Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu sản xuất cây giống hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorium) từ cây nuôi cấy mô ở giai đoạn vườn ươm tại huyện kon plông, tỉnh kom tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.76 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ĐẶNG THỊ TƯỜNG VI

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÂY GIỐNG HÀ THỦ Ô ĐỎ
(POLYGONUM MULTIFLORUM) TỪ CÂY NUÔI CẤY MÔ Ở GIAI ĐOẠN
VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KOM TUM

Ngành: Công nghệ Sinh học

Người hướng dẫn: TS. Võ Châu Tuấn

Đà Nẵng, tháng 5 - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tác giả

Đặng Thị Tường Vi


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Khoa Sinh – Môi
trường, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, tôi đã học hỏi được rất nhiều
kiến thức lý thuyết cũng như thực hành thí nghiệm về ni cấy mơ tế bào thực vật.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Châu Tuấn, người thầy đã tận


tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc tại Công ty TNHH
Nông nghiệp và Dược liệu Đức Long – nơi tôi thực hiện đề tài và các nhóm nghiên
cứu đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, động viên tơi trong suốt q trình làm khóa
luận.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
ln động viên và khích lệ tơi để tơi đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Thị Tường Vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................
MỤC LỤC ..............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................1
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................................3
1.1. Giới thiệu về nhân giống in vitro ở thực vật.............................................................3
1.1.1. Vai trò của nhân giống in vitro ở thực vật .............................................................3

1.1.2. Các giai đoạn nhân giống in vitro ở thực vật ........................................................3
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân giống in vitro cây dược liệu ....................................4
1.2. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con sau in
vitro ngoài vườn ươm..........................................................................................................7
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ.......................................................................7
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng .....................................................................7
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng .................................................................8
1.3. Giới thiệu về cây hà thủ ô đỏ ......................................................................................9
1.3.1. Phân loại.....................................................................................................................9
1.3.2. Nguồn gốc, phân bố ..................................................................................................9
1.3.3. Đặc điểm thực vật học........................................................................................... 10
1.1.4. Thành phần hóa học trong cây hà thủ ơ đỏ......................................................... 10
1.3.5. Giá trị dược liệu của cây hà thủ ô đỏ................................................................... 11
1.3.6. Một số nghiên cứu về cây hà thủ ô đỏ ................................................................ 11


1.4. Giới thiệu về điều kiện khí hậu, đất đai tại Măng Đen, Kon Plông, tỉnh Kom
Tum .................................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 14
2.3.1. Phương pháp tạo rễ in vitro cây hà thủ ô đỏ in vitro ......................................... 14
2.3.2. Phương pháp ươm trồng cây hà thủ ơ đỏ in vitro ngồi vườn ươm ................ 15
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 16
CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 17
KẾT QUÁ VÀ BIỆN LUẬN .......................................................................................... 17
3.1. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của cây hà thủ ô đỏ .......................... 17
3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của hà thủ ô đỏ 19
3.3. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ ......... 21

3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự sinh tưởng của cây............................................. 23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 26
1. Kết luận ......................................................................................................................... 26
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 27
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 30


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2,4-D

: Diclorophenoxyacetic acid

AC

: Active carbon (than hoạt tính)

BA

: 6-benzyl adenine

cs

: Cộng sự

IBA

: Indole 3-butyric acid

KC


: Knudson C (1965)

KIN

: Kinetin

ĐHST

: Điều hòa sinh trưởng

MS

: Murashige và Skoog (1962)

NAA

: α-naphthalen acetic acid

ĐC

: Đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng hình
3.1

thành rễ in vitro của cây hà thủ ô đỏ được nuôi cấy trên

17

môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 mg/L NAA
Ảnh hưởng của loại giá thể ươm trồng đến khả năng sống
3.2

sót và sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ in vitro sau 30 ngày

19

trồng ngoài vườn ươm.
3.3

3.4

Ảnh hưởng của dinh dưỡng N:P:K (1:1:1) đến khả năng
sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ
Ảnh hưởng của độ che ánh sáng đến khả năng sinh trưởng
của cây hà thủ ô đỏ

21

24



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
3.1

3.2

3.3

3.4

Tên hình
Cây hà thủ ơ đỏ in vitro 20 ngày tuổi ni cấy trên mơi
trường có 0,5 mg/L NAA
Cây hà thủ ô đỏ in vitro trồng trên 3 loại giá thể khác nhau
sau 45 ngày trồng trong vườn ươm
Cây hà thủ ô đỏ in vitro được khảo sát trên 3 nồng độ phân
N:P:K (1:1:1) sau 1 tháng trong vườn ươm
Sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ được trồng dưới điều kiện
chiếu sáng tự nhiên

Trang
18

20

23

25



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây hà thủ ô đỏ là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các
nước thuộc Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở nước ta, cây hà thủ ô
mọc hoang dại ở các miền núi từ Nghệ An trở ra có nhiều ở Sơn La, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang và Tây Nguyên [3]. Bộ phận được dùng chủ yếu của cây hà thủ ô là
củ, củ hà thủ ô đỏ là vị thuốc được dùng trong y học chữa các chứng bệnh thiếu
máu, liên quan đến rối loạn thần kinh và đường tiêu hóa, ngồi ra cịn trị mẩn ngứa,
sốt rét, sử dụng thuốc sắc hà thủ ô đỏ giúp gân cốt khỏe mạnh, làm đen râu tóc,
sống lâu [3]. Theo hai nhà nghiên cứu người Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923, hà
thủ ơ đỏ có các chất sau: emodin, physcion, rhein, lecithin, catechin, các hợp chất
hữu cơ, tinh bột, các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin, anthraquinon,
tanin,...[3]. Các hợp chất này là những thành phần được dùng để làm thuốc chữa
bệnh cho con người.
Hiện nay, do nạn phá rừng và khai thác quá mức nên cây hà thủ ô đỏ trong tự
nhiên giảm đi đáng kể và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên loài cây này đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Phần II Thực vật, 2007), nghị định 32/2006/NĐ-CP. Vì
vậy, cây giống hà thủ ơ đỏ đã được con người trồng bằng cách giâm cành hoặc
bằng hạt để cung cấp nguồn dược liệu cho việc chữa bệnh, sản xuất thuốc uống hay
các thực phẩm chức năng nhưng phương pháp này đem lại hiệu quả chưa cao. Việc
nghiên cứu tìm ra các điều kiện thích hợp trong ươm trồng và sản xuất cây giống hà
thủ ô đỏ từ nguồn mẫu nuôi cấy in vitro để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con
người về nguồn dược liệu ở nước ta là việc làm rất thực tiễn và cấp thiết.
Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sản xuất cây giống hà thủ ô đỏ (Polygonum Multiflorium) từ cây
nuôi cấy mô ở giai đoạn vườn ươm tại huyện Kon Plông, tỉnh Kom Tum”.


2. Mục tiêu đề tài
Xác định được các điều kiện ươm trồng phù hợp để sản xuất cây giống hà
thủ ô đỏ từ cây nuôi cấy mô tại huyện Kon Plông, tỉnh Kom Tum.


2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về các điều kiện ươm trồng thích hợp để sản
xuất cây giống hà thủ ô đỏ từ nguồn mẫu nuôi cấy in vitro tại huyện Kon Plông, tỉnh
Kom Tum.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để sản xuất nhanh cây giống hà thủ ô đỏ từ
nguồn mẫu nuôi cấy in vitro. Đồng thời cho cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt khi
đưa vào sản xuất thực tiễn và góp phần phát triển nguồn cây giống để phục vụ sản
xuất nguyên liệu dược liệu trên quy mô lớn ở nước ta.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về nhân giống in vitro ở thực vật
1.1.1. Vai trò của nhân giống in vitro ở thực vật
Nhân giống in vitro ở thực vật có ý nghĩa và vai trị to lớn đối với việc
nghiên cứu lý luận sinh học cơ bản, đồng thời góp phần trực tiếp cho thực tiễn sản
xuất và đời sống.
Nuôi cấy mô đã mở ra khả năng to lớn về việc tìm hiểu sâu sắc bản chất của

sự sống, thực tế đã cho phép nuôi cấy các mô phân sinh, mơ sẹo của cây có thể kích
thích tái sinh thành cây hồn chỉnh. Từ đó, phương pháp nhân giống nuôi cấy mô
được sử dụng để bảo quản và nhân nhanh các giống cây quý, có giá trị kinh tế cao.
Nhân giống in vitro ở thực vật giúp sản xuất số lượng lớn các cây giống cần thiết
phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người cũng như trong nông nghiệp, y học.
Việc nhân giống in vitro ở thực vật đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành nơng
nghiệp của thế giới, một hướng đi hồn tồn mới mẻ và hiện đại.

1.1.2. Các giai đoạn nhân giống in vitro ở thực vật
Cho tới nay việc sử dụng phương pháp nhân giống in vitro đã được áp dụng
cho nhiều loại cây trồng (trên 400 loài). Theo Murashige của trường Ðại học
California đã chia quy trình nhân giống in vitro làm ba giai đoạn và một giai đoạn
tiếp sau in vitro:
1. Tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu in vitro
Giai đoạn này là bước thuần hố vật liệu ni cấy. Các mẫu đã được khử trùng
và được nuôi cấy trong mơi trường thích hợp để tạo ra các chồi mới. Giảm tỷ lệ mẫu
nhiễm bệnh, tăng khả năng tái sinh có vai trị quan trọng ở giai đoạn này. Theo
Yildiz (2012), mơ lấy từ cây non có khả năng tái sinh cao hơn từ cây trưởng thành.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tuần.
2. Nhân nhanh chồi, cụm chồi in vitro
Là giai đoạn then chốt của tồn bộ q trình nhằm tạo ra hệ số nhân cao nhất.
Ở giai đoạn này các chồi được kích thích phát sinh thành nhiều chồi, mầm nhằm


4

cung cấp cho các lần cấy chuyển tiếp theo. Hệ số nhân phụ thuộc nhiều vào vai trò
của các loại phytohoocmon (thường là cytokynin).
3. Tạo cây hoàn chỉnh, huấn luyện cây con
- Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi in vitro đủ tiêu chuẩn được chuyển sang môi trường

tạo rễ để tạo ra cây giống in vitro hoàn chỉnh với đầy đủ thân, lá, rễ. Trong giai đoạn
này, nồng độ cytokynin được giảm xuống và tăng nồng độ auxin nhằm kích thích sự
hình thành rễ. Chồi được chuyển vào mơi trường tạo rễ bổ sung các Auxin (BA,
2,4-D, IAA) ở liều lượng thích hợp [12].
- Huấn luyện cây con: Là giai đoạn chuấn bị cho cây con chuyển ra ngoài hệ thống
vơ trùng khi đã đạt kích thước nhất định.
* Chuyển cây ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên
Đây là giai đoạn chuyển cây in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống
hồn tồn tự dưỡng và thích nghi với điều kiện tự nhiên [20, 21]. Sự biến động của
các yếu tố như: thời tiết, đất đai, sâu bệnh,… gây nhiều khó khăn trong việc đưa cây
in vitro ra trồng ngoài tự nhiên.
Như vậy, cả bốn giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro đều có vai trị
quyết định đến khả năng ứng dụng thành cơng các quy trình nhân giống in vitro vào
thực tiễn.

1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân giống in vitro cây dược liệu
* Một số nghiên cứu trên thế giới:
Năm 2001, Shiau và cs đã nghiên cứu thành cơng lồi lan Kim Tuyến (
Anoectochilus formosanus Hayata) từ hạt với công thức môi trường vào mẫu là: 1/2
MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối. Môi trường được sử dụng đ ể nhân
chồi là: 1/2MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối + 2mg/L BAP + 0,5
mg/L NAA [13]. Năm 2002, Tsay và cs đã cắt các mắt đốt thân lấy từ cây
Anoectochilus formosanus Hayata 2 năm tuổi cấy vào mơi trường MS lỏng dung
tích 500 ml + 2mg/L BAP + 0,5 mg/L NAA + 2% than hoạt tính [10].
Gopinath B. và cs đã nghiên cứu thành cơng quy trình nhân giống in vitro
cây dược liệu loài Artemisia annua L. với môi trường nhân chồi là môi trường MS
bổ sung 1,5 mg/L BAP + 0,5 mg/L NAA và môi trường tạo rễ in vitro là MS + 1


5


mg/L IBA. Cây con ra rễ in vitro được trồng trên giá thể phù hợp cho tỷ lệ sống sót
cao (85%) [18].
Năm 2013, Priyanka và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro loài dược liệu
Psoralea Corylifolia. Nguyên liệu được dùng nuôi cấy là thân cây, các mắt thân cây
được cắt ngắn cấy vào môi trường nhân chồi, được khảo sát trên ba loại môi trường:
MS bổ sung thêm BAP (12 μM), MS + NAA (10,0 μM) và MS + Kinetin (15,0 μM)
kết quả thu được trên môi trường cơ bản MS + BAP 12 μM là tốt nhất cho nhân
nhanh chồi với số chồi cao nhất (6,12 chồi/mẫu cấy). Trong vịng hai tuần ni cấy
trên mơi trường MS bổ sung 2,5 μM IBA tạo rễ in vitro chồi có chiều dài trung bình
7,11cm [22].
Zuraida và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro lồi Plectranthus
amboinicus, thu được cơng thức môi trường cho nhân nhanh chồi tốt nhất là môi
trường MS + 3 mg/l BAP với tỷ lệ chồi lên là 80% trong 6-7 tuần nuôi cấy và môi
trường MS + 1 mg/l IBA là tốt nhất cho sự hình thành rễ in vitro [23].
* Một số nghiên cứu trong nước:
Năm 2004, Nguyễn Văn Kiệt cũng đưa ra quy trình nhân giống in vitro thành
cơng cho lồi lan Kim Tuyến Anoectochilus formosanus với vật liệu ban đầu là từ
chồi đỉnh tại đại học Chungbuk, Hàn Quốc. Môi trường tạo vật liệu ban đầu là H3 (
Hyponex: 6,5N-4,5P-19K 1g/L + 20N-20P-20K 1g/L) + 2g/L peptone. Môi trường
nhân nhanh là: H3 + 1 mg/L BAP (hoặc 1-2 mg/L TDZ) + 1% than hoạt tính [13].
Năm 2010, Phùng Văn Phê và cs đã thành cơng quy trình nhân giống lồi lan Kim
Tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô [11].
Năm 2010, Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư đã nghiên cứu nhân giống in
vitro cây Ba Kích ( Morinda Officinalis How) với mơi trường tái sinh chồi in vitro
là MS có bổ sung 0,25 mg/L KIN. Môi trường được sử dụng để nhân nhanh chồi là:
MS bổ sung 3,5 mg/L BA và 0,2 mg/L IBA (với 15,00 chồi/ mẫu cấy). Chồi được
tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 0,2-0,25 mg/L IBA. Cây in vitro đưa ra
nhà lưới đạt 97,9% cây sống sót và sinh trưởng tốt sau 30 ngày tuổi trồng trên cơ
chất đất cát pha [16].



6

Năm 2014, Lê Tiến Vinh và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây Đan
Sâm (Salvia Miltiorrhiza Bunge) từ hạt với tỷ lệ nảy mầm sau 2 tuần nuôi cấy là
40,43% trên môi trường cơ bản MS + 1,0 mg/L GA3. Đoạn thân từ cây đan sâm nảy
mầm được sử dụng làm vật liệu nhân nhanh, môi trường nhân chồi tốt nhất là MS +
0,5mg/L BA với hệ số nhân chồi đạt cao nhất(5,05 chồi/mẫu cấy). Môi trường ra rễ
thích hợp nhất là mơi trường MS có bổ sung 0,75 mg/L IAA, cho tỷ lệ ra rễ đạt
100%, cây in vitro trên môi trường ra rễ 30 ngày là thích hợp để chuyển cây ra
ngồi vườn ươm thích nghi. Trên giá thể chứa 50% xơ dừa và 50% cát tỷ lệ cây
sống đạt 100%, cây sinh trưởng và phát triển tốt [5].
Bùi Văn Thắng và cs đã nghiên cứu thành cơng quy trình nhân giống cây
Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. Et Thomson) bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô, cảm ứng tạo cụm chồi trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L kinetin + 0,2
mg/L NAA cho hệ số nhân chồi 16,55 lần/chu kỳ nhân (3 tuần), tỷ lệ chồi hữu hiệu
là 91,09%. Chồi ra rễ khi nuôi trên môi trường MS bổ sung 0,3 mg/L IBA, 20 g/L
sucrose và 7 g/L agar với tỷ lệ chồi ra rễ là 100%, số rễ 6,17 rễ/cây, chiều cao trung
bình 1,07 cm. Cây Đảng sâm con in vitro hoàn chỉnh sinh trưởng và phát triển tốt
sau 4 tuần trồng trên giá thể 100% cát vàng cho tỷ lệ sống 98,89% [1].
Phan Thị Thảo Nhi (2016) đã nghiên cứu thành công quy trình nhân giống
cây đinh lăng ni cấy mơ bằng con đường trực tiếp từ phôi soma, môi trường nhân
nhanh chồi là MS bổ sung 3 mg/L BAP.
Nguyễn Khắc Hưng và cs đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc
đến một số đặc điểm sinh lý và hình thái của cây sâm dây (Đảng sâm) (Codonopsis
sp.) nuôi cấy mô in vitro, kết quả cho thấy chồi sâm dây sinh trưởng dưới điều kiện
LED đỏ: xanh (80:20) cho khả năng phát sinh rễ tốt nhất (90% số chồi ra rễ) so với
ánh sáng huỳnh quang đối chứng (75% số chồi tạo rễ). Bên cạnh đó, số rễ tạo thành
trung bình (2,68 rễ/chồi), chiều dài rễ trung bình (2,21 cm) và chiều cao cây trung

bình của chồi sinh trưởng dưới ánh sáng LED đỏ:xanh 80:20 (7,42 cm) đều cao hơn
ở ánh sáng đối chứng [9].


7

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con sau in vitro ngoài
vườn ươm
1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây
con in vitro. Nhiệt độ tác động chủ yếu đến cây qua con đường quang hợp, quang
hợp của cây tăng theo chiều tăng của nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cũng tùy thuộc
vào từng lồi. Đa số, các lồi cây thực vật có ngưỡng nhiệt độ rất phong phú, có cây
chịu nhiệt độ rất thấp , có cây thì có thể chịu đựng ở nhiệt độ cao . Cây con in vitro
sống trong điều kiện dị dưỡng, có một khoảng nhiệt độ nhất định là 25 0C ± 2 0C, khi
được chuyển ra vườn ươm sẽ gây sốc nhiệt, cây hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng
tự dưỡng của tế bào mà sinh trưởng. Vì vậy việc biết được yêu cầu nhiệt độ sinh
trưởng của từng loại cây trồng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời vụ trồng
thích hợp, chuyển vùng và nhập cây giống là điều cần thiết nhất cho cây con in vitro
ngồi vườn ươm. Từ đó có kỹ thuật chăm sóc tốt hơn và cho năng suất chất lượng
tốt hơn.

1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất
cần cho q trình quang hợp. Ánh sáng quyết định q trình quang hợp và chuyển
hóa các chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển, ánh sáng tham gia vào
nhiều quá trình sinh lý của thực vật. Ngồi ra, ánh sáng cịn ảnh hưởng đến q
trình quang phát sinh hình thái, tính hướng sáng. Mức độ ảnh hưởng của ánh sáng
phụ thuộc vào cường độ, chất lượng và thời gian chiếu sáng. Trong chăm sóc cây
con in vitro ngồi vườn ươm, cây con từ mơi trường sống dị dưỡng chuyển sang

sống tự dưỡng, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vườn ươm, ánh sáng
là yếu tố quan trọng giúp quá trình quang hợp của cây tốt hơn, thúc đẩy chuyển hóa
mạnh mẽ trong tế bào giúp cây hấp thu dinh dưỡng, nước để sinh trưởng và phát
triển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hưng và cs, ánh sáng trong nuôi cấy cây
con in vitro là yếu tố quan trọng, là điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển [9].
Nghiên cứu trên cây sâm dây loại ánh sáng đơn sắc có vai trị rất thiết thực trong


8

ni cấy mơ thì trong điều kiện tự nhiên của vườn ươm thì cường độ ánh sáng cung
cấp cho cây lại liên quan đến quang hợp của lá. Cây con in vitro thiếu ánh sáng sẽ
ảnh hưởng đến quang hợp làm cây bị vàng lá, tổng hợp các chất trong cây sẽ chậm
lại, cây sinh trưởng chậm, cịi cọc. Chính vì vậy, việc cung cấp ánh sáng phù hợp
cho cây là rất cần thiết.

1.2.3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho cây con in vitro ngoài vườn ươm phụ thuộc vào chế độ phân
bón phù hợp cho cây qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Cây con in vitro
trồng trên loại giá thể phù hợp, cây sẽ sinh trưởng và cho năng suất tốt khi có một
chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón, chúng rất đa
dạng và phổ biến. Chủ yếu là bón lá hay bón gốc chúng được sử dụng ở các mục
đích khác nhau, theo thời kỳ khác nhau để cây sinh trưởng tốt.
* Phân bón gốc: phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ kết hợp với
phân vi sinh), phân hóa học (phân lân, NPK, ure, kali,..) các loại phân có ảnh hưởng
đến sự phát triển chiều cao, năng xuất, chất lượng và sức chống chịu của cây. Các
loại phân bón từ gốc sẽ được bón định kỳ theo tuần hay tháng, theo từng giai đoạn
mà bón cho phù hợp với từng loại cây, phân được bón trực tiếp hay hịa chung với
nước tưới vào gốc tùy thuộc trạng thái phân và khả năng hấp thụ của cây. Chất dinh
dưỡng được đưa vào cây thông qua quá trình tưới nước, hút nước của rễ từ đất,

quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
* Phân bón lá:
Hầu hết các chất khống từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy
nhiên, các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng hấp thu chất
khống thơng qua khí khổng và tầng cutin mỏng. Đây là con đường hấp thu dinh
dưỡng bị động nên không cần năng lượng. Sự xâm nhập các chất khoáng vào cây
qua bề mặt lá phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần của các chất khoáng sử
dụng, nồng độ chất khoáng, pH của dung dịch chất khoáng, tuổi của lá và cây.
Theo nghiên cứu chung ở thực vật, để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân
bón lá cần tưới nhẹ nước trên bề mặt lá trước khi bón phân. Nên bón phân khi nhiệt
độ khơng khí nhỏ hơn 30 oC, trời nắng nhẹ và cung cấp đủ nước cho cây qua rễ [6].


9

Dinh dưỡng hấp thụ qua lá nhanh hơn so với hấp thụ dinh dưỡng thơng qua đất. Do
đó, năng lực hấp thu dinh dưỡng từ lá cao hơn nhiều lần so với từ rễ. Cây có khả
năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá gấp 8 đến 20 lần so với khả năng hấp thu dinh
dưỡng qua rễ bằng cách bón phân vào đất [19].
Như vậy, việc bón phân qua lá cho cây ln có hiệu suất đồng hóa các chất
dinh dưỡng cao hơn so với bón phân vào đất. Bón phân qua lá là biện pháp có tính
chiến lược của ngành nông nghiệp.
Thông thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với nhiều
tỷ lệ, tùy vào mục đích sử dụng, lồi hoa, thời kì sinh trưởng của cây. Ngồi ra cịn
kết hợp thêm các ngun tố vi lượng khác như Cu, Fe, Zn, một số các vitamin cần
thiết khác và các chất điều hòa sinh trưởng.
Các loại phân bón lá khác nhau thường có tỷ lệ đạm, lân, kali (N:P:K) khác
nhau nhưng nổi bật lên là các tỷ lệ sau:
- 1:1:1 là tỷ lệ N:P:K bằng nhau
- 3:1:1 là tỷ lệ N cao - 1:3:1 là tỷ lệ P cao

- 1:1:3 là tỷ lệ K cao

1.3. Giới thiệu về cây hà thủ ô đỏ
1.3.1. Phân loại
Hà thủ ô chia làm 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Cả hai loại hà thủ ô đỏ
và hà thủ ô trắng đều thuộc họ dây leo, và bộ phận thường được dùng để chữa bệnh
là phần củ. Hà thủ ô trắng được sử dụng để chữa bệnh nhưng tác dụng dược lý
không tốt bằng hà thủ ơ đỏ.
Hà thủ ơ đỏ cịn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), măn
đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Thổ). Có tên khoa học là Polygonum
Multiflorum Thunb. Fallopia Multiflora, (Pteuropterus cordatus Turcz), thuộc họ
Rau răm (Polygonaceae), phân lớp Cẩm Chướng (Caryophullidae), lớp Ngọc Lan
(Magnolioprida), ngành Hạt kín (Magrotiophyta) [3].

1.3.2. Nguồn gốc, phân bố
Hà thủ ô đỏ mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc sau đến các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lào Cai, Tây Nguyên. Có mọc ở


10

Trung Quốc (Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản
[3].
Cây hà thủ ô đỏ mọc phân bố ở độ cao dưới 1700m, sống ở nhiệt độ trung bình
khoảng 20 0C. Thường mọc nơi đất ẩm, xốp, nhiều mùn nhất là loại đất ở chân núi
đá.

1.3.3. Đặc điểm thực vật học
Hà thủ ô đỏ dạng dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn,
mọc xoắn vào nhau, mặt ngồi thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có

cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên
hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ơm lấy thân.
Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2 mm, mọc cách xa nhau ở kẽ
những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài
hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vịi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả
3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa cịn lại, 3 bộ phận ngồi của bao hoa phát
triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên [3].
Đặc điểm hình thái rễ củ: hình trịn, dài, khơng đều. Mặt ngồi có những chỗ lồi
lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu
sẫm, mơ mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ và có vị chát [3].

1.1.4. Thành phần hóa học trong cây hà thủ ơ đỏ
Hà thủ ô đỏ đã được hai nhà nghiên cứu người Nhật Bản nghiên cứu từ năm
1923. Theo các tác giả, hà thủ ơ đỏ ở Tứ Xun, Trung Quốc có các chất sau đây:
Tinh bột 45,2%, lipid 3,1%, chất vô cơ 4,5%; chất đạm, protid 1,1%, antraglucosid
(emodin, chrysophanol, rhein, physcion) 1,7%; các chất tan trong nước, lecitin,
rhaponticin, 2,3,5,4- tetrahydroxytibene- 2-O-b-D-glucoside 26,4%, tanin (hà thủ ô
đỏ chưa bào chế) 7,68%, dẫn xuất anthraquinon tự do (hà thủ ô đỏ chưa bào chế)
0,25%, dẫn xuất anthraquinon tồn phần (hà thủ ơ đỏ chưa bào chế) 0,8058%,
tanin( sau khi đã bào chế) 3,82%, dẫn xuất anthraquinon tự do (hà thủ ô đỏ đã bào
chế) 0,1127%, dẫn xuất anthraquinon tồn phần (hà thủ ơ đỏ đã bào chế) 0,2496%
[3].


11

1.3.5. Giá trị dược liệu của cây hà thủ ô đỏ
* Tác dụng dược lý:
Mẫn Bích Kỳ dã báo cáo trong Nhật dược chí (11-1-1950) về tác dụng dược
lý của hà thủ ô đỏ như sau:

1. Cho thỏ uống nước sắc hà thủ ô đỏ rồi theo dõi ảnh hưởng đối với lượng đường
trong máu thì thấy sau khi uống 30 phút đến 60 phút, lượng đường trong máu tăng
tới mức cao nhất, sau đó giảm dần, 6 giờ sau khi uống thuốc, lượng đường trong
máu so với mức bình thường thấp hơn 0,03%.
2. Lexitin là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh cho nên hà thủ ô đỏ có thể dùng
trong những trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lexitin còn giúp
sự sinh ra huyết dịch và bổ tim.
3. Do thành phần anthraglucozit, hà thủ ơ đỏ có tác dụng làm tăng sự bài tiết của
dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột giúp cho sự tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng
[3].
* Công dụng:
+Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, các bệnh
về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu [3], sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau
lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa.
+ Dùng làm thuốc bổ cho người già yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém tiêu.
+Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khơ và đỡ rụng.
+ Bổ huyết giữ tinh, hồ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
+ Ngoài rễ củ hà thủ ô, lá và cành hà thủ ô được dùng đun nước tắm và rửa chữa các
chứng lở ngứa [3].

1.3.6. Một số nghiên cứu về cây hà thủ ơ đỏ
* Tình hình ni trồng và sản xuất cây hà thủ ô đỏ trên thế giới và Việt Nam:


12

Trên thế giới, chủ yếu ở Châu Á có điều kiện phù hợp với khả năng sinh
trưởng của cây hà thủ ô như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Lào, Ấn Độ đã nhân
giống và sản xuất cây giống hà thủ ơ đỏ [3].
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây thuốc để phục

vụ cho nhu cầu của con người. Ở Bắc Giang đã triển khai nhân giống và trồng thử
nghiệm cây hà thủ ô đỏ tại 2 huyện Lục Nam và Sơn Đông. Đã trồng thử nghiệm
thành công dự án 15000 cây giống. Bên cạnh đó hồn thiện được quy trình sản xuất
giống cây hà thủ ô đỏ phù hợp với điều kiện ở địa phương. Ngoài ra, ở một số nơi
nước ta cũng đang triển khai nhân giống và sản xuất cây giống như ở Lâm Đồng,
Nghệ An, Lào Cai,...
* Những nghiên cứu về nhân giống in vitro cây hà thủ ô đỏ:
Li-Chang-Lin và cs (2003) đã nghiên cứu vi nhân giống bằng kỹ thuật in
vitro trên cây hà thủ ô đỏ với hệ số nhân chồi 4,7chồi/mẫu cấy trên môi trường 2
mg/L BA và 0,2 mg/L NAA [17]. Năm 2004, Trần Thị Liên đã thực hiện đề tài
nghiên cứu quy trình nhân giống vơ tính lồi hà thủ ơ đỏ bằng kỹ thuật in vitro. Môi
trường nhân nhanh chồi là 0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA cho quá trình nhân chồi
trong 6 tuần nuôi cấy ở điều kiện 25 0C±2 0 C, cường độ ánh sáng 2000 lux, thời gian
chiếu sáng 14 h/ngày kết quả thu được hệ số nhân chồi 5 lần so với đối chứng [13].
Năm 2008, Trương Thị Bích Phượng và cs đã nghiên cứu và nhân giống in vitro cây
hà thủ ô đỏ [15, 14]. Năm 2011, Hoàng Thị Kim Hồng đã thực hiện đề tài nghiên
cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitro với hệ số nhân chồi
8,54 chồi/ mẫu cấy trên môi trường nhân chồi 4 mg/L BA và 0,1 mg/L NAA.
Năm 2012, Nguyễn Xuyến Thành Thắng và cs đã nghiên cứu xây dựng quy
trình nhân giống in vitro cây hà thủ ơ đỏ. Mơi trường MS có bổ sung 4 mg/l BA và
1,5 mg/l KIN kích thích đoạn thân của chồi in vitro tái sinh chồi tốt nhất, tỷ lệ tái
sinh chồi là 88,88% với hệ số nhân chồi là 3,77 chồi/mẫu. Các đoạn thân này cũng
có khả năng tạo cụm chồi trên mơi trường có bổ sung 4 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA.
Chồi đơn tách từ cụm chồi phát triển tốt trên môi trường tạo rễ 0,5 mg/l NAA. Cây
hà thủ ô đỏ con in vitro phát triển tốt trên giá thể 100% xơ dừa ẩm trong điều kiện
mơi trường nhà kính [8].


13


1.4. Giới thiệu về điều kiện khí hậu, đất đai tại Măng Đen, Kon Plông,
tỉnh Kom Tum
Măng Đen được mệnh danh là “ Đà Lạt thứ hai” nằm trên cao nguyên Kom
Tum. Từ thị xã Kom Tum theo dọc quốc lộ 24, hướng về tỉnh lỵ Quảng Ngãi
khoảng 50 km, con đường như một dải lụa đen giữa bạt ngàn thơng reo.
Măng Đen nằm ở độ cao trung bình khoảng 1200 mét so với mực nước biển
nhiệt độ trung bình trong năm luôn dao động trong khoảng 18-20o C. Lượng mưa
trung bình lớn, thỉnh thoảng lại có mưa đá. Khí hậu, đất đai ở đây là điều kiện thích
hợp để những khu rừng phát triển. Cũng là điều kiện thích hợp để trồng các cây
nông nghiệp (rau, củ, quả) và dược liệu (hà thủ ơ, ba kích), các loại phong lan,...
Những năm trước đây, rừng Măng Đen khi chưa bị tác động bởi bàn tay khai
phá của con người, có một thảm thực vật phong phú và đa dạng, nhất là có nhiều
loại gỗ quý có trữ lượng lớn như thơng đỏ, pơ mu, thảo quả, những lồi động vật
hoang dã như trăn, sơn dương, duối.... Chính vì điều kiện khí hậu ở đây mát mẻ, đất
đai sinh thái tự nhiên nên đã tạo nên khu rừng đẹp như vậy.
Nhưng những năm gần đây, đã có sự can thiệp của con người, với những dự
án hợp tác làm ăn nên có nhiều khu rừng bị phá hủy để làm mơ hình kinh doanh
lớn. Ủy ban nhân dân huyện Kon Plong đã xây dựng và phê duyệt đề án phát triển
du lịch Măng Đen gắn với việc xây dựng thị trấn huyện lỵ Kon Plong. Theo đó, các
nhà đầu tư các dự án trồng cây dược liệu, các mơ hình sản xuất nông nghiệp theo
công nghệ cao được đẩy mạnh nhanh chóng, những khu rừng xanh đã được khai
phá và trồng cây nông nghiệp, cây dược liệu.
Ngày nay, khu du lịch Măng Đen trở thành một trong ba vùng kinh tế động
lực của tỉnh trong tương lai không xa.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây hà thủ ô đỏ in vitro nuôi cấy sau 8 tuần tuổi.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành tại phịng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực vật, khoa
Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng và vườn ươm thuộc
Công ty TNHH Nông nghiệp và Dược liệu Đức Long từ tháng 6/2016 – 4/2017.

Sơ đồ thí nghiệm
Chồi cây hà thủ ô đỏ in vitro

Tạo rễ cây in vitro

Khảo sát khả năng sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ in
vitro trong vườn ươm dưới các điều kiện khác nhau

Giá thể ươm trồng

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ánh sáng

Cây giống hà thủ ô đỏ
pH

2.3.1. Phương pháp tạo rễ in vitro cây hà thủ ô đỏ in vitro
Chồi hà thủ ơ in vitro có chiều dài từ 2-4 cm được nuôi trên môi trường tạo
rễ MS bổ sung thêm 0,5 mg/L NAA. Sau 15 ngày, 20 ngày, 25 ngày nuôi cấy đem
đánh giá các chỉ tiêu vềtỷ lệ chồi tạo rễ, chiều dài rễ, số rễ/cây. Sau đó đưa vườn
vườn ươm khảo sát các điều kiện nuôi trồng.



15

2.3.2. Phương pháp ươm trồng cây hà thủ ô đỏ in vitro ngoài vườn ươm
a) Ảnh hưởng của các loại giá thể lên khả năng sống sót và sinh trưởng của cây hà
thủ ô đỏ
Chồi hà thủ ô đỏ in vitro nuôi trên môi trường MS bổ sung 2 mg/L BAP (2
tháng tuổi) sẽ được tạo rễ trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L NAA trong phịng
ni. Cây in vitro sau khi tạo rễ đưa ra ngồi phịng ni 7 ngày để cho cây thích
nghi, sau đó rửa sạch agar bằng nước sạch, để ráo và trồng vào các loại giá thể.
Cơ chất được sử dụng làm giá thể để ươm trồng cây con gồm có:
- Xơ dừa: xay nhỏ đã được xử lý.
- Đất thịt: được sàng lọc để loại bỏ sỏi, đá và xác thực vật, đất sử dụng trồng phải
rời rạc, khô ráo.
- Gỗ mục hoai thành bột, và than củi vụn có kích thước nhỏ từ 1-3 mm.
Các giá thể dùng để ươm trồng cây con được chia làm 3 công thức như sau:
1. Đất thịt (100%).
2. Đất thịt + xơ dừa (2:1)
3. Đất + gỗ mục hoai + than củi vụn (1:1:1)
Cây hà thủ ô đỏ in vitro được trồng trên 3 loại giá thể: Đất thịt (100%), đất
thịt + xơ dừa (2:1), đất + gỗ mục hoai + than củi vụn (1:1:1). Cây con sau khi được
trồng vào giá thể tưới phun giữ ẩm ngày 1 lần. Đánh giá khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây hà thủ ô đỏ sau 45 ngày chăm sóc trong nhà lưới.
b) Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng lên sự phát triển và sinh trưởng của cây hà thủ
ô đỏ
Sau khi chọn ra loại giá thể thích hợp thì tiếp tục khảo sát cây trên các nồng
độ phân bón N:P:K (1:1:1). Cây được khảo sát trên các nồng độ 0g/L, 25g/L, 50g/L;
phân được hòa tan vào nước trong bình tưới phun tưới với tần suất 2 tuần/lần . Đánh
giá sự sinh trưởng và phát triển của cây thông qua các chỉ tiêu: chiều cao, số lá, đặc

điểm hình thái sau 4-6 tuần ươm trồng.
c) Ảnh hưởng của độ che sáng lên sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ


16

Cây hà thủ ô đỏ được trồng trên giá thể và chế độ dinh dưỡng tốt nhất, trong
điều kiện vườn ươm khơng che sáng (100%) và có che sáng (50%) (dùng lưới đen
cản quang che với chiều cao cách mặt đất 100 cm). Đánh giá ảnh hưởng ánh sáng
lên sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ trong 1 tháng ươm trồng.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được bố trí 50 mẫu. Các số liệu thu được trong nghiên cứu này
xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, chương trình ENOVA.


17

CHƯƠNG 3
KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của thời gian ni cấy đến khả năng hình thành rễ in
vitro của cây hà thủ ô đỏ được nuôi cấy trên mơi trường có 0,5 mg/L
NAA
Chồi cây hà thủ ơ đỏ in vitro ni cấy trên mơi trường MS có bổ sung 2
mg/L BAP (2 tháng tuổi) được nuôi cấy môi trường tạo rễ có chứa 0,5 mg/L NAA.
Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của cây hà thủ ô đỏ được trình bày ở bảng
3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian ni cấy đến khả năng hình thành rễ
in vitro của cây hà thủ ô đỏ.
Thời gian tạo rễ


Tỷ lệ chồi tạo rễ

(ngày)

(%)

15

73,3

3,2 a

0,96 a

20

100

6,42 b

3,3 b

25

100

7,1 cb

4,9 cb


Số rễ /chồi

Chiều dài rễ
(cm)

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa

thống kê của trung bình mẫu với p<0,05.
Kết quả của bảng 3.1 cho thấy, cây hà thủ ô đỏ in vitro 20 ngày tuổi trên mơi
trường tạo rễ có bổ sung chất ĐHST 0,5 mg/L NAA có số rễ là 6,42 rễ/ chồi, chiều
dài rễ là 3,3 cm và tỷ lệ chồi tạo rễ cao hơn (100%) so với cây con tạo rễ in vitro 15
ngày tuổi có tỷ lệ chồi tạo rễ thấp hơn (73,3%) và cũng tốt hơn so với cây con tạo rễ
in vitro 25 ngày tuổi . Kết quả được giải thích do cây con in vitro có bộ rễ đang phát
triển dễ bám nhanh vào đất và cho tỷ lệ sống sót cao hơn so với cây in vitro 15 ngày
tuổi có bộ rễ cịn q non, có khi một số chồi chỉ sùi to gốc, ít rễ, rễ ngắn chưa có
khả năng hút nước mạnh, trong khi cây in vitro trên 25 ngày tuổi rễ quá dài và mảnh
sẽ sinh trưởng chậm hơn khi đưa ra ngoài vườn ươm do cạn kiệt nguồn dinh dưỡng


×