Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thực trạng trí sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM

THỰC TRẠNG TRÍ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG, 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM

THỰC TRẠNG TRÍ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn: TS. LÊ MỸ DUNG

NIÊN KHÓA 2013 - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và dưới sự hướng dẫn của
TS. Lê Mỹ Dung. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và
chưa từng cơng bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Bảo Trâm


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu:............................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................... 3
7.2. Phương pháp trắc nghiệm. ........................................................................ 3
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. ....................................................... 4
7.4. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 4
7.5. Phương pháp thống kê toán học. ............................................................... 4

8. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÍ SÁNG TẠO CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................ 5
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu về trí sáng tạo của học sinh. ................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trí sáng tạo ở nước ngoài ............................. 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trí sáng tạo ở Việt Nam ................................ 9
1.2. Các khái niệm cơng cụ.................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm trí sáng tạo .......................................................................... 12
1.2.2. Khái niệm học sinh trung học phổ thông. ............................................. 15
1.2.3. Khái niệm trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thông. ................... 15


1.3. Lý luận chung về trí sáng tạo .......................................................................... 15
1.3.1. Những cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo ............................................ 15
1.3.2. Bản chất của sáng tạo .......................................................................... 18
1.3.3. Cấu trúc tâm lý của sáng tạo ................................................................ 21
1.3.4. Các cấp độ của sáng tạo....................................................................... 26
1.4. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm trí sáng tạo của học sinh trường THPT ............ 28
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thơng. ............................. 28
1.4.2. Đặc điểm trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thông ..................... 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo của học sinh trường THPT ................. 32
1.5.1.Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 32
1.5.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................... 35
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 39
2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................... 39
2.1.1. Khái quát khách thể nghiên cứu ........................................................... 39
2.1.2. Các bước triển khai nghiên cứu............................................................ 39
2.1.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu ............................................................ 39
2.2. Các phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 40

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................... 40
2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm. ................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................... 46
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 47
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học ........................................................... 48
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 49
3.1. Mức độ trí sáng tạo của học sinh trường THPT Thanh Khê- TP. Đà Nẵng. .... 49
3.1.1. Kết quả chung về mức độ trí sáng tạo của học sinh THPT Thanh Khê –
Tp. Đà Nẵng. .................................................................................................. 49
3.1.2. Biểu hiện của trí sáng tạo của học sinh trường THPT Thanh Khê – TP.
Đà Nẵng. ........................................................................................................ 52


3.1.3. So sánh trí sáng tạo của học sinh qua học lực. ..................................... 54
3.1.4. So sánh trí sáng tạo của học sinh nam và học sinh nữ. ........................ 55
3.1.5. So sánh trí sáng tạo của học sinh theo khối lớp.................................... 55
3.2. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến trí sáng tạo ............ 60
3.2.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến trí sáng tạo. ................................ 60
3.2.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến trí sáng tạo. ............................. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

HS


Học sinh

GV

Giáo viên

THPT

Trung học phổ thơng

GTC

Giá trị chung

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lêch chuẩn

CQ

Chỉ số sáng tạo

TN

Trắc nghiệm


ST

Sáng tạo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ sáng tạo theo test TSD-Z ............................................................ 45
Bảng 2.2: Mức độ sáng tạo theo test TST-N ............................................................ 46
Bảng 3.1:Mức độ trí sáng tạo trung bình của trường THPT Thanh Khê theo test
TSD-Z ...................................................................................................................... 49
Bảng 3.2:Mức độ trí sáng tạo trung bình của trường THPT Thanh Khê theo test
TST-N ...................................................................................................................... 49
Bảng 3.3:Mức độ trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TSD-Z ............... 50
Bảng 3.4: Mức độ trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TST-N............... 51
Bảng 3.5:Biểu hiện của trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TSD-Z ..... 52
Bảng 3.6:Biểu hiện của trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TST-N ..... 53
Bảng 3.7:So sánh trí sáng tạo của học sinh qua học lực theo test TSD-Z và TST-N54
Bảng 3.8:So sánh trí sáng tạo của học sinh nam và nữ qua test TSD-Z và TST-N .. 55
Bảng 3.9:So sánh trí sáng tạo của học sinh khối lớp 10, 11 và 12 theo test TSD-Z 55
Bảng 3.10 :Điểm trung bình các biểu hiện của tính sáng tạo của hoc sinh theo khối
lớp qua test TSD-Z .................................................................................................. 56
Bảng 3.11:So sánh trung bình trí sáng tạo của học sinh khối lớp 10, 11 và 12 qua
test TST-N ............................................................................................................... 58
Bảng 3.12: So sánh mức độ trí sáng tạo của HS theo khối lớp qua test TST-N ...... 59
Bảng 3.13: Trung bình các yếu tố chủ quan ............................................................ 60
Bảng 3.14: Hứng thú học tập của học sinh ............................................................. 61
Bảng 3.15: So sánh hứng thú học tập của học sinh qua giới tính ............................ 63
Bảng 3.16: Tính tích cực học tập ảnh hưởng đến trí sáng tạo của học sinh. ........... 63
Bảng 3.17: Động cơ học tập ảnh hưởng đến trí sáng tạo của học sinh. .................. 65

Bảng 3.18: So sánh động cơ học tập của học sinh qua học lực ............................... 66
Bảng 3.19: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến trí sáng tạo. ............................. 67
Bảng 3.20: Mục tiêu và chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến trí sáng tạo của học
sinh. ......................................................................................................................... 68
Bảng 3.21: Hình thức và phương pháp giảng dạy ảnh hướng đến trí sáng tạo của
học sinh. .................................................................................................................. 69
Bảng 3.22: Nhân cách sáng tạo của giáo viên ảnh hưởng đến trí sáng tạo ............ 70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phần trăm trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TSDZ .............................................................................................................................. 50
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phần trăm trí sáng tạo của HS THPT Thanh Khê qua test TSTN .............................................................................................................................. 51
Biểu đồ 3.3: Mức độ hứng thú của học sinh ............................................................ 62
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của tính tích cực đến trí sáng tạo của học sinh................. 64
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phần trăm ảnh hưởng của mục tiêu và chương trình giảng dạy
đến trí sáng tạo của học sinh. .................................................................................. 69
Biểu đồ 3.6: Nhân cách sáng tạo của giáo viên ảnh hưởng đến trí sáng tạo........... 71


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, nhờ có lao động và ngơn ngữ mà lồi
người đã sáng tạo ra bản thân mình và sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần
phục vụ cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Trong q trình đó con người
đã có nhu cầu hiểu biết về hoạt động sáng tạo của bản thân. Từ đó đến nay, khoa
học về sự sáng tạo đã không ngừng phát triển đem lại nhiều thành tựu to lớn.
Hiện nay, thế giới đang trong q trình tồn cầu hóa, trước hết là tồn cầu hóa
về kinh tế. Q trình đó một mặt làm cho các quốc gia xích lại gần nhau, ảnh
hưởng, ràng buộc nhau ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn trên mọi phương diện của

đời sống xã hội; mặt khác, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nền
kinh tế, giữa các tổ chức và cá nhân. Muốn tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia, ngay
cả mỗi tổ chức, cá nhân đều phải không ngừng năng động sáng tạo, tạo ra những
sản phẩm mới ưu trội hơn, những giải pháp tối ưu và những quyết định mang tính
đột phá. Do đó, nâng cao năng lực sáng tạo là đòi hỏi cấp thiết đối với sự tồn tại,
phát triển của mỗi một quốc gia.
Trong xu thế chung của sự phát triển, rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đã và đang tăng cường đào tạo nguồn nhân lực giàu tính sáng tạo,
phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Năng lực sáng tạo là một trong những năng
lực chung của học sinh trung học phổ thông cần được phát triển trong quá trình giáo
dục ở nhà trường theo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng. Việc nâng cao
tính sáng tạo giúp các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức ở nhà trường, tích
cực trong việc tự học và năng động, tự tin trong giao tiếp xã hội.
Thực tế cho thấy, năng lực sáng tạo trong xã hội hiện nay là một năng lực
quan trọng và cần thiết nên những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về sáng tạo trong nhiều lĩnh vực trong đó có tâm lí học. Các đề tài luận văn cáo học,
một số khóa luận tốt nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu năng lực sáng tạo ở nhiều lứa
tuổi như học sinh tiểu học, sinh viên, người trưởng thành,…nhưng riêng đối với


2
nghiên cứu trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thông là một vấn đề chưa được
nghiên cứu sâu ở một cơng trình khoa học nào. Hơn nữa đa phần các khách thể
nghiên cứu trong các đề tài về trí sáng tạo hầu hết là sinh viên và học sinh tiểu học
mà chưa chú trọng đến học sinh trung học phổ thông là một trong những thành phần
quan trọng cho phát triển xã hội sau này. Việc nghiên cứu trí sáng tạo ở học sinh
THPT là một hướng đi mới và rất cần thiết góp phần làm tăng thêm sự phong phú
cho các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý, đồng thời tìm kiếm một hướng phát
triển mới cho học sinh THPT hiện nay.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng

trí sáng tạo của học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Khê, Thành phố Đà
Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng mức độ trí sáng tạo của học sinh trường THPT Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ trí sáng tạo của học sinh trường THPT Thanh Khê.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
121 học sinh ở 3 khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Thanh Khê.
4. Giả thuyết khoa học
Học sinh trường THPT Thanh Khê – TP. Đà Nẵng có trí sáng tạo ở mức trung
bình. Có sự khác biệt về trí sáng tạo của học sinh ở các khối lớp, ở học sinh nam và
học sinh nữ, ở học sinh có ba mẹ làm nghề nghiệp khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến tính sáng tạo của học sinh gồm yếu tố chủ quan (hứng thú học tập, tính
tích cực học tập, động cơ học tập…) và yếu tố khách quan (mục tiêu và chương


3
trình giảng dạy, hình thức và phương pháp giảng dạy, nhân cách sáng tạo của giáo
viên,…)
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trí sáng tạo của học sinh
- Nghiên cứu thực trạng trí sáng tạo của học sinh trường THPT Thanh Khê –
TP. Đà Nẵng.
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý – sư phạm nhằm nâng cao trí sáng tạo cho
học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: chỉ nghiên cứu mức độ trí sáng tạo gồm: tính linh hoạt, tính mềm
dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc – kế hoạch, tính nhạy cảm vấn đề và tính mở rộng

áp dụng.
Về khách thể và địa bàn: nghiên cứu trên 121 khách thể là học sinh lớp 10,
11,12 trường THPT Thanh Khê – TP. Đà Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa tài liệu bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngồi liên quan đến trí sáng tạo.
7.2. Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng trắc nghiệm ngôn ngữ TST-N của K.J.Schoppe (Đức) và trắc nghiệm
phi ngôn ngữ TSD-Z của Klaus K.Urban để đo mức độ trí sáng tạo của học sinh
gồm các nội dung sau: tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc – kế
hoạch, tính nhạy cảm vấn đề và tính mở rộng áp dụng.


4
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Sử dụng bảng hỏi để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo của học
sinh gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để đề xuất biện pháp tâm lý – sư
phạm nhằm nâng cao trí sáng tạo cho học sinh.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng biên bản phỏng vấn để tìm hiểu biểu hiện trí sáng tạo của học sinh
trên lớp, tìm hiểu phương pháp và hình thức giảng dạy của giáo viên trên lớp.
7.5. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích số liệu.
8. Cấu trúc đề tài
Bài nghiên cứu gồm ba phần chính:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trí sáng tạo của học sinh THPT.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và khuyến nghị


5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÍ SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu về trí sáng tạo của học sinh
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trí sáng tạo ở nước ngồi
Trên thế giới, sáng tạo khơng phải là vấn đề nghiên cứu độc tôn của tâm lý
học. Các học giả nghiên cứu sáng tạo dựa trên các tác phẩm văn học nghệ thuật, tự
thuật của các danh nhân, tiểu sử,… để đi tìm nguyên nhân, sự khác biệt nào dẫn đến
sáng tạo ở con người.
 Sự ra đời và đình trệ kéo dài 16 thế kỷ của khoa học sáng tạo
Vào thế kỷ thứ III sau công nguyên, nhà toán học Hy Lạp sống ở thành phố
Alexandria - người chính thức đặt nền móng khởi đầu cho khoa học sáng tạo, đã gọi
khoa học này là Heuristic. Sau đó, các nhà triết học, tốn học nổi tiếng đã cố gắng
thiết lập hệ thống Heuristic và gặp rất nhiều khó khăn. Người ta lại cố gắng giải
quyết vấn đề sáng tạo theo từng góc độ chun mơn riêng biệt mà ít để ý đến các
góc độ khác. Chẳng hạn các nhà tâm lý học sáng tạo quan tâm đến những thuộc tính
nhân cách đặc biệt liên quan đến năng lực sáng tạo của con người mà ít chú ý đến
những qui luật khách quan của kỹ thuật học. Thời bấy giờ, Heuristic cũng chưa đưa
ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá các mức độ của tính sáng tạo, của sản
phẩm sáng tạo, làm cho khoa học này khó được ứng dụng vào thực tiễn nghiên cứu,
sản xuất.
 Sự trở lại của các khoa học sáng tạo
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, tâm lý học sáng tạo đã có sự phát triển
vượt bậc, đặc biệt ở những nước tiên phong về khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội. Sự kiện Liên Xô phóng thành cơng con tàu vũ trụ đầu tiên của lồi người có
mang theo nhà du hành vũ trụ Nga Gagarin lên khơng gian và trở về an tồn vào

năm 1961 đã biến thập kỷ 60 và thập kỷ 70 thế kỷ XX thành những thập kỷ sôi


6
động của tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học Mỹ nghiên cứu và phát triển tài năng
sáng tạo của con người dưới khẩu hiệu: “Muốn sống sót phải tư duy sáng tạo”. [13]
Vào đầu những năm 1920, Lewis Terman tiến hành một số cơng trình nghiên
cứu về sáng tạo trên những học sinh có chỉ số IQ từ 140 trở lên. Cơng trình này đã
được đánh giá rất cao, sau đó ơng cịn nghiên cứu nhiều cơng trình khác cũng về
lĩnh vực sáng tạo và đã rút ra nhiều điều về các vấn đề chung của sáng tạo như:
nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo…
Năm 1938, cuốn sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo được xuất bản, đó là cuốn
sách của tác giả A.Osborn. Ơng là một nhà kinh doanh nhưng lại hết sức quan tâm
đến lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là tư duy sáng tạo.
Năm 1944, William Gardon - nhà nghiên cứu sáng tạo người Mỹ - đã đưa ra
luận điểm chung về việc kích thích tư duy sáng tạo. Từ năm 1953 - 1959, ông đề
xuất phương pháp sáng tạo với cái tên Xinetic (tiếng Hy Lạp nghĩa là kết hợp các
yếu tố khác chủng loại). Các nhóm Xinetic là các nhóm bao gồm những người
thuộc những ngành nghề khác nhau, gặp nhau với mục đích giải quyết những vấn đề
sáng tạo bằng con đường luyện trí tưởng tượng và kết hợp với những yếu tố khơng
thể dung hịa. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về sáng tạo bắt đầu vào năm
1950 do nhà tâm lý học Mỹ J.P.Guilford đề cập. Năm 1959, J.P.Guilford – Giáo sư
trường Đại học Tổng hợp ở miền nam California – là nhà Tâm lý học có cơng đầu
tiên trong việc khẳng định sự tồn tại của trí sáng tạo. Ơng đưa ra mơ hình trí tuệ
gồm 120 thành tố, trong đó có 61 thành tố thông minh và 59 thành tố sáng tạo.
Đồng thời ông khuyến khích các nhà Tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề này,
theo hướng tìm cách trả lời những câu hỏi: Có thể nhận biết khả năng sáng tạo của
con người khơng? Nếu có thì bằng con đường nào? Có thể phát triển được tiềm
năng sáng tạo của con người khơng? [Dẫn theo 4]
Từ đây, trí sáng tạo đã được các nhà Tâm lý học Mỹ thừa nhận là có vai trị

hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người. Và từ lúc đó ở Mỹ xuất
hiện rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo, chỉ tính riêng trong lĩnh vực tâm lý


7
– giáo dục đã có tới 14 nhóm nghiên cứu như: J. Holland, May, Mackinnon,
F.Barron, F.P.Torrance… Nội dung của các cơng trình nghiên cứu đề cập đến
những vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như: những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt
động sáng tạo, bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo, thuộc tính của nhân cách
sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo.
Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 trở đi, không chỉ ở Mỹ mà ở cả
Liên Xô (cũ). Các nghiên cứu của các nhà Tâm lý học ở Liên xô về vấn đề sáng tạo
chủ yếu dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các nghiên cứu này tương đối có hệ thống, tồn diện và sâu sắc về tính sáng tạo của
con người.
Nhà Tâm lý học A.N.Luk có cơng trình “Tâm lý học sáng tạo” nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung của hoạt động sáng tạo. Puskin nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn của tư duy sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo và vô
thức.
B.M.Kedrop, M.G.Iarosepxki nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của hoạt
động tư duy khoa học, những đặc điểm chung và đặc thù của hoạt động phát minh
của các nhà khoa học.
Các nhà tâm lý học L.X.Vugotxki và X.L.Rubinstein nhấn mạnh ảnh hưởng
qua lại giữa tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, đánh giá sự có mặt tất
yếu của tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tư duy. [Dẫn theo 8]
P.A.Rudich – giáo sư, tiến sỹ Tâm lý học người Nga – nghiên cứu các đặc
điểm cơ bản của quá trình tưởng tượng sáng tạo, đưa ra quan niệm rằng không phải
bất kỳ loại tưởng tượng nào cũng có thể tham gia vào q trình sáng tạo được mà
chỉ có những loại tưởng tượng sáng tạo với những nét tiêu biểu như sau:
- Nền tảng kiến thức chung lớn, kinh nghiệm thực tiễn nhiều.



8
- Nảy sinh ý niệm dưới hình thức khái quát chung nhất mang tính chất nguyên
tắc; thử giải quyết nhiệm vụ trong thực nghiệm cụ thể hoặc trong thử nghiệm có
tính chất cấu trúc.
- Biến ý niệm chung ban đầu thành giải pháp cụ thể.
- Thể hiện lý thuyết trong các thí nghiệm, chứng minh lý thuyết đó, thể hiện ý
niệm sáng chế thành sản phẩm cụ thể. [Dẫn theo 7]
Bên cạnh các nhà Tâm lý học Mỹ và Liên Xô, các nhà Tâm lý học BaLan,
Đức, Tiệp Khắc, Bulgari cũng rất quan tâm nghiên cứu vấn đề sáng tạo cả về lý
luận lẫn thực nghiệm. [Dẫn theo 8]
Năm 1984, nhà Tâm lý học người Đức Erika Landau trong cuốn sách của
mình đã khẳng định: “Trí sáng tạo là một thuộc tính bổ sung, mở rộng trí thơng
minh. Trí sáng tạo được hình thành dựa trên trí thơng minh, nó mở rộng và nâng cao
trí thơng minh bằng cách tìm ra mối quan hệ mới giữa những thông tin đã biết”.
M.A.K.Naudov – viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Bungary – đã có cơng trình
nghiên cứu về bản chất sáng tạo của văn học
Năm 1994, trắc nghiệm sáng tạo TSD - Z của tác giả người Đức Klaus K.
Urban ra đời. Đây là dạng trắc nghiệm phi ngôn ngữ (vẽ tranh) được thiết kế cho cả
trẻ em và người lớn, thời gian là 15 phút, đưa ra một trang giấy test có 6 hoạ tiết
trong đó 5 hoạ tiết nằm trong khung hình chữ nhật, một hoạ tiết nằm ngồi khung
này, các nghiệm thể được yêu cầu phải hoàn thiện bức tranh dựa trên các hoạ tiết đã
cho theo ý của riêng mình. Các bức tranh sau đó được chấm điểm theo 14 tiêu chí,
phản ánh cấu trúc sáng tạo mà trắc nghiệm muốn đo lường theo mơ hình lý thuyết
sáng tạo của Klaus K. Urban. [25]
Tóm lại: Có thể thấy rằng nghiên cứu về sáng tạo là một lĩnh vực được các
nhà tâm lý học rất quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần đây, các lĩnh vực
nghiên cứu về sáng tạo ngày càng phong phú và phát triển, có thể tựu trung thành
một số hướng nghiên cứu sau:



9
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ q trình sáng tạo, bao gồm các bước đi
đến những ý tưởng sáng tạo mới.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ nhân cách, làm cơ sở định hướng và phát
triển những nhân cách sáng tạo.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ văn hóa: nghiên cứu những yếu tố văn hóa
tác động đến tính sáng tạo của con người.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ sinh lý thần kinh: nhằm lý giải sáng tạo
dưới góc độ sinh học.
- Nghiên cứu sáng tạo dưới góc độ phân tích sản phẩm hoạt động, làm cơ sở
để đánh giá mức độ sáng tạo của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Mỗi nhà khoa học nghiên cứu về sáng tạo đều có cách nhìn và cách hiểu riêng
của họ, có người nghiên cứu về quy luật, có người nghiên cứu về bản chất,… Tuy
nhiên hầu như mọi nghiên cứu đều hướng đến mục đích phát triển trí sáng tạo của
con người một cách tồn diện nhất.
Ngày nay, những hiểu biết về trí sáng tạo đã được phản ánh vào chương trình,
nội dung và phương pháp giáo dục và giảng dạy ở trong nhà trường của nhiều nước.
Sự phát triển tối đa trí sáng tạo của thế hệ trẻ đang trở thành mục đích quan trọng
của giáo dục ở nhiều nước.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trí sáng tạo ở Việt Nam
Có thể nói rằng ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thì sáng tạo được
nghiên cứu nhiều nhất dưới góc nhìn của khoa học kĩ thuật. Lẽ đương nhiên, đây
cũng là những thành tựu rất dễ nhận thấy có tính chất sáng tạo của con người. Dưới
góc nhìn này, những nghiên cứu về sáng tạo thường tập trung về yếu tố kĩ thuật (kĩ
năng) để tạo ra những sản phẩm mới. Các nghiên cứu về lĩnh vực này từ những năm
1980 trở đi có thể đề cập đến TS. Phan Dũng và nhiều tác giả khác như Minh Triết,
Minh Trí…Tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM có hẳn trung tâm
nghiên cứu về khoa học sáng tạo cũng như đào tạo – huấn luyện về khoa học này



10
cho những ai quan tâm – nghiên cứu. Tuy nhiên, cách nhìn nhận của khoa học sáng
tạo ở đây là cách tiếp cận dưới góc nhìn hoạt động tư duy sáng tạo đơn thuần mà ở
đó những yếu tố tâm lý của cá nhân không được quan tâm một cách thích đáng.
Cũng có thể đề cập đến hội thi về khoa học sáng tạo tại Việt Nam như Hội thi
sáng chế kĩ thuật VIFOTEK do Bộ Khoa học – Công nghệ tổ chức, các hội thi phát
minh – sáng chế cũng đã bước đầu quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo cũng như đặt ra
những cơ sở nghiên cứu về cơ chế tâm lí của những cá nhân sáng tạo.
Bàn về nghiên cứu sâu về tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam, thì có thể thấy rằng
đây là một lĩnh vực cịn khá mới mẻ. Có thể nhắc đến một số nhà nghiên cứu như
tác giả Nguyễn Đức Uy, tác giả Lê Đức Phúc, tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, tác
giả Nguyễn Huy Tú,… đã viết các tài liệu chuyên khảo về vấn đề này. Hướng
nghiên cứu chủ yếu của các tác giả trên vẫn tập trung về quá trình sáng tạo, sản
phẩm sáng tạo, nhân cách sáng tạo, ứng dụng sáng tạo trong giáo dục.
Một số tác giả trong đó có tác giả Nguyễn Huy Tú cũng đã nghiên cứu sâu về
việc ứng dụng các bài trắc nghiệm đánh giá về khả năng sáng tạo, chỉ số sáng tạo,
trí tuệ sáng tạo ở Việt Nam. Các bộ trắc nghiệm này được nghiên cứu chuyên sâu
theo từng độ tuổi có nguồn gốc từ Đức được Việt hóa cho phù hợp với Việt Nam
nhằm đảm bảo tính tương thích. [25]
Lê Nam Hải với đề tài: “Nghiên cứu sáng tạo dưới quan điểm về nhân cách”,
2011 đã nghiên cứu sáng tạo của con người dưới góc độ nhân cách, coi sáng tạo là
một thuộc tính nhân cách của con người. Nhân cách sáng tạo được nhìn nhận thơng
qua hoạt động của cá nhân khi thực hiện những nhiệm vụ, những công việc nhằm
đạt được mục đích đề ra. [5]
Có nhiều đề tài nghiên cứu về trí sáng tạo trong những năm gần đây và nghiên
cứu trên đối tượng học sinh.
Lê Thị Bằng với đề tài: “Thực trạng trí sáng tạo của sinh viên khi tuyển chọn
vào trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp” (2007) đã sử dụng test sáng tạo vẽ hình



11
của Klaus K. Urban, viết tắt TSD-Z để đánh giá thực trạng trí sáng tạo qua đường
nét vẽ của sinh viên. [2]
Nguyễn Thị Liên với đề tài: “ Nghiên cứu trí sáng tạo trong hoạt động học tập
của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục- tiểu học”, đã xây dựng khái niệm trí sáng
tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học và các
tiêu chí đánh giá trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành
giáo dục tiểu học thơng qua 5 mặt biểu hiện: (i) Tính mới mẻ; (ii) Tính độc đáo; (iii)
Tính thành thục; (iiii) Tính mềm dẻo; (iiiii) Tính hiệu quả của hoạt động học tập. Đã
chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ trí sáng tạo chung và trí sáng tạo trong hoạt
động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học. Chỉ ra các yếu tố chủ
quan và khách quan tác động đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên
sư phạm ngành giáo dục tiểu học. Yếu tố tác động nhiều nhất về phía khách quan là
phương pháp giảng dạy của người giảng viên trong mơi trường giáo dục nhà trường;
về phía chủ quan là do động cơ học tập, tính tích cực học tập của sinh viên. [14]
Võ Thị Hương với đề tài luận văn Thạc sĩ: “Trí sáng tạo của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh” đã đánh giá chung về trí sáng tạo của sinh viên
ĐHSP Kỹ thuật Vinh theo test TSD-Z của K.Urban, đánh giá qua các thông số,
đánh giá qua bảng hỏi và qua giải bài tập đo nghiệm và tác giả đã chân dung sáng
tạo của một số sinh viên là đại diện. [11]
Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Phạm Hà Thu: “Tính sáng tạo của giáo viên
mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ” đã chỉ ra thực trạng về tính sáng
tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ hiện nay và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, nhằm
đưa ra một số khuyến nghị góp phần cải thiện và phát triển tính sáng tạo của giáo
viên trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. [Dẫn theo 24]



12
1.2. Các khái niệm cơng cụ
1.2.1. Khái niệm trí sáng tạo
Khái niệm sáng tạo hồn tồn khơng phải là mới, nguồn gốc của từ này được
bắt nguồn từ chữ ‘Create’ trong tiếng Latinh.
Sáng tạo, hoạt động sáng tạo là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với đời
sống con người, nó vừa là nhu cầu vừa tạo ra những giá trị thoả mãn nhu cầu con
người, đời sống tâm lí con người.
X L. Rubinxtêin cho rằng “Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra những
chất liệu mới và những chất liệu này có thể là giá trị vật chất hoặc là giá trị tinh thần
và mang ý nghĩa xã hội”. [Dẫn theo 21]
Theo từ điển Triết học, “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được sáng định
bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng
tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”. [Dẫn theo 21]
Quan niệm của S.Freud - cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một
quan niệm cần lưu tâm. Theo ơng thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình,
là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với khái niệm này, Sigmund Freud
cũng nhìn sáng tạo dưới góc nhìn của vô thức con người trong trạng thái thăng hoa.
[Dẫn theo 3]
Ngồi ra, sáng tạo cịn được một số tác giả quan niệm khác nhau như:
P.Tonance (Mĩ) cho rằng "Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết nghiên
cứu chúng và tìm ra kết quả". Đây là quan niệm khá "rộng" về sáng tạo vì mọi quá
trình giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo. [Dẫn theo
13]
J.P.Guilford (Mĩ) đã không đưa ra một định nghĩa thuần về sáng tạo mà theo
ơng thì tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những phương pháp logic trong
tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của việc giải



13
quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Quan niệm này của ơng đã xem sáng tạo như là
một thuộc tính, là một phẩm chất của tư duy nên gọi là tư duy sáng tạo. Đặc trưng
của tư duy sáng tạo theo ơng là sự tìm kiếm những phương pháp logic, những
phương pháp mới, những phương pháp khác nhau của việc giải quyết vấn đề. [32]
Ở đây có thể đề cập thêm khái niệm sáng tạo theo quan niệm của nhà Tâm lí
học Mĩ Willson: "Sáng tạo là q trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần
thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập
hợp của hai ba yếu tố được nêu ra". [Dẫn theo 21]
Theo L.X Vưgốtxki thì khái niệm sáng tạo được hiểu là "hoạt động tạo ra cái
mới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa hiện thực cụ thể hay có ý nghĩa về
mặt tư duy - tình cảm”. [Dẫn theo 29]
J.H.Lavsa (Tiệp Khắc cũ) cho rằng sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những
phương tiện mới, cách giải quyết mới.
L.Durich cho rằng sáng tạo với chức năng trội là tạo ra, làm xuất hiện cái
mới.[Dẫn theo 21]
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả quan niệm khác nhau với khái niệm
sáng tạo. Điển hình như nhóm tác giả Trần Hiệp - Đỗ Long trong quyển "Sổ tay
Tâm lí học" có viết: "Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất
và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ tri
thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu
sắc”.
Xem xét khái niệm sáng tạo dưới góc nhìn diễn trình sáng tạo, tác giả Nguyễn
Đức Uy cho rằng “sáng tạo đó là sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm
liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân - một đằng là những tư liệu
biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy - đằng khác”. [31]
Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước
hồn cảnh có vấn đề. Q trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà



14
nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra
được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó, người
sáng tạo gạt bỏ những cái cũ và tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp
cho vấn đề đặt ra. [29]
Lý thuyết hoạt động theo quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, sáng tạo
chính là hoạt động của con người. Đó là loại hoạt động đặc thù theo các qui luật
khách quan, là “hành động” luôn thể hiện một quá trình liên tục, độc đáo, vừa mang
bản chất cá nhân, vừa mang bản chất lịch sử. Sáng tạo không phải là một hoạt động
“rập khn” có sẵn hay lặp lại một cách máy móc. Mà đó là việc tạo ra những sản
phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người và xã hội. Quá trình sáng tạo là quá
trình diễn ra từ ý nghĩ (ý tưởng) cho đến lúc tạo ra kết quả sáng tạo (sản phẩm). Đó
là sự chuẩn bị, suy nghĩ, nảy sinh ý tưởng mới, là sự huy động cao độ tồn bộ sức
mạnh trí tuệ của chủ thể sáng tạo. Hoạt động sáng tạo là hoạt động bậc cao của con
người, đòi hỏi chủ thể sáng tạo phải có những nỗ lực của tồn bộ năng lực tổng hợp
[1]
Như vậy, mỗi quan niệm khác nhau có thể hướng đến một khái niệm sáng tạo
khác nhau. Tuy nhiên, không thể không ghi nhận điểm chung mà gần như tất cả các
khái niệm đều đồng tình là sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới.
Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng: “Trí sáng tạo là năng lực sử
dụng kiến thức vào hoạt động giải quyết vấn đề tạo ra sản phẩm mới để đạt mục
đích của hoạt động”.
Cách hiểu này được xây dựng dựa trên nguyên tắc hoạt động, coi trí sáng tạo
như là một năng lực tạo ra các sản phẩm tinh thần là những hình ảnh, biểu tượng,
khái niệm và là một dạng hoạt động lao động (hoạt động lao động bằng trí tuệ).
Điều này phù hợp với quan điểm tâm lý học hoạt động về sự hình thành phát triển
của các hiện tượng tâm lý người.


15

1.2.2. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Theo Điều lệ trường Trung học phổ thông, trung học phổ thông gồm lớp 10,
11,12. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được
học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy
định thì tuổi lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp
học trước. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước
tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Học sinh trong độ tuổi THPT ở nước
ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở
trường THPT tại nơi cư trú và THPT ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng
tiếp nhận. [34]
Tóm lại, học sinh trung học phổ thơng là những học sinh có độ tuổi từ 15 đến
18 tuổi, theo học từ lớp 10 đến lớp 12 trừ những trường hợp đặc biệt.
1.2.3. Khái niệm trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thơng
Theo chúng tơi, “Trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thông là sự tư duy
độc lập trong hoạt động học tập, sự tìm tịi khám phá, phối hợp, biến đổi tìm ra
những điều chưa biết dựa trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kiến thức sẵn
có của mình trong q trình học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời
sống”. [29]
Trí sáng tạo của học sinh trung học phổ thơng được biểu hiện ở: tính linh hoạt,
tính mềm dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc – kê hoạch, tính nhạy cảm vấn đề và tính
mở rộng áp dụng trong hoạt động học tập. [21]
1.3. Lý luận chung về trí sáng tạo
1.3.1. Những cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo
Tiếp cận nghiên cứu về sáng tạo như thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích của
người nghiên cứu giáo dục, ứng dụng. Đối với nhà quản lý công nghiệp, nhà lịch sử
mỹ thuật và các nhà khoa học tương tự thì tính sáng tạo thể hiện trong sản phẩm
sáng tạo. Đối với nhà trị liệu tâm lý và nhiều nhà nghệ thuật thì sự sáng tạo được


16

xét như một q trình, cịn đối với nhà giáo dục, nhà tâm lý học thì quan tâm nghiên
cứu nhân cách sáng tạo.
- Tiếp cận trí sáng tạo dưới góc độ nhân cách
Guilford là người đầu tiên nói về các đặc điểm nhân cách sáng tạo và biểu
diễn nó thành mơ hình. Ơng cho rằng, nhân cách sáng tạo phải có một tổ hợp các
đặc điểm và năng lực sau: tính lưu lốt (Fluency), tính mềm dẻo (Flexibility), tính
chi tiết (élabortion), tính độc đáo (originality), tính nhạy cảm vấn đề (sesivilivity) và
sự định nghĩa lại (redefinition). Những nghiên cứu ở Viện nhân cách của Đại học
tổng hợp California đã đưa ra những kết luận sau đây:
1. Người sáng tạo trội hơn về tính phức hợp trong tư duy;
2. Người sáng tạo tinh tế hơn và phức hợp hơn trong tâm vận động;
3. Người sáng tạo có tính độc lập hơn trong đánh giá;
4. Người sáng tạo có tự ý thức cao hơn, tự tin cao hơn;
5. Người sáng tạo luôn chống lại sự áp đặt và sự hạn chế.
Từ góc độ nhân cách, năm 1988 Pippig - Nhà tâm lý học Đức định nghĩa: “Trí
sáng tạo là thuộc tính đặc biệt của nhân cách, thể hiện khi con người đứng trước
hồn cảnh có vấn đề; thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lý mà
nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình bằng tư duy độc lập tạo ra được
ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân, xã hội gần hay cả lồi người. ở
đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống và đưa ra giải pháp mới,
độc đáo và thích hợp đối với vấn đề đặt ra’.
- Tiếp cận trí sáng tạo dưới góc độ quá trình
Arnold (1964) và Guilford (1967) coi sự sáng tạo như là quá trình giải quyết
vấn đề, vì mỗi tình huống giải quyết vấn đề địi hỏi cá nhân tư duy sáng tạo. Đứng
trước một vấn đề, con người huy động vốn kinh nghiệm của mình kết hợp chúng


×