việc gì</i>
<i>khó thanh niên làm”.</i>


Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đồn gồm 71 đồng chí, trong đó có 15 đồng chí tham gia Ban
Thường vụ và 5 đồng chí tham gia Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư thứ nhất. Sau đại
hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều đi nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đồn.


Đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm năm lần thứ nhất”
(1961 - 1965) nhằm tổ chức, giáo dục, đồng viên tuổi trẻ miền Bắc phát huy vai trò và tác dụng của mình đi đầu
thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước, qua đó mà <i>“Nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giáo dục thanh niên ý</i>
<i>thức đối với kế hoạch Nhà nước, giáo dục tinh thần xung phong, tự nguyện, tự giác trong bất kỳ công việc gì mà</i>
<i>mình đang làm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với việc thực hiện kế hoạch 05 năm”.</i>


Do đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của tuổi trẻ, phù hợp với các đối tượng, các tầng lớp thanh niên chỉ
trong một thời gian ngắn đã có trên 1 triệu đồn viên, thanh niên hoạt động trên các mặt: sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, lâm nghiệp, văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng,v.v... hưởng ứng và đăng ký
tham gia.


Để chỉ đạo phong trào đi đúng hướng, đạt được mục tiêu và nội dung đề ra, đạt hiệu quả thiết thực, Ban Chấp
hành Trung ương Đồn (khóa III) đã có nhiều cuộc họp chuyên đề bàn việc triển khai phong trào trên từng lĩnh vực,
từng đối tượng, từng nội dung cụ thể. Đó là Nghị quyết về nhiệm vụ của Đồn đối với kế hoạch Nhà nước năm
năm lần thứ nhất; Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ của Đồn trong cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; Nghị
quyết về nhiệm vụ của Đồn tham gia phát triển sản xuất nơng nghiệp; Nghị quyết về công tác giáo dục, về công


tác thiếu niên nhi đồng, về cơng tác Đồn trong trường học,v.v... Đây là bước phát triển mới về sự chỉ đạo của
Đoàn đối với phong trào thanh niên; tổ chức, động viên thanh niên đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phong trào
xung phong tình nguyện tuy có bao qt, toàn diện, nhưng mỗi lĩnh vực, mỗi đối tượng cụ thể lại có nội dung riêng,
có hình thức, phương thức nhất định, vừa đa dạng, phong phú, vừa mang tính đặc thù cho từng lĩnh vực hoạt
động, từng loại hình trong tổng thể của một phong trào thống nhất. Điều đó đã tạo ra cho phong trào sức sống
mạnh mẽ.


Cuối tháng 12 - 1961, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ II và đầu tháng 3 - 1962, Đại hội Hội Liên
hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ III đã họp. Các đại hội đã đánh giá hoạt động của Hội trong thời gian qua và thảo
luận phương hướng cơng tác sắp tới; động viên tồn thể thanh niên và sinh viên hãy tích cực tham gia phong trào
“xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm năm lần thứ nhất” do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
III phát động, đưa phong trào thanh niên và sinh viên phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

lợi, các tổ chức Đoàn ở cơ sở đã đảm nhận trước cấp ủy Đảng và hợp tác xã cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ
thống thủy nông, bảo đảm tưới tiêu nước theo yêu cầu, phục vụ thâm canh tăng năng suất cây trồng. Từ hợp tác
xã Hồng Thái (Hải Dương), Phương Trù (Vĩnh Phúc), những đội thủy lợi chun do Đồn làm nịng cốt đã nhanh
chóng phát triển ra nhiều cơ sở. Về sau, đội thủy lợi chuyên đã có hầu khắp các địa phương, hợp tác xã, gọi là đội
thủy lợi 202. Đến cuối năm 1963, cả miền Bắc đã có trên 1 vạn đội, được chun mơn hóa, khơng chỉ làm thủy lợi
ở hợp tác xã mà thường xuyên có mặt ở các cơng trình đầu mối, trên các cơng trường thủy lợi của tỉnh, của huyện.
Do được chun mơn hóa, làm việc theo định mức nên thường đạt năng suất cao. Hầu như cá nhân, đơn vị nào
cũng đạt và vượt năng suất. Tiêu biểu là nữ Anh hùng trẻ tuổi Phạm Thị Vách (Hưng Yên) đã đi đầu trong công tác
đắp đe ngăn nước sơng Hồng, có nhiều sáng kiến, cải tiến, đưa năng suất của toàn đội tăng gấp 3,5 lần chỉ tiêu,
ln hồn thành vượt mức kế hoạch trên các cơng trường thủy lợi. Học tập Đồn thanh niên xã Hồng Thái (Ninh
Giang, Hải Dương), xã Vũ Thắng (Kiến Xương, Thái Bình) là vùng sâu trũng nhất huyện, thường xuyên bị ngập lụt,
mất mùa, Đoàn đã đảm nhận trước Đảng ủy và hợp tác xã đào một con mương tiêu nước và xây dựng lại đồng
ruộng, kết quả là đã giải quyết được nạn ngập úng, đưa năng suất lúa tăng lên rõ rệt và hợp tác xã Vũ Thắng đã
trở thành lá cờ đầu về thâm canh tồn miền Bắc.


Trong phong trào làm phân bón, đi đơi với việc tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên làm thật nhiều phân như
trước, các cơ sở Đoàn đã đảm nhận xây dựng kế hoạch làm phân và nâng cao chất lượng phân bón cho hợp tác


xã. Qua tính toán, cân đối giữa yêu cầu thâm canh và khả năng phân bón của hợp tác xã, Đồn đứng ra ký kết hợp
đồng với hợp tác xã, tổ chức, động viên đồn viên làm đủ số phân cịn thiếu. Các chi đoàn đã thành lập các tổ
chuyên trách làm phân, làm bèo hoa dâu. Tổ vừa có trách nhiệm làm thêm phân, thu gom của đoàn viên, thanh
niên và xã viên hợp tác xã, vừa làm nhiệm vụ chế biến để nâng cao chất lượng phân bón. Để tạo điều kiện cho
đồn viên, thanh niên của mình bảo đảm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng phân bón, với khẩu hiệu: “Sạch làng
tốt ruộng”, các cơ sở Đoàn trong hợp tác xã đã có phương thức “3 chuồng 4 hố” (chuồng trâu bò, chuồng lợn,
chuồng gà; hố phân, hố tiểu, hố rác và hố xí) làm nhà ủ và chế biến phân. Nhiều nơi còn ủ phân ngay tại ruộng.
Các Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn đã phối hợp với ngành nông nghiệp mở các lớp tập huấn kỹ thuật chế biến phân, kỹ
thuật làm bèo hoa dâu, kỹ thuật bón phân theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng,v.v.... Năm 1962, trong 20 Tỉnh,
Thành Đồn đã có 8691 chi đồn lên được kế hoạch và ký kết hợp đồng làm phân bón cho hợp tác xã. Năm 1963,
chỉ trong 16 tỉnh, thành đã có thêm 2900 chi đồn làm được như trên, và có trên 3 vạn kỹ thuật viên được tập huấn
làm bèo hoa dâu, do đó việc ni thả bèo hoa dâu tăng lên nhanh chóng. Năm 1962 trong 11 tỉnh, thành, riêng
thanh niên đã thả được 1750 mẫu bèo ở 393 cơ sở. Vụ đông xuân 1962 - 1963 đã có 4900 cơ sở, ươm thả trên
12900 ha bèo hoa dâu và đến vụ đông xuân 1963 - 1964 con số đó đã tăng lên 13834 cơ sở và ươm thả được
140.900 ha bèo hoa dâu.


Để đảm bảo thực hiện được hợp đồng đã ký kết với hợp tác xã, mọi nguồn phân đều được đoàn viên, thanh niên
tận dụng khai thác. Đoàn đã vận động, xây dựng được hàng vạn chuồng lợn hai bậc, hố xí hai ngăn khiểu mới và
phát động đoàn viên, thanh niên trồng cây điền thanh, cây muồng muồng. Năm 1962, riêng thanh niên thị xã Hà
Đông (Hà Tây) đã trồng được 1300 mẫu điền thanh và muồng muồng. Thanh niên Nam Hà có sáng kiến tận dụng
đất, đắp mộ, tranh thủ thời gian trồng điền thanh ngay trên ruộng mới cấy, vừa lợi dụng nốt phần bộ rễ tăng độ phì
nhiêu cho đất, vừa lấy lá làm phân xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Nhận thức được vai trò của khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật ni, Đồn
đã động viên, tổ chức đồn viên, thanh niên đi vào những lĩnh vực mới mẻ, những khâu khó khăn, phức tạp, địi hỏi
phải vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đồn về cơng tác giáo dục đã
chỉ rõ: “Phải khơn ngừng giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ cộng sản chủ nghĩa, trình độ văn hóa, khoa học và
kỹ thuật cho thanh niên, tổ chức động viên thanh niên mạnh mẽ tiến quân vào khoa học kỹ thuật, làm cho thanh
niên trở thành lực lượng xung kích trong cuộc cách mạng kỹ thuật”



Đoàn coi trọng cả 3 mặt: Đào tạo và bồi dướng lực lượng trẻ làm khoa học kỹ thuật; xây dựng mạng lưới hoạt động
khoa học, kỹ thuật; tổ chức thực hiện các biện pháp khoa học, kỹ thuật; tổ chức thực hiện các biện pháp khoa học,
kỹ thuật tiên tiến, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Các Tỉnh, Thành Đoàn đã phối hợp với ngành
nông nghiệp, hội phổ biến khoa học kỹ thuật mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức những
cuộc họp “đầu bờ”, những hội nghị khoa học kỹ thuật trẻ để rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.


Để phát huy vai trị của Đồn và tuổi trẻ, trong cuộc vận động “cải tiến quản lý hợp tác xã; cải tiến kỹ thuật nhằm
phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, mạnh mẽ, vững chắc” của Đảng và Nhà nước, được sự giúp đỡ tận tình
của thế hệ đàn anh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia quản lý hợp
tác xã ngày càng nhiều. Ngay từ những ngày đầu của kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đã xuất hiện nhiều chủ
nhiệm hợp tác xã trẻ xuất sắc, có trình độ quản lý, kỹ thuật khá vững vàng như Bàn Văn Mình, Lê Văn Anh, Đỗ
Tiến Hảo, Nguyễn Thị Song, Tống Thị út, Lê Thị Lực... và hàng nghìn chủ nhiệm, đội trưởng, đội phó sản xuất giỏi,
tiêu biểu cho tinh thần bền bỉ, hăng say sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý trẻ tuổi đầy triển vọng. Đến năm 1963,
số cán bộ quản lý hợp tác xã ở lứa tuổi thanh niên đã chiếm từ 20 - 30%. ở Nghệ An, chỉ tính trong 39 hợp tác xã,
số đồn viên, thanh niên là đội trưởng, đội phó sản xuất tăng từ 14% lên 35%, là cán bộ ban quản trị hợp tác xã từ
18% lên 25%. ở Ninh Bình, năm 1962, trong ban quản trị hợp tác xã có 18,7% là thanh niên và đầu năm 1964 là
28,2%. ở Nam Định, năm 1961, trong số 246 hợp tác xã tồn thơn đã có 347 cán bộ, đồn viên, thanh niên ở trong
ban quản trị, có nơi hầu hết là thanh niên. Năm 1962, cả tỉnh Nam Định có 2447 thanh niên tham gia ban quản trị
hợp tác xã, 1851 thanh niên là đội trưởng, đội phó. ở Thanh Hóa, năm 1961 Đồn đã cung cấp cho đội ngũ cán bộ
của hợp tác xã là 6.891 người và năm 1962 là 9149 người chiếm trên 20% cán bộ hợp tác xã tồn tỉnh. Tình hình
trên cho thấy rằng, Đồn ta khơng chỉ có vai trị và tác dụng tổ chức, động viên thanh niên trong các khâu hành
động cụ thể mà cịn có vai trị trong cơng tác quản lý hợp tác xã.


Thực hiện cuộc vận động “Phát triển kinh tế - văn hóa miền núi”, phân bố lại lực lượng lao động, đưa miền núi tiến
kịp miền xuôi, với tinh thần “xung phong tình nguyện”, thanh niên sẵn sàng đi đến mọi miền của đất nước để xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc vận động đã được đông đảo các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên các tỉnh, đồng
bằng và đô thị hưởng ứng nhiệt liệt. Năm 1962, 12 tỉnh đã có 121.109 thanh niên xung phong đi khai hoang, đi xây
dựng nông trường, lâm trường, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương nghiệp, hợp tác xã ở miền núi, trong đó
có hơn 10 vạn đồn viên, thanh niên đã tình nguyện ở lại xây dựng miền núi lâu dài. ở những nơi khó khăn gian
khổ nhất, tuổi trẻ đã tỏ rõ phẩm chất cao quý của mình, chấp nhận mọi thử thách để cống hiến và trưởng thành.


Tiêu biểu cho những phẩm chất đó là anh hùng trẻ tuổi Phạm Ngọc Chức - (ngành Lâm nghiệp), Phùng Văn Bằng
(gác đèn biển, ngành Giao thông vận tải), Lâm Quang Tỉnh (ngành Nông trường),v.v... Thể hiện tinh thần “Đi bất cứ
đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến”.


Với tinh thần đó, trên 10.000 đoàn viên, thanh niên trên khắp các địa phương miền Bắc đã tình nguyện lên Thái
Nguyên xây dựng khu Liên hiệp gang thép đầu tiên của Tổ quốc; trên 5.000 thanh niên xây dựng Nhà máy Thủy
điện Thác Bà, 5.000 thanh niên xây dựng “Cơng trình đường sắt thanh niên Thanh Hóa - Vinh”. ở đó tuổi trẻ cũng
khơng quản ngại khó khăn, gian khổ, hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với một nền công nghiệp nhỏ bé, tiến lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng công nhân
chủ yếu mới được bổ sung trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, do đó đại bộ phận cịn rất trẻ,
trong đó thanh niên chiếm từ 70 - 80%, có đơn vị chiếm 100%. Vì thế, Đồn có vai trị rất lớn đối với sản xuất cơng
nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

nhân mới vào nghề đều xuất thân từ nông thôn, chưa được rèn luyện trong mơi trường sản xuất cơng nghiệp. Do
đó, thơng qua phong trào xung phong tình nguyện, thơng qua các hoạt động của mình, các cơ sở Đồn trong cơng
nghiệp đã giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về lập trường giai cấp cơng nhân, về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật
và nghề nghiệp, về đạo đức và lối sống, phong cách của người cơng nhân mới,v.v...


Chính vì thế mà phong trào tiến quân vào khoa học kỹ thuật càng được thanh niên công nhân hưởng ứng nhiệt liệt.
Những tổ hỗ trợ sáng kiến, tổ khoa học kỹ thuật trẻ, câu lạc bộ khoa học trẻ, tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm,v.v...
ra đời, thu hút hàng vạn đoàn viên, thanh niên vào những hoạt động sáng tạo. Thanh niên Nhà máy Cơ khí Hà Nội,
Nhà máy Dệt Nam Định, khu Mỏ Hịn Giai (Quảng Ninh) đã có sáng kiến “Mở hội thanh niên làm kỹ thuật”. Thi đua
với thanh niên Nhà máy Cơ khí Dun Hải (Hải Phịng), lá cờ đầu của ngành công nghiệp, năm 1961, thanh niên
thành phố Hà Nội, đã phát huy được 8.800 sáng kiến trong tổng số 13.000 sáng kiến của công nhân tồn thành
phố. Thanh niên Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, thanh niên Nhà máy Dệt Nam Định đã biến chỉ tiêu thao diễn kỹ
thuật thành chỉ tiêu sản xuất thường xuyên. Thanh niên Nhà máy Xi măng Hải Phòng, với tinh thần dám nghĩ, dám
làm đã đảm nhận trước Đảng ủy và giám đốc khôi phục thành công hệ thống 4 lị nung, nhanh chóng đưa vào sản
xuất. Trong số 1.283 thanh niên của nhà máy ghi tên đăng ký phấn đấu vượt mức kế hoạch, hầu hết đã có từ 1 đến
2 sáng kiến trở lên, vượt từ 5 đến 50% định mức và chỉ tiêu kế hoạch. Nguyễn Thị Lý và tổ đá nhỏ ca A của chị


gồm toàn thanh niên đã đề ra việc phong danh hiệu “Kiện tướng sáng kiến” cho những đồn viên có nhiều sáng
kiến đạt và vượt chỉ tiêu quy định. Toàn tổ đã phấn đấu hợp lý hóa sản xuất, giảm thao tác thừa, phát huy trên 30
sáng kiến trong vòng 1 năm rưỡi, bố trí lại dây chuyền sản xuất, tiến từ lao động thủ cơng lên cơ khí, giảm được
60% nhân cơng, 25% số đầu xe mà vẫn hồn thành vượt mức kế hoạch. Toàn tổ đã trở thành một tập thể gắn bó
với nhau rất mật thiết, cả trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đã trở thành “con
chim đầu đàn” của phong trào thanh niên cơng nhân Hải Phịng và thanh niên công nhân miền Bắc.


Học tập tổ đá nhỏ ca A (Xi măng Hải Phịng), có đội lái máy xúc cảng Hải Phịng, gồm 21 đồn viên, thanh niên và
một số công nhân lớn tuổi. Về sau cả thành phố Hải Phịng đã có 400 tổ sản xuất, thanh niên đăng ký thi đua với tổ
đá nhỏ ca A tổ máy xúc cảng.


Đồn thanh niên Nhà máy Cơ khí Dun Hải có sáng kiến tổ chức: “Hội thao diễn kỹ thuật”. Chính từ sáng kiến này
mà thu hút hàng trăm thanh niên của nhà máy sôi nổi, hăng say học tập văn hóa, học tập lý thuyết và nhất là rèn
luyện thao tác, nâng cao nghề nghiệp, có tay nghề giỏi, phấn đấu đạt kết quả cao trong các hội thao diễn. Tuyệt đại
bộ phận đoàn viên, thanh niên đã tham gia hội thao và đều đem lại kết quả tốt; hầu hết đạt và vượt chỉ tiêu, định
mức quy định. Qua thao diễn, trình độ tay nghề của cơng nhân trẻ thực sự đã được nâng lên rõ rệt. Qua đây, Đoàn
đã kiến nghị sửa đổi một số chỉ tiêu định mức chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, đại bộ phận là nâng định mức
lao động, xây dựng định mức tiên tiến. Từ đó Nhà máy cơ khí Dun Hải nói chung và Đồn thanh niên nhà máy
nói riêng đã trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp. Phong trào học tập và làm theo thanh niên Nhà máy Cơ
khí Duyên Hải đã được phát động rộng rãi trong thanh niên, công nhân miền Bắc trong quá trình thực hiện kế
hoạch năm năm lần thứ nhất.


Thanh niên khu Mỏ Hòn Gai nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, trong “Chiến dịch than Điện Biên Phủ”, đã có
1286 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đảm nhận xây dựng 9 “cơng trình thanh niên”, xây dựng 1950 tổ sản xuất, xe,
máy mang tên thanh niên. Tất cả đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 5 ngày đến 3 tháng. Tổ máy khoan BU4,
xe Gấu 25, tổ máy xúc EKG1 của Anh hùng Vũ Xuân Thủy là những điển hình tiên tiến, tiêu biểu cho tinh thần dám
nghĩ dám làm, quyết giành năng suất lao động cao. Tổ đi lò Đỗ Xuân Ngọc với sáng kiến “Khoan sâu, bắn mìn
nặng” đã mở đầu cho phong trào đi lò nhanh của thanh niên vùng mỏ. ở Nhà máy Dệt Nam Định, thanh niên đã
đảm nhận hàng chục đề tài nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đạt năng suất cao như cải tiến
778 máy dệt từ tay đập ngang sang tay đập dọc, tăng năng suất mỗi năm 1,4 triệu mét vải và đã giúp nhà máy


hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1962 trước 78 ngày. Trước đây mỗi người chỉ đứng được 4 máy,
sử dụng 57% công suất, đạt 17,7mét/ca. Nay thanh niên đã cải tiến và hợp lý hóa sản xuất các khâu nên mỗi người
đã đứng được 7 máy, sử dụng 77% công suất đạt năng suất 27,37mét/ca.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Thông qua hoạt động thực tiễn, Đồn ta đã góp phần tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng nhân trẻ, khơng
ngừng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ tay nghề cho anh chị em. Đoàn thanh niên ở các
nhà máy, xí nghiệp, cơng trường đã phối hợp với phịng chuyên môn mở các lớp học nghề ngay tại cơ sở cho công
nhân mới vào; mở các lớp học nâng bậc, bổ túc văn hóa, nghiệp vụ; trong đó có cả các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật
trung cấp dành cho cơng nhân. Các tổ chức Đồn trong các cơ sở công nghiệp coi nhiệm vụ học tập là một tiêu
chuẩn thi đua của các chi đoàn, phân đoàn và cho mỗi đoàn viên. Đây cũng là tiêu chuẩn để phân loại đoàn viên,
phân loại tổ chức Đoàn ở cơ sở. Chính vì thế mà đồn viên, thanh niên tham gia học tập rất đông đảo và chăm chỉ.
Trong thư gửi Đại hội tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa toàn miền Bắc ngày 21-6-1963, Bác Hồ đã đánh giá cao vai
trị của Đồn và thanh niên ta. Bác viết: “Cho đến nay đã có trên 6.000 tổ và đội ghi tên thi đua để giành lấy danh
hiệu vẻ vang là tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa. 389 tổ và đội đã được công nhận, trong đó có 1.400 chị em phụ
nữ, 1.400 cơng nhân đàn ông, và 3.800 là thanh niên. Thế là thanh niên đã chiếm số đơng hơn. Bác có lời khen
ngợi thanh niên và khuyên các cháu cố gắng hơn nữa”.


Với nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, trong những năm khôi phục và phát triển kinh tế, thanh niên quân đội luôn luôn nắm chắc tay
súng, ra sức rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu và hăng hái tham gia kiến thiết Tổ quốc. Từ sau
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, trong quân đội đã hình thành hệ thống tổ chức Đồn, lấy đại đội làm cơ sở, mỗi
đại đội tổ chức một chi đoàn thanh niên. Năm 1959, Nhà nước ban hành luật nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh hàng vạn
đoàn viên, thanh niên được chuyển ra bổ sung cho các cơ quan, các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, hàng vạn đồn
viên, thanh niên có giác ngộ chính trị, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật đã hăng hái làm nghĩa vụ quân sự,
xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam từng bước lên chính quy và hiện đại.


Với phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố quốc phịng, đồn viên và thanh niên qn đội đã nêu cao
tinh thần vượt qua khó khăn, gian khổ, vươn lên hàng đầu trong học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tham
gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mở đầu là phong trào thi đua với chi đoàn Mộc Châu. Trong hồn cảnh hết sức khó


khăn, thiếu thốn, đồn viên, thanh niên chi đồn Mộc Châu đã có nhiều sáng kiến, đảm bảo huấn luyện tốt và sẵn
sàng chiến đấu tốt. Toàn chi đoàn là một tập thể vững mạnh, đoàn kết, tương trợ nhau học tập và xây dựng cuộc
sống vui tươi, lành mạnh. Thi đua với chi đoàn Mộc Châu, nhiều chi đoàn thanh niên trong qn đội đã thực hiện
tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu được vai trị và trách nhiệm của mình,
do đó đã hăng hái tập luyện, lập công xuất sắc.


Cùng với các phong trào thi đua trong các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
xây dựng quân đội, Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam đã phát động trong toàn quân phong trào thi
đua “Ba nhất”, hướng vào các mục tiêu phấn đấu xây dựng tư tưởng tốt, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu tốt, xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Chỉ sau một thời gian ngắn, đã có 100% chi đoàn và đoàn viên, thanh niên trong
các binh chủng, quân chủng sôi nổi đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Chiến sĩ ba nhất”, vươn lên lập thành tích
trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong lao động sản xuất và xây dựng đơn vị, trong cuộc sống hàng ngày.
Các đồng chí Chu Văn Thanh, Mùa A - Dếnh (dân tộc Mông) là những chiến sĩ bộ đội biên phịng đã dũng cảm,
mưu trí, xử lý tốt mọi tình huống trong khi làm nhiệm vụ, nêu gương sáng về tinh thần phục vụ nhân dân, hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao cùng hàng ngàn, hàng vạn điển hình tập thể và cá nhân đã góp phần cơng
sức xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh.


Hòa nhịp với phong trào thi đua của thanh niên trên các mặt trận công nghiệp, nông nghiệp, quân đội, tuổi trẻ trong
các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp,v.v... ra sức đẩy mạnh
phong trào phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức khoa học và thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

với bốn nội dung cụ thể là: Học tập tốt, lao động và hoạt động xã hội tốt; bồi dưỡng tinh thần và đạo đức xã hội chủ
nghĩa: rèn luyện thân thể tốt. Đồng thời các cấp bộ Đoàn đã trở thành những lá cờ đầu cho các nơi học tập, trao
đổi lẫn nhau. Đó là trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam) không những bảo đảm chất lượng học tập cho học sinh mà cịn
có sự kết hợp rất chặt chẽ nhiệm vụ giáo dục của nhà trường với các yêu cầu và nhiệm vụ của địa phương. Học
tập điển hình Bắc Lý, các trường cấp III Lê Hồng Phong (Nam Định), Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), Phan Đình
Phùng (Hà Tĩnh), Lam Sơn (Thanh Hóa); các trường trung cấp Nông Lâm, Đường sắt; Đại học Tổng hợp, Đại học
Sư phạm,v.v... đã có sự kết hợp giữa nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội với xây dựng lớp
học tiên tiến, chi đoàn tiên tiến trong học sinh, sinh viên, dần dần phong trào đã mở rộng ra tất cả các trường học ở
miền Bắc.



Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính u: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, Đồn thanh niên Lao động
Việt Nam rất quan tâm đến nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, ra sức xây dựng Đội ngày càng vững
mạnh để Đội thực sự là lực lượng hậu bị của Đoàn. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III đã chỉ rõ: “Đồn cịn phải
tăng cường hơn nữa công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng với ý thức đào tạo một lớp người không những cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay mà còn cần cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này... Với
những đoàn viên lớn tuổi, Đoàn cần bồi dưỡng các em hiểu biết về Đoàn, nâng cao ý thức Đoàn cho các em”.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam (ngày 15-5-1961) trong thư gửi cho thiếu
nhi cả nước, Bác Hồ đã dạy các em 5 điều:


1. Yêu Tổ quốc - Yêu đồng bào


2. Học tập tốt - Lao động tốt


3. Đoàn kết tốt - Kỷ luật tốt


4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt


5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.


Để giúp các cán bộ Đoàn quán triệt và thực hiện lời dạy của Bác trong công tác giáo dục thiếu nhi và những mục
tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III đề ra, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khóa III) đã
bàn chun đề về công tác thiếu nhi. Nghị quyết nhấn mạnh: “Phải chuẩn bị cho các em rồi đây trở thành những
người lao động nhiệt tình xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, những người biết sống và làm việc
trong xã hội đó”. Do đó, cần mở cuộc vận động: “Tồn Đồn làm cơng tác thiếu nhi”. Đoàn thanh niên trên mọi lĩnh
vực hoạt động khác nhau trong xã hội hãy dành một phần thì giờ, trí tuệ, tài năng của mình về khoa học kỹ thuật,
về văn học nghệ thuật, về thể dục thể thao, để giúp cho việc giáo dục thiếu nhi được tốt”.


Nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, phù hợp với các em đã được áp dụng trong công tác Đội, lôi
cuốn đông đảo các em tham gia như phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Hợp tác xã Măng non”, “Đi thăm miền Nam yêu


quý của Tổ quốc”, “Em yêu anh bộ đội”,v.v...


Phong trào “Nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” là sáng kiến của
Liên đội Thiếu niên tiền phong xã Tam Sơn (Tiên Sơn, Bắc Ninh) được dấy lên từ năm 1961, nay đã trở thành
phong trào chung của thiếu nhi miền Bắc. Riêng tỉnh Thanh Hóa, tính đến năm 1964, đã có hơn 10.000 em được
cơng nhận danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, trong đó có 39 em được nhận phần thưởng của Bác. Nhiều điển hình
tiên tiến, nhiều gương mặt đẹp trong thiếu nhi xuất hiện khắp nơi. Đó là Bùi Thị Tứ ở Thái Bình cõng bạn đi học
suốt 3 năm liên tục. Nguyễn Ngọc Ký ở Nam Định, bị liệt cả 2 tay, đã dùng chân viết mà vẫn học giỏi, Nguyễn Văn
Tống ở Hà Tây, dạy bổ túc văn hóa tốt được Nhà nước tặng Huân chương,v.v... và hàng nghìn gương tốt như cứu
bạn khỏi chết đuối, nhặt được của rơi trả lại người mất; lao động học tập tốt, giúp đỡ bố mẹ, ông bà, chăm sóc em
nhỏ, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, người tàn tật,v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Bình); đồn viên, thanh niên cơng nhân Nhà máy Cơ khí Dun Hải (Hải Phịng); đồn viên, giáo viên và thanh,
thiếu niên học sinh Trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam); bác sỹ, y tá trẻ tuổi Bệnh viện Vân Đình (Hà Tây); đồn viên,
thanh niên Hợp tác xã thủ cơng Thành Cơng (Thanh Hóa) và phong trào thi đua “Ba nhất” của tuổi trẻ quân
đội,v.v... Đó là Trần Văn Giao (Địa chất), Phùng Văn Bằng (Giao thông vận tải), Đỗ Tiến Hảo, Lương Văn Nghĩa...
(Nông nghiệp), Vũ Xuân Thủy, Nguyễn Văn Bôn, Đỗ Xuân Ngọc (Công nhân mỏ), Phạm Văn Chức (Lâm
nghiệp),v.v... Tại đại hội, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá cao
những cống hiến xuất sắc của đoàn viên, thanh niên ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Đồng chí Lê Duẩn nói: “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất là một phong trào thi
đua có nội dung thiết thực, cổ vũ được lòng hăng hái cách mạng của thanh niên, đáp ứng được những yêu cầu của
công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc của chúng ta hiện nay... Đoàn viên và thanh niên khắp nơi trên miền Bắc
đã lập nhiều thành tích xuất sắc trên các mặt cơng tác, sản xuất nơng nghiệp, sản xuất cơng nghiệp, văn hóa, giáo
dục, quân sự, bảo vệ trị an,v.v... Các đồng chí rất xứng đáng là những người con ưu tú của nhân dân lao động,
những người con tin cậy của Đảng, xứng đáng là cháu Bác Hồ”.


*
* *


Trước tình hình đế quốc Mỹ đẩy cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam lên bước mới, tháng 3 - 1964, Chủ tịch Hồ


Chí Minh đã triệu tập “Hội nghị chính trị đặc biệt”. Người kêu gọi: “Mỗi người hãy làm việc bằng hai để đền đáp
đồng bào miền Nam ruột thịt”. Đáp lời kêu gọi của Tổ quốc, những người xung phong tình nguyện “vượt mức kế
hoạch năm năm lần thứ nhất” đã khơng tiếc sức mình, nỗ lực phấn đấu vì miền Nam ruột thịt. Bên cạnh 50 vạn
đồn viên, thanh niên và một vạn tập thể đã hoàn thành và hồn thành vượt mức kế hoạch, đã có thêm 80 vạn
đoàn viên, thanh niên tiếp tục tự nguyện đăng ký phấn đấu vượt mức kế hoạch năm năm. Nhiều tập thể chi đoàn
phân đoàn và đoàn viên, thanh niên đã nhận thêm phần việc “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt” và đã hồn thành tốt
phần việc đó. Nhiều cơng trình, sản phẩm mới do đồn viên, thanh niên đảm nhận đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Thanh niên trên cơng trường đường sắt Thanh Hóa - Nghệ An nêu khẩu hiệu “Vì ngày mai thống nhất Tổ quốc”, đã
hăng hái lao động, tổ chức hợp lý hóa sản xuất, đạt năng suất cao, với nguyện vọng đưa con tàu thống nhất tiến
nhanh về phía trước và đã hoàn thành đúng vào dịp sinh nhật của Bác Hồ (19-5-1964), vượt thời gian 4 tháng,
được Bác tặng cờ và trao phần thưởng. Chi đoàn phân xưởng thành phẩm Nhà máy dệt kim Đông Xuân (Hà Nội),
đã coi mỗi chiếc áo xuất xưởng là một viên đạn bắn vào đầu giặc, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao
12%. Thanh niên Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn về kỹ
thuật, nguyên vật liệu, chế tạo thành công một số bộ phận của máy Điêzen, đòi hỏi độ chính xác cao mà nhà máy
phải nhập từ nước ngồi. Chi đồn Hợp tác xã Thọ Bình (Khối Châu, Hưng Yên) cùng với đội thuỷ lợi có sáng
kiến xây dựng hệ thống máng chìm bên cạnh hệ thống mương máng nổi để vừa tưới nước, tiêu nước cho đồng
ruộng, phục vụ tăng năng suất cây trồng. Đồng chí Nguyễn Văn Độ, Bí thư Đồn Cơng ty Xây dựng Nam Định đã
có sáng kiến cải tạo máy cưa thành máy có hai tác dụng: vừa cưa, vừa khoan, tăng năng suất 400%, được Bác Hồ
tặng huy hiệu của Người. Đến tháng 10 - 1964, thanh niên công nhân tỉnh Nam Định đã có 9.500 người vượt kế
hoạch từ 10 đến 15%, riêng thanh niên Nhà máy Dệt Nam Định đã vượt 80 vạn mét vải, 6 vạn kilôgam sợi, thanh
niên Nhà máy Giấy (Nam Định) vượt kế hoạch thời gian trước 2 tháng.


Phấn khởi được sống, lao động và học tập trong chế độ mới, tuổi trẻ miền Bắc không bao giờ quên nghĩa vụ của
mình đối với đồng bào và tuổi trẻ miền Nam ruột thịt. Mỗi hành động, mỗi việc làm của thanh niên miền Bắc đều
hướng tới đồng bào và thanh niên đang chiến đấu và hy sinh anh dũng ở tuyến đầu Tổ quốc. Mở đầu là cuộc đấu
tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, rồi phong trào phản đối các chiến dịch tố cộng, diệt cộng,
luật 10/59; phong trào chống đàn áp và khủng bố thanh niên, sinh viên, học sinh; phong trào đòi trả tự do cho anh
Lê Quang Vịnh và tiểu đội gang thép của anh, đòi trả tự do cho Nguyễn Văn Trỗi,v.v... Ngồi những cuộc mít tinh,
biểu tình, xuống đường, gửi kiến nghị phản đối,v.v... tuổi trẻ miền Bắc có những đợt hành động “Vì miền Nam ruột
thịt”, “Vì thống nhất Tổ quốc”,v.v...



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Tháng 9 - 1961, Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Hà
Nội. Hội nghị thu hút hơn 30 đoàn đại biểu, đại diện cho các tổ chức sinh viên khắp các châu lục tham gia. Hội nghị
đã trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề mà các tổ chức sinh viên quan tâm trong việc phát triển nền giáo dục dân tộc
và đấu tranh xóa bỏ tàn tích của chủ nghĩa thực dân trong lĩnh vực giáo dục. Ngày 1-9- 1962 Bác Hồ đã đến thăm
và nói chuyện thân mật với các đại biểu. Sau khi trao đổi về kinh nghiệm hoạt động của mình, nêu lên sự phát triển
của nền giáo dục Việt Nam, Bác nói: “Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã soi đường cho chúng tôi. Chúng tôi đã
không sợ thực dân và phong kiến, mà hăng hái hoạt động cách mạng và cuối cùng cách mạng đã thắng lợi.


Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều dân tộc bị áp bức ở châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đã thoát khỏi
ách nô lệ của bọn thực dân, đế quốc và thanh niên các nước ấy được bình đẳng, tự do. Tuy vậy, trên thế giới nhiều
thanh niên còn bị áp bức.


Vì vậy, cho nên thanh niên tồn thế giới cần phải đoàn kết nhau lại, tin tưởng vào khả năng đấu tranh của mình và
hịa mình với cơng nhân và nông dân để đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc... đấu tranh để
giữ gìn hịa bình thế giới, để thực hiện hợp tác anh em giữa tất cả các dân tộc, để xây dựng đời sống hạnh phúc,
tươi vui”.


Là một thành viên trong phong trào thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, với trách nhiệm là một tổ chức thanh
niên cộng sản, Đoàn ta rất coi trọng sự đồn kết nhất trí trong các Đồn thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, coi
đó là nhân tố quan trọng để đoàn kết thanh niên thế giới đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Sau ngày hịa bình lập lại, Đoàn ta đã cử nhiều đoàn đại biểu sang các nước xã hội chủ nghĩa làm việc, trao đổi
kinh nghiệm về hoạt động của Đồn, cơng tác thanh niên và phong trào thanh niên, xây dựng kế hoạch hợp tác
toàn diện, lâu dài giữa Đoàn thanh niên nước ta với Đoàn thanh niên các nước anh em. Đồng thời chúng ta cũng
mời các đoàn đại biểu thanh niên các nước XHCN sang thăm Việt Nam, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, đem đến cho
Đoàn ta và thanh niên ta sự cổ vũ to lớn cả về tinh thần và vật chất. Đồn ta cịn cử nhiều cán bộ sang học tập lý
luận, nghiệp vụ cơng tác Đồn ở các trường Đoàn các nước anh em. Đặc biệt, Trường Đồn thuộc Trung ương
Đồn TNCS Lênin Liên Xơ đã tiếp nhận hàng trăm cán bộ Đoàn Việt Nam để đào tạo liên tục trong nhiều khóa
ngắn hạn, dài hạn cũng như đào tạo nghiên cứu sinh. Trường Đoàn của Đoàn thanh niên tự do Đức (CHDC Đức)
cũng đã tiếp nhận nhiều cán bộ Đoàn Việt Nam sang học và thực tập về cơng tác Đồn. Nhờ hoạt động đối ngoại


tích cực mà chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các tổ chức thanh niên, phong trào thanh niên
và nhiều nhân vật tiêu biểu ở nhiều nước trên thế giới,v.v... đối với sự nghiệp của Đoàn ta và tuổi trẻ nước ta.
*


* *


Sau 10 năm (1954 - 1964) tham gia khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tuổi trẻ miền Bắc đã có sự
cống hiến xuất sắc, thể hiện là lực lượng xung kích cách mạng, thơng qua đó hàng triệu bạn trẻ đã được thử thách,
rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt; tổ chức Đoàn và các Hội được củng cố, phát triển.


Là một tổ chức chính trị - xã hội, Đồn ta đã qn triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước bằng các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

phát triển lên 420.000 đoàn viên và đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III là 780.000 đoàn viên sinh hoạt trong
12.000 chi đồn cơ sở, tổ chức Đồn đã có ở khắp nơi, đến thơn xóm, khu phố, trường học, cơ quan,v.v...


Giúp Đảng và Nhà nước giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là chức năng chủ yếu của Đoàn, là quyền lợi thiết thực của
mỗi đồn viên, thanh niên. Vì vậy, đi đơi với việc giáo dục đồn viên, thanh niên thơng qua hoạt động thực tiễn, các
cấp bộ Đồn đã coi trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tình hình,
nhiệm vụ; về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; về chủ nghĩa xã hội, về Đảng, về Bác Hồ, về lý tưởng
và mục đích phấn đấu của đồn viên, thanh niên,v.v... Trong 10 năm khơi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội, Đồn ta đã có rất nhiều đợt học tập, sinh hoạt chính trị như học tập về luật cải cách ruộng đất, về đổi tên Đồn,
cải tạo cơng thương nghiệp tư bản tư doanh, hợp tác hóa nơng nghiệp, về Bác Hồ, về kế hoạch Nhà nước năm
năm lần thứ nhất, các nghị quyết của Đảng, của Đồn,v.v... Chính do sự giác ngộ về chính trị và tư tưởng đó của
đồn viên, thanh niên đã tạo ra cho Đoàn và các tổ chức thanh niên ta thế phát triển vững chắc, đủ sức đảm nhận
những nhiệm vụ ngày càng nặng nề và to lớn hơn trong giai đoạn cách mạng sau.


<b>CHƯƠNG IX</b>


<b>THANH NIÊN MIỀN NAM THAM GIA ĐẤU TRANH BẢO VỆ HỊA BÌNH, ĐÁNH BẠI “CHIẾN LƯỢC CHIẾN</b>


<b>TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ</b>


<b>1. Phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác phá kìm kẹp, tiến tới Đồng Khởi, giành quyền làm chủ về tay nhân</b>
<b>dân.</b>


Với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ từng bước hất cẳng
Pháp, đưa Ngô Đình Diệm cùng bọn tay sai lên nắm quyền thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng miền
Nam và phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


Nhân dân và tuổi trẻ miền Nam vừa được hưởng niềm vui thắng lợi của 9 năm kháng chiến đã phải tiếp tục cuộc
đấu tranh trong điều kiện mới vơ cùng gay go, gian khổ để địi Mỹ - Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi
quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ các quyền lợi ta đã giành được, chống khủng bố và trả thù những người kháng
chiến cũ.


Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Nam tranh đấu với kẻ thù mới vô cùng xảo quyệt, gian ác,
tổ chức của Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Các Đảng bộ miền Nam tiến hành sắp xếp và củng cố lại tổ chức,
thực hiện chủ trương bám đất, bám dân, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh để gìn giữ lực lượng cách mạng
và chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.


Các tổ chức cách mạng đều rút vào hoạt động bí mật. Đồn Thanh niên Cứu quốc khơng cịn hệ thống dọc, chỉ cịn
chi đồn cơ sở do chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo. Các tổ chức quần chúng cơng khai đã hình thành.


Ở nơng thơn, cùng với nông dân, thanh niên tham gia vào các tổ vần công, đổi công, các hội hiếu, hội hỉ, các đội đá
banh, bóng chuyền, đội múa lân, đội văn nghệ. Để duy trì các hoạt động đó, nhiều nơi cịn địi Hội đồng hương
chính tài trợ tiền để đi biểu diễn văn nghệ, đấu giao hữu thể thao giữa các ấp, các xã với nhau... qua đó móc nối
liên kết phong trào.


Ở đô thị, thanh niên được tổ chức vào nghiệp đồn, thanh niên học sinh, sinh viên lập các nhóm học tập, vào hội
truyền bá quốc ngữ, nhóm du ngoạn, thể thao, văn nghệ... Tổ chức đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, truyền bá các bài ca yêu nước, bài ca kháng chiến.



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh đó của tuổi trẻ và nhân dân miền Nam, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp các cuộc
mít tinh, biểu tình, trả thù những người kháng chiến.


Cuối năm 1954, Mỹ - Diệm bắt giam các nhân sĩ, trí thức lãnh đạo phong trào bảo vệ hịa bình, trong đó có Luật sư
Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, Giáo sư Phạm Huy Thông, Giáo sư Từ Bá Đước,v.v... Mỹ - Diệm
còn cho bọn mật vụ, ác ơn, lùng sục, vây bắt rồi bí mật thủ tiêu những người kháng chiến cũ. Tại Quảng Nam,
nhiều vụ trả thù tàn khốc xảy ra như vụ Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Tiên Phước.


Đàn áp, trả thù tàn bạo, nhưng Mỹ - Diệm cũng không thể dập tắt được phong trào đấu tranh của thanh niên và
nhân dân miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Liên Nam Bộ, ngày 10-7-1955, ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ
Lớn và nhiều nơi khác như Mỹ Tho, Sa Đéc, Long Xun, Gị Cơng... nổ ra tổng bãi cơng, bãi thị. Nhân dân và
thanh niên đã tảy chay trò hề “trưng cầu dân ý” của Diệm. Ngày 10-11-1955, 40 ngàn cơng nhân cao su Biên Hịa,
Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh... đình cơng địi tăng lương, địi tự do dân chủ. Ngày 1-5-1956, gần nửa triệu công
nhân, thanh niên lao động Sài Gòn và các tỉnh, giương cao khẩu hiệu <i>“Thống nhất đất nước bằng phương pháp</i>
<i>hịa bình”, “Nước Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm”.</i>


Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên vốn đã có từ trước, nay cũng có bước phát triển mới, mang sắc thái riêng.
Ngay sau ngày hịa bình lập lại, hình thức tổ chức hiệu đoàn học sinh được ta đưa từ vùng chiến khu vào thành
phố để tổ chức tập hợp học sinh, chăm lo đến quyền lợi của học sinh về đức, trí, thể, mỹ, được đơng đảo thanh
niên học sinh hưởng ứng. ở Sài Gòn, các Trường Huỳnh Khương Ninh, Nam Việt, Việt Nam học đường đã tổ chức
được hiệu đoàn, dần dần lan rộng ra hầu hết các trường. Tuy nhiên, đây cũng là một cuộc đấu tranh quyết liệt, vì
chế độ Ngơ Đình Diệm biết rằng hiệu đồn học sinh là của ta, nên chúng khơng dễ gì chấp nhận. Tại Trường Kiến
Thiết (Sài Gịn), các vị trí quan trọng như Hiệu trưởng, Giám thị đều do bọn phản động nắm nên cuộc đấu tranh
phải kéo dài từ 1954 đến 1959 mới giành được thắng lợi. Hình thức đấu tranh của học sinh phổ biến là đòi lập hiệu
đoàn, cử đại diện, đưa kiến nghị, yêu sách với ban giám hiệu, dần dần các trường liên kết với nhau dưới hình thức
liên trường, hỗ trợ nhau kịp thời khi cần thiết, mở rộng hoạt động thành phong trào và tranh thủ sự đồng tình của
các giới. Đây là một tổ chức hợp pháp, có hệ thống do Đoàn chỉ đạo, mở ra cho phong trào học sinh nói riêng và
phong trào thanh niên đơ thị nói chung một khả năng phát triển mới.



Một phong trào không kém phần sôi nổi, là đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa đồi trụy, phản động cũng do
các tổ chức Đồn và hiệu đồn học sinh chỉ đạo. Hình thức phổ biến là phát động thanh niên “Tẩy chay không
nhận, không xem, không hưởng ứng”... các loại sách, báo, văn hóa phẩm, phim ảnh của Mỹ - Diệm và phương
Tây. Chúng tung hàng loạt Tạp chí “Thế giới tự do” vào các trường, các khu phố, nhưng không được đông đảo
thanh niên hưởng ứng. Do trái với đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc nên các giới, cha mẹ học sinh
ủng hộ phong trào đấu tranh của giới học sinh, thanh niên. Ngoài ra, phong trào đấu tranh đòi chuyển ngữ đại học,
đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học vốn đã có từ năm 1953-1954, nay lại dấy lên trong các trường đại học. Phong trào
tuy không rầm rộ, sôi nổi, nhưng quyết liệt. Bởi, nếu phải chấp nhận thì Mỹ - Diệm buộc phải thay đổi tồn bộ giáo
trình bậc đại học. Cuộc đấu tranh kiên trì từng bước của học sinh, sinh viên cho đến năm 1960 buộc địch phải thực
hiện chuyển ngữ hoàn toàn từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt ở các trường đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Đầu năm 1959, địch đưa ra tòa xét xử 5 đại diện học sinh trong cuộc đấu tranh trực diện với Nha học chính năm
1957 hịng ngăn chặn phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên. Hàng ngàn học sinh, sinh viên kéo đến trước
tòa án biểu dương lực lượng, đòi địch hủy bỏ bản án. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chúng đã
phải tuyên bố hủy bỏ vô thời hạn cuộc xử án.


Cuộc đấu tranh chống văn hóa lai căng, đồi trụy, phản động của thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam ngày
càng phát triển mạnh mẽ, với những hình thức phong phú, đa dạng, từ chỗ tập hợp lẻ tẻ từng nhóm, từng lớp, từng
trường liên trường và mở rộng ra cả đường phố, dưới các dạng học tập, báo tường, báo liếp, sinh hoạt văn nghệ
thể thao, du ngoạn, cắm trại; nhất là nhân dịp diễn ra các ngày kỷ niệm như 9-1, 19-5, 20-7, kỷ niệm Bà Trưng, Bà
Triệu, Quang Trung,v.v... anh chị em đã tổ chức họp mặt, diễn đàn, hội thảo, thăm mộ anh Trần Văn Ơn, tham
quan các di tích lịch sử,v.v... để cổ vũ tinh thần dân tộc.


Sự phát triển phong trào học sinh, sinh viên và thanh niên đô thị đã làm cho Mỹ - Diệm lo sợ. Chúng tăng cường
đàn áp, khủng bố với nhiều hình thức từ bắt bớ, tù đày, tra tấn đến mua chuộc, dụ dỗ,v.v... tuy có gây nhiều khó
khăn, thiệt hại nhưng phong trào học sinh, sinh viên vẫn tiếp tục phát triển, vẫn là mũi nhọn sắc bén trong cuộc đấu
tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Các phong trào đấu tranh địi hịa bình, dân chủ, dân sinh, chống “tố cộng,
diệt cộng” đã lôi cuốn hàng triệu lượt người tham gia bao gồm mọi lứa tuổi, các dân tộc, tôn giáo, ở khắp mọi nơi
từ Quảng Trị đến Cà Mau. Trong 2 năm (1955-1956) có 7 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị; năm 1957
có 3 triệu lượt người; năm 1958 có 3,7 triệu lượt người; năm 1959 có 5 triệu lượt người tham gia.



Để chuẩn bị lâu dài cho cuộc chiến đấu với kẻ thù, lợi dụng địch bắt lính ồ ạt, nhiều cán bộ, đồn viên và thanh
niên cốt cán được bố trí vào các sắc lính của địch làm cơ sở nội tuyến. Ở Biên Hịa, Bà Rịa, Bến Tre... có tới một
nửa số dân vệ là người của ta. Tại Thủ Dầu Một, riêng đồng chí Mười Niên, cán bộ thanh niên tỉnh đã đưa trên 200
thanh niên vào dân vệ, bảo an và quân chủ lực địch. Tại Rạch Giá, đại đội cảnh vệ binh đặc khu An Phước có 130
người thì 90 người là của ta... Trong các giáo phái đối lập với chính quyền Ngơ Đình Diệm, ta đều cài được người
của ta. Khi Diệm đàn áp các giáo phái, ta dùng danh nghĩa giáo phái lập các đội vũ trang ly khai, diệt bọn ác ôn, tề,
điệp để bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ cán bộ, giữ vững phong trào. Tây Ninh có đại đội 25 Cao Đài ly khai; Bà Rịa,
Biên Hịa có các đội vũ trang Bình Xun, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xun có các đơn vị vũ
trang Hịa Hảo, nịng cốt trong các đội này là đoàn viên và thanh niên do các đảng viên lãnh đạo.


Trong khi địch đánh phá tổ chức Đảng, lùng bắt đảng viên quyết liệt, đồn viên và thanh niên vịn cớ thơn xóm mất
an ninh, buộc Hội đồng hương chính phải cho lập các đội tự vệ, dân canh, tuần sương chống trộm cướp. Các đội
này tổ chức bảo vệ cán bộ, đảng viên, chống bọn mật vụ, thám báo.


Giai đoạn 1955 - 1956, Mỹ - Diệm tiến hành cuộc chiến tranh một phía, đánh phá ta quyết liệt, đó là thời kỳ khó
khăn nhất của cách mạng miền Nam. Nhưng Mỹ - Diệm đã không thể diệt tận gốc cộng sản được, dù chúng đã
phải tổ chức các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” đến đợt hai, đợt ba như ở Liên Khu V. Nhiều tấm gương giữ vững
khí tiết và niềm tin yêu vào lý tưởng cách mạng xuất hiện khắp nơi. Tiêu biểu là Trần Thị Lý, người con gái Gò Nổi,
đất Quảng anh hùng, bị tra tấn dã man, chết đi sống lại nhiều lần, với trên 40 vết thương để lại trên cơ thể vẫn giữ
vững khí tiết của người đoàn viên thanh niên cộng sản. Noi gương Trần Thị Lý, Phan Thị Cam, Trần Thị Vân, Võ
Chuẩn và hàng vạn đoàn viên, thanh niên khác đã nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, thà chết chứ khơng khuất
phục, kiên quyết không khai báo cơ sở cách mạng, không ly khai Đảng.


Em Nguyễn Thị Chi, 13 tuổi ở Giồng Trơm (Bến Tre), địch lùng bắt cán bộ, mình em ở nhà nhưng đã đưa anh cán
bộ xuống hầm bí mật, ngụy trang, xóa dấu vết, vì có chỉ điểm nên chúng bắt em đánh đập, bắt chỉ hầm, nhưng em
vẫn khăng khăng không nhận. Em Nguyễn Thị Thanh, 15 tuổi, ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận, (Bình Thuận)
làm giao liên cho chi bộ, địch bắt khám trong người có tài liệu, chúng đánh đập, tra khảo, đốt cháy hai lịng bàn
chân, em cắn răng chịu đau, khơng khai nửa lời.



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Bình Định, 20 thanh niên ở Bình Khê lập “Đội thanh niên nghĩa hiệp” chống Mỹ - Diệm; 45 thanh niên xã Hoài Sơn,
Hoài Nhơn lập “Trung đội Cứu quốc” rồi cử người lên núi tìm Đảng xin vũ khí đánh giặc. ở Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài
Nhơn thanh niên tự động tổ chức các “Hội thanh niên u nước chống Mỹ” có hai nghìn hội viên...


Đầu tháng 6-1956, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình miền Nam, xác định cụ thể: <i>“Hình thức đấu tranh của ta</i>
<i>trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị... nói như thế khơng có nghĩa là tuyệt đối khơng dùng vũ trang tự vệ</i>
<i>trong những hồn cảnh nhất định...” Từ thực tiễn chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam, tháng 8-1956 đồng chí</i>
Lê Duẩn soạn thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” vạch ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: <i>“Trực tiếp</i>
<i>đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngơ Đình Diệm tay sai Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc,</i>
<i>phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ, để cùng miền Bắc thực</i>
<i>hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất...”</i>


Chủ trương mới của Đảng là dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ
nhân dân, đưa cách mạng đến thắng lợi, được nhân dân, nhất là thanh niên nhiệt liệt đón nhận. Tháng 10-1957, tại
chiến khu Đ, một căn cứ chủ yếu của cách mạng, Đại đội 250, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ở miền Nam được
thành lập. Đến đầu năm 1958, đơn vị đã phát triển thành tiểu đoàn. Ngay sau khi thành lập, đơn vị 250 đã lập nhiều
thành tích chiến đấu, bảo vệ căn cứ và mở rộng phong trào ở miền Đông Nam Bộ. Đến cuối năm 1957 ở Nam Bộ
đã có 37 đại đội vũ trang cách mạng. Ở Liên khu V, nhiều đội trừ gian ra đời. Phong trào thanh niên có bước
chuyển động mới, là lực lượng đi đầu diệt ác, phá kìm kẹp, tham gia lực lượng vũ trang ở khắp mọi nơi.


Anh Hà Minh Trí (Mười Thương), 22 tuổi ở Tây Ninh đã 3 lần lập kế hoạch tiêu diệt Ngơ Đình Diệm. Lần đầu, Diệm
lên Tịa Thánh Tây Ninh, nhưng cơ sở ở Sài Gòn báo cận ngày quá, không triển khai kịp. Lần thứ hai, kế hoạch
được bố trí chu đáo khi Diệm đến dự lễ Nơen tại nhà thờ Đức Bà, Sài Gịn đêm 24-12-1956, nhưng Diệm đột ngột
thay đổi, hắn đi dự lễ Nôen ở khu trù mật Đức Huệ. Làn thứ ba, Diệm bị chết hụt ở Hội chợ Buôn Ma Thuột sáng
22-2-1957. Hà Minh Trí bị bắt đưa về Sài Gịn để khai thác, tra tấn, nhưng trước sau anh chỉ khai là người của Cao
Đài, giết Diệm vì ơng ta đàn áp giáo phái, làm cho giáo chủ Phạm Công Tắc phải chạy qua Nam Vang. Bị kết án tử
hình, nhưng nhờ vỏ bọc Cao Đài nên Diệm không xử ngay mà đày ra Côn Đảo. Sau khi anh em Diệm bị giết, năm
1964 chúng đưa anh về đất liền. Năm 1965, Phan Khắc Sửu là người của Cao Đài lên làm Thủ tướng, anh chống
án lên Thủ tướng. Tháng 10-1965, chúng trả tự do cho Hà Minh Trí, anh trở lại đội ngũ tiếp tục chiến đấu.



Mỹ - Diệm đã biến bộ máy văn hóa, giáo dục tại miền Nam làm công cụ đầu độc thanh niên trở thành những mẫu
người thích nghi với một xã hội tư sản, hồn tồn lệ thuộc Mỹ, có tư tưởng quốc gia chống cộng, có lối sống Mỹ, xa
rời truyền thống đạo lý, văn hóa dân tộc.


Trong thơng điệp gửi cho tay sai các cấp, Ngơ Đình Diệm nhấn mạnh: “Văn hóa tư tưởng là một lĩnh vực đặc thù
mà kết quả của nó có tính chất quyết định cho cuộc đọ sức... đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ chống lại ý thức hệ,
chiến tranh lý tưởng đối đầu lý tưởng”. Với thủ đoạn đầu độc về lý tưởng bằng chiêu bài “Độc lập”, “Quốc gia”, “Tự
do, dân chủ”, với triết lý duy tâm “nhân vị, duy linh”, nói xấu miền Bắc, xuyên tạc lịch sử đi đôi với trụy lạc hóa về lối
sống, mua chuộc đi đơi với kìm kẹp, đàn áp, khủng bố, tuyên truyền cho sức mạnh vô địch của Mỹ về quân sự và
kinh tế, làm cho thanh niên từ phục Mỹ, đi đến sợ Mỹ, để cam tâm làm tay sai cho chúng. Mỹ - Diệm đã tuyên bố
quyết tâm: “bôi đen bọn trẻ để cộng sản không nhuộn đỏ lại được” và lớn tiếng hô hào “Bắc tiến, lấp sông Bến
Hải”...


Từ năm 1957 trở đi, Mỹ bắt đầu kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng quân đội ngụy có chất lượng cao hơn.


Diệm tăng cường bắt lính, đơn qn, ban hành luật qn dịch, khuyến khích thanh niên trí thức vào các trường sĩ
quan, ưu đãi họ để đào tạo thành những chỉ huy quân ngụy, tuyệt đối trung thành với Mỹ. Dùng mọi thủ đoạn, kể cả
việc đánh hỏng hàng loạt thí sinh kỳ thi tú tài phần I, đẩy họ vào các trường hạ sĩ quan và vào sắc lính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

thốt cho 100 thanh niên bị bắt vào lính. Đấu tranh chống bắt lính nổ ra ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung và
rầm rộ là ở Tây Ninh. Tháng 10-1957, theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy, hàng vạn người kéo lên tất cả các quận đưa
đơn xin miễn, hoãn quân dịch. Nổi bật là cuộc đấu tranh của quận Châu Thành, chủ lực là hai xã Hải Đước, Phước
Vĩnh, có nhân dân các xã Thái Bình, Thanh Điền hỗ trợ kéo lên dinh Quận trưởng đóng tại thị xã địi hỗn, miễn
qn dịch. Mấy ngàn người bao vây dinh, tên quận trưởng Huê định cho lính đàn áp, đồn viên Tơ Thị Hoa (xã Hải
Đước) đã xơ tới dùng khúc mía đánh túi bụi vào đầu tên Huê, mọi người xông vào ẩu đả, chúng phải huy động bảo
an, dân vệ, cảnh sát đến đàn áp. Tô Thị Hoa bị chúng bắt cùng hàng trăm bà con. Nhân dân tiếp tục đấu tranh,
chúng thả gần hết cịn giữ lại 15 người trong đó có Tơ Thị Hoa, chúng đánh đập tra tấn hết sức dã man nhưng Hoa
vẫn giữ vứng khí tiết một đồn viên. ở Tây Nguyên nếu chỉ dựa vào già làng và chủ làng, địch vẫn bắt được một số
thanh niên đi lính (vì chúng dọa nếu khơng nộp thanh niên chúng sẽ đốt làng). Quận An Khê (Plâycu), rút kinh
nghiệm đó, vận động giác ngộ thanh niên trốn ra ở rừng, không cịn thanh niên ở lại làng, địch khơng bắt được lính


mà cũng khơng có cớ để đốt làng. Kinh nghiệm này phổ biến thành phong trào toàn tỉnh...


Cùng với phong trào chống bắt lính, phong trào xin gia nhập bộ đội cũng phát triển. Nhiều gia đình tha thiết xin cho
con đi bộ đội đánh giặc hơn là để ở nhà bị chúng bắt lính chống lại cách mạng, nên họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi mặt
cho con em mình lên đường chiến đấu. Ngồi trang bị đồ dùng cá nhân cần thiết, nhiều gia đình cịn đánh xe bò
chở theo 20 đến 30 giạ lúa (4 đến 6 tạ) làm lương ăn đánh giặc. Phong trào tòng quân của thanh niên sôi nổi như
vậy, nên lực lượng vũ trang cách mạng càng lớn mạnh, từ dân quân du kích xã đến các đội vũ trang huyện, tỉnh,
liên tỉnh hình thành. Năm 1958, liên tỉnh Trung Nam Bộ (khu 8) có 3 đại đội ở vùng Đồng Tháp Mười. Liên tỉnh Tây
Nam Bộ (khu 9) có 3 đại đội, đó là đại đội Lý Thường Kiệt đứng chân tại Lấp Vị, Trà Ơn, Sa Đéc; 2 đại đội ở Cần
Thơ và Sóc Trăng. Nhiều cơ sở nội tuyến khởi nghĩa diệt chỉ huy ác ôn, mang súng trở về căn cứ như đồng chí
Bảy Nghĩa ở Đơng Lung Lớn (Hà Tiên) đưa cả trung đội trở về với nhân dân. ở Tây Ninh làm binh biến tại đồn
Trảng Cỏ (Đồn Thuận, Trảng Bàng) và đồn Băng Dung (Phước Vĩnh, Châu Thành). Tại Liên khu V, các huyện miền
núi hình thành nhiều nhóm vũ trang do các già làng có uy tín chỉ đạo, tỉnh và liên tỉnh có đội du kích tập trung và
các đội võ trang tuyên truyền. Miền Đông Nam Bộ, ta lập đơn vị võ trang lấy danh nghĩa các giáo phái Cao Đài,
Hịa Hảo, Bình Xuyên. Đêm 10-8-1957, tập kích vào đồn điền Bến Củi, thu nhiều vũ khí, lương thực và 2 triệu
đồng. Đêm 10 rạng sáng 11-11-1958, tập kích quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn,
diệt 200 tên và bắt 30 tên ngụy, thu 200 súng. Hoảng sợ, 20 đồn bốt chung quanh bỏ đồn rút chạy. Đây là trận
đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Thua đau ở Dầu Tiếng, Ngơ Đình Diệm điên
cuồng thẳng tay đàn áp, khủng bố hịng ngăn chặn phong trào cách mạng đang sơi sục ở khắp miền Nam. Ngày
1-12-1958, chúng đầu độc hàng ngàn cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước ở trại giam Phú Lợi, Thủ Dầu Một.
Trại giam có 6.000 người, 1.000 người chết ngay vì trúng độc. Phong trào phản đối vụ đầu độc ở Phú Lợi dâng lên
khắp ở miền Nam, khắp cả nước ta và nhiều nước trên thế giới. Lực lượng vũ trang ở khắp miền Nam dấy lên
phong trào “Trả thù cho đồng bào, đồng chí ở Phú Lợi”.


Năm 1959, lực lượng vũ trang cách mạng đã hình thành ba thứ quân đều khắp các vùng. Xứ uỷ Nam Bộ và Liên
khu uỷ V chỉ đạo tăng cường các hoạt động vũ trang, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ách kìm kẹp, giành quyền làm
chủ, chống cướp đất, dồn dân lập các khu trù mật, ấp tân sinh, khu dinh điền... Trước phong trào cách mạng đang
dâng lên mạnh mẽ, Ngơ Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh (2331959), đến tháng 5
-1959 ban hành luật 10 - 59, lập tòa án lưu động, kéo lê máy chém đi “xét xử” những người yêu nước, chỉ có hai
mức án là tử hình và khổ sai chung thân.



Trong khơng khí sục sơi căm thù và trước xu thế vùng dậy của quần chúng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 15 (khóa II) họp ngày 13-1-1959 xác định đường lối và phương pháp cách mạng. Hội nghị đề ra
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong
<i>kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập,</i>
<i>dân chủ và giàu mạnh”. Hội nghị khẳng định: Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam khơng có con</i>
<i>đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nơ lệ. Chỉ có thắng lợi của Cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng</i>
<i>khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt để làm thất bại mọi chính sách nơ dịch, chia cắt và gây chiến của đế quốc</i>
<i>Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho
cách mạng miền Nam tiến lên, làm xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc “Đồng khởi” oanh liệt toàn miền Nam năm
1960.


Ngay sau Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng miền Nam, Bộ
Chính trị chủ trương lập đơn vị vận tải quân sự dọc Trường Sơn, gọi tắt là Đoàn 559, và đơn vị vận tải vượt biển
Đông, gọi tắt là Đồn 759. Đồn 559 và Đồn 759, đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển có vai trị và vị trí chiến
lược trong tồn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của
tuổi trẻ và nhân dân Việt Nam. Thanh niên các dân tộc miền Tây, Trị Thiên và Tây Nguyên trong những ngày đầu
mở đường đã gùi hàng chục tấn vũ khí, hàng hóa cùng với những đồn tàu “Không số” chở hàng chục tấn hàng
quân sự tiếp sức cho phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đang nổi dậy.


Ở miền Trung, nhân dân nhiều vùng đã rút vào rừng lập căn cứ chống Mỹ, lập chính quyền tự quản, xây dựng các
đội vũ trang mà nòng cốt là thanh niên như vùng Thồ Lồ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) giáp giới 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia
Lai, Bình Định. ở Bình Định, thanh niên và nhân dân ở huyện Vĩnh Thạnh nổi dậy diệt ác, phá kìm và giành quyền
làm chủ ở 60 làng với 5.000 dân. Trước khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, nhân dân Bắc
ái (Ninh Thuận) nổi dậy phá tan khu tập trung Bờ Râu và Tầm Ngần, trở về làng cũ, xây dựng lực lượng vũ trang,
chống càn quét, giữ quyền làm chủ. Tháng 9 - 1959, du kích Bắc ái đã đánh bại cuộc càn của 3.000 quân ngụy,
diệt hơn 300 tên. Nữ đoàn viên thanh niên Chamalê Dú chẳng may bị giặc bắt, đã dũng cảm nhảy xuống vực, thà
chết chứ không chịu dẫn đường cho giặc. Tại miền Tây Quảng Ngãi, ngày 28-8-1959, 16.000 nhân dân huyện Trà


Bồng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đã nổi dậy đập tan ngụy
quyền ở 16 xã, bức rút 7 đồn, diệt hàng trăm tên tề ngụy ác ơn, lập chính quyền cách mạng ở thôn, xã, xây dựng
lực lượng vũ trang. Quận trưởng Trà Bồng chạy trốn về tỉnh lỵ. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan sang các huyện
lân cận. Nhân dân Sơn Hà, Ba Tơ, Đức Phổ (Quảng Ngãi)... đứng lên vũ trang chống địch càn quét, dồn dân, giành
quyền làm chủ ở nhiều thơn xã.


Địch đối phó quyết liệt bằng các cuộc càn quét kết hợp bao vây kinh tế hòng dồn lực lượng cách mạng ở đây vào
thế bí để tiêu diệt. Đoàn viên và thanh niên Trà Bồng đã đi đầu trong cuộc nổi dậy, kiên quyết giữ vững thành quả
đã giành được. Học tập kinh nghiệm của Trà Bồng, các đơn vị tự vệ ở các huyện xung quanh thuộc tỉnh Quảng
Ngãi, Quảng Nam đã đánh trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, không những bảo vệ được dân mà còn mở
rộng được căn cứ địa cách mạng liên hoàn.


Ở Nam Bộ, nhân dân nhiều nơi ở miền Đông, miền Trung và miền Tây nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp làm tan rã từng
mảng bộ máy thống trị và kìm kẹp của địch ở cơ sở.


Ngày 26-9-1959, lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh địch ở Gò Quản Cung, tỉnh Kiến Phong, diệt một tiểu
đoàn ngụy và bắt sống 105 tên địch, thu 705 súng. Thừa thắng xốc tới, quần chúng nổi dậy ở các xã ven Đồng
Tháp Mười và các tỉnh Trung Nam Bộ.


Đêm 24-9-1959, một đơn vị vũ trang Rạch Giá diệt gọn địch ở chi khu Xẻo Rơ, giải phóng nhiều tù chính trị, dấy lên
phong trào nổi dậy trong tỉnh và ở miền Tây.


Tại Bến Tre, Tỉnh ủy quyết định phát động “Tuần lễ toàn dân đồng khởi” nhằm phá ách kìm kẹp của địch, xây dựng
chính quyền cách mạng, 4 giờ chiều ngày 17-1-1960, huyện Mỏ Cày được chọn làm điểm mở đầu, với vũ khí thơ
sơ, tự tạo, nhân dân nhất tề nổi dậy, diệt ác, phá đồn, đập tan bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn,
xã. Sau thắng lợi của cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào đồng khởi lan nhanh sang các huyện Giồng Trôm, Châu
Thành, Ba Tri, Thạch Phú, Bình Đại... Chỉ sau một tuần đồng khởi, ở Bến Tre có 22 xã được giải phóng hồn tồn,
29 xã đã diệt ác, vây đồn, giải phóng nhiều ấp. Chính quyền tự quản và lực lượng vũ trang cách mạng được thành
lập ở các vùng giải phóng, bọn ác ôn bị đưa ra xét xử, tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian, địa chủ chia cho nông
dân. Nhân dân vô cùng phấn khởi. Thanh niên nô nức gia nhập dân quân du kích, bộ đội huyện, tỉnh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Phong trào Đồng Khởi rộ lên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phá tan 2/3 bộ máy kìm kẹp của địch ở cơ
sở. Đêm 25-1-1960, lực lượng vũ trang Long An diệt đồn Đức Lập, Đức Hòa mở đầu đồng khởi ở một tỉnh sát nách
Sài Gòn. ở Mỹ Tho, Gị Cơng được đơn vị 514 hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân dân 19 xã ở Cai Lậy, Châu Thành
nổi dậy, hình thành vùng giải phóng liên hồn 32 xã thuộc ba huyện Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè. ở Cà Mau, Bạc
Liêu ta diệt chi khu quận lỵ Ông Đốc, san bằng 62 đồn, giải phóng 55 xã, địch chỉ cịn đóng ở quận lỵ, thị xã và các
căn cứ lớn. Rạch Giá, Sóc Trăng bức rút 50 đồn, giải phóng hồn tồn 28 xã, 300 ấp.


Theo chủ trương của xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng bất ngờ tiến công căn cứ Tua Hai (Tây Ninh)
vào đêm 25 rạng ngày 26-1-1960, tiêu diệt và bắt sống 500 tên ngụy, thu 1.500 súng, làm cho tề, ngụy ở Tây Ninh
hoang mang, quần chúng phấn khởi vùng lên giải phóng 24 xã trong tỉnh, 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị
xóa bỏ, vùng giải phóng mở rộng đến sát các thị trấn, thị xã, bao quanh các đồn bốt của địch. Hai huyện Châu
Thành và Dương Minh Châu trở thành căn cứ của Xứ ủy và Ban Quân sự Miền ở ngay cửa ngõ phía Tây Sài Gịn.
Tỉnh Thủ Dầu Một trong năm 1960 và 25 xã trong số 60 xã được giải phóng. Tỉnh Bà Rịa đêm 2-3-1960 ta đột nhập
Bình Ba diệt 3 đồn địch, mở đầu phong trào đồng khởi ở các huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, phối hợp
với nội tuyến diệt 1 đại đội biệt kích ở Long Mỹ...


Ở Liên khu V, diệt và bức rút 55 đồn và căn cứ, có căn cứ lớn như Măng Đen, Măng Bút, Hà Thành... diệt 40 trung
đội dân vệ, bảo an, chủ lực, giành quyền làm chủ 3.200 thôn ấp, cơ sở Đảng ở đồng bằng được phục hồi. Mở rộng
và nối liền đường hành lang đông Trường Sơn từ nam giới tuyến đến Tây Nguyên tới miền Đông Nam Bộ. Trong
cao trào đồng khởi, thanh niên khơng chỉ là lực lượng xung kích, mà ở nhiều xã chi bộ Đảng chưa được khôi phục,
chi đoàn đứng lên lãnh đạo nhân dân đồng khởi giành chính quyền, nhiều người trở thành đảng viên, khơi phục chi
bộ Đảng như các xã Tân Thạch, Hữu Định (Bến Tre). Điển hình là đồn viên Tư Thanh ở Cù Lao Thái Sơn (Mỹ
Tho) đã lội sông sang Bến Tre học tập đường đi nước bước rồi về cùng đồn viên lãnh đạo nhân dân đồng khởi
giành chính quyền, vì ở đây chi bộ Đảng khơng cịn.


Tính đến cuối năm 1960, cao trào đồng khởi của quân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ
sở địch ở nông thôn. Nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã trên 2.627 xã tồn miền Nam, đồng thời làm
tê liệt chính quyền xã của Mỹ - Diệm. Ngụy quyền cơ sở ở Tây Nguyên và vùng rừng núi khu V bị quét sạch. Kế
hoạch lập khu trù mật của địch bị phá sản. Chính sách “Cải cách điền địa” bị thất bại nặng, 2/3 ruộng đất Mỹ Diệm


cướp trước đây đã trở về tay nhân dân...


Trong cao trào đồng khởi, lực lượng vũ trang nhân dân phát triển mạnh, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Ba
thứ quân của lực lượng vũ trang (tự vệ, du kích xã; đội vũ trang tỉnh, huyện; tiểu đồn tập trung ở khu) hình thành
rộng khắp và phát triển. Các đội tự vệ, du kích xã có khoảng 10.000 người (Nam Bộ: 7.000, khu V: 3.000). Các đội
vũ trang tỉnh, huyện có 12.500 người (Nam Bộ: 7.000, khu V: 5.500). Các đơn vị bộ đội tập trung ở khu có 3.034
người (Đơng Nam Bộ 1 tiểu đoàn, khu V hơn một tiểu đoàn). Đây là sức mạnh mới của phong trào cách mạng miền
Nam.


Phong trào đồng khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị. Tháng 1-1960, 8.600
cơng nhân đồn điền cao su Biên Hịa đình cơng, được sự ủng hộ của tồn thể cơng nhân cao su Nam Bộ. Ngày
1-5-1960, 1.000 cơng nhân Sài Gịn mít tinh nêu khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền liên hiệp dân
tộc dân chủ. Ngày 20-7, hàng vạn quần chúng ở các đô thị, và nông thơn đã xuống đường biểu tình địi “đế quốc
Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam”, đòi quyền dân sinh, dân chủ. Tháng 8-1960, 500 thanh niên trại huấn luyện thanh
niên cộng hòa ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bỏ trại trốn về nhà. Ngày 20-9-1960, hơn 20.000 đồng bào
Khơ me, trong đó có 2.000 sư sãi tỉnh Trà Vinh kéo vào thị xã đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh và quyền
tự do tín ngưỡng. Ngày 29-9-1960, 45.000 đồng bào nông thôn tỉnh Mỹ Tho kéo vào thị xã đấu tranh buộc chính
quyền địch chấm dứt việc bắn pháo vào các thơn xóm. Ngày 4-10-1960, 10.000 đồng bào huyện Cao Lãnh kéo vào
thị xã Sa Đéc đấu tranh chống khủng bố, bắt phu, bắt lính. Ngày 15-10-1960, hơn 60.000 đồng bào tỉnh Bến Tre
kéo vào thị xã đấu tranh đòi hủy bỏ luật 10/59.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Khẩu hiệu đấu tranh nhằm chống chính sách vơ vét, khủng bố của Mỹ - ngụy, bảo vệ quyền lợi cấp thiết của nhân
dân, chống lại tồn bộ chính sách xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ, động viên nhân dân lật đổ chế độ độc tài
Ngơ Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ. Riêng ở Trung Nam Bộ, hàng nghìn cuộc biểu tình đã được tổ chức ở hơn 400
xã (trong tổng số 509 xã), thu hút 60 vạn người tham gia. Đánh giá đợt đấu tranh nhân dịp ngày 20-7 này ở miền
Nam, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III viết: “Cuộc
đấu tranh ấy nói lên một cách rõ rệt khí thế cách mạng mạnh mẽ của đồng bào miền Nam ta hiện nay”.


Cao trào nổi dậy của nhân dân ta ở miền Nam được sự ủng hộ và đồng tình của các nước xã hội chủ nghĩa và tổ
chức trên thế giới đã lên án chính sách phát xít của Ngơ Đình Diệm và ủng hộ cuộc dấu tranh chính nghĩa của


nhân dân ta ở miền Nam. Ngày 20-7-1959, “Ngày Việt Nam” được tổ chức ở hơn 20 nước trên thế giới đòi Mỹ rút
khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Diệm chấm dứt khủng bố, tàn sát và hủy bỏ luật lệ phát xít.


Phong trào đồng khởi trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng” đã
giáng một địn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân mới
của Mỹ. Đây là một mốc rất quan trọng của cách mạng miền Nam, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân ta đánh thắng
chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Một thời kỳ mới của cách mạng miền Nam đã mở ra, thời kỳ nhân dân tiến
công liên tục và mạnh mẽ vào các chiến lược và chiến thuật của địch nhằm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, phát
triển lực lượng của ta, tạo tiền đề cho cách mạng từng bước tiến lên.


Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, sau đồng khởi, các Uỷ ban nhân dân tự quản phát
triển ngày càng rộng rãi. Ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên), trong vùng căn cứ
Tây Ninh, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam họp, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Đại hội đã cử ra Uỷ ban Trung ương, thông qua tuyên ngôn, chương trình hành động 10 điểm, mà nội dung cơ bản
là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngơ Đình Diệm, xây dựng một miền Nam
độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hịa bình thống nhất nước nhà.


<b>2. Tuổi trẻ miền Nam góp phần đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1964)</b>


Để cứu vãn chế độ Sài Gịn và duy trì, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới nhằm đối phó với cao trào cách mạng, Tổng
thống Mỹ Kennơđi quyết định thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.


Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ được thí điểm ở
miền Nam nước ta bằng thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”, kết hợp những thủ đoạn chiến tranh xâm
lược tàn bạo của đế quốc Mỹ có vũ khí, kỹ thuật hiện đại với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man của bọn
phong kiến, tư sản mại bản thân Mỹ ở miền Nam. Lực lượng chủ yếu tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” là quân đội
của ngụy quyền Sài Gòn do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện, chỉ huy và ni dưỡng.


Ngày 13-5-1961, Phó Tổng thống Mỹ Giơn xơn và Ngơ Đình Diệm ra thông cáo chung với các điểm như: Tăng viện
trợ kinh tế, phát triển các lực lượng chính quy ngụy, tăng cường cố vấn quân sự, kêu gọi sự giúp đỡ của các nước


chư hầu theo Mỹ xâm lược miền Nam, đẩy mạnh cơng tác “bình định” nơng thơn, chống du kích, lập “ấp chiến
lược”, tăng cường hoạt động biệt kích phá hoại miền Bắc...


Để phát triển nhanh quân ngụy, Mỹ cho tăng viện trợ quân sự lên gấp đôi, từ 321,7 triệu đơ la (trong đó có 80 triệu
đơ la vũ khí) cho năm 1961 - 1962, đến năm 1962 - 1963 đã lên 675 triệu (có 100 triệu đơ la vũ khí). Vì thế, qn
ngụy đã tăng khá nhanh. Từ 15 vạn quân chính quy trong năm 1960 lên 20 vạn quân trong năm 1961, 36,2 vạn
quân trong năm 1962. Quân số lực lượng bảo an từ 70.000 tên năm 1960 lên 174.500 tên năm 1962.


Dân vệ trở thành lực lượng vũ trang thường trực gồm 128 đại đội và hơn 1.000 trung đội, 2.000 tiểu đội làm lực
lượng chiếm đóng rộng, kìm kẹp nhân dân ở ấp, xã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Mỹ-Ngụy coi bình định, dồn dân, lập “ấp chiến lược” là nội dung cơ bản, là “xương sống” của chiến lược “chiến
tranh đặc biệt”. Mục tiêu cơ bản của “ấp chiến lược” là kìm kẹp dân để thực hiện “tát nước, bắt cá”, lùng bắt cán
bộ, đảng viên cộng sản, tiêu diệt cơ sở cách mạng, đánh phá “tận gốc” phong trào đấu tranh của quần chúng, bóp
chết từ đầu các cuộc nổi dậy của quần chúng.


Cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tuổi trẻ và
nhân dân miền Nam là giữ vững và mở rộng quyền làm chủ đã giành được, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ.


Để cách mạng miền Nam tiến lên một bước mới, Đảng ta chủ trương chuyển khởi nghĩa sang chiến tranh cách
mạng. Ngày 23-1-1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền
Nam để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam.


Tiếp đó, ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị ra chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng
miền Nam, là: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu
tranh chính trị, tiến cơng địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự.


Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở từng vùng khác nhau nên phải nắm vững phương châm công tác ba
vùng. ở vùng núi, lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu. ở vùng đồng bằng, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu


tranh qn sự. ở vùng đơ thị lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu gồm cả hai hình thức hợp pháp và khơng hợp
pháp.


Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục, Khu ủy khu V và các Đảng bộ
địa phương, tuổi trẻ cùng quân dân ta ở miền Nam đã đấu tranh anh dũng, lần lượt đánh bại các mục tiêu của kế
hoạch chiến tranh của địch, giành được thắng lợi quan trọng, đưa cách mạng tiến lên vững chắc.


Đảng bộ miền Nam đã có hệ thống tổ chức thống nhất, tập trung từ Trung ương Cục đến các chi bộ. Các cấp ủy
quân khu, tỉnh ủy, huyện ủy được củng cố. Công tác phát triển Đảng được quan tâm. Nhiều đoàn viên ưu tú được
vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, số Đảng bộ lớn mạnh lên trong đấu tranh quyết liệt ngày càng nhiều. Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhiệm vụ ngày càng mở rộng. ở các xã giải phóng, ủy ban Mặt trận đã làm chức
năng của chính quyền, tổ chức nhân dân chiến đấu, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Các tổ chức thành viên
của Mặt trận thu hút đơng đảo các tầng lớp nhân dân, có ảnh hưởng trong nước và ngoài nước.


Lực lượng vũ trang đã hình thành với ba thứ quân rõ rệt. Ngày 15-2-1961 các lực lượng vũ trang cách mạng được
thống nhất thành Qn Giải phóng miền Nam Việt Nam.


Ngày 2-9-1961, Trung đồn 1 bộ binh (lúc mới thành lập mang bí số C.56 sau đổi là Q. 761) được thành lập tại căn
cứ Dương Minh Châu (miền Đông Nam Bộ). Đây là đơn vị chủ lực cơ động cấp trung đoàn đầu tiên của chiến
trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.


Tính đến cuối năm 1961, du kích, tự vệ có 100.000 người trong đó thanh niên chiếm 80% (70.000 ở Nam Bộ,
30.000 ở khu V). Nhiều xã vùng giải phóng thành lập được trung đội du kích tập trung, sử dụng một số súng thu
được của địch và vũ khí tự tạo. Du kích tự vệ là lực lượng lịng cốt của phong trào đấu tranh chính trị ở xã, ấp, là
lực lượng phối hợp chiến đấu quan trọng và nguồn bổ sung thường xuyên cho các đơn vị vũ trang tập trung. Bộ đội
địa phương tỉnh, huyện và bộ đội chủ lực khu có 24.500 cán bộ, chiến sĩ. Mỗi huyện đều tổ chức được 1 trung đội
bộ đội địa phương, có huyện tổ chức đến đại đội. Mỗi tỉnh có 1 đến 2 đại đội. Bộ đội chủ lực thuộc các qn khu có
11 tiểu đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

thanh niên, 95% du kích là nam nữ thanh niên. Phong trào chiến tranh du kích phát triển. Hai nữ đoàn viên thanh


niên Tạ Thị Kiều (xã An Thạnh) và út Tuyết (xã Đa Phước) tỉnh Bến Tre đã phối hợp hiệp đồng, dùng mưu lấy 2
đồn giặc, thu vũ khí, bắt tù binh. Chị Tạ Thị Kiều được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang quân giải phóng
miền Nam”. ở Giồng Trơm (Bến Tre), Lê Văn Chính sáng tạo các kiểu đánh địch, bố trí trận địa tồn vũ khí thơ sơ,
hầm chơng cạm bẫy, lựu đạn già, mìn tự tạo cùng ong vị vẽ diệt một lúc 20 tên ngụy. Tại Cà Mau, đoàn viên
Nguyễn Việt Khái, đội trưởng du kích xã Tân Hưng Tây đã dũng cảm đón lõng, chờ cho máy bay địch xuống thấp,
với 8 viên đạn các bin, anh đã bắn rơi 2 máy bay địch và bắn bị thương hai chiếc khác. Chiến công của anh đã mở
ra phong trào dùng súng trường bắn máy bay địch trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Việt Khái
được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam”. ở Tân Trụ (Long An), trung đội
trưởng du kích Huỳnh Văn Đảnh, với 73 viên đại hạ mấy chục tên địch. Tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của tuổi trẻ miền Nam năm 1962 là chiến công của 10 dũng sĩ Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
Ngày 20-4-1962, 7 chiến sĩ đặc công do tiểu đội trưởng Lê Tấn Hiển và tiểu đội phó Võ Như Hưng chỉ huy, cùng
với 3 cán bộ của huyện ủy Điện Bàn về phát động quần chúng ở xã Điện Ngọc. Địch phát hiện, huy động 1 tiểu
đồn biệt kích và nhiều dân vệ bao vây tiến công. Để bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, các anh vừa chiến
đấu vừa rút ra ngoài cánh đồng, cố thủ tại một giếng đìa cạn, đánh địch từ 8 giờ sáng tới chiều tối, diệt hơn 100
tên, bên ta có 3 đồng chí hy sinh. Lợi dụng đêm tối, 2 đồng chí nghi binh đánh lạc hướng địch, chơn cất tử sĩ xong
đưa thương binh và toàn đội rút về nơi an toàn. Cả 10 người đều là đoàn viên thanh niên. Trận chiến đấu của họ
trở thành huyền thoại về 10 dũng sĩ Điện Ngọc anh hùng. Tiểu đội phó Võ Như Hưng về sau chiến đấu nhiều trận,
diệt 54 tên địch, bắt sống 9 tên Mỹ, thu 12 súng, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh và anh dũng hy sinh. Ngày
5 - 5 - 1965 Võ Như Hưng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


Từ năm 1961 đến năm 1964, ở các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long mỗi tỉnh cịn có hàng ngàn thanh niên tình
nguyện lên miền Đơng tham gia bộ đội chủ lực miền, đông nhất là các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Bến Tre. Các tỉnh
miền Tây như Cần Thơ, Cà Mau, Hà Tiên, Rạch Giá... lựa chọn thanh niên là xã đội trưởng, xã đội phó có thành
tích, các trung đội trưởng du kích dày dạn kinh nghiệm đưa về miền Đông để đào tạo thành cán bộ chỉ huy. Riêng
tỉnh Rạch Giá trong hai năm 1961 - 1962 đã gửi 2.000 thanh niên lên miền Đông. Phong trào thanh niên tịng qn
đã góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng quân sự giữa ta và địch. Năm 1960, tỉ lệ 1/17, thì năm 1961 là 1/10
và càng rút ngắn trong những năm sau. Chiến tranh du kích phát triển mạnh trên cả ba vùng chiến lược.


Để có vũ khí cung cấp cho lực lượng vũ trang, đầu năm 1962, những chiếc tàu “không số” đầu tiên lần lượt chở
“hàng quân sự” vào Cà Mau. Tháng 3 - 1962, chuyến tàu chở vũ khí do đồng chí Bơng Văn Dĩa phụ trách di chuyển


trinh sát, mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển từ Bắc vào Nam đã cập bến an toàn ở Rạch Gốc, xã Tân An,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đồng chí Bơng Văn Dĩa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được phong tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Trung tuần tháng 8-1962, Quân ủy Trung ương thông qua Nghị quyết mở đường vận chuyển chiến lược trên biển.
Đoàn 759 bước vào giai đoạn vận chuyển đầy bí mật, bất ngờ, viết nên những trang anh hùng về con đường huyền
thoại trên biển Đơng - đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ.


Trong hai tháng cuối năm 1962, bốn chuyến tàu “không số” đã đưa được 111 tấn vũ khí cho khu 9, cập bến ở Cà
Mau an toàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Ngày 24-5-1962, chính quyền Ngơ Đình Diệm đưa các anh Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Thành, Huỳnh Văn
Chín cùng 8 đồng chí khác ra xử, với tội danh “chống lại cuộc bầu cử và mưu sát đại sứ Mỹ Nâutinh”. Trước tòa án
địch, anh Lê Hồng Tư đã nói: “Tơi rất tiếc khơng đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược”. Các anh
bị kết án tử hình, cịn người thấp nhất là 5 năm tù. Tòa tuyên án vừa dứt, các anh đồng thanh hơ to: “Đả đảo luật
phát xít của ngụy quyền miền Nam”, “Đả đảo phát xít”, “Đả đảo đàn áp” rồi cất tiếng hát vang bài “Giải phóng miền
Nam” trên đường từ tòa án về nhà giam. Phiên tòa đã gây xơn xao dư luận Sài Gịn, phong trào chống vụ án 24-5
từ Sài Gòn lan đến nhiều địa phương khác.


Đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng, ngày 16-2-1962, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam, bầu Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, Đại hội công bố 4 chủ trương cứu nước
khẩn cấp:


<i>1. Đế quốc Mỹ phải đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.</i>


<i>2.</i> <i>Giải</i> <i>tỏa</i> <i>toàn</i> <i>bộ</i> <i>“ấp</i> <i>chiến</i> <i>lược”.</i>


<i>3. Thành lập ở miền Nam một Chính phủ Liên hiệp dân tộc.</i>
<i>4. Thực hiện đường lối ngoại giao hịa bình trung lập.</i>



Chính quyền Kennơđi, sau gần một năm thăm dò, đầu năm 1962, mới quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” mà xương sống của nó là kế hoạch Stalây-Taylo. Để hỗ trợ cho kế hoạch bình định này, năm 1962,
Mỹ-Diệm đã tiến hành 2.577 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên (gấp hai lần năm 1961).


Năm 1962, Mỹ ngụy dự định lập 16.000 “ấp chiến lược” trên toàn miền Nam. Nhưng đến hết 9 tháng chỉ lập được
3.225 ấp, đến cuối năm cũng chỉ lập được 3.900 ấp. Cùng thời gian trên, tồn miền Nam đã có 2.665 lần nhân dân
nổi lên phá “ấp chiến lược”, 463 ấp bị phá hoàn toàn, 115 ấp được xây dựng thành “ấp chiến đấu”.


Hịa nhịp với đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị cũng phát triển thành một phong trào rộng lớn, mãnh liệt, thu
hút mọi tầng lớp nhân dân ở miền Nam. Bằng những hình thức và phương pháp đấu tranh thích hợp, mọi người
già, trẻ, trai, gái đều xơng lên, mặt đối mặt với kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh trực diện với địch, chống cào nhà, gom
dân, lập “ấp chiến lược”, phải kể đến vai trò nữ thanh niên. Điển hình là phân đồn nữ thanh niên xóm Bàu Mây, ấp
An Đước, xã An Tịnh do phân đoàn trưởng Bảy Trinh cùng 10 đoàn viên làm trụ cột, đấu tranh giằng co quyết liệt
với địch liên tục 60 ngày đêm, chống cào nhà, gom dân thắng lợi. Những đội qn chính trị hùng hậu của quần
chúng đã góp phần làm thất bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch, cản trở và phá vỡ kế hoạch “ấp chiến
lược”, bảo vệ tài sản và tính mệnh của nhân dân. Lực lượng đó đã vận động hàng vạn binh sĩ và nhân viên ngụy
quyền trở về với nhân dân.


Ở nông thơn, đấu tranh chính trị nhằm chống càn qt, gom dân, lập ấp và khi địch lập ấp được thì đấu tranh phá
ấp chiến lược. Ở thành thị, đấu tranh chính trị địi cải thiện đời sống, chống tăng thuế, đuổi nhà, chống bắt lính,
chống lập “khóm chiến lược”...


Năm tháng đầu năm 1962, cơng nhân Sài Gịn tiến hành 82 cuộc đấu tranh. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của 800
công nhân hãng dệt Vimitếc (tháng 2-1962), của 5.000 công nhân cao su đấu tranh kéo dài 6 tháng, của 3 vạn học
sinh, sinh viên biểu tình, mít tinh, bãi khóa, hội thảo chống Mỹ-ngụy. Hàng vạn người tham gia phong trào chống
địch kết án Giáo sư Lê Quang Vịnh,v.v...


Kế hoạch Stalây-Taylơ năm 1962 mở đầu coi như thất bại, đầu năm 1963 Mỹ-Diệm bổ sung kế hoạch cứu nguy
(mật danh A.D.6), với ý đồ trong năm 1963-1964 sẽ liên tục mở các cuộc hành quân “dồn bộ đội địa phương và du


kích Việt cộng vào thế chạy dài, tránh né vĩnh viễn”. Sau đó tổng tiến cơng chiến lược, tiêu diệt các “mật khu” Việt
cộng gồm 13 điểm ở đồng bằng sông Cửu Long, 17 điểm ở Đông Nam Bộ và các mật khu tiếp giáp giữa các tỉnh
miền Trung và cao nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

đây có 2 đại đội chủ lực (đại đội 1 tiểu đoàn 514 của tỉnh Mỹ Tho; đại đội 1 của tiểu đoàn 216 của khu 8), 1 trung
đội trợ chiến, 1 trung đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành và 1 trung đội du kích xã.


Cuộc hành qn do sư đồn trưởng sư đồn 7 chỉ huy, có các cố vấn Mỹ đi kèm. Sáng 2-1-1963, sau khi Hakin
cho pháo và máy bay oanh kích, địch mở 13 đợt tiến cơng mà không vào được làng. Chiều tối, y buộc phải cho lùi
quân ra lộ 4 chỉnh đốn để sáng 3-1 sẽ mở trận tiến công quyết định. Nhưng đêm ngày 2 rạng ngày 3-1-1963, nhân
dân và bộ đội, du kích đã bí mật rút ra khỏi ấp về căn cứ an toàn; chiến thuật “phượng hoàng vồ mồi” đã kết thúc
thảm hại với 450 tên chết, có 9 cố vấn Mỹ, 5 trực thăng bị bắn rơi, 11 chiếc khác bị thương, 3 M113 cháy trụi và 1
tàu chiến bị bắn chìm.


Ấp Bắc là trận đánh đầu tiên trên địa hình đồng bằng với 1 chọi 10, ta đã đánh thắng địch có vũ khí mạnh, qn
đơng, sử dụng chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, con chủ bài của chiến lược “chiến tranh đặc
biệt”.


Cùng với quân dân Ấp Bắc, ngày 2 và ngày 3-1-1963, quân và dân Châu Thành, Cai Lậy, thị xã Mỹ Tho đã nhất tề
nổi dậy tiến công địch, diệt đồn bốt, đánh giao thơng, phá “ấp chiến lược”. Hàng nghìn đồng bào nông thôn kéo vào
thị xã Mỹ Tho “tản cư ngược”, một hình thức đấu tranh, làm ùn tắc giao thơng, ngăn cản qn địch đi tăng viện, vây
kín các trận địa pháo. Dòng người tràn ngập thị xã, đòi tin tức chồng, con, địi khơng được bắn pháo, càn quét thôn
ấp... làm hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền hoang mang, không dám đàn áp, phải kéo lực lượng đang hành quân
càn quét về bảo vệ thị xã.


Chiến thắng Ấp Bắc đã cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ miền Nam hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập
công” trên khắp các chiến trường. Tại khu 8, kết thúc đợt một (năm 1963) đã phá 135 ấp chiến lược, bức rút 207
đồn, bốt, diệt 2.600 tên địch, vận động 6.000 binh sĩ ngụy quay về với nhân dân, 51.300 thanh niên nam nữ gia
nhập dân quân du kích.



Lực lượng vũ trang địa phương phát triển nhanh. Năm 1963, bộ đội địa phương tỉnh đã tăng lên gấp đôi so với năm
1962, (64.000 quân so với 30.500 quân), du kích cũng tăng hơn 10.000 người; đảng viên, đồn viên đều tham gia
chiến đấu trong lực lượng vũ trang nên đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp quần chúng già, trẻ, trai, gái, trong cuộc
chiến tranh nhân dân rộng lớn.


Mỗi người dân đều biết dùng vũ khí thơ sơ, tự tạo, làm chơng mìn, cạm bẫy đánh địch. ở Nam Bộ năm 1963 số
địch chết bằng vũ khí thơ sơ là 27%. Xã Đông Phương, thị xã Cần thơ, 90% dân vào du kích. Bến Tre, có sáng kiến
đầu tiên dùng ong vò vẽ kết hợp súng ngựa trời đánh đồn Anh Dinh, chống địch đi càn. Trong năm 1963, Bến Tre
đã đặt hơn 4.500 tổ ong vò vẽ chống địch trên 71 xã.


Du kích Cà Mau dùng cách “bao vây, đánh lấn” chặn nguồn nước, cắt tiếp tế, bắt rút nhiều đồn bốt dọc các sông
Cái Tàu, Cái Lớn, sơng Trẹm, Đầm Dơi, giải phóng nhiều vùng.


Một phong trào săn máy bay lên thẳng, diệt M.113 được phát động rộng khắp. Tổng số máy bay bị hạ trong năm
1963 là 690 chiếc, xe cơ giới bị diệt là 800 xe.


Ngày 9-9-1963, ở Nam Bộ diễn ra trận tiến công chi khu quân sự Cái Nước-Đầm Dơi (Cà Mau). Bộ đội chủ lực
Quân khu IX loại 558 tên địch, thu 200 súng. Cũng trong tháng 9, ta tập kích sân bay Sóc Trăng, phá 30 máy bay.
Ngày 23-11 bộ đội địa phương tỉnh phối hợp với đặc công đánh căn cứ huấn luyện biệt kích Đức Hịa (Long An)
diệt và bắt sống 170 tên, có 13 tên Mỹ, thu 540 súng. Ngày 31-12-1963, trong trận đánh vận động xuất sắc ở
Đường Long (Bến Cát, Thủ Dầu Một), ta diệt gọn tiểu đoàn 32 biệt động “Cọp đen” khét tiếng tàn ác, thu 300 súng,
mở đầu những trận đánh tiêu diệt quy mơ ngày càng lớn của qn giải phóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Lực lượng chủ lực Quân khu V đã khắc phục rất nhiều khó khăn về lương thực, vũ khí, mở hai đợt hoạt động
mạnh. Ngày 3-1-1963, bộ đội đặc cơng tập kích vào trung tâm huấn luyện biệt kích Plâymơnơng (Plâycu) giết và
làm bị thương 250 tên địch (có 11 tên Mỹ), bắt sống 140 tên, thu 100 súng các loại. Tháng 4-1963, ta lại tập kích
vào căn cứ pháo binh ngụy đóng ở Long Lếch (Tây Giá Vụt, Quảng Ngãi), diệt 1 đại đội pháo, thu vũ khí.


Năm 1963, ta đánh 24.600 trận lớn nhỏ, diệt vào làm bị thương, bắt sống trên 7,8 vạn tên địch, có 600 tên Mỹ, bắn
rơi và phá hủy 609 máy bay, phá hàng trăm xe thiết giáp và xe vận tải. Cách đánh cũng được nâng cao. Đánh đồn


bốt, căn cứ nhiều hơn trước: trên 800 đồn bốt bị diệt, bức hàng, bức rút. Cách đánh giao thông thủy, bộ được chú
trọng; 34 đoàn xe lửa bị lật, 236 tàu xuồng bị đánh chìm, đánh hỏng; thu được hơn 1 vạn súng các loại, có cả pháo
105mm.


Đấu tranh vũ trang được đẩy mạnh, phong trào phá “ấp chiến lược” càng có điều kiện giành nhiều thắng lợi hơn.
Trên tồn miền Nam, năm 1963 đã có 34 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị phá “ấp chiến lược”, phá
hồn toàn 2.895 ấp (sau khi phá đi, phá lại 5.950 lần) trong số 6.164 ấp chúng lập được. Ta đã phá được thế kìm
kẹp, giành quyền làm chủ ở 12.000/17.000 thơn, giải phóng 5/14 triệu dân trên tồn miền Nam. Hơn 1,5 triệu ha/3,5
triệu ha ruộng đất lại về tay nơng dân; hơn 23.000 thanh niên đã tịng qn đánh giặc. Hàng nghìn “ấp chiến lược”
biến thành làng chiến đấu của ta. Nhân dân các tỉnh Mỹ Tho, Gị Cơng, Long An, Tây Ninh, Phú n, Bình Định đã
có thành tích xuất sắc trong phong trào phá “ấp chiến lược”.


Do tác động của đấu tranh vũ trang và phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn, phong trào đấu tranh
chính trị của cơng nhân, nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo... ở đô thị phát triển rộng khắp.
Tháng 3-1963, tại Thuận An (Huế), Hội Liên hiệp sinh viên, học sinh Trung Trung Bộ đã được thành lập. Ngày 17-3,
Đoàn sinh viên phật tử Huế ra đời, quy tụ đông đảo sinh viên yêu nước tiến bộ. Nổi bật trong phong trào đô thị thời
gian này là cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo.


Lúc đầu là đấu tranh bảo vệ đạo Phật nhưng vì bị chính quyền Ngơ Đình Diệm đàn áp, lại được sự ủng hộ của lực
lượng cách mạng và các tầng lớp nhân dân, cuộc đấu tranh đã chuyển thành một phong trào chính trị rộng lớn.
Ngày 7-5-1963, Ngơ Đình Diệm ra lệnh hạ cờ Phật trong dịp lễ Phật đản. Tăng ni, Phật tử và nhân dân Huế xuống
đường phản đối, bị địch đàn áp dã man. Tối 8-5-1963, hơn 10.000 học sinh, sinh viên và nhân dân đến Đài phát
thanh Huế phản đối ngụy quyền không tường thuật lễ Phật đản trên đài, chúng cho xe cứu hỏa, xe tăng và binh lính
nổ súng bắn chết 8 người (5 là học sinh). Ngày 10-5, tại chùa Từ Đàm, Phật giáo đưa ra 5 nguyện vọng đòi chấm
dứt kỳ thị tôn giáo. Ngày 14-5-1963, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên
bố kêu gọi nhân dân cả nước và nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Phật giáo. Mặc dù bị chính
quyền Ngơ Đình Diệm đàn áp, nhiều tín đồ bị chết, bị thương, bị bắt, phong trào vẫn bùng lên, lan rộng.


Tại Sài Gòn, sinh viên, học sinh bãi khóa, xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh của bà con Phật giáo, chống chế độ
độc tài gia đình trị của Ngơ Đình Diệm. Ngày 11-6-1963, Hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường


Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng để phản đối ngụy quyền Sài Gòn đàn áp Phật giáo. Ngày 16-6, hàng trăm ngàn
tín đồ, thanh niên, sinh viên, học sinh và nhân dân Sài Gòn dự lễ tang Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngày 25-8,
5.000 học sinh Sài Gịn biểu tình tại chợ Bến Thành, cảnh sát xả súng vào đoàn nữ sinh áo trắng đi đầu, chị Quách
Thị Trang, học sinh Trường Trường Sơn trúng đạn hy sinh tại chỗ. Phong trào đấu tranh bùng lên quyết liệt.


Trước hành động đàn áp cực kỳ tàn bạo của Mỹ - Diệm đối với đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
tuyên bố lên án tội ác của chúng. Người chúc đồng bào miền Nam: Đoàn kết, đấu tranh, thắng lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Ngày 1-11-1963, thông qua bọn tướng lĩnh tay sai do Dương Văn Minh cầm đầu, Mỹ tiến hành cuộc đảo chính ở
Sài Gịn. Hai anh em Diệm - Nhu bị bọn đảo chính giết chết, nhưng Mỹ - Ngụy lại bước vào giai đoạn khủng hoảng
chính trị triền miên.


Ngày 2-11-1963, ngay sau khi Diệm - Nhu bị lật đổ, gần một triệu thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định
đã tổ chức thành 20 đồn biểu tình đi qua các phố với những khẩu hiệu: “Đánh đổ chế chộ độc tài phát xít”, “Phải
thực hiện tự do, dân chủ”, “Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam”,v.v... Đồn biểu tình đã tiến vào trụ sở Quốc
hội ngụy, Bộ Lao động dân vụ, Nha Thông tin, dinh Gia Long và đốt bốt Lê Văn Ken, truy lùng bọn ác ôn để trả thù
cho chị Quách Thị Trang và những người bị chúng sát hại.


Qua phong trào, lực lượng cách mạng trong các trường học đã có bước phát triển mới, nhiều trường đã có chi
đồn thanh niên, chi bộ Đảng. Trường Pétrus Ký đã tổ chức công khai lễ kỷ niệm anh Trần Văn Ơn (9-1-1964) và
đấu tranh chống tăng thu học phí trường cơng đạt thắng lợi.


Ngày 30-1-1964, Nguyễn Khánh đảo chính lật đổ Dương Văn Minh. Với đội ngũ được nhân lên mạnh mẽ hơn
trước, phong trào thanh niên cơng nhân đã có sự phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu, cùng với phong trào
học sinh, sinh viên tạo thành một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ ở các đô thị miền Nam. Từ đầu năm 1964, phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân, mà nịng cốt là tuổi trẻ các nhà máy, xí nghiệp đã liên tục nổ ra dưới các
hình thức như bãi cơng, xuống đường, địi quyền dân sinh, dân chủ, chống đàn áp, sa thải cơng nhân,v.v... Đó là
cuộc đấu tranh của 7000 công nhân bốc vác của hãng Stic, Xôvicôtina, cảng Sài Gịn... Tháng 5-1964, 12.000 cơng
nhân lái xe tắc-xi đấu tranh chống Mỹ giết hại anh Nguyễn Văn Bảy và 2 công nhân lái xe tắc-xi khác. Sau đám
tang những công nhân lái xe tắc-xi bị sát hại, “Tuần lễ tẩy chay Mỹ”, đón đánh tiêu diệt lính Mỹ trên đường phố Sài


Gòn - Gia Định nổ ra liên tiếp. Đặc biệt là cuộc đấu tranh kéo dài của thanh niên và cơng nhân Xí nghiệp Dệt
Vimytex bắt đầu từ 17-4-1964, chống chủ đuổi 151 công nhân diễn ra rất quyết liệt. Ngày 10-8-1964, ngụy quyền
cho lính đến đàn áp làm bị thương hàng trăm người. Nhằm phối hợp với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,
ngày 21-8-1964, 4000 thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn đã tổ chức hội thảo tẩy chay “Hiến chương Vũng
Tàu” mà Nguyễn Khánh đã ký ngày 20-8, bán rẻ cảng Cam Ranh cho đế quốc Mỹ, đòi bãi bỏ lệnh thiết qn luật,
địi tự do ngơn luận, sau đó là cuộc xuống đường, phát động “Tuần lễ đấu tranh chống Hiến chương Vũng Tàu”.
Cùng ngày, 5.000 học sinh, sinh viên tổ chức mít tinh ở trường Đại học Luật khoa, rồi kéo đến Bộ Thơng tin ngụy
địi tự do báo chí. Ngày 22-8, sau một cuộc hội thảo, 4000 thanh niên, học sinh, sinh viên kéo đến bao vây chỗ ở
của Nguyễn Khánh. Hưởng ứng phong trào đấu tranh của công nhân,thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn, ngày
24-8, tất cả các trường trung học ở Đà Nẵng đồng loạt bãi khóa. ở thành phố Đà Nẵng, 6 trường trung học xuống
đường cùng với 30.000 đồng bào đình cơng, bãi chợ, tham gia biểu tình, tuần hành phản đối Mỹ - Khánh, địi xóa
bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. Bị bọn ác ôn đàn áp, làm chết một số người nên làn sóng đấu tranh càng lên cao,
đồn người kéo đến vây tịa thị chính, tên trung tá hải qn thị trưởng phải chạy trốn, tên thiếu tướng Nguyễn
Chánh Thi, Tư lệnh vùng 1 chiến thuật phải ra lệnh giới nghiêm, bắt giam hàng chục học sinh và những người biểu
tình. Bất chấp lưỡi lê, súng đạn, tù đày, tuổi trẻ Đà Nẵng đã đi đầu, xông lên cùng đồng bào dùng gậy gộc, vỏ chai,
đất đá tấn công bọn quân cảnh, cảnh sát, giải vây những người bị bắt. Anh chị em cịn bao vây và chiếm tịa thị
chính, làm chủ thành phố trong 9 ngày (từ 25-8 đến 3-9-1964), diệt 80 tên ác ôn, đốt cháy hàng trăm xe Mỹ. Sáng
ngày 23-8, thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào Sài Gòn lại xuống đường kéo đến Bộ Thông tin ngụy đưa
yêu sách, đập phá Đài phát thanh. Sáng ngày 25-8-1964, hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, thanh niên và đồng
bào các giới đã kéo đến đường Thống Nhất trước dinh Nguyễn Khánh. Đến trưa, lực lượng bao vây dinh Nguyễn
Khánh đã lên tới 400.000 người, cả thành phố rầm rập khí thế đấu tranh. Đến 15 giờ, Nguyễn Khánh phải đứng ra
nhận tội lỗi và tuyên bố rút lui chức Chủ tịch Việt Nam Cộng hòa do hắn tự phong, tuyên bố hủy bỏ “Hiến chương
Vũng Tàu.


Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của thanh niên, công nhân xí nghiệp dệt Vimytex vẫn chưa đạt được yêu cầu. Ngày
13-9-1964, cơng nhân nha cơng chính, cảng Sài Gịn và các Nhà máy Tovicô, nhà máy ximăng đã ra tuyên bố ủng hộ
cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt Vimytex. Ngày 18-9, công nhân ô tô buýt, công nhân cao su, gửi tiền
ủng hộ công nhân Vimytex.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Đánh giá phong trào đấu tranh ở thành thị miền Nam lúc bấy giờ, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương


Đảng ta đã viết: “Cuộc nổi dậy của nhân dân đô thị trong phong trào sinh viên, Phật giáo và nhân dân lao động để
đánh đổ một Chính phủ tay sai ngồi ý muốn của Mỹ, cũng là hành động có tính chất bạo lực đi đến khởi nghĩa ở
thành phố”.


Tháng 12-1963, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp hội nghị lần thứ 9, ra nghị quyết quan trọng về
đường lối quốc tế và chủ trương lãnh đạo cách mạng miền Nam.


Tại Thủ đơ Hà Nội, ngày 27-3-1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Tại Hội nghị, Người
đã đọc một bản báo cáo quan trọng. Sau khi kiểm điểm lại những sự kiện lớn trong 10 năm qua ở nước ta và thế
giới, Người khẳng định nhân dân ta nhất định thắng, đế quốc Mỹ nhất định sẽ thất bại. Người kêu gọi: <i>“Mỗi người</i>
<i>làm việc bằng hai để đền đáp đồng bào miền Nam ruột thịt”.</i>


Đầu năm 1964, tướng Pôn Hakin mất chức, cũng là lúc cáo chung kế hoạch bổ sung A.D.6 mà ông ta là tác giả
đưa ra thực hiện năm 1963.


Năm 1964, quân ngụy tăng lên trên nửa triệu, được trang bị tốt hơn, nhưng lại bị thua đau đơn, nặng nề hơn. Ta
đánh địch ở tận Sài Gòn và các căn cứ, sào huyệt của Mỹ. Ngày 16-2-1964 tập kích rạp Kinh Đơ diệt 150 sĩ quan
Mỹ. Ngày 2-5-1964 đánh chìm tàu Cađơ trọng tải 15.000 tấn vừa cập bến Bạch Đằng với tồn bộ hàng hóa và 19
máy bay lên thẳng. Ngày 5-6-1964 khách sạn Caraven bị đánh sập, 100 sĩ quan Mỹ chết và bị thương. ngày 24-12
khách sạn Bơ rinh bị đánh mìn; sân bay Tân Sơn Nhất bị tiến cơng, sân bay Biên Hịa bị pháo kích, hỏng 17 máy
bay có 5 chiếc B57. Các sân bay Đà Nẵng, Quy Nhơn, Plâycu cũng liên tiếp bị tiến cơng... Tại Sài Gịn, 30.000
thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân biểu tình đả đảo Nguyễn Khánh.


Giữa lúc đó, Mỹ - ngụy đưa người chiến sĩ biệt động Sài Gịn Nguyễn Văn Trỗi, người đặt mìn trên cầu Cơng Lý
giết hụt tên Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ Mắc Namara ra xử bắn làm dư luận cả nước và thế giới phẫn nộ. Ngày
15-10-1964 Nguyễn Văn Trỗi đã biến pháp trường thành diễn đàn lên án bọn Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.
Nguyễn Văn Trỗi đã hơ vang ba lần: “Hồ Chí Minh mn năm”, nêu khí phách lẫm liệt của người anh hùng trẻ tuổi
đi vào lịch sử trong 9 phút cuối cùng của đời mình. Biến căm thù thành hành động, Quảng Nam - Đà Nẵng quê
hương anh, hơn 1.000 thanh niên đã xung phong vào bộ đội, 2.500 năm nữ thanh niên gia nhập dân quân du kích,
thề lấy máu giặc rửa thù cho Nguyễn Văn Trỗi.



Năm 1964, với thế đứng vững mạnh trên chiến trường chính là Đơng Nam Bộ và Khu V, nhiều trận đánh sử dụng
cấp trung đoàn và tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn địch ở chiến trường nào cũng có. Cuối năm 1964, hàng vạn chiến sĩ
chủ lực “Ba sẵn sàng” vượt Trường Sơn vào tăng cường cho miền Nam. Bộ đội chủ lực Quân giải phóng có sự
phát triển nhảy vọt trong tư thế sẵn sàng xuất trận. Hàng vạn thanh niên tình nguyện đi dân công phục vụ tiền
tuyến, vận tải hàng ngàn tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, dự trữ vật chất đảm bảo cho bộ đội trên các chiến
trường trọng điểm có thể chiến đấu liên tục trong nhiều tháng.


Ngày 7-12-1964, Quân khu V mở chiến dịch An Lão đánh điểm, diệt viện, loại khỏi vòng chiến đấu 700 tên, thu 300
súng, giải phóng qn lỵ và tồn huyện An Lão. Phối hợp với An Lão, tại Quảng Nam, Trung đoàn 1 tiến cơng cứ
điểm Chóp Chài, diệt sở chỉ huy tiểu đoàn, 1 đại đội chủ lực ngụy, phá 2 pháo 105 ly. Các tỉnh khu V, lực lượng vũ
trang hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá 1.485 “ấp chiến lược” vùng đồng bằng, 292 “ấp chiến lược” ở miền núi, giải
phóng 123 xã. Đồng bào và thanh niên khu VI phá 3.000 trong tổng số 3.800 “ấp chiến lược” do địch lập ra.


Ở miền Đông Nam Bộ, ta mở chiến dịch Bình Giã từ 3-11-1964 đến 2-1-1965 với 5 trận đánh cấp trung đoàn, diệt
gọn 2 tiểu đoàn chủ lực (có 1 tiểu đồn dự bị chiến lược), đánh thiệt hại 7 tiểu đoàn khác, phá hàng loạt “ấp chiến
lược”, giải phóng huyện Hồi Đức, 20 ngàn dân giành chính quyền làm chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

xuân đánh điểm, diệt viện tại Đèo Nhơng (Phù Mỹ, Bình Định), diệt gọn 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn xe bọc thép
M113.


Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân nổi dậy phá hầu hết “ấp chiến lược” của địch ở Trung Bộ, giải
phóng 2,5 triệu đân (trong số 3 triệu) ở nông thôn đồng bằng. Nhiều nơi, ngụy quyền cơ sở bị diệt, chính quyền
nhân dân được thành lập, “ấp chiến lược” trở thành thôn xã chiến đấu của ta.


Đội quân ngụy, “xương sống của chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Sau khi đi kiểm tra tình hình
ở miền Nam, Mắc Namara phải thú nhận: Mỹ đã thất bại về quân sự ở Việt Nam. Còn Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự
Mỹ ở Nam Việt Nam Oétmolen thì cho rằng: “Tình hình ở Việt Nam bị xấu đi hiện ra rõ rệt hơn bao giờ hết... Nếu
chiều hướng này cứ tiếp diễn thì... tiến tới sự tiếp quản của Việt cộng ở đất nước này có lẽ nội trong một năm”.
Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ quyết định đưa một bộ phận lực lượng chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam,


dùng không quân đánh phá mạnh và liên tục đối với miền Bắc, đưa cuộc “chiến tranh đặc biệt” đến mức cao nhất;
chuẩn bị để khi tình hình nguy ngập hơn sẽ đưa quân Mỹ vào tham chiến với quy mô lớn, thực hiện chiến lược
“chiến tranh cục bộ”.


*
* *


Được thử thách và rèn luyện trong cao trào cách mạng, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam nhanh
chóng được khơi phục và phát triển. Cùng với các tổ chức quần chúng khác, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam ra đời (20-12-1960), Hội Liên hiệp thanh niên giải phóng được thành lập, bao gồm Hội Liên hiệp sinh
viên giải phóng, Hội Học sinh giải phóng và các tổ chức thanh niên yêu nước khác, tập hợp ngày càng đông đảo
thanh niên, thiếu nhi dưới mọi hình thức tổ chức và đi vào hoạt động cách mạng.


Tổ chức Đoàn ở cơ sở, bị đánh phá ác liệt trong thời kỳ “Tố cộng”, “Diệt cộng” của Diệm, nay được các cấp ủy
Đảng quan tâm lãnh đạo nên từng bước được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cuối năm 1960,
riêng ở Quảng Nam, Đà Nẵng đã có trên 100 chi đoàn với 1.295 đoàn viên và 13.000 hội viên Hội Liên hiệp thanh
niên giải phóng. Đồng thời đã xây dựng được 47 phân đội thiếu niên tiền phong với 4.909 đội viên. Tính đến năm
1962, tồn miền Nam có 21.848 đồn viên, sinh hoạt trong 880 chi đồn thì đến năm 1963 đã phát triển lên 46.792
đoàn viên, sinh hoạt trong 1.375 chi đoàn và đến năm 1964, số đoàn viên đã lên tới 72.375 với 2.539 chi đoàn. So
với năm 1961, thì tổ chức Đồn và đồn viên năm 1965, năm tổ chức Đại hội Đoàn toàn miền Nam lần thứ nhất,
tăng hơn 4 lần 988.947 đoàn viên và 3.276 chi đoàn). Điều quan trọng là tổ chức Đoàn đã phát triển rộng khắp ở
trong tất cả các vùng, các địa phương thành hệ thống từ cơ sở đến huyện, tỉnh và toàn miền Nam.


Hầu hết các tỉnh, thành phố, từ năm 1961 đều có ban cán sự Đồn với số cán bộ chuyên trách từ 2 đến 3 đồng chí.
Ban cán sự Đồn thành phố Sài Gịn được hình thành sớm với nhiều đồng chí trưởng thành từ phong trào, do
đồng chí Phạm Chánh Trực làm Bí thư. Vừa xây dựng tổ chức, các cấp bộ Đoàn từ huyện, tỉnh và miền vừa chăm
lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ Đoàn cơ sở. Vượt qua mn ngàn khó khăn trong điều kiện địch đánh
phá ác liệt, từ năm 1961 đến năm 1965 các cấp bộ Đoàn đã mở được 771 lớp huấn luyện, bồi dưỡng đào tạo được
24258 cán bộ từ chi đoàn đến huyện Đồn, trong đó số cán bộ nữ chiếm 2/3.



Đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng được tăng cường là đảm bảo vững chắc cho cơng tác Đồn và phong trào thanh
niên miền Nam phát triển. Nhiều cán bộ Đoàn các cấp đã kiên trì bám trụ cơ sở trong những điều kiện cực kỳ khó
khăn, ác liệt để gây dựng phong trào, xây dựng lực lượng. Nhiều đồng chí đã hy sinh anh dũng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Qua 10 năm chiến đấu vô cùng oanh liệt với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phản động, tuổi trẻ miền Nam đã không
quản ngại gian khổ, hy sinh, lớp này ngã, lớn khác đứng lên, tiếp tục đương đầu với mọi thử thách cùng nhân dân
đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, góp phần đưa cách mạng đi lên giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.
<b>Với những cống hiến xuất sắc và to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Đoàn và tuổi trẻ miền Nam “Thành đồng</b>
<b>Tổ quốc” xứng đáng nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải</b>
<b>phóng miền Nam trao tặng: Huân chương Thành đồng hạng Nhất và hai lá cờ mang dịng chữ: “Vì sự</b>
<b>nghiệp giải phóng miền Nam, vì thống nhất Tổ quốc, thanh niên miền Nam anh dũng tiến lên” và “Đoàn kết,</b>
<b>xung phong, anh dũng, quyết thắng”.</b>


<b>CHƯƠNG X</b>


<b>CÁC PHONG TRÀO “BA SẴN SÀNG”, “NĂM XUNG PHONG” THỂ HIỆN Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG VÀ QUYẾT TÂM</b>
<b>CỦA THANH NIÊN CẢ NƯỚC</b>


<b> VÌ THẮNG LỢI CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC</b>


Ngày 5-8-1964 sau khi gây ra sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân tiến hành đánh phá một số điểm trên lãnh
thổ miền Bắc Việt Nam (Vinh, Thanh Hóa, Quảng Ninh…) mở đầu cuộc chiến tranh bằng không quân chống nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trắng trợn xâm phạm chủ quyền một quốc gia độc lập. Cả nước căm phẫn trước tội
ác leo thang chiến tranh của Mỹ. Từ trong các xí nghiệp, công trường, nhà máy, trên các đường phố, cơ quan, các
thơn xóm… ở đâu thanh niên cũng sục sơi khí thế sẵn sàng cho một cuộc đối đầu lịch sử.


Bốn ngày sau, đêm 9-8-1964, 26 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã xuống đường lên án hành động phiêu lưu chiến
tranh của Mỹ. Từ quảng trường Nhà hát thành phố (nay là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám) lớp lớp thanh
niên cơng nhân, nơng dân, trí thức, học sinh… ba lô trên vai, lá ngụy trang đầy người rầm rộ diễu hành qua các
đường phố Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ… biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của Đảng


và Tổ quốc giao cho.


Tại hội trường Bộ Công nghiệp Nặng (đường Hai Bà Trưng) ngọn lửa truyền thống được tuổi trẻ đốt lên khi Ban
Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội kêu gọi đoàn viên và thanh niên vươn lên hàng đầu trong chiến đấu, lao động và
học tập… kiên quyết thực hiện “Ba sẵn sàng”:


<i>-</i> <i>Sẵn</i> <i>sàng</i> <i>chiến</i> <i>đấu.</i>


<i>-</i> <i>Sẵn</i> <i>sàng</i> <i>nhập</i> <i>ngũ.</i>


<i>- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến!</i>


Từ Hà Nội, phong trào nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… Chỉ
trong vịng một tháng đã có 1.500.000 đồn viên và thanh niên đăng ký thực hiện “Ba sẵn sàng”. Riêng Sơn La,
một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây của Tổ quốc, sau khi phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động một tháng đã có
40 ngàn đồn viên và thanh niên đăng ký tham gia, trong đó có 19 ngàn đăng ký tình nguyện tịng qn lên đường
giết giặc.


Trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, đêm 2-1-1965, hơn 5 vạn thanh niên Hà Nội lại xuống đường, một
lần nữa biểu thị quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thanh niên các đường phố, các xí nghiệp, trường học…
tự tổ chức thành đội ngũ, vai khoác ba lơ, lá ngụy trang đầy người, vũ khí trong tay… hừng hực khí thế “Ba sẵn
sàng”, rầm rập đi trên các đường phố chính, tổng duyệt lực lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Phát huy khí thế hào hùng của tuổi trẻ, đầu năm 1965, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã ra
Nghị quyết về công tác “Đẩy mạnh sản xuất và tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”, quyết định đẩy mạnh phong
trào tình nguyện “Ba sẵn sàng” khắp miền Bắc với nội dung mới, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào
thanh niên trước yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn lần thứ IX (khóa III) họp từ ngày 4-7 tháng 5-1965 do đồng chí Bí thư thứ nhất Vũ Quang chủ trì đã
quyết định nhiệm vụ của Đồn thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng
cách mạng; tổ chức động viên 4 triệu đoàn viên và thanh niên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất,


chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống
nào để bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam và đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội”.


Nhiệm vụ chủ yếu đó nêu rõ các cấp bộ Đoàn và toàn thể đoàn viên, thanh niên phương hướng hành động trên ba
mặt cụ thể: Sản xuất và bảo vệ sản xuất; chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; học tập và rèn luyện. Nội dung phong
trào “Ba sẵn sàng”, vì thế được bổ sung, hoàn thiện thêm:


<i>- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng nhập ngũ (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự</i>
<i>vệ).</i>


<i>- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, cơng tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào.</i>
<i>- Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến.</i>


Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng ngừng quan tâm lãnh đạo
phong trào có tính cách mạng sâu rộng này của Đoàn và tuổi trẻ. Hội nghị lần thứ XI của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa III, họp tháng 3-1965) trong khi nêu lên nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân đã vạch rõ
nhiệm vụ của Đoàn: “Đối với Đoàn cần đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng” với nội dung và hình thức mới”. Ngày
29 tháng 7 năm 1965 Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra chỉ thị số 105-CT-TW “Về việc tăng cường lãnh đạo công
tác vận động thanh niên trong tình hình mới” khẳng định thanh niên là một lực lượng to lớn có giác ngộ XHCN, có
trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có sức khỏe, nếu được tổ chức giáo dục và lãnh đạo tốt sẽ có nhiều cống hiến
cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng XHCN. Cho nên, “vấn đề đặt ra cho các cấp ủy Đảng và các
<i>ngành là phải dựa vào Đoàn TNLĐ với hơn 1 triệu đoàn viên mà tổ chức, động viên cho được 4 triệu thanh niên</i>
<i>nam nữ trên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới,</i>
<i>quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tích cực bảo vệ miền Bắc XHCN và góp phần vào sự nghiệp giải phóng</i>
<i>miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc”.</i>


Bản chỉ thị đã chỉ ra cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên những nhiệm vụ cụ thể trên các mặt trận sản xuất,
chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, đồng thời coi việc ra sức củng cố Đoàn TNLĐ và tăng cường đoàn
kết, tập hợp thanh niên là một đảm bảo để các tầng lớp thanh niên không ngừng phấn đấu vươn lên làm tròn sứ


mệnh lịch sử lực lượng xung kích đi hàng đầu trong nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm
vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó.


Là người tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến từng
bước đi lên của tuổi trẻ. Nhân ngày 20-7-1965, Người kêu gọi thanh niên <i>“Các cháu thanh niên gái cũng như trai</i>
<i>hãy thực hiện tốt “Ba sẵn sàng”, xung phong hiến dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp</i>
<i>chống Mỹ, cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Đánh giá cao vai trò xung kích cách mạng của tuổi trẻ và ln đặt rõ vị trí của thanh niên trong tiến trình cách
mạng, đặc biệt vào lúc cả nước ở trong tình trạng trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống
vẻ vang của Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tin tưởng trao cho thế hệ trẻ lá cờ mang dịng chữ: “Vì
chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên!”.


Tuân theo lời dạy của Bác Hồ và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân Ngày Kỷ niệm thành lập
Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ra lời kêu gọi đoàn viên và thanh niên phát huy khí thế “Ba sẵn sàng”,
hăng hái tiến lên hàng đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết đem lá cờ
trăm trận trăm thắng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại tới đích thắng lợi cuối cùng. Tại buổi lễ trang trọng này đã vang lên
lời thề “Ba sẵn sàng” chống Mỹ, cứu nước:


<i>“Vì</i> <i>nghĩa</i> <i>vụ</i> <i>thiêng</i> <i>liêng</i> <i>chống</i> <i>Mỹ,</i> <i>cứu</i> <i>nước.</i>


<i>Vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.</i>
<i>Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc.</i>


<i>Chúng ta thề:</i>


<i>1. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, dù phải đánh 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, dù phải hy</i>
<i>sinh gian khổ đến mức nào, chúng ta cũng quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.</i>
<i>2. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Trung với nước, hiếu</i>
<i>với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.</i>



<i>3.</i> <i>Kiên</i> <i>quyết</i> <i>thực</i> <i>hiện</i> <i>“Ba</i> <i>sẵn</i> <i>sàng”</i>


<i>- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang.</i>
<i>- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào.</i>
<i>- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.</i>


*
* *


Ở miền Nam nước ta vào thời điểm này cục diện chiến trường có những chuyển biến mới. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, từ ngày 17 đến ngày 26-3-1965 Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam lần thứ nhất đã
tiến hành tại vùng căn cứ kháng chiến Tây Ninh. Đại hội đã kiểm điểm cơng tác xây dựng Đồn và phong trào
thanh niên từ sau ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơng tác Đồn và
phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn tới.


Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (khóa III) đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo
Đại hội. Sau khi nghe báo cáo tổng kết của BCH Trung ương Đoàn TNND cách mạng (lâm thời) và báo cáo bổ
sung của các địa phương, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã phát biểu với Đại hội. Đồng chí phân tích rõ tình hình và
đề ra cho thanh niên miền Nam 5 nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.


Thấu suốt những vấn đề đang đặt ra cho cơng tác Đồn và phong trào thanh niên miền Nam, Đại hội đã khẳng định
nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn TNNDCM trong giai đoạn trước mắt: “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới ở
vùng giải phóng, đồn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực
lượng hậu bị của Đảng” và quyết định phát động sâu rộng trong đoàn viên và thanh niên trên toàn miền phong trào
<b>“Năm xung phong”.</b>


<i>1.</i> <i>Xung</i> <i>phong</i> <i>tiêu</i> <i>diệt</i> <i>thật</i> <i>nhiều</i> <i>sinh</i> <i>lực</i> <i>địch.</i>


<i>2.</i> <i>Xung</i> <i>phong</i> <i>tòng</i> <i>quân</i> <i>và</i> <i>tham</i> <i>gia</i> <i>du</i> <i>kích</i> <i>chiến</i> <i>tranh.</i>



<i>3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.</i>


<i>4.</i> <i>Xung</i> <i>phong</i> <i>đấu</i> <i>tranh</i> <i>chính</i> <i>trị</i> <i>và</i> <i>chống</i> <i>bắt</i> <i>lính.</i>


<i>5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Tháng 6-1966, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNNDCM ra nghị quyết đẩy mạnh phong trào “Năm xung phong”
lên một bước mới với khí thế “Phất cao cờ Năm xung phong, thanh niên thành đồng thừa thắng xơng lên đánh bại
hồn tồn Mỹ - Ngụy”. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của tuổi trẻ miền Nam là cầm súng giết giặc
tham gia du kích địa phương và tịng qn. Nhiệm vụ ấy xác định cụ thể là “phải xung phong tiêu hao, tiêu diệt
nhiều hơn nữa sinh lực địch bao gồm quân Mỹ, ngụy, chư hầu và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là
nhiệm vụ vinh quang trước nhất của thanh niên trong các lực lượng vũ trang, đồng thời đó cũng là nhiệm vụ của
người thanh niên bất cứ ở đâu. Khi trên đất nước thân u cịn một căn cứ địch, cịn một bóng giặc xâm lăng thì
thanh niên ta cịn phải phát huy sáng kiến tiêu hao, tiêu diệt chúng, từ những hình thức đơn sơ thơng thường nhất
cho đến những hình thức cao là trực tiếp cầm vũ khí.


<i><b>“Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” là những phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của thế hệ trách</b></i>
nhiệm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Phong trào có sức cuốn hút đơng đảo
đoàn viên và thanh niên trên mọi miền đất nước, ở mọi vị trí cơng tác, sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như
nghiên cứu… Khí thế “Ba sẵn sàng”, tinh thần “Năm xung phong” được bộc lộ rõ trên mọi lĩnh vực hoạt động. ở đâu
có đồn viên và thanh niên là ở đó có khí thế sơi nổi “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”.


Biểu hiện rõ nét nhất là tinh thần sẵn sàng tòng quân, đi thanh niên xung phong, sẵn sàng tham gia chiến đấu,
chiến đấu dũng cảm. Tòng quân, đi TNXP trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ trên mọi miền đất nước. ở
Quảng Ninh 5 anh em họ Trương, con một gia đình cơng nhân ở mỏ than Hịn Gai đã đứng chung một lá đơn, thiết
tha xin được nhập ngũ. 4 anh em trong một gia đình họ Nguyễn ở Hà Nội đều là sinh viên đề đạt một nguyện vọng
chung xin ra tiền tuyến nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và quân đội giao phó. Cũng ở Hà Nội, cịn có 28 anh chị
em ruột, anh chị em con bác, con chú, trong gia đình đồng chí Nguyễn Thị Minh (ở quận Ba Đình) đã cùng đứng
một lá đơn thiết tha xin được nhập ngũ và tái ngũ. Có nhiều lá đơn gửi đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự thiết tha xin


được nhập ngũ đã viết bằng máu.


Đứng trước tình hình đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, vận mệnh Tổ quốc đứng trước
những thử thách quyết liệt, tháng 7 năm 1966, Hội đồng Quốc phòng nước ta đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Tiếp đó căn cứ vào quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao và ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cơng bố Lệnh động viên cục bộ, “động viên một bộ phận sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận
công dân thuộc ngạch dự bị nhưng chưa phục vụ tại ngũ” để tăng cường lực lượng quốc phịng, đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.


Lệnh động viên cục bộ và Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau đó (17-7-1966)
nhân ngày đấu tranh thống nhất nước nhà, cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” sục sơi ý
chí cách mạng, giục giã mọi người hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang, đánh giặc cứu nước. Phong trào tòng
quân, đi thanh niên xung phong càng trở nên sôi động. Gia đình ơng Nguyễn Văn Tun ở Bộ Lương thực đã mở
hội nghị gia đình thảo luận và nhất trí để 15 người con, cháu, dâu, rể gia nhập hoặc trở lại quân đội. 5 anh em Bùi
Đình Hồng, Việt kiều vừa về nước đã xung phong đi bộ đội cùng một lúc. ở xã Hải Thịnh, một xã phần lớn đồng
bào theo đạo Thiên chúa của huyện Hải Hậu (Nam Định) chỉ trong một đợt tuyển quân đã có tới hơn 10 trường hợp
phải dàn xếp vì chưa đủ tiêu chuẩn nhập ngũ hoặc thuộc diện miễn hoãn. Trong đó có 2 người lấy máu mình viết
đơn xin nhập ngũ: Đỗ Nguyện và Trần Văn Thỏa. Đỗ Nguyện người bé nhỏ đã hai lần lên đường đều phải quay về,
Đến lần thứ ba, anh nhất định không chịu rời đơn vị. Trần Văn Cảnh gặp một hoàn cảnh khác. Gia đình anh đã có 3
người đi bộ đội. Cảnh phải nhờ tới người anh công tác tại ủy ban hành chính xã nói hộ, vẫn khơng kết quả. Anh
quyết định cứ hành quân theo đơn vị. Mãi 2 tháng sau anh mới đạt được nguyện vọng. Nhiều em thiếu nhi chưa
đến tuổi nhập ngũ, nhưng sợ sau này lớn lên khơng cịn cơ hội được đánh Mỹ, đã khai tăng tuổi để đi khám tuyển.
Nhiều học sinh phổ thông, sinh viên đại học phát huy truyền thống của cha anh đã “xếp bút nghiên” để được lên
đường đánh Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

thanh niên lên đường chiến đấu được phát huy, mang lại nhiều hiệu quả: viếng nghĩa trang liệt sĩ, ghi sổ vàng
truyền thống trồng cây lưu niệm… Các tổ chức Đồn cơ sở cịn phát huy vai trò chủ động trong việc giáo dục, sắp
xếp lực lượng thanh niên làm nghĩa vụ quân sự. Cùng với việc động viên tinh thần tự nguyện đăng ký mỗi lần có
đợt tuyển qn, Đồn cịn lập danh sách những thanh niên sắp đến tuổi tòng quân, lập các đội dự nhiệm cho
những thanh niên đã được lựa chọn, sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Nhiều tổ chức Đồn cịn kiểm tra việc thực


hiện nghĩa vụ quân sự đối với các gia đình, đảm bảo sự cơng bằng trong việc thực hiện chính sách của Đảng.
u cầu của cơng tác tuyển quân ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng, về sức khỏe, trình độ văn hóa và
kỹ thuật chiến đấu. ở Hòa Xá (huyện ứng Hòa, Hà Tây) Đảng bộ chính quyền xã đã tổ chức khám sức khỏe loại
cho những người từ 18 đến 35 tuổi. Những người sức khỏe loại một được sung vào đơn vị sẵn sàng chi viện cho
tiền tuyến, được mệnh danh “bộ đội làng”, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao thể lực, tổ chức rèn luyện
hành quân xa, mang vác nặng, học tập kỹ thuật chiến đấu để khi cần lập tức lên đường chiến đấu. Những người
sức khỏe loại hai trở thành du kích, trực chiến trận địa. Những người còn lại vào dân quân xã làm nhiệm vụ canh
phòng.


Ngày “bộ đội làng” lên đường trở thành bộ đội chính quy thật sự là một ngày hội. Gia đình, người thân chọn trong
dãy tre đằng ngà bao quanh làng kháng chiến cũ những đoạn thẳng nhất, làm thành những chiếc gạy gửi theo các
chiến sĩ ra tiền tuyến gọi là “gậy Trường Sơn”, Những người ở lại, vợ hoặc người yêu, được tặng chiếc nhẫn thủy
chung, có khắc con số “500”, là kỷ niệm chiếc máy bay thứ 500 bị bắn rơi trên miền Bắc, do dân quân Hòa Xá bắn
hạ ngày 17-7-1967.


Năm 1968, sau khi kiểm tra, Ban Bí thư Trung ương Đồn TNLĐ Việt Nam ra quyết định cơng nhận Hịa Xá là xã
có phong trào tòng quân khá nhất và phát động các địa phương làm như Hòa Xá.


Trong phong trào học tập và làm theo Hòa Xá, thanh niên các địa phương đã sáng tạo nhiều hình thức phong phú,
cổ vũ tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, động viên hàng triệu đoàn viên và thanh niên lên đường ra
trận, với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một
người”. Chỉ riêng tỉnh Hà Tây, trong hơn 10 năm từ 1965 đến 1975, đã có trên 17 vạn lượt thanh niên tòng quân
chiến đấu trên khắp các chiến trường. Trong đó có 68 tiểu đồn được tổ chức hoàn chỉnh, tập luyện thành thạo kỹ,
chiến thuật chiến đấu được giao thẳng cho mặt trận. Đợt tuyển quân năm 1965 tỉnh đã huy động trên 25.000 thanh
niên nhập ngũ, bằng tổng số thanh niên đi bộ đội trong 10 năm, từ 1954 đến 1964. Năm 1975, khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết định, chỉ một đợt giao quân trong quí I, tỉnh đã đã vượt kế hoạch cả năm,
với số quân gấp 2 lần năm trước, kịp thời chi viện cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Nhiều thanh niên Hà Tây ra đi theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã lập được
nhiều chiến công xuất sắc. Tiêu biểu là anh hùng LLVT Trịnh Tố Tâm. Anh tòng quân khi cả nước bước vào cuộc


kháng chiến chống Mỹ, trong cao trào “Ba sẵn sàng” và vào ngay chiến trường ác liệt nhất, Trị Thiên - Huế. Tại đây
anh đã cùng đơn vị chiến đấu mưu trí, dũng cảm, diệt hơn 1.500 tên Mỹ-Ngụy, phá hủy 61 xe quân sự, đánh lật 19
đoàn xe của địch. Riêng Trịnh Tố Tâm đã diệt 272 tên địch, trong đó có 185 tên Mỹ, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay
lên thẳng, được tặng thưởng 20 huân chương các loại và 53 lần được công nhận danh hiệu “Dũng sĩ”.


Làm tốt cơng tác động viên thanh niên tịng qn di thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tổ chức Đoàn
thanh niên ở các cơ sở đặc biệt coi trọng công tác hậu phương quân đội. Nhiều hình thức hoạt động phong phú
được phát huy như thường xuyên chăm sóc, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, quan tâm giúp đỡ các gia đình có người
đang tại ngũ. Nhiều nơi cịn có sáng kiến phân cơng từng gia đình thương binh, bộ đội cho từng nhóm đồn viên,
thanh niên để tiện theo dõi chăm sóc giúp đỡ, nhất là đối với những gia đình neo đơn, gặp nhiều khó khăn. Nhiều
đồn viên và thanh niên đã khơng quản khó khăn, vất vả, hàng ngày dành thời gian đến giúp đỡ những gia đình có
người đang đi chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

nhau, nhưng trong lúc người yêu đang chiến đấu ở chiến trường xa, khơng có tin tức vẫn một lịng chờ đợi, cịn
dành thời gian giúp đỡ gia đình bạn trai như một cô dâu thảo hiền. ở một số cơ sở, nữ thanh niên cịn có phong
trào tình nguyện lấy thương binh, coi đó là vinh dự, là niềm hạnh phúc đáng tự hào. Khởi đầu từ năm 1966, trong
thanh niên xã Mường Hung (Sơng Mã, Sơn La) đã có 36 nữa thanh niên đăng ký lấy chồng là thương binh. Lị Thị
Đơi, Lị Thị Nhọt (Mộc Châu), Nguyễn Thị Thành (công nhân vắt sữa Nông trường Sao Đỏ), và nhiều chị em khác,
tuổi đời còn rất trẻ vẫn đăng ký tình nguyện lấy chồng là thương binh từ hạng 3 trở lên.


Làm tốt công tác hậu phương, thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ, các gia đình có con em đến tuổi làm nghĩa
vụ quân sự cũng sẵn sàng động viên conem mình làm trịn nghĩa vụ đối với Tổ quốc. ở huyện Sông Mã (Sơn La)
chỉ trong một đợt tuyển qn đã có 990 gia đình làm đơn tình nguyện cho con em gia nhập lực lượng vũ trang. Bà
Lừ Thị La (Yên Châu - Sơn La) đã có 4 con đi bộ đội, vẫn tình nguyện đưa người con thứ 5 lên đường đi đánh Mỹ.
Công tác Trần Quốc Toản của các em thiếu niên, nhi đồng cũng được đẩy mạnh. Các em thường làm nhiệm vụ
quét dọn nhà cửa, chăm sóc lợn gà, vườn tược cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ đội, kết bạn học
tập với các em thuộc diện gia đình chính sách, giúp đỡ các em yếu kém vươn lên…


Ở miền Nam, những năm đánh Mỹ, tuổi trẻ là đối tượng chủ yếu mà đế quốc Mỹ và tay sai tìm đủ mọi cách đầu
độc ru ngủ bằng các thủ đoạn thâm độc, trắng trợn, tàn bạo nhằm làm nhụt chí khí đấu tranh, phá hoại về tinh thần


và tư tưởng, làm suy kiệt cả thể chất, đưa dần thanh niên vào con đường thối hóa, hư hỏng đi đến phản dân hại
nước, phục vụ âm mưu đen tối, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Giành và giữ thanh niên trở
thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong mọi công tác của tổ chức Đoàn. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đồn TNNDCM, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cụ thể của miền Nam đã đề ra công tác trọng
tâm trước mắt của Đồn là “tích cực bảo vệ, giành và giữ thanh niên. Kiên quyết đập tan kế hoạch bắt lính đơn
qn của địch”.


Cùng với những cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống tuyên truyền lừa bịp và xuyên tạc, đòi quân Mỹ
rút về nước, đánh đổ ngụy quyền tay sai bán nước… các cuộc đấu tranh chống bắt lính, chống bắt tập quân sự nổ
ra liên tiếp với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, có những nơi cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra quyết liệt,
phong trào tòng quân và tham gia du kích của thanh niên càng phát triển. Có những xã ở tỉnh Kiến Phong, tỉnh
Long An, trong khi địch đang tiến hành bình định lấn chiếm, dồn bắt thanh niên đi lính, vào phịng vệ dân sự vẫn có
hàng trăm thanh niên đi tòng quân và tham gia du kích. Hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng trong điều kiện địch đánh
phá ác liệt vẫn thường xuyên xấp đủ tân binh bổ sung theo yêu cầu phát triển lực lượng địa phương và cung cấp
nhiều tân binh cho lực lượng chủ lực toàn miền. Hai tỉnh Bến Tre và Mỹ Tho hàng tháng có từ 100-200 thanh niên
tịng qn, góp phần xây dựng nên những đơn vị chủ lực lớn của quân đội cách mạng, đáp ứng đòi hỏicủa chiến
trường. Riêng Mỹ Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang) trong 2 năm 1967 - 1968 đã có 13.800 đồn viên và thanh niên
lên đường nhập ngũ. ở các xã Cẩm Sơn, Mỹ Thiện… có đến 80% số thanh niên đến tuổi đã lên đường đi chiến
đấu.


Từ năm 1965 đến năm 1968, tuổi trẻ liên khu 5 đã có 2 khóa tịng qn tập trung. Khóa Nguyễn Văn Trỗi, kéo dài
trong 2 năm 1965-1966, có trên 28.000 cán bộ, đồn viên và thanh niên nhập ngũ, góp phần lập nên hai sư đoàn
quân chủ lực, sư đoàn 3 (thành lập tháng 9-1965) và sư đoàn 2 (thành lập tháng 11-1965). Chuẩn bị cho cuộc tấn
công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tổ chức Đoàn các tỉnh thuộc liên khu 5, lại phát động cao trào tịng qn
“xơng lên giành chính quyền, thanh niên quyết thắng”, với 25.000 đồn viên và thanh niên nhập ngũ.


Có nhiều hình ảnh sinh động xuất hiện trong phong trào tòng quân, như vợ mới cưới tiễn đưa chồng đi làm nhiệm
vụ, cha dẫn con ra mặt trận,v.v… Có những gia đình lần lượt 5-7 anh chị em hy sinh, còn lại người con út chưa đủ
tuổi, vẫn thiết tha được lên đường cầm súng. ở Mộc Ninh, bà mẹ Lê có 2 người con trai đến tuổi quân dịch, bà đã
tìm cách che giấu cho con suốt 4 năm trời, đến ngày quê hương được giải phóng, bà đã vui vẻ dẫn cả 2 con đến


giao cho cách mạng, cịn lại một mình ở nhà sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

chức phòng vệ dân sự của địch tan rã từng mảng đến tan rã hoàn tồn, địch phải tốn nhiều cơng sức lập đi lập lại
vẫn khơng duy trì được.


Thấy rõ bộ mặt tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hầu hết thanh niên ta đều khơng muốn đi lính làm bia đỡ
đạn cho chúng. Nhưng cũng khơng ít thanh niên chưa mạnh dạn đứng lên đấu tranh. Một số còn ngần ngại gian
khổ khơng dám ra vùng giải phóng. Phần đơng số thanh niên này đã chống bắt lính bằng những hình thức như:
lánh né, làm giấy tờ giả, lo lót tiền bạc, thậm chí có người đã tự thương, chặt đứt cả ngón tay… Một số thanh niên
khác, tích cực hơn tổ chức thành những lõm trốn lĩnh, và cả lính trốn, làm hầm bí mật có vách ngăn làm hai, tủ
quần áo cũng được làm thành 2 ngăn, vừa đảm bảo chống bắt lính, vừa che giấu cán bộ hoạt động bí mật khi cần
thiết. ở nhiều nơi ngồi việc trốn tránh để khỏi bị bắt lính, thanh niên cịn tự trang bị vũ khí như lựu đạn, súng
ngắn… để tự bảo vệ khi địch lùng bắt.


Với hành động chống bắt lính tích cực, ngay cả trong thời kỳ địch bình định lấn chiếm quyêt liệt nhất, thanh niên xã
Mỹ Long (ngày nay thuộc tỉnh Tiền Giang) vẫn còn được bảo vệ. Cả 240 thanh niên của xã khơng có một người
nào bị bắt lính. Lúc đầu tổ chức Đoàn thanh niên của địa phương hướng dẫn những thanh niên trong số bà con
thân thích của cán bộ Đồn vào các lõm địa hình thành ăn ở, sinh hoạt. Dần dần số thanh niên vào trụ bám trong
địa hình ngày càng đơng. Cả một số binh sĩ địch và phòng vệ dân sự đào ngũ cũng vào sống trong lõm du kích. Họ
tự lực xây dựng cụm ăn ở, gắn bó với nhau như anh em ruột thịt. Từng bước, tổ chức Đoàn động viên, giáo dục
các đối tượng thanh niên, vận động họ cùng tham gia công tác cách mạng. Hầu hết thanh niên đều vào các đội du
kích, tham gia cài lựu đạn bảo vệ lõm địa hình, đánh địch khi chúng càn vào căn cứ, một số khác tịng qn.
Thơng qua phong trào “Năm xung phong”, nhiều cơ sở Đồn đã kiên trì tổ chức, tập hợp thanh niên theo những
hình thức thích hợp: Hội những người đá banh, đội văn nghệ thanh niên, tổ thanh niên xung phong chống bắt lính,
tổ thanh niên tuyên truyền xung phong, tổ thanh niên xung phong cung ứng chiến trường, đội TNXP cơ sở,v.v…
Nhiều thanh niên đã từng vào phòng vệ dân sự của địch, khi được giáo dục giác ngộ đã hăng hái tham gia du kích,
tham gia diệt ác phá kềm. Xã Vĩnh Tường (Long Mỹ) có cả một liên tốn phịng vệ dân sự khởi nghĩa, chuyển
thành lực lượng du kích với 39 súng. ở Bắc Long An có 6 thanh niên bị bắt vào phòng vệ dân sự đã tự đặt tên:
Quyết - Tâm - Bảo - Vệ - Tổ - Quốc, rồi diệt ác mang súng trở về với cách mạng tham gia du kích đánh địch. Khơng
chỉ thanh niên vùng giải phóng, vùng giáp ranh hăng hái tịng qn mà ngay ở các vùng bị địch tạm chiếm sâu như


ở Thới Bính thanh niên cùng tìm mọi cách để ra vùng giải phóng tham gia cơng tác cách mạng. Có 3 thanh niên
trong một ấp chiến lược đã phá rào ra đồng nằm chờ 3 ngày 3 đêm để liên lạc với cách mạng, xin đi chiến đấu.
*


* *


Trong giai đoạn cả nước có chiến tranh (1965-1975) tịng qn, đi thanh niên xung phong là trách nhiệm đồng thời
cũng là vinh dự, là niềm tự hào của thanh niên trên cả 2 miền đất nước.


Được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ giao nhiệm vụ, tháng 3-1965 Ban Bí thư Trung ương Đồn TNLĐ
Việt Nam phát động trong đồn viên, thanh niên phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước
(tập trung). Chỉ một tháng sau, đã có hơn 10 vạn đồn viên và thanh niên đăng ký sẵn sàng lên đường. Ngày
25-4-1965, đội TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) đầu tiên được thành lập, gồm 1.200 đội viên nam (vì điều kiện
cơng tác đặc biệt chưa nhận nữ) của tỉnh Thanh Hóa, tổ chức thành 9 đại đội cấp tốc lên đường vào miền Tây
Quảng Bình làm nhiệm vụ.


Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khóa III) họp tháng 5-1965 đã quyết định “tổ chức các đội
TNXP chống Mỹ, cứu nước phục vụ sản xuất và chiến đấu”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Phát huy truyền thống của
những đội TNXP trong kháng chiến, mỗi đội TNXP hiện nay phải là một đơn vị sản xuất có năng suất cao, một đơn
vị chiến đấu khi cần thiết và đồng thời là một trường học giáo dục và rèn luyện thanh niên”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Ngày 21 tháng 6 (tức ngày Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 71-TTg) được lấy làm số hiệu cho đội TNXP chống
Mỹ, cứu nước (tập trung) thành lập đầu tiên, đó là Đội 21 và đại hội được thành lập đầu tiên của Đội 21 có số hiệu
216.


Đầu tháng 6-1965, hai đội TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) mang số hiệu 23 và 25 của Hà Tĩnh cũng được
thành lập và lên đường nhận nhiệm vụ làm đường và vận chuyển hàng hóa bằng xe đạp thồ ở Nam Lào và Bắc
Quảng Bình do đoàn 559 quản lý.


Cũng trong tháng 6-1965, các tỉnh đã lần lượt tổ chức các đội TNXP chống Mỹ cứu nước với tổng số quân 8.856


đội viên vào phục vụ đồn 559 (Bộ Quốc phịng). Do u cầu cấp bách của chiến trường, việc tổ chức lực lượng
TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) được triển khai rất khẩn trương. Chưa kịp ổn định tổ chức, các đơn vị đã
phải cấp tốc hành quân trên những chặng đường dài 300-400, thậm chí hàng ngàn kilơmét dưới bom đạn địch. Đến
hiện trường hầu hết các đơn vị phải làm lấy lán trại để ở, tự làm công cụ để sản xuất.


Đến tháng 7-1965, phong trào tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) càng được
đẩy mạnh. ở hầu khắp các cơ sở, số lượng thanh niên tình nguyện gia nhập TNXP hơn yêu cầu tiếp nhận nhiều
lần. ở khu phố Hoàn Kiếm (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) yêu cầu tuyển 200 đội viên TNXP đã có trên 1000
đồn viên, thanh niên đăng ký. ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tỉ lệ đó là 3.193/400. Trong số người tình nguyện, tỉ lệ
nữ thường chiếm tới 60-70%. Có chị đã nói: “Nam thanh niên được tham gia bộ đội, tham gia các ngành nhiều rồi
nay phải nhường phần cho nữ thanh niên”. Có những gia đình có 2-3 chị em ruột cùng tuổi thanh niên đã giành
nhau để được đi thanh niên xung phong. Ai cũng hiểu rõ đi thanh niên xung phong là phải chấp nhận gian khổ, hy
sinh, nhưng vốn khát khao được cống hiến, tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận thử thách. Trong đó có khơng ít thanh niên
xuất thân từ các thành phần khơng cơ bản có nhiều mặc cảm với xã hội, được Đoàn động viên, đã hăng hái gia
nhập TNXP. Có trường hợp phải kiên trì mới thực hiện được nguyện vọng. Như Nguyễn Thị Liệu, sau ngày trở
thành một chiến sĩ TNXP nổi tiếng trên tuyến đường “Quyết thắng” đã từng suýt bị để lại vì lý do lý lịch. Thoạt đầu
Liệu trốn theo đơn vị, mãi hai tháng sau mới được tiếp nhận do chính những thành tích xuất sắc của mình.


Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước thật là nơi tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội vào sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước, thanh niên Việt kiều về nước, thanh niên các dân tộc thiểu số, thanh niên các tôn
giáo… không một tầng lớp thanh niên nào khơng có mặt trong đội hình TNXP chống Mỹ, cứu nước. Nói như một
thanh niên Việt kiều mới trở về Tổ quốc, quê ở Hà Tĩnh: “Kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp xâm lược,
chúng tơi chưa được vinh dự đóng góp, nay xin cho chúng tơi đi TNXP để góp phần với sự nghiệp của dân của
nước”.


Gia nhập lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước trở thành tình cảm, thành nỗi khát vọng của nhiều đoàn viên, thanh
niên. Thanh niên các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Thái (nay là Bắc Cạn, Thái Ngun), Thanh Hóa…
trước đây ít khi đi xa gia đình, giờ nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ cũng hăng hái lên đường làm nhiệm vụ.
Thanh niên theo đạo Thiên chúa ở Nam Định, Ninh Bình cũng tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP chống Mỹ,
cứu nước.



Theo thống kê chưa đầy đủ, đợt đầu tuyển TNXP đã có trên 1000 thanh niên các dân tộc thiểu số, 1360 thanh niên
theo đạo Thiên Chúa tham gia. Cả những nhà sư cũng không thể tĩnh tâm tụng kinh gõ mõ. Như sư nữ Đàm Thị
Dần, trước đây khi cắt tóc đi tu, Dần chỉ muốn được tĩnh tâm. Nhưng trước cảnh nhà tan cửa nát do giặc Mỹ gây
ra, Dần muốn được phá giới. Đàm Thị Dần mạnh dạn viết đơn gửi Đoàn thanh niên xã và gặp sư bà xin cho mình
đi TNXP. Sư bà tỏ ra thơng cảm nhưng vì Dần ăn chay niệm Phật đã được 6 năm, sắp được lên sư bác, nên bà có
ý ngần ngại. Dần khơng nản làm tiếp đơn thứ hai, gửi thẳng cho Huyện Đoàn đề nghị giúp đỡ. Ngày lên đường của
Đàm Thị Dần thật sự là một ngày hạnh phúc. Cô hăng hái đi bộ 400 kilơmét từ Hà Nội vào tận phía Tây Nam Hà
Tĩnh làm nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

phục vụ trong các đội TNXP. Nhiều đồng chí tình nguyện khơng hưởng lương, chỉ hưởng chế độ cung cấp như các
đội viên TNXP.


Các bậc cha mẹ ý thức được “nước mất thì nhà tan” đã cổ vũ, động viên con em mình lên đường làm tròn nghĩa vụ
đối với Tổ quốc. Nhiều gia đình chỉ có một con trai, vẫn thu xếp việc nhà để con yên tâm lên đường. Một bà mẹ ở
xã Thủy Triều (huyện Ân Thi, Hưng Yên) đã nói: “Lúc cịn bé, nó là con cha con mẹ, nay cháu đã lớn khôn là con
dân con nước, chúng tơi xin giao cháu cho Đảng, cho Đồn, làm sao dạy dỗ các cháu làm tròn nhiệm vụ với dân
với nước là chúng tơi vui lịng”.


Trong những năm tháng cả nước cùng ra trận, biết bao bà mẹ Việt Nam đã rất tự hào khi nhắc tới những đứa con
đang tham gia lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước. Họ nói về con em mình với giọng thật thiêng liêng: “Cháu nó
đi Ba sẵn sàng”.


Nhiều tỉnh có số lượng tuyển TNXP trong một đợt rất lớn vẫn hoàn thành nhanh gọn, đảm bảo chất lượng. Riêng
tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định và Hà Nam) chỉ trong tháng 7-1965 đã thành lập được 2 đội TNXP chống Mỹ, cứu
nước (tập trung): đội 35 và 37, nhanh chóng lên đường vào các tỉnh khu IV cũ làm nhiệm vụ trên tuyến đường 15B,
từ Cầu Giát qua Thái Hòa, Tân ấp, Vinh… nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ở phân tán
cách nhau hàng trăm kilơmét.


Trong vịng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1965, gần 5 vạn đội viên thanh niên xung phong đã được tập hợp


trong 32 đội, gồm 7 đội do đoàn 559 (Bộ Quốc phòng) quản lý làm nhiệm vụ mở đường mới và vận chuyển trên
tuyến hành lang ở Quảng Bình và trên chiến trường miền Nam, chiến trường Lào: 7 đội do Tổng cục đường sắt
quản lý, hoạt động dọc theo tuyến đường sắt từ Ninh Bình đến Nghệ An; số cịn lại làm nhiệm vụ bảo đảm giao
thơng và mở đường mới do ngành giao thông vận tải quản lý, chủ yếu hoạt động trên các tuyến đường 1A, 15, 21,
22, 22B, 20 (cịn có tên là đường Quyết Thắng),v.v… chốt giữ ở hầu hết các trọng điểm xung yếu: Đị Lèn, Hàm
Rồng, Cầu Cấm, Hồng Mai (trên đường số 1), Bãi Dinh, Mụ Giạ (đường 12A), đèo Ba Trại, ngầm Hạ Trạch
(đường số 2, Quảng Bình), phà Địa Lợi, ngã ba Đồng Lộc, khe Tang, khe Rinh, đèo Đá Đẽo, phà Xuân Sơn, phà
Long Đại (đường 15); cua chữ A, K59, dốc Đồng Tiền (đường Quyết Thắng)…


Tháng 9-1965, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam phát triển mau lẹ, cần một lực
lượng trẻ, khỏe làm nhiệm vụ trên tuyến đường dây liên tỉnh Trị - Thiên. Được Đảng giao nhiệm vụ, Trung ương
Đoàn đã trực tiếp chỉ đạo 3 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Hà Tây, tuyển mỗi tỉnh 110 đồn viên thanh niên nam tuổi từ
18 đến 25 thành lập đại hội TNXP đặc biệt phục vụ chiến trường miền Nam, mang phiên hiệu Đoàn K53.


Cũng tháng 9-1965, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho phép Tổng cục Lâm nghiệp được tuyển dụng 1000 thanh
niên để tổ chức thí điểm “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” phục vụ ngành lâm nghiệp. Về sau, ngành lâm nghiệp đã
tổ chức được 7 đội TNXP, phần lớn làm đường vận chuyển, chỉ có một đội làm nhiệm vụ trồng rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

dịch Nam Lào - đường 9. 4.000 cán bộ, đội viên làm nhiệm vụ đảm bảo tuyến đường sắt phía Nam từ Hàm Rồng
đến Vinh-Bến Thủy.


Trong những tháng cuối năm 1965, đầu năm 1966, các tỉnh, thành phố đều lần lượt thành lập đội TNXP chống Mỹ,
cứu nước do địa phương quản lý. Hà Nội có đội 51, Hải Phịng có đội 77, Ninh Bình có đội 3, Thanh Hóa sau khi
thành lập đội 263 đến tháng 12-1965 lại thành lập thêm đội 696, Bắc Thái có đội XP91-TC,v.v…


Do tính chất nhiệm vụ của địa phương, khu vực Vĩnh Linh (nay thuộc tỉnh Quảng Trị), ngoài các đơn vị TNXP
chống Mỹ, cứu nước của Trung ương hoạt động trên địa bàn địa phương. ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh
cũng quyết định thành lập 2 đội TNXP chống Mỹ, cứu nước phục vụ trong ngành giao thông vận tải và trong ngành
thủy lợi.



Các tỉnh thuộc khu IV cũ đều thành lập từ 2 đội TNXP chống Mỹ, cứu nước trở lên, ngoài các đội do Trung ương
quản lý. Riêng tỉnh Nghệ An thành lập tới 6 đội.


Một số đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cũng được thành lập để phục vụ trong một số ngành biệt lập của giao thơng
vận tải: Đội 27 phục vụ cơng ty đường Gng, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh quản lý: đội TNXP đường sông, trực thuộc
Cục vận tải đường sông, đảm nhận việc chuyển tải, xếp dỡ và bảo vệ hàng hóa theo kế hoạch.


Để phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu n¬ước và để thống nhất sự chỉ đạo, ngày
29-8-1968, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng đội TNXP chống Mỹ, cứu
n¬ước 768, bao gồm các đội 39, 31, 45, 35 đang làm nhiệm vụ trên các tuyến đường 22 và 22B. Tổng đội đảm
nhận toàn bộ cơng trình kiến thiết cơ bản và đảm bảo giao thơng trên 2 tuyến đường này. Đồng chí Bùi Ngun
Tích, ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên GTVT Trung ương, nguyên Đội trưởng đội 39 được chỉ định làm
Tổng đội trưởng.


Cùng thời gian, ở các tỉnh trên chiến trường miền Nam, trước yêu cầu bức thiết phải huy động sức người sức của
ngày càng cao, khi tình hình cách mạng chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn đánh thắng chiến tranh đặc biệt và
sau đó khi đế quốc Mỹ buộc phải ồ ạt đưa quân vào tham chiến, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ hết sức tàn bạo,
thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng, triển khai nghị quyết của Đại hội Đoàn TNND Cách mạng lần thứ nhất
về tổ chức ra Đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường, ngày 20-4-1965, Trung ương Đoàn TNND
cách mạng, phát động thanh niên các cơ quan chung quanh Trung ương cục miền Nam thành lập đội Thanh niên
xung phong mang ký hiệu C.100, có 108 đội viên, trong đó có 14 đảng viên và 40 đồn viên. Tháng 8-1965, đáp
ứng yêu cầu của chiến trường trọng điểm miền Đơng, Thường vụ Trung ương Đồn TNND cách mạng quyết định
thành lập Tổng đội TNXP giải phóng miền Nam vừa làm nhiệm vụ chỉ đạo theo hệ thống ở các tỉnh Nam Bộ (cũ),
vừa chỉ huy các liên đội của miền.


C.100 được lấy làm khung cho tổ chức Tổng đội. Một nửa làm nòng cốt để xây dựng đội 198 mang tên Thành
Đồng, nửa còn lại biên chế các bộ phận thuộc văn phịng Tổng đội. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, ủy viên Thường
vụ Trung ương Đoàn được cử làm Tổng đội trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Hình thức thứ ba, TNXP giải phóng miền Nam ở cơ sở (xã, ấp), được tổ chức rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh, với


hàng chục ngàn đoàn viên, thanh niên tham gia. Riêng tỉnh Bến Tre, trong chưa đầy 2 năm (1965-1966) đã có
10.215 đội viên. Một số xã, đội viên TNXP chiếm trên 60% tổng số đoàn viên, thanh niên ở địa phương.


Đội viên TNXP ở cơ sở và TNXP tập trung có thời hạn là nguồn bổ sung dồi dào cho bộ đội và TNXP tập trung dài
hạn. Khi thành lập Tổng đội TNXP giải phóng miền Nam, Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định rút lực lượng
TNXP các tỉnh về bổ sung lực lượng xây dựng Tổng đội.


Năm 1967, trước yêu cầu của chiến trường, các đơn vị trong Tổng đội được biên chế thành 3 liên đội (tiểu đồn).
Mỗi liên đội phối thuộc, gắn bó với một sư đoàn chủ lực miền và mang phiên hiệu của sư đồn đó, gồm liên đội 9,
liên đội 5 và liên đội 7. ở chiến trường khu V và khu VI, TNXP được chuyển sang trực thuộc hậu cần quân khu làm
nhiệm vụ phục vụ theo các đường hành lang.


Tòng quân, đi TNXP là những biểu hiện sinh động khí thế “Ba sẵn sàng” và tinh thần “Năm xung phong”. Đã có trên
5 triệu lượt đồn viên thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Riêng ở làng Hòa
Xá, lá cờ đầu trong phong trào tịng qn đã có 6 gia đình có 4 con đi bộ đội, 11 gia đình có 3 con, 61 gia đình có 2
con, 388 gia đình có 1 con… Tính ra đã có 568 thanh niên của làng đi bộ đội chống Mỹ, chiếm tỉ lệ 16,9% dân số.
Bên cạnh đó trên 133 ngàn đồn viên và thanh niên, trong đó có trên 69 ngàn nữ, tham gia lực lượng thanh niên
xung phong chống Mỹ, cứu nước (tập trung); hàng vạn đoàn viên, thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung
phong giải phóng miền Nam… là những con số mang nhiều ý nghĩa, không chỉ đáp ứng yêu cầu cấp bách về sức
người sức của cho chiến trường. Sâu xa hơn, tinh thần ấy càng nuôi lớn dậy ý chí dám xả thân vì nghĩa lớn của
một thế hệ dám đương đầu với thử thách và làm nên thắng trận.


*
* *


Từ trận đầu máy bay Mỹ đánh phá một số điểm ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… ngày
5-8-1964, với tinh thần “có lệnh là đi, giặc đến là đánh, đã đánh là phải thắng” thanh niên trong các đơn vị pháo cao xạ
và dân quân tự vệ ở các địa phương đã thể hiện rõ ý chí và khả năng chiến đấu, đã chiến đấu ngoan cường, dũng
cảm, hạ máy bay, bắt sống giặc lái. Hải quân nhân dân Việt Nam, lần đầu xuất kích với 3 tàu phóng lơi đã đánh
đuổi tàu Ma-đốc của Mỹ xâm phạm vùng biển nước ta. Hôm sau (ngày 5-8-1964) Hải quân nhân dân Việt Nam lại


cùng các đơn vị phịng khơng và nhân dân các địa phương khu vực sông Gianh, Cửa Hội, Lạch Trường, Hịn Gai…
đánh thắng khơng qn Mỹ một trận oanh liệt mở đầu trang sử vẻ vang của binh chủng.


Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu đối mặt với máy bay Mỹ đã tỏ ra ngoan cường dũng cảm, kiên cường bám trận địa,
boong tàu, bị thương cũng không chịu rời trận địa. Ngày 18-11-1964, tại miền Tây Quảng Bình, người chính trị viên
trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân sau khi chỉ huy đại đội pháo cao xạ của mình phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểu
đồn bắn hạ một máy bay của Mỹ, đã bị thương nặng, chân giập nát. Không do dự, anh đề nghị cứu thương chặt
đứt chân cho khỏi vướng và yêu cầu không để các chiến sĩ biết. Anh đứng tựa vào thành công sự tiếp tục chỉ huy
bộ đội chiến đấu. Thấy máy bay Mỹ vẫn liều lĩnh lao xuống cắt bom, Nguyễn Viết Xuân cố nén đau, dồn sức hô to:
- Các đồng chí! Máy bay Mỹ khơng có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn Trỗi, các đồng chí hãy nhằm thẳng quân
<i>thù mà bắn!</i>


“Nhằm thẳng quân thù, bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân và thanh niên Việt Nam
trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên các trận địa bắn máy bay Mỹ, trong các chiến hào đối
mặt kẻ thù, ở đâu cũng vang lên tiếng hơ đầy dũng khí: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Từ ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 cho đến suốt hai đợt gây chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền
Bắc, cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), ln là mục tiêu đánh phá của chúng. Trong các ngày 3 và 4-4-1965 đã diễn ra
những trận chiến đấu hiệp đồng tuyệt vời giữa các quân, binh chủng, các lực lượng, không quân, hải quân, bộ đội
pháo cao xạ, dân quân tự vệ… không quân nhân dân trẻ tuổi lần đầu tiên xuất kích đã lập cơng vẻ vang. Ngày 3-4
biên đội máy bay Phạm Ngọc Lan bắn rơi chiếc F8. Ngày 4-4 biên đội máy bay Trần Hanh bắn rơi 2 chiếc F105.
Các tàu hải quân cơ động, linh hoạt chăng lưới dày đặc, góp phần hạ máy bay địch.


Các lực lượng pháo cao xạ và dân quân tự vệ ngoan cường, dũng cảm giữ vững vị trí chiến đấu. Đại đội 4 pháo
cao xạ Hàm Rồng, trận địa đóng trên đồi “3 cây thông” bất chấp những trận bom địch xối xả xuống trận địa, kiên
cường bắn trả máy bay Mỹ. Nhiều chiến sĩ trẻ, như Vũ Minh Dương, 2 lần bị thương vẫn không chịu rời trận địa; Lê
Như Đắc bị ngất, nhưng khi tỉnh lại câu hỏi đầu tiên của anh là: “Cầu có việc gì khơng? Anh em có ai việc gì
khơng?”. Các chiến sĩ trẻ đơn vị phịng khơng 19-5, hiệp đồng chặt chẽ, đánh địch đúng tầm, đúng hướng, thực
hiện “đã ra quân là chiến thắng”.



Lực lượng dân quân tự vệ Hàm Rồng - Nam Ngạn luôn tỏ ra ngoan cường, xông xáo hết vị trí này đến vị trí khác,
phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm. Hàn Thị Tĩnh, Trương Thị Thạch… những tay súng bắn máy bay Mỹ
tầm thấp quyết liệt, khi có pháo thủ bị thương đã nhanh chóng thay thế vị trí, đảm bảo các khẩu đội pháo cao xạ có
thể chiến đấu liên tục. Ngơ Thị Sáu, Ngô Thị Dung và nhiều nam nữ thanh niên Nam Ngạn dũng cảm bơi ra giữa
dịng sơng Mã, dưới làn mưa bom của địch, cứu thuyền chở lương thực, tiếp đạn, mang lá ngụy trang cho tàu hải
quân. Nguyễn Thị Hằng cùng đồng đội đã nêu cao tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu gan dạ trong nhiều đợt
đánh trả máy bay Mỹ. Ngô Thị Tuyển, trong lúc khẩn trương một mình đã vác một lúc cả 2 hòm đạn nặng 98 kg,
gấp 2 lần trọng lượng cơ thể mình, kịp thời tiếp đạn cho bộ đội đánh trả máy bay địch. Trong những ngày chến đấu
căng thẳng với máy bay Mỹ, lúc nào Ngô Thị Tuyển cũng xông xáo, lúc tiếp đạn, lúc mang cơm và nước uống cho
bộ đội. Sau này Ngô Thị Tuyển đã được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


Chiến tranh luôn là một thử thách khắc nghiệt, trước hết đối với thế hệ trẻ, làm bộc lộ phẩm chất và năng lực hành
động của những con người trẻ tuổi trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc, của nhân dân. Với một tiềm lực quân
sự khổng lồ, đế quốc Mỹ đã sử dụng đủ mọi loại máy bay, từ Thần sấm, Con ma đến siêu pháo đài bay B52, F111
cánh cụp cánh xòe.. áp dụng đủ các thứ chiến thuật đánh phá của không quân, hải quân, đánh phá ác liệt các mục
tiêu trong đất liền, đánh phá cả những hịn đảo ở ngồi biển xa. Nhiều hịn đảo trở thành những túi đựng bom, đạn
của khơng quân và hải quân Mỹ, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ cũng như Hòn Ngư, Hòn Mắt… là những hòn đảo xa phải
hứng chịu nhiều trận đánh phá ác liệt của chúng. Nhưng cũng chính trong những điều kiện ác liệt đó các chiến sĩ
trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang càng bộc lộ rõ phẩm chất sẵn sàng của mình, giữa mưa bom bão đạn vẫn “rắn
như thép, vững như đồng”.


Cồn Cỏ là một hịn đảo ở ngồi khơi Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị). Kẻ địch dùng không quân, hải quân
đánh phá Cồn Cỏ ngày đêm. Mỗi mét vuông đất đai trên đảo Cồn Cỏ phải chịu hàng tấn bom đạn. Các chiến sĩ làm
nhiệm vụ trên đảo, từ đồng chí ni qn đến các chiến sĩ thông tin, quân y, pháo thủ… đã trở thành một khối thép
vững chắc, từng giờ từng phút đối mặt với máy bay, tàu chiến Mỹ, không một giây chùn bước, nêu tấm gương
sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam. Có những chiến sĩ đã trở thành biểu tượng sinh
động cho ý chí kiên cường khơng có gì có thể khuất phục. Thái Văn A, chiến sĩ quan trắc của đảo, ngày đêm bám
vị trí chiến đấu, kể cả lúc bom đạn địch trút xuống quanh mình dày đặc, anh vẫn bình tĩnh quan sát, thông báo kịp
thời từng diễn biến để đơn vị tổ chức đánh địch có hiệu quả.



Anh trở thành “Cây ra đa sống” của đảo. Bùi Thanh Phong, một pháo thủ gan góc, mấy lần bị bom Mỹ vùi xuống
đất, cả mấy lần anh đều đội đất đứng lên tiếp tục chiến đấu. Cùng với tập thể đảo Cồn Cỏ, Thái Văn A và Bùi
Thanh Phong đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Vào thời điểm quyết liệt của cuộc chiến đấu, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động phong trào
giành danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” và “Chiến sĩ quyết thắng”. Cũng thời gian này, Trung ương Đoàn TNLĐ Việt
Nam quyết định đặt cờ thưởng mang chân dung Nguyễn Văn Trỗi tặng những tập thể lập công xuất sắc trong chiến
đấu, sản xuất, học tập và rèn luyện. Về sau Trung ương Đồn cịn đặt phần thưởng huy hiệu mang chân dung
Nguyễn Văn Trỗi tặng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Khí thế thi đua lập công trong tuổi trẻ các lực lượng
vũ trang và trong mọi đối tượng thanh niên ngày càng sôi nổi. Những gương sáng về hạ máy bay địch tại chỗ, hạ
ngay từ loạt đạn đầu xuất hiện ngày một nhiều. Đó là các tập thể tiểu đồn pháo cao xạ Nguyễn Viết Xn, các lực
lượng pháo phịng khơng bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác… cảnh giác cao, cơ động linh hoạt,
đón đánh địch trong mọi tình huống, đã đánh là thắng. Là những chiến sĩ trẻ kiên cường, dũng cảm, có quyết tâm
tiêu diệt địch cao, Nguyễn Văn Mật, 26 tuổi, tiểu đội trưởng súng máy trực tiếp chiến đấu hơn 200 trận với máy
bay, tàu chiến Mỹ, trận nào cũng lập công. Binh nhất pháo cao xạ Nguyễn Hữu Ngạn, 21 tuổi, trong một năm liên
tục chiến đấu 60 trận, có trận 3 lần bị thương vẫn khơng rời vị trí. Đó cịn là các chiến sĩ trẻ trong các lực lượng tên
lửa, ra đa, thông tin, hậu cần, công binh v.v… ngày đêm chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giữ vững bầu trời và mặt
biển của Tổ quốc.


Vai trò và vị trí của tổ chức Đồn trong các lực lượng vũ trang ngày càng được củng cố và phát huy. Trong tất cả
các đại đội, phân đội đều có tổ chức chi đoàn, Đoàn cơ sở và hầu hết đều do đồng chí chính trị viên phó trực tiếp
làm bí thư. Từ cấp trung đồn và các đơn vị tương đương trở lên có trợ lý phụ trách cơng tác thanh niên nằm trong
cơ quan chính trị. Các tổ chức Đồn thanh niên ở các đơn vị đã khơng ngừng giáo dục đoàn viên và thanh niên tinh
thần ngoan cường dũng cảm, dám xả thân vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hoàn thành mọi mệnh lệnh
của các cấp chỉ huy trong bất kỳ tình huống nào.


Trong số đoàn viên thanh niên gia nhập quân đội trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhiều
người đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.Trong số này một phần
vào quân đội theo lệnh điều động vào phục vụ trong các đơn vị chuyên môn kỹ thuật, còn lại phần lớn đều đi theo
tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, bổ sung cho các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Đơng đảo hơn cả vẫn là lực lượng đồn viên


thanh niên đã tốt nghiệp cấp II, cấp III phổ thông, đã được huấn luyện cơ bản về quân sự, đang sơi nổi khí thế “Ba
sẵn sàng”.


Chất lượng tổ chức Đồn trong các lực lượng vũ trang nhờ đó được tăng lên đáng kể, góp phần khơng nhỏ tạo
thêm sức mạnh chính trị trong quân đội, và nhất là nhanh chóng vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật quân sự
hiện đại trước đòi hỏi cấp bách của cuộc chiến đấu. Nhiều cơ sở Đoàn coi việc vươn lên nắm vững khoa học, kỹ
thuật hiện đại là thước đo trình độ giác ngộ của người chiến sĩ trẻ. Đoàn đã chủ động đề nghị tổ chức học tập, rèn
luyện kỹ năng chiến đấu ngay trong các chiến hào. Vừa chiến đấu vừa học tập. Học giữa hai đợt máy bay địch
đánh phá. Học cả ban ngày lẫn ban đêm. Các chiến sĩ trẻ pháo cao xạ không những học sử dụng thành thạo các
binh khí kỹ thuật hiện đại mà còn học để đứng được tất cả các số trong một kíp chiến đấu. Tập thể đồn viên và
thanh niên đoàn tên lửa 61, đơn vị anh hùng, bất kể trong hồn cảnh nào cũng ra sức học tập chính trị để nâng cao
trình độ chính trị và khơng ngừng khổ luyện để nắm vững và nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, liên tiếp bắn
rơi nhiều máy bay Mỹ, kể cả siêu pháo đài bay B52.


Cùng với đoàn 61, binh chủng tên lửa phịng khơng trẻ tuổi, với lực lượng chủ yếu là thanh niên, ngay từ trận đầu
ra quân đã bất ngờ diệt máy bay địch trên vùng trời Bất Bạt (Hà Tây). Từ đó (ngày 24-7-1965) bộ đội tên lửa phịng
khơng với cách đánh mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, liên tiếp lập nhiều chiến công vẻ vang. Trong 2 cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ lực lượng tên lửa phòng khơng đã bắn rơi hơn 800 máy bay Mỹ,
trong đó có 57 máy bay B52. Có trận chỉ bằng 1 quả tên lửa đã diệt 2 máy bay. Đặc biệt trong 12 ngày đêm chiến
đấu quyết liệt cuối năm 1972, lực lượng tên lửa đã chiến đấu dũng cảm và sáng tạo, bắn rơi 37 máy bay Mỹ, trong
đó có 32 chiếc B52. Chiến sĩ điều khiển tên lửa, Trung úy Nguyễn Tuyên là một trong những thanh niên tiêu biểu
không ngừng vươn lên nắm vững khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, góp phần đánh thắng nhiều loại máy bay Mỹ,
được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang ngay trong những năm đầu của cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại của Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

khí và phương tiện chiến tranh của địch; đánh bị thương nặng 45 tàu các loại, trong đó có nhiều tàu lớn như tàu
tuần dương Niupo Niu, tàu khu trục Oasinhtơn… bắn rơi 118 máy bay, diệt 35 xe tăng, tháo gỡ và phá nổ hàng
nghìn quả thủy lơi và bom các loại của địch.


Trong mười năm đọ sức với không quân và hải quân Mỹ, không quân nhân dân Việt Nam, một binh chủng mới


được xây dựng mà hầu hết sĩ quan, chiến sĩ, đang độ tuổi thanh xuân, đã xây dựng nên truyền thống “trung thành
vô hạn, tiến cơng kiên quyết, đồn kết hiệp đồng lập cơng tập thể”, chiến đấu hơn 300 trận, bắn rơi 320 máy bay
Mỹ, gồm 19 loại, trong đó có 2 máy bay B52, phá hủy 24 chiếc, đánh chìm và bắn cháy 6 tàu chiến và tàu biệt kích,
đánh thiệt hại nặng 3 căn cứ qn sự địch. Có trung đồn bắn rơi 100 máy bay, có đại đội bắn rơi trên 60 chiếc.
Nhiều chiến sĩ lái đã lập công xuất sắc. Tiêu biểu là các Anh hùng không quân trẻ tuổi Nguyễn Văn Bảy, Lê Thanh
Đạo, Nguyễn Văn Cốc, Phạm Tuân…


Với khẩu hiệu “Toàn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc”, thanh niên ln giữ vai trị nịng cốt trong các lực lượng
dân quân tự vệ, đã nêu cao tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sản xuất và bảo vệ sản xuất trong mọi tình
huống. Hàng trăm đơn vị đã bắn rơi hoặc cùng bộ đội bắn rơi máy bay Mỹ. Tiêu biểu là thanh niên dân quân Yên
Vực - Nam Ngạn (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cảnh Dương (Quảng Bình), Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), Hải Thịnh
(Nam Hà),v.v… với những đồn viên, thanh niên như Ngơ Thị Tuyển, Trần Thị Lý, Trương Thị Khuê… đã chiến đấu
vô cùng thông minh, dũng cảm với đủ loại phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Trần Thị Lý, ở tuổi 19, phơi
phới sức thanh xuân, trong một trận chiến đấu 6 lần bị bom vùi lấp, cả 6 lần đồng chí tự bới đất đứng lên tiếp tục
cuộc chiến đấu. Tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất Trần Thị Lý là người trẻ
nhất được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


Phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh phát triển rộng khắp. Cùng với thanh niên dân quân Nam Ngạn,
Hàm Rồng, thanh niên tự vệ nhà máy điện Hà Nội, thanh niên đội cầu 19-5 dũng cảm đánh trả địch, bảo vệ nhà
máy, xí nghiệp, thanh niên dân quân xã Minh Khôi (Nông Cống, Thanh Hóa) đã bắn rơi máy bay A4D của Mỹ bằng
súng bộ binh. Tiếp đó, thanh niên dân quân xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa) Phú Lễ (Quan Hóa) nay thuộc tỉnh Thanh
Hóa cũng bắn rơi máy bay Mỹ. Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), phần lớn chỉ tuổi mười
tám, đôi mươi, chỉ sau một tháng thành lập, ngày 16-6-1967, đã bắn rơi máy bay A4 của Mỹ, mở đầu phong trào
dân quân gái toàn miền Bắc thi đua bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Và ngày 16-11-1967, đơn vị dân quân
gái xã Hoằng Trường (Thanh Hóa) bắn rơi 2 máy bay AD6 của Mỹ, dân quân gái xã An Hồng (Hải Phòng), bắn rơi
một máy bay, 13 nữ dân quân Quảng Ninh (Quảng Bình) và nhiều đơn vị dân quân gái khác đều bắn rơi máy bay
Mỹ.


Phong trào bắn rơi máy bay Mỹ ở tầm thấp diễn ra ở mọi nơi, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ba đoàn viên thanh niên
ở Diễn Châu (Nghệ An) với 3 khẩu súng trường, khi máy bay Mỹ đến đánh phá quê hương đã cùng chiến đấu, hạ 1


máy bay Mỹ. Tỉnh miền núi Sơn La trong những điều kiện hết sức khó khăn, đồn viên và thanh niên vẫn hăng hái
thực hiện “Ba sẵn sàng”. Trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, thanh niên Sơn
La chiếm tới 90% lực lượng của các đơn vị vũ trang trong tỉnh. Hầu hết thanh niên chưa có điều kiện nhập ngũ đều
tham gia các đơn vị trực chiến của dân quân tự vệ, chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm, lập cơng xuất sắc.
Trong đó tổ dân qn của đồn viên thanh niên Lị Văn Sáng (Mường La) đã dùng súng bộ binh bắn rơi một máy
bay F105 của Mỹ ngay năm đầu chúng đến đánh phá Sơn La, mở đầu phong trào bắn máy bay Mỹ tầm thấp trong
tồn tỉnh. Tiếp đó, thanh niên các dân tộc Sơn La đã chiến đấu dũng cảm, đánh địch trong mọi tình huống. 2 thanh
niên người H’Mơng xã Kim Bon (Phù Yên) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F105, là xã vùng cao đầu tiên của miền Bắc
bắn rơi máy bay Mỹ. Đoàn viên Mùa Lao Chu, người dân tộc H’Mông, đang làm ruộng, đã lợi dụng thân trâu làm
giá súng bắn bị thương máy bay Mỹ. Đoàn viên Giàng A Dênh dùng súng trường bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ
khi chúng đến cứu đồng bọn, giết chết tên giặc lái đang leo thang máy bay.


*
* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

mọi lúc. Những mũi chông sắc nhọn, những phát súng bắn tỉa bất thần của các chiến sĩ trẻ tuổi đã diệt hàng ngàn
tên xâm lược. Củ Chi trở thành đất thép, với những địa đạo ngang dọc, vây hãm quân thù vào trong trận đồ bát
quái, chúng đã vào là khó có đường ra. Những bài học sinh động của Củ Chi mở ra hướng đi có hiệu quả trong
chiến đấu. Chiến khu Đ lần đầu tiên Mỹ đưa lực lượng lớn, kể cả bọn chư hầu đến càn quét đã bị du kích, phần lớn
là đồn viên, thanh niên đánh tiêu diệt. Du kích Thái Hòa (Phước Thành) chỉ một tiểu đội đã đương đầu với cả 2
tiểu đồn Mỹ có máy bay, pháo binh và cơ giới yểm trợ, suốt một ngày trời, vừa sửa công sự vừa đánh địch, cuối
cùng buộc chúng phải rút lui. Vành đai Rạch Kiến (Long An) vừa kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị
chỉ trong 6 tháng đã diệt hơn 200 tên Mỹ.


Ở Mỹ Tho, ngay từ ngày đầu Mỹ tiến hành xây dựng căn cứ Đồng Tâm làm bàn đạp khống chế cả vùng đồng bằng
sông Cửu Long rộng lớn, tuổi trẻ đã cùng quân và dân trong tỉnh hình thành thế bao vây tiến cống địch bằng “2
chân và 3 mũi giáp công”. Cả những thanh niên mới lớn cũng tham gia đánh Mỹ bằng nhiều cách có hiệu quả. Hồ
Văn Nhánh, 16 tuổi, nhà ở gần căn cứ Đồng Tâm. Hàng ngày đi coi trâu gần căn cứ, Nhánh chú ý quan sát và phát
hiện trên hàng rào địch gài nhiều mìn và lựu đạn. Anh nảy ra ý định gỡ trái về cho du kích, nhưng khơng biết làm
cách nào để gỡ, phải đào nguyên cả bệ đất đựng vào mo cau mang về. Dần dần được hướng dẫn, Nhánh đã tự gỡ


và còn hướng dẫn lại cho em Dũng ở gần nhà cùng gỡ. Kết quả gỡ được hàng ngàn quả mìn, lựu đạn các loại,
phục vụ cho du kích và bộ đội đánh địch trên 300 trận, diệt 130 tên Mỹ và nhiều tên ngụy. Nhánh đã cùng với Dũng
vào căn cứ gỡ trái tới 131 lần. Lần cuối cùng khơng may, mìn nổ cả 2 đã hy sinh. Về sau Hồ Văn Nhánh được
tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng. Đáng chú ý là trận đánh của 4 chiến sĩ đặc công do Bảy
Chịu chỉ huy. Cả 4 chiến sĩ đều là đoàn viên thanh niên, đêm 8 rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 1967 họ đã mưu trí
vượt qua hàng rào bảo vệ dày đặc tiếp cận cho nổ gói thuốc TNT nặng 200 kg, đánh chìm tàu cuốc Giamaicabay,
phá hỏng 12 tiểu pháo hạm, diệt trên 200 nhân viên kỹ thuật Mỹ.


Đi đôi với những vành đai diệt Mỹ, phong trào thi đua giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”,
“Dũng sĩ diệt xe cơ giới, hạ máy bay” đã thu hút đơng đảo đồn viên, thanh niên ở các địa bàn khác nhau tham gia,
thực hiện lời dạy của Bác Hồ “31 triệu đồng bào là 31 triệu dũng sĩ”. Phan Hành Sơn, 21 tuổi đời diệt một số địch
gấp 21 lần số tuổi của mình. Hồ Văn Mên, 13 tuổi đã mưu trí đánh địch giữa thị xã, diệt một lúc 59 tên, phần lớn là
sĩ quan. Nguyễn Văn Lên, chiến sĩ đặc công quận Tân Uyên, 2 ngày liền chống chọi với một trung đoàn địch, diệt
cả trăm tên Mỹ. Bùi Văn Hòa, chiến sĩ đánh hậu cứ ngoan cường đã dẫn đồng đội vượt mọi lưới bố phịng như
mạng nhện của địch tấn cơng vào kho Long Bình lần thứ tư, phá hủy 889 ngàn đạn pháo, 23 xe cơ giới, 3 máy đèn,
diệt 107 tên Mỹ, làm bị thương 243 tên khác.


Một sự kiện đáng chú ý là sự ra đời những tập thể thanh niên chiến đấu: “Đội thanh niên quyết tử”; “Đội thanh niên
quyết thắng”; “Đội thanh niên khởi nghĩa”… Thanh niên vùng ven thành phố Đà Nẵng đã mở đầu sáng kiến này.
Lúc đầu là một nhóm nhỏ thanh niên, có một số em thiếu nhi phối hợp, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đã tổ
chức đánh thử để rút kinh nghiệm. Ngày 10-3-1965, khi đợt đầu tiên của đội quân viễn chinh Mỹ đổ vào Đà Nẵng,
một tên Mỹ đã ngã gục trước mũi súng bắn tỉa của “Đội thanh niên quyết tử” do Tỉnh Đoàn Quảng Đà (ngày nay là
thành phố Đà Nẵng) tổ chức. Sau đó, khu Đồn liên khu V quyết định phát triển các đội “thanh niên quyết tử” ở tất
cả 9 tỉnh, từ vùng núi Tây Nguyên đến các thành phố Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Đội “Thanh niên quyết tử”
mang tên Anh hùng Võ Như Hưng do Huyện Đoàn Điện Bàn tổ chức, nhanh chóng nổi lên với nhiều cách đánh
mưu trí, táo bạo. Đội ra mắt tại Gị Nổi, phía Nam sơng Thu Bồn, với lực lượng ban đầu 31 tay súng. Trong một
trận đánh không cân sức, đội đã chiến đấu kiên cường, đánh lui một lực lượng liên hợp gồm 3 tiểu đoàn quân Mỹ
và ngụy, diệt 125 tên, bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép, rồi thừa thắng, truy kích địch vào tận thị xã Vĩnh Diện. Tại
đây, một lực nhỏ của đội trụ lại, thoắt ẩn, thoắt hiện bám đánh địch liên tiếp trong nhiều ngày. Đội “thiếu niên quyết
tử Nguyễn Văn Trỗi” ở Điện Hịa chỉ có 6 em cũng đã lập công xuất sắc: Trong 3 tháng diệt 135 tên Mỹ và thu được


15 súng. Tại thành phố Sài Gòn và các thành phố, thị xã khác đã xuất hiện những “đội quân ngầm” hoạt động táo
bạo, đánh sập nhiều bin đinh, cư xá Mỹ, diệt hàng trăm tên giặc xâm lược, trong đó có nhiều tên giặc lái nhà nghề
và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

(Thủ Dầu Một) chỉ sau 10 ngày huấn luyện đã sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật, bắn chính xác, diệt 37 tên
địch, trong đó có một đại úy ngụy.


Trong gian khổ ác liệt, phong trào “Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch” của thanh niên trong tất cả các thứ
quân trên chiến trường miền Nam ngày càng phát triển, làm nảy nở nhiều tấm gương tiêu biểu. Dương Văn Tân,
kiện tướng diệt Mỹ trẻ tuổi của Tây Ninh, cùng tổ chiến đấu của mình trong 16 ngày đêm đánh tan xác và đánh
hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, diệt 87 tên Mỹ. Từ Văn Phước, 26 tuổi, dũng sĩ diệt Mỹ Thủ Dầu Một, trong 13 tháng
chiến đấu ở vùng sát địch quận Lái Thiêu đã diệt 71 tên Mỹ, 17 lính Nam Triều Tiên, 45 lính ngụy… Chỉ riêng năm
1966 tất cả đồn viên và thanh niên ở miền Đông Nam Bộ đều vượt chỉ tiêu diệt Mỹ. Qua hiệp đầu đánh bại cuộc
phản công mùa khô lần thứ nhất của địch (1965-1966) riêng Quảng Trị, Thừa Thiên đã xuất hiện 2.700 dũng sĩ,
trong đó có gần 500 dũng sĩ diệt Mỹ. Cũng thời gian ấy, ở miền Trung Trung Bộ có 405 dũng sĩ diệt Mỹ như “Củ
Chi đất thép thành đồng”, “Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, “Long An tồn dân đánh giặc”… có
sức cổ vũ tuổi trẻ trên các chiến trường vươn lên lập công với những tên tuổi như Đồn Văn Luyện, Ngơ Bê,
Nguyễn Văn Hịa, Trần Thị Tâm… Là những thanh niên như Võ Thị Thắng, khơng may bị sa vào tay giặc vẫn một
lịng tin tưởng ở tương lai của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trước bản án 20 năm khổ sai của kẻ thù
vẫn nở nụ cười chiến thắng! Là Kpă Klơng “tuổi nhỏ chí lớn”. 13 tuổi đã tham gia du kích. Khi nhập ngũ, anh làm
trinh sát cho bộ đội huyện Chưpơng. Kpă Klơng có biệt tài bắn xun táo, ln chọn điểm cao thích hợp, bình tĩnh
chờ địch đến gần, mới nổ súng. Có lần anh bắn 3 viên đạn diệt 5 tên địch. Lần đi trinh sát ở Pleime, anh đã bám
địa thế, bắn 2 viên đạn diệt 4 tên biệt kích. Trong mọi tình huống Kpă Klơng đều tìm mọi cách diệt địch đạt hiệu
suất cao nhất. Có lần với 3 viên đạn cịn lại, anh bám sát địch từ sáng đến chiều, đứng nấp cách địch 5 mét, chờ
địch tập hợp hàng dọc mới bắn xuyên táo, diệt 7 tên, làm bị thương 1 tên khác. Một lần khác, đang làm nhiệm vụ
canh gác trên rẫy, phát hiện địch kéo đến, anh bình tĩnh tìm vị trí thuận lợi, bắn 2 phát diệt ngay 4 tên. Những tên
còn lại phải hốt hoảng tháo chạy. Đối với lĩnh Mỹ anh cũng có cách đánh thích hợp. Biết lĩnh Mỹ khi tác chiến
thường chiếm điểm cao. Kpă Klơng bố trí mìn trên đường rồi lên chiếm điểm cao trước, nằm phục kích. Lính Mỹ từ
căn cứ Pleime hành quân lấn chiếm vấp phải mìn, đứa chết, đứa bị thương. Số còn lại vội chạy lên chiếm đỉnh cao,
liền bị Kpă Klơng đang ém sẵn tại đó, ném lựu đạn vào đội hình, diệt tiếp 4 tên, khiến chúng hoảng sợ phải tháo


chạy.


Kpă Klơng là một chiến sĩ trẻ luôn xông xáo, gương mẫu. Trong nhiều năm anh đều được bầu là chiến sĩ thi đua
của huyện, của tỉnh. Ngày 17-9-1967, anh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang với 6 chữ vàng “Tuổi
thiếu niên, chí anh hùng”.


Trong cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, Mỹ-Ngụy đã mở tới 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, tập trung có trọng
điểm trên một hướng chính là miền Đông Nam Bộ với 3 cuộc hành quân then chốt. Trong đó cuộc hành quân
Gian-xơn Xi-ty là cuộc hành quân lớn nhất trên một hướng trong toàn cuộc chiến tranh. Chúng huy động tới 7 lữ đoàn
Mỹ, 2 chiến đoàn ngụy, gồm 26 tiểu đoàn, nhằm diệt cơ quan đầu não của ta, diệt chủ lực, phá kho tàng, triệt phá
căn cứ, phong tỏa biên giới. Trên một chiến trường chỉ rộng 400 km2, chúng đã tập trung một lực lượng tới 4-5 vạn
quân với nhiều máy bay, đại bác, xe bọc thép… cố giành thắng lợi quyết định.


Một lần nữa, tuổi trẻ, cùng quân và dân các địa phương lại thể hiện tuyệt vời phẩm chất anh hùng, ý chí tiến cơng
tiêu diệt địch. Gần 14.000 tên địch, phần lớn là Mỹ bị tiêu diệt, 167 máy bay bị bắn rơi và bị phá hủy, hơn 1.000 xe
quân sự, trong đó có 800 xe tăng và xe thiết giáp, 90 đại bác bị phá hủy.


Kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ-Ngụy mùa khơ 1966-1967 thực sự đã bị bẻ gãy trước sức mạnh kiên
cường của quân và dân ta, trong đó tuổi trẻ đã góp một phần công sức đáng kể, cùng các lực lượng vũ trang trên
tồn miền Nam loại khỏi vịng chiến đấu 151.000 tên địch (có 68.200 tên Mỹ, 5.540 tên chư hầu); tiêu diệt 22 tiểu
đồn bộ binh (có 9 tiểu đồn Mỹ và 1 tiểu đồn lính Nam Triều Tiên); 4 tiểu đồn pháo Mỹ; 12 tiểu đồn cơ giới (có
10 tiểu đồn Mỹ); 187 đại đội (có 59 đại đội lính Mỹ và 7 đại đội lính Nam Triều Tiên); phá hủy 1.627 xe tăng, xe
thiết giáp, 2.107 ô tô, 308 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 1.213 máy bay, bắn chìm bắn cháy 42 tàu, xuồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Phối hợp với phong trào “Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch”, mũi đấu tranh chính trị cũng được đẩy mạnh.
Sau thất bại của Mỹ trong mùa khô 1965-1966, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ Ngụy quân, ngụy quyền, nhân
dân, học sinh, sinh viên Huế đã xuống đường chống chính sách lệ thuộc Mỹ của Thiệu - Kỳ. Sinh viên, học sinh đã
chiếm Đài phát thanh Huế (ngày 23-3-1966), hàng ngày phát đi khắp thế giới tin tức đấu tranh bằng 3 thứ tiếng
Việt, Anh, Pháp. Cuộc đấu tranh thu hút cả lực lượng địch cùng tham gia. 1.600 cảnh sát ngụy tham dự mít tinh đã
tuyên bố đứng vào hàng ngũ “lực lượng tranh thủ cách mạng”.



Ở Đà Nẵng hàng vạn nhân dân, thanh niên lao động và học sinh, sinh viên đã xuống đường hô vang khẩu hiệu
chống độc tài, đòi Thiệu - Kỳ từ chức, địi Mỹ khơng được can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam, đòi chúng
rút về nước. Ngụy quyền ở thành phố tê liệt, quần chúng đứng lên tự quản, làm chủ Đài phát thanh Đà Nẵng, thành
lập tổ học sinh cảm tử, biệt động và đội công nhân vũ trang trấn áp bọn ác ôn phản cách mạng. Cả thành phố bãi
công, bãi thị. Học sinh phá Phịng thơng tin Mỹ. Trước khí thế của quần chúng, Mỹ buộc phải rút hết 30.000 lính và
người Mỹ ra Hạm đội 7. Thiệu - Kỳ đưa quân từ Sài Gịn ra, nhưng trước khí thế của quần chúng, hơn nữa chưa
có lệnh của quan thầy Mỹ, lại rút về. Ngày 6-4 từ Huế 2 tiểu đoàn “thanh niên quyết tử miền Trung” vượt qua hàng
rào phong tỏa của địch đến chi viện cho thanh niên và nhân dân Đà Nẵng.


Sau 76 ngày đêm nhân dân giành quyền làm chủ, ngày 15-5, Mỹ dàn xếp ổn thỏa với Thiệu - Kỳ, chúng cho 6 tiểu
đồn có máy bay và xe bọc thép yểm trợ đã đánh chiếm lại các vị trí ở Đà Nẵng. Tháng 6-1966, Thiệu - Kỳ chuyển
quân ra đàn áp ở Huế, nhân dân thành phố đưa bàn thờ Phật ra đường và tổ chức phong trào đấu tranh quyết liệt
chống lại chúng. Tại Sài Gòn trong phong trào “chống nội chiến miền Trung”, bàn thờ Phật được dựng ở phòng
tuyến ngã Bảy, Bàn Cờ, và Sư Vạn Hạnh. ở Đà Lạt, ngày 28-3-1966, học sinh các trường Bùi Thị Xuân, Trần Hưng
Đạo, Bồ Đề… và học sinh Đại học Đà Lạt bãi khóa, kéo đến Phịng thơng tin Mỹ đưa u sách, địi Mỹ rút khỏi Đà
Lạt. Cuộc đấu tranh nhanh chóng trở thành phong trào chống Mỹ, chiếm đài phát thanh, chiếm giữ khu chợ Hịa
Bình. Địch huy động qn biệt động, cảnh sát dã chiến đàn áp. Ngày 21-4 học sinh xuống đường tuần hành đưa
tang, biến đám tang thành cuộc đấu tranh chống Mỹ và Ngụy quyền tay sai. Thanh niên học sinh tổ chức những
“đêm khơng ngủ”, “đốt lửa trại nhìn rõ mặt kẻ thù”, tổ chức tòa án xử tội phạm chiến tranh Giônxơn, Mắc Namara,
Taylo, Thiệu-Kỳ. Cuộc đấu tranh làm chủ thành phố kéo dài đến 15-5-1966 mới chấm dứt. Nhân dân các thị xã
Phan Rang, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột… bãi công, bãi thị ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên Đà
Lạt. ở Nha Trang, thanh niên và nhân dân biểu tình ủng hộ đồng bào và thanh niên Đà Lạt và phản đối Thiệu-Kỳ
bán quân cảng Cam Ranh cho Mỹ.


*
* *


Trong những năm chiến đấu chống Mỹ, giao thông vận tải đã trở thành một mặt trận nóng bỏng. Các tuyến đường
huyết mạch, các bến phà, cầu cống đã bị máy bay địch đánh phá tới trên 80 nghìn trận, chiếm gần 70% số trận


chúng đánh phá miền Bắc. Mức độ đánh phá ngày càng ác liệt, qui mô đánh phá ngày càng mở rộng. Chúng sử
dụng tất cả những loại máy bay tối tân, hiện đại nhất từ F105, đến F111A, cả siêu pháo đài bay B52… sử dụng đủ
các loại bom, kể cả bom từ trường, la de, bom phá, bom bi, bom nổ chậm, đánh phá cả ngày cũng như đêm với
nhiều thủ đoạn chiến thuật xảo quyệt, nhằm chặn đứng việc chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Cuộc
chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải thật sự “là một thiên anh hùng ca” theo như lời đồng chí Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nói.


Chiến đấu trên mặt trận giao thơng vận tải những năm kháng chiến chống Mỹ có đủ các lực lượng, bộ đội công
binh, bộ đội hậu cần, công nhân ngành GTVT, nhân dân các địa phương… đông đảo hơn cả là lực lượng TNXP
chống Mỹ, cứu nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

1300 km. Tổng khối lượng đất đá do lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước nhiệm kỳ I đào đắp khoảng trên 10 triệu
300 ngàn mét khối.


Với ý chí “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” và “Máu có thể đổ nhưng đường khơng thể tắc”, lực
lượng thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước đã dũng cảm, ngoan cường, mưu trí, sáng tạo, ngày đêm lăn
lộn với đường, với cầu, thật sự trở thành lực lượng xung kích đáng tin cậy trên những con đường ra trận.


Đại đội 759 thuộc đội 75 TNXP Quảng Bình thành lập tháng 6-1965 được giao nhiệm vụ đảm bảo giao thơng trên
tuyến đường 12A. Chỉ tính đến tháng 6-1966, máy bay Mỹ đã đánh vào tuyến đường do đơn vị phụ trách 663 trận,
với 5570 quả bom. Bình quân mỗi đội viên trong đơn vị phải hứng chịu 40 quả bom lớn, không thể kể bom bi, rốc
két, đạn 20 ly.


Với chiến thuật đánh dứt điểm, địch tập trung đánh phá vào một đoạn đường hiểm yếu, một bên núi cao, một bên
vực sâu dài 2 km quanh co. Chúng đánh liên tục 60 ngày đêm. Bình quân 4-5 trận/ngày, trong đó có 43 lần chúng
đánh vào đội hình đơn vị. Có lần địch rải xuống tuyến đường 157 quả bom, chỉ 10 quả trúng đường, nhưng khối
lượng đất đá phải giải quyết lên tới gần 1.400 m3, vì chúng dùng chiến thuật tập trung đánh vào sườn núi, làm sạt
gần nửa quả đồi xuống tuyến đường, đến mức một chiến sĩ thấy đất đồi sụt đến đâu anh trèo vượt lên tới đó. Trèo
đến ngọn cây rồi đất vẫn tiếp tục sụt, lấp đến nửa người anh.



60 ngày đêm địch đánh phá liên tục tuyến đường, thì 45 ngày đêm TNXP đại đội 759 rời doanh trại, tổ chức ăn ngủ
ngay trên tuyến, với phương châm: Bám sát tuyến đường như quân giải phóng miền Nam bám thắt lưng địch mà
đánh. Địch đánh rừng già thì ra đồi trọc, địch đánh đồi trọc thì ra sát tuyến, xây dựng hầm hào kiên cố, bám trụ lâu
dài. Tiểu đội 6 do Nguyễn Thị Kim Huế làm tiểu đội trưởng, suốt 60 ngày đêm không lúc nào vắng mặt trên tuyến.
Nơi nào khó khăn nguy hiểm, nơi đó có mặt tiểu đội 6. Tất cả đều chung ý chí sắt thép: “Còn đất là còn đường!”.
Lần đầu địch đánh bom nổ chậm vào tuyến đường, đơn vị chưa ai có kinh nghiệm phá bom. Nguyễn Thị Kim Huế
không ngần ngại xung phong vào phá. Những đội viên nam thấy thế cũng làm theo. Từ đó bom nổ chậm khơng cịn
cản trở được công việc ứng cứu đường của TNXP đại đội 759. Khi địch tập trung đánh dứt điểm, khối lượng phải
giải quyết rất lớn. Để kịp thông xe, Nguyễn Thị Kim Huế đưa ra sáng kiến cạp bờ hố bom, mở đường tránh cho xe
vượt qua. Đường thông, cả tiểu đội 6 lại tình nguyện gác bom nổ chậm, làm cọc tiêu sống dẫn đường cho xe qua
trọng điểm.


Tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất, đại đội 759 và Nguyễn Thị Kim Huế được
Nhà nước tuyên dương Anh hùng, là tập thể và cá nhân đầu tiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng của lực
lượng TNXP, cổ vũ mạnh mẽ TNXP chống Mỹ, cứu nước hăng hái thi đua lập cơng.


Cùng đội 75 có Lê Viết Lân, TNXP đại đội 754. Địch đánh bom nổ chậm, có quả trúng gần tim đường. Nếu phá
được bom, đường sẽ hỏng, không đảm bảo kịp thơng xe. Lân đề xuất phương án tìm cách lăn quả bom ra khỏi
tuyến đường và xung phong nhận nhiệm vụ nguy hiểm đó. Lợi dụng một gờ đất, anh dùng xà beng bẩy thử. Bom bị
kích thích, nóng dần lên. Khơng để bom nổ làm hỏng đường, Lân dùng bộc phá buộc vào phía dưới thân bom,
châm lửa, để bộc phá nổ hất quả bom lên khỏi mặt đường trước khi nổ. Vừa chạy được 20 mét, bom nổ, hất anh
ngã xuống. Khi tỉnh dậy, điều đầu tiên anh hỏi là: “Đường có làm sao không”.


Lê Viết Lân là người phá bom nổ chậm đầu tiên của TNXP. Anh cũng là người đầu tiên tìm được giải pháp giải
phóng đơi vai cho đơn vị, đưa năng suất lao động lên 150-180%. Chưa đầy 1 năm gia nhập lực lượng TNXP chống
Mỹ, cứu nước, tháng 3-1966, Lê Viết Lân đã được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam, được bầu là Chiến sĩ thi
đua xuất sắc đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua Chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất (1-1967).


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Con đường được mở trong điều kiện bí mật hoàn toàn. Đường mở đến đâu được ngụy trang kỹ tới đó. Nhưng kẻ
địch vẫn đánh hơi thấy. Thường xuyên chúng cho máy bay do thám OV10 rà thấp và thả cây nhiệt đới (một loại cây


có gắn máy phát tín hiệu điện tử từ xa) cùng lực lượng thám báo để phát hiện lực lượng của ta. Hễ phát hiện thấy
có hiện tượng khả nghi lập tức chúng phát tín hiệu gọi máy bay phản lực đến đánh phá. Chúng thả xuống tuyến
đường đủ các loại bom, đạn. Sử dụng cả siêu pháo đài bay B52 rải thảm liên tục trong 4-5 ngày liền.


Tất cả các đơn vị TNXP tham gia mở đường đều bị đánh phá ác liệt, kể cả nơi ăn ở, đường đi, về. Dụng cụ, đồ
đạc, quân trang của nhiều đơn vị bị đánh tan nát. Riêng gạo ăn bị đánh cháy nên thức ăn của anh em từ chỗ 21
kg/tháng phải rút xuống còn 18 kg, rồi 15 kg, 12 kg. Thậm chí có tháng chỉ được ăn 6 kg gạo. Tết Mậu Thân 1968,
mồng một Tết, các đội viên nữ mỗi người được chia 1 cái kẹo, còn nam giới mỗi người được chia 1 điếu thuốc lá
để ăn Tết.


Lực lượng tham gia mở đường gồm các đại đội xung kích của các đội 43, 41, 45, 39, 37, 35 TNXP của các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hải Phịng, Nam Hà, Thanh Hóa của nhiệm kỳ I. Đến nhiệm kỳ II bổ sung thêm TNXP của các
tỉnh Thái Bình, Hải Hưng, Nghệ An, Hà Tây. Ngồi lực lượng thanh niên xung phong cịn có các cán bộ, cơng nhân
kỹ thuật của Bộ GTVT và bộ đội biệt phái sang. Thời gian cao điểm có tới 60 đại đội TNXP cùng làm nhiệm vụ mở
đường.


Với phương châm “Địch đánh rừng già, ta ra rừng non, địch đánh rừng non ta ra sát tuyến”, các đơn vị TNXP làm
nhiệm vụ mở đường luôn nêu cao tinh thần bám chắc tuyến đường. Mọi sinh hoạt đều chuyển xuống dưới hầm.
Các đơn vị thường tổ chức thi đua theo từng chủ đề như: “Tồn đồn quyết chí lập cơng vượt sơng thơng tuyến”;
“Tồn đồn cầm vững tay cương quất ngựa lên đường về thăm quê Bác”; “Phen này quyết chí lập cơng dâng Bác
khơng thua bạn bè”… Nhờ đó năng suất khơng ngừng tăng, đảm bảo tiến bộ mở đường, góp phần tạo nên mạng
lưới đường chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến, kịp thời phục vụ cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân
và dân miền Nam Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch đường 9 - Nam Lào.


Chiến công nổi bật trong mở đường và giữ đường của TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) phải kể đến lực
lượng tham gia trên tuyến đường Quyết Thắng (cịn có tên đường mịn Hồ Chí Minh, đường Thống Nhất). Trong
đó chủ yếu là TNXP 2 đội: 23 (TNXP Hà Tĩnh) và 25 (TNXP Nam Hà). Cả 2 đội TNXP 25 và 23 đều có mặt trên
tuyến đường từ những ngày đầu, phối hợp cùng bộ đội công binh đồng loạt ra quân “chọc thủng Trường Sơn mở
đường thắng lợi”. Nhiều đoạn đường phải mở qua vực sâu, đèo cao xe cơ giới không thi công được. Đoạn vượt
dốc Đồng Tiền là một vách đá cheo leo. TNXP phải bám từng vỉa đá, treo mình lơ lửng trên vách, đục đá, nổ mìn


tạo thành một hàm ếch, dài tới hơn nửa kilômét.


Một cán bộ kỹ thuật giao thông từng làm đường từ thời thuộc Pháp, khi tham gia khảo sát con đường đã ước tính
thơng được đường nhanh lắm cũng phải mất 3 năm. Khi con đường được mở xong (tháng 11-1966) ông đã phải
kinh ngạc thốt lên: “Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể làm nổi con đường trong thời gian ngắn như vậy!”.
Mở đường đã khó, nhưng giữ vững con đường là một chiến công thấm đẫm máu của không ít TNXP. Ngay khi con
đường đang được mở, ngày 13-3-1966, địch đã phát hiện ra con đường vượt qua đỉnh Trường Sơn và lập tức cho
máy bay đánh phá. Các đội viên TNXP đội 25 đang thi công trên tuyến, bị đánh vào đội hình. Lần đầu tiên 8 đội
viên hy sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Cuộc chiến giữ vững cua chữ A trong mọi tình huống trở thành một thử thách khắc nghiệt đối với các đội viên
TNXP. Mới đầu đơn vị không muốn các đội viên nữ lên làm nhiệm vụ. Nhưng trong lửa đạn khơng một ai lại chịu
mình phải ở tuyến sau. Khi được lên sát cánh chiến đấu bên cạnh các đội viên nam, các đội viên nữ càng nỗ lực
bằng mọi cách để tự khẳng định mình. Gặp bom nổ chậm chị em cũng bàn nhau tìm cách phá để khỏi phải nhờ
đến các đội viên nam. Nhưng quả bom trúng tim đường. Nếu cho nổ bom sẽ phá hỏng đường, khối lượng đất đá
lớn khó lịng đảm bảo thơng xe trong đêm. Nguyễn Thị Liễu, cô gái Nam Hà phải trốn theo đơn vị ngày nào đã đề
xuất cách gói mìn theo hình phễu, tra kíp thuận chiều, dùng áp lực của bộc phá đẩy quả bom lên trên mặt đất mới
nổ. Cái khó là phải đào một hố sâu phía dưới thân bom. Cuốc xẻng khơng đào được. Liễu xung phong dùng dao
q xuống bên quả bom, một tay ôm thân bom, tay kia luồn xuống phía dưới moi đất đá để bộc phá. Bom nổ, chỉ để
lại một hố sâu bằng chiếc nón trên mặt đường.


Chỉ trong một thời gian ngắn trên tuyến đường Quyết Thắng đã hình thành nhiều trọng điểm hết sức ác liệt, K68,
K59, K12 (dốc Đồng Tiền)… Có những trọng điểm nằm trên đoạn đường cua gấp khúc. Chỉ cần một loạt bom cũng
có thể phá hỏng tới 3 km đường. Có trọng điểm như ở K59 (km 59) có đêm chúng tập trung đánh phá tới 38 trận
(đêm 11-10-1968), làm khoảng 6000 m3 đất đá đổ ụp xuống mặt đường. Trọng điểm K12, vốn từ một vách đá cao
dựng đứng được tạo thành con đường xuyên qua một hàm ếch. Kẻ địch nham hiểm dùng rốckét phóng vào vách
đá. Mùa mưa đến chúng dùng bom phá đánh xuống đỉnh núi, làm từng khối đá bị rốckét bắn vữa, đổ ụp xuống. Đến
nỗi lấp cả nửa dòng suối Xuân Sơn chảy phía dưới con đường. Chúng đã tập trung đánh vào trọng điểm trong một
đợt kéo dài 3 tháng 14 ngày (từ 16-7 đến 30-10-1968) tới 16.253 quả bom. Có 4273 quả trúng đường, 500 quả
trúng vào lán trại của TNXP.



Trong hồn cảnh ác liệt TNXP đội 25 ln “lấy tim đường làm chiến trường, lấy quyết chiến điểm làm trận địa”,
ngày đêm bám đường sáng tạo nhiều phương pháp thích hợp, đảm bảo thơng xe trong mọi tình huống, nâng chỉ
tiêu thông xe từ 15 đến 20 rồi 30 đêm một tháng. Từ sáng kiến của đại đội 5 toàn đội đã áp dụng chiến thuật “3 tổ
một đội” và biện pháp 3 nhanh (nghĩa là một đội ứng cứu đường chia làm 3 tổ: tổ trinh sát đi trước đào lỗ chơn mìn,
tổ lấp và đốt mìn, tổ san lấp hố bom. Biện pháp 3 nhanh là: tiếp cận nhanh, giải quyết nhanh và rút nhanh). Nhờ đó
lực lượng được rải thưa, hạn chế được thiệt hại khi tiếp cận mục tiêu bị địch đánh phá, đồng thời đảm bảo nhanh
chóng thơng xe. TNXP đội 25 cịn sáng tạo phương pháp đánh mìn định hướng, kết hợp máy gạt san lấp, đưa
năng suất lấp một hố bom 100 m3 mất 50-60 người làm trong một đêm mới xong, xuống chỉ còn 5-7 người lấp
trong 2 tiếng đồng hồ, đảm bảo vượt chỉ tiêu thông xe, dù đường bị địch liên tục đánh phá ác liệt với nhiều thủ đoạn
tinh vi, “bom chồng lên bom, đạn cày lên đạn”, cũng chỉ bị tắc giờ, không bị tắc đêm.


Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) đã làm nhiệm vụ đảm
bảo giao thơng trên 3.000 km đường, trong đó có 2.526 trọng điểm địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Nhiều trọng
điểm của các tuyến đường đã gắn liền với các đơn vị tiêu biểu và những chiến công nổi bật của TNXP chống Mỹ,
cứu nước, như trọng điểm Cầu Cấm nằm trên tuyến đường 1A, do đơn vị TNXP 333, Tổng đội TNXP Nghệ An chốt
giữ. Riêng năm 1968 không quân Mỹ đã đánh vào địa bàn hoạt động của đại đội 881 trận, ném xuống 21.104 bom
phá các loại, 267 bom bi mẹ, 1127 tên lửa, tàu chiến Mỹ pháo kích vào tuyến đường 54 trận với 1265 quả đại bác.
TNXP đại đội 333 nêu quyết tâm “Dù máu ngừng chảy, quyết không để đường tắc, xe ngừng chạy”, ngày đêm bám
đường, bám cầu đảm bảo thông xe thông tuyến trong mọi tình huống. Ngày 27-1-1969, đơn vị vinh dự được Bác
Hồ gửi thư khen. Bác viết: “Suốt 4 năm nay, Đội TNXP số 333 nhận nhiệm vụ làm đường, sửa cầu ở một nơi địch
thường đánh phá ác liệt, có nhiều khó khăn, gian khổ.


Đội gồm phần lớn là các cháu gái, đã dũng cảm chiến đấu, tích cực lao động, có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
đảm bảo cầu đường được thông suốt luôn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Cùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trọng điểm Truông Bồn, nằm trên đường 15, giáp giới giữa 2 huyện Đơ Lương và
Nam Đàn đã gắn liền với sự tích 12 cô gái của tiểu đội thép đơn vị 300 TNXP Nghệ An dũng cảm hy sinh trong khi
đang làm nhiệm vụ.



Truông Bồn là một trọng điểm lợi hại. Hai bên là sườn núi cao, đồi dốc, giữa chỉ có một con đường độc đạo chạy
qua dài tới 5 km, là yết hầu của tuyến giao thông, trở thành một túi bom, thành “cửa tử”. Chỉ tính riêng 4 tháng, từ
tháng 6 đến 10-1968 máy bay Mỹ đã đánh xuống Trng Bồn 2692 quả bom.


Chính trong những thời điểm địch đánh phá ác liệt, các cô gái Truông Bồn trong tiểu đội thép đã đưa hàng ngàn xe
qua trọng điểm. Có những đêm đến 438 lượt xe qua lại, họ vẫn hướng dẫn xe đi an toàn trên quãng đường truông
dài 5 km. Trời tối, đèn gầm của xe sợ lộ, không dám bật, các đội viên TNXP lấy bẹ chuối rải trên mặt đường làm cự
cho xe vượt qua trọng điểm. Nhưng bẹ chuối trắng cũng bị nát, lấm bùn. Các đội viên TNXP lại lấy thân mình, mặc
áo trắng, chạy trước xe để dẫn đường, hết chiếc này đến chiếc khác.


Mỗi trọng điểm trên các tuyến đường đều gắn với những chiến công của TNXP chống Mỹ, cứu nước.


Trọng điểm đèo Đá Đẹo trên đường 15 gắn với tên tuổi người con gái anh hùng Đinh Thị Thu Hiệp, xông xáo giữ
kho đạn bị máy bay địch đánh phá mở đường máu cứu hàng, cứu xe.


Trọng điểm đèo Mụ Dạ, trên đường 12, nơi rèn luyện nên người bí thư chi bộ thép Nguyễn Thị Nậy, chỉ một chiến
dịch 67 ngày đêm bảo vệ tuyến đường đã có 4 lần bị sức ép, 7 lần bị thương, 9 lần bị vùi lấp vẫn liên tục bám
tuyến.


Trọng điểm khe Giao, khe út, đường 21, chiến trường lập công của anh hùng Nguyễn Trí Ân, chỉ được học hết lớp
3 phổ thông, gia nhập lực lượng TNXP mới được học hết lớp 7 BTVH, nhưng không một loại bom hiện đại nào có
thể khuất phục được anh. Với cương vị tiểu đội trưởng trinh sát phá bom, anh đã bình tĩnh quan sát chính xác và
cắm tiêu báo hiệu 432 quả bom nổ chậm và bom từ trường, tự tay dùng mìn, bộc phá và dụng cụ bằng kim khí phá
32 quả bom nổ chậm và từ trường, cùng đồng đội phá 113 quả, gỡ được 3 quả.


Nổi bật là trọng điểm ngã ba Đồng Lộc, thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Chỉ tính riêng trong 240 ngày, từ tháng 3
đến tháng 10-1968, không quân Mỹ đã trút xuống ngã ba nhỏ hẹp này 43.600 quả bom, trong đó có 6.000 quả bom
từ trường và bom nổ chậm.


Trong thời gian ác liệt đó, La Thị Tám, cơ gái tuổi hai mươi, công nhân ngành giao thông Hà Tĩnh được phân cơng


làm nhiệm vụ trinh sát đếm bom. Khó khăn và nguy hiểm. Lúc bom rơi dù ở sát bên mình vẫn phải hết sức tỉnh táo
để khơng bỏ sót một quả bom chưa nổ nào không được đánh dầu trên bản đồ. Và La Thị Tám đã không phụ lòng
tin của đơn vị, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.


Cùng chiến đấu trên ngã ba Đồng Lộc và cùng được tặng danh hiệu Anh hùng với La Thị Tám là Đại đội TNXP 551
(đội 55-TNXP Hà Tĩnh) và 10 cô gái Đồng Lộc huyền thoại (đại đội 552, đội 55).


<b>10 Cô gái ngã ba Đồng Lộc gồm:</b>


<b>1.</b> <b>Võ</b> <b>Thị</b> <b>Tần,</b> <b>22</b> <b>tuổi,</b> <b>Tiểu</b> <b>đội</b> <b>trưởng</b>


<b>2.</b> <b>Hồ</b> <b>Thị</b> <b>Cúc,</b> <b>20</b> <b>tuổi,</b> <b>Tiểu</b> <b>đội</b> <b>phó</b>


<b>3.</b> <b>Võ</b> <b>Thị</b> <b>Hợi,</b> <b>20</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>4.</b> <b>Nguyễn</b> <b>Thị</b> <b>Xuân,</b> <b>20</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>5.</b> <b>Dương</b> <b>Thị</b> <b>Xuân,</b> <b>19</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>6.</b> <b>Nguyễn</b> <b>Thị</b> <b>Rạng,</b> <b>19</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>7.</b> <b>Nguyễn</b> <b>Thị</b> <b>Nhỏ,</b> <b>19</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>8.</b> <b>Võ</b> <b>Thị</b> <b>Hà,</b> <b>19</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


<b>9.</b> <b>Hà</b> <b>Thị</b> <b>Xanh,</b> <b>19</b> <b>tuổi,</b> <b>Đội</b> <b>viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Trong 10 cô gái chỉ có Võ Thị Tần và Hồ Thị Cúc là TNXP nhiệm kỳ I được lưu lại, 8 đội viên còn lại đều thuộc
TNXP nhiệm kỳ II, nhập ngũ giữa năm 1968. Tất cả đều ngã xuống trên mặt đường trong khi đang khẩn trương san
lấp hố bom để kịp đón đồn xe quan trọng vượt qua trọng điểm.



Chiến tranh càng khốc liệt công tác vận tải càng đặt ra cấp bách và cũng đặc biệt nguy hiểm. Nhiều tuyến vận
chuyển không thể dùng cơ giới, TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) là lực lượng chủ yếu trực tiếp chuyển hàng
vào chiến trường và chuyển thương binh.


Để làm tròn nhiệm vụ vận chuyển phần lớn đều phải vượt qua những chặng đường hiểm trở, núi cao dốc thẳm,
địch thường xun rình rập. Có lần đại đội 10, K53 TNXP Hà Tây đang gùi hàng xuyên qua rừng già, tán cây che
kín mặt. Nghe tiếng máy bay trực thăng của địch, anh em vẫn yên tâm đi. Không ngờ chúng thả biệt kích thám báo
phát hiện ra con đường bí mật. Máy bay phản lực của chúng ập đến trút bom chặn đầu, chặn đuôi. Bom, đạn rốc
két đánh thẳng vào đội hình đơn vị, 3 đội viên hy sinh.


Đường bị lộ, đơn vị phải mở con đường bí mật khác đi sâu vào cánh rừng già. Khi đi phải tự mở lối, lúc về phải
dựng cây lên để xóa dấu vết. Cứ thế ngày này qua tháng khác, các đội viên TNXP K53 (gồm 3 đại đội của 3 tỉnh:
Ninh Bình, Hà Tây, Nam Hà) lặng lẽ làm nhiệm vụ trên một tuyến chuyển tải chỉ với hai vai và đôi chân. Năng suất
được nâng dần lên, từ 30-40 kg/người những ngày đầu, lên 60-76 kg/người. Tính ra mỗi người một năm cũng
chuyển được trên 10 tấn hàng ra tiền tuyến. Nhưng sự hy sinh cũng không nhỏ. Chỉ riêng đại đội Ninh Bình, có 100
đội viên, đã có 52 người hy sinh tại chiến trường, 20 người bị thương.


Những ngày đầu tham gia lực lượng chuyển tải, TNXP đội 23 (Hà Tĩnh) gặp khơng ít gian nan. Là đơn vị có nhiệm
vụ chuyển tải lương thực cho chiến trường, nhưng đơn vị thường xuyên thiếu gạo ăn (theo kỷ luật chiến trường
các đơn vị không được sử dụng hàng kế hoạch). Địa hình khắc nghiệt. Ngày nắng, nắng như đổ lửa. Ngày mưa,
mưa tầm tã suốt ngày đêm, áo quần mặc trên người không bao giờ được khô. Các đội viên TNXP vẫn không
ngừng tăng cân, tăng chuyến. Vì ai cũng hiểu rõ “mỗi kilơgam lương thực, vũ khí vào chiến trường là quân dân
miền Nam bớt xương máu”. Mỗi trạm chuyển tải cách nhau 4 tiếng đồng hồ đi bộ, cả đi và về qui định 1 ngày.
Nhưng các đội viên TNXP đã tổ chức đi 2 chuyến, 3 chuyến. Năng suất từ 20-30 kg/người tăng lên 40-50 kg/người.
Nhiều đội viên vừa mang vừa vác đến 50-60 kg. Riêng Nguyễn Thị Nguyệt, đại đội 3 năng suất lên 60-70 kg. Kết
thúc chiến dịch chị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và cũng là đội viên TNXP
chống Mỹ, cứu nước đầu tiên được tặng thưởng huân chương.


Trong chiến dịch vận tải đó (chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965), TNXP đội 23 đã vận chuyển,


giao cho các đơn vị quân đội trên chiến trường 25.000 tấn lương thực, hàng trăm kiện hàng lớn nhỏ, hàng ngàn
quả đạn pháo các loại, được đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trên một tuyến chuyển tải khác, đại đội 202, đội 241 TNXP Nghệ An được tăng cường cho tuyến lửa Quảng Bình,
thường xuyên phải vượt qua suối sâu, qua đèo Trụt Thai, qua dốc Khỉ… dốc cao gần thẳng đứng, người đi trước
như đạp lên đầu người đi sau. Có đoạn chỉ cách vị trí địch 4 km. Chúng dùng một loại máy bay bay thấp và chậm,
có trang bị một súng 12,7 ly và một trung liên, thường xuyên săm soi dọc tuyến. Hễ phát hiện được mục tiêu, chúng
dừng may bay tại chỗ nhả đạn. Nhiều lần đang cáng thương vượt tuyến gặp pháo kích các đội viên TNXP đã phải
nằm đè lên thương binh để thương binh không bị thương lần thứ hai. Một lần như thế, Lê Thị Tứ đã bị thương vào
đầu gối. Cơ vẫn giấu mọi người tự băng bó cho mình và tiếp tục nhiệm vụ cáng thương. Chỉ với một chiếc gậy
Trường Sơn, một nắm cơm vắt, ngày này qua ngày khác, TNXP đại đội 202 đã bền bỉ chuyển từng chuyến thương
binh ra tuyến ngoài an toàn. Nhờ rút bớt người đi một ca (trên giao 6 người/ ca, TNXP đại đội 202 đi 4 người/ca) có
hơm đơn vị đã chuyển được 15-16 ca thương binh ra tuyến ngoài.


Trên mặt trận chuyển tải, thanh niên xung phong giải phóng miền Nam càng có những đóng góp đáng kể. Chỉ tính
riêng ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam - Đà Nẵng) trong năm 1966, lực lượng TNXP giải phóng địa phương đã
chuyển được 14.360 tấn hàng. Nhiều đơn vị nhờ tổ chức tốt đã đưa năng suất bình quân lên gấp 3-4 lần, từ 2 tấn
lên 6-7 tấn/ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

đường 1C. Có tháng chúng đổ quân đánh phá suốt cả 30 ngày khơng nghỉ. Có ngày máy bay địch bắn phá tới
15-17 lần. Các tuyến lộ, sông khơng ngày nào khơng có tàu hoặc bộ binh địch ngăn đón… Các đội TNXP giải phóng
của 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Hòn Đất, Nguyễn Viết Khái II, Nguyễn Viết Khái III, Mai Thanh Thế, Tây Đô… đã bền
bỉ, dũng cảm và mưu trí vừa đánh địch để bảo tồn lực lượng, bảo tồn tuyến chuyển tải, vừa khơng ngừng tăng
năng suất hoàn thành xuất sắc từng nhiệm vụ.


Những ngày đầu mới tập kết, hầu hết đội viên TNXP đều ở độ tuổi từ 15-20, có đến 3/4 là nữ của các tỉnh đồng
bằng trù phú, chưa quen cuộc sống khắc nghiệt của vùng rừng núi, mùa mưa lầy lội, ẩm ướt, muỗi, đỉa, vắt… như
trấu. Chỉ một đợt sốt rét rừng ở núi Cô Tô đã quật ngã 100% quân số của đơn vị. 11 đội viên đã chết vì khơng có
thuốc điều trị. Hầu hết đội viên nữ đều bị rụng tóc. Có đơn vị phải đóng qn giữa một vùng nước ngập tới bụng,
khơng một gị đất khơ, suốt ngày phải ngâm mình dưới nước, kể cả những chị em đến tháng. Cứ như vậy kéo dài


trong thời gian 6 tháng. Địch phong tỏa gắt gao. Nhiều lần gạo hết phải ăn cháo, ăn rau bông súng, mơn nước, củ
nèo. Có lần các đơn vị đóng quân ở vùng núi Cô Tô 27 ngày liền không có gạo ăn, trong đó có 7 ngày liền chỉ được
ăn rau muống…


Gian khổ ác liệt nhưng tuyến đường vận chuyển hàng chiến lược không một ngày ngừng hoạt động, liên tục trong
một ngàn ngày đêm. Đội Nguyễn Viết Khái II suốt 3 tháng liền (tháng 10, 11, 12-1967) chỉ nghỉ 5 ngày để xây dựng
căn cứ. Năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Mới đầu 2 đội viên chống 1 xuồng, đã nâng lên 1 đội viên
chống 1 xuồng chở 300-400 kg. Từ 2 đội viên đẩy 1 xe (loại xe cút kít) rút xuống 3 người đẩy 2 xe, chở 600-700 kg.
Nhiều đội viên đi phục vụ liên tiếp 27 đêm liền trong một tháng.


Không chỉ đảm bảo vận chuyển hàng chiến lược, liên đội còn phải chiến đấu để tự bảo vệ và bảo vệ hàng. Cùng
đơn vị bạn diệt hàng ngàn tên địch, bắn rơi hàng chục máy bay. Riêng liên đội trực tiếp chiến đấu 45 trận, loại khỏi
vòng chiến đấu trên 200 tên địch, bắn rơi 4 máy bay, bắn bị thương 3 chiếc khác. Đội viên Trần Thị Thoa, 15 tuổi, ở
đội Mai Thanh Thế, trong lúc đơn vị đi làm nhiệm vụ, ở nhà một mình, trực thăng địch đổ quân đánh chiếm doanh
trại đơn vị, đã kiên cường bám trụ, chiến đấu mưu trí, dũng cảm đẩy lùi cả đại đội địch, bảo vệ được doanh trại. Lê
Văn Dè, một mình chiến đấu với 1 tiểu đồn địch trên bờ xáng trống trải, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của 300 tên
địch, diệt 17 tên, có 2 tên Mỹ.


Chuyển tải là nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng TNXP giải phóng miền Nam. Các liên đội TNXP tập trung dài hạn
của miền thường xuyên gắn bó với các đơn vị chủ lực qn giải phóng như hình với bóng. Với phong trào “4 tăng,
5 giảm, 3 rút ngắn, 10 bảo đảm” liên đội 9 luôn tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng những điển hình về thồ hàng,
cáng tải thương, thực hiện khẩu hiệu “mạnh vai tải, vững tay thồ, công binh giỏi, chiến đấu cừ” phù hợp với từng
đợt phục vụ, đưa năng suất lên ngày một cao, từ 2-5 tấn/ngày, lên 20 tấn/ngày vẫn đảm bảo dẻo dai và liên tục.
Liên đội 7, thời gian đầu phối thuộc với sư đồn 7 giải phóng chủ yếu cáng thương, tải hàng chiến lược, sau
chuyển về đoàn hậu cần chủ yếu thồ hàng. Liên đội đã tổ chức “tuần lễ đồng hóa kỹ thuật” nhằm luyện thuần thục
tay thồ. Liên đội thường xuyên chuyển tải hàng trên tuyến hành lang gay go ác liệt. Trung bình mỗi tuần liên đội
phải chịu đựng 3 lần máy bay chiến lược B52 rải thảm vào đội hình, phải thường xuyên di chuyển căn cứ, sinh hoạt
ăn uống thiếu thôn, thiếu cơm nhạt muối, vẫn đảm bảo 85-90% quân số phục vụ, đưa năng suất bình quân từ 2
bao/người/chuyến lên 3,5 bao/người/chuyến.



Liên đội 5 hoạt động ở một địa bàn chia cắt có nhiều sơng ngịi trục lộ. Có đội hàng tháng hoạt động ở một cung
đường không liên lạc được với các đơn vị bạn. Có lúc đội hình hành qn của liên đội vừa cắt ngang qua, biệt kích
địch đã tới phía sau. Có khi ta và địch đóng qn cách nhau không đầy 10 phút đi bộ, ra giếng lấy nước ăn đụng
nhau mới biết… TNXP liên đội 5 vẫn nêu quyết tâm thực hiện “3 điểm cao TNXP làm theo lời Bác”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Cũng đang làm nhiệm vụ khiêng thương binh, TNXP giải phóng đội 1256 bị lọt vào ổ phục kích của địch. Ngay loạt
mìn đầu tiên nổ đã có 6 chiến sĩ hy sinh. Kẻ địch dùng cả xe tăng tấn cơng vào đội hình của đơn vị. Lưới lửa dày
đặc. Không thể để thương binh bị thương lần thứ 2, các chiến sĩ đã lần lượt cõng thương binh vượt ra khỏi vùng
lửa đạn.


Nhiều đội viên TNXP giải phóng đã nêu cao gương sáng về lịng hy sinh quả cảm. Trong một chuyến cơng tác, đơn
vị của Nguyễn Thị Hoàng Anh (đơn vị 19/8, liên đội 9) bị địch phục kích. Chúng sử dụng cả máy bay, pháo bầy bắn
phá vào đội hình của đơn vị, cho cả xe tăng xơng thẳng tới hịng diệt gọn. Hoàng Anh đã kiên cường bám trụ.
Trong tay chỉ cịn 1 trái lựu đạn của một đồng chí bộ đội bị thương vừa trao cho. Hoàng Anh rút sẵn chốt, chờ địch
đến. 2 tên Mỹ xông đến định bắt Hồng Anh. Cơ chống cự quyết liệt, 2 tên Mỹ khác thấy vậy xông vào tiếp sức
đồng bọn. Chỉ chờ có thế Hồng Anh bật ngửa người bng tay. Lựu đạn nổ, 4 tên Mỹ chết tại chỗ. Hoàng Anh hy
sinh.


Tiêu biểu là tấm gương hy sinh thân mình để bảo vệ thương binh của người đội viên TNXP giải phóng - Đồn Thị
Liên, đội 112. Bình thường Liên là một cơ gái dịu dàng, hết lịng thương u đồng chí, đồng đội, ln nhận khó
khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Trong một năm rưỡi tham gia TNXP giải phóng Đồn Thị Liên đã phục
vụ 12 trận chiến đấu. Nhiều trận, Liên đã xông ra tận trận địa cõng từng thương binh về tuyến sau. Trên đường
chuyển thương binh, mỗi lần hạ cáng xuống nghỉ, Liên lại lo đi tìm củi nấu nước phục vụ anh em, nấu cháo cho
thương binh…


Trong trận đánh ở Cần Lê, trên đường 13, Đoàn Thị Liên cùng đồng đội bám sát các mũi xung kích. Trận đánh mỗi
lúc càng ác liệt, Đoàn Thị Liên vừa cõng được 2 thương binh về hầm, pháo địch bỗng nã xuống tới tấp. Liện bị dính
mảnh pháo, ngã khuỵu xuống, trong khi nhiều quả đạn pháo nổ ngay trước cửa hầm nơi có thương binh đang nằm.
Liên thấy không yên tâm, cố trườn đến nằm chắn ngang cửa hầm, dùng thân mình che mảnh đạn cho thương binh.
Một quả pháo địch nổ gần và Liên hy sinh.



*
* *


Sát cánh chiến đấu cùng lực lượng TNXP trên mặt trận giao thông vận tải là những đoàn viên và thanh niên trong
các lực lượng trong và ngồi ngành GTVT, cơng binh, cầu phà, tàu thuyền… Với ý chí “tim có thể ngừng đập,
nhưng mạch máu giao thơng khơng thể tắc” đồn viên và thanh niên trong ngành giao thông vận tải đã ngày đêm
bền bỉ, kiên cường giữ vững từng mét đường, từng nhịp cầu ln thơng suốt trong mọi tình huống.


Tuổi trẻ chi đội 6 đơn vị chuyên sửa chữa, khôi phục xây dựng đường với gần 2.000 đoàn viên và thanh niên đã
sáng tạo nhiều biện pháp thích hợp, để tạo ra những tuyến đường nhánh, đường phụ đảm bảo lúc nào đường
cũng thông suốt. Khi bom đạn địch đánh nát một đoạn đường, thì những chiếc cầu cạn được khẩn trương lắp đặt
để ơ tơ ray, gng đẩy tay chuyển tải hàng qua. Máy bay Mỹ nham hiểm thả bom nổ chậm xun sâu vào lịng
đường sắt. Thanh niên khơng sợ nguy hiểm người ngồi trên miệng hố bom giữ chân cho người chui vào lịng đất
tìm cách phá bom. Đồn thanh niên ngành đường sắt kêu gọi thành lập đội xung kích phá bom. Lập tức một lúc
700 đồn viên thanh niên đăng ký.


Đặc điểm của các tuyến đường sắt ở các tỉnh phía Bắc là nhiều ga và nhiều cầu (cứ 3 km đường sắt có 1 cầu),
đường sắt đi gần với đường bộ. Nhiều đoạn đường sắt, đường bộ, đường thủy giao nhau tạo nên những điểm nút.
Khi địch tập trung đánh phá ác liệt dễ gây ùn tắc, gặp khó khăn trong cơng tác ứng cứu. Thực hiện chủ trương của
ngành “phá thế độc tuyến”, những người thợ cầu trẻ tuổi Việt Nam đã có nhiều sáng tạo tham gia xây dựng những
cầu dã chiến, cầu tạm mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, đảm bảo thông xe, thơng tàu nhanh chóng. Những cầu
phà liên hợp được xây dựng, trong đó cầu phà liên hợp SH1 bắc qua sơng Hồng có những đóng góp tích cực của
đồn viên thanh niên đội cầu 5.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Đội nữ thanh niên công nhân làm đường 609, công ty đường 6, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, thường xuyên di
chuyển đến hầu khắp các tuyến đường, làm nhiệm vụ ứng cứu đường, sửa chữa, nâng cấp… ở bất kỳ địa bàn nào
cũng tìm tịi phương thức tổ chức lao động phù hợp, không ngừng nâng cao năng suất, được Nhà nước tuyên
dương đơn vị anh hùng.



Trong các lực lượng vận tải đồn viên và thanh niên là những người ln đóng vai trị xung kích. Thanh niên ngành
đường sắt sẵn sàng “có tàu là đi, có hàng là kéo”. Các tổ lái tàu thanh niên thường xuyên bám máy, bám ban trong
mọi tình huống. Ngay từ những ngày đầu xảy ra chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc, tổ lái máy xe
lửa 424, xí nghiệp đầu máy Hà Nội đã tình nguyện vào khu IV phục vụ. 30 lần đầu máy bị máy bay Mỹ đón đánh,
anh em vẫn bình tĩnh, mưu trí vượt qua. Phạm Hữu Hi, ban máy thanh niên (đầu máy 424) bị thương vào bụng,
khơng thể tự mình leo lên buồng lái, đã nhờ đồng đội cõng lên tiếp tục lái tàu trong khi máy bay địch vẫn lồng lộn
bắn phá.


Trên tuyến Hà-Lào, Nguyễn Tiếp Thìn, một cán bộ Đồn phụ trách ban máy 418, trong một lần chở hàng đến Lâm
Giang, bị máy bay địch chặn đánh, vẫn bình tĩnh lái tàu vào vị trí tập kết an tồn. Sau đó anh cùng đồng đội tổ chức
bắn trả máy bay địch. Bị thương cả 2 chân vẫn tiếp tục chỉ huy anh em chiến đấu bảo vệ đoàn tàu. Anh hy sinh,
nhưng tấm gương sáng của anh đã được tuổi trẻ toàn ngành noi theo.


Đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị vận tải ôtô luôn coi “tàu, xe là vũ khí”. Nhiều lái xe trẻ đã thức trắng liền
48 tiếng đồng hồ, để kịp chuyển hàng lên phía trước. Đoàn viên Nguyễn Minh Ro, một lái xe kiên cường của đồn
ơtơ số 8 Quảng Bình, trong điều kiện thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt vẫn đảm bảo vượt mức vận chuyển từ
2-10%. Địch đánh vào vị trí giấu xe của đơn vị, Nguyễn Minh Ro không quản nguy hiểm xơng vào lửa cứu xe. Một
mình anh vẫn cố tìm cách bị lên buồng lái chiếc xe thứ tư, nổ máy lái đi, cho đến lúc hi sinh.


Cao Bá Tuyết cùng đồng đội ở đoàn xe 806 ngày đêm bám đường, bám xe, hàng chưa tới đích chưa một ai chịu
rời tay lái, mặc dầu có ngày có tổ lái xe bị máy bay địch đánh phá tới 90 trận vào đội hình. Riêng Bùi Cao ẩm bị 17
vết thương trong một trận đánh phá của địch vẫn giữ vững tay lái, còn theo xe của bạn cho đến khi ngất đi.


Cùng với tuyến chuyển tải bằng đường bộ, việc chuyển tải trên đường mịn Hồ Chí Minh trên biển đã có những
đóng góp đáng kể. Sau sự kiện Vũng Rơ, kẻ địch tăng cường bố phịng, kiềm tỏa gắt gao. Các chiến sĩ làm nhiệm
vụ vận tải trên biển phải tìm cách mở con đường mới. Tàu 42, đoàn 125 được trao nhiệm vụ mở đường. Sau 9
ngày (từ 15-10 đến 24-10-1965) tàu 42 do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng chỉ huy đã vận chuyển 60 tấn vũ khí
cập bến Rạch Kiến Vàng, Cà Mau an tồn. Tiếp đó tàu 69 và 68 ra đi thắng lợi.


Phát hiện thấy hoạt động dồn dập của các chuyến chuyển tải trên biển của ta, địch đã tổ chức thêm lực lượng đặc


nhiệm 116 để ngăn chặn. Các chiến sĩ vận tải trên biển vẫn kiên cường tiếp tục khai thác tuyến đường do tàu 42
mở cuối năm 1965 vận chuyển hàng cho chiến trường mà chủ yếu cho chiến trường quân khu 9. Nhiều chuyến đi
phải khôn khéo luồn lách qua đội hình tàu địch, vừa chiến đấu, vừa tìm cách thốt ra khỏi vịng vây của chúng. Có
lúc phải lao vào bờ, thậm chí phải phá hủy tàu để đảm bảo bí mật. Nhiều cán bộ chỉ huy và nhiều thuyền viên trẻ
tuổi đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ tàu và bảo vệ con đường vận chuyển trên biển. Các cuộc chiến đấu trên biển
phần lớn đều không cân sức nhưng vẫn gây cho địch những tổn thất. Trong một lần chuyển tải tàu 43 do Thuyền
trưởng Nguyễn Đức Thắng và Chính trị viên Trần Quốc Tuấn chỉ huy chở 37 tấn vũ khí vào bến Ba Làng An
(Quảng Ngãi) gặp tàu địch, các chiến sĩ trên tàu đã chiến đấu quyết liệt, bắn rơi một máy bay lên thẳng và bắn bị
thương 1 chiếc khác. Một tàu chiến của địch cũng bị đạn ĐKZ của tàu ta bắn bị thương.


Ngày 1-1-1967, cán bộ, chiến sĩ đoàn 125 vận tải trên biển đã được Nhà nước ta tuyên dương là Đơn vị anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân.


Tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá:
“Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đặc biệt thấm sâu và nảy nở trong thế hệ trẻ, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc.
Lứa tuổi hai mươi kế tục một cách trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của chúng ta”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

“Tay búa tay súng”, “tay cày tay súng” sẵn sàng vượt qua thử thách giữ vững sản xuất, giành nhiều thắng lợi.
Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đi đầu trong sản xuất, công tác, không ngừng vươn lên nâng cao trình độ
KHKT, phấn đấu giành năng suất lao động cao và hiệu suất công tác tốt là một cuộc chiến đấu gay go, gian khổ
của tuổi trẻ khi miền Bắc nước ta vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Bám máy, bám đồng ruộng, bám cơ quan… trong hoàn cảnh phải đọ sức quyết liệt với những trận đánh phá
có tính hủy diệt của khơng qn nhà nghề Mỹ trở thành một thử thách đối với phẩm chất của thế hệ thanh niên “Ba
sẵn sàng”.


Chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến, ảnh hưởng trước hết đến tình hình sản xuất, cơng tác của
các cơ quan, xí nghiệp, cơng trường. Một bộ phận máy móc phải sơ tán đến những nơi an toàn, tổ chức lại sản
xuất. Những thanh niên có sức khỏe, có tay nghề, phần lớn được bổ sung cho tiền tuyến. Lực lượng ở lại bám máy
thiếu và yếu, máy móc phân tán mỗi nơi một thứ, không đồng bộ. Nhiều nhà máy, xí nghiệp phải chuyển hướng
sản xuất, thay đổi mặt hàng, vì những mặt hàng truyền thống khơng cịn đủ điều kiện để sản xuất, hoặc khơng cịn


phù hợp với thời chiến. Cũng có những nhà máy do yêu cầu của cuộc chiến phải chuyển sang sản xuất những mặt
hàng phục vụ cuộc chiến đấu. Chưa nói cịn phải sản xuất trong điều kiện địch đánh phá thường xuyên. Một ca sản
xuất phải mấy lần ngừng việc. Giờ cơng có ích giảm đáng kể…


Bước vào cuộc chiến đấu chống Mỹ, giữ vững dòng điện là một đòi hỏi bức thiết. Từ ngày 5-8-1964, Nhà máy Điện
Hàm Rồng (Thanh Hóa) đã là mục tiêu đánh phá có tính hủy diệt của khơng qn Mỹ. Giữ vững dịng điện an tồn
trong mọi tình huống là những cơng nhân cảm tử. Trong một lần tổ máy đang hoạt động, máy bay Mỹ ập đến đánh
phá. Đồng chí quản đốc phân xưởng gọi điện thoại cho phép đồng chí đồn viên đang trực ở tổ máy rút lên đồi để
tránh bom đạn địch. Nhưng khơng thể bỏ vị trí, đồng chí đồn viên thanh niên đã báo cáo xin phép đồng chí quản
đốc: “Máy đang chạy, nên công việc của tôi là ở đây, xin cho tôi ở lại đến cùng!”.


“Xin cho tôi ở lại đến cùng!”, trở thành ý chí của thanh niên cơng nhân bám máy sản xuất trong mọi tình huống.
Thanh niên công nhân Nhà máy Điện Vinh, Nhà máy Điện ng Bí, Nhà máy Điện n Phụ… đã xây dựng cả một
hệ thống phòng tránh đến tận từng điểm nóng, cả từ trên tầng cao, đảm bảo kịp thời ứng phó với mọi tình huống
xấu nhất, khi bom Mỹ đánh thẳng vào nhà máy. Thanh niên công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) ngay từ
những ngày đầu khi địch đánh phá miền Bắc đã thành lập các đội “Cảm tử bảo vệ dòng điện” thay nhau vừa trực
chiến vừa vận hành máy. Trong suốt thời gian chiến tranh ác liệt, dòng điện từ Nhà máy Điện Yên Phụ vẫn đảm
bảo cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cho công tác chỉ huy chiến đấu.


Đảm bảo sản xuất trong mọi tình huống, thanh niên cơng nhân đã nỗ lực không ngừng, từ việc sơ tán máy móc đến
nơi an tồn, nhanh chóng ổn định sản xuất. Thiếu nhân lực, nhiều cơ sở Đoàn đã động viên đồn viên và thanh
niên làm thêm ngày cơng, giờ cơng. Một tỉnh nhỏ, cơng nghiệp ít phát triển như Sơn La, để sơ tán máy móc, thiết bị
thanh niên cơng nhân cũng đã phải làm thêm 83 vạn giờ công chống Mỹ.


Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, do một lực lượng lớn thanh niên được huy động ra tiền tuyến, Thành Đồn
TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đã phát động phong trào “giỏi một việc, biết nhiều việc” để sẵn sàng thay thế
những người đi chiến đấu và phong trào “3 điểm cao thắng Mỹ”… một mặt, động viên tinh thần lao động qn mình
của đồn viên, thanh niên, mặt khác hướng công nhân tiến quân vào khoa học kỹ thuật, khắc phục khó khăn do
thiếu ngun, nhiên, vật liệu, tình trạng máy móc phân tán không đồng bộ, đảm bảo nhịp độ sản xuất trong thời
chiến.



Học tập và thi đua với thanh niên công nhân Hà Nội, thanh niên công nhân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nam
Hà, Nghệ An, Quảng Ninh… đã sáng tạo nhiều phương pháp thiết thực đẩy mạnh sản xuất trong những điều kiện
khó khăn, thiếu thốn. Thanh niên cơng nhân Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) đã “nhường thuận lợi
cho bạn, nhận khó khăn về mình”, “vượt khó, làm nhanh”, “nhận giờ cao điểm, nhận nơi trọng điểm”. Nhiều cơ sở
Đoàn đã tổ chức những đội thanh niên xung kích đảm nhận sản xuất trong những giờ nghỉ, ngày nghỉ, thành lập
các đội thanh niên cảm tử bám máy sản xuất ngay cả khi địch đánh phá ác liệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

thanh niên tranh thủ mọi thời gian có thể để làm ra sản phẩm. Thanh niên mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh) đã đề ra
sáng kiến tăng thêm giờ cơng hữu ích vì nước vì dân. Đoàn vận tải của mỏ mỗi ca chạy thêm 15 phút vì sự nghiệp
giải phóng miền Nam, nhờ đó chạy tăng thêm được 3 chuyến mỗi ca. Tổ khoan của mỏ phấn đấu tăng từng thước
khoan sâu. Thực chất đó là những biện pháp để tận dụng hết thời gian có ích trong một ca sản xuất và thực tế đem
lại hiệu quả rõ rệt. Từ bình quân khoan 500m/ngày, tổ đã nâng lên 700m/ngày.


Việc nhận cơng trình, sản phẩm mang tên thanh niên càng trở nên phổ biến. Hầu như ở cơ sở sản xuất công
nghiệp nào, Đồn cũng nhận những cơng trình sản phẩm theo từng cấp quản lý. Hình thức ca, máy thanh niên, lị
thanh niên… cũng phát triển khá phổ biến. Về sau để đi vào nền nếp và để nâng cao chất lượng của các ca, máy
thanh niên, Ban thanh niên công nhân của Trung ương Đoàn đã nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn như tổ sản
xuất, những ca, máy thanh niên, đoàn viên và thanh niên phải chiếm đa số, có nhiệt tình, ham tìm tịi, sáng tạo,
ln giành được năng suất cao. ở vùng than Quảng Ninh, tổ đi lò nhanh Đào Xuân Ngọc, với việc tổ chức lao động
hợp lý, mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã trở thành con chim đầu đàn, dẫn đầu năng suất đi
lò. Tổ rèn 5 phân xưởng cơ khí, Cơng ty Gang Thép Thái Ngun là một đơn vị sản xuất gồm toàn đoàn viên, thanh
niên, nhưng công việc thường phụ thuộc vào đơn vị khác. Nhiệm vụ sản xuất phần lớn đột xuất, mặt hàng luôn
thay đổi, trong khi trình độ tay nghề của cơng nhân cịn thấp. Đồn viên và thanh niên trong tổ thấy chỗ yếu của
mình, thường xuyên tổ chức những hội nghị chuyên đề kỹ thuật, mời các bác thợ bậc cao đến trao đổi kinh nghiệm,
bàn bạc sắp xếp thợ theo từng cặp, khi phân công công việc đều dựa theo khả năng của từng cặp để giao. Nhiều
sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, nhờ việc tổ chức hợp lý, tổ vẫn hồn thành, chất lượng đảm bảo, có sản phẩm
tăng năng suất tới 436%.


Nét nổi bật của thanh niên cơng nhân thời đánh Mỹ là ham tìm tịi, ham sáng tạo. Đáng chú ý là trình độ tay nghề


của thanh niên công nhân thời kỳ này rất thấp, bình quân chỉ trên dưới bậc 2. Hầu như trong các ngành cơng
nghiệp thời kỳ này khơng có một thợ bậc 6, bậc 7 nào ở độ tuổi thanh niên. Nhưng với tinh thần dám nghĩ dám làm
nhiều đoàn viên và thanh niên đã vượt lên trên những hạn chế về kiến thức, tay nghề ln tìm tịi phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. ở nhà máy chế tạo điện có thanh niên
đang hưởng 85% lương bậc 1 vẫn phát huy sáng kiến đưa năng suất lên tới 300%. Cả năm 1966 thanh niên công
nhân nhà máy này đã có 156 sáng kiến cải tiến. Năm 1967 con số đó là 575. Có đồn viên phát huy tới 4-5 sáng
kiến, cải tiến như trường hợp Trần Độ, tổ trưởng sản xuất nguội. Đó cịn là trường hợp của những đoàn viên, thanh
niên như Đậu Ngọc Xuân, Vũ Ngọc Thìn (Cảng Hải Phịng) ln chịu khó học hỏi để sử dụng thành thạo các loại
thiết bị hiện đại, phục vụ kịp thời đòi hỏi của sản xuất và chiến đấu. Nguyễn Hữu Trường, Ngô Viết Dưỡng (Vĩnh
Phú), Ngô Trung Loan (công ty xây dựng than điện)… những thanh niên công nhân tay nghề chỉ bậc 1, bậc 2, trình
độ văn hóa có người chưa tốt nghiệp phổ thơng cơ sở, nhưng với lòng say mê nghề nghiệp, chịu khó tìm tịi đã
phát huy được nhiều sáng kiến, cải tiến có giá trị, góp phần giải tỏa nhiều khó khăn, ách tắc trong sản xuất. Có
sáng kiến làm lợi cho công quĩ hàng ngàn đồng (thời giá của những năm sáu mươi), tăng năng suất tới 300-400%.
Thanh niên nông thôn với “tay cày, tay súng” đã cùng với giai cấp nông dân tập thể phấn đấu quyết liệt, giành
thắng lợi vẻ vang. Chính trong những năm tháng đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt nhất đồng ruộng miền Bắc đã đạt
được mục tiêu 5 tấn thóc 1 hécta.


Từ những phong trào: làm thủy lợi, bèo hoa dâu, cấy theo lối mới, đến các phong trào: phá giờ cao điểm, đường
cày đảm đang, tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” trên mặt trận sản xuất nông nghiệp đã tiến lên xây dựng “cánh đồng 5 tấn
thắng Mỹ” với nhiều biện pháp tổng hợp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng; 5 tấn thóc, 2 con lợn, 1 lao
động làm một héc-ta gieo trồng.


“Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” là một phương thức hoạt động sáng tạo của thanh niên nông thơn trên đồng ruộng.
Đến năm 1967 đã có 85% cơ sở Đồn ở nơng thơn đảm nhận xây dựng cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ. Đó là những
cánh đồng địi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật, từ việc cải tạo đồng ruộng, áp dụng biện pháp
tưới tiêu theo khoa học, đến việc cấy dày vừa phải. Thông qua hoạt động trên cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ, đoàn
viên và thanh niên được rèn luyện về kỹ năng lao động, góp phần hình thành một đội ngũ những người làm nghề
nông mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

mất mùa lại kéo nhau đi. Thực hiện chủ trương của Đảng phấn đấu giành mục tiêu 5 tấn/ha gieo trồng/năm, nhân


dân và thanh niên Vũ Thắng đã lấy thủy lợi, cải tạo đồng ruộng làm mục tiêu đột phá. Nhiều cán bộ, trong đó có
cán bộ Đồn thanh niên đã tìm đường đến hợp tác xã Hồng Thái, một điển hình làm thủy lợi của tỉnh Hải Hưng
(nay là Hải Dương và Hưng Yên) từng được Bác Hồ về thăm, để học hỏi kinh nghiệm. Đoàn viên và thanh niên Vũ
Thắng đã thật sự trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong cải tạo đồng ruộng quê hương. Đoàn đã tổ chức nhiều
đêm “Hội hoa đăng” thắp đèn chai trên đồng để làm thủy lợi. Đoàn viên và thanh niên Vũ Thắng cũng là những
người đi đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, từ việc ngâm ủ giống, đến cấy lối mới, tưới tiêu hợp
lý… Trong đó đồn viên Hồng Thị Huyền, một cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của hợp tác xã ln đứng mũi chịu
sào, tổ chức cho đồn viên và thanh niên đi đầu thực hiện thành công nhiều biện pháp kỹ thuật đồng bộ, trước hết
trên những thửa ruộng đối chứng, sau đó nhân rộng ra ruộng đại trà, góp phần đưa Vũ Thắng trở thành hợp tác xã
đạt được mục tiêu 5 tấn thóc/ha/năm đầu tiên trên miền Bắc và giữ vững là lá cờ đầu trong thâm canh tăng năng
suất cây lúa trong nhiều năm, không ngừng đưa năng suất lên ngày một cao, 7-8 tấn rồi 9,7 tấn… ha/năm.


Thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong thâm canh tăng năng suất cây trồng đòi hỏi đồng ruộng phải có độ đồng
đều nhất định. Trước hết về khâu làm đất, thanh niên hợp tác xã Thọ Bình (Hưng Yên) và thanh niên ở nhiều địa
phương khác đã tổ chức nhiều chiến dịch “kê” ruộng bằng biện pháp san lấp gò cao, thùng đấu, đặc biệt lấy bùn ao
đổ lên mặt ruộng. Có những thửa ruộng đã được “kê” lên tới 10 centimét, đảm bảo cho việc tưới tiêu và áp dụng
các biện pháp khoa học khác được thuận lợi.


Phân bón cũng là một biện pháp được đồn viên và thanh niên coi trọng trong quá trình phấn đấu thâm canh tăng
năng suất cây trồng. Nhiều cơ sở Đoàn thường xuyên tổ chức các chiến dịch làm phân bón, vừa tận dụng các
nguồn phân, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc ủ phân và chế biến phân, kể cả việc ủ
phân tại ruộng. Coi bèo hoa dâu là nhà máy phân đạm tự nhiên, nhiều cơ sở Đồn đã có nhiều biện pháp đồng bộ
trong việc nhân, ủ bèo, phấn đấu đạt từ 1 đến 2,5 diện tích bèo trên một đơn vị diện tích gieo cấy. Đáng chú ý là
việc nhân thả bèo hoa dâu mùa hè, thật sự là một nỗ lực đáng kể của đoàn viên và thanh niên trong việc tận dụng
nguồn phân tự nhiên. Nhiều đoàn viên và thanh niên đã ngày đêm lăn lộn chăm chút từng cánh bèo, lúc đưa vào
bóng râm lúc thả ra ruông đảm bảo cây bèo phát triển ngay cả khi thời tiết nóng nực. Khơng chỉ ở vùng có kinh
nghiệm ni thả bèo như Thái Bình, Nam Hà… mà ngay cả những tỉnh chưa có truyền thống sử dụng bèo hoa dâu
trong thâm canh cây lúa như Nghệ An đoàn viên và thanh niên cũng kiên trì ni thả được bèo hoa dâu trong mùa
hè.



Bên cạnh thời tiết khắc nghiệt thì bom đạn Mỹ nhiều phen cũng gây khó khăn cho các ruộng bèo phát triển. Nhiều
ruộng bèo được đoàn viên và thanh niên mất nhiều công sức gây dựng được đã bị bom Mỹ quật nát. Đoàn viên và
thanh niên hợp tác xã Đông Phương Hồng và ở nhiều nơi khác đã phải kiên trì nhặt từng cánh bèo hoa dâu do
bom Mỹ quật nát đem rửa sạch tiếp tục ươm thả, đảm bảo diện tích cấy lúa được phủ kín bèo. Nhiều nơi đồn viên
và thanh niên cịn tận dụng những hố bom để ươm thả bèo hoa dâu trước khi đưa ra đại trà làm cho diện tích bèo
hoa dâu tăng lên đáng kể, tạo ra một nguồn phân đạm tự nhiên đảm bảo tăng năng suất cây trồng.


Khai thác nguồn phân tự nhiên, thanh niên Ninh Bình, cịn có sáng kiến trồng điền thanh mơ, một biện pháp tận
dụng diện tích gieo trồng một loại cây phân xanh có hiệu quả cao, đảm bảo khi lúa được thu hoạch, cây điền thanh
cũng phát triển có thể vùi ngay xuống ruộng làm phân bón.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

bảo năng suất lúa tăng liên tục và bền vững. Và anh đã trở thành Anh hùng nông nghiệp đầu tiên của Vĩnh Linh
ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.


Năm 1966, nhân kỷ niệm lần thứ 53 Ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn (26.3.1931 - 26.3.1966) trong thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội xuất hiện phong trào “3 sào, 5 việc”, 3 và 5 là tượng trưng cho ngày kỷ niệm Đoàn
lần thứ 35 (3 sào là nhận chăm sóc 3 sào ruộng xa, ruộng xấu và làm 5 việc như làm cỏ, bón phân, tưới tiêu nước,
phịng trừ sâu bệnh)... Chương trình phát thanh Thanh niên của Đài tiếng nói Việt Nam và sau đó các báo đều đưa
tin kịp thời việc làm thiết thực này, cổ vũ thanh niên nông thôn các nơi khác cùng làm theo. Một phong trào nhận
ruộng xa, ruộng xấu chăm sóc phát triển sâu rộng trong đồn viên và thanh niên ở hầu khắp các địa phương và
kéo dài trong nhiều năm. Trên các cánh đồng tấm biển: “Nhận ruộng chăm sóc của thanh niên” được cắm phổ biến.
Trên các thửa ruộng nhận chăm sóc của thanh niên đều áp dụng nhiều biện pháp thâm canh đồng bộ. Nhiều biện
pháp kỹ thuật như bón phân, làm cỏ đều được thực hiện tăng hơn ruộng đại trà.


Thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu trong phong trào “Năm xung phong” của thanh niên miền Nam.


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành từ ngày 20 đến ngày
22-11-1980 tại Thủ đô Hà Nội.


Từ những thửa ruộng nhận chăm sóc, nhiều cơ sở Đồn ở nơng thơn đã tiến hành xây dựng những cánh đồng,


những khu ruộng thanh niên. Cũng với phương thức nhận ruộng xa, ruộng xấu để chăm sóc, nhưng với qui mơ lớn
hơn, mang tính tập thể, nên có điều kiện áp dụng các biện pháp thâm canh đồng bộ. Lao động trên những cánh
đồng, những khu ruộng thanh niên, đồn viên và thanh niên khơng chỉ được làm việc theo sự phân cơng mà cịn
được học tập nâng cao trình độ nghề nơng. ý thức rõ trách nhiệm của mình, các tổ chức cơ sở Đồn thanh niên
nơng thơn thường xun coi việc rèn luyện kỹ năng lao động và trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho đoàn viên
thanh niên là một biện pháp có tính quyết định đến việc thâm canh tăng năng suất cây trồng và vật ni. Nhiều hình
thức tổ chức rèn luyện kỹ năng lao động cho thanh niên đã làm hình thành cả một phong trào có sức cuốn hút đông
đảo nhiều người tham gia, như phong trào “đường cày đảm đang”.


Từ trước, ở Thanh Hóa cũng như ở nhiều nơi khác, phụ nữ thường ít phải làm những công việc nặng nhọc, như
cày bừa, trên đồng uộng. Khi phần lớn nam thanh niên phải ra mặt trận, cơng việc đồng áng phụ nữ phải đảm
đang. Khơng cịn cách nào khác, chị em phải đứng ra tập đảm nhận trọng trách này. Phá bỏ cả một tập tục có từ
lâu đời, chị em phải vượt qua khơng ít khó khăn, kể cả dư luận xã hội. ở nhiều cơ sở chị em phải tổ chức học cày
vào ban đêm. Nhờ đó nhiều nữ thanh niên nơng thơn đã trở thành lao động chủ lực trong các hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp.


Phong trào học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nơng trở thành phổ biến trong thanh niên nơng thơn. Các cơ
sở Đồn thường xun phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức cho thanh niên học tập nắm vững kỹ thuật thâm
canh, trước hết đối với cây lúa và con lợn.


Với đội ngũ những người làm nghề nơng ngày càng có kiến thức, những cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ, hoặc
những khu đồng, cánh đồng thanh niên đã thật sự mang lại hiệu quả nhiều mặt, trong đó có việc góp phần nâng độ
đồng đều của đồng ruộng, trong từng vùng, từng tỉnh - một biện pháp quan trọng góp phần giành mục tiêu 5 tấn
thóc trên một hécta gieo trồng một năm, trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu. Qua nhiều vụ thu hoạch,
những cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ những khu đồng thanh niên, tuy phần lớn đều xây dựng từ những khu ruộng
xấu, vẫn cho năng suất cao hơn hẳn ruộng đại trà từ 10-15%, có nơi thu hoạch trội hơn tới 1-1,5 tấn thóc trên 1
hécta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

nơi nguy hiểm, khơng bỏ phí một hạt thóc. Nhiều hợp tác xã ở Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu... đã đạt mục tiêu
5 tấn.



Sơn La là một tỉnh miền núi cao, nhưng từ những năm 1966-1967 phong trào xây dựng cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ
cũng đã được triển khai ở nhiều vùng nơng thơn, góp phần cùng các biện pháp thâm canh khác để đến năm 1968
cũng đã có 10 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 hécta. Đến năm 1972 Sơn La đã có 7 xã và 54 hợp tác xã
đạt mục tiêu 5 tấn thóc và trên 5 tấn/ha, trong đó có nhiều hợp tác xã của đồng bào các tỉnh Thái Bình, Hải Hưng
lên khai hoang, nhờ áp dụng những kinh nghiệm thâm canh từ ở quê nên năng suất đạt tới 8 tấn đến 9,6 tấn/ha
như các hợp tác xã Hải Sơn, Hưng Sơn, Song Mai (Sông Mã).


Phấn đấu giành mục tiêu 5 tấn thóc/ha, thanh niên nơng thơn cịn đẩy mạnh chăn ni, phấn đấu góp phần đưa
chăn ni trở thành ngành sản xuất chính. ở nhiều cơ sở thanh niên thường đảm nhận xây dựng những ô chuồng
tăng sản. Một số cơ sở cụ thể hơn, xây dựng những dãy chuồng “trăm con, vạn cân” (nuôi 100 con lợn đạt bình
qn xuất chuồng 100kg/con). Tiêu biểu có Ngơ Thị Phú, thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, nhờ áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc đàn lợn, nên đã trở thành kiện tướng chăn nuôi xuất sắc trong nhiều
năm.


Cùng với thanh niên nông thôn “tay cày tay súng”, thanh niên vùng biển sẵn sàng “tay lưới tay súng”, bám biển
ngày đêm vừa chiến đấu vừa sản xuất. Tiêu biểu là thanh niên Cảnh Dương (Quảng Bình), thanh niên Hải Thịnh
(Hải Hậu, Nam Định), thanh niên vùng biển Vĩnh Linh... vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa làm nhiệm vụ tiếp tế cho
các chiến sĩ đang chiến đấu trên các đảo xa, trong đó có đảo Cồn Cỏ. Nhiều lần các tay lưới thanh niên đã phải
chiến đấu liên tục với máy bay, tàu chiến Mỹ để bảo vệ tàu, thuyền và các công cụ sản xuất, bảo vệ tính mạng của
ngư dân.


*
* *


Trong thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh nhân dịp bắt đầu năm học mới, ngày 16
tháng Mười, 1968, Bác Hồ dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.


Phong trào thi đua “Dạy tốt và học tốt” trở thành mục tiêu phấn đấu không ngừng của tuổi trẻ trong các trường học.
Tổ chức Đoàn trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề cũng như ở các trường phổ


thông… đã đóng góp vai trị tích cực trong việc sơ tán trường lớp đến nơi an toàn, lên rừng núi, về nông thôn, xây
dựng cơ sở mới để tiếp tục dạy và học. Thanh niên, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa và nhiều trường khác ở
Hà Nội nêu khẩu hiệu “vác trường lên vai đi sơ tán”, dù trong hoàn cảnh nào cũng tiếp tục học tốt, dạy tốt, cũng tiếp
tục nghiên cứu khoa học thiết thực phục vụ sản suất và chiến đấu.


Ở Vĩnh Linh, Quảng Bình… các lớp học được mở ngay trong hầm địa đạo. Thầy và trò Nghi Hương (Nghi Lộc,
Nghệ An) nêu quyết tâm “đội bom đi học”. Trong điều kiện bị địch đánh phá thường xuyên vẫn đảm bảo việc dạy và
học. Phong trào có sức cổ vũ hàng triệu học sinh, thầy cô giáo bất chấp bom đạn ác liệt tới trường tới lớp, chỉ với
một túi vải đựng sách vở, một chiếc mũ rơm đội đầu. Chiếc mũ bện bằng rơm dùng để đội đầu che bom bi rất có
hiệu quả đã gắn bó, trở thành hình ảnh sau này trở thành những người nổi tiếng như Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái
Sơn cũng đã từng đội mũ rơm đi học trong nhiều năm.


Nhiều trường hợp mặc dù đã sơ tán đến các vùng xa, các tiết học vẫn phải đứt quãng nhiều lần vì máy bay Mỹ đến
quần đảo, đánh phá. Có lớp học đã trúng bom ngay giữa giờ lên lớp. Nhiều thầy cô giáo và học sinh chết và bị
thương. Nhiều lớp học phải đào hầm từ trong lớp thơng ra ngồi để kịp sơ tán học sinh, vẫn không tránh khỏi
thương vong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

năm học 1964-1965. ở xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) trong một năm học, trường bị đánh phá tới 22 lần, học sinh
vẫn tới trường, tới lớp đầy đủ, vẫn nêu cao tinh thần dạy tốt và học tốt.


Chất lượng học tập không ngừng được nâng lên. Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam) giữ vững lá cớ đầu trong học tập và
quản lý trường lớp. Các trường Lê Hồng Phong (Nam Định), Lam Sơn (Thanh Hố), Phan Đình Phùng (Nghệ An)
… cùng các trường học ở Hà Nội, Hải Phòng, trở thành những điểm sáng về nâng cao chất lượng học tập và giảng
dạy. Năm 1966 trong cuộc thi học sinh giỏi môn Văn tồn miền Bắc có 73 em dự thi. Đội tuyển học sinh giỏi của
Nam Hà chiếm 24 em. Đội ngũ giáo viên trẻ không ngừng được bổ sung và có ý thức vươn lên về mọi mặt. Chỉ một
huyện Lý Nhân (Hà Nam) năm học 1965-1966 trong số 16 chiến sĩ thi đua của ngành giáo dục, thì 14 là đoàn viên,
thanh niên. Trong 5 giáo viên dạy giỏi toàn tỉnh, thanh niên chiếm 3.


Phong trào học tập bổ túc văn hố, Trường Đồn Văn hố Kỹ thuật, Trường thanh niên Dân tộc vừa học vừa làm…
được giữ vững và phát triển. Xã Cẩm Bình (Hà Tĩnh), Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hồ Bình trở


thành những lá cờ đầu trong việc chuyển hướng mục tiêu giáo dục đào tạo. Chi đoàn Đồng Mỹ (Nam Hà) hầu hết
đoàn viên và thanh niên đã tham gia học bổ túc văn hố. Chi đồn 3 điều tra rừng có 280 thanh niên, cả 280 đã đi
học và đi dạy BTVH, trong đó có 150 đồng chí học cấp III,197 đồng chí là cơng nhân có trình độ trung cấp kỹ thuật,
32 cán bộ có trình độ kỹ sư.


Tỉnh Sơn La trong hoàn cảnh chiến tranh khẩn trương, gần 2 vạn đoàn viên, thanh niên các dân tộc vẫn thường
xuyên theo học các lớp BTVH ngoài giờ. Các trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, trường BTVH tập
trung… hàng năm thu hút hàng ngàn đoàn viên, thanh niên theo học.


Phong trào học tập BTVH đặc biệt nổi bật trong lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung). Với 3 nhiệm vụ
được xác định trong đó có nhiệm vụ học tập, ngay từ đầu lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước đã được bố trí đội
ngũ giáo viên chuyên trách đến tận đại đội. Nghị quyết Hội nghị chuyên đề về BTVH trong TNXP chống Mỹ, cứu
nước (tập trung) do Trung ương Đoàn và Bộ Giáo dục chủ trì trong các ngày 2-5/4/1967 chỉ rõ mục tiêu phấn đấu
chung của TNXP là: “nhanh chóng thanh tốn cấp I, thực hiện vững chắc việc phổ cập cấp II, tích cực chuẩn bị
điều kiện để từng bước phát triển tốt cấp III”. Mỗi đội TNXP đã thành lập một trường BTVH, trực thuộc ngành giáo
dục địa phương nơi đóng quân, mỗi đại hội có một phân hiệu. Sau mỗi nhiệm kỳ 3 năm mỗi đội viên TNXP phấn
đấu lên được 3 lớp. Nhiệm kỳ I khi mới thành lập có tới 47% đội viên cịn ở trình độ văn hoá cấp I, khi hết nhiệm kỳ
3 năm, con số đó chỉ cịn 5%. Có nhiều đội viên, đạt kết quả cao trong học tập, 2 năm lên được 3 lớp. Một số anh
chị em khi ra đi chưa đọc thơng thạo, lúc xuất ngũ đã có trình độ văn hóa lớp 4, lớp 5. Một số đội viên khi gia nhập
lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) còn mù chữ, sau một nhiệm kỳ 3 năm đã tốt nghiệp cấp II BTVH,
được cử đi học các trường trung cấp. Tiêu biểu như Phan Văn Lục, khi đi TNXP cịn mù chữ, nhưng vì xấu hổ đã
khai học hết cấp II, được tập thể động viên, Lục phấn đấu học hết cấp II, được cử đi học công nhân kỹ thuật. Trần
Thị Thu Hương cũng từ một đội viên không biết chữ, sau khi hết nghĩa vụ 3 năm đã có trình độ học vấn cấp II
BTVH được cử đi học Trung cấp Hàng hải…


Phong trào xây dựng Trường Đoàn BTVH vừa học vừa làm xuất hiện khá phổ biến trong những năm chống chiến
tranh phá hoại ác liệt của Mỹ. ở nhiều xã gọi là Trường Đồn văn hố kỹ thuật, được tổ chức gắn liền với đội
chuyên giống. Các chi đoàn ở các đội sản xuất cơ bản của các hợp tác xã chủ động luân phiên cử đoàn viên và
thanh niên đến tham gia học tập và lao động, ở đội chuyên giống. ở đây đoàn viên và thanh niên được học tập văn
hoá và kỹ thuật (thường qua 4 vụ lúa) các học viên trở về làm nòng cốt trong các đội sản xuất cơ bản, số khác lại


được chuyển đến học tập. ở Nam Hà thường xun Trường Đồn văn hố kỹ thuật thu hút trên 3 vạn học viên theo
học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

lao động và những vấn đề của KHKT. Riêng tỉnh Hà Nam, năm học 1965-1967 có 1.100 hợp tác xã. Đến tháng
10-1968 tồn tỉnh có 8 vạn thiếu niên tham gia hợp tác xã Măng Non. Trên 6.000 thiếu niên đã chăm sóc hàng vạn
trâu bị béo khoẻ, hơn 2.000 em đã được khen thưởng về thành tích chăm sóc trâu bị. Có em được Bác Hồ
thưởng Huy hiệu của Người.


Phong trào phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ đã có sức cuốn hút mạnh mẽ hàng triệu thiếu niên, nhi đồng nỗ
lực vươn lên trong học tập và rèn luyện về mọi mặt. Nhiều em đã lập được thành tích xuất sắc trong học tập, công
tác và tham gia lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu. Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình bảo vệ nhiều em nhỏ
trong lửa đạn. Hoa Xuân Tứ, bị tàn tật vẫn nêu tấm gương sáng về học tập. Nguyễn Thị Vệ, Nguyễn Thị Kiều Anh
và hàng nghìn đội viên khác đã nêu gương tốt về tính thật thà và tinh thần dũng cảm, ý chí học tập, rèn luyện, thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.


*
* *


Đứng trước những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Đoàn TNLĐ Việt Nam đã hết sức coi trọng
giáo dục, rèn luyện thế hệ thanh niên mới phát triển toàn diện, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng
của Đảng và Bác Hồ. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 8 (khoá III) khẳng định nhiệm
vụ giáo dục của Đoàn là “nhằm đào tạo thanh niên thành lớp người phát triển tồn diện, có đầy đủ khả năng kế tục
sự nghiệp cách mạng, lớp người có khí phách và đạo đức cộng sản, trung thành vô hạn với Tổ quốc và lý tưởng
cộng sản, căm thù sâu sắc bọn đế quốc và bọn bóc lột, đồng thời nắm vững kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật
tiên tiến và có sức khỏe.


Lấy việc nâng cao giác ngộ chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên làm yếu tố cơ bản, tổ chức các cơ sở
Đoàn đã thường xuyên tổ chức cho thanh niên học tập, tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng
thời đưa thanh niên vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua các hoạt động sản xuất, chiến đấu, qua việc
thực hiện chính sách cụ thể, qua các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước như “3 xây 3 chống”, “cải tiến quản


lý hợp tác xã”, “xây dựng kinh tế văn hố miền núi”, “Đồn tham gia xây dựng Đảng và kếp nạp đảng viên lớp Hồ
Chí Minh”… Đồn đã góp phần làm cho đồn viên và thanh niên nâng cao một bước về trình độ hiểu biết đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và trình độ quản lý. Mặt khác Đoàn quan tâm giáo dục cho đoàn viên, thanh
niên tinh thần lao động mới, ý thức làm chủ tập thể, đồng thời nghiêm khắc phê phán những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, và những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản… Việc giáo dục về Đảng, về Đoàn, giáo
dục về truyền thống cách mạng, giáo dục về văn hoá, KHKT, TDTT, nếp sống cấp bộ Đồn ngày càng quan tâm và
có nhiều biện pháp tiến hành tốt.


Các tổ chức cơ sở Đoàn đã kết hợp một cách chặt chẽ công tác giáo dục với công tác tổ chức và hoạt động thực
tiễn, làm cho 3 mặt hoạt động của Đồn gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau đưa thanh niên tiến lên thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, rèn luyện thanh niên thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc. Việc hình thành một hệ thống các hình thức, phương pháp giáo dục thích hợp với đặc điểm từng
lứa tuổi, từ giáo dục tập trung theo những bài học cơ bản, giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua các
phong trào hành động cách mạng, giáo dục cá biệt, thể dục thể thao,v.v… là một bước tiến trong công tác giáo dục
của Đồn.


Phương thức giáo dục bằng điển hình trong nhiều năm đã đạt được những hiệu quả nổi bật, khơng những có tác
động trực tiếp đến hành động cách mạng của đồn viên, thanh niên, lơi cuốn họ vào những mũi nhọn của sản xuất,
chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới mà cịn góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất của con
người mới, theo gương các điển hình tiên tiến. Phát hiện điển hình, bồi dưỡng và nhân điển hình, tạo thành phong
trào quần chúng học tập và làm theo điển hình là một mặt công tác đã được các cấp bộ Đoàn vận dụng sáng tạo.
Trong nhiều năm liền hầu như ở địa phương nào cũng xuất hiện những điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu, như
tập thể đoàn viên và thanh niên hợp tác xã Vũ Thắng (Thái Bình), n Vực (Thanh Hố), tổ đi lị nhanh Đào Xuân
Ngọc, tổ lái máy xúc EKG Vũ Xuân Thủy (Quảng Ninh), tổ chức Đồn Nhà máy xi măng Hải Phịng,v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

ý chí “nhằm thẳng quân thù, bắn!”… trong nhiều năm đã là những hình ảnh gần gũi của tuổi trẻ “Ba sẵn sàng”. Và
được tặng cờ và huy hiệu mang hình Nguyễn Văn Trỗi là một vinh dự và tự hào của những tập thể và cá nhân
nguyện “Sống như anh”.


Với “Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù” và “Nước còn giặc còn đi đánh giặc”, tấm gương Lê


Mã Lương và nhiều đoàn viên, thanh niên khác thật sự đã làm dấy lên một phong trào tịng qn sơi nổi vào thời
điểm cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam đang địi hỏi sự chi viện sức người sức của rất lớn. Ngay cả trong điều
kiện thiên tai gây lụt lớn năm 1971, được cổ vũ bởi tấm gương Lê Mã Lương, ở những vùng ngập lụt nặng như
Hải Hưng, thanh niên vẫn hăng hái lên đường nhập ngũ, đảm bảo chỉ tiêu giao qn. Nhiều đồn viên và thanh
niên đã hỗn đi học đại học, đi nước ngoài để được đi chiến đấu.


Những cơ quan báo chí, xuất bản của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Đoàn như báo Tiền Phong, báo Thiếu
niên Tiền Phong, chương trình Phát thanh Thanh Niên, Nhà xuất bản Kim Đồng… đã góp phần to lớn trong việc
giáo dục, rèn luyện thanh niên, động viên cổ vũ thanh niên học tập và làm theo những điển hình tiên tiến.


Xây dựng nếp sống thời chiến là một yêu cầu khách quan của cuộc chiến đấu. Tác phong thời chiến, nếp sống
quân sự hoá, sống giản dị, gọn gàng, có lệnh là lên đường, cần thiết là cầm súng bước vào chiến hào… trở thành
quen thuộc đối với nhiều đồn viên và thanh niên. Súng ln luôn ở bên người, kể cả khi đi làm, đi hội họp, và cả
khi đi cùng người yêu. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: “Anh ơm em, ơm cả khẩu súng trường trên vai em!”. Hình
tượng của thơ mà cũng rất thật của cuộc đời.


Cùng với việc xây dựng nếp sống thời chiến, Đồn cịn chú trọng cùng với các ngành liên quan, xây dựng gia đình
văn hố mới, nếp sống lành mạnh. Những cơng trình vệ sinh, hố xí, giếng nước, nhà tắm… phát triển. ở xã Quảng
An (Hà Nội) và nhiều nơi khác thanh niên đã đi đầu thực hiện cưới xin theo đời sống mới. Thanh niên các dân tộc ở
Sơn La đã đi đầu phá bỏ nhiều tập tục lạc hậu mê tín dị đoan, chống tệ tảo hôn, ở rể, chống bắt ép con gái Mèo
làm vợ, phê phán tập tục quần hôn của thanh niên người Dao, chống các tập tục kiêng kỵ có hại cho sản xuất và
sức khoẻ, xây dựng cuộc sống khẩn trương, lành mạnh, giản dị và tiết kiệm phù hợp với điều kiện của cuộc sống
chiến đấu.


Trên những nẻo đường ra trận, trong các hầm lò, xưởng máy, trên những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, tiếng hát lời
ca đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi người sau những giờ phút chiến đấu, lao động căng thẳng. Tiếng
hát báo hiệu sự sinh sôi, tiếng hát mang lại niềm tin và sức mạnh. Từ trong những nhu cầu đó đã ra đời phong trào
“Tiếng hát át tiếng bom”. Các chiến sĩ trên đảo Cồn Cỏ anh hùng, chiến đấu căng thẳng ngày đêm, vẫn say sưa hát
về “con cua đá”, một hình ảnh rất quen thuộc, rất gần gũi với các chiến sĩ trên đảo. Có biết bao nhiêu bài hát đã đi
vào tình cảm của lớp thanh niên chống Mỹ, thúc giục họ xốc tới lập công. Các bài hát: “Bác vẫn cùng chúng cháu


hành quân”, “Chiếc gậy Trường Sơn”… trở nên phổ biến trên khắp mọi nẻo đường ra trận. Nhiều nhóm văn nghệ
xung kích, chuyên nghiệp và nghiệp dư, đã len lỏi trên khắp các trận địa, trong những thơn xóm, hát cho các chiến
sĩ, cho đồng bào nghe giữa 2 đợt đánh phá của địch.


Phong trào rèn luyện 5 môn quân sự phối hợp: Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ dân tộc, phong trào rèn luyện thân thể
theo tiêu chuẩn được phát triển rộng khắp, mang tính quần chúng sơi nổi: “Vai trăm cân, chân vạn dặm”, “dẻo tay
cày, hay tay súng”,v.v… góp phần tạo nên những gương mặt thể thao tiểu biểu. Tháng 11-1966, Vũ Thị Sen vận
động viên bơi lội trưởng thành từ phong trào quần chúng của xã Nghĩa Phú (Nam Định) tham gia đội tuyển bơi lội
nước ta đi thi đấu tại Đại hội thế vận Ganêpho châu á, giành thành tích vẻ vang. Nguyễn Thị Hồng Tiến, nhiều năm
dẫn đầu giải điền kinh của ngành đường sắt: Vũ Thị Soa, cô thanh niên xung phong từng chốt giữ trên những trọng
điểm địch thường xuyên đánh phá ác liệt, trở thành vô địch Giải việt dã báo Tiền Phong trong nhiều năm: Phạm Thị
Điệp, Ngô Thị Phú.. trở thành những kiện tướng bơi lội ưu tú, từng mang lại vinh quang cho Tổ quốc trong những
kỳ thi thể thao quốc tế… và hàng ngàn vận động viên khác đã trưởng thành nhanh chóng như một thành quả đáng
tự hào của tuổi trẻ “Ba sẵn sàng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Sau thất bại của cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966-1967, vùng kiểm sốt của Mỹ-Nguỵ bị thu hẹp, chính
quyền Sài Gịn khủng hoảng triền miên, ngụy quân sa sút ý chí tinh thần. Cuối năm 1967, Giônxơn đưa thêm
100.000 quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam đưa tổng số quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam
lên trên nửa triệu tên, vẫn khơng cứu vãn nổi tình thế. Quân và dân ta ở cả hai miền Nam-Bắc liên tiếp giành được
những thắng lợi có ý nghĩa quyết định.


Nhìn thấu rõ tương lai của cuộc kháng chiến, mừng Xuân Mậu Thân 1968, trong thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ
cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi:


<i>Xuân</i> <i>này</i> <i>hơn</i> <i>hẳn</i> <i>mấy</i> <i>xuân</i> <i>qua</i>


<i>Thắng</i> <i>trận</i> <i>tin</i> <i>vui</i> <i>khắp</i> <i>nước</i> <i>nhà</i>


<i>Nam</i> <i>-</i> <i>Bắc</i> <i>thi</i> <i>đua</i> <i>đánh</i> <i>giặc</i> <i>Mỹ</i>



<i>Tiến</i> <i>lên!</i>


<i>Toàn thắng ắt về ta! </i>


Lời chúc năm mới, cũng là lời hịch xung trận. Phát huy sức mạnh tổng hợp và thừa thắng xông lên, Đảng ta chủ
trương đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào một giai đoạn mới. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị BCH
Trung ương Đảng ra nghị quyết, chỉ rõ: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ
mới: thời kỳ giành lấy thắng lợi quyết định”.


Nắm vững thời cơ và ý đồ chiến lược của Đảng, tháng 11-1967, Thường vụ BCH Trung ương Đoàn TNND cách
mạng đã họp và quyết định động viên thanh niên thừa thắng xốc tới cùng quân và dân tồn miền tổng cơng kích,
tổng khởi nghĩa. Trung ương Đoàn thiết tha kêu gọi: “Thời cơ hiện nay đang mở ra cho mỗi thanh niên, mỗi cán bộ,
mỗi đoàn viên ánh sáng huy hoàng, soi đường cho chúng ta xông lên lập công lớn. Giặc Mỹ và tay sai đang choáng
váng, chúng ta hãy bồi cho chúng những địn chí mạng. Chúng ta phải nỗ lực phi thường, làm việc khơng tiếc sức,
quyết khơng chút ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc. Mỗi cán bộ,
đồn viên và thanh niên trong giờ phút thiêng liêng này phải đứng ở hàng đầu trong hàng trận chống Mỹ, cứu
nước”.


Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn, hầu hết cán bộ, đoàn viên và thanh niên các cơ quan xung quanh Trung ương
cục miền Nam đã hăng hái tình nguyện tăng cường cho 5 phân khu xung quanh Sài Gòn và các khu Đồn, Tỉnh
Đồn. Thành Đồn Sài Gịn - Gia Định cử nhiều cán bộ, đoàn viên cơ sở về vùng căn cứ học tập chính trị và huấn
luyện quân sự, chuẩn bị các kho bí mật, phương tiện vận chuyển để kịp thời chuyển thuốc nổ, vũ khí vào nội thành
cất giấu trong những ngày giáp Tết.


Đoàn viên và thanh niên ở các địa phương đã tham gia nhiều đường dây vận tải vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí
từ các trạm trên đường hành lang biên giới về địa điểm tập kết vùng ven bằng các hệ thống công khai, bí mật vào
các kho nội thành. Các tỉnh cịn huy động hàng ngàn thanh niên tham gia dân công, cùng thanh niên xung phong
phục vụ hoả tuyến. Khắp trong các tỉnh, thành phố đã dấy lên phong trào tòng qn sơi nổi. Hàng vạn đồn viên và
thanh niên đã lên đường bổ sung cho quân chủ lực miền, khu để thành lập các sư đoàn và trung đoàn mạnh của
quân giải phóng. Riêng ở Bến Tre đã thành lập được 5 tiểu đoàn bổ sung cho lực lượng của miền. Các Tỉnh Đồn


khu V có nhiều hình thức động viên thanh niên tòng quân, Quảng Nam tổ chức “dạ hội tịng qn”, Quảng Ngãi tổ
chức “Ngày hội tồn dân bàn việc nước, tính việc nhà”… Năm 1967 Đồn khu V có 12.577 thanh niên tịng qn,
5.506 thanh niên gia nhập lực lượng TNXP giải phóng miền Nam, 57.306 nam nữ thanh niên tham gia du kích,
trong đó có 2.028 du kích mật. Cao điểm năm 1968 tồn khu đã động viên 25.144 thanh niên tòng quân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

quyết liệt, 57.667 cán bộ và chiến sĩ lại được chi viện cho chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Năm 1969
có 43.219 người được chi viện cho chiến trường Nam Bộ, 35.501 người cho chiến trường khu V…


Trừ một số nơi ở khu V và Tây Nguyên nổ súng sớm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam
đã đồng loạt nổ súng đúng giao thừa Mậu Thân, 1968. Sài Gòn, Huế, Quảng Trị, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Tây Ninh… Chỉ trong 7 ngày đầu của cuộc tập kích chiến lược, thanh niên đã
cùng quân và dân miền Nam tấn công 64 thành phố, thị xã, diệt 5 vạn tên Mỹ - ngụy và chư hầu. Các chiến sĩ trẻ
tuổi trong các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương đã chiến đấu vô cùng anh dũng, chẳng những đánh trúng, đánh
mạnh, mà còn anh dũng chọc thủng các phòng tuyến địch, đánh lâu ngày trong thành phố, diệt nhiều sinh lực tinh
nhuệ của Mỹ - ngụy. Tại Sài Gòn (ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh) qn ta tấn cơng tồ đại sứ Mỹ, Bộ Tổng
tham mưu ngụy, Đài phát thanh, Trung tâm truyền tin Phú Lâm, sân bay Tân Sân Nhất, trại thiết giáp Phù Đổng…
Với truyền thống “đánh đâu thắng đấy” các chiến sĩ trẻ chi đồn 61 qn giải phóng ln là những mũi nhọn xung
kích của đơn vị. Trong đợt đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ 5 phút các chiến sĩ đã dũng cảm phá bung 22 lớp
rào dây kẽm gai, tạo điều kiện cho đơn vị tiến vào làm chủ đường băng, đánh vào nhà của giặc lái và nhân viên kỹ
thuật. Nhiều chiến sĩ trẻ đã hi sinh anh dũng, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã coi đó là
“Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.


Thừa thắng, các chiến sĩ trẻ chi đoàn 61, tiếp tục đánh cho địch những địn chống váng. Ngày 19 tháng 2 chặn
đánh một tiểu đồn địch ở cửa ngõ Sài Gịn, diệt một đại đội. Ngày 24 tháng 2, đánh giáp lá cà diệt một đại đội
ngụy và 10 tên Mỹ. Ngày 13 tháng 3, 29 chiến sĩ của đơn vị đã đánh bại 2 tiểu đoàn địch, diệt 200 tên.


Cùng với các chiến sĩ trẻ chi đoàn 61 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, một đơn vị nhỏ quân giải phóng gồm
toàn những chiến sĩ tuổi từ 19 đến 20, được nhân dân che chở và giúp đỡ đã đánh chiếm cầu chữ Y chỉ trong một
thời gian ngắn. Kẻ địch ngoan cố, dùng đủ mọi cỡ hoả lực, điều đến những đơn vị thiện chiến, tổ chức nhiều đợt
phản kích, vẫn không đánh bật được chiến sĩ ta ra khỏi cầu. Trong khi đó khoảng 20 chiến sĩ trẻ của ta tiến đánh


toà đại sứ Mỹ ngay trung tâm Sài Gòn. Cuộc chiến đẫu diễn ra trong nhiều giờ, giành giật nhau từng góc tường,
từng cầu thang gác. 6 chiến sĩ trẻ khác chiến đấu trong một khách sạn đang làm dở suốt 36 tiếng đồng hồ, đánh lui
nhiều đợt phản kích của địch. Và ở Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn, đội 4, biệt động thành Sài Gịn được
ém qn sẵn chỉ cách Đài 100m, có lệnh tiến cơng, các chiến sĩ đã nhanh chóng tiếp cận đánh chiếm mục tiêu và
giữ vững trong 3 giờ 10 phút. Địch huy động hàng tiểu đoàn thiện chiến đến tìm cách giải toả. Các chiến sĩ ta dũng
cảm đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, diệt 1 đại đội lính dù, 1 trung đội bảo an, phá huỷ 1 xe thiết giáp, 1 xe
GMC. 7 chiến sĩ của đội vượt được vào tuyến trong, phá hủy hoàn toàn hệ thống máy móc của đài, làm sập tầng
trệt và một phần lầu 2. Các chiến sĩ lần lượt hy sinh. Còn lại 4 người, sau khi đạn hết, cuộc chiến đấu không cân
sức, các chiến sĩ đã dùng bộc phá phá huỷ đài và hy sinh anh dũng. Đội trưởng Trần Phú Cường (tức Năm Mộc)
đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Toàn đội được tặng thưởng Hn chương Qn cơng Giải
phóng hạng Nhì.


Nhà báo Mỹ Don Oberdoiter trong cuốn “Tết - viết về Mậu Thân” đã có những nhận định: “Có lẽ trận tấn cơng được
tổ chức tốt nhất ở vùng trung tâm thành phố là trận đánh chiếm đài phát thanh, một cơ sở hết sức quan trọng trong
bất cứ đảo chính hay nổi dậy nào…”.


Trong những ngày tiến công và nổi dậy của qn và dân tồn miền, Thành Đồn Sài Gịn kịp thời thành lập ủy ban
thanh niên, sinh viên, học sinh cứu trợ đồng bào bị nạn, lập các trung tâm trợ giúp nhân dân, đồng thời là nơi thu
gom, nuôi giấu thương binh ta và chiến sĩ lạc đơn vị. Lợi dụng tổ chức cơng khai này, Thành Đồn Sài Gịn đã móc
nối cơ sở, xây dựng các căn cứ lõm ở các khu lao động, như ở liên phường 3A (Bàn Cờ - Vườn Chuối), liên
phường 3B (Nguyễn Thông - Lê Văn Duyệt), liên phường 4A (Trương Minh Giảng - Trương Tấn Bửu), liên phường
4B (Gia Định).


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Sau những ngày đầu chống váng vì bị địn bất ngờ, trưa 7-2-1968 địch huy động 11 tiểu đoàn ngụy, 3 tiểu đồn
lính thủy đánh bộ Mỹ, có pháo và xe tăng yểm trợ phản công chiếm lại Huế. Nhiều trận chiến đấu ác liệt nổ ra. Tiểu
đoàn 11 cô gái sông Hương phối hợp với các chiến sĩ phân đội K10, ngày11 và 12 tháng 2 đã tổ chức nhiều trận
đánh, bẻ gãy tất cả các đợt phản kích của địch hịng chiếm lại sân vận động Huế. Tiếp đó dưới sự chỉ huy của
Phạm Thị Liên, một cô gái mới 20 tuổi, đánh thắng liền 7 trận ở Vân Dương, giữ vững cầu Lị Trâu, góp phần tiêu
diệt 120 tên Mỹ. Kẻ địch điên cuồng cho một tiểu đồn Mỹ phản kích, Phạm Thị Liên cùng đồng đội bình tĩnh chờ
địch vào gần mới nhất loạt nổ súng, băm nát đội hình chúng, buộc chúng phải rút chạy. Phạm Thị Liên và tiểu đội


chiến đấu của cô được tặng phần thưởng xứng đáng: Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất.


Cuộc tiến cơng chiến lược mùa Xn Mậu Thân, 1968 nổ ra đều khắp. Nhiều cơ sở Đoàn được chuẩn bị tốt đã tổ
chức đoàn viên và thanh niên phối hợp cùng các cánh quân giải phóng đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng, tiếp
đó đánh địch phản kích, giữ vững trận địa nhiều ngày. ở Mỹ Tho, các cơ sở Đoàn ở vùng ven thành phố đều được
củng cố, có từ 10 đến 30 đồn viên. Các cơ sở không lộ đều được phân công đánh chiếm các vị trí địch. Được
lệnh tổng cơng kích, các đơn vị mũi nhọn của thành phố chia làm 3 hướng vừa dẫn đường cho bộ đội chủ lực tiến
đánh vào thành phố vừa diệt địch trong các đồn bốt vùng ven. Địch phản kích quyết liệt. Chúng cho lữ đoàn 7 ngụy
và 2 chi đoàn thiết xa vận đánh vào lực lượng của ta trong thành phố. Đoàn viên và thanh niên trên các đường phố
phối hợp cùng các chiến sĩ trẻ trong các đơn vị quân giải phóng bám trụ trong từng góc tường, hẻm phố… đánh
diệt từng cánh quân địch, gây cho chúng những tổn thất nặng nề, 1 tiểu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn ngụy bị diệt gọn, 20
xe M113 bị bắn cháy.


Phối hợp với các cánh quân đánh chiếm các căn cứ địch trong thành phố, đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị
du kích của các địa phương vận động nhân dân nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, đẩy mạnh hoạt động đánh phá
giao thông, ngăn chặn địch ứng cứu cho nhau. Lộ 4 (ngày nay là quốc lộ 1, còn có tên gọi lộ Đơng Dương) bị bắn
phá nhiều lần. Từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 2 năm 1968 giao thông trên lộ 4 bị cắt đứt nhiều đoạn, từ huyện Cái
Bè đến Châu Thành (Tiền Giang ngày này).


Trong chiến đấu, nhiều đoàn viên và thanh niên đã lập công xuất sắc. Tại Đà Nẵng, Phạm Chu với khẩu B40 tiến
vào Nam Ô diệt 1 cụm 5 tên Mỹ, truy lùng diệt nhiều tên ác ôn ngoan cố. Tại Quảng Ngãi, 8 dũng sĩ trẻ đơn vị trinh
sát tỉnh đội đánh vào sân bay diệt 200 tên. Nguyễn Thị Phúc, Chính trị viên đại đội đặc cơng Phù Mỹ (Bình Định)
tính đến Tết Mậu Thân đã đánh 52 trận, dũng cảm mưu trí diệt gần 100 tên giặc, được tuyên dương Anh hùng lực
lượng vũ trang. A Sâu, một thanh niên người dân tộc cùng đơn vị đánh vào thị xã Kon-Tum, bị đánh bao vây. Từ
trên nóc chợ, A Sâu vừa di chuyển vừa đánh địch, diệt nhiều tên. Chọn thời cơ anh nhảy xuống vào giữa đội hình
địch, chúng chưa kịp phản ứng, anh ném 2 trái lựu đạn làm chúng hoảng loạn rồi nhanh trí vượt khỏi vịng vây.
Nguyễn Văn Vân cán bộ Đồn ở Thủ Dầu Một, vận động 3 đợt được hơn 300 thanh niên đi dân công tải thương,
cùng anh em đào hầm bí mật ni giấu thương binh nặng, bảo vệ và chuyển an toàn thương binh về hậu cứ.
Nguyễn Du, 19 tuổi, quê Thái Bình trong đơn vị bổ sung cho Khánh Hoà, Tết Mậu Thân cùng đơn vị tiến vào Nha
Trang, tới ven thành phố đụng địch, khi chúng rút chạy, Du lạc đơn vị, được nhân dân nuôi giấu, anh vẫn không


chịu rời bỏ súng, sẵn sàng chiến đấu khi gặp địch. Cũng tại Nha Trang một phân đội của trung đoàn 52 đánh
chiếm chợ Đầm, tuy chỉ có một tổ chốt lại nhưng địch phản kích quyết liệt 5 ngày đêm liền vẫn không chiếm lại
được chợ. Các chiến sĩ lần lượt hi sinh, chỉ còn 1 người vẫn chiến đấu hết đạn. Trước khi bị giặc bắt anh đã phá
hủy súng khơng để vũ khí rơi vào tay giặc.


Nhiều em thiếu nhi nhỏ tuổi nhưng chí khơng nhỏ, đã sát cánh chiến đấu bên cạnh các anh chị lớn tuổi và lập được
nhiều chiến công. Nguyễn Văn Hoà làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội, đã mượn súng của các chiến sĩ đánh trận
đầu diệt 8 tên Mỹ, lấy súng đạn của chúng trang bị cho mình. Lê Thị Minh, 13 tuổi, 5 lần vào căn cứ Nước Mặn
trinh sát để bộ đội pháo kích, liên tiếp bị địch bắt tra tấn dã man nhưng nhất định khơng khai, mưu trí trốn thốt trở
về đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

Người nhiều tuổi nhất là Tăng Bơi, con rể tương lai của gia đình, chỉ huy đơn vị, 31 tuổi. Người trẻ nhất là Lưu
Hương, chỉ mới 15 tuổi, là con dâu tương lai của gia đình. Cịn Hồ Đạt Thành, Hồ ái Quần con bà Lục Tài Chi đều
đang tuổi thanh niên. Mặc dầu được chuẩn bị chu đáo, vũ khí được ém sẵn gần mục tiêu, nhưng do địch tập trung
lực lượng lớn, các chiến sĩ trong đội vũ trang đã phải giành giật với địch từng mét đường. 13 chiến sĩ chỉ còn lại 9
người có khả năng chiến đấu, 4 người bị thương nặng. Đạn hết. Các chiến sĩ sẵn sàng giương lê đánh giáp là cà
với địch.


Trong cuộc tiến công chiến lược mùa Xuân Mậu Thân, 1968 phải kể đến tinh thần bền bỉ và kiên cường của các
chiến sĩ trên mặt trận Làng Vây - Khe Sanh. Được mở ra nhằm thu hút và giam chân phần lớn lực lượng địch ở
hướng Bắc Quảng Trị, tạo điều kiện cho quân và dân tồn miền Nam tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa. Chiến dịch
đường số 9 - Khe Sanh đã nổ súng tiến công trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 1 năm 1968. Ngay trận đấu mở
màn chiến dịch các chiến sĩ trẻ tiểu đoàn 7 trung đoàn 66/304 phối hợp chặt chẽ với pháo binh chiến dịch đã làm
chủ quận lỵ Hương Hố. Tiếp đó trung đồn 24/304 bằng một trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng đã tiêu diệt cứ
điểm Làng Vây bằng 3 hướng đột phá, mở rộng bàn đạp vây hãm Tà Sơn và đánh quân địch phản kích tăng viện.
Thực hiện ý đồ chiến dịch, việc vây lấn Tà Cơn dài ngày (từ 10-2 đến 31-3 và từ 8-5 đến 15-7-1968) là một thử
thách đối với mỗi chiến sĩ trẻ trong các đơn vị tham chiến. Các chiến sĩ trẻ nêu khẩu hiệu: “Phải gây ác liệt đối với
quân Mỹ”, “Phải biến Tà Cơn thành địa ngục trần gian, thành lò lửa thiêu quân Mỹ trên đường số 9”. Trận địa vây
lấn của các chiến sĩ ta ngày càng siết chặt. Buộc bọn chỉ huy Mỹ, dù đang bị căng ra trên khắp các chiến trường
đối phó với những đợt tiến cơng của qn và dân trên toàn miền cũng phải tổ chức lực lượng hành quân giải toả và


thay quân vào những ngày tháng tư và đầu tháng 5, để cuối cùng không chịu nổi sức ép trên chiến trường, quân
Mỹ phải rút chạy vào giữa tháng 7, sau 5 tháng bị vây hãm.


Những chiến sĩ trẻ trên mặt trận đường số 9 - Khe Sanh lần đầu tiên đánh hiệp đồng binh chủng lớn, đã tỏ rõ là
những thanh niên tài trí thơng minh, chiến đấu ngoan cường dũng cảm. Tiêu biểu như Bùi Ngọc Dương, một thanh
niên Hà Nội, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa, vào bộ đội theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, anh được điều về một
đơn vị công binh, từng chiến đấu ở chiến trường nước bạn Lào. Cuối năm 1967, đơn vị anh được lệnh trở về miền
Nam chiến đấu. Nhận nhiệm vụ mở đường cho xe tăng ta tiến đánh cứ điểm làng Vây. Khi xe tăng ta vào tới trung
tâm căn cứ địch thì bộ binh vẫn bị kìm chân ở ngồi hàng rào, Bùi Ngọc Dương đã xin cho đơn vị ở lại chiến đấu
phối hợp với bộ đội xe tăng. Bị thương gãy cánh tay phải, anh đề nghị đồng chí tiểu đồn trưởng chặt đứt hộ và
tiếp tục kẹp AK vào nách, tựa người vào thành xe tăng bắn thẳng vào đội hình địch. Lần thứ tư bị thương nặng ở
chân, khơng đứng dậy được, anh vẫn kiên gan chịu đựng, tiếp tục chỉ huy đơn vị. Nói về tấm gương kiên cường
của anh, xã luận báo Nhân Dân, cơ quan của Đảng ngày 30-3-1968 đã viết: “ở anh và trong tư thế xung phong của
anh là khí phách của Lý Tự Trọng, gương sáng của La Văn Cầu, tinh thần của Phan Đình Giót, dũng khí của
Nguyễn Văn Trỗi, ý chí của Nguyễn Viết Xuân, là sức bật của những dũng sĩ đường số 9: Trần Minh Nghĩa, Bùi
Ngọc Đủ…”.


*
* *


Đứng trước tình hình phát triển của sự nghiệp cách mạng, để tăng cường công tác vận động thanh niên, ngày 25
tháng 9 năm 1968 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 181-NQ/TW về công tác thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

Bản nghị quyết đã chỉ ra những thiếu sót của phong trào thanh niên và cơng tác Đồn, đồng thời nêu lên nhiệm vụ
cơng tác thanh niên của Đảng và cơng tác Đồn Thanh niên Lao động trong tình hình mới: “Ra sức đào tạo bồi
dưỡng thế hệ thanh niên mới phát triển toàn diện để giữ vững vai trị là lực lượng xung kích cách mạng đi đầu
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời trở thành lớp người kế tục
một cách trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, xây dựng và củng cố Đoàn thanh niên
vững mạnh, thực sự là tổ chức thanh niên cộng sản, xứng đáng là cánh tay và đội hậu bị của Đảng”.



Về những nhiệm vụ cụ thể, bản nghị quyết đã nhấn mạnh phải: “Tăng cường giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho
thanh niên, nhằm rèn luyện, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ thanh niên mới”, đồng thời “phát huy mạnh mẽ vai trị
xung kích của thanh niên đi đầu thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước”. “Hết sức quan tâm
đến quyền lợi của thanh niên, phát huy vai trò làm chủ tập thể của thanh niên”, “ra sức củng cố, xây dựng Đoàn
thanh niên vững mạnh và phát huy vai trò của thanh niên trong việc xây dựng Đảng” cũng như phải “Tăng cường
công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng” và “công tác Trần Quốc Toản”.


Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng là một bước cụ thể hố cơng tác vận động thanh niên của Đảng
trong tình hình mới. Các cơ quan Đoàn đã tiến hành tổ chức cho đoàn viên học tập thấm nhuần nghị quyết của
Đảng, biến thành hành động cách mạng trong lao động, chiến đấu, học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới.
Các cấp bộ Đảng quán triệt nghị quyết của Ban Bí thư đã cụ thể hố cơng tác vận động thanh niên bằng những chủ
trương, biện pháp cụ thể, tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu trưởng thành. Nhiều cấp ủy Đảng đã định kỳ nghe
Đoàn thanh niên báo cáo và cho ý kiến cụ thể về hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên, tổ chức để đoàn
viên và thanh niên được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng.


Cơng tác phát triển Đảng trong thanh niên được các cấp ủy Đảng quan tâm và có nhiều biện pháp tích cực. Tỉ lệ
đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng không ngừng được tăng lên, thường chiếm từ 70-75% số người được kết
nạp vào Đảng hàng năm.


Phấn khởi và tự hào, đoàn viên và thanh niên ở cả hai miền Nam - Bắc không ngừng phấn đấu vươn lên, phát huy
vai trị xung kích cách mạng, kiên cường đứng vững trên mọi trận tuyến, kể cả khi Mỹ dồn sức bình định cấp tốc,
hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Cả một thế hệ thông minh, tài trí, mang trong mình truyền thống
của 4000 năm dựng nước, giữ nước đã kết thành một khối kiên quyết “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” theo
lời Bác Hồ dạy, góp phần tạo ra sự thay đổi so sách lực lượng, buộc địch phải đổi hướng chiến lược và xuống
thang. Ngày 1-11-1968 Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện và bắt đầu rút quân Mỹ về nước,
thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh.


<b>CHƯƠNG XI</b>


<b>TUỔI TRẺ VIỆT NAM NGUYỆN SỐNG, CHIẾN ĐẤU, LAO ĐỘNG HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI, </b>


<b>CỐNG HIẾN XUẤT SẮC ĐƯA SỰ NGHIỆP GIẢI PHĨNG MIỀN NAM ĐẾN TỒN THẮNG</b>


Ngày 2-9-1969 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn quyết
định, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thế hệ trẻ nước ta, chịu một tổn thất lớn lao: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ
vĩ đại của nhân dân Việt Nam, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng, Nhà
nước, quân đội và Đồn ta, người thầy, người Bác vơ cùng kính yêu đã đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên
Việt Nam thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, khơng cịn nữa!


Tồn thể cán bộ, đồn viên, thanh niên và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương
vơ hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

Đánh giá đúng đắn khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
tổ chức, bồi dưỡng đoàn viên, thanh niên thành đội quân xung kích của cách mạng, lực lượng hậu bị của giai cấp
và dân tộc. Từ “Bức thư tâm huyết” gửi thanh niên Việt Nam hồi đầu thế kỷ đến lời di chúc cuối cùng, Bác Hồ ln
dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình cảm thương u trìu mến và sự ân cần chăm sóc lớn lao.


Được Đảng và Bác Hồ giáo dục và rèn luyện, các thế hệ thanh niên nước ta đã trưởng thành nhanh chóng và có
những cống hiến xứng đáng. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong
những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
và mai sau, làm cho Người khi còn sống “rất tự hào, sung sướng và thấy mình như trẻ lại”. Vĩnh biệt chúng ta, Bác
Hồ kính yêu đã để lại cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nước ta “mn vàn tình thương u”. Người đánh giá:
“Đồn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến
thủ”, và căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.


Người khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc).
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt
Nam, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.1970), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
ra nghị quyết cho Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên, Đội nhi đồng được mang tên Bác:



<b>- Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam nay là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.</b>
<b>- Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam nay là Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.</b>
<b>- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.</b>


Từ ngày 30 tháng 6 năm 1970, Tổ chức Đoàn thành niên nhân dân cách mạng và Tổ chức Đội thiếu niên, nhi đồng
miền Nam cũng được chính thức mang tên Bác.


Tổ chức Đoàn và tổ chức Đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ
quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm nổi rõ mục đích và tính chất của Đồn là đội tiền
phong chiến đấu của thanh niên, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả là độc lập, tự do, thống nhất, chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản và rèn luyện nên những lớp chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi kiên cường theo mẫu
mực của Bác Hồ vĩ đại. Đó là sự đánh giá cao của Tổ quốc, của nhân dân, của thời đại đối với những cống hiến và
con đường tu dưỡng, rèn luyện của thế hệ trẻ trong thời đại Hồ Chí Minh.


Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, với niềm xúc động sâu sắc đã thiết tha kêu gọi toàn thể cán
bộ, đoàn viên và thanh niên “Hãy ra sức thi đua sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập.
Chúng ta quyết học tập và làm theo 5 điều Bác dạy, rèn luyện lập trường tư tưởng, trau dồi đạo đức phẩm chất
cách mạng, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu trở thành lớp người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên” như Bác đã dạy”.


Hội nghị cũng kêu gọi các em thiếu niên, nhi đồng “Hãy học tập và làm theo 5 điều Bác dạy, thi đua làm nghìn việc
tốt, ra sức xây dựng Đội vững mạnh, phấn đấu trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ”.


“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” trở thành nguyện vọng tha thiết và quyết tâm
phấn đấu của thế hệ trẻ nước ta. Đây là sự biểu hiện cụ thể lòng thương nhớ và biết ơn của thế hệ trẻ đối với Chủ
tịch Hồ Chí Minh, quyết mãi mãi làm theo lời dạy của Người và đi theo con đường mà Người đã vạch ra.


“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” trở thành khẩu hiệu hành động cụ thể, thân thiết
và gần gũi nhất đối với mỗi đoàn viên và thanh niên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

mở đầu nhằm “làm cho đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng thấm nhuần công lao, sự nghiệp, đạo đức của
Bác. Từ đó nâng cao lịng tự hào, tin tưởng, đồn kết quyết tâm phấn đấu, khơng sợ khó khăn gian khổ, hồn
thành mọi nhiệm vụ cơng tác để ngày càng xứng đáng với Bác hơn nữa”.


Kỷ niệm lần thứ 39 ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn (26.3.1931 - 26.3.1970), Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận nghị quyết của Ban Chấp Trung ương Đảng cho phép tổ chức Đoàn và tổ
chức Đội được mang tên Bác Hồ vĩ đại. ý thức rõ trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh,
đoàn viên và thanh niên cả nước hứa:


- Mãi mãi nêu cao chí khí cách mạng “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản.


- Không ngừng học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng để xứng đáng là thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh vinh
quang.


- Ra sức xây dựng và củng cố Đồn, tích cực tham gia xây dựng Đảng, làm cho Đoàn thanh niên xứng đáng là đội
tiền phong chiến đấu và trường học cộng sản chủ nghĩa của thế hệ trẻ nước ta, và là cánh tay đắc lực và đội hậu bị
tin cậy của Đảng.


Giáo dục, rèn luyện thế hệ thanh niên đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra luôn là nhiệm vụ trước
hết của tổ chức Đoàn. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đồn lần thứ 8 (khóa III) chỉ rõ nhiệm vụ
cơng tác giáo dục của Đồn là: “Nhằm đào tạo thanh niên thành lớp người phát triển tồn diện, có đầy đủ khả năng
kế tục sự nghiệp cách mạng, lớp người có khí phách cách mạng và đạo đức cộng sản, trung thành vô hạn với Tổ
quốc và lý tưởng cộng sản, căm thù sâu sắc bọn đế quốc và bọn bóc lột, đồng thời nắm vững kiến thức văn hoá,
khoa học kỹ thuật tiên tiến và có sức khoẻ”.


Lấy việc nâng cao giác ngộ chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên là cơ bản, tổ chức Đoàn đã thường xuyên
tổ chức cho thanh niên học tập, tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời đưa thanh niên vào
thực tiễn đấu tranh cách mạng. Thông qua hoạt động sản xuất, chiến đấu, qua việc thực hiện các chính sách cụ


thể, qua các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước như “3 xây, 3 chống”; “cải tiến quản lý”, “xây dựng kinh tế
văn hoá miền núi”,v.v… làm cho nhận thức của cán bộ, đoàn viên và thanh niên ngày một nâng cao, là một biện
pháp thường xuyên mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Mặt khác, Đoàn quan
tâm giáo dục tinh thần lao động mới, ý thức làm chủ tập thể và nghiêm khắc phê phán những biểu hiện chủ nghĩa
cá nhân, chủ nghĩa tự do, những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản… Việc giáo dục về Đảng, về Đoàn, giáo dục về
truyền thống cách mạng, về văn hoá, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao nếp sống mới xã hội chủ nghĩa… được
các cấp bộ Đoàn ngày càng quan tâm và có nhiều hình thức phong phú. Từ cuối những năm sáu mươi, cơng tác
giáo dục của Đồn càng đi vào nề nếp, 5 bài học giáo dục cơ bản được các cơ sở Đoàn tổ chức định kỳ hàng năm
cho tất cả đoàn viên thanh niên cùng tham gia nghiên cứu, học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

Nhận thức được nâng cao, đoàn viên và thanh niên càng mong muốn được cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc và
chủ nghĩa xã hội. Trên 3 triệu đoàn viên và thanh niên đã đăng ký chương trình hành động cách mạng và kế hoạch
tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương vĩ đại của Bác Hồ. Hàng vạn thanh niên, nhận rõ sứ mệnh lịch sử của thế hệ
mình và thấm nhuần Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã phấn đấu đứng vào hàng ngũ chiến đấu của Đoàn.


Hiệu quả trong hoạt động giáo dục của Đoàn đã được chứng minh bằng những phong trào cách mạng rộng lớn,
mà đỉnh cao là hàng triệu đồn viên và thanh niên đã sơi nổi khí thế “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” lập nên
những chiến công sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Càng trong thử thách ác liệt, phẩm chất
của những người đồn viên thanh niên có giác ngộ càng được bộc lộ rõ. Thanh niên đảo Hòn Mắt, một hịn đảo
chưa đầy 2 kilơmét vng, nhưng là một túi bom của Mỹ. Đi qua về lại chúng đều trút bom và bắn rốc két xuống
đảo. Phạm Quốc Bùi mới ra đảo, lần đầu giáp trận, tỏ ra ngán ngại, cho rằng chiến đấu ở đảo dễ bị hy sinh và
khơng ai biết đến. Lập tức Đồn đứng ra tổ chức diễn đàn về lẽ sống và cái chết của người đoàn viên thanh niên
trước vận mệnh của Tổ quốc. Nhiều đoàn viên và thanh niên cho rằng chiến đấu khơng phải vì danh hiệu mà vì một
lý tưởng cao đẹp, dù có phải hi sinh cũng phải biết hi sinh thế nào cho xứng đáng. Bản thân Phạm Quốc Bùi cũng
nhận ra chân lý và trở thành một pháo thủ xuất sắc. Có trận địch tập trung đánh vào trận địa ác liệt, anh bị hất ngã,
đã vùng dậy, động viên anh em giữ vững trận địa.


Tuổi trẻ đồn cơng an Nà Ngịi, trong điều kiện hoạt động ở một vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn nhiều phong
tục tập quán lạc hậu, nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tất cả đồn viên và thanh niên của đồn đều
thấy rõ nguồn gốc sâu xa những lạc hậu mà đồng bào dân tộc phải gánh chịu, đã kiên trì bám sát dân, vận động


từng người bỏ tệ nghiện ngập, bỏ cả việc cúng ma, từ đó tiến lên vận động nhân dân phối hợp tiêu diệt bọn phỉ
hoạt động lén lút trong rừng, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân bản.


Cùng với cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc xây dựng Đoàn vững mạnh về mặt tổ chức là một u cầu
khách quan khơng ngừng nâng cao sức mạnh chính trị của tổ chức Đồn, đáp ứng địi hỏi của nhiệm vụ cách
mạng trong giai đoạn đầy thử thách quyết liệt. Tổ chức Đoàn thật sự trở thành hạt nhân đồn kết, tập hợp xung
quanh mình mọi tầng lớp thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong nhiều hình thức thích hợp, trong đó
đáng chú ý là tổ chức đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cơ sở.


Chiến tranh đã làm đảo lộn sinh hoạt của các cơ sở Đồn và gây thêm khó khăn trong mọi hoạt động của thanh
niên. Khơng ít cán bộ Đồn có năng lực, có kinh nghiệm và nhiệt tình đã được bổ sung vào các lực lượng vũ trang
hoặc đi thanh niên xung phong. Việc động viên một lực lượng lớn thanh niên ra mặt trận đã ảnh hưởng đáng kể
đến chất lượng cơng tác Đồn và phong trào thanh niên ở các vùng nơng thơn. Tỷ lệ đồn viên ở cơ sở bị giảm sút.
Phần lớn cán bộ nam đi chiến đấu, do đó số bí thư Đồn xã là nữ có thời kỳ chiếm tới 63%.


Tập hợp hết thảy đoàn viên và thanh niên vào tổ chức, cùng hướng tới hành động vì cuộc chiến đấu chống Mỹ,
cứu nước là một đòi hỏi cấp bách. Cùng với việc kéo dài tuổi đoàn viên tới 30 và hạ thấp tuổi kết nạp vào Đoàn
những thanh niên 15, BCH Trung ương Đồn cịn chủ trương thành lập đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cơ sở bên
cạnh đội TNXP chống Mỹ, cứu nước tập trung, thu hút hầu hết đoàn viên và thanh niên đóng góp phần cơng sức
của mình vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.


Với đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cơ sở, nhiều cơ sở Đoàn đã có những thay đổi phương thức hoạt động phù
hợp, góp phần động viên tuổi trẻ phấn đấu tăng năng suất lao động, tích cực bảo vệ sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.
Nhiều người do những hoàn cảnh khác nhau đã bỏ sinh hoạt Đồn, khi có đội TNXP chống Mỹ, cứu nước đã trở lại
sinh hoạt. Có người đã trưởng thành nhanh chóng. Phan Thị Lan ở chi đồn Tứ Thơn (Thái Bình) khi có con, chồng
đi chiến đấu xa, đã tự bỏ sinh hoạt Đoàn. Được Đoàn động viên và làm tốt công tác hậu phương, Lan trở lại sinh
hoạt, lúc đầu chỉ là tham gia các hoạt động của đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cơ sở, phấn đấu tốt, trở thành đảng
viên, được giao làm đội phó, rồi đội trưởng sản xuất, tổ trưởng Đảng. Trường hợp Trịnh Thị Luật (Nam Định) lại
khác. Là một thanh niên cơng giáo, vốn có nhiều mặc cảm, nhưng thực tế hoạt động của Đồn đã cuốn hút Luật.
Cơ tham gia cơng tác xã hội, làm đội phó sản xuất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, được kết nạp


vào Đảng Cộng sản Việt Nam, làm đội trưởng một đội sản xuất lớn toàn bà con theo đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

được mở rộng có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đoàn ở cơ sở. ở Nam Hà (nay là Nam
Định và Hà Nam), bước vào năm 1966 công tác tổ chức của Đoàn. Tỉ lệ đoàn viên chỉ chiếm 21% tổng số thanh
niên. Số chi đoàn đạt tiêu chuẩn 4 tốt chỉ chiếm 6,2% và chỉ có 25% số Đồn xã có đủ điều kiện phát thẻ đồn viên.
Bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp, các cấp bộ Đồn Nam Hà ln gắn chặt giữa phát triển và củng cố tổ
chức, coi tổ chức có ý nghĩa quyết định đối với mọi mặt cơng tác Đồn và phong trào thanh niên. Hầu hết các cơ
sở Đồn đều có qui hoạch phát triển đoàn viên. Chất lượng đoàn viên mới vì thế khơng ngừng được nâng lên.
Phần lớn số này một thời gian sau khi được kết nạp, thông qua rèn luyện trong thực tế, đều được công nhận là
đồn viên 4 tốt, góp phần đưa tỉ lệ đồn viên đạt tiêu chuẩn 4 tốt lên 47,5% (năm 1967), số chi đoàn đạt 4 tốt từ
81,42% năm 1966 lên 33,5% năm 1967.


Cuộc vận động xây dựng chi đoàn, phân đoàn 4 tốt, phấn đấu trở thành đoàn viên 4 tốt với những nội dung cụ thể
và có biện pháp chỉ đạo thích hợp, được duy trì trong nhiều năm đã góp phần đáng kể củng cố và phát triển tổ
chức Đồn ở cơ sở. Nhiều chi đồn đã đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất cũng như chiến đấu ở địa
phương, đơn vị. Chi đoàn Nam Ngạn (Thanh Hố) tính đến năm 1973 đã góp phần xây dựng nên tập thể dân quân
anh hùng, 8 năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, 11 đoàn viên được kết nạp Đảng, 1 đoàn viên được tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, 7 đoàn viên được tặng thưởng Huân chương các loại, 42 lượt đoàn viên
và thanh niên được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Chi đoàn được Trung ương Đoàn tặng cờ mang chân dung
Nguyễn Văn Trỗi. Đơn vị dân quân Nam Ngạn, trong đó đồn viên và thanh niên đóng vai trị nòng cốt, được Nhà
nước tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.


Thông qua thực tiễn sản xuất và chiến đấu cũng như học tập và rèn luyện, công tác phát triển đoàn viên mới được
các cơ sở Đoàn thường xuyên coi trọng. Sau khi Bác Hồ qua đời, đầu năm 1970, cùng với đợt sinh hoạt chính trị
sâu rộng trong thanh niên cả nước, BCH Trung ương Đoàn quyết định phát triển lớp đồn viên Hồ Chí Minh. Hàng
vạn thanh niên ưu tú được rèn luyện và trưởng thành trong chiến đấu, lao động và học tập, công tác đã được đứng
vào hàng ngũ của Đoàn.


ở các tỉnh, thành phố trên chiến trường miền Nam, trong hoàn cảnh vừa chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển tổ
chức, từ tháng 2-1967, Đoàn TNND cách mạng quyết định phát triển lớp đoàn viên Hồ Chí Minh trong 2 năm. Đến


khi tổ chức Đoàn được mang tên Bác, BCH Trung ương Đoàn TNND cách mạng lại chủ trương đẩy mạnh công tác
phát triển Đồn lên một bước mới, khơng chỉ trên địa bàn các vùng giải phóng hoặc ở các cơ quan, mà đi sâu vào
vùng yếu, nhất là ở các thị xã, thị trấn và ở các thành phố lớn, làm tăng đáng kể số lượng đoàn viên hoạt động tại
chỗ, đặc biệt là ở nhiều ấp, xã… vốn là những sơ cở trắng trong nhiều năm. Đến cuối năm 1969, trên tồn miền
Nam đã có 39.762 đồn viên so với 36.260 đồn viên năm 1968 (khơng kể số đồn viên trong lực lượng vũ trang
và thanh niên xung phong). Do đó số xã, ấp “trắng” thu hẹp dần. Các tỉnh, thành đều thành lập thêm nhiều chi
đoàn, phân đoàn hợp pháp, làm cho tổng số chi đoàn của toàn miền lên đến 2.529 (cịn thiếu cơ sở nội thành và
khơng kể chi đoàn trong lực lượng vũ trang). Nhiều chi đoàn nhỏ, linh hoạt, hoạt động bí mật trong thành phố được
thành lập. Khả năng của các đoàn viên “mật” được phát huy tác dụng khơng chỉ làm nịng cốt trong chiến đấu, cịn
góp phần đáng kể xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn. Nhiều đoàn viên “mật” được điều đến các vùng yếu, giáp
ranh, phát triển cơ sở mới, lấp vùng “trắng”. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1971 ở tỉnh Bến Tre đã phát triển được 37
chi Đồn “mật”, số ấp trắng từ 87 xuống cịn 48. Cũng thời gian đó ở Mỹ Tho (ngày này thuộc tỉnh Tiền Giang) đã
phát triển 349 đoàn viên “mật”, lập thêm 27 chi đồn “mật”, xóa được 87 ấp “trắng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

ở Mỹ Tho đội biệt động của Thành Đoàn dưới sự chỉ huy của Huỳnh Văn Long đã mưu trí đưa mìn vượt qua sơng
Bảo Định để đánh sập Nhà hàng Việt Hải, nơi bọn sĩ quan Mỹ và bọn ác ôn thường đến ăn nhậu, diệt 30 tên ( có 8
tên Mỹ). Trong chiến cơng có sự đóng góp tích cực của Trịnh Văn Vũ, một thiếu niên mới 13 tuổi. Lợi dụng lứa tuổi
địch còn ít để ý, Vũ đã khôn khéo áp sát mục tiêu, điều tra, nghiên cứu kỹ trận địa, vận chuyển mìn, lựu đạn, súng
ngắn. .. để các chiến sĩ biệt động đánh địch.


Đáng chú ý là trong đợt thi đua “Học tập và làm theo Di chúc Bác Hồ”, trên chiến trường Tây Nguyên, một du kích
trẻ, mới 16 tuổi, chỉ với 3 viên đạn súng trường đã bắn rơi chiếc máy bay trực thăng chở tên tướng 3 sao Giôn
Đinla, Tư lệnh công binh Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam và tên tướng 2 sao A Đam cùng đi. Đó là chiến sĩ
du kích Puil Glỡ, người làng Maih, xã Ia Rung (Chưpăh - Gia Lai). Puih Glỡ sinh ra trong một gia đình có 5 anh em
thì anh, chị và mẹ đã phải chết đói và bệnh tật. Cha bị địch bắt, bị chúng đánh đập thành tật. Ngày anh tham gia
vào đội du kích, cha anh dặn: “Mày đi du kích đánh Mỹ, đánh ngụy phải đi đến cùng, không được bỏ về làng”. Năm
11 tuổi Glỡ vào ở với đội du kích địa phương, từng nhiều lần vào tận nơi bọn lính Mỹ trú quân, lân la làm quen với
chúng, nắm tình hình mọi mặt bố phịng của địch, làm dấu vào từng ngón tay, số quân, số súng, hầm hào, hàng rào
sắt đường đi, bãi mìn… báo lại cho đội du kích, chính xác đến từng chi tiết. Đơn vị bố trí lực lượng đã đánh là
thắng. Ngày 12-5-1970, đang trên đường đi công tác, Glỡ bất ngờ bắn rơi chiếc máy bay trực thăng chở tên tướng


3 sao Giôn Đinla cùng đồng bọn khi chúng sà thấp quan sát vùng Tây Bắc thị xã Peiku. Tiếp đó khi 3 chiếc phóng
pháo của địch từ hướng Pleiku bay tới sà xuống thấp tìm kiếm chiếc máy bay đã bị bắn rơi trước đó, Glỡ, cũng với
3 loạt đạn bắn vỗ mặt, đã làm một chiếc trực thăng của Giôn Đinla, bổ nhào xuống đất cách chiếc trực thăng chỉ vài
trăm bước chân.


*
* *


Chuyển hướng “Việt Nam hoá chiến tranh” lấy bình định nơng thơn làm nịng cốt, địch huy động 70% quân chủ lực
và hầu hết bảo an, dân vệ cùng hàng vạn cảnh sát dã chiến và trên 40 ngàn cán bộ bình định càn quét, đánh phá,
chà đi xát lại các vùng đông dân với những biện pháp tàn bạo, thâm độc hơn hẳn bất cứ thời kỳ nào trước đây.
Năm 1969 chúng tập trung sức vào việc đẩy lùi các đơn vị chủ lực của ta ra khỏi các vùng đông dân, đồng thời ráo
riết đánh phá cơ sở cách mạng, gom dân, đóng đồn bốt lấn chiếm, xây dựng bộ máy kìm kẹp, vơ vét người, của
nhằm giành và tạo cho được thế kiểm soát nhân dân nông thôn để khôi phục, củng cố ngụy quân, ngụy quyền cơ
sở, tăng cường hệ thống phòng thủ, bảo vệ an toàn cho các thành thị để đưa quân chủ lực ngụy cơ động ra phía
trước thay thế dần cho quân Mỹ rút. Chúng triển khai chương trình “Phượng hoàng” để tiêu diệt cơ sở ta bằng mọi
thủ đoạn thâm độc, ác hiểm ở cả thành thị lẫn nông thôn.


Với chiến lược “quét và giữ” ráo riết của Mỹ-Ngụy, các cơ sở của Đoàn cũng như các cơ sở cách mạng của Đảng
đứng trước nhiều khó khăn. Phần lớn căn cứ của cơ quan Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn bị đẩy lùi ra xa. Một bộ phận
không nhỏ thanh niên phải rời bỏ địa bàn đi nơi khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

Ở các vùng tôn giáo chúng lợi dụng danh nghĩa “bảo vệ đạo” để thu hút thanh niên vào các tổ chức bán vũ trang và
các sắc lính làm nhiệm vụ tại địa phương để từng bước đôn quân. Ở thành thị chúng đánh trượt học sinh qua các
kỳ thi cử. Có nơi chúng đánh trượt tới 1/2, thậm chí 2/3 để bắt lính. Chúng cịn lũng đoạn bọn tay sai ở các xí
nghiệp sa thải cơng nhân, để chúng dễ bề đẩy vào lính.


Chưa bao giờ cuộc đấu tranh giành và giữ thanh niên lại trở nên quyết liệt như trong thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện
chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Theo thống kê của khu Đoàn miền Trung Nam Bộ, của tổ chức Đoàn Bắc
Long An, của Tỉnh Đồn Tây Ninh đã có 35.000 thanh niên đấu tranh chống bắt lính quyết liệt. Riêng các tỉnh thuộc


T.2 (Mỹ Tho, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An, Bến Tre) có 130.000 lượt thanh niên tham gia đấu tranh chống bắt
lính bằng mọi hình thức. ở các địa phương khác đã có trên 30.000 lượt thanh niên chống bắt lính thắng lợi, đồng
thời làm tan rã 35.000 phịng vệ dân sự.


Đứng trước tình hình kẻ địch ngày càng điên cuồng thực hiện kế hoạch đôn quân bắt lính, tháng 2-1970, Hội nghị
Thường vụ Trung ương Đồn TNND cách mạng lần thứ 4 đã ra nghị quyết về nhiệm vụ “giành giữ, bảo vệ thanh
niên, chống địch đôn qn, bắt lính, phá vỡ phịng vệ dân sự…”


Khi bàn đạp đứng chân đã vững, các cơ sở Đoàn đã tổ chức các cuộc vận động giúp đỡ thanh niên trốn lính và
lính trốn. Nhiều cán bộ Đồn đã tranh thủ mọi hồn cảnh để vận động thanh niên khơng đi lính làm bia đỡ đạn cho
Mỹ-Ngụy.


Phong trào chống bắt lính lan rộng khắp nơi. Hình thức chống bắt lính ngày càng phong phú. Thanh niên theo đạo
Cao Đài ở Bến Tre đã tuyệt thực đấu tranh chống bắt lính. ở Mỹ Tho, thanh niên trong các khu tập trung khi địch
bắt lính đã đấu tranh buộc địch phải thả hầu hết số anh chị em bị bắt. Có lúc địch dụ dỗ hàng ngàn anh em thanh
niên vào chùa thầy Khanh để úp bộ bắt anh em vào lính. Được cán bộ Đoàn động viên, hướng dẫn hàng trăm
thanh niên đã tìm cách rời bỏ chùa, nhờ đó thốt được âm mưu bắt lính của địch. Hình thức chống bắt lính cao
nhất của thanh niên là tập hợp lại thành tổ chức có vũ trang để cùng nhau canh gác và tự vệ. Có nhiều xã anh em
đã tự tổ chức thành từng tiểu đội, trung đội chống bắt lính, vừa tham gia sản xuất, vừa bố trí chiến đấu, sống chết
có nhau quyết khơng để cho địch bắt. Tháng 3-1972 ở tỉnh Kiến Phong đã xuất hiện một kiểu chống bắt lính bằng
bạo lực của khoảng 200 thanh niên. Anh em tự tổ chức ra một khu trốn lính có bố phịng cẩn mật. Họ hùn tiền mua
súng đạn để tự vệ. Địch cho quân đến càn anh em đã chiến đấu suốt cả một ngày, diệt gần 50 tên. Khi bọn trên
quận biết tin cho thêm lính tăng viện, anh em lại tạo ngay thế hợp pháp đấu tranh trực diện với chúng.


Thanh niên trong các thành thị miền Nam, nhất là ở thành phố Sài Gòn đã kiên quyết đấu tranh chống chế độ quân
sự hoá học đường của Mỹ-Ngụy. Cuộc đấu tranh kéo dài trong nhiều năm. Đến tháng 8-1970 các phòng quân sự ở
các phân khoa Đại học Cần Thơ, Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đã bị thanh niên học sinh các trường đốt sạch. Cuối tháng 8
năm đó, sinh viên Phạm Hạnh bị chết ở quân trường Quang Trung, sinh viên đã biến đám tang anh thành một cuộc
biểu tình với khẩu hiệu: “Chương trình qn sự hố học đường là âm mưu khát máu của đế quốc Mỹ” và “Mỹ cút,
ngụy nhào, quân sự học đường dẹp”… 1.700 học sinh, sinh viên đã xơ xát với một tiểu đồn lính ngụy canh giữ


quân trường để đưa tang anh.


Phong trào đòi “tự trị đại học”, chống “quân sự hoá học đường” của học sinh, sinh viên ngày càng phát triển. Nhiều
cuộc biểu tình bằng xe máy, tán phát hàng vạn truyền đơn, liên tục nổ ra. Địch đàn áp, bắt nhiều sinh viên lãnh đạo
phong trào như các anh Nguyễn Ngọc Phương, Trần Khiêm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Tấn Tài… Ngày 11-3-1970
chúng bắt anh Huỳnh Tấn Mẫn, Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Phong trào đấu tranh đòi thả sinh viên, học
sinh bị bắt nổ ra rầm rộ. Một đoàn các giáo sư và dân biểu quốc hội của chế độ ngụy đã vào nhà tù thăm học sinh,
sinh viên bị bắt, sau đó cơng bố rộng rãi trên báo chí bằng chứng cụ thể về bọn mật vụ, công an đã dùng nhục hình
tra tấn 41 học sinh vừa bị bắt. Bãi khoá nổ ra ở các trường đại học, trung học. Số học sinh, sinh viên Sài Gòn tham
gia lên tới 6 vạn người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

*
* *


Cùng với các cuộc đấu tranh giành và giữ thanh niên, đoàn viên và thanh niên trong các lực lượng vũ tranh giải
phóng đã góp phần cùng quân và dân kiên cường bám trụ, ngăn chặn đánh phá lấn chiếm, tiêu hao, tiêu diệt ngày
càng nhiều sinh lực địch, từng bước làm phá sản chiến lược “quét và giữ” của chúng, tiến lên giành thế chủ động
trên chiến trường.


Cuộc chiến đấu thời kỳ này không chỉ trong phạm vi chiến trường miền Nam Việt Nam. Từ ngày 30-4-1970
Mỹ-Ngụy mở cuộc hành quân “Bình Tây” đánh vào 6 tỉnh phía Đơng-Bắc Campuchia, đồng thời sử dụng lực lượng phỉ
ở Lào, có lính đánh th Thái Lan và hàng ngàn lần máy bay Mỹ yểm trợ, mở các cuộc hành quân lấn chiếm nhiều
bản làng, thực hiện cái gọi là “đơ thị hố” cưỡng bức ở Lào: Cả Đơng Dương trở thành một chiến trường. Tuổi trẻ
Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng, sát cánh cùng quân và dân hai nước Lào và Campuchia anh em ngoan cường,
dũng cảm đập tan âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Sau khi giải phóng Atơpơ, phối hợp với lực lượng
yêu nước Campuchia, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã đánh địch ở các tỉnh phía Đơng-Bắc Campuchia, tiêu diệt
hàng chục tiểu đồn qn Lon-non và qn ngụy Sài Gịn, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn từ Đơng-Bắc
Campuchia - Nam Lào, đến Tây Nguyên. Níchxơn bị thua đau, buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Campuchia đúng 2
tháng sau khi hùng hổ mở cuộc hành quân “Bình Tây”. Cuối năm 1970, chúng lại ngoan cố phản kích một lần nữa
để càng chuốc lấy thất bại thảm hại, bị loại khỏi vịng chiến đấu 54.000 tên, trong đó có 13.770 tên Mỹ, 620 máy


bay bị bắt rơi và phá huỷ; 3.375 xe, 66 tàu, xuồng chiến đấu bị bắn cháy, v.v…


Trên chiến trường Lào, cuộc hành quân Cù Kiệt của địch kéo dài hơn nửa năm, từ tháng 8-1969 đến tháng 2-1970,
bị đập tan ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng. Tiếp đó một bộ phận quan trọng lực lượng phỉ Vàng Pao và lính
đánh thuê Thái Lan bị tiêu diệt ở Xảm Thông - Long Chẹng và bị truy kích ở vùng Pắc-Bang (Uđơmxay). Đêm 28
rạng ngày 29-4-1970 lực lượng địch ở Atôpơ và Xaravan (Nam Lào) bị tiêu diệt, 2 thị xã này và một số vùng lân
cận hồn tồn được giải phóng.


Trên chiến trường miền Nam, cùng với việc đánh bại những cuộc hành quân chặn của địch ở phía trước, tuổi trẻ
cùng quân và dân các địa phương tiếp tục bao vây dài ngày, tiêu diệt hàng loạt căn cứ quan trọng của địch ở các
khu giáp ranh vùng đồng bằng và ven đô thị: Đắc Xiêng (Bắc Kon-Tum), Cốc Bài, Đá Bàn (Tây Trị-Thiên). ở thành
phố Huế ta vây và tiêu diệt ở điểm cao 935. ở Quảng Nam buộc chúng rút ở Hiệp Đức, loại hơn 4.100 tên, có 200
tên Mỹ; 159 máy bay, 59 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy.


Trong chiến đấu, nhiều đoàn viên, thanh niên đã tỏ rõ tài trí và tinh thần quả cảm đánh địch nhiều trận hết sức độc
đáo. Trường hợp đội an ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho chiến đấu trong điều kiện không cân sức để bảo vệ căn cứ Tỉnh
ủy ở Long Tiên khi bất ngờ bị lực lượng lớn địch tấn công là một trận đánh khá táo bạo. Lực lượng chênh lệch 1
phải chọi với 50, không thể đối mặt chặn đánh địch, các chiến sĩ trẻ trong đơn vị, trong đó có Ba Điện (sau này là
Anh hùng lực lượng vũ trang) và Tư Bốn (tức Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Việt Thành hiện nay) đã lựa
chọn một phương pháp đánh địch chưa có tiền lệ trong chiến tranh hiện đại, nhưng lại phù hợp với điều kiện tác
chiến để bảo vệ căn cứ khi địch đông gấp bội: Chỉ đánh bằng lựu đạn! Lựu đạn cài ở “bãi chết”, lựu đạn được
phóng tới mục tiêu bằng giàn thun… Kẻ địch khơng tài nào phán đốn được hướng tấn công của đối phương, càng
không thể nắm được lực lượng của đội an ninh vũ trang. Trong khi chỉ với những vạch làm điểm chuẩn dưới chân
và nút áo của người kẹp lựu đạn (chủ yếu do Tư Bốn đảm trách) các chiến sĩ an ninh vũ trang được một chiến sĩ
ngồi trên cây cao rậm rạp “chấm toạ độ” cũng có thể cho lựu đạn nổ chụp hoặc phang thẳng vào đội hình địch, gây
sát thương cho chúng trên diện rộng. Địch tìm cách đối phó. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Với phương
châm “lấy của địch đánh địch” các chiến sĩ của ta đã xoay hướng trái gài vào mìn Playmore của địch. Sáng ra
chúng tới chỗ cũ gỡ trái thì mìn nổ. Thế là “gậy ông lại đập lưng ông”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

rượt địch, diệt nhiều tên. Bọn địch hoảng sợ phải bỏ dở cuộc càn chạy về lộ 4. Sau này Dương Thị Lệ đã được


tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.


Tiêu biểu là người con gái anh hùng Lê Thị Hồng Gấm. Là một người con gái lớn lên trên vành đai diệt Mỹ Bình
Đức (một tên khác của căn cứ Đồng Tâm - Mỹ Tho), Lê Thị Hồng Gấm đã từng chứng kiến nhiều cảnh dã man, tàn
bạo của địch đối với đồng bào, đồng chí mình. Gấm đã tình nguyện gia nhập lực lượng du kích ở địa phương,
thường xuyên đứng chân trên vành đai, chiến đấu nhiều trận, diệt 20 tên địch vừa Mỹ vừa ngụy. Ngày 18 tháng 4
năm 1970, Lê Thị Hồng Gấm được lệnh dẫn một số cán bộ đi nghiên cứu tình hình. Chuẩn bị vượt qua một khoảng
đồng trống, bất ngờ gặp lực lượng địch đi càn. Với quyết tâm bảo vệ cán bộ, một mình một súng, Gấm đã đánh trả
bọn địch đông gấp nhiều lần, diệt nhiều tên và bắn bị thương một máy bay lên thẳng của chúng. Lực lượng không
cân sức cuối cùng chị đã hy sinh. Tấm gương của Lê Thị Hồng Gấm cùng với nhiều tấm gương khác như Nguyễn
Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Lê Mã Lương… từng cổ vũ lớp lớp thanh niên hai miền Nam Bắc nỗ lực vươn lên lập
cơng, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Cùng với địn tiến cơng qn sự, hàng triệu lượt đồng bào và thanh niên đã nổi dậy giành quyền làm chủ. 6 tháng
đầu năm 1970 hơn 5 triệu lượt đồng bào và tuổi trẻ đồng bằng sông Cửu Long đã nổi dậy giành quyền làm chủ ở
nhiều vùng. ở Trung Trung Bộ có hơn 80 vạn thanh niên cùng nhân dân nổi dậy, làm tan rã hơn 40.000 tên trong
bộ máy ngụy quyền tay sai, giải phóng thêm 270.000 người. Trong ngày lễ Phật Đản năm 1970 có tới 25 vạn đồng
bào phật tử ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… đã xuống đường đòi hồ bình, chấm dứt chiến tranh xâm lược, lên án
Mỹ-Ngụy giết hại Việt kiều ở Campuchia. Phối hợp với các cuộc đấu tranh trên, hơn 70.000 công nhân, thuộc 118
nghiệp đồn Sài Gịn đã bãi cơng. Tiếp đó 100.000 cơng nhân Sài Gịn - Chợ Lớn lại bãi cơng đòi quyền dân sinh
dân chủ, đòi Mỹ rút về nước.


*
* *


Thời gian từ sau khi Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc, phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ miền Bắc phải
trải qua những thử thách để đứng vững và phát triển trong điều kiện mới đầy khó khăn, vừa phải tranh thủ hàn gắn
vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, vừa phải luôn ln nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi kiểu
chiến tranh đế quốc Mỹ có thể gây ra, đồng thời hết lòng, hết sức chi viện cho cách mạng miền Nam và chi viện
cho chiến trường 2 nước bạn Lào và Campuchia.



Tháng 12 năm 1969, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam quyết định chuyển hướng
phong trào “Ba sẵn sàng” nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới. Trong khi tiếp tục giáo dục đoàn viên và thanh
niên phát huy hơn nữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần cảnh giác sẵn
sàng chiến đấu, Trung ương Đoàn rất coi trọng hướng nhiệm vụ trung tâm của phong trào “Ba sẵn sàng” lúc này là
lao động sản xuất, học tập, tu dưỡng và rèn luyện.


Lao động có tổ chức, có kỹ thuật và năng suất cao là một đòi hỏi cấp bách. Trong điều kiện sản xuất của những
năm khôi phục kinh tế, hàn vết thương chiến tranh không chỉ cần tinh thần sẵn sàng đảm nhận cơng việc khó khăn
phức tạp mà cịn phải tìm tịi những hình thức thích hợp, những phương pháp có hiệu quả nhằm động viên đoàn
viên và thanh niên tác động vào những khâu yếu nhất trong khoa học công nghệ và quản lý. Khẩu hiệu hành động
“kỹ thuật cao, lao động giỏi” và sau đó là cuộc vận động “hai mũi tiến cơng thắng Mỹ” là q trình phát triển phong
trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên công nhân. Cuộc vận động được bắt đầu từ những nhà máy, xí nghiệp ở Hà
Nội và nhanh chóng lan ra ở nhiều nhà máy, xí nghiệp cơng trường khác. Từ các cuộc vận động trên, tiến thêm một
bước, tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở, trước hết là ở Công ty Gang thép Thái Nguyên và Nhà máy Dệt 8-3 (nay là
Công ty Dệt 8-3), đã mở các hội thi tài để chọn những thợ giỏi của cơ cở, về sau trở thành một phong trào mang
nhiều ý nghĩa và tác dụng là phong trào “luyện tay nghề và thi chọn thợ giỏi”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

Năm 1971, ở Hà Nội trong 178 cơ sở sản xuất đã có 108 cơ sở tổ chức cho thanh niên ôn luyện tay nghề và thi
chọn thợ giỏi, thu hút hơn 30.000 đoàn viên và thanh niên tham gia. Cùng thời gian, ở 11 Tỉnh, Thành Đồn, đơn vị
trực thuộc cũng đã có 400 cơ sở Đồn tổ chức cho thanh niên ơn luyện tay nghề, thi chọn thợ giỏi, thu hút trên
40% đoàn viên và thanh niên tham gia. ở tỉnh miền núi Hoà Bình có tới 43,5% tổng số cơ sở và 43.1% tổng số
đồn viên, thanh niên cơng nhân trong tỉnh tham gia “luyện và thi”. ở Quảng Bình trong điều kiện khó khăn, các cơ
sở sản xuất chưa kịp khơi phục, nhiều cơ sở còn phải tổ chức sản xuất trong hầm địa đạo, Đoàn thanh niên vẫn tổ
chức cho đoàn viên và thanh niên ôn luyện tay nghề. 41% thanh niên công nhân trong 21 đơn vị thuộc 4 ngành
trong tồn tỉnh đã chọn thợ có tay nghề khá cùng các giáo viên chia nhau về từng căn hầm kèm cặp nhau cùng ôn
luyện. ở Công ty Gang thép Thái Ngun, lúc đầu chỉ có 10 cơ sở Đồn tổ chức luyện tay nghề, nhưng đến năm
1971 đã có hơn 30 cơ sở tổ chức cho thanh niên luyện và thi. Năm 1967 có 10 thợ giỏi cấp cơng ty, đến năm 1971
có tới 55 thợ giỏi.



Qua những hội thi tài, thi chọn thợ giỏi ở cơ sở, từ tổ sản xuất đến phân xưởng, nhà máy đã tiến tới thi chọn thợ
giỏi ở cấp ngành. Từ năm 1971, thanh niên ngành dệt đã tổ chức thi chọn thợ giỏi trong toàn ngành, chọn được
hàng trăm thợ giỏi trong toàn ngành, chọn được hàng trăm thợ giỏi tiêu biểu, phát hiện được nhiều thao tác tiên
tiến, đưa vào qui trình cơng nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động. Trong đó lối đi tua “hoa hồng” của Cù
Thị Hậu, công nhân đứng máy của Nhà máy Dệt 8-3 là một sáng tạo đem lại nhiều hiệu quả. Nhiều đoàn viên,
thanh niên, thông qua các hội thi chọn thợ giỏi càng thêm gắn bó với nghề. Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Phú… đã
vượt qua lựa chọn từng cách đi tua để giành năng suất cao. Trịnh Thị Toan khi bước vào nghề dệt mới chỉ là một
cơng nhân bình thường, nhưng đã kiên trì học hỏi những thợ dệt đi trước, tìm ở họ những thao tác tiên tiến có thể
vận dụng cho mình, vươn lên đứng đầu hội thi thợ dệt giỏi của tồn nhà máy, và sau đó tồn ngành.


Đồn thanh niên ở nhiều cơ sở cịn có sáng kiến kết hợp với chủ trương thi nâng bậc hàng năm của đơn vị để tổ
chức luyện và thi, vì thế phong trào khơng cịn là của riêng thanh niên. Chính quyền và cơng đồn đã trực tiếp giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện, kể cả việc cử những cơng nhân có tay nghề cao kèm cặp, để các thợ trẻ rèn luyện nâng
cao tay nghề.


Phong trào luyện tay nghề thi chọn thợ giỏi ngày càng được phát triển ở hầu khắp các ngành nghề làm nảy nở
ngày càng nhiều những tay thợ trẻ xuất sắc, đảm đương được nhiều công việc của thợ bậc cao. Như trường hợp
Ngô Thị Sửu, một thợ hàn cao áp, say sưa bám sát chuyên gia học hỏi kinh nghiệm, để rồi tự mình giải quyết thành
cơng những mối hàn phức tạp. Hay như Thái Hiền Lương, vào nghề 2 năm đã có trình độ tay thợ bậc 4, vẫn khơng
ngừng vươn lên nắm vững khoa học kỹ thuật, vừa làm thợ, vừa học hàm thụ đại học, năm nào cũng có sáng kiến
cải tiến có giá trị.


Trên mặt trận sản xuất nơng nghiệp, phong trào xây dựng “cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ” tiếp tục được đẩy mạnh
và nâng cao. Phong trào được mở rộng sang cả các lĩnh vực rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhất là
trong lĩnh vực chăn nuôi. Những “ô chuồng, dãy chuồng” tăng trọng ra đời đáp ứng yêu cầu của các trại chăn nuôi
tập thể. Từ Hà Nội, thanh niên nông dân ngoại thành đã có sáng kiến xây dựng dãy chuồng “trăm con vạn cân”, tức
là mỗi đoàn viên, thanh niên nhận chăm sóc, ni dưỡng 100 con lợn, đạt trọng lượng xuất chuồng 100kg/con.
Phong trào có sức hấp dẫn những thanh niên làm nghề chăn ni ham tìm tịi hiểu biết những vấn đề khoa học kỹ
thuật có liên quan đến con lợn. Ngô Thị Phú (Hà Nội), Phạm Thị Hải (Hải Phịng) là những đồn viên đã bỏ nhiều
cơng sức tìm tịi, xây dựng nên những qui trình chăm sóc cho từng loại lợn, mang lại hiệu quả rõ rệt.



Đáng chú ý là thời kỳ này, bên cạnh việc không ngừng nêu cao quyết tâm phấn đấu mở rộng diện tích trồng trọt
bằng cách khai hoang phục hoá, san lấp hố bom, thùng đào thùng đấu… thanh niên nông thôn đã đặc biệt coi trọng
trau dồi và nâng cao kỹ năng nghề nông. Nhiều hội thi cấy theo lối mới, thi cày, kể cả cày bằng máy được tổ chức
rộng khắp, từ cơ sở lên cấp huyện, tỉnh. Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp tổ chức hội thi cấy
theo lối mới ở toàn miền Bắc, chọn ra được nhiều cặp cấy đúng kỹ thuật, nông tay vừa phải và thẳng hàng. Hội thi
thợ lái máy cày giỏi toàn miền Bắc cũng đã được tổ chức. Nhiều thợ lái máy cày trẻ đã trình diễn những thao tác lái
máy tiên tiến trên những phương tiện cải tiến phù hợp với từng đồng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

cấy cho hợp tác xã. Thanh niên nơng thơn Hải Phịng có hình thức thi đua “hai giỏi thắng Mỹ” (Lao động giỏi, kỹ
thuật giỏi) đi sâu vào thâm canh tăng năng suất cây trồng.


Thanh niên là những người đi đầu trong việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc xử lý
giống và chăm sóc cây trồng, đi đầu trong phong trào làm phân bón và áp dụng những phương pháp bón phân đạt
hiệu quả cao. Công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh. Thanh niên là những người hăng hái tham gia các đội chuyên thủy
lợi. Những người khơng có điều kiện tham gia các đội thủy lợi 202 (tập trung) thì tham gia làm thủy lợi nội đồng,
góp phần cải tại đồng ruộng, nhất là đi đầu áp dụng những biện pháp tưới tiêu theo khoa học.


Năm 1971 là năm các tỉnh miền Bắc gặp thiên tai lớn. Lũ lụt phá hoại nghiêm trọng mùa màng ở nhiều tỉnh. Thanh
niên không những là lực lượng xung kích trong chống lũ mà cịn đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
mới trong gieo trồng đảm bảo ứng phó kịp thời với tình hình. Trong đó có việc gieo mạ sân, ngay khi nước lụt vẫn
cịn trắng đồng, hoặc gieo trồng cây vụ đơng trên nền đất phù sa. Nhiều nơi như ở Hải Hưng, Hà Bắc do vỡ đê, có
vùng phù sa ngập đến ngang thắt lưng, thanh niên vẫn khơng quản khó khăn gieo trồng chăm chút từng hạt ngô,
từng dây khoai lang.


Đồng thời với việc đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, các cơ sở Đồn ở nơng thơn đã tích cực vận động
đồn viên và thanh niên đi đầu thực hiện cuộc vận động “Phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của
quần chúng nông thôn” của Đảng. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã nhấn mạnh: “Cần xác định
rõ trách nhiệm và quyền làm chủ tập thể của đoàn viên, thanh niên trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và trách
nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc tham gia quản lý hợp tác xã, tăng cường nền kinh tế tập thể, phát huy quyền


làm chủ tập thể của thanh niên”.


Việc hình thành những đội thanh niên kiểm tra và tổ chức các hội nghị xã viên trẻ là những hình thức hoạt động thể
hiện ý thức trách nhiệm của đồn viên và thanh niên nơng thơn trong việc tham gia quản lý. Tổ chức Đoàn hợp tác
xã Văn Quán (Vĩnh Phú) là đơn vị đã tổ chức sớm những hội nghị xã viên trẻ, đóng góp nhiều kinh nghiệm q về
việc Đồn thanh niên chủ động nắm và thực hiện kế hoạch sản xuất của hợp tác xã cũng như tham gia phân bố lực
lượng lao động trẻ vào các khâu của sản xuất và đời sống.


*
* *


Trên chiến trường miền Nam, thừa thắng xốc tới, năm 1971, tuổi trẻ góp phần đánh bại 3 cuộc hành quân lớn của
địch: Lam Sơn 719, Toàn Thắng 1-1971 và cuộc hành quân ra vùng 3 biên giới. Trong đó cuộc hành quân Lam
Sơn 719 đánh vào khu vực đường 9-Nam Lào là cuộc hành quân điển hình của chiến lược Việt Nam hoá. Tiếp sức
cho cuộc hành quân của chúng cịn có các lực lượng qn ngụy Viêng Chăn và lính đánh th Thái Lan từ căn cứ
Xênơ và Pắcxế đánh vào phía Tây đường số 9 và cao nguyên Bôlôven.


Sau nhiều trận đánh phủ đầu quyết liệt vào những căn cứ bàn đạp của địch ở Khe Sanh, Đông Hà, Lao Bảo (Bắc
Quảng Trị) ngày 8-2-1971, phối hợp cùng quân và dân Lào, các chiến sĩ ta đã dũng mãnh xông lên đánh chiếm
Sêpôn, cứ điểm xung yếu của địch ở Nam Lào. Tiếp đó đánh các cứ điểm Phu Lan, Nậm Lực, La Tương, Cha Ky.
Cuộc bao vây đánh chiếm bản Đông của quân ta bắt đầu từ ngày 13-3, các chiến sĩ trẻ, phần lớn trưởng thành từ
phong trào “Ba sẵn sàng”, trải qua thử thách ác liệt của chiến trường, tỏ ra hết sức vững vàng và có nhiều mưu trí
sáng tạo trong cách đánh địch ở cứ điểm, cũng như đánh địch đến ứng cứu. Sau 5 ngày chiến đấu quyết liệt ta đã
buộc địch rút chạy khỏi cứ điểm và đến ngày 20-3 địch hoàn toàn bị tiêu diệt, phá tan âm mưu của chúng hòng
ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn qua đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh vẫn do
ta làm chủ. Trong năm 1971 Bộ Tư lệnh 559 vẫn vừa đánh địch vừa vận chuyển hàng ra tiền tuyến đảm bảo từ 95
đến 100% kế hoạch. Riêng tháng 2-1971 đã vận chuyển được 13.608 tấn, đạt 91% kế hoạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

này. Tuổi trẻ và đồng bào ở 2 huyện Hải Lăng, Triệu Phong và dọc đường số 1 đã nổi dậy đồng loạt làm tan rã hệ
thống kìm kẹp của địch.



Với lối đánh thọc sâu dũng mạnh, các chiến sĩ trẻ trên mặt trận Quảng Trị đã đập nát hệ thống phòng ngự mạnh
nhất của địch ở ái Tử, La Vang, Tích Tường. Đinh Văn Hoè, đoàn viên ưu tú, trở thành ngọn cờ chiến đấu xuất sắc
cùng đơn vị đánh địch suốt dọc đường 9, qua vùng đồng bằng Hải Đăng, tiến vào tuyến sơng Mỹ Chánh. Một mình
H sử dụng thành thạo 6 loại súng của ta, 3 loại súng lấy được của địch, bắn gục 4 máy bay Mỹ, thiêu cháy xe
bọc thép, bắt sống M113 của địch, Đinh Văn Hoè thường nói: “Được làm chiến sĩ thọc sâu là vui sướng nhất”. Anh
đã bám địch là bám đến cùng, hễ ở đâu có địch là anh xốc tới. Noi gương Hoè, các chiến sĩ trẻ trong đơn vị do
chính trị viên Đống chỉ huy đã chiến đấu quyết liệt không cho địch co cụm lại ở Tri Bưu, cản đường tiến của quân ta
vào thị xã Quảng Trị. Quyết, Duy, rồi Sâm, Vi, Lộc…. những đồn viên xơng xáo, dũng mạnh như những mũi dao
sắc nhọn đánh chiếm từng bờ tường trong một khu nhà 2 tầng cạnh nhà thờ Tri Bưu, quét sạch địch ra khỏi hang
ổ, bắn cháy cả máy bay địch đến chi viện cho đồng bọn.


Đến ngày 2-5-1972 quân ta đã chọc thủng tuyến phịng thủ, đuổi địch về phía bờ nam sơng Mỹ Chánh, giải phóng
hồn tồn Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền, Thừa Thiên. Tháng 6-1972 tiếp tục truy kích địch ở phía
Tây sơng Mỹ Chánh và phía Nam sông Hương, tiếp tục vây ép thành phố Huế. Đến ngày 26-6 chiến dịch Trị Thiên
hoàn toàn thắng lợi, ta tiêu diệt 24.070 tên địch, bắt sống 3.358 tên, phá huỷ 636 xe, bắn rơi 340 máy bay các loại,
loại khỏi vịng chiến đấu sư đồn bộ binh số 3 và đánh thiệt hại nặng sư đồn lính thủy đánh bộ của địch.


Bị thua đau, bè lũ Mỹ-Ngụy liều lĩnh mở cuộc hành quân Lam Sơn 72, hòng giành lại những vùng đất đã mất.
Chúng huy động tới 2 sư đoàn quân dự bị chiến lược và một lực lượng lớn quân biệt động ngụy cùng với trang bị
mới vào trận, có khơng qn và hải qn Mỹ yểm trợ tới mức tối đa. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt 82 ngày đêm làm
cho quân địch ngày càng sa lầy trong thế thất bại. Một lực lượng lớn quân dự bị chiến lược bị giam chân và bị tiêu
hao dần. Các chiến sĩ ta càng đánh càng tỏ ra ngoan cường. Trong đó nổi bật là cuộc chiến đấu của các chiến sĩ
trẻ trong thành cổ Quảng Trị, được coi là bản anh hùng ca chói ngời chiến cơng. Trong những điều kiện chiến đấu
cực kỳ ác liệt, trên trời máy bay B52 rải thảm, dưới đất pháo bầy, pháo chụp tới tấp dội bão lửa, các chiến sĩ trẻ đã
bám từng ụ đất, từng bờ thành, kiên cường chiến đấu, thể hiện phẩm chất cách mạng tuyệt vời của mình. Vũ
Trung Thướng cùng đơn vị của anh đã trở thành niềm tin tưởng mãnh liệt cho đồng đội khi mỗi chiến sĩ ở đây dũng
mãnh giữ một hướng tiến công, sử dụng thành thạo 6 loại vũ khí. Với tinh thần “mỗi chiến sĩ là một Lê Mã Lương”,
từng chiến sĩ trên trận địa đã dám chọi với hàng trăm địch. Linh hồn của những trận chiến đấu ngoan cường ấy
chính là người chính trị viên trẻ tuổi Vũ Trung Thướng và các chiến sĩ trẻ Tăng Bá Bình, Tạ Đình Giong, v.v… Nói


về trận địa thép ấy, xã luận báo Quân đội Nhân dân đã viết: “Đơn vị Vũ Trung Thướng tiêu biểu cho tinh thần cách
mạng tiến cơng của các chiến sĩ qn giải phóng trong thời kỳ chiến đấu mới”…


Cùng với trận địa Vũ Trung Thướng, trên nhiều hướng tiến công, các chiến sĩ trẻ trong các đơn vị đều tỏ rõ tinh
thần kiên cường bám trụ đánh địch trong mọi tình huống. 25 chiến sĩ trẻ trong một ngày đánh lui 10 đợt phản kích
của 2 tiểu đồn địch. Các chiến sĩ trinh sát Hồng và Ba luồn sâu vào mục tiêu địch. Chiến sĩ thông tin Mai Ngọc
Thoảng, giữ vững đường dây liên lạc dưới mưa bom bão đạn suốt 48 ngày đêm. Có những lần đường dây thơng
tin bị đánh đứt, dưới làn đạn địch, không kịp nối, anh dùng răng cắn chặt 2 đầu dây cho tín hiệu đi qua, kịp thời
phục vụ chỉ huy chiến đấu.


Trong thế tiến công mạnh mẽ trên toàn chiến trường miền Nam, tuổi trẻ qn đội đã lập cơng xuất sắc, góp phần
tiêu diệt những đơn vị chủ lực lớn của địch trong một thời gian ngắn. 8 trong số 13 sư đoàn của ngụy Sài Gòn đã bị
loại khỏi vòng chiến đấu hoặc bị đánh thiệt hại nặng. Nhiều vùng đất đai rộng lớn được giải phóng, ở Quảng Trị, ở
Đắc Tơ, Bình Định, Bình Phước và xuất hiện nhiều vùng lõm khác.


*
* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế trong các vùng mới giải phóng, Đồn ta đã nêu
lên một trong 5 nội dung của phong trào “Năm xung phong” là “xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội”,
và nhấn mạnh: “Phải xung phong đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp hơn nữa ở các vùng giải phóng để xây dựng một
lượng dự trữ dồi dào cho kháng chiến, để đồng bào từ các vùng bị địch kìm kẹp trở về có đủ lương thực”. Để cụ
thể hố nhiệm vụ “xung phong sản xuất và thực hành tiết kiệm trong thanh niên nơng thơn”, Đồn thanh niên nhân
dân cách mạng đã ra các chỉ thị 05, 06, 07 thường xuyên chỉ đạo các cấp quan tâm động viên, tổ chức đoàn viên
và thanh niên đẩy mạnh sản xuất trong mọi tình huống, ngay cả ở những vùng địch tiến hành gom bắt dân ác liệt.
Bằng mọi hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang khởi nghĩa, đồn viên và thanh niên đã cùng bà con cô bác bung
ra, trở về quê cũ làm ăn theo cách “lúc đầu bung ra gần, dần dần bung ra xa”. Nhiều nơi đoàn viên và thanh niên,
với tinh thần “Năm xung phong” đã thật sự làm nòng cốt trong việc khai hoang phục hoá, và áp dụng một số biện
pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến như thay giống lúa dài ngày bằng giống lúa ngắn ngày, bón phân, tưới tiêu hợp lý.
Kẻ địch dùng kế mị dân, đưa nhiều biện pháp canh tác tiên tiến áp dụng vào đồng ruộng nhằm thâm canh tăng


năng suất cây trồng. Đoàn viên và thanh niên nhiều địa phương đã biết lợi dụng cơ hội thuận lợi đi đầu sử dụng
những giống lúa mới có năng suất cao đưa về áp dụng ở nông thôn và mạnh dạn vận dụng những biện pháp kỹ
thuật canh tác tiên tiến làm cho sản xuất ngày càng đạt quả cao. ở Mỹ Tho đoàn viên và thanh niên ở các cơ sở,
nhất là những nơi bom đạn ác liệt, xung quanh các căn cứ địch đã lợi dụng các hình thức hợp pháp để tổ chức sản
xuất. ở các vùng địch đánh phá có tính huỷ diệt, muốn biến thành đồng hoang nhà trống.. đoàn viên và thanh niên
đều xung phong để sản xuất. Họ theo dõi chặt qui luật đánh phá của địch, tổ chức canh gác bảo vệ, để bám đồng
ruộng gieo mạ, làm cỏ, bón phân. Có xã địch thường xuyên cho máy bay phá nương rẫy, cho biệt kích lén lút bắt
cóc và bắn bừa bãi vào nhân dân, một số bà con không dám ra nương rẫy sản xuất. Đoàn viên và thanh niên đã
cùng với lực lượng du kích tăng cường tuần tra canh gác, gương mẫu đi sản xuất trước để lơi kéo bà con. Nơi nào
có đồn viên, thanh niên đi làm thì nhân dân cùng đến làm. Xóm 4, một xóm rộng khoảng 5km2 thuộc vùng trọng
điểm bình định của địch, thường xuyên bị địch bắn phá ác liệt. Số bom địch ném xuống gấp bốn, năm lần số dân.
Nhưng nhờ có ruộng đất được chia và có đồn viên và thanh niên đi đầu góp phần đẩy mạnh tăng gia sản xuất và
chăn nuôi nên nhà nào cũng no đủ. Có nơi đồn viên và thanh niên cịn đi đầu trong việc tổ chức làm ăn tập thể
trong các tổ vần công, đổi công: tổ chức làm những thí nghiệm thâm canh cây trồng, vật ni.


Phong trào “xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội” đặc biệt sơi nổi ở các vùng giải phóng. Với ý thức
sản xuất thêm một hạt thóc là góp phần chống Mỹ, cứu nước, đoàn viên và thanh niên cùng bà con nông dân, mà
số đông là chị em nữ thanh niên đã xung phong gánh vác mọi công việc đồng áng và quản lý gia đình để chồng,
con em rảnh rang lên đường đi chiến đấu. Thanh niên đã tổ chức bám ruộng vườn vừa sản xuất, vừa chống giặc,
đào hầm đào hào khắp trong thơn xóm và cả trên đồng ruộng để chiến đấu khi địch càn đến, để bảo vệ người và
gia súc. Diện tích cày cấy ngày một tăng lên. Có các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được thanh niên học tập đem về
áp dụng và vận động bà con cùng làm nên năng suất lúa tăng lên rõ rệt.


Về chăn nuôi, số lợn, gà, vịt, ở nhiều nơi cũng đã tăng lên từ 2 đến 4 lần. Ngồi ra, được Mặt trận khuyến khích,
giúp đỡ các ngành nghề khác như đánh cá, làm muối, nước mắm, lò rèn, v.v… được phát triển.


Các mặt y tế, giáo dục, văn hố văn nghệ trong các vùng giải phóng được đồn viên và thanh niên tích cực tham
gia. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, nhiều tổ chức sơ sở Đồn đã nhận những cơng trình mang tên 26-3, như
xây dựng trường học, nhà trẻ, trạm y tế… Bộ mặt của nơng thơn vùng giải phóng ngày càng mang dáng nét mới
khác hẳn những “ấp tân sinh”, “ấp đời mới” ở giữa vùng Mỹ-Ngụy cịn tạm kiểm sốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

*
* *


Tranh thủ thời cơ, công tác giao thông vận tải thời gian này được đẩy mạnh. Nhiều tuyến đường được nâng cấp,
đủ khả năng vận chuyển những phương tiện chiến đấu hiện đại vào chiến trường.


Từ giữa năm 1972, bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam nhưng Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố hy
vọng gây sức ép với chúng ta ở Hội nghị Pari về Việt Nam. Chính vì thế, Mỹ đã “Mỹ hoá” trở lại cuộc chiến tranh.
Từ ngày 13-4-1972, chúng lại cho máy bay thả mìn, thủy lơi phong toả cảng Hải Phịng, đường sơng, đường biển
của ta, tiếp tục đánh phá lại các trọng điểm giao thông. Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) làm
nhiệm vụ trên các tuyến đường phần lớn đã hoàn thành nhiệm vụ trên các tuyến đường phần lớn đã hoàn thành
nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2 (được thay quân từ nửa cuối 1968) sau một nhiệm kỳ 3 năm. Nhưng nhiệm vụ TNXP, một
lần nữa lại được tăng cường để đảm bảo giao thơng trong mọi tình huống. 34.058 đội viên TNXP, trong đó có
18.022 nữ, chiếm tỉ lệ 52,9% của 18 tỉnh, thành phố miền Bắc đã được gấp rút huy động. Trong đó có 4.500 đội
viên TNXP của 3 tỉnh: Thanh Hoá, Hà Nam Ninh (nay là 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và Vĩnh Phú (nay là
Phú Thọ và Vĩnh Phúc) được Ban Bí thư Trung ương Đồn quyết định thành lập một Tổng đội mới, Tổng đội 572,
sang giúp đỡ nước bạn Lào làm nhiệm vụ mở con đường từ căn cứ kháng chiến của bạn đến biên giới Lào-Việt,
nối với đường số 7 của ta, dài 64 kilômét.


3 năm làm nhiệm vụ trên đất bạn, TNXP Tổng đội 572 luôn nêu cao tinh thần “vì bạn, vì mình, vì tình đồng chí”, tổ
chức nhiều chiến dịch hành động nhằm thi cơng dứt điểm từng hạng mục cơng trình. Nhiều cơng trình nhờ đó rút
ngắn thời gian thi cơng tới 10 ngày. Đoàn thanh niên Tổng đội đã thường xuyên chỉ đạo đoàn viên và thanh niên
đẩy mạnh phong trào lao động kiểu mẫu, phấn đấu giành năng suất cao, phát huy nhiều sáng kiến, cải tiến. Phần
lớn đội viên TNXP đều chưa quen công việc làm đường, Tổng đội đã thực hiện phương châm vừa học vừa làm,
đảm bảo đã ra mặt đường phải hiểu biết kỹ thuật, phải nắm được cơng việc, đồng thời bằng mọi cách nhanh chóng
thực hiện cơ giới hố. Nhiều đồn viên như Chu Quốc Cầu đã tìm đến những nơi địch từng đánh phá thu nhặt phụ
tùng, góp phần lắp ráp được 1 máy C100, một ĐT 54 và khôi phục được 30 xe ô tơ. Có thêm phương tiện, đến cuối
năm 1973, các cơng việc làm nền đường đã cơ giới hoá được 63%. Mặt đường và các cơng trình cầu, cống đến
cuối năm 1974 đầu năm 1975 cũng được cơ giới hoá tới 70%.



Các đơn vị TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) làm nhiệm vụ trên các tuyến đường huyết mạch luôn nêu cao
tinh thần cách mạng tiến công, tranh thủ thời cơ nâng cấp mặt đường, hoặc mở thêm đường mới. Tiêu biểu là các
đội 301, 341, 57, 55… Năm 1972, đội 301 đạt bình qn 19,4% cơng xây lắp/tháng, năng suất lao động đạt 105%,
làm lãi 110.370 đồng (thời giá năm 1972). Đội 99 thực hiện kế hoạch đạt 104%, lãi 10.000 đồng. Các đơn vị được
giao làm nhiệm vụ bốc vác chuyển tải, kho tàng… hoạt động phân tán, khơng tổ chức hạch tốn kinh tế, chỉ áp
dụng hình thức nhận việc, nhận kế hoạch theo từng thời gian nhất định, vẫn ln tìm tịi, cải tiến thao tác, đạt hiệu
suất công tác cao. Các đội 39, 44, 149 làm nhiệm vụ phục vụ cơng tác quốc phịng ln di động, phân tán nhiều
nơi, vẫn giữ vững tinh thần thời chiến, khẩn trương và hăng say, tổ chức giao khoán nội bộ đạt hiệu quả tốt. Các
ngành chủ quản nhận xét: “Đã giao việc cho TNXP là có thể tin tưởng!”


Các đội TNXP phục vụ ngành đường sắt, công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, đã biết tổ chức hợp lý, vừa làm vừa học,
nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đội 81 ln đạt
năng suất từ 104- 129%. Đại hội 816 là đơn vị lá cờ đầu của tồn ngành, thường xun vượt năng suất 12%.
Cơng tác vận tải được đẩy mạnh. Nhiều lực lượng, nhiều phương tiện được huy động. Các đơn vị làm nhiệm vụ
vận chuyển trên đường mịn Hồ Chí Minh trên biển đã tìm nhiều phương thức vận chuyển mới, tiếp tục trực tiếp
đưa vũ khí vào chiến trường, mặc dầu kết quả rất hạn chế. Năm 1970, Đoàn 125 tổ chức 15 chuyến vận chuyển vũ
khí cho chiến trường, chỉ có 5 chuyến vào được bến, 10 chuyến khác gặp địch phải quay lại. Đầu năm 1971 Đoàn
tổ chức 4 chuyến đi xa bờ, song tất cả đều bị địch bám, phải quay trở lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Phú Quốc chừng 60 hải lý thì gặp tàu địch. Tàu 645 vừa cơ động ra xa vừa đánh trả địch quyết liệt. Khoảng 11 giờ
ngày 23-4, một quả đạn lớn của địch trúng vào xích lái, tàu khơng cịn điều khiển được. Nguyễn Văn Hiệu đề nghị
Thuyền trưởng Lê Hà đưa anh em rời tàu, còn anh ở lại điểm hỏa huỷ tàu và anh dũng hi sinh.


Trận chiến đấu của tàu 645 đã kết thúc một phương thức, một giai đoạn vận chuyển oanh liệt của Đoàn 125 mười
năm chi viện sức người và vũ khí cho chiến trường, để chuyển sang một phương thức vận chuyển mới, hoạt động
công khai, chở vũ khí trên những con tàu đánh cá hợp pháp. Tháng 2 năm 1971, đã có 2 đội tàu sẵn sàng. Giữa
tháng 3, một trong 2 đội tàu đó vượt biển ra Bắc an toàn. Ngày 21 tháng 7 năm 1971 Qn khu 9 đã thành lập đồn
vận tải bí mật, có mật hiệu S.950 (đến năm 1972 đổi tên là đồn 371) thực hiện theo phương thức chuyển cơng
khai với sự giúp đỡ, bổ trợ của Đoàn 125 trên nhiều mặt.



Trong thời gian từ 1971 đến 1972, Đoàn 125 có các tàu 525, 609, 646, 601… cùng đi làm nhiệm vụ với Đoàn 371.
Các con tàu của Đoàn 125 đã dẫn dắt, hộ tống các chuyến đi của Đoàn 371 trong những vùng biển nguy hiểm, góp
phần hồn thành vận chuyển được 31 chuyến với 520 tấn vũ khí vào chiến trường khu 9.


Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường càng diễn ra ác liệt, cơng tác vận chuyển càng địi hỏi bức
bách. Đồn viên và thanh niên ở các địa phương đã táo bạo tổ chức đưa vũ khí đạn dược và cả thuốc men, lương
thực ra tận chiến hào bằng nhiều phương thức trong mọi tình huống. Thanh niên Mỹ Tho-Gị Cơng (thuộc quân khu
9) lợi dụng những khía cạnh hợp pháp trong qui chế đi lại của địch để tổ chức những tuyến vận chuyển giữa ban
ngày trên quốc lộ 4 (ngày nay là quốc lộ 1). Vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men và cả thương binh đều được
tập kết ở những điểm nhất định. Hàng ngày các đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển theo qui định đến các điểm hẹn
nhận hàng và chuyển đi. Khi đi tất cả đều mặc áo trắng là dấu hiệu địch qui định hợp pháp khi đi lại trên đường.
Với phương thức vận chuyển táo bạo đó, có thời gian đã phục vụ cả một trung đồn qn giải phóng vẫn đảm bảo
kịp yêu cầu chiến đấu. Nhiều vũ khí, đạn dược… trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược được chuyển theo đường
biển từ ngoài Bắc vào tập kết ở các bến thuộc vùng biển Gị Cơng được vận chuyển về căn cứ an toàn phục vụ
cho những chiến dịch lớn.


*
* *


Trước những thất bại hết sức nặng nề trên chiến trường miền Nam cũng như ở Lào và Campuchia, hòng cứu nguy
cho ngụy quân, ngụy quyền từ tháng 4-1972 đế quốc Mỹ điên cuồng cho không quân đánh phá trở lại miền Bắc
Việt Nam. Trường học, bệnh viện, nhà trẻ.. lại bị bom Mỹ tàn phá. Với tư thế “Ba sẵn sàng”, thanh niên công nhân
một lần nữa lại sơ tán máy móc đến nơi an tồn, tiếp tục bám máy bám lò, tiếp tục tay búa, tay súng hiên ngang
vừa sản xuất vừa đánh trả máy bay Mỹ. Thanh niên cơng nhân Quảng Ninh, Hải Phịng, Bắc Thái, Hà Nội và khắp
các xí nghiệp, cơng trường khác đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu hy sinh vì chủ nghĩa xã hội, vì
miền Nam ruột thịt. Thanh niên công nhân vùng mỏ hiểu rõ “trong chiến đấu Tổ quốc cần than hơn bao giờ hết” đã
thường xuyên bám hầm lò, phấn đấu thực hiện đi lị nhanh. Tuổi trẻ Hải Phịng bình tĩnh, gan dạ vượt qua lưới lửa
phong toả của địch giữ vững sản xuất trong mọi tình huống. Trên các cầu cảng đoàn viên trong lực lượng tự vệ của
cảng như Lâm Thị Chỉ, Nguyễn Văn Chiến, Đậu Ngọc Xuân… dũng cảm chiến đấu đánh trả máy bay địch, bảo vệ


cảng, bảo vệ hàng.


Những ngày cuối tháng 12 năm 1972 đế quốc Mỹ điên cuồng cho máy bay B52 rải thảm xuống nhiều khu vực đông
dân ở Thủ đô Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai bị trúng bom. Khu phố Khâm Thiên bị B52 rải thảm. Đồng ruộng Uy Nỗ
(Đông Anh) bị bom Mỹ cày xới… Thanh niên Hà Nội đã ngẩng cao đầu. Một nữ dân quân ngoại thành khi nghe tin
gia đình có người bị bom Mỹ sát hại, đang trực chiến, đã khơng rời trận địa. Cơ nói với đồng đội đầy cương nghị:
“Không được để nước mắt làm nhòa mặt kẻ thù”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Cả Hà Nội vào trận, tầng thấp, tầng cao, lưới lửa chăng dày đón đánh địch từ mọi hướng, mọi tầm. Trên các trận
địa tên lửa, trên các sân bay dã chiến, nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu giáp trận với siêu pháo đài bay B52 đã phát huy
cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nổ súng kịp thời tiêu diệt địch. Trắc thủ tính tốn Dương Nhật Thăng, vốn
là sinh viên Trường Đại học Ngoại giao nhập ngũ chưa bao lâu được chuyển về phân đội 9 bộ đội tên lửa đã đánh
địch liên tục mấy trận liền, không để một lần sai sót. Sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên, 3 đêm thức trắng, vẫn
tỏ ra tỉnh táo khi bắt gặp mục tiêu B52. Anh đã cùng với các trắc thủ cự ly Mè Văn Thi, trắc thủ phương vị Nguyễn
Xuân Đài, trắc thủ góc tà Ngơ Văn Lịch và các đoàn viên Lê Anh Chiến, Đỗ Xuân Thanh, Nguyễn Văn Vọng,v.v…
hiệp đồng chặt chẽ, bắn rơi máy bay B52 khi chúng xâm phạm vùng trời Hà Nội. Phi công Phạm Tuân, người sau
này trở thành phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam trong chuyến bay hợp tác Xô-Việt, bằng máy bay chiến đấu
Míc đã bắn hạ máy bay chiến lược B52 của Mỹ, đem lại vinh quang và niềm tự hào chính đáng cho những phi cơng
trẻ tuổi Việt Nam.


Trong 12 ngày đêm Hà Nội hiên ngang đối đầu với siêu pháo đài bay B52, tuổi trẻ Hà Nội không chỉ chiến thắng từ
trên những tầm cao hoả lực. Từ mỗi góc phố, mỗi cơ quan, xí nghiệp, cơng trường… tuổi trẻ Hà Nội đã ln tỏ rõ
khí thế lẫm liệt của thế hệ thanh niên “Ba sẵn sàng” từng được thử thách dày dạn.


Đoàn viên và thanh niên Nhà máy Điện Yên Phụ một lần nữa lại tình nguyện làm người cảm tử bảo vệ dịng điện.
Đội thanh niên cảm tử gồm 70 đoàn viên và thanh niên được thành lập với lời thề dưới cờ Tổ quốc và cờ Đảng:
“Xin dâng trọn tuổi Đoàn để bảo vệ dịng điện của Thủ đơ!”


Trong suốt 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt đánh trả liên tiếp mấy chục đợt tấn cơng điên cuồng của máy bay Mỹ,
dịng điện từ Nhà máy Điện Yên Phụ vẫn liên tục phát sáng. Mỹ dùng cả bom lade đánh vào nhà máy. Các chiến sĩ


trong đội cảm tử bảo vệ dòng điện lấy máu mình viết lên khẩu hiệu để phấn đấu làm theo: “Tim có thể ngừng đập,
nhưng dịng điện khơng thể nào tắt!”. Đặng Đức Thọ, Vũ Xuân Hoà, 2 đoàn viên trong đội cảm tử đang làm nhiệm
vụ vận hành máy, máy bay Mỹ đến đánh phá, các anh vẫn khơng chịu rời vị trí. Cuối cùng cả 2 anh đều hy sinh,
nhưng dịng điện của Thủ đơ vẫn sáng.


Chiến cơng vẻ vang của đồn viên, thanh niên và qn dân Hà Nội hồ cùng chiến cơng chung của quân và dân cả
nước đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt
Nam thống nhất. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta bước vào một thời kỳ mới, đầy thử thách cam go và giành
thắng lợi quyết định.


*
* *


Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết (1-1973), đế quốc Mỹ buộc phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi
miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ: cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt sự
dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam. Nhưng với bản chất hiếu chiến và xâm lược, đế quốc
Mỹ vẫn khơng chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện “học thuyết Níchxơn”, áp đặt chủ
nghĩa thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Trước khi rút quân, đế quốc Mỹ đã đưa thêm vào miền Nam
nước ta 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép các loại, nhiều tàu chiến và tăng dự trữ vật
tư chiến tranh lên mức cao nhất, tới gần 2 triệu tấn. Sau khi rút quân, đế quốc Mỹ cịn duy trì một lực lượng mà
chúng gọi là “lực lượng răn đe” ở Đông Nam á gồm không quân, hải quân, hàng loạt nhân viên quân sự Mỹ đội lốt
dân sự được để lại ở miền Nam nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

Pari được ký kết, chưa kể số 200.000 tù chính trị và 15.000 tù quân sự bị chúng giam giữ trái phép khơng chịu trao
cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam như hiệp định đã quy định.


Với thủ đoạn nham hiểm không cho đối phương kịp trở tay, khi các đại biểu của Mỹ-Thiệu vừa bước ra khỏi phòng
họp ở phố Klê-be (Pari) thì ở miền Nam chúng tung ra một lực lượng đánh phá điên cuồng các căn cứ “lõm” của ta
trong vùng chúng kiểm soát, lấn chiếm các vùng đã được giải phóng trước ký hiệp định. Chỉ trong 11 tháng của


năm 1973, địch đã sử dụng 60% quân chủ lực và toàn bộ lực lượng vũ trang địa phương, mở trên 360.000 cuộc
hành quân lớn, nhỏ lấn chiếm và tiến cơng với lực lượng lớn vào các vùng giải phóng của ta như Sa Huỳnh, Bắc
Kon-Tum, Chư Nghé, Kiên Đức, Quảng Đức, Nam Bắc lộ 4 ở Mỹ Tho, Chương Thiện, Núi Dài, Tri Tôn,v.v… Mọi
hành động đánh phá điên cuồng của chúng đều nhằm xoá bỏ trạng thái hai vùng, hai quân đội, hai chính quyền,
biến miền Nam thành một vùng do chúng tự do kiểm soát, tự do kìm kẹp.


Nhận rõ bản chất của kẻ địch, BCH Trung ương Đảng (khoá III) trong Hội nghị lần thứ 21, tháng 10 năm 1973, đã
chỉ ra rằng: “Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta
cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền
Nam tiến lên. Phát triển thực lực của cách mạng, là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới”.


Theo lời kêu gọi của Đảng, ý thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ trẻ trước vận mệnh của Tổ quốc, hàng triệu đoàn
viên và thanh niên trong cả nước đã tham gia đợt sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ, đồng thời siết chặt
hàng ngũ thực hiện sứ mệnh lịch sử là đội quân xung kích cách mạng trên mọi trận tuyến, chiến đấu và xây dựng,
cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân bước vào giai đoạn chuẩn bị với qui mô chưa từng có, nhằm đưa sự nghiệp
cách mạng lâu dài và gian khổ của nhân dân ta đến thắng lợi quyết định.


Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, phong trào lao động sản xuất, nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, chi viện cho
tiền tuyến lớn được đẩy mạnh. Đoàn viên và thanh niên ở hầu khắp các cơ sở đều sơi nổi thi đua hồn thành vượt
mức kế hoạch. Thành Đoàn Hà Nội phát động rộng rãi phong trào “lao động tình nguyện”. Tổng đội “Thanh niên
tình nguyện xây dựng Thủ đơ” được thành lập đảm nhận nhiều cơng trình, phần việc khó khăn nhằm khơi phục lại
những cơng trình bị địch đánh phá hư hỏng. Thanh niên trong các cơ sở sản xuất thực hiện ngày giờ công cao,
đăng ký phấn đấu tăng năng suất, hoàn thành vượt mức kế hoạch, xây dựng phong cách lao động mới. Nhiều cơng
trình thanh niên, lị, máy, xe thanh niên, tổ sản xuất thanh niên, quầy hàng thanh niên… được triển khai, thu hút
đơng đảo đồn viên và thanh niên tham gia. Cung Đình Phú và nhiều đồn viên và thanh niên khác ở Nhà máy Cơ
khí Hà Nội (nay là Nhà máy Công cụ số 1), thường xuyên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất
đã hoàn thành kế hoạch năm trước thời gian 120 ngày. Thi đua với Cung Đình Phú, năm 1974 riêng ở Hà Nội đã
có hơn sáu ngàn đồn viên và thanh niên hoàn thành kế hoạch được giao trước thời hạn từ 15 ngày đến 6 tháng.
Đánh giá cao những cống hiến xuất sắc của tuổi trẻ, tháng 6 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tổ
chức Đại hội tổng kết phong trào “Ba sẵn sàng” toàn miền Bắc. Đại hội đã qui tụ hàng trăm bông hoa tiêu biểu cho


hàng vạn tập thể và cá nhân từng lập nên những sự tích kỳ diệu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của tồn
dân, như Nguyễn Trí Ân, Hồ Thị Thu Hiền, Ngô Thị Sửu… Trong báo cáo tổng kết phong trào, đồng chí Vũ Quang,
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã rút ra những bài học sinh động về nghệ thuật phát động, chỉ
đạo phong trào, vai trị của tổ chức Đồn đối với một phong trào quần chúng rộng lớn diễn ra trong một thời gian
dài, trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống chiến đấu, sản xuất, học tập và rèn luyện.


Đại hội vinh dự được Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến dự và đánh giá cao phong trào cách mạng của tuổi trẻ. Bác Tơn
nói: “Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc, cùng với phong
trào “Năm xung phong” của thanh niên miền Nam đã góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta… Nhiều
tấm gương anh dũng tuyệt vời của thanh niên ta cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, mãi mãi sáng ngời để cho
mọi người noi theo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

quần chúng thanh niên, là chiến trường lập công của tuổi trẻ, là trường học bồi dưỡng một thế hệ thanh niên anh
hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.


Đồng chí Trường Chinh, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng trao tặng thanh niên lá cờ mang dòng chữ:
“Thanh niên hăng hái tiến lên hàng đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và xây dựng cuộc sống mới”.


Ban Chấp hành Trung ương Đồn coi đó là khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng mới.
Tháng 2-1974, để kịp thời chỉ đạo phong trào hành động cách mạng của thanh niên, trong khi chưa có điều kiện tổ
chức Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quyết định triệu tập Hội nghị đại biểu Đồn TNLĐ Hồ Chí Minh. Kể
từ Đại hội lần thứ III (1961) đến Hội nghị đại biểu lần này vừa tròn 13 năm. Nhiều sự kiện đã diễn ra và Đồn ta đã
có những đóng góp xứng đáng. Hội nghị đại biểu của Đồn đã khẳng định nhiệm vụ trong giai đoạn mới: “Giáo dục,
động viên, tổ chức và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phong trào lao động sản xuất, cần kiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong học tập và xây dựng cuộc sống mới, con
người mới xã hội chủ nghĩa”.


Hội nghị đã tiến hành bầu bổ sung một số đồng chí vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Bí thư Trung ương
Đồn theo tinh thần từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ Đồn như Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương
Đồn (Khố III) đã đề ra.



Trước đó, tháng 7-1973, Đại hội Đại biểu Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng lần thứ II đã được tiến hành tại
vùng căn cứ Tây Ninh. Tại Đại hội, Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam đã trao cho tổ chức Đoàn, tổ chức Đội và
phong trào của tuổi trẻ 2 lá cờ thêu dòng chữ: “Thế hệ anh hùng, thắng Mỹ vẻ vang, thanh niên anh hùng tiến lên”
và “Phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, tiếp tục sự nghiệp Bác Hồ vĩ đại, thiếu niên hãy sẵn sàng”. Đại hội đã
tập trung trí tuệ đánh giá công tác tổ chức chỉ đạo phong trào “Năm xung phong” trong toàn miền và quyết định
phát động phong trào “Ba xung phong giành giữ hồ bình”, bao gồm:


<i>-</i> <i>Xung</i> <i>phong</i> <i>đấu</i> <i>tranh</i> <i>chính</i> <i>trị.</i>


<i>-</i> <i>Xung</i> <i>phong</i> <i>tham</i> <i>gia</i> <i>xây</i> <i>dựng</i> <i>lực</i> <i>lượng</i> <i>vũ</i> <i>trang.</i>


<i>- Xung phong xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng.</i>


Đồng chí Phan Minh Tánh được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.


Dưới ánh sáng Nghị quyết hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp tháng 10-1973), Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn TNND cách mạng đã họp và ra nghị quyết động viên đoàn viên và thanh niên tiến lên
hàng đầu trong cuộc chiến đấu của tồn dân, đẩy mạnh tiến cơng và nổi dậy, giữ vững và phát huy thế chủ động
chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến trường.


Từ đầu năm 1974, cùng với việc phản công làm thất bại kế hoạch “bình định”, “tràn ngập lãnh thổ” của địch, mở
rộng thêm nhiều vùng giải phóng, đặc biệt giải phóng hồn toàn tỉnh Phước Long, dồn địch vào thế bị động, lúng
túng… hàng chục vạn đoàn viên và thanh niên đã hăng hái gia nhập quân đội góp phần nhanh chóng xây dựng các
binh đồn chủ lực có đủ các binh chủng kỹ thuật, là bước trưởng thành mới của quân đội nhân dân Việt Nam, đáp
ứng đòi hỏi của cuộc chiến đấu trong giai đoạn mới. Pháo cơ giới tầm xa, tên lửa và những xe tăng loại tốt lần đầu
tiên có mặt trên các chiến trường Nam Bộ.


Cơng việc chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược ngày càng hết sức khẩn trương. Với quyết tâm “tranh thủ từng
giờ mở thêm đường mới”, 35.000 đoàn viên và thanh niên trong lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (Nhiệm kỳ


3) cùng với các chiến sĩ binh đoàn Trường Sơn đã lao động qn mình mở thêm hàng ngàn kilơmét đường. Con
đường chiến lược Đông Trường Sơn được mở ra những năm trước được nâng cấp, nối liền đường 9 Quảng Trị
vào đến miền Đông Nam Bộ. Đến đầu năm 1975 tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch lên tới trên
20.000 km. Chiến công mở đường của tuổi trẻ đã được BCH Trung ương Đảng khen ngợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

chiến sĩ thơng tin trẻ tuổi cũng góp phần to lớn kéo dài đường dây thông tin hữu tuyến từ Hà Nội tới Lộc Ninh đảm
bảo trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể truyền đạt được chỉ thị của Trung ương đến mọi chiến trường.


Ở các địa phương trên chiến trường miền Nam tình hình có những chuyển biến mau lẹ. Nhiều cuộc đấu tranh của
thanh niên học sinh, sinh viên nổ ra thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Ngày 16-3-1974 hàng ngàn
học sinh, sinh viên cùng lực lượng trí thức, nhân sĩ, tôn giáo bất ngờ tập trung tại chợ Bến Thành, rải truyền đơn
đòi trả tự do cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm và tù chính trị đang bị giam giữ. Ngày 25-8-1974 các tầng lớp thanh
niên Sài Gòn lại tổ chức tưởng niệm nữ sinh Quách Thị Trang, thu hút cả nhiều dân biểu và trí thức cùng tham dự,
sau đó tuần hành qua các phố lớn. Ngày lễ Nơen, 24-12-1974, 11.000 sinh viên công giáo tập hợp trong “ủy ban
hành động cho cơng bằng xã hội” tổ chức mít tinh tại nhà thờ dòng Chúa cứu thế và nhà thờ Vườn Xồi, chống bắt
sinh viên đi lính.


Nhiều vùng giải phóng được mở rộng. ở những nơi này đã xuất hiện lực lượng “thanh niên bảo vệ vùng giải phóng”
được trang bị vũ khí vừa làm nhiệm vụ đánh địch vừa đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân. Tổ chức Đoàn ở
nhiều địa phương được củng cố và phát triển. ở Nam Bộ đến tháng 12-1974 chỉ còn từ 18-20% ấp “trắng” chưa có
đồn viên (2.000 ấp trong tổng số 11.000 ấp). Tây Nam Bộ có 2.025 ấp thì 1.490 ấp có tổ chức Đồn, chiếm 73%.
Trung Nam Bộ, trong 479 xã, có 276 xã có tổ chức Đồn xã, 96 xã có chi đồn và đồn viên, 107 xã cịn “trắng” cơ
sở Đồn. Đợt phát triển đồn viên nhân ngày Đoàn được mang tên Bác Hồ, Nam Bộ có thêm 10.000 đồn viên mới
(khơng kể số đồn viên trong lực lượng vũ trang), nâng tổng số đoàn viên năm 1974 lên 42.000.


Các cơ sở Đồn có nhiều hoạt động thiết thực chuẩn bị đón nhận thời cơ chiến lược. Đáng chú ý là phong trào
tòng quân, đi dân công phục vụ chiến trường diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương. Cuối năm 1973, riêng Củ Chi
đã có trên 3.000 thanh niên tịng qn. ở Mỹ Tho- Gị Cơng, những ngày cao điểm có từ 3.000 đến 5.000 lượt
thanh niên tham gia phục vụ chiến đấu. Riêng tháng 4-1975, có trên 40.000 lượt thanh niên trong tỉnh đi dân công
phục vụ trên các mặt trận.



Ở nhiều nơi, phòng vệ dân sự của địch hầu hết bị rã, chỉ còn lại vùng yếu, thị xã, thị trấn, song thường xuyên cũng
bị đánh phá , hiệu lực hoạt động khơng đáng kể, kể cả lực lượng phịng vệ xung kích. Lợi dụng tình hình kẻ địch
đang hoang mang ta bố trí một số thanh niên nịng cốt và đồn viên vào trong tổ chức phịng vệ của chúng chờ
thời cơ hành động. Thị Đoàn Cai Lậy đã đưa được 15 đồn viên vào tổ chức phịng vệ dân sự của địch. Chính lực
lượng này trong dịp 30 tháng 4 năm 1975 đã tước súng và giải tán trên 100 phòng vệ dân sự, thu gần 70 súng, khi
lực lượng ta chưa kịp vào tiếp quản thị trấn.


*
* *


Nắm vững thời cơ, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng, 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm
1975, các chiến sĩ ta đã nổ súng đánh chiếm Buôn Ma Thuột, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
1975. Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu ra trận đã ngoan cường cùng đồng đội đánh chiếm từng mục tiêu, chặn đánh từng
đoàn xe địch. Bằng 2 phát đạn B40 chiến sĩ trẻ Triệu Kim Thành đã bắn cháy 2 xe M113. Các chiến sĩ trẻ Thắng,
Hoà, Nguyên cũng dùng súng M72 lấy được của địch, bắn gục từng chiếc M113 đi đầu. Bọn địch hoang mang bỏ
chạy. Trận địa được giữ vững.


Ngay từ giờ phút đầu của cuộc tiến công, đồng bào thị xã Buôn Ma Thuột, đặc biệt là anh chị em thanh niên các
dân tộc, được sự hướng dẫn của các cơ sở cách mạng, đã nổi dậy giành quyền làm chủ, giúp sức đắc lực bộ đội
truy quét địch, tiếp đạn, tải thương, phát hiện kho tàng và nơi ẩn náu của địch. Nhiều tổ thanh niên vũ trang đã phối
hợp cùng bộ đội truy kích, gọi hàng hàng trăm tên giặc, bắt hàng chục tên ác ôn đầu sỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

Y Len được mẹ trao cho một chiếc gùi và một ống nứa trong có đựng hình Bác Hồ, kỷ niệm của người cha thân
yêu để lại. Y Len ln mang theo hình ảnh Bác Hồ bên mình khi đi làm nhiệm vụ, với một tâm niệm: “Đi cách mạng
để đền ơn Bác Hồ”.


Bằng một cố gắng phi thường, thanh niên cùng quân và dân ta đã chốt chặt con đường tháo chạy của địch và đã
tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến.



Khi mặt trận Tây Nguyên nổ súng thì ở Trị-Thiên-Huế và Quảng Nam-Đà Nẵng nhiều hoạt động phối hợp cũng
được mở ra. Các chiến sĩ trong các đơn vị bộ đội địa phương, cùng với hơn 100 đội công tác vũ trang được tuyển
chọn trong những cán bộ, đoàn viên, thanh niên ưu tú, đã thọc xuống các vùng sâu, vừa chuẩn bị chiến trường,
vừa mở cuộc tiến cơng từ trong lịng địch, làm cho địch rất hoang mang. Ngày 19-3-1975, chính các lực lượng vũ
trang địa phương và các đội vũ trang công tác này đã đón đúng thời cơ, táo bạo tổ chức cuộc tiến cơng giải phóng
thị xã Quảng Trị, và sau đó giải phóng tồn bộ tỉnh Quảng Trị.


Tuổi trẻ thành phố Huế dưới sự lãnh đạo trực tiếp của thành ủy, đã khẩn trương chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Nhiều
mũi công tác đã luồn sâu vào các khu dân cư phát động quần chúng. Nhiều đơn vị tự vệ thanh niên, sinh viên, học
sinh giải phóng đã được cấp tốc thành lập. Đúng vào ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, đồn cơng tác xã hội nữ sinh
viên liên khoa Huế (một tổ chức hợp pháp được thành lập từ năm 1973) đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở sân
trường đại học sư phạm, với lời kêu gọi thiết tha: “Thành phố này mãi mãi là của chúng ta!”. Cùng thời gian đó,
theo lệnh của thành ủy, một đơn vị tự vệ của sinh viên bí mật đến chốt tại trụ sở “sinh viên vụ” số 15 Phan Đình
Phùng, và sau đó, 3 tổ tự vệ khác đến chốt ở 3 ngôi nhà cao tầng để giữ 3 cây cầu bắc qua sông An Cựu. Khi bộ
đội chủ lực chọc thủng tuyến phòng thủ Mỹ Chánh, đập nát tuyến phòng thủ Phú Bài, cắt đứt đường bộ và đường
biển ở cửa Thuận An, nhiều tổ tự vệ thuộc các đơn vị của Thành Đoàn Huế đã cải trang mặc áo lính ngụy, mang
súng M16 bắt đầu xuất hiện kiểm soát những nơi xung yếu trong thành phố, chờ thời cơ phối hợp với bộ đội chủ
lực nổi dậy đánh chiếm thành phố.


Thường vụ thành ủy Huế chỉ thị cho Thành Đoàn thanh niên triển khai toàn bộ lực lượng cùng nhân dân chuẩn bị
sẵn sàng. Thành Đoàn phát lời kêu gọi các binh sĩ trẻ trong quân đội ngụy: “Con đường thốt của các bạn khơng
phải là Đà Nẵng hay Sài Gòn mà là con đường về với đồng bào và cách mạng. Hãy nhận rõ thời cơ ngàn năm có
một quay súng lập cơng chuộc tội!”. Truyền đơn được in ngay, tung vào những nơi có đơng binh sĩ ngụy tụ tập.
Cuộc chiến đấu giải phóng thành phố Huế đặc biệt diễn ra ác liệt ở sân bay Đồng Tâm. Bọn địch ngoan cố co cụm
lại chống cự. Từ 3 hướng, xe tăng cùng bộ binh quân giải phóng áp sát. Vũ Văn Mai dẫn đầu mũi tiến cơng của
phân đội 1, cho xe mình vọt lên, gặp một cụm xe tăng M48 của địch án ngự, Mai ra lệnh dùng đạn xuyên tiêu diệt
ngay một chiếc. Hầu như cùng lúc xe tăng ta đều nhả đạn,4 xe địch bốc cháy. Thi đua với các chiến sĩ xe tăng, một
mũi đột kích của bộ binh, tồn các chiến sĩ trẻ, đã diệt gọn một tốp xe tăng địch khi chúng tìm đường tháo chạy.
Trong khi ở quân khu 5 nhận được chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải
phóng đã đồng loạt mở cuộc tấn cơng về hướng Bắc nhằm mục tiêu giải phóng Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở


miền Nam mà quân địch đang co cụm cố sức chống đỡ.


Phối hợp với các cánh quân từ ngoài đánh vào, Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng đã khẩn trương chuẩn bị tổ chức
lực lượng nổi dậy. Hàng trăm cán bộ, đoàn viên thanh niên đã được bố trí luồn sâu vào sau lưng địch, móc nối với
lực lượng bí mật tại chỗ trong thành phố, đặc biệt là các cơ sở thanh niên trong các trường học, xưởng máy. ở nhà
máy điện Liên Trì, thanh niên đã cùng với các công nhân lớn tuổi tổ chức thành đội ngũ, làm việc liên tục 12 giờ
một ngày, với khẩu hiệu: “bám nhà máy duy trì sản xuất phục vụ nhân dân, đón chờ cách mạng”. Nhiều đơn vị tự
vệ đã được bí mật thành lập, trang bị ngay bằng các vũ khí lấy được của địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Ngày 26-3-1975, sư đoàn 2, quân khu V, do Anh hùng Nguyễn Chơn chỉ huy, chọc một mũi sắc nhọn giải phóng
Tiên Phước, Phước Lâm rồi Tam Kỳ và tiến đánh vào phía Nam thành phố Đà Nẵng. Ngày hơm sau từ phía Bắc,
đồn Thành Nam vừa góp phần tiêu diệt địch ở quận lỵ Phú Lộc, đã nhanh chóng vượt qua đèo Hải Vân, diệt căn
cứ chốt chặn của địch ở Lăng Cơ, sau đó phối hợp với một đơn vị xe tăng tiến vào từng hốc đá dọc bán đảo ngoan
cố chống lại bộ binh và xe tăng của ta. Một tổ chiến đấu của đại đội 3 đồn Ba Gia do Hồng Xn Cơng dẫn đầu
đã xông ra giữa cầu Trịnh Minh Thế, lợi dụng từng thanh dầm đánh trả địch. Công bị đạn địch xuyên thủng bàn tay.
Anh tự băng bó lấy và tiếp tục áp sát địch. Cùng lúc xe tăng ta vượt qua cầu. Bọn địch hốt hoảng xô nhau chạy. Cả
bọn nhân viên kỹ thuật trên các trạm rađa của không quân và hải quân ngụy trên đỉnh núi Sơn Trà đang điều khiển
máy bay lên xuống cũng hốt hoảng bỏ cả hồ sơ, tài liệu chạy tháo thân.


Sau 30 giờ chiến đấu quyết liệt, kể từ lúc mở cuộc tiến công vào thành phố, các lực lượng vũ trang giải phóng đã
cùng thanh niên và nhân dân Đà Nẵng tiêu diệt và làm tan rã 100.000 qn ngụy, giải phóng hồn toàn Đà Nẵng
-một căn cứ liên hợp mạnh của địch.


*
* *


Ngày 25-3-1975, sau những chiến thắng dồn dập của quân và dân ta, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị Trung ương
Đảng đã họp phiên lịch sử, khẳng định “thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm
giải phóng miền Nam”. Bộ Chính trị chủ trương tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất, giải
phóng Sài Gịn trước mùa mưa.



Tồn Đảng, tồn dân, tồn quân ở cả 2 miền Nam - Bắc quyết biến quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
thành hiện thực, giành thắng lợi cuối cùng. Hàng chục vạn đoàn viên và thanh niên, kể cả những thanh niên ở vùng
mới giải phóng, xung phong gia nhập quân đội, góp phần xây dựng những đơn vị mới, kịp thời bổ sung cho chiến
trường.


Các tỉnh ở hậu phương lớn miền Bắc phần lớn đều được giao chỉ tiêu tuyển quân gấp 2 lần những năm trước.
Nhưng ngay trong đợt giao quân đầu năm tất cả các tỉnh đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân cả năm. Nhiều thanh
niên học sinh ở Hà Nội và ở nhiều địa phương khác đã tạm ngừng việc học tập để kịp lên đường chiến đấu.


Ở Tây Ninh, tất cả thanh niên khối cơ quan, đoàn thể tỉnh, huyện đều tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang. Chỉ
trong 20 ngày, từ 4-4 đến 24-4-1975 đã có trên 3.000 thanh niên nhập ngũ, biên chế thành 9 tiểu đồn mới (trong
đó có 2 đại hội thanh niên tín đồ Cao Đài). Lực lượng tỉnh lúc này có 12 tiểu đồn và nhiều đại đội độc lập ở các
huyện. ở các xã lực lượng du kích đều có từ trung đội đến đại đội, đã tự lực giải phóng q hương.


Tại miền Tây Nam Bộ, khu Đồn đã huy động 30 ủy viên Ban Chấp hành và cán bộ chủ chốt xuống tăng cường
cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long Châu Hà. Các tỉnh đã
huy động hàng trăm cán bộ Tỉnh Đoàn tăng cường xuống các huyện. Hàng trăm cán bộ huyện Đoàn được tăng
cường xuống các xã, phát động thanh niên tòng quân và nổi dậy. Chỉ hơn 10 ngày, tồn khu đã có 8.311 thanh
niên tòng quân, 286 thanh niên được bổ sung cho chủ lực khu, 3.570 đoàn viên, thanh niên tham gia bộ đội tỉnh, số
còn lại tham gia chủ lực huyện và lực lượng an ninh vũ trang.


ở Mỹ Tho - Gị Cơng, Đồn thanh niên đã khẩn trương phân công hầu hết cán bộ đi về cơ sở chỉ đạo phong trào.
Các tổ chức Đoàn ở cơ sở được kiện tồn, khẩn trương xây dựng lực lượng khơng lộ, xây dựng địa bàn bám trụ,
tạo điều kiện để các lực lượng cách mạng đứng chân, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã, thị trấn.


Trên các nẻo đường ra trận, tuổi trẻ đã sống những ngày sôi động. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Quân
đi như nước chảy, xe chạy gần như chỉ có một chiều: tiến về phía Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

Cùng ngày 14 tháng 4, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gịn lấy tên là Chiến dịch


Hồ Chí Minh.


Sài Gịn - Gia Định là nơi tập trung cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, các kho tàng và căn cứ hậu cần
quan trọng, trung tâm chính trị, kinh tế, là sào huyệt cuối cùng của địch.


Sài Gòn - Gia Định cũng là một thành phố lớn với 3,5 triệu dân, có truyền thống đấu tranh cách mạng hết sức kiên
cường, nơi đã chứng kiến sự tích oanh liệt của những anh hùng trẻ tuổi có sức cổ vũ hàng triệu người đứng lên,
như Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Quách Thị Trang, Nguyễn Thái Bình,v.v…


Trong những ngày tháng 4-1975, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, tuổi trẻ thành phố Sài Gòn - Gia Định tranh
thủ từng giờ từng phút tổ chức lực lượng và triển khai kế hoạch chiến đấu, phối hợp chặt chẽ trong và ngoài. Các
đơn vị đặc cơng của mặt trận Sài Gịn, các chiến sĩ biệt động của Thành Đồn, được bố trí theo thế trận. Ngoài 4
tiểu đoàn được tăng cường ở các quận ngoại thành, ở nội thành có 60 tổ biệt động mới với hơn 300 thanh niên vũ
trang ém sẵn ở những vị trí xung yếu.


Thành Đồn thanh niên thành phố gấp rút tổ chức lực lượng cán bộ, đoàn viên và quần chúng cách mạng ở từng
vùng, phụ trách những cơng việc cần kíp như hướng dẫn quần chúng nổi dậy làm chủ đường phố, chiếm lĩnh các
cơ quan quan trọng của địch khi bộ đội chủ lực chưa kịp đến. Thành Đoàn chia làm 2 bộ phận: bộ phận phụ trách
phong trào công khai và chỉ đạo 5 điểm khởi nghĩa ở nội thành là Bàn Cờ - Vườn Chuối, Gia Định, Phú Nhuận,
Tân Phú - Bảy Hiền, Khánh Hội - Vĩnh Hội. Một bộ phận tăng cường cho các quận, huyện vận động quần chúng
tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa. Thành Đồn cịn tổ chức những trung đội tự vệ có vũ trang, triển khai ở nhiều vị trí
then chốt, phân cơng đồn viên, thanh niên sẵn sàng hướng dẫn các mũi tiến công của quân giải phóng trên nhiều
hướng.


Sau khi chọc thủng tuyến phịng thủ của địch ở Xuân Lộc - Long Khánh và những tuyến phòng thủ khác quanh Sài
Gòn, từ 5 hướng, 5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, cùng các lực lượng vũ trang khác mở cuộc tổng cơng kích vào
thành phố. Đến bước đường cùng, kẻ địch càng liều chết chống cự ở nhiều vị trí then chốt trước cửa ngõ Sài Gòn.
Nhiều cuộc đấu tăng, đấu pháo đã diễn ra kịch liệt ở Cầu Bơng, cầu Bình Lợi, tiến sát tới cầu Bình Triệu thì gặp
ngay đồn xe tăng gần 100 chiếc của địch tiến về phía cầu. Chúng dàn thành một tuyến dày đặc, hòng phá cầu,
cản bước tiến của qn ta. Rất bình tĩnh, các chiến sĩ trẻ đồn BK 17 theo lệnh chỉ huy chọn phương án táo bạo,


áp đảo kẻ thù, xơng thẳng vào đội hình xe tăng địch dùng đạn xuyên và B41 bắn gục ngay 3 chiếc tăng của chúng
và tràn sang cầu, tung hoành giữa đội hình đang rối loạn của chúng.


Ở Cầu Bơng, địch sử dụng những xe tăng M48, M41, M113, tháo chạy từ Đồng Dù, Hóc Mơn, Củ Chi về co cụm lại
thành từng cụm chiến đấu. Phía trước, chúng cho xe GMC nằm ngang ra giữa đường tạo thành vật cản. Đang đà
tiến, Trung đồn phó Tơ Quốc Trịnh, một cán bộ chỉ huy trẻ, mới 28 tuổi đời, không do dự, cùng tiểu đoàn trưởng
xe tăng quyết định diệt địch trong hành tiến. Các chiến sĩ bộ binh cũng được điều tới, dùng B40, B41 diệt từng xe
tăng địch. Kẻ địch khơng chịu nổi địn tiến cơng, bỏ cả xe tháo chạy.


Từ ngày 29 tháng 4, các mũi tiến cơng của 15 sư đồn qn giải phóng đồng loạt tiến vào nội thành. Cả Sài Gịn
-Gia Định chìm ngập trong bão táp cách mạng. 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, đoàn xe 7 chiếc của tiểu đoàn 7, trung
đồn 66, đồn 304 tiến qua cầu Sài Gịn thẳng hướng về phía dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất), khi
tân nội các của ngụy quyền Sài Gòn đang chuẩn bị làm lễ ra mắt. Sau khi xe tăng 390 do chính trị viên Vũ Đăng
Tồn chỉ huy và trung sĩ Nguyễn Văn Tập lái húc đổ cánh cổng chính rồi tiến thẳng vào trong sân, Đại đội trưởng
Bùi Quang Thận từ xe sau (843) vọt lên nhanh chóng cắm lá cờ cách mạng lên nóc dinh Độc Lập, báo hiệu giờ cáo
chung của chế độ ngụy quyền tay sai Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

Trong khi đó cuộc chiến đấu ở sân bay Tân Sơn Nhất vẫn diễn ra quyết liệt ngay cả khi Dương Văn Minh, Tổng
thống ngụy quyền Sài Gịn đã tun bố đầu hàng khơng điều kiện. Với quyết tâm: “Ghìm chúng lại đánh cho đứa ở
mặt đất không dám cất cánh, đứa đang bay trên trời phải tan xác”. Các chiến sĩ trẻ đoàn Trung Dũng từng quét
địch ở Cầu Bông, ở ngã tư Bà Quẹo suốt 48 tiếng đồng hồ không kịp ăn cơm, không kịp uống nước, nhiều chiến sĩ
bị mất tiếng, nhưng khi được điều đến đánh chiếm sân bay không một ai chịu rời trận địa. Nhiều chiến sĩ đã ngã
xuống ngay trong giờ phút thắng lợi hoàn toàn. Đại đội trưởng Nguyễn Văn, rồi Đại đội phó Thọ dẫn tổ mũi nhọn
xông lên áp sát hàng rào. Địch ngoan cố chống cự, đạn bắn ra như xối. Lá cờ cách mạng trên tay Quí bị đạn xuyên
thủng thêm mấy chỗ. Nhưng 2 tay súng Lang và Hậu đã lọt được vào hàng rào đang xả AK về phía địch. Lợi dụng
lúc bọn chúng đang hoang mang khi nghe tướng Minh tuyên bố đầu hàng, và trong những loạt đạn bắn phá dữ dội
của pháo binh, Tiểu đoàn trưởng tiểu đồn 5 Nguyễn Thiết Kế dẫn đầu đơn vị xơng vào phối hợp với 2 tay súng
Lang và Hậu, quét địch ra khỏi những hang ổ cuối cùng.


11 giờ 30 phút dinh “Độc Lập” của ngụy quyền Sài Gòn trở thành hợp điểm của các cánh quân ta tiến vào giải


phóng Sài Gịn, lá cờ cách mạng lộng gió tung bay trên nóc “phủ Tổng thống” ngụy. Theo dõi từng giây, từng phút
cuộc tiến quân lịch sử của quân ta vào giải phóng Sài Gịn, cả Hà Nội, cả đất nước đổ ra đường, đốt pháo, tung
hoa vẫy cờ trong khí thế tưng bừng của ngày hội lớn, miệng hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại
thắng”.


*
* *


Đoàn ta và tuổi trẻ cả nước đã đi qua những năm tháng quyết liệt, đã lập nên bao kỳ tích anh hùng, thể hiện nổi bật
phẩm chất của cả một thế hệ có giác ngộ lý tưởng cách mạng sâu sắc, dám chấp nhận gian khổ, ác liệt, sẵn sàng
xả thân vì nghĩa lớn.


Được Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại dày công giáo dục và rèn luyện, thế hệ thanh niên chống Mỹ đã khơng
ngừng nâng mình lên ngang tầm nhiệm vụ lịch sử để dù phải đương đầu với một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực
kinh tế, quốc phịng mạnh, có nền khoa học kỹ thuật chiến tranh hiện đại vẫn chiến đấu và chiến thắng hết sức
oanh liệt, không chỉ bằng lòng dũng cảm hy sinh mà còn bằng cả tài trí thơng minh sáng tạo của Đảng ta, nhân dân
ta.


Tạo dựng được cả một thế hệ đầy hào khí, làm nên sự nghiệp vẻ vang là thành quả đáng tự hào và cũng là bài học
vô cùng sinh động về công tác giáo dục rèn luyện cũng như tổ chức, động viên, khơi dậy những tiềm năng vốn có,
đưa tuổi trẻ đi vào thực tiễn hành động cách mạng ở những mũi nhọn của cuộc sống, gắn liền vận mệnh của tuổi
trẻ với vận mệnh của dân tộc trong những điều kiện thử thách sống còn. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận
dụng một cách sáng tạo học thuyết cách mạng của Mác và Lê nin để ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt vẫn
tiếp tục đào luyện nên thế hệ thanh niên mới đủ năng lực và phẩm chất kế tục một cách trung thành và xuất sắc sự
nghiệp của Đảng và của dân tộc.


Mặt khác chúng ta cũng đã phát động liên tục các phong trào quần chúng sâu rộng, có sức sống trong nhiều năm,
tiêu biểu là các phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”, đáp ứng nhiệt huyết của đoàn viên, thanh niên
đang khát khao được cống hiến sức lực và trí tuệ cho nhân dân và cho đất nước. Cả một nghệ thuật vận động
quần chúng đã được nâng lên ở tầm cao trong việc tạo ra động lực tinh thần và từ đó biến thành sức mạnh vật chất


để làm nên chiến thắng.


Dưới ngọn cờ của Đảng, Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc trong quá trình tổ chức, động
viên một lực lượng to lớn bao gồm hàng triệu nam nữ thanh niên vươn lên hàng đầu chiến đấu cho lý tưởng cao
đẹp là độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Tổ chức Đoàn đã trưởng thành về mọi mặt xứng đáng là đội
dự bị tin cậy của Đảng, đội tiền phong chiến đấu của tuổi trẻ Việt Nam, càng vững tin đi tới cùng sự nghiệp Đảng
và Bác Hồ đã lựa chọn.


<b>CHƯƠNG XII</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

Hậu quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô cùng nặng nề. Đế quốc Mỹ đã ném xuống đất nước ta 6 triệu tấn
bom đạn, gấp 4 lần tổng số bom Mỹ đã ném xuống tất cả các chiến trường trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Hơn
1.500 thành phố, thị xã, thị trấn, điểm tập trung dân cư bị huỷ diệt; trên 3.000 thành phố, thị xã, thị trấn, làng mạc bị
thiệt hại nặng; hàng triệu người mang thương tật, mất khả năng lao động; hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản.
Đế quốc Mỹ đã rải hơn 100.000 tấn chất độc hóa học xuống 13.000 km2 rừng, 70% diện tích trồng dừa, 60% diện
tích trồng cao su, 110.000 hécta trồng phi lao và 150.000 hécta rừng đước bảo hộ ven biển. Những chất độc hoá
học đã tàn phá môi trường sinh thái, hủy hoại sức khoẻ con người và những hậu quả nặng nề của nó gây ra đối với
mơi trường và con người cịn tiếp tục kéo dài hàng vài chục năm sau.


Nền kinh tế của miền Nam Việt Nam để lại là nền kinh tế què quặt, phục vụ chiến tranh và phụ thuộc vào viện trợ
Mỹ. Theo số liệu của ngụy quyền Sài Gòn, năm 1973, riêng ở Sài Gịn đã có tới 300 nghìn người thất nghiệp, 500
nghìn người bán thất nghiệp. Sau ngày giải phóng, số người thất nghiệp ở miền Nam lên tới trên một triệu người. ở
miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ cũng đã gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế; đặc biệt, hệ
thống giao thông vận tải và các cơ sở kinh tế quan trọng bị phá hoại nặng nề.


Hậu quả về mặt xã hội của cuộc chiến tranh cũng hết sức to lớn. Tệ nạn xã hội ở miền Nam với trên 500 nghìn gái
mại dâm, 300 nghìn lưu manh, trộm cắp, du đãng, nạn nghiện hút ma túy… đã làm băng hoại thuần phong mỹ tục,
đạo đức của một bộ phận lớp trẻ. Ngoài ra, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, hàng triệu liệt sỹ, thương binh; hàng
triệu nạn nhân chiến tranh; hàng chục nghìn người mất tích…, để lại những tổn thất khơng gì bù đắp được.



Với tinh thần phấn khởi và tin tưởng, toàn thể nhân dân Việt Nam phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong chiến đấu nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành cải tạo
XHCN ở các tỉnh mới giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Vượt qua những khó khăn
chồng chất do hậu quả chiến tranh, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức kiên cường thực hiện Kế hoạch 5 năm lần
thứ hai và đã đạt được những kết quả to lớn về các mặt ổn định xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Lo sợ trước sự lớn mạnh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế ra sức
phá hoại cơng cuộc hồ bình xây dựng đất nước của nhân dân ta. Chúng thực hiện cấm vận, bao vây kinh tế và
gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tình hình quốc tế cũng có diễn biến
khơng thuận lợi, Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, viện trợ bên ngoài đối
với nước ta giảm sút. Cuối những năm 70, thời tiết thay đổi bất thường, thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi gây ra
lụt lội, mất mùa. Những sai lầm, thiếu sót chủ quan trong quản lý kinh tế, xã hội đã làm tăng thêm những khó khăn
khách quan vốn có.


Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ V của Đảng đã đánh giá đúng những thành tích to lớn mà
nhân dân ta đã đạt được, vạch ra những vấn đề gay gắt trong tình hình kinh tế xã hội và chỉ ra các thiếu sót trong
việc tổ chức thực hiện đường lối. Đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nội dung,
bước đi ban đầu trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề ra phương hướng, nhiệm vụ và
những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80. Với sức mạnh mới của cả
nước thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta đã tập trung trí tuệ, sức lực để vượt qua khó khăn, ra sức phấn đấu, sáng
tạo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội V đề ra, đưa đất nước tiến lên.


Cùng với toàn thể nhân dân, thế hệ trẻ Việt Nam, thông qua các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, đã tiếp
tục phát huy vai trị xung kích, hăng hái tham gia xây dựng đất nước và kiên cường bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ
nghĩa thống nhất


Thống nhất tổ chức Đoàn trong cả nước. Hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

- Tổ chức một đợt tuyên truyền rầm rộ mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ.
- Phát động phong trào thanh niên, thiếu niên múa hát mừng Việt Nam toàn thắng.



- Xây dựng nếp sống mới.


- Vận động phong trào quyên góp “Hai triệu cuốn sách tặng thanh niên, thiếu niên Việt Nam anh hùng”.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đoàn.


Năm mũi công tác trên được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sáng
tạo, thu hút đơng đảo đồn viên, thanh, thiếu niên tham gia.


Ở các tỉnh phía Nam, trong khí thế phấn khởi chung, tuổi trẻ các địa phương đã hăng hái đi đầu trong việc thực
hiện những nhiệm vụ mới ngay sau những ngày q hương được giải phóng.


Đồn viên, thanh niên đã tham gia truy lùng tàn binh địch, giữ gìn trật tự an ninh. Tổ chức Đồn ở các địa phương
đã nhanh chóng tập hợp các tầng lớp thanh niên tham gia các đội Thanh niên Xung kích làm nhiệm vụ giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội. Riêng ở Sài Gịn đã có 1.500 đội viên thanh niên xung kích tập trung do Thành Đồn trực tiếp
chỉ đạo và hàng chục nghìn thanh niên xung kích ở các quận huyện. ở Mỹ Tho, Thành Đoàn đã tổ chức mít tinh
ngay sáng 1-5-1975 thu hút trên 3.000 thanh niên tham dự và sau cuộc mít tinh đã triển khai hàng trăm đội thanh
niên xung kích tham gia truy quét tàn quân địch, bảo vệ trật tự trị an, xoá bỏ văn hoá phẩm đồi trụy. Lực lượng
thanh niên xung kích cịn tham gia tiếp nhận binh lính, sĩ quan ngụy đến trình diện, thu gom súng đạn và các loại
quân trang, quân dụng. Lực lượng thanh niên xung kích đã có vai trị đắc lực trong việc truy quét tàn quân địch,
bảo vệ trật tự, trị an và tham gia xây dựng chính quyền cách mạng.


Các cấp bộ Đoàn đã vận động, tổ chức cho thanh niên đi phục hố, khai hoang, xây dựng các cơng trình thủy lợi,
góp phần khơi phục sản xuất, chuyển dần những người chưa có việc làm đi vào lao động sản xuất, giải quyết nạn
thất nghiệp. ở Sài Gịn và các đơ thị, tổ chức Đoàn đã vận động thanh niên, dấy lên phong trào thanh niên tình
nguyện cùng gia đình trở về quê hương sản xuất, tham gia thanh niên xung phong, tham gia các đội thanh niên làm
đường, làm nhà, vỡ hoang…


Đoàn đã tổ chức, động viên Đoàn thanh niên đi đầu trong cuộc đấu tranh bài trừ nọc độc văn hố nơ dịch, đồi trụy
của chế độ cũ để lại; tham gia xây dựng cuộc sống mới, xây dựng nếp sống mới vui tươi, lành mạnh. Cùng với các
ngành văn hố, an ninh, qn đội, Đồn liên tiếp tiến hành những đợt tuyên truyền vận động thu hồi các loại sách


báo băng nhạc phản động đồi trụy, mở các cửa hàng các điểm bán sách báo cách mạng, tổ chức các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, tập các bài hát cách mạng, đọc sách báo cách mạng... Những hoạt động này đã góp phần tạo
nên một khí thế sơi nổi, vui tươi trong thanh thiếu niên. ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Mỹ Tho, Cần Thơ và các địa
phương khác, Đồn đã tổ chức hàng trăm cuộc nói chuyện, thi tìm hiểu, đọc sách báo cách mạng… được đơng
đảo thanh, thiếu niên tham gia.


Thông qua các phong trào hành động cách mạng trong sản xuất, bảo vệ trật tự trị an, xây dựng cuộc sống mới và
thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hàng vạn thanh niên đã trở thành hội viên Hội Liên hiệp thanh
niên, hàng nghìn thanh niên được kết nạp vào tổ chức Đồn. Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong được xây dựng
ở các trường học và trên địa bàn dân cư. Nhờ tổ chức Đoàn được phát triển, tổ chức Hội và Đội được mở rộng nên
phong trào thanh, thiếu niên miền Nam nhanh chóng lớn mạnh và có những cống hiến xứng đáng.


Ở miền Bắc, hồ chung trong khí thế chiến thắng của cả nước, đoàn viên, thanh niên tiếp tục phát huy vai trị xung
kích trong nhiệm vụ khơi phục và đẩy mạnh sản xuất như san lấp hố bom, phục hố diện tích canh tác trong nơng
nghiệp, sửa chữa nhà xưởng, thiết bị máy móc bị phá hoại trong chiến tranh, khôi phục lại đường giao thông, cầu
cống bị hư hỏng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

Các mặt công tác của Đồn đã có nhiều chuyển biến tốt, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng và Nhà nước.


Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phát động trong cả nước cuộc vận động thi đua thực hiện 4
phong trào lớn:


- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch trong khu vực


sản xuất.


- Phong trào Quyết thắng trong các lực lượng vũ trang.


- Phong trào học tập trong các tầng lớp thanh niên. Riêng trong các trường học là phong trào thi đua xây dựng tập



thể học sinh xã hội chủ nghĩa.


- Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới.


Ngày 26-3-1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Các đồng chí
lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu ý kiến. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã giử thư đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước thể hiện rõ sự tin tưởng vào tinh thần yêu
nước, truyền thống cách mạng và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện của thế hệ trẻ Việt Nam. Sau khi nêu rõ nhiệm vụ
cách mạng cả nước trong giai đoạn mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi: “Toàn thể cán bộ, đoàn viên
và thanh niên trong cả nước hãy biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến thành chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong xây dựng và bảo vệ đất nước.


Tổ quốc ta, nhân dân ta và Đảng ta rất tin tưởng ở thanh niên, theo dõi từng bước tiến của thanh niên và chờ đón
những thành tích mới của các đồng chí.


Tiếp tục nêu cao truyền thống cách mạng vẻ vang của Đồn, thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh hãy hăng hái tiến lên
hàng đầu, ra sức cống hiến nhiều nhất, học tập và rèn luyện tốt nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh, viết tiếp những trang sử mới huy hoàng của dân tộc”.


1.200 đại biểu dự lễ kỷ niệm đã thay mặt đoàn viên thanh niên cả nước long trọng hứa với Đảng và dân tộc: “Thực
hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính u, mỗi đồn viên, thanh niên sẽ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường
không sợ hi sinh, gian khổ, hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức lao động, công tác, học tập và rèn luyện để xây dựng
thành công một nước Việt Nam hồ bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”.


Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ
Chí Minh. Tháng 6-1976, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố III) đã quyết định thống nhất
sự chỉ đạo của Đoàn trong cả nước. Tháng 9-1976, Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Đoàn Đại
biểu Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thống nhất Mặt trận đoàn kết,
tập hợp thanh niên trong cả nước, lấy tên là Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Hội.


Việc thống nhất tổ chức, phong trào thanh niên trong cả nước có ý nghĩa lớn lao đối với phong trào thanh niên và
cơng tác Đồn trong giai đoạn cách mạng mới, có tác dụng to lớn động viên, tổ chức thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu
phát huy vai trị xung kích cách mạng, ra sức cống hiến sức lực, trí tuệ và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

vai trị xung kích trong ba cuộc cách mạng, trong phong trào thi đua lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, thành
lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc”.


Việc đổi tên Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn đối với tổ
chức Đồn và phong trào thanh niên nước ta. Nó thể hiện sự tin tưởng sâu sắc và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt
Nam đi theo con đường cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Sau Đại hội Đảng lần thứ IV, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức cho hàng chục triệu lượt đoàn viên, thanh niên học tập,
thảo luận về tình hình, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, thấy rõ hơn những thuận lợi và khó khăn của
đất nước, nâng cao lịng tự hào và trách nhiệm của tổ chức Đoàn cũng như của mỗi đoàn viên thanh niên đối với
việc đổi tên Đoàn và đối với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng.


Trong hai năm 1976-1977, cơng tác Đồn và phong trào thanh niên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể:


- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc đã phát triển mạnh mẽ. Tại các vùng mới giải phóng, hàng
triệu đoàn viên, thanh niên đã xung phong đi xây dựng các vùng kinh tế mới, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai
hoang, phục hóa, làm thủy lợi, tham gia cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nơng nghiệp. Đồn đã
kịp thời đề ra “Chương trình hành động cách mạng 10 điểm” của tuổi trẻ cả nước tiến quân vào mặt trận nông
nghiệp nhằm động viên thanh niên nông thôn khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua những khó khăn do thiên tai
gây ra. 450 nghìn hécta ruộng đất bị bỏ hoang trong chiến tranh đã được đưa vào sản xuất, 300 nghìn hécta đã
được khai hoang. Trong các hợp tác xã nơng nghiệp, đồn viên, thanh niên phấn đấu đảm bảo ngày công, ra sức
làm bèo hoa dâu, làm phân bón, làm thủy lợi, phát triển chăn ni tập thể và tích cực tham gia q trình tổ chức lại
sản xuất nơng nghiệp. Trong cơng tác thủy lợi, chỉ riêng ở 14 tỉnh phía Nam, năm 1976, tuổi trẻ đã đảm nhận 6.720
cơng trình lớn nhỏ với 1.200.000 ngày cơng. ở phía Bắc thanh niên đã tích cực tham gia vào 2.700 đội thủy lợi
chuyên trách, bán chuyên trách. Năng suất lao động ở các đội thủy lợi này đã đạt 120% đến 212% chỉ tiêu định
mức. Năm 1977, gần 3,7 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia làm thủy lợi với gần 27 triệu ngày công, đào đắp hơn


44 triệu mét khối đất đá. Hình thức nhận cơng trình thanh niên làm thủy lợi, khai hoang được phát triển rộng rãi
trong cả nước.


- Phong trào thanh niên xung phong xây dựng khu kinh tế mới đã thu được những thành tích xuất sắc. Chỉ trong
năm 1976 đã có 53.700 đồn viên thanh niên các thành phố, thị xã, trong đó trên 10.000 đồn viên, thanh niên ở
thành phố Hồ Chí Minh đã xung phong đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Các đội thanh niên xung phong xây dựng
kinh tế mới được phát triển ở nhiều địa phương phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Cửu Long, Minh Hải, Bến
Tre, Phú Khánh…; các đội thanh niên xung phong đảm nhận công trình khai hoang được tổ chức ở Bình Trị Thiên,
Thanh Hố, Hà Sơn Bình, Hà Tun, Hà Bắc, Hồng Liên Sơn… Các khu kinh tế thanh niên đã trở thành những
địa chỉ mới của tuổi trẻ vùng mới giải phóng. Tại đây cuộc sống lao động cịn nhiều khó khăn gian khổ nhưng tuổi
trẻ đã viết nên những bài ca hào hùng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, lập nên biết bao
chiến cơng, góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.


- Trong lĩnh vực công nghiệp, phong trào lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch được phát triển rộng rãi với các
hình thức như cơng trình thanh niên, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, luyện tay nghề, thi thợ giỏi… Cơng trình
thanh niên xây dựng đường sắt Thống Nhất với 75% lực lượng lao động thanh niên đã được hoàn thành sau 400
ngày đêm lao động qn mình. Có 103 tập thể, 11.000 đồn viên, thanh niên đã vượt mức kế hoạch từ 40 đến 80
ngày như tập thể Công ty Cầu 773, thanh niên quân đội Trung đoàn 266, Sư đoàn 341B… Qua rèn luyện trong lao
động tập thể trên cơng trình, nhiều anh chị em thanh niên tiến bộ và trưởng thành rõ rệt. Năm 1977 hình thức cơng
trình thanh niên tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tại 17 tỉnh, thành phố, tổ chức Đồn đã đảm nhận 14.600 cơng trình
thanh niên và động viên gần 2,5 triệu ngày công lao động cộng sản chủ nghĩa.


Với tinh thần thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng đất nước, hàng triệu thanh niên đã đăng ký hoàn thành
vượt mức kế hoạch. Trong 17 Tỉnh, Thành Đồn phía Bắc, đã có 54.152 cá nhân và 2.914 tập thể thanh niên hoàn
thành vượt mức kế hoạch năm 1977.


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

kiến có giá trị đã được áp dụng vào sản xuất. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn đã tổ chức triển lãm “Tuổi trẻ sáng tạo”, tổ
chức “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”. Các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi trong 20 tỉnh, thành phố do Đồn tổ chức đã
thu hút 112 nghìn đồn viên, thanh niên tham gia. Qua các cuộc thi, hàng nghìn thanh niên công nhân đã được
tặng danh hiệu “Bàn tay vàng”. Phong trào tiết kiệm được đẩy mạnh với các nội dung cụ thể, phù hợp với từng đơn


vị cơ sở như tiết kiệm nhiên liệu…, và đã thu được những kết quả tốt.


- Phong trào thi đua Quyết thắng trong thanh niên các lực lượng vũ trang được đẩy mạnh, góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng kinh tế. Các hình
thức động viên thi đua trong phong trào Quyết thắng được phát triển phong phú ở các binh chủng, các đơn vị như
phong trào “4 mũi tiến cơng” ở Qn đồn 1, “Ba rèn” ở Binh chủng Pháo binh, “Năm tình nguyện” ở Tổng cục Xây
dựng kinh tế, “Ba rèn, Ba nhất” của lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Qua phong trào thi đua, hàng chục
nghìn đồn viên, thanh niên quân đội đã đạt danh hiệu Quyết thắng. Đoàn viên thanh niên trong các xí nghiệp quốc
phịng, các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế vừa thực hiện tốt chương trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,
vừa đảm nhận các cơng trình thanh niên, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất.
Trong các đơn vị vũ trang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, 70% số chi đoàn đã đăng ký hồn thành vượt mức kế
hoạch, 195 nghìn đồn viên, thanh niên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 1977 trước 4 tháng.


Đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng dân quân, tự vệ, các đội thanh niên xung kích an ninh đã hăng hái tham
gia tiếp tục truy quét tàn quân địch, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ trật tự trị an. Các cấp bộ Đoàn phối hợp
với các cơ quan quân sự địa phương tổ chức tuyên truyền, học tập trong thanh niên về nghĩa vụ quân sự, làm lễ
tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ, trồng cây lưu niệm, động viên thanh niên gia nhập quân đội. Nhiều tỉnh,
thành phố đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tuyển quân cả về số lượng, chất lượng, thời gian và đúng chính sách.
- Phong trào thi đua học tập và xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa trong các trường học cũng đã đạt được
những thành tích tốt đẹp. Đơng đảo đồn viên, thanh niên các tỉnh phía Nam, ngay từ khi mới giải phóng đã hăng
hái tham gia xố nạn mù chữ, dạy và học bổ túc văn hoá. Trong năm 1976, ở các tỉnh phía Bắc có hơn 500 nghìn
đồn viên; thanh niên theo học các trường bổ túc văn hoá, trường vừa học vừa làm, trường thanh niên lao động xã
hội chủ nghĩa; ở các tỉnh phía Nam, hơn 10 nghìn đồn viên, thanh niên đã tình nguyện dạy học trong các lớp xoá
nạn mù chữ. “Chiến dịch ánh sáng văn hố 1977” do Trung ương Đồn và Bộ Giáo dục phối hợp phát động đã thu
hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia và thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi của
đoàn viên, thanh niên. Tại 36 Tỉnh, Thành Đoàn, đã động viên 120.000 đoàn viên, thanh niên và 50.000 sinh viên
các trường sư phạm tham gia các “Đội tình nguyện ánh sáng văn hoá”. Chỉ trong 17 tỉnh thành phố, đã có hàng
triệu người lớn tuổi và 530.000 thanh niên được thốt nạn mù chữ. Hình thức trường vừa học vừa làm trong đó
thanh niên vừa học văn hố, chính trị, kỹ thuật, vừa lao động sản xuất, phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Đến
cuối 1977, trong 15 tỉnh, thành phố đã có 965 trường loại này với 35.000 đoàn viên, thanh niên theo học.



Phong trào thi đua xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa được nhanh chóng triển khai rộng rãi trong các
trường cấp 3, trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề các trường đại học, cao đẳng. Bước vào năm học 1976-1977,
gần 4.000 chi đoàn đã đăng ký phấn đấu xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 70% số lớp của các trường
đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 60% số lớp của các trường công nhân kỹ thuật; 46% số lớp của các
trường phổ thông cấp III ở 17 tỉnh, thành phía Bắc đăng ký phấn đấu xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa.
Trong hai năm học 1975-1976 và 1976-1977, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cơng nhận
và trao cờ Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa cho gần 1.200 chi đồn lớp. Đặc biệt, khoa Hố Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I và khoa Kinh tế - Chính trị Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được công nhận là Tập thể học sinh xã
hội chủ nghĩa toàn khoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

trào rèn luyện thân thể, thể dục thể thao quần chúng trong thanh, thiếu niên đã phát triển mạnh mẽ, góp phần tích
cực vào việc rèn luyện sức khoẻ cho thanh, thiếu niên, xây dựng nếp sống mới cho thế hệ trẻ. Các hoạt động văn
hoá quần chúng, phong trào hát, múa tập thể, phong trào xây dựng nếp sống mới… phát triển sôi nổi ở nhiều địa
phương, cơ sở. Phong trào xây dựng nếp sống mới đã góp phần tích cực gây khơng khí vui tươi lành mạnh, đẩy lùi
những hiện tượng tiêu cực, góp phần xây dựng cuộc sống mới, con người mới.


Thông qua các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn đã được củng cố. Hệ thống tổ chức của Đoàn
được xây dựng trong tất cả tỉnh, thành, quận, huyện và phát triển ở các cơ sở, nhanh chóng hình thành tổ chức
thống nhất trong cả nước. Đông đảo thanh niên được trở thành đoàn viên. Năm 1976 đã phát triển 190.000 đồn
viên mới, trong đó vùng mới giải phóng kết nạp 140.000 đoàn viên; đưa số đoàn viên lên 2.844.000 người. ở các
tỉnh phía Nam, Hội Liên hiệp thanh niên được phát triển và mở rộng tại nhiều cơ sở với hơn 900.000 hội viên.
Công tác xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi cũng đã đạt được nhiều kết quả
tốt. Tháng 12-1975 theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước đã phát động phong trào
“Thu lượm 4 triệu kilô giấy loại và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng các toa tàu mang tên Đội”. Những hoạt động của
Đội theo chủ đề “Vâng lời Bác Hồ dạy, thi đua làm nghìn việc tốt mừng đất nước nở hoa, mừng Đội ta 35 tuổi” đã
thu hút đơng đảo các em tham gia với nhiều hình thức. Thiếu nhi cả nước đã phấn khởi, tích cực làm việc tốt theo
chủ đề “Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh” và đã làm được 90 triệu việc tốt báo cơng chào mừng Đại hội
Đảng tồn quốc lần thứ IV. Phong trào thi đua học tập, rèn luyện đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” trở thành
phong trào sôi nổi trong các chi đội, liên đội. Năm học 1975-1976 cả nước có 2.300.000 đội viên được tặng danh


hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Tháng 7-1977, Đoàn Đại biểu thiếu niên Việt Nam đã tham dự Đại hội Liên hoan Thiếu
nhi Thế giới lần thứ nhất tại Mátxcơva (Liên Xô cũ).


Kiên quyết bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, tích cực học tập, cơng tác, lao động sản xuất, xây
dựng đất nước.


Sau gần nửa thế kỷ đấu tranh, hy sinh gian khổ để giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước, hơn ai
hết, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam tha thiết muốn sống trong hồ bình để xây dựng lại Tổ quốc thân yêu của mình.
Nhưng các thế lực thù địch đã khiêu khích, lấn chiếm đất đai, và đẩy mạnh các hoạt động hịng làm suy yếu và phá
hoại cơng cuộc hồ bình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Tuổi trẻ Việt Nam một lần nữa phát huy chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, kiên quyết cùng toàn dân đập tan mọi hành động phá hoại của chúng, bảo vệ từng tấc
đất quê hương, giữ vững trật tự an ninh, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả; đồng thời vượt qua những khó khăn to
lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước.


Trước những yêu cầu của tình hình, tháng 1-1978, Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố III)
đã quyết định phát động phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ
chức đoàn viên thanh niên xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là lao động sản xuất; sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc; học tập; rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới. Tháng 9-1978, Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành
Trung ương Đồn (khốIII) chủ trương đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” và quyết định tổ chức
“Lực lượng Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nhằm động viên mọi tầng lớp thanh niên, tổ chức
thành đội ngũ phát huy lực lượng thanh niên xung kích đi đầu thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; qua đó, rèn
luyện thanh niên thành lớp người mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng thanh niên xung kích xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đã thu hút 9 triệu đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia.


Hàng triệu đồn viên, thanh niên đã thể hiện vai trị xung kích trong việc thực hiện phân bố lại lao động, xây dựng
và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn XHCN với ý thức trách nhiệm sản xuất nhiều lương thực, thực
phẩm cho Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

Những hành động xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ, đe doạ tấn công bằng quân sự của các thế lực bên
ngoài đã thổi bùng ngọn lửa u nước, ý chí gang thép “Khơng có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân và tuổi


trẻ nước ta. Cuộc tổng duyệt và biểu dương lực lượng ngày 24-7-1978 của 10 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội là sự
thể hiện ý chí của tuổi trẻ Thủ đô và tuổi trẻ cả nước quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Tại các
địa phương, phong trào tịng qn đã diễn ra rất sơi nổi. Nhiều nữ thanh niên cũng viết đơn tình nguyện nhập ngũ,
nhiều sĩ quan, chiến sĩ đã phục viên lại viết đơn xin được nhập ngũ thể hiện sự sẵn sàng hiến dâng cả tính mạng
của mình cho đất nước.


Hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên xung phong đi xây dựng các phòng tuyến bảo vệ biên giới. Trên 15.000 thanh
niên, học sinh, sinh viên thành phố Hồ Chí Minh tình nguyện đi xây dựng phịng tuyến Tây Ninh; trên 10.000 thanh
niên An Giang tình nguyện tới huyện biên giới Bảy Núi xây dựng các nông trường, hợp tác xã vừa sản xuất, vừa
sẵn sàng chiến đấu… Trên biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, tuổi trẻ trong các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân, tự vệ đề cao cảnh giác, phát huy tinh thần anh dũng đập tan mọi sự khiêu khích, lấn chiếm
của kẻ địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Tháng 12-1978, bè lũ Pôn
Pốt đã tập trung 19 sư đồn trong đó có 23 sư đồn của chúng ở biên giới Việt Nam - Campuchia. Ngày
23-12-1978, chúng đã đưa quân tấn công vào vùng Bến Sỏi (Tây Ninh) tàn sát nhiều dân thường, kể cả người già, trẻ em.
Quân đội nhân dân Việt Nam cùng tuổi trẻ và nhân dân vùng biên giới Tây Nam đã lập tức đánh trả mạnh mẽ, tiêu
diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên lãnh thổ Việt Nam, truy kích đến tận nơi xuất phát của chúng. Quân
dân Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ Khơ me đỏ diệt
chủng.


Hướng về biên cương của Tổ quốc, đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuổi trẻ cả nước đã nêu
cao lời thề:


1- Siết chặt đội ngũ xung quanh Đảng quang vinh hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ độc lập,
tự do của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ hồ bình các dân tộc.
2- Kiên quyết chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang, hăng hái luyện tập quân
sự, biến mỗi bản làng, mỗi đường phố, mỗi xí nghiệp, mỗi hợp tác xã, mỗi cơ quan, mỗi trường học thành một


pháo đài kiên cường.


3- Xung kích trong lao động, sản xuất và cơng tác, lao động dũng cảm và sáng tạo, hồn thành vượt mức kế hoạch



Nhà nước trong bất cứ tình huống nào.


4- Ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, thông minh, có cuộc sống trong


sáng, giản dị và lành mạnh.


5- Nhanh chóng phát triển lực lượng, tạo nên sức mạnh vơ địch của tuổi trẻ, quyết mang lá cờ trăm trận trăm thắng


của Đảng và Bác Hồ vĩ đại tới đích cuối cùng.


ở các địa phương khác, hàng triệu thanh niên gái và trai từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới đến hải đảo đã gia
nhập các “Binh đoàn thanh niên xung kích” đảm nhận những nhiệm vụ đột xuất ở địa phương và chi viện cho tiền
tuyến. Đoàn viên, thanh niên hăng hái gia nhập các lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu.
Biểu dương chiến công của tuổi trẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tặng 290 cờ và 2.673 huy chương “Tuổi
trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc” cho các tập thể thanh niên và cá nhân đoàn viên, thanh niên lập công xuất sắc trong
chiến đấu và phục vụ chiến đấu tiêu biểu như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại…


Bên cạnh những thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; phong trào “Ba xung kích” trong lĩnh vực lao
động sản xuất, học tập, rèn luyện, xây dựng cuộc sống mới cũng thu được những kết quả tốt đẹp. Trong lao động
sản xuất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố III) đã xác định: “Trên mặt trận
lao động sản xuất, mục tiêu của phong trào “Ba xung kích” là động viên mọi lực lượng thanh niên vào lao động sản
xuất; lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt và tiết kiệm, đồng thời tự giác sẵn sàng nhận sự phân công lao
động mới”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

viên đã anh dũng ngày đêm, ròng rã hàng tháng trời cứu lúa, cứu dân, cứu tài sản, nhường cơm sẻ áo cho đồng
bào bị thiếu thốn, xây dựng lại nhà ở, trường học, sửa chữa đường sá, khôi phục sản xuất.


Trong sản xuất nơng nghiệp, thanh niên nơng thơn đã tích cực thực hiện thâm canh, xây dựng 4.200 cánh đồng
tăng sản và cánh đồng kiểu mẫu, chế biến được trên 7,5 triệu tấn phân các loại, nuôi 600.000 hécta bèo hoa dâu.


Hơn 6.000 cơng trình thanh niên xung kích làm thủy lợi thu hút 3,5 triệu người tham gia, đào đắp 42 triệu mét khối
đất, bằng 70% khối lượng đào đắp của tồn ngành thủy lợi, 1.242 “Cơng trình thanh niên xung kích khai hoang” đã
thu hút 39 vạn đồn viên thanh niên tham gia. Thanh niên đã góp phần xứng đáng vào việc tăng năng suất, sản
lượng cây trồng, vật nuôi, tạo nên nhiều hợp tác xã, nhiều huyện tỉnh đạt năng suất 5 tấn, 7 tấn.


Trên các cơng trình, xí nghiệp, nhà máy, một triệu thanh niên cơng nhân đã đăng ký tham gia phong trào “Ba xung
kích”. Nhiều tập thể đoàn viên, thanh niên đã hoàn thành kế hoạch năm năm trước thời hạn từ 10 ngày đến hàng
tháng. Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trở thành phong trào rộng rãi trong thanh niên
công nhân. Thông qua phong trào, hàng năm trên 20.000 đồn viên, thanh niên được nâng bậc, được cơng nhận là
thợ giỏi; với 12.676 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất của thanh niên được áp dụng trong sản xuất
đã làm lợi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Ngày 7-11-1979, “Công trường thanh niên cộng sản xây dựng Nhà
máy Thủy điện Hồ Bình” là cơng trình lớn nhất nước ta do Đồn thanh niên đỡ đầu, đã được khởi công, mở đầu
một chương anh hùng ca của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ
đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Trong số 90 đề tài sáng tạo của thanh niên Việt Nam
tham dự ba lần triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật của thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, có 65 đề tài được
tặng huy chương và bằng khen.


Phong trào “Xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” tiếp tục phát triển mạnh, kết hợp với phong trào thi đua
hai tốt: “Dạy tốt, học tốt” trở thành phong trào chung của ngành giáo dục và phát triển mạnh cả trong các tập thể
giáo viên trẻ. 78 tập thể giáo viên trẻ đã được công nhận là tập thể giáo viên xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa học
tập với lao động sản xuất, hoạt động xã hội được đẩy mạnh. Trên 72 vạn đoàn viên, thanh niên học sinh các tỉnh
phía Nam đã hăng hái tham gia cơng tác xã hội, phịng chống thiên tai. Gần 35 vạn đồn viên, thanh niên học sinh,
sinh viên tham gia lao động sản xuất ở các xí nghiệp, hợp tác xã nơng nghiệp. Hàng vạn học sinh Thủ đô Hà Nội đi
trồng rừng ở tỉnh Hoàng Liên Sơn, phục vụ sản xuất than ở vùng mỏ Quảng Ninh. 30.000 thanh niên học sinh trong
các đội “ánh sáng văn hoá” đã tới các miền nông thôn, các nơi xa xôi, hẻo lánh tổ chức các lớp xóa mù chữ và bổ
túc văn hố cho thanh, thiếu niên và nhân dân địa phương. Tuổi trẻ đã góp phần xứng đáng vào thành tích lớn
hồn thành cơ bản việc xoá nạn mù chữ ở các tỉnh phía Nam làm cơ sở cho việc đẩy mạnh phong trào bổ túc văn
hố.


Trong cơng tác xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng về việc khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh


tế và xã hội, Đoàn đã mở cuộc vận động “Ba mũi tiến công chống tiêu cực” nhằm động viên đoàn viên thanh niên đi
đầu đấu tranh chống tệ ăn cắp của công, tệ hối lộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và thanh niên, chống thói
vơ kỷ luật trong lao động, các hành động càn quấy trong thanh niên. Nhiều điển hình tốt đã xuất hiện như tập thể
đoàn viên, thanh niên bến xe miền Tây, chi đoàn tàu 11 Cục Vận tải đường sông… Các tấm gương đấu tranh dũng
cảm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, và của nhân dân của các đoàn viên liệt sĩ Đinh Trọng Lịch, Lê Thế Bùi… gây
xúc động lòng người, được tuổi trẻ noi theo.


Các em đội viên thiếu niên, nhi đồng đã thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, thực hiện có kết quả các phong trào
“Làm nghìn việc tốt”, “Công tác Trần Quốc Toản”. “Kế hoạch nhỏ thiếu niên tiến phong”. Đoàn tàu hỏa mang tên
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ra đời năm 1978 là một thành tích của phong trào kế hoạch nhỏ, là một
đóng góp của thiếu nhi vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồn và Đội đã góp phần thiết thực vào thành công tốt
đẹp của năm Quốc tế thiếu nhi (1979) ở nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

chiếm khoảng 70% tổng số đảng viên mới. Đồn thực sự là tổ chức nịng cốt trong việc đoàn kết, tập hợp thanh
niên và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.


Tuổi trẻ cả nước hăng hái thực hiện các chương trình hành động cách mạng của Đại hội Đoàn toàn quốc lần IV.
Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11-1980, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đoàn đã diễn ra tại Hà Nội. Về
dự Đại hội có 623 đại biểu, trong đó có 19 anh hùng lực lượng vũ trang, 2 anh hùng lao động, 152 chiến sỹ thi đua,
10 chến sĩ quyết thắng… thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đồn viên trong cả nước. Số đại biểu có trình độ đại học và
trên đại học so với đại hội lần trước tăng 114 đồng chí, 306 đồng chí tốt nghiệp phổ thơng trung học, có 376 đại
biểu hoạt động cơng tác Đồn từ 5 đến 10 năm. Đại hội trẻ nhất Đại hội là đồng chí Trần Thị Bích Ngọc, 16 tuổi,
Phó Bí thư Đồn trường phổ thơng trung học Chí Linh – Hải Dương. Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của
Đồn, có một Đại hội gồm đông đảo đại biểu nhất ở khắp ba miền Bắc-Trung-Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau,
từ biển Đông đến miền rừng núi xa xôi hẻo lánh về dự. Và đây cũng là Đại hội Đoàn đầu tiên sau ngày Bác Hồ kính
yêu của chúng ta đi xa.Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và
các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến dự Đại hội. Đến dự Đại hội cịn có các chiến sĩ cách
mạng lão thành, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Đoàn Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Lê nin (Liên Xơ),
các Đồn đại biểu Đồn Thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức thanh niên, sinh viên thế giới. Về dự
Đại hội cịn có những chiến sĩ cách mạng lão thành tiêu biêu cho các thế hệ cha anh đã cống hiến cả tuổi thanh


xuân cho sự nghiệp cách mạng. Đại hội vô cùng xúc động về sự có mặt của Đồn đại biểu các mẹ Việt Nam anh
hùng – những người khơng chỉ có trái tim nhân hậu đã sinh thành và nuôi dưỡng những thế hệ thanh, thiếu niên
Việt Nam mà còn dốc hết sức lực và trí tuệ của mình góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
đến thành cơng.


Đến dự Đại hội cịn có 13 đồn đại biểu các tổ chức thanh niên quốc tế: Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới,
Hội học sinh đại học quốc tế và tổ chức thanh niên các nước: Liên Xơ (cũ), Lào, Cămpuchia, Cộng hịa Dân chủ
Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ), Cu Ba, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Mông Cổ, Rumani.


Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định vai trò và đánh giá cao những cống hiến to lớn của Đoàn Thanh niên
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, đồng thời cũng đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ thực
hiện xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của mình: Xây dựng thành công CNXH trên đất nước Việt Nam thống nhất. Bài
phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư có đoạn: “Trung ương Đảng đánh giá cao những cống hiến lớn lao và trưởng
thành vượt bậc của thế hệ trẻ nước ta, của Đồn TNCS Hồ Chí Minh và tin tưởng rằng thanh niên ngày nay luôn
luôn phát huy bản chất cách mạng, khơng ngừng phấn đấu nâng mình lên ngang tầm của nhiệm vụ lịch sử, kế tục
một cách xuất sắc truyền thống và sự nghiệp vẻ vang của Đảng, mãi mãi xứng đáng là con cháu của dân tộc Việt
Nam anh hùng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.


Đại hội đã đánh giá cao những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc của thế hệ trẻ Việt Nam; khái quát
những kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Những bài học kinh nghiệm đó là:


1- Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, xuất phát từ quan điểm khoa học và cách mạng, luôn luôn đánh
giá đúng và tin vào bản chất cách mạng, anh hùng của thế hệ trẻ nước ta, lấy đó làm căn cứ quan trọng để đề ra
những chủ trương đúng đắn, phương pháp và hình thức thích hợp, phát huy sức mạnh và tiềm năng to lớn của tuổi
trẻ.


2- Luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, lấy mục đích của Đảng làm ngọn cờ lý tưởng, ngọn
cờ chiến đấu, đoàn kết toàn bộ thế hệ trẻ xung quanh Đảng, đi đầu phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách


mạng vẻ vang của Đảng; làm thất bại những âm mưu thâm độc của mọi kẻ thù hòng đầu độc, lôi kéo thanh niên xa


rời cách mạng.


3- Xây dựng Đồn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, quán triệt và thực hiện thật tốt các chức năng
của Đoàn; Đoàn phải liên hệ mật thiết với thanh niên, thiếu nhi và nhân dân, tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh niên,
làm cho toàn bộ thế hệ trẻ được tổ chức lại thành lực lượng, gắn liền một cách hữu cơ cơng tác xây dựng Đồn vời


xây dựng Đội thiếu niên, Đội nhi đồng và xây dựng Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

chủ động kết hợp chặt chẽ với Nhà nước, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình để thống nhất chủ trương
và có biện pháp cụ thể, đồng bộ; động viên sức mạnh tổng hợp vào việc tổ chức và giáo dục thế hệ trẻ, từng bước
xây dựng cơ chế bảo đảm phát huy vai trị chính trị của Đồn và quyền làm chủ tập thể của thanh niên.


Trên cơ sở đường lối chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới đã được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng và trên cơ sở những nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nhân dân và
thanh niên ta được xác định trong các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị;
Đại hội đã đề ra ba mặt cơng tác của Đồn và thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới là:


+ Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập, rèn luyện trở thành lớp người mới làm chủ


phát triển tồn diện.


+ Đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng


lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


+ Xây dựng Đoàn vững mạnh, nhanh chóng tổ chức, đồn kết, tập hợp thế hệ trẻ thành lực lượng làm chủ tập thể.
Đại hội đã chăm chú lắng nghe phát biểu của các đồng chí Hồng Quốc Việt, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch
Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương


Đảng, Chủ tịch Cơng đồn Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Định, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng
Văn hóa – Thơng tin... Đại hội cịn nghe phát biểu của các tổ chức thanh niên quốc tế, những bài phát biểu đó đều
đánh giá cao sự đóng góp của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng cuộc
sống mới, coi đó như những kỳ tích và tấm gương về lịng dũng cảm và tinh thần đấu tranh kiên cường cổ vũ tất cả
các dân tộc trên toàn thế giới đấu tranh cho hịa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.


Đại hội xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước,
xácđịnh rõ nhiệm vụ của Đoàn với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh.


Sau 3 ngày làm việc đầy tinh thần trách nhiệm và khẩn trương, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn
gồm 113 ủy viên. Ban Chấp hành bầu ra Ban Bí thư Trung ương Đồn gồm 13 đồng chí, do đồng chí Đặng Quốc
Bảo, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Bí thư thứ nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

- Chương trình tuổi trẻ đẩy mạnh sản xuất lương thực.


- Chương trình tuổi trẻ thực hành tiết kiệm.


- Chương trìnhtham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.


Tại hội nghị này, đồng chí Vũ Mão, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được bầu làm Bí thư thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đồn thay đồng chí Đặng Quốc Bảo chuyển sang nhận công tác mới của Đảng.
Tháng 1-1984, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố IV) đã bổ sung nội dung và đề ra 5
chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ của cả nước trong thời gian tiếp theo là:


<b>+ Chương trình học tập - rèn luyện xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.</b>
<b>+ Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nơng nghiệp tồn diện.</b>
<b>+ Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên.</b>
<b>+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.</b>


<b>+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thơng.</b>


Đồn viên, thanh niên cả nước đã tham gia mạnh mẽ vào các chương trình nói trên, tạo nên phong trào hành động
cách mạng sôi nổi của tuổi trẻ cả nước vượt qua mọi khó khăn, ra sức phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chương trình Tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông
nghiệp, thanh niên nông thôn đã tỏ rõ vai trị của mình trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh, tăng
năng suất lao động. Các cơ sở Đồn trong nơng nghiệp đã tổ chức được hơn 2.700 tổ, ban khoa học kỹ thuật trẻ; ở
thành phố Hồ Chí Minh có 5/6 huyện ngoại thành với 67/85 xã đã thành lập ban khoa học kỹ thuật trẻ. Đồn viên,
thanh niên đã thể hiện rõ vai trị xung kích trong các đội chuyên của hợp tác xã nông nghiệp như đội sản xuất
giống, đội bảo vệ thực vật, đội sản xuất phân bón, đội thủy lợi… Đến giữa năm 1983 đã có 5.537 đội bảo vệ thực
vật với 107.186 đoàn viên, thanh niên tham gia. Đoàn tổ chức được 114 Trường Đoàn tổng hợp và 67 trường vừa
học vừa làm để bồi dưỡng về văn hố, chính trị, khoa học - kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên làm cơ sở cho việc
đẩy mạnh sản xuất ở nông thôn. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tiến quản lý kinh tế, đoàn viên thanh niên
đã hăng hái, phấn khởi thực hiện khoán mới và thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong nơng
nghiệp, góp phần đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp, tăng sản lượng lương thực. Trong thời kỳ 1981-1985, sản
lượng lương thực hàng năm tăng 4,5% bình quân đạt 17 triệu tấn/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

tình nguyện gia nhập các lực lượng vũ trang phát triển đều ở các địa phương. Các hoạt động trong phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc” được đông đảo đoàn viên, thanh, thiếu niên, kể cả thanh
niên đang lao động và học tập ở nước ngồi hưởng ứng sơi nổi. Trung ương Đoàn đã trao tặng hàng trăm huy
chương “Tuổi trẻ dũng cảm”, “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc” cho những đoàn viên, thanh niên đạt thành tích
xuất sắc trên mặt trận an ninh - quốc phịng.


Thực hiện Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thơng, tổ chức
Đồn và đồn viên, thanh niên đã tích cực góp phần củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, lập lai trật tự trong
lĩnh vực lưu thơng, phân phối. ở các tỉnh phía Nam, Đồn đã động viên đồn viên, thanh niên tích cực tun truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, ổn định thị
trường, tham gia các hoạt động chống đầu cơ tích trữ. Tổ chức Đồn tích cực tham gia củng cố thương nghiệp xã
hội chủ nghĩa, động viên đoàn viên, thanh niên thực hiện văn minh thương nghiệp, đăng ký xây dựng các quầy
hàng, cửa hàng thanh niên, hợp tác xã mua bán, tổ phục vụ thanh niên.



Tháng 8-1983, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố IV) đã ra Nghị quyết về cơng tác tư
tưởng của Đoàn nhằm đẩy mạnh việc giáo dục rèn luyện, xây dựng con người mới trong thanh niên. Nghị quyết
nêu rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác tư tưởng là giáo dục, rèn luyện, xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm trước mắt, Đoàn cần làm cho đoàn viên, thanh, thiếu niên nước ta khơng ngừng nâng cao
trình độ và chủ nghĩa Mác-Lê nin, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội; về cuộc đấu tranh giữa hai con đường, về những
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, về tinh thần
làm chủ tập thể; về truyền thống cách mạng; về tinh thần yêu nước kết hợp với chủ nghĩa Quốc tế vô sản trong
sáng; về đạo đức và nếp sống xã hội chủ nghĩa, nhằm động viên tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh phong trào hành động
cách mạng và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh”.


Được sự chỉ đạo tập trung của các cấp bộ Đoàn, chương trình học tập, rèn luyện xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa được triển khai mạnh mẽ; nhiều địa phương đã tổ chức chương trình giáo dục lý luận cơ bản và tổ chức
giáo dục truyền thống cách mạng cho đồn viên, thanh niên.


Để đẩy mạnh cơng tác giáo dục truyền thống, Ban Bí thư Trung ương Đồn đã quyết định tổ chức “Cuộc hành
quân theo bước chân những người anh hùng”. Thơng qua các chương trình giáo dục cơ bản, các hoạt động cụ thể,
thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên về truyền thống cách mạng vẻ vang, về lịch sử chiến
đấu anh hùng của Đảng và nhân dân ta và bồi dưỡng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vơ sản
chân chính và làm cho tuổi trẻ nhận thức rõ sứ mệnh của mình đối với đất nước, dân tộc. Các cơ quan xuất bản,
báo chí của Đồn đã có nhiều cải tiến, phục vụ kịp thời việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đoàn, giới
thiệu các mơ hình, điển hình tốt trong các phong trào. Các báo Tiền phong, Thiếu niên Tiền phong có nhiều cải tiến
và ngày càng được đông đảo thanh, thiếu niên ưa thích, tìm đọc.


Qua cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, và các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn được củng cố
thêm. Năm 1983, cả nước đã kết nạp thêm 580.346 đồn viên mới, trong đó, số đội viên lớn tuổi được kết nạp
Đoàn là 112.510 người. Đến năm 1985, đã có 14.998 cơ sở Đồn tổ chức trao thẻ Đoàn cho 1.694.547 đoàn viên,
đạt 43% tổng số đoàn viên. Tỷ lệ cơ sở Đoàn yếu kém giảm, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn được đẩy
mạnh. Đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp được kiện tồn và trẻ hố. ở cấp tỉnh, thành và quận, huyện
Đồn đã có 50% là cán bộ trẻ. Tỷ lệ cơ sở Đoàn khá và vững mạnh tăng, tỷ lệ cơ sở yếu kém giảm rõ rệt. Cuộc


vận động “Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được duy trì thường xun. Năm 1983, Đồn đã giới thiệu với
Đảng 309.168 đoàn viên ưu tú, kết nạp được 79.339 đồng chí vào Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và tăng cường vai trị nịng cốt của Đồn, cơng tác đồn kết, tập hợp
thanh niên xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Mơ hình
cơng tác “4 mặt” của Hội (trường học, tổ ấm, câu lạc bộ, cống hiến và trưởng thành), các loại hình tập hợp theo đội,
nhóm nhỏ, các chi hội theo sở thích, nghề nghiệp… là những tìm tịi bước đầu đổi mới phương thức tập hợp thanh
niên ở cơ sở, đã có tác dụng thu hút đông đảo thanh niên tham gia sinh hoạt Hội. Đến đầu năm 1984, ở Cửu Long
có hơn 76.000 hội viên, Đồng Tháp - 33.000 hội viên, Kiên Giang - 26.000 hội viên, Phú Khánh - 70.000 hội viên,
Gia Lai - Kon Tum - 40.000 hội viên, Quảng Nam - Đà Nẵng - 170.000 hội viên… Hoạt đông Hội có nhiều hìnhthức
phong phú, hấp dẫn đối với thanh niên, có tác dụng cổ vũ thanh niên tiên tiến để kết nạp vào Đoàn. Trong nhiều
trường đại học, cao đẳng, Hội Sinh viên Việt Nam được củng cố, thu hút sinh viên vào các đợt hoạt động bổ ích.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ IV, “Hội đồng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội
Nhi đồng Hồ Chí Minh”, gọi tắt là Hội đồng phụ trách Đội đã được thành lập từ Trung ương đến cấp xã, phường
nhằm tăng cường chỉ đạo của Đồn đối với cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi.


Phong trào học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy phát triển mạnh mẽ trong thiếu niên. Từ ngày 21 đến ngày
23-8-1981, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội, có 305 em đại biểu cho
các chi đội mạnh, các Cháu ngoan Bác Hồ trong cả nước và 35 anh chị tổng phu trách xuất sắc. Cuộc hành quân
mang tên “Chiến dịch Điện Biên Phủ” với nhiều hình thức thi đua sôi nổi đã thu hút hầu hết các Liên đội Thiếu niên
Tiền phong trong cả nước với hơn 10 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng tham gia. Trong năm học 1983-1984, đã có 4
triệu em đạt danh hiệu thi đua “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”. Tháng 7-1984, tại thủ đô Hà Nội diễn ra cuộc gặt mặt
“Cháu ngoan Bác Hồ - Chiến sĩ nhỏ giải phóng quân” để biểu dương các tập thể chi đội, liên đội và các đội viên,
thiếu niên có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Nhiều hoạt động như: đi tìm địa chỉ đỏ, thu nhặt giấy vụn
lao động cơng ích, lớp học tình thương, hoạt động xã hội, từ thiện.. được các em tham gia tự giác, sôi nổi…


Ngày 4-7-1985, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 26 NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên. Đây là văn kiện hết sức quan trọng, có giá trị tổng kết lý luận và thực tiễn cao, đồng
thời đề ra quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ công tác thanh niên, chuẩn bị bước vào giai đoạn lịch sử mới của
dân tộc.



Trong thời gian 10 năm 91975-1985), mặc dù đất nước phải đương đầu với nhiều khó khăn to lớn, phức tạp, song
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã thể hiện tinh thần yêu
nước nồng nàn, phẩm chất chính trị tốt đẹp, tài năng sáng tạo và nghị lực kiên cường, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ trên mọi trận tuyến cách mạng được Đảng và nhân dân tin cậy giao cho, xứng đáng là lực lượng xung
kích và đội hậu bị tin cậy của Đảng.


Đổi mới tổ chức, hoạt động của Đoàn, phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, góp phần xứng đáng vào thắng
lợi của cơng cuộc đổi mới đất nước.


Năm 1986 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của đất nước ta. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8 (khoá V) chỉ rõ: “Năm 1986 phải là năm cải cách nhằm xố bỏ lề lối quản lý hành chính, bao
cấp, chuyển sang hạch tồn kinh doanh có lãi”. Sau đó, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ Vi Đảng Cộng sản Việt
Nam họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật; Đại hội Đảng VI đã khẳng định những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 5 năm qua, biểu
dương những nỗ lực vượt bậc của Đảng, toàn dân và tồn qn ta; đồng thời phân tích tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xã hội ở nước ta: Sản xuất bị đình đốn, lạm phát tăng vọt, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lịng tin
giảm sút. Đại hội cũng đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan: Bị bao vây kinh tế, thiên tai liên tiếp và những
nguyên nhân chủ quan: sai lầm về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
Đại hội đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa
đất nước thốt khỏi khó khăn, khủng hoảng, tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

Theo đường lối đổi mới của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong cả nước
tập trung thực hiện hai trọng tâm công tác là:


- Đổi mới một phần công tác tổ chức, cán bộ và cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiến tới Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ V.


- Đổi mới hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, quan tâm đến những lợi ích chính đáng của tuổi
trẻ.



Thực hiện những trọng tâm công tác trên, nhiều cơ sở Đồn đã có tìm tịi, tạo dựng được mơ hình phù hợp về tổ
chức và hoạt động, các điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều với các loại hình hoạt động có hiệu quả. Theo
tinh thần Đại hội Đảng VI, các cấp bộ Đoàn đã bắt đầu có những đổi mới trong tổ chức và hoạt động Đồn, tiến
hành Đại hội Đồn các cấp, tích cực chuẩn bị tiến hành Đại hội Đoàn toàn quốc.


Yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng đặt ra cho thế hệ trẻ trách nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn đổi mới, Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tiến hành từ ngày 27 đến ngày
30-11-1987 tại Hà Nội. Dự đại hội có 750 đại biểu thay mặt cho hơn 17 triệu nam nữ đoàn viên, thanh niên trong cả nước.
Trong số các đại biểu của Đại hội, có 193 đại biểu nữ, 110 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 76 đại biểu quân đội,
41 đại biểu ngành công an, 6 anh hùng các lực lượng vũ trang, 3 anh hùng lao động, 90 chiến sỹ thi đua, 7 đại biểu
có học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ; đại biểu trẻ nhất ở tuổi 15 là đoàn viên học sinh phổ thơng ở tỉnh Hồng Liên Sơn. Có
24 đồn khách quốc tế đến dự Đại hội.


Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng và Nhà nước đã đến dự Đại hội. Phát biểu trước Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư đã thay mặt Đảng và
phong trào thanh niên, đồng thời chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai
đoạn đổi mới đồng thời căn dặn “… Từng đoàn viên, từng chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phải tìm đến
với thanh niên, nhưng khơng phải để lên lớp, thuyết lý suông, mà bằng việc giải quyết những khúc mắc, khó khăn;
từng bước một, Đồn lơi cuốn họ vào việc vừa sức, có ích cho xã hội, cho bản thân đưa lại niềm vui và lịng tin vào
cuộc sống”…


Đại hội nhất trí với bản báo cáo về tình hình thanh niên và cơng tác Đồn do đồng chí Vũ Mão, ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đồn khố IV trình bày. Bản báo cáo nêu rõ:
“Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay thanh niên và nhân dân cả nước ta đã hăng hái thực hiện
Nghị quyết của Đại hội, bắt tay vào công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bước đầu phát huy quyền
làm chủ tập thể của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân chủ, ý thức phê bình và tự phê bình kiên quyết đấu tranh
chống tiêu cực, đạt được một số thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đại
hội nhiệt liệt hoan nghênh những cống hiến xuất sắc của đoàn viên và thanh niên cả nước đã nêu cao tinh thần bất
khuất, khắc phục khó khăn, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tồn thể Đại


hội đã nhất trí nêu cao quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ
đại”, góp phần hồn thành thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn, đấu tranh chống tiêu cực, thực hiện dân chủ và
công bằng xã hội, nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Đại hội xác định mục tiêu nhiệm vụ,
đề ra những phong trào, chương trình hành động cách mạng cho nhiệm kỳ tới là:


- Động viên tuổi trẻ cả nước tạo ra phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp nhằm thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược, ba chương trình kinh tế lớn và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
- Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, đổi mới nhận thức, nội dung và phương thức cơng tác Đồn, đổi mới
tổ chức và phong cách, hướng về cơ sở nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên và chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi
đồng. Xây dựng Đồn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

1. Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực,


thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.


2. Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.
3. Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
4. Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kỹ thuật.


Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ V đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 150 ủy viên. Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn (khoa V) đã bầu Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đồn. Đồng chí Hà Quang Dự,
ngun Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đồn, được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn. Đến Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng.


Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V là Đại hội của thế hệ trẻ Việt Nam biểu thị quyết tâm đi đầu trong công cuộc đổi
mới đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo.


Triển khai 4 chương trình, các cấp bộ Đồn đã cố gắng bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyển hướng cơng tác cho
phù hợp với yêu cầu đổi mới và những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.



Thực hiện chương trình xung kích, sáng tạo trên mặt trận phát triển kinh tế, được sự chỉ đạo của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn, hầu hết các cấp Tỉnh, Thành Đoàn và nhiều Quận, Huyện Đoàn đã xây dựng lực lượng thanh
niên xung phong (TNXP) làm kinh tế. Hoạt động của lực lượng TNXP hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp
bách của địa phương, cơ sở như khai hoang, phục hoá, trồng rừng, xây dựng các vùng kinh tế mới, xây dựng giao
thông nơng thơn… Nhiều đơn vị TNXP làm ăn có hiệu quả, biết tự hạch toán, sản xuất kinh doanh đầu tư theo
chiều sâu, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực như lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh, Tổng hội TNXP Hà
Nội, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Nghệ An, Tuyên
Quang, Quảng Ninh… Đến năm 1991, đã có 33 tỉnh, thành phố, 120 quận huyện và cơ sở tổ chức đội hình TNXP
với hớn 2.000 đơn vị kinh tế thu hút 8 vạn lao động trẻ, trong đó có 3,5 vạn tập trung thường xuyên. Giá trị tổng sản
lượng hàng năm của lực lượng TNXP đạt trên 300 tỷ đồng. Trong số 21 vạn lượt thanh niên tham gia TNXP, có
25.000 người (bằng 12%) được chuyển vào làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, 4% được cử đi học các lớp quản ký
kinh tế và học nghề, 5% đi lao động hợp tác quốc tế, 25% vào làm việc ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Kỷ niệm lần thứ 40 ngày Bác Hồ chỉ thị thành lập các đơn vị TNXP, lực lượng TNXP tồn quốc đã được Chính phủ
tặng thưởng Hn chương Hồ Chí Minh.


Nhiều cơ sở Đồn tham gia làm kinh tế nhằm xây dựng quỹ Đoàn bằng cách lập các cơng ty, xí nghiệp sản xuất
thanh niên, các cơ sở dịch vụ tự trang trải, hoạt động theo đúng luật pháp, đã góp phần tạo thêm kinh phí cho các
cơ sở Đoàn hoạt động như Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Sơng Bé, Hải Phịng, Quảng
Nam - Đà Nẵng…


Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, tháng 2-1989, Ban Bí thư Trung ương Đồn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm đã phát động phong trào thi đua “Thanh niên nông thôn sản xuất - kinh doanh giỏi” nhắm
động viên đông đảo thanh niên nông thôn hăng say lao động, phát huy sáng kiến, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất,
kinh doanh làm giàu cho gia đình và xã hội, xây dựng nơng thơn mới, góp phần chăm lo lợi ích, việc làm cho thanh
niên, tập hợp đoàn kết thanh niên. Ngay từ thời gian đầu, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ với 9
triệu thanh niên tham gia. Có trên 5 vạn thanh niên nơng thơn đạt thu nhập trên 5 triệu đồng/ năm. Riêng ngành cao
su, trong tổng số 24.000 đồn viên, thanh niên, đã có 12.180 người và 476 tập thể đạt danh hiệu “Sản xuất kinh
doanh giỏi” nhiều địa phương đã chủ động tạo cơ chế để giúp chuyển giao kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, tạo
cơ chế vay vốn thông qua các chi hội khuyến nơng, các nhóm thanh niên giúp nhau làm ăn để thanh niên có điều


kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Chính nhờ những kết quả đã đạt được mà nhiều tổ chức Đồn được
Đảng và chính quyền chủ động tạo cơ chế chính sách để đồn viên thanh niên có điều kiện đẩy mạnh việc thực
hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

C-K-T. Trung ương Đồn cịn phối hợp với các Bộ, ngành, các doanh nghiệp lập quỹ khen thưởng “Đôi bàn tay
vàng” để cổ vũ những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào C-K-T. Phong trào C-K-T đã
nhanh chóng được các cơ sở Đồn trong khối công nghiệp triển khai mạnh mẽ và trở thành phong trào sôi nổi
trong thanh niên công nhân. Quý 3 năm 1992, Trung ương Đoàn đã tổ chức sơ kết phong trào C-K-T và thi quảng
cáo, trưng bày, giới thiệu mẫu mã sản phẩm của các đơn vị sản xuất tiêu biểu, tổ chức Hội chợ triển lãm thanh niên
sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng giỏi. Đã có 500 cơ sở công nghiệp Trung ương trên các lĩnh vực, hơn 3.500 xí
nghiệp cơng nghiệp địa phương và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh triển khai phong trào C-K-T. Nhiều đơn vị
thuộc ngành dệt, may sản xuất đồ da, nhựa… được cơng nhận có phong trào C-K-T khá. Nhiều xí nghiệp như Liên
hiệp Sợi dệt kim (Hà Nội), Sứ Hải Dương, Kẹo Hải Hà, Dệt Việt Thắng, Thuốc lá Sài Gịn, Dây khố kéo Nha
Trang… là những đơn vị triển khai phong trào C-K-T sớm và có hiệu quả. Tổ chức Đoàn đã biểu dương kịp thời
những cơ sở Đoàn có phong trào tốt, những đồn viên thanh niên đạt danh hiệu: “Bàn tay vàng”. Trung ương Đoàn
đã phối hợp với một số ngành, một số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn lập quỹ khen thưởng để khen thưởng cho
những tập thể lao động và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào C.K.T.


Để chăm lo lợi ích thiết thực của thanh niên, tháng 1-198, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến lập
ra Văn phòng giao dịch giới thiệu việc làm cho thanh niên. Trong 3 năm đầu, Văn phòng đã giới thiệu và tìm được
việc làm cho3.359 thanh niên. Từ kinh nghiệm của Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1992 với sự giúp
đỡ của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và ủy ban Nhân dân tỉnh nhiều Trung tâm giới thiệu việc làm đã được
thành lập ở các Tỉnh, Thành Đoàn như ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Long
An, An Giang, Hậu Giang, Đồng Nai… Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên đã thành lập
Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Hàng năm, các trung tâm thuộc hệ thống Đoàn quản lý
đã tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hàng vạn thanh niên.


Hội nghị lần thứ 5 Ban Thường vụ Trung ương Đồn (khố V) đã ra Nghị quyết số 339/ NQ-BTV xác định rõ: “Trên
cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường cơng
tác quốc phịng, an ninh đất nước, Đồn chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả vào q trình chuẩn bị cho


thanh niên có đủ phẩm chất chính trị, sức khoẻ, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quân sự, sẵn sàng
làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Bằng các hoạt động của Đoàn, làm cho tuổi trẻ
thấy rõ bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp, đề cao cảnh giác, chống âm mưu diễn biến hồ bình của địch. Tăng
cường bồi dưỡng truyền thống yêu nước bất khuất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ”.


Thực hiện Chương trình “Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phịng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc” được xác định tại
Đại hội Đoàn V và Nghị quyết Hội nghị V, Ban Thường vụ Trung ương Đồn, thanh niên trong các lực lượng vũ
trang đã sơi nổi thi đua rèn luyện, phấn đấu, giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống cách mạng anh hùng của
các lực lượng vũ trang nhân dân: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại…” trong các
phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”, “làm theo 6 điều Bác dạy”. Chỉ trong thời gian ngắn, 80% đoàn viên,
thanh niên quân đội đã tham gia phong trào. Tập thể đoàn viên, thanh niên Trung đoàn 1 (Sư đoàn 303, Quân khu
9); Trung đoàn 131 Cơng binh, Hải qn, chi đồn Hương Giang; Đồn Cơng ty xây dựng 565 và 470 thuộc Tổng
Công ty xây dựng Trường Sơn; tuổi trẻ Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Cơng nghiệp quốc phịng và kinh tế… là
những đơn vị lập được nhiều thành tích xuất sắc; chỉ sau hai năm thực hiện phong trào, trong toàn quân đã có
51.496 đồn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Nhiều tập thể, cá nhân đồn viên chiến sĩ Cơng an nhân dân đã
lập được thành tích xuất sắc, vượt qua khó khăn, gian khổ để bám địa bàn, bám đối tượng, không ngại hy sinh,
dũng cảm đấu tranh chống bọn tội phạm, thi đua lập cơng. Tổ chức Đồn Cơng an thành phố Hồ Chí Minh, Đồn
Thanh Niên trại Thủ Đức đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến cơng hạng Nhì. Một số đồn viên đã
được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang: liệt sĩ Triệu Việt Phong, cảnh sát bảo vệ (Lạng Sơn), Nguyễn
Thành Tấn, cảnh sát đường phố (Hải Phòng), Phan Thanh Lập, cảnh sát cơ động (Minh Hải)… Nhiều cán bộ, đoàn
viên thanh niên Công an được lãnh đạo Bộ Nội vụ và Trung ương Đoàn khen thưởng, lãnh đạo Bộ Nội vụ và Trung
ương Đoàn khen thưởng, nhiều đoàn viên được kết nạp vào Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

tổ chức cơ sở Đồn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chính sách hậu phương qn đội,
chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, động viên thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang…


Nhân ngày kể niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-1990 để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tuổi trẻ
Việt Nam với tấm gương của các thế hệ bộ đội Cụ Hồ, Ban Bí thư Trung ương Đồn quyết định hàng năm lập 2 sổ
tiết kiệm mỗi sổ trị giá 1 triệu đồng để tặng cho những người có cơng với cách mạng. Hai sổ tiết kiệm đầu tiên của
năm 1990 đã được tặng cho Anh hùng Nguyễn Thị Chiên và Anh hùng Đặng Thị Vân; hai sổ tiết kiệm của năm


1991 đã được tặng cho gia đình Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân và Anh hùng Phan Hành Sơn. Nhiều Tỉnh,
Thành Đoàn cũng đã lập sổ tiết kiệm để tặng cho bộ đội xuất ngũ. Năm 1989, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh
đã có 500 học bổng học nghề cho bộ đội xuất ngũ; Thành Đoàn Hà Nội có nhiều hoạt động để lập sổ tiết kiệm tình
nghĩa tặng bộ đội xuất ngũ với giá trị nhiều triệu đồng; Tỉnh Đoàn Phú Yên tặng quà trị giá trên 2 triệu đồng và 176
mền chăn cho bộ đội xuất ngũ về địa phương…


Các hoạt động xã hội đã được các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâm chỉ đạo, thu hút nhiều tầng lớp thanh niên tham gia.
Năm 1991, thiên tai, lũ lụt xảy ra ở cả miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Cửu Long. Với tấm lịng tương thân
tương ái, tuổi trẻ các địa phương, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động tạo nguồn kinh phí giúp đồng bào và
thanh, thiếu niên Sơn La như Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh giúp 10 triệu, Đồn Công ty Cao su Dầu Tiếng
gửi 10 triệu đồng, Tỉnh Đoàn Hải Hưng giúp 1 triệu đồng, Thành Đoàn Hà Nội gửi giúp 3,3 triệu đồng và cử đội
công tác xã hội của Đoàn Trường Đại học Y khoa đến khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lụt và làm sạch mơi
trường. Tháng 11-1991, các Tỉnh, Thành Đồn trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ tuổi trẻ và nhân
dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt. Đoàn viên, thanh niên các địa phương đã vận động quyên góp
lương thực, quần áo, sách vở và tiền mặt trị giá hàng chục triệu đến vài chục triệu đồng như thành phố Hồ Chí
Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Long An, Sông Bé, Hà Nội, Hà Nam Ninh…


Phong trào thiếu nhi được chuyển hướng theo yêu cầu mang tính xã hội hóa. Đó là nét mới trong cơng tác chăm
sóc thiếu niên nhi đồng của các cấp bộ Đoàn. Đáng chú ý là hoạt động của Đội trong nhà trường được duy trì
thường xuyên (98% thiếu niên đến trường là đội viên). Nhiều Liên đội tổ chức “Hội vui học tập”, “Đơi bạn cùng
lớp”... đồn kết giúp nhau trong trong học tập và hoạt động xã hội. Trong 4 năm đã có 11,9 triệu lượt ngày cơng
của các em giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Hơn 1.500.000 đội viên và thiếu niên tham gia hoạt động “Thiếu
nhi chữ thập đỏ”.


Năm 1989 là Năm trẻ em của Việt Nam. Với trách nhiệm và tình thương đối với trẻ em nghèo có hồn cảnh khó
khăn, 35 Tỉnh, Thành Đồn đã tổ chức “lớp học tình thương” do đoàn viên, thanh niên đứng lớp giảng dạy và giúp
đỡ sách vở, đồ dùng học tập cho các em con nhà nghèo, bệnh tật được đi học. Tính đến năm 1991, cả nước đã có
557 lớp học tình thương, giúp đỡ cho 11.225 em được đi học. Những Tỉnh, Thành Đoàn tổ chức tốt các hoạt động
xã hội, thu hút được nhiều thanh, thiếu niên tham gia là Sông Bé, Thuận Hải, Vũng Tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh, Đắc Lắc, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hoà…



Hoạt động Đoàn trong trường học được đổi mới và phong trào thanh niên sinh viên, học sinh tiếp tục có những
bước phát triển mới. Hội nghị lần thứ 6 Ban Thường vụ Trung ương Đồn (khố V) ngày 23-8-1989 đã kết luận về
phương hướng đổi mới cơng tác Đồn trong nhà trường là đổi mới tổ chức, bộ máy, phong cách cơng tác nhằm
tăng cường tính tự quản và dân chủ hố hoạt động của Đồn; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và bảo
đảm thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiều loại giải thưởng, các loại quỹ và tổ chức nhiều hoạt động để động viên
đoàn viên, thanh niên tiến quân vào khoa học kỹ thuật như “Giải thưởng khoa học thanh niên”; “Giải báo chí Đồn
TNCS Hồ Chí Minh”; “Giải văn học thiếu nhi”, huy chương “Tuổi trẻ sáng tạo”, các “Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật”, danh hiệu “Bàn tay vàng”… Phong trào thi đua học tập, tiến quân vào khoa học kỹ thuật của đoàn viên,
thanh niên phát triển ở nhiều cơ sở Đoàn, đạt được kết quả tốt, tiến quân vào khoa học kỹ thuật của đoàn viên,
thanh niên phát triển ở nhiều cơ sở Đoàn, đạt được kết quả tốt. Trong 128 mẫu mã mới của Nhà máy Dệt kim
Đông Xuân, có gần 100 mẫu do thanh niên sáng tạo. Đồn viên, thanh niên nơng thơn đi đầu trong việc áp dụng và
phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp, hăng hái áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Nhiều
cơ sở Đồn trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã tổ chức các hội thi sáng tạo
khoa học kỹ thuật trẻ, thi khéo tay kỹ thuật, trao giải thưởng tài năng trẻ…


Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, các cấp bộ Đoàn từ
Trung ương đến cơ sở đã có nhiều cố gắng tìm tịi, đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức để tăng cường
hiệu quả cơng tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn. Tháng 3-1988, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đồn (khố V) đã ra Nghị quyết số 02/NQ-BCHTW, trong đó xác định: “Cơng tác giáo dục của Đồn được đổi mới
theo hướng mở rộng tính dân chủ, cơng khai, chân thật, cởi mở với tinh thần phê bình và tự phê bình trong mọi
hoạt động,sinh hoạt của Đồn. Đề cao tính chủ động, sáng tạo của từng đoàn viên, thanh niên, từng tổ chức Đồn
cơ sở để biến q trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục; làm cho nội dung và phương thức giáo dục của Đoàn
đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy của Đảng, gần gũi với thanh niên”. Hàng loạt cuộc thi có tác dụng nâng cao nhận
thức chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, ý thức tự hào về đất nước, về Đảng và Bác Hồ đã được tổ
chức rộng rãi như cuộc thi chuyên đề lý luận chính trị - xã hội trong sinh viên các trường đại học đã được hơn
30.000 sinh viên của 66 trường đại học, cao đẳng trong cả nước tham gia, thi tìm hiểu truyền thống Đồn TNCS Hồ
Chí Minh, thi mừng “Đội ta 50 mùa hoa” thi ca khúc chính trị…



Ngày 19-5-1988, Hội nghị lần thứ nhất Ban Thường vụ Trung ương Đồn (khóa V) đã ra Nghị quyết chuyên đề “Về
cuộc động viên tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh các hoạt động tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác” nhằm thông
qua việc học tập và làm theo lời Bác bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, niềm tin và quyết tâm của tuổi trẻ vượt qua
mọi khó khăn, thử thách trong đời sống, đi đầu thực hiện 3 chương trình kinh tế và cuộc vận động lớn của Đảng.
Các cấp bộ Đoàn đã tiến hành đợt tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi tấm
gương sáng về phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng của Bác Hồ bằng nhiều hình thức phong phú. Các hoạt
động giáo dục với chủ đề “Bác Hồ với thanh niên và thiếu nhi”, thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác, các
cuộc hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt câu lạc bộ, triển lãm nhỏ về thân thế và sự nghiệp của Bác, về tình cảm, sự quan
tâm của Bác với thế hệ trẻ Việt Nam… được tổ chức rộng rãi ở các cơ sở Đoàn, các cấp bộ Đoàn. Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn đã phát động phong trào “Làm theo lời Bác” được đoàn viên, thanh, thiếu niên hưởng ứng sôi
nổi, đông đảo.


Ngày 16-5-1990, Đại hội “Thanh niên xuất sắc làm theo lời Bác” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người đã
khai mạc tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội). 350 đại biểu thanh niên và 10 em thiếu niên tiên tiến xuất sắc trên các
lĩnh vực hoạt động, thay mặt 20 triệu thanh niên cả nước đã báo công với Bác, biểu thị quyết tâm của thế hệ trẻ
Việt Nam mãi mãi đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, ra sức phấn đấu cho thắng lợi của công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tại Đại hội, đồng chí Đỗ Mười, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã phát biểu và trao tặng thế hệ trẻ Việt Nam bức trướng của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng mang dòng chữ: “Thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ và
Đảng ta đã lựa chọn”.


Đại hội đánh giá cao hoạt động của Đoàn trong thời gian qua, đồng thời khẳng định những cống hiến tích cực của
đồn viên, thanh niên trong lao động học tập và rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội, góp
phần cùng với tồn Đảng, toàn dân ổn định đời sống và phát triển sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đồn, các cấp bộ Đồn đã có chương trình triển khai giáo dục
về dân số và kế hoạch hố gia đình cho đồn viên, thanh niên. Năm 1988, phong trào phấn đấu đạt 3 mục tiêu về
dân số, kế hoạch hố gia đình đã được triển khai trong cả nước với nội dung:



- Nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh niên về dân số, sức khoẻ, mơi trường.
- Thực hiện mơ hình mỗi gia đình trẻ chỉ có từ 1 đến 2 con; ni con khoẻ, dạy con ngoan, sống vệ sinh, lành
mạnh.


- Mỗi đồn viên, thanh niên là một tun truyền viên tích cực về dân số, sức khoẻ, môi trường.


Phong trào 3 mục tiêu nói trên đã được sự hưởng ứng, tham gia của đơng đảo đồn viên, thanh niên. Đến hết năm
1992, đã có hơn 10 triệu lượt đồn viên, thanh niên được tuyên truyền, phổ biến về nội dung phong trào và các
biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Hàng chục vạn cặp vợ chồng trẻ đăng ký thực hiện chỉ có từ 1-2 con. ở
34 Tỉnh, Thành Đoàn đã thành lập được 1.360 đội tuyên truyền xung kích thanh niên tại cơ sở với 10.540 đội viên.
Nhiều đội hoạt động có kết quả tốt như đội tuyên truyền thanh niên xã Hải Triều (Phú Tiên, Hải Hưng), xã Yên Hoà
(Bắc Quang, Hà Giang) xã Lịch Hội thượng (Long Phú, Sóc Trăng), Nhà máy Quốc phịng Z159… được Trung
ương Đồn khen thưởng.


Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng nếp sống mới trong thanh, thiếu niên được chú
trọng nhằm nâng cao đời sống tinh thần và góp phần giáo dục thanh, thiếu niên. Theo sáng kiến của báo Tiến
Phong, vào năm 1988 cuộc thi hoa hậu toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta. Các cuộc thi “Bé khoẻ, bé
đẹp”, thi sáng tác văn học “Tác phẩm Tuổi xanh”, thi “Tiếng hát học sinh, sinh viên toàn quốc”, các cuộc hội diễn
văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao, thi bơi truyền thống, chạy việt dã… được tổ chức thường xuyên, thu hút đông
đảo thanh, thiếu niên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.


Để đẩy mạnh đổi mới phương thức cơng tác giáo dục, các cấp bộ Đồn đã chú trọng phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng của Đồn. Đến năm 1992, riêng Trung ương Đồn có 15 tờ báo và tạp chí, phát hành 35 kỳ
trong một tháng, với số lượng hàng triệu bản; có 2 chương trình phát hành, 1 chương trình truyền hình thanh niên.
Hai tờ báo Tiền phong và Thanh niên đã có nhiều đổi mới về nội dung, cải tiến về hình thức, ngày càng chiếm
được tín nhiệm, cảm tình của thanh niên, thực sự trở thành người cổ vũ, tuyên truyền cho phong trào thanh niên,
người phản ánh tâm tư, tình cảm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh niên. Hầu hết các Tỉnh, Thành Đoàn
đều phối hợp với các báo, đài địa phương để xây dựng chuyên mục thanh, thiếu nhi hoặc ra báo thanh niên vủa địa
phương. Báo Tuổi trẻ Thủ đơ (Thành Đồn Hà Nội) và báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có sức lơi
cuốn bạn đọc và được phát hành ngày càng rộng. Hệ thống xuất bản của Trung ương Đoàn được củng cố và phát


triển, hàng năm xuất bản hàng trăm đầu sách. Nhiều cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng được đơng đảo các em
thiếu nhi u thích. Nhà xuất bản Thanh Niên với các “Tủ sách Truyền thống”, “Tủ sách danh nhân”, “Tủ sách dành
cho cán bộ Đồn”… đã góp phần đáng kể cho cơng tác tun truyền, giáo dục của Đoàn, Hội, Đội…


Tháng 2-1988, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đồn lần thứ 2 (khố V) đã quyết định mở cuộc vận động
“Xây dựng chi đồn mạnh” với hai mục tiêu chính:


- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở, đặc biệt là chi đồn.
- Nâng cao chất lượng đồn viên; làm tốt cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên và cơng tác phát triển đoàn viên
mới.


Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khố V) là một trong những hội nghị có vị trí rất quan trọng
mà những định hướng mang ý nghĩa thực tiễn đã từng bước củng cố và phát triển tổ chức Đoàn trong những điều
kiện hết sức khó khăn. Tháng 5-1988, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã họp hội nghị xem xét việc chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành và đề ra kế hoạch số 04 về thực hiện cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh,
nêu rõ các bước công tác cụ thể trong thời gian 3 năm với mục tiêu, phương châm, nội dung, biện pháp và tổ chức
chỉ đạo đồng bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

giảm sút chất lượng tổ chức chi đoàn và Đoàn cơ sở. Tỷ lệ chi đoàn khá và mạnh tăng 51,7% so với năm 1988. Kết
quả rõ nét nhất là qua cuộc vận động đã điều chỉnh một bước cơ cấu tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chế quản lý
mới cùng với đổi mới về mặt tổ chức bộ máy, công tác cán bộ Đồn cũng được quan tâm. Cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chi Đoàn, Đoàn cơ sở đã được đổi mới về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo. Nhiều địa
phương đã biên soạn các loại tài liệu như sổ tay cán bộ Đoàn, hướng dẫn kỹ năng tổ chức sinh hoạt thanh niên và
tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thi cán bộ Đoàn cơ sở giỏi… Trong 3 năm 1989-1991, toàn Đoàn đã kết nạp được
1.152.000 đoàn viên mới; tỷ lệ đoàn viên xuất sắc tăng hơn 50% so với năm 1988.


Cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên được chú trọng và từng bước được đổi mới; Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam được củng cố và mở rộng. Nội dung, phương thức hoạt động của Hội đã có những cải tiến phù hợp với điều
kiện mới, phong phú và thiết thực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Từ mô hình 4 mặt:
trường học, tổ ấm, câu lạc bộ, cống hiến và trưởng thành; các loại hình tập hợp thanh niên của Hội đã phát triển


phong phú tới các loại đội, nhóm nhỏ, các đội cơng tác xã hội, các chi hội nghề nghiệp… Sự phát triển phong phú,
đa dạng các loại hình này đã tăng cường khả năng tập hợp thanh niên của tổ chức Hội. Thàng 12-1990, Hội nghị
Cán bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã họp kiện toàn ủy ban Trung ương Hội và đề ra Chương trình cơng tác
Hội trong những năm tới. Đến thời điểm này, trên tồn quốc đã có 27 ủy ban hội cấp tỉnh, thành phố, 70 ủy ban hội
cấp quận, huyện và hơn 10.000 chi hội cơ sở. Công tác đồn kết, tập hợp thanh niên các tơn giáo, dân tộc được
các cấp bộ Đoàn, Hội quan tâm hơn trước. Các cuộc “Gặp gỡ thanh niên các dân tộc miền núi phía Bắc” ( Quảng
Ninh - 1991), “Gặp gỡ Tây Nguyên” (Đắc Lắc - 1992) là những hoạt động lớn với sự tham gia của đơng đảo đại
diện đồn viên, thanh niên các dân tộc, thể hiện tinh thần đồn kết gắn bó của tuổi trẻ các dân tộc đồng lòng,
chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, mơ hình “Làng Thanh niên” tập hợp
và phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng bản làng, quê hương đã được ra đời theo sáng kiến của Tỉnh
Đoàn Gia Lai - Kon Tum và nhanh chóng nhân rộng ở các tỉnh Tây Nguyên.


Hội Sinh viên Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của giới sinh viên, được củng cố và phát triển trong nhiều trường
đại học, cao đẳng. Ngày 19-3-1987, Điều lệ Hội Sinh viên đã được Hội đồng Bộ trưởng phê duyện, đánh dấu một
bước phát triển mới của Hội. Đến hết năm 1988, trong tổng số 93 trường đại học, cao đẳng đã có 39 trường thành
lập tổ chức Hội với hơn 45.000 hội viên. Công tác Đồn trong nhà trường và cơng tác Hội sinh viên Việt Nam đã
được đổi mới cả về tổ chức, bộ máy và phong trào cơng tác; tính tự quản và dân chủ hố hoạt động Đồn, Hội
được đẩy mạnh; nội dung hoạt động bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường và phù hợp tâm lý, nguyên vọng
của sinh viên, tổ chức các hoạt động đem lại lợi ích cho sinh viên; động viên sinh viên tham gia giải quyết các khó
khăn của nhà trường; kiến nghị và bảo vệ lợi ích chính đáng của sinh viên; nâng cao hiệu quả tổng hợp và giáo dục
sinh viên góp phần tích cực vào đổi mới của nhà trường.


Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi được đổi mới theo hướng tăng cường hoạt động của Đội trong nhà trường,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Từ năm học 1989-1990, chương trình hoạt
động người giờ học được nhiều Liên đội triển khai với các hoạt động phong phú như “Hội vui học tập”, “Đôi bạn
cùng tiến”, hội khoẻ, hội diễn, các cuộc thi viết, vẽ nhân các ngày kỷ niệm lớn; các hoạt động giúp nhau trong học
tập, giúp bạn nghèo vượt khó… Hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư được nhiều địa phương triển khai tốt như
Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Bắc, Long An, Hậu Giang… Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách
Đội có nhiều tiến bộ. Các ủy ban thiếu niên, nhi đồng được kiện toàn và quy chế Hội đồng Hội các cấp được ban
hành.



Hoạt động Đội được tổ chức Đoàn các cấp tăng cường chỉ đạo nên công tác Đội có chuyển biến mạnh mẽ, ngày
càng gắn bó với xã hội, đáp ứng yêu cầu lợi ích của đội viên và tập thể Đội. Nhiều phong trào thiếu nhi được duy trì
và phát triển. Trong hai năm 1989-1990, đã có 1,9 triệu lượt ngày công của các em đội viên, thiếu niên giúp đỡ
thương binh, gia đình liệt sĩ, 700.000 công tu sửa nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều chi đội, liên đội đã tổ chức qun góp và
vận đơng các em cũng như người lớn tuổi ủng hộ, giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt; hơn 1,5 triệu đội
viên, thiếu niên đã tham gia các hoạt động y tế cộng đồng và các hoạt động xã hội trong “Thiếu nhi Chữ thập đỏ”.
Nhiều đội viên học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ”; nhiều đội viên lớn tuổi đã được kết nạp
vào Đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

thêm bạn bớt thù, đa dạng hố quan hệ đối ngoại phục vụ công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới Đồn vì lơi ích
của phong trào thanh niên. Đồn tích cực chuyển mạnh hoạt động đối ngoại theo các mục tiêu cụ thể, thiết thực,
nhằm làm cho thanh niên thế giới hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ đối với phong trào thanh
niên nước ta. Đồn đã duy trì các mối quan hệ truyền thống với các tổ chức thanh niên Lào, Campuchia, ấn Độ, Cu
Ba, Pháp, Thụy Điển…; từng bước mở rộng quan hệ với tổ chức của Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ.
Trước những biến động phức tạp và đầy thử thách của tình hình thế giới và trong nước vào cuối những năm 80,
đầu những năm 90, Đồn TNSC Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam đã vững vàng, kiên định theo con đường cách
mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên cơ sở định hướng đúng đắn quá trình đổi mới tổ chức,
hoạt động của Đồn; cơng tác Đồn và phong trào thanh niên thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các
lĩnh vực, góp phần quan trọng vào q trình giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.


<b>CHƯƠNG XIII</b>


<b>HĂNG HÁI THAM GIA HAI PHONG TRÀO LỚN “THANH NIÊN LẬP NGHIỆP” VÀ "TUỔI TRẺ GIỮ NƯỚC"</b>
Đường lối đổi mới toàn diện được đề ra tại Đại hội Đảng VI là đường lối được hình thành trên cơ sở phát huy tinh
thần độc lập, tự chủ, tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, của các cấp, các ngành, hợp quy luật,
thuận lịng người, nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Qua hơn 5 năm nỗ lực kiên cường, cơng cuộc đổi mới
đất nước của tồn Đảng, toàn dân đã thu được những kết quả rất quan trọng. Tình trạng đình đốn trong sản xuất,
rối ren trong lưu thông được khắc phục; lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991. Kinh


tế tuy còn nhiều yếu kém nhưng cơ bản đã vượt qua khủng hoảng và có những mặt tiến bộ. Đời sống nhân dân
bước đầu được cải thiện. ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Những kết quả đó
đã tạo đà cho nhân dân ta tiếp tục phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới đất
nước tiếp tục đạt những thắng lợi to lớn hơn.


Song đến những năm 1990, 1991, nước ta vẫn đứng trước những thử thách rất gay gắt. Tăng trưởng kinh tế còn
chậm, lạm phát còn cao, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh, có mặt nghiêm trọng. Mỹ vẫn tiếp tục bao vây cấm vận.
Một số thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động gây mất ổn định chính trị, phá rối an ninh quốc gia, làm phương hại
đến độc lập, chủ quyền của đất nước. Bối cảnh quốc tế không thuận lợi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu đổ vỡ.


Trước tình thế đó, Đảng và nhân dân ta đã thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cao, phát huy truyền thống đoàn
kết, đấu tranh kiên cường, lao động sáng tạo, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, kiên trì con đường xã hội chủ
nghĩa, kiên trì đổi mới đưa đất nước tiếp tục tiến lên.


Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố VI) đã ra quyết định về: “Đổi mới cơng tác quần chúng
của Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân”. Ngày 13-3-1991, Bộ Chính trị (khố VI) đã ra Nghị
quyết số 25/NQ- TW về “Đổi mới thanh niên”. Nghị quyết đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên
trong cơng cuộc đổi mới, ý nghĩa chiến lược của công tác thanh niên đối với tương lại dân tộc và vận mệnh của Tổ
quốc; khẳng định những quan điểm cơ bản về công tác thanh niên và nêu lên phương hướng, nội dung và giải
pháp chủ yếu của công tác thanh niên trong các nhiệm vụ:


- Giải quyết việc làm.


- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.


- Tổ chức phong trào hành động cách mạng trong thanh niên.


- Xây dựng Đồn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng việc tập hợp đoàn kết thanh niên.
- Tăng cường công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội.



</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã tiến hành từ ngày 15 đến
18-10-1992 tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 797 đại biểu thay mặt cho 2,5 triệu đoàn viên và hơn 20 triệu thanh niên cả
nước. Trong số đại biểu dự Đại hội có 162 đại biểu nữ, 94 đại biểu là thanh niên dân tộc thiểu số, 406 đại biểu
thanh niên công nhân, 110 đại biểu thanh niên các lực lượng vũ trang, 31 đại biểu học ainh, sinh viên, 11 đồng chí
là đại biểu Quốc hội khố IX, có 4 đại biểu trẻ nhất ở tuổi 15, 404 đại biểu có trình độ đại học và trên đại học. So
với các lần Đại hội trước, Đại hội Đồn tồn quốc lần thứ Vi có số lượng đại biểu đơng nhất, tiềm năng trí tuệ mạnh
nhất… phản ánh nhiều lĩnh vực hoạt động của Đoàn và sự trưởng thành của tổ chức Đoàn sau những năm tự đổi
mới theo định hướng của Đảng.


Đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí Cố vấn của Đảng và nhiều đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dụ Đại hội. Tới dự Đại hội cịn có đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
mẹ liệt sĩ, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, các đồng chí ngun là Bí thư thứ nhất Trung Đồn
các khố. Thay mặt Đảng và Nhà nước, phát biểu tại Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá cao và
biểu dương những cố gắng và đóng góp to lớn của tuổi trẻ thời gian qua, đồng thời trao nhiệm vụ cho Đoàn và
phong trào thanh niên phát huy vai trị xung kích, sáng tạo, tiếp tục đi đầu trong cơng cuộc đổi mới đất nước, vì sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.


Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “Để có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ..., tuổi trẻ Việt Nam mà nịng cốt là
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải xây dựng cho mình hồi bão, trí tuệ, đạo đức và ý chí cách mạng”.
Đại hội đã đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của Đồn và phong trào thanh thiếu niên, biểu dương những cố
gắng to lớn của các cấp bộ Đoàn, của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên trong cả nước. Đại hội đã thông qua,
phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp xây dựng Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1993-1997; thơng
qua các chương trình hành động cách mạng của Đồn và tuổi trẻ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là các chương trình:


- Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm.
- Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Chương trình học tập, sáng tạo, tích cực tham gia phát triển văn hoá - xã hội.
- Chương trình xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.


Đại hội nhất trí chọn bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”, nhạc và lời của Hồng Hồ, làm bài ca chính thức của
Đồn. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đồn khố VI gồm 91 đồng chí. Tại kỳ họp lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đồn, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất, đồng chí Phạm Phương Thảo
được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đồn. Tiếp đó, tại kỳ họp lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương
Đồn đã bầu đồng chí Vũ Trọng Kim làm Bí thư và phân cơng giữ trách nhiệm Bí thư Thường trực Trung ương
Đồn. Đến Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng tháng 1 năm 1994, đồng chí Hồ Đức
Việt Bí thư thứ nhất Trung ương Đồn được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI thắng lợi đã khẳng định sự thống nhất ý chí và hành động của tồn Đồn và
phong trào thanh niên, thể hiện lịng trung thành vô hạn của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước, với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, khẳng định quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và sự rèn
luyện để trưởng thành của thế hệ trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

chính trị, kiên định con đường XHCN, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh
giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh đỉnh cao
của khoa học, những nghệ sĩ tài năng, những lao động có tay nghề cao”.


Đồng thời Đảng có trách nhiệm chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thanh niên và phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ
trong thời kỳ cách mạng mới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) Tổng Bí thư Đỗ
Mười khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng và hồn thiện các chính sách đối với thanh niên nhằm vừa
phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên cống hiến tốt
nhất, nhiều nhất và trưởng thành nhiều nhất”.


Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã chỉ rõ: “Cơng tác thanh niên là vấn đề sống còn
của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.


Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt công tác thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của nguồn nhân
lực: “Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”.
Rõ ràng là, Đảng ta ln nhìn thấy vai trị to lớn và tiềm năng dồi dào của thanh niên, Đảng đặt niềm tin vào thanh
niên và có chủ trương, chính sách đúng đắn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho đất nước.


Đấy chính là mơi trường tốt nhất để Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên
Việt Nam tổ chức tốt phong trào thanh niên. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng và trên
cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã quyết
định phát động trong thanh niên cả nước hai phong trào hành động cách mạng là phong trào “Thanh niên lập
nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”.


Phong trào Thanh niên lập nghiệp:


Phong trào Thanh niên lập nghiệp nhằm vận động, cổ vũ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn thanh niên lập
thân, lập nghiệp với những nội dung, cách làm phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Trong nông thôn, phong
trào thanh niên lập nghiệp là sự phát triển phong trào “sản xuất, kinh doanh giỏi” bằng nhiều nội dung, biện pháp
mới phù hợp với những điều kiện và yêu cầu của giai đoạn mới. Những loại hình hoạt động hỗ trợ nâng cao trình
độ kỹ thuật, khả năng tổ chức sản xuất cho thanh niên như: tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông
nghiệp, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, cơng nghiệp, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, cơng trình thanh
niên, mơ hình VAC… được tiếp tục mở rộng. Hơn 1 triệu lượt đồn viên, thanh niên đã được tập huấn về nghề
nơng: (năm 1993: 214.200 người, năm 1994: 203.126 người, năm 1995: 234.478 người, năm 1996: 223.326 người,
sáu tháng đầu năm 1997: 126.686 người. Từ năm 1993 đến 1997, trong các cơ sở Đồn nơng thơn đã xây dựng
9.286 điểm trình diễn kỹ thuật, duy trì hoạt động của 1.746 câu lạc bộ khuyến nơng, hồn thành 67.173 cơng trình
thanh niên xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: tổ chức nhiều cuộc thi kỹ thuật nghề nông ở các cấp. Năm 1996,
hội thi “Thanh niên nơng thơn với Chương trình IMP” do Trung ương Đồn phối hợp với Bộ Nơng nghiệp tổ chức đã
thu hút gần 900.000 đoàn viên, thanh niên nông thôn tham gia từ cơ sở; 210 thanh niên xuất sắc từ 42 tỉnh, thành
phố được tham dự hội thi cấp Trung ương. Thanh niên nơng thơn cịn đi đầu trong việc ứng dụng các giống mới,
góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có hiệu quả cao ở mỗi địa phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

Đoàn đã quan tâm giúp đỡ đồn viên, thanh niên nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất qua việc đảm nhận
các dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xây dựng và phát triển mơ hình “Trang trại trẻ”. Hơi nghị “Trang trại trẻ”
do Tỉnh Đồn n Bái tổ chức năm 1994 đã có tác dụng phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng mơ hình này cho thanh
niên trong tỉnh. Từ năm 1992 đến 1997, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo xây dựng 15 “Khu kinh tế thanh niên” và phát
triển hàng năm “Làng thanh niên” ở các tỉnh miền núi. Tháng 1-1997, Hội nghị về “Làng thanh niên” được tổ chức ở
Gia Lai với sự tham dự của hơn 20 tỉnh, một lần nữa khẳng định tác dụng của mơ hình “Làng thanh niên” trong


việc phát huy vai trị của thanh niên đối với q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững trật tự, an ninh,
xây dựng cuộc sống mới ở bản làng, đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh niên.


Trong khu vực đơ thị, sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ, Đồn đã thành lập các Trung tâm tư vấn nghề nghiệp,
Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Từ chỗ chỉ có một vài Trung tâm vào cuối năm 1991,
đến hết năm 1997, đã hình thành hơn 20 Trung tâm cấp tỉnh và cấp Trung ương do Đồn quản lý. Tính chung với
179 Trung tâm dạy nghề, Văn phòng giao dịch giới thiệu việc làm các cấp của Đoàn, Hội đã tổ chức dạy nghề cho
gần 429.500 và giới thiệu việc làm cho 313.012 thanh niên. Hơn 10 nghìn lao động trẻ trong 70 đơn vị TNXP ở 22
Tỉnh, Thành Đoàn đảm đương nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi gian khổ, khó khăn. Phong trào CKT
được bổ sung thêm nội dung và tiếp tục phát triển. Đến hết năm 1997, hơn 3 nghìn hội thi tay nghề chọn “Bàn tay
vàng” đã thu hút sự tham gia của 149.847 đoàn viên thanh niên, góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp trẻ được
Đoàn, Hội ủng hộ để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, Ba cuộc
“Gặp gỡ Doanh nghiệp trẻ” đã được tổ chức với sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà doanh nghiệp trẻ
trong cả nước. Các cấp bộ Đồn đã đảm nhiệm 17.340 cơng trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng đường
dây tải điện 500 KV Bắc - Nam và cơng trình xây dựng thủy điện Ialy cùng các cơng trình lớn khác.


Tiêu biểu là phong trào thi đua “1.000 sáng kiến” của đoàn viên, thanh niên khối cơng nghiệp, dịch vụ của tỉnh Đồn
Bắc Ninh. Tính đến tháng 11-1997 đã có 620 sáng kiến của thanh niên cơng nhân được xét cơng nhận. Đồn viên,
kỹ sư Mạnh Hùng ở nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn với sáng kiến pha chế hóa chất khử độc tố số giấy cuốn thuốc lá
của Nhật để tiếp tục đưa vào sản xuất đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng vạn đồng.


Trong các trường học, phong trào Thanh niên lập nghiệp được cụ thể hoá bằng phong trào thi đua “Học tập, rèn
luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, được sự hưởng ứng, tham gia
của đông đảo học sinh, sinh viên. Qua nhiều hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề
nghiệp với nhiều loại hình câu lac bộ học thuật, các cuộc thi, các giải thưởng, các loại quỹ khuyến học, khuyến
tài…, Đoàn, Hội đã động viên, cổ vũ học sinh, sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài
năng; khơi dậy ý chí, nghị lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến hết năm 1997, đã có
6.923 câu lạc bộ học sinh, sinh viên thu hút trên 200 nghìn học sinh, sinh viên tham gia hoạt động; Tiêu biểu như
sinh viên Trường Đại học Y Bắc Thái đã có nhiều đề tài nghiên cứu đạt giải cao toàn quốc. Nét nổi bật trong hoạt
động hỗ trợ học tập ở các trường học trong toàn quốc những năm từ 1992-1997 là sự phát triển rộng rãi các loại


quỹ học bổng ở hầu hết các cấp bộ Đoàn, như các loại Quỹ khuyến học, khuyến tài của các Tỉnh, Thành Đoàn và
Đoàn trực thuộc đã trao 237.666 suất học bổng trị giá 32.011 triệu đồng. Riêng Quỹ “Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam”
của Trung ương Đoàn đã trao 1.476 triệu đồng cho 2.576 học sinh, sinh viên. Vào năm mới, Trung ương Đồn tổ
chức bình chọn và trao giải thưởng “Những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất trong năm”. Giải thưởng Kim
Đồng trong ba năm học đã xét và trao 1.004 giải thưởng cho các cán bộ liên đội, chi đội xuất sắc và học giỏi.
Có thể nói, qua các chương trình hành động cụ thể, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” đã trở thành phong trào
mạnh mẽ, rộng khắp của đoàn viên, thanh niên trên các lĩnh vực khác nhau, góp phần động viên, cổ vũ hàng triệu
đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, an ninh,
quốc phịng của đất nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong nội dung, phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên
và cơng tác xây dựng Đồn; khẳng định vị thế, vai trị của Đồn Thanh niên trong xã hội.


Phong trào Tuổi trẻ giữ nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

biến Luật Nghĩa vụ quân sự, làm tốt cơng tác hậu phương qn đội, góp phần đảm bảo chỉ tiêu giao quân, nâng
cao chất lượng thanh niên nhập ngũ. Các phong trào, các cuộc vận động như: “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải
đảo”, “Vì Trường Sa thân u”, “Vì người bạn tịng qn”, “Đoàn kết ba lực lượng”, “Kết nghĩa quân dân”… được
tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Đoàn viên thanh niên cả nước đã quyên góp, tặng quà các chiến sĩ biên giới,
hải đảo với số tiền 2.624 triệu đồng. Riêng năm 1993, các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã cử đại biểu ra
thăm và tặng quà các chiến sĩ Trường Sa trị giá trên 300 triệu đồng.


Nhiều tủ sách, thư viện, nhiều phòng truyền thống, nhiều cơ sở dạy nghề cho bộ đội đã ra đời từ phong trào “Vì các
chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”. Các tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng 20 tủ sách tặng các chiến sĩ đồn biên phịng các
tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Phong trào đã phát triển và trở thành nhịp cầu thân thương gắn bó giữa tuổi trẻ nơi
biên giới, hải đảo với tuổi trẻ hậu phương cùng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Thanh niên trong các lực lượng vũ trang, phong trào “Xứng danh bộ đội Cụ Hồ”, “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”
từng bước đi vào chiều sâu bằng các cuộc vận động như “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu
cao”, “Xây dựng chi đồn văn hố”, “Chi đồn làm công tác dân vận tốt”, “Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình qn
dân”, “Thực hiện tốt điều lệnh Cơng an nhân dân”, “Vì an ninh biên giới”… đã góp phần cổ vũ, động viên thanh niên
các lực lượng vũ trang vượt qua khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đã


xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, hy sinh, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng “Vì
nước qn thân, vì dân phục vụ”. Đồn viên, thanh niên ở các địa phương, cơ sở tích cực tham gia các hoạt động
bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp xây dựng và duy trì thường xuyên hoạt động
của 40.145 đội thanh niên xung kích an ninh, chi đồn dân quân tự vệ, thanh niên cờ đỏ với trên 500 nghìn đồn
viên, thanh niên tham gia tuần tra, canh gác, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều tấm gương
thanh niên dũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm được xã hội hoan nghêng. Các cấp bộ Đồn đã cảm hố và
giáo dục được 69.700 thanh thiếu niên hư; giúp đỡ 23.400 thanh niên có việc làm sau khi đã được giáo dục tiến bộ.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được triển khai rộng khắp và được đại bộ phận thanh,
thiếu nhi hưởng ứng tham gia. Các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã nhận phụng dưỡng đền hết đời 3.902 Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, nhận chăm sóc thường xuyên 5.812 mẹ, trực tiếp xây dựng 2.329 nhà, tặng 27.133 sổ tiết
kiệm tình nghĩa, xây dựng “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Thanh niên xung phong”, tổ chức thăm và tặng quà các gia đình
chính sách, gia đình và người có cơng với nước… với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng.


Các phong trào “Vượt khó học tốt”; “Vì bạn nghèo”; “Em yêu khoa học”; “áo lụa tặng bà”; “Em yêu đường sắt quê
em”, tiếp tục được triển khai rộng rãi và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc... Cuộc vận động “5 triệu suất giấy bút tặng
tuổi trẻ Cu Ba anh em” đã được đoàn viên, thanh niên cả nước tham gia với số tiền 34.155 triệu đồng cùng nhiều
đồ dùng, vật phẩm có giá trị để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, những trẻ em lang thang, cơ nhỡ.


Các hoạt động chống tệ nạn xã hội trong phong trào tuổi trẻ giữ nước được tập trung chỉ đạo và triển khai tích cực
qua các cuộc vận động “Năm chống”, “Hai xây - một chống”. Đoàn Thanh niên và Bộ Nội vụ đã ký Nghị quyết liên
tịch về ngăn chặn và phòng chống tội phạm trong thanh, thiếu niên và đã phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều biện
pháp có hiệu quả. Đoàn cùng với 5 Bộ, Ngành lý Kế hoạch Liên tịch số 1413/KH-LN về ngăn chặn và phòng chống
tệ nạn ma tuý trong thanh, thiếu niên. Các cấp bộ Đoàn, đặc biệt là các cơ sở Đoàn trường học và đoàn viên thanh
niên học sinh đã khẩn trương, tích cực triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm nhanh chóng chặn đứng tệ nạn ma
tuý học đường. ở nhiều địa phương, Đồn đã đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục về tác hại của ma tuý, vận
động thanh niên và nhân dân trồng các loại cây thay thế cây thuốc phiện, không sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma
túy. Nhiều Câu lạc bộ “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “Hòm thư xanh” nhằm phát hiện hiện tượng sự dụng ma túy
được thành lập, các đội “Công tác xã hội” triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ những
thanh niên lầm lỗi trở về cuộc sống bình thường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

dùng, sách vở, quần áo.. giúp đỡ nhân dân và thanh, thiếu nhi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ trẻ em
lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, người tàn tật… Đồn vien, thanh niên hăng hái tình nguyện tham gia chống
nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Thông qua các chiến dịch “ánh sáng văn hố”, các “Mùa hè xanh”, đã có
gần 50 nghìn lượt đồn viên, thanh niên tình nguyện mở 14.978 lớp học, xóa mù chữ được cho 208.402 người.
Hoạt động “Hiến máu nhân đạo” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động được sự hưởng ứng
của đông đảo đồn viên, thanh niên, nhanh chóng trở thành một phong trào mang tính nhân đạo sâu sắc; các chi
hội thanh niên tình nguyện hiến máu nhân đạo được thành lập ở nhiều địa phương, nhiều trường đại học, cao
đẳng. Từ năm 1995, hình thức phong trào thanh niên tình nguyện bắt đầu phát triển ở nhiều địa phương và nổi rõ
hơn trong các hoạt động văn hoá - xã hội.


Hưởng ứn phong trào “Thanh niên khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”, nhiều đồn viên, thanh niên đã tích cực tập
luyện thể thao đạt danh hiệu chi Đoàn, chi Hội thanh niên khoẻ. Bên cạnh một số giải thi đấu thể thao truyền thống
do Đoàn tổ chức, một số giải thể thao mới được tổ chức như thi đấu bóng đá trẻ lứa tuổi U-21, U-22 giải báo Thanh
niên, bóng đá thiếu niên, nhi đồng giải báo Nhi đồng, chạy việt dã thiếu niên giải báo Thiếu niên Tiền Phong, Hoa
Học trị… đã góp phần thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục thể thao trong thanh, thiếu nhi và nhân dân, phát hiện
và bồi dưỡng tài năng thể thao trẻ.


Từ thực tiễn phong trào, có thể khẳng định hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được
triển khai có kết quả, đặc biệt, phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã có bước phát triển mới trong các hoạt động
xã hội; đánh dấu bước phát triển mới của cơng tác Đồn và phong trào thanh, thiếu niên trong điều kiện mới; tạo
nên nguồn lực tinh thần và vật chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả
nước, được xã hội quan tâm, ủng hộ.


Công tác tư tưởng - văn hố, tun truyền giáo dục của Đồn khơng ngừng được đổi mới về nội dung và hình
thức, thu hút sự chú ý và tham gia đông đảo của thanh, thiếu niên, góp phần nâng cao nhận thức và giác ngộ chính
trị, định hướng lý tưởng của Đảng và tương lai phát triển của đất nước.


Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã đặt ra yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng thanh niên
thành “Thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, giàu lịng u nước... Vững vàng về chính trị, kiên định con
đường XHCN”. Tiếp đó, là Nghị quyết 09 về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng” (ngày 18-2-1995);


Nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức những ngày kỷ niệm lớn trong hai năm (1994-1995) và các Chỉ thị khác của
Ban Bí thư đã khẳng định vai trị quan trọng hàng đầu của cơng tác tư tưởng văn hóa trong điều kiện mới.


Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc giáo dục toàn diện cho thanh niên. Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc
lần thứ VIII nhấn mạnh: “Coi trọng hơn nữa việc giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ vì chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề
nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng
tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh niên”.


Nhà nước ta cũng rất chú trọng và quan tâm một cách sâu sắc đến sự phát triển của thế hệ trẻ nước ta trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển thanh niên, chính phủ đã nêu lên
3 quan điểm quan trọng, trong đó quan điểm 1 đã nêu: “Phát triển thanh niên là xây dựng con người mới, phát triển
toàn diện, kế tục trung thành nhân tố con người, để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

giáo dục về nếp sống, lối sống mới được tổ chức sôi nổi ở nhiều địa phương như cuộc thi “SV-96”. “Bảy sắc cầu
vồng”, “Kính vạn hoa”, thi “Thanh niên thanh lịch”, “Nét đẹp đội viên”, liên hoan thanh niên hát dân ca, thi sáng tác
và tổ chức biểu diễn về phòng chống HIV/AIDS, về chủ đề dân số và phát triển, vận động xây dựng “Gia đình trẻ
văn hố”, nếp sống văn minh nơi cơng cộng, xây dựng ký túc xá văn minh, sạch đẹp trong các trường đại học, cao
đẳng… Một số hình thức tuyên truyền giáo dục đã được đổi mới, nâng cao như các chiến dịch truyền thông gây ấn
tượng mạnh, các đội thơng tin tun truyền xung kích thanh niên, tun truyền và nhân rộng các tấm gương điển
hình tiên tiến. Hàng vạn thanh niên tiên tiến, thiếu nhi xuất sắc đã được biểu dương tại Đại hội Thanh niên tình
nguyện Việt Nam, Liên hoan Tuổi hai mươi dựng xây đất nước, gặp mặt thiếu nhi nghèo vượt khó, Đại hội cháu
ngoan Bác Hồ, gặp gỡ Thanh niên xung phong toàn quốc… đã động viên, cổ vũ và khẳng định vai trò của tuổi trẻ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn được tập trung chỉ đạo với nhiều biện pháp
thích hợp. Hàng năm, tỷ lệ cơ sở Đoàn vững mạnh và khá đều tăng, tỷ lệ cơ sở Đoàn yếu kém giảm. Đã tổ chức lại
và thành lập mới 317 Đoàn cơ sở, 3.548 chi đồn ở những nơi chưa có tổ chức Đồn. Đến hết năm 1997 đã xây
dựng được 156 Đoàn cơ sở, 1.261 chi đoàn với 52.244 đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 742
chi hội với 30.254 hội viên. Thơng qua việc thực hiện “Chương trình rèn luyện đồn viên” và phát thẻ Đoàn, chất


lượng đoàn viên được nâng cao, cơng tác quản lý đồn viên của Đồn cơ sở và chi đồn được chấn chỉnh. Cơng
tác phát triển đồn viên mới có nhiều tiến bộ; từ năm 1993 đến hết năm 1996, cả nước đã kết nạp được 1.951.824
đoàn viên mới. Riêng năm 1997, đã kết nạp 635.624 đồn viên mới. Cơng tác cán bộ được quan tâm từ việc phát
hiện, tạo nguồn đến việc bố trí, sử dụng, từ việc thực hiện chế độ chính sách đến việc đào tạo, bồi dưỡng. Trung
bình hàng năm có hơn 120 nghìn cán bộ Đồn, Hội, Đội được tập huấn bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại. Trường
cán bộ Thanh Thiếu niên Trung ương, trong 5 năm, đã đào tạo tập trung tại trường và phối hợp mở các lớp đào tạo
tại địa phương cho 6.560 cán bộ Đoàn. Tháng 8-1995, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã được thành lập trên
cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và thông tin khoa học của Đoàn. Học viên đã phối hợp
với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp hồn chỉnh kiến thức đại học chính trị và cấp bằng cử nhân
chính trị cho hơn 100 cán bộ của Đoàn. Trải qua thực tiễn phong trào, đã xuất hiện một đội ngũ cán bộ Đồn trẻ, có
trình độ học vấn, năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới; nhiều đồng chí cán bộ Đồn đã trưởng thành, được
bổ sung, nhận trách nhiệm lớn hơn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ngành, đoàn thể.


Cuộc vận động phấn đấu rèn luyện trở thành đảng viên do Trung ương Đoàn phát động đã được các cấp bộ Đoàn
triển khai với nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục và được sự hưởng ứng của đơng đảo cán bộ, đồn viên. Từ
năm 1993, số đoàn viên ưu tú được giới thiệu với Đảng, số đoàn viên được kết nạp Đảng mỗi năm đều tăng. Năm
1994, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức Hội thảo về phát
triển đảng viên trẻ để tăng cường sự phối hợp, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên.
Trong nhiệm kỳ VI, Đoàn đã giới thiệu với Đảng 634.411 đoàn viên ưu tú, trong đó được kết nạp Đảng 152.821
đồng chí.


Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra của Đồn có nhiều tiến bộ, đáp ứng tốt hơn công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành
Đồn các cấp, có tác dụng tích cực kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đoàn và các chỉ thị, nghị quyết, các phong trào
hành động của Đoàn và góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đồn viên.


Phát huy vai trị nịng cốt của Đồn trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, các cấp bộ Đồn đã chú trọng
nhiều hơn đến cơng tác củng cố, mở rộng Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội Sinh viên Việt Nam. Đại hội lần thứ IV
Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, sau 23 năm kể từ Đại hội lần thứ IV. Đồng chí Đỗ Mười,
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đến dự và chỉ đạo Đại hội. Sau Đại hội, ngày 8-2-1994, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã ra thông báo số 86 công nhận Hội Sinh viên Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã


hội của sinh viên Việt Nam.


Tiếp đến từ ngày 8-12-1994, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III mở ra một thời kỳ mới trong xây
dựng và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để phát huy tài năng và sức trẻ phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

thành lập Hội; một số Hội ngành nghề của thanh niên đang được chuẩn bị thành lập. Các phong trào, chương trình
hoạt động của Hội thu hút ngày càng đơng đảo thanh, thiếu niên tham gia, góp phần vào việc mở rộng mặt trận
đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn. Hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam tiếp tục
được đổi mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên. Thông qua các hoạt động phong phú, tổ chức Hội
Sinh viên tiếp tục được củng cố và mở rộng. Đến cuối năm 1997, Hội Sinh viên đã được thành lập ở 67 trường đại
học, cao đẳng với 240 nghìn hội viên. Nhiều cơ sở đã tiến hành Đại hội Hội cấp trường, chuẩn bị cho Đại hội Tồn
quốc Hội Sinh viên Việt Nam.


Cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi có nhiều chuyển biến, mang lại hiệu quả thiết thực. Trên cơ sở tiếp tục triển
khai rộng rãi phong trào: “Nói lời hay, làm việt tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan
Bác Hồ”, nhiều phong trào, nhiều cuộc vận độgng đã được tổ chức như phong trào “Vượt khó, học tốt”, “Em yêu
khoa học”, “Vì bạn nghèo”, “Vì màu xanh quê hương”, “áo lụa tặng Bà”, “Bát hương cho các nghĩa trang liệt sĩ”,
“Em yêu đường sắt quê em”… vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, vừa cổ vũ hàng chục triệu thiếu nhi rèn luyện,
phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thành đoàn viên Đoàn Thanh niên. Thông qua các hoạt động của Đội và
kết quả bước đầu thực hiện “Chương trình rèn luyện đội viên”, từ năm 1993 đến 1997, cả nước có 4,8 triệu em
được kết nạp vào Đội, hơn 19 triệu nghìn em được trở thành công nhận là Cháu ngoan Bác Hồ, hơn 750 nghìn em
được trở thành đồn viên. Hoạt động của hệ thống nhà thiếu nhi, các điểm vui chơi tiếp tục phát triển. Đã có thêm
gần 40 Nhà thiếu nhi cấp huyện được thành lập. Công tác bồi dưỡng cán bộ phụ trách, cán bộ Đội được đẩy mạnh.
Những thành tích bước đầu trong hoạt động của Đồn và phong trào thanh niên năm 1993 khi thực hiện hai phong
trào lớn đã thể hiện sự chuyển hướng tích cực trong đổi mới phương thức tập hợp thanh niên của tổ chức Đoàn,
tạo ra thế và lực mới cho Đoàn, từng bước đưa Đồn thốt khỏi yếu kém, trì trệ. Vị trí, vai trị và uy tín của Đồn
trong thanh niên, trong xã hội được khẳng định nâng cao.


Từ ngày 20 đến ngày 25-1-1994, một sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn lao đối với đất nước và phong trào thanh


niên, đó là Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã họp tại Hà Nội. Hội đã kiểm điểm việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VI của Đảng đến nay, xác định
những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII.


Đoàn đã tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức thanh niên, phát triển quan hệ với thanh niên các nước
trong khu vực, duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền thống, mở rộng quan hệ với các tổ chức
quốc tế và các cơ quan Liên hiệp quốc. Đoàn đã tổ chức và tham gia có hiệu quả nhiều hoạt động quan trọng của
thanh niên trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt tại Festival thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XIV tổ chức
tại Lahabana (Cu Ba) năm 1997, Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam gồm 129 thành viên do đồng chí
Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đồn dẫn đầu đã tham gia
có hiệu quả vào tất cả các hoạt động chung của Đại hội Liên hoan đã một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của
thanh niên Việt Nam trong phong trào Thanh niên Dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Đồn viên, thanh, thiếu niên cả
nước đã sơi nổi hưởng ứng cuộc vận động quyên góp giấy, vở và đồ dùng học tập cho học sinh Cu Ba. Các hoạt
động giao lưu lớn như Chương trình Hữu nghị Việt - Nhật, Tàu thanh niên Đông Nam á được tổ chức tốt.


Từ năm 1993 đến năm 1997, trong khơng khí phấn khởi chung do kết quả của công cuộc đổi mới đất nước đem lại,
sự tăng cường quan quan tâm lãnh đạo của Đảng; cơng tác Đồn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về tất cả các mặt,
hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được triển khai rộng rãi và toàn diện, đáp ứng thiết
thực các nhu cầu chính đáng của thanh niên, góp phần đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên, xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội vững mạnh, tham gia phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo
đà thuận lợi cho những thắng lợi lớn hơn.


<b>CHƯƠNG</b> <b>XIV</b>


<b>BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CƠNG TÁC ĐỒN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NƯỚC TA</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, qua 10 năm thực hiện, đã đem
lại những chuyển biến sâu sắc trong cục diện đất nước: ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh
được củng cố, nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ xã hội
được mở rộng, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ đối ngoại phát triển mạnh, phá vỡ thế bị bao


vây, cô lập, mở rộng quan hệ hợp tác và tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng các nước trong khu vực và trên
thế giới. Mặt khác, vẫn còn những tồn tại và yếu kém, những nguy cơ và thách thức cần phải vượt qua nhằm đưa
đất nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, từ ngày 28-6 đến
ngày 1-7-1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tại Hà Nội, Đại hội
Đảng lần thứ VIII đã đánh giá đúng đắn những kết quả to lớn, tồn diện của cơng cuộc đổi mới đất nước, chỉ rõ
những khuyết điểm và yếu kém, nêu lên những thách thức và yêu cầu mới đối với sự nghiệp cách mạng nước ta
trong giai đoạn mới. Đánh giá tổng quát kết quả 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội VII; Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn
thành về cơ bản”.


Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.


Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hố đã cơ bản hoàn
thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đại hội đã đề ra
phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là : “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố là xây dựng nước ta
thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh
vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, phải ra sức phấn đấu đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Về thanh niên và công tác thanh niên, Đại hội chỉ rõ: “Đối với
Thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đồn Thanh niên Cơng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi
ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hố, nghề nghiệp, đạo đực,
lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động
văn hoá, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên. Tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên thực
hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh. Tạo mơi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục,
đào luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà
trường và của tồn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên”.



Tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII, hai đồng chí Hồ Đức Việt, Bí thư thứ nhất và đồng chí Vũ Trọng Kim Bí thư
Thường trực Trung ương Đồn đều được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 28 đến
ngày 30 tháng 12 năm 1996, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 (khố VI), đồng chí Vũ Trọng
Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đồn thay đồng chí Hồ
Đức Việt, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được Đảng điều động nhận cơng tác mới.


Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của đất nước ta: Thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Vơ cùng phấn khởi và tự hào, đoàn viên, thanh niên đã nêu cao ý thức
trách nhiệm; học tập, nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, thảo luận xây dựng các chương trình hành động của
tuổi trẻ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng trong Đại hội Đoàn các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ VII.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá và biểu dương những
đóng góp to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, xác định rõ vai trò của tuổi trẻ, phương
hướng và nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước. “...Hơn 10 năm qua, trong sự nghiệp đổi mới, đồn viên, thanh niên nước ta ln phát huy truyền
thống “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” và đã có nhiều đóng góp tích cực vào những
thành tựu to lớn về mọi mặt của đất nước xứng đáng là đội quân xung kích của cách mạng trong thời kỳ mới. Hai
phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã thu hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên cả nước
hăng hái tham gia. Nhiều cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xóa mù chữ, tình nguyện đến
cơng tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..., nhiều gương điển hình tiên tiến đã và đang xuất hiện. Trong
hoạt động thực tiễn phong phú và sơi nổi đó, lớp thanh niên đó có kiến thức, giàu sức sống, năng động, sáng tạo
và gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng đông đảo...”.


Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
Đồn khóa VI đã thay mặt Ban Chấp hành đọc diễn văn khai mạc và đồng chí Hồng Bình Qn, Bí thư Trung
ương Đồn trình bày báo cáo chính trị trước Đại hội.


Đại hội đã đánh giá tình hình thanh niên, cơng tác Đồn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ VI và thảo
luận xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997-2002. Tại


Đại hội, Lực lượng TNXP Việt Nam vô cùng vinh dự được nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân” do Nhà nước phong tặng. Đại hội đã xác định mục tiêu chung của cơng tác Đồn và phong trào thanh;
thiếu nhi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành
lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xung kích thực hiện thắng
lợi cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của cơng tác
Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 1997-2002 và quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào lớn
“Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới, nhằm tổ chức và động viên đoàn viên, thanh niên
tình nguyện “lên rừng, xuống biển”, đem tài năng, sức trẻ đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.


Báo cáo khẳng định: “Trong nhiệm kỳ qua, giữ vững và phát huy bản chất chính trị là lực lượng xung kích cách
mạng của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa rộng lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã bồi
dưỡng, giáo dục, động viên và tổ chức cho hàng triệu đoàn viên, thanh niên đi đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới đất
nước; kiên trì tự đổi mới có kết quả, từng bước đưa cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi thích ứng với điều
kiện mới; góp phần ổn định tình hình thanh niên. Vai trị, ảnh hưởng của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội
được giữ vững và phát huy”.


Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”. Đại hội đã đề ra những nội dung, giải pháp xây dựng Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh và Chương trình hành động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hố gồm:


- Chương trình I: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.


- Chương II: Thanh niên học tập, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ.
- Chương III: Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia.
- Chương IV: Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
- Chương V: Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.


- Chương VI: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
- Chương VII: Hội nhập quốc tế thanh niên và tăng cường cơng tác quốc tế của Đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
Đồn khóa VII đã đọc diễn văn bế mạc Đại hội vào sáng ngày 29-11-1997.


Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII Đồn TNCS Hồ Chí Minh đánh dấu bước phát triển mới của phong trào thanh
niên cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta.


Tháng 2 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ hai đã thảo luận và xây dựng Chương trình
cơng tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên năm 1998. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan to lớn như diễn
biến thời tiết phức tạp, lũ lụt xảy ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á tới tốc độ
phát triển kinh tế, nhưng cán bộ, đoàn viên, thanh niên ta đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm đẩy
mạnh cơng tác Đoàn và tiếp tục phát triển phong trào thanh, thiếu niên.


Ngay từ đầu năm 1998, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận để quán triệt Nghị quyết Đại hội Đồn
VII thu hút đơng đảo đồn viên, thanh niên tham gia với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các đối tượng
thanh niên. Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên, giáo dục chính trị, định hướng lý
tưởng cho thanh niên, giáo dục pháp luật đã được các Tỉnh, Thành Đồn triển khai bằng nhiều hình thức và các
chủ đề gần gũi với đồn viên, thanh niên như: “Tơi - Người đồn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”, “Lý
tưởng của thanh niên ngày nay”, “Hành trang vào thế kỷ 21”… Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức cách
mạng, giáo dục lòng yêu nước, xây dựng nếp sống mới có nhiều nét mới, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước. Đoàn
viên, thanh niên hào hứng tham gia các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc “Âm vang Trường Sơn”, “Hát mãi khúc quân
hành”, thi “Thanh niên hát dân ca”, “Liên hoan văn hoá các dân tộc thiểu số”…Thanh niên rất ưa thích, thuộc và hát
các bài hát truyền thống, các ca khúc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành phố Sài Gịn, Thành Đồn thành
phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hình thức giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên.


Các cấp bộ Đoàn đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước như quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) lần
thứ 5, lần thứ 6, thứ 7… Nhiều cấp bộ Đoàn đã đầu tư biên soạn và phát triển tài liệu ở dạng hỏi đáp hoặc tài liệu


chuyên đề phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Nhiều địa phương đã chú ý đổi mới hình thức học tập nghị
quyết của Đảng, phát luật, chính sách của Nhà nước thơng qua thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn
đàn, thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tuyên truyền viên trẻ, lồng ghép với các hoạt động
văn hoá, văn nghệ.


Để nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên, Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn đã quyết định lấy năm 1999 là năm mở đầu học lý luận chính trị cho đồn viên, thanh niên và tổ chức biên
soạn, phát hành cuốn sách “5 bài học lý luận chính trị”. Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã quan tâm gửi thư ân
cần khuyến khích thanh niên tích cực học tập chính trị để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Thư có đoạn:
“Mong rằng tất cả đoàn viên, thanh niên hãy ra sức học tâp để nắm vững lí luận và vận dụng tốt vào thực tiễn cơng
tác của mình”. Các cấp bộ Đồn đã tích cực triển khai việc học tập lý luận chính trị một cách đồng bộ và bước đầu
đạt những kết quả tốt. Quán triệt Chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư, đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành Đoàn
và Đoàn trực thuộc đã triển khai việc học tập 5 bài học lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
các cấp, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai học tập cho đơng đảo đồn viên, thanh niên. Đã có trên
4 triệu lượt cán bộ, đồn viên, thanh niên được học tập 5 bài học lý luận chính trị và hàng triệu lượt đồn viên,
thanh niên được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và tham gia các sinh hoạt chính trị của Đồn. Những
địa phương đã làm tốt việc học tập 5 bài học lý luận chính trị là: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Hà
Tây, Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai, Bắc Giang, Hồ Bình, Hưng n, An Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Kiên Giang,
Quảng Trị, Bình Định, Hà Giang, Quảng Ninh, Cần Thơ, Long An, Cà Mau, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Thuận, Đồn Cơ yếu, Ban Cơng tác thanh niên quân đội…


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

đoàn viên, thanh niên đã có sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội. Gắn việc giáo dục truyền thống với động
viên phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, thanh niên, các Tỉnh, Thành Đoàn đã phối hợp tổ chức thành
công liên hoan thanh niên tiên tiến các tỉnh đồng bằng sông Hồng (lần thứ nhất), ngày hội văn hoá thanh niên các
dân tộc Tây Nguyên, liên hoan Thanh niên giỏi nghề nông các tỉnh, thành phố miền Đông, Tây Nam Bộ, liên hoan
phụ trách giỏi… Cơng tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống trong hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ 7 đã được tăng cường chỉ đạo và triển khai mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý
tưởng, nhận thức về tình hình đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ cho đồn viên, thanh niên và khẳng định vai
trị hạt nhân chính trị của Đồn trong phong trào thanh niên nước ta.



Việc tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống mới trong đoàn viên, thanh niên được triển khai với nhiều cách làm
sáng tạo trong các cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, diễn đàn “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”, cuộc
vận động “Cưới theo nếp sống văn minh” và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới trên địa bàn dân cư” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường trên các phương tiện thơng tin đại chúng của Đồn,
Hội, Đội và triển khai ở cơ sở với các hình thức như câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, các đợt tuyên truyền, thi
tìm hiểu, các Hội trại thanh niên phòng chống ma túy, Câu lạc bộ thanh niên phòng chống AIDS… Cuộc vận động
thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường tiếp tục được triển khai ở các cơ sở Đồn. Các hình thức
truyền thông tiếp tục phát triển như các đợt tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu.. Cuộc thi “Vì sức khoẻ và hạnh
phúc của bạn” trong năm 1999 đã nhận được 1,3 triệu bài dự thi. Các mơ hình như Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị
thành niên, đội lưu diễn từ làng đến làng về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, mơ hình Trung tâm tư vấn…
tiếp tục phát triển. Từ 2 Trung tâm tư vấn do Trung ương thí điểm xây dựng năm 1998, đến cuối năm 1999 đã có
thêm 7 Trung tâm tư vấn ở Khánh hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải
Dương, Hải Phịng… đã tư vấn qua điện thoại và trực tiếp cho hơn 50.000 trường hợp. Hoạt động thực hiện 3 mục
tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường đã tập trung vào nội dung mới là sức khoẻ sinh sản vị thành niên và các hoạt
động truyền thông được kết hợp với triển khai các chương trình - dự án tạo thành hoạt động mạnh mẽ ở nhiều địa
phương, cơ sở.


Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được đồn viên, thanh niên tham gia đơng đảo
cùng với việc triển khai các chương trình hành động của Đại hội Đoàn lần thứ VII.


Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, đặc
biệt là phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện. Đã có hàng triệu lượt sinh viên, học sinh hăng hái
đến các vùng sâu, vùng xa giúp đỡ đồng bào xây dựng nơng thơn, phát triển sản xuất, chăm sóc y tế, khắc phục
hậu quả thiên tai, hiến máu nhân đạo.


Từ ngày 22 đến ngày 23-12-1998, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam đã được tổ chức
tại Hà Nội với sự tham gia của 400 đại biểu. Thay mặt cho hơn 858.000 sinh viên cả nước về dự Đại hội. Đồng chí
Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.



Đại hội đề ra 6 chương trình hoạt động của Hội và phong trào sinh viên đến năm 2003. Đại hội đã hiệp thương cử
ra Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 63 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành đã cử ra Ban thư ký
gồm 15 ủy viên. Đồng chí Hồng Bình Qn, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm
Chủ tịch Hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

học, 13.300 sinh viên tham gia báo cáo chuyên đề, 1.050 sinh viên tham gia các diễn đàn khoa học. Hội thi Tin học
trẻ không chuyên đã được tổ chức từ các tỉnh, thành phố và cuộc thi cấp tồn quốc đã có 57 đội đại biểu của các
tỉnh, thành phố tham dự. Các hình thức, các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, các loại giải thưởng khoa học, kỹ
thuật cho thanh niên ngày càng phong phú và được triển khai ở hầu hết các trường. Chỉ riêng Trung ương Hội sinh
viên, năm học 1998-1999 đã trao 120 suất học bổng cho cán bộ, hội sinh, sinh viên học giỏi có hồn cảnh khó khăn
của 38 trường đại học, cao đẳng trong cả nước trị giá mỗi suất 1triệu đồng. Năm 1999, có 138.797 học sinh, sinh
viên được nhận học bổng với số tiền 19.283 triệu đồng. Nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học
bổng các loại với số tiền là 101.248 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học tình
thương, xóa mù chữ cho 474.268 người.


Các hoạt động xã hội trong mùa hè như chiến dịch “ánh sáng văn hố”, “Mùa hè thanh niên tình nguyện”, các hình
thức lao động tình nguyện của học sinh, sinh viên tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực,
được xã hội đánh giá cao. Chương trình “Mùa hè thanh niên tình nguyện” năm 1999 của Thành Đoàn và Hội sinh
viên thành phố Hà Nội tổ chức đã động viên hàng nghìn đồn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia xố
đói giảm nghèo, xố mù chữ, khám chữa bệnh cho đồng bào ở huyện Sóc Sơn và các địa bàn khác; khám chữa
bệnh và phát thuốc cho đồng bào một số xã vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Chiến dịch “Mùa hè xanh 99”
của đoàn viên, thanh niên, sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đã tập hợp được 3.300 sinh viên và đồn viên thanh
niên địa phương tham gia xóa mù chữ, hoạt động văn hố - xã hội, xố đói giảm nghèo tại 75 phường, xã thuộc 10
quận, huyện của thành phố trong đợt công tác kéo dài 23 ngày.


ở các địa phương bị thiên tai lũ lụt, thanh niên đã phát huy cao độ tinh thần anh dũng, khắc phục khó khăn, truyền
thống đồn kết, tương trợ lẫn nhau để cứu giúp đồng bào, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, khắc phục
hậu quả lũ lụt, nhanh chóng ổn định đời sống, ổn định học tập. Đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên, cả nước
đã sơi nổi tình nguyện chia sẻ sách, vở, phương tiện học tập, quần áo, đóng góp lương thực, thực phẩm, tiền ủng


hộ đồng bào và thanh niên vùng lũ lụt. Sinh viên Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tổ chức
các đội sinh viên tình nguyện vận chuyển hàng cứu trợ tới đồng bào ngay trong khi lũ lụt và tham gia khắc phục
hậu quả, ổn định sản xuất, làm vệ sinh môi trường, xây dựng lại nhà cửa, trường học. Hoạt động tình nguyện của
đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên chống và khắc phục hậu quả lũ lụt đã thể hiện truyền thống tốt đẹp, tính
nhạy bén và tính tích cực xã hội của học sinh, sinh viên Việt Nam.


Chỉ hơn hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII và hơn một năm sau Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt
Nam lần thứ VI, phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng,
văn minh” đã có bước phát triển mới mạnh mẽ với nét nổi bật là các hoạt động tình nguyện. Các lĩnh vực hoạt động
tình nguyện trong đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng như tình nguyện tham gia xóa mù
chữ, tình nguyện làm cơng tác xã hội, tình nguyện hiến máu nhân đạo, tham gia xố đói, giảm nghèo… Hoạt động
tình nguyện trong học sinh, sinh viên đang trở thành phong trào rộng rãi và có sức lan toả nhanh chóng.


Tổ chức Đồn các cấp đã động viên, tổ chức cho đồn viên thanh niên xung kích tình nguyện tham gia thực hiện
chương trình Quốc gia xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Các cơ sở Đoàn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa
được sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn viên, chiến sĩ bộ đơi biên phịng mở thêm nhiều lớp xố mù chữ, chống
tái mù chữ. Năm 1998 các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã tổ chức được 4.604 lớp xoá mù chữ với sự tham gia dạy
học của 23.360 đoàn viên, thanh niên, xoá mù chữ cho 87.600 người; năm 1999 tổ chức 6.367 lớp học xố mù chữ
với 26.590 đồn viên, thanh niên tham gia dạy học, xoá mù chữ cho 132.250 người.


Đặc biệt, nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học bổng các loại, với số tiền là 101.248 triệu đồng,
tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học tình thương, xóa mù chữ cho 474.268 người, tăng
gấp 2,1 lần so với nhiệm kỳ trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

Đến cuối năm 1999, các cấp bộ Đồn tiếp tục duy trì hoạt động của 2.977 câu lạc bộ khuyến nông, thu hút hơn
82.700 thanh niên tham gia, tổ chức được 4.303 điểm trình diễn kỹ thuật với sự tham gia của 127.150 đoàn viên
thanh niên. Việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho thanh niên nông thôn được quan tâm bên cạnh việc tăng cường động
viên đoàn viên, thanh niên tự giúp đỡ nhau trong sản xuất. Hơn một chục nghìn dự án vay vốn từ các nguồn Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm đã giúp cho 133.872 thanh niên vay vốn sản xuất với số tiền là 203.942 triệu đồng; gần
7.000 hộ thanh niên nghèo được vay 11 tỷ từ nguồn vốn của ngân hàng người nghèo. Trong năm 1999, đoàn viên


thanh niên đã tự giúp nhau với số vốn 67.183 triệu đồng. Việc đảm nhận cơng trình thanh niên ở nơng thơn tiếp tục
phát triển, 2.607.500 đồn viên, thanh niên đã tham gia đảm nhận 34.896 cơng trình thanh niên. ở một số địa
phương đã tổ chức hợp tác xã thanh niên theo luật hợp tác xã, nét mới trong hoạt động Đồn ở nơng thơn. Mơ hình
Làng Thanh niên, trang trại trẻ ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển, đã có hơn 1.500
trang trại trẻ, 400 Làng Thanh niên để tăng cường chỉ đạo, đầu tư phát triển mạnh hơn nữa.


Các khu kinh tế thanh niên gắn với dự án trồng 5 triệu ha rừng và lấn biển ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Tuyên
Quang, Quảng Ngãi đang hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện định canh định cư cho hàng trăm gia đình trẻ. Lực
lượng Thanh niên xung phong tiếp tục được kiện tồn, đảm nhận nhiều chương trình, phần việc trong các chương
trình, dự án trọng điểm quốc gia. Đề án xây dựng huyện đảo thanh niên Bạch Long Vĩ đã được Nhà nước phê
duyệt và bắt đầu thực hiện có kết quả. Thơng qua các dự án, đồn viên, thanh niên và thanh niên xung phong ở
các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, đảo Bạch Long Vĩ đã trồng được 400 ha rừng,
khoanh nuôi và bảo vệ 6.000 ha mặt nước ven biển.


Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm gắn với chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho thanh
niên nông thôn được chú trọng. Trung tâm dịch vụ việc làm “Sơng Hồng” của Trung ương Đồn và các Trung tâm
dịch vụ việc làm của các Tỉnh, Thành Đồn đang phát triển hình thức dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nơng thơn để
nâng cao trình độ kỹ thuật nơng nghiệp, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
lao động trong thanh niên nông thôn. Năm 1999, các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã dạy
nghề cho 131.680 thanh niên, giới thiệu việc làm cho 74.884 thanh niên. Huyện Đồn Thăng Bình (Quảng Nam) đã
phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm của huyện, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm
cho thanh niên. Một số địa phương đã chú trọng phát triển các nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu, chế biến nông sản để tạo thêm việc làm, giảm bớt tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên nông thôn. Trong
nhiệm kỳ vừa qua, các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã dạy nghề cho 689.093 thanh niên, giới
thiệu việc làm cho 419.966 thanh niên.


Các cơ sở Đoàn đã tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia xay dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thay
thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long; làm đường giao thông nông thôn; giữ vệ sinh, cảnh quan môi trường
nông thôn… góp phần xây dựng nơng thơn mới.



Trong phong trào thanh niên lập nghiệp đang hình thành và phát triển mơ hình các đội hình thanh niên xung phong
tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nơng thơn mới chống đói nghèo, chống thất nghiệp. Đây
là nét mới đáng chú ý trong phong trào thanh niên nơng thơn từ sau Đại hội Đồn lần thứ VII.


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

Trong khu vực đô thị, các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, trợ vốn giúp thanh niên sản xuất, tham gia phòng
chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã tăng cường tư vấn
nghề nghiệp cho thanh niên khối đường phố và trường học, tăng cường đào tạo nghề miễn phí cho bộ đội xuất
ngũ, các đối tượng chính sách.


Nét mới, trong nhiệm kỳ vừa qua, lực lượng doanh nghiệp trẻ có sự phát triển tích cực, khẳng định sự trưởng
thành của một lớp thanh niên biết làm giàu chính đáng, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết các vấn đề
xã hội của thanh niên. Lực lượng trí thức trẻ tích cực nghiên cứu, lao động sáng tạo, tham gia chuyển giao tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho thanh niên nông thôn, vùng núi; nhiều đề tài, giải pháp có giá trị của trí thức
trẻ đoạt giải thưởng VIFOTEC và các giải thưởng khác được ứng dụng trong thực tế, trí thức trẻ có vai trị ngày
càng rõ trong nghiên cứu các đề tài quốc gia.


Trong phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, nhiều nội dung và hình thức hoạt động đã được tổng kết và triển khai ngày
càng rộng rãi, thường xuyên ở cơ sở như các hoạt động viên thanh niên nhập ngũ, các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa, uống nước nhớ nguồn… Phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục đẩy mạnh với những cuộc vận
động mới như “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” (Lý tưởng đẹp - trách nhiệm cao; học tập tốt - hành động giỏi; đoàn
kết tốt - kỷ luật nghiêm); mỗi chi đoàn thanh niên quân đội nhận giúp đỡ thường xun một gia đình đối tượng
chính sách, mỗi Đoàn cơ sở quân đội nhận đỡ đầu một tổ chức cơ sở Đội Thiếu niên… là những nét mới trong
phong trào thanh niên quân đội. Đến cuối năm 1998 đã có 2.046 gia đình chính sách được đăng ký giúp đỡ, 120 tổ
chức Đội cơ sở được Đoàn cơ sở quân đội đỡ đầu. Trong phong trào thi đua “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” của
đoàn viên thanh niên lực lượng công an đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, mưu trí đấu tranh chống tội
phạm, tệ nạn xã hội; giúp nhân dân vượt qua thiên tai lũ lụt, dũng cảm hy sinh bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân,
góp phần tạo ra mơi trường để thanh niên các lực lượng vũ trang rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách
mạng và trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng xung kích trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, chỗ dựa vững chắc của hệ thống chính trị.



Với nhiều cách làm tốt, hoạt động Đoàn trong các lực lượng vũ trang đã có thêm sức sống mới.


Các đội thanh niên xung kích an ninh, tổ tuần tra thanh niên, thiếu niên “Sao đỏ” duy trì thường xuyên hoạt động,
góp phần tích cực giữ gìn an ninh, trật tự. Vai trị của tổ chức Đồn trong đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội đã phát huy rõ hơn. Trung ương Đồn và Bộ Cơng an đã tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện
Nghị quyết Liên tịch số 01 về ngăn ngừa và phòng chống tội phạm trong thanh, thiếu niên và đã ký Nghị quyết liên
tịch số 02. Đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành Đoàn, hơn 60% Đoàn cấp huyện và cơ sở đã triển khai Nghị
quyết liên tịch số 02. Các hoạt động phòng chống ma tuý trong trường học đã được chú trọng đặc biệt với sự phát
triển các hình thức đa dạng. Hội trại “Tuổi trẻ phịng chống ma tuý” của đoàn viên, thanh niên các tỉnh Trung du Bắc
Bộ và đồng bằng sông Hồng tổ chức tại Bắc Giang (1998), ở Nghệ An, Tiền Giang (1999) đã thành cơng tốt đẹp.
Đến tháng 11-1999 cả nước có 3.945 câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, với 133.100 đồn viên, thanh niên
tham gia; có 35.073 đội thanh niên xung kích an ninh, thanh niên cờ đỏ với hơn 300.000 đội viên hoạt động thường
xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

anh dũng, nhiều tập thể thanh niên dũng cảm tô đẹp thêm hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới. Vào
thăm đồng bào miền Trung trong những ngày bị thiên tai nặng nề, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã dành thời
gian tiếp xúc với đại biểu các đội thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ cứu giúp đồng bào. Đồng chí Tổng Bí
thư hoan nghênh và biểu dương tinh thần tình nguyện làm việc tận tụy không kể ngày đêm vượt qua mọi khó khăn,
thiếu thốn của anh chị em. Sự quan tâm của đồng chí Tổng Bí thư đã làm cho anh chị em rất xúc động và phấn
khởi.


Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục phát triển sâu rộng với các hoạt động phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. Các cấp bộ Đoàn, Hội đến hết năm 1998, đã nhận phụng dưỡng đến
cuối đời 3.016 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận chăm sóc thường xuyên 8.290 mẹ. Năm 1998 và năm 1999, đoàn
viên, thanh niên cả nước đã trao tặng 573 nhà tình nghĩa, tặng q các gia đình chính sách trị giá hơn 60 tỷ đồng…
Nhân ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15-7-1998, cuộc gặp mặt Thanh niên xung phong đã được tổ chức
trọng thể, Trung ương Đoàn đã xét tặng gần 20.000 Kỷ niệm chương cho cựu Thanh niên xung phong và cùng với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam đề xuất chính sách đối với Thanh
Niên xung phong.



Trung ương Đoàn và ủy ban Thể dục thể thao đã ký Thông tư liên tịch nhằm đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao,
rèn luyện thân thể trong thanh, thiếu niên, duy trì và đẩy mạnh phong trào “Khoẻ để lập nghiệp, giữ nước”. Nhiều
giải thể thao quần chúng được tổ chức ở các cơ sở Đoàn, trong các lực lượng vũ trang. Các báo của Đoàn đã tổ
chức tốt các hoạt động như chạy việt dã giải báo Tiền phong, bóng đá U21 báo Thanh niên, bóng đá thiếu niên, nhi
đồng (báo Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng)…


Thực hiện chủ trương hướng về cơ sở của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn trực
thuộc đã tăng cường đầu tư giúp đỡ cơ sở, tạo nên chuyển biến tích cực. Năm 1998 đã củng cố 4.790 chi đoàn,
727 đoàn cơ sở yếu kém. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn đã tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm đẩy mạnh việc triển khai
Chương trình rèn luyện đoàn viên. Tỷ lệ đoàn viên xếp loại trung bình và yếu giảm xuống; tổng kết năm 1998, theo
sự sắp xếp phân loại ở 51 Tỉnh, Thành Đoàn, tỷ lệ đoàn viên xếp loại xuất sắc và loại khá đạt 80,5%. Trong năm
1998, cả nước kết nạp gần 750.000 đoàn viên mới (tăng hơn 4 lần năm 1991), đưa tổng số đoàn viên lên
3.587.000 người. Năm 1999 cơng tác phát triển đồn viên được tăng cường hơn, đã kết nạp được 855.396 đoàn
viên mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 4 đã ra nghị quyết quan trọng về xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở Đoàn, đặc biệt là trên địa bàn dân cư đồng thời với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn và
đoàn viên. Được sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong cả
nước đã xây dựng kế hoạch triển khai NQ04 của Trung ương Đoàn bước đầu đạt nhiều kết quả tốt. Cơng tác Đồn
tham gia xây dựng Đảng được quan tâm chỉ đạo; các cấp bộ Đoàn đã tổ chức các hoạt động tìm hiểu về Đảng, các
đợt học tập các Nghị quyết của Đảng, tổ chức các diễn đàn thanh niên góp ý kiến xây dựng Đảng. Cơng tác giới
thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Năm 1998, hơn 171.000 đoàn viên
ưu tú đã được giới thiệu với Đảng và trong đó 52.840 đồng chí đã được kết nạp vào Đảng. Năm 1999 toàn Đoàn
giới thiệu 212.150 đoàn viên ưu tú, được kết nạp Đảng 55.623 đồng chí chiếm 50,5% trong tổng số đảng viên mới
là trí thức, sinh viên, học sinh phổ thông trung học tiếp tục tăng. Đã thành lập mới nhiều chi đoàn, đoàn cơ sở ở các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ban Chấp hành Đoàn các cấp được kiện toàn,
hoạt động hiệu quả hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

Trong hai năm 1998 và 1999, cả nước đã phát triển 990.000 hội viên mới. Nhiều cơ sở Hội làm tốt việc giới thiệu
hội viên để kết nạp Đoàn. Qua Đại hội các cấp, tổ chức và hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam có bước tiến
mạnh mẽ. Đến cuối năm, trong các trường đại học, cao đẳng đã có 73 trường xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam với
5.198 chi đội, 1.090 câu lạc bộ, đội, nhóm với hơn 280.000 hội viên. Một sự kiện quan trọng trong phong trào sinh


viên là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh Viên Việt Nam tiến hành từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 12
năm 1998 tại Hà Nội. 400 đại biểu thay mặt cho hơn 858.000 sinh viên cả nước đã mang về Đại hội khơng khí trẻ
trung, trí tuệ, khí thế quyết tâm rèn đức, luyện tài, phấn đấu trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa “vừa
hồng vừa chun”, vì sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã phát biểu chào mừng Đại hội:
“... Lực lượng sinh viên nước ta đã phát triển mạnh mẽ, phong trào sinh viên trên các lĩnh vực học tập, rèn luyện,
tham gia nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội ngày càng sơi động, có hiệu quả, cơng tác của Hội Sinh viên
Việt Nam đã phát huy được tác dụng về nhiều mặt với vai trị nịng cốt của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Với
khẩu hiệu hành động của sinh viên là: “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”. Đại hội đã đề
ra 6 Chương trình hoạt động Hội và phong trào sinh viên đến năm 2003. Đại hội đã hiệp thương cử ra Ban Chấp
hành Trung ương Hội gồm 63 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành đã cử ra Ban Thư ký gồm 15 ủy viên,
Đồng chí Hồng Bình Quân, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm Chủ tịch Hội. Đại
hội lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào sinh viên Việt Nam trong
những năm chuyển giao thế kỷ. Ngay sau Đại hội, các chương trình hoạt động Hội đã được triển khai mạnh mẽ ở
các trường đại học, cao đẳng, học sinh, sinh viên rất phấn khởi vì được học tập và rèn luyện trong bối cảnh đất
nước tiếp tục ổn định về chính trị, kinh tế giữ được nhịp độphát triển khá, văn hóa – xã hội tiếp tục có bước phát
triển, an ninh quốc phịng, an tồn xã hội được giữ vững, quan hệ quốc tế được mở rộng.


Những yếu tố trên đã tiếp sức và cổ vũ mạnh mẽ sinh viên “rèn đức, luyện tài” thực hiện tốt các chương trình mà
Đại hội VI của Hội đã đề ra. Cùng với việc triển khai có kết quả các chương trình hành động do Đại hội lần thứ VI
Hội Sinh viên Việt Nam đề ra, trong nhiệm kỳ qua trong các trường đại học, và cao đẳng đã dấy lên một số phong
trào lớn do Hội chỉ đạo: Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thành tích học tập vì ngày mai lập nghiệp nổi lên gương mặt trẻ tiêu biểu năm
1999, đó là một tài năng toán học Đỗ Quang Yên người Xứ Thanh, sinh viên Học viện cơng nghệ Bưu chính viễn
thơng Việt Nam. Anh đã đoạt giải Nhất Tốn quốc gia lớp 12 (1998-1999) và Huy chương Vàng kỳ thi Olimpíc Tốn
quốc tế tại Rumani... Các cấp bộ Đồn đã tích cực khuyến khích, động viên và góp phần hình thành “xã hội học
tập”.


Cac hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, phịng chống tệ nạn xã hội được tổ chức sâu rộng thu hút đông đảo
thanh niên trường học tham gia. Các hoạt động khác, như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, được tổ


chức thường xuyên như chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi gia đình chính sách, xây
dựng nhà tình nghĩa. Phong trào “Hiến máu nhân đạo” được thanh niên trường học khởi xướng, duy trì và phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Hàng năm có hàng chục ngàn thanh niên trường học tham gia tuyên truyền và hiến máu
nhân đạo, góp phần cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Thanh niên trường học tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong
phong trào “Hiến máu nhân đạo”.


Đặc biệt, công tác xây dựng cơ sở Hội Sinh viên đã có kết quả và tiến bộ rõ rệt. Đến cuối năm 1999 đã có thêm 16
cơ sở Hội cấp trường được thành lập, nâng tổng số Hội cấp trường lên 85 đơn vị và hơn 6.000 chi Hội với hơn
300.000 hội viên.


Công tác chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được xúc tiến
mạnh mẽ, với nhiều hoạt động phong phú thu hút hàng triệu hội viên, thanh niên tham gia tạo nên khí thế thi đua
sơi nổi, rộng khắp góp phần tích cực làm chuyển biến phong trào thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

Công tác Đội và phong trào thiếu nhi tiếp tục phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho đội viên, thiếu nhi học tập, rèn
luyện, củng cố tổ chức Đội, tham gia xây dựng Đoàn. Các phong trào, các chương trình như “Tiến bước lên
Đồn”, “Vường hoa điểm mười”, “Điểm tốt mùa thi”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Đọc và làm
theo báo Đội”… phát triển ở mọi nơi. Nhiều hoạt động như “Thành phố Bác Hồ - Thành phố của em”, “Chủ nhân
Thăng Long 1000 năm”, “Đồng Nai - Biên Hoà 300 năm”, “50 năm chhiến thắng Sơng Lơ”… đã nâng cao lịng tự
hào, lòng yêu quê hương, đất nước cho đội viên, thiếu niên. Từ tháng 7-1998, phong trào “Vòng tay bè bạn” do Hội
đồng Đội Trung ương phát động đã nhanh chóng lan toả và đem lại những kết quả đáng mừng với hơn 10 tỷ đồng
giúp đỡ bạn nghèo, vận động 19.870 bạn quay lại trường học tập, 2.160 em có hồn cảnh khó khăn được đề nghị
miễn giảm học phí. Các điểm vui chơi cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư tiếp tục được xây dựng; Nam Định có hơn
200 điểm, Thái Bình có 243 điểm vui chơi cho thiếu nhi ở xã, phường. Hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi được
đẩy mạnh. Số lượng tăng từ 226 năm 1997 lên 240 nhà thiếu nhi năm 1998. Nhiều tỉnh, thành đã đầu tư kinh phí
lớn cho xây dựng, nâng cấp nhà thiếu nhi như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, các huyện Thủy Nguyên (Hải
Phòng), Tam Điệp (Ninh Bình), Núi Thành (Quảng Nam), Điện Biên (Lai Châu), Tiến Yên (Quảng Ninh), Anh Sơn
(Nghệ An)… Nhiều hoạt động liên kết giữa các Nhà thiếu nhi trong từng vùng trên cả nước được tổ chức tốt, có tác
động đẩy mạnh và tạo nên sự thống nhất cao trong hệ thống Nhà thiếu nhi trong cả nước. Năm 1998 có 2,8 triệu
nhi đồng được tập hợp vào các Sao Nhi đồng, kết nạp hơn 1,4 triệu đội viên mới, 5 triệu em đạt danh hiệu Cháu


ngoan Bác Hồ, 8.400 liên đội đạt danh hiệu liên đội mạnh. Năm 1999 có 1.586.644 đội viên mới được kết nạp,
378.473 đội viên lớn được kết nạp Đồn; cả nước có 6.924.840 đội viên được công nhận là cháu ngoan Bác Hồ,
bằng 75% tổng số đội viên trong cả nước.


Chất lượng công tác xây dựng Đội được nâng cao, 100% tỉnh, Thành Đoàn triển khai thực hiện chương trình rèn
luyện đội viên, chăm lo củng cố tổ chức Đội. Công tác Sao nhi đồng, công tác đội viên trưởng thành có chuyển biến
tốt.


Tuy nhiên, cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhiệm kỳ qua cịn có một số hạn chế: Vai trị phụ trách thiếu
nhi của cán bộ Đoàn và đoàn viên chưa được phát huy đầy đủ, cịn coi đó là cơng việc của đội ngũ cán bộ phụ
trách thiếu nhi; hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư có tiến bộ, nhưng cịn khó khăn; Đồn chưa xây dựng được
đội ngũ cộng tác viên giỏi làm công tác thiếu nhi, nguồn lực cho hoạt động Đội còn hạn chế.


Hoạt động quốc tế của Đoàn từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII được đẩy mạnh. Quan hệ giữa Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh với Đồn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng
Lào, Đoàn Thành niên Cộng sản Cu Ba, Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Kim Nhật Thành được củng cố; đồng
thời Đoàn ta đã tiếp xúc hoặc thiết lập quan hệ với Tổ chức thanh niên Palestin, Tổ chức NASYO (Irắc), Đoàn
Thanh niên Cộng sản Bồ Đào Nha, Thụy Điển, tổ chức thanh niên Mêhicô, Achentina, Ca na da, Hàn Quốc… Các
hoạt động song phương và đa phương với các tổ chức thanh niên trong khu vực cũng được đẩy mạnh như
Chương trình Hữu nghị cho thế kỷ 21, Tàu thanh niên Đông Nam á, Hội nghị các tổ chức thanh niên Châu á - Thái
Bình Dương, Hội thảo thanh niên khu vực về phòng chống ma túy (tại Hà Nội), Ngày thanh niên ASEAN… Đoàn đã
phát huy tốt vai trị trong tiểu ban Thanh niên ASEAN, tích cực tham gia và đóng góp có chất lượng trong các hoạt
động của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới. Năm 1998 đã cử 64 đoàn với 336 lượt cán bộ, đoàn viên thanh
niên tham gia các hoạt động quốc tế và đón 65 đồn với 612 lượt người đến thăm, làm việc và giao lưu với thanh
niên Việt Nam. Năm 1999 đã tổ chức 98 đoàn ra với 396 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên và đón 32 đồn vào tới
470 lượt người đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với ủy ban Quốc gia về thanh niên
Việt Nam và đã phát huy tốt vai trò trong các hoạt động đối ngoại Nhà nước về lĩnh vực thanh niên. Các hoạt động
quốc tế của Đoàn năm 1998 đã có tác dụng tạo thêm nguồn lực đẩy mạnh phong trào thanh niên trong nước và
nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn và thanh niên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.



Nhìn chung, cơng tác quốc tế của Đồn TNCS Hồ Chí Minh có sự phát triển mới về chất, hoạt động đối ngoại, quan
hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị, đồn
kết và hợp tác với thanh niên các nước, hỗ trợ phong trào thanh thiếu nhi trong nước, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại
nhân dân của Đảng, đóng góp tích cực vào phong trào thanh niên Thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc dân chủ và
tiến bộ xã hội, nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn trong phong trào thanh niên quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

mạnh mẽ nội lực để khắc phục khó khăn nhằm phát triển phong trào thanh thiếu niên. Hai phong trào lớn “Thanh
niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” tiếp tục được phát triển sâu rộng. Phong trào thanh niên tình nguyện đang
ngày càng mở rộng trong các đối tượng thanh niên, trong các lĩnh vực hoạt động của Đoàn, là bước phát triển mới
của phong trào thanh niên từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII. Giữ vững vai trị hạt nhân chính trị trong
phong trào thanh niên trong hai năm 1998, 1999, Đồn đã tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền
thống nâng cao nhận thức của đồn viên, thanh niên về tình hình, nhiệm vụ cách mạng và trách nhiệm của thế hệ
trẻ trong giai đoạn mới. Cơng tác xây dựng Đồn, đồn kết tập hợp thanh niên và cơng tác Đồn tham gia xây
dựng Đảng đã có những nỗ lực trên nhiều mặt và thu được kết quả ngày càng lớn cùng với việc tăng cường q
trình xã hội hố cơng tác thanh niên. Vai trị, uy tín của Đồn được nâng cao trong xã hội, sức thu hút của Đoàn đối
với thanh niên được tăng thêm. Những kết quả cơng tác Đồn đạt được trong hai năm 1998, 1999 đã góp phần
quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh niên nước ta, tạo đà thuật lợi cho sự phát triển của phong
trào thanh niên trong năm 2000 và những năm tiếp theo.


Tại lễ hội tưng bừng chào năm 2000 của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội tổ chức vào đêm đón giao thừa (1999-2000), đồng
chí Phạm Thế Duyện, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị đã cơng bố đề nghị của Ban Bí thư Trung ương
Đồn với Đảng và Nhà nước lấy năm 2000 là Năm thanh niên.


Ngày 10-1-2000, trong văn bản số 378-CV/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi Trung ương Đồn TNCS
Hồ Chí Minh ghi rõ: “Thường vụ Bộ Chính trị đồng ý với đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí
Minh về việc lấy năm 2000 là Năm thanh niên (tờ trình số 122TT/TWĐTN ngày 2-12-1999 và công văn số
124/TWĐTN ngày 15-12-1999)”.


Trong bài phát biểu quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
(15-1-2000), đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu lên ý nghĩa và nội dung của


Năm thanh niên:


… “Kết thúc một thế kỷ đấu tranh oanh liệt là Nâmư thanh niên. Vinh dự và hào hùng xiết bao! Năm thanh niên là
năm học tập và truyền thụ lý tưởng yêu nước, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực nghiệp vụ; là năm nâng cao
chất lượng toàn diện về học tập và nghiên cứu. Thanh niên có nghề và tiến lên đuổi kịp trình độ hiện đại của thế
giới: là năm tình nguyện, xơng pha đem hết sức trẻ và hoài bão cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào của
Đảng và Nhà nước giao cho… là năm các nhà khoa học trẻ, các nhà doanh nghiệp trẻ có nhiều sáng tạo mới, cống
hiến mới góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế - xã hội nước ta; là năm thanh niên giữ nghiêm
phép nước, rèn luyện sức khoẻ, đời sống lành mạnh, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”…


Trong phiên làm việc đầu năm với Ban Thường vụ Trung ương Đồn, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã
phát biểu hoan nghêng “Năm thanh niên” và trao nhiệm vụ cho đoàn viên, thanh niên cả nước thực hiện một số
chương trình, dự án kinh tế - xã hội lớn và đặt ra yêu cầu cho Trung ương Đoàn tổ chức kết hợp, phối hợp chặt
chẽ với các cấp, các ngành triển khai có kết quả các chương trình, dự án nêu trên.


Từ "Năm thanh niên", hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" đã được các cấp bộ Đoàn
đẩy lên thành cuộc vân động "Thanh niên tình nguyện" và phong trào này đã nhanh chóng chuyển thành cao trào
trong các tầng lớp, đối tượng thanh niên vào hai năm 2001 và 2002. Thanh niên nông thôn nô nức tham gia xây
dựng nông thôn mới phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, tham gia xây dựng và chi viện cho tuyến đường Trường Sơn
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các Tổng đội thanh niên xung phong trên các cung đường Trường Sơn đã làm việc
quên mình được Nhà nước biểu dương. Đến đầu năm 2002, trên 390 cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long đã
được các đội Thanh niên tình nguyện xây dựng thành cầu kiên cố và bán kiên cố. Chương trình xây dựng huyện
đảo Bạch Long Vỹ, đảo Thanh niên đã hoàn thành nhiều hạng mục lớn và trở thành một địa danh có sức hút về
kinh tế - xã hội và du lịch. Ngoài ra Nhà nước đã chấp nhận dự án của Đoàn Thanh niên cho phép xây dựng Cồn
Cỏ thành đảo Thanh niên thứ hai. Đông đảo trí thức trẻ đã tham gia phong trào tình nguyện phát triển nông thôn,
đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

Năm 2001-2002 - Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ là một trong những dấu ấn của phong trào thanh niên tình nguyện được các cấp bộ Đồn triển khai có kết quả;
Các cấp bộ Đồn đã trao 14.580 suất học bổng, tặng hơn 500.000 cuốn vở, tập giấy, hàng chục ngàn bộ quần bộ;


571.000 trẻ em có hồn cảnh khó khăn được chăm sóc, 300 cơng trình dành cho trẻ em cấp tỉnh, huyện đã đi vào
hoạt động.


Đầu năm 2001, đồng chí Vũ Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Trung ương Đồn được Đảng điều động nhân cơng tác
mới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 ngày 18 tháng 6 năm 2001, đồng chí Hồng Bình
Qn được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, đồng
chí Hồng Bình Qn được bàu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí cịn giữ trách nhiệm Chủ
nhiệm ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đồn được cử làm
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.


Mùa hè năm 2002, hơn 3 triệu đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên đã hăng hái tham gia phong trào thanh
niên tình nguyện. Ngồi ra gần 100 thanh niên tình nguyện từ nhiều nước châu Âu và Mỹ đã đến Việt Nam tham
gia làm tình nguyện viên trong việc xây dựng đường Hồ Chí Minh và các cơng trình khác.


<b>CHƯƠNG XV</b>


<b>ĐẠI HỘI ĐỒN TỒN QUỐC LẦN THỨ VIII – ĐẠI HỘI CỦA SỰ ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH</b>
<b>NGUYỆN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC,</b>


<b> VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI</b>


Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII diễn ra trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thế hệ trẻ cả nước ta
ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, là Đại hội đầu tiên của Đồn TNCS
Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
thế kỷ XX, mở ra giai đoạn phát triển mới của cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong những năm đầu
thế kỷ XXI.


Đại hội rất phấn khởi, vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nơng Đức Mạnh,
Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung


ương và các địa phương; các đại biểu lão thành cách mạng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thế hệ cán bộ
Đoàn... đã đến dự Đại hội và dành cho tuổi trẻ những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm chân thành.


Đại hội hoan nghênh và vui mừng đón 898 đại biểu, những cán bộ, đồn viên ưu tú tiêu biểu cho trí tuệ, nhiệt
huyết, hồi bão và niềm tin của thế hệ trẻ cả nước và cũng là đại diện cho hơn 4,3 triệu đoàn viên và hàng chục
triệu hội viên, thanh niên từ khắp mọi miền đất nước về Thủ đô Hà Nội tham gia Đại hội.


Đại hội nhiệt liệt chào mừng và chân thành cám ơn những người anh em, bè bạn thân thiết đại diện cho các tổ
chức thah niên trên thế giới đã vượt ngàn trùng xa cũng như các vị đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ tại Việt Nam thân ái mang đến Đại hội tình hữu nghị thắm thiết, sự hợp tác cùng phấn đấu cho hịa bình,
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

Đồng chí Hồng Bình Qn nêu rõ: "Đất nước ta, nhân dân ta đã đi qua một thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành độc
lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuổi trẻ hôm nay được tắm mình trong
nắng sớm ban mai của thời kỳ đổi thay nhưng chúng ta không quên, không bao giờ quên và luôn tự hào về những
phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử của tuổi trẻ Việt Nam, như "Cảm tử cho Tổ quốc quyết
sinh" trong kháng chiến chống Pháp góp phần làm nên một "Điện Biên chấn động địa cầu"; phong trào "Ba sẵn
sàng", "Năm xung phong" đã động viên hơn 7 triệu đoàn viên, thanh niên với khí phách hiên ngang "Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước" góp phần đắc lực vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Ngày nay, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hai phong trào lớn "Thanh niên
lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", gần đây là phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã cổ vũ mạnh mẽ, thôi thúc và
thu hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
an ninh, quốc phòng; chủ động, tự tin vươn lên lập thân, lập nghiệp. Chúng ta vô cùng cảm động trước hàng ngàn
tấm gương dũng cảm quên mình cứu người, cứu tài sản khi hoạn nạn thiên tai trong đó nổi bật là hình ảnh của
những thanh niên tình nguyện xông pha trong những cơn bão lũ lịch sử tại miền Trung, tại đồng bằng sông Cửu
Long những năm vừa qua.


Quán triệt tinh thần, tư tưởng và đường lối Đại hội Đảng lần thứ IX, đồng chí Hồng Bình Quân chỉ ra nhiệm vụ:
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII là Đại hội đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thế kỷ mới. Đại hội có
nhiệm vụ đánh giá tình hình cơng tác thanh niên, kết quả cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ


1998-2002; xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ
2002-2007; thảo luận thơng qua Điều lệ Đồn sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đồn khóa VIII thực sự là
một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ trình độ, năng lực, uy tín tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của
thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và chương trình cơng tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi trong
giai đoạn cuối. Đồng chí nêu rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ trước lịch sử:


"Tự hào về các thé hệ thanh niên đã không tiếc máu xương dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước, xung kích, năng
động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, góp phần tạo nên thế và lực mới cho đất nước đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sứ mạng lịch sử của thế hệ trẻ ngày nay là bảo vệ vững chắc
những thành quả cách mang, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, khơng ngừng phấn đấu vì độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội".


Đại hội tập trung theo dõi báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khóa VIII) trình Đại hội do đồng chí
Trương Thị Mai, Bí thư Thường trực Trung ương Đồn (khóa VIII) trình bày. Báo cáo đánh giá khái quát những
cống hiến xuất sắc của Đoàn và phong trào thanh niên trong thế kỷ XX và nêu lên những truyền thống vẻ vang
được các thế hệ trẻ Việt Nam nối tiếp phát huy cho đến ngày nay.


Báo cáo tổng kết việc triển khai và phát triển hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên
tầm cao mới cùng 7 Chương trình hành động của tuổi trẻ với nhận định tổng qt: "Kết quả cơng tác Đồn và
phong trào thanh thiếu nhi 5 năm qua khẳng định rằng: Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ VII đã được triển
khai tích cực và thu được kết quả nhiều mặt; cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi có bước phát triển mới
về chất lượng; số đoàn viên, đảng viên trẻ liên tục tăng nhanh; mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở
rộng; công tác chỉ đạo của Đồn được đổi mới. Tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện
của đồn viên thanh niên được khơi dậy và phát huy; hoạt động Đồn, Hội năng động, thiết thực hơn, tích cực, chủ
động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của tuổi trẻ; uy tín và vị thế chính trị
của tổ chức Đoàn trong thah thiếu nhi và xã hội được nâng lên, vị trí của thanh niên trong xã hội được đề cao;
Đồn tham gia có hiệu quả hơn cơng tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân. Kết quả cơng tác Đồn và
phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là kết quả của "Năm thah niên" và sự phát triển của phong
trào "Thanh niên tình nguyện" trở thành động lực và tiền đề quan trọng đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh thiếu
nhi, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phịng, an ninh, xây dựng


Đảng và chính quyền nhân dân trong thời gian tới".


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất
nước. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có trách nhiệm hơn, quan tâm chăm lo nhiều hơn, cụ thể hơn đến thah
niên và công tác thanh niên". Báo cáo đặt rõ yêu cầu quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam
là "luôn xác định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vấn đề thanh niên
luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người của Đảng. Nghị quyết 4
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước
bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mang Việt Nam có vững bước
trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thah niên, vào việc bồi dưỡng rèn
luyện thế hệ thanh niên; công tác thah niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo
giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề
nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tao, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đường lối đó một mặt khẳng định vai trị xung kích của thanh niên trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác đặt ra cho Đảng, Nhà nước, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và xã hội
những u cầu và nhiệm vụ mới đối với công tác thanh niên".


Trên cơ sở nắm vững những yêu cầu nêu trên báo cáo đề ra mục tiêu cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi
nhiệm kỳ 2002-2007 là: "Tích cực chăm lo bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về trình độ học
vấn, chun mơn, nghề nghiệp, về thể chất; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh niên; vận động và tổ chức thanh
niên xung kích đi đầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội
TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


Từ mục tiêu này báo cáo đề ra phương hướng chung cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới và
việc triển khai cụ thể phương hướng:


1) Tiếp tục đổi mới để từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn, thực hiện tốt chức năng Đoàn là
trường học xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ Việt Nam.



2) Phát triển sâu rộng các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, các loại hình hỗ trợ thanh thiếu nhi lập
thân, lập nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, các đối tượng, góp phần tao mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành
mạnh để bồi dưỡng và rèn luyện thanh thiếu nhi; tham gia đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


3) Nâng cao chất lượng chính trị của người đồn viên, bản lĩnh và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, nhất là Đoàn
cơ sở, chi đoàn; củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đồn với thanh niên; tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
trong mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên và các phong trào thanh thiếu nhi; phát huy vai trị của các cấp bộ
Đồn trong phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.


4) Tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển mối quan
hệ phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác thanh niên, xây dựng cơ chế, chính sách
và tạo nguồn lực cho cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi.


Sau khi chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể từng mặt của Đoàn và phong trào thanh niên báo cáo tại Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ VIII trình Đại hội việc phát triển sâu rộng trong tất cả các đối tượng thanh niên phong trào "Thi đua tình
nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát huy hai phong trào lớn trong nhiệm kỳ VII với
những nội dung, giải pháp cơ bản là:


Thi đua học tập, tiến công vào khoa học công nghệ.


Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo.


Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

Tại phiên khai mạc trọng thể, toàn thể Đại hội đã chăm chú lắng nghe bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng
Bí thư Nơng Đức Mạnh, coi đây là chỉ thị của Đảng đối với Đoàn về phong trào thanh niên trong thời kỳ cách mạng
mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Tổng Bí thư nhiệt liệt biểu dương những thành
tích mà tuổi trẻ cả nước đã đạt được:



"... Trong những năm gần đây, phong trào thanh niên tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, có nhiều sáng
tạo và những khâu đột phá, tạo được những dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội. Các phong trào thanh niên vừa
có tác dụng vận động, tổ chức và tập hợp lực lượng trẻ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, vừa thiết thực chăm lo lợi ích, nhu cầu chính đáng của thanh niên. Phong trào thanh niên tình
nguyện tiếp tục truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" trước đây đã thôi thúc và thu hút đông đảo thanh
niên tham gia, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào, khẳng định vai trị xung kích của thanh niên trong thời
kỳ mới. Qua các hoạt động thực tiễn, Đồn Thanh niên đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục, rèn luyện, nâng
cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên.


Tôi rất vui mừng thấy rằng, trong những năm qua, tổ chức Đoàn đã được củng cố và phát triển, gồm hơn 4 triệu
đoàn viên. Mặt trận đoàn kết, tập hợp thah niên được mở rộng. Số đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của
Đảng ngày càng tăng. Lớn lên cùng với phong trào, đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trưởng thành và là nguồn cán
bộ trẻ của Đảng và chính quyền các cấp. Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi
những thành tích xuất sắc của phong trào thanh niên, của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, các cháu thiếu nhi và các
cấp bộ Đoàn đã nỗ lực phấn đấu, tổ chức phong trào hành động cách mạng qua đó góp phần quan trọng vào việc
bồi dưỡng, giáo dục về phát huy thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa".


Từ đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: "Cơng việc đó là của tồn xã hội
nhưng trước hêt là của thanh niên, vì thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của
dân tộc, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu trước đây, lớp lớp thanh niên đã
cùng cả dân tộc hoàn thành xuất sắc sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, thì ngày nay
nhiệm vụ lịch sử của thanh niên là phải ra sức lao động, học tập, nâng cao trí tuệ, tiến qn vào khoa học cơng
nghệ và là lực lượng chủ yếu gánh vác sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội vô cùng quý báu để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, đồng
thời đây cũng là thách thức lớn đối với thanh niên. Sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới đang đòi hỏi thế
hệ trẻ Việt Nam phải có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
nhiệm vụ lịch sử trọng đại là đưa nước ta ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của


con người Việt Nam. Thanh niên cịn phải có tri thức cao, có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề giỏi; có đạo đức
trong sáng, lối sống tốt đẹp và sức khỏe tốt".


Đối với từng đoàn viên, thanh niên đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh:
"... ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, nhất là lớp trẻ, khơng chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên,
gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn. Lý
tưởng cách mang của thanh niên, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.


Sự quan tâm to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đối với cơng tác Đồn thể hiện ở những lời căn dặn ân cần:


"Trước hết, Đoàn thanh niên phải đặc biệt quan tâm việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng niềm tin và vững vàng, kiên
định của thanh niên, đảm bảo sự vững vàng, kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, trong hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa quốc tế...


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

đồn kết xây dựng lối sống văn hóa" "Tồn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình cho cộng đồng
cơ sở và cho đất nước...


Thứ ba, cơng tác Đồn thanh niên không chỉ là một bộ phận công tác vận động quần chúng của Đảng mà còn là bộ
phận quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng. Vì vậy cần xây dựng Đồn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng của tổ chức Đoàn cơ sở, đủ sức làm nịng cốt chính trị trong
phong trào thanh niên. Mở rộng mặt trận đoàn kết thanh niên bằng việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức
tập hợp thanh niên, phát huy dân chủ, khắc phục bệnh hành chính hóa và chủ nghĩa hình thức trong cơng tác
Đồn. Nâng cao chất lượng đoàn viên, chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và luân chuyển cán bộ
Đoàn, rèn luyện những cán bộ Đồn có đủ phẩm chất và năng lực để gánh vác các công việc của Đảng và Chính
quyền trong tương lai, bổ sung cho Đảng những cán bộ ưu tú...


Đồng chí Tổng Bí thư ân cần nhắc nhở:


"... Đồn Thanh niên cịn có một số nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức, giáo dục, rèn luyện các em thiếu niên nhi


<i>đồng, nêu gương sáng cho các em noi theo và hướng các em phấn đấu trở thành những đồn viên, thanh niên ưu</i>
<i>tú, những cơng dân có ích cho đất nước mai sau:</i>


<i>Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".</i>
<i>Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo</i>
<i>xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng. Đường lối cơng tác vận động thanh niên ở vị trí</i>
<i>trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế</i>
<i>hệ trẻ phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, sức khỏe, nghề nghiệp, phát triển tài</i>
<i>năng và sức sáng tạo..."</i>


<i>Để đảm bảo cho cơng tác Đồn và phong trào thanh niên ngày càng phát triển vững mạnh, đồng chí Tổng Bí thư</i>
<i>nêu rõ: "Nhân dịp này, tơi đề nghị các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở quan tâm chỉ đạo trực tiếp công tác</i>
<i>thanh niên, lãnh đạo tồn bộ hệ thống chính trị làm cơng tác thanh niên và chăm lo hơn nữa đến công tác thanh</i>
<i>niên; quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, phát huy vai trò của đảng viên trẻ trong các tổ chức quần chúng. Các cấp</i>
<i>chính quyền; các Bộ, ngành và địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn hoạt động...".</i>


Bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh đã làm cho tồn thể đại biểu hết sức phấn
khởi, tin tưởng và biết ơn sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong
thời kỳ cách mạng mới. Đại hội đã dành thời gian nghiên cứu, quán triệt những chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư
trong quá trình thảo luận những vấn đề lớn đặt ra cho Đại hội.


Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao Đi hội nhất trí thơng qua Điều lệ (sửa đổi)
và ra Nghị quyết thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đồn khóa VII trình Đại hội.


Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương Đồn có 134 đồng chí, Ban Thường vụ Trung ương Đồn có 24
đồng chí và Ban Bí thư Trung ương Đồn có 6 đồng chí:


1) Đồng chí Hồng Bình Qn, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương Đồn khóa VII được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đồn khóa VIII.
2) Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Thường trực Trung ương Đồn.



3) Đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đồn.


4) Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Trung ương Đồn.


5) Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Bí thư Trung ương Đồn.


6) Đồng chí Đồn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

"Một nhiệm kỳ mới lại bắt đầu, phía trước là bộn bề cơng việc, nhiệm vụ trước mắt lớn lao là tổ chức thực hiện
Nghị quyết Đại hội, biến Nghị quyết Đại hội thành tình cảm, ý trí, hành động của tuổi trẻ, tạo bước tiến mới, chuyển
biến mới của cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi. Tin tưởng, phấn khởi trước những kết quả của Đại hội,
với tinh thần thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi
đại biểu trở về địa phương hãy đem đến cho đoàn viên, thanh niên, các em thiếu nhi tinh thần, khí thế và quyết tâm
của Đại hội, tổ chức, động viên tuổi trẻ cả nước hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.


Đại hội của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là Đại hội của sự đồn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện,
Đại hội của ý chí quyết tâm và niềm hy vọng lớn lao của thế hệ trẻ. Hãy thắp sáng lên ngọn lửa tình nguyện, hãy
hiến dâng bầu nhiệt huyết cho sự phồn vinh của đất nước và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Toàn Đoàn và tuổi trẻ
cả nước hãy ra sức phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức; giành thắng lợi mới trong
cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh".


*
* *


Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch Nhà nước 5 năm 2001-2005, là năm bắt đầu thực hiện "Chiến lược phát
triển thanh niên" của Chính phủ, là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Được sự


chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã
nhiệt liệt hưởng ứng "Tháng Thanh niên 2003", tháng Thanh niên đầu tiên với những kết quả đáng khích lệ, với
những kinh nghiệm quý báu được rút ra trong công tác chỉ đạo. Trong "Tháng Thanh niên 2003", toàn Đoàn và
phong trào thanh niên cả nước đã thực hiện 45.251 cơng trình, phần việc thanh niên có giá trị kinh tế - xã hội, tu
sửa 2.120 kilômét đường giao thông nông thôn, xây dựng mới 2.200 kilômét kênh mương thủy lợi nội đồng, trồng
178.000 cây xanh và gần 320 hétta rừng các loại. Trên 247.000 đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tình
nguyện giữ gìn trật tự an tồn giao thơng, xây dựng 1.000 nhà tình nghĩa tặng các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia
đình chính sách.


Các lực lượng thanh niên xung phong xây dựng kinh tế có bước phát triển mới có mặt ở 25 tỉnh, thành phố với 71
đầu mối trong đó 18 Tổng đội thanh niên xung phong, 30 dồnh nghiệp, 16 ban quản lý dự án, 11 trung tâm dạy
nghề. Lực lượng thanh niên xung phong cả nước quản lý, khai thác 300.000 hétta đất rừng, bãi bồi ven biển, rừng
ngâp mặn... Ngồi ra cịn đảm nhiệm xây dựng 1.000 cầu bê tông mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hồn thành
các cung đường trên tuyến đường Hồ Chí Minh Nhà nước được giao cho.


Việc huy động thanh niên tham gia và tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương và địa
phương trong năm 2003 tiến triển có kết quả bước đầu như triển khai 6 dự án tại Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Nghệ An, Hải Phòng. Tham gia tái định cư thủy điện Sơn La trong đó các tổng đội thanh niên xung phong Vạn
Xuân, 26/3, Trường Sơn đã thực hiện làm đường giao thông để tái định cư ở các xã Ngọc Chiến, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La. Quá trình huy động thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, dự án đã khơi dậy và phát huy
tính tích cực chính trị, tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên, thanh niên.


Phong trào "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2003" phát triển cả chiều rộng và chiều sâu thu hút gần
5 triệu đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp nhân dân xây
dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm cụ thể mang lại kết quả thiết thực như chuyển giao công nghệ, phổ biến
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đẩy mạnh công tác y tế, tham gia chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn
trật tự, an tồn giao thơng, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó dự án trí thức trẻ, y bác sĩ trẻ tình
nguyện từ 500 người những năm trước nay tăng lên 1.000 người tình nguyện về làm việc tại hàng trăm xã khó
khăn thuộc 25 tỉnh được xã hội rất hoan nghênh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

8-2003, hầu hết cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên được học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp và
Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII. Nhiều địa phương, cơ sở đã chú trọng xây dựng chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết. Quá trình học tập, tìm hiểu Nghị quyết gắn với việc thảo luận đăng ký thực hiện chương
trình hành động giúp cho đồn viên thanh niên nâng cao nhận thức chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hình thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết có nhiều đổi mới, sáng tạo theo hướng tăng cường tính hấp dẫn,
hiệu quả, chú trọng phát huy được vai trị chủ động của người đồn viên thanh niên. Cùng với việc tổ chức lên lớp
tập trung, một số hình thức học tập, nghiên cứu được áp dụng: Tổ chức diễn dàn thanh niên, thi tìm hiểu (hình thức
thi viết hoặc sân khấu hóa), tọa đàm, trao đổi, đọc - nghe trong các buổi sinh hoạt chi đoàn... Một số địa phương,
đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả học tập nghị quyết thông qua các cuộc thi, viết bài thu hoạch, tổ chức tổng kết đợt
sinh hoạt chính trị, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có cố gắng trong học tập. Việc tiếp nối học tập, quán triệt
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong cán bộ, đoàn viên được tiến hành đồng bộ, toàn diện với 100%
cơ sở đoàn thực hiện thơng qua đợt sinh hoạt chính trị lớn: "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng". Đến năm
2003 cả nước bồi rưỡng được 8.900 báo cáo viên và trên 10.000 đội tuyên truyền viên trực thuộc các cấp bộ Đoàn
thường xuyên phục cho các đợt sinh hoạt chính trị góp phần vào cơng tác giáo dục của Đảng.


Thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn đổi mới, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã bàn kế hoạch số 25 về triển khai sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với
tư tưởng Hồ Chí Minh" trong tồn Đồn. Đến hết tháng 12 năm 2003, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực
thuộc xây dựng kế hoạch triển khai đến cấp huyện, cơ sở; phối hợp hoặc chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và triển khai đến một bộ phận đoàn viên thanh niên. Việc học
tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được các địa phương, cơ sở tổ chức với nhiều hình thức sáng tạo: Thi sáng
tạo trang Website "Bác Hồ với tuổi trẻ", "Tư tưởng Hồ Chí Minh - Hành trang sinh viên thế kỷ XXI", liên hoan văn
nghệ chủ đề về Đảng, Bác Hồ; tổ chức diễn đàn trao đổi, học tập tư tưởng, đạo đức của Bác; nghe nói chuyện về
thân thế, sự nghiệp cách mạng, thăm quê hương, nơi ở và làm việc của Người; tổ chức hội thi các nhóm tuyên
truyền viên trẻ, thi viết, thi Olympic về tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Người; phối
hợp với các cơ quan truyền thông địa phương mở chuyên mục "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ chí Minh". Ban Bí thư
Trung ương Đồn phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng tổ chức hội thảo khoa học "Thanh niên
học tập và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh", chỉ đạo biên soạn tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh dành
riêng cho đoàn viên thanh niên; ban hành hướng dẫn về việc "Tổ chức xem, tọa đàm, trao đổi và thuyết trình về bộ
phim tài liệu "Hồ Chí Minh chân dung một con người" trong thanh, thiếu nhi.



Cùng với các nội dung nhiệm vụ trên, một số địa phương, cơ sở tổ chức học tập, quán triệt Nghị ưuyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa IX) về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh" và Nghị quyết Trung ương 8 về "chiến lược bảo vệ Tổ
quốc"; tổ chức đánh giá kết quả 2 năm rưỡi việc Đoàn thanh niên các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành chương trình hành động của Đồn TNCS Hồ Chí
Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng. Đồng thời việc giáo dục luật pháp cho thanh niên
được chú trọng hơn với việc nhiều tỉnh, thành Đoàn ký liên tịch với sở Tư pháp và các ngành hữu quan tổ chức cho
đoàn viên thanh niên được học tập nội dung các luật như: Luật giao thông đường bộ; luật Nghĩa vụ qn sự; luật
Hơn nhân và gia đình; các pháp lệng Dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, nghị định xử lý
hành chính; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi tìm hiểu về pháp luật, duy trì hiệu quả hoạt động của các câu
lạc bộ hoạt động thanh niên...


Các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, giáo dục lối sống, nếp sống được tổ chức thường xuyên. Nhiều địa
phương, cơ sở duy trì có hiệu quả hoạt động của các đội, nhóm "Tuyên truyền ca khúc cách mạng"; tổ chức các
cuộc thi đàn và hát dân ca nhằm bảo tồn các g8ía trị văn hóa dân tộc; triển khai thực hiện cuộc vận động "Cưới văn
minh, tiết kiệm trong thanh niên", tham gia có hiệu quả vào cuộc vận động "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư" do ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Các tỉnh, thành phố đăng cai tổ chức các môn thi
đấu tích cực tuyên truyền và tham gia phục vụ Sea games 22 và Asean Para games 2, góp phần vào thành công
chung của ngày hội thể thao khu vực Đông Nam á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

Trước hết về công tác cán bộ, sau Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, bộ máy tổ chức và
đội ngũ cán bộ của Đoàn được kiện toàn và củng cố một bước. Lề lối, chất lượng hoạt động của các cơ quan lãnh
đạo của Đoàn đi vào nề nếp. Nhiều địa phương, đơn vị tập trung vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, từng bước thực hiện việc quy hoạch, sử dụng và điều chuyển cán bộ, phân
công cán bộ tăng cường cho cơ sở. Nội dung, hình thức tập huấn có nhiều đổi mới, sát hơn với yêu cầu thực tế,
vừa coi trọng nâng cao nhân thức, vừa tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đồn. Đến hết năm 2003
có 326.396 cán bộ Đồn các cấp được tập huấn (tăng 6,7% so với năm 2002). Cùng với việc tổ chức lớp nghiên
cứu nội dung Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII cho trên 1.000 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và Bí thư
huyện, quận Đồn, Trung ương Đồn tổ chức tập huấn cán bộ Đoàn, Hội cơ sở cho hai khu vực Tây Bắc và Tây


Nguyên. Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 3 đã ban hành Nghị quyết về "Cơng tác cán bộ Đồn trong thời kỳ
mới"; chủ động đề xuất, phối hợp nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn
trường học. Đến hết tháng 2-2004, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã xây dựng kế hoạch triển khai
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tới cơ sở. Cùng với Trung ương, nhiều địa
phương, đơn vị tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng ban hành nghị quyết hoặc có những chủ trương mới về cơng
tác cán bộ Đồn. Thực hiện hướng dẫn liên tịch số 63 giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Ban Tổ chức Trung
ương Đảng về "Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và biên chế các cơ quan chun trách của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh ở các địa phương", nhiều tỉnh, thành Đoàn chủ động phối hợp với ban tổ chức tỉnh, thành ủy tham mưu
tăng cường cán bộ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp tỉnh,
huyện. Đối với cơ sở, toàn Đoàn tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đồn (khóa
VII) về "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm ở địa bàn dân cư" và cuộc vận động "Xây dựng tổ
chức cơ sở Đồn vững mạnh". Nhiều mơ hình mới, cách làm hiệu quả được triển khai như: Xây dựng "Chi đồn
chủ động cơng tác", "Chi đồn văn hóa trên địa bàn dân cư", tổ chức kết nghĩa giữa các chi đoàn trên địa bàn, xây
dựng "Giải thưởng chi đoàn" trong khối doanh nghiệp... Một số tỉnh, thành Đoàn lựa chọn và tập trung thực hiện
giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ và chất lượng hoạt động của chi đoàn. Nhiều địa phương, đơn vị
tổ chức tốt "Ngày sinh hoạt chi đoàn" thống nhất trong phạm vi địa bàn quản lý. Nội dung, hình thức sinh hoạt chi
đồn có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đồn viên thanh niên.


Cơng tác phát triển đồn viên mới và nâng cao chất lượng đồn viên có bước chuyển biến tích cực. Cơng tác bồi
dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên trước khi kết nạp Đoàn được các địa phương, cơ sở coi trọng. Số
lượng đoàn viên mới tiếp tục tăng. Trong năm 2003, cả nước kết nạp 1.051.711 đoàn viên mới, (tăng 3,3% so với
năm 2002 và đạt 96% chỉ tiêu đề ra) nâng tổng số đoàn viên cả nước hiện nay lên 4.775.387 đồng chí. Điểm mới
đáng chú ý là việc một số địa phương, đơn vị từng bước hồn thiện cơng tác quản lý đoàn viên theo phân cấp, tạo
điều kiện để đoàn viên ở các lĩnh vực, địa bàn đều được tham gia sinh hoạt Đoàn đồng thời thực hiện nghĩa vụ của
người đồn viên, góp phần hạn chế tỷ lệ đồn viên bỏ Đồn, đồn viên khơng tham gia sinh hoạt. Nhằm nâng cao
chất lượng chính trị của người đồn viên, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 4 (khóa VIII) đã ban
hành kết luận về đẩy mạnh thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đồn viên trong thời kỳ mới.
Cơng tác Đồn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân được tập trung chỉ đạo thông qua
việc tổ chức cho đoàn viên thah niên học tập, quán triệt, gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội; chủ động giới thiệu


đại diện của Đoàn tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đồn thể; góp ý phê bình cán bộ,
đảng viên. Năm 2003, tồn Đoàn giới thiệu cho Đảng 214.297 đoàn viên ưu tú (tăng 4,3% so với năm 2002, bằng
85,7% chỉ tiêu đề ra), trong đó 76.122 đồng chí được kết nạp vào Đảng (tăng 4,4% so với năm 2002). Số đoàn viên
ưu tú giới thiệu cho Đảng và số đảng viên mới được kết nạp là công nhân trực tiếp lao động sản xuất, học sinh,
sinh viên tiếp tục tăng.


Nhằm kiện toàn Ban Bí thư Trung ương Đồn, đáp ứng u cầu nhiệm vụ mới ngày càng phát triển, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đồn lần thứ 4 (khóa VIII) đã nhất trí bầu bổ sung hai đồng chí ủy viên Ban Thường vụ
Trung ương Đồn vào Ban Bí thư Trung ương Đồn.


1) Đồng chí Nơng Quốc Tuấn, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban Mặt trận Thanh niên Trung


ương Đoàn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×