Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Luận án Tiến sĩ Nhân học: Chợ vùng biên và những năng động kinh tế - xã hội ở vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.63 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tạ Thị Tâm

CHỢ VÙNG BIÊN VÀ NHỮNG NĂNG ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG BIÊN GIỚI
VIỆT - TRUNG TỪ 1990 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tạ Thị Tâm

CHỢ VÙNG BIÊN VÀ NHỮNG NĂNG ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG BIÊN GIỚI
VIỆT - TRUNG TỪ 1990 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Chính
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN


Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu

TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Những quan điểm mà luận án kế thừa của các nhà nghiên cứu đi
trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Tạ Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thiện luận án “Chợ vùng biên và những

năng động kinh tế - xã hội ở vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay”,
Nghiên cứu sinh (NCS) đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan, tập thể
và cá nhân.
Trước tiên, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Văn Chính và TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, hai người thầy đã tận tình hướng dẫn
NCS từ bậc học thạc sỹ đến tiến sỹ tại Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
NCS cũng trân trọng cảm ơn tới: (i) Khoa Nhân học, trước đó là Bộ mơn Dân
tộc học thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, là cái nơi hình thành, nuôi dưỡng niềm say mê nghiên cứu dân tộc
học của NCS từ khi chập chững bước chân vào cánh cổng trường Đại học; (ii) Ban
lãnh đạo Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nơi NCS
đang công tác, đã tạo điều kiện tốt nhất để NCS học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận
án; (iii) Công an huyện Si Ma Cai, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai,
Công an tỉnh Lạng Sơn, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã tận tình
giúp NCS trong thời gian ở thực địa; (iv) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
thành phố: Cán Cấu, Cốc Lếu, Lộc Bình, Móng Cái đã giúp NCS về các thủ tục
hành chính ở thực địa; (v) Ban quản lý, những người buôn bán ở các chợ Cán Cấu,
Cốc Lếu, Lộc Bình, Móng Cái đã dành thời gian chia sẻ với NCS về cuộc sống và
công việc hàng ngày của mình.
Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè trong và ngồi cơ quan đã ln khích lệ,
động viên NCS vượt qua nhiều trở ngại để hoàn thành luận án.
Lời biết ơn sâu nặng nhất xin được gửi tới đấng sinh thành, đã tận tuỵ và dành
sự hy sinh cả đời cho con ăn học thành người như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020


NCS. Tạ Thị Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 9
5. Bố cục luận án ................................................................................................ 10
Chƣơng 1. CHỢ VÙNG BIÊN: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN ................................................. 11
1.1. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 11
1.2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 12
1.2.1. Vùng biên và biên giới Việt - Trung ........................................................ 12
1.2.2. Nghiên cứu chợ và chợ vùng biên ............................................................ 22
1.2.3. Các vấn đề còn đang thảo luận ................................................................ 26
1.3. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận .................................................................... 26
1.3.1. Vùng biên giới từ góc nhìn chính trị - dân tộc ......................................... 26
1.3.2. Tiếp cận chợ vùng biên từ những gợi mở của lý thuyết không gian
xã hội và mạng lưới xã hội ....................................................................................... 29
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 34
1.4.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ...................................... 34
1.4.2. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ................................................................... 40
1.4.3. Các phương pháp thu nhập thông tin ....................................................... 41

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 42

1


Chƣơng 2. VÙNG BIÊN GIỚI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG LƢỚI CHỢ
Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG ................................................................. 43
2.1. Vùng biên giới Việt - Trung từ sau 1990 ....................................................... 43
2.1.1. Đặc điểm địa hình của vùng biên giới Việt - Trung ................................. 43
2.1.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng .................................................................... 44
2.1.3. Vùng biên giới Việt - Trung từ sau 1990 .................................................. 45
2.1.4. Tình hình dân cư và dân tộc .................................................................... 48
2.1.5. Chính sách phát triển vùng biên từ sau 1990 .......................................... 50
2.2. Một số đặc điểm của mạng lƣới chợ ở vùng biên giới Việt - Trung ............ 51
2.2.1. Hệ thống chợ ............................................................................................ 51
2.2.2. Đặc điểm phân bố và loại hình ................................................................ 52
2.2.3. Tên chợ, địa điểm và thời gian họp .......................................................... 52
2.2.4. Hàng hoá và phương thức thanh toán...................................................... 53
2.2.5. Giao tiếp ở chợ ......................................................................................... 55
2.3. Nhận dạng các chợ đƣợc nghiên cứu ............................................................. 56
2.3.1. Chợ Cán Cấu ............................................................................................ 56
2.3.2. Chợ Cốc Lếu ............................................................................................. 57
2.3.3. Chợ Lộc Bình............................................................................................ 58
2.3.4. Chợ Móng Cái .......................................................................................... 60
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 61
Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN Ở CÁC CHỢ VÙNG BIÊN ................. 62
3.1. Các dịng hàng hố đƣợc mua bán ở chợ vùng biên ..................................... 62
3.1.1. Cơ cấu hàng hố ...................................................................................... 62
3.1.2. Nguồn gốc hàng hóa ở chợ ...................................................................... 67
3.1.3. Tính chất hàng hóa của các dịng sản phẩm ............................................ 70

3.1.4. Đặc điểm tộc người của hàng hoá và bn bán tại chợ .......................... 76
3.2. Dịng tiền ở chợ vùng biên ............................................................................... 78
3.3. Dòng ngƣời ở chợ vùng biên ........................................................................... 81
3.3.1. Người bán hàng do gia đình sản xuất ...................................................... 81
3.3.2. Người buôn bán chuyên nghiệp ............................................................... 83
3.3.3. Người mua hàng và sử dụng dịch vụ ........................................................ 91
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 93
2


Chƣơng 4. QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ TIẾP XÚC VĂN HOÁ
Ở CHỢ VÙNG BIÊN .............................................................................................. 94
4.1. Chợ vùng biên nhƣ một không gian xã hội ................................................... 94
4.1.1. Quan hệ thân tộc ...................................................................................... 94
4.1.2. Quan hệ thân hữu ................................................................................... 100
4.1.3. Quan hệ hôn nhân .................................................................................. 103
4.1.4. Quan hệ làm ăn ...................................................................................... 106
4.2. Tiếp xúc văn hoá ............................................................................................ 108
4.2.1. “Đi chơi chợ”: Chợ như là nơi giao tiếp văn hoá ................................. 109
4.2.2. Chợ như một khơng gian văn hố .......................................................... 111
4.2.3. Văn hoá ẩm thực ở chợ .......................................................................... 112
4.2.4. Vấn đề chợ tình....................................................................................... 114
4.2.5. Văn hố chợ vùng biên và những thách thức đang đặt ra ..................... 115
4.3. Tiếp xúc xã hội .............................................................................................. 116
4.3.1. Mạng lưới thương nhân ở chợ vùng biên ............................................... 116
4.3.2. Quan hệ xã hội giữa người mua và người bán ...................................... 119
4.3.3. Xã hội vùng biên nhìn từ chợ ................................................................. 121
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 124
Chƣơng 5. CHỢ VÙNG BIÊN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỊA PHƢƠNG VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN VÙNG BIÊN GIỚI ......... 125

5.1. Chợ và phát triển kinh tế địa phƣơng.......................................................... 125
5.1.1. Chợ với đời sống kinh tế của hộ gia đình và địa phương ...................... 125
5.1.2. Chợ với phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vùng biên .............. 129
5.1.3. Chợ với phát triển thương mại và dịch vụ vùng biên ............................. 132
5.1.4. Chợ vùng biên và sự hình thành những nguồn sinh kế mới ................... 136
5.2. Chợ và mối quan hệ xã hội ở vùng biên ....................................................... 140
5.2.1. Chợ như một điểm kết nối kinh tế - xã hội ở vùng biên ......................... 140
5.2.2. Quan hệ xã hội ....................................................................................... 141
5.2.3. Phân hoá giàu nghèo.............................................................................. 146

3


5.3. Chợ vùng biên trong đời sống văn hóa ........................................................ 147
5.3.1. Nghề thủ công truyền thống ................................................................... 147
5.3.2. Các hoạt động văn hố........................................................................... 148
5.4. Chợ vùng biên và chính sách phát triển thƣơng mại vùng biên giới ........ 150
5.4.1. Chương trình phát triển thương mại vùng biên ..................................... 150
5.4.2. Chính sách phát triển chợ vùng biên ..................................................... 151
5.4.3. Chính sách biên mậu của Trung Quốc và tác động của nó đến cư dân
vùng biên ................................................................................................................ 160
5.4.4. Chiến lược sinh tồn của cư dân ở chợ vùng biên ................................... 163
5.4.5. Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại ở chợ vùng bên ..................... 165
5.5. Dự báo xu hƣớng phát triển chợ vùng biên................................................. 166
5.6. Những ngụ ý thực tiễn cho chính sách phát triển chợ vùng biên .............. 169
Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 171
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 180


4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTQG

Chính trị Quốc gia

DTTS

Dân tộc thiểu số

KHXH

Khoa học xã hội

NDT

Nhân dân tệ

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản


QHTN

Quan hệ tộc người

TNTS

Tộc người thiểu số

TP.

Thành phố

VNĐ

Việt Nam đồng

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các thị trấn vùng biên giới Việt - Trung từ năm 1991 - 2011 ..................... 46
Bảng 2.2. Các đô thị vùng biên giới trong hệ thống hành chính các tỉnh biên giới
Việt - Trung hiện nay ................................................................................................ 47
Bảng 2.3. Dân số người Kinh ở các tỉnh biên giới Việt - Trung .............................. 49
Bảng 3.1. Thống kê ngành hàng và thành phần tộc người ở chợ Cán Cấu .............. 62
Bảng 3.2. Thống kê ngành hàng và thành phần tộc người ở chợ Cốc Lếu .............. 63
Bảng 3.3. Thống kê ngành hàng và thành phần tộc người ở chợ Lộc Bình ............. 64

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng biên giới Việt - Trung được coi phên giậu, có vị trí chiến lược quan trọng
về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phịng và mơi trường sinh thái,... của quốc gia. Vì
vậy, đây là vùng đất luôn được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đặc biệt quan tâm
trên tất cả các mặt. Trong đó, sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội chiếm một vị trí
rất quan trọng, tác động lớn đến vấn đề xây dựng ý thức quốc gia cho các tộc người,
bảo đảm an ninh quốc phịng, giữ gìn chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài nguyên môi
trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người.
Từ Đổi Mới đến nay, nhất là khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình
thường hóa quan hệ, sự mở cửa trở lại và phát triển vùng biên giới Việt - Trung đã
tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này nói riêng, cả nước nói
chung. Các chợ vùng biên chính là sự thu nhỏ mối quan hệ thương mại, văn hoá, xã
hội của cư dân các tộc người ở hai bên biên giới và rộng hơn là mối quan hệ giữa
hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Trong đời sống của các tộc người, chợ là bộ phận chủ chốt đầu tiên, được coi
là tiêu chí chủ đạo, có ảnh hưởng lớn và toàn diện đến sự phát triển kinh tế, ổn định
xã hội. Sự phát triển của hệ thống chợ góp phần khuyến khích các hoạt động trao
đổi hàng hoá trong vùng, các vùng khác trong cả nước với các hoạt động giao
thương xuyên biên giới. Điều đó, đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương,
các vùng lân cận và trong cả nước, đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh và những “đối
sánh” nhất định về kinh tế với Trung Quốc.
Vùng biên giới Việt - Trung là địa phương đa tộc người, trong đó nhiều tộc
người có đồng tộc sinh sống ở Trung Quốc. Hơn nữa, các tộc người ở hai bên
đường biên có yếu tố tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội. Vì vậy, sự phát triển
của hệ thống chợ vùng biên với việc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hóa - xã hội
là một trong những yếu tố quan trọng gắn kết nội bộ tộc người, kết nối các tộc
người và tộc người với quốc gia Việt Nam.


7


Dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, khu vực hóa, các tương
tác, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các tộc người và quốc gia láng giềng trở nên phổ
biến, hệ thống chợ ở vùng biên giới Việt - Trung là một trong những hướng chính
đón nhận sự giao lưu này. Trong q trình tương tác đó, sự năng động về kinh tế, văn
hố - xã hội của các tộc người được thể hiện qua các tương tác, trao đổi hàng hóa,
giao dịch thương mại và giao lưu văn hóa - xã hội ở trong vùng, liên/xuyên biên giới.
Từ những lý do và ý nghĩa nêu trên, nghiên cứu năng động kinh tế - xã hội của
các tộc người ở chợ vùng biên giới Việt - Trung là rất cần thiết. Nghiên cứu này góp
phần giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội vùng biên
giới Việt - Trung cũng như trong quá trình ổn định và phát triển chung của đất nước.
Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài Chợ vùng biên và những năng động kinh tế - xã
hội ở vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay làm chủ đề luận án. Qua luận án,
tôi muốn phác thảo hệ thống chợ ở vùng biên giới Việt - Trung như một không gian
tương tác, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các tộc người ở trong vùng, liên/xuyên biên
giới, cũng như chức năng, vai trò và tác động của chợ tới đời sống kinh tế - xã hội
của cư dân địa phương trong không gian xã hội vùng biên, dưới tác động của chính
sách phát triển vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận án là nghiên cứu chuyên sâu về những năng động
kinh tế - xã hội ở chợ vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay. Từ đó, luận án
chỉ ra những đặc điểm của hệ thống chợ vùng biên giới Việt - Trung trên cơ sở tìm
hiểu các tương tác, trao đổi kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa trong khơng gian xã
hội vùng biên giới cũng như vai trò và tác động của chợ trong đời sống kinh tế - xã
hội và chiến lược phát triển vùng biên giới Việt - Trung. Cụ thể làm rõ ba mục tiêu:
1) Chỉ ra đặc điểm của chợ ở vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay.
2) Làm rõ sự năng động kinh tế - xã hội ở chợ vùng biên giới Việt - Trung.

3) Nhận diện vai trò, tác động của chợ tới đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của
cư dân địa phương, với các mối liên kết về kinh tế, các quan hệ tộc người (QHTN) và
xã hội thông qua chợ và những ngụ ý cho chính sách phát triển ở vùng biên.

8


Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1) Làm rõ các đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống chợ ở vùng biên giới
Việt - Trung từ 1990 đến nay.
2) Nghiên cứu làm rõ sự chuyển dịch, trao đổi và giao lưu về kinh tế, văn hoá xã hội của các tộc người ở chợ vùng biên, trong đó, tập trung vào những mối liên
kết vùng, quan hệ tộc người, các yếu tố văn hố - xã hội thơng qua sự tương tác ở
chợ vùng biên từ 1990 đến nay.
3) Phân tích vai trị và tác động của chợ trong đời sống sinh kế các tộc người,
dưới tác động của chính sách phát triển biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chợ vùng biên giới Việt - Trung và các
hoạt động về kinh tế, văn hoá - xã hội của các tộc người ở chợ vùng biên.
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là những năng động về kinh tế - xã
hội ở chợ vùng biên, với các tương tác, trao đổi hàng hố và các giao lưu văn hóa - xã
hội của các tộc người ở chợ vùng biên giới Việt - Trung.
Địa bàn nghiên cứu của luận án là 4 chợ thuộc vùng biên giới Việt - Trung là:
Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), Cốc Lếu (TP. Lào Cai) tỉnh Lào Cai; Lộc Bình (huyện
Lộc Bình) tỉnh Lạng Sơn; chợ tiền Móng Cái (TP. Móng Cái) tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài từ 1990 đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về vùng biên và những vấn đề biên giới đã nhận được sự quan tâm
của giới học thuật trên thế giới từ nửa sau thế kỷ XX. Ở Việt Nam, vùng biên giới mới
chỉ bắt đầu được quan tâm nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây với những đề tài

thuộc Viện Dân tộc học, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Học viện Biên phịng,... Đến
nay đã có nhiều nghiên cứu về chợ ở Việt Nam và hoạt động buôn bán của các tộc
người thiểu số (TNTS) ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta, trong đó có một số
nghiên cứu về chợ từ những góc nhìn khác nhau. Song vẫn thiếu vắng những nghiên
cứu chun sâu từ góc nhìn Nhân học về tính năng động của chợ đối với phát triển
kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá tại các địa bàn biên giới nước ta trong bối cảnh cơ

9


chế thị trường, ngày càng gia tăng các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới. Do vậy,
nghiên cứu này đặt chợ trong không gian xã hội vùng biên giới Việt - Trung để thấy
được sự năng động kinh tế - xã hội của cư dân vùng biên và các yếu tố tác động đến sự
năng động này. Từ đó, làm rõ vai trò và tác động của chợ đối với đời sống kinh tế - xã
hội tộc người ở vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay. Vì vậy, nghiên cứu này
rất có ý nghĩa khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo để thảo luận với các nghiên cứu
trong và ngoài nước về sự năng động của kinh tế - xã hội các tộc người ở chợ vùng
biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và tác động của
chợ tới đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người ở vùng biên giới Việt - Trung, luận
án góp phần làm rõ chức năng, vai trị của chợ đối với kinh tế, văn hoá - xã hội của
các tộc người ở khu vực này từ 1990 đến nay, nhất là những năm gần đây được trình
bày rõ và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, luận án cịn có đóng góp quan trọng cho thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tộc người, văn hoá chợ
ở các địa phương thuộc vùng biên giới nước ta.
5. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm 5 chương:
Chƣơng 1: Chợ vùng biên: Vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương

pháp tiếp cận
Chƣơng 2: Vùng biên giới và đặc điểm của mạng lưới chợ ở biên giới
Việt - Trung
Chƣơng 3: Hoạt động buôn bán ở các chợ vùng biên
Chƣơng 4: Quan hệ xã hội và tiếp xúc văn hoá ở chợ vùng biên
Chƣơng 5: Chợ vùng biên trong đời sống kinh tế - xã hội địa phương và chiến
lược phát triển vùng biên giới

10


Chƣơng 1. CHỢ VÙNG BIÊN: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về vùng biên và chợ vùng biên dưới góc
nhìn của các ngành khoa học như Kinh tế học, Văn hố học, Sử học... Song, vẫn
cịn thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu về tính năng động của chợ đối với
phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá tại các địa bàn biên giới nước ta trong
bối cảnh cơ chế thị trường, ngày càng gia tăng các mối quan hệ tộc người xuyên
biên giới. Hơn nữa, chợ vùng biên là một dạng không gian xã hội, một điểm quan
trọng đón nhận những biểu hiện về quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội của hai quốc
gia có chung đường biên giới. Điều này đã mở ra hướng nghiên cứu thú vị về chợ
vùng biên trong khơng gian kinh tế, văn hố - xã hội ở vùng biên giới Việt - Trung.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Luận án này nghiên cứu đặc điểm của hệ thống chợ ở vùng biên giới Việt Trung, kết hợp với phân tích những năng động về kinh tế, văn hóa và xã hội ở chợ
(thực chất là sự tương tác của con người liên quan đến chợ) từ năm 1990 đến nay
trong mối liên hệ với nội địa và xuyên biên giới.
Trên cơ sở mô tả những đặc điểm, tính năng động của chợ thơng qua các hoạt
động mua bán, các mối quan hệ thân tộc, đồng tộc, thông gia, láng giềng ở trong và
ngồi nước trong q trình tương tác kinh tế, văn hoá - xã hội ở chợ. Đồng thời, làm rõ
thêm vấn đề bản sắc tộc người trong q trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa của các cộng

đồng cư dân qua mối liên hệ với chợ trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở vùng biên giới
Việt - Trung hiện nay.
Qua đó, tìm hiểu vai trò và tác động của chợ đối với đời sống kinh tế, văn hoá
- xã hội các tộc người ở vùng biên.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu chính của luận án này là đưa ra một phác thảo về
mạng lưới chợ vùng biên trong không gian kinh tế, tiếp xúc và tương tác về xã hội và
văn hóa giữa các cộng đồng cư dân cũng như đặc điểm, vai trị và tác động của chợ
trong khơng gian kinh tế - xã hội vùng biên.

11


1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Vùng biên và biên giới Việt - Trung
Các nghiên cứu về vùng biên bắt đầu từ năm 1976, với sự xuất hiện của Hội
Nghiên cứu vùng biên (Asociation for Borderlands Studies, ABS) được thành lập
trên cơ sở một nhóm các nhà nghiên cứu về biên giới Mỹ - Mexico. Hiệp hội này đã
tổ chức các hội nghị khoa học thường niên về vùng biên và năm 1986 cho ra đời
Tạp chí Nghiên cứu vùng biên (Journal of Borderlands Studies). Từ năm 1990 trở
đi, các nghiên cứu về vùng biên mới thực sự bùng nổ, do những biến động lớn về
chính trị trên thế giới trong mấy thập kỷ qua. Đó là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, quá trình hội nhập của cộng đồng chung châu Âu, sự
kiện khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ và quan trọng hơn nữa là sự thúc đẩy mạnh mẽ của
tiến trình tồn cầu hóa trên thế giới. Kể từ đó, những khẩu hiệu mang tính chính trị
và lý tưởng như “thế giới vô biên”, “hồi kết của quốc gia dân tộc”, “thế giới của các
dòng chảy” hay “xã hội dân sự toàn cầu”,... thường được nhắc đến, nhấn mạnh sự
thay đổi ý nghĩa của biên giới quốc gia truyền thống trong bối cảnh tồn cầu hóa và
sự nổi lên của thời hậu hiện đại mới (Liikanen, 2016, tr.18; Wolputte, 2013, tr. 5).
Ngồi ra, có ý kiến cho rằng, sự quan tâm của các học giả đối với vùng biên không
chỉ bởi những biến động chính trị nêu trên mà cịn bởi họ chứng kiến biên giới tồn

cầu khơng những giảm đi mà cịn gia tăng. Tồn cầu hóa kinh tế làm gia tăng các
dịng chảy về con người, tài chính, công nghệ, ý tưởng và các nguồn lực nhưng
cũng tạo ra những bất bình đẳng mới (Wolputte, 2013, tr.5-6).
Dưới tác động của quá trình hội nhập chung châu Âu và nhờ cảm hứng từ các
thảo luận về vùng biên khu vực Bắc Mỹ, một mạng lưới nghiên cứu về vùng biên
chuyển đổi (Border Regions in Transition) ở châu Âu được hình thành, làm xuất hiện
một loạt các hội thảo và ấn phẩm về chủ đề này. Từ hội thảo đầu tiên tổ chức ở Berlin
năm 1994, đã có 10 hội thảo về vùng biên tổ chức ở nhiều nước trong khối Cộng
đồng chung châu Âu, tập hợp các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Có thể kể
đến một số ấn phẩm như: Borders and Border Regions in Europe and North America
[Biên giới và các vùng biên giới ở châu Âu và Bắc Mỹ] (1997); Curtains of Iron and
Gold. Reconstructing Borders and Scales of Interaction [Bức rèm sắt và vàng. Tái

12


cấu trúc biên giới và quy mô tương tác] (1999); Cooperation, Environment and
Sustainability in Border Regions [Hợp tác, môi trường và bền vững ở các vùng biên]
(2001); Mapping Borders between Territories, Discourses and Practices [Vạch ra
đường biên giữa các lãnh thổ, diễn ngôn và thực hành] (2003); Enlargement, Region
Building and Shifting Borders of Inclusion and Exclusion [Sự mở rộng, xây dựng
vùng và dịch chuyển các biên giới] (2006);... Đặt trong bối cảnh các quốc gia châu
Âu hội nhập chung vào một cộng đồng, mối quan tâm chính của các học giả tại các
hội nghị, những cơng trình này là xem xét các vùng biên, sự phát triển vùng, những
vấn đề của hợp tác xuyên quốc gia và tương tác xuyên biên giới. Ngoài ra, vấn đề tồn
tại dai dẳng của cách phân chia các quốc gia, đế chế cũ hay quá trình phân chia ranh
giới ở các cấp độ vùng, quốc gia, siêu quốc gia cũng được đặt ra (trích trong
Liikanen, 2016, tr.19-20).
Theo đánh giá của Baud và Van Schendel, các nghiên cứu về vùng biên từ
trước đến cuối những năm 1990 chủ yếu tập trung vào các khía cạnh mang tính

pháp lý, địa chính trị và địa lý học trong việc tạo ra vùng biên và hậu quả của nó
(Baud và Van Schendel, 1997, tr.212). Điều này cũng dẫn tới việc trước kia các
nghiên cứu thường tiếp cận theo trường phái khởi nguyên luận (Primordial), cho
rằng các đường biên lãnh thổ xoay chuyển giữa các nhà nước một cách hiển nhiên
(Zhang Juan, 2011, tr.52) và theo hướng lấy nhà nước là trung tâm (Baud và Van
Schendel, 1997, tr.212). Các nhà nghiên cứu về sau này đã kêu gọi cần có sự
chuyển hướng theo tiếp cận từ ngoại vi. Thay vì tập trung vào diễn ngơn, ý đồ của
Nhà nước Trung ương, các nghiên cứu nên xem xét thực tế đời sống bị tác động bởi
Nhà nước. Người dân địa phương, giới lãnh đạo địa phương cũng như các chủ thể
trong sự tương tác ở vùng biên cần được đặt trong phân tích với vai trị quan trọng
như Nhà nước. Nghiên cứu vùng biên không chỉ là vấn đề về chính trị hay kinh tế
mà cịn là vấn đề văn hóa và xã hội. Cũng từ cuối thập niên 1990, ngày càng nhiều
học giả bắt đầu nhìn nhận biên giới như một sự kiến tạo lãnh thổ - xã hội, nơi thể
hiện những mâu thuẫn, đối nghịch giữa sự đòi hỏi nguyên tắc, cứng nhắc về biên
giới quốc gia và dòng chảy con người vốn mềm dẻo, linh hoạt (Zhang, 2011, tr.52).
Gần đây, hai cơng trình được xem là có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu về vùng

13


biên trên thế giới là The Ashgate research companion to border studies (Cẩm nang
nghiên cứu biên giới của Ashgate) (Wastl-Walter, 2011) và A companion to border
studies [Cẩm nang nghiên cứu biên giới] (Wilson & Donnan chủ biên, 2012).
Nghiên cứu thứ nhất là sự tập hợp các nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau như
Nhân học, Nghiên cứu phát triển, Địa lý học, Sử học, Khoa học chính trị và Xã hội,
tìm hiểu q trình chuyển đổi bản sắc văn hóa và quốc gia do sự năng động, dịch
chuyển của biên giới. Nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn mang tầm quốc tế, trở
thành cẩm nang cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về vùng biên; phản ánh sự cần
thiết phải hiểu được các đặc điểm riêng của biên giới và vùng biên như hợp tác
xuyên biên giới, an ninh và kiểm soát, di cư và biến động dân số, chủ nghĩa xuyên

quốc gia. Nghiên cứu thứ hai cho rằng trải qua lịch sử, chức năng và vai trò của biên
giới đã liên tục thay đổi. Vùng biên chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh thực tế, được
định hình bởi lịch sử, chính trị và quyền lực cũng như các vấn đề văn hóa, xã hội. Vì
vậy, biên giới là hiện tượng xã hội và không gian phức hợp không hề tĩnh tại, mà là
trung tâm kinh tế - xã hội năng động.
Điểm lại các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự hình thành mối quan tâm, lĩnh
vực nghiên cứu biên giới, vùng biên gắn liền với những biến động về chính trị trên
thế giới. Những chuyển hướng trong cách tiếp cận, khái niệm, chủ đề nghiên cứu về
vùng biên trên thế giới rất có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án này, đặc biệt là
phần thảo luận về khái niệm và lý thuyết tiếp cận - sẽ được trình bày ở mục sau.
Ở khu vực châu Á, mối quan tâm về vùng biên giới giữa Trung Quốc với các
quốc gia láng giềng Đông Nam Á cũng được thể hiện ở một số hội thảo và cơng trình
lớn. Có thể kể đến Where China Meets Southeast Asia: Social and Cultural Change
in the Border Regions [Nơi Trung Quốc gặp gỡ Đông Nam Á: Biến đổi văn hóa xã
hội ở các vùng biên giới] do Evans, Hutton, Eng chủ biên (2000). Cuốn sách cung
cấp cho người đọc các điều kiện xã hội từ sau mở cửa biên giới đầu thập niên 1990
như là sự tiếp nối của những thay đổi trong chính sách kinh tế của nhiều nước trong
khu vực như: Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Mỗi chương trong cuốn sách giới thiệu
về nghiên cứu một vùng biên, một vấn đề cụ thể, từ đó đưa ra một bức tranh về biến
đổi văn hóa, xã hội ở các vùng biên giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

14


Gần đây, một hội thảo tiếp cận từ góc nhìn Dân tộc học về sinh kế và mạng
lưới xuyên quốc gia ở Lào và Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội, đã xuất bản một số
chuyên đề về kinh tế hàng hóa ở vùng biên các nước xã hội chủ nghĩa hậu kỳ ở
Đơng Nam Á trên tạp chí Asia Pacific Viewpoint (số 57, vol. 2, 2016). Các bài viết
này tập trung tìm hiểu quá trình tham gia vào kinh tế hàng hóa của các cư dân vùng
biên của Việt Nam và Lào, sự hội nhập của các tộc người vùng biên vào các dịng

chảy hàng hóa, mạng lưới quy mơ nhỏ. Các tác giả cho thấy, vai trị quan trọng của
các dịng chảy hàng hóa quy mơ nhỏ này đối với sinh kế cũng như các vấn đề và
thách thức đang đặt ra đối với cư dân địa phương (Taylor, 2016).
Chủ đề vùng biên của khu vực Châu Á cũng đã được chọn làm luận án tiến sĩ
và xuất bản như The Legend of the Golden Boat: Regulation, Trade and Traders in
the Borderlands of Laos, China, Thái Land and Burma [Truyền thuyết về con
thuyền vàng: Quy định, thương mại và người buôn bán ở vùng biên giới Lào, Thái
Lan và Miến Điện] (Walker, 1999). Trong cơng trình này, tác giả đã xem xét lịch sử
chi tiết về thương mại tại vùng biên của Lào từ thế kỷ XVIII đến đương đại và nhận
định rằng vùng biên của Lào không phải là những vùng bị tách biệt về kinh tế, thay
vào đó là những năng động trong hoạt động thương mại. Qua nghiên cứu, tác giả
cũng chỉ ra rằng, với việc nghiên cứu kỹ lịch sử địa phương vùng ngoại vi cho thấy
một bức tranh sinh động về kinh tế - xã hội hơn là những nghiên cứu theo hướng
tiếp cận trung tâm trước đó mang lại.
Xu hướng xem xét vùng núi Đông Nam Á và Nam Trung Quốc như một khu
vực “Phi nhà nước” (Non-state space), gọi là “Zomia” (Van Schendel, 2002) trở thành
chủ đề quan tâm của giới học thuật trong nhiều thập kỷ qua. Jean Michaud (2010) là
một trong số các học giả về châu Á hưởng ứng tích cực khái niệm Zomia. Ơng đã có
một xuất bản gần đây thảo luận về khái niệm Zomia - vùng núi cao Đông Nam Á. Tác
giả cho rằng con người và không gian luôn giao nhau bằng nhiều hình thức rất đa
dạng. Khoảng cách địa lý tương đương với sự cơ lập về kinh tế và chính trị. Chính sự
cơ lập đó trở thành một cơng cụ phân loại quyền hạn của con người mà theo James
Scott (2009), các nhóm cư dân như vậy ẩn náu ở những vùng hẻo lánh để thoát khỏi
sự đồng hoá, tiêu diệt, hoặc thậm chí loại bỏ ý thức “tiểu bang”. Do đó, Michaud

15


muốn xem xét lại sự thật trong một số nghiên cứu ở vùng cao nguyên Đông Nam Á,
dưới ánh sáng của các cuộc tranh luận hiện tại về khái niệm gây tranh cãi: Zomia.

Michaud cũng muốn đóng góp cho các nghiên cứu về DTTS từ phương diện quốc gia,
nên mở rộng vơ hạn chứ khơng thể bó hẹp trong những ranh giới lịch sử, hệ tư tưởng
và chính trị của các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và bán đảo Đông Nam Á.
Trong hội thảo Asian Borderlands: Enclose, Interaction and Transformation
[Vùng biên châu Á: Sự bao gồm, tương tác và chuyển đổi] tổ chức từ ngày 57/11/2010 tại Chiangmai (Thái Lan), nhiều học giả đã đóng góp, thảo luận làm
sáng tỏ hơn về khái niệm Zomia. Sara Shneiderman (2010) trong bài “Cao nguyên
Himalaya có thuộc Zomia? Một số cân nhắc trên phương diện học thuật và chính
trị, theo thời gian và không gian”, đã xem xét khả năng áp dụng khái niệm Zomia
cho nghiên cứu khoa học xã hội ở vùng Himalaya. Mặc dù trên cả lý do thực tế lẫn
chính trị, thuật ngữ Zomia có thể khơng hồn toàn phù hợp với cao nguyên Tây
Tạng, song như cách mà James Scott đã sử dụng, tính “lưu thơng” về dân tộc,
quốc gia và tôn giáo của các cộng đồng vùng cao có liên quan mật thiết đến nhà
nước mà họ tham gia. Điều này có thể là có ý nghĩa lớn đối với vùng Tây Tạng.
Sarah Turner (2010) cũng là một trong số các học giả áp dụng khái niệm Zomia
trong nghiên cứu thực nghiệm của mình. Trong nghiên cứu Biên giới và định
hướng vùng biên: đường biên giới Việt - Trung hình thành như thế nào? Thách
thức và cơ hội cho tiểu thương vùng cao, đã phân tích sự hình thành, củng cố
đường biên cũng như các phân tích lịch đại về tộc người và các giao dịch về
thương mại ở vùng biên giới quốc gia giữa các tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung
Quốc và Lào Cai, miền Bắc Việt Nam thể hiện cả những thách thức và cơ hội cho
phát triển sinh kế người dân địa phương ở hai bên, gồm người Kinh (Việt Nam),
người Hán và các DTTS khác.
Các nghiên cứu về vùng biên Đông Nam Á có xu hướng cho rằng khu vực
rộng lớn này có những đặc trưng khác biệt, trong đó cư dân thích ứng với lối sống
và hệ canh tác nơng nghiệp ở vùng núi, rất đa dạng về văn hóa và ngơn ngữ nhưng
có điểm chung là nhiều tộc người đến định cư ở khu vực này do phải trốn tránh sự
bành trướng của các nhà nước dân tộc, nhất là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Các

16



cư dân đó có xu hướng thiên về cố kết tộc người thay vì hội nhập vào quốc gia dân
tộc mà mình đang sinh sống. Các nhà nghiên cứu như Michaud và Turner (2008) đã
nhấn mạnh luận điểm cho rằng các tộc người xuyên biên giới, tiêu biểu như người
Hmông, quan tâm nhiều hơn đến các mối liên hệ nội tộc của mình thay vì hội nhập
sâu vào quốc gia dân tộc mà họ đang sinh sống. Phân tích của các nhà nghiên cứu
này dường như đang cổ súy cho một cách nhìn khu vực biên giới như những dịng
chảy năng động của dân số và xã hội thay vì nhìn nó như những rào cản. Khái niệm
Zomia, dù cịn nhiều tranh cãi nhưng cũng được xem như một cách tiếp cận bổ sung
trong việc nghiên cứu về các xã hội vùng cao ở khu vực Đơng Nam Á.
Chính sách vùng biên, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, nhiều chính sách
và chương trình phát triển vùng biên của Việt Nam được thực hiện. Các chính sách
dân tộc của Việt Nam thời hiện đại đã được triển khai trên cơ sở tổng kết một số
chính sách và giải pháp có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội vùng biên, đặt
trong sự so sánh với các chính sách dân tộc của Trung Quốc thời hiện đại (Đằng
Thành Đạt, 2006, tr.11). Nghiên cứu của Đằng Thành Đạt mang lại một cái nhìn so
sánh về chính sách dân tộc, nhưng nó khơng tập trung vào vấn đề vùng biên. Hơn
nữa, nghiên cứu này chủ yếu phân tích chính sách mà khơng quan tâm nhiều đến q
trình thực hiện và tác động của chính sách tới đời sống kinh tế - xã hội của cư dân. Về
mặt lý luận, các chương trình phát triển ở vùng biên giới Việt - Trung của Việt Nam
từ sau 1990 tập trung vào việc khuyến khích cư dân định cư ổn định, quy hoạch vùng
biên giới, nhấn mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu kinh tế cửa khẩu và các
đô thị, tăng cường giao thương xuyên biên giới, đồng thời phát triển dự án xóa đói
giảm nghèo ở các xã khó khăn theo Chương trình 134,135 và một số chương trình dự
án khác. Bên cạnh đó, chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc lại tập trung
vào chính sách “Hưng biên phú dân” và tăng cường cơ sở vật chất, vốn ưu đãi để phát
triển kinh tế vùng biên (Vương Xn Tình, 2010, tr.36-38). So với chính sách dân tộc
của Trung Quốc, chính sách dân tộc của Việt Nam cịn chưa cụ thể hoá xuống từng
địa phương, thiếu trọng tâm và chính sách đặc thù, chưa tạo đột phá trong phát triển
kinh tế - xã hội, trong khi đó chính sách dân tộc của Trung Quốc lại mang tính chiến

lược, tập trung vào xố đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội với nội dung cụ thể

17


và nguồn vốn tập trung, có trọng tâm, trọng điểm đã giải quyết triệt để các khó khăn ở
vùng biên giới (Trần Thị Mai Lan, 2011, tr.122-123). Tuy nhiên, kết quả thực hiện
chính sách dân tộc đã có tác động tích cực tới kinh tế - xã hội của vùng biên giới Tây
Bắc (Trần Văn Hà, 2014, tr.92).
Kinh tế biên mậu, các hoạt động buôn bán ở biên giới Việt - Trung có từ rất
sớm, được tạo nên bởi các yếu tố lịch sử, tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tộc
người (Nguyễn Minh Hằng, 2003). Các hoạt động bn bán thời kỳ này diễn ra tại
các “bác dịch trường” (trung tâm trao đổi hàng hóa) đã được chính quyền nhà Lý và
triều Tống mở ra trên biên giới Đại Việt - Tống để phục vụ nhu cầu trao đổi sản vật,
vàng bạc và các mặt hàng quý hiếm (Nguyễn Hữu Tâm, 2011). Sự phát triển của
các chợ biên giới, cửa khẩu đã tác động tới nền kinh tế hàng hóa cũng như thúc đẩy
các hoạt động giao thương trong cả nước (Phạm Văn Linh, 2001). Các tộc người ở
hai bên đường biên giới có những tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã
hội, đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường các trao đổi và giao lưu về kinh tế, văn
hóa, xã hội (Đặng Thanh Phương, 2009). Hơn nữa, con đường buôn bán qua biên
giới giữa Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) có từ rất sớm trong lịch
sử, tác động tới sự hình thành và phát triển của các đô thị vùng biên Lào Cai. Từ khi
quan hệ Việt -Trung bình thường hóa, các hoạt động buôn bán giữa Lào Cai và Vân
Nam ngày càng tăng cường, kim ngạch thương mại không ngừng gia tăng, tác động
đến quan hệ dân tộc, phân hóa giàu nghèo (Trần Hữu Sơn, 2009, tr.58). Từ 1990 đến
nay, các khu cửa khẩu và kinh tế cửa khẩu phát triển tác động tới kinh tế - xã hội của
các tộc người ở hai bên biên giới, đặc biệt là sự năng động về dân số của người Hoa
cũng như những tác động kinh tế biên mậu tới đời sống của các tộc người (Nguyễn
Thị Hiên, 2014). Sự phát triển của kinh tế biên mậu thu hút sự tham gia của các tộc
người vào các hoạt động ở chợ biên giới, lao động làm thuê và các dịch vụ khác, nổi

lên vai trò của người Kinh ở các chợ cửa khẩu và các TNTS ở khu vực dịch vụ, đồng
thời, tăng cường giao lưu hàng hóa, sự gắn kết các tộc người thông qua mối quan hệ
thân tộc, đồng tộc của cư dân vùng biên (Trần Hồng Thu, 2013, tr.24-25).
Với các nghiên cứu về vùng biên, Sarah Turner (2010) và Zhang Juan (2011) đề
cập đến những trải nghiệm hàng ngày của tiểu thương vùng cao, qua đó cho thấy cách

18


thích nghi với những thay đổi kinh tế, chính sách lớn của Nhà nước. So với trước năm
1979, biên giới Việt - Trung đã có rất nhiều thay đổi, điều này tạo nên cả cơ hội lẫn
thách thức cho các tiểu thương và kinh nghiệm trên 3 phương diện: cảm thức khơng
gian - thời gian, chiến lược thích nghi và các hoạt động cụ thể. Hoạt động kinh tế biên
mậu của cư dân Việt Nam gồm mậu dịch chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán của các
cư dân biên giới, các dạng dịch vụ xuất nhập khẩu khác như chuyển khẩu, tạm nhập tái
xuất,... (Hoàng Thanh Vân, 2003). Kinh tế biên mậu của các tộc người ở biên giới
Việt - Trung rất sôi động, với các hoạt động buôn bán tại chợ biên giới và cửa khẩu
cùng với dịch vụ như lưu trú, vận chuyển hàng hóa, bưu chính viễn thông, đổi tiền, ăn
uống,... đã thu hút hầu hết các tộc người trong vùng và người Kinh ở các vùng miền
trong cả nước, tạo động lực phát triển cho hoạt động kinh tế biên mậu, nhất là từ 1990
đến nay (Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh, 2013). Cùng với các TNTS trong
vùng, người Tày đã tham gia vào quá trình phát triển kinh tế biên mậu với các hoạt
động buôn bán tại chợ cửa khẩu, phát triển các dịch vụ cho thuê phòng trọ, cửu vạn,
bốc vác, hàng ăn,... Những hoạt động kinh tế này đã có tác động tới quá trình chuyển
đổi kinh tế của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn từ Đổi Mới đến nay (Phạm Thị Thu Hà,
2012). Bên cạnh đó, người Kinh cũng từng bước thích nghi với nền nông nghiệp ở
vùng biên giới Việt - Trung (Bùi Xn Đính, 2009b) và có vai trị quan trọng trong
phát triển bền vững các tỉnh biên giới ở khu vực phía Đơng Bắc (Bùi Xn Đính,
2009a). Người Kinh là lực lượng chủ đạo tại các trung tâm thương mại, cửa khẩu và
chợ biên giới, thúc đẩy ngành dịch vụ và du lịch phát triển, đồng thời là động lực trong

phát triển kinh tế vùng biên giới Việt - Trung từ 1990 đến nay (Tạ Thị Tâm, 2018).
Trong cuốn Sinh kế ở vùng biên: Người Hmông ở biên giới Việt - Trung
(Turner, Bonnin & Michaud, 2015) đã giới thiệu nét cơ bản về hoạt động sinh kế
của người Hmông ở vùng biên giới Việt - Trung, nhấn mạnh luận điểm cho rằng các
tộc người xuyên biên giới, tiêu biểu như người Hmông, quan tâm nhiều hơn đến các
mối liên hệ nội tộc người thay vì hội nhập sâu vào quốc gia dân tộc mà họ đang sinh
sống. Như đã trình bày, phân tích của các nhà nghiên cứu này dẫn tới việc cổ súy
cho một cách nhìn khu vực biên giới như những dòng chảy năng động của dân số và
xã hội thay vì nhìn nó như những thách thức đối với phát triển kinh tế.

19


Tiếp mạch nghiên cứu về sinh kế, bài viết Sinh kế nơi biên cương: Sự thích
ứng của người Hmơng ở vùng biên giới Việt - Trung (Turner và Michaud, 2016) đề
cập đến những cơ hội khác nhau của người Hmông ở vùng biên giới Việt - Trung đã
nắm bắt để tạo ra các sinh kế thích ứng. Họ đã lựa chọn sinh kế cho mình khơng chỉ
làm theo mà cịn biết phản kháng sự hội nhập thị trường quá nhanh và những ý
tưởng hiện đại đều mang tính trao đổi. Điều đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra, cộng
đồng người Hmông vùng biên giới Việt - Trung đang lựa chọn và tạo ra sinh kế phù
hợp với văn hóa, xã hội địa phương trong q trình hiện đại hố.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Endres (2016, 2017, 2019) cũng đề cập đến những
tương tác ở vùng biên giới Việt - Trung, qua phân tích các hoạt động trao đổi, bn
bán ở khu vực chợ, cửa khẩu, quan hệ giữa người dân và chính quyền thơng qua các
tương tác ở vùng biên giới.
Quan hệ tộc người xuyên biên giới, với nghiên cứu trường hợp người Hà Nhì
ở xã Y Tý, Bát Xát, Lào Cai trong bối cảnh lịch sử tộc người, kinh tế - xã hội của
vùng biên giới Việt - Trung nổi lên trên các phương diện quan hệ kinh tế, văn hố, xã
hội, có tính chất tất yếu, đó là quan hệ gia đình dịng họ xun biên giới, hôn nhân
xuyên biên giới, quan hệ bạn bè xuyên biên giới chủ yếu với đồng tộc, quan hệ dân

tộc xuyên biên giới ở chiều cạnh kinh tế diễn ra trong trao đổi, mua bán hàng hóa.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa các thương nhân, người mua và người bán trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường đã khiến cho việc sử dụng hàng hóa của người dân khá đa
dạng (Vương Xn Tình, 2010). Cùng với đó, quan hệ dân tộc của người Lô Lô cũng
diễn ra ở chiều cạnh kinh tế, văn hóa - xã hội và có tác động tới sự phát triển của
vùng biên giới Việt - Trung (Phạm Đăng Hiến, 2008).
Gần đây, đề tài Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của một số tộc người vùng
miền núi phía Bắc (Lý Hành Sơn và Trần Thị Mai Lan, Chủ biên, 2017), đã khái
quát về các dân tộc miền núi phía Bắc, nhận diện thực trạng quan hệ dân tộc xuyên
quốc gia của một số tộc người trong vùng. Các quan hệ này được biểu hiện qua hoạt
động kinh tế (quan hệ trao đổi giống cây trồng, vật nuôi; mua bán qua đường biên
giới; làm thuê qua đường biên giới; xâm canh, thuê đất sản xuất qua đường biên
giới), quan hệ tộc người (họ hàng, láng giềng và hơn nhân) và văn hóa tộc người, an
ninh quốc phòng,...

20


Bên cạnh đó, vấn đề di cư ở vùng biên giới Việt - Trung được một số nhà
nghiên cứu nước ngoài quan tâm, cụ thể Kinh nghiệm di cư qua biên giới ở tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Việt Nam (Donald Hickerson, 2012). Nghiên cứu này đã đề cập đến hoạt
động xuyên biên giới đem lại nhiều cơ hội, cũng như rủi ro cho phụ nữ nghèo ở các
nước đang phát triển trong việc tìm kiếm sinh kế và những rào cản chính sách đang
hạn chế những dịng di cư này. Do vậy, phụ nữ nghèo thường phải nhờ đến các mối
quan hệ xã hội để giúp họ đi qua biên giới, tìm kiếm việc làm, tránh bị lừa đảo và ổn
định cuộc sống. Với Nghiên cứu trường hợp lao động nam di cư xuyên biên giới Việt
- Trung: Động năng, trải nghiệm và các vấn đề về sức khoẻ (Nguyễn Song, 2017), đã
đề cập tới hiện tượng nam di cư lao động xun biên giới Việt - Trung khơng có giấy
phép, những nguy cơ tiềm ẩn mà họ phải đối mặt, q trình kết nối xã hội và sự hồ
nhập cuộc sống.

Vấn đề hôn nhân xuyên biên giới Việt - Trung, được một số học giả trong và
ngoài nước quan tâm như Caroline (2012), nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới ở
TP. Móng Cái và TP. Lào Cai thơng qua nghiên cứu một số gia đình tiểu thương ở
vùng biên giới Việt - Trung. Qua nghiên cứu của Caroline thấy rằng có sự tương
đồng giữa các thành phố vùng biên Việt Nam và Trung Quốc, ví dụ như Móng Cái và
Đơng Hưng, Lào Cai và Hà Khẩu. Bên cạnh đó, hơn nhân xuyên biên giới xuất hiện
nhiều ở các gia đình buôn bán. Các mối quan hệ trong hôn nhân đã phản ánh không
gian xã hội và sự đa dạng văn hoá ở vùng biên giới Việt - Trung. Hơn nữa, hôn nhân
xuyên biên giới gắn với vấn đề phát triển xã hội ở các địa bàn vùng biên giới nước ta
(Đặng Thị Hoa, 2017).
Bên cạnh đó, văn hóa và các yếu tố tộc người là trụ cột thứ 4 trong phát triển
bền vững ở các vùng biên giới của Việt Nam. Đặc biệt là những tác động của yếu
tố văn hóa tộc người đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội, an ninh quốc phịng và
tác động của tồn cầu hóa và quan hệ dân tộc xuyên biên giới (Vương Xuân Tình,
Chủ biên, 2014).
Như vậy, các nghiên cứu về vùng biên kể đến ở trên đã tập trung đến các vấn
đề lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, quan hệ tộc người, văn hóa trong phát triển,…

21


×