Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thành phố kon tum dưới tác động của chính sách giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Hương Thùy

ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
THÀNH PHỐ KON TUM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO

(Nghiên cứu trường hợp tại phường Thống Nhất và xã Vinh Quang,
Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lịng cảm mến của mình đến 25 cơ chú, anh chị
đồng bờ bào dân tộc thiểu số Ba Na tại phường Thống Nhất và xã Vinh Quang, đã nán
lại trị chuyện cùng tơi khi bao cơng việc bộn bề đang chờ đợi. Cám ơn những cơn mưa
đầu mùa, mặc dù phải lội bì bõm dưới bùn để đến với từng hộ dân nhưng nhờ đó tơi
mới thấm hết sự nghèo mà họ đang từng ngày gánh chịu.
Xin chân thành cám ơn Chính quyền địa phương Phường Thống Nhất, xã Vinh Quang,
anh U Minh Nam, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Kon Tum đã tạo điều kiện cho tôi
tiếp cận những nguồn thông tin quý giá.
Xin cám ơn sự tận tình và kiến thức của Thầy Cơ khoa Xã Hội Học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn nơi tơi đã có bảy năm gắn bó.
Cám ơn sự chia sẻ, động viên và góp ý của các anh chị học viên cao học khóa 2008.
Cho phép tơi được gởi lời tri ân đến những người đồng nghiệp thân thương, cũng là
những người Thầy, người bạn của tôi trong công việc và cuộc sống. Cám ơn hai ngày


nghỉ trong tuần!
Cám ơn gia đình bé nhỏ của tơi, ba, mẹ, em Hiếu ln là sức mạnh mỗi khi tơi nản
lịng. Cám ơn bé Mi đã làm tài xế cho mỗi lần tôi xuống thực địa. Và cảm ơn anh,
người bạn đời ln sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn với tơi trong cuộc sống.
Trên hết, tơi xin gởi lịng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học: Thầy Bùi Thế
Cường. Cám ơn sự tận tình và nghiêm khắc của Thầy, tôi đã học được nhiều hơn trong
suốt quá trình được Thầy hướng dẫn chun mơn!
Một lần nữa, cho phép tôi được cám ơn tất cả mọi người!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa có ai cơng bố
trong cơng trình nào khác.
Các biên bản phỏng vấn sâu mà tôi dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực
địa của tôi tại địa bàn phường Thống Nhất và xã Vinh Quang, Thành phố Kon Tum,
tỉnh Kon Tum trong tháng 06/2011.

TP.HCM, ngày 27 tháng 05 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Thùy


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv


PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
1.2.1 Thực trạng nghèo của dân tộc thiểu số Việt Nam .............................................. 3
1.2.2 Thực trạng giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam ...................... 5
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng việc thưc hiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiều số Việt Nam....................................................................................................... 8
1.2.4 Hiệu quả của chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
................................................................................................................................ 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................13
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 13
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................13
1.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................14
1.5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ....................................................... 15
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 15
1.5.2 Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 15
1.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 15
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 15
1.6.2 Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 16


1.7 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 17
1.8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................... 18
1.8.1 Ý nghĩa lý luận .................................................................................................18
1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 18

PHẦN II : NỘI DUNG ..................................................................................................... 20
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN .............................................. 20
1.1 Lý thuyết áp dụng và các cách tiếp cận ..................................................................... 20
1.1.1 Lý thuyết áp dụng - Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton .............. 20

1.1.2 Cách tiếp cận - Lý thuyết hành động của Max Weber .......................................... 21
1.1.3 Cách tiếp cận nghèo ............................................................................................ 23
1.1.4 Cách tiếp cận văn hóa ......................................................................................... 24
1.2. Một số khái niệm liên quan ....................................................................................... 25
1.2.1 Dân tộc thiểu số ..................................................................................................25
1.2.2 Chính sách giảm nghèo ....................................................................................... 26
1.2.3 Nghèo đói ........................................................................................................... 27
1.2.4 Hộ nghèo ............................................................................................................ 27
1.2.5 Khái niệm đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội ......................................................... 29
1.2.6 Khái niệm lao động – việc làm ............................................................................ 29
1.2.7 Văn hóa - xã hội..................................................................................................30
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 30
1.4 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................31
1.5 Mơ hình khung phân tích .............................................................................................. 33

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................... 34
2.1 Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội tỉnh Kon Tum ..................................................... 34
2.2 Tổng quan địa bàn Phường Thống Nhất ...................................................................... 38
2.3 Tổng quan địa bàn xã Vinh Quang ............................................................................... 40
2.4 Đặc điểm của dân tộc Ba Na ........................................................................................ 40
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THÀNH
PHỐ KON TUM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
44
3.1 Sơ lược về mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 44
3.1.1 Giới tính và độ tuổi ............................................................................................ 44
3.1.2 Trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân ............................................................ 45


3.1.3 Nghề nghiệp và thu nhập ................................................................................... 45
3.2 Vài nét về các chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ...................... 46

3.2.1 Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam .................................................................... 46
3.2.2 Chính sách giảm nghèo ở thành phố Kon tum ..................................................... 49
3.2.2.1 Chính sách hỗ trợ nhà ở ........................................................................... 49
3.2.2.2 Chính sách hỗ trợ về vật ni, cây trồng .................................................. 51
3.2.2.3 Chính sách cho vay vốn ........................................................................... 52
3.2.2.4 Chính sách hỗ trợ việc làm, dạy nghề ....................................................... 52
3.2.2.5 Chính sách miễn giảm học phí .................................................................53
3.2.2.6 Chính sách phát thẻ bảo hiểm y tế ............................................................ 54
3.3 Thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum dưới tác động của
các chính sách giảm nghèo
55
3.3.1 Điều kiện sống - sinh hoạt ................................................................................. 55
3.3.1.1 Nhà ở...................................................................................................... 56
3.3.1.2 Ăn uống..................................................................................................57
3.3.1.3 Vật dụng gia đình - Phương tiện đi lại .................................................... 59
3.3.2 Kinh tế ............................................................................................................... 60
3.3.2.1 Việc làm .................................................................................................60
3.3.2.2 Thu nhập ................................................................................................ 63
3.3.2.3 Chi tiêu .................................................................................................63
3.3.3 Văn hóa –xã hội ................................................................................................ 66
3.3.3.1 Giáo dục .................................................................................................66
3.3.3.2 Y tế......................................................................................................... 68
3.3.3.3 Văn hóa – giải trí .................................................................................... 70
3.4 Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chính sách giảm nghèo ............................... 73
3.4.1 Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 73
3.4.1.1 Sự tham gia của người dân vào các chính sách giảm nghèo ...................... 73
3.4.1.1.1 Dưới góc độ người dân
................................................................ 73
3.4.1.1.2 Nhìn nhận từ phía chính quyền địa phương ...................................78
3.4.1.2 Trình độ học vấn, rào cản ngôn ngữ ........................................................ 82

3.4.1.3 Đặc điểm văn hóa và tâm lý .................................................................... 84
3.4.2 Các yếu tố khách quan...................................................................................... 86
3.4.2.1 Tính hợp lý của các chính sách hỗ trợ .......................................................... 86
3.4.2.1.1 Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở ...................................................... 86
3.4.2.1.2 Chương trình hỗ trợ vốn, dạy nghề, vật ni và cây trồng .............. 88
3.4.2.1.3 Chương trình khuyến nông, dạy nghề và cho vay vốn .................... 90


3.4.2.2 Yếu tố thiên tai, dịch bệnh ........................................................................... 92
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
Kết luận ............................................................................................................................ 95
Khuyến nghị ..................................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 102


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG TIÊU CHÍ PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG QUAN MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1:

Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu phỏng vấn.

Bảng 3.2:


Tổng hợp các hạng mục giảm nghèo.

Bảng 3.3:

Việc làm phân theo giới tính.

Bảng 3.4:

Thống kê các khoản chi tiêu trong gia đình.

Bảng 3.5:

So sánh “Có thẻ bảo hiểm y tế” giữa các dân tộc.

Bảng 3.6:

Thụ hưởng lễ hội văn hóa của người dân tộc Ba Na.

Bảng 3.7:

Quan điểm của người dân về nguyên nhân nghèo.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á


BHYT

Bảo hiểm y tế

BLS

Điều tra kỳ gốc chương trình 135 – Giai đoạn II

CBMS

Hệ thống giám sát dựa vào cộng đồng

DTTS

Dân tộc thiểu số

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

LPMD

Lập kế hoạch và quản lý phát triển địa phương

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

UBND


Ủy ban Nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Từ những năm cuối của thập niên 1980, nghèo đói nói chung và nghèo
đói ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt ra
như một vấn đề mang tính quốc gia và cần được giải quyết. Ngay từ Nghị quyết
trong Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng đã khẳng định nghèo đói đang là một
thực tại ở nhiều nơi, đặc biệt hiện diện ở các vùng dân tộc thiểu số. Dựa trên
nguyên tắc của chính sách về dân tộc, văn hóa: "Bình đẳng, đồn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" từ năm 1992, Chính phủ chính thức thực hiện Dự
án "hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trong phạm vi cả nước, nằm
trong khn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo" [16,
tr.42].

Hàng loạt các chủ trương đã được thực hiện như: trồng rừng, cải tạo đất
trống, đồi trọc gắn với công tác định canh định cư ở các vùng dân tộc ít người
miền núi (Chương trình 327, 9/1992), Quyết định phát triển kinh tế xã hội vùng
Tây Nguyên thời kỳ 1996-2000 và 2010 (Quyết định 656/TTg, 9/1996). Và những
năm gần đây có thể kể đến Quyết định 132/2002/QĐ/TTg, Chính sách giải quyết
đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, hay
Chính sách hỗ trợ về việc mua trả chậm nhà ở cho đối tượng người dân tộc tại chỗ
và hộ dân tộc thuộc diện chính sách (Quyết định 154/2004/QĐ-TTg)... Đánh giá
sơ bộ của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương cho thấy, tổng vốn các
chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó
khăn khoảng hơn 65.800 tỷ. Những thành tựu của các đề án, chương trình đã góp
phần vào việc giảm tỷ lệ nghèo cả nước xuống còn 9,45% năm 2010 [9].


2

Các xã vùng sâu, vùng xa bước đầu đã được hưởng lợi từ việc ưu tiên
đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản và như thế đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo dân tộc thiểu số
đã được cải thiện ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, số liệu từ các cuộc khảo sát mức
sống dân cư cho thấy, trong khi vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sơng
Hồng có tốc độ giảm nghèo nhanh, thì các vùng nghèo nhất Việt Nam như Tây
Nguyên, vùng Đông Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ thì những tiến bộ về xóa
đói giảm nghèo là chưa đáng kể. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho biết năm
2010 có gần 20% dân số vẫn sống trong tình trạng nghèo đói, và đến 42% trong
số đó là thuộc các nhóm dân tộc thiểu số [44].
Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên thực tế cũng đã cho thấy, xuất phát
từ nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà việc thoát nghèo trên cả nước,
đặc biệt là ở những xã, huyện của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa thể hiện
được "tính bền vững" bởi nguy cơ tái nghèo là rất cao. Trong phiên họp của Ủy

ban Thường vụ Quốc hội giám sát chương trình 135 giai đoạn II, Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết: "đa số các xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư
chương trình 135 giai đoạn II, tuy tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh nhưng
thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn. Nếu thực hiện theo
chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỷ lệ hộ nghèo vùng
này sẽ trở lại rất cao". [43]
Như thế, xét về hiệu quả lâu dài của các chương trình, dự án là thấp.
Trong khi đó, những báo cáo thường trực về tiến độ cũng như kết quả thực hiện
các chương trình của các cán bộ địa phương chủ yếu là những con số thống kê
đơn thuần, hiệu quả của dự án chỉ được thể hiện bằng số lượng thực hiện. Trong
khi tăng cường sự tham gia của người dân vào chương trình là một trong những
nhân tố quyết định sự thành công của chương trình giảm nghèo. Bởi việc tham gia


3

đóng góp ý kiến cũng như tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân sẽ giúp cho
các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chương trình phù hợp với nhu cầu
của họ [14, tr.208]. Vậy những chính sách giảm nghèo hiện nay thực sự đã tác
động như thế nào đến đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số? Sự tham gia
của người dân như thế nào và khả năng duy trì các nguồn lực được hỗ trợ ra sao?
Xoay quanh những vấn đề trên, tác giả đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu với
chủ đề: Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum dưới tác
động của chính sách giảm nghèo.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản và
cũng là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển ở Việt Nam. Trong thời
gian qua, các chương trình xóa đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của các
cấp, các ngành và của những nhà nghiên cứu xã hội.
Dưới sự quan tâm đó, giảm nghèo được nhìn nhận một cách đa dạng trên

cả hai khu vực thành thị và nông thôn với sự phong phú về khía cạnh tiếp cận.
Chẳng hạn như: xóa đói giảm nghèo với bảo vệ mơi trường, với vấn đề bình đẳng
giới, hay những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.... Chủ đề về thực trạng nghèo và hoạt động
giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tổng quan theo bốn chủ đề sau
đây: Thực trạng nghèo của dân tộc thiểu số Việt Nam; Thực trạng giảm nghèo
của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam; Các yếu tố ảnh hưởng việc thực hiện
chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam và Hiệu quả của
chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

1.2.1 Thực trạng nghèo của dân tộc thiểu số Việt Nam


4

Mục 1.2.1 được khái quát dựa vào các số liệu cụ thể trong nghiên cứu
của tác giả Phạm Thái Hưng (2011), Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
Hiện trạng và thách thức ở xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II, 2006 – 2007
và UNDP (2004), Xóa đói giảm nghèo theo vùng, vùng đồng bằng Sông Cửu
Long.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn trong
công tác giảm nghèo, cụ thể như, tỷ lệ giảm nghèo đã giảm từ gần 58% năm 1993
xuống còn dưới 14% vào năm 2008 [12, tr.56]. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo ở
đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn so với của cả nước. Năm 2008, gần 50% đồng
bào dân tộc thiểu số sống dưới ngưỡng nghèo, trong khi đó tỷ lệ tương ứng của
nhóm đa số chỉ là dưới 9%. Và người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ phần trăm ngày
càng cao trong tổng dân số nghèo. Vào đầu những năm 90, tỷ lệ phần trăm người
nghèo là dân tộc thiểu số chỉ có 18%, tuy nhiên đến năm 1998 tỷ lệ này là 29%,
năm 2009 tăng lên 39% và lên mức 56% ở năm 2011 [44]. Như vậy, chỉ chiếm
gần 14.5% tổng dân số nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa dân

số nghèo, và con số này có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Trong điều kiện đó, tình trạng nghèo ở Việt Nam đã sớm trở thành một
vấn đề gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số. Theo kết quả nghiên cứu của BLS,
tỷ lệ hộ nghèo ở các hộ đồng bào dân tộc Mông là cao nhất (với 74% hộ đồng bào
dân tộc Mông là hộ nghèo). Tiếp sau người Mông và người Ba Na, H’rê và các
dân tộc khác ở Tây Nguyên cũng có tỷ lệ nghèo rất cao. Các dân tộc Tày, Thái,
Mường, Nùng, Dao và các dân tộc khác ở vùng núi phía Bắc có tỷ lệ nghèo xấp xỉ
với mức nghèo bình quân cuả các dân tộc thiểu số khác trên cả nước [12, tr.12].
Tình trạng nghèo và chậm phát triển ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 được dự
báo là sẽ tập trung ở các “túi nghèo”, “lõi nghèo” như vùng dân tộc thiểu số và
miền núi, vùng bãi ngang ven biển hay nghèo đơ thị. Ngồi việc cần phải có sự
thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong giảm nghèo, giai đoạn 2011 – 2015 cũng


5

đặt ra những nhu cầu trong việc có cách làm mới, hướng đi mới trong việc kết
hợp giữa giảm nghèo đơn thuần và giảm nghèo gắn với phát triển bền vững.

1.2.2 Thực trạng giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam
Bài viết “Sự thực hiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam” của tác giả
Vũ Tuấn Anh, được thực hiện dựa trên việc phân tích, so sánh và từ kết quả
nghiên cứu từ CBMS1, đã hướng đến các nội dung chính như: tổng quan, phân
tích và đánh giá các chính sách giảm nghèo cho đồng bào các đân tộc thiểu số.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù số hộ đói đã giảm đáng kể song tình trạng đói
kém giữa các vụ mùa vẫn tồn tại ở một số địa phương. Ở những vùng sâu, vùng
xa, và những nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì khả năng giảm
nghèo rất thấp. Nếu đặt trong so sánh giữa mục tiêu đặt ra thì kết quả đạt được thì
thì chỉ một nửa người dân được hưởng lợi từ các chương trình giảm nghèo, mà
hầu hết trong số đó là những cộng đồng dân cư vùng trung tâm hoặc gần trung

tâm.
Bài viết: "Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách xóa đói
giảm nghèo và xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo đến năm 2010" của tác
giả Trần Thị Vân Anh2. Bằng phương pháp phân tích văn bản "Chiến lược tồn
diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và
soạn thảo, tác giả đã phân tích, lý giải những điểm ưu và hạn chế trong việc thực
hiện các chính sách giảm nghèo ở nước ta.
Tác giả chỉ ra nguồn lực tài chính và con người chính là những nhân tố
quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của những chương trình giảm
nghèo. Thành tích đó được chứng minh qua tỷ lệ hộ đói nghèo tính theo chuẩn
quốc gia (được công bố năm 1996) giảm từ 30% năm 1990 xuống 11% năm 2000.
1

Community Based on Monitoring System, cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 17 tỉnh tại Việt Nam.
Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, Giám đốc trung tâm điều phối giảm nghèo
thuộc chương trình LPRV.
2


6

Tuy nhiên, theo chuẩn mới của Chương trình quốc gia, đến đầu năm 2001, nước
ta còn đến khoảng 2.8 triệu hộ nghèo, chiếm 17% tổng số hộ và con số đó cịn cao
hơn nhiều ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [1].
Dựa vào nội dung của văn bản trên, tác giả cho biết một trong những
nguyên nhân dẫn đến tính kém bền vững của những chính sách trực tiếp liên quan
đến xóa đói giảm nghèo là tuy được triển khai thực hiện, song chưa đầy đủ, đồng
bộ, chưa rõ ràng, chưa thích ứng với từng vùng, từng nhóm người nghèo và chưa
có cơ chế giám sát phù hợp. Đi cụ thể hơn vào những phương pháp đánh giá
chính sách giảm nghèo trên thực tế, tác giả có đề cập đến hai mảng liên quan đến

phương pháp định lượng và định tính. Nếu ở phương pháp định lượng, tác giả liệt
kê có phân tích một số cuộc khảo sát của Tổng cục Thống kê liên quan đến các
lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế... từ đó chỉ ra xu hướng biến đổi
của nghèo đói và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của các tầng lớp xã hội
khác nhau thì phương pháp định tính cho phép khai thác vấn đề theo chiều sâu,
đặc biệt nó cho phép mở rộng khái niệm nghèo đói và lý giải sâu hơn về bối cảnh
cũng như nguyên nhân nghèo đói.
Bài viết cung cấp một cách nhìn khá hệ thống về một số phương pháp
được sử dụng đánh giá chương trình giảm nghèo trên thực tế. Đồng thời tác giả
cũng chỉ ra một xu hướng về việc sử dụng kết quả khảo sát định lượng và nghiên
cứu định tính trong việc đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chương trình
giảm nghèo thay vì các báo cáo đơn thuần. Tuy nhiên, do tính chất của bài viết chỉ
dừng lại ở việc phân tích văn bản nên tác giả không đi sâu vào việc nhận xét, đánh
giá chính sách giảm nghèo, cũng như chưa đề cập những mặt mạnh và hạn chế
của từng phương pháp. Hơn nữa, nhóm đối tượng xét đến chỉ là người nghèo nói
chung, chứ khơng đề cập đến một nhóm nào cụ thể, trong khi đặc tính của người
nghèo ở từng vùng miền là khác nhau.


7

Ở mảng phương pháp, tác giả Phạm Xuân Nam cũng có bài viết "Góp
phần khảo sát mấy khía cạnh phương pháp luận đánh giá chính sách giảm
nghèo". Thơng qua cách tiếp cận hệ thống về quá trình hình thành và thực hiện
chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong 10 năm, cũng như dựa vào cơ sở lý luận
và thực tiễn của chính sách giảm nghèo nước ta trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường, tác giả đã phác họa ra một mơ hình đánh giá các chính sách
giảm nghèo.
Tác giả cho rằng đánh giá mọi chính sách nói chung và chính sách giảm
nghèo nói riêng phải trả lời cho các câu hỏi: Đánh giá những gì? Đánh giá ở đâu

và bao giờ? Ai đánh giá? Đánh giá thế nào? Đánh giá để làm gì? Ơng cũng nhấn
mạnh: để đánh giá đúng tác động của các chính sách giảm nghèo tại một địa
phương hay trong phạm vi cả nước, thì nhất thiết phải vận dụng phương pháp hệ
thống và tương tác, khơng thể hồn tồn tách rời và cơ lập các chính sách với
nhau một cách vơ hình [7, tr.5]. Mọi chiều cạnh của hoạt động đánh giá chương
trình giảm nghèo được tác giả thâu tóm một cách tồn diện, góp phần bổ sung về
mặt lý luận và phương pháp trong đánh giá giảm nghèo.
Ở mục "đánh giá như thế nào", tác giả tập trung phân tích những mặt
được và chưa được của từng phương pháp như phương pháp đánh giá hành chính,
đánh giá tình huống, hay đánh giá khoa học mà khơng tìm ra một cách đánh giá
mới có tính ưu việt cao hơn. Mặt khác, bài viết của tác giả thiên nhiều về lý thuyết
chứ không đi sâu vào một nghiên cứu cụ thể về chính sách giảm nghèo trên thực
tế.
Ngoài ra, đối tượng là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn được thể
hiện trong đề tài "Thực trạng đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các
dân tộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Khổng Diễn.
Tác giả dựa vào kết quả thực hiện chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ và
kết quả thực hiện chính sách trợ giá, trợ cấp và hỗ trợ dụng cụ sản xuất, đời sống


8

văn hóa - xã hội. Bài viết phản ánh được thực trạng nghèo đói của đồng bào dân
tộc xã Dân Hóa, cũng như một số lợi ích và hạn chế của chương trình 134. Tuy
nhiên, việc tác giả tập trung vào phần thực trạng đói nghèo nên người đọc chưa có
được cái nhìn rõ ràng về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân – đối tượng
chính của các chính sách giảm nghèo.
Tiếp thu những quan điểm hay về mặt lý luận và tiếp tục phát triển từ nội
dung chưa được làm rõ ở các tác phẩm nói trên, nhóm nghiên cứu hướng đến một
chương trình giảm nghèo cụ thể với khách thể nghiên cứu là hộ nghèo người dân

tộc Ba Na đang sinh sống tại địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng việc thực hiện chính sách giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hữu Minh với bài viết "Chương trình xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam và những thách thức trong giai đoạn mới" [15], chủ yếu phân
tích những thành tựu và một số khó khăn, thách thức của chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo qua chương trình 135. Dựa trên các nguồn tư liệu
sẵn có, tác giả chứng minh những thành cơng đáng kể của các chương trình giảm
nghèo ở nước ta như việc nâng cao trình độ học vấn cho trẻ em nghèo hay mức độ
bảo đảm chăm sóc sức khỏe dân cư tăng lên rõ rệt. Ở phần “những thách thức
hiện nay”, nhóm các dân tộc thiểu số được tác giả quan tâm chủ yếu.
Từ những số liệu về sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ giảm nghèo giữa
nhóm người Kinh so với nhóm người dân tộc thiểu số, bài viết cũng đưa ra một số
nguyên nhân cơ bản trong đó có "ít tài sản sinh lời hơn" và "chất lượng nguồn
nhân lực thấp”. Bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt
giữa hiệu quả giảm nghèo của dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, tuy nhiên trong
giới hạn của bài tham luận nên tác giả không đưa ra những dẫn chứng cụ thể liên
quan đến đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu.


9

Ở góc độ dân tộc học, các nghiên cứu về giảm nghèo cũng rất phong phú.
Như đơn cử bài viết "Nghèo đói và giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam Thực trạng và những vấn đề đặt ra" của tác giả Bùi Minh Đạo, đăng trên Tạp chí
Dân tộc học số 5-2002 trình bày về vấn đề nghèo đói và những vấn đề đặt ra cho
giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. Qua việc tổng hợp, phân tích các
nguồn tư liệu sẵn có, tác giả khơng chỉ tìm ra sự khác biệt giữa tỷ lệ hộ nghèo
người Kinh và hộ nghèo người dân tộc thiểu số, mà còn nêu ra sự khác biệt giữa
các nhóm dân tộc sinh sống trên các địa bàn khác nhau. Điểm sáng của bài viết

thể hiện ở quan điểm xóa đói giảm nghèo phải trên cơ sở xem xét đặc điểm kinh
tế xã hội của người dân, bởi một số ngun nhân như trình độ dân trí thấp và do
những rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán... nên cần phải có những hình
thức và bước đi cụ thể, từ thấp đến cao và thích hợp với từng đối tượng người
dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết đi sâu phân tích một số
thành tựu và hạn chế của các Chương trình giảm nghèo và đưa ra những giải pháp
tương ứng. Tuy nhiên nếu tác giả bên cạnh việc dựa trên các nguồn tư liệu sẵn có
là việc đi kèm với những dẫn chứng từ các cuộc phỏng vấn sâu có thể sẽ góp phần
tăng tính sinh động và thuyết phục ở những phần luận điểm mà tác giả đã đưa ra.
Nói về các báo cáo liên quan đến giảm nghèo không thể không nhắc đến
những nghiên cứu của UNDP. Trong phạm vi của phần tổng quan, nhóm nghiên
cứu xin được phân tích báo cáo "Nhìn lại q khứ đối mặt thách thức mới" của
họ. Đây là một báo cáo đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo, mà cụ thể là Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2008. Báo cáo này là kết
quả của việc tổ chức đánh giá xoay quanh năm lĩnh vực bao gồm: sự phù hợp về
thiết kế, hiệu quả chương trình trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, tính kinh
tế; hiệu quả quản lý và thực hiện chương trình, hiệu quả xác định đối tượng và
nhận thức của người hưởng lợi cũng như về chất lượng cung cấp dịch vụ. Phương
pháp thu thập thông tin mà báo cáo đề cập đến bao gồm: các nguồn tư liệu sẵn có,


10

phương pháp định lượng và định tính cho đối tượng hưởng lợi về dịch vụ của các
chương trình mục tiêu quốc gia và giảm nghèo, được thực hiện theo cách chọn
mẫu ngẫu nhiên 1.620 thuộc 9 tỉnh.
Đây là một đánh giá nghiên cứu được thực hiện với dung lượng mẫu lớn,
do đó mang tính đại diện cao, đồng thời báo cáo cũng thể hiện tính tồn diện, bao
qt. Các hạng mục về thiết kế, mục tiêu, nội dung, ngân sách... của chương trình
135 và những yếu tố liên quan đến đối tượng thụ hưởng như hiệu quả xác định

hay nhận thức của người dân đều được đánh giá. Khác với những báo cáo thơng
thường đã đề cập ở trên, tính khách quan được đảm bảo, khi đối tượng tham gia
đánh giá khơng chỉ là cán bộ chun trách, mà cịn là người dân - đối tượng trực
tiếp hưởng lợi từ chương trình. Tuy nhiên, với tính chất vừa bao qt vừa ngắn
gọn của một báo cáo đánh giá, nhóm "hưởng lợi" chưa được phân biệt rõ ràng, bởi
trên thực tế nhận thức và thái độ của các nhóm là khơng giống nhau. Sự khác
nhau về khu vực sống, trình độ học vấn, văn hóa... có thể dẫn đến mức độ khác
nhau trong sự tiếp nhận và thụ hưởng của từng nhóm người.
Như vậy những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính giảm nghèo
được các tác giả nhìn nhận từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau từ thiết kế dự
án, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương đến đặc điểm của nhóm hưởng lợi.
Những phân tích và phát hiện này được nhóm nghiên cứu kế thừa trong phần triển
khai làm rõ thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các
chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, nghiên cứu
trường hợp ở Phường Thống Nhất và xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum.

1.2.4 Hiệu quả của chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
Thông thường, cách thức được sử dụng phổ biến để đánh giá việc thực
hiện chương trình giảm nghèo là những báo cáo định kỳ, cao hơn là tổ chức các


11

hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm. Bằng những số liệu tổng kết được, những báo
cáo này giúp cho người nghe hiểu về tiến độ và kết quả thực hiện. Ví dụ như: báo
cáo tổng kết bảy năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1999-2005 trên địa
bàn các tỉnh như Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăc... Tuy nhiên, các báo trên chỉ dừng
ở mức độ trình bày số liệu, chưa có sự phân tích cặn kẽ về những vấn đề tồn tại và
thực tế đã dẫn đến việc "những đánh giá nghiêng về việc thổi phồng thành tích, dễ

làm cho các nhà hoạch định chính sách chủ quan, thỏa mãn với những chính sách
đã ban hành" [7, tr.73]. Và mặc dù, người dân là đối tượng thụ hưởng chính, tuy
nhiên những báo cáo lại chưa thể hiện được "tiếng nói" của họ, do đó tính thiết
thực của những giải pháp và kiến nghị chưa cao.
Xuất phát từ hạn chế trên, đề tài Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
thành phố Kon Tum dưới tác động của chính sách giảm nghèo", song song với
việc dựa vào những dữ liệu định lượng từ các báo cáo như trên là việc thu thập
thêm những thơng tin định tính từ chính người dân. Bởi hiểu hơn về tình trạng
nhân khẩu, nhận thức, thái độ và mong muốn của họ về chương trình, là những
yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hiệu quả lâu dài của một dự án
giảm nghèo, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhóm Hành động chống đói nghèo có bài “Đánh giá nghèo có sự tham
gia của cộng đồng tại Đăk Lắc”. Nội dung của bài báo cáo là đánh giá và phân
tích những quan điểm và suy nghĩ của người nghèo về những vấn đề liên quan
đến nghèo, những yếu tố gây ra nghèo. Nhóm tác giả dặc biệt nhấn mạnh đến
những yếu tố liên quan tới những nguyên nhân gây ra sự dễ bị tổn thương cho
người nghèo, chất lượng, hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ; đóng góp ý kiến và
tham gia của người nghèo vào việc lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương.
Báo cáo đã chỉ ra việc thiếu tham vấn ý kiến của người dân ở cơ sở là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng lệch hướng trong khi tiếp cận
nhóm đối tượng, đơi khi cung cấp cho người nghèo những gì họ khơng cần.


12

Trong bài viết “Tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội đối với sự ổn
định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay” của tác giả Lê Văn Định có phân tích
về một vài đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu chỉ ra, do trình độ
sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp nên họ không thể tạo ra năng suất lao
động cao như người Kinh. Kết quả là họ ngày càng trở nên nghèo hơn. Trong khi

những chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên tuy được quan tâm và đầu
tư rất lớn nhưng chưa chú trọng đến các đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số
tại chỗ như: tập trung cư trú ở vùng sâu, vùng xa, ít vốn, năng lực áp dụng khoa
học kỹ thuật hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu và thiếu đất… đế lựa chọn mơ
hình phát triển phù hợp nên đã dẫn đến tình trạng đầu tư nhiều nhưng đối tượng
hưởng lợi chủ yếu lại ở khu vực trung tâm, thành phố, thị trấn. Tỷ lệ đói nghèo
chung trên tồn diện liên tục giảm, tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đói là đồng bào dân tộc
thiểu số lại gia tăng. Các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, hộ nghèo là dân tộc thiểu số
chiếm trên 80% tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh [8, tr.4].
Tương tự như vậy, tác giả Lê Thị Phú Hương trong nghiên cứu về “Công
tác khoa giáo của các cấp ủy Đảng trong xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên”
cũng nhấn mạnh: trong tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên thì hộ nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yến và xu hướng giảm nghèo của họ có xu hướng
chậm và thiếu bền vững hơn so với các vùng dân cư khác trên cùng địa bàn.
Như vậy, xét một cách tổng thể, các chính sách giảm nghèo đã cải thiện
phần nào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên mức độ bền vững
chưa cao, đặc biệt là cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở Tây
Nguyên. Ngoài ra, để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực để nâng cao tính
hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của một chương trình giảm nghèo thì phải
nghiên cứu từ chính những đối tượng thụ hưởng. Dựa vào luận điểm đó, đề tài
"Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum dưới tác động
của chính sách giảm nghèo”, trên nền tảng của phương pháp nghiên cứu xã hội


13

học, đi tìm hiểu những tác động của các chương trình giảm nghèo đến đời sống
kinh tế, văn hóa và xã hội của hai cộng đồng dân tộc thiểu số tại phường Thống
Nhất và xã Vinh Quang thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Qua đó, tác giả
tìm hiểu nhận thức cũng như sự tham gia, khả năng duy trì và phát huy nguồn lực

của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số thành phố
Kon Tum dưới sự tác động của các chính sách giảm nghèo đồng thời làm rõ
những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách này.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể bao gồm:
a.

Tìm hiểu các chính sách giảm nghèo đã được thực hiện cho đồng

bào dân tộc thiểu số tại phường Thống Nhất và xã Vinh Quang, thành phố Kon
Tum.
b.

Tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của các hộ gia đình

người dân tộc thiểu số của phường Thống Nhất và xã Vinh Quang trong sự so
sánh thời gian trước và sau khi thực hiện chính sách giảm nghèo.
c.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách giảm nghèo

bao gồm các yếu tố chủ quan, khách quan trong đó chú trọng vào nguyên nhân
xuất phát từ đối tượng thụ hưởng là người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại Phường Thống Nhất và xã Vinh Quang.
d.


Đưa ra khuyến nghị, góp phần phát hiện những mặt mạnh và hạn

chế nhằm nâng cao hiệu quả của các đề án, chương trình được thực hiện ở những
giai đoạn sau và đến các cơ quan chuyên trách của thành phố Kon Tum trong việc


14

đưa ra những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện các chính sách giảm
nghèo.

1.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung cơ bản của đề tài được triển khai
bao gồm:
Thứ nhất: tiếp cận và phân tích các đặc điểm của cộng đồng dân cư tại
địa bàn nghiên cứu, gồm phường Thống Nhất và xã Vinh Quang thuộc thành phố
Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Những yếu tố cần tìm hiểu liên quan đến đặc điểm về
nhân khẩu, giới tính, mức sống, trình độ học vấn... và rộng hơn là tình hình chung
về kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương.
Thứ hai: Tìm hiểu các chính sách giảm nghèo đã và đang được thực hiện
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở phường Thống Nhất và xã Vinh Quang,
bao gồm: chương trình hỗ trợ nhà ở và những chính sách trợ giá, trợ cước, cấp
giống cây trồng, chính sách miễn giảm học phí và chương trình phát thẻ bảo hiểm
y tế.
Thứ ba: Tác động của chính sách giảm nghèo lên đời sống kinh tế, văn
hóa – xã hội cuả người dân, thể hiện chủ yếu qua các hoạt động liên quan đến việc
làm, thu nhập và chi tiêu. Bên cạnh đó các yếu tố về tình trạng nhà ở, vấn đề về
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động vui chơi giải trí cũng như những sinh
hoạt truyền thống của các hộ gia đình, thơn xóm cũng là những chỉ báo quan trọng

để tìm hiểu sự tác động này.
Thứ tư: Phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến hiệu quả
của các chính sách giảm nghèo thể hiện qua các nội dung liên quan đến đặc điểm
nhân khẩu, tâm lý, sự tham gia của người dân, khả năng duy trì và phát triển
nguồn lực hỗ trợ, tính hợp lý của các chính sách giảm nghèo cũng như sự chi phối
của yếu tố thiên tai, dịch bệnh.


15

1.5 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu đời sống về kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng
bào dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum dưới sự tác động của các chương trình
giảm nghèo.
1.5.2 Khách thể nghiên cứu
Những hộ dân tộc thiểu số nghèo có trong danh sách hộ được hỗ trợ nhà
ở, vốn, giống cây trồng, vật ni của chính phủ năm 2004 - 2011, tại phường
Thống Nhất và xã Vinh Quang thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Cán bộ trực tiếp triển khai dự án các chương trình giảm nghèo thuộc
phường, Ban dân tộc, Phịng văn hóa - xã hội thành phố Kon Tum.

1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định lượng và định tính được sử
dụng trong luận văn.
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin một cách đầy đủ và khách quan, tác giả sử dụng các
phương pháp sau đây:
Thứ nhất: Tổng quan tư liệu sẵn có
Đây là phương pháp thu thập thơng tin qua sách, báo, tạp chí, các đề tài

nghiên cứu, các văn bản, báo cáo từ cấp tỉnh đến báo cáo của cán bộ chuyên trách
ở địa phương. Các tài liệu được phân loại thành các nhóm chủ đề, từ đó giúp tác
giả có những nhìn nhận ban đầu về nội dung và đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc thu thập những thơng tin mang tính chất khảo sát,
thống kê của những báo cáo liên quan đến hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, thoát


×