Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển (FULL) các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh của cá nhân vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.52 KB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh
của cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” là nghiên cứu do chính tơi thực
hiện.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ
chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện luận văn

Huỳnh Lưu Anh Phượng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ,
SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 1
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu....................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................. 3


1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................ 4
1.5. Kết cấu luận văn.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.................................. 6
2.1. Chăm sóc sức khỏe (CSSK)........................................................................... 6
2.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cá nhân....................................................... 6
2.3. Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế.......................................................... 7
2.4. Mơ hình hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế......................................... 8
2.5. Đặc tính hệ thống y tế................................................................................... 10
2.6. Mơ hình chi tiêu và sử dụng dịch vụ y tế:..................................................... 11


MỤC LỤC
2.7. Bảo hiểm y tế................................................................................................ 12
2.8. Các nghiên cứu liên quan:............................................................................. 13
2.9. Khung phân tích của nghiên cứu................................................................... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 18
3.1. Mô hình kinh tế lượng:.................................................................................. 18
3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.................................................................. 19
3.3. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................ 20
3.4. Các định nghĩa và lựa chọn biến................................................................... 23
3.4.1. Hộ gia đình............................................................................................. 23
3.4.2. Chi phí khám chữa bệnh......................................................................... 23
3.4.3. Yếu tố nền............................................................................................... 23
3.4.3.1. Tuổi................................................................................................... 23
3.4.3.2. Giới tính............................................................................................ 23
3.4.3.3. Hơn nhân:......................................................................................... 23
3.4.3.4. Nghề nghiệp...................................................................................... 24
3.4.3.5. Dân tộc............................................................................................. 24
3.4.3.6. Quy mô:............................................................................................ 24

3.4.3.7. Giáo dục........................................................................................... 24
3.4.4. Yếu tố khả năng:..................................................................................... 24
3.4.4.1. Thu nhập của hộ............................................................................... 24
3.4.4.2. Thu nhập cá nhân.............................................................................. 25
3.4.4.3. Bảo hiểm y tế.................................................................................... 26
3.4.4.4. Hỗ trợ y tế......................................................................................... 26
3.4.4.5. Khu vực:........................................................................................... 26
3.4.5. Yếu tố nhu cầu........................................................................................ 26
3.4.5.1. Số lần khám chữa bệnh:.................................................................... 26


MỤC LỤC
3.4.5.2. Hình thức điều trị.............................................................................. 26
3.4.6. Sử dụng dịch vụ y tế............................................................................... 27
3.4.6.1. Loại hình CSYT:............................................................................... 27
3.4.6.2. Cơ sở y tế công – cơ sở y tế tư.......................................................... 27
3.5 Mô tả biến..................................................................................................... 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 31
4.1...............Tổng quan chi tiêu y tế và tình hình sử dụng BHYT ở Việt Nam.
31
4.1.1. Tổng quan về chi tiêu y tế...................................................................... 31
4.1.2. Tình hình tham gia BHYT của người dân.............................................. 33
4.1.3. Vai trò của BHYT đối với chi tiêu y tế của cá nhân................................ 35
4.2. Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho khám chữa bệnh cá nhân.....................35
4.2.1. Chi tiêu khám chữa bệnh của cá nhân trong bộ dữ liệu khảo sát.............36
4.2.2.....................................................................................................Yếu tố nền
36
4.2.2.1. Tuổi................................................................................................... 36
4.2.2.2..................................................................................................Giới tính
37

4.2.2.3. Hơn nhân.......................................................................................... 38
4.2.2.4. Nghề nghiệp...................................................................................... 39
4.2.2.5. Dân tộc............................................................................................. 40
4.2.2.6. Giáo dục........................................................................................... 40
4.2.3. Yếu tố khả năng:..................................................................................... 41
4.2.3.1. Thu nhập hộ...................................................................................... 41
4.2.3.2. Bảo hiểm y tế.................................................................................... 42
4.2.3.3. Hỗ trợ y tế......................................................................................... 43
4.2.3.4. Thu nhập cá nhân.............................................................................. 44
4.2.3.5. Khu vực............................................................................................ 45


MỤC LỤC
4.2.4. Yếu tố nhu cầu........................................................................................ 46
4.2.4.1. Hình thức điều trị.............................................................................. 46
4.2.5. Sử dụng dịch vụ y tế............................................................................... 46
4.2.5.1. Loại hình cơ sở y tế.......................................................................... 46
4.2.5.2. Cơ sở y tế công- cơ sở y tế tư nhân................................................... 47
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu khám chữa bệnh của cá nhân ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long:................................................................................................... 49
4.3.1.....................................................................................................Yếu tố nền
53
4.3.1.1........................................................................................................Tuổi
53
4.3.1.2. Giới tính............................................................................................ 54
4.3.2. Yếu tố Khả năng..................................................................................... 54
4.3.2.1. Thu nhập cá nhân.............................................................................. 54
4.3.3. Yếu tố nhu cầu:....................................................................................... 55
4.3.3.1. Số lần khám chữa bệnh..................................................................... 55
4.3.3.2. Hình thức điều trị.............................................................................. 56

4.3.4. Quyết định sử dụng dịch vụ y tế.............................................................. 56
4.3.4.1. Loại hình cơ sở y tế.......................................................................... 56
4.3.4.2 Cơ sở y tế công- cơ sở y tế tư nhân.................................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ................................................................. 60
5.1. Kết luận......................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị....................................................................................................... 61
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới................................................................ 62


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
Danh mục tài liệu tiếng Việt ......................................................................................
Danh mục tài liệu tiếng Anh ......................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BHYT: Bảo hiểm y tế
CSSK: Chăm sóc sức khỏe
CSYT: Cơ sở y tế
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
HTYT: Hỗ trợ y tế.
KCB: Khám chữa bệnh
TYTX: Trạm y tế xã
VHLSS: Bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư.

Tiếng Anh
Jahr: Join annual health review: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế.
OECD: Organisation for Economic of Development and Cooperation: Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế.

OLS: Ordinary Least Square: Ước lượng thơng thường bình phương bé nhất
OOP: Out of pocket: chi trả trực tiếp từ tiền túi.
PAHE: Partnership for Action in Health Equity: Nhóm hợp tác Hành động vì
Cơng bằng Sức Khỏe.
UNDP: United Nation Developments Programme: Chương trình phát triển Liên
Hiệp Quốc.
WB: World Bank: Ngân Hàng Thế Giới.
WHO: World Health Organization: Tổ chức y tế thế giới.


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc……………………………..22
Bảng 3.2 : Bảng tổng hợp các biến trong mơ hình…………………………… 28
Bảng 4.1: Chi tiêu y tế giữa các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam năm 2008-2012
(nghìn

đồng)……………………………………………………………………….. 32

Bảng 4.2 : Phân tích bộ dữ liệu khảo sát……………………………………….36
Bảng 4.3: Chi phí KCB bình qn theo độ tuổi………………………………..37
Bảng 4.4 : Chi phí KCB bình qn theo giới tính…………………………… 38
Bảng 4.5 : Chi phí KCB bình qn theo hơn nhân…………………………… 39
Bảng 4.6 : Chi phí KCB bình qn theo nghề nghiệp………………………… 39
Bảng 4.7 : Chi phí KCB bình qn theo dân tộc……………………………… 40
Bảng 4.8 : Chi phí KCB bình quân theo gíao dục…………………………….. 41
Bảng 4.9 : Chi phí KCB bình quân theo thu nhập của hộ…………………… 42
Bảng 4.10: Chi phí KCB bình qn theo BHYT………………………………
43 Bảng 4.11: Chi phí KCB bình qn theo hỗ trợ y tế…………………………
44


Bảng

4.12:

Chi

phí

KCB

bình

qn

theo

thu

nhập



nhân……………………45 Bảng 4.13: Chi phí KCB bình qn theo khu
vực……………………………. 45 Bảng 4.14: Chi phí KCB bình qn theo
điều trị nội trú- ngoại trú……………46 Bảng 4.15: Chi phí KCB bình qn
theo loại hình cơ sở y tế………………… 47 Bảng 4.16: Chi phí KCB bình
qn theo cơ sở y tế cơng - tư………………… 48 Bảng 4.17: Kết quả của mơ
hình……………………………………………… 50



DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mơ hình sử dụng dịch vụ y tế của Andersen, 1995………………… 8
Hình 2.1 : Biểu đồ quá trình cung cấp dịch vụ (Tanahashi,1978)……………..10
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích các yếu tố quyết định đến chi phí KCB của cá nhân
vùng ĐBSCL……………………………………………………………………… 17
Hình 4.1: Tỉ trọng chi tiêu y tế giữa các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam năm
2008-2012…………………………………………………………………………

33

Hình 4.2: Cơ cấu các nhóm đối tượng tham gia BHYT ở Việt Nam năm
2012………………………………………………………………………………. 34
Hình 4.3: Tỉ lệ bao phủ BHYT theo các nhóm đối tượng tham gia ở Việt Nam
năm 2011…………………………………………………………………………. 34


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam được phát hiện ngày càng cao. Theo số
liệu thống kê của Tổng cục Thống kê điều trị nội trú gia tăng từ 5,7% năm 2002 lên
7,3% năm 2012, tỉ lệ điều trị ngoại trú tăng từ 14,2% năm 2002 lên 36% năm 2012.
Điều này, chứng tỏ các cá nhân đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng chi phí
cho khám chữa bệnh. Đặc biệt chi phí ốm đau, các bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo

chính là chi phí chiếm phần lớn trong thu nhập của người nghèo. Khi chi phí từ tiền
túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần
thu nhập cịn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực, thực phẩm) thì đó là
chi phí y tế thảm họa. Tỉ lệ và số lượng các hộ gia đình ở Việt Nam phải chịu chi
phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế năm 2010 tương đối cao. Chi phí
thảm họa năm 2010 là 3,9% và 862.661 hộ. Nghèo hóa năm 2010 là 2,5% và
563.785 hộ (Jahr, 2013).
Hệ thống tài chính y tế Việt Nam là sự hỗn hợp giữa tài chính y tế từ ngân sách
nhà nước, bảo hiểm y tế (BHYT) và chi phí trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình, tài
trợ nước ngồi và một số tài chính tư khác. Các khoản chi từ tiền túi của người bệnh
chiếm tỉ lệ cao 49% tổng chi cho y tế năm 2012 (WHO, 2014). Đây là một trong
những nguyên nhân chính gây ra vấn đề nghèo hóa do chi tiêu khám chữa bệnh.
Nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí khám chữa bệnh trực tiếp từ tiền túi và những
vấn đề rào cản phát sinh đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhà nước đã ban hành
một số chính sách mở rộng mức độ bao phủ BHYT trong suốt hai thập niên 1990 và
2000 đặc biệt hướng tới người nghèo và đối tượng khó khăn (WB, 2013). Từ năm
2009, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm
y tế. Chính phủ cũng hỗ trợ một phần phí BHYT cho học sinh và các đối tượng cận
nghèo, nghèo trong khi người lao động hưởng lương phải đóng BHYT bắt buộc.
Đồng bằng Sơng Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi
là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ có một thành phố trực thuộc


Trung ương và 12 tỉnh. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam năm 2011,
2

tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km và tổng
dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Vùng bao gồm các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Đây là vùng nơng nghiệp

trọng điểm của cả nước, đóng góp nơng nghiệp trong GDP của vùng ở mức cao với
tỷ trọng 39,6% cơ cấu GDP của vùng (năm 2010), đáp ứng trên 50% sản lượng trái
cây, 70% diện tích ni trồng thủy hải sản và chiếm vị trí trọng yếu trong xuất khẩu
các mặt hàng nông sản chủ lực.
Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt 34,6 triệu đồng/ năm. Tỷ
lệ nghèo của vùng vẫn còn cao, đến năm 2012 thì tỉ lệ nghèo của vùng là 10,1% (cả
nước là 11,2%) với gần hai triệu người nghèo sống trong vùng (Tổng cục thống kê,
2013).
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng là vùng có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế thấp
nhất cả nước. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2010 là 53,73%. Một số tỉnh trong
khu vực có tỉ lệ bao phủ dưới 50% như: Hậu Giang 41,87%, Cần Thơ 47,46% Tiền
Giang 48,15%, An Giang 45,51%, Cà Mau 35,31% (Bộ y tế, 2011).Tỉ lệ chi tiêu
cho y tế của vùng cao nhất nước chiếm 6,7% trong tổng chi tiêu năm 2012. Hiện
nay, nền kinh tế chung tại địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống
và thu nhập của người dân; thêm vào đó những rủi ro về bệnh tật ln tiềm ẩn và đe
dọa đến sức khỏe con người hằng ngày; các chi phí thanh tốn trong lĩnh vực y tế có
xu hướng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh chung này, việc hiểu rõ những yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh là hết sức cần thiết cho Bộ Y tế và cũng như
người dân để có các chính sách chăm sóc y tế phù hợp và có những giải pháp để
giảm chi phí này cho cá nhân và hộ gia đình.
Vì vậy, đề tài này nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa
bệnh của cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” nhằm góp phần giải quyết các
vấn đề trên.


1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Để tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh của
cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nghiên cứu này nhằm giải quyết những
mục tiêu sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh của cá nhân vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
- Xem xét việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có làm giảm chi phí khám
chữa bệnh của các cá nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Đề xuất các giải pháp giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh của các cá
nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Chi tiêu khám chữa bệnh của các cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có làm giảm chi phí khám chữa bệnh
của các cá nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hay không?.
- Bảo hiểm Y tế tự nguyện có phải là giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí
khám chữa bệnh của các cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hay không?
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quyết định cá nhân đến chi phí khám
chữa bệnh vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long, các yếu tố kinh tế xã hội và nhân khẩu
học liên quan.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở
lên, có tham gia hoặc khơng tham gia BHYT tự nguyện của BHXH Việt Nam, đang
sinh sống và làm việc tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tại thời điểm khảo sát
mức sống dân cư năm 2012 của Tổng Cục Thống Kê.


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau:
Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý, so sánh, tổng hợp các số liệu và
đưa ra những nhận xét cơ bản.

Phương pháp phân tích định lượng bằng mơ hình hồi quy đa biến xác định các
yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chi phí khám chữa bệnh của cá nhân vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
1.5. Kết cấu luận văn
Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, kết nối các nội dung giúp
người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, nội
dung của đề tài được trình bày trong các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và thực tiễn.
Chương này sẽ trình bày lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan để từ
đó xây dựng khung phân tích. Trình bày các khái niệm có liên quan và lựa chọn các
biến đại diện cho các khái niệm được nêu lên ở khung phân tích.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.
Nội dung chương trình bày các khái niệm có liên quan và lựa chọn các biến đại
diện cho các khái niệm được nêu lên ở khung phân tích. Đồng thời nội dung chương
này cũng trình bày qui trình xử lý, tinh lọc dữ liệu từ bộ khảo sát mức sống dân cư
Việt Nam năm 2012.
Chương 4: Kết quả và thảo luận


Chương này nêu tổng quan chi tiêu y tế, bảo hiểm y tế ở Việt Nam và vùng
ĐBSCL
Chương này sẽ trình bày q trình thực hiện chạy mơ hình hồi qui trên phần
mềm thống kê, phân tích ý nghĩa của các chỉ số trong mơ hình kết quả. Các yếu tố
ảnh hưởng quyết định cá nhân đến chi tiêu cho khám chữa bệnh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này sẽ tóm lược các kết quả quan trọng của đề tài và đặc biệt là mơ

hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị chính sách nhằm giảm chi phí KCB và
nâng cao sức khỏe. Ngồi ra, chương này cịn đánh giá lại những hạn chế của đề tài.
Sau cùng, luận văn cũng đính kèm phần phụ lục để chứng minh chi tiết hơn
những kết quả phân tích đã được trình bày trong các chương.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Chăm sóc sức khỏe (CSSK)
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và sử dụng
quan hệ nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên không giống các loại dịch vụ
khác, CSSK có một số đặc điểm riêng (Lê Quang Cường, 2007):
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu CSSK mức độ khác nhau.
Chính vì khơng dự đốn được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó
khăn trong chi trả và các chi phí y tế khơng lường trước được.
Dịch vụ y tế là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) khơng thể
hồn tồn tự mình chủ động lựa chọn dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều
vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu khám chữa
bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy
thuốc quyết định. Như vậy, người bệnh có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng
mực nào đó người chữa cho mình nhưng khơng thể chủ động lựa chọn phương
pháp điều trị. Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền tới tính mạng
con người nhưng mặc dù khơng có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh (Lê
Quang Cường, 2007).
2.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cá nhân
Nhu cầu CSSK là sự đòi hỏi, sự lựa chọn của bệnh nhân và gia đình bệnh
nhân đối với các dịch vụ y tế vào mục đích chăm sóc sức khỏe hoặc khám chữa
bệnh cho bản thân hay người nhà một cách tự nguyện, phù hợp với điều kiện của
họ. Họ sẵn sàng chi trả mức phí sử dụng các dịch vụ y tế cho nhà cung cấp (trung
tâm y tế, bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, các phòng khám theo yêu cầu v.v.) Ngược
lại các nhà cung cấp dịch vụ y tế cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, ứng

dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó. Nó phản ánh nhu cầu
KCB gắn liền với sự phát triển kinh tế và trình độ phát triển của xã hội về mọi
mặt. Khi ngành y tế phát triển thì nhu cầu KCB của nhân dân sẽ càng cao và rất


đa dạng. Cuộc sống hiện đại ngày càng được nâng cao kéo theo đó là tỉ lệ số
người mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo ngày một nhiều. Người ta
dần quan tâm hơn đến sức khỏe của chính bản thân mình và những thành viên
trong gia đình.
Mặt khác, ngày nay cùng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
người dân đã có ý thức hơn trong việc CSSK cho bản thân và gia đình, khi gia
đình có người ốm đau là họ đã lo lắng và đi KCB bằng hình thức này hay hình
thức khác (mua thuốc điều trị, đến trạm y tế xã, đến phòng khám tư, đến bệnh
viện huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện tư nhân v.v.) tùy theo điều kiện của mỗi
hộ gia đình. Như vậy là nhu cầu KCB của nhân dân trong những năm gần đây
ngày càng gia tăng, làm cho tình trạng quá tải các bệnh viện, nhất là các bệnh viện
chuyên khoa tuyến trung ương ngày càng trầm trọng (Trần Đăng Khoa, 2013).
Heller (1982) giải thích rằng nhu cầu CSSK bao gồm hai yếu tố cơ bản: yếu
tố hành vi và yếu tố sinh lý. Nhu cầu KCB được điều trị bởi các cơ sở y tế với
hy vọng chữa khỏi bệnh. Nhu cầu KCB bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm nhận của
cá nhân về sức khỏe: tần số bệnh và yếu tố kinh tế làm nền tảng cũng như bất cứ
loại hàng hóa thơng thường khác: thu nhập và giá cả thị trường. Tuy nhiên, chi
tiêu y tế có tồn tại khác biệt lớn về chất lượng của các dịch vụ y tế khác nhau.
Điều này, phản ánh vai trò của yếu tố kinh tế (Heller, 1982).
Nhu cầu CSSK cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự phổ biến của các loại
bệnh ở các vùng khác nhau và nhu cầu riêng biệt của từng bộ phận dân cư hay
dân tộc (PAHE, 2011).
2.3. Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế
Hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế là bất kỳ hoạt động được thực hiện bởi
những cá nhân tự cảm thấy mình có một vấn đề về sức khỏe hoặc bị ốm, mục đích

tìm kiếm một phương án chữa trị phù hợp (Ward et al, 1997). Khái niệm rộng hơn
hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế trong đó bao gồm các hoạt động để duy trì
sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật cũng như đối phó với bất kỳ sự khởi phát bệnh từ


một tình trạng sức khỏe tốt (WHO, 1995). Hành vi sử dụng dịch vụ y tế cũng bao
gồm mơ hình niềm tin sức khỏe, đóng góp vào động lực cá nhân trong việc tìm
kiếm hành vi sức khỏe (Abraham & Sheeran, 2000).
2.4. Mơ hình hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế
Andersen (1995) giới thiệu mơ hình hành vi của ông về việc sử dụng dịch
vụ y tế từ năm 1968. Trong ba thập kỷ qua ông đã phát triển mơ hình liên tục.

Sơ đồ 2.1: Mơ hình sử dụng dịch vụ y tế của Andersen, 1995
Mơ hình bao gồm 4 thành phần chính:.
Thứ nhất: các yếu tố mơi trường mà các cá nhân sống có ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng dịch vụ. Các yếu tố môi trường bên trong hệ thống y tế bao gồm các
chính sách y tế, nguồn lực y tế và các tổ chức y tế. Nguồn lực bao gồm vốn, con
người và trình độ chun mơn của nhân viên, sự sẵn có của thiết bị tại các cơ sở y
tế. Tổ chức bao gồm một hệ thống y tế có đầy đủ nguồn lực và tính sẵn có của
dịch vụ y tế. Mơi trường bên ngồi bao gồm các yếu tố chính trị và kinh tế ảnh
hưởng đến hệ thống y tế (Andersen, 1995).
Thứ hai, các đặc điểm cá nhân bao gồm 3 yếu tố: nhu cầu, nguồn khả năng và
tính chất nền. Yếu tố nhu cầu đề cập đến tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật là


nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất đến việc sử dụng dịch vụ y tế. Sự cần
thiết phải chăm sóc được phản ánh qua sự cảm nhận của cá nhân thể hiện qua các
triệu chứng hoặc những chẩn đoán của cơ sở y tế về mức độ nghiêm trọng của
bệnh.
Các yếu tố khả năng cho phép mô tả các phương tiện cá nhân sẵn có để sử

dụng dịch vụ y tế. Yếu tố khả năng tồn tại trước khi khởi phát bệnh và phản ánh
xu hướng người dân tìm kiếm dịch vụ y tế. Yếu tố khả năng của gia đình và cộng
đồng có thể tạo điều kiện hoặc hạn chế tiếp cận với sự chăm sóc y tế. Yếu tố khả
năng bao gồm thu nhập, bảo hiểm y tế, nguồn lực y tế, thời gian điều trị. Ví dụ nơi
cư trú, cho dù một người sống ở vùng nông thôn hay đô thị cho thấy sự gần gũi
về địa lý cũng như thái độ của địa phương về chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng là
yếu tố ảnh hưởng nền mô tả xu hướng của cá nhân sử dụng dịch vụ bao gồm đặc
điểm nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, quy mơ hộ gia đình v.v, tình trạng xã
hội: giáo dục, nghề nghiệp, niềm tin: thái độ về giá trị dịch vụ y tế và kiến thức
của bác sĩ v.v. Niềm tin không phản ánh nguyên nhân trực tiếp sử dụng dịch vụ y
tế mà nó ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm dịch vụ y tế. Yếu tố nền được tồn tại
trước khi khởi phát bệnh (Andersen & Newman, 2005).
Thứ ba hành vi sức khỏe bao gồm việc sử dụng dịch vụ y tế thực tế, hành vi
chăm sóc cá nhân hoặc sử dụng dịch vụ y tế. Các hình thức sử dụng được đề cập:
tự chăm sóc, sử dụng dịch vụ y tế cơng hoặc dịch vụ y tế tư nhân.
Thứ tư, kết quả bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng trước đó có 3 loại: nhận thức
tình trạng sức khỏe, đánh giá được tình trạng sức khỏe, hài lịng của người bệnh.
Nhận thức được tình trạng sức khỏe liên quan đến việc đánh giá tình trạng sức
khỏe của cá nhân, bao gồm các đánh giá chun mơn. Sự hài lịng của người bệnh
phản ánh mức độ thỏa mãn về dịch vụ y tế.
Các mơ hình Andersen phân tích có sự khác biệt trong việc sử dụng được giải
thích: việc phân phối dịch vụ được cho là công bằng bởi các biến nhu cầu và
tương quan nhân khẩu học (tuổi, giới tính). Một hệ thống thiếu công bằng được


cho là tồn tại với các yếu tố khác ví dụ như bảo hiểm, thu nhập là những yếu tố dự
báo quan trọng nhất của người được chăm sóc.
Kroeger (1983) đã phát triển một mơ hình khác với các biến giải thích cho
hành vi sử dụng dịch vụ y tế. Sự tồn tại hay hiện diện của các thầy lang, các tổ
chức y tế hiện đại hoặc các dịch vụ bán thuốc tư được đề cập như là biến phụ

thuộc, biến độc lập cá nhân lựa chọn việc chăm sóc hoặc chữa bệnh. Biến độc lập
được phân chia đặc điểm đối tượng (giới tính, tuổi, giáo dục v.v.), đặc điểm của
bệnh (mức độ nghiêm trọng, cấp tính hoặc mãn tính), đặc điểm các dịch vụ y tế
(khả năng tiếp cận, chi phí, chất lượng chăm sóc và thời gian chờ đợi).
2.5. Đặc tính hệ thống y tế
Tanahashi (1978) đã tìm ra các đặc tính của hệ thống y tế để có cái nhìn sâu
sắc vào các yếu tố vai trị trong q trình cung cấp dịch vụ. Ơng xác định 5 cấp độ
bao phủ của dịch vụ. Dịch vụ sẵn có: cơ sở y tế, thuốc men, nguồn lực y tế, dễ tiếp
cận: khoảng cách, chấp nhận được: giá dịch vụ và bệnh nhân thực sự đến khám tại
cơ sở y tế, có thể dịch vụ cho là có hiệu quả. Cấp độ cuối cùng có tỉ lệ thấp nhất là
hiệu quả. Dịch vụ được đánh giá là hiệu quả nếu nhu cầu của bệnh nhân được đáp
ứng và bệnh nhân hài lịng. Cơ sở y tế có hiệu quả cao khi bệnh nhân sẵn sàng đi
đoạn đường dài để tìm kiếm sự chăm sóc.

Hình 2.1: Biểu đồ q trình cung cấp dịch vụ (Tanahashi, 1978).
Nguồn: Stekelenburg et al (2005).


2.6. Mơ hình chi tiêu và sử dụng dịch vụ y tế:
Theo Biro (2009) và Mwabu (2007), cá nhân tối đa hữu dụng phụ thuộc vào
tiêu dùng C và y tế H. Vì sức khỏe tương lai và khả năng sống ảnh hưởng đến việc
sử dụng dịch vụ y tế, điều kiện hữu dụng chăm sóc y tế được viết như sau:
U = U (C, H)

(1)

Grossman (1972), sức khỏe phụ thuộc vào “đầu tư”.”Đầu tư “là một chức năng
của đặc điểm dịch vụ chăm sóc y tế và đặc điểm cá nhân khác mà nó có ảnh hưởng
đến sử dụng các dịch vụ y tế
H = f (H0, M)


(2)

H là mức độ sức khỏe sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế, H0 là tình trạng
sức khỏe ban đầu trước khi sử dụng dịch vụ y tế và M phương pháp sử dụng dịch
vụ chăm sóc y tế (số lần KCB). Chi tiêu dùng và chi phí dịch vụ y tế bị hạn chế bởi
thu nhập và của cải. Các chi phí dịch vụ y tế phụ thuộc nhiều yếu tố như loại và
chất lượng dịch vụ, cá nhân có bảo hiểm y tế.
Do đó giới hạn ngân sách như sau: PMM+PcC=Y

(3)

PM: Giá dịch vụ chăm sóc y tế, Pc giá hàng hóa phi y tế, khi thu nhập đủ cho chi
tiêu dùng và chăm sóc y tế cũng như yếu tố đầu vào cần để hồi phục sức khỏe, Y
thu nhập. Tối đa hữu dụng (1), hàm sản xuất sức khỏe (2), giới hạn ngân sách (3)
có thể được viết theo dạng hàm Larange như sau:
U (C, f (H 0 , M )) (Y PH H PC C) (4)

Điều đáng chú ý là việc giảm nhu cầu của hộ gia đình cho chăm sóc y tế (M) và
tiêu dùng phi y tế (C) là:
M = M (PM, PC, Y, H0)

(5)

C = C (PM, PC, Y, H0)

(6)

Theo Mwabu (2007), giải quyết phương trình (2), (5), (6) về chức năng nhu
cầu chăm sóc y tế được viết dưới dạng tổng quát như sau:



H = H (M, Y, PC, PM, Ho) phù hợp với lý thuyết giá cả y tế và tiêu dùng .
H: mức độ sức khỏe sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế.
M: phương pháp sử dụng dịch vụ y tế
Y: giới hạn của ngân sách, PM: Giá dịch vụ chăm sóc y tế, PC: giá hàng hóa phi
y tế, H0: tình trạng sức khỏe ban đầu.
Giá của dịch vụ y tế sẽ quyết định ở việc lựa chọn đầu vào: cơ sở y tế công
hoặc cơ sở y tế tư nhân.
2.7. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một cách để phân phối các rủi ro tài chính liên quan đến sự
biến động của chi phí chăm sóc sức khỏe cá nhân bằng cách tổng hợp chi phí theo
thời gian thơng qua thanh tốn trước (OECD, 2004).
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng
có trách nhiệm tham gia theo qui định của luật này (Luật BHYT, 2008).
BHYT tự nguyện là chương trình BHYT được thực hiện ở Việt Nam đến khi
luật BHYT có hiệu lực năm 2009, phi lợi nhuận với mức phí bảo hiểm đồng mức
cho từng nhóm đối tượng ở từng khu vực do BHXH Việt Nam thực hiện. Chương
trình bảo hiểm này được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện (Jahr, 2008).
BHYT chi trả hầu hết các chăm sóc ngoại trú, nội trú tại các cơ sở y tế nhà
nước, ngoại trừ những dịch vụ nằm trong diện hỗ trợ của các chương trình y tế
khác như HIV/AIDS, các loại thuốc men không nằm trong danh mục thuộc bảo
hiểm do Bộ Y tế qui định, các dịch vụ cao cấp như phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa
hoặc cai nghiện. Hiện tại, BHYT chi trả khoảng 80% tồn bộ các chi phí chăm sóc
y tế và người sử dụng trả 20% cịn lại. Trừ một số nhóm đối tượng được bảo hiểm
chi trả 100% như sĩ quan qn đội, người có cơng cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi và


95% cho người nghèo và người được hưởng trợ cấp hàng tháng (Luật BHYT,

2008).
Theo hướng dẫn chuyển tuyến bệnh nhân trong thông tư qui định của Bộ Y tế
năm 2009 các thành viên tham gia BHYT chỉ có thể sử dụng dịch vụ y tế của
TYTX hoặc bệnh viện nơi đăng ký và phải chuyển tuyến đến bệnh viện tuyến 2,
tuyến 3 (Thông tư 10/2009/TT-BYT, 2009). Bệnh nhân được bảo hiểm tự ý bỏ qua
các cơ sở giới thiệu chuyển tuyến lến cấp cơ sở tuyến cao hơn phải trả một tỉ lệ
cùng chi trả viện phí KCB cao hơn, tùy thuộc vào mức độ mà họ sử dụng dịch vụ y
tế: 30% bệnh viện huyện, 50% bệnh viện tỉnh, 70% bệnh viện trung ương và bệnh
viện đại học (Nghị định 62/2009/NĐ-CP, 2009).
Ở nước ta, quyền được CSSK của người dân đã được quy định trong Hiến
pháp 1992. Quan điểm về công bằng trong CSSK được thể hiện trong Nghị quyết
số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và
của toàn xã hội. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng
trong CSSK, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với
người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em; công bằng trong đãi ngộ đối
với cán bộ y tế”.
2.8. Các nghiên cứu liên quan:
Youxedan (2010) nghiên cứu “về quyết định chi phí chi trả y tế trực tiếp ở
Trung Quốc đã” sử dụng bộ dữ liệu khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe ở Trung Quốc.
Kết quả đã khẳng định mức độ bệnh và tình trạng bệnh là yếu tố quan trọng nhất
quyết định đến chi phí y tế của cá nhân, cá nhân có độ tuổi 65 trở lên sẽ chi tiêu cho
y tế nhiều hơn cá nhân trẻ tuổi, chương trình bảo hiểm có xu hướng gia tăng chi phí
y tế.
Yip and Berman (2001) nghiên cứu tác động của bảo hiểm và chi tiêu ở Ai cập,
kết quả chương trình đã gia tăng việc tiếp cận hệ thống y tế và làm giảm chi tiêu y
tế. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả tác động không đồng đều giữa các nhóm thu
nhập.


Woottipong Satayavongthip (2001) nghiên cứu “quyết định và bất công bằng

trong chi tiêu y tế của các hộ gia đình ở Thái Lan” kết quả chỉ ra rằng gia đình
tham gia bảo hiểm có chi tiêu y tế ít hơn gia đình khơng tham gia bảo hiểm, yếu tố
nhu cầu: tỉ lệ bệnh tật là yếu tố quyết định của sự chi tiêu y tế và mua dịch vụ y tế;
có sự bất cơng bằng trong mua dịch vụ y tế của các hộ gia đình ở Thái Lan.
Ardeshir Sepehri & cộng sự nghiên cứu BHYT ở Việt Nam có làm giảm gánh
nặng tài chính gia đình khơng? Sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
1993,1998, kết quả chi tiêu y tế có gia tăng với thu nhập, người giàu nhất chi tiêu
gấp 5,7 lần so với người nghèo nhất (1.299.000VNĐ so với 228.000VNĐ). Người
có BHYT có xu hướng chi tiêu ít hơn cá nhân khơng có bảo hiểm. Ngược lại cá
nhân ở phân vị khá có BHYT sẽ chi cho y tế nhiều hơn 237% cá nhân khơng có
BHYT ở nhóm phân vị nghèo nhất. Bệnh nhân có BHYT chi tiêu ít hơn 3% so với
bệnh nhân khơng có BHYT. Tình trạng hơn nhân, thu nhập, tuổi tác, bệnh tật, tỉ lệ
mắc bệnh, số ngày bệnh tật có ảnh hưởng đến chi phí y tế. BHYT làm giảm chi tiêu
tiền túi cho người có thu nhập thấp nhiều hơn người có thu nhập cao (Ardeshir
Sepehri & cộng sự, 2006).
Một nghiên cứu gần đây của Chaudhuri và cộng sự ở Việt Nam, sử dụng số
liệu của Điều tra mức sống dân cư 1992 - 1993, 1997 - 1998 và 2002 đã cho thấy
trong các năm 1992 - 1993 và 1997 - 1998 các số chi trả đã tăng lên khi khả năng
chi trả tăng lên, tuy nhiên hệ quả về gánh nặng tài chính (tỷ lệ chi trả) lại giảm so
với mức tăng của khả năng chi trả, chứng tỏ là hệ thống tài chính y tế trong các
năm này vẫn là kém tiến bộ. Vào năm 2002 thì hệ thống đã tiến bộ với lượng chi
trả tăng tỷ lệ thuận với khả năng chi trả. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng những
người có trình độ văn hóa cao hơn, hoặc sống ở thành thị, là nam giới thường ít cần
tới các dịch vụ chăm sóc y tế, có mức chi trả trực tiếp (OOP) ở mức thấp, trong khi
những người có gia đình và có con nhỏ dưới 5 tuổi thường sử dụng dịch vụ y tế
nhiều hơn, và cũng có mức chi trả trực tiếp cao hơn. Người dân tộc thiểu số cũng
có mức chi trả trực tiếp thấp (Chaudhuri và cộng sự, 2008).


Ở Việt Nam, Jowett, Deolalikar và Martinsson (2004) đã kiểm tra tác động của

bảo hiểm y tế tự nguyện vào sự lựa chọn của các nhà cung cấp và các loại hình
chăm sóc. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia bảo hiểm nghèo có xu hướng
sử dụng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân nội trú hơn so với các cá nhân khơng có bảo
hiểm nghèo, một sự khác biệt mà khơng được tìm thấy ở mức thu nhập cao hơn.
Kết quả nghiên cứu nhận thức của người dân vùng ĐBSCL về BHYT năm 2011
chỉ ra rằng “Người dân ở ĐBSCL không sẵn sàng tham gia và sử dụng BHYT trong
mọi trường hợp”. Có bốn lý do chính để tham gia BHYT, đó là: qua kinh nghiệm đã
sử dụng BHYT hoặc đã từng phải điều trị nội trú ở bệnh viện, bắt buộc phải tham
gia, an toàn về tài chính và như một hình thức làm từ thiện. Nghiên cứu cũng chỉ ra
bốn nguyên nhân không tham gia BHYT là: thiếu hiểu biết và thiếu thông tin, do
thủ tục phức tạp, quyền lợi hạn chế và mệnh giá thẻ BHYT chưa thực sự phù hợp
với khả năng tài chính của người dân. Việc sử dụng BHYT được giải thích là do
hiểu biết về bệnh tật, tin tưởng vào kết quả điều trị và trình độ của nhân viên y tế,
cơ sở điều trị. Người dân không sử dụng BHYT vì thời gian chờ đợi lâu, chi phí đi
lại để khám chữa bệnh bằng BHYT rất tốn kém, đôi khi cịn đắt hơn chi phí điều trị
(Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam, 2011).
ActionAid (2010) báo cáo nghiên cứu tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y
tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam ở
địa bàn 3 tỉnh Đắc Lắc, Hà Tĩnh và Lai Châu năm 2008 kết quả cho thấy rằng
những đối tượng có thu nhập thấp phần lớn lựa chọn cơ sở y tế cơng đối với các
loại bệnh nặng vì chi phí KCB thấp, độ tin cậy của các cơ sở y tế công cao hơn khi
chữa các loại bệnh nặng và cơ sở này chấp nhận BHYT. Chi phí KCB là rào cản
lớn cản trở việc lựa chọn dịch vụ từ cơ sở KCB ngồi cơng lập (ActionAid, 2010).
2.9. Khung phân tích của nghiên cứu.
Dựa theo các mơ hình lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu có liên quan, tác
giả dựa vào số liệu của bộ dữ liệu điều tra mức sống gia đình năm 2012 cho nghiên


cứu này để xây dựng khung phân tích “các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa
bệnh của cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong nghiên cứu này sẽ loại

trừ phân tích các yếu tố hành vi của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày như sử
dụng nguồn nước, phương tiện tiếp cận dịch vụ: tivi, máy vi tính, điện thoại cố định
hoặc di động.
Dựa theo mơ hình của Andersen đã phân tích ở trên và số liệu điều tra mức
sống hộ gia đình năm 2012, lựa chọn các biến cho khung phân tích. Chi phí KCB sẽ
chịu ảnh hưởng những đặc điểm: thứ nhất yếu tố nền bao gồm tuổi, giới tính, hơn
nhân, nghề nghiệp, dân tộc, gíao dục, quy mơ gia đình; thứ hai yếu tố khả năng bao
gồm thu nhập hộ, thu nhập cá nhân, khu vực, BHYT, hỗ trợ y tế; thứ ba yếu tố nhu
cầu bao gồm: hình thức điều trị bệnh: nội trú, ngoại trú; số lần khám chữa bệnh.
Thứ tư sử dụng dịch vụ y tế:
Cơ sở y tế công và cơ sở y tế tư nhân. Biến này cũng đại diện cho giá cả dịch vụ
y tế. Cơ sở y tế tư nhân bao gồm lang y, dịch vụ y tế cá thể, phòng khám y tế tư
nhân, phòng khám đa khoa khu vực, cơ sở y tế khác, bệnh viện khác, bệnh viện tư
nhân. Cơ sở y tế công: trạm y tế xã phường, y tế thôn bản, bệnh viện quận/huyện,
bệnh viện tỉnh thành phố, bệnh viện nhà nước khác, bệnh viện trung ương.
Các loại hình cơ sở y tế được phân theo cấp độ đại diện cho mức độ tiếp cận
dịch vụ y tế (khoảng cách gần đến xa) và chất lượng dịch vụ y tế (thấp đến cao).
Được chia làm 5 cấp:
Cấp 1: Lang y, dịch vụ y tế cá thể. Cấp 2: trạm y tế xã phường, y tế thơn bản,
phịng khám y tế tư nhân. Cấp 3: phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện
quận/huyện, cơ sở y tế khác. Cấp 4: bệnh viện tỉnh thành phố, bệnh viện tư nhân,
bệnh viện nhà nước khác, bệnh viện khác. Cấp 5: bệnh viện trung ương.


×