Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Hiện tượng bạo hành trong đời sống vợ chồng ở nông thôn hiện nay (trường hợp nghiên cứu xã hòa thành huyện đông hòa tỉnh phú yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

BÙI THỊ BÉ HÀ

HIỆN TƯỢNG BẠO HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG Ở NÔNG
THÔN HIỆN NAY
(TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: XÃ HỊA THÀNH- HUYỆN ĐƠNG HỊATỈNH PHÚ YÊN)

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu,
Phòng đào tạo Sau Đại Học, Khoa Xã Hội Học, Quý thầy cô trường Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tận tình giảng dạy tơi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô- Tiến sĩ Nguyễn Thị
Hồng Xoan đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và viết
luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý anh, chị- cán bộ lãnh đạo
xã Hòa Thành đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong quá trình điều


tra khảo sát để thu thập dữ liệu viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2008
Bùi Thị Bé Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu
này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào
khác.
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của tơi đã tiến hành thực hiện tại xã Hịa Thành- huyện Đơng Hịa,
tỉnh Phú n.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả luận văn
Bùi Thị Bé Hà

năm 2012


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- BHGĐ: bạo hành gia đình
- PCBLGĐ: phịng chống bạo lực gia đình


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số vụ BHGĐ được ghi nhận từ năm 2008-2011 tại tỉnh Phú Yên……..55
Bảng 2.2 Số vụ BHGĐ được ghi nhận từ năm 2005- 6 tháng đầu năm 2011 tại xã Hòa

Thành……………………………………………………………………………….58
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân gây BHGĐ theo ý kiến của các nạn
nhân………………………………………………………………………………....69
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ý kiến người dân can thiệp khi hàng xóm xảy ra tình
trạng BHGĐ………………………………………………........................................76
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người dân nghe nói đến luật PCBLG…………….79
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người dân tham gia vào cuộc họp thôn, xom……83


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….......4
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………..4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………...7
1.2.1 Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………...7
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………….8
1.3 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………….8
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..8
1.3.2 Khách thể nghiên cứu………………………………………………………..8
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….9
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………..10
1.4.1 Phương pháp định lượng……………………………………………………10
1.4.2 Phương pháp định tính………………………………………………………10
1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê………………………………………..11
1.5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN…………………11
1.5.1 Ý nghĩa lý luận……………………………………………………………….11
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………………..12
1.6 HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN…………………………………………………12
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………….

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………………13
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………………………...13
1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………………………………………13
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước……………………………..17
1.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………..28
1.2.1 Khái niệm hôn nhân………………………………………………………..28
1.2.2 Khái niệm về gia đình………………………………………………………29
1.2.3 Khái niệm BHGĐ…………………………………………………………...30
1.3 CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU………………...32
1.3.1 Lý thuyết tiếp cận……………………………………………………………32
1.3.1.1Lý thuyết xung đột………………………………………………………….32


2

1.3.1.2Cách tiếp cận văn hóa………………………………………………………33
1.3.1.3Lý thuyết trao đổi…………………………………………………………..35
1.3.1.4 Lý thuyết nữ quyền………………………………………………………..36
1.3.2 Lý thuyết áp dụng………………………………………………………….37
1.4 Khung Phân Tích……………………………………………………………..40
1.5 Các Giả Thuyết Nghiên Cứu…………………………………………………40
CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG BẠO HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG Ở
NƠNG THƠN HIỆN NAY………………………………………………………...41
2.1.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ- VĂN HÓA- XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN…..42
2.1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ- VĂN HĨA- XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐƠNG
HỊA………………………………………………………………………………...45
2.1.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ- VĂN HĨA XÃ HỘI CỦA XÃ HÒA THÀNH…48
2.2 THỰC TRẠNG BẠO HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG………….49
2.2.1 Ở Việt Nam…………………………………………………………………..49
2.2.2 Ở tỉnh Phú Yên………………………………………………………………54

2.2.3 Ở huyện Đơng Hịa…………………………………………………………..57
2.2.4 Ở xã Hịa Thành……………………………………………………………..58
2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG BẠO HÀNH TRONG ĐỜI
SỐNG VỢ CHỒNG……………………………………………………………….63
2.3.1 CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN…………………………………………………63
2.3.2 CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN……………………………………………..69
2.4 HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BHGĐ TẠI ĐỊA PHƯƠNG……………..76
2.4.1 Hiểu biết của người dân về các hành vi BHGĐ…………………………….76
2.4.2 Hiểu biết của người dân về luật phòng chống bạo lực gia đình……………79
2.4.3 Tình hình tun truyền chính sách, pháp luật về phịng chống bạo lực gia
đình tại địa phương…………………………………………………………………81
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết Luận…………………………………………………………………….84
2. Giải pháp và khuyến nghị………………………………………………….88
PHỤ LỤC KÈM THEO……………………………………………………………


3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….91
PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG BẢNG HỎI…………………………………………...94
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN SÂU………………………………………………….99


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” đã ăn
sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được người ta tuân theo triệt để,

theo đó người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng, người chồng
có bổn phận và có quyền “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong
hôn nhân lúc bấy giờ được coi như là chuyện thế gian sự thường. Ví như, người
Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ơng ở
đây chúng tơi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
Dân gian ở Nga cũng có câu châm ngơn: “Người vợ có thể u người chồng
khơng bao giờ đánh đập, nhưng bà ta khơng bao giờ kính trọng ông ta”. Hay
Luật tập tục xưa ở Anh cũng cho phép người chồng trừng phạt vợ bằng khí giới
khơng lớn quá ngón tay cái. Theo đó, bên Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng luật trên,
cũng có điều lệ tương tự và đến thập niên 1960, các quan tòa ở đây vẫn cịn
khơng chịu xét xử các trường hợp bạo hành gia đình, cho đó là chuyện trong
nhà, cần đóng cửa bảo nhau[1].
Cịn ở Việt Nam, vấn đề Bạo hành gia đình cũng khơng phải là vấn đề mới mà
đã có từ lâu trong lịch sử, và cũng do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và chế
độ phong kiến mà ở Việt Nam ta một thời gian khá dài, vấn đề BHGĐ hầu như
không mấy ai quan tâm. Trong bài viết “Bàn về Bạo lực gia đình hiện nay” đăng
trên tạp chí xã hội học số tháng 2/2004 PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện
trưởng Viện sức khỏe sinh sản và gia đình có nói “Ở Việt Nam, bạo lực gia
đình khơng phải là một chủ đề mới, mà đã có từ lâu trong lịch sử. nhưng thời
gian trước đây không mấy ai quan tâm nguyên nhân chính là do tàn dư của nền
văn hóa phong kiến, của chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ của nho
giáo
[1]

Đặng Phương Kiệt. Gia đình Việt Nam, các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm – bệnh lý xã hội, Nxb

Lao động, 2006, tr 45-46


5


từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Qua đó, người đàn ơng ln cho
rằng mình ở vị trí cao hơn phụ nữ, có quyền đối với phụ nữ. Bản thân xã hội và
chính nền văn hóa phong kiến đã khuyến khích người phụ nữ thừa nhận tự
nguyện về quyền hành của nam giới và địa vị phụ thuộc của người vợ vào người
chồng trong gia đình, từ đó chấp nhận những hành vi bạo hành của nam giới”.
Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn phát triền của lịch sử, đặc biệt là trong chế độ
xã hội chủ nghĩa, vai trò của người phụ nữ, người vợ trong gia đình ngày càng
được xã hội thừa nhận và điều này cũng được thể hiện trong các văn bản pháp
Luật ở Việt Nam. Trong Hiến Pháp năm 1946- là bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, được Quốc Hội khóa I thơng qua vào ngày
9/11/1946
diện.”

[3]

[2]

đã quy định: “Đàn bà ngang quyền với nam giới về mọi phương

. Trong Điều 3 Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 1959 cũng ghi rõ :

“…cấm chồng đánh đập, ngược đãi vợ…” . Điều này cũng được quy định rõ
trong Luật Hơn Nhân và Gia đình năm 1986, 2000 và 2010. Ngồi những quy
định mang tính khái qt trong các bộ luật thì mới đây, Quốc Hội Việt Nam đã
thơng qua luật PCBLGĐ và chính thức đưa vào áp dụng từ ngày 1-7-2008 là cơ
sở pháp lý nhằm xử phạt và phịng chống BHGĐ. BHGĐ theo đó đã khơng cịn
là chuyện nội bộ, chuyện riêng tư của mỗi gia đình mà đã trở thành vấn đề của
tồn xã hội. Và vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn bởi các phương tiện
thông tin đại chúng, các nhà nghiên cứu và người dân nói chung, nhờ vậy mà

bức tranh về BHGĐ và hậu quả nghiêm trọng của nó mới dần được hé lộ.
Tổng hợp các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng bạo hành gia đình
diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà cịn ở cả các đơ thị;
khơng chỉ trong nhóm những người nghèo, mà cịn ở cả nhóm những người có
thu nhập cao. Theo thống kê sơ bộ do Hội nghị kiểm điểm giữa kỳ Nhóm điều
phối trong
[2]

Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946

[3]

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946, Điều thứ 9, chương II, Mục B


6

chín tháng đầu năm 2011, tồn quốc xảy ra 33.904 vụ BHGĐ, trong đó 4815
trường hợp đã bị xử lý, có hàng chục vụ gây chết người ở Sơn La, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Đăk Lăk... Con số trên làm cho mỗi chúng ta phải giật mình vì tính
ra trung bình mỗi tháng trong cả nước có khoảng 3.800 vụ bạo hành, và trung
bình 1 ngày có 127 vụ BHGĐ. Cũng theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân
tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân
do bạo lực gia đình. Cịn theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm,
phịng cấp cứu lớn của cả nước, có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện,
hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm do nguyên nhân bạo hành gia
đình[4] .Nhấn mạnh về hậu quả của nạn bạo hành gia đình, bà Trần Thị Hằng,
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục thống kê, cảnh báo: “Bạo hành gia đình khơng
chỉ gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình , sự hình thành nhân cách của

trẻ em, hạn chế cơ hội để các em có cuộc sống bình thường và vi phạm nghiêm
trọng đến các quyền con người”. Điều này cho thấy rằng BHGĐ rõ ràng là một
trong những hành vi vi phạm pháp luật cần được loại trừ, nhất là trong xã hội
hiện đại văn minh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn , đẩy lùi tình trạng
BHGĐ hiện nay khi mà chúng có vẻ như ngày càng trở nên phổ biến? Đây thực
sự là một câu hỏi lớn khi mà luật PCBLGĐ mặc dù đã chính thức có hiệu lực thi
hành hơn 3 năm kể từ ngày 1-7-2008 nhưng tình trạng BHGĐ vẫn chưa có dấu
hiệu thuyên giảm. Vậy đâu là căn nguyên? Liệu luật PCBLGĐ đã tiếp cận đến
người dân và phát huy được hiệu quả hay chưa? Để tìm lời giải cho câu hỏi này,
địi hỏi phải có những nghiên cứu tồn diện, sâu sắc làm cơ sở khoa học cho các
cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình đưa ra những giải pháp
tích cực phịng chống có hiệu quả BHGĐ, nhằm tiến tới xóa bỏ hồn tồn hiện
tượng nghiêm trọng này.
[4] Theo Minh Thiện, “Bạo lực gia đình, vấn nạn còn nan giải”, báo điện tử dantri.com.vn , số ra thứ năm ngày 07/10/2010
( />

7

Qua tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về BHGĐ trong thời gian qua có thể nhận
thấy chủ đề này đã được phân tích trên nhiều phương diện, khá chi tiết từ việc
đưa ra thực trạng, phân tích nguyên nhân đến phân loại các hành vi bạo hành,
hậu quả của BHGĐ đến việc áp dụng luật PCBLGĐ tại các địa phương… thế
nhưng phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung ở các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ
mà có rất ít nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ,
đặc biệt là ít các nghiên cứu sâu tập trung vào một địa bàn nông thôn cụ thề
trong khi vấn nạn BHGĐ tại các địa bàn nơng thơn hiện nay là tương đối phổ
biến. Chính điều này cũng như do sự thiết yếu của vấn đề đã thôi thúc tác giả
thực hiện đề tài “Hiện tượng bạo hành trong đời sống vợ chồng ở nông thôn
hiện nay- trường hợp xã Hịa Thành huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú Yên” với mong
muốn góp phần cung cấp thêm những số liệu cụ thể về thực trạng, tình hình

BHGĐ ở nơng thơn hiện nay nhằm giúp mọi người có cái nhìn rộng hơn về lĩnh
vực này.
1. 2 Mục tiêu nghiên cứu và Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở những phân tích trên đây, để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả đã
đề ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm mô tả về thực trạng, tính chất nguyên nhân bạo hành trong
đời sống vợ chồng, thái độ của người dân đối với hiện tượng BHGĐ đồng thời
phân tích tác động của luật PCBLGĐ đến người dân để từ đó đưa ra các khuyến
nghị nhằm hạn chế nạn bạo hành hiện nay.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, nghiên cứu đưa ra bốn mục tiêu cụ thể
như sau:


8

Thứ nhất là đề tài tập trung mô tả về thực trạng của bạo hành trong đời
sống vợ chồng, một bức tranh khái quát về vấn đề BHGĐ ở Việt Nam để làm cơ
sở phân tích và giải thích một số vấn đề có liên quan đến nội dung chính của đề
tài.
Thứ hai là phân tích các nguyên nhân chính gây ra tình trạng bạo hành
trong đời sống vợ chồng ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm các nguyên nhân khách
quan như do quan niệm, tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới… và các
nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng
như: nghèo, rượu chè, cờ bạc, ghen tuông… là những tác nhân trực tiếp dẫn đến
hiện tượng bạo hành.
Thứ ba là phân tích tác động của các chính sách và luật phịng chống bạo
lực gia đình đến người dân.
1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận văn

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hiện tượng bạo hành trong đời sống vợ
chồng ở nông thôn hiện nay.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là các cặp vợ chồng tại địa bàn nghiên
cứu có xảy ra tình trạng bạo hành. Qua đó, nghiên cứu đã tìm hiểu 9 trường hợp
do Hội Phụ Nữ xã cung cấp và 7 trường hợp khác theo sự mách bảo của người
dân tại địa phương.
Bên cạnh đó, nhằm tìm hiểu thái độ của người dân khi chứng kiến BHGĐ cũng
như suy nghĩ của họ về vấn đề này, khách thể nghiên cứu của đề tài cịn là
những người hàng xóm ở gần nhà các nạn nhân (bao gồm cả nam và nữ- những
người đã có gia đình trong độ tuổi từ 18 trở lên). Ngồi ra, để tìm hiểu rõ hơn


9

thông tin về thực trạng BHGĐ tại địa phương chúng tôi cũng tiến hành phỏng
vấn sâu các cán bộ ở địa phương về vấn đề này.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hịa Thành, huyện Đơng Hòa, tỉnh Phú Yên.
Xã Hòa Thành – một trong mười xã của huyện Đơng Hịa thuộc tỉnh Phú n,
cách thành phố Tuy Hòa về hướng Tây khoảng 7km. Trước kia, nơi đây vốn là một
xã thuần nông, bà con nông dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nhưng
hiện nay cơ cấu ngành nghề của người dân cũng đã có sự chuyển dịch hơn trước
bằng các hình thức như: kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ… nhờ vậy mà đời sống
người dân cũng được cải thiện hơn trước. Hòa Thành cũng là một trong những xã
trọng điểm của huyện Đơng Hịa xảy ra nhiều vụ BHGĐ nổi cộm, gây nhức nhối
dư luận, như mới đây báo chí có đưa tin về “một phụ nữ bị chồng bạo hành 10
năm”[5]ở thơn Phú Lễ xã Hịa Thành. Qua khảo sát sơ bộ tại địa phương, chúng tôi
nhận thấy đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp được báo chí biết đến, câu

hỏi đặt ra là liệu có bao gia đình gặp tình trạng tương tự nhưng vẫn chưa cơng
khai? Trước thực trạng đó, chúng tơi đã chọn xã Hịa Thành làm địa bàn nghiên
cứu nhằm tìm hiểu xem nạn bạo hành trong đời sống vợ chồng ở đây diễn ra như
thế nào? dưới hình thức và mức độ ra sao? Những ngun nhân chính nào dẫn đến
tình trạng này? Cũng như tìm hiểu xem thái độ của người dân nhìn nhận về hiện
tượng BHGĐ hiện nay như thế nào?
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Vì đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tương đối nhạy cảm, do đó để đạt
được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ
yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lượng để nêu bật được thực trạng của vấn nạn bạo hành trong đời sống vợ chồng
hiện nay.


10

1.4.1 Phương pháp định lượng
Để có những thơng tin cần thiết cho đề tài này, nghiên cứu của chúng tôi sử
dụng phương pháp phân tích tư liệu sẵn có bằng cách tiến hành thu thập, chọn
lọc và phân tích các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu, các số liệu sẵn có về vấn đề
nghiên cứu nhằm mục đích làm tư liệu phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
1.4.2 Phương pháp định tính
Như đã đề cập, vì đây là vấn đề nghiên cứu tương đối nhạy cảm do đó đề tài
chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính đó là phỏng vấn sâu bán cấu
trúc với những câu hỏi được thiết kế riêng cho từng khách thể nghiên cứu (các
cặp vợ chồng xảy ra tình trạng bạo hành và người dân trong cộng đồng).
Qua đó, phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 16 trường hợp là nạn nhân của
BHGĐ với các câu hỏi phỏng vấn chủ yếu xoáy vào hồn cảnh tác động, mức
độ, tính chất, những ngun nhân nào dẫn đến tình trạng này, đồng thời đưa ra
những câu hỏi đo lường sự hiểu biết và tiếp cận của họ đối với những luật và

chính sách của nhà nước về phịng chống bạo lực gia đình.
Ngồi ra, nghiên cứu định tính cũng đã thực hiện với 20 cuộc phỏng vấn sâu
người dân trong cộng đồng, bao gồm 10 nam, 10 nữ đều đã có gia đình với các
câu hỏi phỏng vấn chủ yếu xốy vào tìm hiểu thái độ, quan điểm, hiểu biết của
người dân về hiện tượng BHGĐ và các chính sách pháp luật của nhà nước về
phòng chống BHGĐ.
Với phương pháp nghiên cứu này, điều tra viên đã ghi nhớ các chủ đề
chính cần phỏng vấn và có thề chủ động thay đổi thứ tự theo các chủ đề tùy
theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Ngoài ra,
để đảm bảo tính an tồn cũng như sự riêng tư khi phỏng vấn nạn nhân bị bạo
hành, chúng tôi luôn cố gắng lựa chọn địa điểm cũng như thời gian phù hợp
nhất nhằm tránh sự tác động của các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc thu


11

thập thơng tin ví dụ như sự có mặt của người chồng khiến cho người vợ cảm
thấy e ngại và không dám chia sẻ.
1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê:
Thơng qua các báo cáo sẳn có, chúng tơi đã đọc và chọn lọc, rút ra những
thông tin riêng phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.
Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, để lấy được thông tin của người cung
cấp thông tin chúng tôi đã tiến hành ghi âm và gỡ băng ghi lại toàn bộ những ý
kiến, thái độ của người dân. Tuy nhiên với một số cuộc phỏng vấn sâu không
được sự đồng ý của người cung cấp thông tin nên chúng tôi không ghi âm mà
chỉ tiến hành ghi nhanh những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Những thông tin thu thập được trong các cuộc phỏng vấn được tác giả tiến hành
trích dẫn để làm tư liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.5.1 Ý nghĩa lý luận:

Về mặt lý luận, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học về gia đình, lý giải
các nguyên nhân gây ra tình trạng bạo hành trong các gia đình ở nông thôn
trong sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay. Kết
quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm các lý thuyết mang tính tham khảo cho các
sinh viên cùng ngành cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát
triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội. Sự tương hợp giữa
vợ và chồng trong gia đình là yếu tố cần thiết củng cố độ bền vững của hôn
nhân. Về mặt thực tiễn, kết quả điều tra thực tế là những cứ liệu cụ thể phản ánh
đúng, khách quan về tính chất, mức độ về thực trạng, nguyên nhân vấn nạn bạo
hành trong gia đình nơng thơn ở địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu này
cũng phân tích tác động của luật PCBLGĐ đến người dân nhằm đưa ra được các


12

giải pháp, khuyến nghị giúp ngăn chặn BHGĐ. Nội dung luận văn là tài liệu
tham khảo bổ sung cho vốn nghiên cứu, thông tin – tư liệu về vấn đề bạo lực gia
đình, là bước đệm cho những nghiên cứu khác, chuyên sâu hơn về bạo lực gia
đình ở các khía cạnh cịn chưa được đề cập đến.
1.6 Hạn chế của luận văn:
Luận văn có một số hạn chế sau:
Do tính nhạy cảm của vấn đề mà BHGĐ nhìn chung vẫn thường bị che giấu,
bị bỏ qua hoặc bị coi là chuyện nội bộ, chuyện riêng tư của mỗi gia đình, vì vậy
chúng tơi gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin do các ông chồng từ
chối hợp tác. Để khắc phục vấn đề này, chúng tơi tìm cách khai thác thông tin
qua các nguồn khác nhau như: cán bộ địa phương và những người hàng xóm
của nạn nhân để có cái nhìn hồn thiện hơn về vấn đề nghiên cứu.
Hạn chế nữa là mặc dù vấn đề BHGĐ đến nay đã có khá nhiều nghiên

cứu nhưng tất cả những nghiên cứu như chúng tơi có nhắc đến ở phần tổng quan
đều mang tính khai phá ở vấn đề này và nghiên cứu của chúng tôi cũng vậy, vì
vậy kết quả nghiên cứu chưa thể mang tính đại diện cao cho tồn bộ vùng nơng
thơn. Nếu có thể nghiên cứu thêm nhiều địa phương khác thì đề tài sẽ mang
tính khái quát cao hơn và ý nghĩa hơn.


13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Như nhiều xã hội khác, bạo lực gia đình ở Việt Nam là một vấn đề phức
tạp. Nó được ni dưỡng bởi truyền thống văn hóa và niềm tin mạnh mẽ về gia
đình và vai trị giới dựa trên những giá trị Nho giáo có từ một nghìn năm nay –
những giá trị tạo nên mối quan hệ quyền lực trong xã hội cũng như trong gia
đình[6].Theo truyền thống Nho giáo, người phụ nữ Việt Nam cần có bốn phẩm
chất (Tứ đức) - gồm Công (làm việc chăm chỉ), Dung (hình thức ưa nhìn), Ngơn
(Nói năng dịu dàng) và Hạnh (cư xử có đạo đức) . Cũng trong hệ thống quan
niệm Nho giáo truyền thống, bổn phận của người phụ nữ bị bó hẹp trong phạm
vi cơng việc nội trợ, sinh đẻ và nuôi dưỡng, dạy dỗ con trai để nối dõi tơng
đường nhà chồng . Vai trị trung tâm của phụ nữ với tư cách là người mẹ, người
vợ, con dâu, là duy trì “gia đình êm ấm”, duy trì các “giá trị gia đình” và thanh
danh dịng họ. Đối với nam giới, Nho giáo chú trọng “năm nghĩa vụ về đạo
đức”(Ngũ luân). Ngũ luân xác định trách nhiệm và hành vi giữa những người
thuộc năm mối quan hệ thứ bậc như Vua- Tôi, Cha-Con, Anh-Em, Chồng-Vợ
và Bạn-Hữu. Theo các nghĩa vụ đó, người trên phải khuyên bảo người dưới và
người dưới phải vâng lời người trên. Phương thức gia trưởng cũng địi hỏi người
đàn ơng phải thể hiện gia phong từ đời này qua đời khác. Vì thế mà thời gian
trước đây, BHGĐ hầu như không được quan tâm bởi theo các chuẩn mực truyền

thống bấy giờ, nam giới phải biết “dạy” vợ gìn giữ, bảo vệ gia phong , và việc
chồng có sử dụng bạo lực để “dạy” vợ mình lúc này cũng được xã hội coi là hợp
lý[7]. Việc chấp nhận BHGĐ của xã hội lúc bấy giờ cho thấy vị thế của người
phụ nữ vơ cùng thấp kém trong xã hội và gia đình. Dân gian Việt Nam ta có
câu:


14

“Dạy con từ thưở còn thơ
Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về”
hoặc
“Mài gươm dạy vợ
Giết chó khuyên chồng”

Việc gộp con vào với vợ như là đối tượng phải dạy dỗ đã cho thấy địa vị của
người phụ nữ luôn thấp kém như thế nào. Sự khác biệt giữa chữ “dạy” và chữ
“khuyên” đã phản ánh địa vị khác nhau của chồng và vợ, người chồng thì dạy
vợ cịn người vợ thì dù có giết chó cũng chỉ có thể là để khuyên chồng mà thôi.
Trong trường hợp này, Khổng Tử còn xếp người phụ nữ với kẻ tiểu nhân mà
ơng cho là rất khó dạy. Ơng viết: “chỉ có bọn con gái và bọn tiểu nhân là khó
ni dạy. Hễ mình gần gũi thì họ khinh nhờn, cịn nếu mình xa cách nghiêm
nghị thì họ ốn ghét”[8]
Tuy nhiên đến sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì Đảng và Nhà
Nước ta đã bắt đầu chú trọng đến vấn đề bình đẳng và đã ban hành nhiều chính
sách pháp luật nhằm phịng chống bạo hành gia đình. Theo đó, việc chống
BHGĐ đã được khẳng định trong Hiến pháp, luật pháp và các chính sách xã hội
của nước ta. Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà 1946 - Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định “ Đàn bà ngang quyền với đàn ông
về mọi phương diện” nhưng phải đến hiến pháp năm 1980, 1992 thì quyền này

mới được đề cập một cách cụ thể hơn. Hiến pháp năm 1992, điều 63 quy
định“… Công dân nữ và nam có quyền ngang bằng nhau về mọi mặt: chính trị,
kinh tế, xã hội và gia đình đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử
với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ...”. Ngoài ra, trong bộ luật dân sự,
các quyền của con người cũng được thể hiện khá rõ ràng, đầy đủ, trong đó có
quyền bất khả xâm phạm thân thể của cơng dân được quy định ở Điều 32 “
Quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể...” . Trong Bộ


15

luật hình sự của nước ta cũng quy định một số biện pháp chế tài áp dụng đối với
những kẻ có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể người phụ
.
[6] Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh “Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị”, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội2007, tr.45-47
[7] Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý “Gia đình học”, tr.350
[8] Vũ Ngọc Bình, Hội thảo thực hiện cam kết quốc tế và pháp luật về bình đẳng giới

nữ, cụ thể Điều 121 quy định “ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”, Điều 100 quy định “ Người nào đối
xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Ngoài ra, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký tham gia cơng
ước CEDAW- Cơng ước Xố bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ, là một văn bản pháp luật quốc tế do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua
ngày 18 tháng 12 năm 1979. CEDAW hiện có 187 quốc gia thành viên và là
điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia thành viên chỉ đứng
thứ hai sau công ước về quyền trẻ em. Công ước CEDAW là văn kiện quan
trọng và tồn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ, là văn kiện bảo đảm thi

hành các quyền con người đối với phụ nữ, như là hiến chương nhân quyền của
con người (Kofi.Annan). Công ước bao gồm 6 phần với 30 điều xác định những
nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, về các cam kết quốc gia về xoá
bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và dân
sự dưới mọi hình thức mà tất cả các nước tham gia phê chuẩn có nghĩa vụ thực
hiện nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện các quyền bình đẳng như nam
giới. Cơng ước buộc các thành viên phải chấm dứt tất cả các hình thức phân biệt
đối xử, bất kể ngồi xã hội hay trong gia đình, trước pháp luật hay trong đời
sống hàng ngày cho đến khi phụ nữ được chấp nhận là có quyền bình đẳng toàn
diện như nam giới. CEDAW là văn kiện quốc tế duy nhất về quyền con người


16

nhấn mạnh yếu tố văn hóa, truyền thống vốn là những yếu tố hình thành nên
vai trị giới và các mối quan hệ trong gia đình. CEDAW đã trờ thành khuôn khổ
pháp lý cơ bản cho các nước trong việc xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối
xử chống lại phụ nữ để thực hiện bình đẳng giới.[9]
Kế thừa các nguyên tắc cơ bản của bộ luật trước đó và thể chế hố cơng
ước CEDAW, Luật hơn nhân và gia đình cũng được xem là văn bản có quy định
rõ nhất về quyền của phụ nữ được bảo vệ trước các hành vi bạo hành gia đình.
Trong đó Luật hơn nhân gia đình 2000 đã có nhiều điều quy định bảo vệ quyền
của phụ nữ và trẻ em nhằm xoá bỏ được sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ
trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình trên cơ sở bình đẳng nam
nữ. Chẳng hạn như trong Điểm 2 điều 4 quy định “ Cấm ngược đãi, hành hạ
ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và các thành viên khác
trong gia đình” Điều 21 “ cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín lẫn nhau”…Đến tháng 5/2005, Thủ
tướng đã ký quyết định số 106/2005/QĐ phê duyệt chiến lược về gia đình của
Việt Nam, một trong những mục tiêu của chiến lược này là giảm mạnh bạo lực

gia đình. Năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI, đã chính thức thơng
qua luật Bình đẳng giới- luật quy định các nguyên tắc bình đẳng giới trong hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình , có hiệu lực thi hành từ
01/07/2007. Tiếp sau đó, ngày 21 tháng 11/2007, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội
khóa XII đã thơng qua luật Phịng chống bạo lực gia đình và có hiệu lực từ ngày
01/07/2008. Đây là hai bộ luật mang tính nhân văn sâu sắc của nước ta, cụ thể
hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, đảm bảo quyền con
người, đề cao vai trị gia đình đối với xã hội, khẳng định gia đình là nền tảng
phát triển bền vững. Theo đó, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 do
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) triển khai thực hiện đưa ra các
quy định rõ ràng về phòng, chống bạo lực trong gia đình và về một loạt các
hành vi được coi là bạo lực gia đình. Luật này quan tâm hơn tới việc hỗ trợ, bảo


17

vệ nạn nhân, trong khi các luật khác về hành chính và hình sự tập trung chủ yếu
vào hình phạt đối với người gây bạo lực. Luật này đề cao các ngun tắc, biện
pháp phịng chống bạo lực gia đình và vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức khác nhau.
.

[9] Nguyễn Xuân Nghĩa, tập bài giảng Xã hội học, Đại học Mở- Tp.HCM

Như vậy, có thể thấy rằng về mặt chính sách và luật pháp, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chính sách pháp luật quan tâm đến vấn đề BHGĐ tuy nhiên
về mặt xã hội, việc xóa bỏ tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” là không đơn giản
khi mà tư tưởng này đã tồn tại rất lâu trong lối sống, phong tục, suy nghĩ, ứng
xử của người Việt Nam. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực thi các
chính sách pháp luật. Trước tình hình đó, thời gian qua đã có khá nhiều các

cuộc nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cũng như cá nhân về hiện tượng này.
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
BHGĐ đã có từ lâu trong lịch sử thế nhưng trước đổi mới (trước 1986)
khơng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, một phần là do quan điểm cho rằng
bạo hành gia đình là vấn đề riêng tư mà các gia đình có thể tự giải quyết. Mãi
đến thập niên 90 sau hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali
năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh năm
1995, thì vấn đề “Bạo hành trong gia đình” mới được khẳng định là một chủ đề
quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ công cuộc phát triển đất nước và
bắt đầu giai đoạn này có khá nhiều các nghiên cứu của các tác giả xung quanh
vấn đề BHGĐ.
Năm 1999, cơng trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của các tác
giả Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh do Ngân hàng thế giới tài
trợ đã tiến hành ở ba thành phố Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh với cơ
cấu mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình
thức bạo lực phổ biến trong gia đình là: bạo lực thân thể (trong đó bao gồm các


18

gia đình có kinh tế khá giả và các gia đình có kinh tế túng thiếu); bạo lực tình
dục (xảy ra phổ biến hơn ở các gia đình khó khăn về kinh tế) . Có sự khác nhau
đáng kể về hành vi bạo hành tinh thần ở các tỉnh miền Trung nói chung và Hà
Nội nói riêng khi mà kết quả nghiên cứu này cho biết có hơn một nửa người vợ
trong mẫu nghiên cứu ở miền Trung cho biết chồng họ có hành vi ngược đãi về
lời nói với vợ , trong khi tỷ lệ này ở Hà Nội chỉ là 10%, tương tự cũng gần một
nửa phụ nữ trong mẫu nghiên cứu cho rằng họ bị chồng bạo hành dưới nhiều
hình thức như đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức... Nghiên cứu đã nhận xét về tình
trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong những gia đình mà ở đó
người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trị kinh tế hộ. Ngồi việc mơ tả

thực trạng và các hình thức bạo hành, các tác giả còn đi sâu xem xét “thái độ
của cộng đồng và các thể chế của xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các
phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo hành trong gia
đình. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra được 8 nguyên nhân
dẫn đến bạo lực gia đình và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn chế ngăn chặn tình
trạng bạo lực trong gia đình.
Cũng nằm trong vùng chủ đề nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ,
năm 2001, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề tài “Bạo lực gia đình
đối với phụ nữ Việt Nam” khảo sát tại ba tỉnh Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền
Giang. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã tìm hiểu
nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thi hành pháp luật của các tổ
chức đoàn thể xã hội về vấn đề bạo lực gia đình. Kết quả nghiên cứu của Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho thấy một bộ phận lớn trong số những người
được hỏi cho là có thể chấp nhận được nếu một người chồng chửi rủa vợ mình
khi người vợ phạm phải những lỗi như : “khơng tn theo ý chồng” , “khơng
chăm sóc chồng và các con”, “vơ lễ với chồng” ,“chi tiêu phung phí”, “lười
biếng” hay “khơng giỏi kiếm tiền”. Ngồi ra đề tài cũng nêu lên hậu quả nghiêm
trọng ảnh hưởng về mặt thể chất và tinh thần đối với nạn nhân của bạo lực gia


19

đình và phản ứng im lặng, cam chịu của nạn nhân với hành vi bạo lực. Nghiên
cứu này đã nêu bật lên nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề bạo lực gia đình của đa
số người dân cũng như cán bộ thi hành pháp luật.
Năm 2003, cơng trình nghiên cứu “Mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng
và những yếu tố ảnh hưởng” của tác giả Vũ Tuấn Huy thuộc Viện Khoa Học Xã
Hội Việt Nam là một tác phẩm đánh giá khá toàn diện về những mâu thuẫn xảy
ra trong đời sống vợ chồng. Bằng phương pháp phân tích số liệu của các cuộc
nghiên cứu trước đó đã tiến hành khảo sát ở một số tỉnh thuộc vùng nông thôn

Bắc Bộ, tác giả cho rằng trong xã hội hiện đại vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn
hơn trong xã hội truyền thống. Lý giải điều này, ông cho là trong xã hội truyền
thống sự phân biệt thứ bậc trên dưới giữa người vợ và người chồng là khá rõ
ràng, theo đó trong gia đình người chồng là người được thừa nhận có tất cả các
quyền, cịn người vợ là người làm theo và tuân phục. Thứ nữa là những hoạt
động của người chồng và người vợ cũng có sự phân biệt rõ ràng vì vậy giảm cơ
hội cạnh tranh và xung đột với nhau. Trái lại, trong xã hội hiện đại- khái niệm
trọng tâm trong hơn nhân chính là sự bình đẳng và vì vậy khả năng bùng nổ
mâu thuẫn sẽ tăng lên. Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy rằng mâu thuẫn vợ
chồng trong hôn nhân xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thu nhập, quản
lý chi tiêu, nuôi dạy con cái, mâu thuẫn do cách ứng xử giữa vợ với chồng...
Tuy nhiên tác giả đồng thời cũng chỉ ra mâu thuẫn và xung đột mang tính bạo
hành là khác nhau. Theo đó, khơng phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng trở
thành xung đột mang tính bạo hành thế nhưng bạo hành xảy ra giữa vợ và chồng
thông thường lại là kết quả của những mâu thuẫn khơng được giải quyết. Mặc
dù mục đích chính của nghiên cứu trên là những mâu thuẫn trong đời sống vợ
chồng và vấn đề BHGĐ chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong nghiên cứu thế
nhưng việc tiếp cận với nghiên cứu này là một tiền đề khá tốt giúp tác giả luận
văn có cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề bạo hành trong đời sống vợ chồng, giúp
gợi mở nhiều ý tưởng trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.


20

Cũng nằm trong mảng đề tài tìm hiểu về thực trạng BHGĐ trong đời sống
vợ chồng năm 2007, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả “Điều
tra cơ bản về thực trạng bạo hành trong đời sống vợ chồng ở Việt Nam”. Nghiên
cứu đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của GS, TS Đỗ Hoài Nam, sự tham gia và
phối hợp của nhiều cơ quan và các cán bộ nghiên cứu. Cuộc điều tra sử dụng
phương pháp thu thập và phân tích thơng tin định lượng, qua đó nghiên cứu đã

tiến hành phỏng vấn với 4176 phụ nữ và nam giới ở 13 tỉnh thành trong cả nước
bao gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn La, Tuyên Quang, Đắc Lắc,
Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Tp.HCM, Cần Thơ, An Giang
bằng cách sử dụng bảng hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin . Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy bạo hành giữa vợ và chồng là một thực tế đang tồn tại trong xã
hội Việt Nam. Và nhìn chung bạo hành do chồng gây ra cho vợ là chủ yếu mặc
dù vẫn có một số ít nạn nhân của hành vi này là nam giới. Đồng thời kết quả
nghiên cứu cũng cho rằng những gia đình mà chồng gây ra bạo hành chủ yếu
sống ở nơng thơn, mức sống thấp là hình ảnh thường thấy của nhiều gia đình có
xảy ra hành vi bạo hành. Đa số những người vợ và người chồng dù là người gây
ra hành vi bạo hành hay là nạn nhân của hành vi bạo hành thì có trình độ học
vấn thấp, nhiều người trong số đó là nơng dân. Ngồi ra, thói quen uống rượu
say cũng được tìm thấy ở nhiều người chồng có hành vi bạo hành với vợ.
Nhìn chung , nghiên cứu trên cho thấy độ bao phủ khá lớn khi tính đến sự
khác biệt văn hóa giữa các vùng miền, quy mơ chọn mẫu hầu như trải đều khắp
các tỉnh thành Bắc Trung Nam. Nghiên cứu cũng đã phân tích được một số các
hình thức bạo hành chủ yếu giữa vợ và chồng hiện nay cũng như các yếu tố tác
động đến hành vi bạo hành. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu chưa nêu được giải
pháp làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả tình trạng BHGĐ hiện nay ? Ngoài ra,
nghiên cứu cũng khẳng định rằng học vấn thấp, mức sống kém và say rượu đã
đẩy một số người chồng đến các hành vi bạo hành đối với vợ, thế thì liệu có
phải tất cả những người có hành vi này đều sẽ xảy ra tình trạng bạo hành hay


×