Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DANH GIA CHUAN KTKN PPDH NAM2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.86 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT SƠN TỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>TRƯỜNG TH TỊNH ẤN TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


Số: 1 /BC- 2010-2011 Tịnh Ấn Tây, ngày 18 tháng 12 năm 2010
<b>BÁO CÁO </b>


<b>Về việc đánh giá thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và đổi mới</b>
<b>phương pháp dạy học ở Tiểu học</b>


Thực hiện Công văn số 744/GD&ĐT-TH ngày 30/11/2010 của phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Sơn Tịnh về việc đánh giá Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học
và đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây tổ chức
hội thảo, đánh giá. Kết quả như sau:


<b>1. Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học:</b>
a) Tổ chức dạy học theo Chuẩn KT-KN:


- Công tác chỉ đạo, tập huấn giáo viên tại đơn vị:


Thành lập ban chỉ đạo tập huấn, triển khai chuyên đề về Chuẩn KT-KN, cử CBGV
có năng lực tiếp thu chuyên đề và triển khai chuyên đề. Ban giám hiệu đã tổ chức tập
huấn lại cho giáo viên trong toàn trường. Tổ thao giảng, hội giảng, dạy học các môn
theo Chuẩn KT-KN.


+ Thuận lợi:


- Thể hiện tính thống nhất chương trình giáo dục tiểu học . Là cơ sở để cho giáo
viên chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với
tình hình thự tế tại lớp, tại địa phương.


- Là cơ sở để cho các trường học chủ động ra đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu giáo


dục của bậc học . Là cơ sở để cán bộ quản lí đánh giá tính hiệu quả quá trình giáo
dục của giáo viên hay đơn vị trường học.


- Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạy học , ổn định chất lượng dạy học.
Khắc phục được sự chênh lệnh về trình độ giáo dục giữa các vùng miền.


- Học sinh chủ động học tập và có thể tự kiểm tra năng lực học tập của mình thông
qua chuẩn kiến thức kĩ năng.


-Việc thực hiện Chuẩn KT-KN đã giúp cho giáo viên, chủ động trong việc xây dựng
nội dung bài học, tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp,
của từng đối tượng học sinh trong lớp.


<i><b>+ Khó khăn:</b></i>


- Người dạy và người học đã quen với bộ sách giáo khoa (SGK) nay tất cả giáo viên
phải nghiên cứu cả hai bộ sách nên rất vất vả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn KT-KN của từng môn học đối với khả năng,
điều kiện học tập, phát triển của học sinh, đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn
KT-KN của giáo viên:


<i>+ Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn KT-KN của từng môn học đối với khả năng,</i>
<i>điều kiện học tập, phát triển của học sinh:</i>


<b>* Sự phù hợp với chuẩn:</b>


Chuẩn KT-KN các môn học ở Tiểu học tương đối phù hợp với khả năng của các
đối tượng học sinh Tiểu học.



<b>* Chưa phù hợp với chuẩn:</b>


Nội dung dành cho học sinh khá giỏi còn hạn chế trong việc thực hiện chuẩn
KT-KN.


<i>+ Đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn KT-KN của giáo viên:</i>


Hầu hết giáo viên đã thực hiện dạy học theo chuẩn KT-KN, nắm vững mức độ
yêu cầu cần đạt của mỗi tiết dạy trong từng bộ môn, phân môn. Tuy nhiên việc nâng
chuẩn cho đối tượng học sinh khá giỏi còn hạn chế.


b) Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học theo Công
văn số 7975/BGDĐT- GDTH ngày 10/9/2009 về việc: Hướng dẫn dạy học môn Thủ
công, Kĩ thuật ở Tiểu học:


<b>* Nội dung điều chỉnh:</b>


Lớp 1, 2, 3, 4, 5: Mỗi tuần 01 tiết, cả năm 35 tiết


Để phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của lớp và mức độ thực hành của
học sinh, trường đã thống nhất thực hiện hướng dẫn thực hiện chương trình các mơn
học lớp 1, 2, 3, 4, 5 theo công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm
2006.


<b>* Lý do điều chỉnh:</b>


Giảm bớt nội dung của mỗi tiết để học sinh đủ thời gian thực hành và hoàn thành
sản phẩm ở lớp.


<b>* Hiệu quả:</b>



Đa số học sinh ham thích học các nội dung thủ công, kĩ thuật, nhiều học sinh
phát huy được năng khiếu, sự khéo léo của đơi tay, hồn thành sản phẩm tốt.


Chương trình vẫn cịn một số nội dung chưa phù hợp lắm đối với học sinh nam
như nội dung khâu, thêu ở lớp 4, 5.


c) Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học theo Thông tư số
32/2009/BGDĐT- GDTH ngày 27/10/2009


<b>* Thuận lợi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hình thức đánh giá này tương đối nhẹ nhàng, không gây áp lực, phù hợp với lứa tuổi
học sinh Tiểu học.


Giúp cho học sinh luôn luôn cố gắng phấn đấu trong học tập và rèn luyện, cố gắng
nâng cao chất lượng trong quá trình học tập.


Kết hợp nhiều hình thức đánh giá: các mơn học Tiếng việt, Tốn, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét, các môn đánh giá bằng
nhận xét , giúp cho việc đánh giá, xếp loại đúng với năng lực học tập và phát triển của
từng học sinh.


 <b>Hạn chế: </b>


<b> Các môn học đánh giá bằng điểm số chỉ lấy kết quả cuối năm học để đánh giá,</b>
xếp loại học sinh cả năm học. Các môn học đánh giá bằng nhận xét còn phụ thuộc
vào kết quả đánh giá trong học kỳ I.


Gây tâm lí chủ quan, ỷ lại trong rèn luyện và học tập của của một số phụ huynh


và học sinh. Trong kiểm tra, nếu ý thức tự giác của học sinh chưa cao, tư tưởng chạy
theo thành tích của giáo viên vẫn cịn thì việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh sẽ không đúng với năng lực của các em, một số giáo viên chưa mạnh
dạn trong việc tổ chức kiểm tra lại cho số học sinh có kết quả bất thường.


d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số
353/GD&ĐT-TH ngày 10/9/2009 và Cơng văn số 599/GD&ĐT-TH ngày 01/9/2010
của phịng GD&ĐT Sơn Tịnh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2009-2010, năm học 2010-2011.


Trong hai năm gần đây, thực hiện hướng dẫn của ngành, nhà trường đã tổ chức
thực hiện bàn giao chất lượng học sinh, chất lượng học tập của học sinh giữa lớp dưới
và lớp trên, học sinh hồn thành chương trình Tiểu học giữa trường Tiểu học và
Trung học cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo chất
lượng giáo dục.


Về ưu điểm : Giúp cho giáo viên nắm được tình hình, hồn cảnh gia đình, tính
cách, năng lực của từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, từ đó giáo
viên có cơ sở lập kế hoạch chủ nhiệm cho năm học và từng thời điểm giảng dạy trong
năm học, xác định và chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với khả năng từng
em, làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém hàng năm.


Việc thực hiện cam kết, bàn giao đã gắn trách nhiệm và tạo động lực cho giáo
viên ra sức giảng dạy để hoàn thành nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Việc thực hiện đổi mới PPDH ở Tiểu học từ năm học 2007-2008 đến nay:</b>
a) Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện:


Việc thực hiện đổi mới PPDH từ năm học 2007 – 2008 đến nay được thực hiện
thường xuyên. BGH ln ln có những biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt


việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong suốt năm học, thường xuyên kiểm tra và
nhắc nhở giáo viên phải thực hiện nghiêm túc.


Mỗi giáo viên phải có một sáng kiến kinh nghiệm hoặc cải tiến đổi mới phương
pháp dạy học để áp dụng vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.


b) Công tác chỉ đạo, tập huấn, tổ chức chuyên đề cho giáo viên về đổi mới
PPDH tại đơn vị:


Tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức chuyên đề đổi mới PPDH hàng năm một cách
nghiêm túc, các giáo viên cốt cán được tiếp thu ở huyện về triển khai lại đầy đủ nội
dung, cụ thể cho từng phân môn, từng môn học.


Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần trong 1 tháng với những nội dung về
chương trình, SGK, PPDH thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho
giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, cụ thể:


Mỗi giáo viên được dạy hội giảng 01 tiết /năm cho tồn bộ hội đồng dự có đánh
giá, nhận xét và tổng kết để rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế và phát huy
những ưu điểm để đồng nghiềp cùng học hỏi.


Tổ chức hội giảng tất cả các mơn học, những bài khó dạy, thảo luận chuyên đề
để rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp để dạy tốt các môn học.


Giáo viên trao đổi thống nhất những vướng mắc trong quá trình giảng dạy ở lớp.
Tổ chức hội thi GVDG cấp trường, thành lập đội tuyển tham gia thi GVDG cấp
huyện.


c) Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.



Các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên do Bộ GD-ĐT ban hành được
triển khai đến từng giáo viên, sử dụng hợp lí. Thiết bị dạy học được cung cấp đến
từng giáo viên, mỗi phòng học đều có tủ đựng đồ dùng dạy học, giáo viên sử dụng
thường xun và có hiệu quả.


Thơng qua việc dự giờ, thông qua sổ theo dõi mượn đồ dùng dạy học tại thư
viện, thiết bị của trường, BGH kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
hàng tháng trong năm học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

d) Đánh giá về hiệu quả đổi mới PPDH ở Tiểu học : thuận lợi, khó khăn, kết
quả.


<b>* Thuận lợi:</b>


Các lớp tập huấn về ĐMPPDH được các cấp quản lý GD tổ chức kịp thời, đội
ngũ GV cốt cán có năng lực chuyên môn được tập huấn kỹ và thực hiện công tác triển
khai chuyên đề ĐMPP tại đơn vị nghiêm túc và hiệu quả.


Giáo viên trong trường được bồi dưỡng thường xuyên.


Thực hiện đổi mới PPDH đã tạo cho học sinh chủ động trong học tập, có tâm lí
thoải mái trong học tập và rèn luyện, kích thích sự tìm tịi học hỏi và sáng tạo của học
sinh.


<b>* Khó khăn:</b>


Nhiều giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cận kịp thời với những nội dung đổi mới về ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.



Cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên chưa đáp ứng cho việc thực hiện các phương
pháp dạy học tích cực.


<b>* Kết quả:</b>


Đối với học sinh: Chủ động, tích cực trong học tập, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Chất lượng học tập ngày một nâng cao hơn: HTCTTH 100%; tỉ lệ học sinh khá giỏi
được nâng lên, học sinh lưu ban rất hạn chế: dưới 0,5%.


Đối với giáo viên: Vận dụng tốt các phương pháp dạy học trên lớp, giúp học sinh
hứng thú tham gia học tập, chủ động, sáng tạo lĩnh hội kiến thức mới và đạt Chuẩn
KT-KN, chất lượng giáo dục ngày càng đúng thực chất.


Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.
<b>3. Kiến nghị, đề xuất:</b>


Cung cấp thêm đồ dùng dạy học và các thiết bị như máy vi tính, đèn chiếu … để
phục vụ tốt cho việc đổi mới PPDH.


Cần có những định hướng cụ thể về cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo các khối
lớp vì hiện nay rất khó phân biệt giữa dạy nâng cao và quá tải. Trên thực tế nếu chỉ
dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mức “ tối thiểu” học sinh rất khó tham gia các
kì thi học sinh giỏi.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


-Phòng GD&ĐT Sơn Tịnh;
-Lưu VT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×