Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động CTXH với trẻ vị thành niên điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 237 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Hà

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NHI TRUNG ƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Hà

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NHI TRUNG ƢƠNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: Đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CƠNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Đặng Cảnh Khanh

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hà cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng và do chính bản thân thực hiện. Các số liệu khảo sát, các kết quả nghiên
cứu, các phân tích, bình luận, cũng nhƣ các kết luận đƣợc trình bày trong luận án là
trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Nghiên cứu sinh cam đoan rằng đã cảm ơn các bên tham gia giúp đỡ, rằng đã
trích dẫn đầy đủ các nguồn tài liệu đƣợc sử dụng cho mục đích tham khảo trong luận án
này.
Nghiên cứu sinh xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến GS.TS. Đặng Cảnh Khanh,
ngƣời mà tơi kính trọng và gọi là Bác. Sự hƣớng dẫn tận tình, sự chỉ bảo chi tiết, sự
giải thích cụ thể, sự động viên, khích lệ ân cần của Bác giúp tơi hồn thành luận án
tiến sỹ của mình.
Một ngƣời Thầy mà tơi kính trọng nữa là PGS.TS. Trịnh Văn Tùng. Sự ân
cần đơn đốc, sự chỉ bảo nhân tâm, sự góp ý khoa học của Thầy giúp tôi củng cố
thêm quyết tâm và nghị lực hoàn thành luận án. Ở Thầy, tôi không cảm nhận sự xa
cách, mà là sự gần gũi, nhiệt tâm của ngƣời Thầy, ngƣời anh đi trƣớc. Em cảm ơn
Thầy nhiều Thầy ạ.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tơi cịn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm,
góp ý, động viên q báu từ q Thầy/Cơ, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc:

Đến tập thể khoa Xã hội học, những ngƣời Thầy, ngƣời Cơ đã giúp tơi
hồn thành chƣơng trình học tập và nghiên cứu. Những bài giảng xúc
tích, cơ đọng và khoa học, những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản đƣợc
vận dụng chuyên nghiệp từ Quý Thầy/Cô giúp tơi lĩnh hội nhiều điều
hữu ích cho việc thực hiện luận án.
Đến Q Thầy/Cơ đã có những góp ý khoa học thiết thực tại những
buổi bảo vệ chuyên đề, tại những buổi sinh hoạt khoa học, cũng nhƣ tại
buổi bảo vệ cấp cơ sở và phản biện kín.
Đến Ban giám hiệu trƣờng đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn đã
đồng ý tiếp nhận tôi vào làm nghiên cứu sinh chuyên ngành công tác xã
hội tại khoa Xã hội học.
Đến GS.TS. Lê Thanh Hải, Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ƣơng,
phòng Tổ chức Cán bộ và Khoa Tâm thần nơi tôi công tác đã tạo thuận
lợi cho tôi đƣợc theo học và thực hiện nghiên cứu.
Đến những nhân viên CTXH, các y, bác sỹ, trẻ vị thành niên điều trị
nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng và ngƣời chăm sóc, những ngƣời


đã nhiệt tình giúp tơi thu thập thơng tin phục vụ luận án.
Đến bạn bè/đồng nghiệp của tôi, những ngƣời động viên, khích lệ tơi
theo học chƣơng trình tiến sỹ này.
Đến đến bố/mẹ tôi, đến anh/chị/em tôi, đến chồng tôi, đến các con tôi là
Nguyễn Trung Thế Anh và Nguyễn Ngọc Diệp, những ngƣời luôn sát
cánh bên tôi, động viên tôi những khi mệt mỏi trƣớc núi công việc đồ
sộ của luận án tiến sỹ.


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CTXH


Công tác xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

N.T.H

Tên riêng của nhân viên công tác xã hội

PVS

Phỏng vấn sâu

VTN

Vị thành niên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 8
2. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới của đề tài nghiên cứu ............................... 9
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 11
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .......................................................................... 12
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 12
6. Câu hỏi, giả thuyết và khung phân tích ................................................................. 14
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 16
NỘI DUNG ............................................................................................................... 17
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC

XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN ................................................................................ 17
1.1. Nhóm các nghiên cứu về sự phổ cập hoạt động công tác xã hội trong
bệnh viện .............................................................................................................. 17
1.1.1. Sự hình thành cơng tác xã hội trong bệnh viện ......................................17
1.1.2. Sự phổ cập và hạn chế của hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện 21
1.2. Nhóm các nghiên cứu về mơ hình hoạt động và nhận thức về hoạt động
công tác xã hội trong bệnh viện ......................................................................... 24
1.2.1. Mơ hình hoạt động cơng tác xã hội trong bệnh viện và một số hạn chế 24
1.2.2. Nhận thức đúng và sai lệch về ý nghĩa của hoạt động công tác xã hội
trong bệnh viện .................................................................................................27
1.3. Nhóm các nghiên cứu về thực trạng và năng lực thực hiện hoạt động
công tác xã hội trong bệnh viện ......................................................................... 31
1.3.1. Hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện: sự đan xen giữa chuyên
nghiệp và không chuyên ...................................................................................31
1.3.2. Sự thiếu hụt, yếu kém chuyên môn của đội ngũ nhân viên công tác xã
hội trong bệnh viện: nguyên nhân và hệ quả ...................................................36
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 40
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT


ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ ................................................................................................. 42
2.1. Một số khái niệm ứng dụng trong đề tài.................................................... 42
2.1.1. Công tác xã hội, cơng tác xã hội nhóm và nhân viên công tác xã hội ...42
2.1.2. Hoạt động công tác xã hội .....................................................................46
2.1.3. Trẻ vị thành niên và trẻ vị thành niên điều trị nội trú trong bệnh viện ..46
2.1.4. Hoạt động công tác xã hội và thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm với
trẻ vị thành niên điều trị nội trú trong bệnh viện .............................................48
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài ........................................................... 49
2.2.1. Lý thuyết trao quyền, biện hộ .................................................................49

2.2.2. Lý thuyết nhận thức – hành vi ................................................................55
2.2.3. Lý thuyết nhu cầu ...................................................................................62
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 67
2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................................67
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ..................................................................70
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin qua hoạt động cơng tác xã hội nhóm .71
2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia .......................................72
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...........................................................73
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 73
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI DÀNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NHI TRUNG ƢƠNG ................................................................................................ 75
3.1. Nền tảng triển khai hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung
ƣơng ...................................................................................................................... 75
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................75
3.1.2. Khái quát lịch sử hình thành bệnh viện Nhi Trung ương và phịng cơng
tác xã hội ..........................................................................................................76
3.1.3. Chất lượng nghề của đội ngũ nhân viên công tác xã hội .......................78

2


3.1.4. Khái quát về trẻ vị thành niên điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung
ương theo kết quả khảo sát ...............................................................................80
3.2. Nhu cầu tiếp cận hoạt động công tác xã hội của trẻ vị thành niên điều trị
nội trú ................................................................................................................... 82
3.2.1. Về nhu cầu tiếp cận hoạt động hỗ trợ thủ tục hành chính .....................82
3.2.2. Về nhu cầu tiếp cận hoạt động tư vấn liên quan đến khám, chữa bệnh .84
3.2.3. Về nhu cầu tiếp cận hoạt động kết nối khám, chữa bệnh với y, bác sỹ ..86
3.2.4. Về nhu cầu tiếp cận hoạt động hỗ trợ dinh dưỡng, trao quà .................87

3.3. Thực trạng việc triển khai hoạt động công tác xã hội dành cho trẻ vị
thành niên điều trị nội trú .................................................................................. 88
3.3.1. Hoạt động hỗ trợ thủ tục hành chính .....................................................88
3.3.2. Hoạt động tư vấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh .........................92
3.3.3. Hoạt động kết nối với y, bác sỹ để được khám, chữa bệnh ....................95
3.3.4. Hoạt động hỗ trợ dinh dưỡng, trao quà .................................................96
3.4. Lƣợng giá hoạt động công tác xã hội dành cho trẻ vị thành niên điều trị
nội trú và nhu cầu mở rộng ............................................................................... 98
3.4.1. Lượng giá sự cần thiết của hoạt động công tác xã hội ..........................98
3.4.2. Lượng giá sự hài lòng của trẻ vị thành niên điều trị nội trú ................104
3.4.3. Lượng giá ảnh hưởng của hoạt động công tác xã hội đến việc
khám/chữa bệnh của y, bác sỹ ........................................................................108
3.4.4. Khái quát nhu cầu mở rộng hoạt động công tác xã hội .......................110
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 113
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG
ƢƠNG ..................................................................................................................... 115
4.1. Hoạt động thành lập nhóm ....................................................................... 115
4.1.1. Lựa chọn trẻ tham gia hoạt động công tác xã hội nhóm......................115
4.1.2. Xác lập thành viên và xây dựng quy tắc hoạt động nhóm ....................119
4.2. Hoạt động chuẩn bị thực hiện can thiệp nhóm ...................................... 124

3


4.2.1. Tổ chức hoạt động “phá băng” tạo lập, củng cố mối quan hệ giữa các
thành viên và xác lập sơ đồ sinh thái .............................................................124
4.2.2. Nhận diện vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu tiên ......................................130
4.2.3. Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ .........................................................133
4.3. Hoạt động can thiệp hỗ trợ nhóm ............................................................ 137

4.3.1. Hoạt động trợ giúp nhóm giảm thiểu cảm giác lo lắng về bệnh và về
việc chữa bệnh ................................................................................................137
4.3.2. Hoạt động kết nối nhóm với y, bác sỹ để được tư vấn về bệnh và về việc
chữa bệnh .......................................................................................................149
4.3.3. Hoạt động hỗ trợ nhóm giảm bớt lo lắng về việc học tập để an tâm chữa
bệnh ................................................................................................................161
4.4. Hoạt động lƣợng giá kết thúc ................................................................... 169
4.4.1. Lượng giá mức độ cần thiết của hoạt động công tác xã hội nhóm dành
cho trẻ vị thành niên điều trị nội trú ..............................................................169
4.4.2. Lượng giá mức độ hài lòng và thay đổi của trẻ vị thành niên điều trị nội
trú tham gia hoạt động cơng tác xã hội nhóm ................................................172
4.4.3. Lượng giá ảnh hưởng của hoạt động công tác xã hội nhóm đến việc
khám, chữa bệnh của y, bác sỹ .......................................................................174
4.4.4. Khái quát thành công và hạn chế của hoạt động thực nghiệm cơng tác
xã hội nhóm ....................................................................................................178
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................. 183
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 194
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 202

4


Danh mục các bảng
Bảng 3. 1. Trình độ đào tạo/chuyên ngành đào tạo của đội ngũ nhân viên CTXH tại
bệnh viện Nhi Trung ƣơng ........................................................................................78
Bảng 3. 2. Khái quát thông tin chung về trẻ VTN điều trị nội trú ............................80
Bảng 3. 3. Nhu cầu đƣợc hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà từ phía nhân viên CTXH của

trẻ VTN điều trị nội trú (%; N = 420) .......................................................................88
Bảng 3.4. Kết quả hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà từ phía nhân viên CTXH dành cho
trẻ VTN điều trị nội trú (%; N = 420) .......................................................................97
Bảng 3. 5. Sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ thủ tục hành chính từ phía nhân viên
CTXH dành cho trẻ VTN điều trị nội trú ..................................................................98
Bảng 3.6. Sự cần thiết của hoạt động tƣ vấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh từ
phía nhân viên CTXH dành cho trẻ VTN điều trị nội trú .........................................99
Bảng 3.7. Sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ kết nối khám, chữa bệnh từ phía nhân
viên CTXH dành cho trẻ VTN điều trị nội trú ........................................................100
Bảng 3.8. Sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà từ phía nhân viên
CTXH dành cho trẻ VTN điều trị nội trú ................................................................101
Bảng 3.9. Lƣợng giá sự cần thiết của hoạt động CTXH từ phía y, bác sỹ và ngƣời
chăm sóc ..................................................................................................................102
Bảng 3.10. Sự hài lòng về hoạt động hỗ trợ thủ tục hành chính của trẻ VTN điều trị
nội trú dành cho nhân viên CTXH ..........................................................................104
Bảng 3.11. Sự hài lòng về hoạt động tƣ vấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh của
trẻ VTN điều trị nội trú dành cho nhân viên CTXH ...............................................105
Bảng 3.12. Sự hài lòng về hoạt động hỗ trợ kết nối khám, chữa bệnh của trẻ VTN
điều trị nội trú dành cho nhân viên CTXH ..............................................................106
Bảng 3.13. Sự hài lòng về hoạt động hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà của trẻ VTN điều
trị nội trú dành cho nhân viên CTXH (%; N = 420) ...............................................107
Bảng 3. 14. Lƣợng giá ảnh hƣởng của hoạt động CTXH đến việc khám, chữa bệnh
của y, bác sỹ ............................................................................................................108


Bảng 4. 1. Khái quát hoạt động lựa chọn trẻ VTN điều trị nội trú tham gia hoạt động
CTXH nhóm ............................................................................................................116
Bảng 4. 2. Thông tin đánh giá nhanh về trẻ VTN điều trị nội trú tham gia hoạt động
CTXH nhóm ............................................................................................................120
Bảng 4. 3. Khái quát hoạt động chuẩn bị “phá băng” .............................................124

Bảng 4.4. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CTXH nhóm theo vấn đề ƣu tiên ...........134
Bảng 4. 5. Lƣợng giá mức độ cần thiết của hoạt động CTXH nhóm theo vấn đề ƣu
tiên từ phía trẻ vị thành niên ...................................................................................169
Bảng 4. 6. Lƣợng giá mức độ cần thiết của việc tổ chức hoạt động CTXH nhóm từ
phía ngƣời chăm sóc................................................................................................170
Bảng 4.7. Lƣợng giá mức độ cần thiết của việc tổ chức hoạt động CTXH nhóm từ
phía y, bác sỹ ...........................................................................................................171
Bảng 4. 8. Lƣợng giá mức độ hài lòng về hoạt động CTXH nhóm theo vấn đề ƣu
tiên từ phía trẻ VTN điều trị nội trú ........................................................................172
Bảng 4.9. Lƣợng giá mức độ thay đổi của trẻ VTN sau những buổi sinh hoạt CTXH
nhóm ........................................................................................................................173
Bảng 4.10. Lƣợng giá ảnh hƣởng của hoạt động CTXH nhóm đến thái độ tiếp xúc
bệnh nhân của y, bác sỹ...........................................................................................175
Bảng 4.11. Lƣợng giá ảnh hƣởng của hoạt động CTXH nhóm đến sự hiểu biết về
bệnh nhân của y, bác sỹ...........................................................................................175
Bảng 4.12. Lƣợng giá ảnh hƣởng của hoạt động CTXH nhóm đến việc xây dựng
phác đồ điều trị cho bệnh nhân của y, bác sỹ ..........................................................176
Bảng 4.13. Lƣợng giá ảnh hƣởng của hoạt động CTXH nhóm đến thời gian điều trị
cho bệnh nhân của y, bác sỹ ....................................................................................177
Danh mục các hình
Hình 3. 1. Nhu cầu tiếp cận hoạt động hỗ trợ thủ tục hành chính của trẻ VTN điều
trị nội trú (%; N = 420) .............................................................................................83

6


Hình 3. 2. Nhu cầu tƣ vấn liên quan đến việc khám/chữa bệnh của trẻ VTN điều trị
nội trú (%; N = 420) ..................................................................................................84
Hình 3. 3. Nhu cầu đƣợc kết nối khám, chữa bệnh với đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên
CTXH của trẻ VTN điều trị nội trú (%; N = 420).....................................................86

Hình 3. 4. Kết quả hỗ trợ thủ tục hành chính dành cho trẻ VTN điều trị nội trú (%;
N = 420) ....................................................................................................................89
Hình 3. 5. Kết quả tƣ vấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh dành cho trẻ VTN
điều trị nội trú (%, N = 420)......................................................................................93
Hình 3. 6. Kết quả hỗ trợ kết nối khám, chữa bệnh với đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên
CTXH dành cho trẻ VTN điều trị nội trú (%, N = 420)............................................95
Hình 4. 1. Quy định hoạt động chung của nhóm ....................................................122
Hình 4. 2. Mơ hình tƣơng tác nhóm thơng qua hoạt động “phá băng” ...................128
Hình 4. 3. Sơ đồ sinh thái nhóm của trẻ VTN điều trị nội trú ................................129
Hình 4. 4. Mơ hình nhận diện vấn đề chung của nhóm ..........................................130
Hình 4. 5. Cây vấn đề của trẻ VTN điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng 131
Hình 4. 6. Mức độ hoạt động vẽ theo sơ đồ sinh thái nhóm của trẻ VTN điều trị nội
trú ............................................................................................................................136
Hình 4. 7. Mơ hình can thiệp trợ giúp trẻ tham gia chia sẻ cảm giác lo lắng về bệnh
và về việc chữa bệnh ...............................................................................................138
Hình 4. 8. Mơ hình tƣơng tác nhóm trong hỗ trợ trẻ VTN chia sẻ cảm giác lo lắng
về bệnh và về việc chữa bệnh .................................................................................143
Hình 4. 9. Mơ hình kết nối, huy động nguồn lực tham gia trợ giúp trẻ giảm thiểu
cảm giác lo lắng về bệnh và về việc chữa bệnh ......................................................147
Hình 4. 10. Mơ hình kết nối trẻ với y, bác sỹ để đƣợc tƣ vấn về bệnh và về việc
chữa bệnh ................................................................................................................150
Hình 4. 11. Mơ hình huy động nguồn lực gia đình, thầy/cơ, bạn học vào trợ giúp trẻ
giảm thiểu cảm giác lo lắng về việc học tập để an tâm chữa bệnh .........................162

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện

đƣợc manh nha hình thành ngay từ những năm 1880 tại Anh, khi đó, một nhóm tình
nguyện viên làm việc tại nhà thƣơng điên đã tổ chức những chuyến vãng gia thân
thiện nhằm tìm hiểu thơng tin và nhu cầu cần trợ giúp của ngƣời bệnh đã xuất viện.
Hoạt động can thiệp, trợ giúp trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng, hỗ trợ thân chủ dần
vƣợt qua các khó khăn gặp phải trong cuộc sống sau khi từ nhà thƣơng điên trở về
đã tạo đƣợc tiếng vang, bởi nó giúp nhiều ngƣời bệnh hồi gia tìm lại đƣợc cảm giác
cân bằng, tự tin trong cuộc sống [Gehlert Sarat, 2012, tr.174].
Đến năm 1905, hoạt động CTXH chính thức đƣợc đƣa vào các bệnh viện tại
Mỹ và đội ngũ nhân viên CTXH lúc này chỉ thực hiện một số công việc đơn giản
nhƣ: hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân lao, giáo dục bệnh nhân giữ vệ sinh, chăm sóc đặc
biệt cho trẻ em, chăm sóc ngƣời bệnh tại nhà an dƣỡng … Các hoạt động trên góp
phần nâng cao khả năng phục hồi của ngƣời bệnh và nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ
của y, bác sỹ. Nhờ sự thành công này mà nhiều quốc gia trên thế giới đƣa ra quyết
định tuyển dụng nhân viên CTXH vào làm việc tại bệnh viện [Christine Perriam,
2015, tr. 18 – 22; Annie et al., 2014, tr. 4]. Bề dày lịch sử trên giúp cho hoạt động
CTXH trong bệnh viện tại nhiều quốc gia trên thế giới trở nên chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam, hoạt động CTXH trong bệnh viện mới đƣợc thừa nhận chính
thức vào năm 2011 thông qua quyết định số 2514/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành
ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH trong ngành y tế giai
đoạn 2011 – 2020. Sự non trẻ đó khiến cho nhiều hoạt động CTXH có tính chất
chun nghiệp chƣa đƣợc triển khai trong thực tiễn (chẳng hạn nhƣ hoạt động kết
nối khám, chữa bệnh, hoạt động tƣ vấn, hay hoạt động can thiệp CTXH nhóm).
Thay vào đó, nhiều bệnh viện chú trọng hơn đến hoạt động CTXH có tính chất giản
đơn nhƣ chỉ đƣờng, hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà nhằm mục đích giảm bớt khó khăn
cho ngƣời bệnh và ngƣời nhà trong quá trình điều trị nội trú [Lê Thị Hoàng Liễu,
2016, tr. 195; Đỗ Hạnh Nga, 2016, tr. 17].

8



Sự du nhập hoạt động CTXH vào môi trƣờng y tế cho phép luận án tiến hành
nghiên cứu “Hoạt động CTXH với trẻ vị thành niên điều trị nội trú tại bệnh
viện Nhi Trung ƣơng” nhƣ một trƣờng hợp điển cứu. Nội dung của luận án tập
trung vào phân tích nhu cầu tiếp cận hoạt động CTXH trong bệnh viện của trẻ VTN
điều trị nội trú, từ đó phân tích hoạt động CTXH đƣợc triển khai; so sánh nhu cầu
của trẻ với thực tiễn can thiệp trợ giúp của nhân viên CTXH, cũng nhƣ so sánh hoạt
động can thiệp của nhân viên CTXH trong mối quan hệ với y, bác sỹ và ngƣời chăm
sóc. Cũng từ thực tiễn tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng, luận án tiến hành thực nghiệm
hoạt động CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội trú theo đề xuất của y, bác sỹ nhằm
kiến nghị đƣa mơ hình can thiệp này vào thực tiễn hoạt động của bệnh viện. Nhƣ
vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung kiến thức lý luận và thực
tiễn về hoạt động CTXH trong môi trƣờng y tế của nƣớc ta ở giai đoạn hiện nay.
2. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới của đề tài nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận: Hoạt động triển khai nghiên cứu trên thực tiễn tại một địa
bàn cụ thể là bệnh viện Nhi Trung ƣơng cho phép luận án:
 Góp phần bổ sung thêm nền tảng tri thức làm sáng tỏ hệ thống lý luận về
các khái niệm liên quan đến đối tƣợng và vấn đề nghiên cứu nhƣ:
CTXH, CTXH nhóm, nhân viên CTXH, trẻ VTN, hoạt động CTXH/
thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội trú.
 Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức xã hội về ý nghĩa và sự cần
thiết của việc triển khai các hoạt động CTXH trong bệnh viện với trẻ
VTN điều trị nội trú và có thể mở rộng sang cho các nhóm xã hội khác.
 Cuối cùng cung cấp thêm luận cứ thúc đẩy tiến độ triển khai, mở rộng
các hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng nói riêng và tại các
bệnh viện khác ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Ngoài ý nghĩa lý luận nêu trên, hoạt động nghiên cứu cũng cho phép luận án
góp phần cung cấp thêm tri thức thực tiễn liên quan đến việc:
 Đánh giá nhu cầu tiếp cận hoạt động CTXH trong bệnh viện của trẻ


9


VTN điều trị nội trú;
 Đánh giá việc triển khai các hoạt động CTXH/hoạt động thực nghiệm
CTXH nhóm dành cho trẻ VTN điều trị nội trú và lƣợng giá sự ảnh
hƣởng của chúng đến nhóm thụ hƣởng, và đến việc khám, chữa bệnh
của y, bác sỹ;
 Ngoài ra, đề xuất của luận án cũng góp phần tăng cƣờng cơ hội triển
khai hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện, tăng cƣờng cơ
hội trợ giúp ngƣời bệnh đƣợc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù
hợp, cũng nhƣ góp phần giảm bớt áp lực công việc lên y, bác sỹ.
2.3. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận:
Luận án góp phần làm phong phú thêm nội dung lý thuyết nhu cầu, lý thuyết
nhận thức- hành vi và lý thuyết biện hộ, trao quyền trong nghiên cứu hoạt động
CTXH trong mơi trƣờng y tế; góp phần luận giải sâu sắc các khái niệm về: CTXH,
CTXH nhóm, nhân viên CTXH, trẻ vị thành niên điều trị nội trú và hoạt động
CTXH với trẻ VTN điều trị nội trú
Về mặt thực tiễn:
Luận án đã tổng quan bao quát về hoạt động CTXH trong bệnh viện, từ đó
chỉ ra sự phổ cập của loại hình hoạt động này trên thế giới và tại Việt Nam, nêu rõ
đƣợc các mơ hình tổ chức hoạt động và nhận thức xã hội về hoạt động CTXH trong
bệnh viện, phản ánh đƣợc tình trạng tồn tại song trùng giữa yếu tố chuyên nghiệp và
không chuyên trong các hoạt động CTXH.
Luận án đã nêu ra đƣợc trẻ VTN điều trị nội trú có nhu cầu cao tiếp cận hoạt
động CTXH để đƣợc hỗ trợ thủ tục hành chính, đƣợc tƣ vấn khám/chữa bệnh, đƣợc
kết nối khám/chữa bệnh với y, bác sỹ và để đƣợc hỗ trợ dinh dƣỡng, trao quà. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu phản ánh các hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung
ƣơng có độ tập trung thấp vào hỗ trợ trẻ về thủ tục hành chính, về tƣ vấn khám/chữa

bệnh, về kết nối khám/chữa bệnh với y, bác sỹ, song tập trung cao vào hỗ trợ dinh
dƣỡng, trao quà. Thực tế này khiến nhiều trẻ VTN cho rằng hoạt động CTXH là

10


khơng cần thiết, chƣa tạo ra sự hài lịng ở trẻ. Kết quả đánh giá từ phía y, bác sỹ
cũng cho thấy hoạt động CTXH gần nhƣ chƣa có tác động tích cực đến việc
khám/chữa bệnh. Song, các phát hiện của luận án cho thấy nhu cầu mở rộng hoạt
động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng là phù hợp với thực tiễn. Nhu cầu này
đồng thời có ở trẻ VTN điều trị nội trú, ngƣời chăm sóc trẻ, nhân viên y tế, nhân
viên CTXH và ban lãnh đạo.
Luận án cũng nêu rõ đƣợc tiến trình thực nghiệm CTXH nhóm với trẻ VTN
điều trị nội trú; phân tích đƣợc ý nghĩa và cách thức thành lập nhóm thơng qua hoạt
động lựa chọn trẻ tham gia nhóm, hoạt động xác lập thành viên và xây dựng quy tắc
hoạt động nhóm; phân tích đƣợc cách thức chuẩn bị can thiệp nhóm thơng qua hoạt
động “phá băng” tạo lập, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên, nhận diện vấn
đề và lựa chọn vấn đề ƣu tiên, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
Luận án cũng phân tích đƣợc vai trị tích cực và những hạn chế của hoạt
động thực nghiệm CTXH nhóm trong trợ giúp trẻ giảm thiểu cảm giác lo lắng về
bệnh và về việc chữa bệnh, trong kết nối trẻ với y, bác sỹ để đƣợc tƣ vấn về bệnh và
về việc chữa bệnh, và trong việc hỗ trợ trẻ giảm bớt lo lắng về việc học tập để an
tâm chữa bệnh.
Kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh trẻ VTN điều trị nội trú tham gia
nhóm lƣợng giá ở mức điểm số cao về sự cần thiết của hoạt động CTXH nhóm
trong bệnh viện, có sự hài lòng cao về các hoạt động này. Nhân viên y tế và ngƣời
chăm sóc cũng thừa nhận các hoạt động thực nghiệm CTXH nhóm đã tạo ra những
tác động tích cực đến việc khám/chữa bệnh.
Luận án cũng đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện
nay tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng nhằm nâng cao hiệu quả khám/chữa bệnh cho

ngƣời bệnh nơi đây dƣới góc độ CTXH.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích chung
Trên cơ sở nghiên cứu góp phần làm rõ lý luận về hoạt động CTXH, luận án
tập trung vào đánh giá thực trạng triển khai hoạt động CTXH, hoạt động thực

11


nghiệm CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi trung ƣơng, từ
đó tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả khám/chữa bệnh dƣới góc độ CTXH.
3.2. Mục đích cụ thể
 Luận giải cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh
viện, từ đó cho phép giải thích thực trạng triển khai hoạt động CTXH
dành cho trẻ VTN điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng;
 Đánh giá thực trạng triển khai các hoạt động CTXH dành cho trẻ VTN
điều trị nội trú nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế, cũng nhƣ nhu
cầu mở rộng của các hoạt động này;
 Đánh giá hoạt động thực nghiệm CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội
trú nhằm tìm kiếm mơ hình can thiệp CTXH phù hợp;
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH trong bệnh viện
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khám/chữa bệnh.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với trẻ VTN điều trị nội trú.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Trẻ VTN điều trị nội trú;
 Ngƣời chăm sóc (ngƣời thân trong gia đình, ngƣời đƣợc gia đình
nhờ/th chăm sóc trẻ VTN trong thời gian điều trị);
 Y, bác sỹ, nhân viên các phòng, ban chức năng, đội ngũ lãnh đạo;

 Đội ngũ nhân viên CTXH.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp có chủ đích. Theo quyết
định số 2514/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2011, toàn bộ 42
bệnh viện tuyến Trung ƣơng và 348 bệnh viện tuyến Tỉnh thí điểm đƣa hoạt động
CTXH vào hỗ trợ bệnh nhân. Điều này có nghĩa, hoạt động CTXH đƣợc triển khai
tại nhiều bệnh viện trên cả nƣớc, do vậy, việc nghiên cứu tại toàn bộ các bệnh viện

12


này hoàn toàn vƣợt ra ngoài năng lực của nghiên cứu sinh (NCS). Thực tế này đòi
hỏi NCS vận dụng phƣơng pháp lựa chọn địa bàn có chủ đích [Odette và cộng sự,
2008]. Theo đó, NCS lựa chọn nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng, địa bàn
này thỏa mãn điều kiện “chứa đựng thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu mà
luận án đề ra“. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu này có thể đƣợc xem xét nhƣ một
nghiên cứu tình huống [Statistic Canada, 2010, 97 – 102].
5.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của luận án này đƣợc thực hiện từ 2016 đến 2019. Đây
là khoảng thời gian các hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng đi vào quỹ
đạo ổn định và phát triển sau khi Bộ y tế ra quyết định đƣa hoạt động CTXH vào
thực hiện thí điểm tại một số bệnh viện tuyến Tỉnh và tuyến Trung ƣơng bằng thông
tƣ số 43/2015/TT-BYT ban hành ngày 26 tháng 11 năm 20151, đồng thời đây cũng
là khoảng thời gian cho phép luận án tiến hành khảo sát thông tin về các hoạt động
CTXH nhằm phục vụ việc phác thảo và định hình nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ
thu thập thông tin bổ sung phục vụ cho việc phát triển đề tài.
5.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu của luận án đƣợc tổ hợp từ 5 nội dung cụ thể, trong đó:
 Nội dung 1. Tập trung vào tổng quan nghiên cứu về hoạt động CTXH

trong bệnh viện.
 Nội dung 2. Luận giải cơ sở lý luận về hoạt động CTXH trong bệnh
viện với trẻ VTN điều trị nội trú, nhƣ: khái niệm CTXH, CTXH nhóm,
nhân viên CTXH, trẻ VTN điều trị nội trú, hoạt động CTXH/thực
nghiệm hoạt động CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội trú; các lý
thuyết về trao quyền, biện hộ, nhận thức – hành vi và nhu cầu.
 Nội dung 3. Thực hiện phân tích thực trạng hoạt động CTXH trong
bệnh viện với trẻ VTN điều trị nội trú.
 Nội dung 4. Đề cập đến hoạt động thực nghiệm CTXH nhóm với trẻ
VTN điều trị nội trú.
1

Thơng tƣ số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2015 quy định về nhiệm vụ và
hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

13


 Nội dung 5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH
trong bệnh viện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh
trong môi trƣờng y tế dƣới góc độ CTXH.
6. Câu hỏi, giả thuyết và khung phân tích
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động CTXH/thực nghiệm CTXH nhóm dành cho trẻ VTN điều trị nội trú
tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng đƣợc triển khai nhƣ thế nào? Vai trò của nhân viên
CTXH đƣợc thừa nhận ra sao trong môi trƣờng bệnh viện? Trẻ VTN điều trị nội trú
hài lòng nhƣ thế nào về các hoạt động CTXH/thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm?
Và Hoạt động CTXH/thực nghiệm CTXH nhóm dành cho trẻ VTN ảnh hƣởng ra
sao đến việc khám, chữa bệnh của y, bác sỹ?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng tập trung nhiều vào hỗ trợ
bữa ăn miễn phí, tặng quà nhân dịp lễ, tết- là những hoạt động chƣa thể hiện tính
chuyên nghiệp của CTXH - mà chƣa quan tâm đến việc hỗ trợ thủ tục hành chính,
tƣ vấn liên quan đến việc khám, chữa bệnh, hay kết nối với y, bác sỹ- là những hoạt
động thể hiện tính chuyên nghiệp trong CTXH. Do vậy, vai trò can thiệp của
CTXH trong bệnh viện chƣa đƣợc đánh giá là cần thiết, chƣa tạo ra sự hài lịng từ
phía đa số trẻ VTN điều trị nội trú, cũng nhƣ chƣa ảnh hƣởng tích cực đến việc
khám/chữa bệnh của y, bác sỹ.
Hoạt động thực nghiệm CTXH nhóm đƣợc triển khai theo tiến trình từ thành
lập nhóm, đến chuẩn bị thực hiện can thiệp nhóm, can thiệp nhóm hỗ trợ giải quyết
khó khăn mà trẻ VTN điều trị nội trú gặp phải. Cách thức triển khai này đã góp
phần đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp trong bệnh viện của trẻ, nhờ đó, vai trò của nhân
viên CTXH đƣợc đánh giá là cần thiết. Hoạt động can thiệp của nhân viên CTXH
tạo ra sự hài lịng cao ở nhóm trẻ thụ hƣởng, sự hài lịng cao từ phía ngƣời chăm
sóc, cũng nhƣ góp phần giảm bớt áp lực công việc cho y, bác sỹ.
6.3. Khung phân tích
Khung phân tích này đề cập đến các lý thuyết đƣợc vận dụng vào nghiên cứu,

14


đó là lý thuyết nhu cầu, lý thuyết nhận thức – hành vi và lý thuyết biện hộ, trao
quyền, đồng thời đề cập đến nhu cầu về hoạt động CTXH, thực trạng triển khai hoạt
động CTXH và lƣợng giá kết quả của hoạt động CTXH.
Khung phân tích hoạt động CTXH với trẻ VTN điều trị nội trú tại bệnh
viện Nhi Trung ƣơng
Nhu cầu

Nhận thức – hành vi


Biện hộ, trao quyền

Nhu cầu về hoạt
động CTXH

Hoạt động
CTXH

Kết quả hoạt động CTXH

Nhu cầu tiếp cận
hoạt động CTXH

Hoạt
động
CTXH dành
cho trẻ VTN
điều trị nội trú

Lƣợng giá sự cần thiết của
hoạt động CTXH/CTXH
nhóm dành cho trẻ VTN điều
trị nội trú
Lƣợng giá sự hài lòng của trẻ
VTN điều trị nội trú
Lƣợng giá sự ảnh hƣởng của
hoạt động CTXH/CTXH
nhóm đến việc khám/chữa
bệnh của y, bác sỹ


Nhu cầu tham gia
các hoạt động
thực
nghiệm
CTXH nhóm

Hoạt
động
thực nghiệm
CTXH nhóm

(1) Nhu cầu về hoạt động CTXH của trẻ VTN điều trị nội trú bao gồm: nhu
cầu tiếp cận hoạt động CTXH (cụ thể: nhu cầu hỗ trợ thủ tục hành chính; nhu cầu tƣ
vấn khám, chữa bệnh; nhu cầu kết nối khám, chữa bệnh với y, bác sỹ; nhu cầu hỗ
trợ dinh dƣỡng, trao quà); và nhu cầu tham gia hoạt động thực nghiệm CTXH
nhóm.
(2) Hoạt động CTXH bao gồm:
 Các hoạt động can thiệp, trợ giúp về thủ tục hành chính, tƣ vấn khám,
chữa bệnh, kết nối khám, chữa bệnh với y, bác sỹ, và hỗ trợ dinh
dƣỡng, trao quà.

15


 Các hoạt động thực nghiệm CTXH nhóm liên quan đến việc thành lập
nhóm, chuẩn bị thực hiện can thiệp nhóm và can thiệp nhóm.
 Các biến số phân tích hoạt động CTXH đƣợc đề cập cụ thể tại chƣơng 3
và chƣơng 4 của luận án này.
(3) Kết quả hoạt động CTXH đƣợc thể hiện thông qua việc lƣợng giá mức độ
cần thiết, mức độ hài lòng của trẻ VTN điều trị nội trú và thông qua việc lƣợng giá

ảnh hƣởng của hoạt động CTXH đến việc khám/chữa bệnh của y, bác sỹ. Tƣơng tự,
các biến số tiến hành lƣợng giá đƣợc đề cập cụ thể tại chƣơng 3 và 4.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận án gồm
4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh viện
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh viện với
trẻ VTN điều trị nội trú
Chƣơng 3. Thực trạng triển khai các hoạt động CTXH trong bệnh viện dành
cho trẻ VTN điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng
Chƣơng 4. Thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm với trẻ VTN điều trị nội trú
tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng.

16


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC
XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
Trong khn khổ luận án nghiên cứu, cũng nhƣ giới hạn về số lƣợng tài liệu
tham khảo, phần tổng quan nghiên cứu tập trung vào nhận diện và phân loại các vấn
đề nghiên cứu theo 03 nhóm:
Nhóm 1: Các nghiên cứu về sự phổ cập hoạt động CTXH trong bệnh viện;
Nhóm 2: Các nghiên cứu về về mơ hình hoạt động và nhận thức về hoạt
động CTXH trong bệnh viện;
Nhóm 3: Các nghiên cứu về năng lực và thực trạng thực hiện hoạt động
CTXH trong bệnh viện.
1.1. Nhóm các nghiên cứu về sự phổ cập hoạt động công tác xã hội trong
bệnh viện
1.1.1. Sự hình thành cơng tác xã hội trong bệnh viện

Hoạt động CTXH trong bệnh viện xuất hiện sớm tại Anh ngay từ năm 1894,
sau đó lan sang Mỹ vào năm 1905 và phát triển mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế
giới. Sự thành cơng đó đã dẫn đến sự ra đời “hiệp hội nhân viên CTXH thế giới”
vào năm 1928. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 90 quốc gia tham gia tổ chức
này với mong muốn thúc đầy hoạt động CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện tại
quốc gia mình. Tại Việt Nam, hoạt động CTXH trong bệnh viện cũng manh nha
hình thành từ những năm 1940, nhƣng do những biến động của lịch sử mà bị gián
đoạn. Đến năm 2011, hoạt động này mới xuất hiện trở lại với những thành tựu nhất
định. Thực tiễn trên đƣợc các tác giả thể hiện trong nghiên cứu của mình dƣới đây.
Trong nghiên cứu về “Quan điểm lịch sử về thực hành cơng tác xã hội trong
chăm sóc sức khỏe”, Badawi Mieke (1990, tr. 12) đã dẫn chứng cho thấy nhiều nhà
nghiên cứu về lịch sử CTXH đồng tình với lập luận rằng hoạt động CTXH trong
bệnh viện xuất hiện sớm tại Anh, bởi ngay từ năm 1891, Charles Loch, tổng thƣ ký
của Hiệp hội từ thiện Luân Đôn, đã gửi Hạ viện Anh đề xuất đào tạo nhân viên
CTXH trong bệnh viện. Đội ngũ này, khi đó đƣợc gọi là “nhân viên phát chẩn -

17


Almoners”, có nhiệm vụ phát hiện và ngăn ngừa tình trạng lạm dụng khám chữa
bệnh miễn phí của một bộ phận những ngƣời có khả năng kinh tế, nhƣng khơng
muốn chi trả, đồng thời hỗ trợ, chăm sóc những ngƣời khó khăn, giúp họ ứng phó
với những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Tiếp theo nghiên cứu của Badawi Mieke, nghiên cứu về “Cơng tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe: chúng ta đã đạt được những gì?” đăng trên tạp chí
“Journal of Social Work” số 1(2) của tác giả Auslander (2001) cũng nhƣ nghiên
cứu về “Sổ tay công tác xã hội trong lĩnh vực y tế” của hai tác giả Gehlert Sarat
vàBrowne Teri ( 2006) cùng chỉ ra những cột mốc cơ bản và luận điểm chủ chốt
đƣa CTXH vào môi trƣờng y tế.
Theo đó, vào năm 1894, nghĩa là sau 3 năm Charles Loch đề xuất với Hạ viện,

nhân viên CTXH trong bệnh viện đầu tiên ở Anh đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại
bệnh viện Londons Royal Free Hospital. Công việc chính của họ lúc này là tiếp
nhận, đăng ký, lƣu trữ hồ sơ điều trị, sàng lọc và thực hiện một số hoạt động trợ
giúp xã hội cho bệnh nhân nghèo. Mƣời năm sau, vào năm 1905, nƣớc Mỹ cũng
tiếp bƣớc theo nƣớc Anh đƣa hoạt động CTXH vào mơi trƣờng bệnh viện với mục
đích “để chăm sóc y tế có hiệu quả - to make medical care effective”, mà ngƣời có
cơng đầu là bác sỹ Richard Cabot, làm việc tại bệnh viện Massachusetts. Do vậy,
những nhân viên CTXH đầu tiên tại Mỹ đƣợc giao nhiệm vụ tiếp xúc thân thiện với
bệnh nhân nhằm đánh giá về mặt y tế xã hội, giới thiệu các dịch vụ khám, chữa
bệnh, kết nối bệnh nhân với y, bác sỹ và hỗ trợ các nhu cầu cơ bản dành cho bệnh
nhân nghèo [Auslander, 2001, tr. 202 - 203].
Quan điểm đƣa CTXH vào bệnh viện của bác sỹ Richard Cabot bắt nguồn từ
nhận định rằng “y tế là những hoạt động có độ chính xác cao, địi hỏi nhân viên y tế
dành nhiều thời gian nâng cao chun mơn nên ít có thời gian làm những công việc
khác, yếu điểm của ngành y tế là các hoạt động xã hội, trong khi đó, đây là thế
mạnh của ngành CTXH, do vậy CTXH và y tế là những nghề có thể bổ trợ cho
nhau, hoạt động CTXH sẽ giúp bộ phận y tế vận hành được tốt hơn”. Với quan
điểm trên, Richard Cabot cho rằng nhân viên CTXH trong bệnh viện sẽ là cầu nối

18


giúp ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh và đội ngũ y bác sỹ hiểu nhau, phối hợp
thực hiện công việc đƣợc tốt hơn và thực tế đã chứng minh quan điểm của Richard
Cabot hoàn toàn đúng đắn [Gehlert Sarat and Browne Teri, 2006, tr. 442-445].
Nghiên cứu của hai tác giả Gehlert Sarat và Browne Teri nêu trên còn cho
thấy, đến năm 1918, nƣớc Mỹ thành lập hiệp hội nhân viên CTXH trong bệnh viện.
Hiệp hội này có vai trị thúc đẩy và phối hợp đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH
chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu của hiệp hội đã chỉ ra vai trị khơng thể bỏ qua
của nhân viên CTXH trong mơi trƣờng y tế, đó là cung cấp cho y, bác sỹ thông tin

đầy đủ về bệnh nhân, hồn cảnh gia đình, trạng thái tâm lý; giải thích đƣợc cho
ngƣời bệnh quy trình khám, chữa bệnh, những nguyên nhân gia đình và xã hội ảnh
hƣởng đến sức khỏe của họ; và vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ bệnh nhân nghèo.
Kết quả nghiên cứu của hiệp hội này đƣợc sử dụng làm luận chứng thuyết phục mở
rộng hoạt động CTXH trong bệnh viện, do vậy, nhiều bệnh viện tại Mỹ đã tham
khảo, học hỏi và ứng dụng mơ hình này vào q trình điều trị bệnh nhân.
Ngồi ra, nghiên cứu của một số tác giả nhƣ Christine Perriam (2015),
Auslander (2001), Annie và cộng sự (2014) và nhiều tác giả khác cho thấy nối tiếp
thành công của hoạt động CTXH trong bệnh viện tại Anh và Mỹ, nhiều quốc gia
khác trên thế giới cũng bắt đầu ứng dụng hoạt động này, chẳng hạn nƣớc Pháp năm
1918 [Madeleine Dubois et Marie-Luce Garceau, 2000, tr. 20], Úc năm 1929
[Christine Perriam, 2015, tr.19], Ai Cập năm 1936, Hồng Kông năm 1939, Israel
năm 1948 [Auslander, 2001, tr. 203].
Sự phát triển mạnh mẽ của CTXH trong bệnh viện đã thu hút mạnh mẽ sự
quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và là tiền đề thúc đẩy 12 quốc gia tham
gia ký kết thành lập “hiệp hội nhân viên CTXH thế giới” tại Paris năm 1928 [Annie
et al., 2014, tr. 4].
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2, hoạt động CTXH trong bệnh
viện có sự phát triển mạnh mẽ và đƣợc gọi là “dịch vụ xã hội trong môi trường y
tế”, lúc này, nhiều quốc gia thuộc cộng đồng Pháp ngữ đã đăng ký gia nhập “hiệp
hội nhân viên CTXH thế giới” nêu trên [Georgette Béliveau et Lise Hébert, 1996, tr.

19


×